Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Thời Sự _ Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc (tiep Theo)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 02:28 PM

Tiếp tục phải mở topic mới, vì topic cũ đã đủ trang

Nói chung, những gì diễn ra cho thấy, sự can thiệp của phưong Tây vào các nước khác tuy đã diễn ra từ lâu, nhưng bây giờ ngày càng lộ liễu và trắng trợn, bắt đầu từ việc quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ và thượng nghĩ sỹ Mỹ công khai đến Ukraine phát biểu động viên người biểu tình, đến việc Mỹ công khai không công nhận tổng thống Venezuela mà chỉ công nhận Guado, ngân hàng Anh giữ vàng của Venezuela và chỉ trao cho chính trị gia Venezuela mà họ muốn, đến việc EU công khai coi tổng thống Luskhachensko là cựu tổng thống vào tháng 11 năm nay khi hết nhiệm kỳ, công khai coi người kia là tổng thống, công khai coi người kia mới là chiến thắng bầu cử, etc. Bây giờ chỉ còn nước đưa quân vào lật Belarus là chưa làm thôi (nhưng đã làm với các nưóc khác). Nếu không có Nga thì chắc chắn Belarus cũng bị can thiệp quân sự rồi


Quay về vụ Nalvany, với 1 người đọc về báo tây thường xuyên, đọc các văn bản bên Tây, đối chiếu với báo Nga, cả báo chính thống lẫn báo lề trái, thì có thể thấy những nhân vật kiểu này được mô tả rất khác nhau. Đặc biệt, bên Nga có những hoạt động, những nhân vật đối lập với chính quyền mà bên phương Tây không hề nói đến hoạt động của họ, nếu chỉ xem báo và tài liệu Tây thì không ai biết đến họ là ai, mà chỉ nói duy nhất về Nalvany và 1 số ít người khác. Mọi hoạt động của Nalvany dù bé tí cũng được mô tả như cái gì ghê gớm, một vài tích nhỏ được viết như là thành công ghê gớm, có sức ảnh hưởng to lớn, mọi thứ ông ta làm vớ vẩn hay thất bại lại không hề thấy xuất hiện trên báo Tây. Phương Tây cũng tích cực PR cho ông này thông qua một loạt gặp gỡ, các hoạt động ở chính trường EU.

Tóm lại,ngoại trừ 1 số chính trị gia Đức thắc mắc về sự vô lý và bất lợi của việc giết Nalvany, còn lại thì không báo chí Tây nào nhắc đến việc, Nalvany sống ở Nga, có quá nhiều cách để giết ông ta. Dù bằng tai nạn hay ngu hơn là bằng súng bắn, hay dùng dao đâm, thì cũng đủ để đưa vụ án này vào trong khuôn khổ tư pháp nội bộ Nga, thay vì phải dùng 1 chất độc thuộc loại vũ khí hoá học, để đến nỗi bị quốc tế có cớ can thiệp vào. Mà vụ Skipral lần trước, đã bị tố là Nga làm rồi, nếu Nga làm thật sự, thì họ phải thấy chất đó không hiệu quả, chả lẽ không biết dùng cái khác. Có ai ngu như vậy.

Thêm chút tin:
- Nghị viện EU kêu gọi chấm dứt quan hệ hoàn toàn với Belarus, nói đến tháng 11 này, Luskhachenko sẽ bị coi là cựu tổng thống Belarus.
-
- Phía Nga nói họ vẫn chưa nhận đưọc xét nghiệm y tế của phía Đức đẻ mở cuộc điều tra. Đức vẫn chưa đưa lên OPCW như họ thông tin, mà mới chỉ là gửi là thư yêu cầu, thông báo tình hình. Đức vẫn khẳng định sẽ gửi cho Nga, nhưng phải có thời gian. Bình: không rõ sau khi Đức gửi rồi, diễn biến tiếp theo sẽ thế nào nhỉ?

- Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR), ông Sergei Naryshkin khẳng định Washington đứng đằng sau những nỗ lực nhằm lật đổ Tổng thống Lukashenko bằng cách thúc đẩy các cuộc biểu tình và bạo loạn ở Belarus. Belarus thông báo đã bắt được một nhóm biệt kích Ukraine

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 02:36 PM


Tiếp tục tin tức:

- Hội đồng Điều phối của phe đối lập Belarus nói rằng quan điểm của họ là nguyện vọng của "một bộ phận đáng kể" người dân Belarus và cần được Nga lắng nghe. Trang web của Hội đồng Điều phối này đã đăng tải một thỉnh nguyện thư gửi đến "các quan chức và công chúng Nga" để kêu gọi Moscow cân nhắc lập trường của lực lượng đối lập Belarus. Trong lá thư, lực lượng đối lập Belarus nói rằng việc "làm xấu đi quan hệ giữa Belarus và Nga" không phải là mục đích thành lập và mục tiêu hoạt động của Hội đồng Điều phối. Lực lượng này cáo buộc truyền thông Belarus đang cố tình bóp méo tôn chỉ của hội đồng.

- Bổ sung them
Trước đó phe đối lập cũng nói họ không chấm dứt quan hệ với Nga. Nhưng trước đó, khi phe đối lập thành lập hội đồng điều phối chuyển giao quyền lực Belarus, có 1 tài liệu trên mạng nói rằng họ sẽ cắt quan hệ với Nga, vào NATO và EU, etc. Sau đó tài liệu này biến mất, không rõ có phải là do phe đối lập đưa ra, hay lại 1 phe phái phương Tây nào đưa ra, do lo sợ chính phe "đối lập" này sau khi lên nắm quyền lại quan hệ với Nga như trước, etc. Giống trưòng hơp bà Aung San Suu Kyi ở Myamar, được phương Tây tán đương là nhà dân chủ lớn. Chính phủ mới của Myanmar của Suu Kyi ban đầu được phương Tây ca ngợi là "biểu tượng dân chủ" và sẽ tạo ra nhiều cải cách, ông Obama còn kêu gọi nên để cho bà làm tổng thống Miến Điện.

Nhưng rồi thì phương Tây thất vọng vì không lợi dụng được bà này. Khi không còn là "nhà hoạt động đối lập" mà tham gia vào nhà nưóc, bộ máy lãnh đậo, bà Suu Kyi đã nhận ra nhiều vấn đề chính trị của Myanmar là không thể giải quyết chỉ bằng các khẩu hiệu "vận động dân chủ" như bà đã làm. Bà bị phương tây chỉ trích vì vấn đề khủng hoảng người tị nạn Rohingya 2015, về "sự đàn áp sắc tộc Hồi giáo thiểu số ở tây bắc Myanmar". Truyền thông phương Tây cho rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho bà là một "sự hổ thẹn", và "bà được tôn vinh vì đã chiến đấu cho sự tự do, và bây giờ bà ấy sử dụng sự tự do đó để biện hộ cho việc giết người của chính bà ta". Đáp lại, Suu Kyi chỉ trích truyền thông phương tây đã thêu dệt nhiều thông tin sai lệch về tình hình Myanmar, đồng thời bà đã dần xa lánh các nước phương Tây và quay sang tìm kiếm sự trợ giúp từ Trung Quốc và Nga



Bình: trường hợp bà này là một trong số ít trường hợp lợi dụng phương Tây thành công cho địa vị của mình, nhưng khi lên rồi thì không để phương Tây lợi dụng. Có lẽ vì bà ấy không bị phương Tây nắm như tài phiẹt Ukraine, những nhóm này đều để tài sản ở phương Tây, và bị phương tây đe doạ phong toả tài sản nếu chống lại biểu tình Maidan 2014


- Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có kế hoạch ban hành lệnh sắc lệnh trừng phạt bất kỳ nước nào vi phạm lệnh cấm vũ khí thông thường đối với Iran.
Các nguồn tin giấu tên nói rằng, sắc lệnh này sẽ được ban hành trong những ngày tới, trong đó Tổng thống Mỹ sẽ có quyền trừng phạt những đối tượng vi phạm trong quy định trừng phạt thứ cấp bằng việc tước quyền tiếp cận thương mại ở thị trường Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 02:42 PM

Gazprom vessel sets sail for Nord Stream 2 base in Germany -data
Tàu thứ 2 của Nga đến Đức để hoàn thành dự án Nord Stream 2


Ngoài tàu Akademik Cherskiy của Nga chuyên đặt ống dưới nước đã có mặt ở Đức, tàu Ivan Sidorenko, được thiết kế để cung cấp thiết bị khoan nổi, đã đến cảng Mukran của Đức vào ngày 17/9 để tham gia hoàn thành việc xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Tàu tiếp liệu Ivan Sidorenko vốn được sử dụng để vận chuyển đường ống trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, đã đến cảng Mukran của Đức, căn cứ hậu cần của dự án vào ngày 17/9, theo cổng thông tin Marine Traffic.

Tàu này được thiết kế để cung cấp cho các giàn khoan nổi các vật tư tiêu hao: ống, xi măng, nước muối khoan, phụ tùng, nhiên liệu, nước và thực phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ tàu, giàn khoan dầu và các tàu nổi khác trong trường hợp khẩn cấp.

Tàu Akademik Cherskiy của Nga, được coi là tàu phụ trách chính để hoàn thành dự án, đã ở cảng Mukran. Tàu thứ hai chuyên đặt ống dưới nước vẫn ở cảng Rostock, Đức.

Vào tháng 8, tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga thông báo rằng họ muốn hoàn thành việc xây dựng Nord Stream 2 và họ đang khẩn trương làm việc. Tập đoàn nhấn mạnh rằng họ bị hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, đặc biệt là do có rất nhiều áp lực đối với dự án.

Các cuộc thảo luận về tương lai của Nord Stream 2 đã được hồi sinh sau khi xảy ra vụ Navalny. Berlin dẫn lời các bác sĩ quân sự nói rằng đối thủ chính trị người Nga đã bị "đầu độc" bởi một chất thuộc nhóm Novichok.

Một số chính trị gia Đức đã yêu cầu ngừng xây dựng đường ống dẫn khí đốt, nhưng Thủ tướng Angela Merkel phán quyết rằng hai vấn đề này nên được xem xét riêng biệt.

Hoa Kỳ muốn bán khí đốt của mình cho châu Âu và phản đối quyết liệt việc thực hiện dự án này. Washington đưa ra dự thảo trừng phạt ngay từ năm 2019, buộc các công ty liên quan đến xây dựng dự án phải ngừng hoạt động. Tổng thống Donald Trump nói rằng ông ủng hộ việc dừng Nord Stream 2 vì vụ Navalny.

https://www.reuters.com/article/nordstream2-vessel-idAFL8N2GD1C1
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tau-thu-2-cua-nga-den-duc-de-hoan-thanh-du-an-nord-stream-2-578661.html


Cái giá Đức phải trả để Mỹ cho phép hoàn thành Nord Stream 2
Đầu tư 1 tỷ euro vào việc xây dựng 2 cảng đặc biệt để nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ nhằm đổi lấy sự cho phép hoàn thành và vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 mà không gặp trở ngại, đây là điều chính phủ Đức đang đề xuất với Hoa Kỳ, báo Die Zeit của Đức viết.
Chính phủ Đức đã tuyên bố sẵn sàng tài trợ cho việc xây dựng 2 cảng nhằm mục đích nhập khẩu khí đốt hóa lỏng với trị giá 1 tỷ euro để cứu Nord Stream 2, tờ nhật báo Die Zeit của Đức dẫn các nguồn tin riêng viết hôm 16/9.

Vào đầu tháng 8, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz được cho là đã đệ trình đề xuất này lên người đồng cấp Mỹ Steven Mnuchin, trước tiên bằng lời nói và sau đó bằng văn bản.

Trong văn bản đề xuất gửi tới Washington vào ngày 7/8, chính phủ Đức hứa hẹn sẽ "tăng cường hỗ trợ cho việc xây dựng" các terminal tại các cảng Brunsbüttel và Wilhelmshaven bằng cách cung cấp tới 1 tỷ euro.

"Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cho phép hoàn thành và vận hành Nord Stream 2 không bị cản trở", đề xuất bằng văn bản từ Berlin, theo Die Zeit.

Các cuộc thảo luận về tương lai của Nord Stream 2 đã được hồi sinh sau khi xảy ra vụ Navalny. Berlin dẫn lời các bác sĩ quân sự nói rằng đối thủ chính trị người Nga đã bị "đầu độc" bởi một chất thuộc nhóm Novichok.

Một số chính trị gia Đức đã yêu cầu ngừng xây dựng đường ống dẫn khí đốt, nhưng Thủ tướng Angela Merkel phán quyết rằng hai vấn đề này nên được xem xét riêng biệt.



https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cai-gia-duc-phai-tra-de-my-cho-phep-hoan-thanh-nord-stream-2-578569.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 02:47 PM

Binh tiếp: điểm yếu của các nước thuộc Liên Xô, kể cả Nga đó là vấn đề chuyển giao quyền lực. Nga có vẻ đã xây dựng đưọc 1 hệ thống quy tắc ổn định, nhưng thời gian vận hành chưa nhiều, mới chỉ qua 3 đời là Elsin, Putin, Medvedev, chưa rõ sau này thế nào. Dù sao sau vố đau hồi 90s thì họ cũng ý thức hơn. Trái lại, Belarus cũng từng bị rối loạn hồi 90s như Nga, nhưng tổng thống Luskhachenko đã có công dẹp được điều này, nhưng thế hệ sau này của Belarus không phải ai cũng ý thức được, hơn nữa ông ấy cũng ngồi quá lâu. Không thể vì có công mà ngồi lâu vậy được, ông ấy phải có cơ chế để chuyển giao quyền lực, như vậy nhà nước mới vững bền.

Ông ấy ngồi lâu thế, dù có làm tốt, người ta vẫn thấy khó chịu. Ở các nước như Nhật, Sin, Đức thì họ thường để 1 đảng chiếm đa số nắm quyền lâu dài vài chục năm sau 1 cuộc khủng hoảng, chứ ít ai để 1 người nắm lâu như vậy

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 04:05 PM

Những nghi vấn mà mọi người thường dân đều nhìn ra trong vụ "sát hại" Nalvany, mà tôi nói ở trên, rằng media Tây không chịu nói đến, nên cuối cùng thì có vẻ k chờ được nữa, phái đoàn Nga đã đặt những câu hỏi này cho EU laugh1.gif

Phái bộ thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) đã đặt câu hỏi gửi tới các thành viên của Nghị viện châu Âu và EU xung quanh vấn đề cáo buộc nhằm vào nhà hoạt động người Nga Alexei Navalny.

Tai lieu viet:

"Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã chứng kiến ​​một chiến dịch thông tin đang phát triển nhanh chóng ở EU - cả trong giới chính thức và phương tiện truyền thông - về một sự cố xảy ra với một nhà hoạt động chính trị Nga Alexey Navalny vào ngày 20/8/2020"

Lý do nào chính quyền Nga quyết định sử dụng chất độc thần kinh hóa học cấp quân sự của nhóm Novichok, chất độc thuộc lệnh cấm của CWC, ở một thành phố nửa triệu dân của Nga và sau đó cố cứu mạng anh ta và cho phép anh ta điều trị y tế ở nước ngoài, quốc gia có thể mò ra được chất độc là Novichok?"


Phía Nga cung bác bỏ khả năng tiến hành đầu độc ông Navalny và nhấn mạnh rằng đây là một công dân Nga, Moscow không có lý do để tiến hành một vụ đầu độc vào người đàn ông này. Chưa kể, họ có nhiều cách để thực hiện mục tiêu sám sát Navalny thay vì lựa chọn một chất độc thần kinh kịch độc vốn sẽ gây ảnh hưởng đến các cư dân khác và gây sự chú ý hơn.


Tóm lại, những hiện tượng bề nổi là như sau (không bàn đến bản chất thực sự chìm phía sau):
- Phía Nga, sau khi khám cho Nalvany tại Bệnh viện Thành phố Omsk (Siberia), trước khi sang Đức, khẳng định ông này bị rối loạn chuyển hóa khiến đường huyết giảm mạnh. Cái gì gây ra điều đó, hiện vẫn chưa kịp có thời gian được làm rõ vì đã chuyển ông ta sang Đức, nhưng các chuyên gia Siberia không tìm thấy bất kỳ chất độc nào trong máu và nước tiểu của bệnh nhân. Các bác sĩ không tìm thấy ông Navalny có dấu hiệu đột quỵ, đau tim hoặc tổn thương nhiễm trùng, kể cả coronavirus.
Các kết quả xét nghiệm đều lưu lại. Phía Nga bảo chưa tìm thấy chất độc thì ông ta đã rời Nga, nên không có cơ sở gì để mở cuộc điều tra cả.

- Phía Đức, sau khi tiếp nhận Nalvany, nói đã tìm thấy chất độc trong cơ thể, ông này hôn mê nhưng bây giờ đã tỉnh lại. Và vì chất độc này là vũ khí hoá học Novichok, nên yêu cầu Nga điều tra theo công ước về vũ khí hoá học mà Nga tham gia. NATO và EU đều ủng hộ Đức.

- Ngày 27/8, phía Nga yêu cầu Đức chuyển hồ sơ xét nghiệm y tế cho mình,chứng thực đó là Novichok, chứ không phải chỉ nói và bắt Nga tin, để tiến hành điều tra. Sau nhiều lần bị Nga giục và tố cáo là chơi trò "hai mặt" vì không chuyển hồ sơ nhưng lại giục điều tra nhanh, phía Đức nói sẽ chuyển, nhưng cần có thời gian, vì thủ tục lằng nhằng.

- Hiện EP ra khuyến nghị kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ Nalvany.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2020, 04:19 PM

Vụ Tiktok có vẻ vẫn chưa yên. TQ đã đồng ý đặt dữ liệu tại Mỹ, cụ thể là trên nền tảng cloud của Oracle, nhưng Mỹ có vẻ muốn ăn trọn, thể hiện ở những điểm sau:
1) Muốn Mỹ phải có quyền điều hành kinh doạnh tại Mỹ
2) Muốn cho Oracle phải có quyền tiếp cận thuât toán và nói chung là mã nguồn. Trước đó, phía Trung Quốc từng tuyên bố sẽ không cho phép ByteDance bán các thuật toán mà TikTok đang sử dụng, vốn là giá trị chủ chốt của nền tảng xã hội này.

Như vậy có thể thấy, nếu Mỹ lo ngại về an ninh dữ liệu, thì việc đặt dữ liệu tại Mỹ là đủ giải quyết vấn đề này, mọi ra vào dữ liệu trên đất Mỹ phải qua Oracle, như thế nếu ByteDance có muốn giao dữ liệu cho ai cũng phải có sự đồng ý của Oracle mới được.
Như vậy là OK
Nhưng đây Mỹ lại muốn chiếm trọn cả kinh doanh lẫn thuật toán. Như vậy, lý do an ninh là có thật, nhưng khi ra đòn, thì không phải chỉ để giải quyết vấn đề an ninh, mà Mỹ muốn lợi dụng nó để chiếm đoạt lợi ích kinh tế (kinh doanh) và trí tuệ (thuật toán, con gà để trứng vàng) của TQ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 19 2020, 04:29 AM

Hô hô, thế này là hết tuyên truyền tự do thương mại, tự do kinh doanh rồi nhé. Đừng có chỉ trích khi các quốc gia khác dùng sắc lệnh hành chính can thiệp vào kinh doanh. hehe.gif

Chú ý: tôi không hề phản đối lệnh cấm dưới này của Mỹ, vì nó không sai. Tự do nào cũng phải có cái ngưỡng, cái khung. Tự do trong khuôn khổ đó thôi. Có điều khi tuyên truyền với nước ngoài thì họ chỉ toàn nói tự do tổng thế. Nếu các nước khác cũng lấy lý do tương tự để cấm các hãng của phương Tây, thì đừng vội chỉ trích họ ngay lập tức, thay vào đó hãy cùng phân tích xem lý do đó có chính đáng k, mực độ đúng đắn, và cùng nhau thỏa hiệp, chứ đừng lập tức đe dọa trừng phạt trả đũa nhé. hehe.gif

Đây cũng là động thái để gây sức ép trong cuộc đàm phán về tương lai của Tiktok với Oracle


Bộ Thương mại Mỹ ngày 18/9 công bố quyết định cấm người dân nước này tải các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc trên điện thoại di động nhằm "đảm bảo an ninh quốc gia.

Bộ Thương mại Mỹ thông báo mọi động thái phân phối hoặc duy trì WeChat hoặc TikTok trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến sẽ bị cấm từ ngày 20/9. Ngoài ra, việc lưu trữ hoặc chuyển lưu lượng truy cập Internet liên quan đến WeChat sẽ bị cấm từ 20/9. Lệnh cấm tương tự với ứng dụng TikTok sẽ có hiệu lực muộn hơn, kể từ ngày 12/11.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cáo buộc các ứng dụng này của Trung Quốc "đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ". Do đó, người dân Mỹ sẽ không được tải các ứng dụng WeChat và TikTok của Trung Quốc trên điện thoại di động từ ngày 20/9.

Giới chức thương mại Mỹ cho rằng Tổng thống Donald Trump vẫn có thể hủy bỏ quyết định cấm người dân tải ứng dụng TikTok trước khi có hiệu lực vào ngày 20/9 tới nếu công ty ByteDance - chủ sở hữu của TikTok đạt được thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền vận hành ứng dụng này tại Mỹ.

Quyết định này không cấm các công ty của Mỹ giao dịch với WeChat bên ngoài lãnh thổ nước này. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia của Mỹ, trong đó có Walmart và Starbucks, vẫn có thể sử dụng các tính năng thanh toán của WeChat tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, quyết định cũng không cấm giao dịch với các công ty con của Tencent Holdings - chủ sở hữu của ByteDance, trong đó có các công ty kinh doanh trò chơi điện tử, cũng như không cấm các hãng công nghệ như Apple và Google loại TikTok hoặc WeChat ra khỏi kho ứng dụng ở bên ngoài nước Mỹ.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump đưa ra sắc lệnh hành pháp vào ngày 6/8, theo đó cho phép Bộ Thương mại có 45 ngày phải quyết định ứng dụng nào là mối đe dọa với an ninh quốc gia cần loại bỏ. Sắc lệnh này sẽ hết hạn vào ngày 20/9.

TikTok có khoảng 100 triệu người dùng tại Mỹ và rất được giới trẻ ưa thích. Thời gian qua, TikTok đã lọt vào "tầm ngắm" của giới chức Mỹ với lý do quan ngại về an ninh quốc gia. Hiện ByteDance đang đàm phán với Công ty phần mềm Oracle của Mỹ, có trụ sở ở Thung lũng Silicon, và các công ty khác nhằm thành lập 1 công ty mới, mang tên TikTok Global nhằm giảm lo ngại của Washington rằng nền tảng này có thể được phía Trung Quốc dùng để do thám Mỹ. Trong khi đó, WeChat có khoảng 19 triệu người sử dụng mỗi ngày tại Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 06:25 AM

Thêm chút tin:
- Nga nói rằng vụ việc Nalvany xảy ra vào đúng thời điểm hiện nay, là lúc Nga đang chuẩn bị huy động vốn từ thị trường Eurobond, khiến cho việc này trở nên khó khăn hơn khi có mối đe dọa trừng phạt. Nga, cũng như mọi nước khác đều gặp khó khăn khi đại dịch Covid-19. Sự chậm trể này sẽ gây thêm khó khăn cho Nga, Nga nói phương Tây đang dùng việc này để gây sức ép với Nga trong các vấn đề khác, trong đó có Nalvany. Tháng 6 năm ngoái, Nga huy động được 2,5 tỷ USD từ thị trường này

- Bộ trưởng ngoại giao Anh Dominic Raab nói rất khó để có được lời giải thích hợp lý nào cho việc cơ quan tình báo Nga lại đầu độc Nalvany, nhưng đòi chính phủ Nga phải trả lời việc này

- Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức, bà Manuela Schwesig mới đây đã có bài phát biểu tại Hạ viện Đức được báo chí đánh giá là "ấn tượng" khi ngăn cản các nghị sĩ nước này tìm cách ngăn chặn dự án dẫn khí đốt từ Nga sang Đức chạy dưới biển Baltic mang tên Nord Stream-2.

Theo đó, bà Schwesig cho biết, đường ống Nord Stream-2 hiện đã đến hồi kết thúc và giờ đây những nghị sĩ ở Đảng Xanh lại đang muốn "chôn vùi nó dưới đáy biển mãi mãi".

"Đường ống đã hoàn thành 97% và đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật" - bà Schwesig phát biểu.

Bà nhấn mạnh rằng, người Đức cần khí đốt của Nga, khi mà đang nỗ lực thực hiện bước chuyển đổi bảo vệ khí hậu, năng lượng sách và năng lượng tái tạo.

"Để làm được điều này, chúng ta cũng cần khí đốt" - bà Schwesig nhấn mạnh.

Theo vị Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, bà đã đến thăm cảng Mukran trên đảo Rügen tuần trước và bày tỏ sự phẫn nộ khi người Mỹ đang chơi một thứ trò chơi chính trị chỉ vì họ cho phép đặt con tàu lắp đặt của Nga tại đây.

"Thật phẫn nộ khi Mỹ đang biến cảng nhỏ Mukran trở thành trò chơi của chính trị thế giới và đang đe dọa các nhân viên ở đó, mặc dù họ không làm gì sai - họ chỉ phủ bạt để che các đoạn ống của một đường ống đã được phê duyệt hợp pháp. Chúng ta phải kiên quyết phản ứng với điều đó" - nữ Thủ hiến nhấn mạnh.

Để kết luận bài phát biểu, bà Schwesig đã đặt một câu hỏi với các nghị sĩ Đảng Xanh rằng: "Bạn đang vận động hành lang cho khí đốt của Mỹ ư?"

Nữ Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern là một trong nhiều nghị sĩ Đức ủng hộ việc tách bạch vấn đề của nhà hoạt động Alexei Navalny với dự án Nord Stream-2. Bà Schwesig đã luôn coi dự án là một vấn đề kinh tế thuần túy trong khi các vấn đề liên quan đến trường hợp của Navalny có dính dáng đến chính trị.

Hôm 11/9, bà Schwesig cũng đã tuyên bố rằng, "Đường ống ở Biển Baltic không phải là một dự án chỉ của Nga và cũng không chỉ phục vụ lợi ích của Nga. Đường ống này trên hết là lợi ích của Đức và Tây Âu khi chúng tôi muốn đạt được sự chuyển đổi năng lượng".

Nữ Thủ hiến này cũng chỉ trích ý tưởng nhập khẩu khí đốt khai thác bằng công nghệ bẻ gãy thủy lực (fracking) của Mỹ như giải pháp thay thế.

Cần chú ý thêm, bang Mecklenburg-Vorpommern ở miền Bắc nước Đức dự kiến là nơi lắp ráp đường ống ở đất liền để nối dòng khí đốt vận chuyển từ Nga tới Đức. Đây là một trong những lý do mà nhiều nghị sĩ Đức lý giải sự kiên quyết phản đối của bà đối với các tác động đến Nord Stream-2 như phản ứng của Đức đối với vụ Navalny hay các lệnh trừng phạt của Đức.

Khi Chính quyền ở Đức vẫn còn tranh cãi về việc liệu có nên "để Nord Stream-2 nằm ở đáy biển vĩnh viễn" hay không thì mới đây, trên biển Baltic đã tiếp tục xuất hiện một con tàu Nga nữa để phục vụ hoạt động thi công.


Mỹ cáo buộc cảng Mukran điều gì?
Trong một lá thư của ba thượng nghị sĩ Mỹ gửi Faehrhafen Sassnitz GmbH (nhà điều hành cảng Muran), người ta nói chính quyền Mỹ đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến việc hỗ trợ xây dựng đường ống "Dòng Bắc 2". Bức thư nhấn mạnh nếu công việc tiếp tục, cảng sẽ bị đe dọa "hủy hoại về mặt tài chính".

Các thượng nghị sĩ tin rằng Faehrhafen Sassnitz GmbH "cố ý cung cấp cho dự án những hàng hóa, dịch vụ quan trọng và những hỗ trợ khác". Ví dụ như cung cấp các điều kiện cần thiết cho thủy thủ đoàn Nga. Họ đặc biệt lưu ý các biện pháp có thể được áp dụng đối với tất cả những ai có liên hệ nào đó với dự án - lãnh đạo, cổ đông và nhân viên công ty.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 06:34 AM

Lệnh trừng phạt của Mỹ bây giờ càng lúc càng cụ thể hơn, khi không gây được sức ép lên chính quyền trung ương, ví dụ k gây được sức ép cho chính phủ Đức về vụ Nord Stream 2, thì chuyển sang đe dọa trừng phạt cho các công ty Đức, chính quyền địa phương Đức, thậm chí đe dọa trừng phạt cả các nhân viên, công nhân làm việc ở đó.
Trước đó báo Đức cho biết họ đã phải giấu kín danh tính những nhân viên làm việc ở đó.

Cách hành xử của Mỹ rất giống xã hội đen. Tất nhiên chính trị bản chất bẩn thỉu, nhưng trước đây Mỹ cũng cố che nó lại bằng cái vỏ đẹp đẽ, còn lần này là thể hiện sự thô bỉ trần trụi ra như vậy.

Vụ Iran cũng vậy, báo Đức nói Mỹ đang dùng cùng chiến lược trong vụ Iran khi gây súc ép lên EU. Không thuyết phục được Anh, Pháp, Đức hủy bỏ thỏa thuận với Iran, thì quay sang trừng phạt các công ty 3 nước kia.

Nếu EU không bảo vệ được các công ty của mình, chính quyền địa phương của mình, hay các nhân viên công nhân của mình, thì sau này họ đều nghe theo Mỹ hết thay vì nghe Đức, dù đang sống và làm việc ở Đức. Nếu cứ có xung đột Đức Mỹ hay rộng hơn là EU Mỹ mà họ toàn nghe Mỹ cả, thì chính quyền EU chỉ còn là 1 cơ quan quản lý hành chính của nước Mỹ, thậm chí còn kém hơn cả 1 bang của Mỹ.

Vụ Nalvany và Belarus cũng thế, phương tây thể hiện sự ngạo mạn khi tự cho mình quyền đánh giá cái này đúng hay không, công bằng hay không ở các nước khác. Sao EU không dám đánh giá vụ bầu cử Mỹ Bush và Al Gore đí? Sao không dám nói không công nhận Bush mà chỉ công nhận Al Gore đi, hay chí ít là yêu cầu điều tra lại phiếu bầu laugh1.gif


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 06:42 AM

Việt Nam phản hồi sứ quán Mỹ đăng bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
Bộ Ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khi Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng sau đó thay hình ảnh không có hai quần đảo.


"Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 17/9 tại Hà Nội.

Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản hồi của Việt Nam sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng hình ảnh bản đồ Việt Nam trên Facebook có Hoàng Sa và Trường Sa ngày 9/9, nhưng sau đó thay thế bằng hình ảnh khác không có hai quần đảo này.

Bài viết của Đại sứ quán Mỹ được đăng tải nhân dịp khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, gồm cả các nội dung hợp tác với Việt Nam, điểm lại quan hệ đối tác trong 25 năm qua.

Thế giớiThứ năm, 17/9/2020, 16:35 (GMT+7)
Việt Nam phản hồi sứ quán Mỹ đăng bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa
Bộ Ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khi Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng sau đó thay hình ảnh không có hai quần đảo.

"Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đã được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong họp báo thường kỳ chiều 17/9 tại Hà Nội.

Bà Hằng trả lời câu hỏi về phản hồi của Việt Nam sau khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng hình ảnh bản đồ Việt Nam trên Facebook có Hoàng Sa và Trường Sa ngày 9/9, nhưng sau đó thay thế bằng hình ảnh khác không có hai quần đảo này.



Bài viết của Đại sứ quán Mỹ được đăng tải nhân dịp khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, gồm cả các nội dung hợp tác với Việt Nam, điểm lại quan hệ đối tác trong 25 năm qua.
Advertising

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.

Mỹ từ lâu tuyên bố quan điểm là nước có lợi ích ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp ở khu vực. Mỹ ủng hộ hoà bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan giải quyết hoà bình các tranh chấp, tuân thủ luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực.

Đầu tháng 7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết nước này thực hiện ba hướng duy trì ổn định ở Biển Đông, gồm tăng hoạt động ngoại giao với các đối tác ở khu vực, trong đó có ASEAN; hỗ trợ các nước tăng cường năng lực hàng hải; phát triển năng lực quân sự của Mỹ, trong đó có các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải.

Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng hàng đầu của thế giới, trở thành điểm nóng tranh chấp khi Trung Quốc đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ vùng biển, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và dư luận quốc tế.

Toà Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không tuân thủ phán quyết. Trung Quốc gần đây nêu yêu sách "Tứ Sa", được coi là tên gọi khác của "Đường chín đoạn" phi pháp.

https://vnexpress.net/viet-nam-phan-hoi-su-quan-my-dang-ban-do-thieu-hoang-sa-truong-sa-4163354.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 07:20 PM

Hai chiếc Tu-160 lập kỷ lục thế giới bay 25 giờ vượt 20000km liên tục với 3 lần tiếp dầu

Nhân nói chuyện kỷ lục thì cũng có tin này cũng vui
Nhân ngày National Flag Day, không quân Nga lập kỷ lục nhảy dù mang theo lá cờ lớn nhất thế giới.
Nhưng lá cờ này do một công ty thuộc tập đoàn Rostec thuộc danh sách trừng phạt của Mỹ nên Guiness không dám làm việc để chính thức ghi nhận kỷ lục thế giới hehe.gif hehe.gif
The world's largest flag, covering an area of five thousand square meters, (with length of 91.72 meters and the width of 54.95 meters) was unfurled in the sky over the Moscow region, to mark of the Day of the Russian Flag.

https://www.youtube.com/watch?v=XOBD1lH2lC8



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 07:21 PM

Thêm chút tin:

Nalvany đã bình phục, đi lại được hoàn toàn, đi lại cầu thang bình thường (theo báo The Guardian). Đề nghị cơ quan tình báo Nga nên giải thể toàn bộ đi, chất độc kinh khủng, thuộc loại vũ khí hóa học ở cấp quân sự, thuộc danh sách cấm của quốc tế, mà không giết được chỉ một người (trong khi là loại cấp quân sự dùng để giết hàng loạt), thậm chí làm cho nằm liệt giường cũng không nổi hehe.gif

Mà đã từng dùng 1 lần với Skripal (theo media phương Tây) không thấy hiệu quả, không giết được người rồi, vậy mà lại tiếp tục dùng lại, chắc đầu bọn tình báo Nga là một thùng rác chứa phế thải và bã đậu quá hehe.gif read.gif

Phải học tình báo VN, bắt người trên đất Đức còn được, tình báo Nga giết người (dễ hơn bắt người) trên đất mình còn không nổi hehe.gif

Alexei Navalny walks down stairs as recovery continues
https://www.theguardian.com/world/2020/sep/19/alexei-navalny-walking-down-stairs-russian-opposition-berlin

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 07:34 PM



Hồi tháng 5, giới tỷ phú Mỹ giàu thêm được hơn 434 tỷ USD, đến tháng 8 này họ đã giàu thêm 845 tỷ USD

American billionaires got $434 billion richer during the pandemic
https://www.cnbc.com/2020/05/21/american-billionaires-got-434-billion-richer-during-the-pandemic.html

Rich get richer: US billionaires gained $845 BILLION during the first six months of the pandemic with Jeff Bezos pocketing $73billion and Elon Musk $67billion
https://www.newsbreak.com/news/2065190538785/rich-get-richer-us-billionaires-gained-845-billion-during-the-first-six-months-of-the-pandemic-with-jeff-bezos-pocketing-73billion-and-elon-musk-67billion


Báo VN

Giới tỷ phú Mỹ "đút túi" hơn 800 tỷ USD bất chấp Covid-19

Tài sản của các tỷ phú Mỹ vẫn tăng mạnh trong 6 tháng qua bất chấp đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế gần như tê liệt.

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ, tài sản của 643 người giàu nhất nước Mỹ đã tăng hơn 845 tỷ USD từ 2,95 nghìn tỷ USD lên 3,8 nghìn tỷ USD, hay tăng 29%, trong thời gian từ ngày 18/3 đến 15/9.

Những tỷ phú có tổng tài sản tăng mạnh nhất là Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, Giám đốc điều hành Larry Ellison, cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg.

Tài sản của Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos đã tăng hơn 55 tỷ USD kể từ tháng 2 nhờ giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng hơn 60%.

Với khối tài sản 200 tỷ USD, Bezos hiện là người giàu nhất thế giới. Tài sản của tỷ phú Elon Musk cũng tăng khoảng 70 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ ba hành tinh.

Chuck Collins, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Mỹ, nói rằng ông thấy vô cùng bất ngờ với thành tích này của giới tỷ phú bất chấp đại dịch Covid-19.

“Tôi đã nghĩ rằng có thể 6 tháng sau, mọi thứ sẽ lung lay, ai cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự khác biệt rõ rệt giữa lợi nhuận mà giới tỷ phú thu về và tình trạng khó khăn của nền kinh tế đang lan rộng ở đất nước chúng ta”, ông nói. Ông cũng nhấn mạnh đến tác động theo chiều ngược lại của đại dịch Covid-19 đến người lao động nói chung ở Mỹ.

Đại dịch Covid-19 đã kéo theo cuộc khủng hoảng thất nghiệp tồi tệ nhất ở Mỹ kể từ Đại suy thoái 1930, với tỷ lệ thất nghiệp hồi tháng 4 là 14,7% trước khi phục hồi về 8,4% trong tháng 8. Đến nay, kinh tế Mỹ vẫn mất 11,5 triệu việc làm.

Ông Collins cho rằng, quốc hội Mỹ cần khắc phục tình trạng này bằng các giải pháp chính sách hỗ trợ người lao động thay vì tầng lớp đầu tư, nếu không sẽ khiến tình trạng tập trung tài sản vào một nhóm người nhất định còn nghiêm trọng hơn nữa.

“Khi đó một nhóm người sẽ có quyền lực cực lớn để chi phối nền kinh tế, chính trị và truyền thông”, ông Collins cảnh báo.

https://tinnhanhchungkhoan.vn/gioi-ty-phu-my-dut-tui-hon-800-ty-usd-bat-chap-covid-19-post250576.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 20 2020, 07:41 PM

Hồi năm 2015, Nga đã than phiền về việc Mỹ đặt các phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga, tại Georgia và các nước Trung Á. Bây giờ nhân vụ Nalvany, Nga lại tiếp tục nói về chuyện này

Phòng thủ hay thử nghiệm. Vì sao Mỹ cần phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga?
“Núp bóng hỗ trợ cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong công tác chống dịch, Washington đang thu thập dữ liệu sinh học”, - Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố tại cuộc họp với các đồng nghiệp SCO. An toàn sinh học ở các nước láng giềng khiến Matxcơva lo lắng.


Có nhiều câu hỏi dành cho các phòng thí nghiệm mà Mỹ đã thành lập ở Gruzia, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan. Điều gì đang được nghiên cứu ở đó? Sau đây là tài liệu của Sputnik về chủ đề này.

Mỹ đã bắt đầu thành lập những phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Không cần xây dựng gì cả: hầu hết các phòng thí nghiệm được thành lập trên cơ sở các viện nghiên cứu của Liên Xô. Kể từ những năm 1950, các cơ sở khoa học này đã nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và phát triển các loại vắc xin phòng bệnh dịch hạch, thương hàn và dịch tả.

Vào những năm 1970, cuộc chạy đua vũ trang giữa Matxcơva và Washington được bổ sung bởi mối đe dọa của chiến tranh sinh học và hóa học. Đã có tin đồn rằng, tại các phòng thí nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các chuyên gia thử nghiệm vũ khí mà chính quyền Liên Xô dự định sử dụng chống lại phương Tây. Không có bằng chứng xác thực chứng minh điều này. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, điều quan trọng là phải ngăn chặn rò rỉ từ các trung tâm nghiên cứu này.

Hoa Kỳ đề nghị hỗ trợ. Vào đầu những năm 1990, Mỹ đã giúp Matxcơva thanh lý các kho vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Hai thượng nghị sĩ Sam Nunn và Richard Lugar đã phát triển "Chương trình giảm thiểu nguy cơ hạt nhân”, và các phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz đã được hiện đại hóa trong khuôn khổ chương trình này.


Trên thực tế, với sự hỗ trợ của Mỹ, các cơ sở quân sự của Liên Xô cũ đã biến thành các trung tâm nghiên cứu dân sự. Nhưng, tình hình dịch bệnh ở Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Gruzia vẫn rất phức tạp. Những đợt bùng phát dịch tả, viêm gan và thương hàn vẫn được ghi nhận ở đó.

Washington đã phân bổ kinh phí cho việc nghiên cứu các căn bệnh nguy hiểm – nhưng, với điều kiện các chuyên gia Mỹ cũng sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm này. Những chủng virus được tìm thấy ở các khu vực này đã được gửi sang các trung tâm nghiên cứu phương Tây. Mỹ giải thích rằng, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu virus và tạo ra vắc-xin.

Khi Matxcơva hỏi tại sao các khoản tài trợ cho các phòng thí nghiệm được phân bổ từ ngân sách của Lầu Năm Góc và NATO, người Mỹ thường trả lời: các cuộc nghiên cứu đang được tiến hành vì mục đích hòa bình.

Theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc
Chủ đề này trở nên đặc biệt gay gắt vào năm 2018, khi cựu Bộ trưởng An ninh Gruzia Igor Giorgadze cho biết rằng, mấy chục người đã chết sau khi điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng Richard Lugar. Ông Giorgadze không loại trừ rằng, phòng thí nghiệm này đã thử nghiệm một loại chế phẩm trên người.

Cựu bộ trưởng an ninh Gruzia đã thu hút sự chú ý đến việc, phòng thí nghiệm này có mức độ an toàn sinh học cao nhất. Hơn nữa, trung tâm này có "thiết bị phun các chất độc hại và đạn dược làm bằng vật liệu hoạt tính sinh học".

"Tại sao một cơ sở có mục đích bảo vệ sức khỏe của người dân lại có những thứ như vậy?" - ông Giorgadze nêu câu hỏi.

Đồng thời, ông cho biết thêm, các nhân viên của trung tâm không giấu giếm việc họ đang thực hiện các đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc.

Phía Mỹ đã gọi những cáo buộc của ông Giorgadze là vô lý, và nhắc lại rằng, phòng thí nghiệm chỉ tham gia vào sự phát triển hòa bình. Phía Nga đã lên tiếng phản đối. Ông Vladimir Ermakov, người đứng đầu bộ phận không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, tuyên vố, Nga phản đối Mỹ tạo ra các phòng thí nghiệm sinh học ở khu vực sát gần biên giới Nga.

Để xóa tan mọi nghi ngờ, các nhà chức trách Gruzia đã đồng ý với việc các chuyên gia Nga có thể đến thăm Trung tâm Lugar. Nhưng, kế hoạch này đã bị cản trở do cuộc khủng hoảng năm ngoái trong mối quan hệ giữa hai nước.

Chủng virus Kazakhstan

Matxcơva cũng lo ngại về hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học ở Kazakhstan. Vào tháng 5, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), ông Sergei Lavrov tuyên bố, Nga phản đối các phòng thí nghiệm sinh học mà Mỹ đã thành lập sát gần biên giới Nga.

Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối, yêu cầu Mỹ đóng cửa tất cả các cơ sở nghiên cứu do Lầu Năm Góc tài trợ ở Trung Á. Đáp trả điều đó, Mỹ kêu gọi CHND Trung Hoa không lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc đối đầu Mỹ-Trung.

Chủ đề các phòng thí nghiệm sinh học cũng đã được thảo luận tại các hội nghị thượng đỉnh của SCO. Các thành viên của tổ chức này - Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan - đảm bảo rằng, các trung tâm nghiên cứu của họ không liên quan đến các phát triển quân sự của Mỹ. Nhưng, tuyên bố của họ không thuyết phục được Nga và Trung Quốc. Các bên đã nhất trí rằng, các thành viên SCO nên theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động của các phòng thí nghiệm này.

Ngay sau khi bị chỉ trích, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ thị soạn thảo luật an toàn sinh học. Ông nhấn mạnh rằng, các chuyên gia Kazakhstan chứ không phải chuyên gia nước ngoài nên làm việc trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước không giải thích ở đây nói về những trung tâm nghiên cứu nào. Còn các nhà quan sát Kazakhstan đã làm rõ: ở đây nói về Phòng thí nghiệm Tham chiếu Trung tâm (CRL) tại Almaty.

CRL chuyên nghiên cứu các chủng virus thường xuất hiện ở Kazakhstan. Phòng thí nghiệm này hoạt động trên cơ sở Trung tâm Khoa học Kiểm dịch và Nhiễm trùng Zoonotic trực thuộc Bộ Y tế Kazakhstan. Cơ sở này được coi là tài sản của Kazakhstan, mặc dù nó được lập ra bằng tiền của Lầu Năm Góc. Hoa Kỳ đã phân bổ 108 triệu USD cho cơ sở này.

Phòng thí nghiệm sinh học Almaty đã nhiều lần gây lo ngại ở Kazakhstan. Năm 2018, số ca mắc bệnh viêm màng não đã tăng đáng kể ở Kazakhstan, và người ta bắt đầu nói về vụ rò rỉ chủng virus gây bệnh viêm màng não mô cầu từ Phòng thí nghiệm CRL ở Almaty. Các nhà báo và blogger đã giả định rằng, người Mỹ cố tình gây ra sự lây lan của virus để kiểm tra tính hiệu quả của vũ khí vi khuẩn được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Khi đó Bộ Y tế Kazakhstan khẳng định rằng, trong nước không có dịch bệnh nào.

"Ở Kazakhstan đã ghi nhận 58 trường hợp viêm màng não, ở Almaty có 32 ca nhiễm. Nếu chúng ta tính toán số tương đối, thì theo tiêu chuẩn của WHO, nó ở mức thấp", - cơ quan y tế cho biết.
Tình hình với dịch bệnh COVID-19 cũng tương tự như vậy. Trên mạng xã hội đã có nhiều người giả định rằng, dịch bệnh này cũng có liên quan đến phòng thí nghiệm CRL. Các quan chức bác bỏ thuyết âm mưu và kêu gọi đừng gieo rắc hoảng loạn.

Tình hình dịch bệnh phức tạp
Ở Tajikistan cũng có các phòng thí nghiệm sinh học nước ngoài. Ví dụ, trong năm 2013, Phòng thí nghiệm an toàn sinh học trên cơ sở Viện nghiên cứu Tiêu hóa đã mở cửa ở Dushanbe. Dự án được tài trợ bởi Quỹ từ thiện Mérieux của Pháp, quỹ này đã xây dựng các cơ sở tương tự ở Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh và các nước châu Phi.

Như thường lệ, Liên Hợp Quốc và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ cho Pháp. Các khoản đầu tư vượt quá ba triệu USD. Cũng như trong trường hợp với Kazakhstan và Gruzia, các nhà tài trợ nước ngoài giải thích: Tajikistan cần có phòng thí nghiệm như vậy vì tình hình dịch bệnh trong nước là rất phức tạp.

Năm 2019, họ đã tạo ra một phòng thí nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh lao của Tajikistan. Hai nhà tài trợ là USAID và Lầu Năm Góc. Các nhà sinh học địa phương cùng với các đồng nghiệp nước ngoài đang nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét, viêm gan và bệnh tả.

Năm ngoái, một cơ sở mới đã được thành lập tại thành phố Isfara ở phía bắc Tajikistan. Hiện nay chưa có thông tin về cơ sở này, nhưng, dự án này cũng được tài trợ bởi Mỹ.

“Phục hưng” theo kiểu Mỹ
Uzbekistan cũng tham gia vào chương trình sinh học quân sự của Mỹ. Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Binh chủng Phòng chống hóa học, sinh học, phóng xạ của quân đội Nga, đã cho biết về điều này vào năm 2018. Ông giải thích thêm rằng, phía Uzbekistan giúp Mỹ thu thập dữ liệu về vi sinh vật gây bệnh.

Tuyên bố này của vị tướng Nga đã gây bất ngờ ở Tashkent.

“Thành thật mà nói, chúng tôi chưa biết gì về điều này”, - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Tajikistan bình luận về tuyên bố của ông Kirillov.
Nhưng, các nhà chức trách Uzbekistan không phủ nhận rằng, vào năm 2007, Mỹ đã phân bổ một khoản tài trợ cho Viện Virus học ở Tashkent. Nhờ khoản tài trợ này, các chuyên gia địa phương cùng với các đồng nghiệp Mỹ bắt đầu nghiên cứu bệnh Brucella, mà trong khu vực thường ghi nhận những trường hợp mắc bệnh này. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Hoa Kỳ không làm thay đổi tình hình – sau một năm, tỷ lệ mắc bệnh Brucella vượt quá con số của những năm trước.

Trong nhiều năm liền, người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về hòn đảo Vozrozhdenie (Phục hưng) trên Biển Aral ở Uzbekistan. Dưới thời Xô Viết, trên hòn đảo này đã có bãi thử nghiệm vũ khí sinh học. Vào những năm 2000, Hoa Kỳ đã cố gắng tìm kiếm bào tử bệnh than trong các kho chứa hóa chất rác.

Washington giải thích rằng, họ làm như vậy để cải thiện tình hình sinh thái trong khu vực. Nhưng, lại có một kết quả trái ngược: ở Uzbekistan đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh than. Người ta bắt đầu nói về một vụ rò rỉ có chủ ý, nhưng, không có bằng chứng cho thấy các ca lây nhiễm có liên quan đến Viện Virus học.

https://vn.sputniknews.com/opinion/202009179490975-phong-thu-hay-thu-nghiem-vi-sao-my-can-phong-thi-nghiem-sinh-hoc-gan-bien-gioi-nga/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2020, 12:00 AM

QUOTE(langtubachkhoa @ Sep 20 2020, 12:20 PM)
Hai chiếc Tu-160 lập kỷ lục thế giới bay 25 giờ vượt 20000km liên tục với 3 lần tiếp dầu

Nhân nói chuyện kỷ lục thì cũng có tin này cũng vui
Nhân ngày National Flag Day, không quân Nga lập kỷ lục nhảy dù mang theo lá cờ lớn nhất thế giới.
Nhưng lá cờ này do một công ty thuộc tập đoàn Rostec thuộc danh sách trừng phạt của Mỹ nên Guiness không dám làm việc để chính thức ghi nhận kỷ lục thế giới   hehe.gif  hehe.gif
The world's largest flag, covering an area of five thousand square meters, (with length of 91.72 meters and the width of 54.95 meters) was unfurled in the sky over the Moscow region, to mark of the Day of the Russian Flag.

https://www.youtube.com/watch?v=XOBD1lH2lC8
*


1) Sau khi Tu-160 thực hiện chuyến bay lập kỷ lục thế giới trong 25 giờ liên tiếp, phía Mỹ đang nghi ngờ đây là phiên bản mới chứ không phải phiên bản chuẩn

Nhân tiện bổ sung thêm tin đã có về chuyện này. Đây là tin trước đó về động cơ mới NK-32 cho TU-160 này. Trước đây, Ukraine cũng được tham gia dự án động cơ mới này, nhưng sau khủng hoảng Ukraine, chỉ có mình Nga làm. Ukraine chỉ giỏi bày trò, không tham gia với Nga thì k chỉ mất tiền, mà còn mất luôn ảnh hưởng chính trị, tức là không chỉ mất ảnh hưởng chính trị với Nga, mà còn giảm cả vị thế của mình với phương tây. Còn Nga không có Ukraine thì rồi cũng tự làm được, dù lúc ban đầu có thể chậm hơn chút

UEC, một phần của tập đoàn nhà nước Rostec đã cung cấp lô lắp đặt đầu tiên động thế hệ thứ hai NK-32 cho Tu-160M hiện đại hóa. Điều này đã được báo cáo cho TASS vào thứ Hai bởi dịch vụ báo chí của tập đoàn tại diễn đàn Army-2020.

"Các động cơ của lô thử nghiệm đã được sản xuất, thử nghiệm và được chấp nhận", tập đoàn cho biết.

Hiện tại, UEC đang tiến hành kiểm tra chất lượng và tuổi thọ của động cơ NK-32 thế hệ thứ hai. "Các động cơ mới được sản xuất đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và tài liệu quy định được nêu trong nhiệm vụ kỹ thuật và chiến thuật", tập đoàn nhấn mạnh.

UEC đang hoàn thành việc hiện đại hóa sản xuất tại xí nghiệp UEC-Kuznetsov, nơi được yêu cầu bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 giai đoạn hai cho các máy bay tên lửa chiến lược Tu-160M hiện đại hóa. UEC cho biết: "Việc thực hiện các biện pháp tổ chức sản xuất hàng loạt động cơ NK-32 thế hệ thứ hai đã được hoàn tất. Nhu cầu đảm bảo tăng sản lượng sản xuất kéo theo việc tái thiết quy mô lớn sản xuất", UEC cho biết.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, họ đã làm chủ được công nghệ sản xuất mới: đúc magie cỡ lớn, đúc titan định hình cỡ lớn, và làm chủ sản xuất trục tua bin hạ áp và trung bình, các viện công nghiệp chuyên ngành đã tham gia.

Để tối ưu hóa quy trình công nghệ, các luồng hậu cần lắp ráp động cơ máy bay lớn và nhỏ đã được tách ra. Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, sản phẩm được hoàn thiện với các đơn vị, nhà lắp ráp trong nước.
Động cơ NK-32 của loạt động cơ thế hệ thứ hai có những đặc điểm cải tiến đáng kể so với phiên bản gốc, nó sẽ cho phép máy bay mới tăng phạm vi bay thêm 1.000 km.


2) Mỹ đã ký thỏa thuận dầu khí riêng giữa Hoa Kỳ và người Kurd ở Syria về khai thác dầu ở...Syria.
Phía Nga khẳng định một thỏa thuận như vậy rõ ràng là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.


"Gần đây đã có những tuyên bố về nhóm Mỹ hoạt động bất hợp pháp ở phía Đông Syria, họ đã ký một thỏa thuận cho phép một công ty dầu mỏ của Mỹ khai thác hydrocacbon trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Syria - hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất tất cả các nguyên tắc có thể có của luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng ngoại giao Nga Lavrov nói.

Ai lại đi nói "luật pháp quốc tế" với Mỹ cơ chứ? hehe.gif

3) Mỹ tuyên bố khôi phục lại tất cả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Iran. Anh, Pháp, Đức và LHQ phản đối, nói tuyên bố này không có hiệu lực pháp lý, vì Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận với Iran nên không thể áp dụng điều khoản tự động khôi phục lệnh trừng phạt, vốn chỉ giành cho các thành viên của thỏa thuận.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đe dọa sẽ trừng phạt bất kỳ nước nào vi phạm lệnh trừng phạt này, và yêu cầu các thành viên LHQ phải tuân thủ thỏa thuận hehe.gif


«Hôm nay, Hoa Kỳ hoan nghênh sự trở lại hiệu lực vốn đã bị bãi bỏ trước đây của hầu như tất cả các lệnh trừng phạt do Liên Hợp Quốc ban hành nhằm chống Cộng hoà Hồi giáo Iran, nhà tài trợ chính của chủ nghĩa khủng bố và bài Do Thái», - ông Pompeo nói trong bản tuyên bố.
Ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc được khôi phục hiệu lực tương ứng với thủ tục của tổ chức này, mặc dù các thành viên khác của Hội đồng Bảo an LHQ không thấy thế và các thỏa thuận với Iran không quy định như vậy.


«Hoa Kỳ trông đợi rằng tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc sẽ tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của mình để thực hiện những biện pháp này. Ngoài lệnh cấm vận vũ khí còn gồm các hạn chế như cấm Iran tham gia làm giàu và chế biến uranium, cấm thử nghiệm và phát triển tên lửa đạn đạo, cấm chuyển giao công nghệ gắn với nguyên tử và tên lửa», - ông Pompeo tuyên bố.
Nếu nước nào không đồng ý, Hoa Kỳ sẵn sàng trừng phạt cả nước đó, - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo.


hehe.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2020, 02:10 AM

Thông tin về vụ Tiktok

Sau khi bộ thương mại Mỹ tuyên bố cấm tải xuống các ứng dụng Trung Quốc là TikTok và WeChat kể từ ngày 20 tháng 9 và cấm sử dụng từ ngày 12 tháng 11, TikTok đã khởi kiện, và thẩm phán Mỹ Laurel Beeler ở San Francisco đã ra lệnh chặn lệnh cấm này. Thẩm phán Mỹ Laurel Beeler cho biết đã phê chuẩn "đề nghị của nguyên đơn về việc ban hành một lệnh của tòa án trên toàn quốc nhằm chống lại việc thi hành" lệnh cấm từ chính phủ.

Lệnh của Thẩm phán Beeler còn chặn yêu cầu của Bộ Thương mại về việc cấm các giao dịch khác với WeChat ở Mỹ có thể làm giảm khả năng sử dụng ứng dụng này của những người dùng hiện tại.

Bộ Tư pháp Mỹ cho hay việc chặn lệnh cấm WeChat sẽ "gây thất vọng và làm suy yếu quyết tâm của Tổng thống trong việc tìm ra cách tốt nhất để xử lý các mối đe dọa an ninh quốc gia".

Sau đó TikTok của Trung Quốc vừa thông báo sẽ làm việc chung với tập đoàn Oracle và nhà bán lẻ Walmart. Theo kế hoạch, Oracle sẽ trở thành đối tác kỹ thuật của TikTok, bao gồm cả việc chịu trách nhiệm về bảo mật dữ liệu của những người dùng Mỹ, còn với Walmart thì TikTok dự định tiến hành hợp tác thương mại. Dịch vụ TikTok dự kiến tạo ra khoảng 25 nghìn chỗ làm việc ở Hoa Kỳ.

«Trong khuôn khổ dự án này, Oracle sẽ thành nhà cung cấp công nghệ đáng tin cậy của chúng tôi, chịu trách nhiệm lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng tại Hoa Kỳ và bảo đảm an ninh gắn với hệ thống máy tính để tuân thủ đầy đủ mọi đòi hỏi về an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Hiện tại chúng tôi đang làm việc về hợp tác thương mại với Walmart», - TikTok thông báo.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói sẽ chúc phúc cho thương vụ này vì nó có thể tạo ra 25000 việc làm và 5 tỷ USD cho Mỹ

Thêm chi tiết thương vụ TikTok - Oracle
Thành phần trong Hội đồng quản trị của công ty Tik Tok tại Mỹ và một ủy ban an ninh sẽ chỉ có công dân Mỹ.
CNN mới đây đã dẫn các nguồn tin tiết lộ về cấu trúc hội đồng quản trị ở công ty mới của Tik Tok tại Mỹ được nêu trong đề xuất thương vụ giữa ByteDance và Oracle.

Cụ thể, theo nguồn tin quen thuộc với thương vụ này, Tik Tok cũng sẽ trở thành một công ty toàn cầu có trụ sở chính tại Mỹ. Oracle sẽ lưu trữ dữ liệu người dùng của Tik Tok và xem xét mã của Tik Tok để bảo mật. Thỏa thuận này nhằm thỏa mãn những lo ngại về an ninh quốc gia của chính phủ Mỹ về ứng dụng này.

Theo người này, một thành viên Hội đồng quản trị của công ty Tik Tok mới sẽ là một chuyên gia về bảo mật dữ liệu. Người này sẽ nắm giữ các vấn đề tối mật. Người được bổ nhiệm đó cũng sẽ chịu trách nhiệm chủ trì một ủy ban an ninh mà các thành viên sẽ là công dân Mỹ được chính phủ Mỹ phê duyệt riêng, người này nói.

Người này cho biết, công ty toàn cầu mới này dự kiến ​​sẽ nộp hồ sơ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong khoảng 12 tháng, với kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.

Theo như các thỏa thuận này, Tik Tok sẽ không bán bí mật thuật toán của mình cho công ty Mỹ.




Bình luân:
Tôi thấy kết cục như vậy là hợp lý. Mỹ có quyền được yêu cầu phải lưu dữ liệu của công dân mình trên đất Mỹ hoặc trên một nơi mà Mỹ cảm thấy yên tâm (lý do bề ngoài thì là bảo vệ riêng tư, nhưng bên trong thực sự là sợ bị khống chế).
Và đầu tư vào Mỹ thì phải có lợi cho Mỹ ở góc độ công ăn việc làm và tài chính, vậy là OK. Ngược lại Mỹ không thể cướp quyền điều hành kinh doanh hay cướp bí mật công nghệ của người ta được. Mỹ còn được lợi là họ đã đồng ý đặt headquarter ở Mỹ (dù lõi công nghệ dĩ nhiên vẫn ở TQ). Giống mấy công ty Nga về máy laser công nghiệp, thiết bị hàng hải công nghệ cao, hay ống công nghệ nano, cũng phải đặt headquarter ở Mỹ, Anh hay Luxembourg để được phương Tây yên lòng, dù dĩ nhiên lõi công nghệ vẫn ở Nga.

Vụ này OK, nhưng nếu trong vụ này, công ty Mỹ ở địa vị TikTok, còn 1 nước kém hơn ở địa vị nước Mỹ, thì còn lâu nước kia mới yêu cầu được Mỹ đặt dữ liệu công dân họ trên đất họ, còn lâu mới có được phán quyết như thế này
. laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2020, 02:56 AM

Tin về Đài Loan:

Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, Keith Krach, ngày 17/09/2020, đã tới Đài Loan. Sự kiện này đã được chính quyền Đài Loan đón tiếp nồng nhiệt, nhưng giới thương mại kinh doanh ở Đài Loan lại không mấy nhiệt tình, phía công hội thương nghiệp nhiều tay to kiếm lý do không tham dự. Có lẽ vì Mỹ ép Đài Loan phải "lại quả" cho sự ủng hộ của Mỹ bằng việc mở cửa cho thịt bò và thịt lợn của Mỹ vào thị trường. Một điều lưu ý: thịt bò, thịt lợn Mỹ đi các thị trường khác không có chất tăng nạc, nhưng vào Đài lại là thịt có chất tăng nạc, mà chất này lại bị Đài coi là gây nguy hại đến sức khoẻ con người.

Bình: Mỹ dựa vào Đài Loan để đánh TQ, vì chính quyền lợi toàn cầu của mình, nhưng không chịu một mình trả phí mà Đài phải góp vào, các nước khác đều phải góp vào. Đây mới đúng là siêu cường, đặc điểm của siêu cường luôn như vậy, Đài Loan không thể trách Mỹ được, chỉ là không rõ giờ đây Đài sẽ bảo vệ những nhà nông nghiệp của mình thế nào, vì đây là ngành rất nhạy cảm ở mọi đất nước.


Tin Belarus:
Bà Tikhanovskaya đề nghị không coi mình là Tổng thống Belarus tương lai
Cựu ứng viên Tổng thống Belarus Svetlana Tikhanovskaya tuyên bố bà không định vị mình là nguyên thủ quốc gia tương lai của Belarus.

Tổng thống tương lai của Belarus
«Tôi đề nghị không xem tôi như là Tổng thống tương lai của Belarus, bởi vì tôi không tự định vị mình theo cách đó», - bà Tikhanovskaya nói trong cuộc phỏng vấn của RBC.

«Chương trình tranh cử của tôi gồm ba điểm, trong đó cơ bản nhất là tái bầu cử, công bằng, minh bạch và cởi mở. Và ngay trong cuộc bầu cử này sẽ chọn ra Tổng thống. Tôi tin chắc đó sẽ là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, cùng với ngài Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm ra nội dung để thoả thuận và sẽ đối thoại với ông Putin một cách bình đẳng, nếu ông ấy không nhìn thấy tôi như con người mà ông ấy có thể trò chuyện», - bà Tikhanovskaya nói để trả lời câu hỏi tại sao Matxcơva không nhìn thấy bà như một chính trị gia có thể đáng trông cậy.


Bình: Phỏng vấn với báo Nga thì nói vậy, không rõ "bình đẳng" ở đây nghĩa là gì? Nghĩa là để mặc tôi gia nhập NATO và cho họ triển khai quân và tên lửa trên đất nước của tôi và áp sát nước anh (chưa nói đến chuyện các mối quan hệ khác), giống như 1 tài liệu của hội đồng chuyển giao của bà này hay của một ai đó đưa ra trên Internet vài ngày rồi biến mất

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2020, 03:07 AM

Tại Quốc hội Mỹ cấm gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc”

Hạ viện Mỹ, do đảng Dân chủ kiểm soát, đã thông qua nghị quyết lên án mọi hình thức biểu hiện chống Trung Quốc liên quan đến coronavirus.


Nghị quyết không chấp nhận "tất cả các hình thức biểu hiện chống Trung Quốc liên quan đến COVID-19," bao gồm các cụm từ như "virus Trung Quốc", "virus Vũ Hán" hoặc kiểu chơi chữ "kung fu" dùng từ tiếng Anh gần giống như vậy là từ "cúm" (kung-flu).

Các tác giả của nghị quyết cũng kêu gọi nhà chức trách Mỹ lên án việc sử dụng những cách diễn đạt như vậy và quan tâm đến sức khỏe của tất cả người dân Mỹ, không phụ thuộc vào nguồn gốc sắc tộc của họ.

Các nghị sĩ đã kêu gọi riêng các nhân viên bảo vệ pháp luật điều tra những vụ phạm tội được thực hiện trên cơ sở hằn thù do COVID-19.

Tổng thống Donald Trump, người thường xuyên phát biểu trước công chúng về coronavirus, thường gọi nó là "virus Trung Quốc", cáo buộc Trung Quốc không ngăn chặn được sự lây lan của căn bệnh này, che đậy và phản ứng không kịp thời. Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng ngay từ đầu họ đã giữ lập trường cởi mở và có trách nhiệm trong việc việc công bố dữ liệu về dịch bệnh coronavirus.

Đảng Cộng hòa tỏ ra không hài lòng với bản nghị quyết, nói rằng thay vì xem xét các dự luật nhằm đưa ra biện pháp cứu trợ trong đại dịch, đảng Dân chủ lại lãng phí thời gian để thông qua những văn bản không mang tính chất ràng buộc.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 12:13 AM

EU phản đối Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran

Ngày 21/9, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã bác bỏ tuyên bố đơn phương của Mỹ về việc nối lại các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhằm vào Iran.

Ông Borrell cho biết, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, do đó Washington “không thể khởi xướng quá trình khôi phục các lệnh trừng phạt theo Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”. Ông Borrell cũng cho biết, các cam kết về dỡ bỏ trừng phạt trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA, hay thỏa thuận hạt nhân Iran), tiếp tục được áp dụng.

Là điều phối viên của Ủy ban hỗn hợp JCPOA, EU cam kết tiếp tục đảm bảo việc duy trì và thực hiện đầy đủ JCPOA của Iran và các bên tham gia khác.

Đại diện cấp cao EU coi thỏa thuận này là trụ cột chính của cấu trúc không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tiếp tục thực thi thỏa thuận và kiềm chế “hành động có thể được coi là leo thang trong tình hình hiện tại”.

Trước đó, Mỹ tuyên bố rằng tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc trước năm 2015 đối với Iran đã được khôi phục. Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo cho biết các lệnh trừng phạt được tái áp đặt theo cơ chế “phản hồi” trên cơ sở Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Thỏa thuận hạt nhân toàn diện đã được Iran ký kết vào tháng 7/2015 với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ, cùng với EU.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi hiệp định trên vào ngày 8/5/2018 và đơn phương áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.





Ba Lan đề xuất với Đức phương án thay thế cho Nord Stream-2.
*Warszawa sẵn sàng cho Đức sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của mình trong trường hợp từ bỏ dự án của Nga.



Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, Hoa Kỳ đã 10 năm âm mưu thực hiện Cách mạng màu nhằm lật đổ chính quyền của ông.


“Hoa Kỳ và các đồng minh của họ ở châu Âu, mười năm trước đã bắt đầu chuẩn bị cho các sự kiện hiện tại ở Belarus - Hãng tin nhà nước Belta dẫn lời Tổng thống Alexandr Lukashenko cho biết trong cuộc gặp với các "nhà hoạt động chính trị" Belarus vào hôm 16/9.

Theo lưu ý của Tổng thống Lukashenko, một báo cáo phân tích từng giai đoạn của các sự kiện trong nước cho thấy "ý định và chiến thuật thực sự của những người không phải các đối thủ nước ngoài của Belarus, mà là những kẻ xâm lược". Theo tổng thống Belarus, hơn mười năm qua họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng "cho thời điểm hiện tại".

"Để cởi bỏ tất cả các mặt nạ ngay lập tức, hãy đặt tên cho những tay chơi này. Ở cấp độ các trung tâm toàn cầu, chủ yếu là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cụ thể hơn là mạng lưới các quỹ của họ để hỗ trợ cái gọi là ‘dân chủ’. Các vệ tinh của Mỹ hoạt động trên lục địa châu Âu gồm Ba Lan, Litva, Cộng hòa Séc và thật không may là cả nước láng giềng Ukraine" - tổng thống Belarus nói.

"... Chúng ta thấy rõ các đối tượng của quá trình này, những người hướng dẫn và đồng bọn của họ. Chiến thuật của những người tổ chức dựa trên cuốn sách kinh điển của Mỹ về các cuộc cách mạng màu của Gene Sharp [1] nổi tiếng. Giờ đây, chúng ta có thể nhìn lại và phân tích chi tiết tất cả các giai đoạn của kịch bản về sự tàn phá đất nước mà may mắn thay, chúng ta không cho họ thực hiện điều đó" – ông Lukashenko nói.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 04:10 AM

Thêm chút tin tức:
Tòa án Tối cao Liên bang Nga đã bãi bỏ đảng chính trị Nước Nga của Tương lai, do blogger Alexey Navalny thành lập, tòa án nói với TASS hôm thứ Hai.

"Tòa án đã đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc bãi bỏ đảng chính trị Russia of the Future", dịch vụ báo chí của tòa án cho biết.

Một năm trước, Bộ Tư pháp đã từ chối đăng ký cho chính đảng Nước Nga của Tương lai, cho rằng cái tên này đã được một tổ chức chính trị khác sử dụng.


Đấy, muốn loại bỏ đảng này thì thiếu gì cách, cần quái gì phải giết, lại còn giết bằng vũ khí hóa học cấp quân sự thì quá ngu hehe.gif . Cứ như Mỹ cấm đảng cộng sản tranh cử, hay cứ tham khảo cách đảng hành động nhân dân của Lý Quang Diệu dùng thủ thuật với đảng đối lập, etc. Chưa kể, ở Nga có đầy đảng đối lập đúng nghĩa của nó, chứ k phải loại đảng hành đọng như con rối của phương tây kiểu Navalny.

À, bổ sung tin chút, chi nhánh thành phố Tomsk của Bộ nội vụ Nga cũng đã tiền hành thẩm vấn 200 người liên quan đến vụ Navalny. Theo quy trình ở Nga, thì đây gọi là quá trình tìm hiểu nhằm chuẩn bị cho một cuộc điều tra (pre-investigation probe). Chi nhánh này cũng đã gửi yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Đức, Thụy Điển và Pháp để chuẩn bị cho cuộc điều tra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi.


Về Iran, nói có vẻ cứng, không biết có làm thật không?
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng Moscow không sợ các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Mỹ đối với các thỏa thuận vũ khí với Iran.

"Chúng tôi không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ, chúng tôi đã quen với chúng", ông chỉ ra khi trả lời câu hỏi của TASS. "Nó sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của chúng tôi theo bất kỳ cách nào. Hợp tác của chúng tôi với Iran là nhiều mặt, hợp tác quốc phòng sẽ tiến triển tùy thuộc vào nhu cầu của hai nước và sự sẵn lòng của hai bên", Ryabkov nói thêm.

"Điều đó cho thấy, một lệnh hành pháp khác sẽ không thay đổi cách tiếp cận của chúng tôi", nhà ngoại giao cấp cao của Nga nhấn mạnh.

Reuters đưa tin trước đó, dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ rằng "Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 9 sẽ trừng phạt hơn hai chục người và thực thể liên quan đến các chương trình hạt nhân, tên lửa và vũ khí thông thường của Iran." Theo Reuters, "Một phần quan trọng của lệnh trừng phạt mới của Mỹ là lệnh hành pháp nhắm vào những người mua hoặc bán vũ khí thông thường của Iran, cũng sẽ được chính quyền Trump công bố vào ngày 21/9", theo Reuters.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 04:29 AM

Tin về Belarus:

Tổng thống Belarus Lukashenko nói: Belarus sẽ không thực hiện bất kỳ chiến dịch tư nhân hóa trên diện rộng chỉ để làm hài lòng những kẻ lừa đảo từ nước ngoài

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết hôm thứ Hai, được hãng tin BelTA trích dẫn.
Không có quốc gia nào đã từng diễn ra một quá trình tư nhân hóa công bằng hoặc không thiên vị

Theo báo cáo, tổng thống "tuyên bố rằng Belarus sẽ không tư nhân hóa bất cứ thứ gì và mọi thứ chỉ để" thỏa mãn những kẻ lừa đảo từ nước ngoài "."

"Tại sao tôi lại coi trọng các doanh nghiệp này như vậy? Không phải vì tôi không hiểu rằng tài sản tư nhân có thể và phải tồn tại. Không có quốc gia nào đã từng diễn ra một quá trình tư nhân hóa công bằng hoặc không thiên vị. Nếu chúng ta muốn đẩy vào đất nước và 10 triệu người vào tận cùng sâu thẳm, và sau đó tiếp tục rên rỉ và rên rỉ về việc chúng ta đã kết thúc ở sai chỗ như thế nào, thì với tôi điều đó sẽ diễn ra, và tôi chắc chắn điều đó, cũng như các bạn.
BelTA dẫn lời Lukashenko nói.

Tổng thống Belarus nói thêm rằng "bạn không thể chỉ lấy những gì đã được xây dựng bởi hàng triệu người từ xã hội và cho nó cho một nhà đầu tư duy nhất."

"Vì vậy, tôi rất muốn Belaz hoạt động đáng tin cậy. Xe của chúng tôi vượt qua cạnh tranh nước ngoài về chất lượng và giá cả. Đây là lợi thế của chúng tôi và chúng tôi phải duy trì nó trên thị trường quốc tế", Lukashenko nhấn mạnh khi bổ nhiệm Sergey Nikoforovich giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Belaz JSC - công ty chủ quản của Belaz-Holding.



Như vậy là hoàn toàn hợp logic rồi đó, bác Phó. Trước đây vài năm, tôi đã đọc tin việc các nước phương Tây muốn Belarus tư nhân hóa 1 số công ty chiến lược để họ nhảy vào. Hăng hái nhất là Ba Lan, rất muốn thôn tính tập đoàn dầu khí nhà nước Belneftekhim (đồng thời cũng là nhà sản xuất công nghiệp lớn của Belarus), và nhất là là hai nhà máy lọc dầu với công suất 24 triệu tấn/nămBelarus, nhất là họ rất thèm nhà máy lọc dầu Novopolotsk.


Belneftekhim cũng là đối thủ sừng sỏ của PKNOrlen Ba Lan tại thị trường năng lượng Ukraine. Ngoài ra, Belarus cũng là nơi mà đường ống dẫn khí Yamal-Europe của Nga đi qua, đến truyền khí đốt từ Nga đến Ba Lan vào Đức. Đường ống Druzba cũng vận chuyển dầu từ Nga sang Belarus đến Ba Lan, etc. thôn tính được Belarus là nhất cử vô số lợi.

Phương tây cũng đang muốn dùng cái bài quen thuộc của họ trước đây với Nga và vô số các nước khác, đó là "tư nhân hóa" (một khái niệm vốn không hề xấu, nhưng được họ dùng để ngụy trang che đậy cho mục đích chiếm đoạt của mình), nào ngờ Lukashenko không chịu, mà chỉ muốn kiếm lợi từ cả Nga lẫn phương Tây, vì thế nên mới dẫn đến những chuyện như ngày nay

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 22 2020, 04:47 PM

Cái này là viết từ trước, nhưng bận , chưa poste được.
Còn cái điều mà ltbk viết về Bạch Nga ở trên sẽ trả lời sau.
@Van, ltbk
Ở trên, cả hai bạn đều hỏi tôi (hoặc tôi cảm nhận như vậy khi đọc) về câu chuyện Navalny. Trong diễn đàn mọi người đều có thể giữ ý kiến của mình. Sự cọ xát các phân tích khác nhau sẽ làm cho câu chuyện thú vị hơn, vì nó có nhiều chiều. Nếu tôi nói thì cũng chỉ là ý của tôi thôi.
Đối với tôi, Navalny chỉ là con rối của phương Tây, trong cuộc đấu giữa Nga và phương Tây, cho nên tôi quan tâm tới chuyện tại sao nó có thể xẩy ra, làm thế nào để nó không xảy ra, hơn là đứng về phe bên này (Nga) hay bên kia (phương Tây).
Tôi sẽ có thiện cảm với Navalny nhiều hơn, nếu nước Nga không bị phương Tây nhân cớ đó kiếm chuyện, vì với tôi chủ quyền đi trước nhân quyền. Đây là tôi dùng từ của phương Tây cho nó đơn giản, chứ tôi không muốn dùng chữ nhân quyền mà thường dùng chữ “bảo vệ công dân”, “quyền công dân”, bởi với tôi không có nhân quyền chung chung cho toàn thế giới. Mỗi một người đều là công dân của một nhà nước, tức là một cộng đồng. Không có một giá trị chung chung, mặc dù chúng có thể tương đồng nhau. Tại sao lại thế ? bởi khi đã nói là có một giá trị chung, thì ai là người cầm chịnh nói nó đúng hay sai. Navalny có thể là đối lập, điều quan trọng là sự đối lập đó không thể gây tác động xấu với toàn nước Nga, người Nga, không thể là cái cớ cho bên ngoài can thiệp, kiếm chuyện. Bản thân sự việc bị lợi dụng (hay tổ chức) theo hướng này đã khiến tôi không còn cảm tình với ông ta.
Ở trên, chỗ nào đó,Vạn có nói một điều rất chuẩn, đó là Navalny là người Nga, là công dân Nga, như vậy nhà nước Nga có trách nhiệm bảo đảm về tính mạng cũng như những gì liên quan tới quyền công dân, việc nhà nước Nga im lặng, có thể coi là có trách nhiệm hay đồng loã.
Tôi không phải là người coi chế độ hiện hành tại Nga là hay, và nhiều lần tôi đã phân tích. Không phải vì nước Nga không đủ dân chủ như phương Tây vẫn nói, mà là thể chế dân chủ kiểu này không thích hợp với nước Nga. Giống như người đi giầy chật hoặc phải .. cắt chân để đi vừa giầy (đây là điều phương Tây muốn), hoặc là đục thủng giầy để lòi ngón chân ra (đây là trường hợp Nga áp dụng). Trong cả hai trường hợp đôi giầy không làm được việc mà người ta cần khi đi giày đó là giữa ấm chân, bảo vệ sức khoẻ.
Những gì xẩy ra ở nước Nga, thực ra là vì thể chế không phù hợp cả trong cách ứng xử của nhà nước Nga lẫn thái độ Navalny.
Bây giờ ta hãy phân tích phần Navalny trước. Navalny là đối lập hay đối kháng. Theo như thái độ của ông này, thì có lẽ đây là một dạng “đối lập giả, đối kháng thật”. Mà nếu đã là đối kháng thì tức là kẻ thù, khi đã là kẻ thù thì ông có còn là một công dân không. Cách thức hoạt động của Navalny, sự ủng hộ của phương Tây với ông này khiến tôi luôn nghĩ tới các giáo sĩ phương Tây thời thế kỷ XIX, đi truyền đạo thời nhà Nguyễn. Có rất nhiều điểm tương đồng ở đây. Điểm tương đồng đầu tiên đó là sử ỷ thế vào sự ủng hộ của bên ngoài, điểm thứ nhì là sự chống đối tuyệt đối.
Nhưng điều này không thể xẩy ra ở phương Tây, ở bất cứ một nước tư bản phương Tây phát triển nào, nếu có một dạng đối kháng dựa lưng vào nước ngoài là nó diệt ngay, và nếu là đối kháng, tức là tìm cách tiêu diệt chế độ của nó, nó cũng diệt ngay.
Ở trường hợp Navalny có sự mập mờ có dụng ý của “đối lập” và “đối kháng”. Ông đối kháng thật, nhưng lại đóng giả đối lập.
Từ đây nó lại dẫn tới một vấn đề nữa, đó là trong một chính thể đa nguyên đa đảng ở phương Tây, sự đa dạng của nó là do lợi ích nhóm tạo ra, từ lợi ích nhóm mà hình thành các chính đảng. Nhưng các lợi ích nhóm này là lợi ích nhóm nội bộ, trong khuôn khổ biên giới của nó. Khi hình thái này được phương Tây tuyên truyền cấy ra ngoài, thì nó xuất hiện một điều là lợi ích nội bộ không có, hoặc quá yếu ớt mờ nhạt, trong khi lợi ích nhóm của nước ngoài thì rõ ràng, cụ thể.. Như vậy làm sao có thể có một nhà nước có chủ quyền, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng người này.
Hiện tại nhà nước Nga không dựa trên tư sản Nga, vì làm gì có loại này. Nó dựa trên các công ty quốc gia, mà đứng đầu là Gazprom, và các công ty nhà nước khác. Trong một hình thai kinh tế thị trường, thì người ta coi các hãng này là tư bản nhà nước. Nhưng đấy là nói tới vai trò trên thị trường, ngược lại về mặt xã hội, nó không có ông “tư sản nhà nước” nào cả.
Như vậy là khập khiễng. Hình thái nha nước Nga, là một bức tranh châm biếm về “đa nguyên đa đảng”, không phải vì Nga dốt hay thô bạo không thể dân chủ, mà nó là bệnh lý của một thể chế đa nguyên đa đảng khi áp dụng sai, khi điều kiện kinh tế, xã hội, van hoá không có. Những gì xẩy ra ở Bạch Nga cũng là như vậy, ở UK cũng vậy, ở nhiều nước đang phát triển cũng vậy, rồi chế độ miền Nam cộng hoà cũ ngày xưa (1954-1975) cũng vậy.
Trong trường hợp áp dụng thể chế dân chủ phương Tây sai lầm, thì nó tạo ra các thể chế “độc tài” , nhưng phương Tây cứ cố găng tuyên truyền là do nó “không thật sự dân chủ”. Hãy tưởng tượng Navalny thắng, thì đấy là dân chủ, vì người Nga làm chủ, hay là do các đầu nậu của Navalny hưởng.
Như vậy những điều Vạn nói thực ra rất chuẩn, nhưng cái nhìn vào sự việc thật thì lại là sai, vì lợi ích nhóm, xã hội dân sự ở Nga không phản ánh nước Nga, mà là một sự bóp méo, như khi ta nhìn vào một cái gương giả. Nó phản ánh tương quan lực lượng giữa nước Nga và nước ngoài. Trong trường hợp ấy thì “dân làm chủ” ở chỗ nào.
Như vậy muốn xem thực sự nước Nga đối sử với công dân của nó thế nào, thì phải nhìn vào xã hội bình thường, chứ không thể lôi một ông con rối đối kháng ra làm ví dụ.
Ngược lại Nhà nước Nga có thật sự tuyệt vời không ? thì cũng chưa chắc. Theo như người ta nói, thì từ sau thời Putin, nước Nga đã khá lên rất nhiều, có kỷ cương hơn sau thời loạn lạc cuả Elsine, nhưng sự kỷ cương tương đối này dựa vào sự độc tài của một con người. Như vậy chắc gì điều đó đã hay. Và tôi cũng nhắc lại, là sự “độc tài” của Putine không phải là do nhà nước Nga không dân chủ đa nguyên đa đảng, mà nó là hệ quả trực tiếp của hệ thống này khi áp dụng vào một xã hội không có cái đế kinh tế, xã hội, giai cấp của nó. Kết quả muốn nhà nước chạy thì phải độc tài. Độc tài ở đây là hệ quả trực tiếp của chế độ đa nguyên đa đảng không thể chạy.
Như vậy trở lại hình ảnh đi giầy tôi nói ở trên. Đối với phương Tây, nước Nga phải rối loạn như thời Elsine mới thực sự là dân chủ (đây là hình ảnh chặt chân để đi vừa giầy), nhưng khi Putin biến báo để nó khập khiễng chạy được thì lại bị buộc tội là độc tài (đây là hình ảnh đục thủng giầy để lòi ngón chân ra). Nói một cách khác thể chế phương Tây đã tạo ra hoàn cảnh xã hội Nga hiện tại, và đồng thời nó cũng mở cửa cho phương Tây trừng phạt vì “không dân chủ”, khi nó khập khiễng chạy được không sụp đổ, có nghĩa là nó lợi cả hai đường.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 05:52 PM

Đúng vậy đó bác Phó, ở topic trưóc tôi cũng có nói, dạng này mà ở phương Tây là chết ngay. Không nước phương Tây nào chấp nhận cho chuyện cấu kết với nưóc ngoài để chống lại nước mình. Dạng như Navalny và dạng "cột thứ 5" là 2 dạng nguy hiểm với nước Nga hiện nay. Dạng như Navalny là cấu kết với phương Tây, còn dạng "cột thứ 5" ở Nga là phá hoại ngầm.

Ngoài ra, muốn Nga điều tra, nhưng là phải điều tra theo những "tiên đề" mà phương tây đặt ra sẵn, tức là điều tra theo hưóng họ muốn. Đã là "tiên đề" thì dĩ nhiên được công nhận là đúng, khỏi phải chứng minh.
Mọi sự việc diễn biến sau đó đều dựa trên những cơ sở này, và được các media của phương tây lặp lại liên tục. Những "tiên đề" này như sau:
- Ông Nalvany bị hôn mê vào viện là do bị đầu độc bằng Novichok, thông qua tuyên bố của Đức, cụ thể là chính phủ Đức xác nhận. Sau do duoc cac phong thi nghiem "doc lap" cua Pháp, Thuỵ Điển xac nhan. Và dĩ nhiên không cần đem kết quả xét nghiệm cũng như quá trình xét nghiệm y khoa ra để chứng minh (không hoặc chưa chuyển cho Nga, lý do Đức bảo là cần thời gian, rồi hôm sau lại bảo là chuyển cho OPCW, nhưng đại diện Nga ở OPCW bảo là chả thấy kết quả xét nghiệm nào cả, mà chỉ là 1 bức thư từ Đức). Nó được coi là mặc nhiên đúng, Nga cũng như dư luận phải chấp nhận và tin vào điều đó. Không ai được phép nghi ngờ, dù kết quả xét nghiệm y khoa chưa đưa ra, nhưng Nga và dư luận cần phải "tin" vào điều đó
Cũng bổ sung thêm Novichok là 1 họ, và xét nghiệm phải cho biết được chất nào trong họ đã được dùng.

- Chỉ có cơ quan tình báo Nga là nước duy nhất có Novichok, lý do vì nó là độc chất chuyên biệt của Liên Xô trước. Nó được coi là mặc nhiên đúng, Nga cũng như dư luận phải chấp nhận và tin vào điều đó. Không ai được phép nghi ngờ, khi Nga khẳng định chính phương tây cũng đã nghiên cứu chất này và đã điều chế ra một lượng nhỏ, thì dĩ nhiên điều này phải bị coi là sai, dù trước đó chính Mỹ (thời Obama) đã từng chúc mừng Nga phá huỷ hết vũ khí hoá học. Lúc đó Nga đã tố Mỹ chậm trễ quá trình này, khi Mỹ liên tục gia hạn thời điểm Mỹ phải phá huỷ

- Đây là lần thứ 2 Nga làm việc này, lần trước vụ Skripal dĩ nhiên là Nga làm, nó là đúng, không thể sai.

Từ đó đưa ra kết luận: Nga vi phạm hiệp ước về vũ khí không phổ biến vũ khí hóa học, yêu cầu OPCW vào cuộc điều tra, và cần phải trừng phạt


Thực ra như ngoại trưởng Nga Lavrov và Putin nói về việc điều tra này là đúng. Đó là chỉ sau khi Nga nhận kết quả xét nghiệm của Đức trước, sau khi xem xét, mới quyết định về việc tổ chức điều tra. Vì phía Đức nếu đã giành quyền xét nghiệm "pháp y" (nếu Navalny chết thì có thể dùng từ này) thì phải trao cho Nga kết quả xét nghiệm y khoa (trao trực tiếp hay qua trung gian), xác nhận là vụ đầu độc, thì Nga mới tiến hành điều tra. Chứ không thể bảo/ "tôi đã xem, ông cần phải tin tôi, đó là Novichok, chỉ cơ quan tình báo của ông mới có, ông về điều tra đi" , hay như phía Mỹ kêu "đó là quan chức cấp cao của ông làm, ông về điều tra đi" được. Nga đã gửi yêu cầu từ 27/8 rồi đó.
Cái này có biểu hiện bề ngoài rất giống chính quyền cánh hữu của Ba Lan da tung noi: "chúng ta cần tiến hành điều tra lại vụ tai nạn máy bay (với cố tổng thống Ba Lan), để cho thấy chính Nga là thủ phạm vụ mưu sát này" hehe.gif

Nhưng như đã nói, vụ việc Navalny chỉ là bề nổi của 1 tảng băng chìm lớn, bản chất câu chuyện không phải ở đây. Nên tôi quan tâm đến việc quan sát diễn biến việc này để đoán xem những gì xảy ra bên trong, đó là chính. Còn để tìm hiểu về nước Nga, thì tôi thông qua những người dân sống bình thưòng, lâu năm, hiểu ngôn ngữ và văn hoá (k phải dạng chạy chợ) ở xã hội Nga, để biết, ngoài ra còn thông qua các hoạt động của các ngành sản xuất, kinh doanh, khoa học của họ để hiểu hơn, chứ ai thèm thông qua dạng như Navalny.
Và muốn loại bỏ ông này có quá nhiều cách, cần gì phải làm trò này.

Tôi quan tâm đến diễn biến Belarus hơn. Cái này đang là mặt trận đấu mới giữa Nga-EU, giữa nội bộ EU, và giữa Mỹ-EU nữa

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 22 2020, 09:47 AM)
Cái này là viết từ trước, nhưng bận , chưa poste được.
Còn cái điều mà ltbk viết về Bạch Nga ở trên sẽ trả lời sau.
@Van, ltbk
Ở trên, cả hai bạn đều hỏi tôi (hoặc tôi cảm nhận  như vậy khi đọc) về câu chuyện Navalny. Trong diễn đàn mọi người đều có thể giữ ý kiến của mình. Sự cọ xát các phân tích khác nhau sẽ làm cho câu chuyện thú vị hơn, vì nó có nhiều chiều. Nếu tôi nói thì cũng chỉ là ý của tôi thôi.
Đối với tôi, Navalny chỉ là con rối của phương Tây, trong cuộc đấu giữa Nga và phương Tây, cho nên tôi quan tâm tới chuyện tại sao nó có thể xẩy ra, làm thế nào để nó không xảy ra, hơn là đứng về phe bên này (Nga) hay bên kia (phương Tây).
Tôi sẽ có thiện cảm với Navalny nhiều hơn, nếu nước Nga không bị phương Tây nhân cớ đó kiếm chuyện, vì với tôi chủ quyền đi trước nhân quyền. Đây là tôi dùng từ của phương Tây cho nó đơn giản, chứ tôi không muốn dùng chữ nhân quyền mà thường dùng chữ “bảo vệ công dân”, “quyền công dân”, bởi với tôi không có nhân quyền chung chung cho toàn thế giới. Mỗi một người đều là công dân của một nhà nước, tức là một cộng đồng. Không có một giá trị chung chung, mặc dù chúng có thể tương đồng nhau. Tại sao lại thế ? bởi khi đã nói là có một giá trị chung, thì ai là người cầm chịnh nói nó đúng hay sai. Navalny có thể là đối lập, điều quan trọng là sự đối lập đó không thể gây tác động xấu với toàn nước Nga, người Nga, không thể là cái cớ cho bên ngoài can thiệp, kiếm chuyện. Bản thân sự việc bị lợi dụng (hay tổ chức) theo hướng này đã khiến tôi không còn cảm tình với ông ta.
Ở trên, chỗ nào đó,Vạn có nói một điều rất chuẩn, đó là Navalny là người Nga, là công dân Nga, như vậy nhà nước Nga có trách nhiệm bảo đảm về tính mạng cũng như những gì liên quan tới quyền công dân, việc nhà nước Nga im lặng, có thể coi là có trách nhiệm hay đồng loã.
Tôi không phải là người coi chế độ hiện hành tại Nga là hay, và nhiều lần tôi đã phân tích. Không phải vì nước Nga không đủ dân chủ như phương Tây vẫn nói, mà là thể chế dân chủ kiểu này không thích hợp với nước Nga. Giống như người đi giầy chật hoặc phải .. cắt chân để đi vừa giầy (đây là điều phương Tây muốn), hoặc là đục thủng giầy để lòi ngón chân ra (đây là trường hợp Nga áp dụng). Trong cả hai trường hợp đôi giầy không làm được việc mà người ta cần khi đi giày đó là giữa ấm chân, bảo vệ sức khoẻ.
Những gì xẩy ra ở nước Nga, thực ra là vì thể chế không phù hợp cả trong cách ứng xử của nhà nước Nga lẫn thái độ Navalny.
Bây giờ ta hãy phân tích phần Navalny trước. Navalny là đối lập hay đối kháng. Theo như thái độ của ông này, thì có lẽ đây là một dạng “đối lập giả, đối kháng thật”. Mà nếu đã là đối kháng thì tức là kẻ thù, khi đã là kẻ thù thì ông có còn là một công dân không. Cách thức hoạt động của Navalny, sự ủng hộ của phương Tây với ông này khiến tôi luôn nghĩ tới các giáo sĩ phương Tây thời thế kỷ XIX, đi truyền đạo thời nhà Nguyễn. Có rất nhiều điểm tương đồng ở đây. Điểm tương đồng đầu tiên đó là sử ỷ thế vào sự ủng hộ của bên ngoài, điểm thứ nhì là sự chống đối tuyệt đối.
Nhưng điều này không thể xẩy ra ở phương Tây, ở bất cứ một nước tư bản phương Tây phát triển nào, nếu có một dạng đối kháng dựa lưng vào nước ngoài là nó diệt ngay, và nếu là đối kháng, tức là tìm cách tiêu diệt chế độ của nó, nó cũng diệt ngay.
Ở trường hợp Navalny có sự mập mờ có dụng ý của “đối lập” và “đối kháng”.  Ông đối kháng thật, nhưng lại đóng giả đối lập.
Từ đây nó lại dẫn tới một vấn đề nữa, đó là trong một chính thể đa nguyên đa đảng ở phương Tây, sự đa dạng của nó là do lợi ích nhóm tạo ra, từ lợi ích nhóm mà hình thành các chính đảng. Nhưng các lợi ích nhóm này là lợi ích nhóm nội bộ, trong khuôn khổ biên giới của nó.  Khi hình thái này được phương Tây tuyên truyền cấy ra ngoài, thì nó xuất hiện một điều là lợi ích nội bộ không có, hoặc quá yếu ớt mờ nhạt, trong khi lợi ích nhóm của nước ngoài thì rõ ràng, cụ thể.. Như vậy làm sao có thể có một nhà nước có chủ quyền, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng người này.
Hiện tại nhà nước Nga không dựa trên tư sản Nga, vì làm gì có loại này. Nó dựa trên các công ty quốc gia, mà đứng đầu là Gazprom, và các công ty nhà nước khác.  Trong một hình thai kinh tế thị trường, thì người ta coi các hãng này là tư bản nhà nước. Nhưng đấy là nói tới vai trò trên thị trường, ngược lại về mặt xã hội, nó không có ông “tư sản nhà nước” nào cả.
Như vậy là khập khiễng. Hình thái nha nước Nga, là một bức tranh châm biếm về “đa nguyên đa đảng”, không phải vì Nga dốt hay thô bạo không thể dân chủ, mà nó là bệnh lý của một thể chế đa nguyên đa đảng khi áp dụng sai, khi điều kiện kinh tế, xã hội, van hoá không có. Những gì xẩy ra ở Bạch Nga cũng là như vậy, ở UK cũng vậy, ở nhiều nước đang phát triển cũng vậy, rồi chế độ miền Nam cộng hoà cũ ngày xưa (1954-1975) cũng vậy.
Trong trường hợp áp dụng thể chế dân chủ phương Tây sai lầm, thì nó tạo ra các thể  chế “độc tài” , nhưng phương Tây cứ cố găng tuyên truyền là do nó “không thật sự dân chủ”. Hãy tưởng tượng Navalny thắng, thì đấy là dân chủ, vì người Nga làm chủ, hay là do các đầu nậu của Navalny hưởng.
Như vậy những điều Vạn nói thực ra rất chuẩn, nhưng cái nhìn vào sự việc thật thì lại là sai, vì lợi ích nhóm, xã hội dân sự ở Nga không phản ánh nước Nga, mà là một sự bóp méo, như khi ta nhìn vào một cái gương giả. Nó phản ánh tương quan lực lượng giữa nước Nga và nước ngoài. Trong trường hợp ấy thì “dân làm chủ” ở chỗ nào.
Như vậy muốn xem thực sự nước Nga đối sử với công dân của nó thế nào, thì phải nhìn vào xã hội bình thường, chứ không thể lôi một ông con rối đối kháng ra làm ví dụ.
Ngược lại Nhà nước Nga có thật sự tuyệt vời không ? thì cũng chưa chắc. Theo như người ta nói, thì từ sau thời Putin, nước Nga đã khá lên rất nhiều, có kỷ cương hơn sau thời loạn lạc cuả Elsine, nhưng sự kỷ cương tương đối này dựa vào sự độc tài của một con người. Như vậy chắc gì điều đó đã hay. Và tôi cũng nhắc lại, là sự “độc tài” của Putine không phải là do nhà nước Nga không dân chủ đa nguyên đa đảng, mà nó là hệ quả trực tiếp của hệ thống này khi áp dụng vào một xã hội không có cái đế kinh tế, xã hội, giai cấp của nó. Kết quả muốn nhà nước chạy thì phải độc tài. Độc tài ở đây là hệ quả trực tiếp của chế độ đa nguyên đa đảng không thể chạy.
Như vậy trở lại hình ảnh đi giầy tôi nói ở trên. Đối với phương Tây, nước Nga phải rối loạn như thời Elsine mới thực sự là dân chủ (đây là hình ảnh chặt chân để đi vừa giầy), nhưng khi Putin biến báo để nó khập khiễng chạy được thì lại bị buộc tội là độc tài (đây là hình ảnh đục thủng giầy để lòi ngón chân ra).  Nói một cách khác thể chế phương Tây đã tạo ra hoàn cảnh xã hội Nga hiện tại, và đồng thời nó cũng mở cửa cho phương Tây trừng phạt vì “không dân chủ”, khi nó khập khiễng chạy được không sụp đổ, có nghĩa là nó lợi cả hai đường.
*


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 07:33 PM

Thêm chút tin:
- EU chưa đồng thuận được về danh sách trừng phạt Belarus, lý do vì Sip yêu cầu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ thì mới chịu thông qua

- Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói ông hy vọng dòng Nord Stream 2 sẽ không bao giờ được hoàn thành và nói Mỹ đang lập liên minh để ngăn cản đường ống này. Phía Mỹ nói việc gắn kết với Nga sẽ làm giảm ảnh hưởng của Mỹ đối với Đức.

- ByteDance nói sẽ giữ lại 80% cổ phần của TikTok Global thay vì giao phần lớn cổ phần cho 2 công ty Mỹ như lời Tổng thống Donald Trump mong muốn. 2 công ty Mỹ là Oracle và Walmart sẽ nắm giữ số cổ phần lần lượt là 12,5% và 7,5%. ByteDance cũng phủ nhận các tuyên bố của ông Trump cho rằng, các nhà đầu tư Mỹ sẽ là chủ sở hữu lớn của Tiktok Global., trong khi ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng TikTok Global sẽ “do người Mỹ kiểm soát. Ông nói thêm rằng ByteDance sẽ chỉ là một “cổ đông thụ động”.


- Ngày 21/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tiếp tối hậu thư cho tập đoàn ByteDance – công ty mẹ của ứng dụng video thịnh hành Tiktok, trong đó khẳng định sẽ không chấp nhận một thỏa thuận tái cấu trúc mà quyền sở hữu Tiktok vẫn thuộc về ByteDance. Tuyên bố này đã đặt ra “lằn ranh đỏ”cho thỏa thuận đang được bàn thảo giữa ByteDance của Trung Quốc với 2 tập doàn của Mỹ gồm Oracle và Walmart.

Bình: việc Mỹ mong muốn đòi chiếm lấy bí quyết công nghệ và quyền kinh doanh, chứ không chỉ là quyền lưu trữ và kiếm soát dữ liệu, khiến cho tôi bắt đầu nghĩ rằng, Mỹ không chỉ hám lợi kinh doanh thuần tuý, mà Mỹ dường như đang muốn sử dụng cái mạng này cho một mục đích chính trị gì đó.
Dĩ nhiên đây chỉ là nghi ngờ thôi, và cũng chưa chắc TQ để cho Mỹ đạt được ý định chiếm đoạt này

- Nhà khoa học thời Liên Xô Vil Mirzayanov, và đã sang Mỹ từ những năm 1990 (media Tây cứ tảng lờ chi tiết sống ở Mỹ này) nói xin lỗi Navalny vì ông thấy triệu chứng của Navalny giống với Novichok, vì ông đã từng tham gia phát triển chất này. Mirzayanov cũng nói rằng ông đã viết lại các nghiên cứu về chất này sau khi sang Mỹ và được cấp bằng sáng chế ở Mỹ.
Ông cũng giải thích việc không có cộng sự nào của ông Navalny hay hành khách nào trên máy bay, sân bay bị nhiễm độc, là vì Navalny đã bị nhiễm "qua đường tiêu hoá".

Phía Nga phản bác lại Mirzayanov ở hai điều:
- Mirzayanov tham gia nhưng chỉ làm việc ở khâu sắc ký, là một nhà sắc ký, tuy biết thông tin nhưng không tham gia vào thử nghiệm nên không thể biết được triệu chứng chất độc này.
- Năm 1992, ông Mirzayanov làm rò rỉ cấu trúc của chất độc, dẫn đến việc chính quyền Nga buộc ông này tội phản quốc, và ông này đã phải sang Mỹ.
- Hai nhà khoa học Nga Vladimir Uglev, Leonid Rink đã trực tiếp phát triển và thử nghiệm Novichoktiếp tục nhấn mạnh rằng, nếu ông Navalny chỉ cần tiếp xúc với các chất độc của nhóm Novichok mà ông đã nghiên cứu năm xưa, ông này sẽ không thể còn sống.



Bình, qua đoạn tranh luận này có thể thấy 2 điều:
- Dù phía Nga hay Mỹ nói, dù nhà khoa học sống ở Mỹ hay Nga nói, thì cũng cho thấy rằng, Mỹ đã nắm được bí mật về chất này, do Mirzayanov tiết lộ. Điều này cũng phù hợp với phía Nga đã nói từ vụ Skripal và đầu vụ Navalny này, rằng phương Tây cũng đã điều chế và sở hữu được chất này ở phiên bản nhẹ hơn. Nó cũng phù hợp với báo Đức mà tôi đã trích ở topic trưóc, nói rằng chất này đã bị lộ từ hồi những năm 90s, và các băng nhóm tội phạm Bulgary cũng dùng nó để thanh toán nhau.
- Ông sống ở Mỹ giải thích việc các cộng sự xung quanh và các hành khác khác không bị lây là vì "đưòng tiêu hoá" có vẻ hơi kỳ lạ. Nhưng dù là vậy, ông ấy cũng không giải thích được tại sao Navalny vẫn còn sống, thậm chí còn đi lại được. Điều này thật khó tin với 1 loại chất độc hoá học cấp quân sự (như phương Tây nói) như vậy. Nếu bảo vụ Litvanenko ở Anh bị Nga giết thì tôi còn tin, vì có motivation, và cách ra tay hiệu quả, chứ bảo 2 vụ Skripal và vụ Navalny do chính quyền Nga làm thì khó tin quá.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 07:43 PM

Vụ tư nhân hoá của Belarus hấp dẫn hơn, vì đây mới là bản chất, và một lần nữa chúng ta lại được thấy chiêu thức của phương Tây. Đây là bài báo Belarus đăng bài phát biểu của tổng thống Belarus Lukashenko. Tôi muốn đọc báo của chính Belarus về lời ông ta nói, không muốn đọc qua các báo "tự do ngôn luận" khác

Lukashenko: We need private companies, we don't need privatization to suit foreign charlatans

https://eng.belta.by/president/view/lukashenko-we-need-private-companies-we-dont-need-privatization-to-suit-foreign-charlatans-133628-2020/

Lukashenko: Chúng tôi cần các công ty tư nhân, chúng tôi không cần tư nhân hóa để phù hợp với các lang băm nước ngoài

Tư nhân hóa ở Belarus sẽ không phù hợp với lợi ích của các lang băm nước ngoài. Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã đưa ra tuyên bố liên quan khi ông ủy quyền bổ nhiệm Sergei Nikiforovich tổng giám đốc của công ty kỹ thuật ô tô Belarus BelAZ vào ngày 21 tháng 9, BelTA đã được biết.

Aleksandr Lukashenko lưu ý rằng chính phủ sẽ luôn hỗ trợ BelAZ vì đây là thương hiệu của Belarus và là một phần di sản quốc gia giống như nhiều nhà máy khác. Ông tuyên bố rằng sẽ không có tư nhân hóa bừa bãi ở Belarus để phù hợp với lợi ích của các lang băm nước ngoài.

“Tại sao tôi tôn kính doanh nghiệp? Không phải vì tôi không hiểu rằng tài sản tư nhân phải tồn tại và có thể tồn tại, ”Aleksandr Lukashenko nói. “Chúng tôi đã có được khả năng miễn dịch mạnh mẽ đối với sự bất công. Tư nhân hóa công bằng đã không xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Nếu chúng ta muốn nhấn chìm đất nước của chúng ta và 10 triệu người đang sống trong đó vào vòng xoáy này chỉ để hối tiếc về quyết định sau này, nó phải được thực hiện mà không có tôi và, tôi tin chắc rằng không có các bạn ”.

Aleksandr Lukashenko nhấn mạnh rằng không thể lấy đi của công dân những gì hàng triệu người đã tạo ra và trao nó cho một nhà đầu tư. “Đây là lý do tại sao tôi rất muốn BelAZ làm việc một cách đáng tin cậy,” ong nói thêm. “Các phương tiện của chúng tôi đánh bại sự cạnh tranh của nước ngoài bằng cách cung cấp một giá trị tốt ve tiền bac. Đó là lợi thế của chúng tôi và chúng tôi nên giữ nó trên thị trường quốc tế ”.

Theo Aleksandr Lukashenko, ông đã xem xét rất kỹ việc ứng cử của Sergei Nikiforovich vì BelAZ là một doanh nghiệp độc nhất. Aleksandr Lukashenko lưu ý rằng hầu như không có xe tải vận chuyển nào được sử dụng ở Belarus trong khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế rất khốc liệt. “Bạn là một trong ba hoặc bốn nhà sản xuất xe tải vận chuyển trên thế giới. Tín nhiem tang - BelAZ vẫn tiếp tục duy trì sản lượng đầu ra. Và cần phải hiểu rằng bạn là trụ cột của thành phố. Sẽ không có Zhodino nếu không có BelAZ, ”ông tuyên bố.

Aleksandr Lukashenko tin rằng Sergei Nikiforovich có thể làm được việc. “Tôi rất muốn những chàng trai mới sẽ đến, một thế hệ mới sẽ bám rễ vào cuộc sống của chúng ta, sau tất cả là xã hội. Họ sẽ là những người sống và sáng tạo, tạo nên tương lai của Belarus. Chúng ta cũng sẽ không chết sớm, nhưng chúng ta sẽ nhìn mọi thứ từ bên lề. Nếu bạn gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên, một số hỗ trợ. Đây là lý do tại sao tôi rất muốn bạn bắt rễ tại BelAZ, ”ông kết luận.


Chu thich:
BelAZ, là một nhà máy ô tô của Belarus và là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về xe tải cỡ lớn và đặc biệt, cũng như các thiết bị vận tải hạng nặng khác cho ngành khai thác và xây dựng. Zhodino là câu lạc bộ bóng đá được tài trợ bởi BelAZ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 22 2020, 08:03 PM

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đang thành lập một liên minh để ngăn chặn việc hoàn thành dự án khí đốt chạy dưới biển Baltic.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, Washington tin tưởng rằng, đường ống này sẽ mang lại rủi ro cho châu Âu, vì nó tạo ra sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nga sẽ gây áp lực chính trị đối với các nước châu Âu, đặc biệt là Ukraine và điều này “khiến nhiều người Đức vô cùng lo lắng”.

Cũng theo ông Pompeo, Mỹ đang hành động để dừng việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách Đức đi đến cùng quan điểm liên quan đến tình hình xung quanh vụ nhà hoạt động đối lập người Nga Alexei Navalny bị đầu độc và “những tác động an ninh thực sự” gây ra bởi sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga.

Ngoại trưởng Mỹ không loại trừ việc Mỹ sẽ đáp trả phía Nga vì vụ việc xảy ra với ông Navalny.

Hôm 18/9, các thủ hiến 6 bang Đông Đức gồm Berlin, Brandenburg, Mecklenburg-Vorpommern, Sachsen, Sachsen-Anhalt và Thüringen đã nhất trí tiếp tục ủng hộ việc hoàn tất dự án Nord Stream-2.

Theo đó, các thủ hiến 6 bang trên nhận định, dự án này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với an ninh năng lượng của Đức và các nước châu Âu khác. Bởi vậy, họ cho rằng việc hoàn tất đường ống này, hiện đã hoàn thành 97% việc xây dựng là “hợp lý và đúng đắn”.

Bà Manuela Schwesig, thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommern, miền Đông Bắc nước Đức cho biết, những nghị sĩ ở Đảng Xanh (đảng Xanh không có trong nghị viện bang Mecklenburg-Vorpommern) kỳ vọng rằng chúng tôi sẽ từ bỏ khí đốt của Nga và thay vào đó sẽ mua khí đá phiến. “Chúng được vận chuyển bằng các tàu chở dầu, đắt hơn và thậm chí còn gây hại cho môi trường. Đường ống đã hoàn thành 97% và đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật”, bà Schwesig nhấn mạnh.
Trong khi đó, Chủ tịch Đảng Xanh trong Quốc hội Đức Katrin Goring-Eckardt kêu gọi dừng dự án.

Động thái mới từ phía Berlin khi đề cập đến trừng phạt của Mỹ vào Nord Stream-2 lại càng gây chú ý. Đức được cho là đã đề nghị khoản tiền 1 tỷ USD để xây dựng các cảng tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ ở bờ biển Baltic. Động thái này được tờ báo Đức ZDF gọi là hành động cho thấy Đức đã chịu thua sức ép của Mỹ.

Trước các sức ép từ nhiều bên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói rằng, việc có tiếp tục dự án Nord Stream-2 hay không sẽ là quyết định của các đối tác EU, song trước tiên châu Âu cần đợi câu trả lời của Nga về việc làm sáng tỏ vụ ông Navalny bị đầu độc.

Hiện tại trên biển Baltic, hai tàu Nga phục vụ lắp đặt đường ống còn lại của dự án đã có mặt và đang chuẩn bị để tiến hành hoàn thiện thi công.




Bình:: Như vậy, Nord Stream 2 và Belarus là bản chất trực tiếp, còn Navalny đã là hình thức, là cái cớ để buộc tội, ra đòn nếu cần. Có điều, nếu trừng phạt Nga thì lấy cớ Navalny đươc, còn trừng phạt Đức thì đành phải lấy việc Nord Stream 2 ra thôi, chứ biết làm sao.
Không rõ có hoàn thành được không, nhưng dù hoàn thành được, thì việc đưa vào vận hành cũng không dễ, vận hành rồi, được bao nhiêu % công suất cũng còn là vấn đề tranh cãi chán.
Chỉ có Ukraine là thiệt, đầu tiên thì đường ống trên đất mình đã không còn do mình hoàn toàn kiểm soát nữa, mà đã phải chia sẻ nó với Mỹ và EU (Đức, Áo, Pháp, etc.), không thể dùng nó làm mình làm mẩy như xưa mà cái gì cũng phải qua Mỹ, EU. Sau đó là dù đường ống Nord Stream 2 có được xây hay không, thì Mỹ cũng cung cấp LNG vào EU, các nước Địa Trung Hải cũng tăng cường LNG cho EU, thậm chí cả Nga cũng có thể, vì công ty Đức còn đang cân nhắc tham gia dự án LNG số 2 của Novatek Nga, etc. Mặc kệ EU mua của Nga của Nord Stream 2 hay mua LNG của nước khác thì vai trò của cái đường ống Ukraine cũng sụt giảm nặng. Coi Nga là kẻ thù, trong khi rõ ràng nếu EU mua khí của Nga thì Ukraine mới có lợi chứ

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 22 2020, 09:47 PM

@ltbk,
Hiện tại thì phương Tây chưa có cửa vào Bạch Nga. Vì ở nước này không tồn tại một đám tài phiệt xẻ thịt nhà nước thành “đại gia” như ở UK, hay như ngay ở Nga vào thời Elsine. Vào thời điểm ấy, cả ở Nga và UK, nhà nước đều rối loạn, và nằm trong tay những tài phiệt kiểu như Khodorovsky, hay Berezovsky. Bản thân Putin lên được cũng vì “đóng giả vai ngu” để được đưa lên. Và cái giá đi lên của Putin là bảo đảm cho Elsine không bị truy tố , cũng như để cho gia đình Elsine (hiểu cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng tức là đồ đệ ô dù ăn theo ) không bị truy tố. Hiện tại ở Nga còn có cả bảo tàng Elsine, do con gái Elsine xây dựng.
Tất nhiên khi lên,Putin đã dựa vào hai yếu tố để kỷ cương lại nước Nga đó là KGB (tức là bộ công an) về mặt quản lý hành chính, và các hãng công chưa bị tiêu tán, mà lớn nhất là Gazprom. Về mặt xã hội thì có cả nhà thờ chính giáo Nga.
Nhưng điều này không có ở UK, và vì thế tài phiệt UK mặc sức tung hoành dưới cái vỏ “dân tộc”. Lợi dụng chủ nghĩa dân tộc.
Hiện tại “cách mạng mầu ở Bạch Nga” cũng có một số điểm trùng. Ví dụ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc. Lá cờ mầu trắng-đỏ-trắng mà những người biểu tình cầm không phải là cờ của nhà nước Bạch Nga hiện tại (cờ nước này có một dải xanh lá cây), lá cờ này không rõ từ đâu mà ra, nhưng theo phương Tây thì nó là cờ Bạch Nga thật. Chắc nó cũng giống như dạng cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền miền Nam cũ. Và chủ nghĩa dân tộc của những người này chắc cũng giống “lề trái anh hùng bán phím nhất định đồi đánh nhau với TQ bằng mọi giá để thể hiện chủ nghĩa dân tộc , mà họ chỉ trả giá bằng nước bọt”
Ngược lại không có tài phiệt Bạch Nga, vì nước này giữ được cấu trúc xã hội cũ của Liên Xô.
Về mặt quan hệ kinh tế, phương Tây không có quan hệ nhiều với Bạch Nga, vì thế ngón đòn phong toả kinh tế không thể thực hiện được.
Về nội dung sâu kín của nó là sự tranh dành thị trường của EU với Nga, nhưng nó cũng có ảnh hưởng sức mạnh mềm EU nữa cộng với tác động của chính trị Ba lan được Mỹ ủng hộ.
Tác động chính trị của Ba lan không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế, mà còn có lợi ích chính trị, đẩy EU thêm vào thế đối kháng với Nga, và từ đó mở rộng ảnh hưởng của mình trong EU.
Nó cũng có một yếu tố nữa đó là tổng thống Bạch Nga năm quyền quá lâu, đây chính là hệ quả của một thể chế đa nguyên đa đảng nhập khẩu không có cấu trúc xã hội để gánh nó. Không cần nhìn đâu xa, ở Nga cũng vậy, nhưng Nga khác Bạch Nga là có một cặp bài trùng : Putin-Medvedev, và có sự hoán đổi hình thức trong thời gian Putin làm thủ tướng, Medvedev làm tổng thống.
Với sự thay đổi hiến Pháp, Putin lại tiếp tục có thể có hai nhiệm kỳ nữa. Như vậy bản thân thế chế “đa nguyên đa đảng”, “dân chủ kiểu phương Tây” đã tạo ra mô hình “độc tài”, và là nhân tố bất ổn định chính trị. Người ta chỉ có thể có hai hệ quả ra đời từ hệ thống này đó là : Để kỷ cương phát triển phải ..độc tài, từ đó bất ổn định chính trị, hoặc rối loạn bị xâm thực từ bên ngoài.
Hiện tại những người biểu tình đang bị lừa gạt. Tâm lý chống độc tài của họ bị khai thác. Nhưng hệ quả của nó, nếu thành công, lật đổ được tổng thống Bạch Nga hiện tại, thì xã hội sẽ tồi tệ hơn, và họ sẽ là nạn nhân. Vì thế cho nên khi nghiên cứu chế độ đa nguyên đa đảng hiện tại ở phương Tây, không thể bỏ qua “chiến tranh tâm lý” do media đưa ra.
Dù sao cũng phải nhắc lại cũng không thừa, bản thân chế độ “đa nguyên đa đảng” không xấu, và là một thành tựu tiến bộ của xã hội loài người. Nhưng cách áp đặt nó, sử dụng nó như một công cụ xâm lược là xấu. Cũng như đạo thiên chúa không xấu, nhưng khi Pháp lợi dụng nó ở VN để đánh nhà Nguyễn là xấu.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 12:37 AM

Ngoài an ninh ra, còn cả quân đội và các hãng kinh tế lớn, có tính chiến lược của Nga (bất kể nhà nước hay tư nhân) ủng hộ Putin nữa, đúng hơn là ủng hộ tư tưỏng của 1 nhóm các think tank ở Saint Peterbourg mà Putin và Medvedev xuất thân.
Thời đó, quân đội Nga ít ý thức chính trị về quốc gia do đưọc huấn luyện chuyên nghiệp về quân sự quá, nên việc cầm trịch phải do bên an ninh, quân đội chỉ là đối tác. Nên bây giờ, bộ trưỏng quốc phòng Sergei Shoigu mới đưa ra học thuyết về ý thức bảo vệ nhà nưóc quân đội, và sự hợp tác của quân đội và an ninh. Cái này, cộng với hiến pháp mới ra đời sẽ giúp củng cố mạnh hơn nhà nước thâm sâu của Nga. Đây là điều mà quân đội phương tây đã có từ lâu.
Phưong Tây cứ hay tuyên truyền là quân đội phi chính trị. Thực ra, khái niệm "phi chính trị" ở phương Tây, nghĩa là quân đội k đứng về 1 phe nào trong nhà nước (thể hiện ra dưói dạng Đảng) để lật phe kia (đảng kia), chứ việc bảo vệ an ninh, nền tảng của nhà nước thì đó là trách nhiệm của bất kỳ quan doi nào. Quân đội chính là cột trụ cuối cùng của nhà nước, là cái xưong sống của 1 cơ thể, giữ cho cơ thể vững chắc để các bộ phận khác hoạt động. Khi nhà nước có nguy cơ sụp đổ (do bên trong hay bên ngoài hay cả hai) thì quân đội phải ra mặt. Nhưng khi sang các nước khác, phưong tây lại nhập nhèm, theo kiểu như quân đội phi chính trị là không can thiệp vào cách mạng màu dẫn đến biểu tình do họ gây ra.
Ở phương Tây, khi biểu tình chỉ hoàn toàn do nội bộ tiến hành, không có can thiệp bên ngoài, không đe doạ đến tính toàn vẹn của nhà nước, thì quân đội không cần can thiệp, để cho các phe phái dân sự đàm phán với nhau. Quân đội (và cả an ninh) chỉ đảm bảo không kẻ nào phá hoại cơ sở hạ tầng đất nước, không để bên ngoại xen vào. Còn khi đã có kẻ bên ngoài lợi dụng để làm cách mang xanh xanh đỏ đỏ hồng hồng thi quân đội và/hoặc an ninh phải can thiệp.
Thứ tự can thiệp về sức mạnh sẽ bắt đầu bằng cảnh sát, toà án, nước cuối cùng thì là quân đội phải lộ mặt
Quân đội phương tây không lộ mặt vì chưa cần thiết, chứ k phải vì nó yếu hay không đưọc phép lộ mặt, vì các cuộc biểu tình ở phương Tây chỉ là vấn đề nội bộ, xung đột lợi ích, không có nước ngoài nào can thiệp cả, không có phe "đối lập" nào trở thành "đối kháng" dựa vào nước ngoài để can thiệp cả.
Ở phương Tây, nhận tài trợ nưóc ngoài tranh cử, dựa vào nước ngoài tranh cử là trọng tội. Bầu cử của họ là không thể để cho nước ngoài can thiệp, dù họ thì luôn can thiệp bầu cử nước ngoài. Những gì họ làm với nước ngoài, họ không cho phép nước ngoài làm tương tự vào họ đâu.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 22 2020, 02:47 PM)
@ltbk,
Hiện tại thì phương Tây chưa có cửa vào Bạch Nga. Vì ở nước này không tồn tại một đám tài phiệt xẻ thịt nhà nước thành “đại gia” như ở UK, hay như ngay ở Nga vào thời Elsine. Vào thời điểm ấy, cả ở Nga và UK, nhà nước đều rối loạn, và nằm trong tay những tài phiệt kiểu như Khodorovsky, hay Berezovsky. Bản thân Putin lên được cũng vì “đóng giả vai ngu” để được đưa lên. Và cái giá đi lên của Putin là bảo đảm cho Elsine không bị truy tố , cũng như để cho gia đình Elsine (hiểu cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng tức là đồ đệ ô dù ăn theo ) không bị truy tố. Hiện tại ở Nga còn có cả bảo tàng Elsine, do con gái Elsine xây dựng.
Tất nhiên khi lên,Putin đã dựa vào hai yếu tố để kỷ cương lại nước Nga đó là KGB (tức là bộ công an) về mặt quản lý hành chính, và các hãng công chưa bị tiêu tán, mà lớn nhất là Gazprom. Về mặt xã hội thì có cả nhà thờ chính giáo Nga.
Nhưng điều này không có ở UK, và vì thế tài phiệt UK mặc sức tung hoành dưới cái vỏ “dân tộc”. Lợi dụng chủ nghĩa dân tộc.
Hiện tại “cách mạng mầu ở Bạch Nga” cũng có một số điểm trùng. Ví dụ lợi dụng chủ nghĩa dân tộc. Lá cờ mầu trắng-đỏ-trắng mà những người biểu tình cầm không phải là cờ của nhà nước Bạch Nga hiện tại (cờ nước này có một dải xanh lá cây), lá cờ này không rõ từ đâu mà ra, nhưng theo phương Tây thì nó là cờ Bạch Nga thật. Chắc nó cũng giống như dạng cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền miền Nam cũ. Và chủ nghĩa dân tộc của những người này chắc cũng giống “lề trái anh hùng bán phím nhất định đồi đánh nhau với TQ bằng mọi giá để thể hiện chủ nghĩa dân tộc , mà họ chỉ trả giá bằng nước bọt”
Ngược lại không có tài phiệt Bạch Nga, vì nước này giữ được cấu trúc xã hội cũ của Liên Xô.
Về mặt quan hệ kinh tế, phương Tây không có quan hệ nhiều với Bạch Nga, vì thế ngón đòn phong toả kinh tế không thể thực hiện được.
Về nội dung sâu kín của nó là sự tranh dành thị trường của EU với Nga, nhưng nó cũng có ảnh hưởng sức mạnh mềm EU nữa cộng với tác động của chính trị Ba lan được Mỹ ủng hộ.
Tác động chính trị của Ba lan không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế, mà còn có lợi ích chính trị, đẩy EU thêm vào thế đối kháng với Nga, và từ đó mở rộng ảnh hưởng của mình trong EU.
Nó cũng có một yếu tố nữa đó là tổng thống Bạch Nga năm quyền quá lâu, đây chính là hệ quả của một thể chế đa nguyên đa đảng nhập khẩu không có cấu trúc xã hội để gánh nó. Không cần nhìn đâu xa, ở Nga cũng vậy, nhưng Nga khác Bạch Nga là có một cặp bài trùng : Putin-Medvedev, và có sự hoán đổi hình thức trong thời gian Putin làm thủ tướng, Medvedev làm tổng thống.
Với sự thay đổi hiến Pháp, Putin lại tiếp tục có thể có hai nhiệm kỳ nữa.  Như vậy bản thân thế chế “đa nguyên đa đảng”, “dân chủ kiểu phương Tây” đã tạo ra mô hình “độc tài”, và là nhân tố bất ổn định chính trị. Người ta chỉ có thể có hai hệ quả ra đời từ hệ thống này đó là : Để kỷ cương phát triển phải ..độc tài, từ đó bất ổn định chính trị, hoặc rối loạn bị xâm thực từ bên ngoài.
Hiện tại những người biểu tình đang bị lừa gạt. Tâm lý chống độc tài của họ bị khai thác. Nhưng hệ quả của nó, nếu thành công, lật đổ được tổng thống Bạch Nga hiện tại, thì xã hội sẽ tồi tệ hơn, và họ sẽ là nạn nhân. Vì thế cho nên khi nghiên cứu chế độ đa nguyên đa đảng hiện tại ở phương Tây, không thể bỏ qua “chiến tranh tâm lý” do media đưa ra.
Dù sao cũng phải nhắc lại cũng không thừa, bản thân chế độ “đa nguyên đa đảng” không xấu, và là một thành tựu tiến bộ của xã hội loài người. Nhưng cách áp đặt nó, sử dụng nó như một công cụ xâm lược là xấu. Cũng như đạo thiên chúa không xấu, nhưng khi Pháp lợi dụng nó ở VN để  đánh nhà Nguyễn là xấu.
*


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 01:04 AM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 22 2020, 09:47 AM)
Tôi sẽ có thiện cảm với Navalny nhiều hơn, nếu nước Nga không bị phương Tây nhân cớ đó kiếm chuyện, vì với tôi chủ quyền đi trước nhân quyền. Đây là tôi dùng từ của phương Tây cho nó đơn giản, chứ tôi không muốn dùng chữ nhân quyền mà thường dùng chữ “bảo vệ công dân”, “quyền công dân”, bởi với tôi không có nhân quyền chung chung cho toàn thế giới. Mỗi một người đều là công dân của một nhà nước, tức là một cộng đồng. Không có một giá trị chung chung, mặc dù chúng có thể tương đồng nhau. Tại sao lại thế ? bởi khi đã nói là có một giá trị chung, thì ai là người cầm chịnh nói nó đúng hay sai.

Thì phương tây sẽ đứng ra cầm chịch nói nó đúng hay sai chứ sao bác, nó đang diễn ra mà. Phương Tây sẽ nhân danh những tổ chức "quốc tế" với cái tên kêu như "toà án quốc tế", "toà án nhân quyền châu Âu", etc. để đóng dấu chứng nhận, hay phán xét một nhà nước nào làm đúng hay sai chứ sao. Trên thực tế, đó là các tổ chức "quốc tế" mà có cả các nước ngoài phương tây có thể can thiệp hay tham gia vào. Nhưng tương quan lực lượng không bình đẳng giữa phương Tây và các nước khác làm cho ưu thế ngả hẳn về phương Tây, các nước yếu không thể độc lập quyết định, và còn hành động theo hướng mà phương Tây muốn nữa.
Tổ chức quốc tế chỉ công bằng khi tất cả thế giới tham gia vào và đều có tiếng nói ngang nhau, mà điều này không xảy ra cho đến bây giờ.
Đôi khi, nhờ sự mâu thuẫn giữa các nước phương Tây mà ta thấy đuợc rõ hơn, giống như vụ Mỹ trừng phạt công tố viên toà quốc tế vì "dám" điều tra tội ác của Mỹ ở Afganistan, hay Anh không công nhận toà án nhân quyền châu Âu, là những ví dụ

Hiện nay, sức mạnh mềm của phương Tây ở khắp nơi, người ta chỉ nhìn vào tình hình kinh tế xã hội nội bộ phương Tây tương đối tốt hơn mà coi họ như là biểu hiện của đạo đức và công lý, lời của họ nói thì đáng tin, nhưng quên đi rằng giữa đối ngoại và đối nội là khác hẳn nhau, và không phải tự nhiên mà phương Tây có đuợc như ngày nay

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 06:06 AM

Tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới khởi hành

Tàu phá băng hạt nhân universal của Nga lớp LK-60Ya, “Arktika”, hôm nay đã rời nhà máy đóng tàu Baltic để thử nghiệm lần cuối và đang trực tiếp hướng đến Murmansk. Trong hành trình kéo dài hai tuần này, tàu phá băng sẽ được thử nghiệm trong điều kiện băng giá phức tạp.
Sau khi đến Murmansk, nếu mọi thứ suôn sẻ, Rosatom sẽ ký biên bản nghiệm thu và tiếp quản “Arktika” cho năm đầu tiên hoạt động trên tuyến đường biển phía bắc. “Arktika” hiện là tàu phá băng lớn nhất thế giới từng được chế tạo.
Tham khảo hành trình tại đây
https://www.marinetraffic.com/en/ais/home/shipid:6069179/zoom:10

Quá trình chế tao cũng có nhiều khó khăn. Lúc đầu Ukraine tham gia vào việc chế tạo động cơ cùng với Nga, cụ thể là công ty OJSC Kirovsky Zavod của Nga và nhà máy tuabin Kharkov Ukraine hợp tác. Nhưng sau đó cuộc khủng hoảng nổ Ukraine nổ ra, nên việc hợp tác bị hủy. Và tuabin đã không thể được cung cấp vào năm 2015 như dự kiến.


Sau đó Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylovskiy của Nga cũng đã bị chậm trong việc cung cấp máy phát điện cho nhà máy Kirov-Energomash của Nga (một công ty con của công ty Kirovsky). Lý do đây là những công trình lớn đầu tiên như vậy trong vòng 25 năm qua, do nhà máy sản xuất, liên quan đến việc hiện đại hóa quy mô lớn sản xuất.

Cuối cùng phải bị chậm 2 năm, Nga mới hoàn thành xong 2 cái tuabin. Cả hai máy phát tuabin đã được giao lần lượt vào tháng 9 năm 2017 và tháng 4 năm 2018.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2017, Baltiyskiy Zavod - Shipbuilding (một phần của USC), nhà thầu đóng tàu phá băng Arktika, cùng với Rosatom (khách hàng) đã gửi đơn kháng cáo lên Chính phủ Liên bang Nga - Nga về việc cần phải hoãn giao tàu phá băng một năm rưỡi. Vào ngày 12 tháng 7, ngày vận hành tàu phá băng mới được công bố vào năm 2019
Dự kiến giao tàu phá băng cho khách hàng vào ngày 5/11/2020.

Động cơ
Tàu phá băng được trang bị hai nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng RITM-200 , công suất nhiệt mỗi lò là 175 MW . Hơi từ các lò phản ứng dẫn động hai máy phát tuabin hơi 36 MW. [8] Ba cánh quạt bước cố định được dẫn động bằng động cơ điện, hai động cơ điện 10MW trên mỗi trục.
Tàu phá băng có 6 GED với công suất 10 MW, 2 GED trên mỗi 3 trục của tàu. Sau sự cố của một nhà máy điện, tổng công suất của tàu phá băng giảm từ 60 MW xuống còn 50 MW, điều này sẽ cho phép tàu hoạt động thử nghiệm khi mất điện cho đến khi nhà máy điện không hoạt động trong bến được loại bỏ.

Đây là video lần thử nghiệm năm ngoái


https://www.youtube.com/watch?v=ipeFgaPMP8Q

Bình:
Ukraine chỉ giỏi phá rối. Bày trò không hợp tác với Nga để gây sức ép chính trị, làm đòn bẩy, nhưng cuối cùng cũng chỉ làm Nga chậm 1 chút rồi thì họ cũng xong. Mà Nga đã nhân việc không có Ukraine để cải cách hiện đại hóa quy mô lớn sản xuất của mình, lần đầu không có Ukraine bị chậm, nhưng lần 2 thì không còn chậm nữa đâu.
Tốc độ đẻ tàu của Nga bây giờ chỉ thua Mỹ và TQ, chứ còn châu Âu thì đã không còn theo kịp.

Chính phương Tây ép Ukraine cắt đứt hoàn toàn không được chơi gì với Nga, nhưng họ có vẫn chơi đấy thôi. Thực ra những cái này đã được dự đoán rồi mà. Và thực chất, đây không phải là cái Ukraine muốn làm mà họ bị phương Tây ép làm vậy. Ý của Ukraine là muốn vào EU, chơi với EU để từ đó thâm nhập thị trường, đồng thời cũng vẫn chơi với Nga. Nếu làm được như vậy thì vị thế của họ sẽ cao với cả hai bên, từ đó mà sẽ có nhiều quyền lợi, trở thành 1 cực quyền lực mới của NATO, do vị trí chiến lược và có tầm quan trọng với cả Nga và phương Tây.

Nhưng phương tây thì họ câu Ukraine vào để họ khai thác, móc để có lợi cho họ, chứ không phải muốn Ukraine vào để làm cha làm mẹ hay bằng vai phải lứa với họ, nên họ ép Ukraine phải chọn một trong hai. Việc ngừng quan hệ với Nga là cái mà phương Tây ép Ukraine làm, cũng là cái mà phe thân phương Tây của Ukraine phải chấp nhận, vì quyền lợi của họ đều ở phươnG tây, tài sản của họ đều ký gửi ở phương tây cả, lơ mơ là toi. Lúc đại sứ Mỹ tại Ukraine còn cảnh báo Ukraine không được lén lút quan hệ với Nga. Phương Tây làm vậy họ có nhiều cái lợi:

- Gây rắc rối cho quá trình phát triển thiết bị quân sự Nga, dù dĩ nhiên không thể cản. Nhưng cái này không phải lý do chính

- Cắt đứt ràng buộc kinh tế của Nga và Ukraine, làm suy yếu đi phe ủng hộ hữu hảo với Nga của Ukraine

- Kinh tế của Ukraine khó khăn, càng phải lệ thuộc vào họ, phải vay nợ, phải cắt những ngành chiến lược cho họ, như nhiều hệ thống đường ống, các công ty năng lượng của Ukraine giờ đã rơi vào tay các công ty phương tây quản lý hoặc đồng quản lý.

- Bóp chết các ngành công nghiệp của Ukraine. Cái này thì đã nói, phương tây khi vào thì họ chỉ muốn móc tài nguyên thiên nhiên với giá rẻ, phá hủy các ngành công nghiệp trọng yếu để loại bỏ đối thủ tiềm năng, để biến nước kia thành thị trường vay nợ, lao động "dịch vụ" cấp thấp theo kiểu bưng bê, gia công cấp thấp, du lịch và tiêu thụ hàng hóa cho họ.

Chứ có điên mà họ để cho Ukraine duy trì ngành công nghiệp vũ khí, hàng không, tàu bè à?



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 02:49 PM

Anh công bố dự luật bảo vệ binh sỹ trước nguy cơ bị truy tố
Dự luật đưa ra một giả định theo luật định chống lại việc truy tố các binh sỹ hay cựu quân nhân vì các tội đã phạm phải trong khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài hơn 5 năm về trước.

Ngày 22/9, Chính phủ Anh đã công bố Dự luật Hoạt động ở nước ngoài nhằm cung cấp "sự bảo vệ pháp lý mạnh mẽ hơn" cho các binh sỹ và cựu quân nhân - những người có thể phải đối mặt với cáo buộc tội phạm ác chiến tranh. Dự luật sẽ được các nghị sỹ đưa ra thảo luận trong ngày 23/9.

Dự luật đề xuất các biện pháp nhằm "giảm thiểu sự mập mờ phát sinh từ các cáo buộc có tính lịch sử (không có chứng cứ khẳng định), đồng thời xây dựng một khung pháp lý tốt hơn để xử lý các cáo buộc có thể phát sinh từ các cuộc xung đột ở nước ngoài trong tương lai."

Dự luật đưa ra một giả định theo luật định chống lại việc truy tố các binh sỹ hay cựu quân nhân vì các tội đã phạm phải trong khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài hơn 5 năm về trước.

Văn kiện này đề xuất quy định các công tố viên không được truy tố các binh sĩ và cựu quân nhân sau 5 năm, yêu cầu họ phải cân nhắc tới lợi ích chung và được sự cho phép của Bộ trưởng Tư pháp Anh trước khi khởi tố.

Dự luật cũng hạn chế quyền tự quyết của tòa án trong việc gia hạn tối đa 6 năm để đưa ra các yêu cầu dân sự đối với thương tích cá nhân và vi phạm nhân quyền. Bên cạnh đó, dự luật cũng buộc Chính phủ Anh trong tương lai phải cân nhắc gạt sang một bên Hiệp định châu Âu về nhân quyền (ECHR) trong các hoạt động quân sự quan trọng ở nước ngoài.

Việc truy tố các binh sỹ Anh vì các tội ác lịch sử ở Bắc Ireland, cũng như trong các cuộc xung đột mới đây nhất ở Iraq và Afghanistan, đã trở thành vấn đề gây tranh cãi đeo bám quân đội và Chính phủ Anh trong nhiều năm qua.

Trước khi đắc cử Thủ tướng Anh hồi tháng 12/2019, ông Boris Johnson đã cam kết chấm dứt các hành vi buộc tội nhằm vào các binh sỹ từng làm nhiệm vụ tại Bắc Ireland trong giai đoạn được gọi là cuộc nội chiến ở Bắc Ireland (Troubles).

Theo Bộ Quốc phòng Anh, khoảng 70% các cáo buộc của Nhóm cáo buộc lịch sử Iraq đã bị loại bỏ vì không có cơ sở phản hồi.

Tuy nhiên, những rò rỉ từ các cuộc điều tra của Chính phủ Iraq và Afghanistan hồi cuối năm ngoái lại cho thấy quân đội Anh bị cáo buộc che đậy những bằng chứng đáng tin cậy về tội ác chiến tranh của binh sĩ đối với người dân tại hai nước này./.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 07:11 PM

Them chut tin tuc:

Sau Global Times, báo China Daily khẳng định chính quyền Trung Quốc không hài lòng về thỏa thuận hợp tác giữa TikTok với hai tập đoàn Mỹ.
Theo China Daily, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ không chấp nhận thỏa thuận giữa ByteDance - công ty mẹ của TikTok - với Oracle và Walmart vì "những điều khoản mang tính chèn ép và thiếu công bằng". “Những gì Mỹ làm với TikTok giống như hành vi của một kẻ bắt nạt. Đây là cái bẫy của Mỹ”, báo này viết.

Tuần trước, ByteDance và Oracle công bố những thông tin mâu thuẫn về điều khoản của thỏa thuận. Công ty Trung Quốc nói sẽ thành lập công ty con có tên TikTok Global tại Mỹ. ByteDance sở hữu 80% cổ phần và quyền điều hành trong khi Oracle và Walmart nắm 20% còn lại.

Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "chiến thắng" và hoãn lệnh cấm TikTok. Tổng biên tập Global Times Hu Xijin mô tả đây là "thỏa thuận không công bằng nhưng tránh được kết quả tồi tệ nhất".

Tuy nhiên, đến đầu tuần này, Oracle khẳng định phần lớn quyền sở hữu TikTok Global thuộc về người Mỹ. Ông Trump cảnh báo rằng ông sẽ can thiệp để hủy bỏ thỏa thuận nếu các công ty Mỹ không nắm cổ phần chi phối TikTok Global.

"Trung Quốc sẽ không liên quan gì đến TikTok Global, nếu không phải vậy chúng ta sẽ từ bỏ thỏa thuận. Toàn bộ công ty này phải do Oracle kiểm soát", ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.

Sau phản ứng của China Daily, ông Gao Zhikai - cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc - nói với Bloomberg rằng các nhà lãnh đạo nước này "bất ngờ" với tình trạng của TikTok. "Trung Quốc muốn nhấn mạnh rằng các công ty nước này có quyền lợi không thể bị xâm phạm", ông này khẳng định.

Giáo sư luật Xu Ke thuộc Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế nhận định lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ và Trung Quốc sẽ quyết định số phận của thỏa thuận TikTok. "Vụ TikTok là một phần của cuộc chiến tranh thương mại và phân ly công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc", ông giải thích.

---------------------------------------------------------------------------

Hôm 22/9, Bộ Ngoại giao Pháp đã lên tiếng về yêu cầu hợp tác của phía Nga về các vấn đề liên quan đến nhân vật đối lập chính trị của Nga, ông Alexei Navalny.

Pháp là một trong 3 quốc gia châu Âu đã xác nhận các chất độc mà bệnh viện Đức điều trị cho ông Navalny cung cấp là chất độc thần kinh cực mạnh Novichok. Cùng với Đức và Thụy Điển, Pháp đã nhận được yêu cầu của Nga về hỗ trợ pháp lý.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp nói với các nhà báo: "Chúng tôi đã nhận được yêu cầu từ Nga. Nó đang được xem xét".

Paris thể hiện họ sẵn sàng hợp tác với Moscow nhưng nhấn mạnh rằng, ưu tiên của nước này là Nga phải giải thích hoàn cảnh của vụ việc Navalny.

Bất chấp các tuyên bố không bằng chứng của phía các thành viên EU, Điện Kremlin cáo buộc trợ lý của ông Navalny đã loại bỏ vật chứng quan trọng của vụ việc là 2 chai nước lọc trong phòng khách sạn của ông Navalny sang Đức.

Moscow đồng thời bày tỏ nghi ngờ về phát hiện của Đức khi cho rằng chất độc Novichok được bám trên cánh tay và chai nước lọc của ông Navalny.

Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết không thể mang một cái chai có dấu vết của Novichok ra khỏi Nga vì không có thời gian để làm điều này do độc tính của nó.

Điện Kremlin khẳng định đang tìm cách khởi động một cuộc điều tra hình sự nhưng các bằng chứng và vật chứng liên quan đến vụ việc đều ở Đức. Các cuộc kiểm tra trên hơn 200 con người từng có tiếp xúc hoặc ở gần ông Navalny trên chuyến bay, trong khách sạn, ở nhà hàng.. đều đã phải tham gia vào cuộc kiểm tra sơ bộ này.

Hôm qua, Giám đốc tình báo đối ngoại Nga cho biết cuộc kiểm tra này vẫn đang được tiến hành và Moscow đã thấy các dấu hiệu cho thấy một số quốc gia phương Tây đã tham gia vào việc gây nên cơn ngã quỵ của ông Navalny trên chuyến bay. Mục tiêu chính của việc này là nhằm ngăn chặn đường ống Nord Stream-2 của Nga đến Đức để có thêm cơ hội cho khí hóa lóng của Mỹ được có mặt nhiều hơn nữa trên thị trường năng lượng châu Âu.



Bình luận: như vậy là Pháp đồng ý hợp tác tư pháp, nhưng với điều kiện Nga phải "giải thích" bối cảnh Navalny trước, như vậy là đang tìm cách bẫy Nga, mục đích là buộc Nga phải công nhận việc Navalny bị nhiễm độc Novichok, tức là buộc Nga phải công nhận kết luận của Đức, Pháp, TD, mà không cần phải xem kết quả xét nghiệm y khoa của họ (tức là 1 trong 3 tiên đề tôi đã nêu ra). Còn Nga thì đòi kết luận của 3 nưóc này phải được chứng minh bằng kết quả xét nghiệm y học rõ ràng, công khai.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2020, 08:43 PM

Nghe co ban dua tin nay len, chua ro co dung khong. Nhung neu dung cung khong la, vi hop voi logic cua My

Vừa rồi, Mỹ đề nghị với Nga gia hạn thêm SATRT-3 thêm 5 năm nữa
Với điều kiện
1. Nga phải từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng hầu hết các loại vũ khí mới nhất... như các hệ thống siêu thanh, tên lửa Nudol, một phần là S-500, tổ hợp Poseidon - những lĩnh vực mà Nga đi trước Hoa Kỳ nhieu năm.
2. Nga không được triển khai tên lửa ờ Nam Mỹ, nhưng Mỹ thì được bố trí tên lửa của mình tại Châu Âu, châu Á. Và Ukr, Ba Lan, Rumani,...
3. Anh, Pháp không đưa vào trong START-3 nhưng Trung Quốc thì phải có.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 29 2020, 12:00 AM

Các công ty bảo hiểm bị cấm bán bảo hiểm cho các tàu tham gia Nord Stream 2


Hiệp hội các công ty bảo hiểm hàng hải IG P&I Clubs đã quyết định không bán bảo hiểm cho các tàu sẽ tham gia xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 do nguy cơ bị Hoa Kỳ áp dụng các lệnh trừng phạt trực tiếp.

Xem xét nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc trừng phạt các công ty cung cấp tàu và dịch vụ liên quan đến việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 và Turkish Stream, Hiệp hội các công ty bảo hiểm hàng hải IG P&I Club đã ra thông báo nghiêm cấm thành viên của mình bán bảo hiểm cho các tàu tham gia vào những dự án trên.

“Các thành viên được nhắc nhở rằng sẽ không có bất cứ bảo hiểm nào được bán cho các tàu tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp và/hoặc khiến Câu lạc bộ có nguy cơ vi phạm các biện pháp trừng phạt. Với mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với các công ty bảo hiểm do CAATSA (luật đấu tranh chống lại các đối thủ của Mỹ bằng các biện pháp trừng phạt) và PEESA (luật bảo vệ năng lượng ở châu Âu), sẽ không có bảo hiểm nào từ Câu lạc bộ đối với bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các dự án xây dựng Nord Stream 2 hoặc Turkish Stream”, tài liệu nêu rõ.

Để không bị trừng phạt, hiệp hội khuyến nghị các thành viên “đánh giá và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng với các dự án xây dựng Nord Stream 2 hoặc Turkish Stream”.


Dự án Nord Stream 2 liên quan đến việc xây dựng hai đường ống với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm nối từ bờ biển Nga với Đức đi qua biển Baltic.

Hoa Kỳ, quốc gia đang thúc đẩy bán khí đốt hóa lỏng của mình sang châu Âu, tích cực phản đối dự án, cũng như Ukraine và một số nước châu Âu. Washington đã thông qua các biện pháp trừng phạt đối với dự án vào năm 2019 như một phần của Đạo luật Bảo vệ Năng lượng cho châu Âu (PEESA), yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm đặt đường ống ngừng hoạt động.

Công ty Thụy Sĩ Allseas do đó gần như ngay lập tức thu hồi các tàu của mình.

Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Stream) cũng trong tầm ngắm

Vào tháng 7/2020, Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một sửa đổi đối với ngân sách quốc phòng được đề xuất mở rộng các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc xây dựng Nord Stream 2.

Cũng trong tháng 7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra các khuyến nghị trừng phạt Nord Stream 2 và nhánh thứ 2 của Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ theo luật CAATSA.

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ được đưa vào hoạt động vào tháng 1/2020 kết nối Nga với phần châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ và đến biên giới Hy Lạp qua đáy Biển Đen bằng hai đường ống có công suất mỗi ống là 15,75 tỷ mét khối. Một đường ống vận chuyển khí đến Thổ Nhĩ Kỳ và đường còn lại dự kiến cung cấp cho khu vực Nam và Đông Nam Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/cac-cong-ty-bao-hiem-bi-cam-ban-bao-hiem-cho-cac-tau-tham-gia-nord-stream-2-579122.html


Nghị sĩ Mỹ khởi xướng trừng phạt Nga sau vụ Navalny
Các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Nga vì trường hợp của ông Alexei Navalny.
Thông tấn TASS đưa tin, Thượng Nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Chris Coons thông báo ông cùng nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã đề xuất các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Nga vì liên quan đến tình hình của ông Alexei Navalny.

Các Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Chris Coons, Chris Van Hollen cùng các Thượng Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio, Mitt Romney đã giới thiệu trước lưỡng đảng một dự luật trừng phạt nhằm vào phía Nga, buộc nước này chịu trách nhiệm về các hành vi độc hại theo Đạo luật năm 2020, dự luật có mục tiêu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quan chức Nga đồng lõa với hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, bao gồm vụ đầu độc nhà lãnh đạo đối lập, nhà hoạt động chống tham nhũng Alexei Navalny gần đây.

"Dự luật chỉ đạo chính quyền hành động [các biện pháp trừng phạt-ND] nếu xác định được Điện Kremlin vi phạm luật của Mỹ về cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học" - thông báo nêu rõ.

"Trong bối cảnh Nga tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử của chúng tôi và thực hiện các hành động ác ý khác ở các nước như Belarus, Ukraine và Syria khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn thì dự luật lưỡng đảng này tìm cách buộc Putin và nội bộ của ông ta phải chịu trách nhiệm" - Thượng nghị sĩ Coons nói về dự thảo trừng phạt Nga.

Trước đó, Nghị viện châu Âu đã công bố một nghị quyết không ràng buộc, kêu gọi các quốc gia thành viên EU cùng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ việc xảy ra đối với ông Alexei Navalny.

Nghị Viện Châu Âu cáo buộc rằng “mưu toan ám sát Navalny là một phần nỗ lực có hệ thống hòng dập tắt các tiếng nói phản đối và ngăn chặn nhà đối lập cũng như nhiều tiếng nói bất đồng khác lên tiếng tố cáo tệ nạn tham nhũng nghiêm trọng của chế độ, đồng thời răn đe đối lập chính trị trên cả nước.”

Do vậy, Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu thiết lập một danh sách các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt ngay khi có thể và siết chặt hơn nữa các trừng phạt hiện có nhắm vào Nga.




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 29 2020, 12:27 AM

Nhân việc quốc hội Mỹ kêu gọi ngăn chặn Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo), đảm bảo vị trí số 1 của Mỹ , như bản tin phía dưới. Đưa vài cái ô tô tự lái của Nga nào, cụ thể là của hãng Yandex của Nga.

Từ 3 năm nay, hãng Yandex ở Nga vẫn thử nghiệm ô tô taxi tự lái trên đường phố Moscou và thành phố khác của Nga, người dân Nga đã quen thuộc và lái xe đi cùng với các xe tự lái này. Xe tự lái của Yandex đã chạy ở Mỹ (Michigan, Las Vegas) và Israel (Tel Aviv). Hiện xe của Yandex đứng thứ 3 về số dặm chạy không người lái, nhưng tôi còn thấy ấn tượng hơn xe của Google, vì Nga là tự lái thực sự trên đường phố thực luôn, trong những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Yandex không phải là hãng duy nhất làm xe tự lái ở Nga, nhưng là hãng có bưóc tiến lớn nhất. Trong ngành trí tuệ nhân tạo AI, Nga luôn mạnh ở chuyên ngành nhận dạng, mà có computer vision trong đó, dùng cho xe ô tô tự lái.
Cách tiếp cận của Nga khác với phương Tây. Phương Tây họ muốn thay đổi cả cơ sở hạ tầng thành phố để cho xe tự lái có thể hoạt động, Nga thì lại muốn xây dựng xe tự lái có thể nhận dang chưóng ngại vật và tình huống như con người, vì vậy mà Nga phát triển thuật toán theo hướng này.

Yandex đã được bộ giao thông của bang Michigan (Michigan Department of Transportation (MDOT)) chọn làm 1 trong 5 công ty cung cấp xe tự lái khác biểu diễn tại 2020 NAIAS Michigan Mobility Challenge.

Ngoài thuật toán của riêng mình, thì trước đó, Yandex sử dụng thiết bị Lidar (dùng để đo khoảng cách tới mục tiêu bằng cách chiếu sáng mục tiêu đó bằng một tia laze xung quanh và đo các xung phản xạ bằng một cảm biến) của công ty Mỹ Velodyne. Cuối năm ngoái, Yandex thay thế bằng Lidar nội địa Nga do chính họ sản xuất. Hiện Lidar này vẫn được sử dụng từ đó đến nay. Yandex tuyên bố rằng Lidar này giúp họ tiết kiệm 75% chi phí trên hóa đơn của các cảm biến (sensors), đây là phần tiêu phí đắt đỏ nhất của xe tự lái.


Phía dưới là vài video xe tự lái Yandex trong đưòng phố thực sự ở Moscou. Xem cách nó xử lý trên đường thật sự, khá ấn tượng với ùn tắc.

Nga đã đến cấp độ tự động hóa thế hệ 4 trên tổng số 5 mức tự động hóa (tức là có thể để xe tự lái mà không cần giám sát trong 1 số điều kiện, còn lại thì để xe tự lái nhưng vẫn cần giám sát).
Yandex đã ký hợp đồng hợp tác với Huyndai và Toyota, và hai hãng xe này đã cài phần mềm AI của hãng Yandex làm xe tự lái. Ngoài ra, hãng Huyndai này cũng hợp tác với một công ty Nga khác là Cognitive Pilot (Cognitive Technologie) để làm xe điện, máy gặt tự lái, tàu hỏa tự lái.
Nhà điều hành đường sắt Trung Quốc FITSCO và Cognitive Pilot đã ký hợp đồng tạo ra hệ thống trí tuệ nhân tạo cho tổ hợp phần cứng và phần mềm Smart Tram để sử dụng hàng loạt trong mạng lưới giao thông thành phố Thượng Hải. Công ty Nga Cognitive Pilot cũng đang thử nghiệm máy gặt tự lái ở Nga, và hợp tác với KAMAZ để làm xe tải tự lái.

Yandex autonomous car ride, chạy trên đường phố thực ở Moscow
https://www.youtube.com/watch?v=GWlPWMAHBRs

Xe ô tô tự lái của Nga, tụ động hóa thế hệ 4 chạy tại bang Michigan Hoa Kỳ trên đường phố thực, thực sự Không ai ngồi trong xe kể cả chỉ để giám sát, chạy trong 1h
Yandex 1-hour autonomous drive in Ann Arbor, Michigan
https://www.youtube.com/watch?v=nhqyrze30bk

There's No One Driving This Car!! | Yandex Self Driving Car Demonstration
https://www.youtube.com/watch?v=b_ElTco0W9o

Introducing the Fourth-Generation of Yandex’s Self-Driving Car
https://www.youtube.com/watch?v=wa3A4X6YYgk

Riding in a Driverless Taxi at CES 2019! (Yandex tự động lái ở Las Vegas năm ngoái, có giải thích)
https://www.youtube.com/watch?v=gfWjsKsEry0

Yandex Self-Driving Car. First Long-Distance Ride năm 2018
https://www.youtube.com/watch?v=zljaMjLFqfI

Yandex Self-Driving Car. Moscow streets after a heavy snowfall
https://www.youtube.com/watch?v=Bx08yRsR9ow


Nga là nước đầu tiên ở châu Âu đưa ô tô taxi tự lái vào thực tế. Cũng là nước châu Âu đầu tiên chế tạo máy in 3D để xây nhà, và cũng là nước châu Âu đầu tiên dùng máy in 3D (chính máy in họ chế tạo) để xây căn nhà thật để ở. Nhà đó chính là nhà của ông chủ công ty này. Báo chí phương Tây chỉ đưa tin này trên tạp chí chuyên ngành, và chỉ đưa rất qua quýt trên media đại chúng hehe.gif



Đây video là toà nhà đuợc xây bằng máy in 3D đầu tiên ở châu Âu, được thực hiện bởi công ty AMT-SPETSAVIA của Nga, bằng chính máy in 3D của công ty này chế tạo, như đã nói ở trên, tại Yaroslavl, Nga, vào 14/10/2017.

Trước đó 1 công ty Nga tên là Apis Cor, đưọc Nikita Cheniuntai, chuyên gia về chế tạo máy cắt CNC của Nga sáng lập, nhưng đặt đại bản doanh ở Mỹ, cũng đã chế ra máy in 3D và đã xây 1 cái nhà ở Nga, nhưng là loại nhà bé ở tạm, chỉ có 38 mét vuông và di chuyển được. Còn nhà của AMT-SPETSAVIA là nhà ở thật sự, dạng residential home, diện tích 298,5 mét vuông. Và chính Alexander Maslov, người sáng lập và chủ của công ty AMT-SPETSAVIA sống trong cái nhà này.

Báo chí Mỹ nói nhiều hơn về Apis Cor và chỉ nói qua quýt về AMT-SPETSAVIA hehe.gif Điểm yếu của công ty này là ít đầu tư vào quảng cáo, nên báo chí quốc tế đại chúng không biết đến nhiều, trừ những báo chuyên ngành.


Drone Footage of Europe's First 3D-Printed House
https://www.youtube.com/watch?v=jYQaji1ceQg&feature=emb_title


Còn đây là Bulgary cũng đã xây nhà bằng máy in 3D của chính hãng AMT-SPETSAVIA này, trên đất nước mình.
AMT Spetsavia có lẽ là nhà sản xuất máy in 3D cho lĩnh vực xây dựng đầu tiên ở châu Âu. Máy in của hãng này đang được sử dụng ở 8 nước.

https://www.facebook.com/251956911624672/posts/russian-3d-construction-printers-in-bulgaria-amt-spetsavia-yaroslavl-russia-deli/1069957149824640/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 29 2020, 12:34 AM

Như vậy là sau khi Bộ Năng Lượng Mỹ chính thức đưa ra chiến lược giành lấy vị trí số 1 của Nga và ngăn chặn TQ vươn lên trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, bằng các biện pháp ngoại giao và trừng phạt, bây giờ là quốc hội Mỹ kêu gọi ngăn chặn Nga và TQ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Ai bảo muốn vượt Mỹ cơ, muốn vượt hay thậm chí là ngang hàng là bị chặn ngay. laugh1.gif

US calls for containment of Russia and China in the field of AI

https://www.tellerreport.com/news/2020-09-25-us-calls-for-containment-of-russia-and-china-in-the-field-of-ai.SygG9r1orP.html

Quốc hội Mỹ kêu gọi ngăn chặn Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực AI
25/9, đại diện đảng Cộng hòa Will Heard đệ trình Quốc hội Mỹ dự thảo nghị quyết đề xuất các nguyên tắc xây dựng chiến lược quốc gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo đó, dự thảo đặc biệt cần phải kiềm chế Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực AI, đồng thời hợp tác với Moscow và Bắc Kinh trong một số lĩnh vực khác.

Tài liệu cho biết Mỹ cần đảm nhận vai trò dẫn đầu toàn cầu về AI. Muốn vậy, một chiến lược quốc gia trong lĩnh vực này cần được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc: về các vấn đề an ninh quốc gia, nghiên cứu và phát triển hiệu quả, cũng như về nghi thức và tính bảo mật.

Theo các tác giả của nghị quyết, trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia, các đồng minh và đối tác, cũng như thay đổi bản chất của nền kinh tế quốc gia. Theo ghi nhận của các dân biểu, nhiều bang đã áp dụng các chiến lược quốc gia trong lĩnh vực này.

Phát biểu trong dự thảo nghị quyết về Nga, các nghị sĩ Mỹ nhắc lại lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ai trở thành người đi đầu trong lĩnh vực AI sẽ là người làm chủ thế giới.

“Theo Quốc hội Mỹ, nước này nên làm việc với các đồng minh để ngăn chặn việc Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác lạm dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo”, dự thảo cho biết.

Đồng thời, Washington nên tham gia với Moscow và Bắc Kinh về các “mối quan tâm chung về an ninh của trí thông minh nhân tạo” và nỗ lực “xây dựng lòng tin bằng cách thiết lập các giao thức liên lạc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng để giảm khả năng sử dụng ngoài ý muốn và nguy cơ leo thang căng thẳng vốn gắn liền với hệ thống trí tuệ nhân tạo”.

Hôm 22/9, phát biểu tại phiên họp thứ 75 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Nga Putin cho rằng các công nghệ kỹ thuật số có thể rơi vào tay những kẻ cực đoan và cấp tiến, vì vậy vấn đề an ninh mạng đáng được quan tâm. Ông Putin nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải học cách sử dụng các công nghệ mới vì lợi ích của nhân loại, cũng như tìm ra sự cân bằng giữa cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và các hạn chế chính đáng.

Ngoài ra, theo ông Putin điều quan trọng là phải đạt được một thỏa thuận chung trong các lĩnh vực, có thể loại trừ các mối đe dọa tiềm tàng cả từ quan điểm an ninh quân sự và truyền thống, luật pháp, đạo đức và giao tiếp của con người.

Trước đó, Chính phủ Mỹ vừa thông báo kế hoạch chi 1 tỉ USD đầu tư cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đa lĩnh vực và lập các trung tâm máy tính lượng tử. Tổng cộng sẽ có 12 trung tâm được tài trợ vốn với mỗi nơi được đặt trong các cơ quan khác nhau của chính phủ liên bang.

Được biết, 625 triệu USD sẽ được tài trợ cho 5 trung tâm nghiên cứu liên quan đến thông tin lượng tử gắn với Bộ Năng lượng Mỹ. Một khoản 140 triệu USD được đầu tư vào bảy sáng kiến về AI, trong đó hai cái được giám sát bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ và năm cái được giám sát bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ. Những công ty tư nhân như IBM hay Microsoft được báo cáo là sẽ đóng góp 300 triệu USD quyên góp cho các dịch vụ công nghệ, nhiều khả năng liên quan đến điện toán đám mây.
https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/quoc-hoi-my-keu-goi-ngan-chan-nga-va-trung-quoc-trong-linh-vuc-ai-265051.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 29 2020, 01:09 AM

Báo Mỹ National Interest (lợi ích quốc gia) của Mỹ đang suy diễn bài phát biểu của tổng thống Nga Putin tại đại hội đồng LHQ rằng Nga đang hướng đến một trật tự thế giới mới, một phong trảo không liên kết mới và gửi thông điệp ngầm đến Mỹ và EU, và các quốc gia không liên kết. Chả rõ có đúng không, thôi cứ đưa lên để đánh giá


Vladimir Putin's UN Speech: Will Russia Head A New Nonaligned Movement?
https://nationalinterest.org/feature/vladimir-putins-un-speech-will-russia-head-new-nonaligned-movement-169441


Tạp chí bình luận quân sự The National Interest của Mỹ mới đây đăng bài viết cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi đi một "thông điệp ngầm" trong bài phát biểu của ông tại kỳ họp thứ 75 của Đại hội đồng LHQ.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh Hiến chương LHQ vẫn là nền tảng chính của luật pháp quốc tế và bản thân tổ chức này đang hoàn thành xứng đáng sứ mệnh chính của mình là bảo vệ thế giới.

"LHQ cần thích ứng với thực tế mới và Hội đồng Bảo an (HĐBA) phải tính đến lợi ích của tất cả các nước 1 cách đầy đủ hơn nữa. Quyền phủ quyết của 5 nước thường trực HĐBA vẫn cần thiết và đang phản ánh sự cân bằng quân sự-chính trị thực sự trên thế giới” - ông Putin phát biểu.

Theo tác giả bài báo Mỹ, phát biểu của nhà lãnh đạo Nga về sự phục hồi của kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng đại dịch toàn cầu do virus corona gây ra thực chất là để nhằm củng cố vị thế lãnh đạo của Nga.

Tổng thống Putin cũng nói về sự cần thiết phải tạo ra các "hành lang xanh" không bị áp đặt trừng phạt, đây sẽ là "sự trợ giúp tốt" giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Tổng thống Nga kêu gọi cộng đồng thế giới cùng hành động theo Hiến chương LHQ để “đảm bảo một cuộc sống xứng đáng cho các thế hệ hiện nay và mai sau”.

National Interest cho rằng, các biện pháp chống khủng hoảng do Tổng thống Nga đề xuất cũng sẽ khiến nước này trở thành "nhà lãnh đạo trên thực tế của một khối mới gồm các quốc gia không liên kết, những nước không muốn bị buộc phải đưa ra lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh".

Nhưng điều đặc biệt mà ông Putin ngầm chứa trong thông điệp có lẽ là đề nghị hướng tới người châu Âu và quốc gia hàng đầu ở Nam bán cầu rằng Nga ủng hộ việc không can dự vào cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo tác giả bài báo, Nga muốn thể hiện rằng, mình sẵn sàng là một đối tác và có thể dẫn đầu của xu hướng liên kết mới, đứng ngoài cuộc đối đầu của Mỹ và Trung Quốc để tập trung phát triển kinh tế. Các nước ở châu Âu hay ở Nam bán cầu có thể cùng nhau và cùng Nga thúc đẩy kinh tế hậu đại dịch COVID-19, đồng thời né tránh các cuộc thương chiến do Mỹ khởi xướng. Nếu làm được điều này, nền kinh tế trong bối cảnh trừng phạt của Nga sẽ "được bảo toàn bình yên vô sự", không khuất phục trước sức ép trừng phạt của Mỹ.

Tờ báo Mỹ cũng bình luận về tuyên bố của ông Putin khi ca ngợi vai trò của G20 và Liên Hợp Quốc khi Hiến chương của nó "là nguồn cội chính của luật pháp quốc tế, và bản thân tổ chức quốc tế này đang hoàn thành sứ mệnh của mình một cách xứng đáng - đó là bảo vệ hòa bình".

“Điều thú vị là theo ý kiến của ông Putin, hai cơ quan này cần phải đóng vai trò hàng đầu trong việc quản lý các vấn đề quốc tế”, bài báo viết.

Đây rõ ràng là một quan điểm cho thấy sự phản đối tế nhị nhưng cũng thẳng thắn trước hàng loạt các động thái từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn các tổ chức này phải hành động theo ý muốn người Mỹ.

Thực tế, Washington lâu nay đã cố tình "chỉ đạo chương trình nghị sự và áp đặt các quyết định" của LHQ liên quan đến hàng loạt vấn đề và các mối quan hệ của Nga như chỉ trích các vấn đề nội tại ở Nga, đổ lỗi cho chính phủ Syria đang hợp tác với Nga về những vụ tấn công hóa học, đổ lỗi cho Trung Quốc về nguồn cơn dịch bệnh toàn cầu, lên án chính quyền liên minh với Nga của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko sử dụng bạo lực nhằm vào người biểu tình, tổ chức bầu cử không minh bạch...

Với sự tôn trọng dành cho các tổ chức toàn cầu như LHQ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tỏ rõ cho người Mỹ thấy rằng, Moscow phủ nhận kịch liệt chủ nghĩa đơn phương của họ, không thể ngồi yên để nhìn Mỹ diễn kịch chính trị và đổ vấy để "chiếm quyền" ở LHQ.

https://baomoi.com/ni-ong-putin-lap-trat-tu-the-gioi-hau-doi-dau-my-trung/c/36481683.epi
https://danviet.vn/phat-hien-thong-diep-ngam-trong-phat-bieu-cua-tong-thong-nga-putin-tai-dai-hoi-dong-lhq-20200924085555188.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 30 2020, 03:24 PM

Them chut tin ve vu TikTok, nhac lai 1 chut:

- Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công bố sáng kiến “Đường dẫn sạch” (Clean Path), đường truyền thông tin điểm đối điểm qua mạng không sử dụng dịch vụ truyền dẫn, kiểm soát, thuật toán và thiết bị lưu trữ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật tuyền thông “không tin cậy” như Huawei và Tập đoàn Trung Hưng (ZTE - một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc có trụ sở ở Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

- Hôm 6/8/2020 mở rộng phạm vi sáng kiến “Đường dẫn sạch” sang chương trình ứng dụng trên điện thoại thông minh và dịch vụ điện toán đám mây. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hơn 30 nước đã trở thành “Quốc gia sạch”, nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn trên thế giới cũng trở thành “Doanh nghiệp viễn thông sạch”, kêu gọi các nước đồng minh của Mỹ tham gia chương trình này, chống lại sự theo dõi của Trung Quốc, bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân.

- Thẩm phán tòa án liên bang tại thủ đô Washington, ông Carl Nichols ngày 28/9 cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể phạm luật khi ban hành lệnh cấm tải ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của Trung Quốc.

Thẩm phán Nichols nhấn mạnh các lệnh cấm đối với ứng dụng TikTok “có thể vượt quá giới hạn hợp pháp” của Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp quốc tế (IEEPA), vốn được viện dẫn để biện minh cho lệnh cấm này.

- Trước đó, Thẩm phán Nichols đã tạm thời chặn lệnh cấm của Chính quyền Mỹ liên quan đến ứng dụng Tiktok, ngay trước thời điểm quy này có hiệu lực vào lúc 23h59 ngày 27/9 (theo giờ địa phương). Theo lệnh cấm, Apple và Google sẽ phải gỡ bỏ TikTok khỏi kho ứng dụng trực tuyến tại Mỹ.

TikTok đã hoan nghênh phán quyết sơ bộ ctrên. Trong một tuyên bố, TikTok bày tỏ vui mừng khi thẩm phán Carl Nichols đã nhất trí với các lập luận pháp lý của nền tảng này, đồng thời ra phán quyết ngăn chặn việc Apple và Google phải gỡ bỏ ứng dụng TikTok khỏi kho ứng dụng trực tuyến tại Mỹ. Bên cạnh đó, TikTok cũng cho biết sẽ phải duy trì các cuộc đối thoại với Chính phủ Mỹ về thỏa thuận tiềm năng với Oracle và Walmart.


Thỏa thuận tái cơ cấu quyền sở hữu ứng dụng TikTok hiện đang gây nhiều tranh cãi khi các bên liên quan đưa ra những thông tin trái ngược nhau. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi thỏa thuận cho phép tập đoàn ByteDance giữ lại các quyền kiểm soát đối với ứng dụng này.

Elsa Kania, một học giả tại Trung tâm nghiên cứu An ninh mới của Mỹ chuyên về lĩnh vực công nghệ và quan hệ Mỹ-Trung, cho rằng việc có thêm thời gian để đàm phán thỏa thuận với Oracle “có thể hiệu quả nếu cho phép một giải pháp mạnh mẽ hơn". Tuy nhiên, những lý do thay đổi liên tục cùng cách tiếp cận không có kế hoạch của Mỹ được cho là đã tạo ra một tiền lệ xấu. Bà cũng chỉ trích việc áp dụng ngay lập tức lệnh cấm đối với WeChat “bởi đây là một phương tiện liên lạc và tương tác giữa quan trọng các người dùng cá nhân với Trung Quốc”.

Trong khi đó, giới phân tích Mỹ cũng chỉ ra điều lo lắng thực sự đằng sau các động thái tấn công công nghệ của nước này nhằm vào Trung Quốc. Nhà phân tích chính trị Mỹ Caleb Maupin cho rằng Mỹ đang cố gắng duy trì độc quyền của các mạng xã hội lớn của Mỹ. Ông nhấn mạnh: “Các công ty Mỹ đang chi phối các mạng xã hội và họ lo sợ về sự chuyển đổi không thể tránh khỏi sang mô hình đa cực. TikTok khiến cho họ lo ngại rằng mạng xã hội sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Phố Wall và London”.


What does banning TikTok and WeChat mean for users?
https://www.washingtonpost.com/business/technology/qanda-what-does-banning-tiktok-and-wechat-mean-for-users/2020/09/19/025e7c32-fa87-11ea-85f7-5941188a98cd_story.html

https://www.dailyherald.com/article/20200919/business/309199960/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 1 2020, 03:30 AM

Thêm chút tin:

- Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về vấn đề kinh tế đã tiếp tục gửi đi cảnh báo đến các thành viên châu Âu về sự nguy hiểm của gã khổng lồ công nghệ viễn thông Huawei. Động thái thúc giục của quan chức ngoại giao Mỹ nhắm tới hai quốc gia châu Âu bởi Italia và Đức đang thảo luận liệu có nên cho phép Huawei tham gia vào mạng lưới 5G của mình hay không sau khi Anh và Pháp đã ra lệnh cấm đối với nhà cung cấp Trung Quốc.

- Sau khi Mỹ ép được Hiệp hội các công ty bảo hiểm hàng hải IG P&I Clubs kêu gọi thành viên của mình không bán bảo hiểm cho tàu Nga làm Nord Stream 2, thì có thể bước tiếp theo Mỹ sẽ ép Đan Mạch lấy cớ này để ngăn cản tàu Nga lắp đường ống, nghĩa là Đan Mạch đòi phải có 1 nhà bảo hiểm "quốc tế" đứng ra đảm bảo mới cho lắp. Nếu bây giờ Nga mà bỏ qua lãnh hải Đan Mạch, mà xây ở vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch thì sẽ lại kéo dài và đội chi phí thêm nữa.

- Vụ Novichok. Phía Nga tố cáo trên thế giới hiện mới chỉ có Mỹ công bố và cấp bằng sáng chế sản phẩm chất độc Novichok, do chất này đã bị lộ từ những năm 90s sau khi Liên Xô tan rã. Cách đây 2 năm, đại diện Thường trực của Liên bang Nga ở Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Alexander Sulgin năm 2018 đã công bố tài liệu của cơ quan Bằng sáng chế và Thương hiệu (United States Patent và Trademark Office) của Mỹ và cho biết, ngày 01/12/2015 cơ quan này đã đề nghị phía Nga kiểm tra “bằng sáng chế phát minh của nhà khoa học Mỹ T.Rubin”. Tài liệu này khẳng định rằng, ở Mỹ chất độc thần kinh như "Novichok" không chỉ được sản xuất, mà còn được cấp bằng sáng chế như một vũ khí hóa học. Ông Shulgin giải thích rằng, văn bản của tài liệu đề cập việc phát minh ra một viên đạn đặc biệt chứa chất độc. Khi sử dụng công cụ này, tác động chết người gây ra qua tiếp xúc với chất độc hại này đối với cơ thể người. Nói cách khác, loại vũ khí này chịu sự kiểm soát của Hiệp ước về cấm Vũ khí Hóa học (CWC).

- Tai nạn máy bay ở Ukraine: Ông Yuriy Butusov, một nhà báo Ukraine và là Tổng biên tập của tờ báo Censor.NET cho biết rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của 26 người trong vụ tai nạn máy bay An-26 ở vùng Kharkiv là do động cơ không được bảo dưỡng, sửa chữa trong trong nhiều năm. Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do động cơ bị hỏng. Theo ông Butusov, tính đến tháng 6/2020, động cơ này đã hoạt động sau đại tu 2339 giờ bay, nhiều hơn 589 giờ so với mức tối đa cho phép sau đại tu.

- Bạn LTK dịch tin từ báo Ukraine:
Tại Ukraine chứng nhận giả xét nghiệm PCR cho COVID-19 đang bán tự do trên mạng: Bộ Y tế dang tay bất lực.
Ở Ukraina bạn có thể dễ dàng mua một chứng nhận giả về xét nghiệm PCR. Tuy nhiên kiểm soát việc giả mạo này không thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, còn các quan chức thực thi pháp luật lại im lặng về việc này - Bộ trưởng Bộ Y tế Maxim Stepanov.
Theo thông tin trên mạng, một chứng nhận giả không nhiễm Covid-19 có thể được mua với giá 200-300 hryvnia.
Phóng vien OBOZREVATEL đã liên hệ với một trong những "công ty" cung cấp dịch vụ. Qua điện thoại ''công ty'' nói rằng chứng nhận qua xét nghiệm PCR sẽ có giá 650 UAH bằng tiếng Ukraina và 950 UAH bằng tiếng Anh. Bạn sẽ phải trả tiền riêng cho việc giao hàng qua đường bưu điện. "Giấy chứng nhận'' được thực hiện trong vòng chưa đầy một ngày.

https://www.obozrevatel.com/society/v-ukraine-prodayut-lipovyie-spravki-o-prohozhdenii-ptsr-testa-na-covid-19-v-minzdrave-razveli-rukami.htm?fbclid=IwAR1jqGeAVWTYCGDBb7JZ_5tLJ6JeZthwShhmm7Z52BUhkp9K1hsHpoIfII4



- Thứ trưởng Andriy Derkach của Verkhovna Rada cho biết trên kênh truyền hình 112 Ukraine rằng phương Tây phải trả lại số tiền được cho là đã rút khỏi nước này cho Ukraine .

Nghị sĩ giải thích rằng số tiền được rút khỏi đất nước với lý do thực hiện cải cách với sự giúp đỡ của các nước phương Tây dưới quyền tài phán của nhiều nước, bao gồm cả Hoa Kỳ .

"Tổng cộng 13 tỷ tiền của chúng tôi đã được rút và đang làm việc trong quyền tài phán của Hoa Kỳ. Và chúng tôi đang cầu xin 3 tỷ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và 600 từ số tiền này, nếu tôi có thể nói như vậy, Borrell Josep. Tức là chúng tôi nợ nhưng không phải nợ. Chúng tôi phải nói với các đồng chí thân yêu của mình rằng Ukraine không phải là một máy ATM, hãy trả lại tiền cho chúng tôi ", Derkach nói.

Chính trị gia này cũng nói thêm rằng châu Âu đã biến Ukraine thành "thuộc địa" bằng cách đóng cửa các doanh nghiệp ở nước này và bán hàng hóa do chính nước này sản xuất.


Bình: bây giờ mới nói những lời này thì còn ý nghĩa khỉ gì nữa? hehe.gif Thôi, dù sao làm thuộc địa Tây cũng xịn chán, đem khoe ra vẫn oai hơn làm đối tác của Nga hehe.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 1 2020, 04:52 PM

Câu chuyện thời sự tương đối đặc biệt có lẽ là cuộc xung đột Armenia – Azerbaizan. Điều đặc biệt của nó là sự lên ngôi của Thổ trong các vấn đề địa chính trị của khu vực Trung Đông. Đây là một điều tương đối bất ngờ, vì ở khu vực này, nước mà người ta đánh giá có tầm ảnh hưởng gia tăng là I ran. Hiện nay Thổ có xung đột ở khắp nơi. Với Hi lạp trong tranh chấp biển, Thổ cũng đóng quân ở miền Bắc I rắc, nơi có khu tự trị người Kurdes ở I rắc, và vùng tự trị này, mặc nhiên nằm trong vùng ảnh hưởng của Thổ (78% trao đổi của khu vực này với bên ngoài là với Thổ). Thổ cũng đóng quân ở biên giới với Syria, rồi tham dự vào cuộc chiến Lybia.
Trong cuộc chiến Arrmenia – Azerbaizan hiện tại, tác động của Thổ (ủng hộ Azerbaizan) cũng làm cho vấn đề này khó giải quyết hơn. Trước đây, do Nga là nước cung cấp trang bị quân sự , đồng thời có ảnh hưởng chính trị trực tiếp tới hai nước, nên Nga « tuýt còi » là có thể ngừng cuộc chiến. Hiện tại Nga không còn độc quyền chuyện này nữa, vì Azerbaizan mua vũ khí của cả Israel và được Thổ ủng hộ
Xung đột Armenia và Azerbaizan có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, văn hoá, và đặc biệt thông qua tôn giáo. Armenia là nước theo đạo Thiên chúa, nhưng là một nhánh riêng, không giống orthodox Nga cũng như cơ đốc hay tin lành phương Tây, mặc dù thế, Armenia vẫn gần với Nga hơn, và đặc biệt đối nghịch với Azerbaizan, là một nước văn hoá Hồi giáo. Chính vì thế, Armenia coi Nga là đồng minh tự nhiên, và nước này có quan hệ tương đối chặt với Nga (tham gia vào khối kinh tế Á-Âu), có hiệp định quân sự với Nga, có thể nói về « khung quan hệ », quan hệ Armenia – Nga thuộc loại bền chặt nhất trong các quan hệ mà Nga có với các nước cộng hoà xô viết cũ.
Nhưng Armenia cũng có những mối quan hệ có tính chất « ngoại giao quần chúng » (theo cách nói ở VN hiện tại) với phương Tây, thông qua số lượng người gốc Armenia khổng lồ (so sánh với dân số nước này, thì số lượng người gốc Armenia vượt trội). Thông qua quan hệ ngoại giao quần chúng này, mà phương Tây có ảnh hưởng tới Armenia. Tình trạng này cũng giống như tình trạng ở VN.
Do Armenia theo thể chế đa nguyên đa đảng, và cũng là nới thể chế này không có đế, những việc đã xẩy ra phải xẩy ra, đó là sự trì trệ kinh tế và tham nhũng. Điều đó càng khiến ước mơ « đa nguyên đa đảng thật sự » thông qua tác động « ngoại giao quần chúng càng lớn ». Trước cuộc chiến Armenia – Azerbaizan, ở nước này đã có những biến động chính trị, giống như một dạng cách mạng mầu, có gì đó tương tự như đã xẩy ra ở Georgia cách đây hơn một thập niên. Kết quả của nó là quan hệ Nga-Armenia lạnh nhạt đi. Nhưng do bị kẹt sâu trong lục địa, không nằm trên biên giới xung đột giữa EU và Nga (như UK, Bạch Nga) nên tiếng vang của nó không lớn, và Armenia vẫn có quan hệ chặt chẽ voi Nga(cái này thì cũng có phần giống quan hệ VN-Nga, từ khi Nga-TQ quan hệ chặt chẽ hơn).
Về phía Azerbaizan, cũng áp dụng thể chế « đa nguyên đa đảng » như Armenia, và cũng « không đế » như ở đây, hệ thống đa nguyên đa đảng này lại tạo ra một dạng độc tài, và có lẽ cái phông văn hoá hồi giáo, kết hợp với thể chế đa nguyên đa đảng đã tạo ra nó. Điều này ta cũng thấy trong tất cả các nước Trung Á thuộc Liên Xô. Mặc dù về mặt văn hoá, văn hoá Nga đối kháng với Azerbaizan, trong mối quan hệ tổng thể Hồi giáo- Thiên chúa giáo, quan hệ của nước này với Nga không dở. Tại sao ? bởi về mặt văn hoá, Azerbaizan là một mẩu đất của đế quốc Ba tư cũ (tức là I ran ngày nay) do chính quyền Sa hoàng chiếm được lập ra, vì thể nhân thức dân tộc không cao mà chỉ có nhận thức tôn giáo. Nhưng Azerbiaizan lại dè chừng I ran , mà lại có quan hệ tốt với Thổ, cho nên nước này cũng sợ « cực đoan hồi giáo » dù theo đạo Hồi. Còn I ran, sở dĩ không « động thủ » về hướng này, vì nước này đang bị phương Tây bao vây cô lập tứ bề, không thể mở thêm ột mặt trận tiến tới làm khó cho bạn hàng của mình là Nga.
Trong cái đống quan hệ phức tạp về nhiều mặt ấy, ta có thể thấy Nga sử dụng Armenia để « dằn mặt » Azerbaizan. Vì trên thực tế, 13% lãnh thổ của Azerbaizan bị Armenia chiếm đóng, bao gồm khu tự trị người Armenia những đồng thời cũng có phần lãnh thổ mà Armenia chiếm để tiếp cận được vùng đất này. Như vậy khi hoà hoãn, không đánh nhau, thì thực ra Azerbaizan bị mất chủ quyền lãnh thổ. Nếu Azerbaizan bị « dằn mặt », thì Armenia lại vì thế mà phụ thuộc vào Nga hơn (vì không thể độc lập giữ vị thế như vậy mãi). Ngược lại Azerbaizan, dù vẫn chơi tốt với Nga (mua vũ khí Nga) cũng không thể không tìm các đối tác khả gĩ giúp mình « thoát Nga, mà không dẫn tới tình trạng Georgia »
Rất may mắn là chính quyền cả hai nước này, đều không có tinh thần dân tộc cực đoan, nhưng để có sự ủng hộ của dân, thì cả hai đều phải « dân tộc », vì thế cuộc chiến là hệ quả trực tiếp của văn hoá hơn là quyền lợi của nhà nước. Vấn đề này có gì đó như sợ « thổi phồng tâm lý chống TQ » mà lề trái vẫn thổi ở VN.
Vậy vào thời điểm hiện tại nước nào đã nổ súng trước. Ở đây ta thấy cả hai đều có những lý do nổ súng. Về phía Azerbaizan, do có dầu lửa, Azerbaizan dần mạnh lên, quân đội cũng mạnh lên, và có đối tác là Thổ ủng hộ. Nước này cũng có lý là lãnh thổ bị chiếm đóng.
Armenia cũng có lý do để đánh Azerbaizan vì chính quyền nước này đảng ở vị thế chông chênh, cần có cái cớ để dân ủng hộ.
Nhưng nếu xét về nhiều mặt, thì khả năng Azerbaizan nổ súng trước đúng hơn, vì sao ? bởi ngoài những yếu tố trên, do quan hệ Armenia với Nga đi xuống, đây cũng là cơ hội tốt để Azerbaizan hành động, còn Nga , rất có thể cũng muốn nhân cơ hội này « dậy Armenia một bài học », để cảnh báo rằng « chú mày không chạy xa ta được đâu ». Vì thế nên có điều buồn cười là, hiện tại Armenia không muốn tham gia vào đàm phán với Azerbaizan ở Mạc tư khoa, mặc dù Nga đưa ra đề nghị.
Đối với cá nhân tôi, nếu hai nước láng giềng này muốn sống tốt với nhau, và từ đó ngăn cản được yếu tố nước ngoài can thiệp, thì không thể dựa trên một dạng đình chiến trên thực địa, như đã tồn tại từ năm 1994, mà 1) Armenia phải rút khỏi các vùng đất chiếm đóng ở Azerbaizan. Đổi lại,2) Azerbaizan công nhân một sự tự trị rộng rãi cho vùng đất có người Armenia sinh sống. Có thể tiến tới xoá bỏ biên giới cứng, mà tạo ra biên giới mềm giống như ở Irland. Nhưng xung đột văn hoá do yếu tố tôn giáo lịch sử có thể ngăn cản việc này thành hiện thực.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 2 2020, 01:22 AM

Nga hôm nay cho biết các hãng phương Tây cung cấp thiết bị điện tử onboard cho máy bay dân dụng MS-21 mà Nga đang phát triển, bỗng dưng đồng loạt nói sẽ không cung cấp nữa. Dĩ nhiên chuyện này đã xảy ra từ vài tháng nay rồi, hôm nay Nga mới nói, bảo rằng phương Tây đang tìm cách bóp chết ngành hàng không dân dụng Nga. Nga bảo các nước này hoặc công khai hoặc gián tiếp nói không thể cung cấp, có điều họ ngừng cung cấp mà không hề tuyên bố lệnh trừng phạt.

Cần nói thêm là sau khủng hoảng Ukraine, việc hợp tác quân sự hay lưỡng dụng giữa Nga và phương Tây đã không còn, Nga hoàn thành được khá nhiều việc thay thế các thiết bị nhập khẩu, ví dụ thay thế hệ thống quang học của Thales cho xe tăng T-90 bằng IRBIS-K nội địa của Krasnogorsky Zavod, tuabin dùng trong động cơ cho con tàu phá băng lớn nhất thế giới Arktika mà tôi đã đưa đã được Nga chế tạo nội địa thay thế cho tuabin từ Ukraine, các thiết bị điện tử cho Su30 đã được thay thế, etc.

Tuy nhiên, lĩnh vực dân sự thì không nằm trong danh sách trừng phạt. Năm 2015, 2016, Mỹ vẫn bán đồ điện tử cho máy bay Sukhoi SuperJet của Nga. Lần này, vẫn chưa hề có lệnh trừng phạt nhưng trong lĩnh vực hàng không dân sự, nhưng các hãng phương Tây đã đồng loạt không cung cấp đồ cho máy bay dân dụng MS-21 mà Nga đang phát triển rồi.

Cách đây một hay hai năm, sau khi hoàn thành động cơ PD-14 cho máy bay này, Nga muốn mua vật liệu của châu Âu cho MS-21, nhưng họ cũng từ chối bán. Hiện nay, nhà máy của Rosatom (Rosatom plant) ở vùng kinh tế đặc biệt Alabuga (Special economic zone «Alabuga») đang trong quá trình chế tạo vật liệu này, dĩ nhiên, điều này lại làm chậm quá trình sản xuất MS-21. Nhà máy này cho biết, việc chế tạo vật liệu này sẽ đi kèm luôn với việc tái cấu trúc quy mô lớn nhà máy (tương tự như hồi chế tạo tuabin cho tàu phá băng hat nhân Arktika, Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylovskiy cũng nhân cơ hội này tái cấu trúc, làm việc giao tuabin chậm 2 năm)

Bây giờ khi việc chế tạo vật liệu có tiến triển thì tiếp tục các hãng Thales, Orbit International và Honeywell từ chối bán thiết bị điện tử onboard cho Nga.

Tóm lại, có thể cuối cùng MS-21 cũng ra đời, nhưng bị chậm thì sức cạnh tranh trên trưòng quốc tế giảm đi. Cho dù vẫn có thị trưòng, nhưng chắc sẽ không được như Nga kỳ vọng. Chỉ sợ đến khi MS-21 sản xuất được thì đã mất thời cơ.

Vụ này làm tôi quay lại vụ máy bay tầm xa Sukhoi SuperJet (MS-21 là tầm trung). Cái thời mà Super Jet đâm vào núi, đó là lúc gần như 80-90% linh kiện là đồ Tây. Tôi vẫn luôn cho vụ Sukhoi Superjet này là phương Tây chơi xỏ Nga.

Cái động cơ SaM146 mà Nga (Saturn) và Pháp (SAFRAN) hop tac là rất củ chuối, ngốn nhiều năng lượng kinh, lại còn độ bền thấp, etc. Bây giờ Nga nó đang phải làm lại động cơ PD-8 mới. Động cơ này dự kiến cũng dùng cho cả máy bay Be-200 của Nga.

Ngoài ra các thành phần điện tử onboard (onboard system and units) của Sukhoi mà phương Tây bán cho Nga cũng phải thay thế hết. Cái này Nga đã lên kế hoạch làm từ năm 2013 rồi, vì các thành phần đi mua về này đều không hoạt động như mong đợi, làm cho performance của Sukhoi kém hơn hẳn các đối thủ cùng phân khúc.

Chưa kể vì có trên 10% là linh kiện từ Mỹ, nên việc bán cho ai phải có sự đồng ý của Mỹ.

Mãi đến năm ngoái hay đầu năm nay Nga mới thay được cái hệ thống định vị Mỹ bằng đồ nội địa cho Sukhoi Superjet và một số thiết bị điện của phương Tây cũng đã được thay bằng đồ nội địa, nhưng vẫn còn 55-60% linh kiện nước ngoài, so với cái thời đầu đến 80-90% linh kiện nước ngoài là đã giảm hẳn, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, còn lâu lắm, còn đôi cánh, còn động cơ, etc.

Nga dự kiến chi 120-130 tỷ rup cho việc làm động cơ PD-8 cho Sukhoi, ngoài ra còn đôi cánh cũng đang thay thế nốt. Dự kiến là năm 2023 thì xong nhưng với kiểu dịch thế này, chắc chắn trể hẹn.

Tóm lại chiến lược của phương tây rõ ràng, đó là làm cho việc ra đời máy bay dân sự mới của Nga không thành, hoặc thành thì cũng bị chậm, đến khi ra đời được thì chắc mô hình đó là lỗi mốt hoặc lỡ mất thời cơ kinh doanh. Có thể vẫn có thị trường ở nội địa và những nước mà không mua được máy bay phương Tây hoặc không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào phương Tây, nhưng rõ ràng là không được như Nga kỳ vọng.
Chiến lược này của phương tây cũng hợp lý thôi. Ngành hàng không cũng như bán dẫn ngày nay là sự hợp tác của hàng nghìn các công ty lớn nhỏ trên toàn thế giới, Nga muốn tự mình làm 100% (điều mà ngay cả Mỹ cũng chưa dám làm) thì phải chấp nhận sẽ đi chậm hơn thôi. Ở ngành chip, Nga có thể chấp nhận chuyện này, vì Nga làm chip là để phục vụ những ngành khác, nhưng ở ngành hàng không dân sự, làm máy bay để đi bán cho người tiêu dùng cuối trên toàn thế giới, chẳng nhẽ Nga cũng đành chấp nhận việc đó? Hay chỉ định bán hạn chế cho riêng mình

Nhưng năm nay cũng là năm không phải không có thành công với hàng không Nga, đó là đã hoàn thành được động cơ Izdeliye 30 cho SU-57, và đưa động cơ AL-41F1 của SU-35 gắn thành công vào SU-30 nội địa. SU-57 của Nga đã được đi vào sản xuất, không bị chậm như báo Tây vẫn dự đoán, dù những chiếc SU-57 đầu tiên vẫn sẽ phải dùng động cơ AL-41F, do động cơ Izdeliye 30 cũng chỉ mới hoàn thành. Chuyến bay đầu tiên của SU-57 với động cơ Izdeliye 30 này diễn ra vào tháng 12/2017. Izdeliye 30 là loại động cơ hoàn toàn mới, cánh quạt mới, "hot" part mới, hệ điều khiển mới, không phải là 1 sự nâng cấp. Động cơ này sẽ là động cơ cho SU-57 ở đợt sản xuất tới, và nó sẽ liên tục được nâng cấp trong 10-15 năm tới
Nga còn đang trong quá trình chế động cơ PD35 cho máy bay vận tải thế hệ mới có thể nâng được 35 tấn, nói chung còn nhiều thứ phải làm, muốn tự mình làm tất cả thì phải chấp nhận đi chậm so với cái bọn mà chia nhau mỗi đứa làm một ít phối hợp nhau thôi. Nhưng riêng cái động cơ Izdeliye 30 và AL-41F1 của Nga thì không hề chậm hơn chút nào.

Ngoài ra hệ thống điện tử hàng không cho Su-57, radar, hệ thống quang điện, etc. đều là nội địa, dĩ nhiên, vì phương Tây đã không bán cho Nga từ lâu

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 2 2020, 04:27 AM

Xét về độ thiện chiến thì Armenia hơn, nhưng về tiềm lực thì Azer hơn, lại có Thổ chống lưng.
Armenia cần phải có Nga thì mới lâu dài được, nhưng chính quyền hiện nay của Armenia có vẻ không thân Nga mấy, dù không chống.
Ngược lại, Thổ đã đưa lính đánh thuê và UAV sang giúp Azer.
Georgia tuyên bố không cho 2 nước dùng lãnh thổ thực hiện các hoạt động tiếp tế quân sự, nghĩa là bây giờ Nga có viện trợ (nếu muốn) cho Armenia thì phải thông qua Iran , hi hi

Armenia tố Thổ cho F-16 sang xâm lược và bắn máy bay cường kích Su-25 của họ trên đất họ, Thổ phủ nhận
Nhìn mảnh vỡ của Su-25 thì giống như tai nạn hoặc bị tên lửa phòng không bắn nên mới vỡ tan vậy, chứ tên lửa đối không của F-16 không mạnh đến thế, chỉ có thể làm rơi máy bay nhưng không vỡ tan được

Đan Mạch cấp phép cho North Stream 2 vận hành trên nước mình, dù chưa xây xong???? Chưa hiểu trò gì. Không biết có kèm điều kiện gì không? Điệu này dù xây xong (nếu Đức đủ khả năng chịu được áp lực Mỹ) thì để vận hành được cũng còn mệt

Denmark authorizes Nord Stream 2 AG to operate gas pipeline on national shelf
https://tass.com/economy/1207391

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 5 2020, 11:13 PM

Điều quan tâm của tôi là cuộc chiến tranh giữa Armenia và Azerbaizan. Có hai điểm làm tôi rất quan tâm, đó là cuộc xung đột này được chống lưng không phải do hai cuong quốc mà thậm chí một bên là các cường quốc (Nga-Mỹ-Pháp) đều ủng hộ Armenia, và một bên là Thổ. Trong đó có một cường quốc (Nga) ủng hộ cả hai bên, hay ít ra có hợp đồng bán vũ khí cho cả hai. Pháp và Mỹ ủng hộ Armenia đên đâu ? có lẽ không ngoài sự ủng hộ ngoại giao, và sự ủng hộ này có lẽ là các áp lực ngoại giao lên Thổ. Điều này hoàn toàn đúng với Pháp, là nước đụng độ với Thổ ở nhiêu nơi, khi Pháp ủng hộ Hi lạp, thậm chí mang tầu chiêns may bay đến biển Hi lạp, rồi đụng độ cả ở Lybia nữa. Không kể ở Pháp có một số lượng lớn người Pháp gốc Armenia.
Với Mỹ thì có lẽ lý do cũng tương tự, do việc vươn lên của Thổ khiến cho bài toán Trung Đông của Mỹ khó hơn. Trong thực tế hiện tại, có khi không phải chỉ có I ran mới là sự đe doạ vói quyền lợi Mỹ mà cả Thổ nữa.
Điểm thứ hai đó là thái độ của Nga. Nga chơi với cả hai bên, nhưng rõ ràng lợi ích của Nga không trùng hoàn toàn với lợi ích Azerbaizan. Có lẽ Azerbaizan nằm trong trường hợp giống như Georgia hơn. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc chiến hiện tại Georgia, Thổ, Azerbaizan đứng về một phe. Vì ở cả hai nước này đều có những vùng lãnh thổ mà nhà nước không thể kiểm soát được. Các vùng lãnh thổ này được Nga sử dụng như con bài để giữ vị thế.
Tất cả các cường quốc, đều kêu gào giữ nguyên hiện trạng, nhưng nếu giữ nguyên hiện trạng, thì điều đó cũng tương đương với việc công nhận chủ quyền của Armenia trên những vùng đất mà nước này chiếm của Azerbaizan từ khi Liên Xô tan rã đến nay, vì quyền lợi của họ chỉ dừng lại đó mà thôi.
Ở VN ta, thực ra ta có quan hệ rất nhiều với Azerbaizan, bởi vì nước này chuyên về công nghiệp dầu mỏ thời Liên Xô, nên khi lập ra Việt-Xô Petro vào những năm 80, thì nhiều chuyên gia Liên Xô chính là người Azerbaizan. Là chuyên gia Liên Xô.
Điều đáng quan tâm nữa là về mặt tác chiến, vai trò của DRON đã thể hiện ngày càng rõ. Nó có tác dụng thay thế phần nào ưu thế trên không cho một nước không có điều kiện để có một lực lượng không quân cực mạnh.DRON đã tỏ ra rất hiệu quả khi được dùng thay máy bay cường kích, tấn công phá huỷ các cụm hoả lực được chôn xuống đất để phòng ngự.
Trong thế kỷ XX, các cuộc chiến tranh không đối xứng (chủ yếu là chiến tranh cách mạng), khẩu AK47 và khẩu B40 là những vũ khí đáng sợ. Có thể thế kỷ XXI, vai trò của nó trong các cuộc chiến không đối xứng được thay thế bởi tên lửa và DRON. Armenia có tên lửa, và Azerbaizan có DRON.
Do Pháp có thiện cảm với Armenia, vì những điều tôi nói ở trên, Media của nó cũng đưa ra hình ảnh người Armenia tình nguyện ra trận, ngược lại khi đưa tin từ phía Azerbaizan, có vẻ như người dân nước này không quan tâm lắm tới vấn đề này. Nhưng câu chuyện có thể sẽ khác đi, khi người Azerbaizan thấy việc chiếm đóng của Armenia là một sự bất công, và đây sẽ là cái cớ rất tốt để hồi giáo cực đoan bùng nổ. Điều mà Azerbaizan tránh được tới bây giờ.
Cuộc chiến còn tiếp diễn bao lâu, đây cũng là điều đáng quan tâm nữa, vì cả hai bên đều được tiếp đạn bằng Nga. Nhưng dù có đình chiến bằng cách nào đi nữa, để câu chuyện có thể giải quyết triệt để, Armenia không thể chiếm đất Azerbaizan. Và việc Azerbaizan đi tìm hậu thuẫn ở Thổ, dù elite chính trị của nước này là từ thời Liên Xô mà ra, tức là họ không có tư tưởng bài Nga gì cả, mà làm thế, thì điều này chứng tỏ cách thức chiếm lãnh thổ, dù là lãnh thổ trên đất liền hay biển đảo, ngược với công ước quốc tế, đều là những vấn đề bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, tạo ra mâu thuẫn lâu dài bất ổn định. Và không phải « mua được tất cả » nước lớn là xong, vì thời hiện đại cũng là thời lên hương của các nước trung bình. Hai nước trung bình hợp lại có thể làm thất bại chính sách một nước lớn (Mỹ không thành công ở I rắc, vì bị I ran chống, chứ không có nước lớn nào ở đây cả).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 6 2020, 06:22 PM

Thông tin bây giờ không rõ ràng, mỗi phe nói 1 kiểu về thiệt hại của nhau. Có điều bằng chứng mà Armenia trưng lên rõ ràng hơn, đặc biệt trưng được cả đầu đạn tên lửa đạn đạo LORA mà Israel bán cho Azerbaizan để tố cáo và làm bằng chứng cho tuyên bố đã bắn hạ tên lửa Azerbaizan của mình.
Còn bằng chứng của Azerbaizan khá mờ ảo, không rõ lắm. Có mỗi cái đầu đạn tên lửa SCUD mà Armenia bắn vào Azerbaizan là rõ. May cho Azerbaizan là tên lửa SCUD thời Liên Xô quá cũ nên chỉ có 2 cái nổ, không thì toi, nhưng cũng đủ để răn đe rồi.

Azerbaizan là nưóc lớn, tiềm lực hơn hẳn Armenia, đây lại là thời cơ vàng khi mả chính phủ mới của Armenia quay sang ngả về phương Tây và có phần lạnh nhạt với Nga, nên Nga cũng trung lập không giúp, còn Azerbaizan lại có cả Thổ và Israel trực tiếp giúp đỡ. Như vậy theo lý Azerbaizan phải tự mình đánh thắng được Armenia mới đúng, vậy mà lại phải nhờ đến Thổ mà đến giờ này vẫn chưa xong là dở. Có thể sau này Azerbaizan sẽ thắng, nhưng đó là do Armenia nhỏ yếu chứ k phải Azerbaizan hay ho gì.


Có điều thắng đuợc, chiếm đuợc, còn có giữ đuợc không là khác. Nếu Armenia không chịu thừa nhận, mà chơi trò chiến tranh du kích lâu dài thi toi. Ngoài ra, nếu cuộc chiến leo thang, và Armenia thực sự bắn tên lửa vào nhà máy lọc dầu, vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Azerbaizan thì nước này lõm nặng. Hoặc không vào đó mà vào các công trình kinh tế trọng điểm khác thì toi.
Trước đây Azer liên tục đăng ảnh chiến tích UAV của mình đánh phá đối phương, nhưng bây giờ bỗng ít hẳn, nếu không phải vì mất quá nhiều UAV, thì là vì lo ngại sự leo thang cuộc chiến quá mức dẫn đến thiệt hại mà mình không chấp nhận nổi cho cơ sở hạ tầng. Hiện giờ chiến sự tạm in, có tin lực lượng đánh thuê, công ty quân sự tư nhân Wagner của Nga đã đến Armenia


Cuộc chiến Syria với việc căn cứ Nga liên tiếp đưong đầu và bắn hạ nhiều UAV tấn công, với việc UAV của Azer tấn công Armenia (dù nhiều công bố có thê rgiar) cũng cho thấy vai trò ngày càng cao của UAV trong cuộc chiến. Tăng T-90 tiếp tục thể hiện áo giáp vững vàng, sau khi đã thể hiện ấn tưọng ở Syria, các loại chống tăng không thể nào hạ nổi

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 6 2020, 09:44 PM

Khả năng Nga can thiệp vào cuộc chiến này là vô cùng thấp. Khó tin là Nga sẽ ủng hộ 1 bên nào trong cuộc chiến này. Chiếc máy bay của công ty quân sự Wagner của Nga đã hạ cánh tai Armenia, và cất cánh rời đi sau vài giờ.
Hiện thủ tướng Armenia Pashinyan đã đề cập việc Nga đưa lưc lượng gìn giữ hoà bình vào đó. Nhưng khả năng này có vẻ khó.
Nội bộ Nga thì tranh cãi. Chủ tích đảng Dân chủ tự do Zhirinovsky thì ủng hộ nhiệt tình ủng hộ. Taysaev, phó chủ tịch ủy ban Quan hệ, Hội nhập Á-Âu và các vấn đề khác cho rằng đây là vấn đề đáng thảo luận. Nghĩ sĩ DUMA Vodortsky cho rằng cần lấy hình mẫu "Cộng Hoà Transnistria" để giải quyết vấn đề này.
Trái lại điện Kremlin thì cho rằng đây tuy là giải pháp khả thi nhưng chỉ thực hiện nếu cả Azer và Armenia đồng ý.

Như vậy khả năng này e khó xảy ra. Nếu Azer thắng thì họ chẳng việc gì phải chịu, còn nếu Armenia có khả năng đánh cho Azerbaizan bị thiệt hại đến mức phải chấp nhận tạm dừng, thì chưa chắc họ cần Nga vào, trừ khi họ thấy rằng việc đó đảm bảo cho họ về lâu dài

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 7 2020, 01:44 AM

Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal nói rằng Ukraine có thể ngừng trả lương hưu cho công dân trong khoảng 15 năm, báo Izvestia đưa tin .

Phát biểu trước các sinh viên của Đại học Bách khoa ở Lviv, chính trị gia này cho rằng đất nước có thể đối mặt với tình trạng thiếu kinh phí cho những mục đích này. Ngoài ra, một tình trạng nhân khẩu học tiêu cực đang hình thành ở Ukraine, và kết quả là sẽ có tới hai người nhận lương hưu cho một người đang đi làm.

"Các công ty không còn muốn tăng thuế nữa. Việc tăng gấp đôi là không thể. Chúng tôi sẽ không thể trả lương hưu cho những người hưu trí trong tương lai trong 15 năm. Đây là một phép toán đơn giản", Shmygal nói.



Aiden Wu, Chủ tịch Tập đoàn viễn thông Huawei tại Eurasia, phát biểu tại Hội nghị Huawei Cộng đồng Kỹ thuật số 2020, tuyên bố tập đoàn này đang cập nhật chiến lược hợp tác với các đối tác Nga, và cho biết tập đoàn có ý định sử dụng tiềm năng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Nga để tạo ra các công nghệ mới.

Trước đó Huawei mua hệ điều hành Linux Distro, virtualization server, và các phần mềm dùng để tạo IT infrastructure của 3 công ty Nga cho server và workstation mới của mình, vì sợ bị Mỹ trừng phạt. Gần đây, bây giờ nghe ông này nhắc lại và xem lại, mới thấy mối liên hệ về công nghệ của Huawei với Nga đã có từ lâu.

Năm 1997, tập đoàn này đã mua lại 70% cổ phần của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Nga BETO ở thành phố Ufa và thành lập một liên doanh. Các thiết bị chuyển mạch ban đầu đã được sản xuất bằng công nghệ của Nga.
Sau đó, Huawei đã giới thiệu tiêu chuẩn Single RAN được sử dụng trên toàn thế giới trong việc xây dựng mạng 3G. Single RAN - công nghệ truy nhập vô tuyến trong mạng thông tin di động - cho phép các nhà khai thác hỗ trợ tất cả các tiêu chuẩn thông tin di động hiện có bằng cách sử dụng các giải pháp phần cứng nhỏ gọn mà không cần lắp đặt cột và antena riêng cho từng băng tần.
Với giải pháp công nghệ này, Huawei đã chiếm vị trí hàng đầu toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông cho mạng di động. Trong bài phát biểu của mình, ông Aiden Wu nhắc nhở về việc tiêu chuẩn Single RAN cho Huawei đã được tạo ra bởi các nhà phát triển Nga.

Ở Nga, các trung tâm R&D của Tập đoàn Huawei hiện tuyển dụng khoảng 900 người. Huawei cho biết trong 5 năm tới, tập đoàn này có kế hoạch thu hút hơn 130.000 chuyên gia kỹ thuật số của Nga và sẽ phân bổ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động mua sắm, R&D ở Nga cũng như tạo ra các hệ sinh thái để phát triển chiến lược số hóa.

Như vậy xem ra, ở Nga, các R/D centers của phương Tây, TQ và nước Nga sẽ tranh cướp nhau nguồn chất xám của Nga.
Các công ty công nghệ thông tin của Nga được chính phủ được giảm thuế thu nhập từ 20% xuống còn 3%.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 7 2020, 03:48 PM

Phía OPCW nói rằng chất mà Nalvany nhiễm phải không nằm trong danh sách chất cấm dù có cấu trúc tương tự. Dĩ nhiên, tôi không nói rằng OPCW khách quan, mà đây chỉ là kết quả của tương quan lực lượng trong nội bộ của Đức giữa các phe phái trong quan hệ với Nga, cũng như ảnh hưởng của Nga. Kết luận kiểu này nghĩa là Nalvany nhiễm phải chất nguy hiểm, nhưng không nằm trong danh sách chất cấm, nghĩa là các nước phương tây vẫn có thể thoải mái bôi xấu Nga được, nhưng không có cớ pháp lý (không nói đến chuyện dùng chính trị, ngoại giao, etc.) can thiệp vào nội bộ cuộc điều tra của Nga.
Nếu các nước phương Tây muốn lấy cớ Nalvany bị hại để trừng phạt Nga thì cứ việc, nhưng k phải là vì lý do sử dụng vũ khí hoá học trong danh sách bị cấm.

"The results of the analysis by the OPCW designated laboratories of biomedical samples collected by the OPCW team and shared with the Federal Republic of Germany confirm that the biomarkers of the cholinesterase inhibitor found in Mr Navalny’s blood and urine samples have similar structural characteristics as the toxic chemicals belonging to schedules 1.A.14 and 1.A.15 that were added to the Annex on Chemicals to the Convention during the Twenty-Fourth Session of the Conference of the States Parties in November 2019. This cholinesterase inhibitor is not listed in the Annex on Chemicals to the Convention. "

các dấu hiệu sinh học của chất ức chế cholinesterase được tìm thấy trong mẫu máu và nước tiểu của ông Navalny có đặc điểm cấu trúc tương tự như hóa chất độc hại nằm trong bảng 1.A.14 và 1.A.15 đã được thêm vào Phụ lục Hóa chất của Công ước Cấm vũ khí hóa học trong phiên họp thứ 24 của Hội nghị các quốc gia thành viên vào tháng 11 năm 2019. Chất ức chế cholinesterase này không được liệt kê trong Phụ lục Hóa chất của Công ước


Cái chất cấm mà Đức nói là tìm trong máu của Nalvany, hoá ra mới được thêm vào cuối năm ngoái, trong phần phụ lục. Không khéo cái chất tương tự nhưng không nằm trong danh mục cấm mà OPCW nói trong máu của Nalvany, phương Tây lại đề nghị đưa thêm vào phần phụ lục của công ước cũng nên. hehe.gif

Armenia đưa tin đã phá huỷ 1 cơ sở dầu quan trọng của Azer, phía Azer chưa phản hồi. Nếu đây là sự thật thì chứng tỏ Azer phải suy nghĩ cho kỹ, vì nếu để bị thiệt hại ở mức không thể chấp nhận, thì dù có lấy lại được lãnh thổ cũng không lợi mấy. Chưa kể lấy lại được rồi, nếu đối thủ không công nhận, chơi trò chiến tranh du kích, phá rối thì cũng không yên được. Quân sự nhưng phải dẫn đến 1 giải pháp chính trị mới được

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 9 2020, 05:45 PM

Tiếp tục câu chuyện Armenia-Azerbaizan, vì ở đây có 3 điều thú vị đáng quan tâm :
1- Những điều VN giống .. Armenia
2- Những điều VN giống .. Azerbaizan
3- Một mô hình của thế giới đa cực
Về điều đầu tiên. VN giống Armenia vì VN cũng có quan hệ tốt với phương Tây, và đồng thời cũng có việt kiều lề trái muốn đẩy VN vào tay phương Tây hơn, và nếu có thể thì thay đổi chế độ. Số lượng việt kiều lề trái này tất nhiên ít hơn số lượng ngoại kiều Arrmenia. Người ta tính có khoảng 10 triệu người gốc Armenia ở phương Tây, trong khi dân số nước này chỉ khoảng hơn 3 triệu. Do có quan hệ « ngoại giao nhân dân » này mà Armenia sẽ gần phương Tây hơn, trong khi quyền lợi sát sườn của nước này gắn với Nga.
Quan hệ với Nga cũng là điều mà VN giống Armenia. Về cơ bản Armenia không có vấn đề gì với Nga, nhưng Nga có quyền lợi tương đồng như vậy không thì chưa chắc. Ở vùng Cao cát này, quan hệ của Nga với Azerbaizan quan trọng hơn, từ trước tới này Ba cu và vùng dầu mỏ này vẫn là những khu vực chiến lược với Nga. Không kể Azerbaizan còn là nước đệm của Nga với I ran. Tóm lại về mọi mặt Nga nhiều lợi ích ở Azerbaizan hơn. Nếu thay Armenia bằng VN, Azerbaizan bằng TQ, thì ta cũng có mô đen quan hệ tương đồng.
Điều giống nhau thứ 3 của Vn với Armenia đó là dù quan hệ tốt với phương Tây, không phải vì thế phương Tây sẽ cứu. Gần đây, sứ quán Mỹ khi vẽ bản đồ VN, không đặt biển đảo vào đây. Tương tự như vậy, khi Armenia đánh nhau với Azerbaizan, thì họ cũng đứng ngoài nhìn.
Và điều thú vị phải để ý, là rất có thể, một trong những yếu tố khiến Azerbaizan khởi chiến, bởi vì quan hệ Nga- Armenia lạnh nhạt đi. Nói cách khác, chơi với phương Tây, thì Armenia phải chịu mất Karabath, vì chỉ ủng hộ mồm thì không đủ.
Về điều thứ hai. VN giống Azerbaizan vì có đảo bị TQ chiếm đóng, và nước này cũng chủ trương thông qua thương lượng đối thoại hoà bình để giải quyết. Nhưng từ năm 94 đến nay, câu chuyện vẫn không đi đến đâu. Trong vụ việc này, phía Armenia sai (giống như TQ với VN), và điều thú vị là nước này (Armenia) cũng viện cớ lịch sử vớ vẩn. Armenia viện cớ gì, đó là vấn đề người Armenia bị « diệt chủng » dưới thời đế quốc Thổ (trong chiến tranh thế giới thứ nhất), và điều này đã dẫn tới việc không đội trời chung với người Thổ nói riêng và Hồi giáo nói chung. Từ đó dẫn tới tâm lý chiếm đất. Câu chuyện này cũng giống như TQ, coi việc chiếm đoạt chủ quyền ở biển Đông là việc xoá đi quan hệ ô nhục với phương Tây trong thế kỷ trước là biểu tưởng của TQ vươn lên (ngoài những vấn đề khác). Nhưng ở đây Azerbaizan không phải là Thổ, và VN cũng không phải là phương Tây.
Còn điều thứ 3. Hiện nay có một nước muốn thế giới một cực, đó là nước Mỹ. Các « nước lớn » khác, muốn thế giới đa cực, nhưng quan niệm là họ chia chác lẫn nhau để quyết định số phận nước khác. Trong trường hợp Azerbaizan, rõ ràng đa cực kiểu này không giải quyết được vấn đề cho họ.
Nhưng nó còn có một đa cực kiểu khác, đó là các nước trung bình có thể liên kết hộ trợ nhau làm thất bại kế hoạch của một nước lớn, hay làm thất bại sự thoả hiệp của các nước lớn kia trên lưng họ. Đây là ý nghĩa của « liên minh » Thổ-Azerbaizan-Georgia.
Tôi không nghĩ là Azerbaizan ham đánh nhau, nhưng nếu không có yếu tố trợ lực trên địa bàn thực tế, thì thương thuyết chỉ là vớ vẩn.
Tôi cũng không nghĩ là người dân Azerbaizan ghét người Armenia, vì họ đã cũng chung sống với nhau thời Liên Xô. Trong thực tế người Armenia bị « đầu độc » về lịch sử (giống như TQ « tự đầu độc » họ về lịch sử) thì đúng hơn.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 9 2020, 09:08 PM

Tiếp phần trên một chút, vì lúc nãy không có thời gian để viết. Trong thực tế, ý chí của một nước trung bình có thể làm thất bại âm mưu một nước lớn, và người VN đáng lẽ phải tự hào về điều này, bởi lịch sử VN hiện đại là một dẫn chứng. Khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, khi kháng chiến chống Pháp, rồi Mỹ.. không người Vn nào (phía cách mạng) nghĩ « cần có thế lực chống lưng ». Đây chỉ là câu chuyện của những người VN được nước ngoài dựng lên, mà đỉnh cao của nó là chế độ VNCH cũ. Tất nhiên khi « chiến đấu », thì do nhu cầu mình sẽ đi tìm sự ủng hộ, vì mình quyết tâm chiến đấu, không có sự chống lưng cũng chiến đấu, và sự chống lưng là do chiến đấu tạo ra. Không phải chống lưng tạo ra chiến đấu.
Nhưng từ khi đổi mới, sau thời kỳ tôi gọi là « tan rã », do ảnh hưởng ngược mà tư duy « nhăm nhăm tìm người chống lưng » thành phổ biến. Nó dựa trên những ngộ nhận sau :
-Phía cách mạng, tức là có cả những người trong hệ thống chính trị, cảm nhận đổi mới như chấp nhận một số điều cũ, nhìn lại nó như .. chế độ VNCH nhìn nó, hay chế độ thuộc địa nhìn nó.
- Quan niệm rằng chơi với các nước phương Tây, tương đồng với việc đánh giá lại quá trình thuộc địa, thực dân là .. tiến bộ, hay ít ra không xấu đến như thế.
- Phía lề trái, đây là cơ hội rất tốt cho họ nói theo kiểu người Pháp là « refaire une virrginité » (tức là biện hộ cho mình), họ cố tình đánh đồng việc quan hệ với phương Tây hiện tại, như sự tiếp nối quan hệ thuộc địa, thực dân mới cũ. Và nếu như thế thì họ ..có gì sai, bởi chế độ hiện tại cũng tiếp nói nó mà.
Như vậy là từ một tinh thần độc lập, tự cường, lại ôm ngay vào tư duy của các hạng tay sai.
Điều nguy hại hơn nữa là từ cái tư duy đó, đường hướng phát triển cho tương lai, chỉ là theo nước này hay nước kia. Nhưng một nước đâu có thể sinh hoạt kiểu như vậy.
Như vậy bài học của phi vụ Armenia-Azerbaizan này có lẽ là ở đây, đó là hãy trở lại với tinh thần tự chủ của mình, và để tự chủ thì mở rộng quan hệ với các nước, nhưng đừng có hi vọng hão là họ chống lưng. Càng tự chủ, càng có nhiều người muốn chơi.
Trong cuộc xung đột Armenia-Azerbaizan thực ra Armenia sai, và cái sai của họ đã đưa họ tới mâu thuẫn, đó là họ không thể phát triển được nếu ở trong tình trạng này.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 10 2020, 06:29 AM

Cuộc chiến Armenia Azer nói ai đúng ai sai rất khó, vì còn tùy vào góc nhìn.
Vỗn dĩ lãnh thổ của họ đã bị Thổ lấy mất, gây ra cuộc thảm sát. Sau đó khi Liên Xô đến đưa họ vào liên bang cũng không lấy lại lãnh thổ đó, mà chỉ dùng các biện pháp ngoại giao đòi Thổ trả lại thôi, và dĩ nhiên không thành công.
Khi vào liên bang, lại đem lãnh thổ là khu vực đang tranh chấp trao quyền quản lý cho Azer. Ngay từ thời Liên Xô, Armenia đã nhiều lần đòi lãnh đạo Liên Xô trao lại cho mình khu vực này, và đã từng có xung đột ngay từ thời đó. Cũng nhờ có nhà nước liên bang nên việc này mới được kiểm soát.

Bây giờ khi LX tan rã, về lý thì Azer nói họ là sở hữu hợp pháp do kế thừa từ Liên Xô, nhưng Armenia thì nói họ đã bị mất đất một cách bất hợp pháp từ xưa, nên bây giờ không chịu.
Hơn nữa, cũng vì mất đất, nên họ không còn đường ra biển, chịu bất lợi và thiệt thòi lớn, nên họ không chịu cũng là có lý do.

Nói chung, tôi cho rằng, phải tìm một biện pháp nào đó, dù Azer có đất đó, nhưng Armenia phải được toàn quyền sử dụng để ra biển thì mới yên.
Mà tại sao ở Tây Âu hay có hiện tượng 2 nước đồng sở hữu 1 khu vực nào đó, ví dụ Pháp, TBN đồng sở hữu Andora.
nhưng giải pháp này ở đây có vẻ không dùng được rồi

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 12 2020, 10:31 PM

Mặc dù Armenia và Azerbaizan đã có thoả thuận ngừng bắn vào hôm thứ 7 (10/10), nhưng trên thực địa chiến sự vẫn tiếp diễn. Để xem những chiến sự này như là cái dớp cuối cùng (vì cả hai bên đều tìm cách chiếm lợi thế) trước khi ngừng bắn hay là thoả thuận ngừng bắn vô hiệu. Điều thứ 2 hoàn toàn có thể xẩy ra, vì một bên tác động vào cuộc chiến (Thổ) không tham gia vào quá trình này. Vi thế khác với các lần ngừng bắn trước, khả năng ngừng chiến thất bại là có thể.
Ở trên tôi có nói Armenia bị đầu độc bởi lịch sử, hãy xem quá trình này như thế nào ?
Có một nước Armenia tồn tại trong quá khứ, nhưng rất xa xôi. Dấu ấn cuối cùng của nhà nước này chính là tôn giáo, tức là đạo Thiên chúa Armenia. Nhánh đạo thiên chúa này dặc biệt chỉ có trong cộng đồng người Armenia, giống như đạo Do thái tồn tại với người Do thái.
Sự so sánh người Armenia với người Do thái không phải không có điều đúng, vì cả hai cộng đồng người này còn tồn tại như một cộng đồng độc lập đến ngày nay là nhờ vào tôn giáo. Người Armenia sống rải rác trên khắp địa phương của đế quốc Ô tô man (giống như người Do thái sống rải rác ở đế quốc La ma, và sau khi đế quốc này tan rã, thì rải rác ở khắp phương Tây), đồng thời cũng có một vùng đất quê hương là miền đông bắc Thổ hiện nay. Hiện trạng này của người Armenia được giữ tới đầu thế kỷ XX, cho tới đại chiến thế giới I. Vào năm 1915, do đế quốc Ô tô man đứng về phe Đức, nên các cường quốc phương Tây (Anh, Pháp) đều muốn xẻ thịt đế quốc này. Thực ra thì đế quốc Ô tô man đã bị o ép từ trước, từ thế kỷ XVIII, XIX, và chính điều này đã đẩy đế quốc này đứng về phe Đức. Và để làm điều này, phương Tây đã dùng lá bài tôn giáo (Thiên chúa chống Hồi giáo). Cũng giống như lúc Pháp xâm lược VN. Chính vì thế, đế quốc Ô tô man mới có chính sách đẩy người Armenia vào các trại tập trung, hay đưa họ xuống vùng bán đảo Ả rập ngày nay. Quá trình này đã gây ra cái chết của 1 triệu người Armenia (theo số liệu của phương Tây, mà Thổ tranh cãi điều này). Một số lớn người Armenia vì thế đã di dân qua các nước phương Tây.Và hậu duệ của họ tới nay là 10 triệu, một số còn lại vẫn ở tại Thổ, một phần nữa là phần đất của nước Nga sa hoàng chiếm được của đế quốc Ô tô man, thì sau cách mạng tháng mười được tổ chức thành nước cộng hoà Armenia xô viết, tiền thân của nước Armenia hiện tại. Người Armenia không chỉ sống ở đế quốc Ô tô man, mà còn sống cả ở đế quốc Ba tư , tức là tiền thân của I ran hiện tại. Khi chế độ Sa hoàng đánh Ba tư, trong quá trình xâm thực thuộc địa, thì nước Nga đã ngoạm được một miếng, đó là tiền thân của nước Azerbaizan hiện tại. Và trên mảnh đất này của đế quốc Ba tư này cũng có người Armenia sinh sống (đó là tiền thân của vùng Karabath).
Người Azeri (từ tên tộc người mà có tên nước là Azerbaizan) không phải là người Thổ, mà là thân dân của đế quốc Ba tư. Họ cùng một sắc dân với người ở vùng đông bắc I ran. Và hiển nhiên họ không phải là người gây ra nạn diệt chủng Armenia nói trên.
Nước Armenia hiện tại là phần rất nhỏ có thể gọi là ngoại vi của vùng đất mà người Armenia sinh sống và lập quốc, phần còn lại đã bị sát nhập vào Thổ và « Thổ hoá ». Nhưng không phải bất cứ đâu có người Armenia thì đó là đất của quốc gia được Liên Xô lập nên này, cũng chính vì thế nhà nước Xô viết phân biệt, lập ra cộng hoà Armenia và khu tự trị Armenia ở Azerbaizan. Điều mà ở phương Tây người ta thường hay vu cáo là thủ thuật của Staline.
Như vậy ở đây có sự đánh đồng tâm lý do cuộc diệt chủng người Armenia tạo ra, và do phương Tây khai thác, với việc quy ra rằng chỗ nào có người Armenia thì đó là đất Armenia.
Với người Việt, thì điều này tương đối khó hiểu, vì người Việt chỉ sống ở nước Việt nam. Nhưng ngay ở ĐNA cũng có chuyện tương tự. Ví dụ nhà nước SAN là một bang của Miến điện cũng là người Thái như ở Thái lan, nhưng điều này không cho Thái lan có quyền sát nhập vùng đất này vào mình.
Câu chuyện Karabath và Armenia cũng vậy.
Như vậy người Armenia đã bị độc bởi lịch sử, do một sự kiện lịch sử trong quá khứ đánh nhau giữa phương Tây và đế quốc Ô tô man tạo ra. Sự kiện này đã mở đầu cho việc di dân Armenia sang phương Tây, và trở thành một đặc trưng của cộng đồng người này (cũng giống như việc Đức quốc xã tàn sát người Do thái), và từ đó nó dẫn tới sự ngộ độc lịch sử nói trên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 13 2020, 09:45 PM

Tôi thì nghĩ lý do Armenia làm vậy vì quyền lợi, họ cần có đường ra biển, nên thế thôi. Lại thêm lịch sử cũng cho họ 1 cái lý lẽ để biện minh, nên thành ra vậy. Thêm chút tin do các bạn đưa lên:

- Hãng Johnson & Johnson của Mỹ vừa ngừng thử nghiệm vaccine Covid 19 vì 1 tình nguyện viên bị ốm không rõ nguyên nhân. Hãng này cũng dùng cách tiếp cận giống Nga, nhưng dùng virus vector khác
- Ngân hàng Privat Bank đã phong toả tài khoản của đảng hội nhập châu Âu của cựu tổng thống Poroshenko. Ngân hàng này là của tài phiệt Do Thái Kolomoisky, luôn đối địch với Poroshenko và đã chống lưng cho đương kim tổng thống Ukraine hiện nay.
- Ngày 6-10, chính trị gia, nghị sỹ Ukraine Viktor Medvedchuk của đảng đối lập Ukrainian Choice, phe ủng hộ hoà giải với Nga, đã bay sang gặp Putin, và Putin nói sẵn sàng cung cấp vaccine cho Ukraine, nhưng chưa nhận được yêu cầu chính thức. Medvedchuk cho biết ông và vợ con ông đều đã tiêm vaccine Sputnik V của Nga ở Crimea hồi tháng 8 năm nay, trước cả thời điểm vaccine này được đăng ký.
- Ukraine đang bàn bạc chuyện nhập khẩu vaccine Sputnik V của Nga, nhưng là thông qua nước thứ 3, có thể là Israel. Dĩ nhiên mới chỉ là bàn thôi, nhưng việc nhập khẩu lậu đã có những tin đồn trong xã hội




Alexey Davidenko, một doanh nhân Ukraine làm việc trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế, viết trên Facebook như sau:

Hôm nay, khi vẫn chưa có Vắc xin chống Covid-19 của phương Tây hoặc Trung Quốc. Và dịch bệnh Covid-19 ở Ukraine đang vượt qua tất cả các kỷ lục cũ. Trong khi đó, nước Nga đã bắt đầu tiêm Vắc xin chống Covid-19 cho người dân của mình. Vì vậy, tại Ukraine, chủ đề về Vắc xin chống Covid-19 của Nga bắt đầu được bàn tán rộng rãi, từ những người dân thường cho đến các chính trị gia và các nhà tài phiệt Ukraine.

“Còn nhớ, ở đâu đó vào tháng 3, tôi đã kể về việc các chính trị gia và nhà tài phiệt Ukraine nổi tiếng bắt đầu ồ ạt mua máy thở trong nhà để xe của họ như thế nào?

Bây giờ các chính trị gia và các nhà tài phiệt Ukraine có một chủ đề mới.

Họ đang nhấc điện thoại của mình để tìm kiếm mua Vắc-xin chống Covid-19 của Nga, kể cả qua đường nhập khẩu bất hợp pháp.

Trong những ngày gần đây, tôi nhận được ngày càng nhiều cuộc gọi với cùng một câu hỏi:

- Alexey, theo bạn, có thể tìm mua Vắc xin chống Covid-19 Nga ở đâu tại Ukraine ?!
- Bạn cần nó để làm gì?
- Tôi muốn tiêm cho mình và gia đình.
- Vắc xin chống Covid-19 Nga hiện không có ở Ukraine và sẽ không thể có ở đây nhé.
- Ôi dào. Có tiền có thể mua được mọi thứ ở Ukraine.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 13 2020, 10:44 PM

Tôi sẽ nói tiếp về Armenia- Azerbaizan, vì nó là một câu chuyện rất thú vị, có nhiều ý nghĩa, giúp người ta hiểu thế giới hiện tại hơn, còn có những vấn đề thời sự khác thì ltbk đã poste rồi.
ở trong câu chuyện tâm lý Armenia có chuyện buồn cười thế này. Cách đây 1, 2 hôm, trên TV Pháp tôi thấy có đưa tin người gốc Armenia ở Mỹ biểu tình ủng hộ Armenia chống Azerbaizan, và khi phỏng vấn một trong nhưng người biểu tình, thì họ nói rằng người Armenia đã bị thảm sát bởi Thổ (tức là đế quốc Ô tô man) ngày xưa, cho nên bây giờ phải ngăn chặn câu chuyện đó xẩy ra.
Mùi vị câu chuyện này không khác gì « lý do lịch sử » mà TQ đưa ra để độc chiếm biển Đông với đường lưỡi bò. Và một lý do hay được viện tới là việc xuất dương của Trịnh Hoà vào thời Minh đi xuống ĐNA. Về việc ngộ độc của người TQ này, tôi sẽ nói sau, trở lại câu chuyện Armenia.
Điều đáng buồn cười của nhận thức người gốc Armenia biểu tình ỏ Mỹ kia, là nếu đi lùi lại xem tổ tông của người này xuất phát từ đâu, thì khả năng rất lớn là tổ tiên người đó sang Mỹ từ lãnh thổ của Thổ hiện tại, họ có thể là người ở Izmir, ở Istambul, ở Ancara (tôi lấy những địa điểm thành phố ở Thổ để làm ví dụ). Nhận thức của người này về việc thảm sát kia hoàn toàn đúng, nhưng vấn đề là nó không liên quan tới người Armenia hay người Karabath hiện tại. Và nếu có liên quan, thì là vì ông vơ vào, tự nhiên mang bệnh. Cái này là một hiện tượng người ta gọi là « auto-réalisatrice », kiểu như người đi xem bói, bảo hôm tới bị hạn, đúng ngày đó vì sợ quá, do mặc tưởng, nên câu chuyện đó xẩy ra. Do vơ vào mình câu chuyện thảm sát này, mà người Armenia ở cộng hoà Armenia và người Karabath đã tạo ra nó. Bình thường ông đã là khu tự trị, đâu có vấn đề gì. Tự nhiên ông vướng vào cái tâm lý kia, từ đó tạo ra xung đột, khi có xung đột rồi thì không sống với nhau được nữa.
Tại sao ông vướng vào cái tâm lý kia, vì tâm lý của người gốc Armenia ở phương Tây tác động. Cũng giống như tâm lý Việt kiều Mỹ, phương Tây tác động vào VN.Nhưng cái điều có thể đúng với ông Armenia ở nước ngoài, đâu có đúng với người Armenia ở cộng hoà Armenia.
Trở lại một chút với câu chuyện diệt chủng Armenia bởi Thổ này. Theo tính toán của phương Tây, thì có tới 1 triệu người Armenia ở Thổ bị giết chết, nhưng Thổ không công nhận. Và câu chuyện này được sử dụng trong thời hiện tại để ngăn Thổ gia nhập EU. Câu chuyện này thế nào ? Thổ là một trong những nước đầu tiên ngoài các thành viên sáng lập EU xin gia nhập khối này, nó bắt đầu từ năm 1963. Nhưng EU không muốn Thổ gia nhập, vì với số lượng dân, sức mạnh nhà nước, Thổ sẽ chi phối phần nào EU, trong khi hiện tại EU là cái sân chơi của Đức-Pháp là chủ yếu. Để ngăn chặn Thổ gia nhập, Eu có thời đã định để trong hiến chương của mình điều khoản EU có truyền thống Thiên chúa (Héritage chrestien), nhưng vấn đề là vai trò của tài chính trong việc hình thành EU rất lớn, và trong tài chính tài phiệt Do thái không phải là nhỏ, dấu ấn của Đức Quốc xã diệt người Do thái còn đó, chính vì thế cái khoản này phải bỏ. Nếu không bỏ thì Thổ không gia nhập được, vì Thổ là Hồi giáo. Vậy làm thế nào ngăn cản Thổ. Từ đó mới nẩy sinh ra việc dùng thảm sát Armenia này. Cách đây mấy năm, quốc hội Pháp thông qua một luật, tuyên bố câu chuyện này là diệt chủng, và việc ai không công nhận vấn đề này là diệt chủng, thì phạm tội. Và chính điều này đã ngăn cản một cách hợp pháp, quy trinh gia nhập EU của Thổ, vì nước Thổ không coi sự việc này là một nạn diệt chủng.
Như vậy ta có thể thấy câu chuyện này bắt đầu bằng việc lợi dụng tôn giáo ở phương Tây, ngày trước và bây giờ. Và tất nhiên nó cũng dẫn tới việc cộng đồng người bị tác động của nó ngộ độc lịch sử.Ở đây là người Armenia ở Armenia.
Bây giờ lại nói tới một câu chuyện khác, theo lý thuyết Mác xít, một nhà nước ra đời dựa trên một cái đế giai cấp. Nhưng trong thực tế hiện tại nhiều nhà nước hình thành trên cơ sở một nền văn hoá, cho nên nếu nói thật chính xác, thì một nền văn hoá sẽ là tiền thân của một nhà nước, vì có văn hoá sẽ có cộng đồng, có cộng đồng sẽ dẫn tới việc tổ chức cộng đồng ấy, việc tổ chức cộng đồng này có thể trở thành nhà nước (trong đó có giai cấp) nếu nó có cái đế kinh tế.
Hiện tại, do tác động bên ngoài, mà nhiều khi có thể hình thành nhà nước do có cái tiền đề văn hoá, nhưng không có cái đế kinh tế. Nhà nước Armenia là một dạng như vậy. Và cũng phải nói rằng nhiều nhà nước trên thế giới, đặc biệt các nước thế giới thứ 3 là một dạng như vậy. Thậm chí còn có dạng nhà nước mà cộng đồng dân tộc còn không có, ví dụ ở nhiều nước châu Phi da đen.
Khi không có cái đế kinh tế, thì ý tưởng duy nhất của nhà nước để nhất thống là văn hoá, mà nếu tự ông không có thì « đi vay », tức là chụp giật một ý tưởng bên ngoài vào. Điều này xẩy ra thường tình ở các nước cộng hoà tan ra từ Liên Xô, cũng như các nước tan ra từ Nam Tư.
Như vậy việc Armenia tham chiến ở Karabath, thực ra là vì một vấn đề identity văn hoá bị ngộ độc, chứ nó không có một lợi ích gì thiết thực cả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 14 2020, 02:54 PM

Cuối tuần này hoặc tuần sau, có vẻ sắp có biểu tình lớn ở Belarus đó bác Phó. Lý do là thủ tướng Đức bắt đầu nói đến việc trừng phạt tổng thống Belarus Lukhashenko, trước đó cả Pháp,Đức, Italy đều tránh việc này vì còn muốn đối thoại. Bây giờ có vẻ các cuộc đàm phán không thành công, nên thế nào cũng sẽ có biểu tình. Phía Belarus nói các cuộc biểu tình bắt đầu có phần hung hãn hơn, cũng có tổ chức hơn, chứng tỏ sẽ có biểu tình lớn đó.
Không rõ trong 5 năm tới, EU có duy trì liên tiếp nhiều cuộc biểu tình ở Belarus, hay làm 1 quả lớn để mong thành công nga, không được thì bao vậy Belarus, thực hiện chiến lược lâu dài để chờ đợi?
Nói chung, Belarus sẽ luôn là điểm nóng và phải học cách sống/phát triển trong bao vây phong toả, điều họ đã làm từ trước đến nay. Dù gì thì Lukhashenko cũng không thể tại vị mãi và phải có cơ chế chuyển giao quyền lực hợp lý, không để nước ngoài can thiệp thì mới phát triển được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 14 2020, 03:20 PM

Neu không có lợi ích gì, chả nhẽ nhà nước Armenia lại có thể thuyết phục được dân chúng (thực chất là các nhóm lợi ích khác nhau trong nhà nước) theo đuổi việc này?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 14 2020, 05:32 PM

Post nham topic

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 14 2020, 10:15 PM

@ltbk,
Đúng vậy, không phải mâu thuẫn nào cũng có nguyên nhân là lợi ích nhóm. Theo phân tích của tôi, thì trường hợp Armenia-Azerbaizan là dạng này. Nó là xung đột văn hoá, xung đột văn hoá tạo ra sức ép lên nhà nước, nhà nước muốn chính danh thì phải chạy theo, chạy theo rồi thì mới có thể nẩy sinh lợi ích nhóm để chiếm quyền (ví theo kiểu theo bên này hay bên kia).
Khi một nhà nước đi theo nguyên tắc đa nguyên đa đảng của phương Tây, thì việc « chạy theo » này càng rõ rệt hơn, vì ở trong một nhà nước không có cấu trúc tư bản (không có giai cấp tư bản rõ rệt), thì để câu phiếu phải bám theo tâm lý văn hoá. Và tâm lý văn hoá càng cực đoan thì càng thắng thế.Khi đã được bầu lên bởi tâm lý văn hoá này, thì nó sẽ tạo ra lợi ích nhóm (của nhóm người muốn được bầu).
Vấn đề là tâm lý văn hoá là trường tồn, ví dụ ở Mỹ là một nhà nước đa nguyên đa đảng điển hình, vấn đề chủng tộc không giải quyết được, vì nó vượt qua tất cả các kiểu đa nguyên được phép tồn tại trong một nhà nước tư sản.
Vấn đề này được thấy rõ rệt nhất ở châu Phi da đen, đây là những nước tạo ra trên cơ sở những thuộc địa cũ, ở đây không có truyền thống dân tộc (chứ đừng nói tới giai cấp làm gì cho mệt), và dân chúng vẫn cấu trúc theo bộ lạc. Đa nguyên đa đảng sẽ thành bộ lạc này chống bộ lạc kia (mỗi bộ lạc cấu trúc thành một đảng theo tâm lý văn hoá tôi nói trên), bộ lạc không thể xoá bỏ, và người ta không thể chạy theo mùa, hôm nay ở bộ lạc này, ngày mai ở bộ lạc khác, vì thế mỗi lần bầu cử là một lần nội chiến nhỏ.
Nhưng điều này khác xa hình thức đa nguyên đảng ở nơi phát sinh ra nó là Tây Âu và Mỹ, vì ở đây các đảng (lợi ích nhóm) đi theo tâm lý xã hội dựa trên quyền lợi kinh tế (trên cơ sở quan hệ của những người này với sở hữu công cụ sản xuất), mà không có vấn đề sắc tộc, hay văn hoá.
Nếu ta làm phức tạp mô hình bộ lạc này lên với sự can thiệp của phương Tây, thông qua việc họ dựng lên các đảng tay sai (vì đảng là lợi ích nhóm, và nước ngoài can thiệp cũng là một nhóm, chứ không phải là Đảng như ở VN, Đảng như ở VN không tồn tại ở phương Tây, nên không thể đánh đồng nó với một đảng ở phương Tây được, dù chúng có một cái tên chung là ĐẢNG), đồng thời họ lại là người thầy đứng ra bảo « thế này là dân chủ, thế kia là không dân chủ », thì ta sẽ đi thẳng tới chủ nghĩa thực dân mới.
Trong trường hợp các nhóm tay sai thắng thế, thì gian lận hay không, phương Tây cũng gật (đây chính là bầu cử Nguyễn Văn Thiệu ngày xưa). Nếu không được thì lăn ra ăn vạ, nói là bầu cử không đúng và sẽ biểu tình. Vì mâu thuẫn dựa theo tâm lý văn hoá trường tồn không thể xoá bỏ thì sẽ thành đối kháng đánh nhau.
Gần đây, các cuộc biểu tình này còn trở thành bạo động, cướp chính quyền, đồng thời với sự đe doạ phong toả từ bên ngoài. Và đây chính là « cách mạng mầu ».
Chính vì thế mà một thể chế có thể rất chuẩn với phương Tây, ai sang châu Âu, Mỹ cũng thấy thể chế này hay. Nhưng khi nó vượt biên giới văn hoá, cấu trúc xã hội, thì nó không còn đúng nữa và khi được sử dụng với dụng ý can thiệp, thâm nhập, một dạng xâm thực thuộc địa ở thế giới thứ 3, thì nó trở thành những quả bom nguyên tử, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, .. « bất chiến tự nhiên thành ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 15 2020, 01:56 AM

Có 1 chuyện này cũng thú vị:
chắc bác Phó cũng biết, hãng động cơ Safran của Pháp (chế động cơ cho máy bay chiến đấu, tên lửa Ariane, máy bay Falcon, etc.) và hãng động cơ UEC Saturn của Nga có hợp tác tạo ra một cái công ty joint venture 50-50 tên là PowerJet, cơ sở sản xúất đặt tại cả Nga và Pháp, đại bản doanh ở Pháp, để hợp tác chế tạo động cơ chung. Safran cũng không giấu giếm ý định muốn tích gắn UEC Saturn của Nga vào cùng với chuỗi sản xuất của mình (cũng chú ý là Nga có nhiều hãng chế tạo động cơ, UEC Saturn cũng chỉ là 1 trong số các hãng của Nga, chuyên chế tạo một số dòng động cơ cho một số máy bay và tàu chiến của Nga. Chính bọn này đã chế tạo tuabin khí M90FR thay thế cho tuabin khí của Ukraine dùng cho 2 tàu khu trục lớp Admiral Gorshkov Grigorovich).


Câu chuyện này liên quan đến vụ máy bay Super Sukhoi Jet (SSJ) mà tôi post ở trên, đó là cái động cơ SaM146 do cái joint venture chế tạo, nó k hiệu quả lắm. Nên Nga quyết định chế tạo riêng một con động cơ PD-8, và con này sẽ giao cho hãng Aviadvigatel phát triển và chế tạo, dưa trên con PD-14 mà hãng này đã chế tạo xong. PD-8 này sẽ sử dụng bộ tạo khí (gas generator) của PD-14 và sẽ dùng cho cả SSJ lẫn máy bay chữa cháy BE-200 của Nga.

Hiện nay PowerJet, liên doanh của Safran UEC Saturn cũng muốn cùng phát triển version mới cải tiến của SaM146 dùng cho cả BE-200 lẫn SSJ. Không rõ có cạnh tranh gì không?

Như câu chuyện ở đây không đơn giản chỉ thế. Phía Nga giao cho hãng Aviadvigatel làm PD-8 cho riêng mình, đồng thời cũng đồng ý để cho UEC Saturn làm cùng Safran phát triển version mới của SaM146 là có tính toán của mình. Còn phía Pháp rủ Nga đầu tư cùng phát triển SaM146 mới cũng có lý do của nó. Câu chuyện này liên quan đến vụ...linh kiện (dù không chỉ có thế).

Trong các động cơ dành cho các máy bay dân sự thương mại, đặc biệt loại thân rộng, cỡ lớn, có 1 linh kiện mà Mỹ hiện đang độc quyền cung cấp, nghĩa là Pháp, Anh, etc. các nước làm động cơ cho dạng máy bay này đều phải mua, và nếu mua linh kiện Mỹ nghĩa là phải chấp nhận hoặc hứng chịu áp lực những phán quyết chính trị Mỹ, kiểu không được bán cho người này người kia. Từ lâu Pháp và EU vẫn muốn xoá bỏ cái chuyện độc quyền này của Mỹ. Nhưng linh kiện đó muốn làm ra thì phải sở hữu trình độ công nghệ gia công titan rất cao, điều mà cả EU, Anh và Nhật đều không có. Và Safran thúc giục Nga nên ưu tiên tập trung vào việc sản xuất các linh kiện để thay thế những linh kiện này của Mỹ trước, để áp dụng không chỉ trong các phát triển mới của SaM146, mà còn cho nhiều động cơ khác, nhiều dự án khác. Pháp cũng hứa sẽ mua lượng lớn linh kiện này, cấp chứng nhận, và còn hứa mở thị trường cho nó với rất nhiều các dự án động cơ khác của Pháp và EU mà Pháp đang sản xuất, etc. Tóm lại lợi ích kinh tế mà Pháp đưa ra rất hấp dẫn. Pháp khẳng định tin tưởng Nga làm được, lý do vì Nga cũng là cường quốc hàng đầu về công nghệ titan, chuyên cung cấp các bộ phận máy bay, bộ phận động cơ cho ngành hàng không vũ trụ của Nga và thế giới (Boeing, Airbus, RollRoyces, Bombardier, etc.)

Vấn đề ở chỗ này, thực chất là Pháp đã biết Nga có công nghệ đó, nhưng bộ phận khoa học sở hữu công nghệ này của Nga, lại chính là các cơ sở nghiên cứu khoa học của hải quân, chứ không phải cơ sở bên máy bay dân sự, và họ đã dùng công nghệ đó để tạo ra một số tàu ngầm có thân tàu làm bằng titan, trong đó có một số tàu có tính bí mật cao, cho các hoạt động nước sâu do bộ quốc phòng tài trợ. Nếu muốn họ chia sẻ công nghệ này cho bên dân sự, phải có được sự đồng ý của điện Kremlin. Và chính bên hải quân cũng không muốn chia sẻ công nghệ này cho bên dân sự, vì sợ lộ bí mật. Chắc mọi người đều biết, công nghệ khi đưa ra bên dân sự là rất dễ bị lộ. Chưa kể cái SaM146 này được sản xuất bởi joint venture PowerJet giữa Safran, Saturn, nếu đem ra dùng nó trong các dự án của cái liên doanh này là rất có nguy cơ bị Pháp thó mất bí kíp. Cho dù có biện pháp bảo vệ bí mật chặt chẽ, thì vấn đề hợp tác giữa bên hải quân và dân sự này cũng không đơn giản.

Đấy là chưa kể chính phía Nga cũng đang bận rộn với rất nhiều dự án khác, cả dự án quân sự lẫn dân sự, động cơ SaM146 không phải ưu tiên chính của họ, nhất là bây giờ họ lại đang phát triển PD-8 dùng cho SSJ và Be-200 thì cần gì phải đầu tư vào SaM146 nữa.
Trong trường hợp dù bí kíp titan của bên hải quân, tạo ra linh kiện mới, và dù có giữ được mật công nghệ với Pháp, thì người hưởng lợi nhất vẫn là Pháp và EU, còn với Nga chỉ là tạo thêm được linh kiện cho SaM146, giúp nó thoát lệ thuộc Mỹ, cải thiện chất lượng tốt hơn.
Như vậy hóa ra Nga bỏ bí mật để được 1 cái lợi không quá ưu tiên, trong khi đem lại 10 cái lợi cho người khác đồng thời phân tâm với cả đống các dự án quan trọng ưu tiên của mình nữa.

Nói chung, cái trò liên doanh này, là cái ổ rất dễ bị lộ công nghệ, TQ đã thó được k ít công nghệ phương Tây nhờ các liên doanh kiểu này. Rốt cuộc nếu không khôn ngoan, thì chả những k được gì, mà còn có khi bị đối phương bòn rút hết. Chưa kể, không phải cứ trong cùng 1 nước là họ dễ dàng chia sẻ công nghệ, không phải cứ có công nghệ là đem áp dụng ra mọi sản phẩm.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 17 2020, 06:07 AM

Đọc báo Mỹ thì mới biết, hóa ra cái tàu phá băng lớn nhất thế giới này, không chỉ bị Ukraine (nhà máy Turboatom) gây khó dễ không giao tuabin khí (được sử dụng để dự phòng cho động cơ dùng năng lượng hạt nhân), mà còn bị cả General Electricity (GE) của Mỹ không giao một vài linh kiện mà Nga đặt hàng dùng cho động cơ (electric propulsion system), khiến cho Nga phải tự làm tuabin khí của Ukraine và các linh kiện của GE, đồng thời phải mở rộng quy mô, tái cơ cấu nhà máy để sản xuất hàng loạt cho các dự án sau này, khiến cho kế hoạch hạ thủy đi từ năm 2017 đến 2019 và cuối cùng là tháng 9 năm nay, 2020 mới hạ thủy được.

Thôi, vậy cũng tốt, coi như Ukraine và GE bây giờ về căn bản mất thị phần và ảnh hưởng đến ngành đóng tàu Nga.


QUOTE(langtubachkhoa @ Sep 22 2020, 11:06 PM)
Tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới khởi hành

Tàu phá băng hạt nhân universal của Nga lớp LK-60Ya, “Arktika”, hôm nay đã rời nhà máy đóng tàu Baltic để thử nghiệm lần cuối và đang trực tiếp hướng đến Murmansk. Trong hành trình kéo dài hai tuần này, tàu phá băng sẽ được thử nghiệm trong điều kiện băng giá phức tạp.
Sau khi đến Murmansk, nếu mọi thứ suôn sẻ, Rosatom sẽ ký biên bản nghiệm thu và tiếp quản “Arktika” cho năm đầu tiên hoạt động trên tuyến đường biển phía bắc. “Arktika” hiện là tàu phá băng lớn nhất thế giới từng được chế tạo.
Tham khảo hành trình tại đây
https://www.marinetraffic.com/en/ais/home/shipid:6069179/zoom:10

Quá trình chế tao cũng có nhiều khó khăn. Lúc đầu Ukraine tham gia vào việc chế tạo động cơ cùng với Nga, cụ thể là công ty OJSC Kirovsky Zavod của Nga và nhà máy tuabin Kharkov Ukraine hợp tác. Nhưng sau đó cuộc khủng hoảng nổ Ukraine nổ ra, nên việc hợp tác bị hủy. Và tuabin đã không thể được cung cấp vào năm 2015 như dự kiến.


Sau đó Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước Krylovskiy của Nga cũng đã bị chậm trong việc cung cấp máy phát điện cho nhà máy Kirov-Energomash của Nga (một công ty con của công ty Kirovsky). Lý do đây là những công trình lớn đầu tiên như vậy trong vòng 25 năm qua, do nhà máy sản xuất, liên quan đến việc hiện đại hóa quy mô lớn sản xuất.

Cuối cùng phải bị chậm 2 năm, Nga mới hoàn thành xong 2 cái tuabin. Cả hai máy phát tuabin đã được giao lần lượt vào tháng 9 năm 2017 và tháng 4 năm 2018.
Vào ngày 17 tháng 3 năm 2017, Baltiyskiy Zavod - Shipbuilding (một phần của USC), nhà thầu đóng tàu phá băng Arktika, cùng với Rosatom (khách hàng) đã gửi đơn kháng cáo lên Chính phủ Liên bang Nga - Nga về việc cần phải hoãn giao tàu phá băng một năm rưỡi. Vào ngày 12 tháng 7, ngày vận hành tàu phá băng mới được công bố vào năm 2019
Dự kiến giao tàu phá băng cho khách hàng vào ngày 5/11/2020.

Động cơ
Tàu phá băng được trang bị hai nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng RITM-200 , công suất nhiệt mỗi lò là 175 MW . Hơi từ các lò phản ứng dẫn động hai máy phát tuabin hơi 36 MW. [8] Ba cánh quạt bước cố định được dẫn động bằng động cơ điện, hai động cơ điện 10MW trên mỗi trục.
Tàu phá băng có 6 GED với công suất 10 MW, 2 GED trên mỗi 3 trục của tàu. Sau sự cố của một nhà máy điện, tổng công suất của tàu phá băng giảm từ 60 MW xuống còn 50 MW, điều này sẽ cho phép tàu hoạt động thử nghiệm khi mất điện cho đến khi nhà máy điện không hoạt động trong bến được loại bỏ.

Đây là video lần thử nghiệm năm ngoái


https://www.youtube.com/watch?v=ipeFgaPMP8Q

Bình:
Ukraine chỉ giỏi phá rối. Bày trò không hợp tác với Nga để gây sức ép chính trị, làm đòn bẩy, nhưng cuối cùng cũng chỉ làm Nga chậm 1 chút rồi thì họ cũng xong. Mà Nga đã nhân việc không có Ukraine để cải cách hiện đại hóa quy mô lớn sản xuất của mình, lần đầu không có Ukraine bị chậm, nhưng lần 2 thì không còn chậm nữa đâu.
Tốc độ đẻ tàu của Nga bây giờ chỉ thua Mỹ và TQ, chứ còn châu Âu thì đã không còn theo kịp.

Chính phương Tây ép Ukraine cắt đứt hoàn toàn không được chơi gì với Nga, nhưng họ có vẫn chơi đấy thôi. Thực ra những cái này đã được dự đoán rồi mà. Và thực chất, đây không phải là cái Ukraine muốn làm mà họ bị phương Tây ép làm vậy. Ý của Ukraine là muốn vào EU, chơi với EU để từ đó thâm nhập thị trường, đồng thời cũng vẫn chơi với Nga. Nếu làm được như vậy thì vị thế của họ sẽ cao với cả hai bên, từ đó mà sẽ có nhiều quyền lợi, trở thành 1 cực quyền lực mới của NATO, do vị trí chiến lược và có tầm quan trọng với cả Nga và phương Tây.

Nhưng phương tây thì họ câu Ukraine vào để họ khai thác, móc để có lợi cho họ, chứ không phải muốn Ukraine vào để làm cha làm mẹ hay bằng vai phải lứa với họ, nên họ ép Ukraine phải chọn một trong hai. Việc ngừng quan hệ với Nga là cái mà phương Tây ép Ukraine làm, cũng là cái mà phe thân phương Tây của Ukraine phải chấp nhận, vì quyền lợi của họ đều ở phươnG tây, tài sản của họ đều ký gửi ở phương tây cả, lơ mơ là toi. Lúc đại sứ Mỹ tại Ukraine còn cảnh báo Ukraine không được lén lút quan hệ với Nga. Phương Tây làm vậy họ có nhiều cái lợi:

- Gây rắc rối cho quá trình phát triển thiết bị quân sự Nga, dù dĩ nhiên không thể cản. Nhưng cái này không phải lý do chính

- Cắt đứt ràng buộc kinh tế của Nga và Ukraine, làm suy yếu đi phe ủng hộ hữu hảo với Nga của Ukraine

- Kinh tế của Ukraine khó khăn, càng phải lệ thuộc vào họ, phải vay nợ, phải cắt những ngành chiến lược cho họ, như nhiều hệ thống đường ống, các công ty năng lượng của Ukraine giờ đã rơi vào tay các công ty phương tây quản lý hoặc đồng quản lý.

- Bóp chết các ngành công nghiệp của Ukraine. Cái này thì đã nói, phương tây khi vào thì họ chỉ muốn móc tài nguyên thiên nhiên với giá rẻ, phá hủy các ngành công nghiệp trọng yếu để loại bỏ đối thủ tiềm năng, để biến nước kia thành thị trường vay nợ, lao động "dịch vụ" cấp thấp theo kiểu bưng bê, gia công cấp thấp, du lịch và tiêu thụ hàng hóa cho họ.

Chứ có điên mà họ để cho Ukraine duy trì ngành công nghiệp vũ khí, hàng không, tàu bè à?
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 19 2020, 08:01 PM

Weekend vừa rồi có lẽ khiến cả nước Pháp bàng hoàng vì việc một phần tử cực đoan hồi giáo gốc tréc chen 18 tuổi (Tchechenie) đã chặt đầu một giáo viên dậy lịch sử ở một trường trung học Pháp, ngoại ô Paris.
Sự việc bắt đầu từ mấy tuần trước, khi một phụ huynh một nữ học sinh ở trường này lên khiếu kiện nhà trường vì việc thầy giáo kia đã sử dụng tranh biếm hoạ về Mo ha mét, giáo chủ hồi giáo để làm ví dụ cho việc giảng dậy tự do ngôn luận, đòi nhà trường sa thải thầy giáo. Ông này được sự ủng hộ của một hiệp hội Hồi giáo mang tính cực đoan. Mặc dù được nhà trường giải thích, nhưng có vẻ không thuyết phục được. Hai người này (phụ huynh và nhân vật hồi giáo kia) đã poste video trình bầy vụ việc theo cái nhìn của họ và để cả địa chỉ lẫn tên giáo viên lên mạng.
Và sao đó phần tử cực đoan chéc chen kia đa tới giết người thày giáo, và không những giết mà còn chặt đầu. Cảnh sát vũ trang đã can thiệp, và phần tử kia đã bị bắn chết.
Sự việc này xẩy ra đúng vào lúc đang có sử án vụ khủng bố vào toà báo biếm hoạ Pháp Chác li hép đô, xẩy ra cách đây 5 năm. Từ khi có vụ sử án này, đã có một vụ tấn công tương tự vào toà báo cũ, khiến hai phóng viên báo bị thương, và người gây ra sự vụ này là một người gốc Pakistan.
Theo như báo chí Pháp, thì khi giảng dậy tiết học về tự do ngôn luận này, thầy giáo kia đã yêu cầu các học sinh nào là người hồi giáo giơ tay lên, và yêu cầu họ ra ngoài, vì những gì tiếp theo có thể có tác động tới tình cảm tôn giáo của họ. Lớp học này là ở trung học, tương đương với lớp 7 thời tôi học (hệ mười năm), chắc bây giờ là lớp 9, và tuổi học sinh là 13.
Còn như Video trên Youtupe, thì sự việc được trình bầy với tính chất cóvẻ kỳ thị hơn.Và điều này cũng dễ hiểu, vì hương của nó là dẫn tới « trừng phạt » ông giáo viên kia.
Như vậy cùng một sự việc mà có hai thái độ hiểu khác nhau. Hoặc hiểu là thái độ tôn trọng (khi yêu câu học sinh ra ngoài), nhưng cũng có thể hiểu là thái độ kỳ thị (nếu người ta có mặc cảm).
Vụ sử án Chác li hép đô này bản thân nó đã gây ra tranh cãi, bởi vì các tội nhân gây ra nó đã chết, vì là khủng bố tự sát. Nhưng điều quan trọng hơn đó là một bộ phận tư duy hệ thống chính trị Pháp (một bộ phận của phe tả) lại coi đây là một vấn đề bất công xã hội tạo ra, vì người hồi giáo ở Pháp chủ yếu tới từ Bắc Phi, Châu Phi da đen, là thuộc địa cũ của Pháp, và họ thay thế vào giai cấp công nhân, tức là những người nghèo ở Pháp.
Một bộ phận khác của chính trường Pháp thì lại nhìn với con mắt kỳ thị, chủ yếu là phái hữu, dạng Sô vanh dân tộc chủ nghĩa.
Câu chuyện lại trở nên phức tạp hơn nữa, bởi tinh thần sô vanh dân tộc chủ nghĩa này có nguồn gốc từ xưa là kỳ thị người Do thái (Do thái Pháp, tất nhiên rồi). Phái hữu này lại có nguồn gốc, hay là sự kế tục tinh thần của chế độ Pê tanh, là chế độ tay sai phát xít Đức thời kỳ Pháp thua trận trong đại chiến 2 (1940-1944). Và trong số những người thắng trận trở về sau năm 1945, có rất nhiều người gốc Do thái, do họ tham gia kháng chiến, bởi với chế độ Pêtanh thì họ còn gì mà mất.
Bản thân tư bản Pháp, đặc biệt tư bản tài chính, cũng có một cấu thành Do thái rất lớn. Vì thế tất nhiên một bộ phận tư sản Pháp cũng không muốn tình thần dân tộc cực đoan kiểu này.
Hiện nay tư bản tài chính cũng hưởng lợi lớn nhất trong toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá về tài chính có mức độ sâu sắc nhất trong mọi hiện tượng toàn cầu hoá, vì thế tầng lớp tư bản này ủng hộ một dạng xã hội multi-culturel, vì nó thống nhất thế giới bằng tài chính.
Nhưng như thế cũng chưa đủ phức tạp, bởi vì với giới tư bản tài chính kiểu này, multi-culturel giúp họ ngăn chặn kỳ thị Do thái, nhưng đồng thời họ lại muốn ủng hộ Israel. Mà muốn ủng hộ Israel thì phải chống Ả rập, mà Ả rập lại là hồi giáo.
Nhưng thế cũng chưa đủ phức tạp, mà nếu có dang tư bản ủng hộ Israel, thì cũng có dạng chống lại, đó là tư bản có truyền thống Cơ đốc giáo, mà tư bản kiểu này thì có gốc kỳ thị Do thái thật.
Nhung ở trong giai cấp tư sản Pháp, cũng có một tầng lớp khác theo tin lành. Và trong quá khứ, đạo tin lành cũng bị các vương quyền ở Pháp tiêu diệt trong những cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài thời Trung cổ và tiền hiện đại.
Nếu nhìn theo thuyết của Max Weber, tức là nguyên nhân xuất phát của lối hình thức tư bản chủ nghĩa là do đạo tin lành tạo ra, thì ta có thể hiểu ở Pháp nguồn gốc tư bản Pháp xuất phát từ đạo tin lành và đạo Do thái ở trong một nền văn hoá cơ đốc. Vì cả hai đều là loại thiểu số tôn giáo, luôn có nguy cơ bị kỳ thị, nên cách mạng tư sản Pháp đã đưa ra một lối thoát văn hoá, đó là laicité, mà ta thường dịch là vô thần. Nhưng nó không phải là vô thần, mà dựa trên nguyên tắc nhà nước trung lập với tôn giáo, tôn giáo là việc cá nhân, ngược lại nếu nhà nước tôn trọng tôn giáo, thì tín đồ cũng phải tôn trọng luật pháp nhà nước, đặt luật pháp nhà nước cao hơn tôn giáo.
Đây là điều đặc biệt của nước Pháp, vì ở các nước khác, nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển, thì cách mạng tư sản đều núp bóng dưới hình thức chiến tranh tôn giáo, và ở nhưng nơi này, đạo tin lành thắng thế. Vì thế Max Weber mới suy ra rằng tôn giáo tin lành là khởi điểm của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng sự việc lại khác đi với Hồi giáo, vì tôn giáo này bản thân nó đã là một cái phỏm văn hoá, xã hội. Nó hoạt động như một thứ luật pháp cưỡng ép, chứ không phải là sự tự nhận thức. Nói cách khác hồi giáo cho mình có quyền to hơn nhà nước, luật pháp nhà nước, và bắt buộc luật pháp nhà nước phải tuân theo. Điều này không có vấn đề với một nước theo đạo Hồi, nhưng với một nước không có văn hoá này thì sao.
Kết quả trong vụ Chác li hép đô, tức là vụ hồi giáo cực đoan khủng bố toà báo này, vì đã đăng biếm hoạ về mô ha mét,( mà bình thường theo đạo hồi thì người ta không được phép vẽ chúa trời A la, hay giáo chủ. Cũng chính vì thế mà trong các công trình kiến trức văn hoá đạo hồi chỉ có hoạ tiết cây cỏ, hình học, hay chữ viết mà thôi), lại có một vấn đề nữa đặt ra. Đó là tự do ngôn luận dừng ở chỗ nào, và bản chất của tự do ngôn luận. Và tự do ngôn luận có thể là một dạng kỳ thị ngược không. Nói một cách khác, trong trường hợp này, thì tự do ngôn luận thực ra là một loại định kiến, mà đã định kiến thì đâu có phải là tốt.
Từ đó nó nẩy sinh ra hai điều. Khi ông hồi giáo đòi phải tôn trọng ông, có phải đây là cách thức ông áp đặt tin ngưỡng của ông cho người khác không, vì ông muốn là một cái chuẩn của xã hội? Ngược lại khi ông giơ khẩu hiệu tự do ngôn luận, ông có dựa vào đó để trưng định kiến của mình ra, và mặc nhiên nó cũng là một dạng tôn giáo khác, vì đây là cái chuẩn của ông.
Từ đó nó dẫn tới một việc khác, đó là bản chất một xã hội đa nguyên là thế nào ? làm sao nó sống được. Và kết luận của tôi là, thực ra xã hội không thể đa nguyên, mà là đơn nguyên. Khi nó đã là một dân tộc, thì thực ra cái đế sâu xa của nó đã là đơn nguyên. Cái mà ở phương Tây coi là đa nguyên, thực ra chỉ là đa dạng, nhưng cùng một định kiến. Còn nếu mà đa nguyên thật, tức là không chấp nhận được nhau, thì sẽ xụp đổ.
Khi tôi ngâm cứu văn hoá Pháp, và văn hoá phương Tây nói chung, tôi thấy bản chất nó không đa dạng, và chúng đều chung một định kiến do văn hoá tạo ra. Hệ thống chính trị Pháp, hay ở một nước tư bản chủ nghĩa phát triển, nó đa nguyên đa đảng được, bởi nó thực ra là đơn nguyên « đại đồng, tiểu dị ». Đại đồng về cấu trúc kinh tế, giai cấp, văn hoá, tôn giáo. Tiểu dị là lợi ích nhóm tạo ra, nhưng nó không vượt được cái đại đồng nằm ở dưới,là cái gốc của nhà nước thâm sâu, nhiều khi ở dạng vô thức khi người ta cùng một văn hoá, nhưng trong những phi vụ như vụ xẩy ra vừa rồi, nó mới lòi ra.
Với tôi, những câu chuyện trên không chỉ có ý nghĩa thời sự, mà còn có ý nghĩa lịch sử. Nó giúp cho tôi dựng lại quá trình đạo Thiên chúa vào VN trong thế kỷ XIX được thực dân Pháp lợi dụng để xâm lược như thế nào, vì cái lô gíc của nó giống y chang nhau. Hiện tại nhưng phần tử cực đoan hồi giáo ở Pháp viện lẽ ông thánh A la cao hơn luạt pháp nhà nước Pháp, thì cũng không khác gì thời nhà Nguyễn, các tín đồ Thiên chúa theo Pháp coi chúa trời cao hơn Vua. Và bởi đạo Nho coi Vua có Thiên mệnh là đại diên cho trời đất, thì việc nhà Nguyễn cấm đạo thiên chúa là hiển nhiên, vì nó ngược lại với lô gic văn hoá truyền thống, và cũng xung khắc nhau như văn hoá hồi giáo với văn hoá Pháp hiện tại. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của các linh mục nước ngoài, khả năng chống đối là rõ ràng, không kể ông còn định thiên chúa giáo hoá cả nước người ta nữa.Hiện tại Pháp muốn tất cả các imam (tức là linh mục đạo Hồi) phải được đào tạo ở Pháp là vì vậy. Còn thực dân Pháp, sau khi chiếm được thuộc địa rồi, thì cũng không dám theo điều này, vì vấn đề của nó đâu có phải là truyền đạo mà chỉ là cái cớ.
Một điều để ý nữa, là vào thế kỷ XIX, sức mạnh của Pháp vượt trội nhà Nguyễn, còn hiện tại những lực lượng « chống lưng » cho hồi giáo cực đoan ở Pháp, dù là ảnh hưởng mềm hay cứng, cũng không có sức mạnh bằng nhà nước Pháp, vậy mà nó cũng rất lúng túng. Như vậy chỉ cần cán cân lực lượng lệnh một tí nữa, thì sẽ là nội chiến.
Kết quả một xã hội muốn tự vỗ ngực mình là đa nguyên, thì thực ra bản chất của nó phải là đơn nguyên mới làm được, đa nguyên thực ra chỉ là đa dạng, chứ không khác nhau về bản chất. Còn nếu khác nhau về bản chất thì sẽ đánh nhau và tan rã.
Một ví dụ, đổ nước vào một cái lọ, lắc nó thì nó có sóng, không lắc thì nó là yên. Nhưng nó vẫn là nước. Đổ dầu vào nước, thì dù có sóng hay lặng im chúng cũng không hoà được với nhau mà vẫn tách biệt, nước là nước, dầu là dầu, và do tính chất của chúng nặng nằm dưới, nhẹ nằm trên, nên không thể thanhg một chất lỏng được.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 19 2020, 10:04 PM

Thủ tướng Nhật Bản đang thăm VN, trong chuyến thăm này, phu nhân của thủ tướng Nhật, đã đi thăm văn miếu Quốc Tử Giám. Điều này khiên tôi không khỏi bật cười vì cái ý tưởng thú vị là có lẽ phu nhân của thủ tướng Nhật, còn cảm được Quốc Từ Giám hơn cả phu nhân của thủ tướng VN. Tại sao ? bởi vì trong văn tự Nhật vẫn còn chữ Nho, Nhật có nhiều bảng chữ cái khác nhau được dùng đồng thời một lúc, nhưng trong chữ của họ vẫn còn khoảng 2000 từ hán tự (Nhật gọi là Kanji), số từ này thừa sức để phu nhân thủ tướng Nhật đọc được hoành phi, câu đối ở Quốc Tử Giám. Và do hiểu được nghĩa, bà ta sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn về công trình văn hoá này, trong khi với chữ quốc ngữ, phu nhân của thủ tướng VN chỉ có thể thấy cảnh đẹp mà không hiểu ngữ nghĩa (tất nhiên với điều kiện là bà ấy cũng phải quan tâm tới văn hoá). Hiện tại ở VN ta không còn đọc được chữ Nho, vì thế việc phiên dịch nó ra chữ quốc ngữ, để dưới chân các hoanhg phi câu đối này là việc nên làm, mà nó cũng không có gì khó khăn hay đắt đỏ cả.
Việc thủ tướng Nhật sang thăm VN, lại là chuyến xuất ngoại đầu tiên, đó là một điều rất tốt cho VN và tất nhiên cho cả Nhật, Ở trong chủ đề này, tôi có nói thế giới hiện tại hai nước trung bình hợp tác với nhau có thể làm thất bại sự áp đặt của một nước lớn. Nhật bản không phải là một nước lớn, nhưng to hơn một nước trung bình.
Vào thời điểm VN ký hiệp định hợp tác Free Trade với khối Á-Âu và hiệp định Free Trade xuyên Thái bình dương (ngay khi Mỹ không tham gia), tôi đều đánh giá chúng rất cao. Vì chúng là những đòn bẩy rất tốt để hợp tác, đăcj biệt những nước có vị trí cao trong hai hiệp định này lại là những đối tác mà tiềm năng nguy hiểm đến từ chính họ ít đó là Nga và Nhật.
Hiệp định vừa rồi với EU cũng vậy, nhưng EU vốn có tính can thiệp chính trị, mặc dù khối lượng trao đổi với EU lớn, tôi vẫn dè dặt hơn.
Đáng tiếc là từ khi có hiệp định, quan hệ Nga-VN không tăng, không được như kỳ vọng. Việc Nga bị buộc chân vào TQ cũng là điểm đáng quan tâm. Ngược lại hiệp định xuyên thái bình dương lại có tác dụng, và nếu sắp tới, có cả Anh cùng tham gia, thì vị thế của nó còn lớn hơn nữa.
Yếu điểm của Nhật là bị buộc vào Mỹ, nhưng ngược lại Nhật không có bất kỳ sự đe doạ nào trước mắt tới VN. Mặc dù theo chế độ phương Tây, Nhật không phất những ngọn cờ chính trị can thiệp. Nhật cũng không có sức mạnh quân sự để đe doạ VN. Ngược lại Nhật còn chia sẻ nhiều được với VN vì nước này cũng phải giữ những mối quan hệ với TQ, Mỹ, Nga.. dù vị thế của những nước này với Nhật khác vị thế của họ với VN.
Tất nhiên VN còn có một đối tác châu Á nữa có ảnh hưởng không kém, đó là Hàn Quốc. Nhưng về mặt cực kỳ lâu dài, ta không thể đoán được. Tại sao ? vì vấn đề Bắc Triều Tiên. Quan hệ VN-Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào quan hệ, sự tiến triển quan hệ Hàn Quốc - Triều tiên. Nếu quan hệ Hàn-Triều căng thẳng, thì VN với Hàn quốc rất quan trọng, ngược lại khi quan hệ Hàn – Triều được tăng cường, thì quan hệ VN-Hàn sẽ giảm, vì về kinh tế, Hàn sẽ quay về Triều Tiên, và về mặt ngoại giao sẽ quay về TQ (với điều kiện được Mỹ nhả ra).
Tất nhiên tôi hi vọng là quan hệ Hàn – Triều tốt lên, vì họ là một dân tộc, chứ không ai mong muốn họ bị chia cắt.
Ngược lại Nhật Bản không có những vấn đề này, bất chấp quan hệ với Mỹ thay đổi thế nào, không gian địa chính trị của Nhật cũng tương đồng với VN đó là giữ quan hệ với TQ, Mỹ, Nga ở Thái bình Dương. Vì thế quan hệ Nhật –Việt có một cấu trúc ổn định hơn cả, do vai trò của địa chính trị đối với hai nước tương đồng nhau.
Ngoài Nhật, VN còn có những nước khác mà mối quan hệ gần ở dạng này, đó là quan hệ với Ấn độ, với Úc. So với hai nước này, thì Nhật lại có lợi thế hiểu biết văn hoá « đồng chủng đồng văn ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 22 2020, 05:51 PM

Đang có trận lụt, báo chí VN lại nói nhảm cái gì mà thuỷ điện gây ra lũ, trong khi bản chất của thuỷ điện có khả năng chống lũ. CHính việc chặt phá rừng mới là nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở núi, đồi. Các địa phương đua nhau xây thuỷ điện cóc bừa bãi để kiếm cớ phá rừng nhưng lại đổ sang lý do là tại thuỷ điện gây ra

Rừng là tấm thảm hút nước rất tốt, đặc biệt là rừng nguyên sinh ở vùng nhiệt đới. Rừng nguyên sinh có nhiều tầng cây và lớp gỗ, lá mục tơi xốp, khi mưa do nhiều tầng lá cây làm giảm lượng nước xối xuống đất, tiếp đến lớp gỗ, lá mục hấp thụ lượng nước dư rơi xuống đất, rồi thấm dần xuống đất chảy ra các dòng suối, đổ ra sông. Không có rừng nước sẽ xối xuống đất và làm nhão đất, đất không còn vững chắc gây sạt lở núi, ngoài ra nước sẽ trôi tuột hết nên gây thiếu nước vào mùa khô. Cho nên cách tốt nhất chống lũ và sạt lở núi là bảo vệ rừng. Rừng trồng, rừng sản xuất do chỉ có một tầng lá cây nên hiêụ quả tán nước mưa thấp hơn rừng tự nhiên rất nhiều. Nhưng dù sao có rừng vẫn hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 22 2020, 05:51 PM

Một tình nguyẹn viên của vaccin Astrazeneca tử vong tại Brazil. Anh chưa nói nguyên nhân có phải tại vaccin không, cần điều tra. Ấy vậy chưa điều tra mà phát ngôn viên trường Oxford đã vội tuyên bố là vaccin của họ an toàn, phía Astrazeneca cho rằng cần tiép tục thử nghiệm ở Brazil (vaccin này đang bị dừng thử nghiệm ở Mỹ).
Nói chung, chính trị kinh tế can thiệp vào rất nhiều, dù điều tra cũng chẳng biết có đáng tin không.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 22 2020, 11:00 PM

@ltbk,
Thực ra thì thuỷ điện cũng gây ra lũ lụt như là phụ trợ của việc phá rừng.Đúng hơn là thuỷ điện không giúp ngăn được lụt, bởi khi nước về nhiều quá thì cũng phải xả lũ để cứu đập. Bình thường khi làm đập thuỷ điện, người ta thường dựa vào các dữ liệu thuỷ văn có từ trước trong lịch sử có khi hàng trăm năm để tính dung lượng hồ chứa. Nhưng ở VN có hai vấn đề đó là dữ liệu thuỷ văn không đủ độ dài để có thể dùng để tính toán. Vì thế làm đập chỉ có thể tính vào số lượng tiền đầu tư, cũng như việc giải phóng lòng hồ không phải đơn giản (do phải di dân), kết quả các đập không có đủ dung lượng để chứa lượng nước lũ, bắt buộc phải xả. Như vậy thuỷ điện không ngăn được lụt mà chỉ làm chậm nó, thậm chí cũng không làm chậm được.
Khí hậu thất thường cũng tăng vấn đề này lên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 23 2020, 11:14 PM

Mỹ ra đòn trừng phạt các công ty EU hỗ trợ hậu cần, bảo hiểm, etc. cho con tàu Nga sẽ lắp đặt đường ống Nord Stream 2. Ước tính 120 công ty EU bị ảnh hưởng. EU bây giờ có còn hy vọng rằng mình sẽ là ngoại lệ không bị Mỹ trừng phạt, để cùng nhau ngồi trên lưng thế giới ăn chia lợi ích k?
Hồi năm 2014, khi vụ khủng hoảng Ukraine xảy ra, tôi có nói nếu Mỹ đã có thể trừng phạt Nga (lần đầu trừng phạt 1 nước lớn) thì họ sẽ có thể trừng phạt tất cả. Một số chú cho rằng Mỹ sẽ không thể trừng phạt EU và khó trừng phạt TQ, bây giờ thì thấy nhé, ai Mỹ cũng trừng phạt hết

Tổng thống Putin nói, Nga vừa chia sẻ 1 số công nghệ quân sự nhạy cảm giúp TQ phòng thủ, nhưng k nói rõ chi tiết. Tuy nhiên tin tức cho biết, đó là thiết lập mảng Radar tầm xa cảnh báo sớm các đòn tấn công hạt nhân. Coi như giúp TQ mà cũng là giúp bản thân mình.



Nói có vẻ hùng hồn nhỉ, để xem thế nào. Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành nhung van đề là "khi nào"

Đức đảm bảo Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành bất chấp vụ Navalny

Berlin không có ý định từ bỏ đối thoại với Moscow trong bối cảnh vụ Navalny và muốn dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được hoàn thành, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức khẳng định.

Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sẽ hoàn thành, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Haiko Maas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhóm truyền thông RND.

“Tôi khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ hoàn thành. Vấn đề là phải biết khi nào điều này sẽ diễn ra”, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cho biết.

Đề cập đến những chỉ trích của Washington về việc Berlin tham gia vào dự án này, ông Maas nhắc lại rằng phía Mỹ đã "tăng hơn gấp đôi" lượng dầu nhập khẩu của Nga vào năm ngoái.

Bộ trưởng Đức cho biết: “Hoa Kỳ đang thực một chính sách năng lượng độc lập và chúng tôi cũng đang làm như vậy”.

Tiếp tục cuộc đối thoại

Đồng thời, ông Maas nhấn mạnh rằng Berlin không có kế hoạch từ bỏ đối thoại với Nga trong bối cảnh của vụ Navalny, vì Moscow có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số xung đột khu vực.

“Chúng tôi đang ngồi cùng bàn với Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, về Libya cũng như về vấn đề Ukraine (…). Trong bối cảnh này, không thể ngừng nói chuyện với Moscow”, ông kết luận.


Despite Navalny Case, Germany Defends Nord Stream 2
https://warsawinstitute.org/despite-navalny-case-germany-defends-nord-stream-2/

Berlin assure que le Nord Stream 2 sera achevé et prône un dialogue avec Moscou
https://fr.sputniknews.com/international/202010171044591132-berlin-assure-que-le-nord-stream-2-sera-acheve-et-prone-un-dialogue-avec-moscou/



S&P Global Platts: German foreign minister 'assumes' Nord Stream 2 gas link will be completed
https://neftegaz.ru/en/news/politics/636105-s-p-global-platts-german-foreign-minister-assumes-nord-stream-2-gas-link-will-be-completed-/


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/duc-dam-bao-nord-stream-2-se-duoc-hoan-thanh-bat-chap-vu-navalny-581138.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 26 2020, 11:30 PM

@ltbk,
Thực ra thì Mỹ vẫn đấu EU, nhưng vì cuộc đấu thường ngầm chìm qua các kiểu tòa án, kiện cáo. Điều khác là với thời Trump thì Mỹ tuyên bố trừng phạt, chứ không còn kiểu hành sử giữ thể diện cho nhau nữa. Chính vì thế mà EU muốn Binden lên hơn, và khen nức nở Obama. Với Obama hay Binden thì EU có thể tìm được tiếng nói chung dễ hơn, đặc biệt khi cả hai đều muốn hướng xã hội Mỹ theo kiểu Tây Âu.
Hiện tại thì EU đã gửi tín hiệu tới Mỹ khi chuyến đi công du của bộ trưởng ngoại giao TQ Vương Nghị ở EU không lôi kéo được khối này. Trong thực tế, EU muốn lợi dụng sức ép của Mỹ để tiếp cận thị trường TQ với điều kiện có lợi hơn. Nhưng phải đợi xem kết quả bầu cử Mỹ ra sao thì mới ngã ngũ được.
Nếu đường ống Nord Stream 2 này mà không thành công, thì nó ảnh hưởng không ít tới GazProm, thành cái bẫy nợ cho hãng này và cho Nga.
Thái độ của EU hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng liên minh TQ-EU rất ít, và EU cũng đã coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Điều đó có nghĩa là nếu Mỹ và EU tách nhau, thì EU vẫn chống TQ chứ không phải là thành đồng minh với TQ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:05 AM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 26 2020, 04:30 PM)
@ltbk,
Thực ra thì Mỹ vẫn đấu EU, nhưng vì cuộc đấu thường ngầm chìm qua các kiểu tòa án, kiện cáo. Điều khác là với thời Trump thì Mỹ tuyên bố trừng phạt, chứ không còn kiểu hành sử giữ thể diện cho nhau nữa. Chính vì thế mà EU muốn Binden lên hơn, và khen nức nở Obama. Với Obama hay Binden thì EU có thể tìm được tiếng nói chung dễ hơn, đặc biệt khi cả hai đều muốn hướng xã hội Mỹ theo kiểu Tây Âu.
Hiện tại thì EU đã gửi tín hiệu tới Mỹ khi chuyến đi công du của bộ trưởng ngoại giao TQ Vương Nghị ở EU không lôi kéo được khối này. Trong thực tế, EU muốn lợi dụng sức ép của Mỹ để tiếp cận thị trường TQ với điều kiện có lợi hơn. Nhưng phải đợi xem kết quả bầu cử Mỹ ra sao thì mới ngã ngũ được.
Nếu đường ống Nord Stream 2 này mà không thành công, thì nó ảnh hưởng không ít tới GazProm, thành cái bẫy nợ cho hãng này và cho Nga.
Thái độ của EU hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng liên minh TQ-EU rất ít, và EU cũng đã coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Điều đó có nghĩa là nếu Mỹ và EU tách nhau, thì EU vẫn chống TQ chứ không phải là thành đồng minh với TQ.
*



Nếu hủy bỏ thì chính quyền EU sẽ phải đền bù không ít tiền cho các hãng tham gia, cái này có hợp đồng rồi.
Hơn nữa, nếu hủy thì việc trả nợ sẽ hoàn toàn khác với lúc bình thường. Giá trị của dự án này là 7,6 tỷ USD cho tất cả các công ty tham gia.
Chiến lược hydrogen trong thỏa thuận xanh EU (và cũng là cái mà Đức đã đề nghị Nga hợp tác sản xuất hydrogen) cũng dựa vào đường ống này, vì sau này, nó sẽ là đường ống để Nga truyền hydrogen sang EU, hoặc truyền hỗn hợp hydrogen và gas

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:23 AM

Trong cái bài này ở topic trước,
http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=7069&st=490&p=185957&#entry185957
tôi có đăng bài của bọn lefigaro Pháp khi họ lo ngại rằng, tương lại nông nghiệp nói chung, lúa mì nói riêng sẽ thành quyền lực chính trị mới của Nga, khi mà nước này đã vượt qua Mỹ trở thành nhà xuất khẩu lúa mì số một thế giới, và tiềm năng thì còn nhiều chưa được khai thác hết. Hiện tại doanh thu xuất khẩu từ nông nghiệp đã vượt quá vũ khi từ lâu (dĩ nhiên về tầm quan trọng chiến lược thì hiện nay vũ khí vẫn hơn), và con số này ngày một tăng

Hóa ra bọn National Interest của Mỹ cũng có 2 bài đăng tương tự, một bài năm nay và một bài ngay năm ngoái.

Đây là bài năm nay
Will Russia Weaponize Its Wheat As the World Combats the Coronavirus?
The coronavirus has revealed how risky it can be to rely on Russia for grain imports. But even more worrisome than Russia limiting exports in times of crisis is the possibility that Russia could limit exports for political leverage.
Virus coronavirus đã tiết lộ rủi ro như thế nào khi phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu ngũ cốc. Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả việc Nga hạn chế xuất khẩu trong thời kỳ khủng hoảng và khả năng Nga có thể dùng hạn chế xuất khẩu để làm đòn bẩy chính trị.

https://nationalinterest.org/feature/will-russia-weaponize-its-wheat-world-combats-coronavirus-165031


Bài năm ngoái
Russia Is Winning the Sanctions Game
These sanctions were supposed to punish Moscow's elite, but instead they've spurred economic development and patriotism.
Các biện pháp trừng phạt này được cho là để trừng phạt giới tinh hoa của Moscow, nhưng thay vào đó, chúng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lòng yêu nước.

https://nationalinterest.org/blog/skeptics/russia-winning-sanctions-game-47517


Hai bài báo này, tuy là khen Nga, nhưng nó cũng đi kèm với việc châm chích, chút cay cú, đồng thời nhắc nhở ngầm giới lãnh đạo phương Tây về việc phải ngăn chặn Nga trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi tóm tắt qua nội dung bài báo năm nay của họ ở phía dưới, tổng hợp từ các bài dịch của báo VN, họ dịch tương đối chính xác. Còn bài báo năm ngoái tôi sẽ dịch kỹ hơn, gần như toàn bài, vì báo VN không dịch.

Bài báo năm nay của National Interest

Theo họ, đến năm 2028 Nga có thể kiểm soát 20% xuất khẩu ngũ cốc toàn thế giới, còn trong tương quan biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu Nga có thể trở thành một cường quốc ngũ cốc hùng mạnh hơn nữa.

National Interest cho rằng, biến đổi khí hậu cùng với việc mở mang diện tích đất trồng trọt có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, bao gồm cháy rừng và hạn hán, nhiều nguy cơ thiên tai không chỉ trở nên thường xuyên hơn mà còn nghiêm trọng hơn. Mặt khác, sự nóng lên toàn cầu cũng có thể làm tăng độ phụ thuộc của các quốc gia khác vào nguồn cung từ Nga và hậu quả tiêu cực do biến đổi khí hậu ở Nga sẽ khiến các nước nhập khẩu lúa mì dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, ấn phẩm của Mỹ lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 khiến việc xuất khẩu ngũ cốc gặp khó khăn. Theo đánh giá của ẩn phẩm, các nhà nhập khẩu đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Bangladesh đã phải gấp rút tìm nguồn để bổ sung các kho dự trữ ngũ cốc.

“Điều đáng lo ngại hơn cả từ việc hạn chế xuất khẩu trong thời gian khủng hoảng là khả năng Nga hạn chế xuất khẩu để tạo áp lực chính trị. Nga có thể biến xuất khẩu lúa mì thành thứ vũ khí lợi hại để gây sức ép với các nước mà thực trạng mất an ninh lương thực phát sinh do biến đổi khí hậu sẽ khiến những nước này không còn lựa chọn nào khác”, National Interest nhấn mạnh.

Theo Trung tâm phân tích kinh doanh nông nghiệp, vào năm 2018, lúa mì Nga chiếm 23% thị trường toàn cầu. Bây giờ thị phần của Nga có thể tăng thêm: đồng ruble suy yếu làm cho giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Nga rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, ngay cả sau khi các cơ sở nông nghiệp đã tăng giá.

Ngoài ra, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Nga trên thị trường ngũ cốc quốc tế là Ukraine đã buộc phải giảm mạnh xuất khẩu. Theo dự báo của Viện Kinh tế Nông nghiệp ở Kiev, do điều kiện thời tiết bất lợi vào năm 2020, sản lượng ngũ cốc và cây họ đậu ở nước này sẽ giảm hơn 10% xuống còn 67,5 triệu tấn. Bao gồm cả vụ thu hoạch lúa mì mùa đông sẽ giảm 12,5% so với năm ngoái. Đồng thời, theo thông tin của trung tâm phân tích “Rusagrotrans”, tháng 3 xuất khẩu lúa mì của Nga tăng thêm 0,2 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn.


Theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS), năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 31,8 triệu tấn lúa mì và lúa mì Meslin (hỗn hợp lúa mì và lúa mạch đen, thường có tỉ lệ là 2 phần lúa mì và 1 phần lúa mạch đen) với giá 6,4 tỉ USD, trong khi dầu thô đã mang lại thu nhập gần 121,4 tỉ USD cho các công ty Nga.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev, trong năm 2019, các cơ sở nông nghiệp của Nga đã kiếm được 25 tỉ USD trên thị trường nước ngoài, tức là nhiều gấp hai lần so với ngành công nghiệp quốc phòng.

Được biết, Nga bán nông sản cho 160 quốc gia, bao gồm các nước Trung Đông, Châu Á, Châu Phi, Liên minh Châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Điều quan trọng là Nga tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hoá, đa phương hoá thu nhập xuất khẩu.

Chuyên gia Evgenia Serova, Giám đốc về Chính sách nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Moscow (HSE) cho biết, Nga có mọi cơ hội để bắt đầu cung cấp lúa mì cho một số quốc gia giàu có ở châu Phi, ví dụ như Nigeria. Nga cũng có triển vọng tốt ở Mỹ Latinh, ví dụ, đã đạt được những thỏa thuận nhất định với Venezuela và Brazil.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:30 AM

Đây là bài của National Interest từ năm ngoái:

Đầu năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp và tiếp tục tham gia vào các cuộc nổi dậy ly khai ở miền đông Ukraine, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây khác đã áp đặt các lệnh trừng phạt. Trong suốt năm 2014, các biện pháp này tiến triển từ ngoại giao (giới hạn các cuộc họp và hội đàm đã lên lịch trước đó), hạn chế các cá nhân và tổ chức cụ thể (các lệnh cấm thị thực có mục tiêu và đóng băng tài sản), và cuối cùng, vào tháng 7 và tháng 9, đến các hạn chế về lĩnh vực tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga. Sau này hạn chế tiếp cận thị trường vốn và các khoản vay lãi suất thấp, áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và cấm xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho các khách hàng quân sự và cấm xuất khẩu công nghệ khai thác sáng tạo (cần có sự chấp thuận đặc biệt đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu liên quan đến năng lượng khác) . Kể từ năm 2014, các biện pháp trừng phạt đã được duy trì và tăng cường, nhưng chúng vẫn nằm trong các danh mục này.


Vào tháng 8 năm 2014, Nga đã bắt đầu các biện pháp trả đũa để cấm các mặt hàng thực phẩm cụ thể nhập khẩu từ Hoa Kỳ và EU. Thực phẩm bị ảnh hưởng bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, cá / hải sản, trái cây / rau quả, các loại hạt, sữa và bơ sữa, pho mát, và nhiều loại thực phẩm chế biến và chế biến sẵn. Lệnh cấm rất rộng , bao gồm cả mặt hàng thiết yếu và xa xỉ. Nó đánh vào nhiều loại thực phẩm mà Nga phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu, và phạm vi địa lý rộng của nó (phạm vi các quốc gia mà nó bao phủ) khiến việc bù đắp thiếu hụt trở nên khó khăn bằng cách tăng nhập khẩu từ các nước không bị trừng phạt.

Tác động
Nga cảm thấy toàn bộ các biện pháp trừng phạt theo ba cách ngay lập tức : biến động gia tăng trên thị trường ngoại hối, dẫn đến đồng rúp mất giá đáng kể và dẫn đến áp lực lạm phát; hạn chế tiếp cận thị trường tài chính; và tiêu dùng và đầu tư suy giảm. Nhập khẩu sụt giảm trong quý 3 năm 2014. Giá dầu thế giới giảm mạnh trong quý 4 năm 2014 có thể còn ảnh hưởng sâu sắc hơn đến nền kinh tế Nga hơn là các lệnh trừng phạt và phản công. Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, giá dầu đã giảm cho đến nay (từ 100 USD / thùng trong quý 2 năm 2014, xuống dưới 60 USD vào cuối năm 2014 và thậm chí xa hơn vào nửa cuối năm 2015) khiến doanh thu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm 1/3. Và các biện pháp trừng phạt tài chính có nghĩa là Nga không thể giảm bớt đà lao dốc của giá dầu bằng cách vay tiền.

Ngay lập tức, các biện pháp trả đũa đã ảnh hưởng đến lượng lương thực trị giá 9,5 tỷ đô la hàng năm, chiếm gần một phần mười tổng lượng tiêu thụ thực phẩm ở Nga và một phần tư lượng thực phẩm nhập khẩu. Trước khi có các biện pháp trả đũa, sản xuất trong nước chỉ chiếm chưa đến 40% lượng trái cây, 80% sữa / bơ sữa và 90% rau của Nga; Nga đã là nước xuất khẩu ròng ngũ cốc, khoai tây và cây có dầu từ trước. Các biện pháp trả đũa cấm 60% thịt và cá nhập khẩu, và một nửa sữa, trái cây và rau nhập khẩu. Nhìn chung, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng tiêu dùng thực phẩm giảm từ hơn một phần ba năm 2014 xuống chỉ còn hơn 20 phần trăm trong quý II năm 2017.

Giá cả ngay lập tức tăng lên. Đến tháng 2 năm 2015, lạm phát lương thực (theo năm) là hơn 23%. Các hộ gia đình đã chuyển thói quen mua và ăn thực phẩm từ thực phẩm đắt tiền nhập khẩu (trái cây, sữa / bơ sữa, thịt bò) sang hàng hóa có nguồn gốc trong nước, ít đắt hơn (khoai tây, bánh mì, thịt gà) và đã áp dụng chiến lược “mua sắm thông minh” để mua được hàng hóa đủ chất lượng với giá thấp hơn (bao gồm cả sự giảm ham muốn đối với các thương hiệu uy tín ngoại nhập để hỗ trợ các cửa hàng tin cậy). Trước đó quá lâu, môi trường tiêu dùng phần lớn đã tự điều chỉnh và phục hồi. Đến năm 2018, mức tăng giá lương thực thấp hơn nhiều so với lạm phát chung.

Một số sản phẩm thực phẩm bị cấm từ EU đã được đưa sang Nga dưới dạng tái xuất khẩu từ các nước khác. Ví dụ, trong quý cuối cùng của năm 2014, xuất khẩu sữa của EU sang Belarus đã tăng gấp 10 lần so với năm trước, và xuất khẩu trái cây và cá tăng gấp đôi - không có khả năng tăng đột biến ở thị trường nội địa Belarussia. Mặc dù không chiếm một tỷ lệ lớn trong thương mại lương thực nói chung của Nga, nhưng việc thay thế nhập khẩu thứ cấp này đã làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại giữa Nga và Belarus, dẫn đến việc khôi phục kiểm soát hải quan giữa hai nước vào tháng 12 năm 2014, cũng như đe dọa hạn chế nhập khẩu sữa. sản phẩm từ Belarus gần đây nhất là vào mùa xuân năm 2018. Có lẽ là đúng, Nga cáo buộc Belarus trở thành một ống dẫn sẵn sàng cho các mặt hàng giả, kém chất lượng, hoặc thực phẩm bị cấm vào Nga.

Ngành công nghiệp

Các biện pháp trả đũai là một món quà cho ngành công nghiệp thực phẩm Nga. Họ đã hợp pháp hóa và xúc tác cho một chiến lược thay thế nhập khẩu mà mục tiêu rộng lớn đã được thực hiện từ cuối những năm 2000: trở nên tự túc về lương thực.
Nói cách khác, các biện pháp trừng phạt đã mở đường cho Putin vượt qua sự bối rối lâu dài kể từ sự sụp đổ của lĩnh vực này vào những năm 1990. Thời điểm trả đũa — được công bố chỉ vài ngày sau lệnh trừng phạt — khiến nhiều nhà quan sát tự hỏi liệu danh sách các sản phẩm bị cấm có được lên kế hoạch từ trước hay không, đặc biệt là biện pháp cuối cùng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.


Ngành công nghiệp thực phẩm của Nga đã nắm bắt cơ hội này. Nhiều nhà đầu tư trước đây không bận tâm đến nông nghiệp bỗng quan tâm đến nông nghiệp. Các nhà tài phiệt cấp cao cũng đưa ra thông điệp, ngành nông nghiệp sẽ trở thành điểm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đối với một số người. Viktor Vekselberg , ví dụ, đã bắt đầu đầu tư vào việc xây dựng nhà kính đô thị. Chính phủ đã dành 242 tỷ rúp (gần 4 tỷ USD) hỗ trợ nông nghiệp cho giai đoạn 2018–2020, tập trung vào vận tải đường sắt, các khoản vay có trợ cấp, các khoản trợ cấp cho các khu vực, đền bù một phần vốn đầu tư và hỗ trợ có mục tiêu cho nông dân chăn nuôi bò sữa. Một yêu cầu pháp lý mới đối với mua sắm công mang lại ưu đãi cho các sản phẩm nội địa - không chỉ đối với thực phẩm, mà còn trên diện rộng, bao gồm các ngành công nghiệp chủ chốt như phần mềm. Việc thúc đẩy mua hàng của chính phủ, kết hợp với các biện pháp trả đũa, tương đối ít mang lại lợi ích hơn cho các ngành trong nước không sản xuất các sản phẩm thay thế chất lượng cho hàng nhập khẩu, nhưng ngành thực phẩm đã được hưởng lợi đáng kể. Ngay cả những ngành phụ không nằm trong các biện pháp trả đũa cũng đã yêu cầu tham gia vào trò chơi. Vào tháng 6 năm 2015, các nhà sản xuất kẹo Nga đã yêu cầu các biện pháp trả đũa để mở rộng sang sô cô la châu Âu, với hy vọng chiếm được thị trường ngách từ Bỉ, Pháp và Đức. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Alexander Tkachev,đã tóm tắt lại một cách gọn gàng vào năm 2015: “Chúng tôi rất biết ơn các đối tác châu Âu và Mỹ, những người đã khiến chúng tôi nhìn nông nghiệp từ một góc độ mới và giúp chúng tôi tìm ra những nguồn dự trữ và tiềm năng mới”.

Agrifood là một trong số điểm sáng trong nền kinh tế ảm đạm của đất nước từ năm 2014–2016, với mức tăng trưởng trung bình 3,2%. Theo lời của Andrey Guriev, giám đốc điều hành của PhosAgro, một nhà sản xuất phân bón phốt phát của Nga: “Trong một ngày, ngành nông nghiệp Nga trở nên có lãi như địa ngục”. Và sự tăng trưởng vẫn tiếp tục. Hiện nay, Nga sản xuất lượng ngũ cốc cao gần gấp đôi so với lượng tiêu thụ và gần như tự cung tự cấp đường và các sản phẩm thịt. Sản xuất trong nước đã thay thế hoàn toàn nhập khẩu thịt lợn và thịt gà. Đến năm 2016, Nga đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, đã vượt qua doanh số bán vũ khí để trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Nga (sau dầu / khí đốt) với gần 21 tỷ USD. Vùng Đất Đen ở miền trung và miền nam nước Nga, gần các cảng Biển Đen, có vị trí thuận lợi để cung cấp cho các nhà nhập khẩu lúa mì lớn như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, và đã có sự đầu tư lớn vào các cơ sở lưu trữ và bến xuất khẩu.Sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm này đã thu hút một siêu cường mới; Trung Quốc đang nhanh chóng tạo ra một thị trường cho đậu nành và hạt hướng dương Nga, thay thế các sản phẩm của Mỹ bị áp thuế từ thời Trump. Và nó không dừng lại ở đó. Nga có khoảng 50 triệu mẫu đất có khả năng sản xuất vẫn chưa được sử dụng , trên 73 triệu nơi lúa mì được trồng vào năm 2017, và các chương trình luân canh cây trồng của nước này — bao gồm lúa mì vụ đông, ngô, lúa mạch — phòng ngừa tốt trước thời tiết xấu và không thể đoán trước được thị trường. “Sắc lệnh tháng 5” của Putin năm ngoái bao gồm mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu lương thực đạt 25 tỷ USD của năm 2018 vào năm 2024.

Thay thế nhập khẩu trong nông sản chắc chắn không phải không có thách thức. Đồng rúp mất giá đã làm tăng giá một số máy móc nhập khẩu được sử dụng trong sản xuất lương thực, và sự sẵn có của các sản phẩm máy móc nội địa Nga để thay thế vẫn là chưa đủ, làm tăng chi phí hiện đại hóa và mở rộng. Lãi suất cao đã hạn chế khả năng đầu tư tăng tốc sản xuất các máy móc nội địa để thay thế nhập khẩu này. Các chương trình hỗ trợ của chính phủ thường giải ngân vốn muộn. Sự sụt giảm nhu cầu đối với các loại thực phẩm tương đối đắt tiền đã làm giảm lợi ích thu được từ việc thiếu cạnh tranh của phương Tây. Nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế trong một số các sản phẩm có giá trị, bao gồm thịt bò, trái cây và rau quả. Lúa mì Nga trung bình có chất lượng kém hơn, thể hiện ở hàm lượng protein thấp hơn so với các đối tác phương Tây (11,5% protein so với 13,5% trong lúa mì Mỹ). Nhưng tác động của tất cả các yếu tố này đã giảm bớt kể từ năm 2016. Ví dụ, năm ngoái, Đức và Hà Lan đã bán thiết bị nông nghiệp trị giá 650 triệu USD cho Nga, và giá lúa mì của Nga giảm dường như là một sự thỏa hiệp cho việc hàm lượng protein kém hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:32 AM

Dịch tiếp bài của National Interest:

Các biện pháp trừng phạt này được cho là để trừng phạt giới tinh hoa của Moscow, nhưng thay vào đó, chúng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lòng yêu nước.

Người tiêu dùng Nga đã điều chỉnh nhanh chóng với dòng sản phẩm mới trên kệ. Theo thời gian, người mua hàng nhận thấy chất lượng của các sản phẩm trong nước thay thế thực phẩm nhập khẩu ngày càng tốt hơn. Hai phần ba người tiêu dùng được thăm dò ý kiến vào tháng 8 năm 2017 cho biết chất lượng của thực phẩm bị cấm nhập khẩu không bị suy giảm so với năm trước. Trong bối cảnh gia tăng bất ổn về các chính sách kinh tế tổng thể của Putin, hầu hết người Nga vẫn đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây - hơn là các hành động trả đũa của Nga - vì hạn chế nguồn cung và tăng giá thực phẩm nhập khẩu. Thái độ này dường như là mạnh mẽ, ngay cả khi các mối quan tâm phổ biến về các lệnh trừng phạt nói chung đã tăng từ 28% lên 43% vào năm 2018. Người tiêu dùng Nga đã áp dụng “chủ nghĩa dân tộc thực phẩm” để phản ứng với môi trường trừng phạt; 94% người tiêu dùng thành thị vào năm 2015 và 90% vào năm 2016 cho biết rằng họ thích mua các sản phẩm thực phẩm do Nga sản xuất ngay cả khi các mặt hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương có giá tương đương. "Lớn lên ở Nga" (Grown in Russia) là một tình cảm mạnh mẽ.

Chỉ có một vấn đề kéo dài



Điểm hạn chế dễ thấy nhất trong việc phù hợp với chất lượng thực phẩm phương Tây tập trung vào pho mát. Mọi thứ đã trở nên tuyệt vọng: vào tháng 8 năm 2017, một người đàn ông Nga bị bắt quả tang đang cố buôn lậu một trăm kg pho mát từ Phần Lan trong một khoang xe được ngụy trang dưới dạng thùng nhiên liệu. Mặc dù nhiều nhà sản xuất nhỏ, thủ công của Nga mọc lên, nhưng không có nhà sản xuất nào vươn lên ngang tầm với pho mát Thụy Sĩ, Ý và Pháp, nhiều trong số đó phải mất hàng thập kỷ để sản xuất. Parmesan là thách thức đặc biệt: nó sử dụng nhiều sữa, cũng như khả năng tiếp cận tín dụng để duy trì hoạt động trong khi pho mát già đi. Nga chỉ sản xuất khoảng 60% lượng sữa tươi nguyên liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu về pho mát và các sản phẩm từ sữa khác; Thay vào đó, một số nhà sản xuất pho mát trong nước đang sử dụng sữa khô nhập khẩu, các protein từ sữa đã tách rời và thậm chí cả dầu cọ. Vào giữa năm 2015, khoảng một phần tư pho mát Nga bị coi là “giả” do sử dụng dầu cọ, với lượng nhập khẩu tăng 35,8% trong quý đầu tiên của năm 2018 so với năm trước, cho thấy tình trạng này vẫn tiếp diễn. Với mong muốn tìm được nguồn sữa có thể chấp nhận được, một trang trại ở ngoại ô Moscow đã nhập một nghìn con dê Pháp vào cuối năm 2016 để làm nguồn pho mát.

Bất chấp những thách thức này, các biện pháp trả đũa rõ ràng đã tạo ra cơ hội thị trường cho pho mát. Ví dụ, chính quyền khu vực Moscow hiện đang bồi thường một nửa chi phí hiện đại hóa các trang trại bò sữa gia đình và tới 20% cho các cơ sở sản xuất pho mát. Tại một lễ hội pho mát lớn được tổ chức bên ngoài Moscow vào mùa hè hàng năm kể từ năm 2016, những người nông dân đã trưng bày một con bò sữa được đánh giá cao có tên “Các biện pháp trừng phạt” và một nhà cung cấp bán áo phông “Cảm ơn các lệnh trừng phạt”. Và các nhà báo đã rất vui với các tiêu đề minh họa “vui nhộn”: “Các biện pháp trừng phạt khiến các nhà sản xuất pho mát Nga có cơ hội Gouda ”; " Chiến tranh và pho mát "; và "Người Nga tìm thấy Whey xung quanh các lệnh trừng phạt bằng cách sao chép pho mát."

"Chúng tôi sẽ cho các người thấy"
Vào tháng 7 năm ngoái, Putin tuyên bố rằng các biện pháp trả đũa sẽ vẫn diễn ra ít nhất là đến tháng 12 năm 2019. Điều này không có gì ngạc nhiên. Tại sao ông lại dừng lại, khi những người nông dân mòn mỏi trước đây của ông đã phát triển mạnh trong những điều kiện mới này? Các lệnh trừng phạt đã tạo ra cơ hội để xây dựng lại một ngành công nghiệp thực phẩm của Nga đang bị tàn phá và Putin đã nắm lấy nó.
Các mức thuế quan gần đây của Hoa Kỳ đã mở rộng hơn nữa việc mở cửa đối với các thị trường xuất khẩu mới. Trong tương lai, chính quyền Trump cần suy nghĩ kỹ điều này: những hậu quả không mong muốn có nhiều khả năng xảy ra khi một đối thủ khôn ngoan đang tích cực tìm cách tạo ra và khai thác chúng. Bất kể Trump coi Nga là đối thủ hay muốn duy trì các biện pháp trừng phạt, thật khó để tưởng tượng việc đẩy mạnh đối thủ cạnh tranh của Nga với nông dân Mỹ là kết quả mong muốn của chế độ trừng phạt.Trong trường hợp cụ thể này, Nga vẫn đi trước một vài bước trong trò chơi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:33 AM

Cập nhật một số tin gần đây

Các thị trường xuất khẩu ghi nhận mức giá kỷ lục đối với lúa mì Nga. Kể từ đầu vụ mùa năm nay, bắt đầu vào ngày 1 tháng 7, lúa mì Nga với độ đạm 12,5% đã tăng giá lên 8%. Hiện tại, giá xuất khẩu của nó đã vượt quá 220 USD mỗi tấn.

Điều quan trọng là, Nga tiếp tục củng cố vị thế của mình trên các thị trường hiện có và chinh phục các thị trường nông sản mới. Đặc biệt, Algeria, quốc gia có truyền thống được coi là thái ấp của Pháp, đang chuẩn bị mua thêm lúa mì từ Nga.

Lúa mì Nga bị cho là vẫn thua kém lúa mì Pháp về chất lượng (thể hiện ở hàm lượng protein thấp hơn). Tuy nhiên, việc phía Algeria giảm yêu cầu về chất lượng có liên quan đến việc thu hoạch kém ở Pháp, nên Algeria buộc phải bù đắp bằng cách tìm kiếm các nhà xuất khẩu mới.

Cơ quan đại diện ngành nông nghiệp Nga thông báo rằng công việc chuẩn bị đang được tiến hành để không chỉ thâm nhập vào thị trường Algeria mà còn vào cả thị trường Iraq, một khách hàng mới của Nga.
Công ty ngũ cốc thuộc sở hữu nhà nước (UGC) dự định tăng nguồn cung sang Bangladesh, một trong những thị trường hứa hẹn nhất ở châu Á. Và các cuộc đàm phán cũng đang được tiến hành với Jordan.

Ngoài ra, các nhà phân tích của cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng lưu ý đến các cuộc đấu thầu lớn đối với việc cung cấp lúa mì Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út, mặc dù những quốc gia này từ lâu đã nằm trong tầm ảnh hưởng xuất khẩu nông sản của Nga.

Đối thủ cạnh tranh chính của Nga tại thị trường Ả Rập Xê Út đầy hứa hẹn là Ukraine, nước cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năm nông nghiệp hiện tại.

Mặt khác, quan hệ hợp tác giữa Nga và Ai Cập vẫn được tiếp tục rất thành công. Đây là quốc gia trong nhiều năm nằm trong top 5 nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất của Nga:

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020, đã có 3,5 triệu tấn ngũ cốc được vận chuyển đến đất nước Ả Rập này. Kế hoạch sẽ còn tăng thêm nguồn cung các sản phẩm cho chăn nuôi.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành của nhóm tư vấn VvCube, Vadim Tkachenko, cho rằng sự gia tăng giá ngũ cốc không quá lớn nếu xét theo tình hình kinh tế vĩ mô.

- Giá lúa mì tăng đã được dự đoán vào cuối năm 2019, và điều này có tính đến thực tế là dự báo này không bao gồm các rủi ro liên quan đến đại dịch coronavirus.

Những dự báo như vậy liên quan đến giá ngũ cốc từ phía Ai Cập, đến tình hình Trung Đông, việc tăng giá lúa mì của các đối thủ cạnh tranh, tình hình gieo cấy vụ đông và diện tích gieo sạ vụ xuân.

Vào cuối năm ngoái, còn có một động lực khác liên quan tới tiền tệ, đó là đồng rúp tăng giá từ tháng 10/2019 đến đầu tháng 1/2020. Mặc dù thực tế là tỷ giá đồng rúp hiện nay thấp hơn nhiều so với các chỉ số của năm ngoái, nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự sụt giảm của giá ngũ cốc.


Artem Deev, người đứng đầu bộ phận phân tích của công ty tài chính AMarkets, cho rằng không nên mong đợi sự sụt giảm giá, vì nhu cầu cũng sẽ vẫn rất cao.

- Nhiều khả năng, giá lúa mì trên thị trường thế giới tăng có liên quan đến việc thu hoạch ngô ở Hoa Kỳ thấp hơn bình thường. Do đó, hiện tại đang là giá đỉnh và dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tương lai. Tuy nhiên, giá sẽ vẫn ở mức cao do nhu cầu từ các nước nhập khẩu tăng.

- Ở các vùng Trung tâm và vùng Volga, cũng như ở các khu vực Tây Siberia, tổng thu hoạch ngũ cốc sẽ cao và thậm chí cao kỷ lục. Và điều này sẽ có thể bù đắp cho sự thiếu hụt ở miền Nam.

Thu hoạch lúa mì được dự báo là 82,5-82,6 triệu tấn. Sản lượng lúa mạch được dự báo là 20,7 triệu tấn, ngô - 14 triệu tấn, các loại ngũ cốc khác - 12,2 triệu tấn. Nhìn chung, ước tính tổng thu hoạch sẽ tăng lên tới 129,4 triệu tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, tính đến ngày hôm nay, các cây ngũ cốc và cây họ đậu đã được thu hoạch trên diện tích 35,9 triệu ha (gần 75% diện tích), khoảng 108 triệu tấn ngũ cốc đã được thu hoạch so với 89,9 triệu tấn một năm trước đó.

Năng suất bình quân là 30,1 tạ / ha (năm 2019 là 29 tạ / ha). Trong đó, lúa mì thu hoạch được từ 24 triệu ha, đã xay sát được 77,9 triệu tấn - tăng hơn 14,2 triệu tấn so với năm 2019.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 06:38 AM

Trong mấy bài viết trên của Mỹ và Pháp về lúa mì, đại khái nhìn chung có mấy điểm

1) Lo sợ chuyện lúa mì nói riêng hay nói chung có thể cho Nga quyền lực chính trị to lớn trong tương lai, với tư cách nhà xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới và nhà xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.
2) Cho rằng chất lượng lúa mì (đánh giá bằng hàm lượng protein) của Nga cũng tốt nhưng chất lượng lúa mì của Mỹ, Pháp cao hơn Nga (13% protein so với 11.5% protein)
3) Nhưng họ cũng thừa nhận chất lượng lúa mì Nga ngày càng tăng
4) Giá cả lúa mì Nga rẻ
5) Nga vẫn còn rất nhiều đất nông nghiệp, nhất là vùng viễn đông để tăng thêm sản lượng lúa mì, và trong tưong lai nhu cầu lúa mì cũng nhiều thêm. Trong khi Mỹ và EU khó có thể tăng thêm đuợc sản lượng. Dư địa phát triển của Nga còn nhiều
6) Nga tăng cường đầu tư vào R/D, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp


Cái 1) thì chưa rõ, các điều 3=>6 vẫn diễn ra, còn điều 2 thì chất lương thể hiện ở tỷ lệ protein 11.5% có vẻ không còn đúng nữa, hoặc không còn đúng với tất cả.


Trung Quốc đã mua được một số loại lúa mì (miling wheat) của Nga với hàm lượng protein cao, ví dụ có loại của Nga với tỷ lệ protein là là 12.5%, có loại second grade wheat của Nga còn có tỷ lệ protecin 14%, cao hơn so với 13% của phương tây mà bài báo nói, và dĩ nhiên đều không có GMO
Không rõ các tỷ lệ 11.5% mà phương tây nói về lúa mì Nga là loại lúa mì nào, mỗi khi đọc bài của phương tây viết về Nga, luôn là thật thật giả giả lẫn lộn. Nhưng rõ ràng chất lượng lúa mì Nga ngày càng tăng, và dư địa, tiềm năng, khối lượng của lúa mì Nga còn nhiều. Mỹ và Pháp có thể đã không còn tăng được về sản lượng nữa.


Về sữa, hiện Nga đứng thứ 6 thế giới về sản xuất các sản phẩm từ sữa. Phương Tây tuy đã công nhận nông nghiệp Nga, nhưng có 1 cái họ vẫn chưa thừa nhận, đó là lĩnh vực về sữa. Họ cho là Nga không thể có được nguồn sữa như Pháp, Thụy Sĩ, Italy, nên không thể nào cho ra sản phẩm về sữa ngon như 3 nước đó.
Tôi không ở Nga nên không có ý kiến. Nhưng dù sao, việc so sánh với 3 nước đó cũng hơi khiên cưỡng, vì đó là 3 nước đứng đầu thế giới về sữa, dù Nga có không bằng 3 nước đó thì cũng chưa nói lên điều gì, và tại sao báo Mỹ lại chỉ so sánh Nga với 3 nước đó mà không phải các nước phương tây khác?

Phương tây bảo là Nga không sản xuất được đủ lượng sữa phục vụ cho người dân. Tôi cũng không rõ cái này có đúng k. Có thể đúng, vì Nga là nước Hàn Đới, mà sữa là đến từ xứ ôn đới, nên Nga có ít cũng không lạ, nhưng cách phương tây viết thì đúng là họ có cài đặt một đống thứ sau cái sự thật này.

Bổ sung chút: kem của Nga đã xuất khẩu ở VN, hơi đắt nhưng rất ngon, làm từ sữa bò nguyên chất, không dùng chất kháng sinh, không ngọt quá như kem tây, hàm lượng bơ được đánh giá là healthy lành mạnh hơn so với các kem nhập khảu khác như New Zealand.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 27 2020, 06:21 PM

Có một điều có thể coi là thành công của Nga về kinh tế, sau khi Liên Xô tan rã, có lẽ là nông nghiệp. Nga đã trở lại thành một nước xuất khẩu lúa mì lớn. Điều mà trong thời kỳ Liên Xô không làm được, thậm chí có nhiều lúc phải nhập cả lúa Mỳ từ Mỹ. Tất nhiên vì Nga có dân số ít hơn (do không phải gánh nhu cầu lương thực cho Trung Á), nhưng điều này không thể phủ nhận thành công của Nga trong nông nghiệp. Đặc biệt khí hậu Nga khắc nghiệt hơn các cường quốc lúa mỳ trên thế giới (Pháp, Mỹ) nhưng tương đương với Canada.
Nga cũng đã đuổi kịp các nước phương Tây khác về khoa học công nghệ nói chung, đạc biệt trong hàng hóa tiêu dùng. Còn trong công nghệ quân sự, Nga vẫn giữ được vị thế.
Vì cái đế tốt, nên mặc dù PNB của Nga không hơn Pháp, nhưng độc lập hành động, sự tự chủ cao hơn. Những điều Nga làm được cũng đáng nể, vì so với một siêu cường khác như Mỹ, hay siêu cường đang nổi như TQ, thì dân số Nga khiêm tốn hơn nhiều, chỉ gấp rưỡi VN. Tất nhiên nước Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới. Nhưng đất rộng thì nhu cầu an ninh cũng cao hơn, vấn đề cũng phức tạp hơn. Nếu nhìn về chỉ số, sức mạnh nhà nước chia đầu người (trong làm chủ khoa học kỹ thuật cao), thì có lẽ Nga thuộc loại số một, sau Thụy điển. Mỹ có được lợi thế là câu nguồn lực bên ngoài, TQ có lợi thế dân số. Nhưng Nga thì không có cả hai cái này.
Cuộc chiến Armenia- Azerbaizan, nếu những thông tin của Azerbaizan về việc phá hủy các loại vũ khí Nga mà Armenia sở hữu là thật, thì nó có thể hé lộ cho người ta thấy mấp mé một khả năng tụt hậu.Và đây có thể là điều đáng lo cho Nga về sau. Nhưng đây chỉ là một dự đoán có thể xẩy ra.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:00 PM

Bác Phó, LX tuy đông dân hơn, nhưng bù lại diện tích đất nông nghiệp Nga cũng nhiều hơn. Ukraine chẳng phải một vùng cực mạnh và trù phú về nông nghiệp sao, chưa nói đến Gruzia nữa.
Thực ra, Nga gặp bất lợi lớn về địa lý, không có đường ra biển, nên bị tụt hậu hơn trong lịch sử, vì thế Pie đại đế (Pierre Le Grand) mới phải đánh nhau với Thuỵ Điển để có đất xây thành phố Saint Peterbourg, có đường ra biển Baltic, thì Nga mới cất cánh được. Nước Nga trống trải khắp phía, không có chướng ngại thiên nhiên, nên nguy cơ bị tấn công rất cao, và nếu bị tấn công, dù có đánh bại kẻ địch thì thiệt hại về nhân lực vật lực cũng rất lớn, và thực tế điều này đã diễn ra. Vì thế Nga học thuyết quân sự Nga luôn là đẩy đối thủ càng xa càng tốt, và kỵ nhất là bị áp sát, con phương tây thì toàn nhè vào điều này để uy hiếp Nga, từ đó tạo ra đòn bẩy trong đàm phán, mặc cả, tạo thế cho mình, nên các hàng xóm của Nga sẽ luôn được sử dụng cho mục đích này.

Vụ Armenia Azer thì thông tin bây giờ mù mờ. Đại khái là Azer kêu là dùng UAV phá hoạt mấy cái tổ hợp tên lửa tầm xa của Armenia mua từ Nga, phá hoại vài hệ thống tác chiến nữa, còn Armenia thì đưa tin bắn rơi UAV của Azer, và một loạt UAV của Azer gần đây bị đo đất, nghi là bị tác chiến điện tử, etc.
Thông tin thì chả rõ ràng, bằng chứng của Armenia có rõ hơn Azer chút, nhưng tôi chắc chắn cả 2 đều đang bốc phét và phóng đại chiến công của mình. Mỹ đang đưa tin Nga chuẩn bị thử tên lửa động cơ hạt nhân của mình tiếp. Nếu cái này thành công thì ngành không gian sẽ có bước ngoặt lớn, vì đi du lịch vũ trụ phải dùng động cơ này mới đi xa, đi nhanh được, chứ mấy động cơ cũ ăn nhằm gì.

Cái đe doạ lớn đến Nga và các nưóc khác chính là thoả thuận xanh EU với cái thuế carbon kia. Hiện Nga đang lên lộ trình sản xuát nhiên liệu hydrogen và sản xuất thử tàu hoả chạy hydrogen để đối phó. Ba Lan và Séc thì đang ráo riết xây nhà máy điện hạt nhân để đối phó với cái thoả thuận xanh này, đảm bảo giảm khí thải CO2. Hungary hình như đã chọn Nga xây nhà máy hạt nhân cho mình, bất chấp sự ngăn cản của EU đòi chọn hãng khác, hạ tầng đã khởi công, dự kiến năm sau sẽ cấp phép cho Nga lắp đặt tổ máy.
Cả Mỹ và Nga đều tìm cách chế tạo nhiên liệu hạt nhân mà có thể chạy đuợc trong nhà máy của nhau (thường trưóc đây là nhà máy của ai làm chỉ chạy được nhiên liệu của người đó). Nga đã làm xong năm 2017, đã giao nhiên liệu hạt nhân do mình sản xuất cho các nhà máy thiết kế kiểu phương tây ở Mỹ, Thuỵ Điển rồi, cung cấp thông qua 1 công ty của Pháp làm trung gian phân phối. Còn Mỹ đem nhiên liệu thử ở lò của Nga ở Séc bị biến dạng, hẹn năm sau 2021 sẽ thành công, còn một số nhà máy hạt nhân của Ukraine (không phải tất) đã xài nhiên liệu Mỹ, bất chấp rủi ro.Trước sau gì thì Mỹ cũng sẽ phải xong cái này, để đáp ứng chiến lược dành lấy vị trí số 1 của Nga về hạt nhân dân sự, thông qua các biện pháp ngoại giao và trừng phạt, như Bộ năng lượng Mỹ đã công bố. Ngoại truởn Mỹ Pompeo đã công khai đòi tổng thống Séc Zeman phải dùng đồ Mỹ thay vì Nga, tổng thống Zeman đáp lại, đây là chủ quyền của Séc, và chọn ai phải qua đấu thầu, tuy nói vậy nhưng không rõ có làm được k, hay lại đấu thầu hình thức rồi chọn Mỹ luôn.

Hiện ở Nga, 16% công suất điện là từ thuỷ điện, 16% từ hạt nhân, 60% năng lượng đến từ nhà máy nhiệt, còn lại là từ gió, mặt trời, địa nhiệt, bioenergy, biofuel, etc.
Cái 60% này là nằm trong mục tiêu bị đánh thuể carbon đấy

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:03 PM

N Nhưng tìm thông tin về họ hơi khó, có lẽ viết về công nghệ Nga, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải đưa bài về nông nghiệp hay thực phẩm mới được. Nông nghiệp là nơi áp dụng các công nghẹ cao về sinh học, giống, là thị trường để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp (máy nông nghiệp, etc.), nơi để áp dụng AI (giống máy gặt tự lái mà Nga, Mỹ đang thử nghiệm và xài, etc.).

Dưới đây là thông tin năm 2018 ông nghiệp Nga. Thông tin phía dưới cho biết Nga là nhà sản xuất ngô thứ 13 thế giới, nhưng hình như vẫn chưa tự túc được thì phải, vẫn phải nhập khẩu?

Nước sản xuất lúa mì lớn thứ 3 thế giới (72,1 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ;
Nhà sản xuất củ cải đường lớn nhất thế giới (42 triệu tấn), dùng để sản xuất đường và ethanol;
Nước sản xuất khoai tây lớn thứ 4 thế giới (22,3 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Ukraine;
Nhà sản xuất lúa mạch lớn nhất thế giới (17 triệu tấn);
Nước sản xuất hạt hướng dương lớn thứ 2 thế giới (12,7 triệu tấn), chỉ đứng sau Ukraine;
Nước sản xuất ngô lớn thứ 13 thế giới (11,4 triệu tấn);
Đây là nhà sản xuất yến mạch lớn nhất thế giới (4,7 triệu tấn);
Nước sản xuất cà chua lớn thứ 12 thế giới (2,9 triệu tấn);
Nước sản xuất bắp cải lớn thứ 4 thế giới (2,5 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc;
Nước sản xuất hạt đậu khô lớn thứ 2 thế giới (2,3 triệu tấn), chỉ đứng sau Canada;
Nước sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 3 thế giới (1,9 triệu tấn), chỉ đứng sau Đức và Ba Lan;
Đây là nhà sản xuất hạt cải dầu lớn thứ 10 thế giới (1,9 triệu tấn);
Đây là nhà sản xuất táo lớn thứ 8 thế giới (1,8 triệu tấn);
Nước sản xuất dưa chuột lớn thứ 4 thế giới (1,6 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nước sản xuất hành lớn thứ 9 thế giới (1,6 triệu tấn);
Nước sản xuất cà rốt lớn thứ 4 thế giới (1,4 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Uzbekistan và Mỹ;
Nước sản xuất bí đỏ lớn thứ 3 thế giới (1,1 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ;
Nước sản xuất kiều mạch lớn thứ 2 thế giới (931 nghìn tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc;
Nước sản xuất lanh lớn thứ 3 thế giới (557 nghìn tấn), chỉ đứng sau Kazakhstan và Canada;
Nước sản xuất đậu gà lớn thứ 4 thế giới (620 nghìn tấn), chỉ đứng sau Ấn Độ, Úc và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nhà sản xuất nho lớn nhất thế giới (398 nghìn tấn);
Nước sản xuất anh đào lớn thứ 4 thế giới (268 nghìn tấn);
Nước sản xuất đậu lăng lớn thứ 8 thế giới (194 nghìn tấn);
Sản xuất 4 triệu tấn đậu nành;
Sản lượng dưa hấu 1,9 triệu tấn;
Sản xuất 1 triệu tấn gạo;
Sản xuất 627 nghìn tấn nho;

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:05 PM

Thỏa thuận xanh của EU

1. Thỏa thuận xanh lịch sử (Green Deal) của EU và chiến lược hydro hoá năng lượng quốc gia của Đức
1.1 Về thỏa thuận xanh (Green deal)

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã quyết định thúc đẩy kế hoạch, với việc chọn không tham gia đối với Ba Lan

Nội dung rất nhiều, dính đến mọi mặt của nền kinh tế, nhưng mục tiêu căn bản của thỏa thuận xanh là đưa EU trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu cân bằng phát thải carbon vào năm 2050.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm đưa phát thải carbon của toàn khối từ mức 40% về "ít nhất 50%" và hướng đến 55% vào năm 2030; tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo và nhanh chóng loại bỏ than; giảm hoặc chấm dứt miễn thuế nhiên liệu hàng không và hàng hải; tạo ra một quỹ trị giá 100 tỉ euro để thúc đẩy đầu tư xanh, xây dựng "công nghiệp bền vững", Chiến lược 'Từ nông trại đến ngã ba' của nông nghiệp, đa dạng sinh học, etc.

Báo Anh The Guardian nhận xét bản chất toàn diện của Thỏa thuận xanh thể hiện ở chỗ nó bao gồm hầu hết mọi khía cạnh: từ không khí chúng ta hít thở đến cách trồng lương thực, thực phẩm, chuyện đi lại…

Điểm đáng chú ý là các mức thuế carbon tiềm năng đối với các quốc gia không giảm thiểu ô nhiễm khí nhà kính ở mức tương đương. Cơ chế để đạt được điều này được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).


1.2. Chiến lược hydro hóa nền kinh tế của Đức và hợp tác với Nga
Mục tiêu của Đức nói riêng và EU nói chung là loại bỏ than, sử dụng các năng lượng "sạch", hiểu theo nghĩa không phát thải khí CO2.
Giảm dần và loại bỏ điện hạt nhân (dù năng lượng này không phát thải CO2 và vẫn được xếp là sạch), và tăng cường sử dụng khí đốt, mặt trời, gió và đặc biệt, hướng tới năng lượng hydro. Đây là ưu tiên chính của Đức.
Chính phủ Đức đã phê chuẩn Chiến lược hydro quốc gia, nhắm đến việc sản xuất nhiên liệu Hydro làm năng lượng.
Nhiên liệu hydro có thể sản xuất được từ 2 nguồn:
- Từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ từ dầu mỏ, hay từ khí đốt (gọi là blue hydrogen)
- Từ ngồn nhiên liệu sạch, đặc biệt từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen).
Thực chất đó chính là điện phân nước quy mô lớn để sinh ra nhiên liệu hydro. Việc điện phân có thể thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân và cả thủy điện.

Chính phủ Đức dĩ nhiên yêu thích nhất là green hydrogen. Còn với việc sản xuất ra nhiên liệu hydrogen từ nguồn hóa thạch, ví dụ từ khí đôt (blue hydrogen) thì phải có cơ sở, công nghệ để thu gom, lưu trữ, tái chế CO2 sinh ra trong quá trình tạo hydro.
Như đã nói ở 2 đoạn trích trên, Đức đi theo hướng hợp tác với Nga trong chiến lược này, trong lĩnh vực công nghệ hydrogen, nhằm chế tạo nhiên liệu hydro

2. Phản ứng của các nước với thỏa thuận xanh EU
Một số nước thành viên EU, gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đã lên tiếng phản đối kế hoạch.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis viết trên Twitter rằng đất nước của ông cũng muốn hướng đến mục tiêu cân bằng carbon nhưng không thể làm được nếu thiếu năng lượng nguyên tử.
(Năng lượng nguyên tử cũng được đánh giá là "sạch" theo định nghĩa vì không phát thải Carbon, và Séc đang đấu thầu để xây nhà máy hạt nhân, điều mà EU không muốn)

Đối với Nga: coi đây không phải là tin tức tốt lành gì, nhưng chấp nhận, và bắt đầu đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng hydrogen.

Đối với Mỹ: bị phân hóa.
Một phe, chủ yếu bên đảng DC, thì muốn đi theo con đường này, tìm cách phát triển năng lượng sạch, coi Mỹ phải đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch.
Phe kia, chủ yêu bên đảng CH, thì muốn tiếp tục phát triển năng lượng truyền thống, phản đối bất kỳ mọi ràng buộc nào về môi trường, giới hạn khí phát thải CO2 đối với Mỹ.
Đối với họ, các thỏa thuận, hiệp ước về môi trường là tai họa, thiệt hại cho nền kinh tế (và chính trị, nhưng k nói ra) Mỹ

Một số diễn biến chính:
Theo truyền thống, Quốc hội Mỹ không sẵn sàng bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có thể gây bất lợi cho Mỹ. Trong hệ thống chính trị Mỹ, Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ thành viên sẽ phải phê duyệt mọi hiệp ước và hiệp định mà Mỹ tham gia với đại đa số ý kiến ủng hộ là 66 phiếu. Tiêu chuẩn này là “giới hạn đỏ” đối với sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ hiệp ước quốc tế hoặc thực thi bất kỳ hành động lập pháp gây tranh cãi nào.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton, thành viên đảng Dân chủ, đã từng coi vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay Đảng Cộng hòa. Trong giai đoạn này, LHQ đang thảo luận về Nghị định thư Kyoto, trong đó ràng buộc các nước phát triển về những mục tiêu và các mốc thời gian liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 1997, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết khẳng định họ sẽ không chấp nhận Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu trừ khi các nước đang phát triển cũng bị ràng buộc với các mục tiêu và khung thời gian. Nghị quyết được thông qua với 95 phiếu thuận và không có phiếu chống. Vì thế, năm 1998, Phó tổng thống Al Gore, người ủng hộ mạnh mẽ về vấn đề khí hậu và là chủ nhân Giải Nobel hòa bình, đại diện cho Mỹ "ký tượng trưng" Nghị định thư Kyoto.

Năm 2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush cũng rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu nhưng Thượng viện Mỹ vẫn cho rằng sẽ không đạt được số phiếu cần có để thông qua việc Mỹ tham gia Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu. Vì vậy, Tổng thống G.W.Bush không đưa thỏa thuận này ra trước Quốc hội. Năm 2002, Vụ khảo cứu của Quốc hội (CRS), một cơ quan nghiên cứu của cả hai đảng, đưa ra kết luận rằng các thỏa thuận về môi trường thuộc phạm trù hiệp ước quốc tế nên phải được Thượng viện phê chuẩn mới có giá trị pháp lý.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải đối mặt với “giới hạn đỏ” liên quan với rào cản đa số phiếu trong Thượng viện. Trong điều kiện đó, ông tập trung nỗ lực để thông qua Đạo luật về bảo hiểm y tế và khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bước sang nhiệm kỳ hai (2012-2016), Tổng thống Barack Obama quyết định phá thế bế tắc bằng cách "vượt mặt" Quốc hội, theo đó ông đã ký quyết định ban hành nhiều văn kiện hành pháp và các quy định mà không cần Quốc hội chấp thuận. Trong quá trình chuẩn bị cho Mỹ tham gia Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Bộ tiêu chuẩn này có tính ràng buộc với gần như toàn bộ các nhà máy điện hiện có ở Mỹ và không cho phép xây dựng các nhà máy mới. Điều này cho phép Tổng thống Barack Obama đạt mục tiêu và thời hạn về giảm khối lượng phát thải theo Hiệp định khí hậu Paris mà không cần Quốc hội phê duyệt.

Từ đó, Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) của Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2015. Tổng thống Barack Obama hiểu rằng Hiệp định khí hậu Paris sẽ không được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát phê chuẩn, nên ông quyết định "lách luật" và ký "thỏa thuận thực thi" ("Enforcement Agreement") về Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2016 với lập luận hiệp định này chỉ là một "thỏa thuận" chứ không phải là một hiệp ước.

Hành động “lách luật” này của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng cũng không thể giấu kín được và bị phe phản đối Hiệp định khí hậu Paris nổi giận, trong số đó có tỷ phú Donald Trump. Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017 với niềm tin rằng di sản về khí hậu của mình sẽ được tân Tổng thống Donald Trump bảo lưu.

Thế nhưng trước đó, tháng 2/2016, Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định đình chỉ Kế hoạch năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, tân Tổng thống Donald Trump đã quyết định cắt giảm 1/3 ngân sách cấp cho EPA trong dự luật ngân sách quốc gia năm tài chính 2018. Ngoài ra, ông Donald Trump còn ký lệnh hành pháp mở đường cho việc dẹp bỏ Kế hoạch năng lượng sạch, đồng thời ban hành các sắc lệnh khác để hồi sinh ngành công nghiệp than mà Tổng thống Barack Obama đã kìm hãm.

Cũng vì thế, Tổng thống Donald Trump không chỉ ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, mà còn hủy cam kết của cựu Tổng thống Barack Obama về việc tài trợ nhiều tỷ USD cho các nước đang phát triển để kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền Obama đã chi 1 tỷ USD phục vụ mục đích này.

Ngay cả khi không đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể loại bỏ sự tham gia của Mỹ trong hiệp định này bằng cách hạ thấp các mục tiêu và khung thời gian, hoặc chỉ cần tuyên bố, xét về bản chất, thỏa thuận này là một “hiệp ước” và gửi lên Thượng viện để bỏ phiếu. Khi đó, chắc chắn là Thượng viện sẽ đưa ra quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận này

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:06 PM

3. Chiến lược phát triển hydro của Nga
Cũng như Mỹ, Nga coi các thỏa thuận môi trường kiểu này là một điều không hay ho gì, vì tất cả các mặt hàng nào, nếu sản xuất từ than, dầu mỏ, xăng, diesel của Nga (và cả Mỹ, các nước khác, etc.) đều sẽ là đối tượng bị đánh thuế khi đi vào EU.
Phương pháp tính toán loại thuế này vẫn chưa được xác định chính xác nhưng về mặt lý thuyết, mức thuế suất sẽ phụ thuộc vào lượng khí thải từ quá trình sản xuất sản phẩm cụ thể. Tất cả những điều này đều gây thiệt hại cho Nga, và bị Nga coi là tai họa. Về điểm này Nga giống Mỹ, và thực tế Nga thích đảng CH Mỹ hơn đảng DC (ngược lại với nhiều người nghĩ).
Tuy thế nhưng Nga không còn cách nào khác, và họ đã chủ động đưa ra chiến lược phát triển năng lượng hydro của mình. Nga là nước có tiềm năng cực lớn (nếu không muốn nói là lớn nhất) trong việc phát triển nguồn năng lượng này và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

3.1. Tiềm năng to lớn và thách thức
Sản xuất

(1) Với việc sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch:
- Nga sở hữu hạ tầng sản xuất và tinh chế dầu mỏ hiện đại, hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch và cung ứng cho thị trường
- Nga là nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, với cơ sở sản xuất hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ khí gas (blue hydrogen)

(2) Với việc sản xuất hydro tái tạo (green hydrogen), hay nói đúng ra là sản xuất hydrogen bằng cách điện phân nước. Cái này Nga cũng có tiềm năng to lớn, Nga có dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
- Nga (Rosatom) đứng đầu thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và phát triển các công nghệ điện hạt nhân.
Nga có thể sử dụng nguồn điện hạt nhân dồi dào để điện phân nước, sản xuất hydro sạch và không phát thải carbon.
- Nga có tài nguyên thủy điện dồi dào. Thủy điện hiện chiếm tỷ trọng gần 20% trong cơ cấu các nguồn điện năng của Nga và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Đông Siberia và Viễn Đông.
Nga có thể dùng ngay thủy năng (hydropower hay waterpower được dùng để sản sinh ra điện trong nhà máy thủy điện) để sản xuất hydrogen (hydropower for hydrogen production)

Lưu trữ và phân phối:
Gazprom của Nga sở hữu hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên quốc tế rất phát triển, chủ yếu sang thị trường châu Âu (Nord Stream, Yamal Europe, etc.), cũng như hệ thống lưu trữ khí ngầm tự nhiên lớn như hệ thống các hang muối. Việc tích hợp hydro cùng với khí thiên nhiên trong các hệ thống lưu trữ, vận chuyển khí thiên nhiên sẽ giúp Nga không chỉ giảm phát thải CO2 trong tiêu thụ khí mà còn có thể cung cấp đáng kể nhiên liệu hydro hoặc hỗn hợp khí thiên nhiên - hydro cho thị trường châu Âu.

Thách thức:
Như đã nói ở đoạn trích trên, Nga đã từng sản xuất nhiên liệu hydro dùng cho một số động cơ tên lửa vũ trụ mà Nga chế tạo, nhưng đó là chỉ sản xuất hydro vừa phải cho 1 số sản phẩm công nghệ cao. Còn khi muốn đi vào sản xuất quy mô của cả nền kinh tế thì sẽ đẻ ra một loạt vấn đề khác.
Nếu sản xuất hydrogen bằng phương pháp (1) thì trong quá trình sản xuất sẽ phát thải CO2. Nếu Nga không muốn bị đánh thuế, thì Nga sẽ phải tính đến chuyện xây dựng cơ sở hạ tầng, dây chuyền xử lý, lưu trữ, tái chế khí carbon dioxide (CO2), và điều này sẽ lại làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa.
Nếu sản xuất bằng phương pháp (2) thì Nga phải bắt đầu tính đến chuyện chế tạo, hoặc mua, hoặc hợp tác chế tạo các máy điện phân nước quy mô lớn. Hiện không rõ quá trình này đến đâu và Nga định làm thế nào. Còn Đức thì đang đầu tư rất ác và đang dẫn đầu về các máy điện phân nước quy mô lớn.

Vì thế bộ năng lượng Nga đã đưa ra 1 lộ trình phát triển năng lượng hydrogen như sau

3.2. Lộ trình sơ bộ

Bộ Năng lượng đã chuẩn bị một kế hoạch phát triển năng lượng hydro ở Nga, cụ thể là sản xuất và xuất khẩu hydro. Bộ Năng lượng đã xây dựng và gửi cho chính phủ một "lộ trình" "Phát triển năng lượng hydro ở Nga" cho năm 2020-2024.
Kế hoạch này trước tiên dựa trên bộ 3 tập đoàn khổng lồ: Rosatom, Gazprom và NOVATEK.
Tài liệu giải thích: Bắt đầu từ năm tới, chính phủ dự định xây dựng danh tiếng của Nga như một nhà cung cấp hydro, một trong những lựa chọn thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Vào cuối năm nay, các quan chức sẽ phát triển một khái niệm cho sự phát triển của năng lượng hydro, cũng như các biện pháp hỗ trợ cho các dự án thử nghiệm sản xuất hydro.
Vào đầu năm 2021, các ưu đãi sẽ xuất hiện cho các nhà xuất khẩu và mua hydro tại thị trường nội địa. Theo thông tin rò rỉ, chính phủ vẫn chưa thảo luận về các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với hydro.

Các bước như sau:

- Vào năm 2021, Gazprom sẽ phát triển và thử nghiệm một tuabin khí sử dụng nhiên liệu metan-hydro, tức là một tuabin chạy bằng khí metan-hydro
- Cho đến năm 2024, GazProm. cũng sẽ nghiên cứu các ứng dụng khác nhau của hydro làm nhiên liệu, cả trong những thứ như nồi hơi khí và tuabin khí và làm nhiên liệu cho xe cộ .
Cũng sẽ nghiên cứu việc sử dụng nhiên liệu hydro và metan-hydro trong các cơ sở lắp đặt khí (động cơ tuabin khí, nồi hơi khí, v.v.) và làm nhiên liệu động cơ trong các loại hình vận tải.

- Vào năm 2024, Gazprom và Rosatom, các nhà sản xuất hydro đầu tiên sẽ khởi động các nhà máy hydro thí điểm (pilot hydrogen plants) - tại các nhà máy điện hạt nhân, cơ sở sản xuất khí đốt và nhà máy chế biến nguyên liệu thô.
Việc sản xuất sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, điều mà không phải tất cả các nước phát triển đều ủng hộ.

- Cũng vào năm 2024, Rosatom sẽ xây dựng một địa điểm thử nghiệm vận tải đường sắt bằng tàu hỏa sử dụng hydro, dùng hydro làm nhiên liệu cho các đoàn tàu. Tức là chuyển các đoàn tàu sang pin nhiên liệu hydro trên Sakhalin, được Công bố vào năm 2019 bởi Đường sắt Nga, Rosatom và Transmashholding.

- Ngoai ra, con co một mục về xử lý khí carbon dioxide (CO2), được hình thành từ quá trình sản xuất hydro (khi thải ra từ khí mê-tan)

Hiện tại, có rất ít chi tiết về lộ trình được thảo luận trong chính phủ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:08 PM

Germany and Russia want to cooperate on hydrogen technology

https://www.h2-view.com/story/germany-and-russia-want-to-cooperate-on-hydrogen-technology/



Nga và Đức hợp tác phát triển công nghệ hydro



Đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro.

Trong khuôn khổ Diễn đàn nguyên liệu thô Nga - Đức (DRRF), đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro nhằm tăng cường hợp tác về hydro ở cấp độ nghiên cứu khoa học và kinh tế, đồng thời mở rộng hợp tác năng lượng hiện có.



Phía Đức đang và sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hydro sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách năng lượng và khí hậu của nước này. Trong khi đó, phía Nga có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực hydro và có nhiều kinh nghiệm sản xuất và sử dụng hydro trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đức hiện là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại thị trường châu Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-va-duc-hop-tac-phat-trien-cong-nghe-hydro-577809.html


Lần trước trong bài nói về công nghệ nhiên liệu hydro, trong phần nói về thoả thuận xanh của EU và kế hoạch của Nga, thì Novatek cùng với GazProm, Rosatom sẽ tham gia vào kế hoạch này. Trong vấn đề hydro thì có vấn đề lưu trữ cất giữ CO2, mà phía Nga mong rằng CO2 đưọc cất giữ sẽ dùng để sản xuất phân bón.



Chủ tịch tập đoàn Novatek Leonid Mikhelson cho biết, hãng đang xem xét triển khai dự án xử lý CO2 tại nhà máy Yamal LNG trong khuôn khổ thực hiện các mục tiêu về sử dụng hiệu quả năng lượng và các mục tiêu môi trường vào năm 2030. Theo đó, Novatek có thể sẽ ứng dụng công nghệ thu gom, vận chuyển và lưu trữ carbon (CCS). Khí CO2 sẽ được thu gom bởi các hệ thống lắp đặt đặc biệt, bơm vào các vỉa dầu, khí, than đã cạn kiệt hoặc trong các hang muối. Các chuyên gia môi trường ước tính hiệu quả thu gom CO2 đạt từ 20-90%. Khí CO2 khi được bơm vào các thành phần chứa dầu, sẽ giúp giảm độ nhớt của dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất dầu. Tuy nhiên, có thể xảy ra việc rò rỉ CO2 ở các cơ sở lưu trữ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:11 PM

vụ thỏa thuận xanh EU, đại khái bao gồm một số biện pháp dự kiến sẽ giúp không ô nhiễm vào năm 2050: khử cacbon, đổi mới, chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu sạch. Đến năm 2050, dự kiến giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính xuống 90% so với khối lượng hiện tại. Để đạt được mục tiêu đã nêu, tài liệu nêu ra việc thực hiện một số biện pháp như:

- 75% vận tải nội địa ở EU bằng đường bộ sẽ được chuyển sang đường sắt và đường thủy nội địa vào năm 2050.

- Liên minh châu Âu sẽ ngừng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch ở cấp độ cho từng quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung, chủ yếu là hàng không và hàng hải. Thay vào đó, họ sẽ đặt cược chính vào xe điện: đến năm 2025, tất cả cơ sở hạ tầng cần thiết cho 13 triệu xe điện sẽ được triển khai ở EU.

- chuyển đổi sang nhiên liệu thân thiện với môi trường thông qua việc quy định mức tối đa cho phép của khí thải carbon dioxide từ các phương tiện giao thông vào khí quyển (tiêu chuẩn môi trường "Euro-7")

- Liên minh châu Âu đã công bố hỗ trợ hai dự án cùng một lúc, mục tiêu chính là đạt được vị trí hàng đầu thế giới của EU trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến để lưu trữ điện (pin lithium-ion).

- Phát triển luật môi trường nhắm vào "nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và công trình, giảm dần mức phát thải CO2 tối đa cho phép và thu tiền phạt hàng triệu đô la nếu vi phạm chúng".

- Thực hiện các chiến lược Farm to Fork và Biodivercity Strategy. Đầu tiên là nhằm cung cấp tất cả các hình thức hỗ trợ cho những trang trại đã từ bỏ việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong sinh hoạt hàng ngày của họ. Thứ hai là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học ở EU.Thỏa thuận này nắm vào việc giảm đáng kể thuốc trừ sâu (ít nhất 50% đến năm 2030), phân bón (ít nhất 20% đến năm 2030), thuốc kháng sinh trong nông nghiệp (ít nhất 50% đến năm 2030). Không rõ phân bón sinh học thì có được không nhỉ?

- Đánh thuế carbon đối với những hàng hóa xuất khẩu vào EU mà sử dụng sản xuất gây ô nhiễm, thể hiện ở việc phát thải CO2

- Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christian Lagarde đang tích cực vận động cho ý tưởng phát hành "trái phiếu xanh" để huy động vốn từ các doanh nghiệp với sự bảo lãnh cho các nhà đầu tư từ Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU. Để đạt được ít nhất các mục tiêu đặt ra cho năm 2030, theo Ủy ban châu Âu, phải mất 260 tỷ euro mỗi năm. Và đến năm 2050, số tiền này dự kiến sẽ tăng gấp đôi: lên tới 576 tỷ euro mỗi năm.

Như đã nói ở đoạn trích trên, đây là một chiến lược kinh tế chính trị nhằm "xây lại thế giới, đặt lại quy luật sản xuất, sinh hoạt, hay nói tóm lại là khởi động một lối sống mới cho nhân loại" của EU, với mục tiêu đặt EU ở vị trí cao nhất, trung tâm, vô hiệu hóa những lợi thế so với EU mà những nước khác (Mỹ, Nga, TQ, etc.) có. Vì thế đa phần các nước khác đều không thích thú gì, với Mỹ thì xã hội bị phân hóa, một phe ủng hộ và một phe phản đối.
Nhiều nước bị ảnh hưởng, nhưng vì là topic về Nga, nên sẽ chủ yếu nói đến Nga. Những nước khác chỉ nói sơ qua.
Như đã nói ở bài post trên, trong tương lai, nếu không có công nghệ xanh thực sự mà đủ hiệu quả khả dĩ thay được công nghệ cơ bản cổ điển, thì đây sẽ là cơ sở để thổi một cái bong bóng khủng hoảng mới trong tương lai.

Ngoài ra, theo tôi biết, tuy hạt nhân được xếp vào dạng carbon-neutrality - không phát thải carbon trong chiến lược xanh của EU, tức là OK nếu xây nhà máy và sản xuất từ điện hạt nhân, nhưng quỹ của EU sẽ không hỗ trợ tiền cho những nước chuyển sang năng lượng sạch (không phát thải CO2) thông qua dạng năng lượng này, tức là họ chỉ viện trợ nếu đầu tư vào các dạng năng lượng mới như mặt trời, gió.

Thuỷ điện cũng không rõ đuợc đầu tư không, dù là tái tạo, và cũng như hạt nhân, không phát thải CO2 và k bị đánh thuế

1) Mỹ
Đã nói sơ qua về ý đồ cạnh tranh chiến lược ngầm giữa EU và Mỹ ở đoạn trích trên. Nhìn chung, Mỹ bị vô hiệu hóa rất nhiều công cụ, đòn bẩy mà Mỹ đang dùng để điều khiển thế giới, như tài nguyên thiên nhiên, năng lượng đá phiến, petrodollar khiến đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế từ đó ra lệnh trừng phạt thoải mái, etc. Hàng hóa Mỹ (cũng như Nga và nhiều nước khác) rở thành đối tượng bị đánh thuế carbon

2) Đông Âu
Không phải nước EU nào cũng ủng hộ kế hoạch trên, trong đó Ba Lan, Séc, Hungary, các nước Baltic là phản đối ghê nhất

2.1) Estonia
Estonia thì có thể thấy rõ ngay, sản phẩm xuất khẩu chính của Estonia là đá phiến dầu, từ đó nước này sản xuất điện, sau đó được cung cấp cho EU. Nhưng hoạt động sản xuất này rất bẩn: nó tạo ra 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà EU sẽ giảm 50% vào năm 2030.
Hiện tại, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Estonia, Eesti Energia, buộc phải giảm sản xuất điện từ đá phiến dầu và cử nhân viên đi nghỉ bắt buộc do hạn ngạch CO2 tăng. Liên minh châu Âu hứa sẽ bồi thường 125 triệu euro, nhưng theo chính phủ Estonia, điều này là chưa đủ.

Không nói kỹ hơn nữa, và cũng tạm không nói về các nước Baltic khác

2.2) Ba Lan
Ở Ba Lan, nơi theo kế hoạch "khử cacbon" của EU, sẽ phải chia tay với ngành công nghiệp than hùng mạnh, nơi mà 80% năng lượng của đất nước phụ thuộc. Cần phải định hướng lại các cơ sở sản xuất, đào tạo lại nhân viên và thiết lập các luồng giao thông mới. Chính phủ Ba Lan ước tính rằng họ cần 578 tỷ euro, mà họ không có. Những người đóng thuế bình thường cũng sẽ phải chịu thiệt hại: chi tiêu lớn cho khí hậu chắc chắn sẽ gây ra tăng thuế, đe dọa biến động xã hội.
Dĩ nhiên Ba Lan không có lựa chọn, họ đã phải đồng ý
Trong một bản cập nhật về chiến lược năng lượng năm 2040, được công bố một ngày trước đó, Bộ Khí hậu cho biết Ba Lan có kế hoạch đầu tư 150 tỷ zloty (33,7 tỷ euro) để loại bỏ dần than, giải phóng công suất năng lượng tái tạo mới và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước. Cụ thể là, đầu tư 150 tỷ zloty (33,7 tỷ euro) để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, với công suất 6-9 GW. Cơ sở 1-1,6 GW đầu tiên sẽ hoạt động vào năm 2033. Và cũng có kế hoạch xây dựng 8-11 gigawatt (GW) công suất gió ngoài khơi vào năm 2040 với vốn đầu tư ước tính khoảng 130 tỷ zloty. Ba Lan cho biết sự phát triển của các cơ sở năng lượng tái tạo và hạt nhân sẽ tạo ra 300.000 việc làm.

Sự thay đổi này nếu được chính phủ xác nhận, có thể mở ra hàng tỷ euro viện trợ của EU, vốn rất cần thiết để tái cơ cấu ngành điện của đất nước.
Ba Lan là quốc gia EU duy nhất không chính thức cam kết thực hiện mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống mức không phát thải ròng vào giữa thế kỷ này của toàn khối (2050), với đảng Công lý và Pháp luật cầm quyền cho rằng nước này cần thêm thời gian và tiền bạc để chuyển nền kinh tế từ than đá sang các nguồn năng lượng sạch hơn.
Và theo một thỏa thuận ngân sách của EU được ký vào tháng 7, Warsaw sẽ chỉ đủ điều kiện nhận một nửa số ngân quỹ mà EU được hưởng nếu không đăng ký mục tiêu trung lập về khí hậu của khối.

Tuy nhiên, nhóm vận động môi trường Greenpeace cho biết chiến lược này không đáp ứng được những thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu và tách rời khỏi thực tế kinh tế.

“Kế hoạch giả định duy trì tỷ lệ cao của năng lượng nhiệt điện than trong sản xuất năng lượng vào năm 2030 và không nêu rõ ngày Ba Lan rời bỏ than đá”, Greenpeace cho biết trong một tuyên bố.

Đốt than đã trở nên tốn kém do giá giấy phép phát thải carbon tăng. Ngành công nghiệp than của Ba Lan cũng phải vật lộn với nhu cầu giảm, vốn đã tăng nhanh trong thời gian COVID-19 bị khóa do nước này sử dụng ít điện hơn.

Đến năm 2040, hệ thống điện mới của Ba Lan có thể dựa vào hạt nhân "cho cơ sở" và "sự gia tăng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo" cho phần còn lại - "chủ yếu là gió ngoài khơi và quang điện" có thể đạt lần lượt 8-11 GW và 10-16 GW, Thứ trưởng Khí hậu Ba Lan Adam Guibourgé -Czetwertynski nói.

Tuy nhiên, khía cạnh tài chính vẫn còn nhiều bất ổn. Pawel Cioch, Phó chủ tịch hiệp hội ngành điện Ba Lan, PKEE, cho biết tổng cộng, ngành điện Ba Lan sẽ phải đầu tư 68,5 tỷ euro trong thập kỷ tới để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của EU.

“Thách thức chính trước mắt chúng ta là thực hiện mục tiêu của EU là đạt được sự trung lập về khí hậu trong khi xuất phát điểm của các nước thành viên EU có sự khác biệt đáng kể”, Cioch phát biểu tại sự kiện EURACTIV và cho biết cần có các công cụ tài chính để hỗ trợ đầu tư vào năng lượng tái tạo mới và sản xuất khí đốt để thay thế than.

Cioch nhấn mạnh: “Đối với Ba Lan, mọi sự gia tăng các mục tiêu về khí hậu phải được giảm thiểu bằng sự gia tăng tài chính tương ứng.

Tuy nhiên, giá CO2 hiện tại trên thị trường carbon của EU “không đủ mạnh” để đáp ứng tất cả các nhu cầu đầu tư, ông cảnh báo và cho biết con số 68,5 tỷ euro được tính toán dựa trên giả định rằng EU lựa chọn giảm 55% lượng khí nhà kính. phát thải vào năm 2030.

“Thay vì chuyển sang màu xanh lá cây, có nguy cơ các công ty có tỷ trọng sản xuất than cao sẽ phá sản,” Cioch nói, cảnh báo về những hậu quả xã hội và môi trường.

Các công đoàn cho biết, Thỏa thuận Xanh châu Âu có nguy cơ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ kinh tế và xã hội giữa các nước Đông và Tây EU, cảnh báo khối 27 thành viên có nguy cơ bùng phát trước khi đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050.

Các tổ chức công đoàn đã tăng cường cảnh báo rằng Thỏa thuận Xanh do Ủy ban Châu Âu đưa ra sẽ khiến hàng triệu việc làm gặp rủi ro, mà không có bất kỳ đảm bảo nào rằng người lao động trong các ngành bị ảnh hưởng sẽ có tương lai.

Các tổ chức công đoàn đặc biệt lo lắng về sự chia rẽ xã hội và kinh tế mà chương trình nghị sự xanh có nguy cơ tạo ra giữa các nước nghèo hơn ở phía đông EU và các nước láng giềng giàu có hơn ở phương tây.

Theo Triangle, việc chuyển đổi xanh “sẽ dễ dàng hơn nhiều ở các nước Bắc Âu hoặc Tây Âu” so với các nước thành viên EU nghèo hơn như Ba Lan, Bulgaria và Romania, nơi việc làm ở một số khu vực có thể hoàn toàn phụ thuộc vào một ngành công nghiệp ô nhiễm nặng.

Triangle chỉ ra: “Điều này có thể có tác động lớn đến di cư trong nước trong Liên minh Châu Âu, đồng thời cho biết“ gần 22 triệu người ”đã rời Đông Âu để tìm việc ở các nước phương Tây và Bắc Âu giàu có hơn trong 20 năm qua.

“Điều này sẽ chỉ tăng lên nếu chúng ta không quản lý đúng đắn quá trình chuyển đổi này,” ông cảnh báo.

Như vậy Ba Lan đã chọn năng lượng hạt nhân làm nền tảng để đạt mục tiêu phát thải CO2, đây sẽ là cơ hội để các Mỹ và Pháp làm ăn, bằng việc xây nhà máy hạt nhân ở đây, bởi vì gần như chắc chắn họ sẽ không thuê của Nga. Ba Lan sẽ nhân viện trợ, nhưng cũng sẽ phải đi vay. Chưa kể, nếu việc Ba Lan đấu tranh với EU để nhận viện trợ khi xây nhà máy điện hạt nhân không thành công, thì chỉ còn đi vay chứ không còn cách nào khác

Ngoài ra khí đốt cũng sẽ được sử dụng, vì cũng không phát thải CO2, nhưng nếu cấm CO2 thì sao mua khí đá phiến của Mỹ? Ba Lan đang hướng tới là một trung tâm phân phối khí đốt của Mỹ ở EU, mà đồ của Mỹ thì rõ ràng là phát CO2 do sản xuất từ khí đá phiến. Bản thân khí gas khi đốt cũng sinh ra CO2 dù ít hơn nhiều so với dầu và than


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:14 PM

3) Khác biệt giữa Tây Âu và Đông Âu trong EU
Trong EU, như đã nói, đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon ở Tây Âu dễ hơn nhiều so với Đông Âu.

Có ít nhất ba quốc gia thành viên của EU quyết định đạt được tính trung lập về khí hậu sớm: Phần Lan (vào năm 2035), Áo (vào năm 2040) và Thụy Điển (vào năm 2045), trong khi Đan Mạch, Pháp và Hà Lan, mặc dù đã sẵn sàng hơn một chút , có kế hoạch đạt được mục tiêu trung lập trong cùng một thời hạn khi các nước kém sẵn sàng hơn.

Các nước đứng đầu EU trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng này, có 1 đặc điểm như sau trong cơ cấu năng lượng của họ: xu hướng chiếm tỷ trọng cao của các dạng năng lượng thủy điện hoặc năng lượng hạt nhân (đôi khi cả hai) trong cơ cấu sản xuất năng lượng, cao hơn đáng kể tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch.

Ở Thụy Điển và Phần Lan, thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu tổng sản lượng điện là điện hạt nhân. Sự dối trá của vùng đất ở Áo và Thụy Điển cho phép họ thỏa mãn phần lớn nhu cầu năng lượng thông qua các nhà máy thủy điện.

Đan Mạch không sử dụng các nguồn nêu trên, thay vào đó, nước này dựa vào năng lượng gió.

Ba Lan không có quá nhiều năng lượng tái tạo, hydro và chưa có hạt nhân trong hỗn hợp năng lượng của mình.

Ở Tây Âu, Đức và Vương quốc Anh từng được đặc trưng bởi thị phần nhiên liệu hóa thạch tương tự như các quốc gia Trung và Đông Âu hiện đang lưu ý.

Trong gần 50 năm, hai nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc rời khỏi nền kinh tế dựa trên than đá, nhờ việc sử dụng các nguồn chuyển tiếp - năng lượng hạt nhân và khí đốt.

Pháp thì phần lớn là điện hạt nhân, thủy điện cũng phát triển


4) Nga

Cơ cấu năng lượng của Nga rất đa dạng, đủ loại:
- từ loại sinh nhiều CO2 như than đá, dầu,
- đến loại sinh ít CO2 như khí đốt,
- đến loại không sinh CO2 như điện hạt nhân,
- đến năng lượng tái tạo: nhiều nhất là thủy điện, rồi địa nhiệt, mặt trời, gió, năng lượng sinh học bioenergy hay biomass như gỗ (wood), bùn (peat).
Nga có nhà máy điện Shatura có công suất điện than bùn lớn nhất thế giới


- Ngoài ra còn có ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (biofuel)

Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học của Nga tuy mới nhưng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nga là một trong những nước sản xuất ngũ cốc lớn nhất, có ngành công nghiệp rượu etylic (ethyl alcohol) phát triển và có tỷ lệ sản xuất hạt cải dầu (thường được sử dụng để tạo dầu diesel sinh học biodiesel) ngày càng tăng.Năm 2008, Chính phủ Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học bằng cách xây dựng 30 nhà máy nhiên liệu sinh học mới, giảm thuế và trợ cấp lãi suất cho các dự án năng lượng nhiên liệu sinh học. Mặc dù các kế hoạch này bị trì hoãn, vào ngày 13 tháng 9 năm 2010, Medvedev thông báo rằng việc xây dựng sẽ bắt đầu vào đầu năm 2011. Biobutanol, nhiên liệu sinh học do các nhà máy này sản xuất, sẽ được sản xuất từ các sản phẩm phụ của gỗ, chẳng hạn như dăm gỗ và mùn cưa.

Lada, một nhà sản xuất ô tô của Nga, đã sản xuất ô tô chạy bằng nhiên liệu sinh học đầu tiên vào tháng 11 năm 2010. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Valery Okulov tuyên bố rằng các công ty Nga hiện đang phát triển trực thăng chạy bằng nhiên liệu sinh học. Nga hy vọng sẽ xuất khẩu nhiên liệu sinh học sang Liên minh Châu Âu; Tổng công ty Công nghệ sinh học của nước này ước tính rằng Nga có khả năng xuất khẩu 40 triệu tấn nhiên liệu sinh học hàng năm.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:15 PM

4.2) Thử thách, khó khăn, nguy cơ

Nga đứng thứ 6 về năng lượng tái tạo trên thế giới nếu tính thủy điện trong đó, và đứng thứ 56 nếu không tính thủy điện. Nhưng cái này cũng không quan trọng, vì dù thế nào thì thủy điện cũng không sinh CO2, không nằm trong mục tiêu bị nhắm đến của thỏa thuận xanh EU. Điện hạt nhân cũng không bị nhắm đến vì không sinh CO2, dù không phải dạng tái tạo. Điện hạt nhân chiếm 16% trong cơ cấu năng lượng Nga, và thủy điện cũng vậy,

Như đã nói, Nga cũng đã có những chuẩn bị để đối phó với chính sách xanh này của EU, như kế hoạch, lộ trình xây nhà máy sản xuất hydrogen, chế tạo xe lửa chạy bằng hydrogen, máy bay chạy bằng năng lượng hỗn hợp (hybrid), công nghệ thu gom, vận chuyển và lưu trữ carbon (CCS),
Tiềm năng to lớn của Nga về sản xuất nhiên liệu hydrogen đã được nói ở trên, nhưng về tổng thế, thỏa thuận xanh của EU vẫn là một thử thách lớn, cam go cho nền kinh tế Nga. Mối nguy hiểm đầu tiên đến từ thuế carbon của EU, hậu quả lan từ kinh tế sang chính trị.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cho rằng, thuế carbon của EU sẽ đánh mạnh vào các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế Nga. Cựu thủ tướng gọi nhiệm vụ này là "chủ nghĩa bảo hộ tiềm ẩn dưới một lý do rất chính đáng."

“Thuế carbon này có thể làm tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng hóa từ các nước châu Âu trong mối quan hệ với các nước khác. <...> Đối với nền kinh tế Nga, thực sự là lý do cho cuộc thảo luận hiện tại của chúng ta, điều này cũng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Các ngành công nghiệp cơ bản của chúng tôi, chẳng hạn như luyện kim đen và kim loại màu, công nghiệp hóa chất, năng lượng, có thể bị ảnh hưởng, ”Medvedev nói.

Tiến sĩ Kinh tế, Phó Hiệu trưởng Trường RANEPA Andrey Margolin nhất trí với ý kiến của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga. Phương Tây, bị ám ảnh bởi ý tưởng về các nguồn năng lượng thay thế, đã sẵn sàng đưa ra một nghĩa vụ mới, không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà còn ảnh hưởng đến các nước khác nhằm vào xuất khẩu.

“Để làm cho các nguồn năng lượng thay thế cạnh tranh hơn, EU muốn đưa ra mức thuế carbon. Đương nhiên, liên quan đến hàng hóa xuất khẩu truyền thống của Nga, biện pháp này mang tính bảo hộ, nó hướng đến Nga và các nước khác. Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ đang cố tình làm điều đó để làm tổn thương chúng tôi. Họ chỉ muốn giúp đỡ hệ sinh thái toàn cầu, nhưng theo ví dụ của California, người ta có thể thấy câu chuyện này có thể chống lại con người như thế nào, ”Margolin nói.

Margolin đang nói về việc mất điện hoàn toàn ở bang California của Hoa Kỳ. Do nắng nóng khắc nghiệt và cháy rừng, hàng triệu người dân California đang phải đối mặt với tình trạng mất điện. Các nhà máy điện chạy bằng các nguồn năng lượng tái tạo, không chạy bằng than và khí đốt, không thể đáp ứng được tải. Nhà nước Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong quá trình chuyển đổi sang "năng lượng sạch". Bây giờ 36% doanh nghiệp của California được cung cấp năng lượng bằng cối xay gió hoặc các tấm pin mặt trời.

Theo ý tưởng của những người chiến đấu vì sự trong sạch của môi trường, phương pháp “cho ăn” các nhà máy điện này sẽ giúp giảm lượng khí thải độc hại vào bầu khí quyển, nhưng trên thực tế, các thiết bị thân thiện với môi trường không thể chống chọi với tải trọng dưới mọi điều kiện thời tiết xấu đi. Điện bị cắt trong nhà của cư dân California, và giá điện là 19 xu mỗi kilowatt giờ (hơn 14 rúp - ed.). Để so sánh, người Nga phải trả trung bình 3 rúp cho mỗi kilowatt giờ.

Margolin cho biết, tình trạng mất điện liên tục ở một trong những bang phát triển nhất của Hoa Kỳ cho thấy việc đấu tranh vì môi trường cũng có thể "đi quá xa".

“Các giải pháp phải cân bằng, bạn không thể bỏ tất cả trứng vào một giỏ. Nếu bạn mù quáng đi theo con đường tương tự xa hơn, thì sự cân bằng năng lượng trên thế giới có thể bị đảo lộn. Tất cả các quốc gia sẽ bị thiệt hại, sẽ thiếu hụt năng lượng. Về vấn đề này, đối với tôi, dường như Châu Âu và Hoa Kỳ đã đi quá xa ”, nhà kinh tế nói thêm.

Nếu EU đưa ra mức thuế carbon, tất cả các nước xuất khẩu dầu thô sẽ gặp khó khăn ngoài Nga. Các nước láng giềng gần nhất của Liên bang Nga là Azerbaijan và Kazakhstan. Margolin kết luận rằng khá khó để đánh giá thiệt hại thực sự mà nó sẽ mang lại cho nền kinh tế của các quốc gia khác nhau cho đến khi thuế quan được áp dụng.

“Bây giờ nó trông giống một mối đe dọa tiềm tàng hơn. Cho đến khi mức thuế này cuối cùng được đưa ra, rất khó để đánh giá mức độ thiệt hại của nó đối với nền kinh tế Nga. Ngoài ra còn có các yếu tố khác. Ví dụ, nếu giá dầu tăng, tác động của thuế carbon đối với nền kinh tế sẽ giảm ”.

Dmitry Medvedev lưu ý rằng theo ước tính của Viện Hàn lâm Khoa học, thiệt hại tài chính của các nhà xuất khẩu trong nước do áp dụng thuế carbon sẽ lên tới "hàng tỷ euro". Theo ông, CHND Trung Hoa, Mỹ và Đức đề cập đến một sáng kiến như vậy từ EU là “không nhiệt tình”. Chính phủ Nga hiện đang xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Liên minh châu Âu công bố ý định áp dụng thuế carbon đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu như một phần của dự án Green Deal. EU giải thích rằng các sản phẩm của họ được sản xuất theo tất cả các tiêu chuẩn khí hậu với lượng khí thải CO2 tối thiểu. Đồng thời, các sản phẩm của các nước khác được tạo ra bằng công nghệ rẻ hơn với lượng khí thải CO2 cao. Thuế carbon sẽ có thể "cân bằng" giá các sản phẩm của EU trên thị trường thế giới.

Khoản thuế này sẽ được nộp bởi các doanh nghiệp đã đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó thải ra môi trường một lượng lớn khí cacbonic. Các công ty sẽ phải trả thuế carbon để đưa hàng hóa của họ vào thị trường châu Âu.

Ngày chính xác cho việc áp dụng thuế carbon vẫn chưa được công bố.

4.3) Bình luận khác
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, phát biểu tại cuộc họp của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai, đã gọi việc loại bỏ hydrocacbon như một nguồn năng lượng trong 50 năm tới là một viễn cảnh không thực tế. Về vấn đề này, Tổng thống không hiểu, trên cơ sở nào rút ra kết luận và các quyết định quan trọng được đưa ra theo hướng này ở Liên minh châu Âu.

“Vào tháng 12 năm 2019, EU đã thông qua chiến lược môi trường dự kiến chuyển đổi vào năm 2050 sang các nguồn năng lượng thay thế sẽ không thải khí nhà kính vào khí quyển. Nhưng vào mùa hè năm 2020, Đức và EU đang phê duyệt chiến lược hydro, điều này thật khó hiểu.

Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo là một vấn đề đã được nghiên cứu từ các quan điểm khác nhau trong nhiều năm. Tuy nhiên, người châu Âu vẫn không thể trả lời một cách dứt khoát về sự cần thiết phải kích hoạt các nguồn thay thế. Không có ý kiến nhất trí trong Liên minh châu Âu về việc từ bỏ năng lượng hydrocacbon vào năm 2030 ”, Phó Tổng giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Alexander Frolov nói với tờ Economy Today FBA .

Nguyên thủ quốc gia quy định rằng việc sử dụng và sản xuất hydrocacbon làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh hơn. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng Liên bang Nga đang nghiên cứu việc tạo ra các nguồn năng lượng thay thế, bao gồm năng lượng mặt trời, hydro và các nguồn khác.

Ông Putin cho biết, các nhà chức trách đã đưa ra quyết định vào năm 2022 để thu được từ 300 chất ô nhiễm chính do các doanh nghiệp lớn nhất đại diện là những người phát thải khí thải, chuyển đổi sang "công nghệ hiện đại nhất, giá cả phải chăng nhất" có khả năng đảm bảo "giảm thiểu phát thải khí quyển." Đến năm 2024, chính phủ có kế hoạch giảm 20% lượng khí thải và đến năm 2030 - ngăn chặn hoàn toàn tất cả các hoạt động do con người gây ra.

Theo nghiên cứu của IER, việc chuyển sang các nguồn thay thế cho nhiều quốc gia sẽ tốn một khoản chi phí khổng lồ. Ví dụ, năng lượng do các nhà máy điện mặt trời hoặc năng lượng gió tạo ra đắt hơn 2,5–5 lần so với điện từ các nguồn truyền thống và đắt hơn 3,5 lần so với năng lượng do nhà máy điện hạt nhân tạo ra.

Alexander Frolov nói thêm, tuyên bố của Vladimir Putin rằng việc loại bỏ hydrocacbon như một nguồn năng lượng trong 50 năm tới là một viễn cảnh phi thực tế, nghe có vẻ hợp lý và công bằng.

“Ngay cả trong EU cũng không có sự hiểu biết rõ ràng về lý do tại sao phải thực hiện chuyển đổi triệt để sang các nguồn năng lượng xanh. Điều này cũng được chứng minh bằng sự tham gia của Đức vào dự án Nord Stream 2.

4.4) Phía EU với Nga
Đức đã đề xuất hợp tác với Nga về sản xuất nhiên liệu hydrogen như đã post

Ngoài ra, báo cáo "Ngoại giao năng lượng của EU - Tầm quan trọng ngày càng tăng và định hướng lại trong kỷ nguyên mới" của Quỹ Khoa học và Chính trị Berlin khẳng định rõ ràng rằng "việc khử cacbon của EU sẽ dẫn đến giảm thu nhập của Nga . " Và vai trò của Nga trong lĩnh vực năng lượng của Liên minh Châu Âu sẽ thay đổi đáng kể.
Do đó, các tác giả của báo cáo lưu ý, cần hợp tác với Nga trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, hydro và hiệu quả năng lượng. Điều này là cần thiết "không chỉ để giải quyết hậu quả của quá trình chuyển đổi đối với nền kinh tế Nga, mà còn giúp Nga quan tâm đến một tương lai" xanh hơn "và giữ nước này trong Thỏa thuận Paris, Deutsche Welle đưa tin.

Chứ "giúp" ở đoạn trên tôi thấy nên để trong ngoặc kép và cụm "giữ nước này trong Thỏa thuận Paris" rất quan trọng

Mặc dù chương trình được trình bày bởi Ủy ban Châu Âu, nhưng cần nhấn mạnh rằng chương trình này không chỉ được thực hiện trên lãnh thổ của Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, ở đây, một câu hỏi rất nghiêm trọng được đặt ra - bữa tiệc này do ai chi trả?

Thực tế là các quốc gia Đông Âu đã trực tiếp nói rằng không có tiền . Và họ chỉ có thể cầm cự bằng tiền của Liên minh châu Âu. Trước hết, Đức - với tư cách là nền kinh tế lớn nhất EU. Người Đức rất quan tâm đến việc "khử cacbon". Nhưng liệu họ có đủ sức mạnh và nguồn lực ngay cả cho Liên minh châu Âu, chưa kể các quốc gia không được bao gồm trong liên minh? Và điều này không chỉ và không quá nhiều về nước Nga.

Tất nhiên, sẽ là ngu ngốc nếu phủ nhận sự thật rằng Liên minh châu Âu thực sự có thể đạt được mục tiêu của mình. Có thể không phải đến năm 2050, có thể không đạt được tất cả các mục tiêu. Nhưng tự trấn an bản thân rằng những kế hoạch này không thực tế là không khôn ngoan.

Mặc dù vậykhông nên hoảng sợ. Nga nên có kế hoạch phát triển của riêng mình, trong đó có tính đến Thỏa thuận Xanh. Đã đến lúc bắt đầu phát triển nó.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:16 PM

Năng lượng, luyên kim, hóa chất trong đó có phân bón, những ngành này của Nga sẽ bị đánh mạnh nhất. Đây là những ngành mà Nga nằm trong top đầu thế giới. Dĩ nhiên các công ty tương ứng của Mỹ cũng bị đánh mạnh không kém

Có 2 bài viết sau về phân bón liên quan đến quan hệ Nga, EU. Lẽ ra thì ngành phân bón Nga đã có thể hưởng lợi, nhưng các nước như Ba Lan đã phản đối quyết liệt. Vấn đề là những người hưởng lợi không chỉ là phân bón Nga, mà còn phân bón Canada, Ai Cập, Nam Phi, etc. nhưng người ta lại chỉ xoáy sâu vào Nga trong title của bài báo sp_ike.gif

Bài 1:


Độc tố trong phân bón làm phức tạp thêm thảm họa Nga của EU

Ngoài các vụ bê bối ngoại giao và chỉ tay trong suốt những năm qua, quan hệ Nga-EU còn tìm thấy một trở ngại tiềm tàng khác - sản xuất phân bón.

Mọi chuyện bắt đầu cách đây 4 năm khi Ủy ban Châu Âu đưa ra các quy định mới về phân bón hữu cơ và chất thải. Bao gồm trong các quy tắc đã được đề xuất giới hạn về lượng cadmium kim loại nặng độc hại có thể được phép sử dụng trong phân bón.

Cadmium có thể gây hại cho thận và các cơ quan khác và phổ biến trong tự nhiên nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ an toàn của kim loại trong phân bón đối với con người.

Các biện pháp của EU phản ánh mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng vật liệu tái chế trong sản xuất phân lân như một phần của Kế hoạch Hành động Kinh tế Thông tư của EU .

Quy tắc mới ban đầu đề xuất đưa dần giới hạn cadimi trong phân bón photphat, bắt đầu với 60 miligam cadimi cho mỗi kg photpho pentoxit (P2O5), sau đó giảm xuống 40mg / kg sau ba năm và xuống 20mg / kg sau 12 năm.

Nhưng “sáng kiến xanh” khá trung lập đã nhanh chóng gây ra cuộc tranh luận gay gắt giữa EC, Nghị viện châu Âu và một số quốc gia thành viên, trong đó Ba Lan là một trong những đối thủ chính của tiêu chuẩn ủng hộ môi trường.

Bắc và Tây Phi cũng là những nhà cung cấp phốt phát lớn cho Liên minh châu Âu, trong khi Ba Lan, một quốc gia lớn khác trong sản xuất phân bón, đã đầu tư rất nhiều vào các mỏ phốt phát ở Senegal.

Tuy nhiên, các quy định này đe dọa phá vỡ hiện trạng bằng cách cấm khoảng 10-15% nguồn cung ước tính cho các nước EU vượt quá giới hạn thậm chí là 60mg / kg. Những người phản đối tập trung vào Nga, nước mà các nhà sản xuất được hưởng lợi từ một số mức cadmium thấp nhất trên toàn cầu do bản chất của nguồn dự trữ của họ.

Các nhà sản xuất Ba Lan và châu Phi, lo sợ họ có thể mất thị phần, đã vận động mạnh mẽ để chống lại các hạn chế nghiêm ngặt về cadmium.

Những tranh cãi xung quanh các quy định tiếp tục gia tăng. Cuối cùng, các biện pháp được EU thông qua vào năm 2019 đã tránh đặt mục tiêu cadmium thấp và để mức tối đa là 60mg / kg, điều này sẽ chỉ tác động đến một phần nhỏ thị trường có mức cadmium cao nhất.

Nhưng câu chuyện về cadmium vẫn chưa kết thúc. Các quy định cũng quy định việc dán nhãn xanh tự nguyện đối với phân bón gốc phốt phát có hàm lượng cadimi thấp nhất dưới 20mg / kg. Sáng kiến này đã khuấy động các cuộc tranh luận mới, vì “nhãn xanh” sẽ làm nổi bật các nhà cung cấp sản phẩm có hàm lượng thấp hơn 20mg / kg. Nó cũng có thể giúp các kế hoạch và chiến lược mới của Ủy ban Châu Âu được thể hiện trong Thỏa thuận Xanh.

Bản dự thảo mới nhất nói rằng “có hai cách để tuyên bố lượng cadmium thấp, bằng văn bản và / hoặc sử dụng chữ tượng hình,” và đưa ra hai lựa chọn chữ tượng hình: đen và xanh lá cây.


Động thái này sẽ giúp nông dân và người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm không gây ô nhiễm và tích tụ cadmium trong đất và tuân thủ các tiêu chuẩn xanh nhưng có thể vẽ lại thị trường phân bón của EU.

Các nhà cung cấp Bắc Phi và Ba Lan sẽ phải đầu tư vào những thay đổi trong quy trình sản xuất để loại bỏ cadmium. Các nhà sản xuất từ Nga, Ai Cập, Canada, Ả-rập Xê-út, Nam Phi và các quốc gia khác có nhà sản xuất phốt phát cadmium tự nhiên thấp, có thể được lợi nếu nông dân lựa chọn các chất dinh dưỡng cây trồng “sạch hơn”.


Việc vận động hành lang chống lại nhãn hiệu phân bón phốt phát xanh này đã tìm cách dựa vào căng thẳng địa chính trị giữa Nga và EU để làm phức tạp thêm bức tranh.

Trong vài năm qua, mối quan hệ giữa Matxcơva và Brussels đã nguội lạnh do sự xa lánh lẫn nhau bắt đầu xảy ra. Trong 12 tháng qua, mối quan hệ song phương một lần nữa bị lung lay bởi “bằng chứng cứng rắn” về việc Nga tấn công văn phòng bầu cử của Thủ tướng Đức Angela Merkel e -mails và vụ sát hại một cựu chỉ huy quân ly khai Chechnya ở Berlin được cho là do tình báo Nga dàn dựng.

Trong một hội nghị truyền hình tại tổ chức Konrad-Adenauer-Stiftung, tổ chức tư vấn kết nối với Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu, với các nhà lãnh đạo nhóm chính trị từ Nghị viện châu Âu, Merkel đã dành rất ít thời gian để nói chuyện với Nga và tuyên bố rằng EU chỉ tìm cách duy trì một "sự chung sống hòa bình." Tuyên bố phản ánh một số điểm thấp nhất trong quan hệ Nga-EU trong 30 năm qua.

Quyết định này cũng có thể gây ra sự chia rẽ chính trị, vì các quốc gia tin rằng họ có thể thua thiệt về mặt thương mại trước các quy định môi trường nghiêm ngặt hơn tiếp tục nói về sự “phụ thuộc” vào Nga, trong khi các quốc gia thành viên khác có thể chất vấn Brussels về các chính sách môi trường ủng hộ các đối thủ địa chính trị.

Một bên là nhu cầu về một “nền kinh tế xanh” và một bên là “mối đe dọa khét tiếng của Nga” đã đặt Brussels vào ngã ba đường. Nhưng những lo ngại về địa chính trị lần này có thể sẽ bị giảm bớt do hậu quả của Covid-19.


Một vài năm trước, EU có thể đã một lần nữa đảo ngược quan điểm của mình để giảm bớt căng thẳng nhưng đại dịch rất có thể đã thay đổi tính toán.

Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và áp lực của công chúng đối với mức độ bền vững cao hơn là mũi nhọn của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế vòng tròn. Ví dụ, Chiến lược Farm to Fork là trọng tâm của Thỏa thuận Xanh Châu Âu và nhằm mục đích làm cho hệ thống thực phẩm thân thiện hơn với môi trường và cải thiện chất lượng phân bón là một phần trong đó.

Các quy định mới về cadmium dường như tuân thủ các nguyên tắc kinh tế xanh và nổi lên như những nguyên lý về hình ảnh tương lai của ngành nông nghiệp EU. Hơn nữa, các hướng dẫn mới có thể mở đường cho nhiều quy định hơn trong tương lai có thể tạo ra một thị trường phân bón rất khác trong những năm tới.

Nhiều dấu hiệu cho thấy các chính trị gia EU quyết tâm đi trước các quy định lần này. Một bài báo gần đây trên Politico cho thấy Brussels đã sẵn sàng trong vòng "những tuần tới" để thông qua các hướng dẫn.

Do đó, nhiều chính trị gia có thể thích giải quyết vấn đề nông nghiệp trong nước trước và theo dõi xem liệu nó có dẫn đến sự thay đổi thực sự nào đối với sự “phụ thuộc” vào Nga hay không. EU được tiếp cận với nguồn cung phân bón phốt phát đa dạng, và khó có khả năng mối đe dọa này thực sự thành hiện thực.

Tuy nhiên, sẽ có ý nghĩa đối với EU khi giám sát hành vi của các công ty Nga, đánh giá độ tin cậy và sự tách rời của họ khỏi các mục tiêu địa kinh tế của Điện Kremlin.

Nhưng không có gì là chắc chắn cho đến khi quyết định được công bố và rõ ràng là các hướng dẫn sẽ được đấu tranh cho đến phút cuối cùng.

https://asiatimes.com/2020/07/the-cadmium-saga-creates-eu-policy-conundrum/
-------------------------------------------------------------

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 27 2020, 07:18 PM


Bài 2:


Nhãn xanh mới của EU cho phân bón được thiết lập có lợi cho Nga
Ngành công nghiệp châu Âu và một số nước cho rằng việc đánh dấu mới có thể gây hiểu lầm.
Nga đang sẵn sàng trở thành nước thụ hưởng chính nhãn xanh mới cho phốt phát cadmium thấp mà Brussels sẽ giới thiệu vào ngày 16 tháng 7.

Các nhà hoạch định chính sách ở Brussels đã đấu tranh trong nhiều năm để tìm ra cách tốt nhất để đối phó với dấu vết của kim loại độc cadmium, mà Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại là chất gây ung thư ở người và được tìm thấy trong phốt phát được nhập khẩu để sử dụng trong phân bón.

Ủy ban châu Âu từ chối bình luận về động thái này, nhưng những người theo dõi vụ việc cho biết Brussels đang sẵn sàng trong "những tuần tới" để áp dụng các hướng dẫn nói rằng các nhà cung cấp sản phẩm có hàm lượng cadmium thấp (thấp hơn 20 mg / kg) hiện có thể dán nhãn của họ đồ gốm có nhãn màu xanh lá cây.

Theo đề xuất dự thảo mới nhất cho các bước về phốt phát, "trước ngày 16 tháng 7 năm 2020, Ủy ban sẽ xuất bản tài liệu hướng dẫn cho các nhà sản xuất và cơ quan giám sát thị trường với thông tin và ví dụ rõ ràng liên quan đến hình thức trực quan của nhãn."

Tài liệu cũng nói rằng "có hai cách để khai báo [cadmium thấp], bằng văn bản và / hoặc sử dụng chữ tượng hình," và đưa ra hai tùy chọn chữ tượng hình: đen và xanh lá cây.

Theo quan điểm của Ủy ban, nhãn xanh tự nguyện chủ yếu sẽ mang lại lợi ích cho nông dân, những người có thể thấy dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm không góp phần tích tụ lâu dài cadmium trong đất.

Nhưng việc chuyển sang nhãn xanh đã làm dấy lên một cuộc tranh luận lâu dài về nhập khẩu phốt phát của châu Âu. Hành lang phân bón của EU và một số nước châu Âu cho rằng nhãn xanh mới có thể gây hiểu lầm và lọt vào tay các nhà sản xuất phân lân của Nga.

Cuộc chiến về cadmium bùng phát từ năm 2016, khi Ủy ban châu Âu và một số nước EU muốn thắt chặt giới hạn cadmium có thể chấp nhận được trong phốt phát từ 60mg / kg xuống 40mg / kg sau ba năm và xuống 20mg / kg sau 12 năm.


Tuy nhiên, cuộc tranh luận khoa học đó nhanh chóng trở thành một cuộc tranh luận địa chính trị . Nông dân EU phụ thuộc quá nhiều vào Bắc và Tây Phi đối với phốt phát, vì điều kiện tự nhiên, thường có mức cadimi cao hơn nhiều so với 20mg / kg. Đồng thời, phốt phát đến từ Nga có hàm lượng kim loại tự nhiên thấp hơn nhiều.

Các nước Nam Âu lo ngại rằng việc chuyển nguồn cung cấp phốt phát từ châu Phi sang Nga có thể làm suy yếu nghiêm trọng các nền kinh tế Bắc Phi đầy biến động và gây ra các vấn đề xã hội.

Cuối cùng, quy định được các tổ chức EU thông qua vào năm 2019 đã không đặt ra mục tiêu cadmium thấp, nhưng nó đã mở ra một cuộc tranh luận mới về việc nên dán nhãn phốt phát cadmium thấp như thế nào.


Theo luật năm 2019, Ủy ban có thời hạn đến ngày 16 tháng 7 để công bố hướng dẫn mới về nhãn phân bón được bán trên thị trường EU. Điều này cũng bao gồm các dấu hiệu đặc biệt cho những sản phẩm có hàm lượng cadmium thấp.

Đen hay xanh lá cây?

Trước khi hoàn thiện các hướng dẫn, Ủy ban đã thảo luận vấn đề này với một lực lượng đặc nhiệm, bao gồm các bên liên quan và đại diện của các nước EU, họ quyết định rằng phốt phát cadmium thấp nên được dán nhãn bằng hình ảnh đen Cd, biểu tượng của nguyên tố cadmium, với một mũi tên hướng xuống, theo ba người tham gia cuộc đàm phán.

Nhưng ở giai đoạn sau, Ủy ban đã đơn phương bổ sung một tùy chọn có cùng dấu hiệu, nhưng có màu xanh lá cây.

“Chúng tôi tin rằng nhiều khía cạnh khác có thể hợp lý hơn và được dán nhãn là xanh, chẳng hạn như phân bón làm từ nguyên liệu tái chế, ít tác động đến khí hậu và hơn thế nữa, do đó, Fertilizers Europe, cơ quan vận động hành lang phân bón của EU, cho biết. POLITICO trong một tuyên bố.

"Việc cho phép dán nhãn xanh chỉ dựa trên hàm lượng cadmium thấp trong phân bón không bao gồm bất kỳ sự cân nhắc nào đến các yếu tố môi trường thiết yếu khác, chẳng hạn như sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm khác, phát thải khí nhà kính (CO2 và N2O) trong quá trình sản xuất và lượng khí thải carbon chung của sản phẩm, sự phú dưỡng chất thải của môi trường và nhiều lĩnh vực khác, "Liên minh phân bón phốt phát châu Âu cho biết trong một tuyên bố. Họ cho biết thêm: “Trên thực tế, một loại phân bón có hàm lượng cadmium thấp có thể gây ô nhiễm nhiều hơn so với các loại phân bón khác không thể sử dụng nhãn này.

Một nhà ngoại giao lập luận rằng màu xanh lá cây không cho thấy hàm lượng cadmium thấp mà là các yếu tố sinh thái rộng hơn. Nhà ngoại giao cho biết thật sai lầm khi cho rằng phốt phát cadmium thấp là thân thiện với môi trường: họ nói thêm rằng một loại phân bón có nitơ và cadmium hiện có thể có nhãn xanh, mặc dù lượng khí thải cao trong quá trình sản xuất của chúng.

Trong cuộc tham vấn tại Ủy ban Châu Âu về nhãn xanh mới, đại diện của hai chính phủ EU nói rằng nhãn xanh có thể “gây hiểu lầm” và “gây nhầm lẫn”, theo biên bản cuộc họp.

Biên bản cuộc họp cho biết: “Họ lập luận rằng việc có biểu tượng màu xanh lá cây vượt ra ngoài tinh thần và mục đích của tài liệu hướng dẫn, vốn chỉ tồn tại hoàn toàn để truyền đạt các mục đích thông tin cần thiết. “Ví dụ, hình tượng có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào trên gói và được hiển thị nhiều.”

Một trong những quốc gia phản đối mạnh mẽ các quy định ghi nhãn mới là Ba Lan - một quốc gia trong lịch sử muốn tránh phụ thuộc thương mại vào Nga nhưng cũng có doanh nghiệp phân bón quốc gia của riêng mình và đã đầu tư vào một mỏ phốt phát ở Senegal.

Nhà xuất khẩu chính có thể giành được nhãn xanh sẽ là Nga, nước có phân lân có hàm lượng cadmium độc về mặt địa chất thấp.
Ủy ban đã giải thích tại cuộc họp rằng biểu tượng màu xanh lá cây phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh Châu Âu và bảo vệ môi trường.

Nhà xuất khẩu chính có thể giành được nhãn xanh sẽ là Nga, nước có phân lân có hàm lượng cadmium độc về mặt địa chất thấp.

"Nông dân và người tiêu dùng có quyền đưa ra quyết định sáng suốt về những gì có trong phân bón của họ, đặc biệt là khi liên quan đến các nguyên tố độc hại như cadmium", PhosAgro, gã khổng lồ phốt phát của Nga, nói với POLITICO.

"Các biện pháp này thể hiện một chính sách có trách nhiệm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm lành mạnh và an toàn hơn, và cơ quan nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển cho thấy rằng việc giảm mức cadmium trong phân bón sẽ góp phần vào sức khỏe đất lâu dài và giảm lượng nguyên tố độc hại này bằng cách người tiêu dùng thực phẩm, "công ty nói thêm.

Các hướng dẫn được cho là sẽ được Ủy ban Châu Âu thông qua mà không cần bỏ phiếu.

https://www.politico.eu/article/eu-new-green-label-fertilizer-benefits-russia-cadmium-phosphate/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 28 2020, 03:50 AM

Năm ngoái Nga đã vượt Mỹ thành nước xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới, năm nay nhiều khả năng giữ vững vị trí này, vì dự kiến thu hoạch năm nay chỉ kém kỷ lục 2017 một chút

Như vậy Mỹ đã công bố luật coi Nga, TQ là đối thủ chiến lược phải ngăn chặn, liệt kê S-400 và Su-35 vào danh sách các vũ khí mà Mỹ sẽ trừng phạt nước nào mua nó, sắp tới có thể Su-57 và xe tăng Armanta sẽ được đưa vào

Bộ năng lượng Mỹ trình bày chiến lược giành lấy vị trí số 1 của Nga về hạt nhân dân sự thông qua các biện pháp ngoại giao và trừng phạt các nước làm ăn với Nga

Nghị sĩ Mỹ đệ trình kế hoạch ngăn chặn kiềm chế sự phát triển AI của Nga và TQ, đảm bảo vị trí số 1 của Mỹ

Và bây giờ là lo ngại trên báo rằng Nga sẽ có quyền lực chính trị thông qua lương thực, nông nghiệp. Khởi đầu các chính sách ngăn chặn, kiềm chế đối thủ đều bắt đầu từ những bài báo thế này, nên trong tương lai, nếu Mỹ có chính sách kiềm chế Nga về nông nghiệp cũng không lạ. Có điều cái này đánh thằng vào nhu cầu thiết yếu của con người là cái bụng, nên không rõ Mỹ có công khai chiến lược này ra k?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 29 2020, 06:25 PM

Câu chuyện ở Na go rơ ni ca ra bác giữa Armenia và Azerbaizan có vẻ càng ngày càng phức tạp hơn, do I ran tuyên bố ủng hộ Azerbaizan. Như vậy đã có 2 nước ủng hộ Azerbaizan chắc chắn, và là những nước trung bình. Ngược lại Armenia được sự ủng hộ của phương Tây về ngoại giao, và nằm trong hệ thống phòng thủ với Nga. Armenia cũng nằm trong khối kinh tế Á – Âu với Nga, nhưng về mặt kinh tế Nga lại cần Azerbaizan hơn.
Ngoài sự ủng hộ của I ran và Thổ, Azerbaizan cũng được sự ủng hộ của các nước có « tiền án tiền sự với Nga » đó là UK và Georgia.
Như vậy thế trận ở đây là các nước trung bình, trong vùng do nguyên nhân khác nhau đã ủng hộ một nước bất chấp ý tưởng của các « nước lớn ». Đây là một viễn cảnh thú vị của thế giới toàn cầu hóa , trong đó thế giới không phải là một cực, cũng không phải đa cực theo hình thái các « nước lớn » ngồi xổm trên đầu các nước khác, mà là một thế giới đa cực, trong đó các nước trung bình cũng có tiếng nói, và có thể đánh bại âm mưu của một nước lớn.
Thái độ của Nga đã nói lên tính hai mặt của một quan hệ với nước lớn. Ở đây tôi không nói với tính chất đả kích nhà nước Nga, vì nếu lấy ví dụ Mỹ trong các trường hợp khác cũng vậy. Armenia có đầy đủ các đòn bẩy để quan hệ mật thiết với Nga từ quân sự (trong cùng một khối phòng thủ, có căn cứ quân sự Nga trên đất mình, mua vũ khí Nga) rồi kinh tế (trong cùng một khối với Nga) nhưng họ vẫn cần phải quan hệ với các nước khác. Và mặc dù có quan hệ mật thiết như thế, Nga cũng không thể cứu Armenia như cứu mình, vì quyền lợi và hiểm nguy bị chia sẻ.
Trường hợp ủng hộ của I ran với Azerbaizan còn thú vị hơn, bởi quan hệ phức tạp giữa hai nước này, và cho tới nay Armenia vẫn là đối tác kinh tế lớn của I ran. Vậy tại sao I ran lại đổi chiều ủng hộ Azerbaizan. Có nhiều lý do : do cùng văn hóa với Azerbaizan, để trả thù Nga vì Nga đã để I ran bơ vơ ở Syria, trong khi I ran và Nga đều giúp chính quyền Syria, để chống lại ảnh hưởng của Thổ ở Azerbaizan, và cũng để tuân thủ hiên chương liên hiệp quốc. Hiện tại, nhờ có LHQ mà I ran chống được sự áp đặt trở lại embago của Mỹ (tác động thế nào trên thực tế thì chưa biết), thì tất nhiên I ran khó có thể ủng hộ Armenia không tuân thủ các nghị quyết của LHQ này.
Như vậy nó ló ra một điều thú vị nữa, đó là LHQ chính là nơi các nước trung bình có thể chính danh, chứ nó không hoàn toàn là nơi các nước lớn ngồi thỏa thuận với nhau.
Mỹ không thể đánh bại được I ran (cho tới thời điểm hiện tại), Nga xung khắc với Thổ, nhưng cũng không thể mở một cuộc chiến tranh với nước này. Và tương lai TQ cũng không thể chèn ép VN để muốn làm gì thì làm, không phải vì VN được một ai chống lưng, mà chính sức mạnh của mình với chính danh thông qua LHQ.
Vì thế chính sách « Ba Không » của VN là chuẩn, vì trong thế giới hiện tại, điều quan trọng là lợi ích khách quan hợp nhau. Từ lợi ích khách quan này mà sinh ra các liên minh hợp tác. Khi lợi ích khách quan hết, hay cạn kiệt thì phải tìm các nguồn tiềm năng khác. Khi lợi ích khách quan đã cạn kiệt thì không một hình thức hợp tác formal nào (hiệp định hợp tác, bảo vệ, .. ) có ích cả.
Nếu muốn lam thành công thì phải có cái nhìn độc lập, không thể chạy theo sau ai « sủa gâu gâu » phụ họa như lề trái hay « chí sĩ VN » vẫn làm, cũng đừng hi vọng có một Liên Xô mới. Nhưng « never say never » với bất cứ nước nào, mà nên luôn tìm lợi ích khách quan chung nhau để hợp tác, gạn đục khơi trong trong các quan hệ quốc tế, phải có phân tích của mình, sức mạnh của mình, và lấy diễn đàn LHQ để chính danh.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 29 2020, 11:52 PM

Tôi đang nghi Iran miệng thì hô ủng hộ Azer về mặt chính trị, nhưng quân sự không chừng ngầm giúp đỡ cho Armenia.
Azer cũng mua vũ khí Nga bác Phó ạ, hình như còn mua nhiều hơn Armenia, và dĩ nhiên, họ cũng mua của các nước khác
Armenia cũng k thể dùng hiệp định quân sự của liên minh tập thể cầu cứu Nga, vì cái này chỉ xảy ra khi lãnh thổ của Armenia bị tấn công, mà vùng tranh chấp này thì Nga cũng công nhận là của Azer, thì làm sao Armenia dùng cái đó được.
Iran vẫn cho máy bay Nga bay qua để đến Armenia đưa hàng, không rõ cái gì. Tổng thống Azer thì tố cáo căn cứ Nga ở Armenia ngầm giúp Armenia, do đó Armenia mới trụ được đến giờ này, đại khái phía Azer nói k có sự trợ giúp này thì Armenia xong rồi. Cũng chả rõ thực hư

Nói chung, thông tin mù mờ, nhưng có điều về mặt địa lý, vùng tranh chấp không có lợi cho Armenia mà lợi cho Azer. Thực lực của Azer cũng hơn, mà lại có sự trợ giúp của Thổ nữa. Hiện Thổ đang bị coi là bên làm phá hoại lệnh ngừng bắn. Máy bay Su-24 của Nga ở Syria vừa ném bom thẳng vào lực lượng phiến quân thân Thổ ở Syria, chết hơn trăm mạng, đây có lẽ là lần đầu tiên Nga giáng đòn vào lực lượng này, mà lại lớn thế. Không rõ Nga định gửi thông điệp gì cho Thổ?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 30 2020, 12:27 AM

@ltbk,
Đúng thế, hiện nay thông tin lẫn lộn không biết thật giả. Vì thế tôi chỉ tin vào duy vật lịch sử, vì với thời gian mọi chuyện sẽ lộ hết ra, nhưng đáng tiếc là lúc ấy nó đã là chuyện lịch sử, nên chỉ có thể dùng để rút kinh nghiệm như một bài học, chứ không có giá trị thời sự nữa.
Quan niệm riêng của tôi thế này. Azerbaizan đã hành động đúng, và Armenia phải rút khỏi đất Azerbaizan, không thể viện cớ lý do vớ vẩn được. Trong thực tế thì Armenia chiếm nhiều đất hơn là chỉ có vùng tự trị kia, vì hiện tại vùng tự trị này dính vào Armenia, trong khi bình thường khu tự trị kia nằm sâu trong đất Azerbaizan. Việc rút lui này cũng có lợi cho Armenia về lâu dài, vì nó sẽ giúp nước này bình thường hóa được quan hệ với các nước, và nước này có thể có được một chính sách độc lập hơn. Còn muốn chiếm giữ thì phải có bên chống lưng, mà chống lưng tức là phụ thuộc.
Về mặt lý thuyết lâu dài, Nga có nhiều lợi ích ủng hộ Armenia hơn. Vì vừa dằn mặt được Thổ, thể hiện tính thượng phong về chính trị trong « sân sau » của mình(nếu ta đứng về phía Nga mà nhìn), nhưng trong thực tế, Armenia trở thành gánh nặng, chứ không béo bổ gì. Như vậy một giải pháp giữ nguyên hiện trạng là có lợi cho Nga hơn cả. Nhưng hiện trạng kiểu này sẽ bị phá vỡ bởi các nước trung bình trong khu vực : Thổ, I ran. Không bây giờ thì về sau. Vì thế thực ra là tiến thoái lưỡng nan.
Điều tôi quan tâm tới trong vấn đề này, về nhận thức thì như tôi đã nói ở trên.
Hay nhất là ông Armenia rút đi, Azerbaizan công nhận một quyền tự trị rộng rãi hơn cho vùng Ca ra bát. Nhưng xem chừng điều này khá ảo tưởng, nhưng có thể xẩy ra nếu Azerbaizan khéo chơi với Nga để Nga thấy Azerbaizan không phụ thuộc vào Thổ, đồng thời giành được quyền kiểm soát trên thực địa.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 30 2020, 09:42 PM

Bác Phó, k chỉ Nga, mà tất cả các cường quốc toàn cầu như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, đều có lợi nếu nguyên trạng. Vì nếu vùng đất xung đột bị thu hồi, thì chỉ có Azer và Thổ là có lợi, nhất là vị thế của Thổ sẽ lên hơn nữa tại khu vực Á-Âu, vùng Trung Á, điều mà cả Mỹ, EU, Nga, thậm chí cả Iran đều không muốn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 29 2020, 05:27 PM)
@ltbk,
Đúng thế, hiện nay thông tin lẫn lộn không biết thật giả. Vì thế tôi chỉ tin vào duy vật lịch sử, vì với thời gian mọi chuyện sẽ lộ hết ra, nhưng đáng tiếc là lúc ấy nó đã là chuyện lịch sử, nên chỉ có thể dùng để rút kinh nghiệm như một bài học, chứ không có giá trị thời sự nữa.
Quan niệm riêng của tôi thế này. Azerbaizan đã hành động đúng, và Armenia phải rút khỏi đất Azerbaizan, không thể viện cớ lý do vớ vẩn được. Trong thực tế thì Armenia chiếm nhiều đất hơn là chỉ có vùng tự trị kia, vì hiện tại vùng tự trị này dính vào Armenia, trong khi bình thường khu tự trị kia nằm sâu trong đất Azerbaizan. Việc rút lui này cũng có lợi cho Armenia về lâu dài, vì nó sẽ giúp nước này bình thường hóa được quan hệ với các nước, và nước này có thể có được một chính sách độc lập hơn. Còn muốn chiếm giữ thì phải có bên chống lưng, mà chống lưng tức là phụ thuộc.
Về mặt lý thuyết lâu dài, Nga có nhiều lợi ích ủng hộ Armenia hơn. Vì vừa dằn mặt được Thổ, thể hiện tính thượng phong về chính trị trong « sân sau » của mình(nếu ta đứng về  phía Nga mà nhìn), nhưng trong thực tế, Armenia trở thành gánh nặng, chứ không béo bổ gì. Như vậy một giải pháp giữ nguyên hiện trạng là có lợi cho Nga hơn cả. Nhưng hiện trạng kiểu này sẽ bị phá vỡ bởi các nước trung bình trong khu vực : Thổ, I ran. Không bây giờ thì về sau. Vì thế thực ra là tiến thoái lưỡng nan.
Điều tôi quan tâm tới trong vấn đề này, về nhận thức thì như tôi đã nói ở trên.
Hay nhất là ông Armenia rút đi, Azerbaizan công nhận một quyền tự trị rộng rãi hơn cho vùng Ca ra bát.  Nhưng xem chừng điều này khá ảo tưởng, nhưng có thể xẩy ra nếu Azerbaizan khéo chơi với Nga để Nga thấy Azerbaizan không phụ thuộc vào Thổ, đồng thời giành được quyền kiểm soát trên thực địa.
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 30 2020, 11:17 PM

@ltbk,
Theo như báo VN, thì thủ tướng Armenia đề nghị Nga đưa quân vào Ca ra bác, đây là một đề nghị khôn khéo của nước này để Nga dính vào chặt hơn. Còn tôi mà là Azerbaizan thì tôi sẽ đánh tiếp, nhưng đồng thời gửi tín hiệu tới Nga là không có chuyện Thổ nắm đầu tôi, thậm chí ông thích thì tôi gia nhập hiệp ước bảo vệ lẫn nhau như Armenia với ông thì tôi tham gia. Cứ đánh đi, không quậy thì nó không nhả đâu.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 31 2020, 10:29 PM

Nếu Azer quyết đánh thì dĩ nhiên thắng, vì họ vỗn dĩ mạnh hơn cả về kinh tế lẫn quân sự, lại còn có Thổ chống lưng. Azer đánh lúc này là chuẩn nhất, vì chính quyền Armenia hiện nay đang thể hiện thái độ không hề thân thiện với Nga, nếu không muốn nói là có phần hơi thù địch.
Kể từ khi thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan lên nắm quyền năm 2018, họ đã phối hợp với đại sứ quán Mỹ ở Armenia gây nhiều khó khăn cho Nga ở đó, những doanh nghiệp nào làm ăn với Nga bị gây khó dễ, còn mở cả cuộc điều tra đối với GazProm, điều mà Nga cho là khởi xướng từ ý tưởng của Mỹ, một số kênh truyền hình tiếng Nga bị tẩy chay khỏi địa phương. Thậm chí còn bàn đến việc đóng cửa căn cứ quân sự Nga tại Gyumri.
Và đặc biệt, Nga đã từng có ý định mời Azerbaijan vào Liên Minh Kinh Tế Á Âu như bị Armenia bản đối quyết liệt.
Cũng chưa có khi nào đại sứ quán Mỹ ở Armenia lại đông như thế

Đây là dịp trời cho để Azer thu hồi lãnh thổ. Tuy nhiên có 2 điều Azer phải lưu ý:
- Không được tấn công vào lãnh thổ của Armenia. Bộ ngoại giao Nga đã nói nếu lãnh thổ Armenia bị tấn công thì Nga sẽ giúp Armenia, vì đó là theo hiệp ước phòng thủ tập thể.
Cho dù Nga chỉ giúp Armenia phòng thủ, không tấn công Azer, thì cũng sẽ đặt ra vấn đề cho Azer, đó là nếu Armenia leo thang tấn công vào lãnh thổ của Azer thì sao?
Dù Azer có thể thắng, thu hồi vùng xung đột, nhưng với cái giá nào? Nếu Armenia sẵn sàng leo thang tấn công vào lãnh thổ Azer thì Azer có sẵn sàng chấp nhận mức thiệt hại này để lấy lại lãnh thổ k? Hay sẽ từ bỏ?
Liệu Azer có dám tấn công vào lãnh thổ Armenia trả đũa k? Nếu trả đũa thì hiệp ước phòng thủ CSTO có áp dụng được k?

- Đánh thắng, thu hồi được đất, nhưng Azer phải có chiến thắng chính trị nữa, nghĩa là Armenia phải công nhận, kể cả không công nhận chính thức nhưng thực tế công nhận cũng được. Chứ nếu không, họ cứ chơi trò du kích giằng dai thì Azer cũng không yên được

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 1 2020, 12:53 AM

Theo phân tích của tôi, thì Azerbaizan phải tiếp tục đánh, không cần phải đánh chiếm toàn bộ khu tự trị ca ra bác, mà chỉ chiếm lại toàn bộ phần đất mà Armenia và chính phủ tự trị đểu không được ai công nhận kia tạo ra, đây là hành lang nối Armenia với khu tự trị này. Một khi đã xong rồi thì mời ông Armenia vào đàm phán, và từ đấy có thỏa thuận rõ ràng về rút quân Armenia đi, đồng thời công nhận tự trị cho khu vực này.
Trong lúc này Azerbaizan cứ dựa vào Thổ, Israel mà đánh. Nga sẽ không giúp Armenia đâu. Lý do không chỉ vì Armenia thân với Mỹ hơn, mà bản thân lợi ích chiến lược của Nga cũng cần cả hai, không thể nào chỉ cưng chiều ông Armenia. Ở vùng này, lợi ích của Nga là tạo ra một khu đệm giữa Nga và I ran rồi Thổ, thứ nữa là ngăn chặn NATO vào đây. Lợi ích của Nga không phải hoàn toàn trùng với Armenia.
Về lâu dài, Armenia sẽ có quan hệ thân thiết với phương Tây, do ảnh hưởng của « ngoại giao nhân dân », vì số người gốc Armenia ở phương Tây lớn hơn cả dân số nước này. Bản thân Armenia cũng cần quan hệ với cả phương Tây để phát triển. Nhưng Armenia không thể rời Nga, vì môi trường xung quanh về văn hóa không thân thiện, ngoài ông Georgia.
Vấn đề Ca ra bác bắt đầu từ cuối thời Liên Xô, là hệ quả của chính sách Gô bác chốp, và một phần nhiều có thể nó bị kích động từ bên ngoài. Liên Xô tan ra bắt đầu từ vấn đề dân tộc của các nước cộng hòa kiểu Georgia, Ét tôn ni, và bản thân người Nga cũng bị ảnh hưởng của chủ nghĩa Đại Nga nữa. Sau đó, để kiềm chế các nước này trong vòng tay mình, chống phương Tây xâm nhập, mà Nga đã nuôi dưỡng, tạo ra, hay lợi dụng các mâu thuẫn này. Trường hợp Armenia là lợi dụng, chứ không phải là Nga tạo ra như với Georgia. Vì trong thực tế, Nga cần Azerbaizan hơn.
Nếu Nga tham chiến, hoặc xử sự tệ với Azerbaizan, thì đây là cơ hội tốt đẩy nước này vào tay Thổ và I ran về lâu dài. Điều mà về chiến lược lâu dài là bất lợi. Còn nói về hiện tại, thì Nga không nên gánh một cuộc chiến tranh nữa. Tóm lại cả lợi ích tức thời lẫn lâu dài đều không có ích.
Như vậy chỉ cần Azerbaizan luôn chủ động gửi tín hiệu muốn thân thiện với Nga là OK. Và việc I ran tuyên bố ủng hộ Azerbaizan thực ra là điều đáng lo ngại cho Nga về lâu dài. Nên để ý là Azerbaizan, do hệ thống chính trị của họ xuất phát từ Liên Xô, nên không có hồi giáo cực đoan. Nhưng sử ức, thì hồi giáo cực đoan sẽ hiện ra lật cả chính phủ hiện tại. Trước đây Nga đánh Hồi giáo cực đoan ở Chéc chen nhi, nước chỉ bé bằng vùng thủ đô Pa ri của Pháp mà đã vất vả, giờ một nước Azerbaizan cực đoan không phải là điều hay.
Với tôi, ý kiến cá nhân, tôi hoàn toàn ủng hộ Azerbaizan trong chuyện này. Bời vì Armenia hoàn toàn sai. Nếu ủng hộ Armenia thì cũng phải ủng hộ .. TQ ở biển Đông. Vì hai việc này là như nhau.Ông không thể lấy một thứ quyền lịch sử vớ vẩn để chiếm đoạt đất đai, biển đảo của người khác, trong khi không có một công ước quốc tế nào công nhận.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 1 2020, 06:17 AM

Ở trên tôi viết không rõ, nên giải thích thêm ở đây. Vùng ca ra bác nằm sâu trong long Azerbaizan và vì thế không có biên giới với Armenia. Nhưng hiện tại vùng biên giới này bị Armenia chiếm đóng, đúng hơn là nước cộng hòa không tên kia kiểm soát. Vùng đất mà Azerbaizan bị mất quyền kiểm soát chiếm khoảng 10% lãnh thổ nước này, và lớn hơn khu tự trị ca ra bác. Vì thế Azerbaizan có thể đường hoàng đánh mà không thể nói là xâm lược được. Sau khi chiếm lại được vùng này, là lãnh thổ nghiêm của mình, thì sẽ đàm phán. Còn đánh du kích thì không dễ đâu.
Vì tôi trước đã nói TQ cũng bị ngộ độc lịch sử, nên nhân tiện nói luôn ở đây. Khi thực dân Pháp xâm lược VN, rồi Nhật xâm lược Triều Tiên, thì Pháp vẫn nói rằng , quan niệm rằng chiếm VN tức là chiếm được một phần chủ quyền của TQ. Bằng chứng là nhà Thanh có ban cho nhà Nguyễn một cái ấn vàng, nặng gần 1 kg, và sau khi Pháp thỏa thuận được với nhà Thanh trong hiệp ước Thiên Tân, thì nhà Thanh đã công nhận chủ quyền của Pháp ở VN. Nhưng điều này không nói lên là VN là một phần của TQ. Hiện tại ví dụ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ ở biển Đông, không có nghĩa là trước đó biển Đông thuộc về Mỹ. Pháp sử dụng thuật tuyên truyền này, để nói rằng nhờ có mình thì VN mới “độc lập”, vì nhờ có Pháp “bảo hộ” ở Bắc kỳ và Trung kỳ. Như vậy từ một cuộc xâm lược, lại thành một thứ ban ơn. Đây cũng là nội dung của các quyển sử VN viết thời thuộc địa, bao gồm cả quyển sử của Trần Trọng Kim. Vì thế có một thời nó bị cấm ở VN (sau khi thống nhất đất nước)
Tác động tai hại của nó rất lớn. Và một trong nhưng tai hại ấy là làm cho trí thức TQ từ đầu thế kỷ XX coi VN là của họ. Và khi TQ vùng lên, rửa nhục, thì sẽ phải dành lại những điều này.
Nhận thức này lại hợp với nhu cầu bành trướng của TQ, giúp nó chính danh. Như vậy người TQ đã bị ngộ độc lịch sử, giống như người Armenia. Hai hiện tượng hoàn toàn giống nhau.
Nếu nhu cầu bành trường nói ra trần trụi, thì không thể có sự ủng hộ của dân, ngoại trừ những loại sô vanh. Nhưng coi nó là giành lại những gì mình có thì lại chính danh và dễ thuyết phục hơn.
Điều nguy hiểm hơn, là một khi việc này đã được coi là chính danh, thì muốn đi giật lùi cũng không được. Bởi vì một chinh phủ phải có chính danh, nếu không muốn mất uy tín. Không kể lợi ích nhóm, tranh dành quyền lực cũng thổi nó lên.
Trở lại câu chuyện Armenia. Đối với tôi, Armenia rút khỏi vùng Ca ra bác cũng có lợi cho họ, chứ không phải họ thiệt hại gì. Tại sao ? vì tiếp tục giấc mộng ở Ca ra bác sẽ khiến Armenia phụ thuộc nặng nề hơn vào các đối tác khác, khiến họ không thể chủ động phát triển được và tự nhiên sẽ trở thành con bài trong tay các đối tác kia. Đây là một điều không hay ho gì.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 2 2020, 12:11 AM

@ltbk,
Lúc nãy đọc báo Pháp, thấy trên tờ figaro có một bài nói về câu chuyện ở Armenia-Azerbaizan, định ghi lại cái link cho ltbk xem, nhưng giờ vào tìm lại không thấy. Thôi đành tóm tắt nó qua những gì tôi thấy thú vị. Tác giả bài viết đứng về phía Armenia, và từ đó có mấy tin thú vị về vùng Cao cát này. Theo như người viết thì vào giai đoạn cuối chiến tranh thế giới một, khi đế quốc Ô tô man tan ra, thì phương Tây định ủng hộ việc thành lập một nước Amernia bao gồm nước Armenia hiện tại cộng với vùng Ca ra bác, và toàn bộ miền đông bắc nước Thổ (tức là khoảng 1/ 3 lãnh thổ Thổ nhĩ kỳ hiện tại). Nhưng điều này không thực hiện được, vì nhà nước Xô Viết đã kí hiệp ước hữu nghị với Thổ vào năm 1921, và sau đó vào năm 1922 kí thêm một hiệp ước nữa, mà dựa trên đó đã hình thành nên nhà nước Armenia và vùng tự trị Ca ra bác. Theo tác giả, thì cả nhà nước Xô Viết và Thổ đều không muốn có một nhà nước Đại Armenia ở đây, nên đã thỏa thuận với nhau là Liên Xô chỉ tổ chức ra nhà nước Armenia như hiện tại, vùng đất còn lại tạo ra nhà nước Azerbaizan và để cho vùng ca ra bác tự trị.
Điều buồn cười hơn là trong hiệp định này, nhà nước Xô Viết cho Thổ quyền được can thiệp vào Azerbaizan, nếu chính phủ ở đây đổi tính chất (tức là nếu nó trở thành Armenia). Nên nhớ hiệp định này là vào năm 1922. Với cách trình bầy như thế, Thổ trở thành kẻ chủ mưu xâm lược, và Armenia thành nạn nhân từ lâu đời.
Khi đọc bài báo này tôi rất nghi ngờ. Bởi vì vào năm 1922, chưa có nước Thổ như hiện tại, mà nó là phong trào của AtaTurk đã đánh bại ý định chia cắt đế quốc Ô tô man từ đó mà có nước Thổ hiện tại, sau khi đẩy lùi cuộc tấn công của Hi lạp được Anh-Pháp ủng hộ. Ataturk làm được thế vì có sự ủng hộ của Liên Xô, (theo nguyên tắc luân cương thuộc địa của Lê nin). Chính nhờ vũ khí Liên Xô cung cấp, mà Thổ đẩy lùi được liên quân Anh-Pháp-Hi lạp. Vậy mà trong hiệp ước nói trên, dường như Thổ thắng thế, trong khi Thổ đang được Liên Xô giúp đỡ. Cũng kỳ lạ.
Điều thứ hai, đất đai lịch sử của người Armenia thực ra là phía Đông Bắc Thổ, vùng hiện tại thành nhà nước Armenia chỉ là ngoại vi. Cũng không thể nói Liên Xô thành lập Azerbaizan chỉ là để vui long Thổ (1922), vì đây là nguyên tắc thành lập liên bang Xô viết. Nói Liên Xô sợ Thổ can thiệp, nên phải tách ca ra bác ra khỏi Armenia lại càng kỳ quặc.
Nhưng đọc bài báo đó, tôi càng hiểu ra vấn đề. Trong thực tế người Armenia đã bị phương Tây lúc đó (chủ yếu là Anh và Pháp) tiêm thuốc độc, và nguồn thuốc độc đó vẫn tồn tại tới ngày này, thông qua lịch sử, sách báo theo quan điểm lợi ích phương Tây. Để làm suy yếu đế quốc Ô tô man, họ đã thúc đẩy mâu thuẫn tôn giáo (giống như Pháp làm ở VN lúc xâm lược thuộc địa), vì thế cả người Hi lạp và người Armenia đều dính vào. Người Hi lạp may mắn hơn có sự trợ giúp thật, với Armenia chỉ là hứa hão. Và đây chính là nguyên nhân đầu tiên tạo ra diệt chủng Armenia vào năm 1915. Con bài này vẫn được sử dụng vào năm 1921, 1922, với ước mơ hão “đại Armenia”. Và bây giờ cũng vậy. Điều nghịch lý là cứ mỗi lần như thế thì người Armenia lại thiệt hơn. Ngược lại, nước duy nhất đã làm cho Armenia trở thành một nước, lại là Liên Xô.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 2 2020, 07:06 AM

Hừm, theo báo chí phương tây thì họ viết theo lỗi Grand Armenia, kiểu như vùng đất của Armenia đã bị Thổ chiếm, rồi bị Liên Xô lấy đi vùng đất đang tranh chấp trao cho Azer, nên Armenia đã bất bình từ lâu, và Azer có được quyền pháp lý chẳng qua do bị Liên Xô trao vùng tự trị đang tranh chấp cho họ, chứ kỳ thực người Armenia mới là kẻ hứng chịu bất công.

Chính tôi cũng không rõ hết lịch sử của người Armenia, nên chẳng thể phán xét được, nhưng có điều tôi thấy kỳ quặc và rõ ràng tiêu chuẩn kép của phương Tây. Nếu họ "thông cảm" với người Armenia bị mất đất như vậy chỉ vì do Liên Xô đã chia vùng tự trị đang tranh chấp cho Azer, thì lẽ ra họ cũng phải "thông cảm" với Nga về Crimea và xa hơn, cả miền đông Ukraine nữa (các thành phố Odessa, Kharkov, Donesk, etc.)
Vì những vùng này rõ ràng là của Nga từ trong lịch sử vài trăm năm, sau đó Liên Xô với Khrushev (vụ Crimea) và Lenin (với miền đông Ukraine, lúc đó gọi là Novorussia) đã trao những vùng này cho Ukraine. Mà trường hợp của Nga với Crimea, Odessa, etc. còn đáng thông cảm hơn nữa, vì rõ ràng NATO có ý định phong tỏa Nga từ đó, nên trường hợp của Nga còn có thể biện minh là tự vệ, còn Armenia thì chẳng có lý do gì như thế cả.

Tóm lại thế này, tôi không rõ về lịch sử vùng đó, nên cũng chả biết ai đúng ai sai, chỉ biết Azer mạnh hơn, có Thổ chống lưng, và đang ở thời cơ vàng để lấy lại, vì Armenia đang quay lưng với Nga. Armenia cũng từng ngăn cản việc Parkistan trở thành quan sát viên của liên minh phòng vệ tập thể nữa, chứ không chỉ cản Nga mời Azer vào Liên Minh Á Âu (cho dù chỉ là đưa lời mời Armenia đã cản rồi), những cái này đều gây khó dễ về chiến lược cho Nga.
Bình thường Nga đã khó có thể bênh ai rồi, bây giờ càng có lý do để trung lập. Chỉ cần Azer không động đến lãnh thổ của Armenia thì OK.

Một số kiểu dân Armenia ở Tây đang la lối hiệp ước phòng thủ với Nga vô dụng, vì Nga k giúp họ, trong khi về lý rõ ràng vùng đất đó về mặt pháp lý không thuộc Armenia, k nằm trong hiệp ước đó. Chắc họ nghĩ nếu có căn cứ quân sự Mỹ đóng thay Nga thì Mỹ sẽ ra mặt đánh nhau với Azer và Thổ cho họ? Đến cả việc trừng phạt Azer và Thổ vì vụ này mà Mỹ còn chưa làm, dù đã dám trừng phạt cả EU, Nga, TQ. laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 2 2020, 07:18 AM

Đưa tin chút về Miến Điện, sau khi phương Tây chót há miệng mắc quai vụ Aung San Suu Kyi, trót hô hào ủng hộ bà ấy, rồi giải Nobel hòa bình, đến khi bà ấy có quyền lại không ủng hộ đi theo đường hướng phương Tây, mà lại ủng hộ nhà nước Miến, chống lại sự can thiệp của phương tây, gây hại cho Miến, và chuyển sang gần gũi hơn với TQ và Nga.

Rốt cuộc quá trình chuyển biến tư tưởng của bà này thế nào thì không rõ. Có thể khi khi vào chính quyền, nhìn rõ thực tế đất nước và hiểu được âm mưu của phương Tây, thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết phương Tây và thực tế, do đó thay đổi. Mà cũng có thể bà đã biết từ trước, bàn bạc với chính quyền Miến từ trước, hay bà chỉ lợi dụng phương Tây để thoát ra ngoài, etc.

Không rõ. Nhưng có một điều cho thấy thế này, bà này khác tài phiệt Ukraine. Bà ấy ngoài việc có chồng đã qua đời là người Anh, và 2 con ra, thì hầu như không có ràng buộc gì với phương tây, nên phương tây chả có gì khống chế được bà. Còn tài phiệt Ukraine thì để tài sản ở phương tây, làm ăn ở phương tây nhiều, rất dễ bị trừng phạt, nên không dám giở trò. Vì thế ràng buộc duy nhất của bà với phương Tây có lẽ chỉ ở lời nói, hình ảnh, nên bây giờ bà không làm theo phương Tây cũng chả biết làm gì với bà, hơn nữa đã trót há miệng mắc quai rồi laugh1.gif

Sở dĩ tôi nói chuyện này, vì 8/11 tới Miến Điện sẽ tổng tuyển cử và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị David Hale kêu gọi lãnh đạo dân sự Myanmar Aung San Suu Kyi tổ chức cuộc bầu cử quốc gia "đáng tin cậy, minh bạch và toàn diện". Đại khái trong cuộc điện đàm diễn ra theo sáng kiến ​​của phía Mỹ vào ngày 27 tháng 10. David Hale bày tỏ lo ngại về sự phân biệt đối xử với người Rohingya. Ông thúc đẩy chính phủ Myanmar chấm dứt xung đột trên cả nước và đảm bảo sự trở về tự nguyện, an toàn, trang trọng và bền vững của người Rohingya và những người tị nạn khác laugh1.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 3 2020, 12:28 AM

Sau một tháng giao tranh, thì Azerbaizan đã giành lại được một phần đất phía nam, cắt đứt biên giới của nước cộng hòa Armenia tự xưng với I ran. Có thể vì thế mà I ran đưa quân lên biên giới, như báo chí nói mấy ngày trước. Hiện tại quân Azerbaizan đang giao chiến tại một địa điểm chiến lược, giống như là cái khúc ruột nối Ca ra bác với Armenia. Cũng có những cuộc tấn công của Azerbaizan ở phía đông bắc, nhưng không tiến được xa lắm. Nếu Azerbaizan cắt dứt được giao thông giữa Armenia và nước cộng hòa Armenia tự xưng kia, thì cuộc chiến sẽ có một bước ngoặt lớn. Cũng nên để ý là hiện tại chiến tranh xẩy ra ở các vùng đất Azerbaizan bị mất sau cuộc chiến tranh năm 1994. Dân số ở đây là người Azeri (tên gọi người Azerbaizan), đã có 900000 người Azeri phải bỏ đất ra đi, chứ không phải là vùng đất tự trị Armenia.
Hiện tại nếu Azerbaizan tiếp tục như vậy, thì không có cớ gì để Nga hay I ran tham gia vào. Và trong thực tế quan hệ của Azerbaizan với Nga vẫn tốt. Ngược lại chính quyền hiện tại ở Armenia cũng thuộc vào dạng một chính quyền lên sau một cuộc “cách mạng nhung” (giống như những gì xẩy ra ở Georgia trước đây).
Về lịch sử, người Armenia lập quốc rất sớm, vào cỡ 1,2 trăm năm trước công nguyên. Vương quốc này lúc to nhất chạy vắt ngang vùng cao cát, đi xuyên từ biển cát xơ piên ra địa trung hải. Nhưng sau đó nó bị chia xẻ ra thành nhiều vùng khác nhau phụ thuộc vào các đế quốc La mã, Ba tư, rồi Ô tô man. Nhưng cũng không thể quan niệm tất cả dân ở đây là người Armenia. Cái này thì cũng giống như vương quốc Phù Nam ở ĐNA trước đây. Vua và hệ thống quan lại, triều đình có thể là người Armenia, nhưng dân thì không phải. Thậm chí nhiều nơi nó chỉ là ràng buộc lỏng lẻo, nên không thể lấy hình ảnh nhà nước hiện tại , dân tộc hiện tại mà suy diễn được.
Vùng đất lịch sử của người Armenia, có thể coi là cái nôi của tộc người này là ở xung quanh hồ Van, hiện tại nằm trong đất Thổ. Cũng có một ngọn núi thiêng : núi A ra rát, ngọn núi này cũng nằm trên đất Thổ. Ngọn núi này còn nổi tiếng với người Armenia, vì theo kinh thánh, đây chính là điểm mà Nô ê đã cặp bến thuyền khi có nạn hồng thủy.
Người Armenia có chữ viết riêng, có tông phái thiên chúa giáo của họ. Chính chữ viết và tôn giáo đã giữ cho cộng đồng người này tồn tại, vì vương quốc của họ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
Như vậy những điều tôi nói ở trên là đúng. Người Armenia ở ca ra bác và người Armenia ở Armenia khác nhau, vì một bên trước thuộc đế quốc Ô tô man, rồi sau thuộc vào đế quốc Nga, phần Ca ra bác là thuộc vào Ba tư cũ. Khi Nga chiếm đất của cả đế quốc Ô tô man và đế quốc Ba tư, thì hai cộng đồng người này nằm trong đế quốc Nga, rồi Liên Xô về sau. Nhưng không thể coi là một đất nước chia cắt.
Việc các bộ tộc người sống cả hai bên biên giới, thâm chí nhiều biên giới là phổ biến trên thế giới. Ngay ở VN, ngoại trừ người Kinh, các dân tộc anh em khác trong cộng đồng người VN cũng sống ở các nước láng giềng xung quanh, ví dụ người Hmong sống ở Bắc VN, Nam TQ, Bắc Lào. Các tộc người Thái sống từ VN qua Lào sang TQ, Thái Lan, Miến điện.
Tư duy đại Armenia thực ra là do phương Tây dựng lên từ đầu thế kỷ XX, dựa trên tôn giáo , nhằm vào chia cắt đế quốc Ô tô man. Cũng giống như ở đông dương, Pháp tô vẽ thật huy hoàng đế quốc Phù Nam để kích động người Khơ me. Pôn pốt, Yêng xa ri, rồi bầy giờ cả đối lập Cam pu chia (Pháp học) cũng nhiễm bệnh này. Và từ đó nó có thể lây lan ra cả lãnh đạo Cam pu chia hiện tại, khi họ muốn lợi dụng tâm lý này, mặc dù họ lên ngôi được là nhờ VN giúp đỡ. Và người Vn cũng giúp họ thoát nạn diệt chủng, của chính những dạng nhiễm độc này gây ra (Pôn pốt).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 3 2020, 05:06 AM

Với cơ chế này, có vẻ thượng nghị sĩ trong hội đồng liên bang (thượng viện) Nga sẽ có vài trò đúng là để kiểm soát đất nước, theo kiểu thượng viện Mỹ. Tức là thượng viện Nga sẽ có quyền lực mạnh hơn giống như Mỹ, chứ không ít quyền như thượng viện Pháp. Vai trò của tổng thống cũng lớn hơn, khi tổng thống có thể bổ nhiệm tối đa 30 thượng nghị sỹ, và tối đa 7 trong số đó có thể có vị trí suốt đời (không tính cựu tổng thống có thể thành thượng nghị sỹ suốt đời).

Ở Mỹ thượng nghị sỹ cũng nhiều người làm mấy chục năm hoặc làm đến khi qua đời như John McCain, Ted Kennedy, etc. Có điều ở Mỹ, thượng viện to hơn tổng thống, có thể khống chế tổng thống. Ở Nga thì quyền lực tổng thống được đề cao

Putin chuyển Duma sửa đổi luật về quyền thượng nghị sĩ trọn đời cho cựu tổng thống

Ngoài ra, theo các sửa đổi, tổng thống sẽ có thể bổ nhiệm 30 thượng nghị sĩ, bảy trong số đó sẽ có thể nhận được địa vị trọn đời.




Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình lên Duma Quốc gia dự thảo sửa đổi luật thành lập Hội đồng Liên bang. Việc này nằm trong khuôn khổ pháp lý của hạ viện. Các thay đổi được đề xuất đã được cung cấp bởi các sửa đổi Hiến pháp, được thông qua bởi kết quả của cuộc bỏ phiếu vào tháng Bảy.



Tổng thống cũng đã đệ trình lên Đuma Quốc gia dự luật sửa đổi luật "Về tư cách của thành viên Hội đồng Liên đoàn và đại biểu của Đuma Quốc gia", dịch vụ báo chí của Ủy ban Xây dựng và Pháp luật thuộc Đuma Quốc gia đưa tin.



Theo một trong những nội dung sửa đổi, Tổng thống Nga, người đã chấm dứt quyền lực do hết nhiệm kỳ hoặc đã từ chức trước thời hạn, sẽ trở thành thượng nghị sĩ suốt đời.



Nếu quyền hạn của tổng thống bị chấm dứt trước khi luật này được thông qua, tổng thống có thể nộp đơn xin gia nhập Hội đồng Liên đoàn trong vòng ba tháng kể từ ngày luật có hiệu lực, nội dung này có trong văn bản.



Ngoài ra, theo những thay đổi được đề xuất, ngoài các đại diện từ các cơ quan lập pháp và hành pháp của chủ thể Nga và các cựu tổng thống, Hội đồng Liên bang sẽ có thể bao gồm "không quá 30 đại diện của Liên bang Nga, do tổng thống chỉ định, trong đó không quá bảy người có thể được bổ nhiệm suốt đời."



Dự luật quy định rằng các thượng nghị sĩ được bổ nhiệm theo sắc lệnh của tổng thống trong sáu năm hoặc suốt đời. Tài liệu cho biết, những công dân có những cống hiến xuất sắc cho đất nước trong lĩnh vực nhà nước và hoạt động công có thể nhận được địa vị thượng nghị sĩ suốt đời.



Ngoài ra, các sửa đổi do tổng thống đưa ra quy định mở rộng các yêu cầu đối với các thượng nghị sĩ. Đặc biệt, các thượng nghị sĩ sẽ không thể chỉ định những người có tiền án về một số tội danh có trọng lượng trung bình. Giờ đây, địa vị thượng nghị sĩ không thể đạt được nếu một ứng cử viên đã phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.



Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất sửa đổi Hiến pháp vào tháng Giêng năm nay. Các thay đổi được đề xuất bao gồm, ngoại trừ, xóa bỏ các nhiệm kỳ tổng thống của các nguyên thủ quốc gia trước đó và đưa ra lệnh cấm giữ chức tổng thống trong hơn hai nhiệm kỳ. Ngoài ra, các sửa đổi quy định việc hợp nhất địa vị của Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp, thay đổi thủ tục bổ nhiệm các bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan hành pháp, đồng thời cũng mở rộng quyền hạn của Tòa án Hiến pháp.



Tất cả các sửa đổi đối với Hiến pháp đã được thông qua bằng việc bỏ phiếu trên toàn nước Nga, diễn ra từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7. Theo CEC, các sửa đổi được 77,92% cử tri ủng hộ, trong khi 21,27% phản đối.



https://vn.vietnews.ru/tam-diem/putin-chuyen-duma-sua-doi-luat-ve-quyen-thuong-nghi-si-tron-doi-cho-cuu-tong-thong

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 3 2020, 04:18 PM

Chan doi qua
Thi truong Paris keu goi nguoi dan khong mua do tren Amazon.
Noi rang nhu vay se giet chet cac thu vien va van hoa doi song duong pho
Hay cuu cac petite commernce


Hidalgo et Bachelot appellent les Français à ne pas acheter sur Amazon
« Amazon, c’est la mort de nos librairies et de notre vie de quartier », alerte la maire de Paris.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 3 2020, 11:44 PM

Cũng kỳ lạ nhỉ. Ltbk có thông tin gì nữa về vụ cải cách hiến pháp này không ? Thượng viên Nga có những quyền gì ? Việc tổng thống có thể chỉ định 30 thượng nghị sĩ so với tổng số lượng là bao nhiêu ?
Hệ thống nghị viện hai đảng này là kinh nghiệm phát triển của nhà nước phong kiến châu Âu sang tư sản lập ra. Nó bắt đầu từ Anh, rồi sang đến Pháp. Vôn Te (Voltaire) một trong những nhà triết học ánh sáng Pháp đồng thời cũng là quý tộc, đã lý thuyết hóa vấn đề quốc hội có hai viện này, sau khi ông tá túc ở Anh. Bí ẩn của nó thực ra là nằm ở đây : Vào thời phong kiến ở châu Âu, ngoại trừ Pháp từ thời Lu i 14 (Luis XIV) có tính chất tập quyền cao, vai trò quý tộc rất quan trọng. Trong thời kỳ phong kiến quyền lực của một vương triều phương Tây là do nhà vua và quy tộc chia nhau. Khi có giai cấp tư sản xuất hiện, thì xuất hiện các chủ tư sản giầu có, sự lên ngôi của thành thị cùng với nó là công nghiệp, tài chính đã khiến đất đai không còn là nguồn sinh lợi duy nhất nữa. Mà đất đai là cái đế kinh tế của quý tộc. Như vậy để bảo đảm quý tộc không mất quyền lợi, nhưng đồng thời cũng giải quyết những vẫn đề mà nền kinh tế tư sản tạo ra, đã dẫn tới sự hình thành hạ viện. Ta có thể lấy lịch sử thượng viện Anh làm dẫn chứng điển hình.
Thượng viện Anh bao gồm tất cả các quý tộc cha truyền con nối, và nó không phải là bầu. Nó đại diện cho chủ sở hữu đất, tức là một hình thức phong kiến để lại. Hạ viện ngược lại là do bầu mà ra. Nhưng bầu ở đây là bầu các chủ tư sản.
Với hình thức mới này, thì luật lệ là do hạ viện (tư sản) đặt ra, nhưng phải được thượng viện thông qua (tức là nếu nó đi ngược lại lợi ích phong kiến còn lại) thì cũng không làm được.
Sự liên minh quyền lực tư sản quý tộc này, phát triển dần lên, giao thoa với nhau. Vẫn lấy ví dụ ở Anh
Do có ảnh hưởng về lối sống, đạo đức, uy tín theo truyền thống, nên ở đây tư sản muốn “mua danh” thì có thể được phong quý tộc. Cũng có những nhân vật xuất sắc trong văn hóa, nghệ thuật, khoa học cũng được sắc phong, điển hình là các thành viên của nhóm nhạc Beatles chẳng hạn, họ đều là “lord”, nhưng không được cha truyền con nối, và không có điền trang, ruộng đất. Hiện tại thì chế độ lord cha truyền con nối này vào thượng viện cũng được bỏ, và thay vào là bầu thượng viện, nhưng nó vẫn giữ nguyên tắc là đại diện cho đất đai, lãnh thổ. Các quý tộc không còn ở trong thượng viện cha truyền con nối nữa, nhưng không vì thế mà họ mất ruộng đất. Ví dụ, Luân đôn, thủ đô Anh, đất đai của thành phố này chỉ có 3 lord sở hữu (như là có sổ đỏ), còn tất cả việc sở hữu hiện tại chỉ là “sổ hồng”(tức là quyền sử dụng).
Cách mạng tư sản Anh là vào thế kỷ XVII, mà đến tận sau năm 1945, mới có luật không cho quý tộc làm thượng nghị viên cha truyền con nối. Và phải tới sau thời Thát chơ, tức là vào giữa thập niên 80 của thì nó mới thành hiện thực.
Các nước dân chủ tư sản khác cũng vẫn giữ nguyên tắc này, thâm chí ngay cả Liên Xô. Và nó cũng có tính chất đại diện cho đất đai , lãnh thổ. Tránh việc thành thị, đại diện thành thị chiếm ưu thế trong chính trường.
Bây giờ ở Nga làm như vậy thì không hiểu tại sao ? lý do nào ?
Ở Pháp nó cũng theo nguyên tắc này. Tức là thượng viện chỉ là cái phanh hãm, khi ở hạ viện có vấn đề. Chỉ có điều khác là cách mạn tư sản Pháp rất triệt để, không còn quý tộc, nên cái viện này cũng là bầu mà ra, nhưng không phải là bầu trực tiếp.
Một ví dụ gần đây nhất cho ta thấy thượng viện có tác dụng thế nào. Đó là khi hạ viện Anh định ra một điều luật chống lại các luật mà Anh đã kỹ trong Brexit, khiên EU và Anh gần tiến tới một vụ kiện lớn, và điều quan trọng là Anh có thể mất quyền thâm nhập thị trường EU. Chính lúc này, thượng viện Anh đã phủ quyết, khiến Anh có thể rút lui mà không bẽ mặt, mà lại hợp hiến.
Chính nguyên tắc thượng viện này đã dẫn tôi tới ý tưởng là coi trung ương đảng ở VN như là thượng viện, Trong trường hợp này thì ta thấy thượng viện (trung ương đảng) hoạt động nhiều hơn, nhưng chủ yếu là trong vấn đề tổ chức.
Chế độ đại nghị ở Pháp rất gần với VN ở chỗ vai trò của chính phủ quan trọng hơn Quốc Hội hay Hạ viện. Ở VN thì là do truyền thống văn hóa từ trước, ở Pháp thì nó cố tình làm vậy, vì trước đây ,tức là trước năm 1958, chế độ chính trị ở Pháp là đại nghị tư sản trong đó quốc hội đóng vai trò lớn, khiến chính phủ đổ liên tục (hình thức này còn tồn tại ở Ý), Pháp đã đổi hiến pháp để tránh điều này. Nó làm thế nào ? đó là trong luật nó có một luật gọi là 49-3 (tức là điều khoản 49 đoạn số 3 của một bộ luật về quan hệ giữa quốc hội và chính phủ). Điều luật này cho phép nếu Quốc Hội không đồng thuận được, điều bình thường sẽ dẫn tới chính phủ bị lật đổ và thành lập nội các mới, thì nó cho phép chính phủ được vượt mặt Quốc hội, lấy quyền “uy tín của chính phủ” thi hành. Một điều nữa đó là tổng thống được bầu trực tiếp (chứ không phải là dân bầu cho một đảng, rồi đảng đó đưa người đứng đầu đảng lên nắm chính phủ như ở Anh hay Nhật, và nhiều nơi khác, từ đó đảng không lật đổ được tổng thống), ngược lại Tổng thống có thể giải tán quốc hội bắt bầu lại. Quốc Hội ở Pháp như vậy lép vế trước chính phủ.
Không hiểu nhưng thai đổi hiến pháp kia ở Nga sẽ dẫn tới điều gì ?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 4 2020, 04:25 AM

Thượng viện, hay hội đồng liên bang Nga là thế này bác Phó ạ. Cũng xuất phát từ đất đai, chủ thể của Liên Bang Nga thôi, nhưng có 1 số điểm chú ý: mỗi chủ thế được đề cử 2 đại diện, một bên hành pháp và một bên lập pháp cho cơ quan quyền lực nhà nước, và phi đảng phái, nghĩa là thượng nghị sỹ Nga không thuộc đảng nảo cả. Như vậy có thể thấy, yếu tố nhà nước rất rõ ràng, thể hiện lộ ra, khác với Mỹ, yếu tố nhà nước mạnh như thế nhưng ẩn đi, thượng nghị sỹ vẫn có thể dưới dạng đảng viên một phe nào đó. Ngoài ra còn có các đại diện của Liên Bang Nga do tổng thống Nga bổ nhiệm, như đã nói ở trên, và ở dưới này.

Duma có thể bị tổng thống giải tán, nhưng Hội Đồng Liên Bang thì không. Các quyền về phế truất tổng thống, kiểm soát luật, thẩm phán tòa án tối cao, etc. phong chức kiểm toán viên, cũng nằm trong hội đồng này. Họ còn có quyền quyết định liên quan đến việc sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở nước ngoài, nói cách khác, tổng thống muốn đưa quân ra nước ngoài phải có sự đồng ý của Thượng Viện Nga, về khoản này thì đây là điểm họ nhiều quyền hơn Thượng Viện Mỹ. Thượng Viện Mỹ muốn ngăn tổng thống làm việc này thì phải ra luật.

Nói chút về Duma Nga (hạ viện Nga). Họ cũng có nhiều quyền hơn với bản sửa đổi hiến pháp lần này. Ví dụ họ có quyền đề cử thủ tướng và tổng thống phải chấp thuận (trước đây là tổng thống phong thủ tướng), và bộ trưởng cũng do Duma có quyền.
Duma cũng có quyền lớn hơn trong quá trình làm luật


Bác cứ chú ý những chỗ bôi đậm của tôi phía dưới





Hội đồng Liên bang của Hội đồng Liên bang Liên bang Nga (Hội đồng Liên bang, Hội đồng Liên bang, Thượng viện, thượng viện của Quốc hội Liên bang Nga - quốc hội Liên bang Nga, Hội đồng Liên Đoàn, etc. .


Hội đồng Liên bang, phù hợp với phần 2 của Điều 95 Hiến pháp Liên bang Nga, bao gồm hai đại diện từ mỗi thực thể cấu thành của Liên bang Nga (một đại diện từ các cơ quan lập pháp (đại diện) và hành pháp của quyền lực nhà nước), cũng như “không quá 30 đại diện của Liên bang Nga, do Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm , trong đó không quá bảy người có thể được bổ nhiệm suốt đời "(các đại diện của Liên bang Nga đã được pháp luật Liên bang Nga giới thiệu về sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga ngày 21 tháng 7 năm 2014 số 11-FKZ" Về Hội đồng Liên bang của Hội đồng Liên bang của Liên bang Nga ").

Kể từ năm 1993, số lượng thượng nghị sĩ của Liên bang Nga đã thay đổi nhiều lần do sự thống nhất của các chủ thể hiện có và sự hình thành mới của Liên bang. Tại thời điểm hiện tại (2019), tổng số thành viên của nó là 187, trong đó 170 đại diện là đại diện của các thực thể cấu thành của Nga (hai đại diện của mỗi đơn vị trong số 85 thực thể cấu thành) và 17 là thượng nghị sĩ do Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm. Sau khi đưa ra các sửa đổi vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, hạn ngạch tổng thống được tăng lên 30 người và Tổng thống Liên bang Nga, người chấm dứt quyền hạn khi hết nhiệm kỳ hoặc sớm trong trường hợp từ chức có quyền trở thành thượng nghị sĩ suốt đời.

Khái niệm " thượng nghị sĩ Liên bang Nga " đã được đưa vào Hiến pháp Liên bang Nga bằng các sửa đổi được thông qua bằng cách bỏ phiếu vào ngày 1 tháng 7 năm 2020. Trên thực tế, khái niệm này đã được sử dụng trước đó (chủ yếu trên các phương tiện truyền thông ) và có nghĩa là "thành viên của Hội đồng Liên đoàn". Sau khi các sửa đổi được thực hiện, thuật ngữ "thành viên của Hội đồng Liên bang" đã bị loại trừ khỏi Hiến pháp Liên bang Nga.

Hội đồng Liên bang là một "phòng của các khu vực" trong đó đại diện của các khu vực đại diện cho lợi ích của họ ở cấp liên bang, phản ánh nguyên tắc liên bang của nhà nước Nga. Là một tổ chức cho sự hội nhập và hợp nhất của các khu vực, Hội đồng Liên bang được kêu gọi để đảm bảo cân bằng lợi ích của liên bang và khu vực khi đưa ra các quyết định nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của đất nước.

Hội đồng Liên đoàn được hình thành và cơ cấu trên cơ sở phi đảng phái. Thượng nghị sĩ không tạo ra bè phái và hiệp hội đảng phái.


Hội đồng Liên Bang là cơ quan thường trực. Không giống như Duma Quốc gia, Hội đồng Liên Bang không thể bị giải tán bởi tổng thống. Các cuộc họp của nó được tổ chức khi cần thiết, nhưng ít nhất hai lần một tháng. Các phiên họp của Hội đồng Bang là hình thức làm việc chính của phòng. Chúng được tổ chức tách biệt với các cuộc họp của Duma Quốc gia. Các phòng có thể họp cùng nhau để nghe thông điệp của Tổng thống Liên bang Nga , thông điệp của Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga , bài phát biểu của các nhà lãnh đạo nước ngoài. Thượng nghị sĩ thực hiện quyền hạn của mình trên cơ sở thường trực.

Thượng Nghị sĩ được miễn trừ trong nhiệm kỳ của mình. Không thể bị tạm giam, bắt giữ, khám xét trừ khi bị bắt quả tang hay được cơ quan Tư pháp ra quyết định dựa theo Luật Liên bang.

Hội đồng Liên Bang tổ chức các cuộc họp của mình tại tòa nhà chính trên đường phố. Bolshaya Dmitrovka ở Moscow , theo quy định, từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 15 tháng 7 và từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 31 tháng 12. Các cuộc họp được mở cho công chúng. Theo quyết định của Hội đồng Liên Bang, địa điểm tổ chức cuộc họp có thể được thay đổi và một phiên họp kín cũng có thể được tổ chức.

-------------------------------

Theo Điều 102 của Hiến pháp Liên bang Nga , thẩm quyền của Hội đồng Liên bang bao gồm (đoạn 1):
a) Chấp thuận thay đổi biên giới giữa các chủ thể của Liên bang Nga
b) Phê duyệt Nghị định của Tổng thống Liên bang Nga về tình trạng khẩn cấp hoặc tình trạng thiết quân luật;
c) Quyết định khả năng sử dụng các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga bên ngoài lãnh thổ của Liên bang Nga;
g) Bổ nhiệm Tổng thống Liên bang Nga thông qua các cuộc bầu cử;
d) Miễn nhiệm Tổng thống Liên bang Nga luận tội sau khi đề cử ứng viên kế vị Tổng thống của Duma Quốc gia (quyết định phải được 2/3 đồng ý);
e) Bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tòa án tối cao Trọng tài của Liên bang Nga (được Tổng thống Liên bang đề cử);
g) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Công tố viên của Liên bang Nga (cũng do tổng thống đề cử);
h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Chánh Văn phòng Kiểm toán và một nửa kiểm toán viên.

đến). hiệp thương về các ứng cử viên do Tổng thống Liên bang Nga đề xuất cho các chức danh người đứng đầu các cơ quan hành pháp liên bang (bao gồm cả các Bộ trưởng liên bang) phụ trách quốc phòng, an ninh nhà nước, nội chính, tư pháp, đối ngoại, phòng chống các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai, an toàn công cộng;

l). chấm dứt, theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga, phù hợp với luật hiến pháp liên bang, quyền hạn của Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga, Phó Chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga và các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga, Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga, Phó Chủ tịch Tòa án tối cao Liên bang Nga và các thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga , Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thẩm phán Tòa án giám đốc thẩm và phúc thẩm trong trường hợp họ có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thẩm phán cũng như trong các trường hợp khác do luật hiến pháp liên bang quy định, cho thấy thẩm phán không thể thực hiện quyền hạn của mình;

m). nghe báo cáo hàng năm của Tổng Công tố Liên bang Nga về tình hình luật pháp và trật tự ở Liên bang Nga.

Hội đồng Liên bang thông qua các nghị quyết về các vấn đề được Hiến pháp Liên bang Nga quy cho thẩm quyền của mình.

Các nghị quyết của Hội đồng Liên bang được thông qua theo đa số phiếu của tổng số thượng nghị sĩ Liên bang Nga, trừ khi Hiến pháp Liên bang Nga quy định một thủ tục khác để ra quyết định.

Làm rõ cách diễn đạt của các khoản 1, 2, 3: Hội đồng Liên bang về những vấn đề này có thể không thông qua các quyết định của các trường hợp khác (về khoản 2 và 3 - Tổng thống Liên bang Nga).

Đối với các vấn đề được Hiến pháp Liên bang Nga quy cho quyền tài phán của mình , Hội đồng Liên bang thông qua các nghị quyết được thông qua với đa số phiếu trên tổng số thượng nghị sĩ, trừ khi Hiến pháp Liên bang Nga quy định một thủ tục khác để đưa ra quyết định.

Trong lĩnh vực xây dựng luật, Hội đồng Liên đoàn có vai trò cấp dưới liên quan đến Đuma Quốc gia. Bất kỳ luật nào cũng được đệ trình lên Đuma Quốc gia trước tiên, và chỉ sau khi được sự chấp thuận của hạ viện mới được trình lên Hội đồng Liên đoàn xem xét.

Cả toàn thể Hội đồng Liên bang nói chung và các thượng nghị sĩ đều có quyền khởi xướng luật, tuy nhiên, luật về sửa đổi hiến pháp có thể được Hội đồng Liên bang đưa ra với tư cách là cơ quan tập thể hoặc bởi một nhóm ít nhất 1/5 thành phần hiến pháp của viện.

Khi xem xét các luật đã được Đuma Quốc gia thông qua, Hội đồng Liên Bang không có quyền sửa đổi, nhưng có thể thông qua hoặc bác bỏ toàn bộ luật. luật liên bang được Hội đồng Liên Bang coi là chấp thuận nếu có hơn một nửa tổng số thành viên của phòng này bỏ phiếu tán thành hoặc nếu nó không được Hội đồng Liên Bang xem xét trong vòng mười bốn ngày. Nếu một luật liên bang bị Hội đồng Liên bang bác bỏ, các phòng có thể thành lập một ủy ban hòa giải để khắc phục những khác biệt đã phát sinh, sau đó luật liên bang sẽ được Duma Bang xem xét lại. Nếu Đuma Quốc gia không đồng ý với quyết định của Hội đồng Liên bang, luật liên bang sẽ được coi là thông qua nếu sau khi bỏ phiếu nhiều lần, ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Đuma Quốc gia đã bỏ phiếu cho nó. Để thông qua luật hiến pháp liên bang. Cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư số phiếu của Hội đồng Liên bang; trong trường hợp Hội đồng Liên bang bác bỏ dự thảo luật hiến pháp liên bang, quyền phủ quyết sẽ không thể bị Đuma Quốc gia vượt qua.

Thượng nghị sĩ Liên bang Nga đích thân thực hiện quyền bầu cử của mình.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 4 2020, 04:31 AM

Nhiệm kỳ 6 năm, không có giới hạn số nhiệm kỳ, và cấm có tài khoản, tiền gửi, hiện vật giá trị, etc. ở các ngân hàng nước ngoài nằm ngoài lãn thổ liên bang Nga

Giai đoạn hình thành thứ tư (12/2012 - nay) của hội đồng Liên Bang Nga

Luật liên bang "Về thủ tục thành lập Hội đồng Liên bang của Hội đồng Liên bang Liên bang Nga" có hiệu lực vào tháng 12 năm 2012. Theo đó, các yêu cầu chung đối với các ứng cử viên để được trao quyền làm thượng nghị sĩ Liên bang Nga như sau:

Công dân phải trên 30 tuổi;
Công dân phải có một danh tiếng hoàn hảo;
Công dân phải có ít nhất 5 năm cư trú.
Chỉ một cấp phó của cơ quan này mới có thể là đại diện của cơ quan lập pháp khu vực. Các ứng cử viên do chủ tọa, phái hoặc nhóm đại biểu đề xuất. Quyết định được thực hiện bởi đa số phiếu trong tổng số.


Đại diện từ cơ quan điều hành của khu vực: ứng cử được xác định trước. Trong cuộc bầu cử quan chức cao nhất của một chủ đề, mỗi ứng cử viên tuyên bố danh sách ba người, người đầu tiên trong số đó, nếu ứng cử viên được bầu, sẽ được trao quyền hạn của thành viên Hội đồng Liên bang (người thứ hai trong danh sách chỉ có cơ hội trở thành thượng nghị sĩ trong trường hợp chấm dứt sớm quyền hạn của người thứ nhất, thứ ba, sau người thứ hai) . Quyết định về việc tranh cử được đưa ra bởi quan chức cấp cao mới được bầu của thực thể cấu thành của Liên bang Nga vào một ngày sau ngày nhậm chức của ông bằng sắc lệnh (nghị quyết).

Một đổi mới quan trọng: khả năng triệu hồi sớm một thượng nghị sĩ theo sáng kiến ​​của thống đốc hoặc cơ quan lập pháp khu vực bị loại trừ. Đối với việc chấm dứt sớm quyền hạn của một thượng nghị sĩ Liên bang Nga, các căn cứ tương tự như đối với việc chấm dứt sớm quyền hạn của một thứ trưởng Duma Quốc gia.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang sẽ gửi thông tin về sự tham dự của thượng nghị sĩ tại các cuộc họp toàn thể, các cuộc họp của các ủy ban của Hội đồng Liên bang cho cơ quan nhà nước của chủ thể / khu vực của Nga đã bầu / bổ nhiệm thượng nghị sĩ của Liên bang Nga.

Cấm:

giữ quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú hoặc giấy tờ khác xác nhận quyền thường trú của công dân Liên bang Nga trên lãnh thổ của nước ngoài;
được tòa án công nhận là không có khả năng hoặc một phần năng lực;
được tổ chức ở những nơi tước quyền tự do theo phán quyết của tòa án;
có tiền án về tội trọng và đặc biệt là tội trọng.



Yêu cầu sau khi thông qua sửa đổi Hiến pháp (2020)
Thượng nghị sĩ Liên bang Nga có thể là công dân Liên bang Nga đủ 30 tuổi, thường trú tại Liên bang Nga, không có quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú hoặc giấy tờ khác xác nhận quyền thường trú của công dân Liên bang Nga trên lãnh thổ của nước ngoài. Các thượng nghị sĩ của Liên bang Nga, theo thủ tục do luật liên bang thiết lập, bị cấm mở và có tài khoản (tiền gửi), giữ tiền mặt và các vật có giá trị trong các ngân hàng nước ngoài nằm ngoài lãnh thổ Liên bang Nga.

Các đại diện của Liên bang Nga trong Hội đồng Liên bang thực hiện quyền hạn của thượng nghị sĩ Liên bang Nga suốt đời có thể được bổ nhiệm là những công dân có những dịch vụ xuất sắc cho đất nước trong lĩnh vực nhà nước và hoạt động công cộng.

Các đại diện của Liên bang Nga trong Hội đồng Liên bang, ngoại trừ các đại diện của Liên bang Nga, những người thực hiện quyền hạn của thượng nghị sĩ Liên bang Nga suốt đời, được bổ nhiệm trong thời hạn sáu năm.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 4 2020, 06:20 PM

Như vậy là về cơ bản cấu trúc nhà nước Nga sau cải cách hiến pháp này sẽ giống Âu-Mỹ, và cái tư duy “trục thẳng đứng quyền lực” (Verticalité du pouvoir), khởi điểm của tư duy chính trị Putin bị loại bỏ. Điều này cũng chứng tỏ, thể chế chính trị Nga bình thường hóa hơn.
Việc thượng viện Nga có quyền quyết định chiến tranh ở nước ngoài, thực ra chưa chắc đã hơn kiểu Mỹ, vì phải xem cách thức hoạt động thực tế nó thế nào. Thông thường ở phương Tây, nó cho phép tổng thống (tức là tổng chỉ huy quân đội) tiến hành chiến tranh, nhưng sau đó phải trình quốc hội để được thông qua. Sở dĩ nó làm thế bởi nhiều khi phải phản ứng bất chợt, không thể đợi các ông nghị bàn được (ví dụ trong cuộc chiến tranh hạt nhân). Mặc dù thế trong chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương, thời Nixon, Mỹ huy động máy bay ném bom hang tháng trời ở Lào, Cam pu chia, mà các ông nghị vẫn không biết.
Việc tổng thống có quyền chỉ định một số lượng thượng nghị sĩ, một số nhỏ khác suốt đời lại là chuyện đặc biệt. Nói theo chiều positif thì có thể hiểu là để ngăn cản không có việc “triều đại sau phủ nhận triều đại trước” làm mất ổn định, giống như việc ở VN có thời kỳ các lãnh đạo cũ làm cố vấn, hay thời Lý – Trần vua thoái ngôi thành Thái thượng hoàng.
Nói theo chiều negative, “thối miệng” kiểu lề trái, thì có thể hiểu đây là cách để nhân sự triều đại cũ, ngay cả nguyên tổng thống tránh bị truy tố, vì họ có quyền miễn trừ.
Còn 7 người, nếu hiểu theo chiều positif, thì có lẽ là các nhân sự quan trọng của triều trước (thủ tướng, chủ tịch quốc hội cũ, ..) nói theo kiểu “thối miệng” là đặc ân của tổng thống dành cho người đi theo mình.
Nói là thượng viện không đảng phái thì cũng không phải, vì thực ra lúc tranh cử, hay giữ quyền họ đã là người của một đảng rồi. Chắc là nó bắt từ bỏ đảng phái một cách hình thức. Ví dụ Putin, nếu thành thượng nghị sĩ thì ông ấy cũng vẫn là người của đảng nước Nga thống nhất.
So với VN, thì ta thấy thực ra vai trò thượng viện ở VN chính là Trung ương đảng. Và tác dụng của thượng viện kiểu này còn mạnh hơn, vì nó quản lý về tổ chức, nhân sự. Ngược lại quyền quyết định chiến tranh lại không phải hoàn toàn do Trung ương đảng mà là bộ chính trị.
Hình thức như ở VN, TQ là một hình thức kết hợp giữa cơ chế kiểu phương Tây và một nhà nước Nho giáo. Còn cơ chế phương Tây kia nó cũng có truyền thống của nó, vì thượng viện tồn tại thời đế quốc La mã.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 4 2020, 08:00 PM

Bac Phó, cái thượng viện Nga vẫn có quyền như vậy từ xưa, cải cách đó là đưa vào việc cấm không có tài khoản ở nước ngoài, và cựu tổng thống có quyền vào thượng viện thôi, số lượng thượng nghị sĩ tối đa do tổng thống đề cử tăng lên. Vậy thôi.
Putin vỗn dĩ chưa bao giờ gia nhập đảng nước Nga thống nhất, nên ông ấy không cần phải đi ra. Chỉ có Medvedev thì sau khi rời chức tổng thống thì mới gia nhập. Các thượng nghị sỹ dĩ nhiên sau đó phải rời đảng rồi, nhưng để đi lên thế nào chẳng phải có đảng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 4 2020, 08:44 PM

@ltbk,
Như vậy là cải cách chỉ để tổng thống có chỗ hạ cánh ăn toàn, và có thể dựa vào đó để làm hai nhiệm kỳ tiếp ? còn việc thủ tướng Nga do nghị viện đề cử cũng là từ cũ à ?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 4 2020, 11:58 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 4 2020, 01:44 PM)
@ltbk,
Như vậy là cải cách chỉ để tổng thống có chỗ hạ cánh ăn toàn, và có thể dựa vào đó để làm hai nhiệm kỳ tiếp ? còn việc thủ tướng Nga do nghị viện đề cử cũng là từ cũ à ?
*





Cải cách hiến pháp có nhiều mục:
- Về thượng viện thì có thêm quyền về kiểm toán, công tố, việc không có tài khoản nước ngoài được đưa vào hiến pháp chứ không chỉ là luật hay quy định
- Tổng thống chỉ là được tăng số lượng tối đa thượng nghị sĩ mà mình chỉ định
- Còn quyền phong thủ tướng và hình thành chính phủ thì tổng thống trao lại cho DUMA (ha vien), chứ cái này không liên quan đến thượng viện
- Nói chung, tổng thống nhượng lại một số quyền cho 2 viện, nhưng hội đồng nhà nước lại có thêm quyền và trở thành 1 thiết chế chính thức

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 5 2020, 08:41 PM

À, tự nhiên hôm qua xem trên báo VN về việc sách giáo khoa, nhìn thấy hai câu chuyện ngụ ngôn lấy của Lê ông Tôn xơ tôi, chuyện con ngựa con nghẽo gì đó, chi còn biết ngán ngẩm cho mấy ông trí thức VN soạn nó. Sao họ có thể có cái Background văn hóa kém thế nhỉ.
Lê ông Tôn xơ tôi là nhà văn nổi tiếng của Nga, viết quyển tiểu thuyết chiến tranh và hòa bình, hồi nhỏ tôi đọc truyện này mê tít, dù chỉ được xem có tập I (nó có 2 tập). Tôn Xơ tôi cũng có nhiều truyện ngắn viết về vùng cao cát (nơi đang có đánh nhau giữa Armenia và Azerbaizan) bây giờ, vì lúc đó, do là quý tộc, Tôn Xơ tôi cũng là sĩ quan quân đội Sa hoàng đi đánh chiếm thuộc địa ở đây (sau này thời Liên Xô, nó chính là những nước cộng hòa xô viết)
Mặc dù là nhà văn nổi tiếng, nhưng Tôn Xơ tôi lại có một tư tưởng đạo đức kiểu ban ơn. Ông ta đề cao việc giải phóng nông nô, nhưng là do quý tộc tụ đưa cho. Đây là điều ảo tưởng, và những chuyện ngụ ngôn mà ông viết ra là để minh họa cho kiểu giáo dục đạo đức này. Theo đó, nông nô cũng như là con lừa con ngựa nhẫn nhục cam chịu, hay láu cá gian manh. Một đặc trưng mu dích (nông nô) Nga chính hiệu.
Không hiểu tại sao các ông soạn bài vở này lại lôi vào. Chắc vì thấy nó là truyện ngụ ngôn tưởng là cho trẻ em, lại lười suy nghĩ, ăn sổi, cóp pi ngay cho tiện. Hóa ra lại cài cái tư duy nông nô cho trẻ con VN, sao lại có thể dở hơi đến thế. VN bản thân nó có tới hai 3 tôn giáo bản địa, một hệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chẳng nhẽ lại không thể viết thành truyện ngụ ngôn cho trẻ con học. giá trị đạo đức thì đầy, lười thì lấy 5 điều Bác Hồ dậy. Tôi liệt kê ra đây một số : nhân ái, trung thực, bao dung, giữ lời hứa (tín), công bằng (nghĩa), lễ phép, cần kiệm, say mê học hỏi, .. thiếu gì điều có thể dậy được mà lại bơm vào đầu trẻ con những điều ngớ ngẩn kia.
Sau này khi ra đời, có thể đứa trẻ sẽ không thấy đúng như thế, vì xã hội người lớn phức tạp hơn, nhưng nhồi sọ tư tưởng nông nô Nga cho trẻ con VN thì đúng là .. buồn cười thật.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 6 2020, 08:38 PM

Trong khi cả thế giới ngó nghiêng bàn cãi về bầu cử Mỹ, thì quân đội Azerbaizan đã cắt đứt được quốc lộ nối Armenia với Ca ra bác. Không biết là họ có giữ được không, vì nếu giữ được thì vùng thủ đô của Ca ra bác sẽ bị bao vây.
Nhìn lên bản đồ thì thấy Azerbaizan chủ yếu tấn công phía Nam, đã hoàn toàn cắt đứt biên giới của vùng Armenia chiếm đóng với I ran, nhưng phần lớn đất đai mà Armenia chiếm chưa được giải phóng.
Trở lại câu chuyện nực cười của sách giáo khoa VN ở trên. Tôi chú thích thêm mấy điểm. Nông nô có nghĩa là nông dân nô lệ, một hình thức kinh tế thời phong kiến sơ kỳ không tập trung. Ở VN nó đã bị xoá bỏ sau thời nhà Trần (thế kỷ XIII, bây giờ ta là thế kỷ XXI). Chế độ nông dân nô lệ (nông nô) đỡ hơn chế độ nô lệ thực sự, bởi các quý tộc thường được chia cha truyền con nối các thái ấp. Một thái ấp là một vùng đất rộng, có nhiều làng xóm, các làng xóm này thuộc quyền của quý tộc, giống như một nước nhỏ. Dân các làng xã này phải đóng góp nuôi quý tộc, nhưng họ không phải là nô lệ trong gia đình.
Hình thái này còn tồn tại ở Nga tới thế kỷ XIX, đến giữa thế kỷ XIX (1862), thì Sa hoàng cải cách chế độ ruộng đất, nhưng vấn đề này không được giải quyết triệt để. Nhà văn Sê khốp(Tchekov) chẳng hạn, đời bố vẫn còn là nông nô. Bố Tchekhov, do làm việc cho nhà thờ Nga, nên vì thế biết đọc biết viết (do tập đọc bằng kinh thánh), nhờ đó trở thành quản gia, rồi cho con cái đi học mà nên người. Chính vì không cải cách triệt để mà mới có cách mạng tháng mười, còn nếu Sa hoàng đã làm được từ hồi đó thì nước Nga sẽ không bao giờ là Liên Xô.
Trường hợp của Tôn Xơ tôi thì lại khác, ông này là quý tộc, có điền trang thái ấp, vì thế ông ta chủ trương quý tộc phải nhân ái, nhưng ngược lại nông nô vẫn phải là nông nô. Các truyện ngụ ngôn của ông là đi theo hướng này.
Ở VN, từ thế kỷ XIV kiểu chế độ này đã bị xoá bỏ, vì thế ngay trong giáo dục Nho giáo cũng không có tư duy này. Đạo Phật lại càng không, chủ nghĩa xã hội lại càng không nữa. Sao bây giờ lại lôi nó vào.
Theo tôi hiểu, thì có lẽ những người viết sách chỉ muốn có được các cụm từ kỹ thuật kiểu « lờ vờ tờ lờ sờ ..xoạng» để giúp học sinh tập đọc. Nhưng theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi, bây giờ vẫn nhớ chuyện « hai con dê húc nhau qua cầu » trong sách vỡ lòng, còn tại sao học bài này để ghép vần gì thì chẳng còn nhớ.
Vì thế nội dung của các đoạn văn tập đọc này rất quan trọng. Với Nho giáo thì có hai quyển đó là quyển « Tam tự kinh » mà ngay câu đầu của nó đã là « nhân chi sơ tính bản thiện », tức la con người ta sinh ra bản chất là thiện, từ đó mà có lòng nhân ái, đây là thuyết của Mạnh Tử, vì thế Nho giáo ở VN là Khổng – Mạnh – Chu (Khổng tử, Mạnh tử, Chu hi), quyển tiếp theo người ta học là « Minh tâm bửu giám », ở đây nó có rất nhiều đức tính được dậy (cùng với học chữ) : Hiếu đễ, kiên trì, lập chí, .. Hay thế mà không học lại nhồi vào đầu trẻ con kiếp « con ngựa » là thế nào ?
Phật giáo, thì ngay bản thân kinh Phật tiểu thừa cũng có rất nhiều mẩu chuyện hay, mà nếu muốn tìm hiểu thì có các truyện Phật người ta gọi là Jataka, thường là truyện ngụ ngôn, dậy con người sáu tính của phật giáo đại thừa : từ bi, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí huệ đều có thể dùng (chỉ có nhẫn nại thì phải cẩn thận, nếu không thì lại dậy trẻ con yếm thế).
Bản thân 5 điều bác Hồ dậy cũng rất chuẩn, đặc biệt Bác để hẳn một chủ điểm là « giữ gìn vệ sinh thật tốt » cũng rất hay, vì đây chính là một phần của bảo vệ môi trường, giữ gìn sạch sẽ.
Trong văn hoá của mình có bao nhiêu điều hay thì không dùng, toàn vơ những cái tầm bậy tàm bạ ở đâu vào.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2020, 08:41 PM

Thêm chút tin:
- Bộ trưởng quốc phòng Mỹ bác bỏ tin đồn từ chức
- Nga phủ nhận tin tờ The Sun và DailyMail của Anh nói tổng thống Putin sẽ từ chức 1/2021 vì mắc bệnh Parkinson
- Bổ sung cho bác Phó: tổng thống có quyền miễn trừ trong thời gian tại nhiệm, tức là những việc ông ta làm trong thời gian tại nhiệm, trừ tội phản quốc, tức là giống như tổng thống Pháp ấy. Còn khi từ chức hoặc hết nhiệm kỳ rồi mà phạm tội thì vẫn bị gô cổ như thường
- Bộ Ngoại Giao Nga đặt dấu hỏi vì sao trong báo cáo của OPCW lại xoá đi tát cả các công thức hoá học của những chất mà phòng thí nghiệm dựa vào đó để nói rằng Nalvany bị Novichok? Và lưu ý rằng đến giờ này, Nga vẫn chưa nhận được kết quả xét nghiệm của Nalvany. Bộ Ngoại giao Nga bổ sung.
"Chỉ vào ngày 6 tháng 10, ban thư ký kỹ thuật của OZXO thông báo rằng tại hai phòng thí nghiệm được OZXO chứng nhận đã tìm thấy trong máu và nước tiểu của A. Navalny dấu ấn sinh học ức chế men cholinesterase, có đặc điểm cấu trúc tương tự như các hóa chất độc hại thuộc danh sách 1.A.14 và 1.A15, được đưa vào Phụ lục về Hóa chất của Công ước tại Phiên họp thứ 24 của Hội nghị các Quốc gia thành viên CWC. Chất ức chế cholinesterase này không có trong Phụ lục về Hóa chất của CWC”.
Nhân dịp này, phía Nga cũng tỏ ý nghi ngờ việc chỉ trong 9 ngày các chuyên gia của Đức đã kết luận là có dấu vết Novichok trong máu Nalvany, trong khi thông thường tối thiểu là 14 ngày, đặc biệt các chuyên gia này từng tuyên bố rằng họ không biết gì về cấu trúc của chất Novichok cả, rằng cái đó là chất của Liên Xô, etc. Và sau đó là Pháp và Thụy Điển cũng chứng minh "những thành tựu đột phá trong lĩnh vực chất độc hóa học" khi phòng thí nghiệm quân sự của các nước này ngay ngày 4 tháng 9 đã bắt đầu nghiên cứu các thử nghiệm sinh học do các đồng nghiệp người Đức chuyển giao cho họ. Họ chỉ mất không quá 10 ngày, và 14/09/2016 đã công bố kết quả nghiên cứu tương tự kết quả của các nhà hóa học quân sự Đức. Mới chỉ cách đây một hai năm, cả hai đều đã công khai "thề thốt" rằng họ không có đủ chuyên môn để tổng hợp "Novichok”

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2020, 08:42 PM

Dung cai cua VN khong "hot", phai copy ben ngoai no moi xin do bac Pho

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2020, 08:49 PM

France halts Engie's U.S. LNG deal amid trade, environment disputes

https://www.reuters.com/article/engie-lng-france-unitedstates-idUSKBN27808G


Pháp từ bỏ hợp đồng nhập khẩu LNG của Mỹ bất chấp đơn đề nghị từ Washington

Tập đoàn Engie của Pháp ngày 3/11 đã từ bỏ một hợp đồng khổng lồ về nhập khẩu khí đốt của Mỹ, vốn bị các nhà môi trường và cổ đông nhà nước phản đối.



“Engie đã quyết định không tiếp tục các cuộc thảo luận thương mại với NextDecade về dự án cung cấp khí đốt này”, người phát ngôn của Engie xác nhận thông tin với tờ Le Monde. Hợp đồng đang được thảo luận với tập đoàn NextDecade của Mỹ ước tính trị giá gần 7 tỷ đô la và liên quan đến khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ đi qua Terminal LNG trong dự án Rio Grande LNG ở Texas.

Nhà nước Pháp, là cổ đông gần 24% tại Engie, phản đối thỏa thuận này. "Nó không tương ứng với chính sách chuyển đổi sinh thái của chúng tôi", một nguồn tin chính phủ Pháp cho biết. "Việc chính phủ và Engie từ chối hợp đồng này là một sự thừa nhận rõ ràng mới về sự tàn phá khí hậu, môi trường và xã hội của khí đá phiến", Lorette Philippot, nhà vận động cho Friends of the Earth France, nhận xét trong một thông cáo báo chí. Tổ chức phi chính phủ này cũng kêu gọi ngân hàng Pháp Société Générale "hiện là cố vấn tài chính cho dự án Rio Grande LNG, rút ​​khỏi dự án và ngừng mọi hỗ trợ cho ngành công nghiệp dầu khí đá phiến".

Các nghị sĩ Hoa Kỳ đã viết thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron 2/11 yêu cầu chính phủ ngừng gây áp lực lên Engie trong vấn đề này. Các thành viên Quốc hội cho rằng LNG của Mỹ thải ra ít khí nhà kính hơn so với khí đốt của Nga và Algeria do Pháp nhập khẩu.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/phap-tu-bo-hop-dong-nhap-khau-lng-cua-my-bat-chap-don-de-nghi-tu-washington-583490.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2020, 11:34 PM

Putin signs law on new rules of forming Russian government
https://tass.com/society/1220691

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật về các quy tắc mới để thành lập Nội các Bộ trưởng. Luật đã được tải lên cổng thông tin pháp lý chính thức vào thứ Sáu.

Luật do nguyên thủ quốc gia trình quốc hội xem xét thay thế luật năm 1997. Nó được soạn thảo trong khuôn khổ thi hành các quy định mới của Hiến pháp.

Tổng thống chỉ bổ nhiệm thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ trưởng liên bang sau khi được Duma quốc gia (hạ viện) phê chuẩn. Quy tắc này không áp dụng cho các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ và ngoại giao. Tổng thống bổ nhiệm họ sau khi tham khảo ý kiến ​​của Hội đồng Liên bang (thượng viện), tức là thông báo cho nguyên thủ quốc gia về quyết định của mình trong thời gian một tuần.

Theo luật mới, tổng thống, trong vòng hai tuần sau khi nhậm chức hoặc sau khi chính phủ từ chức, có nghĩa vụ đệ trình ứng cử viên của mình cho chiếc ghế thủ tướng cho Đuma Quốc gia. Trong trường hợp thủ tướng từ chức hoặc bị tổng thống bãi nhiệm hoặc Duma quốc gia từ chối ứng cử viên tổng thống cho chức vụ thủ tướng, nguyên thủ quốc gia phải gửi một ứng cử viên khác cho chức vụ này trong vòng một tuần. Người đứng đầu Nội các Bộ trưởng được Duma Quốc gia phê chuẩn sẽ đề xuất các ứng cử viên cho các chức vụ phó thủ tướng và bộ trưởng chính phủ trong vòng hai tuần. Duma Quốc gia có một tuần để xem xét các ứng cử viên cho chức vụ thủ tướng, phó thủ tướng và các bộ trưởng chính phủ.

Nếu Duma Quốc gia từ chối ứng cử viên cho chức thủ tướng ba lần, tổng thống sẽ bổ nhiệm người đứng đầu Nội các mà không có sự chấp thuận của quốc hội. Trong trường hợp đó, nguyên thủ quốc gia sẽ có quyền giải tán Đuma quốc gia. Quy tắc tương tự sẽ có hiệu lực nếu các ứng cử viên cho chức vụ phó thủ tướng và các thành viên khác của Nội các bị từ chối. Tổng thống sẽ có thể giải tán hạ viện nếu hơn 1/3 số ghế trong Nội các Bộ trưởng vẫn bị bỏ trống. Ngoài ra, nguyên thủ quốc gia có thể bãi nhiệm bất kỳ thành viên chính phủ nào mà không cần giải tán Nội các.

Chính phủ được hưởng tư cách là một bộ phận của hệ thống hành chính công toàn vẹn, điều phối hoạt động của các cơ quan quyền lực hành pháp và tạo điều kiện để loại bỏ những bất đồng giữa chúng. Nội các Bộ trưởng có nghĩa vụ đảm bảo mức lương tối thiểu không thấp hơn mức sinh hoạt trung bình.

Nhiệm vụ và hạn chế
Chính phủ Nga sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ chủ quyền của đất nước và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trên nguyên tắc không can thiệp.

Vị trí bộ trưởng chính phủ có thể được đảm nhận bởi bất kỳ công dân Nga nào từ 30 tuổi trở lên và không có quốc tịch nước ngoài hoặc giấy phép cư trú của quốc gia khác. Các thành viên Nội các, vợ / chồng và con cái dưới tuổi của họ bị cấm mở hoặc có tài khoản (tiền gửi) hoặc giữ tiền mặt và các vật có giá trị tại các ngân hàng nước ngoài bên ngoài lãnh thổ quốc gia Nga, đồng thời không được sở hữu và sử dụng các công cụ tài chính nước ngoài.

Ngoài ra, các thành viên chính phủ không được phép tham gia vào kinh doanh hoặc các hoạt động được trả tiền khác, ngoại trừ việc giảng dạy, nghiên cứu và các nỗ lực sáng tạo khác, nhận quà tặng hoặc các khoản thù lao khác hoặc sử dụng các dịch vụ do bên thứ ba trả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 9 2020, 06:15 AM

Ối ối ối, không thể tin được, Nga xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp vào EU lần đầu tiên. Incredible!!! Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm, họ bảo hộ rất gắt, chỉ có họ xuất khẩu, đời nào chịu cho nhập khẩu trừ những hàng có tính độc vị không thể khác, vậy mà Nga lại xuất khẩu được dưa chuột vào EU. Hồi khủng hoảng Ukraine, dù EU lúc đó đang ưu đãi nhiều cho Ukraine cũng nói rõ rằng nông nghiệp là ngành nhạy cảm nên Ukraine không thể vào (không rõ bây giờ có thay đổi gì không?). Cả Georgia bây giờ cũng chưa được xuất khẩu nông nghiệp vào EU nữa là

Đây là tin ngày 26/10/2020

Lần đầu tiên dưa chuột từ các nhà kính ở khu vực Moscow được chuyển đến EU

Khu vực này xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của mình sang một số lượng lớn các quốc gia. Năm nay, lần đầu tiên, dưa chuột trồng ở vùng Moscow đã được cung cấp cho Liên minh Châu Âu. Các điểm xuất khẩu đã được mở rộng. Trong năm, danh sách các quốc gia mới bao gồm, chẳng hạn như Philippines, Indonesia, Ireland, Malaysia.

Ngoài ra, Vùng Moscow bắt đầu xuất khẩu dưa chuột sang Áo, Na Uy, Slovenia, Thụy Sĩ và Argentina. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm của khu vực Andrei Razin đã thông báo cho RIAMO về việc này.

Dưa chuột của chúng tôi theo đúng nghĩa đen đã được chuyển đến Liên minh Châu Âu lần đầu tiên vào tuần trước

Theo Bộ trưởng, xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc sẽ mang lại khoảng 100 triệu USD vào cuối năm nay.

Razin nhấn mạnh rằng khu vực Moscow nằm trong số 10 nhà xuất khẩu lớn nhất ở Nga. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm chính là thủ đô


https://360tv.ru/news/mosobl/ogurtsy-vpervye-v-evrosojuze/?utm_source=yxnews&utm_medium=desktop

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 10 2020, 12:30 AM

Cách đây 1,2 hôm, tôi có nói VN nên ký RCEP, hoá ra cũng sắp ký thật theo như trên báo. Và đây là một tin rất tốt với VN. Hiệp định thương mại RCEP sẽ đặt quan hệ thương mại VN-TQ (rất quan trọng) vào một cái khung đa phương. Cái khung này sẽ giúp quan hệ ổn định hơn là một quan hệ song phương. Với tôi hiệp định này cũng tốt như hiệp định VN ký với Nga, hay CPP ký với Nhật bản và các nước trong khu vược Thái bình dương, nó biến VN thành ngã ba, ngã tư thương mại với toàn thế giới có thể gọi là « commercial hub ».
VN là cửa ngõ đi ra tự nhiên của miền Tây Nam TQ (từ Quảng Tây tới Quỳ châu, rồi tới Tứ Xuyên , Vân Nam), trước đây Pháp xâm lược VN cũng nhằm từ đó tiến vào TQ. Hiện tại những điều mà thực dân Pháp muốn khai thác, nhưng chưa làm được đã được Vn bắt đầu khai thác, đó là tuyến Vân Nam – Hải phòng, đó là tuyến Lạng Sơn – Hải phòng. Hải phòng về điều kiện tự nhiên có thể trở thành cửa biển của một vùng Tây Nam TQ rộng lớn, giống như cảng Amsterdam với vùng công nghiệp sông Ranh của Đức.
Hiện nay, từ Tứ Xuyên TQ đã có đường xe lửa liên lục địa chuyển hàng hoá tới Đức (còn đường tơ lụa), nhưng giá thành của nó vẫn đắt so với vận tải đường biển, và từ vùng Tây nam TQ ra biển, qua Hải phòng vẫn gần và tiện hơn qua Thượng Hải.
VN ở vào một vị trí nguy hiểm trong địa chính trị, nhưng nguy hiểm cũng là nơi có thể ..kiếm ăn được. Theo nguyên tắc càng nguy hiểm lãi càng lớn (hay lỗ càng lớn), nhưng tất cả chỉ do ta, không nên bỏ qua.
Không phải có hiệp định thì mọi chuyện sẽ xuôi chiều mát mái. Bằng chứng như hiệp định với Nga không đẩy được trao đổi hai bên lên, vì có lý do bên ngoài và nội lực. Nhưng có hiệp định là điều tốt, tốt hơn là không có.
Nó cũng thể hiện tinh thần của người VN, sẵn sàng hợp tác, không rời bỏ chủ quyền nhưng cũng không có tâm lý kẻ thù truyền kiếp như lề trái vẫn muốn thổi vào.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 10 2020, 06:12 PM

Azerbaizan, Armenia đã ngừng chiến (chắc là thật sự lần này). Armenia phải trả lại Azerbaizan phần đất bị chiếm đóng (không phải là vùng đất tự trị nguyên bản Ca ra bác). Nga đưa 2000 quân giữ gìn hòa bình vào Ca ra bác. Với hiện trạng chiến trường, Armenia chỉ còn lại một con đường duy nhất nối nước này với Ca ra bác, là con đường phụ ở phía bắc. Con đường lớn nhất đi qua thành phố Chocha (hay Chochi tiếng Armenia) đã bị Azerbaizan kiểm soát.
Armenia phải trả lại 5 huyện chiếm giữ của Azerbaizan từ những năm 90, và người Azeri bị đuổi khỏi đây từ thời đó có thể quay về. Azerbaizan không muốn vùng Ca ra bác là vùng tự trị nữa (điều này cũng dễ hiểu), nhưng đây sẽ là chủ đề bàn luận giữa hai bên về sau. Hi vọng rằng hai bên sẽ có được một thỏa thuận để vùng này vẫn là vùng tự trị, từ đó dẫn tới hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Điều này sẽ tốt cho cả Azerbaizan và Armenia
Dân Armenia bây giờ mới tỉnh mộng, nhưng thế còn hơn. Giải quyết được vấn đề Ca ra bác, sẽ dứt cho Armenia được gánh nặng, họ có thể quan hệ rộng rãi hơn với quốc tế (đặc biệt với các nước phương Tây) để phát triển kinh tế.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 11 2020, 06:37 AM

Bác Phó, Nga sở dĩ bây giờ mới đẩy mạnh xuất khẩu nông nghiệp (không chỉ lúa mì, mà cả gia cầm, thịt lợn, sửa, các thực phẩm khác đang ào ảo xuất khẩu rồi, dự kiến cuối năm nay sẽ là 10 nghìn tấn thị gà sang châu Phi dù chưa lớn nhưng đã hơn hẳn so với năm ngoái, xu thế này rồi sẽ ngày càng tăng) là vì hồi vào WTO, Nga đã phải thỏa thuận với phương tây là sẽ hạn chế xuất khẩu nông nghiệp để không cạnh tranh với họ, phải mở cửa nông nghiệp cho họ vào, etc.

Nhưng sau vụ Ukraine, coi như tất cả 2 bên, phương Tây và Nga đều vứt sạch thỏa thuận. Mỹ thậm chí còn trừng phạt hãng súng trường Kalasnikov, cấm không cho vào thị trường súng săn của Mỹ vì lý do Ukraine, vi phạm rõ ràng WTO, cấm dùng chính trị hạn chế thương mại.

Các hãng công nghiệp Nga cũng vứt sạch ầm ầm các phần CAD/CAM của tây thay bằng nội địa. Dĩ nhiên không có vụ Ukraine thì họ đã thay rồi, nhưng chậm, bây giờ mới mạnh. Và mạnh không chỉ vì chính sách nhà nước, mà vì rup mất giá so với USD và Euro đã khiến sản phẩm nước ngoài trở nên đắt đỏ và kém cạnh tranh ở Nga

Năm nay cũng có vẻ cũng sẽ là 1 năm kỷ lục của nông nghiệp Nga. Bọn Nga năm nay lần đầu tiên triển khai thí điểm máy gặt không người lái quy mô lớn ở 35 vùng của Nga, xử lý trên 160 nghìn ha đất, thu hoạch 720 nghìn tấn cây trồng đầu tiên.

Bác xem video này
https://www.youtube.com/watch?v=EUUWJUZ5NYg

Hãng Cognitive Agro Pilot của Nga, cái bọn phát triển thuật toán AI cho máy gặt tự lái, máy kéo tự lái đó, vừa được bọn AgTech Breakthrough xếp thứ 4 trong top 10 các công ty đoạt giải trong lĩnh vực smart agriculture năm nay. Thuật toán AI của bọn nó chiến thắng ở mục "giải pháp thu hoạch".

Tuy thuật toán AI cho máy gặt tự lái không bằng thuật toán AI của bọn Yandex cho xe ô tô tự lái chay trong thành phố Moscow từ 3 năm nay (cũng đã chạy ở Michigan, Las Vegas Mỹ và Tel Aviv ở Israel), nhưng vậy cũng tốt rồi. Nhờ áp dụng cái này, bọn Nga ước tính sơ bộ tiết kiệm về nhiên liệu và giảm thời gian làm sạch khoảng hơn 500 triệu rúp. Tương lai bọn nó tin còn tiết kiệm được nhiều nữa

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2020, 06:53 AM

Nga đã sử lý hợp lý xung đột Armenia – Azerbaizan. Cách làm này giúp Nga giữ được vị thế, mặc dù phải nhượng bộ một ít cho Thổ. Điều này chứng tỏ hai điều, đó là không thể tin cậy 100% vào một “nước lớn” (trường hợp Armenia), vì lợi ích hai bên không phải trùng nhau tất cả. Điều nữa là hợp tác các nước “không lớn”, có thể có tác động thay đổi cục diện chiến trường (trường hợp Azerbaizan).
Trên truyền hình Pháp, thì nó lại nói như Nga phản bội Armenia (thông qua lời trả lời phỏng vấn một “chuyên gia”) , nhưng bản thân các nước phương Tây là bạn với Armenia có làm gì đâu.
Lời nhận xét trên của tôi không nhằm vào Nga, mà tôi nói các nước lớn nói chung.
Quan hệ Nga – VN sẽ tốt hơn nữa khi Biden làm tổng thống (nếu chuyện này xẩy ra), vì quan hệ của Mỹ với TQ sẽ tốt lên, quan hệ Mỹ với Nga sẽ khó khăn hơn, trong trường hợp này thì TQ sẽ dãn Nga, điều đó khiến Nga sẽ gần VN hơn. Còn chính phủ Biden vì chú trọng “sức mạnh mềm”, thì có nghĩa là chẳng tác động gì cả. (chú thích: sức mạnh cứng còn chưa chắc làm được gì nữa là mềm).
Nếu nói về các bộ khung, thì quan hệ Nga-VN đã có những bộ khung lớn nhất từ kinh tế tới quốc phòng của VN với các đối tác khác trên thế giới. Cái thiếu có lẽ chỉ là áp lực bên ngoài, cũng như ý muốn của chính mình mà thôi. (tôi muốn nói là từ Nga).
Cách đây mấy hôm, trước bầu cử Mỹ, Mỹ đã nhận được hợp đồng rất đáng chú ý về lĩnh vực dầu khí với VN, trong đó có việc xây khu hóa lỏng khí ở Bình thuận, và hợp đồng điện khí ở Bắc bộ.
Hôm nay lại thấy có hội họp trực tuyến của Nga với VN (cấp phó thủ tướng), hi vọng là hợp tác hai nước tăng lên hơn, vì mức độ hiện tại thì chỉ tương đương quan hệ VN-Cam pu chia.(Về giá trị trao đổi hàng hóa)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 12 2020, 07:26 AM

Trong 9 tháng năm 2020, xuất khẩu lúa mì Nga đạt 24,7 triệu tấn, tăng 9% so với một năm trước. Năm nay chắc chắn Nga sẽ lại là số 1 về xuất khẩu lúa mì, năm thứ 5 liên tiếp

Ở Armenia hiện đang có biến động xã hội lớn, dân chúng đã xông vào tòa nhà quốc hội, một quan chức quốc hội (không rõ có phải chủ tịch không) đã bị dân chúng hành hung, không rõ chết hay chỉ bị thương. Tổng tham mưu trưởng quân đội Armenia đang họp với 3 đảng đối lập Armenia về tương lai đất nước. Thủ tướng không rõ ở đâu, đây là dấu hiệu có biến động chính trị lớn. Có thể tôi vẫn chưa cập nhật hết.
Nghe nói trụ sở NGO của George Soros ở Armenia (ông này là tác giả của rất nhiều các cách mạng nhung, cam, etc. ở Đông Âu và cũng là cuộc cách mạng vừa rồi của Armenia đưa chính phủ thân phương tây này lên) đã bị đập phá.

Các nước Mỹ, Pháp, Nga thì muốn giữ nguyên trạng hơn. Nhưng Mỹ, Pháp thì chỉ muốn lợi dụng Nga giúp Armenia để xung đột với Azerbaizan và Thổ, chứ bản thân họ thì không làm gì. Thậm chí Mỹ không dám ra lệnh hành pháp trừng phạt Azerbaizan và Thổ chứ đừng nói ra luật. Dự thảo luật trừng phạt Azer đã được nghị sỹ Mỹ tạo ra, nhưng có dám đưa ra để vote đâu.

Theo sách bàn cờ lớn (Grand Chessboard) của Brzezinski, thì Azer là 1 trong 5 nước chiến lược (key state) mà Mỹ phải kiểm soát. Trừng phạt Azer có mà đẩy nước này về phía Nga à? Đến trừng phạt còn chưa dám làm, thế mà lại còn hy vọng, nếu Mỹ ở địa vị Nga, ví dụ có căn cứ quân sự ở đó, thì họ sẽ trợ giúp quân sự cho Armenia để đối nghich với Azer và Thổ?

Chính Mỹ, Pháp cũng chỉ to mồm ủng hộ Armenia nhưng có làm gì đâu, dù cũng là đồng minh, lại đổ hết cho Nga để chối bỏ trách nhiệm. Sao cả Mỹ và EU không trừng phạt nặng Azer và Thổ đi? hehe.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 12 2020, 05:15 PM

Chính sách đối ngoại của một nước thường có tính kế thừa cao, Biden vẫn có thể tiếp nối chính sách của Trump với TQ nhưng có thể điều chỉnh mối quan hệ với EU?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2020, 06:26 PM

Thường một nước có nguy cơ ở trong tình trạng chiến tranh, thì kiểu thể chế đa nguyên đa đảng kiểu phương Tây không thích hợp (ngay cả trong trường hợp lý tưởng nhất đó là các đảng lợi ích nhóm này không phải là sự trá hình của lợi ích bên ngoài). Tại sao ? vì về mặt tâm lý, “đảng” nào càng hung hang mị dân thì sẽ càng được sự ủng hộ, nhưng điều này không có ý nghĩa gì về tương quan lực lượng thực tế trên thực địa. Ngay cả ở các nước Tây Âu, khi có chiến tranh, thì họ luôn hợp sức lại, không còn có chuyện đối lập/nắm quyền đánh lẫn nhau, tức là trong thực tế nó trở thành dạng một đảng. Thời đại chiến thế giới, tổng thống Mỹ Ru dơ ven làm liền 4 nhiệm kỳ (trong khi bình thường, một tổng thống chỉ được làm 2 nhiệm kỳ).
Còn nếu yêu nước kiểu anh hùng bàn phím, rồi đi biểu tình đập phá để thể hiện long yêu nước thì quá dễ, và tất nhiên không có tác dụng gì cho chiến thắng cả, chỉ có .. chiến bại và chỉ có tác dụng selfie cho vui.
Armenia là một nước mà người gốc Armenia ở phương Tây rất đông, vượt qua số lượng người Armenia trong nước (10 triệu so với 3 triệu), vì thế soft power của những người ở nước ngoài này rất nhiều, và thực ra đã đầu độc dân Armenia dẫn đến thảm cảnh này.
Câu chuyện kiểu này cũng có thể xẩy ra ở VN, dù mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn.Hiện tại trên nhận thức lề trái, nó vẫn có hai thông tin kiểu đầu độc như thế này. Thông tin thứ nhất là tìm cách thổi bùng mâu thuẫn VN-TQ (có thật) thành một dạng kẻ thù truyền kiếp. Thông tin thứ nhì là VN phải đổi hệ thống thành đa nguyên đa đảng kiểu phương Tây thì mới chống được tham nhũng và mới có thể bảo vệ được quyền lợi của nước mình. Bài học Armenia to vật chính là ví dụ chứng minh ngược lại. Tất nhiên đấy là nếu không muốn nhìn vào lịch sử hiện đại của chính nước mình. Từ 1954 đến 1975, chế độ ở miền Nam là đa nguyên đa đảng, đại nghị dân chủ tư sản, nó có chống được tham nhũng đâu, và cũng không có dân chủ luôn. Thời Ngô Đình Diệm thì anh em trong một gia đình (ngoại trừ Diệm) không có chức tước gì cả mà khống chế cả nhà nước. Thời Thiệu khá hơn, nhưng bầu cử chỉ có 1 ứng cử viên (liên danh Thiệu-Kỳ).
Đảng của bà Ung San su ki lại tiếp tục chiến thắng trong bầu cử ở Miến điện. Cùng lúc tên bà này bị gạch khỏi sổ của giải thưởng Sa kha rốp (EU) dành cho những người đấu tranh về dân chủ và nhân quyền (theo chuẩn mà EU định ra). Miến điện là nước đa dân tộc, nhưng tộc người lớn nhất, người Miến chỉ chiếm quá bán (hơn 50%), điều đáng chú ý là lần này bà ấy không chỉ được người Miến mà cả các thiểu số dân ủng hộ. Đây có lẽ là tiền lệ rất tốt để Miến điện thoát khỏi vấn đề chiến tranh ly khai giữa các cộng đồng người tạo ra nước này, vốn là vấn đề của họ từ khi độc lập.
Nhưng như vậy vẫn không phải là dân chủ theo định nghĩa phương Tây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2020, 06:40 PM

@ltbk,
Nhà nước nào cũng có tính kế thừa. Nhưng điều quan trọng là cái lô gics ông định làm thế nào. Lô gics của Binden và tư bản tài chính Mỹ là thâm nhập TQ sâu hơn nữa, nó không phải là tư duy sẵn sàng chấp nhận ra đi. Nếu ra đi thì TQ mới sợ, chứ ở lại thì phải nhượng bộ chứ làm sao có thể nói không. Nếu ở lại, thì cách duy nhất là lũng đoạn được hệ thống chính trị của TQ, điều hiện tại là không thể.Tóm lại là ông mới gân được một tí (Trump) giờ đã rút lui, cứ cho là rút lui tạm thời, thì cũng là rút lui rồi. Còn TQ, họ cũng chẳng dại mà lợi dung thời cơ củng cố lực lượng. Chiến thắng của Biden, nhìn ở khía cạnh nào cũng có lợi cho TQ.
Với EU thì câu chuyện buồn cười hơn. Nếu tất cả các nước lớn trong EU đều đã vội vã chúc mừng Binden thắng cử, và thực ra EU cũng đã sẵn sàng cho một cái deal mới với Mỹ, dạng một liên minh EU-Mỹ chống TQ, nó cũng làm nảy sinh một yếu tố mới. Đó là có những nước như Đức, sẵn sàng làm “tay sai” cho Mỹ , ngược lại Pháp muốn củng cố EU độc lập hơn lại không được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 12 2020, 09:27 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 12 2020, 11:40 AM)
@ltbk,
Nhà nước nào cũng có tính kế thừa. Nhưng điều quan trọng là cái lô gics ông định làm thế nào. Lô gics của Binden và tư bản tài chính Mỹ là thâm nhập TQ sâu hơn nữa, nó không phải là tư duy sẵn sàng chấp nhận ra đi. Nếu ra đi thì TQ mới sợ, chứ ở lại thì phải nhượng bộ chứ làm sao có thể nói không. Nếu ở lại, thì cách duy nhất là lũng đoạn được hệ thống chính trị của TQ, điều hiện tại là không thể.Tóm lại là ông mới gân được một tí (Trump) giờ đã rút lui, cứ cho là rút lui tạm thời, thì cũng là rút lui rồi. Còn TQ, họ cũng chẳng dại mà lợi dung thời cơ củng cố lực lượng. Chiến thắng của Biden, nhìn ở khía cạnh nào cũng có lợi cho TQ.
Với EU thì câu chuyện buồn cười hơn. Nếu tất cả các nước lớn trong EU đều đã vội vã chúc mừng Binden thắng cử, và thực ra EU cũng đã sẵn sàng cho một cái deal mới với Mỹ, dạng một liên minh EU-Mỹ chống TQ, nó cũng làm nảy sinh một yếu tố mới. Đó là có những nước như Đức, sẵn sàng làm “tay sai” cho Mỹ , ngược lại Pháp muốn củng cố EU độc lập hơn lại không được.
*



Biden lên thì có lợi ích nhất thời cho Nga hơn, vì Nord Stream 2 và hiệp ước hạt nhân có thể sẽ dễ dàng hơn. Nga (và cả EU) có thể cũng dễ dàng làm ăn với Iran hơn, nhưng vision về lâu dài thì Nga thích đảng cộng hòa hơn. Đây là 1 điều khác với nhiều người nghĩ, rằng đảng DC dễ chịu hơn cho Nga.



Đường ống Balkan Stream đã hoàn thành
Đường ống dẫn khí Balkan Stream đoạn qua lãnh thổ Bulgaria đã hoàn thành và kết nối với phần đường ống đi qua Serbia. Lễ khánh thành sẽ diễn ra muộn hơn do dịch bệnh Covid-19.


Đường ống dẫn khí Balkan Stream là phần nối dài của đường ống TurkStream cho phép các nước khu vực bán đảo Balkan nhập khẩu trực tiếp khí đốt Gazprom. Từ đầu năm 2020, dòng khí đầu tiên theo đường ống Balkan Stream đã đến Bulgaria. Tuy nhiên, Serbia phải chờ đến khi đoạn qua lãnh thổ Bulgaria hoàn tất.


Bulgaria reportedly completes Balkan Stream, connects to Serbian pipeline
https://www.intellinews.com/bulgaria-reportedly-completes-balkan-stream-connects-to-serbian-pipeline-196128/

The construction of the “Balkan Stream” in Bulgaria is completed. Bulgarian part of Turkish Stream was connected with a section in Serbia
https://geopolitics.news/europe/the-construction-of-the-balkan-stream-in-bulgaria-is-completed-bulgarian-part-of-turkish-stream-was-connected-with-a-section-in-serbia/


Bulgaria: Construction of Balkan Stream has been completed
https://balkaneu.com/bulgaria-construction-of-balkan-stream-has-been-completed/


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/balkan-stream-da-hoan-thanh-584679.html



Như vậy là đường ống Balkan Stream hoàn thành. Trước đó qua Nga đã qua Turkish Stream đưa được khí đến Thổ và Bulgary. Bây giờ với đường ống này, nối Serbia với Bulgary thì khí đốt Nga đã đến được Serbia và khu vực Balkan rồi. Dự án này đã theo đúng tiến độ, đến Serbia vào cuối năm 2020, và bước tiếp theo sẽ là đến Hungary và Slovakia. Việc kết nối đến 2 nước này sẽ bắt đầu vào năm 2021 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.

Như vậy là Mỹ đã không cản được đường ống này, trước đó Bulgary đã chống lại áp lực của Mỹ đòi dừng đường ống này. Tôi đang băn khoăn tự hỏi không biết EU và Đức có sai lầm không? Trước đó khi Mỹ gây áp lực đòi Bulgary phải từ bỏ South Stream, Bulgary nói sẽ hoãn (không bỏ) xây South Stream, EU tuy nói ủng hộ South Stream nhưng không có hành động gì giúp Bulgary cả, cuối cùng Nga quyết định xây Turkish Stream.

Kết quả cuối cùng đó là bây giờ thì đường ống Nga vẫn đến Bulgary, Balkan và Đông Âu, hệt như South Stream nhưng lại có thêm một ông Thổ vào, trở thành một cái hub cho thị trường khí đốt EU. Phía EU đang "phân tích" rằng Thổ không thể dùng nó làm đòn bẩy chính trị mà chỉ có thể kiếm lợi kinh tế, vì nếu Thổ làm vậy thì Nga có thể quay về đường ống Ukraine bất kỳ lúc nào. hehe.gif

Một điều nữa, Mỹ (thời Trump) không ngăn nổi Thổ, Bulgary, Hungary, Slovakia xây đường ống này, nhưng lại cố gắng ngăn Đức xây Nord Stream 2. Lý do có thể thấy, Mỹ nố lực ngăn Nord Stream 2 nhiều hơn là đường ống này? Vì sao? Dĩ nhiên k phải vì dung lượng Nord Stream 2 lớn hơn (vì nhu cầu Đức lớn hơn), mà vì e rằng Mỹ không chỉ sợ Nga, mà thực chất là sợ Đức vươn lên thành một cực quyền lực mới. Mấy nước Đông Âu kia Mỹ không ngại, mà ngại Đức hơn, Ba Lan cũng ngại nên chống đối quyết liệt, và dĩ nhiên Mỹ càng sợ hơn việc gắn kết giữa Nga và Đức rồi. Chính ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nói thẳng ra, việc Đức chơi với Nga làm giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ với Đức.
Đây mới là những lý do thực

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2020, 10:05 PM

@ltbk,
Tôi thì phân tích là với Biden, Nga sẽ khó khăn hơn. Còn trong trường hợp Nord Stream thì lại không dự tính được, vì cho đến nay, ta không biết cái deal giữa Mỹ và EU sẽ ra sao. Thực ra nó là cuộc thỏa hiệp giữa các mối quan hệ đan xen.Mỗi bên sẽ phải chấp nhận một điều thiệt cho bên kia. Thời kỳ Obama, cả Đức và Mỹ đều hợp lực ở Ucraine để chống Nga, đổi lại Đức tiếp tục được tiếp cận thị trường Mỹ. Thời Obama, cũng là thời mà Mỹ và EU phối hợp tốt nhất, mặc dù vậy hai bên vẫn không ký được FTA xuyên Đại Tây Dương. Bây giờ nếu Mỹ (với dự tính Binden là tổng thống) có thể hòa hợp với EU cách tiếp cận TQ, đòi TQ mở cửa để xâm nhập thị trường tài chính hơn, thì ngược lại Mỹ nhượng bộ cái gì, EU nhượng bộ cái gì.. điều này chưa rõ ràng. Thời Obama, tôi nghĩ vai trò của Binden khá quan trọng trong chính sách của ông ta, vì Obama không có chuyên về vấn đề này, nên có thể coi chính sách quốc tế thời Obama là chính sách Binden. Điều khác biệt duy nhất là Obama, do là người da mầu, và bị khống chế cả lưỡng viện Mỹ nên không có chính sách đối ngoại hiệu quả. Nếu Binden làm tổng thống, thì những điều kiện này khá khẩm hơn (đảng dân chủ có hạ viện)
Sức ép của Mỹ lên Đức lớn hơn với các nước ở Ban căng (Bulgarie, Rumania..), vì quan hệ kinh tế giữa Đức và Mỹ chặt chẽ hơn, Đức cần thị trường Mỹ cả về xuất khẩu hang hóa và tài chính. Các nền kinh tế ở Ban căng nhỏ, không có ảnh hưởng gì tới Mỹ, và Mỹ cũng không có ảnh hưởng ngược lại. Mỹ chỉ có cái gậy NATO ở đó thôi. Quan hệ Ban căng với Mỹ còn ít hơn quan hệ VN-Mỹ.Ngược lại quan hệ Ban căng – Đức rất quan trọng.
Tóm lại, nếu Binden làm tổng thống, thì trong cặp Nga-TQ, Nga sẽ chống mũi chịu sào là chính. Còn TQ sẽ dễ thở hơn. Mỹ có thể phối hợp với EU chống TQ, nhưng để thống nhất hành động cũng khó, không thể ứng khẩu nhanh như thời Trump được.
Điều khó với Nga là bây giờ Mỹ cũng xuất khẩu dầu mỏ, và tất nhiên muốn hất Nga khỏi thị trường EU. Gọi là thị trường EU nhưng thực chất chỉ là Trung Âu và Nam Âu thôi , chứ còn Pháp không ở trong đó. Pháp, Tây ban Nha về năng lượng không phụ thuộc Nga.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2020, 10:16 PM

Điều bất ngờ nhất trong hệ quả của tình hình chính trị Mỹ rối ren, có lẽ là việc ký hiệp định RCEP, tất nhiên phải sau 15/11 mới biết chính xác. Tất nhiên nó không phụ thuộc hoàn toàn vào điều này, nhưng sự rối ren của chính trường Mỹ đã khiến các nước to đầu trong đàm phán hiệp ước này ngã ngũ nhanh hơn. Với TQ đây là cơ hội đi trước để tránh miếng đòn Mỹ có thể quay lại CPP, và từ đó ép các nước đã tham gia hiệp ước này nhiều điều khoản ngăn cản họ tham gia vào RCEP. Với Nhật, Hàn thì đây là cơ hội để tránh bị Mỹ ép buộc chọn bên. Có nhiều nước ĐNA cũng rất muốn như Thái, Malasia. Đối với VN nó cũng có cái lợi là đặt quan hệ VN-TQ về thương mại trong một cơ chế đa phương, thì sẽ ổn định hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 13 2020, 12:13 AM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 12 2020, 03:05 PM)
@ltbk,
Tôi thì phân tích là với Biden, Nga sẽ khó khăn hơn. Còn trong trường hợp Nord Stream thì lại không dự tính được, vì cho đến nay, ta không biết cái deal giữa Mỹ và EU sẽ ra sao. Thực ra nó là cuộc thỏa hiệp giữa các mối quan hệ đan xen.Mỗi bên sẽ phải chấp nhận một điều thiệt cho bên kia. Thời kỳ Obama, cả Đức và Mỹ đều hợp lực ở Ucraine để chống Nga, đổi lại Đức tiếp tục được tiếp cận thị trường Mỹ. Thời Obama, cũng là thời mà Mỹ và EU phối hợp tốt nhất, mặc dù vậy hai bên vẫn không ký được FTA xuyên Đại Tây Dương. Bây giờ nếu Mỹ (với dự tính Binden là tổng thống) có thể hòa hợp với EU cách tiếp cận TQ, đòi TQ mở cửa để xâm nhập thị trường tài chính hơn, thì ngược lại Mỹ nhượng bộ cái gì, EU nhượng bộ cái gì.. điều này chưa rõ ràng. Thời Obama, tôi nghĩ vai trò của Binden khá quan trọng trong chính sách của ông ta, vì Obama không có chuyên về vấn đề này, nên có thể coi chính sách quốc tế thời Obama là chính sách Binden. Điều khác biệt duy nhất là Obama, do là người da mầu, và bị khống chế cả lưỡng viện Mỹ nên không có chính sách đối ngoại hiệu quả. Nếu Binden làm tổng thống, thì những điều kiện này khá khẩm hơn (đảng dân chủ có hạ viện)
Sức ép của Mỹ lên Đức lớn hơn với các nước ở Ban căng (Bulgarie, Rumania..), vì quan hệ kinh tế giữa Đức và Mỹ chặt chẽ hơn, Đức cần thị trường Mỹ cả về xuất khẩu hang hóa và tài chính. Các nền kinh tế ở Ban căng nhỏ, không có ảnh hưởng gì tới Mỹ, và Mỹ cũng không có ảnh hưởng ngược lại. Mỹ chỉ có cái gậy NATO ở đó thôi. Quan hệ Ban căng với Mỹ còn ít hơn quan hệ VN-Mỹ.Ngược lại quan hệ Ban căng – Đức rất quan trọng.
Tóm lại, nếu Binden làm tổng thống, thì trong cặp Nga-TQ, Nga sẽ chống mũi chịu sào là chính. Còn TQ sẽ dễ thở hơn. Mỹ có thể phối hợp với EU chống TQ, nhưng để thống nhất hành động cũng khó, không thể ứng khẩu nhanh như thời Trump được.
Điều khó với Nga là bây giờ Mỹ cũng xuất khẩu dầu mỏ, và tất nhiên muốn hất Nga khỏi thị trường EU. Gọi là thị trường EU nhưng thực chất chỉ là Trung Âu và Nam Âu thôi , chứ còn Pháp không ở trong đó. Pháp, Tây ban Nha về năng lượng không phụ thuộc Nga.
*



Bác Phó, Biden muốn theo đuổi thỏa thuận xanh, và ít ưu tiên cho dầu mỏ hơn. Ông ta đã nói rõ rằng sẽ đi theo hướng đóng cửa ngành dầu mỏ trong tương lai (điêu chưa ai dám nói), và không cho mở thêm mỏ khí đốt nữa.
Pháp cũng mua khí đốt từ Nga và Algery đó bác, dù không bị phụ thuộc.
Chính quyền Trump quyết tâm hơn về bán LNG cho EU. CHính quyền Biden dĩ nhiên cũng muốn, nhưng không thể quyết tâm bằng, và cả hai bên Biden và EU đều đi theo thỏa thuận xanh, hướng về sản xuất nguyên liệu hydrogen. Nga cũng đã có chiến lược cho việc sản xuát hydrogen rồi. Nên vì thế có thể sẽ nhượng bộ nhiều hơn về Nord Stream 2 chăng?

Như về lâu dài, vision của đảng cộng hòa có lợi cho Nga hơn. Còn việc trừng phạt thì 2 đảng đều phạt ngang nhau nếu cần thiết

Nga đang tổng kết chính sách thay thế nhập khẩu, lúc này họ đang bước sang giai đoạn mới của chính sách này. Có công ty đã tiết lộ, lợi nhuận của họ vào cuối năm 2018 đã tăng 28 lần nhờ thay thế nhập khẩu đó.



Bọn Nga tự mình chế tạo và sản xuất xong vật liệu composite cho máy bay MS-21 rồi (cái này EU không chịu bán cho Nga). Hiện giờ, cái vật liệu composite này không chỉ dùng cho MS-21 mà đã dùng cho một loạt các lĩnh vực khác rồi. Vốn dĩ nó được chế ra dùng cho MS-21 nhưng MS-21 còn chưa ra đời (mới chỉ chế ra vài con để thử nghiệm thôi), thì các ngành công nghiệp khác đã hưởng lợi từ nó (ví dụ Công ty Samara của Nga đã sản xuất một chiếc thủy phi cơ bằng vật liệu composite này rồi, hay trang trại gió (wind farm) ở Adygea của Nga cũng đã xài vật liệu này, etc.)
Không cân biết MS-21 cuối cùng có ra đời không, việc phát triển chương trình này cho Nga nhiều cái lợi quá.
Cái động cơ PD-14 của nó cũng được dùng để làm nền phát triển các động cơ khác, cụ thể là nhiều động cơ có thể tái sử dụng cái bộ tạo khí (gas generator) của cái động cơ này

Cái trò trừng phạt đang khiến dẫn đến 1 việc, đó là các hãng phương tây đang chuyển giao công nghệ cho Nga để sản xuất ở Nga, và đặt hàng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện Nga thay vì phương tây, vì chỉ như vậy thì mới cạnh tranh được

Công ty Đức Claas hoạt động tại Krasnodar chuyên sản xuất máy móc nông nghiệp, do mức độ nội địa hóa cao - trên 50% - máy gặt đập liên hợp của nhà máy này được ghi nhận là "Sản xuất tại Nga". Họ tiếp tục năng mức độ nội địa hóa lên nữa, bằng cách dùng lốp của các công ty Nga sản xuất. Và bây giờ đứng trước nguy cơ phải dùng động cơ Nga nếu không thì không cạnh tranh được (do rup mất giá khiến giá nhập tăng cao), họ quyết định sẽ chuyển giao công nghệ động cơ nốt cho Nga để sản xuất ở đó. Báo Anh đang hỏi có phải Claasđã trở thành hãng Nga?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 15 2020, 06:11 PM

Hiệp định thương mại đa phương RCEP đã được ký.Đây là một tin tốt, bởi vì không những VN tham gia mà còn có biểu tượng chủ chốt, đó là hiệp ước được ký dưới sự chủ tọa của VN. Trước đây,thế giới chỉ có hiệp định Paris, hiệp định Giơ nép vơ, giờ đây hiệp định Hà nội, tuyên bố Hà nội cũng trở thành thông lệ với thế giới. Nó đánh giá sự phát triển và ảnh hưởng biểu tượng (symbolique) cho VN là một bộ phận của sức mạnh mềm trong một thế giới mà quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại ngày càng đan xen nhau.
Hiệp định này là một câu trả lời tốt cho TQ. Nó chỉ cho TQ thấy, nước này có lợi khi thể hiện sức mạnh mềm, nó cũng chỉ ra rằng các nước không ghét TQ, nhưng họ không muốn TQ « bullying », chèn ép cưỡng bức. Một ngày nào đó, nếu TQ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới (điều này thì không thể dự đoán được), thì thái độ ứng sử của TQ phải hay hơn các cường quốc đi trước nó như các nước Tây Âu , Mỹ, .. chứ không thể học lại cách thức của những nước kia trong quá khứ. Thế giới luôn luôn tiến bộ hơn, không thể đi giật lùi.
Hiệp định này cũng là một câu trả lời tốt cho Mỹ. Nó cũng chỉ cho Mỹ thấy rằng « buôn có bạn, bán có phường », bạn của ông là ai,phường của ông là ai. Ông không thể nào đặt mình vào vai trò là ông chủ của tất cả, đòi hỏi các nước khác cung phụng, mà không có đi có lại, không có sự tin cậy bền vững, thái độ đồng bóng, thất thường. Chính sách đồng bóng, thất thường của chính nước Mỹ sẽ làm hại cho Mỹ.
Đối với VN, hiệp định này cũng có nhiều tác dụng. Nó có tác dụng gắn kết quan hệ kinh tế VN-TQ trong một khuôn khổ đa phương, nên sẽ ổn định và dễ điều tiết hơn. Nó cũng giúp VN gắn kết với các nước ĐNA hơn, vì trong 10 nước ở ĐNA, không phải nước nào cũng có mâu thuẫn với TQ, vấn đề biển Đông không đụng chạm tới tất cả các nước giống nhau. Hiệp định này sẽ giúp thống nhất ĐNA hơn trong quan hệ với đối tác ngoài khối.
Khác với hiệp định thương mại FTA mà VN ký với Nga, RCEP, CPP có tác dụng chốt lại những quan hệ mà VN đã có, cho nên ta hoàn toàn có thể tin là nó sẽ phát huy tác dụng.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 15 2020, 11:25 PM

Nhà nước TQ đã chặn huy động vốn của hãng « con kiến » (Ant technologia), và việc này được bình luận qua các bài dịch hay bình luận đang ngay trên báo VN như là việc nhà nước TQ ngăn chặn, nghi ngờ các hãng công nghệ TQ.
Thực ra điều đó không phải. Các hãng công nghệ này đã hoạt động một cách vô trách nhiệm, và nếu tiếp tục thì nhà nước TQ hứng đủ. Sự vô trách nhiệm này là do thị trường tạo ra. Hiện tại hãng của Jack Ma muốn huy động tới 50 tỉ đô trên thị trường tài chính TQ, mà cách kinh doanh của nó chỉ là đá lại thông tin vay nợ của khách hàng, thông qua các micro credit. Nói cách khác, những người sử dụng dịch vụ thông tin trao đổi của Jack Ma, sẽ được nó « bảo lãnh đểu » để vay vốn các ngân hàng TQ, và mỗi dịch vụ như thế Jack Ma sẽ lấy hỏa hồng từ số tiền dịch vụ môi giới này. Hãng này không đóng vai trò gì cả, cũng không có trách nhiệm trong việc lỗ lãi, « nợ xấu » của việc cho vay.
Tệ hại hơn nữa, để góp vốn, sẽ có rất nhiều cá nhân hay pháp nhân tài chính sẽ vay nợ để mua trái phiếu để đầu cơ, và cũng không có điều gì bảo đảm Ant Technologia có thể chi trả lãi được.
Như vậy hệ thống ngân hàng TQ đứng trước hai rủi ro : rủi ro của các con nợ mua trái phiếu Ant, và rủi ro của các món Credit mà Ant Technologia môi giới. Mà rủi ro này là systémique, tức là tác động tới toàn bộ hệ thống tài chính TQ. Cấm là phải.
Bản thân Jack Ma cũng nói điều này khi tuyên bố rằng, nếu vay ít thì rủi ro thuộc về người vay, nếu vay nhiều thì rui ro thuộc về ngân hàng cho vay (một cách nói khác của vấn đề « too big too fall » đã có trong hệ thống ngân hàng Mỹ)
Cũng nhân tiện nói về vấn đề tài chính này, tổng thống Mỹ đã ký quyết định không để cho hệ thống tài chính Mỹ đầu tư vào các hãng liên quan tới công nghệ quân sự TQ. Điều đó có nghĩa là, từ trước tới nay Mỹ vẫn đầu tư vào đây. Câu chuyện kỳ lạ này chính là hiện trạng của thế giới hiện tại. Và hiển nhiên, việc ngăn cấm này sẽ bị hệ thống tài chính Mỹ khó chịu.
Việc này cũng giống như việc người Tây tạng ở phương Tây cầm cờ Tây tạng biểu tình chống TQ nhân việc tổ chức Ô lem píc ở TQ cách đây mấy năm (2008), nhưng cờ Tây Tạng lại được .. may và sản xuất ở TQ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 16 2020, 11:05 PM

Hôm nay đọc các báo của Pháp, thì hầu như báo nào cũng nói tới hiệp định RCEP, nhưng đều nhận định theo kiểu đây là thành công của TQ, là vấn đề mà Biden phải sử lý, .. nhưng đây là cách nhìn của phương Tây, cái gì nó không điều khiển, là trung tâm thì sẽ là xấu.
Hiệp định này có lẽ cũng « dội gáo nước lạnh » vào các bác « phò Mỹ », cho nên bình luận thêm ở đây một chút.
Hiệp định thương mại RCEP khởi điểm không phải là do TQ tạo ra hay đề xướng mà là từ ASEAN mà ra. Bởi từ trước trong ASEAN đã có các nước có hiệp định thương mại với TQ, đã có cả FTA ASEAN-TQ. Theo như Sputnik (Nga) thì hiệp định này được khởi xướng bởi Indo và VN. Vấn đề ở đây không phải là tranh cãi copyright, mà vấn đề ở đây là RCEP có tác dụng dung hòa, bảo đảm quyền lợi cho cả các nước trong ASEAN không có hiệp định đặc biệt với TQ. Nhưng nước đó bao gồm cả VN, và những nước từ bên ngoài ví dụ như Hàn, Nhật, Úc. Như vậy RCEP có tác dụng bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho các nước này trong một sân chơi đa phương, không bị các đối tác khác vượt mặt.
Điều người ta nên đặt câu hỏi là tại sao Hàn, Nhật, Úc, Tân Tây lan lại tham gia vào đây, trong khi họ đều là những nước đồng minh thân cận với Mỹ cả về kinh tế ngoại giao thậm chí văn hóa (Úc, Tân Tây lan).
Thậm chí có nước còn có thể là trụ cột của liên minh quân sự QUAD với Mỹ (Úc, Nhật).
Câu trả lời cho nó cũng nói lên hiện trạng thế giới hiện tại, cũng như thái độ của Mỹ. Nó nói lên một điều là liên minh quân sự không còn là bảo đảm cho liên minh kinh tế, và liên minh quân sự lại trở thành sợi dây ràng buộc phụ thuộc, mà không được lợi điều gì.
Trong 4 năm qua, chính quyền Trump đã làm được nhiều điều, cạnh tranh Mỹ-Trung đã có tác động cân bằng lực lượng, nhưng việc này không dẫn tới một cái pact mới giữa Mỹ, Hàn, Nhật, Úc về kinh tế, mà ngược lại họ cũng phải chịu những đòn đánh của Mỹ. Mỹ đòi Hàn chi trả nhiều hơn về quân sự, đánh thuế vào sản phẩm Nhật, Úc là nước đi theo Mỹ phản đối TQ, sẵn sàng chịu chơi với TQ về thương mại, nhưng không có nước nào được Mỹ lại quả, để hình thành lên một liên minh mới. « có đi có lại mới toại lòng nhau ».
Trog trường hợp như vậy, khó có thể đòi hỏi sự nhiệt tình. Với VN, tác đông với VN là thuận lợi, nhưng đấy là do tình hình phát sinh ra, chứ không phải hoàn toàn thịnh tình của Mỹ. Gần đây Mỹ đã đe dọa VN là thao túng tiền tệ, chi vì VN có thặng dư thương mại với Mỹ. Mỹ cũng đe dọa như vậy với Malaysia (khi thủ tướng Mahathir sang VN ông đã tiết lộ điều đó), còn chuyện Mỹ gây sức ép với Thái, Indo, Miến điện cũng có.
Ngoài những điều nói trên, VN còn là trường hợp đặc biệt, vì độ mở kinh tế, và phần trăm của FDI lớn. FDI phần lớn là của Hàn, Nhật, Sing, Đài Loan, TQ. Ngoại trừ TQ, các FDI của các nước kia cũng cần tiếp xúc với thị trường TQ. Nếu VN không vào thì họ sẽ bỏ đi.
Như vậy RCEP hình thành không phải là do TQ điều khiển, cưỡng bức, mà do cạnh tranh đối đầu Mỹ-TQ có điều đặc biệt là Mỹ không cho người ta điều lợi, chỉ tìm cách trói buộc mà không nhả ra. Một quan hệ chủ-tớ kiểu nô lệ như thế, khó có nước nào chịu, ngay cả các đồng minh gần cận nhất của Mỹ như Úc, Nhật, Hàn, đừng nói tới VN ở vị trí còn xa hơn. Vì thế ở trên tôi mới nói « buôn có bạn, bán có phường » là vì thế.
Theo như phỏng vấn của AFP với thủ tướng VN, đã hỏi đểu kiểu « sao ASEAN không có nghị sự về nhân quyền » đã nói lên cái thái độ kiểu đó.
Chính vì thế VN vào RCEP là điều rất tốt. Và điều này cũng không ngăn cản VN về sau có thể vào QUAD+, nếu thấy có lợi.
Trong thực tế, Mỹ có một điều lợi rất lớn, đó là Mỹ là đầu nậu của hệ thống tài chính thế giới. Và cũng chính vì điều đó mà cán cân thương mại của Mỹ bao giờ cũng nhập siêu, vì khối tiền đô la do hệ thống ngân hàng Mỹ tung ra bao trùm cả hệ thống tài chính của các nước quan hệ thương mại với Mỹ, vì thế Mỹ không thể nào xuất siêu. Nếu Mỹ xuất siêu, thì kinh tế thế giới sụp đổ (tức là mô hình Mỹ là thượng phong tài chính sẽ xụp đổ, và Mỹ trở thành một nước bình thường như ..VN) Nhập siêu với Mỹ không phải là điều nguy hiểm, nhưng vấn đề là Mỹ muốn nước nào được xuất siêu. Như vậy nếu Mỹ muốn cấu trúc lại chuỗi sản xuất toàn cầu thì phải định hình được nước nào sẽ xuất siêu vào Mỹ, và có quan hệ hợp tác « có đi có lại » với Mỹ. Chứ không thể nào dọa tất cả các nước, tùy theo hứng của mình được.
Hiện nay RCEP cũng như CPP có yếu điểm đó là không độc lập về tài chính, tất cả các nước đều sống bằng xuất siêu vào Mỹ. Ngược lại hiệp định EVFTA của vN với EU lại không thế, vì không nhất thiết phải sài đô la.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 17 2020, 07:34 PM

Một số người ở Mỹ và VN nói về quay lại hiệp định TPP, etc. nhưng khả năng này xem ra mơ hồi, nhất là sau khi đã ký RCEP. Ngoài ra, cần phải tính đến những gì mà Trump sẽ làm trong những ngày cuối cùng này, có thể sẽ có những cơ chế để ngăn cản những người kế nhiệm đảo ngược mối quan hệ với TQ. Cũng không rõ TQ có giữ lời hứa mở cửa thị trường tài chính và ô tô cho Mỹ hay k? Nếu có thì không rõ họ có cài thêm cơ chế nào bên trong đó để bảo vệ mình k, etc. nhưng có vẻ như giới tài chính Mỹ đang hứng thú với chuyện này.

Trong lịch sử, Mỹ lần nào cũng nhận ra TQ là vấn đề, đối thủ tiềm năng, nhưng chưa bao giờ tập trung vào TQ để ra đò như bây giờ.

- Hồi năm 90s, quan hệ 2 bên tốt, TQ ngoạm đảo của Philippin thì Mỹ cũng ignore. Thứ duy nhất Mỹ làm đuợc là bình thường hoá quan hệ với VN để đề phòng TQ

- Đến thời Bush con thì Mỹ lại kẹt cứng ở Trung Đông dù ý thức rõ sự nguy hiểm của TQ, thứ duy nhất làm được là bình thường hoá quan hệ với Ấn cũng để đối đầu với TQ

- Đến thời Obama tuyên bố hùng hồn xoay trục sang châu Á. Và để làm việc này, Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Trung Đông, nhấn nút khởi động quan hệ với Nga, để tập trung đối phó TQ. Biện pháp để làm việc này là chơi con bài Iran để rút mà vẫn giữ ảnh hưởng ở Trung Đông, hoà với Nga để chơi trò EU và Nga kiềm chế lẫn nhau ở châu Âu cũng là để ngăn Nga gắn với TQ, thành lập TPP ở châu Á để thống nhất đối phó TQ
Kết quả là Mỹ toàn bị phân tâm, bị lôi vào cuộc chiến Lybia (mà sau này Obama nói đây là sai lầm duy nhất của mình), nói là nhấn nút khởi động quan hệ với Nga nhưng sau đó lại bị lôi vào cuộc chiến ở Syria, rồi Ukraine để xung đột Nga, khiến cho quan hệ Nga-TQ gắn bó hơn, và TQ là người hưởng lợi nhất.
Hiệp định TPP cũng vì những cuộc xung đột này mà chậm chạp, k thông qua được ở Mỹ trong nhiệm kỳ. Thỏa thuận với Iran thì chưa thành luật nên cuối cùng tất cả bị xoá bỏ.
Tóm lại, thời Obama chỉ là nêu khẩu hiệu đối phó TQ nhưng rốt cuộc thì TQ vẫn là kẻ hưởng lợi nhất

- Đến thời Trump này mới thực sự là đánh TQ nhưng đã bị tạm ngưng. Không rõ thời Biden sẽ thế nào

Ngoài ra, sau khi giải quyết chuyện với Covid, căng thẳng tại Đông Âu với Nga có thể sẽ tăng lên, nhất là Belarus có thể thành chiến trường, như vậy TQ có thể lại được nhẹ nhõm và hưởng lợi. Mỹ đánh nhau với Nga ở EU, nhưng kẻ hưởng lợi nhất việc này là Đức. Đức toàn lôi kéo Mỹ vào để đánh Nga, nhưng kết quả thì kẻ hưởng lợi lớn nhất vẫn là Đức, giúp Đức hưởng lợi kinh tế và định hình EU theo ý mình và đi trên hướng trở thành siêu cường, nên đời Trump họ đề phòng chuyện này là có lý

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 17 2020, 09:38 PM

Mỹ có thể quay lại CPP, và ký RCEP không ngăn cản chuyện này. Ngược lại Mỹ không thể biến hiệp định CPP thành một thứ Exclusive như hiệp định Mỹ ký với Mexico và Canada(ALENA cũ), theo đó, hai nước này muốn vào một khối thương mại nào, phải được Mỹ đồng ý.
Nhưng Mỹ còn có cửa trừng phạt TQ, và từ đó ngăn cản hiệu quả của các hiệp định thương mại, đây là việc Mỹ đang làm với I ran, vì về mặt luật pháp, I ran không bị cấm vận quốc tế, nhưng những hãng phương Tây vẫn không xông vào I ran, vì nếu vào sẽ bị Mỹ trừng phạt. Điều cũng tương tự xẩy ra với Hoawei. Nhưng điều này chỉ có tác dụng với những hãng có quan hệ làm ăn quan trọng với Mỹ, cần giữ chỗ, chứ nếu hãng đó không có quan hệ với Mỹ thì vô tác dụng. Kiểu trừng phạt này, nếu quá đà cũng sẽ tạo nên một hệ thống tài chính khác, không phụ thuộc vào Mỹ nữa.
Hiện tại, điều khó với Mỹ là TQ hoàn toàn là một bộ phận trong hệ thống tài chính Mỹ. Nếu nói về chủ quyền tài chính, thì tài chính Mỹ bao phủ cả TQ, việc TQ xuất siêu vào Mỹ thực ra là một hiện tượng cửu vạn làm cho Mỹ hưởng, chứ không phải là một sự thiệt thòi của Mỹ. (Chính vì thế mới có chuyện là tài chính Mỹ có thể đầu tư cho cả hãng quân sự của TQ, và mặc dù trừng phạt Hồng công, đô la hồng công vẫn là đồng tiền quốc tế).
Hiện tại đồng nhân dân tệ chưa phải là đồng tiền quốc tế. Vị thế của nó còn kém cả Yên Nhật và euro, hay Franc Thụy sĩ.
Mặc dù TQ nằm hoàn toàn trong hệ thống tài chính đô la, TQ cũng giữ được sự độc lập tài chính do xuất siêu, và đặc biệt không bị hệ thống tài chính Mỹ gán cho nợ xấu để buộc cổ. Vì thế phải nhìn việc TQ trị Jack Ma không phải là do ông Tập cận Bình ra oai, mà là TQ không muốn nợ lan tràn, hệ thống sản xuất không trả được thì sẽ rơi vào bẫy nợ.
Như vậy hiện tại Mỹ đang đứng trước nhiều mâu thuẫn. Đó là đặt gạch cửa nào. Cửa tài chính hay cửa sản xuất. Nếu là cửa sản xuất thì điều đó chính là những gì Trump đã làm, chỉ có điều phải làm tốt nó lên là định hình xem chuỗi sản xuất của Mỹ là nhưng ai, điều mà Trump với thuyết « USA first » không làm được. Còn nếu đặt cửa tài chính, thì điều đó có nghĩa là phải sẵn sàng chia sẻ quyền lực chính trị với TQ.
Trong thực tế, lợi ích nhóm ở Mỹ đa dạng quá, như đứa trẻ con có nhiều quả bóng để chơi, cuối cùng không xác định được quả nào là chính, quả nào là phụ. Lúc tỉnh ra thì đã muộn.
Hôm nay báo VN đã đang bài nói về Thái và Sing, có thể coi là những nước vồ vập với RCEP nhất. (Không kể Cam pu chia). Sing đã công khai yêu cầu Mỹ-TQ ngừng chiến, nhưng hoàn toàn lờ đi việc TQ gây áp lực ở biển Đông, chiếm biển đảo của VN, Phi. Thái cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu là do quyền lợi của họ không bị đụng chạm, Cam pu chia cũng vậy. Nhưng nếu RCEP có lợi cho họ, thì họ phải nhượng bộ trong đàm phán COC, lấy UNCLOS làm cơ sở, chứ không thể lại tiếp tục chạy theo TQ để biến hiệp định này thành dạng học thuyết Monroe cho TQ ở ĐNA. Nhưng khả năng DOC/COC hoàn thành được hơi khó.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 17 2020, 10:08 PM

Bổ xung thêm một chút những gì viết ở trên.
Cam pu chia mấy hôm trước đã ký một hiệp định FTA với TQ, ngay trước khi RCEP được ký, vì thế Cam pu chia không cần phải lên tiếng vội vã như Thái hay Sing ủng hộ RCEP. Nhưng ta có thể hiểu là việc ký FTA này như một sự kiện chính trị, nhiều hơn là tác dụng kinh tế, ngoại trừ trong FTA này ông nhượng bộ cho TQ nhiều hơn nữa, vượt cả khuôn khổ RCEP.
Khi Mỹ hợp với EU đánh Nga thì điều này rõ ràng có lợi cho Đức, như ltbk nói ở trên, nhưng nó cũng có lợi cho giới kinh doanh dầu mỏ, khí đốt Mỹ, cũng như những tài phiệt ủng hộ việc ký hiệp định xuyên đại tây dương.
Vừa rồi, tôi đọc trên báo Pháp có một bài rất buồn cười, nói về sản xuất than đá ở Mỹ. Theo bài báo (trên báo thế giới -lemonde), nó nói rằng vào năm 2021, thì sản xuất than đá sẽ đạt kỷ lục ở Mỹ, nhưng sau đó sẽ giảm, vì có nhiều hãng bị lỗ, và đặc biệt, Toshiba là hãng cuối cùng không sản xuất nồi hơi cho nhiệt điện than đá nữa (chắc là cuối cùng của phương Tây).
Theo chính sách của Trump, thì ông này ủng hộ năng lượng than đá. Nhưng hệ thống tài chính của nó lại có đối sách kiểu khác, đó là hạn chế credit cho ngành này.
Nếu người ta thực sự muốn bảo vệ môi trường đồng thời có an ninh năng lượng, thì phải đầu tư cho cải tiến các công nghệ nhiệt điện than. Năng lượng than đá là rẻ nhất, và nó cũng là loại khoáng sản có nhiều nhất trên thế giới (trữ lượng của nó đủ dùng mấy trăm năm). Nhưng tài chính cứ tổi vào năng lượng sạch, vì có nhiều điều :
1- Tài chính Mỹ đã đầu tư vào khí đốt thạnh phiến quá nhiều, giá thành nó không rẻ, vậy muốn đầu tư không lỗ, thì phải triệt thoái các loại năng lượng khác rẻ hơn bằng các biện pháp ngăn cấm phi truyền thống.
2- Năng lượng sạch là cái bẫy nợ rất lớn. Ở EU hiện nay, năng lượng này hoàn toàn không có thể cạch tranh nếu không được tài trợ. Hiện tại ở Đức, đã có nhiều bãi điện gió phải dỡ bỏ, vì khi chính phủ Đức không tài trợ, thì nó không sống được. Làm điện gió chỉ là để ăn lãi tài trợ là chính.
Như vậy nhưng việc ồn ào về năng lượng sạch, lợi ích nó ở đâu, hay chỉ là một dạng nghị Quế ép chị Dậu. Để cho bác nào không đọc, hay chưa đọc truyện tắt đèn của Ngô Tất Tố, thì quyển tiểu thuyết này tố cáo hiện trạng xã hội Vn thời thuộc địa. Chị Dậu phải bán con cho nghị Quế, phải vay lãi nghị Quế để có tiền trả thuế thân cho chồng. Bây giờ chỉ cần thay nghị Quế bằng hệ thống tài chính thế giới, chị Dậu như sức lao động sản xuất, và thuế thân như yêu cầu năng lượng sạch, thì ta sẽ hiểu nguyên nhân của nó, đó là để tạo ra một mối quan hệ sản xuất đểu, phụ thuộc, giữa chị Dậu và nghị Quế chứ không có lý do gì khác.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 18 2020, 12:08 AM

Trong tiến trình hưóng đến hydrogen với thoả thuận xanh, đã có nói đến việc phát triển công nghệ lưu trữ CO2 thoát ra để tái sử dụng cho việc khác, tránh làm ô nhiễm môi trường. Sao họ không tìm cách phát triển cái tương tự để dùng nó với than đá, vì than bây giờ k còn ở EU nữa, mà chỉ ở Mỹ, Nga, TQ, etc. nên EU không muốn phát triển nó nữa. Nhóm lợi ích về năng lượng sạch của Mỹ cũng muốn giành lấy quyền lực chính trị xưa nay vẫn nằm trong nhóm năng lượng truyền thống của Mỹ, vì thế nội bộ Mỹ cứ đấu đá 2 phe về vấn đề này

Giá điện ở Đức cũng tăng cao từ khi làm điện tái tạo

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 18 2020, 03:25 AM

Bác Phó, Mỹ đánh Ukraine đúng là có lợi cho các hãng dầu và khí đốt của Mỹ, nhưng phải ép được Đức dùng khí đốt LNG đá phiến của Mỹ ở quy mô lớn, hạn chế dùng khí Nga. Nhưng vấn đề là Đức cũng chẳng dại mà làm vậy để bị Mỹ thắt cổ về kinh tế, họ vẫn dùng khí đốt Nga và chỉ dùng khí đốt LNG Mỹ ở mức hạn chế hoăc không dùng.
Cùng lắm thì họ dùng khí đốt LNG Mỹ, nhưng cũng dùng khí đốt đường ống Nga và cả khí đốt LNG của các bên thứ 3, như Algeria, sắp tới có thể là Israel, Azer hoặc thậm chí cả LNG của Nga nữa.
Chính quyền Biden có thể sẽ chấp nhận để EU làm ăn với Iran, và EU lại có thêm cơ hội về một nguồn khí đốt mới.

Ngoài ra, hiện lượng khí đốt Nga sang EU càng ngày càng tăng, nếu Đức nhất định không chịu mua khí đốt LNG đã phiến Mỹ, không lẽ Mỹ trừng phạt Đức như Trump đã làm? Thế thì còn gì là muốn gây dựng lại quan hệ đồng minh nữa. Đấy là chưa nói đến chuyện trừng phạt chưa chắc hiệu quả, mà lại còn muốn EU hợp lực đối phó TQ, đối phó RCEP, etc. Cũng bổ sung thêm, hiện giao dịch Nga và EU dùng euro ngày càng nhiều mà không thông qua USD nữa.

Vừa rồi chính phủ Pháp gây áp lực để hãng Engine Pháp từ bỏ hợp đồng khổng lồ 7 tỷ USD mua khí đốt hóa lỏng Mỹ, lấy cớ môi trường vì khí đá phiến Mỹ, mà Trump còn chưa dám trừng phạt Pháp, thì Biden không lẽ lại làm? Và cũng chả có cớ gì để phạt, vì chính Biden cũng hô khẩu hiệu môi trường, cổ vũ năng lượng "sạch" hệt như Pháp và EU laugh1.gif

Thế thì rốt cuộc Mỹ đánh nhau với Nga ở Đông Âu để cho mình hay cho Đức?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 18 2020, 05:27 PM

Tôi chưa hiểu đoạn này
cựu ngoại trưởng Witold Waszczykowski, ông khẳng định dù phủ quyết, Ba Lan « cũng chẳng hề hấn gì » vì ngân sách châu Âu vẫn sẽ được phân bố như bình thường.

Bị phủ quyết mà vẫn được phân bố? Vậy phủ quyết và đặt luật ra làm gì?


Ba Lan và Hungary phủ quyết ngân sách và kế hoạch tái thúc đẩy châu Âu
Vacxava và Budapest hôm 16/11/2020 đã phủ quyết kế hoạch tái thúc đẩy 750 tỉ euro và ngân sách châu Âu 2021-2027, để phản đối quy định phân phối ngân sách châu Âu phải đi kèm với việc tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Chính quyền dân tộc chủ nghĩa của hai nước này bị Bruxelles chỉ trích vì nhiều cải cách tư pháp gây tranh cãi. Tại Ba Lan, động thái phủ quyết được nhận định dưới nhiều góc độ khác nhau.

Từ Vacxava, thông tín viên Damien Simonart tường trình :

Đối với thủ tướng Mateusz Morawiecki, « Ba Lan càng đấu tranh để mạnh mẽ hơn thì lại càng có nhiều người chống đối ». Ông đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu để giải thích quan điểm của mình, khẳng định Vacxava « sẽ phản đối ý định áp đặt cho người Ba Lan các giá trị mà họ phải tin vào ».

Bộ trưởng Tư Pháp Zbigniew Ziobro, là người đã đề xuất những cải cách gây tranh cãi, cho rằng tiêu chí Nhà nước pháp quyền chỉ là cái cớ để « hạn chế mạnh mẽ chủ quyền » của các quốc gia thành viên.

Về phần cựu ngoại trưởng Witold Waszczykowski, ông khẳng định dù phủ quyết, Ba Lan « cũng chẳng hề hấn gì » vì ngân sách châu Âu vẫn sẽ được phân bố như bình thường.

Ngược lại, phe tự do đối lập cho rằng đây là « sự phản bội ». Người đứng đầu đảng Cương lĩnh Dân sự, ông Boris Budka tuyên bố : « Việc phủ quyết này một mặt là điên khùng, mặt khác là hành động chống lại lợi ích Nhà nước Ba Lan ».

Trên Twitter, cựu chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk mỉa mai : « Morawiecki loan báo phủ quyết ngân sách châu Âu mà trong đó Ba Lan là nước hưởng lợi nhiều nhất. Tôi không biết phải dùng từ nào để mô tả ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201117-ba-lan-v%C3%A0-hungary-ph%E1%BB%A7-quy%E1%BA%BFt-ng%C3%A2n-s%C3%A1ch-v%C3%A0-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-t%C3%A1i-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 18 2020, 08:47 PM


F-16 của Đài Loan lại rơi. Cái máy bay này có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong số các máy bay của phương tây và Nga, thế mà có đứa lại còn xúi VN mua cái của nợ này thay thế cho Mig-21. Đừng nói chuyện Mỹ k chịu bán, mà có chịu VN cũng đừng dại mà mua. Mỹ đang ép Ấn và Indonesia mua cái này và cả 2 nước này đang tìm mọi cách từ chối



Tính từ khi ra đời đến tháng 6/2016, sau 20 năm phục vụ trên khắp thế giới, đã có 17 chiếc Su-30 bị rơi do tai nạn: 6 chiếc của Không quân Ấn Độ, 3 chiếc của Không quân Nga, 2 chiếc của Không quân Trung Quốc, 2 chiếc của Uganda, 1 chiếc của Venezuala, 1 chiếc của Malaysia, 1 chiếc của Bolivia và 1 chiếc của Việt Nam. So với 540 chiếc Su-30 được chế tạo thì tỷ lệ rơi do tai nạn là 3,1%, đây là tỷ lệ rất thấp so với những máy bay cùng thời của phương Tây như F-15 Eagle (tỷ lệ tai nạn là 10,1%), F-16 Fighting Falcon (tỷ lệ tai nạn là 14,4%), F/A-18 Hornet (tỷ lệ tai nạn là 12%).



https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f15

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f16

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f18

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=su27


Tính từ năm 1980 đến giữa năm 2020, đã có 511 chiếc F-16 trong quân đội Mỹ gặp phải tai nạn (trung bình mỗi năm có 12,8 chiếc F-16 bị tai nạn). So với 2.256 chiếc F-16 được chế tạo cho quân đội Mỹ thì tỷ lệ tai nạn là 22,7%.

Tổng cộng từ khi được sản xuất hàng loạt (năm 1980) tới tháng 6 năm 2020, đã có 894 chiếc F-16 gặp phải tai nạn (chiếm 19,87% tổng số F-16 được chế tạo), trung bình mỗi năm có 22,4 chiếc F-16 gặp tai nạn trên khắp thế giới. Trong số những chiếc bị tai nạn thì có 658 chiếc bị phá hủy hoàn toàn (chiếm 14,6% tổng số F-16 được chế tạo), nghĩa là cứ 7 chiếc F-16 được sản xuất thì đã có 1 chiếc bị phá hủy do tai nạn

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 18 2020, 11:46 PM

@ltbk,
Tất cả điều mà mấy ông Ba lan nói đều đúng. Chỉ có điều là tùy hoàn cảnh thôi.
Nói rằng dù Ba lan phủ quyết gói trợ cấp, thì ngân sách của EU dành cho Ba lan không thay đổi. Điều này đúng vì ngân sách của EU cho Ba lan không phụ thuộc vào việc Ba lan bị EU kiện do « không tôn trọng nhân quyền ». Tòa án mà Ba lan bị kiện, không có quyền phán quyết là EU có thể trừng phạt Ba lan.
Nói như ông Donald Tusk, rằng Ba lan là nước được hưởng nhiều nhất trong gói trợ cấp, .. cũng đúng, nếu Ba lan chịu dỡ bỏ những chính sách mà theo EU là vi phạm nhân quyền. Donald Tusk là người theo phái xã hội dân chủ, đi ngược lại chính sách của đảng PiS đang nắm quyền hiện tại ở Ba lan. Đảng PiS này liên quan tới đạo Cơ đốc giáo ở Ba lan (có vị trí như là quốc đạo), có mùi vị dân tộc chủ nghĩa hơn.
Tin cuối cùng nhận được, Slovenia (quê hương của bà Melania Trump) cũng ủng hộ Ba lan và Hung trong chuyện này. Nguyên do là khi thông qua gói trợ cấp, một điều kiện của nó là các nước thành viên phải đạt tiêu chuẩn nhân quyền của EU đặt ra. Mà nếu như vậy thì cả Ba lan lẫn Hung (và chắc cả Slovenia) không được. Điều đáng nói là cái gói trợ cấp này là món vay tài chính đầu tiên mà EU vay với danh nghĩa cả khối. Có nghĩa là mỗi thành viên đều phải đóng góp trả nợ. Như vậy nếu thông qua thì Hung, Ba lan đều có nghĩa vụ trả nợ, nhưng lại không có tiền.
Thế tại sao Hung và Ba lan nghe lời EU cho rồi đi, để có tiền thì có phải sướng không ?? thực ra thì nó chỉ là chuyện « tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa ». Tại sao ? bởi khi hai nước này vào EU, thì họ đã phải chấp nhận thỏa thuận là gia nhập euro (tức là sẽ dùng đồng euro), nhưng nếu dùng đồng euro thì kinh tế của hai nước này sụp đổ, vì không thể cạnh tranh được. Do có đồng tiền riêng, họ có thể gia giảm, điều tiết, thay đổi tỉ sổ đổi tiền, bảo đảm được sự phát triển kinh tế. Như vậy để chống lại việc gia nhập Euroland, hai nước này đã thay đổi hiến pháp đặt ngân hàng trung ương dưới quyền của hiến pháp, điều này ngăn cản việc ngân hàng trung ương của họ bị EU nuốt, do điều kiện của nó là ngân hàng trung ương phải độc lập.
Như vậy câu hỏi đặt ra là : hoặc là có tí tiền thì mất chủ quyền về tài chính, hoặc là không có tiền thì mất chủ quyền tài chính. Không biết điều nào lợi hơn điều nào.
Tóm lại là cái gì cũng có cái đắng của nó.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 19 2020, 05:20 PM

@ltbk,

https://www.lemonde.fr/idees/article/2020/11/18/ue-le-non-sens-politique-de-la-pologne-et-de-la-hongrie_6060175_3232.html

Copie cho ltbk cái link này , để tìm hiểu cái vấn đề tôi nói ở trên. Tất nhiên đây là nhận thức của bọn Pháp. Để cho ai không đọc được tiếng Pháp, thì tôi tóm tắt gọn là. Bọn Pháp phản đối Hung và Ba lan đã dùng quyền phủ quyết để chặn không thông qua gói tài trợ kinh tế mà EU định tung ra để hỗ trợ kinh tế do COVID. Hung và Ba lan chặn là do trong gói tài trợ này đã đặt điều kiện, chỉ có nước nào theo chuẩn « nhà nước pháp quyền » mới được. Hung và Ba lan không được EU coi là nhà nước pháp quyền vì không chấp nhận « độc lập » của hệ thống media và tư pháp. Và bọn nó ngạc nhiên là việc dặt điều kiện nhà nước pháp quyền để được hưởng là đúng.
Chú thích của tôi thêm : Tôi để chữ độc lập trong nháy nháy, vì độc lập ở đây tức là media và hệ tư pháp phải không phụ thuộc vào hiến pháp của các nước này mà phụ thuộc vào EU. Các nước này thực ra có hệ thống media và tư pháp giống Mỹ, vì nó cũng là hệ thống đại nghị tư sản.
Như vậy có thể hiểu là, nhân gói tài trợ này, mà EU định xây dựng cơ chế để xiết cổ các nước thành viên hơn nữa, dần dần biến các nước tham dự EU thành một dạng tiểu bang, và như thế cơ chế EU đi gần tới hình thức liên bang (Federation) hơn.
Nhưng nếu nó có thể đi gần tới hình thức liên bang, thì nó lại có tất cả những cái dở của liên bang mà một liên bang bình thường không có, đó là nhà nước formal của nó không có hiện hình, vì quyền lực thực tế formal vẫn nằm trong tay từng nước, nhưng quyền lực này không sử dụng được, bị vô hiệu hóa
Việc bài báo nói gắn điều kiện pháp quyền kia vào với việc một nước có được hưởng quyền tài trợ kia là sai. Vì đây là việc góp gạo thổi cơm chung, không phải ân huệ. Đã là thành viên thì phải có quyền lợi (vì ông đã có nghĩa vụ)
Việc EU cố gắng đòi « độc lập » cho media và tư pháp, cũng đã nói tới vấn đề thực chất quyền lực ở đâu, và tại sao, phương Tây đi tới đâu cũng đòi « tự do ngôn luận », mà thực ra là giật chủ quyền này từ tay nhà nước sở tại.
Hiện nay cơ chế nhà nước EU là điển hình của một cơ chế mà tư bản tài chính có toàn quyền, nhưng dấu mặt, vì thế một sự vụ như kiểu Trump ở Mỹ không thể xẩy ra. Cách nắm quyền của nó là qua ngân hàng trung ương độc lập, media độc lập, tư pháp độc lập ..còn hình thức nhà nước thì không cần thiết. Độc lập ở đây phải hiểu là nhà nước mất chủ quyền điều tiết 3 vấn đề trên.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 19 2020, 10:11 PM

Bình luận một chút về RCEP. Đến hôm nay, thì báo Pháp cũng phải công nhận rằng RCEP không phải là một hiệp định xoay xung quanh TQ, bị « TQ giật dây » như họ khảng định ban đầu, mà là thành công của ASEAN, như tôi đã nói ở trên.
Tại sao ASEAN lại là trung tâm, bởi vì ASEAN trở thành bản lề để các nước còn lại (TQ, Nhật, Hàn, Úc) chơi được với nhau với một luật lệ đa phương thống nhất. Cho đến nay vẫn không có những hiệp định thương mại trực tiếp TQ- Nhật, TQ-Hàn, thậm chí quan hệ Nhật-Hàn cũng có lúc rất gay gắt. Họ không chơi được với nhau trực tiếp thì chơi qua ASEAN. Hiệp định này cũng có tác dụng thống nhất ASEAN, vì trong khối không phải nước nào cũng có xung đột (hay tiềm năng xung đột) với TQ. Và một điểm nữa không nên bỏ qua, đó là hiệp định này cũng giúp lãnh đạo TQ thoát cái cửa bắt chiếc Mỹ trong dịnh hướng vươn lên của mình. TQ có sự chọn lựa để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới bằng cách bắt chiếc Mỹ trong quá khứ, tìm cách « trấn lột » láng giềng, hay là bằng cách hợp tác với các nước khác cùng có lợi. Nhưng đây phải là hợp tác thật lòng, chân thành, chứ không phải là một chiến thuật « ẩn mình chờ thời » mới.
Đối với tôi, xu hướng vươn lên này là tốt nhất với TQ, và cũng hợp với xu thế thời đại. Càng về sau, các cường quốc mới càng phải tôn trọng thế giới hơn. Ví dụ, chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ, dù sau cũng hay hơn chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp. Bây giờ TQ trỗi dậy sau nữa, không thể đi theo vết xe đổ của các cường quốc đi trước.
Hiện tại, thế giới cũng gắn kết với nhau hơn, và khả năng đảo ngược toàn cầu hóa là không có. Trong trường hợp như vậy, định hoành hành tạo thái ấp riêng, tư duy kiểu « vườn rau ao cá », thực ra là lỗi thời. Hi vọng là TQ nhận thấy điều này.
Nếu ASEAN là trung tâm, thì VN lại là trung tâm của ASEAN. Như tôi đã nói, VN tự biến mình thành cái commercial hub thông qua các FTA với đủ các « lục địa chính trị » khác nhau (Nga, Mỹ, EU, TQ, ..) là rất tốt, và VN cũng không có được con đường khác, bởi hiện này VN đã chiếm tới 2/3 trao đổi của ASEAN với bên ngoài (vì PNB tại chỗ của mình bé hơn)
Không những thế, trên thế giới hiện thời không chỉ có các « nước lớn », mà vai trò của các nước Trung bình càng trở nên quan trọng. Những gì xẩy ra ở Armenia – Ca ra bác đã chỉ rõ điều đó. Hôm nay Nhật-Úc ký hiệp ước hợp tác quân sự với nhau cũng chỉ ra điều đó.
Như vậy chính sách của Vn như vậy là chuẩn, hãy nhìn ra đủ mọi phía, lấy mình làm trung tâm, mà muốn thế thì phải có hệ quy chiếu nhận thức của chính mình, chứ đừng có tư duy « bám càng », "dua doi", "bat chiec".


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 19 2020, 11:40 PM

Ngày 18/11, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại hạ viện (DUMA) Nga Sergei Naryshkin đã cáo buộc một số nước phương Tây đang tìm cách kích động lại cuộc xung đột ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh để đẩy Moscow ra khỏi khu vực Ngoại Caucasus.

Ông Naryshkin nêu rõ: “Theo thông tin mà chúng tôi có được, một số nước phương Tây đang kích động những người Armenia và Azerbaijan theo chủ nghĩa dân tộc để làm mất uy tín và phá vỡ các thỏa thuận ngừng bắn".

Theo ông Naryshkin, các nước này đang cố thuyết phục những người Armenia rằng, hòa bình ở Nagorno-Karabakh là một thất bại đối với Yerevan và "tiêm nhiễm những ý tưởng về sự cần thiết của một ‘cuộc chiến tranh đến thắng lợi cuối cùng’".

"Mặt khác, những người Azerbaijan được thông báo rằng Điện Kremlin đã ‘đánh cắp chiến thắng của họ’ khi quân đội Azerbaijan chỉ còn một bước nữa là có thể chiếm lấy Stepanakert”, quan chức tình báo Nga nói thêm.

Theo ông Naryshkin, “những quốc gia hàng đầu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cố che giấu sự bực tức của họ trước thỏa thuận ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh mà Azerbaijan và Armenia đã đạt được với sự tham gia tích cực của Nga”.

Cho rằng Mỹ và các đồng minh "rất tức giận vì cuộc chiến chấm dứt nhờ vai trò trung gian của Moscow", ông Naryshkin lý giải: "Thỏa thuận về cơ bản đã đẩy nỗ lực lâu nay nhằm loại Nga ra khỏi khu vực Ngoại Caucasus xuống con số 0".



Ông Sergei Naryshkin đã đưa ra cái buộc phía dưới sau khi ghé thăm Armenia, etc.
Lời cáo buộc này là logic với hoàn cảnh, vì thế khả năng đúng là rất lớn. Với thoả thuận này, coi như Nga vẫn giữ được vị thế, phương Tây không những không đẩy được Nga khỏi khu vực, mà còn mất luôn cả ảnh hưởng từ việc cùng Nga (Mỹ, Pháp) đứng ra đảm bảo hoà bình ở đây. Trái lại, ảnh hưởng của phương Tây đã được chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ. Bây giờ, chính Thổ và Nga mới là 2 nước có ảnh hưởng thực tế, không phải Mỹ và Pháp nữa.
Cách duy nhất của Mỹ và Pháp bây giờ, đó là phải khuấy động xung đột thì mới có cơ hội nhảy vào. Trái lại lúc này, Nga và Thổ lại cần hoà bình hơn. Vấn đề bây giờ là Nga chỉ muốn THổ cùng "giám sát" chứ không muốn Thổ đưa quân vào.
Nhưng Thổ sẽ vào với tư cách là khách của Azer (do Azer mời vào, vì đây là vùng lãnh thổ của họ) hay vào với tư cách lực lượng gìn giữ hoà bình.
Còn tôi thì cho rằng, chẳng thà Nga để Thổ đưa quân vào với tư cách khách mời của Azer còn hơn để Mỹ, Pháp dúng mũi vào.
Nhìn hành động triển khai quân của Nga, thì có thể thấy, họ đã chuẩn bị cho kết cuộc này từ lâu rồi, và đây cũng là cái mà họ muốn hướng đến

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 20 2020, 06:25 PM

Báo chí Đức đang loan tin Đức phải chuẩn bị cho trận chiến quyết định với North Stream 2, và rằng cần lưu ý chính Biden đã từng phản đối dự án này trước đây (không rõ khi ông làm thượng nghị sỹ hay làm phó tổng thống), và rằng Đức đã từng định thỏa hiệp với Mỹ bằng cách xây trạm LNG Terminal để mua khí đốt Mỹ, nhưng hiện Đức đã tạm ngưng dự án LNG này, etc.

Có 1 điều khá ngộ: LNG về lý có thể dùng cho khí đốt của cả đống nước, chẳng cứ phải Mỹ. Nếu EU đã thông qua chiến lược xanh, thì hoàn toàn có cớ để từ chối LNG Mỹ, với cớ là vì đó là khí đá phiến, như Pháp từ chối hợp đồng mua 7 tỷ USD khí đốt Mỹ với cớ này, và mua khí từ Algeri vậy.

Ngoài ra, Nga vừa cung cấp lô LNG đầu tiên đến UAE, sao bọn này dám mua LNG của Nga nhỉ?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 20 2020, 08:31 PM

@ltbk,
Đúng vậy, trận chiến Nordstream 2 này sẽ quyết định xem sự độc lập của EU với Mỹ tới đâu. Nó cũng tác động tới vị thế của Nga ở Tây Âu cung nhu toi GAZPROM
Việc Mỹ xuất khẩu khí đốt là điểm mới trên thế giới (cũng cách đây hơn cả 10 năm rồi), vì trước đó Mỹ cấm xuất khẩu dầu khí đốt, và bản thân nước Mỹ cũng chủ động nhập khẩu thay vì xuất khẩu. Nhưng công nghệ dầu đá phiến đã làm thay đổi chiến lược này. Trước đây Mỹ chỉ bán dầu khí cho các nước trong ALENA (Mỹ, Canada, Mexico).
Như vậy sẽ rất thú vị là với chính quyền Binden, cái deal của EU với Mỹ ra sao trong vấn đề năng lượng, trong vấn đề ứng phó với TQ, với Nga.
Cho tới bây giờ thì bọn Pháp vẫn than phiền là Đức chỉ muốn làm một anh chàng Thụy sĩ khổng lồ, trong khi Pháp rất muốn tự chủ, bởi Pháp vẫn còn có đủ các phương tiện của một nước lớn, vẫn làm chủ được phần lớn công nghệ quân sự. Nếu EU tự chủ hơn, thì Pháp sẽ có EU chia sẻ bớt gánh nặng về vấn đề quân sự này, nhưng đồng thời Pháp vẫn ở vị thế ông chủ.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 20 2020, 10:29 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 20 2020, 01:31 PM)
@ltbk,
Đúng vậy, trận chiến Nordstream 2 này sẽ quyết định xem sự độc lập của EU với Mỹ tới đâu. Nó cũng tác động tới vị thế của Nga ở Tây Âu cung nhu toi GAZPROM
Việc Mỹ xuất khẩu khí đốt là điểm mới trên thế giới (cũng cách đây hơn cả 10 năm rồi), vì trước đó Mỹ cấm xuất khẩu dầu khí đốt, và bản thân nước Mỹ cũng chủ động nhập khẩu thay vì xuất khẩu. Nhưng công nghệ dầu đá phiến đã làm thay đổi chiến lược này. Trước đây Mỹ chỉ bán dầu khí cho các nước trong ALENA (Mỹ, Canada, Mexico).
Như vậy sẽ rất thú vị là với chính quyền Binden, cái deal của EU với Mỹ ra sao trong vấn đề năng lượng, trong vấn đề ứng phó với TQ, với Nga.
Cho tới bây giờ thì bọn Pháp vẫn than phiền là Đức chỉ muốn làm một anh chàng Thụy sĩ khổng lồ, trong khi Pháp rất muốn tự chủ, bởi Pháp vẫn còn có đủ các phương tiện của một nước lớn, vẫn làm chủ được phần lớn công nghệ quân sự. Nếu EU tự chủ hơn, thì Pháp sẽ có EU chia sẻ bớt gánh nặng về vấn đề quân sự này, nhưng đồng thời Pháp vẫn ở vị thế ông chủ.
*



Tôi hơi hoài nghi điều Pháp nói là Đức muốn làm một Thụy Sĩ khổng lồ. Từ việc xung đột với Nga ở Đông Âu, quyết chiếm ảnh hưởng ở Đông Âu và Balkan, tham gia vào thỏa thuận hạt nhân Iran, xây Nord Stream 1 rồi bây giờ là Nord Stream 2 (dù chưa biết có thành không), cho thấy Đức cũng muốn vươn lên làm siêu cường, tức là tôi thấy lời Putin đúng hơn (Putin nói là TQ và Đức đang đi trên con đường thành siêu cường, thời Mỹ và Nga tự mình quyết thế giới đã diễm xưa rồi)

Ngoài UAE ra, Novatek Nga cũng đã gửi LNG khí hóa lỏng đến Nhật Bản. Như vậy có thể thấy Nhật ngày nay đã làm được cái điều mà Nhật thời Liên Xô không làm được, đó là mua được năng lượng từ Nga.

Tháng 9 năm nay, Đức ngỏ ý quan tâm và cân nhắc ý muốn tham gia vao Arctic LNG-2 Yamal của Novatek (dự án này có sự tham gia của Nhật, TQ rồi. Nhật mà cụ thể là Japan Arctic LNG giữ 10% cổ phần, Total Pháp 10% cổ phần, Nga Novatek 60%, còn lại là TQ). Nếu Đức tham gia thì không hiểu chia chác thế nào? Việc Nhật tham gia được là một bất ngờ đấy

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 20 2020, 11:14 PM

@ltbk,
Phải giải thích thêm một chút về khái niệm « Thụy sĩ khổng lồ », và nhân thể cũng nói tới sự tình EU. Hiện tại ở EU, thì Pháp và Đức là hạt nhân, đặc biệt từ khi Anh rút đi. PNB của hai nước này cộng lại quá bán PNB toàn EU, vì thế Pháp Đức vẫn được coi như cái động cơ của EU. Một hình tượng gần với EU nhất trong lịch sử có lẽ là đế quốc Áo-Hung, hay đế quốc thần thánh La mã (Saint Empire Germanique). Nhưng hai nước Đức và Pháp lại có hai số phận khác nhau, từ hệ quả của đại chiến II. Nước Đức bị mất hết những công cụ cứng. Đức không thể có vũ khí hạt nhân, quân đội tồn tại nhưng bị đóng khung trong NATO, không được tác chiến độc lập, đất nước bị Mỹ (nhân danh NATO) đóng quân, không có quyền phủ quyết ở LHQ. Về tài chính, dự trữ vàng phải để ở New york (Mỹ). Chính vì thế sức mạnh Đức nằm trong các cơ sở kinh tế, và dựa trên một cái deal với Mỹ. Đó là Mỹ chiếm đóng Đức, nhưng Đức được thâm nhập thị trường Mỹ. Cái deal của Đức với Mỹ cũng tương đương cái deal của Mỹ với Nhật.
Pháp ngược lại giữ được tất cả những công cụ cứng kia, thậm chí còn giữ được cả một dạng thuộc địa kiểu mới ở châu Phi. Từ sau đại chiến II, Pháp là nước tác chiến ở nước ngoài nhiều nhất, chỉ sau Mỹ, nhưng vì nó xẩy ra chủ yếu ở châu Phi, nên ta không để ý tới.
Chính vì thế mà giữa Đức và Pháp có bất đồng chiến lược về vai trò của EU trên thế giới. Pháp muốn EU giống như Mỹ, Nga, TQ, ..và điều đó có nghĩa là EU phải đóng góp để cho Pháp củng cố các lĩnh vực này nhân danh EU (hạt nhân, ký thuật hàng không, vũ trụ, ..), và Pháp cũng hướng tới Á, Phi, Mỹ la tinh nhiều hơn.
Đức ngược lại, toan tính dựa vào Mỹ để bành trướng, và hướng của Đức chủ yếu là Đông Âu, Nga. Còn trong vấn đề toàn cầu thì Đức thường vắng mặt. Gần đây nhất, với việc Đức-Anh-Pháp ra tuyên bố về biển Đông, có lẽ là một sự kiện đặc biệt đối với Đức. Nhưng nó vẫn nằm trong một lô gics đi cùng Mỹ. Nói cách khác Đức cùng với Pháp có thể tham gia với Mỹ ở biển Đông trong một liên minh chống TQ, đổi lại là lợi ích chính trị kinh tế giữa EU và Mỹ.
Cách bành trướng mềm này của Đức không phải không có hiệu quả, vì toàn bộ Đông Âu ngày nay đã có một cơ cấu chính trị.. giống như nước Đức hít le tạo ra vào thập niên 40, trong đại chiến hai. Ví dụ, nước Tiệp khắc bị chia làm hai, với nhà nước slovak độc lập, mà nhà nước Slovak này đầu tiên tôn tại là do Hít le ủng hộ. Nam tư bị chia ra thành các mảnh nhỏ, trong đó nhà nước Croatia, cũng đầu tiên tồn tại khi Hít le lập ra. Can thiệp của Đức vào Ucraine, với các nhóm dân túy kiểu Banderas, .. cũng vậy.
Mặc dù thế, ảnh hưởng của Đức vẫn chưa vượt được khỏi khu vực châu Âu. Trong quá trình bành trướng này, Đức đã sử dụng Pháp và EU như con vẹt chính trị thay cho Đức.
Hiện nay điều mà Pháp – Đức thỏa thuận được và hoạt động hiệu quả chính là đồng euros, vì thế ở EU, tư bản tài chính là lực lượng lãnh đạo chính.
Cách thức Đức hoạt động cũng chính là một dạng mở ảnh hưởng kiểu Thụy Sĩ (nước này trung lập, nhưng có những hãng có tầm thế giới, có đồng tiền quốc tế), vì thế bọn Pháp mới gọi Đức là « Thụy sĩ khổng lồ ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 21 2020, 05:05 AM

Bác Phó, Đức đã gửi quân cùng Pháp làm sứ mệnh ở châu Phi đó, chứng tỏ vision của Đức cũng k đối nghich với Pháp đâu, chỉ là mức ưu tiên khác nhau thôi.
Mà bọn Pháp nó có bỏ qua Đông Âu đâu, cả đống các hãng của Hungary, etc. vào tay nó hết rồi còn gì

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 21 2020, 07:30 PM

Svetlana Tikhanovskaya, phe "đối lập" Belarus, đang lưu vong, chủ tịch 1 hội đồng chuyển giao quyền lực Belarus (không nhớ là trụ sở ở nước nào nữa) kết tội các lực lượng an ninh Belarus là lực lượng khủng bố, bà nói lập 1 danh sách các lực lượng này, trong đó có GUBOPiK (Cơ quan Chống tội phạm có tổ chức và tham nhũng) và đơn vị cảnh sát đặc biệt ( OMON), để kết tội họ là khủng bố
Bà cũng đi gặp ngoại trưởng Hà Lan và nhận được sự cổ vũ về "hướng đi này"

Đúng là sự bán nước càng ngày càng trơ trẽn, khi kết tội một cơ quan thực thi thì hành đúng nhiệm vụ của mình. Họ là người của nhà nước và thi hành mệnh lệnh của cấp trên, chứ có phải là lính của riêng phe nào đâu. Chú ý đây là kết tội tổ chức, chứ không phải bộ trưởng đứng đầu bộ chủ quản của các cơ quan này, tức là không phải kết tội người lãnh đạo ra mệnh lệnh. Sự trơ trẽn và lộ liễu này còn hơn cả Maidan Ukraine, khi lực lượng dân tộc cực đoan trả thủ các thành viên của lực lượng cảnh sát Ukraine, khiến nhiều người trong số họ phải bỏ trốn sang Nga hoặc Crimea. Ngay cả chính phủ Ukraine sau đó, dù bị sức ép của phe cực đoan này, có xét xử vài thành viên trong lực lượng này, nhưng chưa bao giờ gọi họ là khủng bố cả.
Đây rõ ràng là sự phá hoại nhà nước chứ hoàn toàn không phải là phe "đối lập" mà ta vẫn thấy ở phương Tây.
Cái này còn tồi tệ hơn cả cái kẻ "đối lập" ở Venezueal Guaido khi công khai kêu gọi Mỹ lật đổ tổng thống đương nhiệm Venezuela, tồi tệ không kém một số kẻ "phản động" Việt kiều hồi xưa kêu gọi Mỹ ném bom B52 để lật đổ chính quyền VN

So với Mỹ hồi tranh cử tổng thống 2016 giữa Trump và Hillary Clinton, thì thấy khác xa 1 trời 1 vực. Hồi đó Trump thiếu kinh nghiệm chính trị, có sơ ý nói 1 câu ngụ ý gián tiếp nếu Nga hay ai đó có bằng chứng bê bối gì của Hillary thì cứ trưng ra (điều mà các chính trị gia khác không bao giờ nói), là đã lập tức được nhắc nhở ngay "cây cầu đã đi quá xa, khi dùng thế lực bên ngoài để chống lại đối thủ chính trị của mình"

Hồi tranh cử nội bộ đảng DC giữa Obama và Clinton năm 2008, lúc tranh cử ở bang Pensylvania, cả hai đều muốn lấy lòng cứ tri, nên đều tuyên bố sẽ đàm phán lại hiệp định NAFTA ký giữa Mỹ và Canada, Mexico (điều sau này Trump làm), thì đại diện phía Canada đã tiếp xúc với cố vấn Obama hỏi xem có định làm thật không? Cố vấn của Obama đã trả lời đó chỉ là câu nói "chính trị" thôi (đó là chính trị). Sau đó vụ gặp gỡ này bị rò rỉ ra, càng khiến Obama bị mất điểm khi đấu với Hillary ở bang đó.
Lúc đó FBI đã vào cuộc điều tra xem có phải Canada định can thiệp bầu cử Mỹ không? Thủ tướng Canada lúc đó là Stephen Harper đã phải lên tiếng xin lỗi Mỹ

Những nước DC thực sự không bao giờ cho phép bên ngoài can thiệp vào nội bộ mình. Việc các nước phương Tây tố giác Nga can thiệp bầu cử (chả biết thật hay giả) càng cho thấy rõ điều đó, chỉ có những kẻ thiếu tự trọng dân tộc mới đi làm việc này


PS: thêm chút tin
nhà văn Belarus Svetlana Alexandrovna Alexievich sinh năm 1948, cũng thành lập từ xa 1 hội đồng chuyển giao quyền lực khác với bà Svetlana Tikhanovskaya ở trên, trụ sở tại Berlin

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 21 2020, 07:39 PM

Theo tin tức được đưa lên thì tổng tham mưu trưởng quân đội Armenia Movses Hakobyan từ chức và sau đó lên tổ chức họp báo hôm thứ 5 19/11 tại thủ đô Yerevan tố cáo chính phủ

- Tướng Hakobyan khẳng định ông đã can ngăn lãnh đạo Armenia mua tiêm kích Su-30SM từ Nga, nhưng nhận được câu trả lời là "ký hợp đồng xong rồi". Ông cho biết những chiếc Su-30SM vắng bóng trong cuộc chiến với Azerbaijan vì hợp đồng... không có điều khoản bán vũ khí.

- Ông phản đối việc mua máy bay không vũ khí, và đặc biệt ông muốn dành tiền mua tổ hợp tên lửa phòng không Tor của Nga, vì nó đã nhiều lần lập thành tích bắn hạ UAV ở Syria, còn nhiều hơn cả Panstir. Ông muốn mua hàng loạt tổ hợp phòng không Tor, nhưng mới mua được vài xe chiến đấu thì chính phủ Armenia quyết định dừng kế hoạch để dồn tiền mua Su-30SM.

- Hakobyan cho biết có người liên tục tiết lộ lịch trình làm việc của ông ở nước ngoài, tạo điều kiện cho đám lái súng gặp gỡ và chào bán các tổ hợp ten lửa phòng không Osa lạc hậu. Thay vì Tor, ông cũng bị ép phải mua loại vũ khí này và kết quả là Armenia mua hàng chục xe Osa-AK từ Jordan, và chỉ có 1 lần nó bắn hạ được UAV.

- Trong những ngày cuối, Nga đã giúp đỡ Armenia nhiệt tình, cung cấp nhiều vũ khí nước này "không dám nghĩ tới trong mơ". Hakobyan xác nhận Armenia đã sử dụng tên lửa Iskander-E, và các hệ thống tác chiến điện tử Pole-21 của Nga đã giúp Armenia chế áp UAV Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo trong 4 ngày liền cuối cuộc chiến. Nhưng đã quá muộn để thay đổi tình thế

- Ông từng mời đệ nhất phu nhân Anna Pashinyan rời sở chỉ huy tại Karabakh để bà tránh phải nghe các tướng lĩnh chửi bậy khi căng thẳng. Phu nhân đồng ý, nhưng sau đó Hakobyan bị triệu hồi về thủ đô Yerevan và bị cấm trở lại Karabakh. Ông cố liên lạc với Thủ tướng để xin quay lại vùng chiến sự nhưng không được hồi đáp.

Tay thủ tướng này từ khi đi lên từ biểu tình đường phố, gọi là cách mang quả Mơ, đã liên tiếp sa thải nhiều tướng lĩnh có kinh nghiệm chiến đấu với Azer từ lâu, và thay vào toàn người ít kinh nghiệm, với lý do các tướng này thân Nga.

Chả biết khái niệm "thân Nga" này là như thế nào, nhưng rõ ràng việc duy trì quan hệ tốt với Nga là cực quan trọng, nếu k muốn bị thua. Armenia về thực lực kinh tế, quốc gia, nguồn lực, quân sự đều kém xa Azerbaizan, nếu đánh nhau thực sự thì chỉ có thua, sở dĩ không thua từ bao nhiêu năm nay là nhờ có Nga. Không có quan hệ tốt với Nga sao được.

Cũng không hiểu chính phủ Armenia làm cái trò gì, mua máy bay không vũ khí thì mua làm gì?

Uzebekistan hồi xưa cũng bài Nga, bài tiếng Nga nữa này nọ, nhưng gần đây bắt đầu quay lại hợp tác với Nga, đào tạo tiếng Nga, và Nga lại giúp hiện Uzebekistan hiện đại hóa đất nước, bắt đầu xây dựng lại ngành công nghiệp. Trước đó theo phương Tây, họ cho vay tiền để bắt phải mua một đống máy móc hiện đại của phương tây về rồi vứt đó, chả để làm gì. Rốt cuộc chỉ ôm nợ vào người.
Cũng bổ sung thêm, nói vậy không phải là Nga tốt bụng hơn phương tây,mà vì vị thế Nga yếu hơn, và vì Nga cần những nước này hơn phương tây, và việc giúp nước này công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đúng nghĩa của nó phù hợp với lơi ích của họ, còn phương tây thì không

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 21 2020, 07:55 PM


Ôi ôi, hóa ra Vin University của anh Vượng toàn mua thiết bị y tế của Nga để dạy sinh viên và thực hành luôn. Cái bàn tương tác ảo phẫu thuật ở cái video dưới thực chất chính là một cái máy tính, một công cụ phổ biến hay dùng trong chuyên ngành mà dân nghiên cứu hay gọi là augmented reality, còn trường hợp này thì có lẽ nên gọi là virtual reality, hiện thực ảo 3D cho người dùng


Bàn giải phẫu tương tác của Pirogov đã có mặt tại Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=k_gKYsOS9sc

Công nghệ cao của Nga đào tạo sinh viên y khoa Việt Nam
Bàn giải phẫu tương tác Pirogov của Nga sẽ được sử dụng trong quá trình học tập tại trường đại học tư thục VinUni.
Mới đây, VinUni đã được Nga bàn giao thiết bị đào tạo sinh viên chuyên ngành y độc đáo - “Bàn giải phẫu tương tác Pirogov”.

Nhờ vào phạm vi ứng dụng rộng rãi, bàn Pirogov sẽ có thể giúp đào tạo sinh viên trở thành các bác sỹ chuyên nghiệp.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc đào tạo sinh viên y khoa của VinUni và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực y tế.



https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/202011109712151-cong-nghe-cao-cua-nga-dao-tao-sinh-vien-y-khoa-viet-nam/


------------------
Hóa ra bản giải phẫu này đã đến VN từ năm ngoái 2019. Đây cũng không phải thiết bị y tế đầu tiên mà Nga bán cho Vin University. Ngành dược phẩm và thiết bị y tế của Nga phục hồi mạnh mẽ. Hồi những năm 90s, thị trường dược phẩm và thiết bị y tế của Nga bị nước ngoài chiếm gần hết. Bây giờ thì dược phẩm của Nga đã chiếm trên 50% thị phần nội địa, còn thi phần nội địa Nga về thiết bị y tế trong khoảng thời gian 2010-2019 đã tăng từ 6% lên 25%. Cả hai thị phần này đều có xu hướng tăng mạnh, và đặc biệt xuất khẩu ngày một nhiều, không chỉ sang châu Á, VN, Trung Đông, châu phi, châu Mỹ, mà còn sang cả chính các nước EU, sang cả Nhật và Hàn.

Thuốc thử công nghệ cao, dùng cho máy PCR để test covid-19 (và nhiều loại khác), do Nga sản xuất cũng được bán thông qua một số công ty công nghệ sinh học phương tây (Đức, Mỹ), dù dĩ nhiên thị phần nhỏ thôi. Các công ty này chịu trách nhiệm kiểm định đảm bảo thuốc thử tuân thủ đúng chuẩn EU và Mỹ



Nga đã thực hiện hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam bàn giải phẫu tương tác ảo Pirogov do các nhà khoa học và chuyên gia CNTT từ thành phố Samara phát triển với sự tham gia của các nhà giải phẫu hàng đầu của Nga. Trên mặt bàn có màn hình cảm ứng có kích thước 1 x 2 mét. Nó tái tạo mô hình 3D của cơ thể con người, cho phép sinh viên có thể bóc tách đến từng chi tiết các lớp, bộ phận cơ thể con người để quan sát cấu trúc bên trong và xem mối liên hệ giữa chúng ở không gian 3 chiều. Đây là một công cụ đa chức năng. Ở Nga và một số nước SNG, bàn giải phẫu tương tác ảo Pirogov đang được sử dụng trong các trường đại học và trung tâm y tế, cả để đào tạo sinh viên và nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa. Hệ thống này cho phép chuyển toàn bộ dữ liệu sang ổ đĩa flash, nhờ đó sinh viên có thể tự học ở nhà. Các thiết bị tương tự của nước ngoài không có tùy chọn rất quan trọng này, theo nhận xét của giáo sư chuyên ngành Giải phẫu Stephen Schiffer, chuyên gia người Mỹ làm việc tại trường đại học tư thực VinUni, do Tập đoàn Vingroup thành lập.

Vào tháng 11, trường đại học VinUni là nơi đầu tiên tại Việt Nam được cung cấp sản phẩm này của Nga. Cần phải lưu ý rằng, bàn Nga là rẻ hơn hai lần so với các thiết bị tương tự của Mỹ, điều đó đã được ghi nhận tại buổi lễ bàn giao bàn giải phẫu tương tác Pirogov cho trường đại học VinUni.


Sinh viên y khoa Việt Nam sẽ cần ít xác chết hơn
Vào ngày 18 tháng 7, tại Hà Nội, nhóm hỗ trợ xuất khẩu do Bộ Công Thương Nga và Trung tâm Xuất khẩu Nga thành lập đã tổ chức lễ giới thiệu một thiết bị độc đáo của Nga - bàn giải phẫu tương tác. Thiết bị này được sử dụng trong quá trình đào tạo sinh viên y khoa và nâng cao trình độ của các bác sĩ trẻ.
Sinh viên y khoa khi học môn giải phẫu không thể thiếu cái gì?
Môn học chính của sinh viên y khoa ở khắp nơi trên thế giới là môn giải phẫu cơ thể người và môn này phải học trực tiếp trên xác chết. Trong quá trình đi sâu vào chủ đề giải phẫu, sinh viên tận tay sờ thấy, nhìn thấy những bộ phận liên quan đến bài học, nghiên cứu về cơ thể con người nói chung và các cơ quan riêng, nghiên cứu những thay đổi bệnh lý. Và sinh viên học về cơ thể người trực tiếp trên xác chết. Nhưng, các trường đại học không thể mua một lượng lớn thi thể để nghiên cứu. Do đó, để rèn luyện các kỹ năng làm việc với những bệnh nhân tương lai, để thực hành giải phẫu xác người, cần có các phương pháp tương tác. Một trong số đó là bàn giải phẫu Pirogov vừa được giới thiệu tại Hà Nội.

Pirogov không chỉ là bác sĩ phẫu thuật vĩ đại
Chiếc bàn này được đặt tên là Pirogov. Nikolai Pirogov là bác sĩ phẫu thuật và nhà giải phẫu học vĩ đại người Nga trong thế kỷ XIX. Cơ sở phát triển thiết bị này là công ty IT-Trader-Soft. Văn phòng của công ty bố trí tại thành phố Samara, trung tâm khu vực ở phía đông nam lãnh thổ châu Âu của Nga, và xưởng sản xuất của công ty là ở Matxcơva.

Trong thời gian 6 năm, công ty đã phát triển một thiết bị giảng dạy độc đáo. Bàn giải phẫu đã được thử nghiệm thành công tại các trung tâm y tế hàng đầu của Nga, hơn 80 chiếc bàn đã được cung cấp cho các trường đại học y lớn nhất ở Nga, Kazakhstan, Armenia, Uzbekistan, Kyrgyzstan và một số quốc gia khác.

Sản phẩm của công ty Samara
Bàn giải phẫu tương tác Pirogov bao gồm một máy tính hiệu suất cao, màn plasma cảm ứng bằng cách cung cấp phản hồi xúc giác với độ phân giải cao có vỏ nhẹ bằng sợi thủy tinh. Tính độc đáo của chiếc bàn là các mô hình 3 chiều về giải phẫu cơ thể nam và nữ, được phát triển bởi nhóm chuyên gia của Đại học Y khoa Samara. Phần mềm cài đặt trên bàn tạo khả năng nghiên cứu tất cả các hệ thống và các lớp trong cơ thể người, các cơ quan và các phân khúc trong cơ thể, cũng như một loạt các tình trạng bệnh lý.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Vadim Gvozdkov, Giám đốc phát triển kinh doanh của công ty Samara, cho biết rằng, “trên bàn giải phẫu Pirogov có thể thấy từng chi tiết nhỏ nhất của từng bộ phận trong cơ thể con người. Sinh viên có thể mổ xẻ một cơ thể dạng thực tế ảo, ví dụ, khi gây mê sinh viên có thể xác định kim tiêm phải đâm vào da ở chỗ nào để không chạm vào một nhánh thần kinh.

Bàn Pirogov về cơ bản là tốt hơn bất kỳ ứng dụng giải phẫu di động nào. Các ứng dụng này không phải là thiết bị giảng dạy chuyên nghiệp, chúng chỉ có ý nghĩa giáo dục. Không thể sử dụng các ứng dụng đó để đào tạo một bác sĩ sẽ được giao phó sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Còn sản phẩm của chúng tôi là một thiết bị chuyên nghiệp để đào tạo các bác sĩ trẻ và cải thiện kỹ năng của họ. Đây cũng là ý kiến của đại diện các trường đại học và trung tâm y tế hàng đầu của Việt Nam, trong đó có Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ban đầu, chúng tôi đã nghĩ, lễ giới thiệu sản phẩm của chúng tôi sẽ mất khoảng một giờ, nhưng, cuộc thảo luận đã kéo dài trong 2 tiếng rưỡi. Nhiều người tham gia buổi thuyết trình muốn thử xem chiếc bàn làm việc như thế nào, và hứa sẽ báo cáo với ban lãnh đạo và sẽ đề xuất mua các bàn Pirogov cho nhu cầu của họ.

Nhìn về tương lai
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Sergei Polyakov, cố vấn của Phó Chủ tịch chính quyền tỉnh Samara, Giám đốc Văn phòng Phát triển Kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á, cho biết rằng, tại Hà Nội công ty đã giới thiệu phiên bản trình diễn của bàn Pirogov. Lần sau, tại lễ giới thiệu ở thành phố Hồ Chí Minh vào mùa thu, công ty sẽ mang đến chiếc bàn Pirogov để bán thương mại.

“Theo chúng tôi, một phương án lý tưởng nếu chúng tôi thành lập một cơ sở chung để sản xuất bàn Pirogov tại Việt Nam. Công ty Samara sẽ cung cấp công nghệ và phần mềm, và các đối tác Việt Nam sẽ thiết lập cơ sở sản xuất, đặc biệt là không chỉ cho thị trường Việt Nam, mà còn cho các nước láng giềng. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của cả hai bên, cả Nga và Việt Nam”, - ông Sergei Polyakov nói.

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201907197810843-sinh-vien-y-khoa-viet-nam-se-can-it-xac-chet-hon/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 22 2020, 09:05 PM

Franck Riester, bộ trưởng thương mại Pháp, cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ buôn lậu vũ khí để cung cấp cho chính phủ GNA, vi phạm lệnh cấm của LHQ, còn tuyển lính đánh thuê cho GNA, và cáo buộc Thổ dùng con bài người tị nạn để đe dọa EU (chắc vì vậy mà EU k dám đưa ra lệnh trừng phạt mạnh với Thổ).

Đáng đời EU và Mỹ, ai bảo ngày xưa lật đổ Lybia. Nếu có Lybia thì Thổ đã không lên ngôi thế này. Obama nói rằng đó là sai lầm duy nhất của ông trong nhiệm kỳ. Ngày xưa cũng có tin chính Hillary Clinton thuyết phục Obama để bà lo việc Lybia vì bà muốn tạo profile tranh cử tổng thống 2016.

Tổng thống Macron thì tố cáo Nga và Thổ đã làm tăng tâm trạng chống Pháp ở châu Phi

Chắc chứng kiến cảnh người biểu tình ở Hồng Kong, rồi biểu tình ở cách mạng màu (do chính họ bày ra) trả thù các lực lượng an ninh, nhằm vào cả thân nhân họ, hi hi, nên Pháp thông qua dự luật này. Sớm muộn gì rồi cũng đi đến việc sử dụng công nghệ nhận dạng gương mặt cho mà xem


Quốc Hội Pháp ngày 20/11/2020 đã thông qua dự luật « an ninh toàn diện » gây tranh cãi. Dự luật đề xuất trừng phạt các hành vi phổ biến ác ý hình ảnh các lực lượng an ninh, nhưng đồng thời chính phủ cam kết bảo đảm « quyền được cung cấp thông tin ».
heo AFP, trong một cuộc tranh luận căng thẳng, điều khoản số 24 sửa đổi đã được thông qua với 146 phiếu thuận so với 20 phiếu chống. Bộ trưởng Nội Vụ, Gerald Darmanin cho rằng « quyền tự do thông tin và việc bảo vệ các lực lượng an ninh đã được cân đối ». Theo ông, « nếu như quyền tự do báo chí bị tấn công, thì các lực lượng cảnh sát và hiến binh cũng có thể bị tương tự ».

Trước sự phản đối mạnh mẽ của những nhà đấu tranh bảo vệ các quyền tự do chung, các hiệp hội nhà báo, chính phủ Pháp khẳng định bộ luật an ninh sửa đổi này chỉ quy định án tù một năm và mức phạt 45.000 euro khi nào việc phát tán « ảnh khuôn mặt hay tất cả mọi yếu tố cho phép nhận dạng » các lực lượng an ninh đang trong chiến dịch can thiệp, có phương hại đến sự toàn vẹn về « thể chất hoặc tâm thần » của họ.

Tuy nhiên, lời bảo đảm này của chính phủ Pháp tại Quốc Hội không đủ xoa dịu làn sóng phản đối từ các phe phái chính trị, các tổ chức phi chính phủ bảo vệ các quyền tự do, cũng như từ các hiệp hôi, nghiệp đoàn nhà báo tại Pháp.

Những người này tố cáo đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ gia tăng kiểm soát người dân. Nhiều công cụ giám sát mới, cho đến giờ vẫn còn bị hạn chế, kể từ giờ có thể sẽ được sử dụng rộng rãi như dùng drone để giám sát các cuộc biểu tình, các khu phố nhạy cảm, các không gian công cộng hay riêng tư mà không cần các lực lượng an ninh phải có mặt tức thì.

Văn bản mới còn mở đường cho việc sử dụng nhận diện khuôn mặt, nhờ vào việc thu thập các hình ảnh do drone và các camera giám sát ghi lại, để nhận diện và bắt giữ một số cá nhân.

Cuối cùng, giới nhà báo cho rằng đạo luật này xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do thông tin, và lo ngại cho việc đưa tin các cuộc biểu tình. Theo họ, điều khoản số 24 của luật này là một công cụ sẽ cho phép các lực lượng an ninh che giấu những hành vi sai trái, quá đáng.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201121-ph%C3%A1p-th%C3%B4ng-qua-b%E1%BB%99-lu%E1%BA%ADt-an-ninh-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i




Nhân nói về việc nhận dạng gương mặt, trước việc các thuật toán của các công ty Nga và TQ (và cả Mỹ) liên tục giành chiến thắng với thứ hạng cao (nhiều cái thứ nhất) trong cuộc thi đánh giá hiệu năng các thuận toán AI nhận dạng, computer vision do viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (US National Institute of Standards and Technology - NIST) hàng năm tổ chức (đây là cuộc thi uy tín nhất), Hạ viện Mỹ đã xem xét một dự luật mới, cân nhắc cấm các công ty Nga và TQ tham gia cuộc thi này, và đặt vấn đề kiềm chế TQ và Nga trong lĩnh vực AI, để đảm bảo vị thế số 1 của Mỹ.
Dám vượt mặt Mỹ à? Cho mày chết
hehe.gif

Quay lại vụ bầu cử Mỹ và thái độ với TQ. Trong bài này nói rằng

Hồi đầu chiến dịch tranh cử, Biden bác bỏ quan điểm Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Tháng 5/2019, ông chế giễu : « Trung Quốc sẽ xơi mất bữa trưa của chúng ta chăng ? (…) Họ không phải là người xấu, sẽ không cạnh tranh với chúng ta ». Sau khi thấy Donald Trump thu hút được nhiều người ủng hộ nhờ nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc, Joe Biden mới thôi phát biểu như thế.

Các đối thủ đả kích, cho rằng Biden ngây thơ trước Bắc Kinh. Ngay cả một số cố vấn của ông cũng lo lắng, vì Biden vẫn khoe đã trải qua nhiều giờ với Tập Cận Bình khi còn là phó tổng thống thời Obama. Trong khi vận động tranh cử, Biden thay đổi, gọi Tập Cận Bình là [I]« côn đồ »[/I], chỉ trích ông Trump vì đã khoan dung với ông Tập trong thời gian đầu dịch mới xuất hiện, và kết thúc chiến dịch với lời hứa hẹn sẽ cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên ông chỉ gọi Bắc Kinh là « người cạnh tranh lớn nhất », chứ không coi là « mối đe dọa lớn nhất ».

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201121-bau-cu-tong-thong-my-biden-chien-thang

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 23 2020, 08:07 PM

Đang có tin, cơ sở dầu mỏ (station) của hãng Aramco (Arap Saudi) ở Jebbah vừa bị trúng tên lửa của Houthis, quả này có vẻ nặng, dù có thể không bằng lần trước. Không rõ Houthis hay Iran phía sau, nếu tin này là thật thì cũng có điều may là lần này tên lửa Patriot vô dụng, chứ nó lại bắn lên trên trời rồi quay lại lao xuống mặt đất như lần trước thì bỏ sừ

hehe.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 24 2020, 08:59 PM

@ltbk,
Đúng rồi, từ khoảng 5 năm trở lại đây, trong các cuộc can thiệp của Pháp vào châu Phi cũng có cả Đức tham gia, nhân danh EU. Đây chính là điều Pháp muốn. Nhưng lực lượng chính vẫn là Pháp, và thằng Pháp là thằng lái, chứ không phải Đức. Không những Pháp lôi kéo EU mà còn tổ chức tập hợp các nước châu Phi. Cách làm của nó là thế này, đầu tiên là tìm sự ủng hộ của LHQ , hoặc các nước lớn, chủ yếu là Mỹ để chính danh. Sau đó mới lấy danh nghĩa ấy để nhẩy vào. Khi nhẩy vào thì nó đã có nhân sự trong chính quyền sở tại lót ổ rồi, rồi lại vận động các tổ chức khu vực để tham gia vào nữa, nhưng lợi ích chủ yếu vẫn là Pháp.
Tôi kể ở đây một ví dụ. Cách đây mấy hôm, Pháp loan báo là đã bắn chết được thủ lĩnh Al-Quada ở Mali. Vậy nó làm cách nào ? trong thực tế, nhân vật bị bắn chết này vừa thương lượng với nhóm đảo chính quân sự ở Ma li để trả lại con tin, đổi lại chính quyền quân sự này trả lại các tù binh hồi giáo cực đoan bị bắt giữ, vì nó «nổi lên » thế, thì để theo dõi đâu có khó. Nhóm đảo chính quân sự này có lẽ muốn hòa đàm với các lực lượng khủng bố kia. Nhưng Pháp chắc không chịu, vì nếu một chính quyền Ma li kiểu đó lên thì nó sẽ độc lập hơn, Pháp hết đất sống. Bây giờ nó thủ tiêu chú thủ lĩnh kia đi cũng có nghĩa là cắt cầu đàm phán hai bên, bắt phải đánh nhau. Nhưng thấy nói nhóm đảo chính ki cũng không vừa muốn bắt tay với Nga, với Thổ, rồi lại liên hệ cả với An Giê ri nưa, nên không biết mọi chuyện sẽ tiếp tục ra sao.
Gần đây, khi Pháp điều tầu sân bay duy nhất của mình ra Đông Địa Trung Hải (Syria), thì cũng có tầu Đức đi theo trong hạm đội bảo vệ. Và trong tương lai, nếu họ tham dự ở biển Đông với Mỹ, thì chắc cũng như vậy. Nhưng điều này có lẽ còn lâu, và có thể không xẩy ra, do lợi ích chính trị vênh nhau, còn về mặt kỹ thuật, thì có lẽ ít có vấn đề hơn, vì tất cả các nước này đều nằm trong khung NATO
Cách can thiệp của Pháp là vậy, vì nó ít tiền hơn, nên nó tận dụng tuyệt đối các sự ủng hộ đa phương, nhưng cái vô lăng lái vẫn là nó.
Luật an ninh toàn diện ở Pháp không phải là để chống cách mạng mầu, vì không có nước nào từ bên ngoài có khả năng làm điều này với Pháp, ngoại trừ Mỹ. nhưng Mỹ lại cùng hội cùng thuyền với Pháp.
Có thể có Nga, TQ, hay các nước Ả rập. Nhưng không nước nào trong số các nước này đủ sức mạnh tạo dựng cách mạng mầu ở Pháp.
Luật « an ninh toàn diện » thực ra là để chống lại ảnh hưởng của mạng xã hội, và đồng thời cũng là của phái hữu chống lại phái tả. Vì trong tương lai, nếu tiếp tục thế này thì xã hội Pháp sẽ phân rã hơn, người lao động sẽ càng nghèo khổ hơn, và tình hình sẽ giống thời thế kỷ XVIII, khi mà nước Pháp liên tục bị biến động bởi các cuộc cách mạng 1830,1848, 1870, .. nên nó cần phải chuyên chính mạnh để giữ quyền, chống nổi loạn (mà phong trào áo vàng là một ví dụ)
Luật an ninh toàn diện dựa vào cớ chống khủng bố, tin giả mạng xã hội, .. để khẳng định quyền lực của tư bản tài chính hơn, vì xã hội sẽ đi vào một quá trình bần cùng hóa, mà phân biệt giầu nghèo ngày càng lớn.
Đây thực ra cũng là hệ quả của việc Liên Xô bị tan rã và toàn cầu hóa. Khi còn Liên Xô, thì các nước tư bản (đặc biệt ở châu Âu), bắt buộc phải có các dịch vụ xã hội, để cạnh tranh với khối XHCN, và từ đó tầng lớp trung lưu phát triển, đồng thời với nó là mô hình xã hội tiêu thụ (société de consommation). Tầng lớp này chính là cái đế để cho dân chủ tư sản như ta thấy ở Tây Âu tồn tại. mà các bác lề trái vẫn « trố mắt thán phục muốn bắt chiếc ».
Bây giờ , càng ngày nó càng rút đi, làm tiêu mòn đi, thì xã hội Tây Âu sẽ tiến dần tới ..thế kỷ XVIII (trước khi có các cuộc cách mạnh XHCN), nhưng xã hội tiêu thụ vẫn còn nhưng sẽ giống như kiểu châu Phi.
Việc toàn cầu hóa, cũng đẩy nhanh tiến trình phi dân chủ này hơn. Thế nên mới có chuyện buồn cười mâu thuẫn là, hiện tại chính Tây Âu đang phá dần cái đế dân chủ mà nó đang rao rảng ở các nơi khác.
Ở tất cả các nước tư bản xu hướng đối kháng Tư bản/sức lao động (Capital/travail) ngày càng rõ rệt. Ví dụ như ở Mỹ, từ thời Reagan, sức mua của người lao động Mỹ không tăng mà chỉ có giảm. Ở Pháp từ thập niên 90 cũng bắt đầu, nhưng nó giảm chậm hơn, và sự chênh lệch giầu nghèo so với Mỹ vẫn không là gì.
Như vậy phải làm cách nào để phần sức lao động, trong tương quan Tư bản/sức lao động này tăng lên, thì xã hội nó mới bền vững được. Nó có hai cách :
1- Tăng sức hấp dẫn của thị trường lao động, đổi Hard Work lấy tiền lương. Đây chính là tư duy của tư bản công nghiệp Mỹ (ví dụ Trump)
2- Tạo ra các dịch vụ xã hội bắt buộc để giảm bớt đi sự chênh lệch Tư bản/sức lao động. Vì quyền lợi của người lao động về dịch vụ bảo hiểm có thể đổi tương đương như một dạng tiền lương.như là tăng lương (Đây chính là cách Obama-Binden)
Ở Tây Âu (ví dụ Pháp) thì nó ở giữa hai điều trên (tức là dịch vụ xã hội quá tốt so với Mỹ), vì thế ở Pháp nó muốn phá tiếp dịch vụ xã hội, để tiến lại gần mô hình kiểu Trump hơn.
Còn ở VN thì VN đang ở trong trường hợp 1, vì thế với một người VN ở VN sẽ cảm thấy khó hiểu xã hội Tây Âu và vấn đề của nó hơn, vì VN và họ lệch pha phát triển với nhau. Tại sao tôi lại nói VN ở trong kiểu 1, bởi vì VN phát triển bằng vốn đầu tư nước ngoài. Điều « lại quả » lớn nhất cho kinh tế VN là lương công nhân, thứ đến dịch vụ cung cấp cho sản xuất (nước, điện, lương thực, ..), thứ đến các hãng VN làm gia công « gia nhập chuỗi giá trị », thứ đến các hãng VN tận dụng thị trường trỗi dậy do lương công nhân và lãi của các phần trên tạo ra thu nhập.
Do bản chất chế độ, có truyền thống XHCN, giai cấp tư sản trong nước không có, không đủ tiếng nói hùng hồn để ép nhà nước ủng hộ sự bóc lột cùng cực thành một dạng lý thuyết chính trị nhập vào chính sách nhà nước, cho nên ở VN cũng có nhưng chế độ xã hội như ở điều 2 mà phương Tây làm, (điều mà một nước đang phát triển tương đương với VN ở châu Phi không có), có điều lực bất tòng tâm, do nguồn lực mỏng, nên nó không có tác dụng lớn như ở phương Tây. Vì thế xã hội có tâm lý gần với kiểu 1 hơn.
VN sẽ cảm nhận Tây Âu dễ hơn, nếu bị mắc vào cái bẫy « thu nhập trung bình », lúc này VN sẽ tương đương với Tây Âu (nhưng ở một mức độ phát triển thấp hơn).
Ngược lại cái bẫy với Mỹ và Tây Âu nếu áp dụng kiểu 2 (với việc Binden thắng cử, thì ta có thể thấy biện pháp này thắng thể trên toàn cầu), thì cái bẫy của nó là sự phân rã xã hội rất lớn, bạo lực gia tăng, vì dịch vụ xã hội chỉ có khi người lao động có việc làm, họ không có việc làm thì mất tất cả. Dịch vụ xã hội không phải là do giai cấp tư sản đóng góp mà nó chạc vào lương của tầng lớp trung lưu. Như vậy nó sẽ dẫn tới mâu thuẫn là giá thành lao động sẽ tăng lên, dẫn tới không cạnh tranh được trong toàn cầu hóa, dẫn tới thất nghiệp, dẫn tới giảm thiểu tầng lớp trung lưu. Và để đảm bảo xã hội có thể tồn tại được, thì phải tăng áp chế. Luật « an ninh toàn diện » ở Pháp ngấm ngầm đáp ứng điều này.
Có một cách khác để thực hiện điều 2, nhưng nó mới chỉ được đưa ra và không có nơi nào áp dụng, mặc dù đã có phong trào chính trị ở Thụy Sĩ, hay ở Ý (phong trào ngôi sao năm cánh) đề cập tới. Đó là tạo ra một đồng lương phổ cập cho tất cả mọi người, ngay cả khi họ không đi làm. Vì thế ngay trên báo VN cũng có lúc đưa tin là ở Thụy Sĩ, hay Phần lan, chính phủ cho tiền không, đây chính là nguyên tắc này, nhưng trong thực tế nó có rất nhiều điều kiện ràng buộc, và cũng không khác gì tiền trợ cấp thất nghiệp có hạn định đang tồn tại, thậm chí phức tạp hơn
Vì thế tương lai của Mỹ và Tây Âu là đi dần tới một chế độ mất dân chủ hơn (hay là dạng dân chủ đểu, tồn tại về hình thức cho vui), xã hội phân biệt giàu nghèo hơn.

và để chuận bị cho điều này nhưng luật kiểu an ninh này sẽ càng nhiều.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 25 2020, 10:37 PM

@ltbk,
Quốc hội Pháp đã thông qua luật an ninh toàn diện ngay từ lần đưa ra đầu tiên. Như vậy không chỉ ở Mỹ, mà ở Tây Âu, xu hướng của nó càng ngày càng đi gần tới cưỡng chế hơn là dân chủ, hiểu dân chủ như là tiếng nói, dư luận của người dân được hệ thống nhà nước quan tâm đáp ứng.
Quan hệ TQ – Mỹ không phụ thuộc vào thái độ riêng tư của ông Biden hay không, nó phụ thuộc vào nhận thức của bộ máy điều hành, cũng như lực lượng nào chống lưng cho nó. Hiện tại với danh sách những nhân vật quan trọng của nội các mới này được đưa ra, thì tôi có cảm tưởng như là chính quyền của .. Obama.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 26 2020, 04:18 AM

Bác Phó, ý tôi là Biden nói vậy, không phải là quan điểm cá nhân ông ta, mà phản ánh tư tưởng phe nhóm lợi ích phía sau ông ta. Coi TQ chỉ là đối thủ cạnh tranh, coi Nga là kẻ thù có thể đe dọa đến vị trí số 1 của Mỹ.
Kể cũng nực cười, các media châu Âu, Mỹ ra sức dìm hàng Nga, nào là yếu này yếu nọ, etc. Nga nó yếu thế thì sao lại coi họ là đối thủ đến mức đe dọa cả vị trí số 1 của Mỹ được? laugh1.gif

TQ kêu mạnh thế, nhưng trước thời Trump thì chưa bao giờ Mỹ nhìn TQ như là một đối thủ giống Nga cả

Kiểu như ra sức dìm hàng máy bay và vũ khí tên lửa phòng không Nga, nhưng lại không dám để cho F-35 ở chung với tên lửa S-400 Nga, đưa cả máy bay Su-35 lẫn S-400 vào đạo luật CAATSA để ngăn các nước khác mua, và bây giờ thì theo Breaking Defence, thượng viện Mỹ đang xem xét đưa ra một dự luật liên quan đến việc bán các vũ khí tiên tiến ra cho các đối tác và đồng minh nước ngoài, đặc biệt là F-35, trong đó xác định những mối nguy hiểm cho F-35, và S-400 là cái tên được xướng đầu tiên. Theo đó, nếu nước nào đã có một trong những công nghệ có thể gây nguy hiểm cho F-35 thì không được nhận máy bay này. Khái quát chung, nếu nước nào đã có một vũ khí nguy hiểm cho vũ khí Mỹ, thì Mỹ k được bán vũ khí đó cho nước đó.
Hiện do bầu cử nên việc này tạm gác, sau bầu cử chắc chắn sẽ tiến triển.
Ngoài ra, đạo luật làm mạnh hơn việc yêu cầu bên mua vũ khí phải thông báo cho Mỹ rõ ràng về mục tiêu và kế hoạch sử dụng vũ khí muốn mua đó (trước đây đã có rồi, giờ chặt hơn)


Luật an ninh của Pháp là để đối phó về đối nội, không phải do cách mạng màu bên ngoài. Ý là họ nhìn những thủ đoạn của các phe biểu tình, trưng thông tin về gia đình hoặc bản thân người cảnh sát, an ninh lên báo để trả thù họ, gây sức ép lên họ hoặc người thân họ, để họ không dám trấn áp biểu tình. Đây là trò mà biểu tình ở Hồng Kong làm, Belarus đang định làm, và Ukraine thì sau biểu tình thành công cũng đi trả thủ cảnh sát, etc.
Pháp sợ phe biểu tình trong nước cũng làm thì gay, không phải dân Pháp thì phe Hồi Giáo cực đoan có thể làm. Vụ giáo viên Pháp bị hại vừa rồi, cũng là từ thông tin ông ta được đưa lên mạng, nếu bây giờ là thông tin cảnh sát hay gia đình họ được đưa lên thì sao?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 26 2020, 04:07 PM

Không được phép làm ăn với Nga, các doanh nghiệp ô tô Ukraine chuyển sang lắp ráp xe ô tô từ các linh kiện Nga
Tại Zaporozhye, họ sẽ lắp ráp các mẫu xe Lada XRAY, Lada Largeus, cũng như một trong những chiếc xe Lada Vesta phổ biến nhất ở Nga. Việc lắp ráp sẽ được thực hiện bằng phương pháp tuốc nơ vít ( lắp ráp bằng cơm) các bộ phận linh kiện được chuyển đến từ Togliatti, Nga.

Ngoài ra


Đối tác GAZ ở Ukraine đã thiết lập một dây chuyền lắp ráp SKD cho xe tải GAZelle Business
Nhà phân phối của Nhà máy ô tô Gorky ở Ukraine "Tập đoàn phát triển ô tô" đã thông báo về sự xuất hiện của một thương hiệu xe thương mại mới. Dưới thương hiệu HDC đơn giản, nhà sản xuất Ukraine đã triển khai sản xuất và bán mô hình GAZelle Business do Nga sản xuất. Sử dụng một thủ thuật đổi tên đơn giản, các công ty địa phương đã vượt qua một số hạn chế và cấm cản trở hoạt động kinh doanh do cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và Ukraine. Cho đến nay, phạm vi của các mô hình HDC được giới hạn trong các xe tải phẳng với động cơ xăng với bốn biến thể khác nhau.

Nhà phân phối Ukraine buộc nội địa hóa sản xuất xe tải của Nhà máy ô tô Gorky bằng lệnh cấm nhập khẩu ô tô lắp ráp tại Nga vào lãnh thổ Ukraine, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm nay.

Ban lãnh đạo Nhóm Phát triển Động cơ đã không phát minh lại bánh xe mà đi theo con đường đơn giản nhất. Tại doanh nghiệp Ukraine, GAZelles được lắp ráp từ các bộ xe của Nga. Và ở lối ra, nhãn hiệu của chiếc xe và tên của sự thay đổi. Sự khác biệt giữa HDC và bản gốc từ Liên bang Nga là rất ít - chỉ ở shkildiks và logo. Nhân tiện, họ cũng không bận tâm đến cái sau. Ba chữ cái được viết trên cùng một chiếc khiên có biểu tượng của Nizhny Novgorod phô trương ở Nga.

Dòng sản phẩm này hiện chỉ giới hạn ở xe tải phẳng và xe tải có khung dẫn động cầu sau. Giá cho tất cả các mẫu dao động khoảng nửa triệu hryvnia. Hiện đây là thương hiệu ô tô cỡ này rẻ nhất ở Ukraine.


https://sharknews.ru/ukraina-pridumala-kak-v-obhod-sanktsij-naladit-proizvodstvo-gruzovikov-gazel/

Nhóm dân tộc chủ nghĩa của Ukraine đang gây náo loạn vì chuyện này

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 26 2020, 05:39 PM

@ltbk,
Không, theo phân tích của tôi, thì Nga không phải là kẻ thù số một của Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, thì thế giới không còn giới tuyến rõ ràng như trước, mà sự cạnh tranh, đối đầu đan xen nhau. Sở dĩ đối đầu Nga-Mỹ vẫn quan trọng, bởi vì như tôi đã nói nhiều lần trong chủ đề thời sự này, đó là sở trường, sở đoản của kinh tế Nga và Mỹ đối đầu nhau, khiến chúng chỉ có cạnh tranh mà không có hợp tác. Mức độ cạnh tranh này lại tăng lên nữa, khi nền công nghiệp cuối cùng không đối đầu giữa hai bên là dầu khí cũng ở vào trạng thái này từ những năm 2000. Khi Mỹ bắt đầu xuất khẩu khí đốt từ khai thác đá phiến.
Đối thủ lớn nhất của Mỹ là TQ, nhưng ngược với Nga, độ thâm nhập của hai nền kinh tế Mỹ-TQ lại rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính thì TQ nằm hoàn toàn trong hệ thống tài chính Mỹ. Chỉ từ năm 2008, tức là bắt đầu nhiệm kỳ Obama, thì TQ mới quậy hơn, và điều đáng tiếc cho VN là sự quậy phá này là ở biển Đông. Trước đó, TQ tuyên bố lợi ích cốt lõi là ở biển Đông Hải (đối diện với Đài Loan), từ năm 2008, với khái niệm đường lưỡi bò, TQ tuyên bố luôn biển Đông cũng là lợi ích cốt lõi. Như vậy có nghĩa là mỗi khi Mỹ yếu đi một chút, thì TQ lại hung hăng lên, và lại áp dụng chính sách bành trướng như là Mỹ và Tây Âu vào thế kỷ 18,19,20.
Theo như hồi ký của Obama, (theo những gì báo VN nói, chứ tôi cũng không có để đọc, và cũng không có hứng thú đọc), thì Obama biện hộ là không chống TQ do cần TQ để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008. Thực ra phải hiểu là đến lúc đó, TQ với Mỹ vẫn là một dạng .. Nhật bản khổng lồ, nằm dưới quyền chi phối của Mỹ, hai bên có thể cạnh tranh nhau, nhưng không đối đầu. Vì thế Obama nói mình không thể chống TQ là biện hộ FAKE.
Câu chuyện chỉ thay đổi đi với chính quyền Trump, như tôi nói, đây là chính quyền của tư bản công nghiệp, và chính vì thế chính sách của Trump mới cương quyết hơn, bao gồm cả việc chuyển đổi chuỗi sản xuất. Nhưng với một chính quyền Biden, hậu duệ của chính quyền Obama, quê hương của Binden là bang Delaware, vốn là bang sống bằng dịch vụ ngân hàng (giống như các dạng hố đen tài chính kiểu Luxemburg, Hồng công, ..), thì tư bản tài chính lại thắng thế, và gần như chắc chắn quan hệ với TQ sẽ dịu đi. Vấn đề là chính quyền Binden làm cách nào để « giải quyết hậu quả » chính quyền Trump để lại thôi.
Chính quyền Biden sẽ tiếp cận TQ ra sao, có lẽ sẽ là cách tiếp cận như đối kháng Nhật-Mỹ vào cuối thập niên 80, khi Mỹ bằng hiệp định tài chính Plaza hạ thủ được Nhật, khiến Nhật vẫn nằm dưới chướng Mỹ. Đây có thể là ước mơ của tư bản tài chính Mỹ, nhưng lặp lại điều này với TQ không dễ, vì Mỹ không có vị thế khống chế về chính trị, quân sự với TQ như với Nhật.
Cách đây mấy hôm, TQ cũng bắt đầu xiết chặt quản lý fintech, có lẽ cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đấu kiểu này.
Cách tiếp cận nữa, Mỹ có thể sử dụng, đó là ,nhồi sọ vào xã hội TQ tư duy « dân chủ tư sản Mỹ », giống như Mỹ làm với Liên Xô, để làm tan rã TQ từ trong ruột ra. Nhưng vấn đề vấp phải ở đây là văn hóa TQ hoàn toàn khác văn hóa phương Tây, không phải như Liên Xô, có truyền thống từ thời Nga hoàng là cóp pi hệ thống chính trị phương Tây, văn hóa phương Tây, coi nó như bố, tự đặt mình vào điều kiện nô lệ văn hóa thì mới làm được. Và do sự khác biệt văn hóa này lớn, giả dụ TQ có cóp pi hệ thống chính trị của phương Tây đi (điều này khó xẩy ra), thì điều đó cũng không có nghĩa đối đầu hai bên chấm dứt.
Tóm lại là Nga-Mỹ đối đầu vì chúng có cấu trúc kinh tế giống nhau, nên chỉ đẩy chứ không hút.Cho nên nó hiện tiền ngay tức khắc Đối đầu TQ-Mỹ là quan trọng nhất nhưng ở đây lại có hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau, vì thế nó ở dạng tiềm năng. Vấn đề đặt ra là tư bản tài chính Mỹ có thể sống với hai cái đầu chính trị được không ? tư bản công nghiệp Mỹ có chấp nhận điều này không ? hệ thống chính trị Mỹ (tức là về mặt văn hóa) có chấp nhận được không ?
Nhưng câu trả lời này có lẽ sẽ dần dần được thấy với chính quyền Binden vào năm sau.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 26 2020, 09:01 PM

Cái chết của Maradona đã khiến cho báo chí thế giới ồn ã nói về cầu thủ bóng đá này. Ngay cả tôi cũng cảm thấy buồn buồn, dù tôi không phải là dân mê bóng đá gì cho lắm. Argentina cũng để quốc tang 3 ngày, và trên thời sự cũng thấy quay cảnh dân Argentinna chen lấn xô đẩy nhau vào viếng trước linh cữu Maradona lần cuối cùng.
Ngoài tài năng bóng đá, điều mà Maradona không phải là người duy nhất có, có lẽ người ta thích Maradona bởi cảm nhận bình dân. Maradona có lẽ là một trong số rất ít cầu thủ bóng đá, khi nổi tiếng rồi thì không được giới thượng lưu chấp nhận, và chính sự « vênh » này đã khiến Maradona là một dạng bad boy, mà người dân bình thường, nếu không nói là người dân lao động cảm nhận được.
Là con nhà nghèo, Maradona mãi mãi là con nhà nghèo, từ cách ứng sử, đi đứng, ăn nói. Và bản thân thành công bóng đã của Maradona cũng có ý nghĩa ấy. Khi Maradona đá cho đội bóng đá ở thành phố na pơ lút (Naples), giúp cho đội này giành được giải cao nhất của bóng đá Ý, thì đây không chỉ là niềm tự hào của một thành phố, mà là sự tự hào của cả miền Nam nước Ý. Về mặt văn hóa, nước Ý có thể coi như bị cắt làm đôi, với một miền Bắc giầu có, phát triển, và một miền Nam nghèo nàn, có nhiều tan dư phong kiến, quê hương của Mafia, nơi mà người dân phải di cư đi càng vùng khác kiếm ăn. Giải bóng đá mà đội Na pơ lút đạt được, có thể coi như một dạng « phục thù nhân phẩm » của miền Nam Ý với miền Bắc Ý.
Nhưng đây không phải là lần duy nhất, trận đấu Argentina với Anh trong giải bóng đá thế giới cũng có mùi vị như vậy. Bởi giải này xẩy ra sau chiến tranh Argentina và Anh(1982) ở quần đảo Man lu in (Malouines), chiến tranh mà Anh đã dành thắng lợi. Trận bóng đá Argentina-Anh (1986) có thể coi như một biểu tượng « phục thù », như một thứ giải tỏa tinh thần cho người dân Argentina. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong trận này có bàn thắng « bàn tay của chúa ». Với một nước theo đạo cơ đốc thuần thành như Argentina, thì có lẽ không có biểu tượng nào về văn hóa lớn hơn thế cả về tâm lý lẫn tín ngưỡng.
Nhưng không dừng lại ở đây mà sau này, Maradona còn sang Cuba (do Cu ba giúp Maradona chữa cai nghiện ma túy). Sự gần gũi của cầu thủ bóng đá này với Cu ba càng khiến biểu tượng « nhân phẩm của người nghèo khổ » tăng lên. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh Maradona đứng cạnh Phidel Castro trong lần ông thăm Argentina, và Maradona đã làm « huấn luyện viên một phút » cho người dân đứng trong cuộc mít tinh tập thể dục, làm cho cả sân vận động chuyển động.
Maradona, biểu tượng của nhân phẩm người nghèo với tất cả ưu điểm và nhược điểm ????

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 26 2020, 10:21 PM

Ronaldo của Brazil cũng xuất thân còn nghèo hơn cả Maradona, cũng chơi bời để bị chấn thương suýt mất cả sự nghiệp, nhưng rồi vẫn thâm nhập được vào giới thượng lưu đó bác Phó.
Có điều Ronaldo không là biểu tượng văn hóa, biểu tượng của người nghèo vươn lên được, vì Pele đã giành lấy. Sau Pele, rất nhiều cầu thủ Brazil nghèo đã vươn lên thành siêu sao, nhưng đều k thể thành biểu tượng

Chưa kể còn do lối chơi. Lối chơi của Argentina hay dựa trên một người. Chứ nhìn đội tuyển Brazil xem, họ không dựa vào 1 cá nhân, đội hình cũng có quá nhiều siêu sao. Năm 62 khi Pele chấn thương thì Brazil cũng vẫn vô địch. Năm 58 thì Pele chỉ bắt đầu nổi lên ở bán kết. Còn năm 70 thì quá rõ, gần như cả 11 cầu thủ đều là siêu sao.
Thế thì khó cho bất kỳ ai nổi bật lên hơn hẳn lắm, cũng vì vậy mà ấn tượng của Maradona càng sâu đậm, khi mà một mình ông đưa Argentina thành vô địch thế giới 1986, một mình đưa Napoli thành vô địch Italy

Vừa nói về ô tô Ukraine, hình như hãng ô tô huyền thoại một thời của Liên Xô KrAZ, để ở Ukraine đã phá sản rồi, thảo nào toàn phải nhập linh kiện xe ô tô Nga về lắp ráp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 26 2020, 10:35 PM

Bạn LTK dịch báo Ukraine

Liên minh Châu Âu dọa cắt chế độ miễn thị thực; đại sứ các nước G7 lên án; Tổng thống Zelensky đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia; Bộ Ngoại giao cảnh báo về các vấn đề với các đối tác quốc tế - đó là các phản ứng trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp Ukraina.
Trước đó Tòa án Hiến pháp Ukraine đã ra quyết định bãi bỏ một số quy định về chống tham nhũng và hủy khai báo tài sản điện tử đối với các thẩm phán và quan chức.
Cụ thể Tòa án Hiến pháp đã xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai báo gian dối hoặc không khai báo và đóng cơ sở dữ liệu khai báo điện tử.
Tòa án Hiến pháp cho rằng các quy định này không hợp hiến và hủy bỏ để tránh tình trạng các cơ quan công quyền gây áp lực lên các thẩm phán. Tòa án cho rằng chỉ có có cơ quan tư pháp mới có quyền kiểm tra các thẩm phán.
Liên minh Châu Âu, khối G7 đã lập tức phản ứng. Liên minh Châu Âu dọa cắt chế độ miễn thị thực; đại sứ các nước G7 lên án; Trong nước thì Tổng thống Zelensky đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia; Bộ Ngoại giao cảnh báo về các vấn đề với các đối tác quốc tế.

https://dumskaya.net/news/v-es-schitayut-skandalnoe-reshenie-konstitutcion-129734/?fbclid=IwAR07oq463RPoRjYq7TPLO7C4wxE89Js23QPmLIP2nHF3P2M6kyBj3YQzPYM

----------------


Odessa: Bầu cử địa phương: chỉ có 1/3 cử tri đi bầu; thị trưởng đương nhiệm Trukhanov và đại diện đảng đối lập Nikolay Skorik vào vòng 2.
5 đảng phái đủ phiếu vào Hội đồng tỉnh và thành phố Odessa.
Đó là kết quả của khảo sát xã hội sau khi bỏ phiếu do Viện xã hội học quốc tế Kiev thực hiện.
Ứng cử viên từ đảng Tổng thống - Oleg Filimonov - cũng là nghệ sỹ hài chỉ được 15,5%, đứng thứ 3 và bị loại.
Còn bầu cử vào Hội đồng tỉnh Odessa thì đáng chú ý là đảng đối lập được số phiếu cao nhất; đảng Tổ quốc" của Timoshenko chỉ được có 2,2%, đứng tận thứ 8 và không được vào Hội đồng thành phố. Trong khi ''đảng Sharia" của blogger Anatoly Shariy - một người được coi là có quan điểm thân Nga và bị các lực lượng dân tộc chủ nghĩa chống đối kịch liệt thì lại được 9,6% và lần đầu tiên vào Hội đồng thành phố.
Như vậy 5 đảng phái sau đủ số phiếu vào HĐ tỉnh.
1. "Đảng nền tảng đối lập - vì cuộc sống" - 21,4%
2. “Hãy tin vào việc làm” của đương kim thị trưởng - 21,3%
3. "Người đầy tớ của nhân dân" của Tổng thống - 18,9%
4. "Đoàn kết châu Âu" của cựu TT Poroshenko -13,6%
5. "Đảng Sharia" - 9,6%
5 đảng phái này cũng vào Hội đồng Thành phố
*Một điểm đáng chú ý nữa là dân chúng tỉnh Odessa khá thờ ơ với cuộc bầu cử địa phương lần này. Theo dữ liệu của dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương thì tỷ lệ cử tri đi bầu chỉ có 35,39%.

http://trassae95.com/all/news/2020/10/25/kmis-opublikoval-predvariteljnye-rezuljtaty-golosovaniya-odessitov-na-vyborah-mera-deputatov-gorsoveta-i-oblsoveta-59205.html?fbclid=IwAR3z1upu4UJWBB0AcsVm-v5z4rPVFlpbNrwSen97WFm2oDEVShnd1sFWywA

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 26 2020, 10:59 PM

Không, Maradona khác chứ. Trong trường hợp bình thường, ngay cả với Ronaldo ở Brazil, thì người ta sẽ cố thay đổi, một cách vụng về (đây là trường hợp của Ronaldo) để giới thượng lưu chấp nhận. Ngược lại thì Maradona bất chấp. Ở đây tôi không nói điều đó hay hay là dở, mà chỉ nói là thái độ, cách sống không thay đổi. Vì thế đây là một trường hợp lạ.
Nếu so Maradona với Pê lê thì lại càng thấy rõ, hay là so với Zidane , hay là Platini. Nhưng nhân vật này đều « thượng lưu hóa », và nhiều khi rất thành công như Zidane hay Pê lê.
Như tôi nói ở trên, Maradona không chỉ là biểu tượng người nghèo vươn lên, trong thế giới bóng đá nổi tiếng, nếu xuất thân từ thế giới thứ 3, thì khả năng là người giầu rất ít. Bóng đá, nhạc Rap, ..có lẽ là những cái cửa ít ỏi để người ta vươn lên. Vì thế biểu tượng người nghèo vươn lên thành công cũng không hiếm. Nhưng mang lại cảm giác « phục thù » cho cả một tầng lớp bình dân, mà vẫn là bình dân thì chỉ có Maradona.
Hãy xem Maradona nói về chủ tịch liên đoàn bóng đá FIFA, Sepp Blatter, người mà bị luật pháp Mỹ kết tội tham nhũng cách đây mấy năm. Maradona nói như thế này « ông ấy coi tôi như là con, con của một con đĩ ». (il me considère comme un fils, fils de pute). Ở đây người ta còn cảm thấy vừa như có một sự tự hào về nguồn gốc của mình, vừa có thái độ khiêu khích. Những thái độ như thế này không thấy có ở Platini, Pê lê, Ronaldo đâu.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 27 2020, 05:39 PM

Bác Phó,
Nhưng team của Biden thì nhìn nhận khác. Họ vẫn coi Nga là đối thủ chiến lược, và chỉ coi TQ là kẻ cạnh tranh kinh tế thôi bác. Họ vẫn đặt hy vọng vào con bài tài chính, tìm cách thâm nhập vào nền kinh tế TQ, gắn TQ thành 1 phần của mình.

Mỗi kỳ bầu cử, họ lại ra sức chỉ trích TQ, chỉ là hành động "chính trị" nhằm kiếm phiếu từ những cử tri Mỹ thôi. Còn về căn bản, thái độ của nước Mỹ trước thời Trump đều nhìn nhận TQ với thái độ positive, chứ k phải negative. Nói đúng ra, bản chất là positive, chỉ trên media thì chỉ trích ra có vẻ.
Đúng nghĩa là họ chỉ coi TQ là đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tranh ăn với nhau, chứ k nhìn TQ là mối đe dọa chiến lược

Biểu tình phản đối nhập khẩu thịt lợn Mỹ ở Đài Loan. Thịt lớn Mỹ có chứa ractopamine - chất phụ gia giúp tăng độ nạc. Ractopamine bị cấm tại Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Hôm nay các nghị sỹ đã ném lòng lợn vào nhau.

Đài Loan thiệt, chấp nhận thiệt hại cho ngành nông nghiệp, nhập khẩu thịt Mỹ điều họ chưa từng cho phép, để đổi lấy sự ủng hộ. Bây giờ Biden lên thì vẫn phải nhập khẩu thịt, nhưng có còn được ủng hộ như trước hay không thì chưa rõ, hì hì

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 27 2020, 05:50 PM

Hôm nay đọc cái link này cũng thấy buồn cười.
Maradona, le castrisme dans la peau - Libération (liberation.fr)
Tóm tắt : Hóa ra Maradona sang Cu ba nhiều lần, coi Phi den như là người cha, thậm chí còn xăm hình Phi đen lên bắp chân. Bên chân bên kia là hình Che Gevara. Che Gevara còn là người cùng quê với Maradona. Ngày mất của Maradona 25/11 cũng là ngày mất của Phi đen (25/11/2016).
Bật mí thêm một tí về Maradona theo cái nhìn xã hội học (sociologie), bởi ai yêu thích chủ nghĩa Mác -Lê nin thì cũng sẽ thích xã hội học, vì chủ nghĩa Mác – Lê nin chính là triết học đặt nền móng cho xã hội học (khi phân tích xã hội theo giai cấp, từ đó mà nghiên cứu nó).
Với tôi, tình cảm của người dân thường với Maradona cuồng nhiệt như thế, vì họ có thể đồng cảm (identification) cuộc sống của mình với Maradona, với số phận của Maradona. Đó là cảm nhận của người lao động, người nghèo với các bất công xã hội, mà họ phải chứng kiến thường ngày. Có thể đó là vấn đề xã hội trong một nước, Như người Na pô li ở Ý với người miền Bắc Ý,cũng có thể như người Ác hen ti na thua Anh, bị Anh chiếm mất đảo Man vin, mà trong tâm lý của họ không chấp nhận được, vì rõ ràng là một sự bất công. Vì thế chiến thắng bóng đá của Maradona như là một chiến thắng thay thế về tinh thần để giải tỏa.
Hình thức chiến thắng thay thế, có tác dụng an ủi này tồn tại từ xa xưa. Ví dụ bỏ bùa là một dạng như vậy. Trong văn hóa của các bộ tộc châu Phi, có tập tục nếu người ta định làm hại ai, ở chỗ nào,thì sẽ lấy một cái tượng, đóng đinh lên chỗ tương đương đó. Đây cũng là một dạng chiến thắng tâm lý.
Vậy tại sao Pê lê, Ronaldo, hay nhiều người khác không thể làm được điều này, mặc dù họ cũng xuất thân nghèo khổ và có thể coi là một tấm gương vươn lên. Nhưng chính sự vươn lên nhập cuộc với giới thượng lưu này, đã biến họ thành dạng kẻ bị mua (vendu), phản bội lại nguồn gốc. Ở Maradona hoàn toàn không có điều đó. Và đấy cũng là điều làm người dân thường ngưỡng mộ. Vì thế một Pê lê, một Platini không bao giờ có được sự ngưỡng mộ như Maradona tạo ra.
@ltbk,
Có thể ê kíp của Binden coi Nga là đối thủ chiến lược, nhưng điều đó không có nghĩa là Nga đứng thứ nhì thế giới, mà lý do chỉ vì hai bên không có gì có thể hợp tác được thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 27 2020, 06:25 PM

Bác Phó

Tôi đâu có nói Nga đứng thứ nhì thế giới, tôi chỉ bảo team của Biden nhìn nhận Nga là đối thủ chiến lược có thể đe dọa vị trí số 1 của họ, chí ít đó là những gì họ nói không ít lần.

Tôi chỉ mắc cười ở chỗ, media của bọn họ thì toàn dìm hàng Nga, nhưng họ lại coi Nga là đối thủ chiến lược. Dù dĩ nhiên Nga không đứng thứ 2, nhưng cũng phải đủ mạnh thì mới đủ tư cách để bị Mỹ coi là đối thủ chiến lược có tính đe dọa, chứ nếu yếu kém đủ thứ như media bọn họ nói, thì sao thế được, và nếu Nga yếu vậy thì sao họ phải ngại Nga?

Còn thực tế, tôi nghĩ Mỹ coi Nga là đối thủ chiến lược, k phải vì sợ Nga vươn lên chiếm vị trí của mình, cũng k phải vì Nga đứng số 2 (vì thực tế k phải vậy), mà vì với sự độc lập tự chủ của Nga, thì những nước khác, từ "đồng minh" EU hay TQ có thể vươn lên đứng ngang vị trí với họ nhờ vào việc khống chế được Nga (nếu Nga bị các nước kia kiếm soát) hay nhờ vào sự ủng hộ/hợp tác của Nga.
Vì thế nên Mỹ muốn kiếm soát Nga vậy

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 28 2020, 05:40 PM

Israel ám sát 1 nhà khoa học hạt nhân Iran là Fakhrizadeh, các đảng viên đảng DC Mỹ chỉ trích, gọi đây là hành động tội phạm, âm mưu cản trở chính quyền mới của Mỹ quay lại với Iran, còn đảng viên CH Mỹ thì k ý kiến hoặc chỉ trích phe DC Mỹ.

Các đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ hôm thứ Sáu 27/11 đã kịch liệt đả kích việc tấn công giết chết nhà khoa học trụ cột trong tham vọng hạt nhân bí mật của Iran.

“Nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, người mà tình báo Mỹ và Israel từ lâu cho rằng đứng sau các chương trình bí mật để thiết kế một đầu đạn nguyên tử, đã bị bắn chết trong một cuộc phục kích hôm thứ Sáu khi ông đang di chuyển trên một chiếc xe ở miền Bắc Iran,” New York Times đưa tin.

“Nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh, 59 tuổi, đã được coi là động lực thúc đẩy chương trình vũ khí hạt nhân của Iran trong hai thập kỷ, và tiếp tục làm việc này sau khi phần chính của nỗ lực bị giải tán vào đầu những năm 2000”.

Vụ tấn công diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump được cho là không khuyến khích tấn công một cơ sở hạt nhân ở Iran vài tuần trước, sau khi ông nói chuyện với các quan chức hàng đầu của Mỹ về ý tưởng này.

Vụ tấn công diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thái tử Ả Rập Xê út Mohammed bin Salman và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp nhau tại Ả Rập Xê Út để đàm phán.

Tin tức Fakhrizadeh đã bị giết khiến các đảng viên Đảng Dân chủ tức giận, gọi động thái này là một “hành động tội phạm”.

“Đây là một hành động tội phạm và rất liều lĩnh. Nó có nguy cơ dẫn đến việc trả đũa chết người và một vòng xung đột khu vực mới”, cựu Giám đốc CIA thời Obama John Brennan nói.

“Tôi không biết liệu một chính phủ nước ngoài có ủy quyền hay thực hiện vụ sát hại Fakhrizadeh hay không. Một hành động khủng bố do nhà nước bảo trợ như vậy sẽ là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và khuyến khích nhiều chính phủ hơn thực hiện các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào các quan chức nước ngoài,” ông nói tiếp.

“Những vụ ám sát này khác xa so với các cuộc tấn công nhằm vào các thủ lĩnh khủng bố và đặc nhiệm của các nhóm như al-Qaida & Nhà nước Hồi giáo, vốn không phải là các quốc gia có chủ quyền. Là những chiến binh bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, họ có thể trở thành mục tiêu để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố chết người."

Thượng nghị sĩ Ted Cruz (đảng Cộng hòa) chỉ trích Brennan, viết: “Thật kỳ lạ khi thấy một cựu lãnh đạo CIA nhất quán đứng về phía những người nhiệt thành Iran, những người hô vang‘ Cái chết cho nước Mỹ ’và lên án Israel. Joe Biden có đồng ý không?”.

Thượng nghị sĩ Chris Murphy (đảng Dân chủ) viết trên Twitter: “Nếu mục đích chính của việc giết ông Fakhrizadeh là khiến việc tái khởi động thỏa thuận hạt nhân Iran trở nên khó khăn hơn, thì vụ ám sát này không khiến Mỹ, Israel hay thế giới an toàn hơn”.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Obama, Ben Rhodes viết: “Đây là một hành động thái quá nhằm phá hoại quan hệ ngoại giao giữa chính quyền sắp tới của Mỹ và Iran. Đã đến lúc sự leo thang không ngừng này phải dừng lại”.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 30 2020, 10:45 PM

Trung tâm Carnegie có bài viết về quan hệ Nga-Mỹ. Bản dịch của báo VN khá chính xác, nên trích ra đây. Nói chung không ngoài dự đoán ở diễn đàn này, thời Biden mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ căng thẳng hơn, sẽ có xung đột ở không gian hậu Xô Viết, đồng thời Mỹ tiếp tục chiến lược tìm cách thâm nhập vào xã hội Nga, gây mâu thuẫn giữa xã hội và chính quyền Nga, khắc họa nhà nước Nga là nhà nước tham ô, và khuyến khích người dân phản kháng, và Mỹ sẽ đóng vai trò ủng hộ người dân Nga, etc.

Nói chung, Biden cũng là 1 chiến binh của thời chiến tranh lạnh, ông ta cũng như 1 số thượng nghị sĩ khác xây dựng profil của mình dựa trên việc chống Liên Xô và hòa giải với TQ, nên sau này quay sang chống Nga là rất tự nhiên về tâm lý. Tuy nói lên gân với TQ, nhưng thái độ của họ với TQ nhìn chung là "dịu dàng" hơn nhiều.

Có điều khá ngộ, đó là nếu chính quyền Mỹ thân với Tây Âu, thì khối Đông Âu, nhất là Ba Lan, Hungary, Baltic, etc. lo ngại, hệt như Nga.
Còn nếu họ xung đột với Tây Âu như Trump, thì các nước Đông Âu này lại vui thế, và Nga cũng thế.
Xem ra các nước Đông Âu, nhất là Ba Lan và Baltic, tuy lên án chỉ trích Nga, nhưng lại có chung một mong ước như Nga

Vừa rồi, xung đột Ấn-Trung, thấy tin trên mạng nói TQ đã lấn vào và chiếm được đến 300km, nhưng họ kín đáo không đưa nhiều trên media, phương Tây cũng ít nói. Không rõ đúng k?



https://petrotimes.vn/vi-the-cua-nga-trong-chinh-sach-doi-ngoai-cua-chinh-quyen-biden-587822.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 1 2020, 08:37 PM

Tin này cách đây 2 năm, quên chưa đưa


Nga lập Tổng cục Chính trị trong quân đội: Bước đầu khôi phục Liên bang Xô viết?
Sắc lệnh của Tổng thống Putin thành lập Tổng cục Chính trị trong Quân đội Liên bang Nga đang làm dấy lên những suy đoán Nga đang bước đầu khôi phục Liên bang Xô Viết.
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 30/7, nguyên Tư lệnh lực lượng Nga tại Syria, thượng tướng Andrey Kartapolov sẽ trở thành Thứ trưởng Quốc phòng Nga kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Liên bang Nga.

Bộ Quốc phòng Nga thành lập Tổng cục Chính trị Quân sự, với mục đích huấn luyện quân nhân cho hoạt động tác chiến trong hình thức chiến tranh lai - loại hình chiến tranh kết hợp chiến tranh nghị trường, chiến tranh quy ước, chiến tranh phi qui ước và chiến tranh công nghệ cao, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác Quân sự Quốc tế, thượng tướng Leonid Ivashov giải thích.

Nhận định về chức năng của Tổng cục Chính trị Quân sự quân đội Nga, thượng tướng Leonid Ivashov giải thích: “Chức năng của tổng cục này sẽ khác hoàn toàn so với chức năng của Tổng cục Chính trị trong quân đội Liên Xô, bởi trên thực tế tổng cục mới này được thành lập hướng tới việc giáo dục chính trị và công tác chính trị trong các hoạt động quân sự ở thời điểm hiện tại khi hình thức chiến tranh lai ngày càng phổ dụng”.

“Hiện nay, không thể xây dựng quân đội Nga mà không có sự phối hợp mạnh mẽ với hoạt động giáo dục chính trị và giáo dục lý tưởng”, thượng tướng Leonid Ivashov cho biết, đồng thời ông nhấn mạnh rằng Tổng cục Chính trị Quân sự quân đội Nga được thành lập trong bối cảnh các hoạt động tuyên truyền chống Nga dưới mọi hình thức đang được các thế lực thù địch tăng cường sử dụng.

Chuyên gia an ninh Việt Nam, đại tá Nguyễn Minh Tâm nhận định rằng việc Bộ Quốc phòng Nga thành lập Tổng cục Chính trị Quân sự quân đội Nga là bước tiến mới của Quân đội Nga, sau những thay đổi mang tính chất lột xác về hoạt động chỉ huy, tác chiến cũng như hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự.

“Không có bất cứ lực lượng quân đội nào tồn tại phi chính trị, đứng ngoài chính trị. Quân đội Nga, quân đội Mỹ hay quân đội bất cứ quốc gia nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính trị quốc gia mình, dân tộc mình”, đại tá Nguyễn Minh Tâm giải thích.

Theo đại tá Nguyễn Minh Tâm, việc giáo dục chính trị cho quân đội ở mỗi nước có sự khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện từng quốc gia, dân tộc. “Đơn cử, việc giáo dục chính trị ở các quốc gia phương Tây hoặc được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo như Cơ quan Tuyên úy của quân đội Mỹ, hoặc được tích hợp vào chế độ 1 người chỉ huy”, đại tá Nguyễn Minh Tâm cho biết.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm nhận xét rằng việc đánh đồng chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị Quân sự của quân đội Liên bang Nga mới được thành lập với Tổng cục Chính trị của quân đội Liên bang Xô Viết trước đây là điều hoàn toàn khiên cưỡng. “Việc khôi phục các chức vụ Chính ủy, Chính trị viên trong quân đội Nga sẽ không xảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì tên gọi và chức vụ sẽ hoàn toàn khác”, đại tá Nguyễn Minh Tâm lý giải.

“Quan điểm đánh đồng này được sử dụng để hù dọa các nước láng giềng Nga rằng Liên Xô sắp được tái lập, tạo cớ để truyền thông phương Tây tiếp tục xuyên tạc về Liên bang Nga hiện nay và Liên bang Xô viết trước đây nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau của các nước phương Tây”, đại tá Nguyễn Minh Tâm kết luận.

Trong quân đội Liên Xô, Tổng cục Chính trị đảm nhận nhiệm vụ công tác đảng, giám sát các cơ quan tuyên huấn của các quân chủng, binh chủng cũng như các học viện, trường quân sự của Liên Xô. Tổng cục Chính trị quân đội Liên Xô là cơ quan chủ quản của Học viện Chính trị Quân sự mang tên V.I. Lenin, Viện Lịch sử quân sự, 11 trường Cao đẳng chính trị quân sự, các ban tuyên huấn thuộc 20 học viện quân sự và 150 trường quân sự. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã, cấu trúc giáo dục chính trị trong lực lượng quân đội Nga nhiều lần được thay đổi về vị trí và tên gọi.

Ngay từ khi bước chân vào Điện Kremlin với vai trò là tổng thống Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin vẫn luôn ấp ủ ước mơ xây dựng một nước Nga hùng mạnh, trở lại vị trí siêu cường cả về quân sự và kinh tế, ông vẫn đang từng bước thực hiện hoá giấc mơ đó.

Tại một diễn đàn vào năm 2010 nhà lãnh đạo Nga từng có một câu nói nổi tiếng “Ai muốn nước Nga quay trở lại thời kỳ Xô viết thì người đó không có trí óc; Ai muốn nước Nga phải quên đi thời kỳ Xô viết thì người đó không có trái tim”. Câu nói này của ông thường xuyên bị các lực lượng chống Nga, bài Nga lợi dụng và xuyên tạc cho rằng ông có tham vọng đưa nước Nga trở về thời kỳ Xô viết, tập trung sức mạnh quân sự để thôn tính các nước Liên Xô cũ.

Ông Putin từng nói ông muốn xây dựng một nước Nga tốt đẹp hơn, thành công hơn và không bao giờ đi theo mô hình cũ. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống tháng 3/2018 ông không dưới một lần nhắc đến “sức mạnh Nga”. Tổng thống Putin cam kết muốn đưa Nga trở lại vị thế cường quốc để không một ai dám bắt nạt thì cần phải có cải cách toàn diện từ kinh tế, hành chính, quân đội và hàng loạt các vấn đề nội chính.

Cũng như danh xưng “đồng chí” vẫn được các tướng lĩnh quân đội và an ninh dùng để gọi Tổng thống Liên bang Nga từng trở thành chủ để tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn xã hội Nga và quốc tế cho rằng cần thay thế danh xưng “đồng chí” bằng “ngài” để không gợi về thời kỳ Xô Viết.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, cần bảo lưu tên gọi “đồng chí” trong quân đội, vì các lực lượng vũ trang của Nga được xây dựng và phát triển từ nền tảng cơ bản chính từ quân đội Xô Viết. Những giá trị to lớn của Xô Viết cần được bảo tồn và giữ gìn. Nếu cần thay đổi thì phải bắt đầu từ việc đầu tư cho công nghệ và công nghiệp quốc phòng, chứ không phải từ danh xưng quen thuộc này.

Như vậy, việc thành lập Tổng cục chính trị quân sự quân đội Nga được các chuyên gia đánh giá là một bước đi phù hợp với chiến lược cải cách và quy hoạch, hiện đại hoá quân đội Liên bang Nga.


https://vtc.vn/nga-lap-tong-cuc-chinh-tri-trong-quan-doi-buoc-dau-khoi-phuc-lien-bang-xo-viet-ar417699.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 1 2020, 10:21 PM

Câu chuyện nhà khoa học I ran bị ám sát bí ẩn thật. Đặc biệt với vai trò quan trọng như thế, lại ở ngay trong đất nước mình (chứ không phải xuất ngoại như tướng Solimani) mà lại bị ám sát thì kể cũng đáng ngạc nhiên.
Theo như báo chí phương Tây nói, thì vụ ám sát được điều khiển từ xa. Súng máy tự động được điều khiển từ xa, chắc kích nổ xe cản đường cũng từ xa, vậy cuộc ám sát được tiến hành thế nào ? tại sao không có người tham dự trực tiếp bị bắt.
Cũng theo báo chí phương Tây, thì ngoài Israel, Mỹ, có thể có cả các lực lượng « du kích nhân dân » (Musahidin du peuple). Đây vốn là lực lượng chính trị cánh tả ở I ran, đã cũng các lực lượng hồi giáo I ran lật đổ chính quyền Sa hoàng I ran trước, nhưng sau bị các lực lượng hồi giáo loại bỏ, lùi vào hoạt động bí mật. Mâu thuẫn giữa các lực lượng cánh tả này với giáo sĩ hồi giáo là họ không muốn xây dựng một nước I ran theo kiểu tôn giáo, tức là Hồi giáo chỉ là phương tiện để bảo vệ chủ quyền chứ không phải mục đích.
Nhưng việc họ có tham gia vào vụ này không cũng không rõ ràng. Tiếp tới Mỹ có tấn công I ran không ? tôi nghĩ là không. Cùng lắm chỉ có thể Israel ném bom bắn phá thôi. Tại sao ? vì để tấn công, Mỹ cần có một sự chuẩn bị lớn. Thời gian khoảng 1 tháng tới lúc chuyển giao quyền lực tổng thống không đủ để Mỹ có thể làm điều này (chưa tính tới sự phản ứng của quân đội Mỹ với tổng thống đương nhiệm)
@ltbk,
Thực ra trong quân đội Nga hiện tại cũng có chức vụ tương đương như tổng cục chính trị. Đó chính là các giáo sĩ của nhà thờ chính thống giáo. Cũng giống như quân đội phương Tây và quân đội Sài gòn ngày xưa, trong quân đội có giáo sĩ.
Ở VN câu chuyện này liên quan tới tướng Lê Đức Anh. Trên báo chí VN đang có nhiều bài kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tướng Lê Đức Anh, (hôm nay 1/12) là ngày sinh của ông. Nhưng cũng có thể vì sắp đại hội Đảng, nên cần có bằng chứng mình là thuộc phái nào, dòng dõi nào để chính danh trong quá trình đấu đá quyền lực. (Đây là tôi nói theo kiểu « thối mồm của lề trái »).
Trong hồi ký của ông, ông Lê Đức Anh có nói, sau năm 1979, khi VN ngả hẳn vào Liên Xô (lúc mà thủ tướng được gọi là « chủ tịch hội đồng bộ trưởng », chủ tịch nước là « chủ tịch hội đồng nhà nước »), thì VN cũng định bỏ tổng cục chính trị, chính trị viên trong quân đội, để quân đội có tính « chuyên nghiệp » hơn. Đây là điều mà tướng Zu cốp ở Liên Xô nêu ra, và quân đội Liên Xô đã làm điều đó từ thập niên 60. Lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh đang là tổng chỉ huy quân tình nguyện VN ở Cam pu chia, nên ông yêu cầu không áp dụng điều đó cho quân tình nguyện.
Cuối cùng thì điều này không những không áp dụng cho quân tình nguyện VN ở Cam pu chia, mà trong toàn quân đội luôn.
Cách đây ít lâu, lề trái VN cũng đề xuất cải cách bằng việc đòi trung lập hóa quân đội, « quân đội của nhà nước » cũng là một dạng như vậy.
Thực ra quân đội luôn luôn của một giai cấp. Giai cấp tư sản, điều khiển xã hội bằng tiền, nên nó chỉ cần « tư bản hóa sĩ quan » thì quân đội sẽ có tính giai cấp ngay, nhưng ở VN cũng như ở các nước đang phát triển không thể làm thế được, vì làm gì có giai cấp tư sản. Ngay Nga cũng chẳng có.
Chẳng những tư bản hóa sĩ quan, mà ở những nước mà mối quan hệ giai cấp rõ rệt, ví dụ ở Anh, thì hàng sĩ quan cao cấp chỉ lấy trong hàng quý tộc. Sĩ quan có club riêng, có bếp riêng, không có chung nhau với lính, giống như quân đội Sa hoàng cũ.
Phải sau đại chiến II, thì điều này mới bị bãi bỏ, bằng cách sĩ quan có thể lên từ dân thường. Tướng Mongomery của Anh chẳng hạn, là một tướng nổi tiếng của quân đội Anh thời thế chiến II, đầu tiên là một giáo sư dậy về chiến thuật của học viện quốc phòng Anh.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 1 2020, 11:18 PM

Viết cái này ở đây, vì nó có tính thời sự. Mấy ngày gần đây ở VN trên báo chí có nhiều bài viết về chủ nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt (Anh Sáu Dân). Ngoài việc kỷ niệm do thời điểm ngày sinh ngày mất, có lẽ nó còn liên quan tới đại hội đảng sắp tới, mà mỗi bè mỗi phái vẫn có một cái dòng thừa kế, như kiểu chữ hiếu của bè phái bám theo để đấu đá, chính danh. Thế cho nên tâm lý gia tộc, ở đây là gia tộc ảo, gia tộc chính trị ,có lẽ vẫn là một nét truyền thống văn hóa mà người ta có thể dùng nó để theo dõi chính trường VN.
Nhưng ở đây tôi không nói tới điều này, vì tôi không biết gì cả. Tôi chỉ nói rằng, dù có khen hay chê theo hậu duệ nào, thì cũng nên khen điều đúng, tích cực thật sự, chứ đừng có kiểu với những nhân vật nổi tiếng (hay được coi là nổi tiếng) thì « cứt của họ cũng thơm ». Giống như trong phim Hoàng Đế cuối cùng, có cảnh rất buồn cười là các đại thần nhà Thanh đi ngửi cứt của Phổ Nghi, lúc đấy mới chỉ là một ông vua bé con. Chắc họ có tâm lý là con trời, thì cứt nó cũng phải khác người. May mà phân đứa trẻ chi ăn sữa thì nó cũng không đến nỗi .. thối lắm, chứ không thì ọe.
Trong một chủ đề khác, viết về tên đường mang tên Alexandre de Rhode, tôi có nói cách làm của ông Võ Văn Kiệt về điều này là không hay, khi ông tự động đổi tiên đường, tạo chuyện đã rồi, rồi sau đó tổ chức hội thảo « giật giây bên trong » để chính danh hành động. Nhưng điều này là tiền lệ xấu, và không phù hợp với sự phát triển của xã hội, khi ta muốn xây dựng một thể chế pháp quyền.
Có biết bao nhiêu vụ việc tham nhũng bắt đầu bằng kiểu « việc đã rồi ». Cũng như việc sử dụng văn hóa cho chính trị trong trường hợp như thế này là không hay. Bằng chứng là tới năm ngoài, ở ĐÀ Nẵng còn tranh cãi nhau nẩy lửa về việc này, và phe ủng hộ lại dẫn hành động ông Kiệt làm chứng chỉ.
Thủ tướng Võ văn Kiệt có thể làm được nhiều điều tốt, nhưng không phải tất cả việc ông làm đều hợp lý. Như vậy khi « ôn nghèo kể khổ » tôn vinh đổi mới, thì nên đưa ra những điều còn có tác dụng, phù hợp, chứ không phải cái gì cũng tốt. 30 năm sau đổi mới, mà vẫn có tư tưởng «xé rào, phá rào » thì rõ ràng là ngớ ngẩn.
Có thể việc ông ấy làm vào thời điểm ấy là có thể cho qua, nhưng không thể lấy đó làm tấm gương, rồi cứ 5 năm, 10 năm lại lôi nó ra như biểu tượng, dù nó không có đúng.
Đổi mới ờ VN từ năm 1986 thành công được không phải chỉ do mấy ông đòi đổi mới, mà nó là một quá trình biện chứng giao thoa giữa thay đổi và bảo tồn. Trong thực tế, không ai không muốn thay đổi, chỉ có cách tiếp cận là khác nhau. Nếu chỉ có tư tưởng bảo tồn thì không tiến, cũng dẫn tới sụp đổ, nếu chỉ đổi mới mà không biết bảo tồn cũng sụp đổ.
Câu chuyện nó là như thế.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2020, 04:30 PM

Day la nhà thờ Đen làm từ xe tăng Đức Quốc xã của Quân đội Nga, goi la Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang Nga, la biểu tượng mới của lịch sử nước Nga

Video:
Nhà thờ chính của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga
https://www.youtube.com/watch?v=Ls1fqcbNweU


Với vẻ ngoài màu đen và xanh lục, cầu thang được rèn từ xe tăng Đức nung chảy, Nhà thờ Chính của Lực lượng Vũ trang Nga xuất hiện sừng sững ngay ngoại ô Thủ đô Moskva. Đây là công trình nhà thờ Chính thống giáo được bàn luận nhiều nhất tại Nga.
Là một kiến trúc hùng vĩ, nằm ở khu ngoại ô Kubinka của Moskva, Nhà thờ của quân đội Nga đã được thánh hiến vào ngày 14/6 vừa qua. Lễ khánh thành ban đầu được lên kế hoạch tổ chức vào 9/5, đúng ngày kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, nhưng đã bị hoãn do cuộc khủng hoảng COVID-19.

Với chiều cao 95 mét (bao gồm cả cây thánh giá), công trình này trở thành nhà thờ Chính thống giáo cao thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, sự vĩ đại của nó không phải là điều duy nhất dẫn đến những cuộc thảo luận sôi nổi ở Nga.

Mặt ngoài màu xanh đen của nhà thờ là điều khiến mọi người chú ý bởi kiến ​​trúc Chính thống giáo truyền thống thường có màu sắc tươi sáng hơn nhiều. Vì thế các cư dân mạng xã hội ở Nga đã đặt biệt danh cho công trình này là "nhà thờ kaki".

Nhà thờ Chính của Quân đội Nga gắn với một loạt biểu tượng. Chẳng hạn, bệ của mái vòm chính có đường kính 19,45 mét. Bản thân bệ có tám cửa sổ. Trong khi đó, mái vòm có chiều cao 22,43 mét. Các số đo này tượng trưng cho sự kiện Đức ký văn kiện đầu hàng vào ngày 8/5/1945, chính xác là vào 22h43'.

Một chi tiết biểu tượng khác thể hiện qua các mái vòm nhỏ hơn, có đường kính 14,18 mét, biểu thị cho 1.418 ngày diễn ra cuộc chiến tranh Vệ quốc.

Các bậc cầu thang nhà thờ được làm từ thép nung chảy của xe tăng Đức quốc xã. Phát biểu với kênh truyền hình Zvezda, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serge Shoygu nói: "Qua cầu thang dẫn lên nhà thờ, chúng ta bước trên vũ khí của kẻ thù bại trận". Đài Zvezda cũng phát đi những thước phim cho thấy cảnh vũ khí Đức Quốc xã được đưa từ các nơi về Moskva để nấu chảy và đúc thành cầu thang thép.

Khu tổ hợp nhà thờ còn bao gồm một bảo tàng trưng bày những vật dụng cá nhân của Adolf Hitler, bao gồm cả quân phục và mũ nhà binh.

Từ trước khi hoàn thành, Nhà thờ chính của Lực lượng Vũ trang Nga đã làm dậy sóng truyền thông xung quanh bức tranh khảm tinh xảo, mô tả khuôn mặt của Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, Giám đốc FSB Alexander Bortnikov và các nhân vật chính trị khác. Tuy nhiên, khuôn mặt của ông Putin sau đó đã bị xóa bỏ, theo nguyện vọng của Tổng thống Nga. Nhà lãnh đạo Nga coi sự hiện diện của mình trên bức tranh biểu tượng là một sự đánh giá sớm về những thành tựu của ông. Bức tranh sẽ không bị phá hủy, mà thay vào đó nó được treo ở một vị trí khác.

Trong khi đó, Nhà thờ vẫn được trang trí bằng những bức tranh khảm bao phủ hàng ngàn mét vuông tường nhà. Trong đó, bức tranh khảm trên mái vòm chính (rộng 300 mét vuông) có hình ảnh Chúa Cứu thế và là bức lớn nhất thế giới.

https://baotintuc.vn/the-gioi/ngam-nha-tho-den-lam-tu-xe-tang-duc-quoc-xa-cua-quan-doi-nga-20200623164459140.htm
https://baoquocte.vn/nha-tho-chinh-cua-luc-luong-vu-trang-nga-bieu-tuong-moi-cua-lich-su-nuoc-nga-126869.html


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2020, 04:42 PM

Bac Phó, nói chung Biden và EU vẫn sẽ tìm cách thay đổi chế độ của Nga, lý tưỏng nhất là những dạng như Nalvany, còn không thì là loại họ có thể lợi dụng được như phe Quả táo, còn không thì ít nhất cũng là những người phe "Tài chính", kiểu Kudrin, tức là những dạng giống như Obama, Biden, những người tìm cách tối ưu làm đẹp con số tài chính, mà không quan trọng đến chủ quyền và an ninh. Chủ quyền và an ninh ở đây không chỉ là vấn đề quân sự, mà còn là vấn đề kinh tế, sản xuất, công nghệ. Kể từ thời Bill Clinton, công nghệ và sản xuất của Mỹ cứ từ từ tuồn sang TQ cả, dù họ lúc đầu không có ý định đó.
Với Nga, nếu phe tài chính lên còn tệ hơn, vì Nga không có vị thế về tài chính như Mỹ (Medvedev không phải là phe tài chính, ông ấy cũng cực kỳ trọng an ninh, chủ quyền kinh tế như Putin, chỉ là cách thể hiện hơi khác, và Medvedev luôn đụng độ với Kudrin), nhóm tài chính này dễ biến nước Nga thành cái vỏ đẹp hào nhoáng trên media với các chỉ số tuyệt đẹp mà rỗng ruột

Vì vậy, hiện nay, ở phương tây, vẫn luôn nói, sở dĩ Nga hiện nay không kiểm soát được (hiểu theo nghĩa là có chính sách đối ngoại độc lập) là do bị nhóm "an ninh" kiểm soát laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2020, 04:54 PM

Sau khi Nga hoàn thành các dự án công nghệ trong lĩnh vực dầu khí (các dự án công nghệ này vẫn tiếp tục), nhằm chế tạo các thiết bị dầu khí công nghệ cao, các kỹ thuật khoan và thăm dò mới, vừa là để thay thế nhập khẩu, vừa là để R/D ra cái mới, ngoài ra còn nhiều dự án công nghệ mới liên quan đến dầu khí, như các hệ thống phần mềm trong lĩnh vực dầu khí, UAV máy bay không người lái chở dầu, rồi video hàng dài các xe ô tô tải không người lái chở dầu của Nga ở Bắc Cực, rồi các dự án đóng các tàu chở dầu mới, đóng tàu phá băng, và công nghệ khoan ngang (phá vỡ thế độc quyền công nghệ này của Big 4 dầu khí Mỹ, Nga đã áp dụng từ đầu năm nay, họ đã thiết lập 1 tổ hợp khoan ngang, tìm kiếm theo chiều ngang ở Bắc Cực, từ 1 bán đảo hẻo lánh, bên rìa biển Laptev, để chạm được đến các túi dầu sâu đến 15km dưới mặt đại dương băng giá ở Bắc Cực), etc.


Những cái này để phục vụ cho các dự án dầu khí lớn của Nga, đó là Novatek với dự án Arctic LNG-2 (Bắc Cực LNG-2) đang tiến hành, mà Nga dùng toàn công nghệ nội địa (công nghệ ARKTICHESKY KASKAD (Arctic Cascade)) và các công ty nội địa Nga cung cấp thiết bị như đã post.

Nhưng không chỉ dự án này, mà còn để cho 1 dự án dầu khổng lồ ở Bắc Cực ấp ủ từ thời Liên Xô mà bây giờ mới hiện thực hóa được, tên là Vostok Oil
http://vostok-oil.ru/index.html
Đây là 1 dự án dầu khổng lồ ở Bắc Cực, có thể là chương trình dầu lớn nhất thế giới, có khả năng boost mạnh kinh tế (hy vọng là 2% GDP) và công nghệ Nga, vì nó sẽ ưu tiên sử dụng các công nghệ nội địa. Dự án này sẽ kéo theo rất nhiều ngành khác của nước Nga.

Theo ước tính của KPMG, một trong 4 hãng kiểm toán Big 4 của thế giới, hiệu quả của các khoản đầu tư ở Bắc Cực sẽ vượt quá 30 nghìn tỷ rúp vào năm 2038.
Báo Anh The Times đã gọi đây là "chiến công kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử Nga hoặc Liên Xô" (biggest engineering feats in Russian or Soviet history)

Dự án này cũng là cơ hội để Nga tận dụng tuyến đường biển bắc (NSR).
Điện Kremlin hy vọng rằng dự án Rosneft sẽ giúp Nga đạt được mục tiêu và bắt đầu điều hướng thường xuyên dọc theo tuyến đường Biển Phương Bắc. Theo ông Putin, ông muốn có tới 80 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển hàng năm dọc tuyến đường này vào năm 2025.





Dự án khổng lồ nhất từ thời Liên Xô đang bắt đầu được hiện thực hóa bằng dự án khai thác nguồn nguyên liệu khổng lồ ở Bắc Cực.
Nga bắt đầu thực hiện dự án Vostok Oil, đưa dự án này sẽ trở thành một trong những thành tựu kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử Liên Xô và Nga.
Dầu bùng phát: Dự án Vostok Oil sẽ mang lại gì cho đất nước

Nó sẽ cung cấp cho châu Á các hydrocacbon, củng cố địa vị của NSR và tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tương đương 2% GDP mỗi năm

Dự án Vostok Oil sẽ mang lại hiệu ứng cấp số nhân đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế Nga. Nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành liên quan và tạo ra hàng chục nghìn việc làm. Việc thực hiện dự án tạo thêm động lực cho việc nội địa hóa thiết bị công nghệ cao và đảm bảo tăng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm của các ngành công nghiệp, tương đương 2% GDP mỗi năm. Điều này đã được báo cáo cho Izvestia bởi dịch vụ báo chí của Rosneft sau cuộc họp giữa Vladimir Putin và người đứng đầu tập đoàn Igor Sechin . Ngược lại, các chuyên gia nhấn mạnh rằng nhu cầu chính về dầu cho đến năm 2025 sẽ được cung cấp bởi các nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Với ý nghĩa này, dự án Vostok Oil đã được đưa ra cực kỳ đúng lúc.

Biên giới mới
Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến các kế hoạch làm việc của Vladimir Putin phải điều chỉnh nghiêm trọng. Do thời tiết xấu, ông phải hoãn chuyến công tác tới Sarov , nơi ông đến thăm Trung tâm Hạt nhân Liên bang Nga. Do đó, thay vì chuyến thăm tới vùng Nizhny Novgorod, tổng thống đã tiếp Igor Sechin, người đứng đầu công ty Rosneft, tại dinh thự Novo-Ogaryovo . Cùng với ông, Vladimir Putin thảo luận về việc triển khai các dự án lớn của tập đoàn dầu khí.

Năm nay, công ty đã khởi động một dự án sản xuất hydrocacbon ở Viễn Bắc - Dầu Vostok. Cơ sở tài nguyên đã được chứng minh của nó là 6 tỷ tấn (44 tỷ thùng) . Dự án bao gồm cụm Vankor (15 cánh đồng), khu vực Zapadno-Irkinsky (Rosneft), nhóm cánh đồng Payakha (Neftegazholding) và các cánh đồng thuộc cụm Đông Taimyr.

- Khu vực này nơi nó đang phát triển - từ Krasnoyarsk về phía bắc khoảng 2,5 nghìn km - toàn bộ khu vực này, trên thực tế, là khu vực chúng tôi làm việc, - Igor Sechin giải thích. - Ngày nay, theo đúng tiến độ, công việc tìm kiếm thăm dò đang được tiến hành để chuẩn bị cơ sở tài nguyên, phát triển nó . Các vị trí đã được xác định để bố trí các tấm đệm giếng ưu tiên, sẽ có tới 150 trong số đó ở giai đoạn thực hiện đầu tiên. Một địa điểm cho các đơn vị thu gom và xử lý dầu cũng đang được chuẩn bị.


Theo ông, giai đoạn đầu tiên của dự án Vostok Oil sẽ đảm bảo sản xuất và vận chuyển lên đến 50 triệu tấn dầu mỗi năm, giai đoạn thứ hai lên đến 100 triệu tấn . Dầu sẽ được vận chuyển bằng tàu chở dầu lớp băng Arc7 (ice class tankers Arc7). Tuy nhiên, tổng cộng, dự án này sẽ phục vụ 50 tàu các loại, Igor Sechin cho biết.

Một hợp đồng dài hạn đã được ký kết cho việc cung cấp tới 100 giàn khoan do Nga sản xuất. Người đứng đầu công ty cho biết thêm, các giàn khoan được trang bị hệ thống đo địa chất và địa lý liên kết với một điểm khoan cụ thể , trên nền tảng thủy lực, giúp tăng độ chính xác, tốc độ, hiệu quả và giảm thiểu tai nạn. Ngoài ra, Rosneft đã thỏa thuận với KamAZ về việc cung cấp thêm thiết bị ô tô và cần cẩu. Công ty cũng thảo luận với Rostec về khả năng cung cấp trực thăng.

Hơn 400 nghìn người sẽ cần được thu hút để phát triển lĩnh vực này. Bên cạnh đó, 15 trại cá sẽ xuất hiện, trong đó đời sống của công nhân làm ca sẽ được đảm bảo . Igor Sechin cho biết đến năm 2024, có tới 30 triệu tấn dầu sẽ được chuyển đến Tuyến đường biển phía Bắc qua Vịnh Sever. Đồng thời, ông yêu cầu tổng thống giúp đỡ về nguồn tín dụng sẵn có cho các nhà thầu và nhà sản xuất thiết bị cần vốn lưu động để bắt đầu. Theo ông, “chương trình hỗ trợ hiện nay thông qua cơ chế cho thuê thông qua Công ty cho thuê vận tải của Nhà nước khó có thể ứng phó với khối lượng công việc như vậy”.

Vladimir Putin và Igor Sechin cũng thảo luận về tình hình xung quanh khu liên hợp đóng tàu Zvezda , do một tập đoàn do Rosneft đứng đầu. Theo người đứng đầu Tổng công ty, việc xây dựng cơ sở nhà máy đóng tàu mới đang được thực hiện song song với hoạt động sản xuất. Bây giờ có 53 đơn đặt hàng đang làm việc . Ông cũng nhấn mạnh rằng một cụm sản xuất công nghệ cao với các thiết bị tiên tiến nhất đã được tạo ra xung quanh nhà máy đóng tàu. Người đứng đầu Rosneft nói thêm rằng việc xây dựng một nhà máy luyện kim mới bên cạnh Zvezda sẽ đòi hỏi vốn đầu tư 2,2 tỷ USD . Các sản phẩm thép tấm và ống sẽ được sản xuất tại đây. Vịnh Sukhodol được chọn là địa điểm thích hợp nhất. Nó nằm gần Vịnh Bolshoy Kamen, nơi có Zvezda, Igor Sechin nói.


Dòng sản phẩm của Zvezda sẽ bao gồm các tàu có lượng choán nước lên đến 350 nghìn tấn, tàu lớp băng, tàu thương mại để vận chuyển hàng hóa, tàu đặc biệt và các loại thiết bị hàng hải có độ phức tạp, đặc điểm và mục đích khác. Theo trang web chính thức của Rosneft,ho đang nói về những thiết bị trước đây không được sản xuất ở Nga, do chưa có nhu cầu và do Nga chưa sản xuất các hệ thống thoát nước và thủy lực cần thiết.

Hiệu ứng nhân
Dịch vụ báo chí của công ty Izvestia cho biết rằng dự án Vostok Oil sẽ mang lại hiệu ứng cấp số nhân đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế Nga.

Rosneft cho biết: “Dự án sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan, tạo ra hàng chục nghìn việc làm và nhân viên phục vụ .

Họ nói thêm rằng, theo tính toán của các chuyên gia từ Viện Dự báo của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, việc thực hiện dự án tạo thêm động lực cho việc nội địa hóa thiết bị công nghệ cao và đảm bảo tăng nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp, tương đương 2% GDP mỗi năm . Theo ước tính của KPMG, hiệu quả của các khoản đầu tư ở Bắc Cực sẽ vượt quá 30 nghìn tỷ rúp vào năm 2038.

Alexander Frolov, Phó Tổng Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia cho biết tầm quan trọng của việc phát triển thành công dự án Vostok Oil và tổ hợp đóng tàu Zvezda trong tình hình hiện nay trên thị trường dầu thế giới đã tăng lên.

- Sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới ngày càng đắt đỏ, chúng ta phải phát triển nhiều vùng phức tạp hơn . Cuộc khủng hoảng hiện tại đã chứng minh hai điều cùng một lúc. Đầu tiên, nhu cầu về hydrocacbon sẽ tăng lên. Thứ hai, nước ta cần phát triển lợi thế cạnh tranh - khả năng cung cấp dầu thành công cho cả phương Tây và phương Đông , - nhà phân tích nhấn mạnh.

Theo Alexander Frolov, dầu Vostok sẽ mang lại sự linh hoạt về mặt hậu cần cho dầu sản xuất. Và tổ hợp đóng tàu Zvezda sẽ giảm sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài . Nhà phân tích lưu ý rằng Vostok Oil vừa là một dự án lớn khai thác khoáng sản ở một vùng khó khăn, vừa là nguồn hàng đầy hứa hẹn cho Tuyến đường biển phía Bắc.

“ Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu vàng đen trong tương lai và tăng sức hấp dẫn của NSR (tuyến đường biển bắc)”, chuyên gia kết luận.


Như tờ Izvestia đã viết, vào ngày 16 tháng 11, tại cuộc họp của ban giám đốc Rosneft, một thỏa thuận đã được thông qua về việc bán 10% cổ phần của Vostok Oil cho Trafigura (tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Singapore). Trafigura là một trong những thương nhân độc lập lớn nhất thế giới về dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Theo các chuyên gia, thương vụ này thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án ở Bắc Cực của Nga và sự tin tưởng vào sự phát triển hơn nữa của NSR. Trong bối cảnh của thông tin này, cổ phiếu của Rosneft trên Sàn giao dịch Moscow đã tăng hơn 4,2%.

Natalya Milchakova, Phó Giám đốc IAC Alpari, cho biết nhu cầu chính về dầu cho đến năm 2025 sẽ được cung cấp bởi các nước châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, vì vậy dự án Vostok Oil đã được khởi động đúng thời hạn .

- Trung Quốc trong năm nay đã trở thành quốc gia dẫn đầu về lọc dầu trên thế giới, có nghĩa là có nhiều triển vọng hợp tác tốt với Nga. Rosneft sẽ vẫn là nhà cung cấp dầu lớn nhất ở CHND Trung Hoa trong ít nhất 5 năm tới, nhà phân tích giải thích với Izvestia.

Chuyên gia này nhấn mạnh, các công ty đóng tàu Nga cũng sẽ được hưởng lợi từ dự án này, vì họ sẽ nhận được đơn đặt hàng từ các công ty dầu khí để mở rộng đội tàu chở dầu . Theo bà, đây cũng là một bước tiến quan trọng đối với Nga, vì nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới và nhu cầu vận chuyển của nước này sẽ vẫn ở mức cao. Bà nhớ lại rằng Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói: không có lý do cơ cấu nào dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ, cuộc khủng hoảng hiện tại liên quan trực tiếp đến đại dịch. Nhà phân tích kết luận rằng trong năm tới, dầu Brent sẽ giao dịch trong khoảng 45-60 USD / thùng và vào năm 2022, nó sẽ quay trở lại hành lang 60-70 USD.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2020, 04:58 PM

Tuy nhiên, The Times nhận định, các kế hoạch của Nga gây lo ngại cho các tổ chức môi trường, những tổ chức hy vọng sẽ bảo vệ bán đảo Taimyr xa xôi, nơi hàng triệu con tuần lộc hoang dã sinh sống và là nơi có khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt. Rosneft cho biết dự án Vostok Oil sẽ biến đổi khu vực, biến nơi này thành một 'khu vực dầu khí mới'.

Năm ngoái, các nhà bảo vệ môi trường đã thúc giục chính phủ Nga ngừng cấp phép khai thác một số mỏ ở Bắc Cực.

Dự án khổng lồ của Nga sẽ thêm một minh chứng nữa cho thành quả kỹ thuật của họ tại cực Bắc.

Gã khổng lồ ngành năng lượng của Nga Gazprom Neft trước đó đã khai thác được 15 triệu tấn dầu tại mỏ dầu Prirazlom trên thềm lục địa Bắc Cực (biển Barents) từ khi bắt đầu khai thác công nghiệp.

Trong năm 2020, công ty đã xây dựng 4 giếng khoan tại mỏ. Theo số liệu thống kê năm 2019, hoạt động khai thác của công ty quanh khu vực Cực Bắc chiếm khoảng 30% tổng lượng dầu khai thác của công ty. Trong tương lai, Gazprom Neft sẽ tăng tỉ trọng khai thác tại các mỏ dầu ở Bắc Cực trong tổng hệ thống khai thác dầu của công ty.

Trong tháng 4/2020, Gazprom Neft đã khai thác 13 triệu tấn dầu tại mỏ Prirazlom. Mỏ Prirazlom cùng với dự án Novoportovsk và Vostok-Mesoyak là các dự án then chốt của Gazprom Neft.


Bên cạnh đó, Gazprom Neft công bố đấu thầu xây dựng chương trình thăm dò địa chất tại khu vực bắc Wrangel, biển Chukchi - thềm lục địa Bắc Cực.

Chương trình thăm dò địa chất khu vực bắc Wrangel - dự án liên kết đầu tiên của Gazprom với Novatek ở Bắc Cực - dự kiến kéo dài đến năm 2025, bao gồm khảo sát địa chấn 2D và 3D, nghiên cứu địa hóa và khảo sát công trình địa chất bằng giàn tự nâng và nửa chìm.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2020, 05:14 PM

Ngoài Vostok Oil, báo chí phương tây nói rằng Nga còn có 1 dự án là Iceberg, một dự án nằm trong chiến lược Bắc Cực của Nga, mà phương tây tin rằng không chỉ là kinh tế, mà còn là chính trị và quân sự.
Hồi năm 2007, Nga đã đưa 2 tàu ngầm mini có người lái xuống đến độ sâu 4200 m cắm cờ titanium dưới Bắc Cực cũng là nằm trong cái Iceberg này
Tháng 5/2020 năm nay, vụ một tàu ngầm không người lái mini hoàn toàn tự động của Nga đã lặn xuống đáy rãnh Mariana, vị trí sâu nhất của Thái Bình Dương, 10.028 m, và có thể là đến 11km néu đích đến là vực thẳm Challenger Deep, vị trí trũng nhất của rãnh, và còn trồng một đài tưởng niệm “Ngày chiến thắng” V-Day, kỷ niệm 75 năm chiến thắng Đức quốc xã, ngày 9/5, có hình giống chiếc phao dưới vực sâu. Nhà chế tạo cho biết tàu được thiết kế có thể hoạt động dưới các mức áp suất ở độ sâu 12 km dưới đại dương, và có bộ não điện tử sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo để phát hiện và tránh các chướng ngại vật và cơ động trong các không gian bị hạn chế.
Người ta cho rằng đây cũng là 1 hoạt động thí nghiệm của Nga phục vụ cho dự án Iceberg, dù nó k diễn ra ở Bắc Cực
Cái công nghệ khoan ngang của Nga đã nói ở trên ( áp dụng từ đầu năm nay, Nga đã thiết lập 1 tổ hợp khoan ngang, tìm kiếm theo chiều ngang ở Bắc Cực, từ 1 bán đảo hẻo lánh, bên rìa biển Laptev, để chạm được đến các túi dầu sâu đến 15km dưới mặt đại dương băng giá ở Bắc Cực), phương Tây cũng tin rằng nó không chỉ phục vụ cho Vostok Oil, mà phục vụ chính là cho Iceberg
Khi vụ Ukraine nổ ra, phương Tây trừng phạt bằng cách không cung cấp vốn, hạn chế bán 1 số linh kiện công nghệ dầu khí cho Nga, thì BBC có nói rằng dự án Iceberg này đã đi truớc lệnh trừng phạt, và Nga đã từ lâu chọn cách tự làm, từ trước khi có vụ Ukraine, hạn chế tôi đa nhập khẩu linh kiện phương Tây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 2 2020, 10:11 PM

Trong cái nhà thờ mà ltbk nói ở trên, trong các tranh vẽ trên kính của nó, có cả hình Staline. Nếu ta biết thời đầu cách mạng tháng mười, ở Liên Xô các nhà thờ bị đóng cửa, dân đốt ảnh thánh, .. thì thấy điều này thật ngược đời, và có vẻ gì đó phi lô gics (nếu hiểu theo kiểu phương Tây). Nhưng điều này thực ra không khó hiểu.
Từ khi Liên Xô sụp đổ, thì quân đội Nga đã lấy lại các biểu tượng của quân đội Sa hoàng cũ, ví dụ cái cờ của hải quân Nga là cờ thánh George, chứ không còn là cờ hải quân Liên Xô. Đạo chính thống giáo cũng gần như trở thành một dạng quốc đạo (dù tỉ lệ người theo đạo thuần thành ở Nga cũng chỉ tương đương Tây Âu), đạo này đóng vai trò « chính trị viên » trong quân đội Nga, như tôi nói ở trên. Mặc dù thế, quân đội Nga kế thừa quân đội Liên Xô là chính, chứ còn biểu tượng Sa hoàng chỉ là cái vỏ. Đã kế thừa quân đội Liên Xô, thì lịch sử cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (tên của người Nga gọi đại chiến thế giới II) không thể bỏ qua, và không thể nói tới cuộc chiến tranh này mà không thể nói tới Staline.
Một điều đặc biệt nữa, mà người ta thường hay bỏ qua, đó là chính từ khoảng giữa đại chiến II, Staline đã cho khôi phục lại nhà thờ chính thống giáo. Và chính nhà thờ chính thống giáo đã là chỗ dựa để khôi phục lại chủ nghĩa Đại Nga, dẫn tới sự tan vỡ của Liên Xô (ngoài những yếu tố khác quan trọng hơn, ví dụ sự chiếm đoạt tài sản công cộng qua tư nhân, xuất phát từ bộ máy quản lý nhà nước, ..)
Như vậy vai trò của Staline với nước Nga khác với nhận thức của phương Tây với ông. Điều này tôi đã nói ở chủ đề khác.
Bắc cực là trụ cột chính sách phát triển của Nga. Chính sách của Nga là dùng thám hiểm để chính danh chủ quyền (giống như quy trình của các nước phương Tây khi đi thám hiểm vào thế kỷ XVII, XVIII). Bắc cực cũng là nơi mà Nga và TQ hợp tác chặt chẽ. Từ 2015 trở lại đây, TQ đã đầu tư 500 tỉ cùng với Nga trong việc khai thác khí, hóa lỏng khí, xây đường ống dẫn dầu về TQ , hợp tác xây cảng biển, chờ đợi biến đường biển qua Bắc cực làm con đường thông thương thương mại. (Đi từ thượng hải sang Amsterdam qua Bắc cực giảm được gần 1 /2 quãng đường, tiết kiệm đươck 14 ngày, so với đường biển hiện tại qua Ấn độ dương.
Bắc cực cũng là một chiến trường cạnh tranh giữa Mỹ và Nga, và tương lai có lẽ với cả TQ. Bắc cực cũng là nơi mà Nga và Mỹ tiếp giáp nhau (qua bang Alaska), và nếu là một cuộc chiến tranh tổng lực, vũ trụ, thì bắn tên lửa đạn đạo qua Bắc cực vào Mỹ (hay từ Mỹ-Canada vào Nga) là gần nhất.
Gần đây có chuyện Mỹ muốn mua đảo Gơ rin lan (Greenland), rồi gần đây nữa, chỉ cách có 1,2 tuần tầu chiến Mỹ đã vào vùng độc quyền kinh tế của Nga ở Viễn đông (cạnh eo biển Bê rinh), rồi Nga tập trận ở đây, chính là những sự kiện thể hiện sự tranh chấp tiềm năng này.
Hôm nay đọc trên báo Pháp, thấy nó có nói tới báo cáo chiến lược của NATO (tức là EU chuẩn bị rào đón hợp tác với Mỹ), nó đã chỉ ra 3 tiềm năng nguy hiểm mà theo đó, các nước trong NATO cần hợp tác với nhau đó là : khủng bố, Nga và TQ.
Trong đó Nga là tiếp cận cứng (kiểu cổ điển thông qua các « vector » sức mạnh kinh điển : quân sự, ngoại giao, ..), ngược lại TQ là tiếp cận mềm (vì bản thân TQ đã là một phần của kinh tế hàng hóa phương Tây)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 3 2020, 05:49 PM

Đây có thể là hiệu ứng binden đầu tiên, hôm nay đọc cái tin mà bọn nó gửi rác vào Mail, (nhưng là tin thật), thấy giá đồng euros đã tăng 8% so với đồng đô, trong khi trong thực tế, không có điều gì về kỹ thuật có thể là lý do để đồng euro lên giá. Hiện tại lãi xuất của ngân hàng Đức (đầu tầu chủ lực của EU) vẫn là âm, tức là người gửi mất tiền. Lãi xuất của đồng đô vẫn là dương, dù rất nhỏ. Mỹ không có thất nghiệp, EU thất nghiệp nặng, đặc biệt ở khu vực các nước la tinh (Ý, Tây ban Nha, Pháp, ..)
Từ khi có đồng euros, ít khi nào giá euros xuống dưới giá đô la, trong khi không phải lúc nào kinh tế EU cũng tăng trưởng tích cực. Trong khi kinh tế Mỹ lại tăng trưởng. Điều này chỉ có thể giải thích bằng yếu tố chính trị. Do EU phụ thuộc chính trị vào Mỹ, EU không thể hạ giá đồng euros xuống dưới đồng đô để cạnh tranh. Ngay cả trong trường hợp về mặt kỹ thuật, điều đó phải xẩy ra.
Áp lực chính trị lên đồng euros giảm, thời Trump, vì Mỹ quan tâm tới gây sức ép thuế quan hơn. Vì thế để tránh bị Mỹ trừng phạt về xuất khẩu ô tô Đức, mà Trump đã nói tới nhiều lần, EU đã kỹ một cái deal với Mỹ để mua đậu nành, đổi lại Mỹ không áp thuế. Đậu nành này, Mỹ dư thừa do chiến tranh thương mại với TQ (TQ vốn là nước nhập khẩu đậu nành chính của Mỹ).
Để xem vào đầu năm tới, liên minh Mỹ-EU sẽ dựa trên cơ sở nào ??
Bổ xung thêm mấy điều viết hôm qua về Nga. Một trong những công ty đóng vai trò chủ lực của Nga trong việc khai thác Bắc cực là Novatek. (đừng nhầm với Novatek của Anh về dược phẩm). Đây là công ty Nga cùng đồng cạnh tranh và hợp tác với Gazprom (kiểu như VietJet với VN airline). Đặc điểm của hãng này là có công nghệ hóa lỏng khí (khí đốt không cần phải có đường ống cứng để vận chuyển nữa). Hình như trong cổ phần của công ty này có cả phần của Total (Pháp) cỡ 19%.
Nếu đường ống NordStream 2 thành công, thì Nga thành người cung cấp năng lượng khí chủ yêu cho cả TQ và EU, và trên cơ sở đó có tác động vào vai trò của Mỹ trên thế giới.
Vì thế sẽ rất thú vị xem cái deal của Mỹ và EU sắp tới ra sao, do hiện tại Mỹ cũng là nước xuất khẩu khí. Thâm chí là nước có thị phần xuất khẩu khí tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua (từ cỡ 7% lên 16-17% gì đó)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 3 2020, 09:34 PM


Thì ngoại trưởng Mỹ Pompeo chẳng nói trắng ra rằng việc Đức quan hệ với Nga làm giảm ảnh hưởng của Mỹ đến Đức, và còn doạ trả đũa Nga chứ không chỉ Đức

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 3 2020, 10:49 AM)
Đây có thể là hiệu ứng binden đầu tiên, hôm nay đọc cái tin mà bọn nó gửi rác vào Mail, (nhưng là tin thật), thấy giá đồng euros đã tăng 8% so với đồng đô, trong khi trong thực tế, không có điều gì về kỹ thuật có thể là lý do để đồng euro lên giá. Hiện tại lãi xuất của ngân hàng Đức (đầu tầu chủ lực của EU) vẫn là âm, tức là người gửi mất tiền. Lãi xuất của đồng đô vẫn là dương, dù rất nhỏ. Mỹ không có thất nghiệp, EU thất nghiệp nặng, đặc biệt ở khu vực các nước la tinh (Ý, Tây ban Nha, Pháp, ..)
Từ khi có đồng euros, ít khi nào giá euros xuống dưới giá đô la, trong khi không phải lúc nào kinh tế EU cũng tăng trưởng tích cực. Trong khi kinh tế Mỹ lại tăng trưởng. Điều này chỉ có thể giải thích bằng yếu tố chính trị. Do EU phụ thuộc chính trị vào Mỹ, EU không thể hạ giá đồng euros xuống dưới đồng đô để cạnh tranh. Ngay cả trong trường hợp về mặt kỹ thuật, điều đó phải xẩy ra.
Áp lực chính trị lên đồng euros giảm, thời Trump, vì Mỹ quan tâm tới gây sức ép thuế quan hơn. Vì thế để tránh bị Mỹ trừng phạt về xuất khẩu ô tô Đức, mà Trump đã nói tới nhiều lần, EU đã kỹ một cái deal với Mỹ để mua đậu nành, đổi lại Mỹ không áp thuế. Đậu nành này, Mỹ dư thừa do chiến tranh thương mại với TQ (TQ vốn là nước nhập khẩu đậu nành chính của Mỹ).
Để xem vào đầu năm tới, liên minh Mỹ-EU sẽ dựa trên cơ sở nào ??
Bổ xung thêm mấy điều viết hôm qua về Nga. Một trong những công ty đóng vai trò chủ lực của Nga trong việc khai thác Bắc cực là Novatek. (đừng nhầm với Novatek của Anh về dược phẩm). Đây là công ty Nga cùng đồng cạnh tranh và hợp tác với Gazprom (kiểu như VietJet với VN airline). Đặc điểm của hãng này là có công nghệ hóa lỏng khí (khí đốt không cần phải có đường ống cứng để vận chuyển nữa). Hình như trong cổ phần của công ty này có cả phần của Total (Pháp) cỡ 19%.
Nếu đường ống NordStream 2 thành công, thì Nga thành người cung cấp năng lượng khí  chủ yêu cho cả TQ và EU, và trên cơ sở đó có tác động vào vai trò của Mỹ trên thế giới.
Vì thế sẽ rất thú vị xem cái deal của Mỹ và EU sắp tới ra sao, do hiện tại Mỹ cũng là nước xuất khẩu khí. Thâm chí là nước có thị phần xuất khẩu khí tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua (từ cỡ 7% lên 16-17% gì đó)
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2020, 03:38 AM

Chiến trường mới của phương tây - Nga thời Biden, có thể là Moldova (vùng Tranista), Belarus và khu vực N-K của chiến tranh Azerbaizan và Armenia vừa rồi.
Hai vùng đầu thì dễ hiểu, còn vùng N-K, đó là bởi vì phương tây đã bị gạt ra khỏi ảnh hưởng ở khu vực này, vai trò của họ đã trao phần lớn cho Thổ, và phần nhỏ còn lại cho Nga, bổ sung cho ảnh hưởng vốn có từ trước của Nga. Phương tây dĩ nhiên khó chấp nhận việc này, khi mà thấy ảnh hưởng của Nga và Thổ với Azerbaizan tăng lên.
Azer là 1 trong 5 nước (keystates) trong chiến lược bàn cờ lớn của Mỹ (Brzezinski), khó có chuyện Mỹ bỏ qua khu vực này

Brzezinski tin rằng quyền tối cao trên lục địa Á-Âu trên thực tế là quyền tối cao trên toàn thế giới, và coi các mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ là mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á và không gian hậu Xô Viết (chủ yếu đến Nga , quốc gia chiếm diện tích lớn nhất trong không gian này).


Brzezinski cho rằng cần thiết phải trả thù địa chính trị chống lại Nga, ông gọi Nga là "hố đen", có nghĩa là tầng lớp ưu tú lúc đó không thể chống lại và theo đuổi chính sách có chủ quyền. Phát biểu về sự phân chia lực lượng trong tương lai, ông coi Ukraine là thành trì cuối cùng của Đế quốc Nga, và chỉ có sự tách biệt cuối cùng của Ukraine khỏi Liên bang Nga và thành lập một tầng lớp chính trị thân phương Tây trong đó sẽ cho phép Hoa Kỳ duy trì và củng cố địa vị của đế chế "thế giới" duy nhất.

Brzezinski là một tín đồ của người sáng lập địa chính trị Anglo-Saxon hiện đại Mackinder , tức là ông xem xét chính trị từ quan điểm về sự đối đầu giữa nền văn minh của biển (Hoa Kỳ, Anh ) và nền văn minh của đất (Heartland ).

Sau cuộc tấn công khủng bố năm 2001, cách tiếp cận đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ phần nào đã thay đổi, và được mô tả chi tiết hơn trong cuốn sách Sự lựa chọn: thống trị thế giới hoặc lãnh đạo toàn cầu, của Brzezinski.

Nó đây
https://www.amazon.fr/Choice-Global-Domination-Leadership/dp/0465008003

Tuy nhiên quyển này tôi chưa xem, và có vẻ ít nổi tiếng hơn

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2020, 04:50 PM

Bổ sung chút cho post trước là cả Ukraine cũng có thể sẽ nóng lên thành chiến trường. Để chuẩn bị cho thời Biden, thì 1 loạt các hoạt động như phản đối Nga tăng cường quân sự hóa Crimea, lên án Nga "đàn áp người thiểu số Tartar" ở Crimea, rồi Ukraine kêu gọi vị trí chuyên trách Crimea của EU, hoạt động quân sự nóng lên ở miền đông Ukraine, rồi NATO đòi Nga rút quân khỏi Transita của Moldova nếu không cũng sẽ đưa quân vào, etc. chính là vậy

Nếu Moldova phối hợp với Rumani tấn công vào vùng tranh chấp Transita, thì Nga sẽ có khó khăn, vì để tiếp tế phải đi quan Odessa, mà Ukraine thì khó mà cho phép Nga làm điều này.



Chính thức: Ông Trump trừng phạt chủ sở hữu giàn khoan HD981
Chính quyền Donald Trump ngày 3-12 đã đưa Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) và 3 công ty khác vào danh sách đen, cáo buộc những công ty này có liên quan tới quân đội Trung Quốc.

Chính quyền Mỹ hồi tháng 8-2020 đã công bố danh sách 24 công ty Trung Quốc tham gia bồi đắp và quân sự hóa trái phép các thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Cần phân biệt danh sách đen mà CNOOC vừa "góp mặt" khác với danh sách công bố tháng 8 vì các biện pháp "trừng phạt" khác nhau hoàn toàn.

Giới quan sát đã từng đồn đoán về việc chủ sở hữu các giàn khoan và tàu khảo sát Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen tháng 8. Việc đưa CNOOC vào danh sách các công ty dính líu quân đội Trung Quốc có thể xem là "vượt kỳ vọng" vì biện pháp trừng phạt với các thực thể trong danh sách này mạnh hơn danh sách tháng 8.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, CNOOC và SMIC không trả lời yêu cầu bình luận ngay lập tức. Reuters nhận định động thái lần này có khả năng làm leo thang căng thẳng với Bắc Kinh trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức.

Theo một đạo luật năm 1999, Bộ Quốc phòng Mỹ phải biên soạn danh sách “Các công ty quân sự của đảng cộng sản Trung Quốc". Tuy nhiên, mãi đến thời Tổng thống Trump, Lầu Năm Góc mới tuân thủ yêu cầu của đạo luật trên, chỉ ra đâu là các công ty quân đội Trung Quốc "sở hữu hoặc kiểm soát".


https://tuoitre.vn/chinh-thuc-ong-trump-trung-phat-chu-so-huu-gian-khoan-hd981-20201204062225908.htm?fbclid=IwAR2HMTBXNlkqZJ9_wYRBKO0zSYkhBit58DGg8nTPVV2V4q9iPDHKW1mrcqw

Hồi xưa khi công ty CNOOC này đưa giàn khoan ra Biển Đông, nhiều ý kiến nêu kiến nghị chính quyền Obama trừng phạt TQ, giống họ vừa trừng phạt Nga vụ Ukraine, mà Obama có dám làm đâu, thậm chí chỉ đưa công ty này vào danh sách đen cũng không dám làm. Phương tây trước thời Trump, thái độ của họ với TQ đúng như tên tổ chức NATO của họ = Not Action, Talk Only




Giám đốc tình báo Mỹ gọi Trung Quốc là 'mối đe dọa lớn nhất từ Thế chiến thứ 2'
Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe nói thẳng cách tiếp cận của Trung Quốc với các nước khác chỉ gói gọn trong 3 chữ R viết theo tiếng Anh là: "cướp, sao chép và thay thế" (Rob, Replicate và Replace).
"Thông tin tình báo rõ ràng: Bắc Kinh có ý định thống trị Mỹ và phần còn lại của hành tinh về mặt kinh tế, quân sự và công nghệ", giám đốc Tình báo quốc gia John Ratcliffe đặt vấn đề trong bài viết đăng trên nhật báo Wall Street Journal (WSJ) ngày 3-12.

Ratcliffe không giấu thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong bài viết trên WSJ. Ông gọi Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với dân chủ và tự do thế giới, nhấn mạnh Trung Quốc đang muốn thống trị toàn cầu.

"Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay và là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ Thế chiến thứ hai".

Cách tiếp cận 3R trở thành một chiến lược hẳn hoi của Trung Quốc nhằm từng bước chiếm dần ảnh hưởng của Mỹ, theo ông Ratcliffe. Đầu tiên, các công ty Trung Quốc sẽ ăn cắp các công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ. Kế đến họ sẽ nhân bản những công nghệ này với tốc độ chưa từng thấy và cuối cùng "hất" các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi nhiều thị trường trên thế giới.

Đáng chú ý, quan chức tình báo cấp cao Mỹ còn khẳng định Trung Quốc đã "tiến hành thử nghiệm trên người" đối với các thành viên của quân đội Trung Quốc, "với hi vọng tạo ra được những người lính có khả năng tăng cường về mặt sinh học".

Các trung tâm nghiên cứu và tư vấn chính sách trụ sở tại Mỹ thừa nhận Trung Quốc đang ngày càng coi trọng công nghệ sinh học trong chiến lược quân sự của mình. Tuy nhiên, một siêu chiến binh "có khả năng tăng cường về mặt sinh học" mới được nhắc tới lần đầu tiên bởi ông Ratcliffe.

Bài viết của ông Ratcliffe trên WSJ là một trong các động thái mới nhất của chính quyền Trump nhắm vào Trung Quốc. Hãng tin Reuters bình luận trong lúc chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến ngày tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức, ông Trump đang muốn củng cố di sản cứng rắn với Trung Quốc.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận xét các bình luận của ông Ratcliffe dường như nhằm mục đích "trói tay" chính quyền Biden.

https://tuoitre.vn/giam-doc-tinh-bao-my-goi-trung-quoc-la-moi-de-doa-lon-nhat-tu-the-chien-thu-2-20201204064824195.htm


Thêm chút tin tức khác mà các bạn đưa lên

Quốc hội Moldova đã thông qua 1 dự thảo luật mà qua đó hủy bỏ các lệnh cấm các kênh truyền hình phát sóng tiếng Nga.
Gói luật đã được thông qua tại phiên họp toàn thể hôm thứ Năm nhờ vào phiếu bầu của Đảng Xã hội C.hủ nghĩa Cộng hòa Moldova (PSRM), đảng ủng hộ tổng thống đương nhiệm, Igor Dodon, và nhóm Vì Moldova, chủ yếu bao gồm các đại diện của đảng Shor. Các đại biểu từ Đảng Đoàn kết và Hành động ủng hộ châu Âu do tổng thống đắc cử Sandu lãnh đạo, cũng như Nền tảng Nhân phẩm và Sự thật, vốn đã ngăn chặn cuộc bầu cử quốc hội, đã cố gắng phá vỡ cuộc bỏ phiếu

Dự luật, được thông qua hôm thứ Năm trong lần đọc đầu tiên, trả lại cho người Nga vị thế của ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc. Ngoài ra, theo yêu cầu của người dân, các quan chức chính phủ buộc phải trả lời bằng tiếng Nga, kể cả trong các văn bản. Điều này đặc biệt áp dụng trong các tòa án, khi các cư dân nói tiếng Nga của đất nước buộc phải thuê người phiên dịch bằng chi phí của họ. Tại cuộc họp ngày hôm nay, các đại biểu trong buổi đọc đầu tiên cũng đã thông qua một quyết định bắt buộc các nhà sản xuất thuốc phải in hướng dẫn cho họ bằng tiếng Nga và tiếng địa phương

Giới hạn quyền hạn của tổng thống:
Tại một cuộc họp hôm thứ Năm, các đại biểu cùng một đã thông qua việc rút quyền hạn của tổng thống có thể trực tiếp ra lệnh cho b.ộ Thông tin và An ninh. Quyết định này đã thu hút sự chỉ trích từ Tổng thống đắc cử Maia Sandu

Vào tháng 06/2020, sau khi kiểm toán kho dự trữ chiến lược của đất nước, Cục dự trữ nhà nước Ukraine phát hiện ra kho lương thực đã biến mất một lượng lúa mì tương ứng với 2700 toa xe, hay 189.000 tấn
.
Ông Mikhayl Apostol, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã mỉa mai viết trên facebook của mình rằng chính "lũ chuột" đã tấn công kho dự trữ của đất nước và ăn hết số thóc này.
http://www.donbass-insider.com/2020/06/04/ukraine-mice-accused-of-eating-strategic-grain-stock/?fbclid=IwAR35dhEBMQoqYHYHxtNNF9w7NrCMJ1jqAF25xDc8JYMehNcAFZOGlq6yZZo

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 4 2020, 05:58 PM

Brezinsky là người Mỹ gốc Ba lan, lại có gốc quý tộc, tức là Ê lít Ba lan cũ, vì thế về mặt tâm lý căm thù Nga, muốn có lại một đế quốc Ba lan như ngày xưa bao trùm Ba lan, UK , Bạch Nga. Hình thái nhà nước này còn tồn tại tới thế kỷ XVI, trước khi bị tan rã. (Đế quốc Ba lan – lít tuy an ni)
Với tâm lý kiểu này, thì Brezinsky luôn « định hướng » chính trị Mỹ vào con đường chống Nga, hiến kế cho Mỹ chống Nga. Nhưng quyền lợi của Mỹ không bị định hướng bởi một người. Trong thực tế, Nga -Mỹ có những điểm xung khắc có tính cấu trúc sau (điều mà tôi đã nói nhiều lần) tác động tới quan hệ hai bên :
1- Cạnh tranh về cung cấp năng lượng dầu mỏ, khí đốt. Đây là xung khắc mới nhất giữa hai bên, từ khi Mỹ bắt đầu xuất khẩu khí đốt từ đầu thế kỷ XXI (cạnh tranh này liên quan tới vấn đề Bắc cực, sự tham gia của các hãng Mỹ vào khai thác năng lượng ở Nga, nhằm vào các đối tác Nga cung cấp dầu khí, đặc biệt là EU)
2- Cạnh tranh về thị trường vũ khí. Nga cùng với TQ có lẽ là hai nước duy nhất có hệ thống vũ khí độc lập với Mỹ, với công nghệ Mỹ. Thị trường vũ khí này tác động vào vai trò chính trị của hai bên trên thế giới.
3- Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ tại Tây Âu. Hiện tại Tây Âu ( trở thành EU), vẫn có một lực lượng muốn gần Nga, để độc lập với Mỹ. Dù lực lượng này là thiểu số. Vì thế nếu Mỹ giảm ảnh hưởng ở EU thì EU sẽ hợp tác với Nga.
4- Cạnh tranh EU-Nga. Tất cả các nước nằm kẹp giữa hai bên, vốn là các nước cộng hòa Liên Xô cũ đều nằm trong tình trạng này, từ UK, Mondavia, Bạch Nga, Armenia, Georgia, Azerbaizan.
Cho đến nay, sự cạnh tranh này dẫn theo hai hướng. Đó là về mặt kinh tế các nước này bị kéo vào EU, về quân sự bị kéo vào NATO

Những điều trên là những yếu tố chính, và có tính chất cơ cấu. Điều bất lợi nữa là Nga không có các công cụ kiểu sức mạnh mềm, có sự hợp tác, bổ trợ lẫn nhau (kiểu quan hệ TQ-Mỹ), Nga chủ yếu có các công cụ nhà nước cứng.

Nga đủ các vector cứng để thành một khối đối đầu với Mỹ, cái Nga thiếu là quy mô kinh tế.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 4 2020, 08:22 PM

Theo như tin trước đọc được, thì xe của ông này đã bị một nhóm sát thủ đông tới 12 người chặn lại (bằng cách cho nổ một cái xe đi trước), lúc đó cũng có thông tin về súng bắn tự động. Chính vì thế tôi mới đặt câu hỏi là tại sao lại không bắt được ai, cũng như đã có người thì súng điều khiển tự động hoạt động thế nào ?
Theo tin của đài, thì một chiếc xe để súng tự động điều khiển từ xa đã đỗ bên vệ đường chờ sẵn, súng được phát hỏa khi mục tiêu còn cách 150m, và sau đó xe được điều khiển tự nổ để xóa dấu vết hiện trường.
Tin này đã giải thích được nhưng câu hỏi tôi đặt ra, đó là không có sát thủ trực tiếp trên hiện trường, vì thế không bắt được. Việc nổ súng từ xa, cũng gây trở ngại cho đội bảo vệ đi cùng. Còn chiếc xe bị nổ thì không phải để chặn đường mà để xóa dấu vết.
Bài báo tiếp theo cũng giải thích điều nghi ngờ thứ 2 của tôi, đó là một nhân vật trọng yếu như vậy, đã nằm trong tầm ngắm của embago, mà lại được bảo vệ xoàng xĩnh như vậy. Theo bài báo, có thể đây là chuyện nội bộ của chính trường I ran, do có nhiều phe phái khác nhau. Và theo bài báo, hiện tại có nhiều cuộc biểu tình ở I ran nhằm chống làm hòa với Mỹ.
Giải thích điều này cũng hợp lý. Nhưng điều khiến tôi nghi ngờ nó đó là nguồn thông tin. Tin này VN lấy theo I24, I ở đây là Israel. Tức là thông tin của truyền thông Israel, giống như VN24 Vậy ta có thể tin 100% vào thông tin của nó không ? với tôi là không, vì nếu Israel đứng đằng sau phi vụ này, thì việc họ tung tin để chạy tội cũng không có sai.
Như vậy, vụ áp sát nhà khoa học này là do ai đạo diễn, tiến hành cũng không rõ ràng. Việc ám sát tiến hành quá dễ dàng khiến người ta nghi ngờ có nội gián (tức là nội bộ lục đục), nhưng tính chất chuyên nghiệp của nó, cũng như nhưng điều liên quan (tuyên bố của thủ tướng Israel, tình hình thế giới, ..) lại khiến người ta nhìn về phía Israel.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2020, 10:49 PM

Bác Phó, nếu Ba lan muốn thành đế quốc Ba Lan cũ thì k chỉ Nga, mà cả EU lẫn Mỹ cũng k chịu

Mà cái đế quốc Ba Lan cũ, cũng k có cả toàn bộ Ukraine, mà chỉ có 4 tỉnh miền tây, trong đó có Lvov, là quê hương của chủ nghĩa dân tộc cực hữu, cũng thủ lĩnh của họ là Bandera, vốn ra đời để chống lại Ba Lan, coi Ba Lan là kẻ áp bức họ. Lý tưởng của họ là đấu tranh giành độc lập để xây dựng nhà nước Ukraine riêng.
Còn Ukraine, thì không chỉ phía đông thuộc Nga, gọi là Novorussia, mà ngay cả Kiev đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vẫn thuộc đế chế Nga của Sa Hoàng.

Nói chung, cái nước Ukraine này, hay chí ít là phe dân tộc chủ nghĩa mâu thuẫn đùng đùng, chả có 1 lý tưởng gì logic. Nếu đã phủ nhận LX, không công nhận tính pháp lý của họ, đi theo lý tưởng Bandera, thì đòi lại Crimea với miền đông Ukraine làm gì, vì cái đó là do các lãnh đạo LX ký kết trao quyền quản lý hành chính cho Ukraine mà.
May mà nhà nước Ukraine chưa công bố chính thức là không công nhận LX đấy laugh1.gif

Sau này Ukraine mà vào EU với NATO, thì hàng năm Ukraine vẫn kỷ niệm tôn vinh Bandera, bị cả Ba Lan và Israel phản đối (vì ông này cũng chư trương diệt Do Thái), thì sẽ là cuộc chơi tranh luận xem ai có chính nghĩa, ai là nạn nhân, ai là thủ phạm trong quá khứ, cái này cực quan trọng về mặt chính trị sau này

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 4 2020, 11:43 PM

@ltbk,
Chẹp chẹp, phải giải thích lại một tý, vì đúng là ở trên tôi viết như vậy gây ra làm lẫn. Về mặt tâm lý dân tộc người Ba lan rất ghét người Nga, mặc dù họ cùng tộc người Slave.
Lý do căm ghét này là từ trong lịch sử. Ở trên tôi chỉ nói tới giai đoạn mà người Ba lan thường tự hào nhất về lịch sử của họ. Vì lúc đó là lúc nước Ba lan (tạm hiểu là như vậy) lớn nhất. Điều này tương tự như người Cam pu chia nói về đế quốc Phù Nam (trên là cờ Cam pu chia dù là chế độ Si ha núc, Cam pu chia thời pôn pốt, hay Cam pu chia hiện tại đều có hình Ăng co, chỉ có vẽ khác nhau 3 tháp hay 5 tháp thôi).
Nhưng tâm lý này với người Ba lan không chỉ do giai đoạn lịch sử này, mà còn có trong những những giai đoạn lịch sử khác.
Ví dụ. Giai đoạn nước Ba lan bị chia xẻ thành đất của nước Phổ (tức là Đức hiện tại) và nhà nước Sa hoàng. Thời kì này kéo dài 200 năm. Cũng khiến họ ghét người Nga
Giai đoạn nước Ba lan XHCN (1945-1991) cũng bị coi như vậy.(ngay cả với người cộng sản Ba lan)
Không kể về mặt văn hóa, nước Ba lan lại theo đạo cơ đốc thuần thành, trong khi Đức theo đạo tin lành, và Nga theo chính thống giáo.
Tất cả những điều này đều dẫn tới tâm lý kỳ thị người Nga (và cả người Đức nữa, ngay cả khi bây giờ Ba lan nằm trong EU).
Ở ngay Ba lan hiện tại, lịch sử Ba lan cũng được dậy như một cuộc kháng cự kiên cường chống hai ông láng giềng to đầu : Đức và Nga.
Brezinsky là người gốc quý tộc Ba lan, thì cảm nhận tâm lý này càng thâm thúy, sâu sắc.
Nhân thể đây cũng nói lạc đề một chút, nhưng cái lô gics của nó cũng vậy. Đó là cảm nhận tâm lý của người Cam pu chia với người VN. Từ thời thực dân Pháp lập ra Đông Dương, thì Pháp luôn tuyên truyền ở Cam pu chia rằng nhờ có chế độ thuộc địa, mà nước Cam pu chia không bị Thái lan và VN chiếm mất. (Giống như nhờ Pháp thì VN mới không bị ảnh hưởng TQ như quyển sử mà Trần Trọng Kim viết). Do Thái lan là một nước nằm ngoài Đông Dương, nên tâm lý này có tác dụng chia để trị giữa người Việt và người khơ me ở Đông dương.
Sự việc Pháp tìm được di tích Ăng Co, càng thổi bùng điều này hơn. Và nhà nước Phù Nam (là nhà nước tạo ra Ăng Co) được coi như một nhà nước Cam pu chia hùng mạnh. Trong thực tế, nếu nhà nước trung ương, tức là triều đình ở Ăng Co là người Khơ me, thì điều đó không có nghĩa là các vùng đất khác nằm trong vương quốc này cũng vậy. Vương quốc này thực ra chỉ là một liên minh lỏng lẻo, hoàn toàn khác với cảm nhận một đất nước thống nhất như cảm nhận hiện đại.
Vương quốc Phù Nam không phải là vương quốc duy nhất ở dạng này, mà còn có một nước khác cũng dạng như thế, đó là nhà nước Nam Chiếu ở Vân Nam (TQ). Thời nhà Đường, trước khi VN thoát khỏi ách đô hộ phương bắc, nhà nước này đã từng chiếm miền Bắc (Giao chỉ) tới 10 năm, trước khi Cao Biền đánh đuổi được. Nhưng điều đó không có nghĩa là người dân ở đồng bằng bắc bộ là người Nam chiếu. Nam chiếu thực ra chỉ là một bộ lạc gốc người Thái.
Nhưng với người Cam pu chia, đặc biệt là tầng lớp có học được đào tạo bởi thực dân Pháp, văn hóa Pháp, thì điều này trở thành điểm tựa tâm lý kỳ thị người Việt.
Các trí thức VN được Pháp đào tạo, cũng bị ngấm câu chuyện này nữa, nhưng theo chiều ngược, đó là khoe khoang khuếch trương vấn đề nhà Nguyễn Nam tiến. Đặc biệt ở trong nam.
Trong khi trong thực tế, vương quốc Cam pu chia bị Pháp xâm lược, rồi sát nhập vào Đông Dương, nhờ có nhà Nguyễn mới tồn tại được (do bị Thái lan xâm lấn), và gần đây nhất vào năm 1979, quân đội VN không vào giải phóng Cam pu chia khỏi Khơ me đỏ, thì không biết nước Cam pu chia trở thành cái gì.
Tâm lý kiểu này cũng là tâm lý của người Ba lan, và nhà nước Ba lan – Lít tuy an ni thời trong cổ ở vùng Đông Nam Âu cũng vậy, có cấu trúc giống như Phù Nam hay Nam chiếu, trong đó quý tộc Ba lan là chủ nhà nước. nhưng người dân ở dưới thì không phải.Họ có thể là người Ba lan, Bạch nga, Ucraine, Mon da vi, .. đó là cấu trúc những nhà nước đa sắc tộc.
Như vậy những điều tôi nói ở trên là nói về tâm lý, cảm nhận dân tộc, chứ bản thân nhà nước Ba lan hiện tại không có ý đồ riêng bành trướng như vậy. Với Ba lan hiện tại, thì nếu các nước Bạch Nga, UK, Moldavia nhập EU thì cũng tốt cho họ. Và nếu các nước này nhập EU, thì vai trò của Ba lan cũng to lên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 5 2020, 03:52 AM

Hừm, Azer công bố trên 2800 quân sỹ hy sinh trong cuộc chiến vừa rồi. Còn cao gần gấp đôi cả Armenia, đây là một điều bất ngờ, vì đã chiếm ưu thế hoàn toàn trên không, có cả UAV của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ điểm cho Su-25 dùng hỏa lực đánh, UAV cũng tham gia đánh tự sát, vậy mà lính lại chết nhiều như vậy.
Nếu như 2 nước có thực lực dân số như nhau, thì e là Azer chưa chắc đã thắng. Con số tử vong của Azer còn có thể cao hơn con số thực mà Azer công bố.

Belarus, Moldova vào EU thì có thể có lợi cho Ba Lan, nhưng Ukraine vào thì tôi không chắc có lợi không, và lợi có nhiều hơn hại không? Ukraine xưa nay vẫn luôn kèn cựa với Ba Lan, họ cho rằng họ hơn Ba Lan về mọi thứ: tiềm năng, trình độ khoa học công nghệ hiện tại, dân số, tài nguyên, lãnh thổ, vị trí địa lý chiến lược hơn hẳn, có ảnh hưởng to lớn với EU, Nga, etc.. Vì thế Ukraine cho rằng nếu vào EU và NATO, đi theo chiến lược của Ba Lan, họ sẽ đạt được nhiều hơn Ba Lan, thành 1 cực quyền lực mới.

Nếu Ukraine vào EU và NATO, chắc chắn Mỹ sẽ nhìn Ukraine quan trọng hơn hẳn Ba Lan, và có thể vị trí của Ba Lan đối với Mỹ hiện nay sẽ chuyển sang cho Ukraine. Tầm quan trọng và quyền lực của Ukraine có thể sẽ lấn át Ba Lan, Mỹ sẽ coi trọng Ukraine hơn Ba Lan. Vùng đất quê hương của phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine, 4 tỉnh miền tây, là thứ mà Ba Lan coi là vùng đất mà LX lấy từ họ bất hợp pháp, qua việc chia chác lãnh thổ Ba Lan với Đức. Dĩ nhiên Ba Lan ngày nay không thể lấy lại nó, nhưng họ dùng nó làm cơ sở chính sách đối ngoại victim game của mình, và là một trong những chiêu bài để phe dân tộc chủ nghĩa dùng để tranh quyền lực nội bộ.
Cái chủ nghĩa mà nhà nước Ukraine đang tôn vinh, dùng nó làm nền tảng tư tưởng cho mình, chủ nghĩa Bandera, lại là thứ mà Ba Lan không thể chấp nhận.
Tóm lại Ba Lan và Ukraine sẽ là đối thủ cạnh tranh cả về kinh tế lẫn chính trị nếu Ukraine vào NATO và EU, chẳng qua bây giờ chưa vào, có con ngáo ộp Nga, nên tạm thời nó chưa bùng lên thôi. Ở địa vị Ba Lan, tôi thấy cứ để cho Ukraine ở trạng thái này hay hơn, để cho mâu thuẫn giữa Nga-EU, Nga-Mỹ cứ duy trì liên tục, để cho Nga và phương tây khó mà có cửa để bình thường hóa quan hệ, hoặc chí ít thì quan hệ cũng không thể tiến hơn được. Crimea thuộc về Nga chả thiệt quái gì cho Ba Lan cả, thậm chí có lợi, để cho Nga và phương tây tiếp tục xung đột, thế tốt hơn cho Ba Lan nhiều.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 5 2020, 05:04 PM

So sánh lá cờ của Mỹ trên mặt trăng cách đây 51 năm và lá cờ của TQ trên mặt trăng vừa cắm xong. Nhìn cái lá cờ của Mỹ bay phấp phới với hình dạng lệch lạc xiên xẹo một cách tự nhiên vậy, không rõ có nên tin là nó cố ý được Mỹ làm với hình dạng như thế không, mà không phải là do gió thổi bay?
Có thể Mỹ đã lên mặt trăng rồi, nhưng có cái gì đó họ vẫn không muốn tiết lộ

https://en.wikipedia.org/wiki/Lunar_Flag_Assembly#/media/File:Buzz_salutes_the_U.S._Flag.jpg

https://www.hq.nasa.gov/alsj/a12det6983.jpg
https://cms.qz.com/wp-content/uploads/2018/07/RTR29QFM-e1532424275792.jpg

https://www.futurity.org/wp/wp-content/uploads/2019/07/flag-on-the-moon_1600.jpg
https://cbsnews2.cbsistatic.com/hub/i/r/2020/12/04/5a938272-26e2-4f88-a28e-64d5b0e6479a/thumbnail/620x456/cf743befd674e86735fa567ca12f1a5c/2020-12-04t141740z-127870738-rc2egk9pie5b-rtrmadp-3-space-exploration-china-moon.jpg

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 6 2020, 10:32 PM

@ltbk,
Trên mặt trăng không có khí quyển nên cũng không có gió. Nếu lá cờ Mỹ mà bị méo mó như thế, thì chỉ do tác động của nhiệt độ lên vật liệu làm lá cờ mà thôi. Kiểu ban ngày quá nóng (80°C) , ban đêm quá lạnh (-70 °C), làm cho vật liệu bị giãn nở liên tục trong điều kiện quá khác nghiệt nên bị hỏng.
Cho đến nay theo thuyết âm mưu vẫn còn lưu truyền từ năm 1969, thì việc cắm cờ Mỹ trên mặt trăng là fake, và nó được làm trong studio quay phim của nhà quay phim Anh Lukacs, người làm phim chiến tranh giữa các vì sao (Stars War). Đại khái là nó phân tích hình bóng lá cờ nghiêng trên mặt đất (mặt trăng) mà suy luận vậy.
Cũng không loại trừ là cả hai việc đều xẩy ra. Và việc chụp anh Fake là để đề phòng việc cắm cờ trên mặt trăng không thành công. Giống như kiểu tranh cử, ứng cử viên luôn phải chuẩn bị hai diễn văn (một diễn văn trong trường hợp mình thắng, và một trong trường hợp mình thua), vì ở đây ý nghĩa tuyên truyền của nó lớn hơn là giá trị thực tế khoa học của sự kiện.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 6 2020, 10:56 PM

Việc cắm cờ trên mặt trăng thực ra chỉ thể hiện tư duy « vườn rau, ao cá », đi đến đâu ỉa một bãi đánh dấu, chứ về mặt khoa học thì tác dụng rất ít. Điều đáng quan tâm khi Mỹ lên mặt trăng là họ đã chế tạo được tên lửa có sức đẩy đủ lớn để làm điều này, nó cũng chứng minh con người có thể lên mặt trăng được, mà không bị sao. Lần phóng của TQ vừa rồi, có lẽ thành công nhất là họ đã đổ bộ vào phần tối của mặt trăng, tức là phần mà từ trái đất không nhìn được. Để làm điều này rất là khó, do sóng điện từ điều khiển liên lạc giữa tầu vũ trụ và mặt đất phải xuyên qua được mặt trăng. Điều này giải thích tại sao cả Nga và Mỹ trước đây đều không đổ bộ như vậy. Một điều nữa người TQ có thể tự hào, là cách họ thu thập mẫu đá. Có sự kết nối giữa modul bay xuống mặt trăng rồi lại bay trở lại tầu vũ trụ, và rồi tầu đó bay về trái đất.
Cùng lúc Nhật cũng làm được điều rất khủng, có ý nghĩa không kém. Đó là đổ bộ lên một hành tinh bé tí, mà diện tích của nó chỉ khoảng bằng 2,3 cái sân bóng đá. Để làm điều này thực không dễ, vì phải có độ chính xác cao, và khả năng lái tầu vũ trụ dựa vào lực hút lực đẩy của các hành tinh, chứ sức phóng của con tầu không đủ, vì thế giờ có một nghề mới đó là Cosmos navigator (tức là hoa tiêu vũ trụ, giống như hoa tiêu tầu biển trước đầy thời thế kỷ XVIII, XIX).
Các đây 1 năm, EU cũng làm được điều này, bằng cách đổ bộ lên một thiên thạch.
Còn Mỹ hiện tại, bằng cách tư nhân hóa khai thác vũ trụ, Mỹ đã phóng được tầu vũ trụ đi rồi về (kiểu như máy bay). Đây cũng là một điều rất khó, đặc biệt trong kỹ thuật chế biến vật liệu, vì khi quay trở lại trái đất thì do cọ sát vào khí quyển, con tầu sẽ bị nung nóng tới hơn ngàn độ. Trong điều kiện ấy làm sao bảo đảm con tầu vẫn nguyên vẹn, máy móc trong ruột hoạt động bình thường, .. cũng không dễ. Đặc biệt, Mỹ đã giảm giá thành đáng kể công nghệ vụ trụ.
Ấn độ cũng giảm giá thành tên lửa vũ trụ của mình, bằng cách lợi dụng sức hút của các hành tinh (cosmos navigator tôi nói ở trên).
Vì thế nên để ý ý nghĩa thực tế của sự kiện, bước phát triển kỹ thuật mà nước chủ nhà thu được, chứ mấy cái trò PR (public relation) rẻ tiền, không đáng quan tâm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 6 2020, 11:12 PM

Cũng nên để ý là việc quân sự hóa vũ trụ đã bắt đầu, nên việc nghiên cứu vũ trụ sẽ liên quan tới chiến lược chiến thuật của các nước nhằm vào chiến tranh giữa các vì sao thật sự này. Hiện tại cả Mỹ, Nga, TQ, Pháp, đều có quân chủng vũ trụ. Về hình thức, Mỹ là người tuyên bố đầu tiên, nhưng hướng đi nó đã có từ trước.
Quân sự hóa vũ trụ này nhằm vào việc tiêu diệt vô hiệu hóa các tầu vũ trụ, trạm vũ trụ của đối phương, từ đó ngăn cản, làm mù mắt việc điều khiển quân sự từ xa (từ dưới đất), cướp sóng nghe lỏm thông tin, và trong tương lai chắc chắn có việc từ vũ trụ bắn xuống mặt đất.
Hiện tại, với việc phát triển công nghệ tên lửa, điều khiển từ xa, drone, .. thì chiếm lĩnh vũ trụ càng trở nên quan trọng. Gần đây khi TQ phóng tên lửa xuyên lục địa ra biển Đông, bắn trúng được hai tầu đang di chuyển (theo như tuyên bố của TQ), điều này không thể làm được nếu thiếu sự chỉ dẫn của hệ thống định vị. Của TQ chắc là hệ Bắc đẩu. Mỹ thì có GPS, EU có Galelio, Nga có clonas. Tất cả các tên lửa đạn đạo đều được dẫn đường như vậy. Hệ thống vệ tinh cũng quan trong, còn quan trọng hơn nữa trong trường hợp đánh chặn tên lửa đối phương.
Như vậy , nếu nhin vào tiến bộ kỹ thuật vu trụ, thì ta có thể thấy có thể TQ muốn xây dựng căn cứ vũ trụ trên mặt trăng. Ngược lại EU, Nhật, thì muốn nhằm tăng cường độ linh hoạt của tầu vũ trụ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 7 2020, 04:07 AM

lấy được đất đá thì không khó, Mỹ và Nga đều lấy ròi.
Mỹ chỉ tái sử dụng đươc 1 tầng của động cơ thôi bác Phó, và lấy về rồi thì cũng phải xử lý rồi mới dùng tiếp được, chứ không thể xài ngay.
Nga cũng đang chế tạo dạng động cơ tái sử dụng kiểu này, nhưng cách thu hồi sẽ khác Mỹ, và đặc biệt, Nga đang tìm cách dùng máy in 3D để chế tạo nhiều linh kiện trong động cơ và trong tàu vũ trụ để giảm chi phí và thời gian.

Họ đã dùng máy in 3D để chế tạo 1 vài linh kiện khi đóng tàu chở dầu, Rosatom đang thử nghiệm dùng máy in 3D để chế tạo một số phần của nhà máy hạt nhân. Cách đây vài năm, Rosatom đã giới thiệu máy in 3D kim loại, rồi máy in 3D multi-powder multi-laser do họ chế tạo để làm việc đó. Nga cũng đã dùng máy in 3D in một số phần trong tuabin khí của động cơ máy bay của mình rồi.
Hiện họ vừa chế tạo và đang thử nghiệm 3 cái động cơ in hoàn toàn bằng máy in 3D đầu tiên của máy bay phản lực không người lái Dan-M: MGTD-125E, MGTD-20, MGTD-150E.
Cụ thể là 6 thành phần quan trọng của mỗi động cơ đều được in 3D. Vât vả nhất không phải là chế tạo máy in 3D, mà là chế tạo ra vật liệu đủ tốt dùng cho máy in 3D, và Nga đã phải mất khá nhiều công để chế tạo ra loại vật liệu hợp kim đặc biệt này.
Các máy bay không người lái đều đã bay thành công với 3 động cơ này trong các thử nghiệm tiêu chuẩn. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều thử nghiệm khác, nhưng đây là hướng đi của Nga trong ngành công nghiệp chế tạo.
Máy in 3D dùng ở nhiều nước, trong đó có Nga trong các ngành dân dụng, nhưng dùng nó trong việc chế tạo các thứ có độ phức tạp cao, dạng critical systems như động cơ, nhà máy điện hạt nhân, công nghiệp không gian, thì theo tôi biết là chưa ai làm, hoặc Mỹ có làm mà không nói chăng?

Hồi năm 2018, Nga cũng đã đưa máy in 3D sinh học của mình lên ISS và in thành công mô sống, cụ thể là tuyến giáp của chuột trên đó. In 3D trên trái đất thành công không có nghĩa trên vũ trụ thành công. NASA định làm trước Nga nhưng máy in trục trặc, nên đành để Nga làm trước, rồi về đưa tin vắn tắt.

Hiện Nga đang bị vướng vào 1 vụ kiện Yukos thời xưa, các cổ đông nước ngoài đòi Nga trả cho họ 57 tỷ USD. Đây chính là nhờ nhà lãnh đạo vĩ đại Goocbachov, Elsin, nhà cải cách kinh tế vĩ đại Chubai, Gaidar với "liệu pháp sốc" đó. Rõ ràng là tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân mình bao năm làm ra, tự nhiên bán rẻ như trao không cho nước ngoài thông qua một tay người rơm Khodokosky, rồi đến khi đòi về lại bị bọn nó đòi tiền lại theo kiểu định giá của chúng nó, để gỡ ra vụ này cũng mất khối thời gian và tiền bạc chứ không ít.


Ngoài ra, còn 1 ông chủ của Renova bị phong tỏa mất 1 tỷ franc trong ngân hàng Thụy Sĩ. Tòa án đã nói rõ rằng những khoảng tiền dưới dạng USD bị chịu trừng phạt Mỹ, và nếu ngân hàng Thụy Sĩ không làm thì sẽ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, và nặng hơn là nếu bị Mỹ tước quyền tiếp cận thị trường tài chính Mỹ thì không còn là ngân hàng quốc tế nữa, đủ cho thấy tòa án Mỹ đã trở thành tòa án thế giới, dù lý thuyết là tòa Mỹ và Thụy Sĩ là bình đẳng. Dĩ nhiên vẫn có thể lấy tài sản ra bằng các cách bán đi, chuyển đổi sang các đồng tiền khác, dù dĩ nhiên phải chịu mất kha khá, và cần thời gian. Thế cho nên các tay tài phiệt đừng có tưởng đem tiền ra khỏi Nga nhét ở ngân hàng nước ngoài là an toàn nhé, khác nào gửi trứng cho ác. Từ hồi khủng hoảng kinh tế 2008, các tài phiệt Nga đã bị EU "cướp" 40 tỷ USD trong ngân hàng ở đảo Sip để khắc phục khủng hoảng kinh tế ở EU rồi.

Và bây giờ thì đồng USD nguy hiểm, nên tốt nhất là học tập một số nhân vật kinh doanh khác, để tiền ở Nga nhiều hơn, và chuyển sang cất giữ tài sản dưới các dạng đồng tiền khác, và nên ủng hộ chính sách kinh doanh không dựa vào USD của chính phủ Nga.



Kể từ năm 2008, thì chính phủ Nga đã cấm quan chức Nga không được để tiền, tài khoản ở nước ngoài. Sau này thì thành luật, và bây giờ thì thành cả hiến pháp, theo đó tất cả các thượng nghị sỹ, quan chức chính phủ Nga không được có tài khoản và tài sản ở nước ngoài. Chứ sao, nếu có cái đó khác gì năm xưa chư hầu gửi con cho thiên tử để làm tin, có gì là bị phương Tây khống chế hết, với lệnh phong tỏa tài sản. Kể cả ngân hàng Thụy Sĩ cũng không còn an tâm nữa

Hồi Maidan, cũng là các tài phiệt Ukraine bị phương Tây dọa phong tỏa tài khoản, nên có dám chống đối lại Maidan đâu

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 7 2020, 06:01 AM

Vài tin nữa

Tàu tuần tra (Patrol Ship) Pavel Derzhavin thuộc dự án 22160 gia nhập hạm đội hải quân Nga. Con tàu này là con tàu thứ 3 của dự án này. Các con tàu của dự án này được đóng theo nguyên tắc module. Còn tàu thứ 3 này bắt đầu đóng năm 2016, hạ thủy năm 2019, và gia nhập hải quân Nga tháng 11 vừa rồi. Sở dĩ bị lâu hơn so với 2 con trước, vì lúc đầu những con tàu dự án này định xài 2 động cơ diesel MAN của Đức, khi khủng hoảng Ukraine xảy ra, Nga đã phải chế tạo động cơ thay thế, và hai động cơ diesel 16D49 do Công ty cổ phần sản xuất JSC "Kolomensky Zavod" đã được lắp đặt trên con tàu này và các tàu tiếp theo của dự án này (4 chiếc tương tự cũng được lắp trên các tàu hộ tống thuộc dự án 20380). Tổng công suất của nhà máy là 12.000 lít. từ. (8826 KW). Nhà máy điện của con tàu này được chế tạo theo sơ đồ hai trục (2 two-shaft scheme), hai tổ máy diesel-số lùi (2 diesel-reverse-gear units )DRRA 6000, hoạt động trên các chân vịt cố định, hệ thống truyền động số lùi (reverse-gear drive) của nhà máy PJSC Zvezda và hệ thống điều khiển cục bộ (local control system) của NPO Aurora.



EU đang định loại Hungary và Ba Lan ra khỏi gói cứu trợ mới, vì 2 nước này phủ quyết, phản đối gắn số tiền trợ cấp với "nhân quyền", "độc lập tư pháp" đó bác Phó

Ba Lan quay lại dùng khí gas của Nga sau khi đã tạm ngưng hồi tháng 5, nhập khẩu LNG của Ba Lan giảm. Đến cả khí gas từ EU mà Ba lan cũng không chịu nổi giá thì sao chịu nổi giá từ LNG Mỹ. Định lấy trợ cấp EU cho việc đó à?



Ba Lan quay trở lại nhập khẩu đường ống dẫn khí đốt của Nga trong Quý 3
Nhập khẩu LNG sang Ba Lan giảm bất chấp nỗ lực đa dạng hóa nguồn nhập khẩu khí đốt của nước này

PGNiG của Ba Lan đã cắt giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu từ Đức và một nhà ga tái khí hóa khí tự nhiên hóa lỏng ở cảng Swinoujscie của Baltic trong quý thứ ba, vì đường ống dẫn khí đốt của Nga trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.

Công ty nhà nước này cho biết trong báo cáo tài chính mới nhất của mình rằng tỷ trọng nhập khẩu LNG đã giảm xuống còn 20% trong tổng khối lượng 3,7 tỷ mét khối khí nhập khẩu vào Ba Lan trong ba tháng tính đến cuối tháng Chín.


Trong nửa đầu năm nay, tỷ trọng nhập khẩu LNG vẫn ổn định ở mức khoảng 30%, với tổng cộng 7,5 Bcm khí đi vào thị trường nội địa của Ba Lan từ bên ngoài.

Ngoài ra, dòng khí thông qua các đường ống nối ngược với Đức cũng giảm, xuống khoảng 12% trong quý 3 so với khoảng 16% trong nửa đầu năm, PGNiG cho biết.

Bất chấp các vụ kiện với công ty độc quyền khí đốt của Nga Gazprom về việc định giá theo hợp đồng và các hoạt động gián đoạn của đường ống dẫn khí Yamal trong quý II sau khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt dài hạn giữa hai nước hết hạn vào tháng 5, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho nước này đã trở lại bình thường trong quý III.

Theo PGNiG, Gazprom cung cấp 68% lượng khí đốt nhập khẩu trong giai đoạn này, so với mức trung bình 55% trong nửa đầu năm nay.

PGNiG hiện đang hy vọng Gazprom sẽ sửa đổi công thức giá cho nguồn cung cấp khí đốt năm nay cho Ba Lan để giảm giá khí đốt của Nga, vốn đã giảm sau sự sụt giảm của giá năng lượng quốc tế vào đầu năm nay.

Một giám đốc điều hành công ty cho biết PGNiG hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận giá ngoài tòa án với Gazprom sau khi một tòa án trọng tài ở Thụy Điển ra phán quyết hồi đầu năm rằng công ty độc quyền khí đốt của Nga phải trả hơn 1,5 tỷ USD cho PGNiG.

Số tiền này phản ánh việc tính toán lại giá khí đốt của Nga khi giao hàng cho PGNiG trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 11 năm 2014 đến ngày 29 tháng 2 năm 2020.

PGNIG cho biết trong tuyên bố rằng họ đã sử dụng khoản thanh toán từ Gazprom để bù đắp chi phí hoạt động đã giảm 35% xuống còn 16,7 tỷ zloty (4,4 tỷ USD) từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm 2019.

Công ty cho biết tổng doanh thu của nhà sản xuất Ba Lan giảm 7% xuống 27,4 tỷ zloty trong 9 tháng đầu năm.

Việc Gazprom thanh toán và đánh giá lại lãi vốn chủ sở hữu PGNiG đã dẫn đến thu nhập ròng kỷ lục hơn 6 tỷ zloty trong năm nay so với 1,3 tỷ zloty từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2019


https://www.upstreamonline.com/production/poland-reverts-to-russian-gas-pipeline-imports-in-q3/2-1-916732

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 7 2020, 04:16 PM

Đúng như dự đoán, Ukraine công bố kế hoạch phát triển ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ cùng Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, sau khi từ bỏ Nga, thất bại với TQ vì bị Mỹ ngăn chặn, không thành với Ba Lan vì Ba Lan chỉ muốn thó công nghệ, Ukraine quay sang Thổ, một nước chưa có ngành công nghiệp này. Nếu Thổ lại chăn được công nghệ này từ Ukraine thì Ukraine trắng tay.

Ukraine trưóc đó cũng tham gia dự án Antare của Mỹ với tư cách tư vấn thiết kế. Động cơ thời Liên Xô tên là NK-33 do JSC Kuznetsov của Nga thiết kế đưọc sử dụng ở version cũ Antares 100 và Ukraine tư vấn. Version sau này Antares 200 dùng động cơ RD-191 của Nga (NPO Energomash thiết kế và hãng này và Proton-PM hợp tác chế tạo vào năm 2008 và kết thúc 2011)

Lần truớc, quốc hội Moldova thông qua luật duy trì vị thế tiếng Nga và đang chuẩn bị đưa lên cho tổng thống đuơng nhiệm ký truớc khi kết thúc nhiệm kỳ, đồng thời giảm quyền của tổng thống, không cho quyền ra lệnh trực tiếp cho cơ quan thông tin. Mỹ đã lên án việc này (hi hi, can thiệp trực tiếp vào quá trình xây dựng luật của một nước, can thiệp ngày càng lộ liễu), và bây giờ đang tổ chức biểu tình ầm ĩ, chặn cửa quốc hội, kêu gọi tổng thống mới nhận chức ngay ngày 10/12 thay vì 23/12 theo hiến pháp, và kêu gọi bầu cử quốc hội trước thời hạn. Hiện đang có cuộc đua để ngăn tổng thống đương nhiệm ký đạo luật trước khi kết thúc nhiệm kỳ. So sánh chuyển giao quyền lực của 1 nước DC thực sự phát triển phương tây với 1 nước "được phương Tây DC hoá" nó khác nhau rất nhiều, hi hi.

Hải quân Mỹ đang định đóng tàu ngầm diesel-điện. Sau khi ép Indonesia ngừng mua Su-35 của Nga và mua F-16 của Mỹ, Indo đang cân nhắc mua Euro-Fighter của EU hoặc Rafale của Pháp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 8 2020, 03:45 PM

Ấn Độ nghi ngờ các tay lính đánh thuê của Thổ Nhĩ Kỹ rút từ vùng N-K (sau khi đánh thuê cho chính phủ Azer) sang để đánh thuê cho Pakistan. Thổ vẫn ủng hộ Pakistan từ trước

Azer có Thổ giúp đỡ, lại có UAV, lính đánh thuê, có Su-25 chiếm hoàn toàn hoả lực bầu trời, vậy mà vẫn chết gần 3K lính chính quy của mình, gần gấp đôi Armenia. Con số thực có thể cao hơn nhiều. Không hiểu đánh đấm thế nào?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 8 2020, 09:07 PM

Khặc, cái tin này hoá ra đã diễn ra cách đây gần 1 tháng mà mình không để ý. Có lẽ vì tổng thầu là Nhật, các nhà thầu khác cũng Nhật và Hàn Quốc nên vậy, nếu là TQ thì chắc đã tràn ngập Facebook diễn đàn rồi, hì hì

Cận cảnh sự cố rơi gối cao su tại tuyến metro số 1

Sự cố rơi gối cao su tại trụ thuộc phân đoạn cầu cạn VD14, gói thầu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) khiến phần dầm bê tông bị nứt. Hiện đơn vị thi công, nhà thầu đã xử lý sự cố và tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân.

https://cdn.tuoitre.vn/2020/11/11/logo-2-16050840100391035130145.jpg

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/980/2020/11/11/logo-4-1605084011821581421876.jpg

https://tuoitre.vn/can-canh-su-co-roi-goi-cao-su-tai-tuyen-metro-so-1-20201111154153005.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 9 2020, 05:08 AM

Thổ có vẻ quậy ác nhỉ, đúng là định đưa quân đánh thuê đến đánh giúp Pakistan ở tranh chấp Kashmir.

Ukraine có vẻ đang cố tranh chấp hợp đồng bảo trì sửa chữa máy bay Mi-17 của Nga mà Mỹ mua cho quân đội Afganistan. Họ đã dành được quyền bảo trì 2 cái trong tổng số trên 30 cái của phi đội. Nga cảnh báo họ sẽ không chịu trách nhiệm cho sự an toàn của binh lính Afganistan và Mỹ khi ngồi trên 2 cái này, vì Ukraine thiếu các phụ tùng cần thiết.
Hồi Mỹ mua trực thăng này của Nga, có thể là nó vẫn còn dùng cái động cơ TV3-117 cũ rích (không rõ loại turboprop của Ukraine hay turboshaft của Nga), nhưng máy bay trực thăng có nhiều thứ phải lo chứ không phải chỉ động cơ.

Hiện các máy bay trực thăng tầm trung, Ka-50, Ka-52, Mi-117A2 của Nga đều bắt đầu chuyển sang dùng dòng động cơ mới là VK-2500, đặc biệt là version mới VK-2500PS-02 và VK-2500PS-03 do Klimov chế tạo. Version 03 còn được bổ sung với hệ thống điện tử FADEC hiện đại của Klimov và nó đã nhận được chứng nhận của Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn, Brazil, Columbia sau khi thẩm định. VK-2500PS-02 cũng nằm trong gói nâng cấp mà Nga đưa ra cho Hàn quốc, để nâng cấp phi đội trực thăng Kamov của Nga trong quân đội Hàn QUốc (chuyên đi cứu nạn, chữa cháy, etc.), trả bù lại khoản nợ còn sót lại từ thời Liên Xô. Hiện Hàn có phi đội 54 chiếc trực thăng cánh quạt đồng trục Kamov KA-32 dùng trên 20 năm nay, động cơ của nó là loại TW3-117 cũ rích.
Bồ Đào Nha cũng có phi đội KA-32 này

Nga năm ngoái đã mở tại Vũng Tàu một xưởng sửa chữa bảo trì cho động cơ TV3-117 và VK-2500, dùng cho máy bay Mi-17 mà VN đang sử dụng. Tương lại nó có thể nhận đơn hàng bảo trì ở cả khu vực Đông Nam Á, và Úc. Nga cũng đã mở 1 xưởng như vậy tại Peru.

Sau khi có chửng chỉ, bây giờ Nga có thể xuất khẩu trực thăng và/hoặc động cơ này đến Hàn Quốc. Không rõ đây có phải là mởđường cho việc Hàn Quốc chấp thuận gói nâng cấp phi đội trực thăng Nga trong quân đội Hàn k? Nga cũng có 1 hợp đồng bán 100 chiếc trực thăng với động cơ này cho Trung Quốc vào năm 2021-2022

UEC đã được chứng nhận động cơ VK-2500PS-03 cho Mi-171A2 tại Hàn Quốc
https://www.uecrus.com/img/news/021220/2.jpg

Tập đoàn động cơ thống nhất Rostec, Nga, đã được chứng nhận động cơ VK-2500PS-03 cho máy bay trực thăng dân dụng Mi-171A2 tại Hàn Quốc. Việc xác nhận chứng chỉ kiểu loại sẽ cho phép bắt đầu giao các đơn vị động cơ do UEC Klimov sản xuất đến quốc gia này.

Giấy phép được cấp có nghĩa là động cơ hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của quy định hàng không nhà nước của Hàn Quốc, được xác nhận bằng thư tương ứng của Cục Hàng không Dân dụng.

Động cơ trục chân vịt VK-2500PS-03 là sửa đổi mới nhất của VK-2500 và có thể được sử dụng trên trực thăng Mi và Ka. Các bài kiểm tra chứng nhận động cơ ở Liên bang Nga đã được hoàn thành thành công vào năm 2016. Điểm khác biệt chính về thiết kế của VK-2500PS-03 là sự hiện diện của hệ thống điều khiển kỹ thuật số mới kiểu FADEC (hệ thống điều khiển động cơ điện tử với đầy đủ trách nhiệm) - BARK-6V-7S, cũng do UEC-Klimov JSC phát triển và sản xuất.

Tuổi thọ của động cơ cao hơn hai lần so với các động cơ tiền nhiệm. VK-2500PS-03 mang đến cho máy bay trực thăng những cơ hội mới về cơ bản khi hoạt động ở các vùng cao và vùng có khí hậu nóng. Hiệu suất động cơ được cung cấp trong phạm vi nhiệt độ không khí từ âm 50 ºС đến +60 ºС. Hoạt động ổn định của động cơ VK-2500PS-03 được đảm bảo ở độ cao 6000 mét.

“Động cơ của chúng tôi được các quốc gia khác tin tưởng một cách xứng đáng. Nó hiện đại, công nghệ cao và đáng tin cậy, khả năng của nó cho phép bạn làm việc trong những điều kiện khó khăn. Chứng nhận VK-2500PS-03 sẽ cho phép chúng tôi tăng cường quan hệ đối tác với Hàn Quốc, cũng như bắt đầu giao hàng tới quốc gia này trong tương lai ”, Evgeny Prodanov, giám đốc chương trình VK-2500, TV3-117 - thiết kế trưởng cho biết.

Các chứng chỉ tương tự đã được nhận ở Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Colombia. Việc xác nhận chứng chỉ ở Trung Quốc dẫn đến hợp đồng cung cấp gần 100 động cơ VK-2500PS-03 vào năm 2021-2022. Hiện tại, trung bình mỗi năm có 300 động cơ thuộc dòng VK-2500 được sản xuất, với kế hoạch sản xuất 500 chiếc / năm.


https://www.uecrus.com/rus/presscenter/odk_news/?ELEMENT_ID=3324

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 9 2020, 05:22 AM

Bổ sung chút, xem lại lịch sử động cơ trực thăng Nga mới thấy oái oăm. Khi LX xây nhà máy, họ xây nhà máy sản xuất trực thăng ở Nga, tất cả mọi thứ, chỉ trừ động cơ đặt ở Ukraine, để tạo sự ràng buộc. Các kỹ sư Nga và Ukraine vẫn hợp tác nhau thiết kế động cơ trực thăng, nhưng chỉ có nhà máy ở Ukraine sản xuất. Khi LX tan rã, Ukraine gây khó dễ không cung cấp tài liệu, Nga muốn mua lại nhà máy động cơ trực thăng nhưng Ukraine không chịu.

Nên sau đó, Nga bắt đầu xây xưởng lắp ráp động cơ trực thăng TV3-117 từ các linh kiện của Ukraine.
Năm 2009, khoảng 100 động cơ đã được lắp ráp tại Klimov JSC sử dụng linh kiện của Ukraine, năm 2010 - 198 chiếc, năm 2011 - hơn 260 chiếc.

- Năm 2011, một nhà máy động cơ máy bay mới được thành lập tại St.Petersburg, tên là khu phức hợp thiết kế và sản xuất Petersburg Motors design and production complex Petersburg Motors)

- Năm 2014, giai đoạn đầu tiên của nhà máy mới này được đưa vào vận hành, chính thức việc nội địa hóa hoàn toàn động cơ trực thăng của Nga, cả linh kiện cũng là của Nga.
Trong sự hợp tác toàn diện của việc nội địa hóa động cơ này, còn có sự tham gia của công ty SPC Gas Turbine Engineering "Salyut" , Xí nghiệp Chế tạo Máy Moscow được đặt theo tên của VV Chernyshev (Chernyshev Moscow Machine-Building Enterprise) và công ty PJSC "UEC-UMPO" (PJSC UEC-Ufa Engine-Building Production Association - Hiệp hội Công nghiệp Động cơ Ufa).

Cần lưu ý là dòng động cơ TV3-117, loại Turboshaft thì Nga vừa phát triển, thiết kế vừa sản xuất (đều do hãng Klimov làm hết). Phải là động cơ TV3-117VMA-SBM1, loại Turboprop mới là Nga-Ukraine hợp tác phát triển, thiết kế, nhưng nhà máy ở Ukraine (Motor Sich) sản xuất.


Quá trình phát triển của động cơ VK-2500, hoàn toàn của Nga, đây là 1 bước phát triển vượt trội so với động cơ TV3-117s. Động cơ này dự định lắp đặt trên các máy bay trực thăng hạng trung mới và hiện đại hóa của các công ty Mil và Kamov, cụ thể là trên trực thăng Ka-50, Ka-52 và Mi-17


- Ngay từ những năm 1999-2001, một phiên bản của động cơ VK-2500, đã được phát triển tại Công ty cổ phần Klimov . Năm 2001, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với động cơ trục chân vịt VK-2500 đã được thực hiện.

- Năm 2012, các thử nghiệm của động cơ này đã được hoàn thành

- Năm 2014, Klimov đã lắp ráp 10 động cơ đầu tiên hoàn toàn từ các linh kiện của Nga. Năm 2015 - 30 cái. Năm 2016 - 60 cái. Năm 2017 - 100 cái

Cũng cần lưu ý, giai đoạn đó quan hệ Nga-Ukraine chưa có khủng hoảng, nên Ukraine có thể biết đươc thiết kế của động cơ VK-2500 version đầu tiên này, nhưng đến version hiện đại sau như VK-2500PS-02, VK-2500PS-03 thì Ukraine hoàn toàn không có.

Hiện nay, Ukraine hoàn toàn chỉ dùng lại những gì từ thời LX, có sửa chữa đôi chút, nhưng hoàn toàn không có một cái gì mới như Nga cả. Và việc Nga tìm cách độc lập khỏi Ukraine đã diễn ra từ lâu, chứ không phải khi có khủng hoảng Nga mới làm.



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 9 2020, 11:52 PM

Những người như Gaida, là thuộc loại ăn cắp. Còn Gobarchev, Yacolev (cố vấn của ông này) là thuộc loại ngây thơ. Yacolev thì bị nhồi sọ ở Canada, khi vừa làm ở đại sứ quán Liên Xô, vừa đi học ở đây, được cái bằng đại học Canada mang về. Gorbarchev thì ngây thơ bởi chính sự không hiểu biết thế giới mà ra, chỉ được cái bẻm mép. Elsine thi vừa ngây thơ lại vừa ăn cắp, tài mọn nhưng ý chí chiếm đoạt quyền lực cho cá nhân cao. Với tôi, khi nhìn hành sử của Đinh La Thăng, thì thấy nó cũng giống kiểu Elsine. Theo như ngay báo chí phương Tây (tức là media ủng hộ Elsine) thì thời gian này, nước Nga giống như con tầu chở đầy kim cương, vàng, mà không có tay lái cũng không có người bảo vệ, mặc sức ai ăn trộm được thì ăn.
Điều đặc biệt là trong những số ăn trộm được, có rất nhiều người Nga gốc Do thái (Khodorovsky, Beresovsky là những ví dụ).Làm sao giải thích được điều này mà không bị sa vào chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hay kỳ thị người Do thái. Điều người ta có thể thấy ngay là người gốc Do thái ở Nga có tiềm năng quan hệ với nước ngoài nhiều hơn, do người gốc Do thái sống ở khắp phương Tây, và ở trong những nơi này, họ thường làm việc, kinh doanh trong ngành tài chính. Bản thân văn hóa người Do thái cũng trong những gì trìu tượng, có truyền thống buôn bán.
Đây là những lợi thế mà một người Nga bình thường không có. Một tầng lớp người thứ 2, cũng có lợi thế trong công việc ăn cắp này, đó là các cấp quản lý kinh tế trực tiếp của nhà máy, cơ sở kinh doanh.
Do có lợi thế quan hệ với hai bên, bên ngoài và bên trong ngoài mà họ trở thành trung gian, người rơm để cho các hãng nước ngoài, chủ nước ngoài thâm nhập vào Nga. Do ở trong nước Nga họ có thể mua rẻ, rồi sau đó đá lại cho nước ngoài lấy tiền chênh lệch. Bằng cách đó, chỉ qua một đêm họ thành tỉ phú.
Và tất nhiên dạng tỉ phú như thế sẽ thích để tiền ở phương Tây. Đối với các đại gia ở các nước đang phát triển, để tiền ở phương Tây giúp họ « hạ cánh an toàn » theo họ nghĩ. Nhưng trong thực chất đó là một cách « gửi con tin » kiểu mới.
Một trong những hệ quả có thể coi là tích cực từ việc phong tỏa của phương Tây với Nga, là các đại gia này phải chọn bên. Nếu chọn bên phương Tây, thì chỉ còn cách ngồi đó gặm nhấm đống của cải mình tích góp, ăn cắp được. Nhưng vấn đề này cũng bấp bênh, chứ không dễ dàng. Vì mất môi trường làm ăn là nước Nga, họ chẳng là cái gì cả ở phương Tây (chỉ là một loại trọc phú, và không thể chui sâu vào etablissement của nó được), sẽ bị nó làm thịt, rỉa dần. Còn nếu ở lại Nga, kinh doanh ở Nga, thì phải nghe lời nhà nước Nga, chứ không thể ăn cắp ăn trộm dựa vào phương Tây, như thời Elsine được nữa, vì cái thời lộn nhộn kiểu này đã qua.
Một điển hình của loại « đại gia ăn trôm » này là Berezovsky. Nhân vật gốc Do thái này, cuối triều đại Elsine được coi như nhân vật thứ 2 sau Khodorovsky về anh hưởng, và còn tự tự hào là người vận động đưa Putin lên nắm quyền. Lúc đó Putin vẫn phải giả dạng làm « Việt vương Câu tiễn », nếm mật nằm gai. Nhân vật đại gia này hoàn toàn không có tài năng kinh doanh gì, nên sau khi bị thất sủng, phải chuồn sang Anh thì chỉ mất dần mất mòn. Kết quả có một cái chết bí hiểm, không hiểu là tự sát treo cổ, hay bị ám sát.
Trong thời kỳ Liên Xô cũ, thì cả Nga, UK và Bạch Nga đều là những nước cộng hòa có trình độ phát triển cao nhất. Các nước Baltic (giờ thuộc EU) cũng thuộc dạng này, nhưng họ không được phân công về công nghiệp quốc phòng, mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Phần công nghiệp nặng chủ yếu thuộc về Nga, UK, Bạch Nga.
Ngoài việc phân công lao động trong hệ thống nhà nước, mỗi nước trên đều có một thế mạnh tự nhiên, một vùng công nghiệp (bây giờ người ta thường gọi là eco-system) đặc trưng, chứ nó không phải hoàn toàn do ý chí chính trị. Đó là vùng Donbass ở UK, vùng Tu la , vùng U ran ở Nga. Những vùng này có truyền thống về luyện kim, cơ khí, không kể vùng Leningrad, rồi Mạc tư khoa.
Vì thế việc có nhiều chủng loại vũ khí Liên Xô cũ được sản xuất ở UK cũng không có gì là lạ. Chỉ tiếc là bây giờ mất hết.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 10 2020, 04:38 AM

Bác Phó, cái chỗ bôi đỏ của bác đạt được vì nhà nước Nga ngày nay đủ mạnh. Còn nếu nó yếu sọp như thời Elsin thì chắc là đã bị các bố tài phiệt này phá tan hết rồi đem cúng phương Tây cả. Vì thế nên phương tây và các fan cuồng của họ ở VN ghét Putin lắm đấy laugh1.gif hehe.gif
Nhưng phương Tây họ ghét thì hợp lý, vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, còn fan cuồng VN ghét vì...Putin đã dám động đến thần tượng của họ.
Theo hồi ký của Robert Gates, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Bush con, thì các lãnh đạo Mỹ đã theo đuổi chiến lược chia nước Nga thành nhiều mảnh nhỏ, chỉ đến khi Putin lên thì chuyện này mới chấm dứt, và nhiều chính trị gia Mỹ,nhất là Hillary Clinton đã rất tức giận vì chuyện chiến lược này bị phá chỉ bởi một người, lúc đó vẫn còn vô danh tiểu tốt

Bây giờ biến thể động cơ cho các trực thăng hạng trung (loại phổ biến và dùng nhiều nhất) VK-2500 đã xong từ mấy năm nay. Còn đầu năm nay, biến thế động cơ VK-2500P dùng cho trực thăng ban đêm Mi-28NM cũng đã bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt, động cơ trực thăng TV7-117V cho Mi-38 cũng đã được chứng nhận để bước vào sản xuất hàng loạt,

Coi như chấm dứt hoàn toàn sự lệ thuộc vào Ukraine đối với tất cả các dòng trực thăng hạng trung (nếu có còn thì chỉ là giai đoạn giao thời, khi mà những chiếc thời xưa vẫn còn xài).

Còn động cơ cho dòng trực thăng hạng nhẹ cũng vừa qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, chắc sang năm là cấp chứng chỉ xong. Sau đó còn cái động cơ cho trực thăng hạng năng Mi-26 và động cơ cho thủy phi cơ Be-200 là chấm dứt ảnh hưởng của Ukraine lên Nga. Thực ra thì thủy phi cơ Be-200 cũng k nhất định phụ thuộc Ukraine. Nga đã ký hợp đồng bán 10 chiếc cho Mỹ, theo đó 2 chiếc đầu sẽ dùng cấu hình giống thời Liên Xô, tức là nguyên thủy, với động cơ Ukraine (cái này chắc chắn Ukraine phải bán, vì cho Mỹ mà), còn 8 cái còn lại dùng động cơ SaM146 do Saturn Nga và Safran Pháp hợp tác chế tạo mà đã được dùng cho máy bay Super Sukhoi Jet của Nga. Đây là yêu cầu đã được Mỹ chấp thuận.
Hiện Saturn và Safran cũng đã ký hợp đồng hợp tác nâng cấp động cơ này.

Tuy nhiên, hiện Nga đang phát triển riêng động cơ PD-8 (tái sử dụng bộ tạo khí của động cơ PD-14 mà Nga đã chế tạo ra) dùng cho Super Sukhoi Jet và Be-200 này

Về tàu thủy thì động cơ, bộ truyền động số đã thay hết đồ của Ukraine rồi. Nếu đọc theo báo Tây thì họ bình luận rằng hiệu năng tuabin khí của Nga và Ukraine ngang nhau, còn theo số liệu phía Nga công bố thì hiệu năng của họ hơn hẳn. Thôi mặc kệ vậy, ai thích nói gì thì nói. Quan trọng là xu thế, không phải là hiện tại.

Bác Phó, thực ra thì các nhà máy hay cơ sở sản xuất ở phía Đông Ukraineì cũng là trên đất Nga hết. Vì vùng phía đông Ukraine và Crimea vốn là của Nga từ thời Sa Hoàng mà. Các xưởng đóng tàu, nhà máy, hạ tầng nơi đó nhiều cái còn được xây từ thời Sa Hoàng. Sau này Đảng Cộng Sản LX mới ký quyết định giao quyền quản lý hành chính vùng đó cho Ukraine, thành phía đông Ukraine ngày nay (tức là Kharkov, Donesk, Odessa, Lugansk, etc.) đó, mục đích là để "tăng thành phần tầng lớp công nhân trong xã hội Ukraine", nên mới rắc rối.


Cái kỹ thuật khoan ngang mà tôi nói ở bài trước, trang 17 thì phải, mà Nga làm ra, phá vỡ sự độc quyền công nghệ này của Big 4 Mỹ, đó chính là kỹ thuật được dùng trong dầu đá phiến đấy (dĩ nhiên nó có thể áp dụng nhiều chỗ cần khoan sâu và định hướng linh hoạt, k phải chỉ cho đá phiến). Ngoài việc sử dụng ở Bắc Cực, trong dự án Iceberg mà tôi đã nói, Nga lại vừa vác ra dùng ở mỏ mới là Pikhtovye. Họ đã khoan giếng ngang với nứt vỡ thủy lực nhiều giai đoạn, lên đến 19 giai đoạn lận. Hic.


IL-76MD-90A, IL-96-400M, MS-21 và SSJ-New (SSJ version mới) là 4 dự án máy bay mới của Nga, dùng hầu hết linh kiện và thành phần của Nga, và có hiệu suất vượt trội. IL-76MD-90A đã đi vào sản xuất hàng loạt, hiện đã sản xuất chiếc thứ 3, còn IL-96-400M đang ở giai đoạn cuối sản xuất chiếc đầu tiên. MS-21 đang chuẩn bị thử nghiệm global (sau khi đã thử nghiệm thành công riêng lẻ từng thành phần, ví dụ bay thử nghiệm động cơ PD-14 với máy bay testbed IL-76LL, thử nghiệm vật liệu composite mà Nga tự phát triển trên máy bay MS-21 với động cơ PW1500, etc.), còn SSJ-New thì đang ở giai đoạn chế tạo động cơ PD-8 và PD-10

Có 1 điều thú vị, Nga đã phát triển và hoàn thành việc xây dựng nhà máy với dây chuyền rô bốt hóa hoàn toàn, là công nghệ nội địa, để lắp ráp máy bay cỡ lớn không cần gá lắp, ở khu vực Ulyanovsk, nhà máy Aviastar-SP. khiến cho hiệu suất tăng vọt và chi phí lắp ráp máy bay giảm hẳn. Cụ thể là, so với công nghệ lắp ráp trong kho truyền thống được sử dụng trước đây, dây chuyền sản xuất tự động giúp giảm gần 40% cường độ lao động lắp ráp khung máy bay và giảm thời gian lắp ráp máy bay lần cuối bốn lần

Chiếc máy bay IL-76MD-90A gần nhất mới đã cất cánh bay chính là được lắp ráp ở đây. Những thành phần của chiếc máy bay IL-76MD-90A được gửi đến dây chuyền này để lắp ráp, và Nga đã lắp voi tốc độ hiện nay 9 chiếc/năm. Họ dự định đến 2024 tốc độ sẽ là toc do 12 chiếc/năm, tức 1 chiếc/tháng, sau đó sẽ tăng tiếp đến mức tối đa công suất của dây chuyền này là 18 chiếc/năm.
Máy bay chở khách nội địa hạng nhẹ của Nga Il-114 cũng sẽ được lắp ở đây năm tới.

Trước đây, LX và Nga có tật hơi xấu, là ít coi trọng công nghệ lắp ráp, cứ nghĩ là chế tạo cho xong các thành phần, module của sản phẩm, còn lắp ráp thì đơn giản, cần một vài công cụ hỗ trợ lả đủ. Nhưng không biết là lắp ráp cũng là một công nghệ, vì thế nên Nga bây giờ mới đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ lắp ráp máy bay. Dĩ nhiên phương tây không chịu cho Nga tiếp cận. Công nghệ lắp ráp robot hóa mà tôi nói trên là công nghệ nội địa, nhóm phát triển bao gồm hơn 70 chuyên gia, nhà thiết kế và kỹ sư, và thú vị là hầu hết trong số họ là sinh viên tốt nghiệp của Học viện Hàng không Moscow và các trường đại học hàng đầu khác của Moscow, họ làm việc cho công ty Tư vấn Hàng không Techno CJSC ở Moscow.

Ngày xưa Nhật bản có dự án chế tạo máy bay dân sự tầm ngắn, hạng nhẹ, đặt tên là MRJ (Mitsubishi Regional Jet). Nhật Bản phát triển theo kiểu lắp ráp các thành phần, module có sẵn chứ không hề phải tự phát triển các thành phần như Nga, chỉ việc đem về lắp ráp, điều chỉnh, vậy mà vẫn thất bại, không xong. Lắp ráp máy bay cũng không phải dễ đâu. laugh1.gif


Công nghệ lắp ráp máy bay đúng là không đơn giản.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 9 2020, 04:52 PM)
Những người như Gaida, là thuộc loại ăn cắp. Còn Gobarchev, Yacolev (cố vấn của ông này) là thuộc loại ngây thơ. Yacolev thì bị nhồi sọ ở Canada, khi vừa làm ở đại sứ quán Liên Xô, vừa đi học ở đây, được cái bằng đại học Canada mang về. Gorbarchev thì ngây thơ bởi chính sự không hiểu biết thế giới mà ra, chỉ được cái bẻm mép.  Elsine thi vừa ngây thơ lại vừa ăn cắp, tài mọn nhưng ý chí chiếm đoạt quyền lực cho cá nhân cao. Với tôi, khi nhìn hành sử của Đinh La Thăng, thì thấy nó cũng giống kiểu Elsine. Theo như ngay báo chí phương Tây (tức là media ủng hộ Elsine) thì thời gian này, nước Nga giống như con tầu chở đầy kim cương, vàng, mà không có tay lái cũng không có người bảo vệ, mặc sức ai ăn trộm được thì ăn.
Điều đặc biệt là trong những số ăn trộm được, có rất nhiều người Nga gốc Do thái (Khodorovsky, Beresovsky là những ví dụ).Làm sao giải thích được điều này mà không bị sa vào chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hay kỳ thị người Do thái. Điều người ta có thể thấy ngay là người gốc Do thái ở Nga có tiềm năng quan hệ với nước ngoài nhiều hơn, do người gốc Do thái sống ở khắp phương Tây, và ở trong những nơi này, họ thường làm việc, kinh doanh trong ngành tài chính. Bản thân văn hóa người Do thái cũng trong những gì trìu tượng, có truyền thống buôn bán.
Đây là những lợi thế mà một người Nga bình thường không có. Một tầng lớp người thứ 2, cũng có lợi thế trong công việc ăn cắp này, đó là các cấp quản lý kinh tế trực tiếp của nhà máy, cơ sở kinh doanh.
Do có lợi thế quan hệ với hai bên, bên ngoài và bên trong ngoài mà họ trở thành trung gian, người rơm để cho các hãng nước ngoài, chủ nước ngoài thâm nhập vào Nga. Do ở trong nước Nga họ có thể mua rẻ, rồi sau đó đá lại cho nước ngoài lấy tiền chênh lệch. Bằng cách đó, chỉ qua một đêm họ thành tỉ phú.
Và tất nhiên dạng tỉ phú như thế sẽ thích để tiền ở phương Tây. Đối với các đại gia ở các nước đang phát triển, để tiền ở phương Tây giúp họ « hạ cánh an toàn » theo họ nghĩ. Nhưng trong thực chất đó là một cách « gửi con tin » kiểu mới.
Một trong những hệ quả có thể coi là tích cực từ việc phong tỏa của phương Tây với Nga, là các đại gia này phải chọn bên. Nếu chọn bên phương Tây, thì chỉ còn cách ngồi đó gặm nhấm đống của cải mình tích góp, ăn cắp được. Nhưng vấn đề này cũng bấp bênh, chứ không dễ dàng. Vì mất môi trường làm ăn là nước Nga, họ chẳng là cái gì cả ở phương Tây (chỉ là một loại trọc phú, và không thể chui sâu vào etablissement của nó được), sẽ bị nó làm thịt, rỉa dần. Còn nếu ở lại Nga, kinh doanh ở Nga, thì phải nghe lời nhà nước Nga, chứ không thể ăn cắp ăn trộm dựa vào phương Tây, như thời Elsine được nữa, vì cái thời lộn nhộn kiểu này đã qua.
Một điển hình của loại « đại gia ăn trôm » này là Berezovsky. Nhân vật gốc Do thái này, cuối triều đại Elsine được coi như nhân vật thứ 2 sau Khodorovsky về anh hưởng, và còn tự tự hào là người vận động đưa Putin lên nắm quyền. Lúc đó Putin vẫn phải giả dạng làm « Việt vương Câu tiễn », nếm mật nằm gai. Nhân vật đại gia này hoàn toàn không có tài năng kinh doanh gì, nên sau khi bị thất sủng, phải chuồn sang Anh thì chỉ mất dần mất mòn. Kết quả có một cái chết bí hiểm, không hiểu là tự sát treo cổ, hay bị ám sát.
Trong thời kỳ Liên Xô cũ, thì cả Nga, UK và Bạch Nga đều là những nước cộng hòa có trình độ phát triển cao nhất. Các nước Baltic (giờ thuộc EU) cũng thuộc dạng này, nhưng họ không được phân công về công nghiệp quốc phòng, mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Phần công nghiệp nặng chủ yếu thuộc về Nga, UK, Bạch Nga.
Ngoài việc phân công lao động trong hệ thống nhà nước, mỗi nước trên đều có một thế mạnh tự nhiên, một vùng công nghiệp (bây giờ người ta thường gọi là eco-system) đặc trưng, chứ nó không phải hoàn toàn do ý chí chính trị. Đó là vùng Donbass ở UK, vùng Tu la , vùng U ran ở Nga. Những vùng này có truyền thống về luyện kim, cơ khí, không kể vùng Leningrad, rồi Mạc tư khoa.
Vì thế việc có nhiều chủng loại vũ khí Liên Xô cũ được sản xuất ở UK cũng không có gì là lạ. Chỉ tiếc là bây giờ mất hết.
*


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 10 2020, 04:45 AM

Theo tin các bạn đưa thì mặc dù bị cấm nhưng trên thị trường Ukraine vẫn tràn ngập bánh kẹo, đồ ngọt của Nga
Người tiêu dùng có thể mua đồ ngọt do các công ty bánh kẹo Nga sản xuất ở các đoạn tàu điện ngầm, chợ và các cửa hàng tạp hóa với giá rất phải chăng:
Các loại đồ ngọt phù hợp với mọi sở thích và ví tiền chẳng hạn:
"Golden Souffle" : 450 hryvnia/ kg,
"Bear Footed" : 370 hryvnia/ kg
"Red Poppy" : 295 hryvnia/ kg
"Alenka" :355 hryvnia/ kg
"Capital" : 435 hryvnia/kg
" Con gà trống vàng ": 345 hryvnia/ kg
Nhãn mác ghi rõ nhà sản xuất - PJSC "Red October", Nga, thành phố Moscow và thành phố Ryazan, Nga

Theo lời người bán kẹo ở một trong những cửa hàng gần tàu điện ngầm thì kẹo Nga được người tiêu dùng Ukr ưa chuộng bởi vì chất lượng khác với sôcôla của nhà sản xuất Ukraine.
"Khách hàng thích bao bì của những loại kẹo này - nó đắt tiền và mang tính lễ hội. Chúng tôi cũng cảm nhận được hương vị của sô cô la. Loại kẹo Alenka đặc biệt được yêu thích với chúng tôi - phần nhân sô cô la nằm giữa các lớp bánh quế và bánh Golden Souffle. Cứ hai tuần một lần, toàn bộ các loại kẹo loại này được mang đến bỏ mối cho chúng tôi bán".

Trước câu hỏi của phóng viên rằng thì việc đồ ngọt từ Nga được nhập khẩu như thế nào, liệu việc nhập khẩu chính thức những sản phẩm này có bị nghiêm cấm hay không, người bán hàng tại một trong những cửa hàng trả lời rằng thì là anh ta không coi đây là hành vi vi phạm.
"Tôi đã bán kẹo Nga ở Kiev 3 năm bay rồi. Món nào cũng ngon. Chúng tôi thậm chí còn ship hàng cho khách ở tận nhà ấy. Nếu nhân dân có nhu cầu, tại sao lại không bán chứ?"

Theo Oleksiy Doroshenko, chủ tịch Hiệp Hội Bán Lẻ Ukr xác nhận rằng bánh kẹo Nga chính thức đương thuộc danh mục bị trừng phạt, nhưng thực tế chúng vẫn đang được nhập khẩu vào nước Ukr thông qua con đường tiểu ngạch.

Oleksiy Doroshenko nói:" Bánh kẹo Nga chủ yếu được bán ở các chợ hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ, về mặt pháp luật mà nói thì, tất cả các mã hàng hóa của các sản phẩm bánh kẹo từ Liên bang Nga đều đang bị trừng phạt và cấm nhập khẩu. ...
Chúng được chở bằng xe buýt nhỏ hoặc thường được đựng trong túi nhỏ đóng với khối lượng vài chục kg mỗi chiếc. Ở biên giới, họ nhắm mắt làm ngơ trước những món hàng lậu ngọt ngào để được một phần thưởng nhỏ (ví dụ, mỗi thùng kẹo có làm luật với giá một nghìn hryvnia).
Về lý thuyết, chúng có thể chở nhiều hơn. Nhưng đồ ngọt của Nga, thứ nhất, đắt hơn của chúng tôi. Thứ hai, nó có vị hơi khác (của chúng tôi có nhiều đường hơn). Do đó, chúng không dành cho tất cả mọi người. Theo quy luật, các sản phẩm của các nhà sản xuất nổi tiếng của Nga như "Tháng Mười Đỏ", "Babaevsky" với những cái tên nổi tiếng từ thời "Liên Xô" đều rất quen thuộc với người Ukr và có nhu cầu lớn.



Tôi bổ sung chút: nhiều sản phẩm trên kia, ví dụ Alenka, "Tháng Mười Đỏ", etc. được chế tạo bởi các công ty con của tập đoàn United Confectioners của Nga. Dù rup mất giá so với USD, nhưng nếu tính doanh thu theo USD thì tập đoàn này vẫn đứng thứ 17 thế giới năm 2019.
Sản phẩm hãng này, và cũng như dầu hướng dương của Nga, etc. cũng được bán ở VN đấy (Nga là nước xuất khẩu hướng dương số 1 thế giới, nếu tôi nhớ không nhầm)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 10 2020, 09:13 PM

Tạp chí chuyên ngành Aviation Week & Space Technology của Mỹ đã công bố danh sách những thành tựu hàng không quan trọng nhất của năm 2020, trong đó có chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160M của Nga với động cơ NK-32-02 (HK-32-02) mới nhất.
Trong bảng xếp hạng của ấn phẩm còn có chuyến bay kéo dài 30 phút của một chiếc máy bay điện do MaxniX và AeroTec tạo ra, chứng nhận ở châu Âu dành cho chiếc máy bay điện đầu tiên Velis Electro của Pipistrel, sự ra đời của khái niệm máy bay không phát thải, việc sử dụng động cơ máy bay lớn nhất GE9X của General Electric, v.v.

Nói qua một chút, các động cơ khác của Nga như PD-14, PD-8, etc. thực ra vẫn chịu ảnh hưởng từ core của General Electricity và Safran. Cũng không chỉ Nga, rất nhiều động cơ phương tây đều xuất phát từ cái core này, tôi không còn nhớ tên nữa, có thể là core CFM-56 do GE và Safran hợp tác làm, hoặc CF6-50 do GE làm với sự trợ giúp của Safran. Đại khái tôi nhớ lúc đó Pratt & Whitney thống trị thị trường nên GE với Safran mới hợp tác làm con CFM-56 này. Nga cũng như các nước phương tây khác, sau khi nắm được bí quyết công nghệ với cái core này, thì từ đó phát triển tiếp ra các động cơ của mình, với Nga thì đó là PD-14, PD-8, etc.

Trái lại, dòng động cơ NK-32 và version mới hiện đại hoá sâu NK-32-02, tên đầy đủ là Kuznetsov NK-32-02 mà được bọn Mỹ xếp là thành tựu đó, thì lại là cái core hoàn toàn khác, do Nga phát triển. Nga dự định dùng nó làm nền tảng cho nhiều cái khác.

Hiện tại, Nga có 3 dòng động cơ có core hoàn toàn của riêng mình, đó là họ động cơ NK-32, Izdeliye 30 (hay Product 30), PD-35, nghĩa là những động cơ này có quạt (fan) riêng, phần "nóng" (hot part) riêng, một hệ thống điều khiển (control system) riêng, làm hoàn toàn mới từ đầu, không phải là một sự nâng cấp.
NK-32 thì đã xong. Izdeliye 30 được gọi là động cơ giai đoạn 2 của máy bay SU-57 (hiện SU-57 đang dùng là động cơ giai đoạn 1 AL-41F1). Su-57 đã bay với động cơ Izdeliye 30 lần đầu tiên là ngày 5/12/2017. Cho đến nay chiếc SU-57 đã bay với động cơ Izdeliye 30 này 16 lần rồi.
Dự kiến năm 2022 sẽ hoàn thành xong hết các thử nghiệm và SU-57 sẽ lắp động cơ này trong khoảng 2023-2025

Còn PD-35 thì vẫn còn đang trong quá trình phát triển, mới thử nghiệm xong cái fan composite thôi. Tuy mang tên PD nhưng chẳng liên quan gì đến các PD khác cả

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 10 2020, 09:40 PM

Đúng là mỗi nền văn hóa đều có đặc trưng của nó, và ngay khi đi vòng vèo đến đâu, nó van quay trở lại. Việc Thổ sử dụng quân thánh chiến đánh thuê để quậy, cũng là một đặc điểm của văn hóa hồi giáo, cụ thể là truyền thống đế quốc Ốt tô man (Otoman), mà nước Thổ ngày này là người kế tục. Giống như Nga kế tục Liên Xô.
Thời đế quốc Thổ, lực lượng quân đội thiện chiến nhất của đế quốc này, được gọi là sờ pa hi (Spahi), nhưng lính của nó lại không phải là người gốc Thổ, mà thường là trẻ con của các nước theo đạo Thiên chúa, bị chính quyền bắt từ bé, cải đạo, cho luyện tập mà thành. Họ thường là người vùng Ban căng : Bun ga ri, An ba ni, Nam tư, ..Vì thế có chuyện lạ là lực lượng quân sự của đế quốc này, nhân sự của nó thường có status là nô lệ.
Nước Ai cập, thời còn là một bộ phận của đế quốc Thổ, lực lượng nắm quyền ở đây được gọi là Ma mơ lúc (Mamelouk, viết theo tiếng pháp), và họ có gốc là người ..An ba ni. Hiển nhiên trong trường hợp này thì nô lệ oai hơn rất nhiều người thường, chứ không có số phận tội nghiệp như nô lệ da đen Mỹ.
Có một quyển truyện, mặc dù chỉ là tiểu thuyết, nói về đế quốc Thổ rất hay, được dịch ra tiếng việt từ thời bao cấp. Tiểu thuyết « ngôi sao thành Ê ghe », nói về một câu chuyện lịch sử khi đế quốc Thổ xâm lược ở Trung Âu (trong truyện là ở Hung ga ri). Thành Ê ghe là một thành phố giờ vẫn còn ở phía baawvd thủ đô Bu đa pét của Hung (nếu tôi nhớ không nhầm).
Hiện nay nếu Thổ dùng các lực lượng thánh chiến Ả rập này, thì về lô gics cũng không khác gì đế quốc Thổ sử dụng nô lệ để thánh chiến ngày xưa.
Anh đã ký được hiệp định Free Trade với Sing, mặc dù thỏa thuận Brexit với EU chưa xong. Cuối cùng hóa ra không phải VN là nước đầu tiên ở ĐNA ký hiệp định kiểu này với Anh, trong khi 1, 2 tháng trước bộ trưởng ngoại giao Anh đã sang VN. Trong khối CPP hiện tại giờ đã có 2 nước có hiệp định thương mại tự do với Anh, đó là Nhật và Sing, nên khả năng Anh có thể nhập CPP là lớn.
Thỏa thuận với Sing, có lẽ cũng có nghĩa là hệ thống tài chính đen sẽ chuyển về Sing, thay vì ở Hồng công, trong bối cảnh Hồng công bị sức ép của phương Tây. Mặc dù vậy đồng đô la Hồng công vẫn được coi là đồng tiền quốc tế có thể tự do chuyển đổi. Việc này sẽ tạo thêm lực cản để VN có thể biến thành phố HCM thành trung tâm tài chính khu vực.
RCEP ký chưa ráo mực, thì đã có xung đột thương mại của TQ áp lên Úc. Đáng tiếc là nó xẩy ra lúc RCEP chưa có hiệu lực, nên không rõ trong trường hợp có khung RCEP, thì mọi chuyện sẽ ra sao. Một điều nữa đó là không biết phần hàng Úc bị ép thuế chiếm tỉ trọng ra sao trong quan hệ thương mị TQ-Úc.
Một trong những hi vọng đặt vào RCEP, đó là với các dạng hiệp định khung như vậy, những hành sử chèn ép, lấn chiếm sẽ thiếu sức thu hút hơn, do sự ràng buộc và quyền lợi của các bên. Với TQ đó là cánh cửa mở ra cho họ để TQ có thể vươn lên hòa bình, có lợi cho TQ và cũng không làm hại (cũng như mang lợi) tới cho các nước khác trong quan hệ với nước này. Nó là cơ hội để TQ có thể phát triển trong hòa bình, thành một dạng cường quốc mới tiến bộ hơn các dạng cường quốc kiểu cũ và mới có từ thế kỷ XVIII, từ khi phương Tây đi xâm lược thuộc địa tới nay.
Hội họp của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN (do VN chủ trì) cũng đi theo đường hướng như vậy. Biển đông là ao nhà của ASEAN, cũng là nơi « open space » cho các nước qua lại thông thương, như vậy hiện nay, xu hướng ở ĐNA do VN chủ trì, đề xướng là tụ điểm quan hệ, chứ không phải là đất đe TQ thi thố bá quyền với các nước khác ngoài khu vực (trong đó chủ yếu là Mỹ), để rồi nhân đó chiếm chúng thành ao nhà.
Không rõ TQ, tinh hoa của TQ có nắm bắt điều này không, hay vẫn muốn bắt chiếc tư duy của phương Tây khi xâm lược thế giới vào thế kỷ XIX, XX. Tâm lý kiểu vườn rau ao cá, đi đến đâu cũng phải ỉa một bãi đánh dấu, trong khi lô gics kiểu này đã quá cổ lỗ, lạc hậu.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 11 2020, 07:41 AM

Nga đang có lợi, sau khi Mỹ đưa 1 loạt công ty trọng yếu của TQ, trong đó có công ty SMIC sản xuất chip và công ty chủ sở hữu dàn khoan Hải Dương và 3 công ty khác vào danh sách đen, đến lượt John Ratcliffe, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ nói trên Wall Stree Journal rằng TQ nguy hiểm nhất đối với Mỹ, và cách hành động là 3R (Rob, Replicate, Replace), thì hôm nay Mỹ làm tiếp vài việc

Đầu tiên là phân hóa nội bộ Hồng Kong với TQ
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật mở cửa đón cư dân Hong Kong

Ngày 7/12, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu và nhất trí ban hành cái gọi là Quy chế Bảo vệ Tạm thời trong 5 năm cho cư dân Hồng Kông, có nghĩa là người đến từ đặc khu hành chính Hong Kong sẽ có quyền làm việc tại Mỹ và sẽ không bị trục xuất. Động thái được dự đoán sẽ chọc giận Trung Quốc.

Dù vẫn cần được Thượng viện thông qua, nhưng sáng kiến này đều được lưỡng đảng ủng hộ.

Nếu Thượng viện chấp thuận, Hong Kong sẽ là nơi giàu có duy nhất được hưởng Quy chế Bảo vệ Tạm thời, vốn đã được Quốc hội hoặc Nhà Trắng ban hành để bảo vệ hàng trăm ngàn người rời bỏ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Somalia, Syria và Yemen.


Tiếp theo là

Bộ Tài chính Mỹ ngày 7/12 công bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 14 Đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc liên quan đến vấn đề Hong Kong, gồm đóng băng tài sản và trừng phạt tài chính.


Cuối cùng là
Phát biểu trên kênh truyền hình Fox News, Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe nhận định, Nga không phải là đối thủ mạnh của Mỹ nhất của Mỹ.

Lý do vì Nga không thể cạnh tranh với nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ như Trung Quốc. Dựa vào GDP danh nghĩa, ông nói Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, trong khi Nga không nằm trong top 10, nhiều nước khác GDP còn lớn hơn Nga
Và dù nói Nga nguy hiểm nhưng họ vẫn không thể cạnh tranh với chúng ta, như Trung Quốc đang là

Theo ông Ratcliffe, Bắc Kinh là mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, quân sự và công nghệ, lưu ý rằng Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch "rất cụ thể" để đạt được các mục tiêu của mình.



Cái cuối cùng này là có lợi cho Nga nhất, các biện pháp này là trói tay chính quyền Biden, hạn chế họ thân trở lại với TQ. Nếu Mỹ thực sự nhìn nhận TQ là nguy hiểm nhất, thì Nga sẽ dễ thở hơn về lâu dài

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 11 2020, 05:48 PM

EU tháo gỡ bế tắc ngân sách, đặt mục tiêu mới về khí hậu

Trước sức ép của đa số các nước thành viên và thông qua trung gian hòa giải của Đức, hai nước Ba Lan và Hungary đã đồng ý từ bỏ việc phủ quyết ngân sách 2021-2027 của khối cũng như gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu đạt được thảo thuận tháo gỡ các bế tắc liên quan đến ngân sách 2021-2027 và gói phục hồi 750 tỷ euro, sau khi hai nước Hungary và Ba Lan đồng ý thỏa hiệp tại Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra tại Brussels, Bỉ.

Thỏa thuận đạt được trong tối ngày 10/12, sau khi nguyên thủ 27 nước châu Âu có buổi ăn tối và làm việc trong ngày họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2020. Trước sức ép của đa số các nước thành viên và thông qua trung gian hòa giải của Đức, hai nước Ba Lan và Hungary đã đồng ý từ bỏ việc phủ quyết ngân sách 2021-2027 của khối cũng như gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro. Trước đó, Ba Lan và Hungary đã tuyên bố phủ quyết các gói tài chính này để phản đối cơ chế gắn việc phân bổ các nguồn tài chính gắn với điều kiện tuân thủ nguyên tắc của nhà nước pháp quyền

Theo thỏa thuận đạt được giữa Ba Lan, Hungary với các thành viên khác, Liên minh châu Âu sẽ thay thế cơ chế gắn điều kiện bắt buộc về nhà nước pháp quyền bằng một tuyên bố chung, trong đó nêu rõ việc gắn các nguyên tắc nhà nước pháp quyền với việc phân bổ tài chính sẽ được thực hiện một cách khách quan và chỉ với mục đích đảm bảo các nguồn tiền từ châu Âu được sử dụng một cách đúng đắn chứ không phải để trừng phạt các nước.

Việc thay “cơ chế” bằng một “tuyên bố” được xem là giảm nhẹ bớt áp lực lên Ba Lan và Hungary, tạo điều kiện cho hai nước này xuống thang và chấp nhận các điều kiện do châu Âu đặt ra. Về phía Ba Lan và Hungary, giới quan sát cho rằng, hai nước này sẽ tìm cách trì hoãn các quyết định của EU liên quan đến việc áp dụng tuyên bố trên thông qua việc kiện lên Tòa án châu Âu nếu rơi vào tình huống bất lợi.

Trước mắt, giải pháp thỏa hiệp này giúp EU phá được thế bế tắc và kịp thời phân bổ các nguồn tài chính trị giá tổng cộng trên 1,8 nghìn tỷ euro cho các nước thành viên ngay từ đầu năm 2021, trong bối cảnh kinh tế nhiều nước đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì đại dịch Covid-19.

Ngay sau khi đạt được thỏa thuận về ngân sách, trong sáng 10/12, lãnh đạo các nước EU cũng đã thông qua một quyết định quan trọng khác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi nâng mục tiêu cắt giảm phát thải CO2 tại châu lục này vào năm 2030 lên 55% so với mức của năm 1990. Mục tiêu trước đó được EU đưa ra là 40%. Dự kiến, trong phiên họp cuối vào chiều 11/12, EU sẽ đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến quan hệ giữa khối này với Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác ở Balkan./

https://vov.vn/the-gioi/eu-thao-go-be-tac-ngan-sach-dat-muc-tieu-moi-ve-khi-hau-823543.vov.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 11 2020, 08:07 PM

Từ sau khi Liên Xô tan rã, thì Nga không phải là đối thủ của Mỹ. Ngay cả khi Putin mới lên nắm quyền vào năm 2004, Putin cũng muốn gắn kết với phương Tây hơn, còn có ý định tham dự vào NATO. Nhưng hướng đi ấy của Nga bị phương Tây từ chối, vì khi ông đã yếu, thì sẽ bị nó ép thêm. Đây chính là nghịch lý mà tôi vẫn nói, khi trời lụt thì giá rau muống sẽ lên (chứ không phải vì thương tình mà giá nó sẽ giảm, hay do không có hàng). Chính vì thế mà có sự « vùng lên » của Nga, nhưng sự vùng lên này là để bảo vệ những gì còn lại của Liên Xô để lại, chứ không phải là thay đổi đại cục.
Trong thời gian từ năm 2004 đến nay, thực ra nó cũng có hai thời kỳ, thời kỳ Putin làm tổng thống và có một nhiệm kỳ 4 năm, Medvedev làm tổng thống. Thời Medvedev, Nga cũng nhượng bộ phương Tây hơn, ví dụ không phản ứng gì khi Anh-Pháp đánh Lybia, dẫn đến tình trạng nước này rối loạn như hiện tại. Nhưng cũng không cải thiện được quan hệ hai bên. Ngược lại trên biên giới EU-Nga, tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ đều có vấn đề , từ UK, Georgia, Armenia, rồi Bạch Nga.
Phương Tây nó rất khôn, lời nói của nó rất mềm mỏng, nhưng đánh nó vẫn đánh, tùy theo tương quan lực lượng là chính. Quy trình xâm nhập thế giới Liên Xô cũ này thường được tiến hành theo hai bước. Bước một là nước đó vào NATO, bước hai là trở thành thành viên EU.
Cách chống lại của Nga, là tạo dựng các mâu thuẫn nội địa trong những nước này, khiến chúng bị rơi vào tình trạng chiến tranh. Từ đó ngăn cản các nước này nhập NATO, do theo hiến chương của NATO, thì nó không chấp nhận các nước đang có chiến tranh tham dự hiệp ước. Cách này có hiệu quả với UK, Georgia, Mondavia. Khiến cho NATO bị chặn lại.
Mặc dù vậy, các nước này vẫn chịu ảnh hưởng kinh tế của EU. Cũng chính vì thế mà Nga lập ra khối kinh tế Á-Âu để làm đối trọng, nhưng so với EU thì rõ ràng là ở thế yếu hơn. Điển hình là Armenia, một nước có thể coi là được Nga « o bế » nhất, ở đây vẫn xẩy ra việc nhân danh chống tham nhũng, mà nhà nước này tiến gần phương Tây hơn. Gần đây nhất (cách mấy tuần), một chính phủ thân EU cũng nắm quyền ở Mondavia.
Để tăng sức đề kháng, có quân bài đặt quan hệ với phương Tây và cầm chịch thế giới dầu mỏ Ả rập, mà Nga đã chơi con bài Syria, nhưng đến nay con bài này cũng không hoàn toàn hiệu quả, mà Nga lại phải đối đầu với ông Thổ, trong khi phương Tây lùi ra sau, và hai bên(phương Tây và Nga) vẫn không đạt được thỏa thuận chung sống. Tương tự như vậy, sức hút của Nga với Ả rập Sa u đít vẫn không đủ lớn để hai bên hợp tác liên minh với nhau từ đó có thể khống chế được OPEC.
Nga đã ngăn chặn được sự thâm nhập làm mình tan rã của phương Tây (ở đây bao gồm cả EU và Mỹ), nhưng đổi lại là sự phụ thuộc lớn hơn với TQ.
Như vậy Nga là một đối tác rất quan trọng với VN, nhưng không phải là một siêu cường có thể thay đổi được thế giới, dù vẫn có cương vị siêu cường.
Hiện tại cả Nga và EU đều có cơ chế tương đồng để chơi với nhau, nhưng quan hệ VN-Nga về kinh tế không bứt lên được.Ngược lại quan hệ kinh tế VN-EU lại phát triển.
Về mặt quân sự, VN không thể trông cậy vào EU, và ngay cả khi trông cậy được (ví dụ có hợp tác quân sự, thì đây cũng là những đối tác lá mặt lá trái về bản chất). Nếu Nga « an toàn » hơn về mặt này, thì mối quan hệ bền chặt với TQ cũng có những mặt trái của nó, phải quan ngại.
Chính vì thế trong thế giới này phải tự đứng, coi trọng tự sản xuất chế tạo. Đây là cái cửa duy nhất đi lên của VN.
Trở lại với Nga, hiện tại Nga vẫn chưa có được cách chơi hợp lý với phương Tây, mà muốn có quan hệ bình thường thì EU và Mỹ phải dỡ bỏ cấm vận, hoặc hạn chế nó ở mức độ chấp nhận được. Ví dụ, từ năm 1989, TQ bị cấm vận vũ khí từ phương Tây, nhưng điều này không ảnh hưởng tới các mối quan hệ khác. Và sự cấm vận này lại có lợi cho TQ về lâu dài hơn.
Hôm nay, theo báo chính phủ VN, thì VN đã ký được với Anh thỏa thuận hoàn thành đàm phán hiệp định FTA Anh-VN. Như vậy sau Sing, VN sẽ là nước thứ 3 trên thế giới ký hiệp định này với Anh hậu Brexit, sau khi quốc hội hai bên đồng ý.
Trong bối cảnh Anh muốn trở lại châu Á (nhưng không thể làm chiến tranh thuốc phiện 1840 như ngày xưa), khi Brexit chưa hoàn toàn ngã ngũ, thì đây là điểm tốt mà VN mang lại cho Anh, đánh dấu cho một nước Anh mới « Global Britania »
Anh hiện tại không còn là một siêu cường, nhưng như tôi đã nói, các cường quốc hạng trung vẫn có tác động vào thế giới hiện tại, thì Anh vẫn là một nước quan trọng giống như Nhật bản.
Hi vọng quan hệ Anh-VN tốt hơn nữa, thì càng có thêm cơ hội cho người VN sang Anh sinh sống học tập, công nghiệp VN có thể sử dụng công nghệ Anh, trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt về tài chính và quốc phòng, y tế.
Nó cũng thúc đẩy Hồng công đầu tư thêm vào VN, và tất nhiên là quan hệ thương mại giữa hai bên.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 12 2020, 03:39 AM

Phương tây thông qua đại hội đồng LHQ, đưa ra nghị quyết đại khái lên án Nga vụ Ukraine và Crimea, đòi Nga rút khỏi 2 vùng này.
Cụ thể là dự thảo nghị quyết do 39 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Ukraine, Italy, Thụy Điển, các nước Baltic, Hungary, Bulgaria và các quốc gia khác, soạn thảo.

Ngày 9/12, Hãng tin Ukrinform (Ukraine) cho biết, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết “Vấn đề quân sự hóa Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol (của Ukraine), cũng như một phần của Biển Đen và Biển Azov”.

Hơn 60 nước ủng hộ, hơn 60 nước bỏ phiếu trắng, và 17 nước phản đối.

Đáng chú ý trong 17 nước phản đối có Trung Quốc, Lào, Campuchia và Myanmar.

Trung Quốc bình thường hay bỏ phiếu trắng những chuyện này, nhưng kể từ khi Trump lên thì đã bỏ phiếu ủng hộ Nga. Lào ủng hộ Nga cũng không lạ, 2 nước quan hệ thân thiết, Nga còn in tiền cho Lào (vì Lào không có khả năng in), và hộ chiếu sinh trắc học công nghệ cao của Lào cũng do Nga làm toàn bộ, từ đầu đọc đến con chip đều do Nga thiết kế và gia công. Myanmar cũng không lạ, vì họ đang xích dần vào Nga và Trung Quốc. Chỉ có Campuchia thì tôi chưa hiểu lý do gì?

Việt Nam không rõ nằm trong những nước bỏ phiếu trắng hay phiếu ủng hộ?

So với cái thời năm 2014 thì số lượng nước bỏ phiếu trắng đã nhiều hơn, nếu tôi nhớ không nhầm

Phía Nga cũng nhắc rằng, việc Mỹ công nhận chủ quyền khu vực Tây Sahara thuộc Maroc là vi phạm luật pháp quốc tế, hình như Tây Ban Nha hình như cũng phản đối việc Mỹ công nhận chủ quyền của Maroc với khu vực này (vì hình như đây là thuộc địa cũ của họ)

Morocco và Mặt trận Polisario đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Tây Sahara, vốn là thuộc địa cũ của Tây Ban Nha ở Bắc Phi với dân số hơn nửa triệu người và diện tích 226.000km2. Gần đây, Mặt trận Polisario - vốn chiếm 1/3 dân số và kiểm soát 20% diện tích - đã khởi động lại tranh chấp, buộc Liên Hiệp Quốc phải triển khai Phái bộ gìn giữ hòa bình MINURSO để giám sát ngừng bắn và tổ chức trưng cầu ý dân về vùng lãnh thổ này.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 14 2020, 06:14 PM

Đúng là trên báo không nói tới những nước nào bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này. Nhưng khả năng VN bỏ phiếu trắng (tức là không tham dự cuộc bầu) khá lớn. Trong thực tế, VN không thể bỏ phiếu chống được, vì như thế thì không thể phản đối TQ ở biển Đông, vì từ năm 1974, TQ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN. Như vậy chỉ còn cách bỏ phiếu trắng do VN có quan hệ mật thiết với Nga.
Trong thực tế cũng có nhiều nước gần Nga cũng không bỏ phiếu chống ví dụ Kazastan, Uzebekistan, trong các nước thuộc Liên Xô cũ chỉ có Bạch Nga và Armenia bỏ phiếu chống.
TQ bỏ phiếu chống vì hai nước hiện tại liên minh với nhau. Cam pu chia vì theo chân TQ , và cũng có thể nước này muốn thay đổi biên giới với láng giềng. Lào thì do quan hệ chủ yếu với TQ, Nga. Còn các nước như Cuba, Venezuela thì dễ hiểu, vì họ bị phương Tây phong tỏa, tấn công.
Đọc báo VN, thấy giới văn nghệ sĩ Sài gòn khóc sướt mướt nghệ sĩ Chí Tài gì đó, mà hoàn toàn không biết ông này là ai. Lại còn thấy tin văn nghệ sĩ bức xúc đi bao vây một cơ sở tập thể dục (gym), vì người ta nói xúc phạm « cố nghệ sĩ », rồi cảnh người tiễn thì đông (VN), người đón thì ít (Mỹ, không có ai) thấy thật cảm cảnh.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 14 2020, 06:49 PM


Ông Chí Tài này hay diễn ở Thuý Nga Paris đó bác

Như vậy sau khi phóng thử liên tiếp 4 quả tên lửa Bulava từ tàu ngầm, Nga vừa test thử thành công tên lửa Angara A5/Briz-M hạng nặng (heavy class) tại sân mới Plesetsk Cosmodrome.
Con tên lửa này dùng động cơ RD-191 phải không các bác?
Đây là lần phóng thứ 2 của tên lửa hạng nặng Angara A5/Briz-M. Lần đầu là 23/12/2014. Trước đó, ngày 9 July 2014, Nga đã phóng thử thành công Angara 1.2PP, tên lửa hạng nhẹ


Ngày 14/12, Nga đã lần thứ 2 thực hiện vụ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Angara mới - phiên bản đầu tiên được phát triển sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết - gần 6 năm sau lần phóng đầu tiên.

Theo AFP, ngày 14/12, Nga đã lần thứ 2 thực hiện vụ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Angara mới - phiên bản đầu tiên được phát triển sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết - gần 6 năm sau lần phóng đầu tiên.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) thông báo tên lửa đẩy thế hệ mới Angara-A5 đã được phóng thành công với một trọng tải giả từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở miền Bắc nước Nga vào lúc 5 giờ 50 phút GMT (tức 12 giờ 50 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Theo thông báo của Roscosmos, sau 12 phút 28 giây kể từ khi phóng, "khối quỹ đạo bao gồm tầng trên Breeze-M và mô hình hàng hóa của tàu vũ trụ đã tách từ tầng thứ 3 của tên lửa đẩy."

Người đứng đầu Roscosmos Dmitry Rogozin đã hoan nghênh thông tin này trên mạng xã hội Twitter khi đăng tải một bức hình của tên lửa đẩy kèm dòng chữ "Nó đã bay."

Tên lửa Angara, được đặt theo tên một dòng sông ở Siberia chảy từ hồ Baikal, được thiết kế để thay thế các tên lửa đẩy Proton có từ những năm 1960./.


https://www.nasaspaceflight.com/2020/12/russia-resumes-angara-test-third/
http://www.russianspaceweb.com/angara5-flight2.html

--------------------------------------------------

Nga quyết định trì hoãn thử nghiệm máy bay vận tải hạng nhẹ IL-112V vài tháng để tập trung hoàn thiện nốt máy bay chở khách hạng nhẹ, dùng cho khu vực IL-114-300. Trong 4 dự án máy bay lớn của Nga mà tôi đã nói (IL-76MD-90A, IL-96-400M, MS-21 và SSJ-New), tôi không đưa 2 dự án này vào vì tầm quan trọng ít hơn, và cũng tương đối dễ hơn.

Video về Il-76MD-90A rất đẹp và chi tiết. Đoàn làm phim "Nghiễm quân" được phép lên chiếc máy bay Il-76MD-90A khi nó còn đang bay thử nghiệm, được quyền kiểm tra chi tiết chiếc máy bay này. Hạ cánh từ độ cao lớn, bay ở độ cao cực thấp và thủ thuật khó nhất - hạ cánh một phương tiện hạng nặng như Il-76MD-90A xuống một sân bay không được chuẩn bị trước - tất cả những điều này nằm trong vấn đề “Nghiệm thu quân sự”. Video mang tên “Máy bay IL-76 mới. Ilyusha là một anh hùng. " Đây là cái video đó. Chưa bao giờ họ nói về chiếc máy bay Il mới trên truyền hình một cách chi tiết như vậy.

Новый Ил-76. Ильюша-богатырь
https://www.youtube.com/watch?v=ROTgyfxOaSE
hoặc
https://tvzvezda.ru/schedule/programs/201412231323-1cpc.htm/20201171918-YTefK.html/

Tôi cũng đang muốn chờ xem con IL-96-400M, trông hình dáng nó đang ở xường lắp ráp thì rất đẹp và hoành tráng. Nó chở đuợc 436 hành khách và đường bay là 10000km, động cơ là Aviadvigatel PS-90A1

Il-76MD-90A mới chỉ có bề ngoài vẫn giống với thế hệ trước, nhưng bên trong hoàn toàn khác với nó: động cơ mới, hệ thống phòng thủ trên khoang mới, tổ hợp dẫn đường mới, và cả buồng lái - nó đã được thay thế và hiện đại hóa hoàn toàn, như sau:

- Il-76MD-90A cho phép giải quyết hầu hết các nhiệm vụ của hàng không vận tải quân sự ở trình độ kỹ thuật mới về chất lượng. Máy bay được sản xuất hoàn toàn từ các linh kiện của Nga, tránh phụ thuộc nguồn cung cấp từ nước ngoài nhằm tăng tính độc lập.

- Như đã nói, được trang bị động cơ Aviadvigatel PS-90A-76 với lực đẩy 14,5 tấn thay cho động cơ cũ rích thời Liên Xô D-30KP2
Đông cơ mới PS-90A-76 này cũng hiệu quả nhiên liệu hơn và yên tĩnh hơn, đáp ứng các yêu cầu về tiếng ồn của Chương 4 của Phụ lục 16 ICAO, cũng như các tiêu chuẩn khí thải hiệu quả. Điều này cùng với khả năng điều hướng bay của RNP-1 đã cho phép mở rộng khu vực hoạt động của IL-76MD-90A, ở cả các hãng hàng không trong nước và quốc tế.

- IL-76MD-90A đã tăng khả năng chuyên chở lên 60 tấn và phạm vi vận chuyển quân và hàng hóa lên 5000 km. Tức là khả năng chuyên chở tăng 25% (60 tấn và 48 tấn), phạm vi hoạt động của máy bay cũng tăng 18% và mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 12 - 15%

- Khoang của tổ bay và trang thiết bị trên không đã được hiện đại hóa hoàn toàn. Thiết bị định vị và điều khiển chuyến bay cập nhật được sử dụng trên máy bay. Sáu màn hình kỹ thuật số đa chức năng được bố trí trên bảng điều khiển, hiển thị tất cả các thông tin cần thiết để điều khiển máy bay. Trạm điều hướng bay được trang bị màn hình hiển thị đa chức năng (multi-function display) cung cấp thông tin hàng không. Do đó, một khái niệm được gọi là “buồng lái kính” (glass cockpit) được thực hiện trên máy bay, giúp giảm khối lượng công việc của phi hành đoàn và tăng mức độ an toàn bay. Các đồng hồ đo quay số được thay thế bằng màn hình LCD

- Cánh mới, thiết bị hạ cánh được gia cố, hệ thống điện tử hàng không và sàn đáp được cải tạo.
Cánh và càng đáp được gia cố giúp tăng khả năng chuyên chở và hiệu quả khai thác của máy bay. Trong lần sửa đổi trước đó của Il-76, các tấm cánh được làm từ hai phần trong khi bộ phận này của Il-76MD-90A cấu tạo chỉ gồm một mảnh chiều dài 25 mét. Điều đó làm giảm trọng lượng của cánh và tăng sức nâng, cũng như đơn giản hóa công nghệ chế tạo

- Khung gầm Il-76MD-90A mới được thiết kế với độ an toàn cao và mang lại trọng lượng cất cánh 210 tấn, bao gồm 60 tấn hàng hóa. Máy bay vận tải của Nga có thể hoạt động trên các đường băng bê tông và không trải nhựa, bao gồm cả những sân bay dã chiến. Bên cạnh đó nhờ thiết kế đặc biệt, máy bay có thể hoạt động ở nhiệt độ cực thấp hoặc cực cao.


--------------
Ukraine quyết định nhờ Israel nâng cấp Mig-29 và Su-27 của mình để kéo dài hoạt động. Hừm, cái này dù muốn nói thế nào thì cũng là 1 sự thụt lùi nặng của Ukraine. Thế sau khi hết thời hạn hoạt động thì chắc mua máy bay phương tây hoặc Trung Quốc để thay thế, dĩ nhiên, vì sao mua máy bay Nga được.
----------

Thổ bảo ủng hộ Ukraine đòi lại Crimea, nhưng thêm rằng, Crimea nên thuộc về Thổ, vì nó vốn là của đế quốc Ottoman và bị Nga hoàng chiếm một cách bất hợp pháp

Hợp đồng cung cấp vũ khí giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải một số vướng mắc.

Công ty quốc doanh Ukrspetsexport đã đệ đơn kiện nhà máy Kuznitsa na Rybalsky ở Kiev, yêu cầu bồi thường thiệt hại với số tiền 38,7 triệu Hryvnia (1,38 triệu USD). Chủ đề của cuộc tranh chấp là súng máy KUM cỡ 7,62 mm bị lỗi khi xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2018, Ukrspetsexport trở thành trung gian giữa Kuznya và công ty Thổ Nhĩ Kỳ K.V.A.T. để bán lô súng máy hạng nhẹ mới nhất và phụ kiện cho chúng. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm của KUM (tên viết tắt của súng máy Ukraine hiện đại hóa) cho thấy loại vũ khí này không đủ chất lượng, và do đó phía Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt hợp đồng.

Nhà máy đã đổ lỗi cho Ukrspetsexport vì đã làm gián đoạn nguồn cung cấp. Theo thỏa thuận, Kiev có nghĩa vụ tự chế tạo súng máy và nhà xuất khẩu vũ khí phải tìm nòng cho chúng. Kết quả là thay vì 2.800 chiếc theo yêu cầu, chỉ 1.173 chiếc đã được giao - do NPO Techimpex sản xuất - và 90% trong số đó bị lỗi, nhà báo Diana Mihailova viết.

Spetsexport đưa ra lời cáo buộc rằng một số súng máy chuẩn bị để bán (thậm chí không có nòng) là đồ cũ, có màu sắc khác nhau, có vết xước và hư hỏng. Được biết KUM-7.62 là phiên bản do Ukraine sản xuất dựa trên súng máy PKM của Liên Xô.

Trong thời gian gần đây hợp tác quốc phòng giữa Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng mức độ thân thiết, hai bên dự kiến và đã mua khá nhiều vũ khí do bên kia sản xuất, trọng tâm chính là máy bay không người lái, máy bay vận tải, tên lửa chống tăng và vũ khí bộ binh.





Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 14 2020, 07:05 PM

Sau khủng hoảng Ukraine, Nga đàm phán với Ukraine để mua lại thương hiệu An-124. Nguyên nhân là vì Nga muốn tự mình chế tạo An-124, Nga đã tự chế ra đầy đủ linh kiện, cơ sở vật chất để sản xuất ra An-124 mà không cần Ukraine, nhưng vướng vấn đề này, nên muốn Ukraine bán. Nhưng Ukraine không chịu, nên bây giờ, Nga tập trung vào dòng IL,

Sau khi xong 2 máy bay Il-76MD-90A, IL-96-400M, chắc chắn dự án sắp tới sẽ là IL-106 và IL-96-500T, không chỉ để thay thế An-124 mà còn làm nhiều nhiệm vụ khác. Động cơ gần như chắc chắn là NK-92 của hãng Kuznetsov (bây giờ là Kuibyshev, Samara Scientific and Technical Complex named after N. D. Kuznetsov) hoặc version mới của nó

Tôi lại thấy Ukraine không bán cho Nga quyền làm An-124 có khi lại hay, đỡ phải duy trì nhiều dòng máy bay quá. Phương tây họ cũng chỉ duy trì 1 dòng thôi. Nga tập trung vào Il và phát triển IL thôi, tự nhiên mất công đầu tư vào An làm quái gì.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 14 2020, 08:42 PM

À, Thúy Nga thì cả chục năm tôi không có xem. Lần xem gần nhất của tôi là lúc mới có Thúy Nga 1 số (tức là dưới mười), bây giờ không biết nó là Thúy Nga bao nhiêu.
Lần cuối cùng tôi trông thấy bà Thúy Nga thật, ở trên tầng 2 cái trung tâm thương mại quận 13, ở đó có tiệm bán băng video Thúy Nga cũng tới hơn chục năm.
Còn nhớ lúc đó ấn tượng vì bà ấy già khú, mặt bôi đặc phấn, lại mặc cái váy mini mầu hồng kiểu búp bê tiết kiệm vải, giữa cách ăn mặc nhí nhảnh nhi đồng và tuổi tác rất mâu thuẫn. Bụng bảo dạ, dân nghệ thuật nó phải thế thì mới khác người thường.
Hài VN kiểu hải ngoại (và bây giờ là VN) tôi cũng không xem mấy, hồi đầu xem họ xuyên tạc biến báo mấy bài hát, cũng buồn cười, nhưng sau rồi thì thanh nhàm, nhạt như nước ốc.
Nghệ thuật , văn nghệ đúng là liên quan gắn bó chặt chẽ với một cộng đồng người. Không có cộng đồng thì không có nghệ sĩ, vì thế ông này cũng phải về VN mới có đất sống, lại thành nghịch cảnh, chết phải chôn xứ người mới thích, kể cũng lạ.
Có một lần tôi sang Canada chơi, xem chương trình hài của nó (vùng Quebec nói tiếng Pháp) không thể cười được. Sau lại xem một cái one man show của bọn Pháp (cũng xem ở Canada), cũng không cười được. Nguyên nhân là vì các sketch của nó gắn với một sự kiện gì đó, một nét văn hóa gì đó .. nếu mình không biết thì không thể cười (hài Canada), ngược lại khi xem hài Pháp vì nó lệch pha , so với cảnh quan xung quanh cũng khiến không cười được.
Vì thế có lẽ hài và thơ là hai nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với một văn hóa .
Hài Thúy Nga, tôi cũng không cười được, vì nó chỉ xộp xộp tào lao chí khươn, chẳng hiểu hài của nghệ sĩ Chí Tài này ra sao. Nhưng văn nghệ sĩ tự do dám tới bao vây gây sự với người nói không cùng điệu chứng tỏ đại ca này cũng có nhiều người thích nhỉ.
Theo truyền thống của Liên Xô, tên các máy bay là tên của các nhà khoa học đứng đầu cái văn phòng thiết kế ra nó. Ví dụ An có nghĩa là Antonov, IL là Iliushine, TU là Tubolev. SU rồi MIG cũng vậy, MIG là tên hai người gộp lại.
Hồi đó giá thành chế tạo một mẫu máy bay cũng rẻ hơn, nên mới có nhiều văn phòng thiết kế được. Bây giờ thì rất khó. Pháp chẳng hạn, bây giờ chỉ còn mỗi một văn phòng thiết kế Dassault, và cái máy bay Rafale cũng là dạng đa năng (kiêm cả tiềm kích, cường kích, chiến thuật, chiến lược).


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 14 2020, 09:29 PM

Bọn Nga này cũng có cả đống văn phòng thiết kế máy bay, và một đống nhà máy sản xuát khác nhau đó bác. Tôi cũng đang nghĩ Nga còn tiếc cái thương hiệu Antonov nên mới muốn mua lại quyền xài nó, mà cũng chỉ mua để được quyền tự sản xuất An-124 thôi, chứ chẳng cần cái khác, nhưng tôi lại thấy về lâu dài thì chỉ nên tập trung vào dòng IL thôi.


Ukraine cũng son. Cái hãng Antonov này, do Oleg Antonov sáng lập. Ông này là người Nga, vùng Moscow, sau đó chuyển đến sống ở Saratov gần sông Volga, học tập ở Saint Peterbourg. Ông thành lập Antonov vào ngày 31 tháng 5 năm 1946 theo nghị định của Liên Xô tại Nhà máy Hàng không V.P. Chkalov Novosibirsk, với tư cách là thiết kế trưởng. Lúc đó họ sản xuất cái máy bay đầu tiên là máy bay nông nghiệp An-2 , chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 31/8/1947. Sau đó đến năm 1952 lại quyết định chuyển văn phòng thiết kế đến Kiev làm việc, sau đó dần dần thì nhà máy cũng được chuyển đến và xây dựng ở Ukraine. Nếu lúc đó nó được chuyển đến Ural, Kazan, Tula hay Voronezh (nơi các hãng hàng không vũ trụ của Nga ở đó) thì Ukraine chẳng có vẹo gì

Sau khi Pyotr Vasilyevich Balabuev qua đời (hình như năm 2007) thì Antonov đã xuống cấp từ thời đó, nó thực sự là một "hãng hàng không giả danh là một cục thiết kế". Hãng Antonov chỉ có Oleg Antonov và ông Balabuev này là nhà thiết kế máy bay tài giỏi thực sự. May cho Ukraine là vẫn còn giữ lại được các thiết kế từ thời Liên Xô, đã bán một cái cho Bắc Triều Tiên rồi. Sau này nếu để Thổ lấy được hết thì coi như Ukraine trắng tay.

Vào ngày 20 tháng 11 năm 2019, khu tổ hợp tài sản của tập đoàn Antonov được chuyển giao cho sự quản lý của Quỹ Tài sản Nhà nước của Ukraine

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 14 2020, 10:59 PM

Ở trên, có một chỗ nào đó ltbk nói về động cơ máy bay. Về hiện tại thế nào thì tôi không rành, nhưng về mặt lịch sử thì động cơ máy bay phản lực được phát triển ngay sau đại chiến II, dựa trên những gì mà các nước đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) thu thập được ở Đức (phát xít). Nước Đức phát xít là nước đầu tiên chế tạo máy bay phản lực (và tất nhiên là động cơ cho nó). Sau đại chiến, các nước đồng minh đều phát triển các loại máy bay phản lực. Cũng như tên lửa. Máy bay phản lực bắt nguồn từ nước Đức phát xít.
Chính vì thế mà thời kỳ đầu, các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô đều chế tạo động cơ của mình, và cho đến nay những nươc này vẫn là những nước độc lập về động cơ. Trường hợp của Pháp có hơi đặc biệt hơn, đó là sau đó, vào thập niên 60, Pháp có mua licences của Mỹ, rồi từ đó phát triển tiếp. Đó là một hãng nhà nước (Matra) là tiền thân của hãng Safran sản xuất động cơ của Pháp bây giờ.
Ở Anh, hãng chế tạo động cơ có tiếng nhất là Rolls-roys (cũng tức là hãng sản xuất ô tô xịn cho nhà giầu).
Trong một cố gắng « bôi nhọ » Liên Xô, tuyên truyền phương Tây thường nói rằng, thành quả chế tạo động cơ phản lực của Nga là do lấy được từ nước Đức phát xít mà ra (luyên kim, chế tạo động cơ). Trong thực tế thì tất cả các nước thắng trận, bắt đầu từ Mỹ đều cướp bóc kỹ thuật (bao gồm cả kỹ sư Đức). Trong chuyện cướp bóc này, Mỹ lại có lợi thế hơn. Đó là dân kỹ thuật quân sự Đức sẵn sàng đầu hàng Mỹ hơn là đầu hàng Liên Xô. Lấy ví dụ trong công nghệ tên lửa, Mỹ đã bốc gọn cả tên lửa V2 còn nguyên, lẫn cả tổng công trinh sư của nó về Mỹ, và chính ông này đã giúp Mỹ chế tạo tên lửa để Mỹ có thể lên mặt trăng vào năm 1969. Phần Liên Xô chiếm ở Đức, tức là Đông Đức sau này, trong thực tế nghèo nàn về kỹ thuật hơn. Và Liên Xô cũng tóm được một số chuyên gia Đức, nhưng là hạng thứ 2.
Việc cướp bóc công nghệ Đức này còn có những chuyện rất bất ngờ. Ví dụ, cho tới gần đây, trước khi phong trào bảo vệ môi trường thành cái mốt, thì ở Tây Âu, đặc biệt ở Pháp, xe hơi cá nhân dùng dầu đi ê den, rất thịnh hành. Bởi xe động cơ đi ê den sử dụng dầu nặng, là phần ít giá trị nhất khi người ta lọc dầu. Giá trị nhất là xăng máy bay. Ở Pháp, hãng Pegeot là hãng chuyên về loại động cơ này, và nó là cái vốn kinh doanh của hãng. Có mấy ai biết, động cơ đi ê den cũng là của nước Đức phát xít tạo ra, và Pháp đã chiếm được nó khi chiếm đóng nước Đức sau chiến tranh.
Cho đến nay, một phần rất quan trọng trong chế tạo động cơ máy bay là luyện kim mầu, để có hợp kim bảo đảm độ bền. Và đây cũng là độc quyền của các nước nói trên (Pháp, Mỹ, Anh, Nga)
Theo lưu truyền, đồn đại thì động cơ của Rolls-Roys là tốt nhất.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 14 2020, 11:21 PM

Đúng rồi, công nghệ động cơ phản lực các nước thắng trận đều thó từ Đức, trong đó Mỹ là kẻ hường lợi nhiều nhất. Không chỉ động cơ, mà cả công nghệ tên lửa không gian thì Mỹ cũng thó nguyên từ Đức, cùng với ông tổng công trình sư là Von Braun. Anh và Pháp đều có. Liên Xô cũng có những ít hơn nhiều và chủ yếu là phần công nghệ phụ trợ. Thực tế thì Liên Xô đã nghiên cứu tên lửa từ trước, các chuyên gia Đức giúp đỡ cho LX đi nhanh hơn, còn các chuyên gia Đức thì đã giúp Mỹ tạo ra cả ngành công nghiệp tên lửa.
Động cơ tên lửa thì LX, cụ thể là Nga tự làm, chứ không dính gì đến phương Tây cả. Nga mạnh cả động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng lẫn rắn, còn Mỹ và phương tây thì chỉ mạnh ở động cơ nhiên liệu rắn. Vì thế, hồi đầu làm cái tên lửa Antares-100, Mỹ dùng động cơ LX có cải tiến, thuê Ukraine làm tư vấn, vì Ukraine được thừa hưởng từ LX một số expertise về cái này. Sau đó thì phải bỏ, dòng mới Antares-200 là dùng động cơ RD-191 của Nga (hãng NPO Energomash thiết kế và đồng chế tạo với PJSC "Proton-PM").
Lần trước tôi chỉ nói đến cái dòng động cơ máy bay dân sự PD-14 của Nga, cũng giống như nhiều động cơ dân sự phương Tây khác, sự phát triển của chúng dựa trên một cái công nghệ core thu thập được từ GE và Safran. Còn các dòng động cơ máy bay khác của Nga như PD-35, Izdeliye 30 (hay Product 30), PD-35, Kuznetsov NK-32, Kuznetsov NK-93, Kuznetsov-92, etc. thì chẳng liên quan gì cả, chúng có core riêng.
Nói chung, Nga có trường phái động cơ riêng, nhưng họ cũng tìm cách học tập, tiếp thu thêm kinh nghiệm của phương Tây để làm giàu cho mình, còn qua media phương Tây thì họ nói theo cái cách là Nga cũng phải nhờ có họ mới được như thế vậy

PS: Cái Kuznetsov-92 Nga đang định dùng cho con IL-106 Slon sắp tới, dùng để vận tải những hàng hoá nặng 100 tấn và kích thưóc quá khổ. Hiện nó đã qua giai đoạn thiết kế tổng thể, chuyển sang giai đoạn thiết kế chi tiết rồi. Cấu hình và kích thước đã được duyệt. Dự đoán là khi con IL-96-400M này đi vào sản xuất hàng loạt thì con IL-106 này sẽ ở giai đoạn sản xuất thử nghiệm, giống như hiện nay Il-76MD-90A đi vào sản xuất hàng loạt thì IL-96-400M đang sản xuất thử nghiệm

Nói chung, ở phương tây bao năm, thì ai cũng biết những dự án lớn kiểu này toàn chậm tiến độ. Ở Nga chắc cũng không ngoại lệ đâu. Mà tôi quan sát thấy Nga còn chậm tiến độ ít hơn phương tây, hi hi. Lần trưóc Dassault làm được cái nguyên mẫu UAV đúng hạn để thử nghiệm mà đã được khen nức nở rồi

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 14 2020, 03:59 PM)
Ở trên, có một chỗ nào đó ltbk nói về động cơ máy bay. Về hiện tại thế nào thì tôi không rành, nhưng về mặt lịch sử thì động cơ máy bay phản lực được phát triển ngay sau đại chiến II, dựa trên những gì mà các nước đồng minh (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) thu thập được ở Đức (phát xít). Nước Đức phát xít là nước đầu tiên chế tạo máy bay phản lực (và tất nhiên là động cơ cho nó). Sau đại chiến, các nước đồng minh đều phát triển các loại máy bay phản lực. Cũng như tên lửa. Máy bay phản lực bắt nguồn từ nước Đức phát xít.
Chính vì thế mà thời kỳ đầu, các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô đều chế tạo động cơ của mình, và cho đến nay những nươc này vẫn là những nước độc lập về động cơ. Trường hợp của Pháp có hơi đặc biệt hơn, đó là sau đó, vào thập niên 60, Pháp có mua licences của Mỹ, rồi từ đó phát triển tiếp. Đó là một hãng nhà nước (Matra) là tiền thân của hãng Safran sản xuất động cơ của Pháp bây giờ.
Ở Anh, hãng chế tạo động cơ có tiếng nhất là Rolls-roys (cũng tức là hãng sản xuất ô tô xịn cho nhà giầu).
Trong một cố gắng « bôi nhọ » Liên Xô, tuyên truyền phương Tây thường nói rằng, thành quả chế tạo động cơ phản lực của Nga là do lấy được từ nước Đức phát xít mà ra (luyên kim, chế tạo động cơ). Trong thực tế thì tất cả các nước thắng trận, bắt đầu từ Mỹ đều cướp bóc kỹ thuật (bao gồm cả kỹ sư Đức). Trong chuyện cướp bóc này, Mỹ lại có lợi thế hơn. Đó là dân kỹ thuật quân sự Đức sẵn sàng đầu hàng Mỹ hơn là đầu hàng Liên Xô. Lấy ví dụ trong công nghệ tên lửa, Mỹ đã bốc gọn cả tên lửa V2 còn nguyên, lẫn cả tổng công trinh sư của nó về Mỹ, và chính ông này đã giúp Mỹ chế tạo tên lửa để Mỹ có thể lên mặt trăng vào năm 1969. Phần Liên Xô chiếm ở Đức, tức là Đông Đức sau này, trong thực tế nghèo nàn về kỹ thuật hơn. Và Liên Xô cũng tóm được một số chuyên gia Đức, nhưng là hạng thứ 2.
Việc cướp bóc công nghệ Đức này còn có những chuyện rất bất ngờ. Ví dụ, cho tới gần đây, trước khi phong trào bảo vệ môi trường thành cái mốt, thì ở Tây Âu, đặc biệt ở Pháp, xe hơi cá nhân dùng dầu đi ê den, rất thịnh hành. Bởi xe động cơ đi ê den sử dụng dầu nặng, là phần ít giá trị nhất khi người ta lọc dầu. Giá trị nhất là xăng máy bay. Ở Pháp, hãng Pegeot là hãng chuyên về loại động cơ này, và nó là cái vốn kinh doanh của hãng. Có mấy ai biết, động cơ đi ê den cũng là của nước Đức phát xít tạo ra, và Pháp đã chiếm được nó khi chiếm đóng nước Đức sau chiến tranh.
Cho đến nay, một phần rất quan trọng trong chế tạo động cơ máy bay là luyện kim mầu, để có hợp kim bảo đảm độ bền. Và đây cũng là độc quyền của các nước nói trên (Pháp, Mỹ, Anh, Nga)
Theo lưu truyền, đồn đại thì động cơ của Rolls-Roys là tốt nhất.
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 15 2020, 06:50 AM

Nhân bác Phó nói về luyện kim màu trong động cơ, và tôi thì có nói đến động cơ Aviadvigatel PD-8 được phát triển dựa trên nền tảng của động cơ Aviadvigatel PD-14 (dùng cho MS-21) dùng cho version mới của máy bay Super Sukhoi Jet version mới sắp tới, gọi là SSJ New và dùng cho thủy phi cơ Be-200, mục đích là thay thế động cơ SaM146 hiện hành mà Nga với Pháp đang hợp tác phát triển, thì đưa luôn cái tin này

Các chuyên gia của Viện nghiên cứu khoa học toàn Nga về vật liệu hàng không (All-Russian Scientific Research Institute of Aviation Materials) đã phát triển một hợp kim niken chịu nhiệt đúc mới VZHM200. Hợp kim này được lên kế hoạch sử dụng để đúc các cánh làm việc với cấu trúc hướng của tuabin áp suất thấp của động cơ PD-8 cho máy bay Sukhoi Superjet 100 và Be-200. Đến nay, việc kiểm tra chất lượng chung của hợp kim này đã được thực hiện và việc sản xuất hàng loạt nó đã được tổ chức tại VIAM. Hợp kim này sẽ làm tăng hiệu quả của động cơ PD-8 này

Hợp kim VZhM200 có cơ tính cao nhất quán và độ bền lâu dài do sự hình thành cấu trúc định hướng khi đúc phôi bằng phương pháp đông đặc định hướng. Chất lượng của hợp kim VZHM200 xét về độ ổn định của thành phần hóa học, mức độ tạp chất, khí và cơ tính không thua kém các hợp kim tương tự của nước ngoài của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới - Cannon Muskegon Corporation (Mỹ) và HOWMET LTD (Anh).

Tại thời điểm hiện tại, các lô phôi thanh đúc thử nghiệm từ hợp kim này đã được cung cấp cho PJSC "UEC-Saturn" để thử nghiệm trong quá trình đúc các cánh làm việc của động cơ LPT PD-8.

Cần lưu ý rằng VIAM là nhà phát triển chính của hợp kim niken chịu nhiệt đúc ở Liên bang Nga. Nhiều hợp kim được tạo ra tại viện nghiên cứu (ZhS6U, ZhS32, VZhL12U, v.v.) hiện đang được nhu cầu trong việc sản xuất động cơ mới cho công nghệ hàng không hiện đại.

Đến nay, các chuyên gia của VIAM đang tích cực làm việc để tạo ra những hợp kim mới nhất cho ngành hàng không. Đặc biệt, việc phát triển và ứng dụng các hợp kim niken đơn tinh thể không chứa carbon và liên kim loại (carbon-free monocrystalline heat-resistant and intermetallic nickel alloys) có khả năng tăng nhiệt độ vận hành của khí phía trước tuabin trong động cơ PD-14 cho máy bay MS-21. Như vậy, có thể dùng nó trong các version nâng cấp của động cơ PD-14

Hiện tại, VIAM đang phát triển các hợp kim niken nhiệt độ cao (high-temperature nickel alloys) mới với hàm lượng tăng dần của rhenium , ruthenium và tantalum và tổ hợp các tính chất cơ học và nhiệt độ cao (high complex of mechanical and high-temperature properties) cho nhiệt độ hoạt động 1200 ° C để sử dụng trong động cơ đẩy cao PD-35, mà tôi đã nói ở trên, đây là 1 trong các dòng động cơ máy bay của Nga với core hoàn toàn mới, không phải là sự nâng cấp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 15 2020, 03:41 PM

Năm nay Nga thử nghiệm nhiều tên lửa và máy bay nhỉ?

Máy bay MS-21-310 chính thức bay chuyến đầu tiên với động cơ PD-14. Trước đó, như đã nói, động cơ PD-14 đã được bay với máy bay IL-76LL để thử nghiệm riêng động cơ, đây là chiếc máy bay mà Nga thường dùng để thử nghiệm. Và để thử nghiệm các bộ phận khác, ví dụ vật liệu composite cho cánh và thân, hệ thống bảo vệ động cơ, các bộ phận khác, etc. thì Nga dùng máy bay MS-21 gắn động cơ PW1500 để thử, và bây giờ là máy bay MS-21 gắn động cơ PD-14 bay thử



Máy bay MC-21 với động cơ PD-14 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên

Video:

Самолет МС-21-310 с российскими двигателями ПД-14 совершил первый полет

https://www.youtube.com/watch?v=bvN05TYQdwc

Một máy bay MC-21-310 sử dụng bằng động cơ PD-14 của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào thứ Ba, dịch vụ báo chí Rostec cho Sputnik biết.



"Vào ngày 15 tháng 12 năm 2020, tại sân bay của Nhà máy Hàng không Irkutsk, một chi nhánh của Tổng công ty PJSC Irkut (thuộc Tổng công ty Nhà nước Rostec), đã diễn ra chuyến bay đầu tiên của máy bay MC-21-310, được trang bị động cơ PD-14 mới của Nga"



"Vào cuối tháng 11, trong khi thăm nhà máy Irkut Corporation, chúng tôi và các đồng nghiệp đã kiểm tra quá trình chuẩn bị của MC-21. Sau đó, chúng tôi thảo luận về chuyến bay đầu tiên của MC-21-310 với động cơ PD-14 mới cho đến cuối năm nay. Và ngày hôm nay chúng ta nhìn thấy kết quả mang lại từ chính sách nhất quán của nhà nước trong việc phát triển các ngành công nghệ cao. Chúng ta đã hình thành một thế hệ mới gồm các nhà thiết kế và công nhân sản xuất - và giờ đây chúng ta đang chứng kiến thành quả lao động của hàng chục nghìn người đã làm việc tại các doanh nghiệp của ngành động cơ máy bay để thực hiện chuyến bay này", - dịch vụ báo chí dẫn người đứng đầu Bộ Công thương Nga Denis Manturov.



Thời gian bay kéo dài 1 giờ 25 phút. Máy bay được điều khiển bởi phi hành đoàn gồm các phi công thử nghiệm Vasily Sevastyanov, Andrey Voropaev và kỹ sư thử nghiệm Alexander Soloviev. Nhiệm vụ bay bao gồm việc kiểm tra các chế độ vận hành của động cơ, tính ổn định và khả năng điều khiển của máy bay, cũng như hoạt động của các hệ thống trên máy bay.



Vị trí hàng đầu trong hàng không thế giới

"Chuyến bay này là kết quả của sự kết hợp hai chương trình chế tạo máy bay dân dụng quan trọng nhất ở Nga - máy bay MC-21 và động cơ PD-14. Qua nỗ lực của các nhà khoa học, nhà thiết kế, kỹ sư, công nhân, một máy bay thế hệ mới đang được tạo ra, đưa đất nước chúng ta trở lại vị trí hàng đầu của hàng không thế giới", - thông cáo dẫn lời tổng giám đốc của "Rostec" Sergey Chemezov.



https://vn.sputniknews.com/russia/202012159833316-may-bay-mc-21-voi-dong-co-pd-14-cua-nga-thuc-hien-chuyen-bay-dau-tien/







________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
_

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 16 2020, 04:17 PM

Tiếp tục vụ Nord Stream 2, ÊU nói thì có vẻ kinh, nhưng không rõ sau này có làm được k? Nhưng việc Mỹ trừng phạt Nga, TQ, rồi sẵn sàng trừng phạt cả EU nếu không nghe lời Mỹ (các công ty EU đã sợ phải tuân thủ), Thổ, toàn các cường quốc và đồng minh, cho thấy với Mỹ là họ cần chư hầu chứ không cần đồng minh. Và có thể thấy, với quan điểm của Mỹ, khi họ có mặt hàng nào mới, như dầu khí, vũ khí, thì EU, Nhật, Hàn, đại khái các nước "đồng minh" có trách nhiệm "phải mua" nó

Việc quyền đại sứ Mỹ tại Đức Robin Quinville công khai yêu cầu Đức và EU tạm dừng xây Nord Stream, thậm chí công khai yêu cầu Đức và EU phải cấm Nord Stream 2 đã cho thấy rõ ràng việc can thiệp công khai của Mỹ vào chủ quyền của Đức và EU, vì vấn đề năng lượng của một nước, cũng như vũ khí, là vấn đề thuộc về chủ quyền rồi, không phải chỉ là việc ngăn cấm đầu tư của nước này vào nước kia


Việc xây dựng Nord Stream 2 chính thức được nối lại sau 1 năm gián đoạn
Bị gián đoạn trong gần một năm, công việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 gây tranh cãi nối Nga và Đức đã được nối lại vào ngày 11/12, bất chấp những cảnh báo gần đây từ Hoa Kỳ.
Người phát ngôn nói của nhà thầu xây dựng Nord Stream 2 với AFP rằng ngày 11/12, tàu Fortuna của Nga đã "đặt một đoạn đường ống dài 2,6 km trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức".

Sau thông báo này, cổ phiếu của Gazprom đã tăng 3,5% trên Sở giao dịch chứng khoán Moscow.

Nord Stream 2, ban đầu dự kiến ​​sẽ được đưa vào vận hành đầu năm 2020, là một đường ống dẫn khí đốt được cho là sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga so với Nord Stream 1, hoạt động từ năm 2012 và đảm bảo nguồn cung cấp cho Tây Âu thông qua biển Baltic.

Nhưng dự án này bị Hoa Kỳ và các nước châu Âu, như Ba Lan, phản đối do lo ngại về sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga, mà Moscow có thể sử dụng để gây áp lực chính trị.

Việc nối lại công việc xây dựng đường ống dẫn khí đã bắt đầu từ cuối tuần trước, khi các tàu Fortuna và Akademik Tscherski của Nga, chuyên lắp đặt đường ống, lên đường đến địa điểm thi công.

Theo tập đoàn Nord Stream 2 AG, chỉ có 6% đường ống còn lại sẽ được hoàn thành, tức là 120 km ở vùng biển Đan Mạch và 30 km ở vùng biển của Đức.

Dự án là sự liên kết giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga với 5 tập đoàn châu Âu: Engie của Pháp, Uniper và Wintershall của Đức, OMV của Áo và Shell (Anh-Hà Lan).

Mặc dù 1.230 km đã gần hoàn thành, dự án đã bị gián đoạn đột ngột vào tháng 12 năm 2019 sau quyết định của Hoa Kỳ về việc xử phạt các công ty liên quan đến dự án.

Nord Stream 2 đặc biệt bị Ukraine, Ba Lan và các nước Baltic chỉ trích. Nhưng Hoa Kỳ mới đang là nước chống lại dự án này ác liệt nhất.

Hôm thứ Bảy tuần trước, quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức đã yêu cầu Đức và Liên minh châu Âu "tạm hoãn" việc xây dựng đường ống.

Lý do phản đối của Mỹ là vì “chính trị” nhưng thực chất lợi ích kinh tế của Mỹ là không nhỏ. Hoa Kỳ, một nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn, gần đây đã thực sự bắt đầu tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là châu Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/viec-xay-dung-nord-stream-2-chinh-thuc-duoc-noi-lai-sau-1-nam-gian-doan-589867.html
http://kinhtedothi.vn/nga-noi-lai-hoat-dong-xay-dung-du-an-dong-chay-phuong-bac-2-sau-1-nam-dinh-tre-404136.html


Ủy ban châu Âu tố cáo các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nord Stream 2
Nhằm bảo vệ các công ty châu Âu liên quan đến việc thực hiện Nord Stream 2, Ủy ban châu Âu ngày 4/12 tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị một thông cáo báo chí nhằm củng cố chủ quyền kinh tế và tài chính của châu Âu và chống lại tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Phát ngôn viên Peter Stano nói với Sputnik, Ủy ban châu Âu phản đối nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống Nord Stream 2.

“Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chính sách của châu Âu do người châu Âu quyết định, chứ không phải ở các nước thứ ba”, ông nói với Sputnik.

Trước hết, Ủy ban châu Âu dự định bảo vệ các công ty châu Âu liên quan đến việc thực hiện dự án Nord Stream 2, mà theo người phát ngôn của ủy ban, tham gia vào hoạt động thương mại “hợp pháp”.

Ông Peter Stano cho biết các đề xuất của Ủy ban châu Âu sẽ sớm được công bố trong một "thông cáo báo chí đặc biệt về việc củng cố chủ quyền kinh tế và tài chính của châu Âu", đồng thời cho biết thêm rằng chúng "sẽ tăng cường khả năng chống lại của EU" đối với tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ.

Nord Stream 2 dài 1.230 km nối bờ biển Nga với Đức qua đáy biển Baltic. Hoa Kỳ đang đứng lên chống lại dự án này, coi rằng nó đe dọa trực tiếp đến việc buôn bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của họ sang EU.

Do đó, vào tháng 7/2020, thông qua ngân sách Quốc phòng năm 2021, Washington đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty bảo hiểm và chứng nhận đối với Nord Stream 2, cũng như các công ty tài trợ hoặc cung cấp thiết bị cho các tàu cần thiết để xây dựng dự án.

Mới đây, công ty Det Norske Veritas-Germanischer Lloyd của Na Uy (DNV GL) đã đình chỉ việc tham gia vào dự án do lo sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Đối với Điện Kremlin, việc gia hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream 2 là một biểu hiện của “cạnh tranh không lành mạnh”.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/uy-ban-chau-au-to-cao-cac-bien-phap-trung-phat-moi-cua-my-doi-voi-nord-stream-2-588691.html


Nord Stream 2: Nga kêu gọi Mỹ “chơi theo luật”
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/12 tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ kêu gọi EU tạm hoãn Nord Stream 2 là hành vi can thiệp chính trị. Trích dẫn bình luận của cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice về nguồn cung cấp khí đốt của Nga, bà Maria Zakharova kêu gọi Hoa Kỳ "chơi theo luật".

Đối với Moscow, việc đại sứ Mỹ tại Berlin kêu gọi đóng băng việc xây dựng Nord Stream 2 là một hành động “can thiệp thô bạo vào vấn đề chính trị nước khác”.

Trong một bài đăng trên Facebook, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đề cập đến một bài báo đăng trên Washington Times tháng 3/2014 dẫn lại một ghi chú được chính quyền của Tổng thống Reagan đưa ra vào năm 1981 về sự cần thiết phải ngăn cản việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt từ Liên Xô đến châu Âu. Lý do của việc này là nguồn cung cấp dầu và khí đốt từ Liên Xô "sẽ làm suy yếu vị thế của phương Tây".

"Các đường ống dẫn dầu khí của Nga, bất kể điểm đến của chúng, bất kể chúng được lắp đặt vào thời điểm nào, bất kỳ hiệp ước nào hợp pháp hóa chúng, trong nhiều thập kỷ luôn gây ra phản ứng tương tự từ Hoa Kỳ: gây hấn chính trị và phản đối bất hợp pháp”, người phát ngôn cơ quan ngoại giao Nga lập luận.

Tiếp tục bình luận của mình, bà Zakharova lặp lại lời của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, đã nói về việc cung cấp khí đốt của Nga và được Washington Times trích dẫn lại vào ngày 6/1/2006: "Tôi muốn nói với Washington: Bạn không thể làm trái các quy tắc. Nếu bạn muốn trở thành một người chơi có trách nhiệm trong nền kinh tế quốc tế, bạn phải tuân theo các quy tắc".

Ngày 5/12 vừa qua, Robin Quinville, quyền đại sứ Mỹ ở Berlin, đã tuyên bố với tờ báo Đức Handelsblatt rằng “đã đến lúc Đức và EU phải áp đặt lệnh cấm xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2”.

Theo bà, "đường ống này không chỉ là một dự án kinh tế, mà là công cụ chính trị của Điện Kremlin để qua mặt Ukraine và chia rẽ châu Âu" và việc thông qua lệnh cấm sẽ gửi tín hiệu rõ ràng rằng châu Âu không chấp nhận "hành vi của Nga".

Ngày 4/12, Ủy ban châu Âu thông báo rằng họ đang phản đối nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2, Peter Stano, người phát ngôn Ủy ban châu Âu, nói với Sputnik.

Theo Ủy ban châu Âu, “việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chính sách của châu Âu phải do người châu Âu quyết, không phải ở các nước thứ ba”.

Ông Stano nói thêm rằng Ủy ban châu Âu sẽ chuẩn bị một thông cáo báo chí nhằm khẳng định chủ quyền kinh tế và tài chính của châu Âu và chuẩn bị cho tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nord Stream 2 dài 1.230 km nối bờ biển Nga với Đức qua đáy biển Baltic. Hoa Kỳ đang chống lại dự án này, coi rằng nó đe dọa trực tiếp đến việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của họ sang EU.

Vào tháng 7, Washington đã thông qua trong một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty bảo hiểm và cung cấp chứng nhận cho Nord Stream 2, cũng như các công ty tài trợ hoặc cung cấp thiết bị cho các tàu lắp đặt đường ống.

Đối với Điện Kremlin, việc gia hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream 2 là một biểu hiện của “cạnh tranh không lành mạnh”.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 04:43 AM

Tiếp tục thử nghiệm máy bay.. Nga đã tạm hoãn thử nghiệm máy bay IL-112V vài tháng để thử nghiệm cái IL-314-300 này. Hướng phát triển tương lai của máy bay dân sự hoặc lưỡng dụng (vận tải và chở khách) của Nga, sẽ chỉ chủ yếu là 4 dòng này thôi: IL (IL-112V, IL-314-300, Il-76MD-90A, IL-96-400M, IL-106 Slon hoặc IL-96-500T), TU (TU-204 và các biến thể như TU-204-100V , TU-214), MS-21 và SSJ-New (version mới của Super Sukhoi Jet 100). Các máy bay này đều sẽ sử dụng hoàn toàn hoặc phần lớn linh kiện Nga. Sau vụ khủng hoảng Ukraine vừa rồi thì Nga hết hoặc bớt ảo tưởng vào những lời nói ngon ngọt của phương Tây nhé.

Bổ sung chút:

MS-21 hoạt động cùng phân khúc với TU-204/TU-214 hiện đang bay, không rõ Nga định xử lý kiểu gì? TU-204/TU-214 đã nhận đầy đủ chứng chỉ quốc tế (tất cả các chứng chỉ quốc tế cần thiết về độ an toàn (flight safety, đã được xác nhận khi không có hệ thống chống đóng băng (anti-icing system) trên bề mặt chịu lực), độ ồn (noise regulations), chất lượng (quality) của ICAO, EU (European certificates) nên đủ điều kiện bay và cất cánh ở mọi sân bay trên thế giới), không lẽ Nga sẽ dẹp đi để xài MS-21?


Cũng không rõ sau khi có IL-96-400M rồi thì Nga có vứt luôn cái máy bay Il-96-300PU mà tổng thống Nga đang xài không, hi hi? Hay vẫn giữ lại 1 cái dùng cho VIP, hi hi?

Video

Máy bay Il-114-300 mới của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên

https://www.youtube.com/watch?v=0j8da0ivGLs



Máy bay Il-114-300 chở khách tầm ngắn mới của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên

Máy bay chở khách Il-114-300 mới của Nga đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, dịch vụ báo chí của tập đoàn nhà nước Rostec cho Sputnik biết.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên
“Vào ngày 16 tháng 12 năm 2020, máy bay động cơ phản lực cánh quạt chở khách mới Il-114-300 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay ở Zhukovsky,” – thông cáo cho biết.

Mục đích của chuyến bay đầu tiên là để kiểm tra hoạt động của tất cả các hệ thống máy bay, bao gồm cả động cơ TV7-117ST-01 mới của Nga, cũng như độ ổn định và khả năng điều khiển của máy bay.



Thích nghi với điều kiện khắc nghiệt

Ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành GK "Rostec", công ty mẹ của Tổ hợp Hàng không S. V. Ilyushin, cho biết: “Loại máy bay mới đặc biệt phù hợp với đất nước chúng ta: nó không kén chọn cấp độ thiết bị sân bay, thích nghi để hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt của miền Bắc, Siberia, Viễn Đông và do sức chứa cabin tối ưu, nó có thể trở thành phương tiện cơ bản để phát triển giao thông vận tải khu vực”.



https://vn.sputniknews.com/russia/202012169840985-may-bay-il-114-300-moi-cua-nga-da-thuc-hien-chuyen-bay-dau-tien/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 04:57 AM

Thông tin chi tiết hơn chút, bọn Klimov này bây giờ không còn chỉ làm động cơ cho trực thăng mà cũng đá sân sang làm động cơ cho máy bay chở khách



Máy bay chở khách Il-114-300 thực hiện chuyến bay đầu tiên

Video

Новый гражданский самолет Ил-114-300 совершил первый полет

https://www.youtube.com/watch?v=haanCFtsm7I


Vào ngày 16 tháng 12 năm 2020, một chiếc máy bay động cơ phản lực cánh quạt chở khách khu vực IL-114-300 mới đã thực hiện chuyến bay đầu tiên tại sân bay Zhukovsky. Nhà phát triển máy bay là doanh nghiệp đứng đầu bộ phận hàng không vận tải của Tổ hợp Hàng không United Aircraft Corporation được đặt tên theo S.V. Ilyushin.


Tổng cộng, hãng có kế hoạch sản xuất và bán 100 chiếc Il-114-30 vào năm 2030.

Máy bay được điều khiển bởi phi hành đoàn bao gồm phi công trưởng Il PJSC, phi công lái thử hạng nhất, Anh hùng nước Nga Nikolai Kuimov và phi công thử nghiệm hạng nhất Dmitry Komarov, kỹ sư thử nghiệm hạng nhất Oleg Gryazev.

Hôm nay, máy bay phản lực cánh quạt Il-114-300 đã cất cánh lần đầu tiên - một máy bay khác trong dòng chở khách, mà các nhà sản xuất máy bay của chúng tôi sẽ cung cấp cho các hãng trong tương lai gần. Loại máy bay mới này đặc biệt phù hợp với nước ta: nó không kén chọn cấp độ thiết bị sân bay, nó thích nghi để hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của miền Bắc, Siberia, Viễn Đông, và do sức chứa tối ưu của cabin, nó có thể trở thành phương tiện cơ bản để phát triển giao thông vận tải khu vực. Vào năm 2022, UAC có kế hoạch hoàn thành chứng nhận Il-114-300 và từ năm 2023 - sẽ bắt đầu giao hàng loạt ”, Rostec State Corporation cho biết.

Nhiệm vụ bay bao gồm kiểm tra các chế độ hoạt động của nhà máy điện, tính ổn định và khả năng điều khiển của máy bay, cũng như hoạt động của các hệ thống của nó.

Máy bay được đưa lên bầu trời bằng động cơ TV7-117ST-01 mới của Nga do United Engine Corporation phát triển và sản xuất. Động cơ phản lực cánh quạt được tạo ra tại xí nghiệp St.Petersburg "UEC-Klimov". TV7-117ST-01 có sức mạnh cất cánh lên đến 3100 mã lực. Nhà máy điện cùng với động cơ bao gồm một cánh quạt AV-112-114 lực đẩy cao mới và một hệ thống điều khiển tự động mới sử dụng bộ điều khiển động cơ hiện đại hóa kết hợp và một cánh quạt BARK-65SM. Điều khiển chung như vậy cho phép sử dụng tối đa tiềm năng của các đặc tính của động cơ và cánh quạt, và nói chung, để tăng hiệu suất của nhà máy điện. Trong lớp của nó, động cơ TV7-117ST-01 là động cơ tốt nhất trong tất cả các thông số xác định tính khả thi kinh tế của việc lựa chọn nhà máy điện cho máy bay.




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 03:47 PM

Cái này chắc có liên quan đến luật an ninh nội địa

Gerald Darmanin Bô trưởng Bộ Nội vụ Pháp bị thẩm vấn về tội hiếp dâm.

Cô Sophie Patterson-Spatz đã tố cáo anh Gerald Darmanin tội hiếp dâm cô. Theo lời trình bày của cô thì vào năm 2009, cô có nhờ Gẻald Darmanin để xem xét lại bản án vào năm 2004. Gerald Darmanin đồng ý giúp cô và để đổi lấy những ân huệ tình dục, và cô đã đồng ý.
Bộ trưởng Gerald Darmanin không phủ nhận thực sự đã xảy ra tình trạng như vậy. Tuy nhiên Gerald Darmanin cho rằng không có sự cưỡng ép nào cả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 05:57 PM

Sau khi một cái F-16 của Mỹ trong không quân Đài Loan mất tích, giờ một cái F-16 nữa của không quân Mỹ bị rơi, phi công đã tử vong. Thế mà Mỹ toàn ép các nước khác mua cái quan tài bay, với tỷ lệ 7 chiếc rơi 1 này. Hồi xưa cứ dụ VN phải mua cái quan tài bay này. Nhiều nưóc toàn bị Mỹ ép mua cái này, may mà VN không nhắm vào nó


Mỹ xác nhận phi công F-16 gặp nạn đã chết
Không quân Mỹ tuyên bố phi công F-16 đã tử vong khi chiếc tiêm kích rơi xuống khu vực hẻo lánh trong buổi huấn luyện bay đêm ở Michgan.

Không đoàn 115 thuộc Vệ binh Quốc gia Mỹ ngày 10/12 thông báo phi công điều khiển tiêm kích F-16 đâm xuống rừng quốc gia Hiawatha, bang Michigan được xác nhận là đã thiệt mạng. Danh tính phi công chưa được công bố ngay lập tức, vì cần được thông báo trước với gia đình.

Tai nạn xảy ra vào tối 8/12, khi chiếc F-16 tham gia huấn luyện bay đêm, không đoàn 115 cho hay. Giới chức địa phương cho biết chiếc F-16 rơi tại khu vực "rất hẻo lánh, không có sóng điện thoại".

Lực lượng chức năng đã triển khai chiến dịch tìm kiếm suốt hai ngày tại khu vực rộng hàng nghìn hecta, trước khi thông báo về cái chết của phi công. Hiện chưa rõ phi công này thiệt mạng khi máy bay lao xuống đất, hay đã kịp phóng dù thoát hiểm nhưng không qua khỏi.

Tiêm kích F-16 của Mỹ thời gian qua nhiều lần gặp nạn, trong đó có hai vụ tai nạn hồi đầu tháng 7. Một chiếc F-16CM ở căn cứ không quân Shaw, Nam Carolina, rơi hôm 1/7 khiến trung úy phi công David Schmitz thiệt mạng. Chưa đầy hai tuần sau, một tiêm kích F-16C rơi tại căn cứ không quân Holloman, bang New Mexico, khiến phi công phải phóng dù thoát hiểm và bị thương nhẹ.

F-16 Fighting Falcon, có biệt danh Viper, là mẫu tiêm kích đa năng một động cơ với các biến thể một và hai chỗ ngồi, cất cánh lần đầu tháng 1/1974. Gần 5.000 chiếc F-16 đã được chế tạo và trong biên chế quân đội 25 nước. K

Không đoàn 115 Vệ binh Quốc gia bang Wisconsin đang vận hành các biến thể F-16C (Block 30) một chỗ ngồi và F-16D (Block 40) hai chỗ ngồi. Không quân Mỹ cho biết không đoàn 115 dự kiến nhận 18 tiêm kích F-35 để thay cho khoảng 20 chiếc F-16 đã cũ vào năm 2023.

Nguyễn Tiến (Theo Airforce Times)

https://vnexpress.net/my-xac-nhan-phi-cong-f-16-gap-nan-da-chet-4204815.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 06:45 PM

Với cập nhật mới đến năm 2020 thì tỷ lệ tai nạn của F-16 đã lên đến gần 20%, vậy là cứ 5 cái thì có 1 chú dính chưỏng
Cho tới tháng 6 năm 2020, F-16 giữ kỷ lục về số vụ tai nạn cũng như tỷ lệ tai nạn trong số các loại tiêm kích thế hệ 4 phổ biến trên thế giới. Đã có 894 chiếc F-16 gặp phải tai nạn (chiếm 19,87% tổng số F-16 được chế tạo), trung bình mỗi năm có 22,4 chiếc F-16 gặp tai nạn trên khắp thế giới. Trong số những chiếc bị tai nạn thì có 658 chiếc bị phá hủy hoàn toàn (chiếm 14,6% tổng số F-16 được chế tạo), nghĩa là cứ 7 chiếc F-16 được sản xuất thì đã có trên 1 chiếc bị phá hủy do tai nạn. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với những loại máy bay cùng thời như F-15 (tỷ lệ tai nạn là 10,9%), F/A-18 Hornet (tỷ lệ tai nạn là 13,1%), Su-27 (tỷ lệ tai nạn là 4%).

Tai lieu tieng VN
https://vi.wikipedia.org/wiki/F-16_Fighting_Falcon

Thong ke quoc te

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f15

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f16

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=f18

https://aviation-safety.net/wikibase/dblist.php?AcType=su27

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 08:11 PM

Lần đầu tiên trong lịch sử, unicef hỗ trợ cứu đói ở Anh

https://inews.co.uk/news/unicef-child-poverty-hungry-children-coronvirus-first-time-797077
https://www.mirror.co.uk/news/politics/un-agency-feed-hungry-children-23178621


Trên Facebook thấy có đưa cái tin này
Bộ Tài chính Hoa Kì đưa Thuỵ Sĩ và VN vào danh sách các nưóc thao túng tiền tệ, doạ sẽ trừng phạt. Như vậy là sau khi ép được VN mua nhà máy nhiệt điện khí Mỹ, thì lại ép tiếp
https://apnews.com/article/business-global-trade-vietnam-china-switzerland-ac44b57c4e4f5ab7019d382a7cffc025

Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa thông báo việc đặt mua 464 xe tăng Nga T-90 khoảng 3 tỷ USD.

Nga lại đưa nghị quyết lên án chủ nghĩa phát xít ra đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Chỉ có 2 phiếu chống là Mỹ và Ukraine, các nước EU, Canada, và vài nưóc nữa bỏ phiếu trắng, còn lại ủng hộ. Điều đáng lưu ý là Canada bỏ phiếu trắng, không bỏ phiếu chống như lần đầu Nga đưa nghị quyết này lên
Đại Hội Đồng LHQ (UNGA ) đã thông qua dự thảo nghị quyết của Nga về “chống lại sự tôn vinh chủ nghĩa Quốc xã, chủ nghĩa tân Quốc xã và các thực tiễn khác góp phần thúc đẩy các hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không khoan dung liên quan hiện nay”
Nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên thông qua đạo luật để "xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc," và lên án " sự tôn vinh, dưới mọi hình thức, phong trào Quốc xã, chủ nghĩa tân Quốc xã và các thành viên cũ của tổ chức Waffen SS", cũng như "Chủ nghĩa xét lại liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai."

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 09:40 PM

Tiếp vụ Mỹ trừng phạt Việt Nam, bớt ảo tưởng vào Mỹ đi nhé. Tự đứng trên đôi chân, và đa dạng hoá quan hệ, đa dạng hoá tiền tệ, đừng để lệ thuộc vào USD quá

Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt đối với các công ty từ Việt Nam, Trung Quốc và UAE
Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty từ Việt Nam, Trung Quốc và UAE vì hợp tác với Iran trong lĩnh vực dầu mỏ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư.


Một công dân Việt Nam bị áp lệnh trừng phạt

Trong danh sách trừng phạt còn có một công dân Việt Nam, Võ Ngọc Phụng, sinh năm 1981, là nhà quản lý của Công ty cổ phần Vận tải khí và hóa chất Việt Nam, vì liên quan với một tập đoàn của Việt Nam về vận chuyển dầu khí. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp đặt lệnh trừng phạt đối với hai công ty từ UAE vì hỗ trợ sản xuất dầu khí tại Iran, hai công ty Trung Quốc và một tập đoàn của Việt Nam - Công ty cổ phần Vận tải khí và hóa chất Việt Nam.

"Bộ Ngoại giao đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Công ty cổ phần Vận tải và hóa chất Việt Nam liên quan đến các giao dịch đáng kể để vận chuyển các sản phẩm xăng dầu từ Iran trước và sau ngày 5 tháng 11 năm 2018. Bộ Ngoại giao cũng đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với giám đốc điều hành Võ Ngọc Phụng vì thực hiện chức năng Giám đốc điều hành của công ty”, Bộ Tài chính cho biết trong một thông cáo báo chí.

Bộ Tài chính cho biết, các công ty từ Việt Nam, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của công ty Triliance Petrochemical Co. Ltd., cung cấp cho công ty này các dịch vụ vận chuyển quan trọng hoặc thực hiện các giao dịch tài chính thay mặt cho công ty, cho phép Triliance tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của Iran.

“Các lĩnh vực hóa dầu và dầu mỏ của Iran là nguồn tài trợ chính của chế độ Iran, được sử dụng để hỗ trợ chương trình nghị sự độc địa của mình ở trong và ngoài nước. Hoa Kỳ sẽ hành động chống lại những người liên quan đến việc thúc đẩy việc bán dầu và hóa dầu của Iran”, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết.

Treasury Sanctions Companies for Supporting the Sale of Iranian Petrochemicals
https://home.treasury.gov/news/press-releases/sm1214
https://vn.sputniknews.com/vietnam/202012169841441-hoa-ky-ap-lenh-trung-phat-doi-voi-cac-cong-ty-tu-viet-nam-trung-quoc-va-uae/


Việt Nam phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, đề nghị dỡ bỏ cấm vận công ty dầu khí
Chiều 17/12, trong họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lên tiếng bình luận việc Việt Nam bị Mỹ xác định thao túng tiền tệ, phá giá Việt Nam đồng để hưởng lợi cạnh tranh thương mại.

Việt Nam phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến việc công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trừng phạt vì giao dịch vận chuyển sản phẩm dầu từ Iran, khẳng định “giao dịch minh bạch với Iran, và đề nghị Washington dỡ bỏ cấm vận đối với công ty dầu khí PCT.

Việt Nam cũng lên tiếng về thông tin nồng độ phóng xã lodine -129 cao bất thường ở Biển Đông theo như phía Philippines công bố vừa qua.

Việt Nam bình luận việc bị Mỹ xác định thao túng tiền tệ
Như Sputnik Việt Nam cập nhật tin tức liên tục liên quan đến vấn đề Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/12/2020 xác định Việt Nam và Thụy Sĩ có hành vi thao túng tiền tệ.

Trong buổi họp báo chiều ngày 17/12, hàng loạt phóng viên các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước trong đó có đại diện của Sputnik Việt Nam tại Hà Nội nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng về việc Bộ Tài chính Mỹ vừa đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ.

Bà Lê Thị Thu Hằng đã nêu phản ứng của Việt Nam về vấn đề này.

“Sáng nay (17/12), tôi được biết sáng nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông tin cụ thể về vấn đề này. Báo chí cũng đã đăng tải đầy đủ”, bà Hằng cho biết.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trong 25 năm qua, đặc biệt từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện thì quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã chứng kiến những biến phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại và đầu tư.

“Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ, thực hiện nghiêm túc các cam kết cấp cao và thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như các cam kết thương mại đa phương khác”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
“Việt Nam cũng duy trì đối thoại và tham vấn trên tinh thần xây dựng với phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích của cả hai bên”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Trước đó, như đã thông tin, sáng nay, ngay sau khi phía Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có phản ứng ngay lập tức – khẳng định chính sách tiền tệ của Việt Nam không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng như cáo buộc của chính quyền Mỹ mà chỉ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Phóng viên cũng nêu câu hỏi về việc với cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ, Mỹ đã áp thuế 25% lên các mặt hàng của Việt Nam, xin người phát ngôn có thể thông tin thêm về các mặt hàng nào sẽ bị áp thuế và trong trường hợp bị áp thuế thì Việt Nam sẽ làm gì.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Hà Nội và Washington vẫn đang tiếp tục trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giữa hai bên.

“Tôi khẳng định lại rằng, Việt Nam rất coi trọng kinh tế thương mại với Hoa Kỳ và đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại theo hướng bền vững và hài hòa lợi ích, cân bằng với cả hai bên. Khi có bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong quan hệ hai nước, chúng tôi đều có trao đổi tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tinh thần thẳng thắng và cởi mở nhằm tháo gỡ các vấn đề này. Và chúng tôi luôn mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ và phù hợp với lợi ích của cả hai bên”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Việt Nam phản đối và “lấy làm tiếc” việc Mỹ trừng phạt công ty dầu khí vì hợp tác với Iran
Tại cuộc họp báo, phóng viên nêu câu hỏi về việc Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ xử phạt Công ty vận tải khí và hóa chất của Việt Nam vì đã vận tải khí cho Iran.

Đáp lại vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam rất lấy làm tiếc việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo trừng phạt công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam vì cho rằng công ty này tham giao giao dịch vận chuyển sản phẩm dầu từ Iran.

“Việt Nam lấy làm tiếc về quyết định của phía Hoa Kỳ, và đề nghị Hoa Kỳ, trên cơ sở tinh thần hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt với Công ty cổ phần vận tải khí và hóa chất Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế bình thường của các doanh nghiệp Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã áp lệnh trừng phạt với một công dân Việt Nam là lãnh đạo Công ty Cổ phần Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam Võ Ngọc Phụng (sinh năm 1981).

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các biện pháp trừng phạt đối với Công ty cổ phần Vận tải khí và hóa chất Việt Nam được công bố vì cáo buộc liên quan đến một giao dịch về vận chuyển các sản phẩm xăng dầu từ Iran trước và sau ngày 5/11/2018. Lệnh trừng phạt cũng được áp dụng đối với giám đốc điều hành Võ Ngọc Phụng của công ty này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ và khẳng định Hà Nội luôn thực hiện nghiêm túc nghị quyết của LHQ, giao dịch minh bạch và hợp tác với quốc gia Hồi giáo.

“Là thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết và xử lý thỏa đáng các trường hợp vi phạm”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết.
“Quan hệ giữa Việt Nam và Iran luôn công khai, minh bạch và hợp pháp. Giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Iran là hàng hóa dân sinh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và không trái với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, bà Hằng khẳng định.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng đã đăng tải dòng tweet về vấn đề này cho biết Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt với 5 thực thể liên quan đến việc vận chuyển dầu mỏ và các sản phẩm dầu khí của Iran, gồm một công ty Việt Nam, hai công ty Trung Quốc và hai công ty Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cho hay, các công ty dầu khí của Việt Nam, Trung Quốc và UAE đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của công ty Triliance Petrochemical Co. Ltd..

Phía Mỹ xác định 5 thực thể bị trừng phạt vừa qua đã cung cấp cho công ty này các dịch vụ vận chuyển quan trọng hoặc thực hiện các giao dịch tài chính thay mặt cho công ty, cho phép Triliance tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu của Iran.

Bộ Ngoại giao: Đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ tăng vọt ở Biển Đông

Trong họp báo chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đang xác minh thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 cao bất thường ở Biển Đông theo thông tin mà Philippines đưa ra trước đó.

“Các cơ quan chức năng Việt Nam quan tâm, đang xác minh thông tin này”, bà Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17/12, trước đề nghị bình luận về thông tin nồng độ phóng xạ Iodine-129 tăng cao tại các rạn san hô trên Biển Đông.
“Cần nói thêm rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 quy định rõ các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, cũng như tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982”, bà Hằng nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn, những hành động nhằm sử dụng, khai thác và vận chuyển phương tiện, thiết bị, vật liệu có nguy cơ gây mất an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân cần tuân thủ quy định luật pháp quốc tế, các quy tắc, quy chuẩn về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cũng như không gây ảnh hưởng đến duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.

Trước đó, khoảng đầu tháng 12, Viện Nghiên cứu Hạt nhân (PNRI) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Philippines thông báo phát hiện có sự tăng cao một cách bất thường của nồng độ các chất phóng xạ trong các rạn san hô ở Biển Đông, cao hơn mức ghi nhận ở những vùng bờ biển Philippines.

Ông Carlo Arcilla - Giám đốc PNRI cho biết Viện đã có báo cáo trong cuộc họp trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan pháp quy về năng lượng nguyên tử ASEAN (ASEANTOM) do Việt Nam chủ trì. Philippines kêu gọi điều tra sâu hơn về vấn đề này.

Phóng xạ được phát hiện bằng cách phân lập đồng vị Iodine-129 từ các mẫu vật trên biển. Theo ông Arcilla, đây là sản phẩm của phản ứng phân rã hạt nhân, thường được tạo ra từ lò phản ứng hạt nhân hoặc nhà máy điện hạt nhân.

“Chúng tôi chưa biết nguyên nhân, đây mới là đánh giá sơ bộ”, đại diện PNRI cho biết.
Ông Arcilla cũng bổ sung rằng, có thể nguyên nhân của hiện tượng này là do các tàu hải quân hoạt động trong khu vực.

https://vn.sputniknews.com/vietnam/202012179844730-viet-nam-phan-doi-lenh-trung-phat-cua-my-de-nghi-do-bo-cam-van-cong-ty-dau-khi/


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 09:41 PM

Thông tin này mà được đưa ra trước bầu cử là mệt đấy


Con trai ông Biden được xác định đã không khai báo khoản tiền 'đáng ngờ' từ Ukraine
Cuộc điều tra thuế xác định, con trai ông Biden đã không khai báo về khoản tiền 400.000 USD 'đáng ngờ' mà ông nhận được trong thời gian điều hành công ty ở Ukraine.


Theo báo cáo mới liên quan tới vấn đề thuế của con trai Tổng thống đắc cử Joe Biden - Hunter Biden, thì người này đã nhận khoản tiền 400.000 USD được coi là "đáng ngờ" mà không hề khai báo trong thời gian làm việc tại ban quản trị tập đoàn Burisma của Ukraine vào năm 2014.

Được biết, một bản ghi nhớ thu giữ được trong email cá nhân của ông Hunter Biden đã nêu chi tiết về các khoản tiền thuế của ông trong thời gian từ năm 2013-2015.

Hãng tin NBC là kênh truyền thông đầu tiên đưa tin về nội dung email này. Theo đó, email được gửi tới ông Hunter Biden từ địa chỉ của ông Eric Scherwin, khi đó là chủ tịch của tập đoàn Rosemont Seneca.

Email có đoạn: "Năm 2014, khi ông gia nhập tập đoàn Burisma, chúng tôi vẫn cần phải điều chỉnh lại khoản lợi nhuận của ông vì đã phát hiện ra một khoản thu nhập chưa được báo cáo. Đó là khoản tiền xấp xỉ 400.000 USD, theo đó tổng thu nhập của ông trong năm 2014 tăng lên tới 1.247.328 USD".

Email trích dẫn báo cáo thuế thu nhập của ông Hunter Biden cho biết thu nhập của ông trong 5 năm 2013 là 833.614 USD và năm 2014 là 847.328 USD (thấp hơn so với con số thực). Qua đó, ông Scherwin mô tả thu nhập của ông Hunter trong 2 năm 2013 và 2014 ở mức "bình thường" và phần lớn đến từ 2 tập đoàn Rosemont Seneca và Boies.

Tuy nhiên, con số này trong năm 2015 đã tăng vọt lên 2.478.208 USD vào năm 2015.

Được biết, nội dung email được cung cấp bởi đội ngũ luật sư Rudy Giuliani. Phía ông Giuliani đã thu giữ những cuộc trao đổi này từ một chiếc máy tính xách tay bị bỏ lại trong hàng sửa chữa ở bang Delaware, quê nhà ông Biden.

https://thoidai.com.vn/con-trai-ong-biden-duoc-xac-dinh-da-khong-khai-bao-khoan-tien-dang-ngo-tu-ukraine-126158.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 17 2020, 11:03 PM

Ấn Độ không phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine AstraZeneca

Cơ quan quản lý trong lĩnh vực dược phẩm của Ấn Độ hiện thời từ chối cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa coronavirus theo đề nghị của Viện Huyết thanh Ấn Độ và từ chối đề nghị của Bharat Biotech là dùng chế phẩm vaccine từ AstraZeneca.

Kênh truyền hình NDTV đưa tin này dẫn các nguồn riêng.

Ấn Độ liệu có cần khẩn cấp sử dụng vaccine?
«Cả hai đề xuất đều không được chấp thuận do thiếu dữ liệu về độ an toàn và mức hiệu quả của vaccine hiện đang có. Cả hai hồ sơ đề nghị đều được đòi hỏi bổ sung», - các nguồn tin cho biết.
Quyết định không chấp thuận được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban chuyên gia thuộc Tổ chức Trung ương về Kiểm soát Tiêu chuẩn Dược phẩm của Ấn Độ. Ủy ban đã xem xét đơn đăng ký từ Bharat Biotech và Viện Huyết thanh Ấn Độ, cũng như hồ sơ chào hàng từ công ty Mỹ Pfizer. Theo thông báo của nguồn tin tại Viện Huyết thanh, «có thông lệ tiêu chuẩn là tổ chức một số cuộc họp của Chính phủ (về vấn đề sử dụng vaccine khẩn cấp)». Theo lời ông này, như đang chờ đợi, quá trình đó dự kiến ​​sẽ tiếp nối trong một hoặc hai tuần lễ.

Trước đó, có thông tin rằng vào ngày thứ Tư cơ quan quản lý Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế sẽ xem xét đơn xin cấp phép và sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa coronavirus ở nước này.

Cũng được biết rằng Bharat Biotech và Viện Huyết thanh của Ấn Độ, cũng như công ty Mỹ Pfizer đã đề nghị chính quyền Ấn Độ cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer để ngừa coronavirus trên địa bàn Ấn Độ. Vaccine Covaxin là một trong ba loại chế phẩm của Ấn Độ ngừa coronavirus. Còn Pfizer mời chào loại vaccine của riêng công ty này. Tổng cộng ở Ấn Độ đang thử nghiệm 8 loại vaccine ngừa coronavirus, trong đó có vaccine «Sputnik V» của Nga.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 17 2020, 11:30 PM

Đúng rồi, đối với Mỹ (và tất nhiên không chỉ Mỹ mới thế, nhưng sự thể hiện ở Mỹ là điển hình), thì đồng minh tương đương với chư hầu. Ngay cả EU, thực sự chỉ là đồng minh mạnh mẽ với Mỹ vào thời còn Liên Xô. Còn sau đó thì Mỹ luôn tìm cách đặt EU vào vị trí chư hầu.
Sau khi Liên Xô tan rã, thì Mỹ có xu hướng vô hiệu hóa các hệ thống chính trị khác (ngay cả với châu Âu) bằng cách xuất khẩu luật nội địa, áp dụng copyright công nghệ của mình một cách quá đáng, lạm dụng, đồng thời sử dụng triệt để vai trò tài chính của đồng đô la.
Lấy một ví dụ cụ thể. Hiện tại Mỹ đơn phương áp đặt cấm vận với I ran, trái với những gì thỏa thuận qua LHQ, mặc dù thế các hãng EU cũng không dám vào I ran. Tại sao ? vì Mỹ tìm cách trừng phạt trực tiếp các hãng này. Kết quả dù là hãng EU, nhưng những hãng này lại tuân lệnh chính phủ Mỹ hơn lệnh của chính nước mình.
Để chống lại điều này, thì EU tìm cách lập ra một quỹ, nhằm đền bù vào cho các hãng vẫn quyết tâm chơi với I ran. Nhưng việc tạo ra quỹ này cũng dang dở, và sẽ là điều tạo ra xung đột trực tiếp giữa hệ thống chính trị Mỹ và EU. Tức là tác động trực tiếp của chính trị. Với hiện trạng Mỹ đóng quân ở châu Âu thông qua NATO, thì lợi thế sức ép chính trị nghiêng hoàn toàn về Mỹ.
Gần đây, cách đây mấy tháng, tổng thống Pháp cũng phải « gân cổ cò lên » để khẳng định là Pháp cũng là một cường quốc hạt nhân, tức là không cần ô dù của Mỹ bao che,rồi than phiền về hoạt động của NATO cũng là để tìm cách khẳng định vị thế của Pháp (và qua đó là EU) trong quan hệ với Mỹ.
Vấn đề là từ những năm 90 trở lại đây, thì Pháp càng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ quân sự Mỹ. Ví dụ trong cuộc chiến chống khủng bố ở châu Phi, Mỹ là người điều khiển các máy bay UAV Raptor để cung cấp thông tin cho quân đội Pháp. Mãi gần đây nhất Pháp mới mua được một cái Raptor và đào tạo được ê kíp để làm việc này, bởi Pháp đi chậm, chưa sản xuất được loại UAV nội địa. Tương tự như vậy, khi Pháp phản đối Mỹ về vấn đề I rắc trước, thì Mỹ đã ngừng cung cấp bộ cơ khí phóng máy bay từ tầu sân bay, mà Pháp mua của Mỹ để trang bị cho con tầu sân bay duy nhất của mình.
Hiện tại Pháp đang có kế hoạch vận động để tự chủ trong công nghệ quân sự trở lại, cũng đã lập cả binh chủng tác chiến vũ trụ, nhưng không biết mọi chuyện sẽ đi tới đâu.
Việc dòng chẩy phương Bắc có hoàn thành và đi vào sử dụng được không, cũng là bằng chứng nói lên sự phụ thuộc của EU vào Mỹ tới đâu ? đường hướng tương lai của EU thế nào ? chứ không đơn giản là « ảnh hưởng của Nga »
Việc Mỹ cáo buộc VN thao túng tiền tệ, rồi trừng phạt nhân sự và hãng VN đã cho thấy việc hi vọng Mỹ là một ông Liên Xô mới hoàn toàn không khả thi, và thế giới bây giờ cũng không như vậy nữa.
Việc thao túng tiền tệ có lẽ là câu chuyện buồn cười nhất. Với tôi, do có chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ, nên có nhiều hãng quay sang VN. Như vậy số tiền đầu tư tăng vọt này phải được đổi ra VND, bởi nếu không giá cả sẽ tăng vọt. Việc Ngân Hàng nhà nước mua đô vào có lẽ lý do chính là chuyện này, và thực ra nó là một operation tài chính bình thường khi có đầu tư nước ngoài. Lấy cớ đó để cáo buộc rõ ràng là cưỡng bức.
Nước Mỹ có quá nhiều các lợi ích đan xen, xung đột trái ngược nhau, cái gì ông cũng muốn mình ông lợi cả. Không thể nào mồm vừa nói chơi tốt, mà dưới thì đánh. Không hiểu sau phi vụ này đại sứ Mỹ tại VN phải quay Video bao nhiêu phi vụ ăn bánh trưng bánh dẻo VN để làm public relation bây giờ. Và những lời tuyên bố ngoại giao « muốn nước VN hùng mạnh » có ý nghĩa gì.
Việc VN quan hệ với I ran cũng vậy. LHQ đâu có cấm vận I ran về vấn đề dân sự. Sự cấm vận này chỉ là của riêng Mỹ.
Nhìn vào danh sách các nước bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ, hay giám sát, điều đáng ngạc nhiên là chúng nằm chủ yếu ở châu Á (châu Âu có 3 nước Đức, Ý, Thụy Sĩ). Và trong danh sách này có đủ mặt các đồng minh của Mỹ từ Nhật, Hàn tới Thái, Malaysia. Không ngoại trừ đồng minh tiềm năng đang được ve vãn là Ấn độ. Không phải ngẫu nhiên mà những nước không “đụng hàng” với TQ ở biển Đông lại có thiện cảm với nước này.
Hiện nay quan hệ VN-Mỹ đã có đầy đủ các kênh ngoại giao, không phải như thời trước cũng như quan hệ hai bên còn có nhiều mối khác nhau. Nhưng những biểu hiện hành động này của Mỹ thực là đáng thất vọng.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 18 2020, 08:39 PM

Trong cuộc họp báo cuối năm 2020, Putin cho biết 30% ngân sách nhà nước Nga (không phải GDP nhé, vì một số người có vẻ k phân biệt nổi 2 cái này, ha ha) dựa vào dầu và khí đốt, và tỷ lệ này vẫn còn cao. Như vậy là đã trải qua một đợt tiến hóa dài, từ thời kỳ 50% ngân sách lệ thuộc vào dầu và khí đốt, đến cái hồi chiến tranh dầu mỏ giữa Nga và Arap Saudi, báo Nhật Bản Nikkei ước đoán khoảng 37% ngân sách Nga dựa vào dầu khí, và bây giờ là 30%, vậy là tốc độ tiến không quá nhanh, nhưng cũng không chậm. Tỷ lệ này chắc chắc còn sụt giảm nữa


Putin nói: Nga tự bỏ mình khỏi sự phụ thuộc vào dầu khí
Tổng thống đặc biệt lưu ý rằng nếu ai đó muốn vẫn coi Nga như một trạm xăng thì hình ảnh đó không còn giá trị

MOSCOW, ngày 17 tháng 12. / TASS /. Mặc dù phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch, nhưng Nga đã bắt đầu thoát khỏi 'vòng quay dầu mỏ', Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo cuối năm hàng năm của ông hôm thứ Năm.

"70% ngân sách Nga được hình thành không dựa trên trữ lượng dầu và khí đốt. Điều này có nghĩa là chúng ta chưa hoàn toàn đến đó, nhưng chúng ta vẫn đang bắt đầu thoát ra khỏi cái gọi là kim ngạch dầu khí", Tổng thống Putin nói.

Ông đặc biệt lưu ý rằng "nếu ai đó muốn vẫn xem chúng tôi như một trạm xăng, thì hình ảnh đó không còn giá trị nữa." Đồng thời, Tổng thống cũng thừa nhận rằng "sự phụ thuộc [vào nguồn thu từ dầu khí] vẫn còn rất lớn," và yếu tố này phải được tính đến.

Russia weaning itself off oil and gas dependency, says Putin
https://tass.com/economy/1236345


-------------------------------
Mỹ đang tìm cách ngăn cản việc hoàn thành đường ống này, và nếu không ngăn được thì chắc chắn sẽ cản trở, gây khó dễ cho sự vận hành của nó.

Các chuyên gia tin rằng nguồn cung cấp khí đốt qua Nord Stream 2 có thể bắt đầu vào năm 2021
Thứ Sáu tuần trước, sà lan Nga "Fortuna" bắt đầu đặt một đoạn đường ống dài 2,6 km trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức ở vùng biển có độ sâu dưới 30 mét


MOSCOW, ngày 15 tháng 12. / TASS /. Vào giữa năm 2021, Gazprom có thể hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 và bắt đầu vận chuyển khí đốt đầu tiên qua đường ống mới vào cuối năm, theo các chuyên gia được phỏng vấn bởi TASS.

Thứ sáu tuần trước, chiếc sà lan Nga "Fortuna" đã bắt đầu đặt một đoạn đường ống dài 2,6 km trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức ở vùng biển có độ sâu dưới 30 mét. Dự kiến sẽ hoàn thành phần này vào cuối năm. Sau đó, việc xây dựng đoạn cuối của Nord Stream 2 sẽ bắt đầu trong lãnh hải của Đan Mạch.

"Tốc độ (hoàn thành xây dựng - TASS) sẽ phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của tàu, điều này vẫn còn khó đánh giá. Các yếu tố về điều kiện thời tiết và sắc thái hậu cần cũng đóng một vai trò nhất định. Về mặt lý thuyết, việc hoàn thành xây dựng vào cuối Bộ phận của Fitch Dmitry Marinchenko cho biết quý đầu tiên giống như một mục tiêu thực tế.

Tổng giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov cho rằng việc xây dựng phần còn lại có thể mất tới sáu tháng. Các nhà phân tích cho biết thời hạn xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi các cơn bão điển hình ở Biển Baltic vào mùa đông và việc tàu Nga vốn dĩ không được đóng để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn.

"Trước đó, những con tàu rất mạnh đã tham gia vào dự án và những con tàu hiện nay ban đầu được thiết kế cho các dự án nhỏ. Đó là, Akademik Cherskiy (con tàu được mệnh danh là một trong những thiết bị hoàn chỉnh có thể có cho Nord Stream 2 - TASS) được thiết kế để chế tạo khí đốt nhỏ đường ống dẫn từ các cánh đồng trên thềm đến bờ biển, nó không được thiết kế cho các dự án toàn cầu, "Pravosudov lưu ý.

Theo ông, nguồn cung cấp khí đốt của Nga thông qua Nord Stream 2 sẽ bắt đầu gần hơn với quý 4 năm 2021, sau khi các thử nghiệm đường ống hoàn tất. Marinchenko của Fitch cũng lưu ý rằng có khả năng đường ống sẽ được đưa vào vận hành vào năm tới.

DPA International, dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Donald Trump, cho biết hôm thứ Sáu rằng khí đốt qua Nord Stream 2 "sẽ không bao giờ được vận chuyển."

Trong khi đó, các nhà phân tích nói với TASS rằng nhu cầu khí đốt của Nga ở châu Âu sẽ còn tồn tại trong vài thập kỷ. Và với cam kết của EU từ bỏ than đá và năng lượng hạt nhân và có kế hoạch chuyển sang năng lượng hydro, nhu cầu về khí đốt của Nga có thể tăng lên trong tương lai.

"Nói một cách tương đối, trong 20-30 năm tới, mọi thứ sẽ ổn với khí đốt, và nguồn cung ít nhất sẽ không giảm, thậm chí có khả năng tăng lên. Do đó, dự án Nord Stream 2 sẽ khá hiệu quả về chi phí và sẽ hoạt động. "Pravosudov nói thêm.

Đồng thời, sau khi đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đi vào hoạt động, hệ thống truyền dẫn khí đốt của Ukraine cũng sẽ được sử dụng để cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu trong những tháng có nhu cầu cao, chẳng hạn như vào mùa đông, các chuyên gia tin tưởng.

Experts believe gas supplies via Nord Stream 2 may start in 2021
https://tass.com/economy/1235219

-------------------------------

https://phototass4.cdnvideo.ru/width/1020_b9261fa1/tass/m2/en/uploads/i/20201217/1296647.jpg

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 18 2020, 08:43 PM

À, cũng trong cuộc họp báo cuối năm này, lần đầu tiên Putin nói trực diện theo cách này về Nalvany
- Navalny được sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo Mỹ (US intelligent agencies), và các cơ quan an ninh cần phải giám sát anh ta, nhưng không cần đầu độc anh ta vì lý do đó
- Các lực lượng an ninh Nga không tìm cách giết Nalvany, và nếu họ thực sự làm việc đó thì họ dĩ nhiên thanh công, tức là Nalvany đã chết rồi (done)


Putin said, that Alexei Navalny, who is currently undergoing medical treatment in Germany, has the support of US intelligence agencies but it’s not a reason to poison him.

"The patient at a Berlin hospital has the support of US intelligence agencies in this case. If so, it’s a curious fact and intelligence agencies should keep an eye on him. But it’s not a reason to poison him, why would anyone do that?"

Had someone wanted to poison Navalny, they would have gotten it done, Putin noted.

Key points from Vladimir Putin's annual news conference
https://tass.com/politics/1236415



Tước đó Navalny đưa ra 1 cái video về sự di chuyển của các an ninh Nga và buộc tội họ đã không chỉ một lần tìm cách giết Nalvany nhưng không thành

Câu hỏi về Navalny. Ai đã đầu độc ông ta?
Về tình hình với Navalny, Tổng thống Putin tuyên bố rằng chẳng ai cần đến việc đầu độc ông ta.

“Người vợ thỉnh cầu tôi, tôi lập tức chỉ thị cho anh ta đi Đức để điều trị”, - Tổng thống nhắc nhở.

Ngoài ra, theo lời nguyên thủ quốc gia Nga, những tin bài về “vụ đầu độc” Navalny không phải là kết quả điều tra, mà là nhằm “hợp pháp hóa các tài liệu từ cơ quan đặc nhiệm Mỹ”.

Tổng thống cũng lưu ý rằng mục đích của câu chuyện với những công bố về “vụ đầu độc” Navalny là nhằm tấn công vào các quan chức hàng đầu của Nga.


https://vn.sputniknews.com/russia/202012179843789-tong-thong-putin-tien-hanh-cuoc-hop-bao-lon-theo-hinh-thuc-moi/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 18 2020, 08:56 PM

Ông Putin nhận định: Trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua vũ trang


Về cuộc chạy đua vũ trang, thì hiện nay nó đang diễn ra trên thế giới, - Tổng thống nói. Ông Putin lưu ý rằng mọi sự bắt đầu với động thái của Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (Hiệp ước ABM). Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tạo ra loại vũ khí có thể vượt qua “chiếc ô hạt nhân”. Bởi nếu không, tiềm năng hạt nhân của Nga sẽ hầu như bị xoá sổ. Đồng thời, Tổng thống Putin lưu ý rằng Nga chỉ đứng thứ 6 thế giới về tổng kinh phí tài trợ cho quân đội.


- Đối với vũ khí mới của Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không phải là trở ngại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố.

Trong cuộc họp báo lớn, ông Putin lưu ý rằng để đối phó với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, Nga có thể xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình hoặc chế tạo các vũ khí tối tân hơn.

Tổ hợp tên lửa Avangard
"Hoặc tự xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, hoặc chế tạo các vũ khí tối tân mà hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không thể can thiệp. Chúng ta đã làm được điều đó, với sự hỗ trợ của vũ khí siêu thanh, kể cả Avangard. Tôi xin nhắc lại, đó là loại vũ khí tốc độ hơn 20 Machs, có tầm bắn toàn cầu và không phải là tên lửa đạn đạo" – ông Putin nói.


Các hệ thống Kinzhal và Peresvet trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu
Như tổng thống đã lưu ý, nói về các hệ thống vũ khí đã được công bố trong thông điệp của ông thì "tất cả công việc đang được tiến hành".

"Một số vũ khí đã trong tình trạng sẵn sàng. Hệ thống Kinzhal và vũ khí laser Peresvet cũng đã ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu", ông Putin nói.


Ông cũng lưu ý rằng "công việc đang tiến triển tốt đối với Poseidon"

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng "Sarmat"

Ông Putin lưu ý rằng công việc chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng Sarmat đang diễn ra tích cực ở giai đoạn cuối.

Sarmat (RS-28) sẽ thay thế tên lửa chiến lược nặng nhất thế giới Voevoda (NATO gọi là Satan, RS-20V). Tên lửa mới sẽ có khả năng tấn công các các mục tiêu qua Bắc Cực và Nam Cực, vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa. Trong tháng 12 năm 2020, được biết "Sarmat" sẽ nhận nhiệm vụ chiến đấu vào năm 2022.

Tầm bắn của "Sarmat" là 18000 km, chiều dài tên lửa là 35,5 mét, đường kính 3 mét, trang bị nhiều đầu đạn với các đơn vị dẫn đường riêng.


Tên lửa "Zircon" siêu thanh đầu tiên phóng từ biển
Ông Putin nói rằng các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon trên biển đầy hứa hẹn là rất quan trọng, khi quân đội Nga tiếp nhận nó sẽ ảnh hưởng đến cán cân quyền lực chiến lược.

“Bây giờ chúng tôi có Zircon – loại vũ khí rất quan trọng. Gần đây đã tiến hành cuộc thử nghiệm rất quan trọng đối với chúng tôi. Trên thực tế, công việc đã cơ bản hoàn thành. Tốc độ tên lửa là hơn 8 Mach, phạm vi hoạt động lớn, có thể triển khai trên tàu nổi và tàu ngầm. Bố trí ở đâu? Ở vùng biển trung lập. Hãy xét đến phạm vi và tốc độ của tên lửa Zircon, và mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng” - ông Putin nói.

Zircon là tên lửa hành trình siêu thanh trên biển đầu tiên trên thế giới, tốc độ bay đạt 8-9 lần tốc độ âm thanh, tầm bắn tối đa lên tới 1000 km. Ngày 11 tháng 12, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã thử phóng Zircon từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov trúng mục tiêu ven biển ở khoảng cách 350 km.

https://vn.sputniknews.com/russia/202012179846220-phong-thu-ten-lua-cua-my-khong-phai-la-tro-ngai-ong-putin-noi-ve-vu-khi-toi-tan-nhat/


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 19 2020, 02:00 AM

Đọc xong bài này mới thấy, đúng là câu nói chuẩn, smart city sẽ làm con người bớt smart đi, smart city, stupid people.
Tuy mình biết là như vậy, nói vậy, nhưng thực tế vẫn không thoát được việc sống dựa vào các thiết bị kiểu smart ******
Tội nghiệp 2 cậu bé này. Bọn Google Maps cũng vừa tuyên bố sẽ cập nhật lại đường xá, mà ở Nga mọi người đều xài Yandex Maps, tự nhiên 2 chú này lại xài Google Maps.

Nhiệt độ lạnh đến -50 độ C, thảo nào mà điện thoại cũng không hoạt động nổi

Teen freezes to death in -50C after Google Maps sat nav tells him to take wrong turn
Sergey Ustinov and Vladislav Istomin, both 18, hadn't prepared for Siberian weather in the world's coldest inhabited region and then got lost on the notorious "Road of Bones"


The Google Maps instructions sent Sergey Ustinov and friend Vladislav Istomin, both 18, on a disused shortcut in the world's coldest inhabited region, say reports citing police investigators.

The "city guys" had not taken precautions for the extreme conditions, and were quickly frostbitten when their radiator was damaged by a wooden spike on the old road.

Ustinov was found frozen solid in his Toyota Chaser, while his friend was miraculously alive but suffering from acute hypothermia. Medics are now trying to save him, with his arms and legs acutely frostbitten.

"His condition is extremely grave, we are fighting for his life," said a doctor.

The pair had been driving from the world's coldest city Yakutsk to the port of Magadan, on a highway known as the Road of Bones built in the Josef Stalin era by political prisoners.

A quarter of a million people died during its construction.

The route on Yandex Maps - a Russian option - showed a distance of 1,180 miles on the Kolyma federal highway through Ust-Nera.

However, Google Maps, which the two friends used, offered a shorter option of 1,076 miles across the snow-covered territory.

This road had been abandoned in the 1970s, according to reports citing the investigation.

After getting stuck on an abandoned road, they built a fire and burned tyres to keep warm. They were evidently unable to use their phones to contact the emergency services.

It is unclear when Ustinov died, but Istomin survived and was found by police who launched a search after several days.

"A policeman went to Tomtor because there was information that they were seen there," said Nadezhda Dvoretskaya, an Investigative Committee official.

"He started searching with two local residents, and at night they found the car."

She added: "The men tried to keep warm, and burned a tyre. But apparently, they couldn't make a big fire and they couldn't remove the rest of the tyres."


The men had earlier driven from Magadan to Yakutsk and were on the return journey.

Locals were shocked that they had no warm clothes for the deep Siberian winter with them.

"They were city guys," said a local.

"That's why they wore trainers. Now it is very cold here, not yet -60C but at night and in the morning it reaches -57C, and during the day it warms up to -51C."

Normally single cars never venture out in winter here - they go in pairs in case one breaks down.


https://www.dailystar.co.uk/news/world-news/teen-freezes-death-50c-after-23152785

------------------------------


Ngày 11/12/2020, Sergey Ustinov và Vladislav Istomin, 18 tuổi, đã lái xe từ thành phố Yakutsk đến cảng Magadan ở Đông Bắc nước Nga.

Yandex Maps, ứng dụng của Nga cho thấy phải đi 1.180 dặm (~1900km) trên đường cao tốc liên bang Kolyma qua Ust-Nera.
Tuy nhiên, Google Maps lại gợi ý một lộ trình ngắn hơn 1.076 dặm (~1732km) nhưng phải đi qua khu vực tuyết phủ đầy đặc.
Con đường qua đây có tên là Con đường hài cốt, do các tù nhân chính trị xây dựng vào thời Josef Stalin, đã bị bỏ hoang từ những năm 1970, theo các báo cáo trích dẫn cuộc điều tra.

Ước tính khoảng 250.000 người đã chết trong quá trình thi công, và hài cốt của họ vẫn nằm rải rác theo tuyến đường này. Một người địa phương cho biết khu vực này rất lạnh, ban đêm có thể lên tới -60 độ C còn ban ngày ấm lên cũng chỉ đạt -51 độ C."

Hai thanh niên đến từ thành phố đã không đề phòng điều kiện khắc nghiệt như vậy và nhanh chóng bị tê cóng khi bộ tản nhiệt của xe hỏng. Mắc kẹt trên con đường bỏ hoang, cả hai cố gắng giành giật sự sống bằng cách đốt lốp xe để giữ ấm, nhiệt độ quá lạnh khiến họ không thể sử dụng điện thoại cầu cứu.

Khi được phát hiện, Ustinov đã hoàn toàn đông cứng trong chiếc Toyota Chaser, còn người bạn Istomin may mắn sống sót một cách kỳ diệu nhưng bị hạ thân nhiệt cấp tính, tay chân đã hoàn toàn tê liệt.

Người dân địa phương cũng bất ngờ khi cặp đôi không mang quần áo ấm trong mùa đông Siberia lạnh sâu. Thông thường những chiếc xe đơn lẻ không bao giờ ra ngoài vào mùa đông ở đây, họ phải đi theo cặp phòng trường hợp một chiếc bị hỏng.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 20 2020, 03:17 AM

Bổ sung chút, cái này không phải chính trị đấu đá quyền lực, bàn về lý lẽ, mà tin thời sự. Mỹ có thể sắp tới sẽ trừng phạt ngành hàng không dân sự của Trung Quốc và Nga. Nga gần đây cũng vừa bắt 1 nhà khoa học vì tiết lộ bí mật hàng không dân sự của mình. Như vậy là Mỹ bắt đầu chĩa mũi dùi vào ngành dân sự TQ và Nga.

Mỹ cũng đe dọa cả Ấn Độ và bất kỳ nước nào muốn mua số lượng vũ khí lớn của Nga, nhất là những vũ khí nhạy cảm như S-400, Su-35, etc. và vừa trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ xong, vì tội mua S-400

TRước đó, cũng đã có dự thảo luật ở Hạ Viện Mỹ bàn về việc kiềm chế Nga và TQ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, đảm bảo vị trí số 1 của Mỹ, ngăn cản các công ty TQ và Nga tham gia các cuộc thi đấu, so sánh hiệu năng các thuật toán AI do NIST (National Institute of Standards and Technology: Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ) tổ chức, khi mà các thuật toán của 2 nước này liên tục giành những vị trí dẫn đầu trong nhiều hạng mục trong nhiều năm.



Hiện còn có tin đồn, Mỹ đang cân nhắc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Biện pháp này đã được cân nhắc thực hiện thời Obama, nhưng sau đó Mỹ tạm thời hủy không dùng. Bây giờ có thể lại cân nhắc dùng lại. Hồi chiến tranh thương mại, báo chí TQ cũng đã dẫn lời quan chức Mỹ, nói rằng cần cân nhắc Mỹ sẽ dùng biện pháp này với TQ.

Không phải ngẫu nhiên mà Nga đang ráo riết làm hệ thống thanh toán quốc gia và đẩy mạnh giao dịch phi USD.

Mỹ cũng đang cân nhắc trừng phạt các công ty quốc tế đầu tư vào ngành năng lượng Nga, vì đây chính là lĩnh vực mà Mỹ đang muốn đẩy mạnh. Biên pháp này sẽ đánh mạnh vào các tập đoàn năng lượng khổng lồ của châu Âu, Singapore đang đầu tư lớn vào các dự án này. Gần đây nhất, ngày 11/12/2020, người khổng lồ năng lượng của Na Uy là Equinor cho biết sẽ mua 49% cổ phần của công ty LLC KrasGenoNaC (KCN) của Nga (công ty đang nắm giữ giấy phép khai thác-sản xuất trên đất liền phía đông Siberia) với giá 550 triệu USD



Kết hợp với những việc như Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ công bố chiến lược giành lấy vị trí hạt nhân dân sự của Nga trên thế giới thông qua các biện pháp ngoại giao và trừng phạt các nước hợp tác với Nga, Mỹ trừng phạt ngành viễn thông, điện tử của TQ khi TQ có bước phát triển vượt trội về mạng 5G, và rút ngắn khoảng cách trong ngành điện tử, etc. cho thấy một điều:

- Những ngành nào mà Nga, TQ bị Mỹ trừng phạt chính là những ngành mà những nước kia có thể sánh ngang, vượt hơn, hoặc chưa bằng nhưng có tiềm năng đe dọa đến vị trí số 1 của Mỹ, bất kể trên media Mỹ dìm hàng các nước kia thế nào

- Thế giới này không có cạnh tranh công bằng, khách quan, không có cái gọi là tự do cạnh tranh như media của họ vẫn tuyên truyền. Tự do cạnh tranh chỉ có trong nội bộ một nước, còn ra đến quốc tế thì mỗi quốc gia sẽ bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi nói như vậy để hiểu rằng, Mỹ không phải là xấu, mà mô hình kinh tế ngày nay bắt buộc phải hành xử thế. Mỗi nước sẽ tận dụng tối đa vũ khí, đòn bẩy mình có. Mỹ có lợi thế chính trị, hệ thống tài chính, thì không tội gì không tận dụng cả, nước khác cũng vậy thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 20 2020, 03:44 AM

Một điều khá trớ trêu cho Ukraine, đó là họ điên cuồng chống Nga, nhưng quyền lợi của họ nói chung lại gắn với Nga, đặc biệt là ngành năng lượng (chưa nói đến vũ khí và nhiều ngành công nghiệp khác). Cái kẻ mà họ côi là chỗ dựa như Mỹ, hay bạn bè như Ba Lan lại đi theo hướng ngược với lợi ích của họ về lâu dài

Nga có bán được khí sang EU thì đường ống của Ukraine mới có ý nghĩa về kinh tế và chính trị. Cho dù Nga xây Nord Stream 2 nhưng nhu cầu khí của EU với Nga chỉ có tăng chứ không giảm, vậy thì đường ống Nord Stream 2 sẽ không đủ, nên chắc chắn vẫn cần đường ống Ukraine. Khả năng xây đường ống Nord Stream 3 gần như bằng 0, nên Ukraine vẫn sẽ có vị thế.
Chứ nếu để Mỹ thành công đưa khí đốt hóa lỏng LNG từ đá phiến của họ đến EU thì đường ống của Ukraine coi như vứt đi cùng với quyền lợi kinh tế và chính trị của mình.
Chưa nói đến với việc Ba Lan trở thành nhà phân phối năng lượng của Mỹ ở EU (bán cả khí đốt và dầu đá phiến Mỹ), thì vị thế của Ba Lan cũng tăng. Nếu sau này 2 nước cùng là thành viên của NATO hay EU, chắc chắn Ukraine sẽ phải bị rơi vào thế ở dưới trướng Ba Lan, cái cớ bên ngoài là vì Ukraine tôn vinh chủ nghĩa Bandera, kẻ thù của Ba Lan, là kẻ cực hữu, nhưng bên trong, đó là vì vị thế của Ukraine xuống thấp nếu đường ống mất vai trò và mất Crimea, trong khi quyền lực Ba Lan tăng.

Nếu điều này thành thật thì đúng là cay đắng cho Ukraine, vì cả tiềm lực (dân số, kích thước, tài nguyên), trình độ (khoa học công nghệ), vị trí chiến lược, họ đều hơn hẳn Ba Lan.

Hãy nhìn xem: Ba Lan kêu gọi thù địch với Nga thế nào, nhưng bây giờ lại quay lại mua khí đốt trực tiếp từ Nga, không qua EU nữa, vì hiệu quả kinh tế hơn. Trong khi ông Ukraine đang nghèo mà cứ phải cắn răng mua khí của Nga thông qua EU.
Ba Lan họ hô khẩu hiệu ủng hộ Ukraine, nhưng vẫn lén lút mua than của Donesk của quân nổi dậy Ukraine, qua đó vừa giúp cho quân nổi dậy, vừa giúp cho chính mình, mua được than rẻ hơn. Thực tế Ukraine cứ xung đột lãnh thổ thế này, Ba Lan càng có lợi cả về kinh tế và chính trị. Vừa hút được tài nguyên giá rẻ của Ukraine, vừa chèn ép được Ukraine, vừa tạo cho Nga và phương tây thêm mâu thuẫn, kéo dài con đường bình thường hóa quan hệ 2 bên, đều có lợi cho Ba Lan cả.
Thực ra, hiện trạng Ukraine, Moldova, Georgia như hiện nay lại có lợi cho Ba Lan nhất

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 21 2020, 04:51 PM

Nội bộ nước Mỹ có lẽ đang diễn ra cuộc đấu đá, tranh cãi xem giữa Nga và TQ ai là "đối thủ nguy hiểm hơn". Trước đó, khi Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe nhận định, Nga không phải là đối thủ mạnh của Mỹ nhất của Mỹ, mà TQ mới ở vị trí đó. Sau đó thì ngoại trưởng Pompeo có động thái cân bằng hơn, nói Nga nằm trong những nước nguy hiểm với Mỹ, dù không bằng TQ.
Bây giờ thi media Mỹ đang ầm lên 1 vụ hack ầm ĩ, và lập tức quy kết cho Nga, một số thượng nghị sỹ Mỹ như Dick Durbin, Mitt Romney bắt đầu nói Nga rất nguy hiểm, thậm chí có thể "làm tê liệt nền kinh tế, hệ thống hạ tầng nước, điện, etc." của nền kinh tế Mỹ mà chẳng cần tên lửa laugh1.gif hehe.gif
Nghe họ nói làm tôi cũng phải bất ngờ vì "sức mạnh khủng khiếp" của Nga đấy laugh1.gif hehe.gif Hóa ra Nga mạnh đến thế cơ à read.gif Không khéo Putin cũng không ngờ được đất nước của ông ấy lại mạnh đến thế

Tổng thống Trump thì nói rằng tác hại của vụ hack đã bị thổi phổng, và hơi một tí là nghĩ đến Nga, trong khi không ai nghĩ đến Trung Quốc. Còn Biden thì nói sẽ trừng phạt Nga vì vụ hack này

Tóm lại nội bộ Mỹ rồi sẽ là sự tương tác giữa việc Nga và TQ xem nên ưu tiên chĩa mũi nhọn vào ai.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 21 2020, 10:38 PM

@ltbk,
Ba lan không phải là nước quyết định số phận của UK, mà chỉ là nước sốt sắng đi đầu trong công việc này. Vấn đề của UK là nằm trên biên giới tranh giành ảnh hưởng của EU và Nga. Trong đó Nga ở vai trò chống đỡ, vì UK vốn trước nằm trong Liên Xô. Trường hợp của Bạch Nga hay Mondavia cũng vậy.
Khi đã có hai khối đối đầu (Nga và EU) thì các nước ở giữa sẽ trở thành chiến trường để hai bên tranh giành ảnh hưởng. Vấn đề rắc rối của UK cũng từ đây mà ra, ngoài những yếu tố nội tại khác.
Khi Ba lan sốt sắng tham gia vào việc này, thì cũng là cách để nâng vị thế của mình trong EU lên. Tác động vào EU cũng giúp Ba lan củng cố quan hệ với Mỹ, có vị thế hơn để nói chuyện với Pháp-Đức, vốn là hai nước chủ lực của khối này.
Vấn đề UK cũng được Mỹ sử dụng để đẩy EU khỏi Nga (vừa để dành thị trường khí đốt, mà Mỹ bây giờ là một nước xuất khẩu), vừa đóng một cái chốt về chính trị để EU và Nga không thể liên minh với nhau.
Còn hai nước chủ chốt của khối EU là Pháp và Đức, thì vừa muốn chơi với Nga (nhưng ở thế thượng phong), vừa muốn giữ quan hệ với Mỹ. Đặc biệt là Đức
Tại sao UK lại cố gắng chơi với EU, Mỹ trong khi quan hệ cân bằng với Nga lợi hơn. Điều này chỉ có thể giải thích bằng việc chính trường UK bị tài phiệt lũng đoạn, và xã hội dân sự của nước này bị phương Tây lũng đoạn.
Khi Liên Xô tan ra, thì cả ở Nga và UK đều có hiện tượng xuất hiện tài phiệt (VN gọi là các bầu) không chế chính trường để từ đó ăn cơ chế. Do Nga còn thừa hưởng các cấu trúc nhà nước cũ có đủ sức mạnh của nhà nước thâm sâu đó là quân đội và KGB, cho nên sau thời Elsine thì thoát ra được. Tài phiệt Nga phải cúi đầu nghe lời nhà nước. Xã hội bớt hỗn loạn, được chấn chỉnh.
Câu chuyện này không xẩy ra ở UK. Nơi mà chỉ có tài phiệt hoành hành, nhưng họ không đủ sức là một giai cấp có nhận thức về chính mình. Giới tài phiệt này, ngay cả Yanutkovitch được coi là thân Nga, cũng để tài sản của mình ở phương Tây (cụ thể là Áo), đây cũng là cách mà các tài phiệt từ Liên Xô cũ sử dụng để trốn thuế, trường hợp đảo Síp cũng như vậy. Trong trường hợp này, tài phiệt của UK không thể rời phương Tây.
Tài phiệt UK cũng không muốn phụ thuộc Nga, vì không thể và cũng không muốn như tài phiệt Nga.
Mặc dù thế, đám tài phiệt này cũng không muốn EU nắm đầu.
Một điều đặc biệt đó là xã hội dân sự ở đây hoàn toàn bị phương Tây thâm nhập, điều khiển. Từ đó dẫn tới kết quả như ngày hôm nay.
Điều đáng chú ý là mặc dù thế, nhà nước UK cũng không đổ (do tương quan lực lượng bên ngoài giữa Nga và phương Tây ở đây), và một mầm mống dân tộc bắt đầu phát triển (ví dụ như việc nhà thờ UK không còn phụ thuộc vào nhà thờ chính thống Nga), các cơ chế quyền lực cứng của nhà nước ví dụ quân đội có vẻ (tôi nói có vẻ vì không rõ chính xác) được phục hồi. Nhưng sự phát triển của cái mầm dân tộc này thế nào thì không rõ, vì tất nhiên cả hai bên từ Nga đến EU đều không muốn điều này. Nếu EU có khuyến khích, thì nó chỉ muốn sử dụng “tinh thần dân tộc” này để chống Nga mà thôi, còn để cho nước UK hùng mạnh thì tất nhiên là không. Cho nên tương lai vẫn mù mịt.
Điều này thật đáng tiếc, vì UK có đủ tài nguyên cũng như công nghệ để chuyển đổi trở thành một cường quốc trung bình. Vì thế ở vào vị thế nằm trên hai lục địa chính trị (ở đây là Nga và EU) thì phải hết sức khôn khéo mới được, và hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng “không đáy” (không có nhà nước thâm sâu vững chắc, không có tầng lớp giai cấp rõ ràng) chính là yếu điểm khiến UK đang dần dần phát triển theo chiều hướng một nước thế giới thứ 3.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 21 2020, 11:40 PM

Tổng thống Putin đứng đầu Hội đồng Nhà nước mới của Nga

Quyền hạn và vai trò của Hội đồng Nhà nước mới, cơ quan tư vấn cho nguyên thủ quốc gia Nga, đã được tăng lên sau cuộc bỏ phiếu quốc gia hồi mùa hè năm nay về việc sửa đổi Hiến pháp Nga.


Ngày 21/12, Cổng thông tin pháp lý chính thức Điện Kremlin vừa công bố một sắc lệnh cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin được xác nhận là người đứng đầu của Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga.

Hội đồng Nhà nước mới sẽ khác với các cơ quan tiền nhiệm cả về thành phần và chức năng, với quyền hạn được mở rộng sau khi Hiến pháp Nga sửa đổi được thông qua sau cuộc bỏ phiếu quốc gia kéo dài một tuần vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.

Các nhà lập pháp Nga đã chính thức thông qua dự luật về vị trí, nền tảng tổ chức, luật pháp và các hoạt động của Hội đồng Nhà nước vào tháng 11, dự luật đã được Tổng thống ký thành luật vào ngày 8/12.

Theo sắc lệnh được công bố, Hội đồng Nhà nước mới có 104 thành viên gồm: Thủ tướng Mikhail Mishustin, các thống đốc các tỉnh, lãnh đạo của Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang (hai viện của Quốc hội Nga), lãnh đạo của các đảng trong Quốc hội, đặc phái viên của Tổng thống tại các quận liên bang, đại diện các hiệp hội công cộng và các quan chức khác. Một số thành viên của Hội đồng sẽ tham gia nhiệm vụ luân phiên.

Hội đồng bao gồm 18 ủy ban phát triển kinh tế và xã hội, từ hành chính công (do Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin đứng đầu) đến kinh tế kỹ thuật số, chăm sóc sức khỏe và đầu tư nước ngoài.

Ví dụ, nhiệm vụ của một ủy ban sẽ là thực hiện các phân tích về công việc của các cơ quan nhà nước ở các cấp khác nhau và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hiệu quả của chúng.


Hội đồng Nhà nước ban đầu được Tổng thống Putin thành lập vào tháng 9/2000, chưa đầy một năm sau nhiệm kỳ đầu tiên của ông, để cố vấn cho nguyên thủ quốc gia về các vấn đề quan trọng của đất nước.

Bình luận về vai trò mới, quyền lực hơn của Hội đồng trong công tác quản trị, Thư ký Hội đồng Nhà nước Igor Levitin cho biết, định dạng mới sẽ cho phép Hội đồng thực hiện một trong những lời hứa của Hiến pháp Nga sửa đổi.

"Những sửa đổi trong hiến pháp đã đưa ra một phạm trù pháp lý mới - quyền lực công. Để đảm bảo hoạt động phối hợp của tất cả các cơ quan quyền lực, để xem xét quan điểm của họ khi đưa ra quyết định, cần phải có những quyền hạn đặc biệt. Những quyền lực này thuộc về Hội đồng Nhà nước", ông Levitin nói.

Trước đây, Hội đồng có thời gian tồn tại trong nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga (CHXHCNXVLB Nga) với nhiệm vụ tham mưu và tư vấn cho Tổng thống. Hội đồng được thành lập tháng 7/1991 bao gồm các thành viên Tổng thống, Phó Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng một số Bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước, Cố vần chuyên môn.

Hội đồng bị bãi bỏ tháng 11/1991 và được thay bằng Hội đồng An ninh CHXHCNXVLB Nga.

Cho đến khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, Hội đồng Nhà nước Liên bang Nga chính thức được tái lập.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 22 2020, 12:25 AM

Nhà thờ chính thống Ukraine bây giờ thế nào cũng chả rõ nữa. Thời trước thì bắt họ rời Nga để gia nhập vào Constantinople, nhưng sau khi Poroshenko thất cử thì họ lại rút ra. Có lẽ bây giờ độc lập, cũng không vào lại Nga nữa.

Cái nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine, có 2 kẻ thù lịch sử là Ba Lan và sau này là Liên Xô. Bây giờ LX tan rã, thì nhằm vào Nga. Xung đột với Ba Lan k chấm dứt, nhưng nó chưa bùng lên, vì chưa đến lúc.
Phương Tây hiện đang định hướng tư tưởng tinh thần dân tộc Ukraine, đồng nghĩa với chống Nga, k để Nga "xâm lược" nhưng nếu để họ "xâm lược" thì vẫn OK.

Tôi chỉ muốn nói là về mặt quyền lợi, thì Ba Lan thực ra không nên để cho vấn đề Ukraine được giải quyết, mà cứ để cho nó treo giằng dai như thế, để cho quan hệ Nga-EU, hay nói chung Nga-phương Tây vẫn luôn bị cái gai cản trở, như vậy lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị. Chứ Ukraine có vào NATO hay EU thì có gì hay cho Ba Lan đâu. Còn Crimea thuộc về Nga cũng chả hại gì cho Ba Lan cả, còn tốt là khác, vì qua đó Nga và EU, phương Tây vẫn sẽ không thể quay lại như xưa.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 22 2020, 03:42 AM

Bác Phó, EU cũng đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với TQ đó. Nếu việc này thành công thì không biết cái lý thuyết mà Biden kêu "phối hợp với đồng minh EU" để đánh TQ hiệu quả hơn là Trump sẽ thế nào nhỉ?
Và nếu EU làm việc với các hãng TQ nằm trong danh sách đen của Mỹ?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 22 2020, 04:55 AM

Nói chung là team của Biden gặp lại nhiều người quen quá

Mỹ: Biden bị chỉ trích vì chọn người từ giới vận động hành lang
Tổng thống tân cử Mỹ gây tranh cãi. Do ông chọn một số bộ trưởng là nhân sự của một công ty tư vấn chiến lược ở Washington, Joe Biden bị chỉ trích sử dụng một mạng lưới quan hệ cho phép giới chức chính trị Mỹ hợp tác với các nhóm gây áp lực hành lang, trong khi chờ cơ hội trở lại chính quyền.


Chưa tuyên thệ nhậm chức, tổng thống thứ 46 của Mỹ đã bị công kích từ nhiều phía về cách chọn nhân sự. Trước hết, sau khi công bố tên tuổi của các vị bộ trưởng đầu tiên, Joe Biden bị phe tả của đảng Dân Chủ (Justice Democrats và Sunrise Movement), thân cận với thượng nghị sĩ Bernie Sanders, chỉ trích là chỉ biết chọn thành phần ưu tú của thượng tầng xã hội Mỹ, mà không có một khuôn mặt nào của xã hội công dân.

Trong số những nhân vật này, có một số vị không chỉ xuất thân từ chính quyền Barack Obama, mà còn làm việc trong bốn năm qua cho một công ty tư vấn có ảnh hưởng WestExec Advisors.

Công nghiệp vũ khí

Trong số các nhân vật trọng yếu của nội các Joe Biden tương lai, ngoại trưởng Anthony Blinken, nữ giám đốc tình báo quốc gia Avril Haines, phát ngôn viên chính phủ Jen Psaki đều là người của công ty tư vấn chiến lược WestExec Advisors.

Tướng Lloyd Austin, được chọn vào ghế bộ trưởng Quốc Phòng, không những là một cố vấn của WestExec Advisors, mà còn là một trong những người điều hành Quỹ đầu tư của công ty này có tên là Pine Island Capital Partners.

Joe Biden dự kiến sẽ bổ nhiệm David Cohen, một nhân sự khác của WestExec Advisors, làm giám đốc cơ quan tình báo CIA .

Theo AFP, sau bốn năm nhiệm kỳ Donald Trump đầy những cáo buộc lẫn lộn tư lợi với công ích, cách chọn nhân sự của tổng thống tân cử Joe Biden từ một công ty tư vấn có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp vũ khí gây phản ứng chống đối từ xã hội công dân.

Nhóm « Công Dân vì Trách Nhiệm và Đạo Lý » (CREW) khuyến cáo ông Joe Biden « hãy nhìn tấm gương của Donald Trump, chứng minh là sẽ có biện pháp cương quyết tránh tình trạng lẫn lộn giữa quyền lợi chung và quyền lợi riêng ».

Tư vấn : Đất dụng võ trong khi chờ cơ hội trở lại chính quyền ?
Thực ra, nếu xét về nguồn gốc, WestExec Advisors là một công ty tư vấn chiến lược được một số chính khách trong chính quyền Obama lập ra vào năm 2017, sau khi Donald Trump đắc cử, như là mảnh đất dụng võ, làm cố vấn cho các tập đoàn Mỹ muốn sử dụng kiến thức của họ về an ninh và quốc phòng.

WestExec lấy ý từ tên con đường nhỏ « West Executive Avenue » nằm giữa Nhà Trắng và tòa cao ốc Eisenhower, nơi đặt các văn phòng chính phủ Hoa Kỳ. Không ít người xem công ty này là một hình thức « vận động hành lang », sử dụng mạng lưới quan hệ để thuyết phục quan chức chức và nghị sĩ điều chỉnh luật lệ sao cho thuận lợi cho họ.

Tại Hoa Kỳ, để đề phòng tham ô, Quốc Hội áp đặt nhiều luật lệ nghiêm khắc quản lý lãnh vực vận động hành lang, buộc phải công bố danh tánh khách hàng. Tuy nhiên, các công ty tư vấn và nhân sự của họ nằm ngoài khuôn phép, không bắt buộc tiết lộ khách hàng.

Thế mà New York Times và The American Prospect đã truy ra được tên tuổi một số khách hàng của WestExec : Shiel Al, chế tạo máy bay tự hành có hợp đồng với Lầu Năm Góc, Schmidt Futures, hay Winward của Israel chuyên về trí thông minh nhân tạo.

Theo Richard Pinter, nguyên là cố vấn pháp luật của Nhà Trắng, tình trạng không minh bạch của các công ty tư vấn là một vấn đề nghiêm trọng. Ít nhất là phải thông báo danh tính những khách hàng cũ của các viên chức chính phủ được tổng thống bổ nhiệm.

Chắc chắn đảng Cộng Hòa sẽ khai thác sơ hở này trong những ngày tới. Joe Biden đã được khuyến cáo. Nhóm « Công Dân vì Trách Nhiệm và Đạo Lý » cho biết sẽ theo dõi sát sao và đòi hỏi tất cả các thành viên trong chính quyền mới phải công khai hóa tài sản và bán hết cổ phần hoặc phải nhận lãnh trách nhiệm nếu xảy ra tai tiếng lạm quyền.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201209-m%E1%BB%B9-biden-b%E1%BB%8B-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-v%C3%AC-ch%E1%BB%8Dn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%AB-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99ng-h%C3%A0nh-lang

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 22 2020, 04:56 PM

Đây lại tiếp tục minh chứng nữa này. Rõ ràng phương tây và Nga càng đấu đá thì Ukraine càng thiệt, càng chống Nga điên cuồng càng thiệt. Sống hòa hợp cân bằng 2 bên mới là tốt nhất. Nhưng các tài phiệt Ukraine thì lại chỉ lo cho bản thân mình, thiệt cho quốc gia nhưng lợi cho họ

Mỹ đang đầu tư vào Hy Lạp, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, họ đang định biến Hy Lạp thành một trung tâm năng lượng mới tại Địa Trung Hải, và thể hiện rõ rằng mình ủng hộ dự án đường ống khí EastMed cung cấp khí đốt Israel qua Hy Lạp và Cyprus sang thị trường châu Âu.

Việc này dĩ nhiên tránh để giảm ảnh hưởng chính trị của Nga ở EU thì đã rõ, việc Mỹ nhè vào Nga thì đó là chuyện bình thường, nhưng đòn này còn đánh cả vào Thổ và Ukraine nữa, trong đó Ukraine là dính đòn đau nhất. Nga mà giảm ảnh hưởng thì ảnh hưởng chính trị từ cái đường ống của Ukraine cũng giảm theo. Quyền lợi, ảnh hưởng chính trị của Ukraine lại gắn với Nga, chứ không hề gắn với Mỹ và EU. Những động thái của phương Tây làm giảm ảnh hưởng của Nga, kéo theo giảm ảnh hưởng của Ukraine, gây thiệt hại cả về chính trị lẫn kinh tế cho Ukraine laugh1.gif

Còn cái nhóm dân tộc cực đoan của Ukraine thì chỉ biết mỗi bạo lực. Hiện nội bộ họ cũng phân chia làm 2, một nhóm thì chỉ hướng đến bạo lực để giải quyết vấn đề, một nhóm thì tỏ ra mềm dẻo hơn, có tính "chính trị" hơn, nhưng tư tưởng thì vẫn cực đoan, chưa có cái nhìn đại cục, tổng thể, mà vẫn làm chính trị theo kiểu kích động, nên chả rõ thế nào. Dù sao thì tương lai của Ukraine cũng sẽ dựa trên nhóm này, nếu họ không tiến bộ hơn, nhìn rõ đại thể hơn, thì Ukraine cũng không đi lên được

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 22 2020, 09:30 PM

@ltbk,
Không, EU không bao giờ có tư duy đóng cửa với TQ, cho nên không thể trông chờ EU embago hay phong tỏa. Cái lô gics của nó thế này. Từ thời xưa tới nay (từ thế kỷ XVII), khi các cường quốc phương Tây mang súng đạn, chiến hạm đi ra các nơi, thì nó muốn dung sức mạnh quân sự để “mở cửa”, tức là tiến tới ký những hiệp định thương mại bất lợi cho các nước khác, rồi từ đó xâm chiếm. Vì thế nếu embago thì có nghĩa là đi ngược lại bản chất của nó, làm sao nó làm.
Chính vì thế việc toàn cầu hóa từ những thập niên 80 trở lại đây là do phương Tây chủ trì, và trong thực tế là một hình thức xâm thực kiểu khác, tôi gọi là 4.0. 1.0 là thời các hãng buôn phương Tây đi cưỡng bức thương mại bắt đầu vào thời thế kỷ XVI. 2.0 là sau đó, nó phát hiện ra các nước kia yếu quá nên xâm lực luôn chiếm làm thuộc địa. 3.0 là việc vươn lên của nước Mỹ , trong điều kiện các nước đi trước (Anh, Pháp) đã chiếm hết thuộc địa rồi, thì nó đưa la thuyết chủ nghĩa thực dân mới, có nghĩa là Mỹ ủng hộ các nước dành độc lập về chính trị, để hẩy Anh,Pháp đi, nhưng kinh tế thì Mỹ nắm. Điều này được thực hiện rõ rệt và điển hình nhất ở châu Mỹ La tinh. Nhưng từ giữa thế kỷ XX, do tác động của Liên Xô, thì hình thái độc lập giả cầy này càng khó, đồng thời với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã dẫn tới hình thức toàn cầu hóa, mà tôi gọi là xâm thực 4.0. Trong xâm thực 4.0 thì điều quan trọng là nắm được hệ thống tài chính toàn cầu. Nói một cách khác, thống nhất thế giới bằng tài chính.
Nhưng trong xâm thực kiểu 4.0 này cũng có kẽ hở. Đó là ngay cả khi một nước chấp nhận hệ thống tài chính (ở đây là TQ), thì cũng không điều khiển được nó, nếu nó vẫn độc lập về chính trị. Vì thế cho nên mới có chuyện là Mỹ, phương Tây luôn than phiền là tại sao TQ không “đa nguyên đa đảng”, nhưng thực ra dưới “đa nguyên đa đảng” là cách thâm nhập sâu hơn nữa, nắm cổ họng ông. Giống như sau chiến tranh thuốc phiện (1840) đế quốc Anh đã nắm cổ họng nhà Thanh.
Một điều bất ngờ nữa, và cũng đáng tiếc cho VN, là sự vươn lên về chính trị của TQ lại biến VN thành nạn nhân, vì TQ học lại bài bản của các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Trong khi bình thường, một cường quốc vươn lên sau thì phải có một sự tiến bộ. Trường hợp Mỹ tiếp nối Anh, Pháp cũng vậy. Không phải ngẫu nhiên mà khi VN giành độc lập vào ngày 2/9/1945, bác Hồ đã đưa một câu của tuyên ngôn độc lập Mỹ vào bản tuyên ngôn độc lập của VN. Nhưng sự hi vọng Mỹ ủng hộ VN giành độc lập vì mâu thuẫn với Pháp không xẩy ra.
Như vậy nếu liên minh EU-Mỹ để chống TQ hình thành thì là để hai bên có thế xâm nhập TQ sâu hơn nữa, với các điều khoản lợi hơn nữa, chứ không phải là để bảo vệ các nước khác như VN. Việc Mỹ vừa rồi cáo buộc VN “thao túng tiền tệ” và từ đó có cớ để đánh thuế, trong thực tế cũng là một hình thức chiến tranh thương mại không có gì khác. Trong khi VN chỉ là một nước trung bình, và không có lợi ích đối đầu với Mỹ, thậm chí lợi ích khách quan còn gần nhau.
Cũng chính vì thế, các đây ít lâu, khi bộ trưởng ngoại giao TQ đi một vòng châu Âu, nhưng không vận động được, thì không phải là vì EU muốn kết hợp với Mỹ chống TQ, mà muốn tận dụng cơ hội để gây sức ép với TQ mạnh hơn nữa, để có một thỏa thuận có lợi cho mình hơn nữa, có thể “trói cổ TQ”.
Cách tiếp cận xâm thực này của phương Tây, không phải là cách tiếp cận của các nước ở châu Á với TQ (kể cả Nhật, Hàn, Úc,..). Các tiếp cận của các nước châu Á là cùng TQ tham gia vào một thị trường lớn, và do có quan hệ ràng buộc với nhau, để các bên thấy chơi với nhau lợi hơn chống, và từ đó tất cả các bên cùng có lợi. Cách tiếp cận này đến phút cuối cùng thì Ấn độ giãn ra, và có lẽ trong nội bộ TQ không phải ai cũng muốn như vậy, mà phái “bắt chiếc phương Tây, xưng hùng xưng bá” vẫn có trọng lượng (truyền thống văn hóa Đại Hán của họ cũng củng cố thêm điều này nữa)
Cùng với cách thức này, các nước châu Á vẫn hợp tác với Mỹ, xu hướng này nổi bật với việc hình thành bộ tứ : Mỹ, Nhật, Úc, Ấn độ,.. để có sức mạnh cân bằng với TQ.
Và có lẽ chính vì thế TQ mới phản ứng lại với Úc, trong cuộc chiến mini-thương mại hiện nay.
Hiện nay, nếu cộng sản lương PNB Mỹ EU với nhau, thì chúng vẫn trên 50% PNB thế giới, các nước phương Tây vẫn là điểm tới của hàng hóa, có hai đồng tiền quốc tế Đô la và Euro (không kể Bảng Anh và đồng Thụy sĩ), vì thế cách tiếp cận của Mỹ và EU với TQ (và không chỉ với TQ) nặng tính “thuộc địa” và còn mang nặng định kiến về văn hóa. Ở châu Á, ta không thấy điều này, mà nó chỉ là xung đột về quyền lợi đơn thuần. Ví dụ Nhật bản, Hàn quốc, dù là các nước theo chế độ chính trị kiểu phương Tây cho đến bây giờ, họ không mang điều đó ra làm cái cớ để kiếm chuyện với các nước khác.
Chính vì thế, nếu EU và Mỹ thỏa thuận được với nhau, thì là để xâm nhập sâu hơn TQ, chứ không phải là cùng chia xẻ, “ngồi chung một chiếu”.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 22 2020, 10:12 PM

Với những công ty TQ mà Mỹ đưa vào danh sách đen, liệu EU có dám chơi không ? câu hỏi này thì hiện tại “khoa học chưa xác định được”. Nếu xét theo tiền lệ, là trường hợp Mỹ áp đặt embago đơn phương lên I ran, khiến các hãng EU không dám chơi với I ran, thì câu trả lời là KHÔNG.
Nhưng TQ lớn hơn nhiều I ran, và đã là một bộ phận của chuỗi cung ứng toàn cầu của EU, như vậy quyền lợi EU ở TQ lớn hơn. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào thái độ của TQ. Nếu các hãng này làm cái gì đó về quân sự trong tương lai, thì Mỹ có cớ ép EU. Nếu không thì khó có cớ mà ép.
Theo lô gics thông thường, đến tận điểm cuối cùng thì EU bao giờ cũng theo Mỹ. Đây là điều chắc chắn, và cả Nga và TQ hay bất cứ nước nào khác không thể hy vọng hai khối này đánh nhau ra mặt.Mặc dù vậy, chúng vẫn không phải là một, và EU vẫn có những lợi ích của nó.
Chính vì thế vừa rôi VN ký được với EU hiệp định thương mại là tốt, vì trong trường hợp Mỹ khó chịu với VN, nhưng không thể kiếm cớ tạo embago như với VN ngày trước, hay với Triều tiên, Cu ba bây giờ thì VN vẫn có thể chơi với EU.
Theo như bài báo phỏng vấn tướng Vịnh hiện có trên báo VN, trước khi ký hiệp ước thương mại, EU và VN có ký hiệp định về quân sự, cũng như kèm với hiệp định thương mại có hiệp định bảo đảm đầu tư. Và ta có thể coi hiệp định này như là một dạng mẫu mà EU muốn hướng tới với TQ.
Cũng phải nói thêm là, VN dám ký với EU hiệp định kiểu này, nhưng ASEAN thì không.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 23 2020, 07:32 PM

Bộ trưởng tư pháp Mỹ William Barr cho rằng Nga là thủ phạm vụ tấn công mạng, còn Joe Biden tuyên bố cần làm rõ thủ phạm. Trump thì nói "vụ việc nằm trong tầm kiểm soát". Như vậy càng làm rõ chính trường Mỹ đang có tranh chấp xem nên chĩa mũi nhọn vào đối thủ nào, Nga hay TQ?


Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney nhận định, vụ tấn công mạng nhằm xâm nhập dữ liệu trên diện rộng đối với nhiều cơ quan của Chính phủ Mỹ là cực kỳ tổn hại, đồng thời cho rằng, Tổng thống Donald Trump không nhận ra vụ tấn công của nhóm tin tặc mà các quan chức Mỹ tin rằng được Nga hậu thuẫn.

Trả lời phỏng vấn đài NBC, Thượng nghị sĩ bang Utah cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng, Tổng thống có một 'điểm mù' khi nói đến Nga”.

Phát biểu trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ tấn công mạng quy mô lớn và cho rằng, vụ việc nằm trong tầm kiểm soát. Ông chủ Nhà Trắng cũng không nhất trí với đánh giá Nga đứng đằng sau vụ tấn công mạng này.

Trong khi đó, cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff khẳng định: "Dựa trên những gì tôi thấy, tôi nghĩ rằng không nghi ngờ gì nữa, đó chính là Nga đứng sau vụ tấn công mạng".

Bình luận về phát biểu của Tổng thống Trump, ông Schiff cho rằng, điều đó "gây tổn hại tới an ninh quốc gia".
Bên cạnh đó, ông Schiff cũng chỉ rõ, Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.

https://baoquocte.vn/tan-cong-mang-o-my-di-nguoc-so-dong-do-toi-cho-nga-tong-thong-trump-nhan-chi-trich-132016.html


Trước đây, cũng là tố cáo Bắc Triều Tiên tấn công mạng của Mỹ rồi ra đòn.

Về phía Nga

Chẳng mong chờ điều gì tốt đẹp từ chính quyền mới, Nga tuyên bố không liên hệ trước với đội ngũ của ông Biden
Ngày 23/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Moscow không trông đợi 'bất cứ điều gì tốt đẹp' từ Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.


Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Interfax, ông Ryabkov nói: "Chúng tôi chắc chắn không mong đợi bất cứ điều gì tốt đẹp. Và sẽ rất lạ khi mong đợi những điều tốt đẹp từ những người mà trong số họ có nhiều người đã tạo dựng sự nghiệp dựa trên tư tưởng bài Nga".

Thông điệp trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Washington cáo buộc Moscow là một trong những thủ phạm chính tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ của nước này.

Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, Moscow nên chuyển sang cách tiếp cận "ngăn chặn tổng thể" trong quan hệ với Mỹ, cũng như duy trì "đối thoại có chọn lọc" về các chủ đề mà Nga quan tâm.

Ông lưu ý thêm, Nga sẽ không liên hệ trước với bất kỳ nhân viên nào của ông Biden trong giai đoạn chuyển tiếp và cũng sẽ không thực hiện bất kỳ "nhượng bộ đơn phương nào”, nếu Mỹ tiếp tục nhìn nhận Nga như một "đối thủ chiến lược" thì Moscow sẽ "đối xử với họ theo cách tương tự".


https://baoquocte.vn/chang-mong-cho-dieu-gi-tot-dep-tu-chinh-quyen-moi-nga-tuyen-bo-khong-lien-he-truoc-voi-doi-ngu-cua-ong-biden-132256.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 24 2020, 06:19 PM

@ltbk,
Báo VN cũng nói (mà là tổng hợp tin từ báo Pháp và các báo phương Tây khác), TQ và EU khó có thể ký được một hiệp định thỏa thuận đầu tư (giống như hiệp định EVIPA đi kèm với EUVNFTA mà EU ký với VN) vào cuối năm nay. Pháp rồi Ba lan đã công khai phản đối, và muốn kẹp cái hiệp định này với điều kiện làm việc của công nhân,đặc biệt với cáo buộc TQ sử dụng nhân sự cưỡng bức người Ui gua (là dân sở tại ở Tân cương).
Như vậy rõ ràng là EU có ý chờ chính quyền mới ở Mỹ để phối hợp hành động. Trong các báo Pháp nó cũng nói rằng muốn “cogérer China” (đồng điều khiển Trung quốc) với Mỹ. Cái từ “cogérer” này rất có mùi vị kiểu liên minh phương Tây ngày xưa thời chiến tranh thuốc phiện đánh TQ. Trong xã hội hiện tại, không ai có thể cho mình quyền “điều khiển” một nước khác được, vì nước nào cũng có chủ quyền. Đấy chính là ví dụ cho việc tôi nói ở trên, đó là cái nhìn của phương Tây vẫn nặng tính chất thuộc địa.
Cách kẹp hiệp định kinh tế với các điều kiện chính trị, cũng có mùi vị như các hiệp ước mà Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn chẳng hạn, bây giờ chỉ cần thay đổi từ khóa “đạo thiên chúa” ngày trước, với những đòi hỏi xã hội này kia, thì ta sẽ thấy lô gics của nó giống nhau.
Đây cũng chính là điều tôi cũng nói ở trên, đó là lô gics ép buộc các điều kiện chính trị, quân sự vào kinh tế để thâm nhập chứ không phải ngược lại.
Cũng theo như báo Pháp, thì Đức dường như muốn ký với TQ ngay, vì TQ là bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức. Kế đó là Hà lan (vì kinh tế nước này gắn với Đức chặt chẽ). Nhưng Ba lan (theo Mỹ) và Pháp và các nước ảnh hưởng Pháp (ví dụ Bỉ) thì không muốn.
Hôm nay thấy trên báo Vn cũng đang bài phỏng vấn với Đại sứ Mỹ ở VN. Bài báo có cái tên rất kêu “quan hệ VN-Mỹ chỉ có giới hạn là trên trời” (ngụ ý là unlimited), làm tôi buồn cười, vì giới hạn quan hệ VN-Mỹ chính là chính sách của nước Mỹ, chứ chẳng có gì khác.
Cũng theo báo VN, thủ tướng VN đã điện đàm với tổng thống Mỹ, như vậy không phải như ngày xưa, vào năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho tổng thống Mỹ bị CIA vứt vào xó, lần này thì không thể nói là vì không biết, không đọc .. nên lỡ cơ hội.
Hiện nay quan hệ các kênh liên lạc giữa Mỹ và VN đã rất phát triển, bọn Pháp còn nhận xét rằng VN được Mỹ coi “gần như là đồng minh”, để xem ông ứng sử với “đồng minh” như thế nào. Đồng minh gì mà đòi trừng phạt như với Triều Tiên, TQ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 24 2020, 07:24 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 24 2020, 11:19 AM)
@ltbk,
Báo VN cũng nói (mà là tổng hợp tin từ báo Pháp và các báo phương Tây khác), TQ và EU khó có thể ký được một hiệp định thỏa thuận đầu tư (giống như hiệp định EVIPA đi kèm với EUVNFTA mà EU ký với VN) vào cuối năm nay. Pháp rồi Ba lan đã công khai phản đối, và muốn kẹp cái hiệp định này với điều kiện làm việc của công nhân,đặc biệt với cáo buộc TQ sử dụng nhân sự cưỡng bức người Ui gua (là dân sở tại ở Tân cương).
Như vậy rõ ràng là EU có ý chờ chính quyền mới ở Mỹ để phối hợp hành động.  Trong các báo Pháp nó cũng nói rằng muốn “cogérer China” (đồng điều khiển Trung quốc) với Mỹ. Cái từ “cogérer” này rất có mùi vị kiểu liên minh phương Tây ngày xưa thời chiến tranh thuốc phiện đánh TQ. Trong xã hội hiện tại, không ai có thể cho mình quyền “điều khiển” một nước khác được, vì nước nào cũng có chủ quyền. Đấy chính là ví dụ cho việc tôi nói ở trên, đó là cái nhìn của phương Tây vẫn nặng tính chất thuộc địa.
Cách kẹp hiệp định kinh tế với các điều kiện chính trị, cũng có mùi vị như các hiệp ước mà Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn chẳng  hạn, bây giờ chỉ cần thay đổi từ khóa “đạo thiên chúa” ngày trước, với những đòi hỏi xã hội này kia, thì ta sẽ thấy lô gics của nó giống nhau.
Đây cũng chính là điều tôi cũng nói ở trên, đó là lô gics ép buộc các điều kiện chính trị, quân sự  vào kinh tế  để thâm nhập chứ không phải ngược lại.
Cũng theo như báo Pháp, thì Đức dường như muốn ký với TQ ngay, vì TQ là bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức. Kế đó là Hà lan (vì kinh tế nước này gắn với Đức chặt chẽ). Nhưng Ba lan (theo Mỹ) và Pháp và các nước ảnh hưởng Pháp (ví dụ Bỉ) thì không muốn.
Hôm nay thấy trên báo Vn cũng đang bài phỏng vấn với Đại sứ Mỹ ở VN. Bài báo có cái tên rất kêu “quan hệ VN-Mỹ chỉ có giới hạn là trên trời” (ngụ ý là unlimited), làm tôi buồn cười, vì giới hạn quan hệ VN-Mỹ chính là chính sách của nước Mỹ, chứ chẳng có gì khác.
Cũng theo báo VN, thủ tướng VN đã điện đàm với tổng thống Mỹ, như vậy không phải như ngày xưa, vào năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho tổng thống Mỹ bị CIA vứt vào xó, lần này thì không thể nói là vì không biết, không đọc .. nên lỡ cơ hội.
Hiện nay quan hệ các kênh liên lạc giữa Mỹ và VN đã rất phát triển, bọn Pháp còn nhận xét rằng VN được Mỹ coi “gần như là đồng minh”, để xem ông ứng sử với “đồng minh” như thế nào. Đồng minh gì mà đòi trừng phạt như với Triều Tiên, TQ.
*




Đến cả đồng minh "thật sư", và mạnh như EU, Thổ mà Mỹ còn dám trừng phạt thì anh đồng minh "hờ" như VN có là gì đâu bác?
Đồng minh với Mỹ là khác lắm đó laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 24 2020, 09:27 PM

Thêm tin mới về Nord Stream 2


Đan Mạch nói Nord Stream 2 có thể xây ở vùng đặc quyền kinh tế Đan Mạch từ 15/1/2020?

Mỹ nói rằng họ đã chuẩn bị môt trừng phạt mới cho Nord Stream 2.

Theo reuters, thì đưa tin quan chức Mỹ giấu tên cho biết họ tin đây là đòn "chí mạng" (fatal blow) với dự án này, và theo Tass thì phía Nga nói rằng trừng phạt mới có thể làm phức tạp thêm việc thực hiện dự án.

Cũng không rõ đòn chí mạng sắp tới thế nào, nhưng chắc là lệnh trừng phạt sâu rộng, và có thể đây là mức đòn cao nhất mà Mỹ có thể đạt đến để đánh vào EU và Nga. Để xem thế nào, nó cũng là bài test thử xem EU, nhất là Pháp, Đức có khả năng trở nên độc lập về chiến lược không, hay sẽ luôn phải bị sự điều khiển của Mỹ. Nếu đòn này thành công nghĩa là EU không thoát nổi Mỹ, nếu không thành công thì rất có thể Mỹ sẽ hết chiêu, vì đã nói là "chí mạng" mà không thành công thì coi như xong




Exclusive: U.S. preparing new sanctions to impede Russia's Nord Stream 2 pipeline

https://www.reuters.com/article/us-usa-russia-nord-stream-exclusive-idUSKBN28X2B6


Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới để cản trở đường ống Nord Stream 2 của Nga

WASHINGTON (Reuters) - Hoa Kỳ đang thúc giục các đồng minh châu Âu và các công ty tư nhân ngừng hoạt động có thể giúp xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 và chuẩn bị các biện pháp trừng phạt rộng hơn đối với dự án của Nga trong những tuần tới, các quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho biết hôm thứ Tư.


Ba quan chức cho biết chính quyền Trump sắp mãn nhiệm đang chuẩn bị một vòng trừng phạt mới do Quốc hội ủy nhiệm "trong tương lai rất gần" mà họ tin rằng có thể giáng một đòn chí mạng vào dự án Nga-Đức do công ty khí đốt nhà nước Gazprom đứng đầu.

Một trong những quan chức nói với Reuters với điều kiện giấu tên cho biết: “Chúng tôi đã nhận được đòn giáng vào cơ thể đối với điều này, và bây giờ chúng tôi đang trong quá trình thúc đẩy cổ phần thông qua trung tâm dự án,” một trong những quan chức nói với Reuters.

Tháng này, Nga đã tiếp tục xây dựng đường ống trị giá 11,6 tỷ USD (9,5 tỷ euro), hiện đã hoàn thành 90%, sau một năm tạm dừng do các lệnh trừng phạt hiện có của Mỹ.

Công trình mới tập trung vào một đoạn dài 2,6 km (1,6 dặm) ở vùng nước nông của Vùng Đặc quyền Kinh tế của Đức nhưng chưa nằm trong các khu vực nước sâu ngoài khơi Đan Mạch, bao gồm phần lớn đoạn dài 100 km chưa hoàn thành.

Washington nói rằng dự án này, sẽ làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga, sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của châu Âu. Nga cho biết các biện pháp trừng phạt là "cạnh tranh không lành mạnh" nhằm giúp các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ và khẳng định sẽ hoàn thành đường ống.

Mối thù có thể không giảm khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào tháng Giêng. 20, các nhà ngoại giao nước ngoài nói.


Chiến dịch gây áp lực của Mỹ đối với Nord Stream 2 được cả các nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ, những người lo ngại nó sẽ qua mặt Ukraine, cướp đi các khoản phí vận chuyển béo bở. Biden mô tả đường ống này là một "thỏa thuận tồi tệ" đối với châu Âu vào năm 2016 và đã chỉ trích Moscow về vai trò bị cáo buộc trong một cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ được phát hiện vào tuần trước.

Nord Stream 2 đã không đưa ra bình luận ngay lập tức về khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Tháng trước, họ nói với Reuters rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại và những biện pháp mới trong dự luật chính sách quốc phòng, nếu được áp đặt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hơn 120 công ty từ hơn 12 quốc gia châu Âu.

SHIP TRONG CÁC ĐẢO CANARY

Gazprom đã phải trang bị lại các con tàu của mình để thực hiện việc di chuyển bằng đường ống nước sâu tinh vi và có thể cần sự trợ giúp của các công ty từ các quốc gia khác để hoàn thành dự án nhanh chóng.

Washington có những gì họ coi là "thông tin đáng tin cậy" về việc sửa đổi đang được thực hiện đối với tàu cần cẩu Oceanic 5000, ở quần đảo Canary của Tây Ban Nha, các nâng cấp mà các quan chức Mỹ cho biết sẽ trang bị cho con tàu để đặt đường ống ở vùng nước sâu.

Các quan chức từ chối xác định những thực thể nào có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt vì công việc chưa được báo cáo trước đó, nhưng cho biết họ không nhắm mục tiêu vào các chính phủ hoặc quan chức chính phủ cụ thể.


Một quan chức cho biết, một số thực thể châu Âu đã tham gia, nhưng một số “không cố ý” về những tác động đối với đường ống, nói thêm rằng họ vẫn có thể thoát khỏi các lệnh trừng phạt nếu họ thực hiện “một nỗ lực thiện chí để giảm bớt sự can dự của mình”.


Một cơ quan quản lý Đan Mạch hôm thứ Ba cho biết một tàu Gazprom có tên là Fortuna sẽ bắt đầu hoạt động ngoài khơi Đan Mạch từ tháng Giêng. 15 với sự hỗ trợ của các tàu cung cấp khác.

Dự án đang phải vật lộn với áp lực tài chính và sự ra đi của những người tham gia chính, bao gồm cả công ty quản lý rủi ro và đảm bảo chất lượng của Na Uy DNV GL tại đây vào tháng trước. Một quan chức khác cho biết Bộ Ngoại giao sẽ đưa ra một báo cáo quá hạn cho Quốc hội trong những tuần tới về các công ty có thể gặp rủi ro trong việc trợ giúp dự án.

DNV cho biết hướng dẫn mới của Hoa Kỳ có nghĩa là nó có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Phạm vi của các biện pháp trừng phạt đã được mở rộng hơn nữa trong dự luật chính sách quốc phòng lưỡng đảng chống phủ quyết được thông qua trong tháng này.

Biện pháp đó cũng sẽ nhắm mục tiêu đến các cá nhân hoặc công ty hỗ trợ Gazprom với “các hoạt động thanh toán”, bảo hiểm và xác minh thiết bị xây dựng.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã làm tăng thêm 1 tỷ USD chi phí cho dự án, một trong các quan chức Mỹ cho biết.

Ban đầu, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, Nord Stream 2 sẽ tăng gấp đôi năng lực vận chuyển khí đốt trực tiếp đến Đức của Nga.

-------------------

Sanctions may complicate construction of Nord Stream 2, Kremlin says

https://tass.com/economy/1239347



Các biện pháp trừng phạt có thể làm phức tạp việc xây dựng Nord Stream 2, Điện Kremlin nói

Tuy nhiên, Nga và châu Âu quan tâm đến việc thực hiện một dự án cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của mình, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết



MOSCOW, ngày 24 tháng 12. / TASS /. Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng các biện pháp trừng phạt hiện có và đã được lên kế hoạch của Mỹ đối với Nord Stream 2 là nhằm làm cho việc triển khai dự án trở nên khó khăn nhất có thể. Tuy nhiên, Nga và châu Âu quan tâm đến việc thực hiện một dự án cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của mình, ông nói.

Hôm thứ Tư, Reuters, trích dẫn các nguồn tin cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump, thông báo rằng chính quyền Mỹ có kế hoạch áp đặt gói trừng phạt mới đối với dự án Nord Stream 2.

Trước câu hỏi về việc liệu phía Mỹ có cơ chế thực sự có khả năng ngăn chặn dự án hay không, ông Peskov nói: "Tất nhiên, những hạn chế mà người Mỹ đã chấp nhận, mà họ đã lên kế hoạch trong dự thảo ngân sách quốc phòng, tất nhiên, nhằm mục đích làm phức tạp việc thực hiện dự án càng nhiều càng tốt, một dự án mà Châu Âu rất cần, về mặt an ninh năng lượng của Châu Âu. "" Tất nhiên, điều này có thể làm phức tạp [việc thực hiện dự án], nhưng đồng thời, các đối tác Châu Âu của chúng tôi và chúng tôi quan tâm đến việc triển khai dự án,để nó được hoàn thiện vì lợi ích của người tiêu dùng châu Âu và các nhà cung cấp khí đốt của Nga ", Peskov nói.

Nói về việc liệu chính quyền Trump có thời gian để dừng dự án hay không, Peskov nói: "Chúng tôi không có khuynh hướng đọc bã cà phê ở đây". Ông nói: “Chúng tôi có những vấn đề riêng cần giải quyết và chúng tôi đang giải quyết chúng.

Dự án Nord Stream 2 dự kiến xây dựng hai chuỗi đường ống với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển của Nga qua Biển Baltic đến Đức. Đến nay, 93% Nord Stream 2 đã được hoàn thành. Việc xây dựng bị đình chỉ vào cuối năm 2019 khi công ty đặt đường ống của Thụy Sĩ Allseas ngừng hoạt động do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 26 2020, 07:37 PM

Thêm chút tin:

Tên lửa vác vai Strela-10 của Liên Xô đã bắn hạ UAV trinh sát và tấn công CH-4 do Trung Quốc chế tạo của Arap Saudi tại Yemen. Lúc đầu tưởng rằng đó là do hệ thống phòng không Buk của Iran bắn, nhưng sau đó căn cứ vào dấu vết để lại thì đã xác định rằng là Strela-10.


Tin này liên quan đến vụ đường ống Balkan (nhánh Turkey Stream 2) mà tôi đã post.
Sau khi nối từ Serbia sang Hungary thì Ukraine cũng mất luôn vai trò trung chuyển khí sang Đông Âu (hiện giờ thì đã mất vai trò chuyển khí sang Bulgary rồi). Trước đó Nga đã vượt Arap Saudi thành nhà cung cấp dầu số 1 sang TQ.
Nga cũng đã tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cung cấp cho Trung Quốc trong tháng 9, lập mức cao kỷ lục, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong tháng 9/2020, Nga đã cung cấp sáng TQ 899 triệu m3, gấp đôi so với tháng trước (542 triệu m3) cũng như tháng 9 năm ngoái (558 triệu m3)


Thay thế hoàn toàn việc cung cấp khí đốt của Nga cho Serbia thông qua Ukraine.

Việc giao khí bằng đoạn đường ống đi qua Serbia sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 và sẽ thay thế hoàn toàn việc cung cấp khí đốt của Nga cho Serbia thông qua Ukraine.

Theo Interfax, việc nạp khí đốt cho đoạn đường ống ở Serbia của hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu.

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn khí đốt của Nga qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ và đến miền nam châu Âu, đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2020. Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Hy Lạp và Macedonia là những nước đầu tiên nhận khí qua đường ống này. Việc xây dựng một đoạn đường dài 474 km từ Bulgaria đến Serbia đã bị trì hoãn trong một năm do đại dịch.

Việc giao hàng qua đoạn mới của đường ống sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 và sẽ thay thế hoàn toàn việc cung cấp khí đốt của Nga cho Serbia thông qua Ukraine. Sau đó, khí đốt từ Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ qua Serbia dự kiến ​​sẽ đến Hungary và sau đó là Áo.


https://petrotimes.vn/thay-the-hoan-toan-viec-cung-cap-khi-dot-cua-nga-cho-serbia-thong-qua-ukraine-591915.html
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-pha-ky-luc-xuat-khau-khi-dot-sang-trung-quoc-587238.html


---------------------
Chà, 2 cái tin này hay. Có phải liên quan đến việc thay đổi chính quyền ở Mỹ, hay là để đáp lại trừng phạt của Mỹ?

Bộ trưởng dầu mỏ Iran Zangeneh thăm Nga, đã hội đàm với Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulginov, Phó Thủ tướng Alexander Novak và các quan chức dầu mỏ khác của nước chủ nhà.
Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, Iran coi Nga là đối tác chiến lược và hoan nghênh các công ty Nga đầu tư vào ngành dầu mỏ, cung cấp thiết bị cho nước này. Đây có thể coi là bước đi tiếp theo nhằm hiện thực hóa tuyên bố mới đây của chính quyền Iran về việc tăng sản lượng khai thác dầu thô lên 4,5 triệu bpd từ tháng 3/2021.

Trung Quốc cũng đã nối lại việc mua dầu của Venezuela. Tàu chở dầu giao hàng trực tiếp đầu tiên đã nhận hàng ở Venezuela vào cuối tháng 8/2020, một tàu chở dầu khác hiện đang bốc trả dầu tại cảng Bayuquan của Trung Quốc. Hai tàu chở dầu khác thuộc CNPC đã nhận dầu từ cảng Venezuela vào tháng 11. Trước đó, CNPC và PetroChina đã ngừng tải dầu và nhiên liệu tại các cảng của Venezuela vào tháng 8/2019 sau khi Washington gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với PDVSA. Bây giờ, việc này đã được nối lại


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 26 2020, 07:44 PM

Nếu Ukraine muốn chuyển khí từ Kazakhstan và Turkmenistan thì lại phải đi qua đường ống của Nga à?

Ukraine tìm kiếm sự hỗ trợ từ EU để trung chuyển khí đốt
Nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí Ukraine - GTS Ukraine cho biết, Chính phủ nước này sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía EU yêu cầu mở cửa hệ thống đường ống của mình nhằm cho phép các nước Trung Á (Turkmenistan và Kazakhstan) tự do xuất khẩu trực tiếp khí đốt sang thị trường EU, trong trường hợp Gazprom chấm dứt hợp đồng trung chuyển khí vào năm đáo hạn 2025.


Như vậy, GTS Ukraine sẽ được đảm bảo có doanh thu trong mọi trường hợp. Vào phút chót cuối năm 2019, Gazprom đã buộc phải ký hợp đồng trung chuyển khí đốt với Ukraine kỳ hạn 5 năm với khối lượng đảm bảo tối thiểu 65 tỷ m3 trong năm 2020 và 40 tỷ m3/năm từ 2021-2025 sau khi dự án Nord Stream 2 bị chậm tiến độ. Trong trường hợp xấu nhất, GTS Ukraine sẽ xem xét khả năng vận chuyển bất kỳ loại khí methane nào, bao gồm cả biomethane hoặc hydro tổng hợp nhằm đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện kế hoạch cắt giảm phát thải CO2 tại châu Âu.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ukraine-tim-kiem-su-ho-tro-tu-eu-de-trung-chuyen-khi-dot-581750.html



Nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước, giới chức Crimea dự định xây dựng một nhà máy khử mặn từ tháng tới, và có khả năng sẽ xây dựng thêm trong tương lai. Trong khi đó, hôm 24/12, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tuyên bố Kiev sẽ can thiệp để ngăn chặn Nga giúp Crimea giải quyết khủng hoảng nguồn nước ngọt.
Ông Kuleba nói - "Chúng tôi sẽ ngăn cản họ thực hiện dự án này."

Phát biểu của Ngoại trưởng Ukraine đã lập tức bị các quan chức Nga chỉ trích. Ông Vyacheslav Volodin, phát ngôn viên của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã có buộc Kiev "ghét người dân Crimea".

"Ukraine luôn tỏ thái độ như vậy đối với người dân ở Crimea", ông Volodin nói. "Trước đây họ đã cắt nguồn cung cấp nước ngọt qua kênh, giờ đây họ còn muốn ngăn chặn hoàn toàn nguồn cung nước ngọt của người dân Crimea. Tất nhiên là ý định của họ sẽ không thành công."

Đồng quan điểm với ông Volodin, nghị sĩ Mikhail Sheremet cũng khẳng định rằng "không ai có thể ngăn cản Nga thực hiện dự án có quy mô lớn và ý nghĩa rất quan trọng này."

Theo RT, tình trạng thiếu nước ở Crimea đang ngày càng nghiêm trọng, khi các hồ chứa cạn dần đồng nghĩa với việc nhiều khu vực trên bán đảo bị hạn chế nguồn cung nước ngọt chỉ trong vòng vài giờ mỗi ngày.

Trước đó Ukraine đã từng định phỏng tỏa 100% nguồn nước của Crimea, nhưng sau đó hủy bỏ, khi Nga dọa tiến hành một cuộc phong tỏa đường thủy liên quan đến toàn bộ Ukraine. Vị quan chức Nga cảnh báo rằng họ có trong tay tất cả các công cụ cần thiết để thực hiện điều này, bằng cách chặn một trong những phụ lưu lớn nhất của sông Dnepr, và điều này sẽ ngay lập tức gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở Ukraine, vì sông Desna được bắt nguồn từ lãnh thổ Nga và chảy vào sông Dnepr ở Ukraine, cung cấp nguồn nước ngọt lớn nhất cho Kiev.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 26 2020, 07:50 PM

Đọc bài báo này thấy dở khóc dở cười, khi tôi đồng ý với cả Mỹ và viên phi công này. Rõ ràng chính phủ Mỹ và Afganistan có trách nhiệm bảo vệ họ, và phi công đúng. Nhưng Mỹ cũng có lý, vì nếu chấp nhận yêu cầu của anh phi công này, thì sẽ phải làm vậy với hàng trăm, ngàn người lính khác, và như vậy thì quân đội của chính phủ Afganistan do Mỹ dựng lên sẽ tan vỡ, đi kèm với chính sách rút quân của Mỹ ở đây tan vỡ.
Có điều nếu Mỹ từ chối thì phải nói rõ ngay từ đầu, đằng này lại hứa chấp nhận, sau đó lại nuốt lời từ chối, thì như vậy khác gì lừa con nhà người ta bán mạng cho mình rồi bỏ mặc

Từng sát cánh với Mỹ, phi công Afghanistan lo bị Taliban sát hại
Nếu không rời khỏi đất nước, các binh sĩ Afghanistan từng được Mỹ huấn luyện và cùng chiến đấu sẽ đứng trước nguy cơ bị Taliban sát hại.


Naiem Asadi là phi công người Afghanistan được quân đội Mỹ huấn luyện. Phi công này nổi danh sau 6 năm chiến đấu chống Taliban, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), cũng như giúp giải cứu phi công Mỹ gặp nạn.

Nhưng nay, Asadi đối mặt nguy cơ bị Taliban sát hại. Viên phi công cùng người vợ và con gái 4 tuổi phải lẩn trốn sau khi Lầu Năm Góc từ chối giúp ông rời Afghanistan để tại định cư ở Mỹ, theo Wall Street Journal.

Bộ Quốc phòng Mỹ ban đầu nhận lời giúp bảo vệ gia đình Asadi, nhưng sau đó quyết định này bị rút lại. Cuối tháng 11, quân đội Mỹ đã yêu cầu Asadi và gia đình rời khỏi căn cứ quân sự ở Afghanistan, nơi viên phi công đã trú ẩn để trốn tránh Taliban trong một tháng trước đó.

"Chúng tôi không ngờ sẽ bị chính phủ Mỹ bỏ rơi giữa chừng", Asadi nói. Phi công này đã giúp tiêu diệt hàng trăm tay súng IS và Taliban suốt thời gian ông phục vụ trong quân đội Afghanistan.

"Sau khi hoàn tất đánh giá tổng thể, các quan chức quyết định Bộ Quốc phòng không thể ủng hộ đề nghị bảo vệ", phát ngôn viên Lầu Năm Gốc Robert Lodewick cho biết.

Thế lưỡng nan của Mỹ
Trong bối cảnh chuẩn bị rút chân khỏi Afghanistan, Washington đối mặt tình thế lưỡng nan liệu có nên giúp đỡ tái định cư các cá nhân từng kề vai sát cánh, thậm chí bảo vệ sinh mạng người Mỹ trên chiến trường.

Nếu không đưa những người này rời khỏi Afghanistan, nhiều khả năng tính mạng họ sẽ bị Taliban đe dọa.

Nhưng ngược lại, kịch bản xảy ra là quân đội Afghanistan sẽ mất đi những chiến binh tinh nhuệ nhất, đe dọa sự tồn tại của chính phủ Kabul.

Quyết định của Lầu Năm Góc với trường hợp của Asadi làm dấy lên sự phẫn nộ trong quân đội Mỹ. Các sĩ quan từng huấn luyện và chiến đấu cùng Asadi cho biết viên phi công đã hy sinh rất nhiều, cho cả Afghanistan lẫn Mỹ, và đã đến lúc nước Mỹ tôn trọng cam kết bảo vệ gia đình ông.

Hôm 15/12, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đã có cuộc gặp với các thành viên cấp cao của Taliban, nhằm thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa nhóm này với chính phủ Kabul và chấm dứt cuộc chiến kéo dài 2 thập kỷ tại Afghanistan.

Tổng thống Trump đã yêu cầu quân đội Mỹ giảm hiện diện quân sự ở Afghanistan từ 4.500 xuống 2.500 binh sĩ trước ngày chuyển giao 20/1/2021. Tổng thống đắc cử Joe Biden cũng cho biết ông muốn rút hết quân Mỹ khỏi Afghanistan trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Khi lực lượng Mỹ rút đi, việc giữ các phi công Afghanistan được Mỹ đào tạo ở lại đất nước sẽ giúp duy trì sức mạnh không quân của chính phủ Afghanistan, bảo vệ các thành phố lớn như thủ đô Kabul cùng lợi ích khác của Mỹ.

Asadi năm nay 32 tuổi. Ông tốt nghiệp năm 2013 và là một trong 4 phi công người Afghanistan đầu tiên được Mỹ đào tạo để vận hành trực thăm MD-530. Trực thăng tấn công giờ là một trong những sức mạnh nền tảng của không quân Afghanistan.

Viên phi công đã thực hiện hàng trăm nhiệm vụ với gần 3.000 giờ bay. Asadi là một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của không quân Afghanistan.

Trong nhiệm vụ đầu tiên vào năm 2014, Asadi được cử tới thị trấn nhỏ gần thành phố Jalalabad đang bị phiến quân chiếm đóng. Năm 2015, Asadi tham gia giải phóng thành phố Kunduz khỏi tay Taliban. Tại đây, trực thăng của Asadi đã phóng đi hàng loạt tên lửa nhắm vào các vị trí của quân nổi dậy, viên phi công nói.

Đầu năm nay, Asadi được quân đội Mỹ vinh danh khi giúp bảo vệ một phi công Mỹ bị rơi máy bay chờ giải cứu ở miền Bắc Afghanistan.

Chấp nhận rồi lại từ chối
Asadi nộp hồ sơ theo chương trình Significant Public Benefit Parole để xin cấp quy chế bảo vệ tạm thời dành cho người không phải công dân Mỹ. 12 sĩ quan quân đội tại ngũ và nghỉ hưu đã ủng hộ đơn của Asadi. Họ giúp viên phi công tìm việc làm và một căn nhà ở New Jersey để chuẩn bị tái định cư.

Các sĩ quan Mỹ từng làm việc cùng Asadi cho biết phi công này là nhân vật đặc biệt dễ trở thành mục tiêu Taliban săn đuổi, sau khi NATO sử dụng hình ảnh của ông trong đoạn video quảng bá cho trực thăng MD-530.

Hồ sơ của Asadi đã được Lầu Năm Góc ủng hộ, trong đó quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận thư đe dọa của Taliban gửi tới Asadi ngày 27/10. Dựa trên ủng hộ của Lầu Năm Góc, Cơ quan Di trú và quốc tịch Mỹ sau đó phê chuẩn hồ sơ của phi công người Afghanistan, Wall Street Journal cho biết.

Thế nhưng, khi chuẩn bị nhận thị thực, Asadi nhận được cuộc gọi từ một sĩ quan Mỹ thông báo thị thực cho gia đình ông chưa hoàn thành. Một tuần sau đó, quân đội Mỹ cho biết rút lại ủng hộ với hồ sơ của Asadi, dẫn tới đơn xin bảo vệ của viên phi công bị từ chối.

"Điểm mấu chốt là Mỹ, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, không thể trở thành bên thúc đẩy một sĩ quan quân đội từ bỏ nhiệm vụ", quan chức Lầu Năm Góc phát biểu.

"Sẽ là sai sự thật nếu bất cứ ai nói Asadi phạm tội đào ngũ khi rời khỏi quân đội Afghanistan. Bộ luật Hình sự của Afghanistan không có quy định về tội cho việc rời khỏi quân đội", luật sư của Asadi tại Mỹ là Kimberley Motley cho biết.

Luật sư Motley nói chính phủ Afghanistan từng bỏ tù công dân vì những tội không được quy định trong luật. Asadi cho biết ông không thể quay lại không quân Afghanistan do lo sợ sẽ bị bắt giam vì rời bỏ vị trí.

Năm 2016, Bộ Quốc phòng Afghanistan tuyên bố sẽ bắt giữ Niloofar Rahmani, nữ phi công đầu tiên của nước này, khi cô nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ vì lo ngại bị đe dọa tính mạng ở quê nhà. Rahmani được cấp quy chế tại nạn năm 2018 và hiện sống ở Mỹ.

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Afghanistan Fawad Aman không bình luận về khả năng bắt giữ Asadi. Ông Aman nói lực lượng an ninh Afghanistan coi đe dọa nhắm tới Asadi là vấn đề nghiêm trọng, nhưng chưa cung cấp bảo vệ cần thiết cho viên phi công.

Lầu Năm Góc, lực lượng Mỹ ở Afghanistan cũng như Cơ quan Di trú và quốc tịch Mỹ từ chối bình luận thêm về trường hợp của Asadi.

Rời Afghanistan không phải là giải pháp
Một quan chức Lầu Năm Góc cho biết sau khi nhận được phê chuẩn ban đầu, một số sĩ quan cấp cao của quân đội Mỹ ở Afghanistan đã liên lạc với văn phòng Bộ Quốc phòng đề nghị đánh giá lại trường hợp của Asadi.

Cuối cùng, Bộ Quốc phòng đi tới kết luận đe dọa nhắm tới Asadi "không lớn hơn hay đáng báo động hơn" so với các binh sĩ Afghanistan khác, quan chức Lầu Năm Góc nói.

"Giải pháp dành cho hàng trăm, hàng nghìn người đối mặt đe dọa an ninh không thể là lên máy bay tới Mỹ. Như vậy sẽ làm tan rã từ tận cốt lõi quân đội Afghanistan", quan chức Lầu Năm Góc cảnh báo.

Vụ việc của Asadi đã khiến những binh sĩ Afghanistan mong muốn rời khỏi đất nước cùng quân đội Mỹ, cũng như các quân nhân Mỹ muốn bảo vệ đồng đội người bản địa từng kề vai sát cánh, bị sốc.

"Mỹ đã hứa cho Asadi một khởi đầu mới, chúng ta cần tôn trọng điều đó. Ông ấy giờ không có nơi nào để đi hết", Rafael Caraballo, một phi công Mỹ từng huấn luyện Asadi, nói.

Caraballo cho biết ông từng chứng chứng kiến các chiến binh Taliban cắt cổ một binh sĩ Afghanistan, sau khi tìm thấy giấy tờ cho thấy binh sĩ Afghanistan tham gia vào chương trình huấn luyện phi công của Mỹ.

Tranh cãi quanh trường hợp của Asadi diễn ra trong bối cảnh làn sóng gia tăng các vụ ám sát nhắm vào viên chức chính phủ Afghanistan. Liên Hợp Quốc cho biết 531 mục tiêu dân sự, trong đó có nhiều quan chức chính phủ, đã bị ám sát trong 10 tháng đầu năm 2020.

Cố vấn an ninh quốc gia Afghanistan Hamdullah Mohib thì cho rằng những binh sĩ gia nhập quân đội Afghanistan nên tôn trọng cam kết của họ, không thể lấy thời gian phục vụ trong quân ngũ như tấm vé rời khỏi đất nước.

"Mạng sống của mọi người dân Afghanistan giờ đều bị đe dọa", ông Mohib nói.

https://zingnews.vn/tung-sat-canh-voi-my-phi-cong-afghanistan-lo-bi-taliban-sat-hai-post1167029.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 28 2020, 08:46 PM

Cho đến bây giờ, có 1 điều vẫn khó hiểu với tôi, đó là tại sao TQ lại gây chiến với Ấn Độ vào năm nay, thời điểm chiến tranh thương mại giữa họ và Mỹ? Làm vậy vô tình xô đẩy Ấn về phía Mỹ, giúp Mỹ có cơ hội làm mạnh thêm liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 4 bên: Ấn, Nhật, Úc, Mỹ và tương lai có thể là cả New Zealand.
Không lẽ chỉ để đẩy Nga vào thế khó, đẩy Ấn và Nga ra xa nhau? Chắc không phải vậy.
Chẳng nhẽ để ngăn các hãng quốc tế lấy Ấn Độ thay TQ?
Chẳng nhẽ chỉ là để chiếm thêm vài trăm km đất biên giới?
Phe nhóm nào của TQ hậu thuẫn cuộc xung đột này?

Tóm lại là chưa hiểu

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 29 2020, 05:16 PM

Nga tiếp tục triệu tập Navalny trình diện ở Moskva ngày 29/12, nếu không bản án treo của ông hồi năm 2014 sẽ bị chuyển thành án tù.

"Dựa trên thông tin Navalny đã được rời khỏi bệnh viện Charite từ ngày 20/9 và đến ngày 12/10, tất cả triệu chứng ốm đau của ông ta đã hết. Như vậy ông ta đã không hoàn thành nghĩa vụ của tòa án và đang trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan giám sát hình sự", Cục Cải huấn liên bang Nga hôm 28/12 ra thông cáo cho biết.

Cơ quan này cho biết thêm Alexei Navalny đã được lệnh trình diện tại cơ quan giám sát hình sự Nga ở Moskva vào ngày 29/12, nếu không ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý và án treo của Navalny sẽ được thay thế bằng một bản án tù.

Luật sư Vadim Kobzev của Navalny hôm 28/12 cũng cho biết ông đã nhận được lệnh trình diện ở Moskva trước 9h ngày 29/12.

Navalny, nhà hoạt động đối lập Nga, từng chịu án treo từ vụ án thường được gọi là "vụ Yves Roche" vào năm 2014, khi Navalny và anh trai Oleg bị kết tội biển thủ khoảng 500.000 USD từ hai công ty Nga trong năm 2008-2012.

Một trong số hai công ty này có liên kết với hãng mỹ phẩm Pháp Yves Rocher và cuộc điều tra cho thấy hai anh em Navalny đã rửa một phần trong số tiền trên. Cả hai đều bị kết án tù ba năm rưỡi, nhưng Navalny được hưởng án treo.

-----------------

Tòa án Mỹ lần nữa bác bỏ yêu cầu cấm ứng dụng Tiktok của chính phủ Mỹ, nói rằng Bộ Thương Mại đang vượt quá quyền hạn và không cân nhắc các lựa chọn khác. Chính phủ Mỹ nói sẽ tiếp tục kháng cáo.
hì hì, cái này thì lại ủng hộ TikTok. Họ đã đồng ý trao quyền quản lý dữ liệu cho Oracle để đảm bảo dữ liệu công dân Mỹ trên đất Mỹ, được quản lý bởi Mỹ rồi, như vậy lo ngại về an ninh quốc gia đã hết. Mỹ đòi Tiktok phải giao cả thuật toán lẫn quyền kinh doanh cho mình thì khác gì ăn cướp đâu, còn trắng trợn hơn cả việc TQ ép các hãng Mỹ lập liên doanh nếu muốn vào kinh doanh ở TQ

PS: Mỹ bắt hãng TQ phải đặt dữ liệu công dân Mỹ ở Mỹ, nhưng khi các nước khác làm vậy với hãng Mỹ thì e là Mỹ không chịu, ha ha

-----------------

Trước đó, phía Nga công bố đã hoàn thành phần đất liền (onshore) của Nord Stream 2, giờ còn phần offshore

Hôm qua,
Nord AG - nhà thầu chính của tuyến đường ống khí đốt từ Nga sang Đức, chính thức thông báo tàu rải ống của Nga đã hoàn thiện nốt phần đường ống dài 2,6 km trên vùng biển của Đức, vốn bị đình trệ do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Dữ liệu từ Refinitiv Eikon công bố hôm 28/12 cho thấy tàu rải ống Fortuna của Nga đã rời công trường xây dựng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 ở khu vực biển Baltic tại Đức.

Nguồn tin tiết lộ với Reuter hồi tuần trước cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định thông qua một gói trừng phạt mới đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 28/12 nói rằng Moscow sẽ phải điều chỉnh phương án để hoàn thành dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 nếu Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới chống tuyến đường ống khí đốt này.

Cũng liên quan đến dự án đưa khí đốt từ Nga sang Đức, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm 28/12 cam kết sẽ bảo vệ việc xây dựng Dòng chảy Phương Bắc 2 khỏi những hạn chế có thể được áp đặt dưới thời chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.


Ngoại trưởng Heiko nhấn mạnh rằng chính phủ Đức sẽ không thay đổi quan điểm đối với tuyến đường ống dẫn khí đốt này ngay cả khi lãnh đạo của Mỹ thay đổi.
“Berlin sẽ không nhượng bộ trước áp lực của Washington trong tranh chấp giữa hai bên về dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 ngay cả sau khi Mỹ chuyển giao quyền lực vào tháng 1/2021, Ngoại trưởng Maas nói với hãng tin Deutsche Presse-Agentur (DPA) hôm 28/12.

Không cần thiết phải nêu ra chủ đề về chủ quyền của châu Âu nếu điều này có nghĩa là trong tương lai chúng ta phải làm mọi thứ theo cách mà Washington mong muốn. Chính phủ liên bang sẽ không thay đổi quan điểm của mình đối với Nord Stream-2

Ngoại trưởng Đức thừa nhận rằng về một số chủ đề, kể cả dự án này, Berlin và Washington có những bất đồng.
"Điều quan trọng là chúng ta phải có một đường lối chung về các vấn đề chiến lược và địa chính trị trung tâm, để chúng ta cùng đứng trên lĩnh vực này"

Vệc xây dựng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 có tổng vốn đầu tư hơn 11 tỷ USD đã hoàn thành 94%.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 29 2020, 06:43 PM

Tại sao TQ lại gây sự với Ấn độ trong năm nay, khi đang có chiến tranh thương mại với Mỹ. Bởi vì những yếu tố để chơi với Ấn độ hết dần. Thứ nhất là Ấn độ không tham gia vào RCEP, có nghĩa là cơ sở cho giao dịch thương mại giảm đi. Thứ nhì là khả năng liên minh QUAD (Ấn độ, Nhật, Úc, Mỹ) càng hiện rõ. Thứ 3 là sự đổi chiều của liên minh, khi Nga là đồng minh truyền thống của Ấn độ ngày càng bị buộc chặt vào TQ. Thứ 4 là vấn đề xung đột với Pakistan, mà Pakistan lại là đồng minh của TQ.
Đây là ta xét theo cái nhìn buộc tội TQ. Nhưng cũng có thể xét theo cái nhìn buộc tội Ấn độ, đó là nhân dịp TQ bị Mỹ ép, thì Ấn độ đẩy mạnh hoạt động để chiếm thế thượng phong hơn. Cái nhìn “buộc tội Ấn độ” này ít được nhìn nhận, vì nó nhằm vào Pakistan, là đồng minh của TQ chứ không nhằm hẳn vào TQ.
Bây giờ ta hãy nhìn theo cái nhìn buộc tội Ấn độ trước.
Một vấn đề lớn nhất với Ấn độ từ khi thành lập đến nay là quan hệ xung đột với Pakistan. Hai bên đã giao chiến nhiều lần, và lần cuối cùng lớn nhất là vào năm 1972, khi Ấn độ ủng hộ và tham chiến ở Băng la đéc, dẫn tới việc hình thành nhà nước này. (Từ năm 1948 tới 1972, Băng la đéc là một bộ phận của Pakistan, do khi Ấn độ giành được độc lập vào năm 1948, thì các vùng hồi giáo tách ra thành nước Pakistan bao gồm cả Băng la đéc). Nhưng giữa hai nước vẫn còn vấn đề nữa là vùng Cát xơ mia. Vùng Cát xơ mia có điều đặc biệt là dân cư là người theo đạo hồi, nhưng giai tầng lãnh đạo của nó lại là người theo Ấn độ giáo. Vì thế vào năm 1948, vùng này nhập vào Ấn độ. Nhưng Pakistan không chịu, và đã có nhiều cuộc chiến tranh giữa hai bên xẩy ra ở đây (tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần). Bang Ca xơ mia lịch sử này hiện tại có ba vùng. Vùng TQ chiếm đóng, vùng Pakistan chiếm đóng, vùng Ấn độ chiếm đóng. Biên giới ở đây không phải là biên giới, vì không có hiệp định giữa các bên, mà là vùng kiểm soát thực tế. Đường kiểm soát thực tế giữa Pakistan và Ấn độ có tình trạng giống biên giới Hàn quốc- Triều Tiên, tức là chỉ là ngừng chiến, và liên tục có xung đột nhỏ.
Cũng phải nói thêm là, ngay cả biên giới Ấn độ-TQ, phần lớn cũng chỉ là vùng kiểm soát thực tế, mà không có hiệp định. Vì trước đó Ấn độ và TQ đã đánh nhau một lần vào năm 1962. Còn trước đó nữa thì thực tế biên giới cũng không rõ ràng, vì từ thế kỷ XIX, vùng Tây Tạng trong thực tế độc lập với TQ. Khi TQ “giải phóng” Tây tạng vào năm 1955 (tôi không nhớ rõ date, các bác có thể tra chú gúc) thì vấn đề biên giới này mới đặt ra. Cũng phải nói thêm là chiến tranh 1962 giữa Ấn độ và TQ thực tế là giúp TQ nắm chắc Tây Tạng, và cũng chính vì thế Đại lai lạt ma đóng đô ở Ấn độ.
Vào năm 2019, Ấn độ đã quyết định đặt hai bang ở vùng Cát xơ mia do mình kiểm soát dưới quyền trực tiếp của chính quyền liên bang Ấn. Điều này có nghĩa là Pakistan không thể nào có thể đòi quyền kiểm soát dưới dạng “hòa bình” được nữa. Tại sao ? vì Ấn độ là thể chế liên bang, các bang có thể đòi tách ra. Do dân Cát xơ mia là người hồi giáo, nếu trưng cầu dân ý thì chắc chắn họ sẽ đòi độc lập, hay đòi sát nhập vào Pakistan. Nhà nước Ấn độ là một nhà nước đặc biệt, nó luôn có chính sách chia quyền để thống nhất. Vì thế từ khi thành lập nhà nước đến nay, nước này đã tách ra nhiều bang mới, theo nguyên tắc ngôn ngữ hay tôn giáo. Ví dụ với đạo Sigh ở vùng Pen giáp, hay với các đòi hỏi ngôn ngữ ở vùng cao nguyên đê can. Vì thế Pakistan muốn lợi dụng hình thức này để đấu tranh, và trong thực tế đúng là có một phong trào du kích hồi giáo ở vùng Cát xơ mia thật do Pakistan chống lưng.
Nhưng hồi giáo, đặc biệt trong tình trạng hiện tại tương đối đặc biệt ngày nay với hồi giáo chính trị (Islamisme), nên Ấn độ khó có thể thi hành chính sách này ở Cát xơ mia. Vì thế việc đặt Cát xơ mia dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính phủ liên bang đã dập tắt hi vọng này của Pakistan.
Sự việc này có thể coi tương đương như việc Nhật bản mua lại hòn đạo Sikoku ở biển đông Trung hoa. Trước đó hòn đảo này là sở hữu riêng của một người Nhật. Vì thế khả năng nó được “nhượng lại” cho TQ vẫn có thể xẩy ra. Nhưng khi đã là của Nhật, thì nó lại khác, trở thành vấn đề quan hệ hai nước.
Việc làm này của Ấn độ đã dấy lên một làn sóng phản đối ở Pakistan, thâm chí Pakistan còn đưa ra LHQ. Lúc xẩy ra chuyện này, tình cờ tôi lại đang ở Luân đôn, tháng 9/2019. Tự nhiên đang đi lang thang ngoài đường chơi, thấy một đoàn người biểu tình toàn là người Pakistan, mang biểu ngữ phản đối Ấn độ. Ở Anh, cộng đồng người Pakistan rất lớn.
Do TQ là đồng minh của Pakistan, nên TQ đã phản đối chuyện này. Ngược lại, Mỹ vốn là đồng minh của Pakistan cũ, lại lờ đi.
Vấn đề Cát xơ mia này cũng liên quan tới cả quan hệ Ấn độ-TQ, vì TQ chiếm một phần đất ở đây, như vậy việc chuyển đổi nó thành biên giới thực sự không dễ dàng. Điều quan trọng nữa là chính nhờ vùng chiếm đóng này, mà TQ có biên giới với Pakistan. Nó cũng là cửa ngõ đi vào Tân cương (đây chính là vùng đất mà các đoàn hành hương thỉnh kinh ngày xưa đi), và là cửa ngõ đường bộ duy nhất nối vùng tây cao nguyên Tây tạng với Trung đông, với tiểu lục địa Ấn độ, và có thể là bộ phận của con đường tơ lụa mà TQ đang xây dựng.
Như vậy có thể hiểu rằng bước đi này của Ấn độ đã thổi bùng căng thẳng trong quan hệ Ấn-TQ. Nhưng không chỉ có thế.
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 30 2020, 05:44 AM

Ngoài địa điểm biên giới mà hai bên đang giao tranh kia, còn có một địa điểm khác, cũng nóng bỏng không kém. Đó là vùng biên giới ở phía đông, giáp Bu tan. Nếu ai nhìn lên bản đồ châu Á, một bản đồ bình thường như vẫn dung ở trường phổ thông trung học để học địa lý, thì cũng hiểu ngay vấn đề. Đó là Ấn độ có một vùng đất ở phía đông, giáp với Miến điện, nhưng liên quan với phần lục địa Ấn độ thì lại rất hẹp qua một hành lang địa lý nằm kẹp với Băng la đét. Vùng phía đông Ấn độ này (tức là phần bang Nagaland của Ấn), cũng có phần đất mà TQ chiếm đóng. Như vậy nếu chiến tranh xẩy ra, mà cắt cái hành lang này, thì hai vùng đất Ấn không nối được với nhau. Ở vùng này, cũng là nơi có các đèo cắt ngang Hi ma lay a để lên Tây Tạng (đây là đường lên thủ phủ La sa của Tây tạng). Ở đây TQ cũng bị cáo buộc xâm lấn đất và xay dựng đường xá nhằm vào mục đích quân sự. Và phía Ấn độ cũng có những hành động xây dựng đường xá đáp lại.
Như vậy, nếu buộc tội Ấn độ, thì có thể hiểu là nhân việc có xung đột thương mại TQ-Mỹ, cùng với vấn đề khủng bố hồi giáo, mà Ấn độ nhân dịp khẳng định thêm chủ quyền ở vùng Cát xơ mia, tránh được sự phản đối từ phía Mỹ, mặc dù vùng Cát xơ mia này trong thực tế Ấn độ kiểm soát. Điều này đã dẫn tới việc “đụng hàng” Pakistan. Và hai bên có giao chiến mùa hè vừa qua (MIG của Ấn độ bị F16 , hay J-7 Pakistan bắn rơi). Do ủng hộ Pakistan, nhân dịp này TQ củng cố biên giới, xâm lấn “chia lửa”, và hai bên “đụng hàng” nhau.
Khi củng cố sức manh, đụng hàng TQ, thì cũng là tín hiệu Ấn độ gửi tới Mỹ, dần tiến tới một liên minh. Đụng hàng TQ, cũng giúp cho Ấn độ chính danh được với dư luận trong nước. Hiện tại, do xung đột biên giới mà Mỹ và Ấn đã ký thỏa thuận để Ấn độ có thể tiếp cận thông tin vệ tinh Mỹ. Đụng hàng TQ cũng giúp Ấn độ củng cố thêm liên minh hàng hải, đuổi các hãng TQ khỏi Ấn độ.
Việc Ấn độ tới phút cuối không tham gia RCEP có thể cho ta thấy tư duy của nước này. Ấn độ là một nền kinh tế lớn có chủ trương tự cung tự cấp, thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch kiểu cũ, như một nước phương Tây phát triển thời thế kỷ XIX, giữa thế kỷ XX. Kinh tế Ấn độ vì thế không dựa trên trao đổi, mở cửa để phát triển mà dung biện pháp bảo hộ mậu dịch để bảo vệ cho tư sản trong nước. Chính vì thế Ấn độ chắc chắn có tư duy coi mình là trung tâm, hút các nước khác ở vùng Ấn độ dương (gồm cả châu Á và Đông Phi )vào một khối kinh tế do mình đứng đầu. Chính sách này của Ấn độ bị cạnh tranh bởi TQ, khi TQ quan hệ ngày càng sâu với các làng giềng của Ấn, từ Nê pan ở Hi ma lay a, tới Sơ ri lan ca ở miền Nam, rồi cả quần đảo man di vơ giữa ấn độ dương. TQ cũng có các hải cảng thuê ở Pakistan, ở Miến điện, Sơ ri lan ca. TQ cũng có kế hoạch con đường tơ lụa trên biển, điều này khiến Ấn độ cảm thấy như bị bao vây.
Quan trọng hơn nữa, khi mở cửa thì Ấn độ bị nhập siêu, ngay cả với ĐNA, chứ không chỉ TQ. Vì thế con bài RCEP không hấp dẫn với Ấn độ. Không kể, để có một diễn đàn đối thoại với TQ thì Ấn đã có. Đó chính là tổ chức thượng hải bao gồm cả Nga, TQ, Ấn, mà có một thời người ta nghĩ nó sẽ là một dạng NATO của nhóm BRICS.
Bây giờ hãy xét khía cạnh buộc tội TQ. Không nghi ngờ gì cả, các chính sách của TQ nhằm thắt chặt quan hệ với các nước ở Ấn độ dương, việc xây căn cứ quân sự ở Miến, Pakistan, việc quảng bá cho con đường tơ lụa trên biển, và đồng thời với nó là sự xuất hiện của Hải quân TQ ở Ấn độ dương không thể khiến Ấn hài lòng. Và việc Ấn tham gia cùng với Nga và TQ ở tổ chức hợp tác Thượng hải cũng không giúp TQ làm Ấn độ an tâm.
Tệ hơn nữa, sau sự kiện Nga sát nhập crimea, bị phương Tây trừng phạt (2014), thì quan hệ Nga-TQ ngày càng thắt chặt, mà trong “liên minh” này Nga không phải là kẻ dẫn đầu. Nga kế thừa Liên Xô, vốn là đồng minh truyền thống của Ấn độ từ những năm 60, khi có xung đột biên giới Trung-Xô (1969), theo đó thì TQ ủng hộ Pakistan, Liên Xô ủng hộ Ấn. Hiện tại, Liên Xô không còn, Nga bị buộc chân vào TQ, quan hệ TQ – Pakistan không có dấu hiệu phai mờ mà ngày càng chặt chẽ (Pakistan có thể coi như đồng minh truyền thống lâu đời nhất của TQ, có hợp tác quân sự sâu rộng, ngay cả trong việc sản xuất vũ khí cùng), thì rõ ràng Ấn độ ở vào thế yếu hơn.
Do ở vào vị thế yếu hơn, Ấn độ tìm tới Mỹ. Nhưng quan hệ Ấn độ-Mỹ cũng rất phức tạp, vì mặc dù được coi như là “chế độ dân chủ lớn nhất thế giới”, “cùng hội cùng thuyền”, thái độ ép buộc của Mỹ với Ấn độ cũng rất lớn, và trong quá khứ Ấn độ luôn phải tìm tới Liên Xô để cân bằng quan hệ.
Như vậy, khả năng TQ gây sự trước ở biên giới, giống như kiểu sử dụng cây gậy trong quan hệ Ấn-TQ nhằm “răn đe” Ấn cũng là một khả năng.
Do TQ và Ấn đều có vũ khí hạt nhân, nên khả năng bùng nổ chiến tranh lớn hiện tại khó xẩy ra. Và nó lại trở thành một cuộc xung đột với các loại vũ khí kiểu mới.Trong báo VN gần đây có đưa tin theo báo chí TQ, là nước này đã sử dụng loa siêu âm tần xuất cao để chiếm lĩnh điểm cao mà quân đội Ấn đóng giữ. Hai bên cũng sử dụng “gậy gộc giáo mác” đụng độ nhau thay vì súng do “tự kiềm chế”.
Nhận xét riêng của tôi, thì quan hệ TQ-Ấn độ không có chỗ dựa để tin cậy nhau. Chính vì thế mà TQ tìm cách răn đe Ấn, nhằm ngăn cản Ấn và Mỹ gần nhau hơn. Nhưng sự răn đe này của TQ sẽ không đi tới đâu mà nó chỉ đẩy Ấn độ gần Mỹ hơn. Ngược lại Ấn độ cũng sẽ tận dụng căng thẳng Mỹ-TQ để củng cố vị thế của mình.
Quan hệ Ấn-Mỹ sẽ trở thành một dạng liên minh kiểu NATO (qua QUAD) ?. Với tôi thì với chính sách của Mỹ hiện tại, coi đồng minh như kiểu tay sai sẽ ngăn cản điều này, khiến nó chỉ là liên minh hờ. Mỹ sở dĩ lập được NATO, hay có quan hệ kiểu Nhật-Mỹ là vì những nước này thua trận và quân đội Mỹ chiếm đóng ở đây.Quan hệ Ấn-Mỹ không ở dạng này, và nếu Ấn có dựa vào Mỹ thì cũng để có một “khung trời riêng”, chứ không phải là một bộ phận để Mỹ sai khiến.
Như vậy quan hệ TQ-Ấn phụ thuộc rất lớn vào mô hình TQ muốn vươn lên như thế nào, bằng hợp tác hay bằng cách bắt chiếc phương Tây thời thế kỷ XIX, XX.. TQ sẽ thất bại khi muốn đi theo vết xe đổ như phương Tây đã đi.
Ở trên ltbk có hỏi rằng, tại sao TQ lại gây sự với Ấn độ vào thời điểm quan hệ Trung-Mỹ nóng lên. Những phân tích của tôi ở trên không trả lời trực tiếp được là tại sao, vì tôi thiếu dữ liệu chính xác của xung đột TQ-Ấn hiện tại ở biên giới (kiểu ai xâm lấn trước theo thời gian thời điểm). Tôi chỉ có thể chỉ ra rằng cả hai đều có lợi ích để dẫn tới xung đột, vì vị thế hai bên ở vào trạng thái này. Nó không chỉ bắt đầu từ khi có xung đột biên giới. Mà sự xung đột biên giới chỉ là sự thể hiện.
Về mặt chiến thuật chiến lược, không có quy luật nào nói đã có vấn đề với một nước này, thì sẽ phải hòa với nước khác. Như vậy xung đột Ấn-TQ chỉ báo hiệu rằng Ấn độ không nằm cùng phe với TQ, và TQ cũng không thể ngăn cản Ấn độ có chính sách riêng của mình.
Xung đột này cũng nói lên một điều là ngoài xung đột TQ-Mỹ, còn có những xung đột khác, không bắt nguồn từ đây, không phải cái gì cũng bắt nguồn từ Mỹ. Với tôi xung đột TQ-Ấn là thể hiện sự suy yếu của Nga, đã khiến cân bằng giữa hai nước này thay đổi, khiến lợi thế của TQ tăng lên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 31 2020, 03:50 AM

Bác Phó, việc Ấn ngả theo phương Tây đã có từ lâu rồi, từ trước cả khi có khủng hoảng Ukraine kia.
Ấn đã ký hợp đồng mua ầm ầm vũ khí phương Tây từ trước, từ trực thăng đến máy bay chiến đấu, các phương tiện quân sự khác, etc.
Vì thế, nên lúc đó Nga đã định bán trực thăng chiến đấu Mi-35 cho Pakistan, nhưng sau đó thì Ấn nhảy vào, nên Nga rút lại, nhưng Nga đã hủy bỏ điều lệnh cấm bán vũ khí cho Pakistan vào thời điểm đó, khi mà khủng hoảng Ukraine chưa xảy ra, và quan hệ Nga-TQ không như bây giờ.

Dĩ nhiên, hiện nay thì trong quan hệ Nga-TQ thì TQ có lợi thế, đặc biệt trước khi Trump lên, còn bây giờ thì không rõ ràng, có thể TQ vẫn có lợi thế hơn, nhưng điều này cũng còn phải xem chính quyền mới của Mỹ và EU sẽ làm trò gì

Iran chuẩn bị khai trương các dự án sản xuất hóa dầu mới, Iran định hướng phát triển hóa dầu chứ không chỉ là dầu thô.

Đường ống Balkan Stream đã chất đầy gaz và chính thức hoạt động kể từ ngày hôm nay
https://neftegaz.ru/en/news/Transportation-and-storage/657210-alexandar-vucic-the-balkan-stream-gas-pipeline-in-serbia-is-filled-with-gas/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 31 2020, 05:16 AM

Từ hôm qua, trên báo pháp rộ lên tin EU có thể ký hiệp định bảo hộ đầu tư với TQ (tương đương với EVIPA trong hiệp định thương mại EU-VN), do TQ đã nhượng bộ trong việc sử dụng lao động, đồng thời EU cũng có thể tiếp cận nhiều ngành nghề quan trọng ở TQ như tài chính, mạng telekom, giao thông (các ngành nghề vốn có tính cốt lõi). Theo như báo Pháp đưa tin, thì cả 27 nước EU không nước nào phản đối cả. Đây là một trường hợp cực kỳ đặc biệt, vì khả năng đồng thuận cao như vậy rất hiếm, đặc biệt hiệp định này có thể được ký .. trong 24 giờ tới, tức là vào ngày 31/12.
Như vậy, rất có thể chuẩn đánh giá độc lập của EU với Mỹ không phải là có tiếp tục Nord Stream 2 hay không, mà là hiệp định này có được ký bây giờ không.
Tại sao lại là ngày 31/12, trong khi đó EU vẫn có khoảng không gian hở cho tới ngày 20/1, tức là ngày tổng thống Mỹ mới chính thức nhận quyền, bởi vì sang năm nước Đức không còn là chủ tịch EU nữa, mà hiệp định này chắc chắn Đức đóng vai trò quan trọng. Nhưng nếu không ký vào ngày mai, thì câu chuyện hồi hộp còn tiếp diễn tới 20/1.
@ltbk,
Ấn độ là một nước mà giai cấp tư sản lãnh đạo nhà nước, nên ngay từ khi ra đời , (1948), họ vẫn có quan hệ tốt với mẫu quốc cũ là Anh, và phương Tây nói chung. Mặc dù “cùng hội cùng thuyền” như tôi đã nói ở trên, phương Tây cũng vẫn luôn tìm cách làm suy yếu Ấn độ. Ví dụ, khi trao trả độc lập, thì Anh đã nham hiểm rút lui trước thời hạn, khiến cho mọi chuyện tung tóe lên, dân tới việc dân theo đạo hồi và đạo Ấn đánh giết lẫn nhau, chết cả triệu người. Trong quá trình thuộc địa, Anh cũng tìm cách nuôi dưỡng, xúc xiểm, .. tạo ra hai phong trào hồi , ấn khác nhau.
Khi độc lập rồi, thì phương Tây cũng nghĩ là Ấn độ sẽ tan ra làm nhiều mảnh, chứ không thể tồn tại như một nhà nước. Nhưng điều kỳ diệu đã xẩy ra, đó là nhà nước liên bang Ấn càng ngày càng mạnh lên, chứ không yếu đi, và đặc biệt có một điều độc nhất vô nhị, đó là thể chế dân chủ đa đảng do Anh cấy vào lại tồn tại được, trở thành một dạng chế độ bản địa. Chế độ này không ngăn chặn được tham nhũng, quan liêu, bất công xã hội, .. nhưng điều mà phương Tây thường rao giảng cho các chí sĩ VN lề trái khi nói về lợi thế của thể chế này, nhưng nó lại gắn kết Ấn độ, .. vậy giải thích điều này ra làm sao ?
Với tôi có hai điều khiến Ấn độ đã bản địa hóa được nó, vì họ có hai điều. Điều một, giai cấp tư sản ở Ấn rất mạnh, và chính họ lãnh đạo của đấu tranh đòi độc lập. Điều hai, mặc dù ấn độ có dân số rất đa dạng, nói nhiều tiếng nói khác nhau, nhưng họ chung một đạo. Đạo Ấn độ (hinduisme), chính đạo này lại cấu trúc văn hóa Ấn độ, vì thế chế độ đa nguyên đa đảng hoạt động được, và không có tình trạng độc tài ở đây.
Mặc dù chế độ xã hội ở Ấn đồng chất với phương Tây, cho tới tận những năm 90, phương Tây (đặc biệt là Mỹ) vẫn ủng hộ Pakistan. Chỉ từ khi Pakistan chế được bom nguyên tử, rồi dính vào hồi giáo chính trị, .. thì Mỹ mới dãn ra và tìm cách quan hệ sâu s ắc hơn với Ấn.
Chính vì giai cấp tư sản Ấn rất mạnh, nên Ấn độ triệt để thi hành chính sách bảo hộ thị trường. Cũng chính vì thế mà tốc độ phát triển của Ấn chậm hơn. Không những Ấn bảo hộ thị trường sản xuất, mà còn cả về tài chính. Hiện tại, tôi không rõ điều này còn đúng không, nhưng đồng ru pi Ấn vẫn dung vàng làm cơ sở dự trữ, khiến Ấn có một thị trường vàng riêng, không giống ai trên thế giới. Điều ma người Ấn luôn tự hào, nếu ta nói chuyện với họ, là họ nói .. cái gì họ cũng sản xuất được (hiểu đây là người Ấn sản xuất chứ không phải là FDI)
Chẳng những thế, Ấn còn sử dụng “đa nguyên đa đảng” để bảo hộ thị trường, tức là sự dụng luôn những phong trào, hiệp hội tự do ngôn luận để phản đối ngăn cản hành hóa bên ngoài thâm nhập. Điều mà ngay cả Nga và có lẽ cả TQ cũng không làm được. Ở Nga sẽ nẩy nòi ra loại Navalny, ở TQ thì lập tức có chú mặt bụ bẫm trẻ con đòi độc lập cho .. Hồng công.
Do quan hệ phức tạp như thế với phương Tây, nên Liên Xô luôn là đối trọng cho Ấn độ. Liên Xô cung cấp vũ khí cho Ấn, và đồng thời giúp Ấn công nghiệp hóa thời kỳ đầu. Và nếu Ấn độ sau đó có thể mua được từ phương Tây vũ khí cũng như Ấn độ tiếp cận được công nghệ là vì Liên Xô, vì nếu phương Tây không bán, thì Ấn mua của Liên Xô.
Do sự phát triển của Ấn độ như thế, khả năng Mỹ buộc được Ấn độ theo kiểu NATO chắc chắn sẽ không xẩy ra, ngoại trừ nếu TQ tìm cách đe dọa kiểu đại hán. Vì thế tôi mới nói nếu TQ vẫn học theo phương Tây, đi vào vết xe đổ, đòi “Bullying” láng giềng là dại. Thú thật tôi cũng không hiểu được tâm lý của lớp tinh hoa TQ hiện tại là vì thế.
Cũng chính vì thế mà Ấn độ có cả vũ khí phương Tây. Nhưng bộ phận hiện đại nhất của kho vũ khí vẫn là đến từ Nga và Ấn tự sản xuất (phần vũ khí chiến lược, ví dụ bom nguyên tử, tên lửa đạn đạo, vệ tinh, ..)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 31 2020, 05:41 AM

Vừa poste xong ở trên, ngó qua báo VN, và Pháp thì đã thấy đưa tin EU và TQ vừa ký được thỏa thuận mà tôi nói ở trên. Như vậy không phải chờ 24 tiếng nữa.
Tất nhiên, cũng như RCEP, thỏa thuận này cũng phải được quốc hội EU thông qua, và do cơ chế của nó, cũng như mánh lới, việc thỏa thuận này có thể đi tới hồi kết còn nhiều gian nan, vì Mỹ vẫn có nhiều đòn bẩy tác động vào đây.
Nhưng dù thế nào đi nữa, thì hiệp định này càng tạo thêm khó khăn cho Mỹ để thống nhất với EU chống TQ, vì ông không thể dung con bài bullying không mà phải nhả lại cái gì có đi có lại, thì mới có thể ngăn cản nó được. Tất nhiên Mỹ còn có nhiều lợi thế trong tay về mặt quản lý tài chính, do sức mạnh đồng đô cũng như con bài copyright công nghệ. Nhưng không thể áp dụng điều này với toàn thế giới bao gồm cả những đồng minh thân cận nhất là EU, Nhật. Vì làm thế thì đồng đô la tự nghẻo.
Đối với tôi, hiệp đinh này cũng như RCEP rất tốt, vì nó sẽ hướng TQ đi vào con đường hợp tác, phát triển đúng. Tại sao ? vì nếu TQ định dùng kiểu con bài đại Hán tìm cách gây sự chiếm đất đai láng giềng, thì lập tức Mỹ có cớ để áp embago chính trị ngay, và khi Mỹ làm thế, thì các đồng minh của Mỹ không thể không ủng hộ.
Tôi sẽ phân tích câu chuyện này sau.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 31 2020, 07:25 AM

Vụ Nord Stream 2 chứng tỏ chủ quyền của EU hơn hiệp định này chứ, bác Phó. Vì Nord Stream 2 là an ninh kinh tế, còn hiệp định này quan trọng nhưng không thể đến mức đó. Nếu EU mà nhất là Đức, để Mỹ thắt cổ bằng nhiên liệu đầu vào thì tèo, giống như bọn Đức nói, bây giờ Mỹ bắt chúng ta dùng năng lượng nào, sau này sẽ bắt chúng ta dùng ô tô gì.

Vị trí nước nào làm chủ tịch EU tôi nghĩ không quan trọng quá đâu bác, nhất là trong quan hệ với TQ, may ra chỉ có quan trọng với Nga, mà tôi cũng không sure lắm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 1 2021, 04:00 AM

Hồi cách đây 1 hay 2 tháng thì phải, khi bộ trưởng y tế Ukraine nói cân nhắc mua vaccine Sputnik V của Nga, thì đại sứ Mỹ tại Ukraine đã nói công khai là "Ukraine sẽ không mua vaccine của Nga" vì nó chưa xong kiểm thử giai đoạn 3.

Sau đó thì diễn ra cuộc gặp nhau giữa vị đại sứ này và bộ trưởng y tế Ukraine, sau đó bộ trưởng y tế Ukraine, rồi thủ tướng Ukraine cũng nói y như vậy.
Nhưng bây giờ Ukraine đã mua 1,8 triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc, và cũng chưa xong giai đoạn 3, thế mà sao chẳng thấy đại sứ Mỹ tại Ukraine nói gì nhỉ? Và cũng k thấy thủ tướng hay bộ trưởng y tế Ukraine có ý kiến gì?

Hồi đầu, mấy tên fan cuồng cứ kêu Nga hay bất kỳ ai mà làm xong vaccine phải để WHO phê chuẩn, công nhận, thì mới xài được, nếu không thì không chính quyền nào được phép dùng, etc. Dở hơi, chẳng nhẽ FDA, EMA của Mỹ, EU hay các cơ quan xét duyệt y tế của Anh, Canada, Nga, TQ phải cần được sự phê chuẩn của WHO để tiêm cho dân họ chắc?
Argentina đã bắt đầu tiêm vaccine Sputnik V rồi, Bolivia đã ký hợp đồng với Nga để cung cấp Sputnik V rồi, cần quái gì WHO.
Đại dịch mà khẩn với quy mô lớn thế này thì chả ai cần đến cái sự phê chuẩn của WHO, cũng như hãng bảo hiểm này nọ nhé

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 2 2021, 02:31 AM

Có cái bài này, tuy là thời xưa, nhưng tư tưởng của nó không thay đổi mấy. Còn kỹ thuật thực hiện (thông qua các chính sách thuế) thì k dễ làm được hiện nay


Những điều chưa kể về công nghiệp hàng cao cấp Pháp

Có đến 130 trong số 270 thương hiệu cao cấp thế giới là của Pháp, chiếm đến ¼ doanh số bán toàn cầu. Để có được thành công này, nước Pháp mất đến một thế kỷ để gầy dựng ngành công nghiệp hàng cao cấp, nhờ vào những đóng góp khoa học – kỹ thuật của nhiều nghệ nhân, nhưng đôi khi cũng bằng những thủ đoạn không mấy gì vinh quang : Gián điệp công nghiệp, xúi giục bỏ việc và kể cả bắt cóc, nếu cần!

Cuộc trường chinh gian nan này trải qua ba giai đoạn. Câu chuyện bắt đầu dưới thời vua Louis XIV – hay còn được gọi là Vua Mặt Trời, thế kỷ XVII. Vào thời kỳ này, vương quốc Pháp, tuy đông dân nhất châu Âu với khoảng 20 triệu dân, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, nhưng kinh tế kiệt quệ, ngân sách trống rỗng. Sử gia Philippe Minard, trường đại học Paris 8, trong chương trình phim tài liệu « Sáng tạo hàng cao cấp theo kiểu Pháp » do đài truyền hình Arte thực hiện, nhắc lại bối cảnh nước Pháp thời bấy giờ.

« Triều đại Louis XIV năm 1661 khởi sự một cách khó khăn, bởi vì Pháp vừa ra khỏi một thế kỷ nội chiến do chiến tranh tôn giáo, nửa thế kỷ chiến tranh bên ngoài lãnh thổ với việc hầu như toàn châu Âu chống lại Pháp, rồi hơn 4 năm loạn lạc gây chia rẽ đất nước lâu dài, vốn dĩ đã bị tàn phá nặng nề về mặt kinh tế. Do vậy, mối bận tâm chính của Colbert là vực dậy nền kinh tế nước Pháp ».

Vương quốc « khởi nghiệp »
Khi cho tiến hành tổng thanh tra toàn quốc về tình hình sản xuất trong nước, Jean-Baptist Colbert, bộ trưởng Tài Chính lúc bấy giờ, phát hiện ra rằng nhập khẩu của Pháp cao hơn xuất khẩu gấp hai lần, chủ yếu là những sản phẩm cao cấp, một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.

Theo ước tính, giới quý tộc Pháp chi mỗi năm đến 17 triệu đồng bảng để mua các mặt hàng xa xỉ đó, tương đương với ¼ nguồn thu ngân sách. Và cuộc tổng thanh tra này cho thấy rõ một yếu điểm lớn : Nước Pháp tụt hậu, chậm trễ trong việc phát triển ngành công nghiệp !

Mang tư tưởng trọng thương, Colbert tin nhiều vào lợi ích của thương mại hơn là những cuộc chinh phục quân sự. Ông đề xuất với vua Louis XIV một chiến lược phát triển kinh tế triệt để, biến nước Pháp thành chiếc lò nung ra những dòng sản phẩm cao cấp. Mục tiêu không chỉ ngăn chận lớp khách hàng sang trọng trong nước làm giầu cho những vương quốc khác, mà nước Pháp còn có thể xuất khẩu và lấp đầy két tiền bằng những đồng vàng nước ngoài.

Chỉ có điều Pháp không có lấy một dòng hàng cao cấp, cũng như không có một công thức sản xuất nào của những mặt hàng trên, do mỗi xứ gìn giữ một cách kỹ lưỡng bí quyết chế tạo. Thế nên, theo giải thích của nhà nghiên cứu sử học Philippe Minard, bước đầu tiên Colbert phải làm là tìm cách sao chép lại các kỹ nghệ đó. Nhưng bằng cách nào ? « Bằng mọi giá phải tìm cách chiếm hữu những kỹ nghệ đó và Colbert sẽ chơi cùng lúc hai chiêu thức. Giải pháp nhẹ nhàng là dùng tiền chiêu dụ những người làm công có tay nghề lão luyện hay các nghệ nhân bậc thầy từ khắp nơi trên thế giới. Mạnh bạo hơn, đó là gởi người đi dọ thám và tìm cách đánh cắp kỹ nghệ rồi đưa về Pháp. »

Và những mặt hàng cao cấp đầu tiên mà Colbert nhắm đến chính là gương kính và các loại hàng thủy tinh của Ý, vải dạ sợi mịn Hà Lan, gốm sứ Trung Quốc, những nguồn hàng làm « chảy máu » tài sản quốc gia nhiều nhất. Nhà báo Laurence Picot, tác giả tập sách « Những bí mật của hàng cao cấp », đưa ra ví dụ khá ấn tượng : Một tấm kính cao 1m20 trị giá bằng một tòa lâu đài. Những sản phẩm thủy tinh đẹp nhất nằm ở thành Venise, nhưng kỹ nghệ được chính quyền bảo mật kỹ lưỡng. Đề phòng bị tiết lộ, chính quyền Venise còn áp đặt những quy định nghiêm ngặt, biện pháp trừng phạt có thể lên đến án tử hình những ai vi phạm.

Tất cả những khó khăn đó không ngăn cản được tham vọng của vị bộ trưởng tài chính. Đảo Murano thành Venise, thành phố Leyde của Hà Lan, Cảnh Đức Trấn – « thủ đô gốm sứ » của Trung Quốc… lần lượt trong tầm ngắm của Colbert. Tại những nơi đó, Colbert gởi phái viên mật hay nhờ đến sự trợ giúp của các linh mục – đảm trách đại sứ tại chỗ để mua chuộc, dụ dỗ hay dọ thám sao chép kỹ nghệ.

Và một trong những phi vụ dụ dỗ ngoạn mục đầu tiên đáng nhớ là việc thuyết phục được chủ xưởng dệt, Josse Van Robais – một người theo đạo Tin Lành của Hà Lan đến Pháp lập xưởng cùng với 50 thợ tay nghề cao và 30 cỗ máy dệt, bất chấp những rủi ro xung đột tôn giáo mà Pháp vừa chấm dứt.

« Đối với Colbert, vốn dĩ có tính thực dụng, kết quả mới là điều quan trọng. Do vậy, ông không quan tâm đến việc đó là người nước ngoài, da trắng, da đỏ hay da đen, Công Giáo hay Tin Lành. Điều cốt lõi chính là người đó tạo ra được những gì mà họ đề nghị làm và nhất là đào tạo ra một lớp thợ, rồi sau đó người Pháp có thể tự làm bước kế tiếp. »

Chuyện kể rằng khi thành Venise phát hiện bị thất thoát nhiều thợ tay nghề cao, sau nhiều lần đe dọa những người bỏ trốn nhưng bất thành, chính quyền đã ra tay hạ độc một trong số họ ngay tại xưởng thổi thủy tinh ở Pháp.

Dù vậy, năm 1665, xưởng làm gương kính đầu tiên được mở ở Paris, tại phố Faubourg Saint-Antoine. Năm 1672, những tấm gương cỡ nhỏ được xuất hiện trên thị trường Pháp, Colbert cho cấm nhập khẩu các mặt hàng thủy tinh từ Ý. Hàng chục xưởng dệt cũng được lập ra trên toàn quốc. Vào thời điểm đó, cả nước như cùng « khởi nghiệp », theo như cách đặt tiểu tựa ví von của nhà báo Laurence Picot trong tập sách.

Để bảo đảm chất lượng sản phẩm, ông cho lập một Hội đồng Thương Mại và ban hành một loạt quy định về chuẩn mực, như trong ngành dệt : thống nhất đơn vị đo lường, quy định số sợi dệt cho mỗi loại vải, chất lượng sợi dệt và độ dày vải sợi… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thế cạnh tranh sau này. Những mặt hàng đáp ứng các tiêu chí đề ra còn được đóng dấu chì ở mép sản phẩm, gọi là dấu thương hiệu, xác nhận chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

Dù có những thành công đầu tiên đó, Colbert vẫn cảm thấy lo lắng. Hàng hóa do Hà Lan nhập về vẫn tràn ngập thị trường Pháp, nhất là hàng gốm sứ Trung Quốc - dòng sản phẩm rất được ưa chuộng, không chỉ tại Pháp mà cả toàn vùng châu Âu. Đối với Colbert, một đồng vàng đi ra đồng nghĩa với việc tài sản của vương quốc bị thiệt mất một đồng. Thế nên, việc chiếm được bí quyết sản xuất mang tính chiến lược, khẳng định thế mạnh của một vương triều.

Và sứ mệnh dọ thám này đã được Colbert trông cậy vào các thầy tu dòng Tên hoạt động tại Trung Quốc, trong khi cuộc đua chiếm lĩnh thị trường gốm sứ tại châu Âu bắt đầu trở nên gay gắt khi nước Đức nhập cuộc và đã tìm ra các bí quyết cho mình.

« Chương trình này nhằm mục đích bù đắp khoảng thâm thủng mậu dịch. Điều này sẽ được thực hiện bằng các biện pháp thuế quan : Giảm thuế xuất khẩu và tăng thuế nhập khẩu. Chính sách này được tiến hành dựa trên ý tưởng là cần phải thúc đẩy ngành công nghiệp Pháp và do vậy chế độ quân chủ chuyên chế có những chương trình tài trợ khi nghĩ rằng sau này các chủ doanh nghiệp có thể tự thân hoạt động. Để làm được điều này, người ta chỉ áp dụng đối với một bộ phận sản xuất, đặc biệt đó là hàng xa xỉ, cao cấp. Chính vì điều này mà tất cả các ngành công nghiệp hàng cao cấp chiếm một vị quan trọng đối với Colbert, bởi vì ông ấy hiểu được rằng chính ở lĩnh vực này, nước Pháp mới có thể ghi điểm cho ngành xuất khẩu như ngày nay người ta nói đến. »

Bước hai : Hoàn thiện kỹ thuật
Năm 1683, Jean-Baptiste Colbert qua đời, nhưng những gì ông thực hiện là nền tảng cho những bước đi kế tiếp, giúp Pháp hưng thịnh trở lại vào thế kỷ XVII. Năm 1690, Bernard Perrot cho ra đời kỹ thuật đổ khuôn kính, cho phép tạo ra những tấm gương cỡ lớn từ 1-2, thậm chí là 3 mét. Nước Pháp xem như thống lĩnh thị trường gương kính thế giới. Giai thoại kể lại rằng đại sứ vương quốc Xiêm ở Versailles đã đặt mua 3.300 tấm gương cỡ lớn trị giá 65 triệu đồng bảng. Nếu quy ra euro ngày nay, số tiền này tương đương với 1,4 triệu euro !

Nhưng thành công này không thể giúp Pháp lấp đầy két sắt. Louis XIV mất năm 1715, nhưng các cuộc chinh chiến của ông đã để lại cho vương quốc một khối nợ to lớn, tương đương với 10 năm thu thuế. Trong khi đó, các nỗ lực của Colbert nhằm phát triển ngành công nghiệp hàng cao cấp chỉ vừa mới chinh phục được giới quý tộc, tư sản mới trong nước, nhưng vẫn còn khó khăn chen chân trên thị trường thế giới.

Chính trong bối cảnh này, Louis XV lên cầm quyền. Đam mê khoa học, vị tân vương hiểu rằng muốn thúc đẩy xuất khẩu, hàng hóa Pháp không chỉ trông cậy vào chất lượng sản phẩm mà còn phải được cách tân. Do đó, vai trò của các thành viên Viện Hàn lâm Khoa học là không thể thiếu. Với giới sử gia, đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển ngành công nghiệp hàng cao cấp.

Theo lời thuật của sử gia Philippe Minard, để tiến hành cách tân công nghiệp, nhiệm vụ của các thanh tra nhà xưởng, trước đây vốn chỉ làm công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa, đã được thay đổi triệt để.

« Cùng với thời gian, một nhiệm vụ trước đây thuộc hàng thứ yếu giờ càng trở nên quan trọng trong hành động của các thanh tra nhà xưởng. Nhiệm vụ mới của họ giờ là thúc đẩy đổi mới và truyền bá các phát minh. Không những các thanh tra sẽ tiếp tục đưa ra các thống kê về tình hình hoạt động mỗi 6 tháng và bộ sưu tập các mẫu hàng, họ còn phải cung cấp một hình thức tài liệu thứ hai, đó là những sách hướng dẫn kỹ thuật. Một số tài liệu đã thật sự làm người ta kinh ngạc bởi những bức hình vẽ với một mức độ chính xác cực kỳ cao. Thanh tra nhà xưởng giờ là người phổ biến, tuyên truyền. Điều này thật sự là những biểu hiện của hệ tư tưởng thời kỳ Ánh sáng : Đó là sự cải thiện, một sự cải thiện thông qua kỹ thuật và chia sẻ hiểu biết. »

Nhờ vào những nỗ lực này, hàng hóa của Pháp bắt đầu khẳng định vị thế trên thế giới. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giới khoa học, nghệ thuật và thương mại đã mang lại cho Pháp những dòng sản phẩm cao cấp đa dạng, gam mầu sang trọng, bắt mắt.

Nhưng cuộc cạnh tranh giữa các nước cũng mỗi lúc một gay gắt. Nước Anh với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật đe dọa thế mạnh của Pháp. Hoạt động gián điệp công nghiệp một lần nữa lại được tăng cường. Việc chiêu dụ được hai bậc thầy ngành dệt sợi của Anh đã giúp cho kỹ nghệ dệt vải hoa ở Pháp thêm tinh xảo. Cùng lúc này, Paris cũng tìm ra được cao lanh tại một vùng Limoges, cho phép sản xuất ra những món đồ sứ có độ trong sáng và độ cứng như của Trung Quốc.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 2 2021, 02:32 AM


Hàng cao cấp và Nghệ thuật sống : Lỗi tại Colbert !
Hào quang của hàng cao cấp Pháp thật sự đạt đỉnh dưới thời Louis XVI. Những bữa dạ tiệc cung đình là cơ hội để phô trương nghệ thuật sống từ ẩm thực cho đến thời trang, mà Pháp là quốc gia đi tiên phong. Những gì giới thượng tầng xã hội đánh giá là tốt và dễ chịu đều được các tầng lớp cấp thấp dần dà bắt chước. Ngành thông tin ra đời còn giúp lan tỏa nhanh hơn nữa lối sống mới kiểu Pháp ra toàn thế giới. Sở thích của người tiêu thụ cũng vì thế mà thay đổi liên tục « như một dòng thác » cuồn cuộn chảy, cần phải đi theo và phải biết thích ứng, như câu nói của một vị thanh tra Pháp năm 1771.

Cũng chính trong bối cảnh này, một cuộc tranh luận mới diễn ra : Chủ nghĩa tự do thương mại ra đời đối đầu với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Tự do lưu thông hàng hóa giữa các nước hay là áp thuế nhập khẩu để bảo hộ hàng trong nước ? Hàng hóa bán ra không chỉ có cho tầng lớp thượng lưu, trung bình mà còn có những dòng sản phẩm cho cả giai cấp bình dân.

« Kể từ giờ, vấn đề không còn nằm ở chỗ nói tốt về chất lượng mà đơn giản là nói đúng về các loại nhãn. Tất cả những gì mà người ta muốn chính là có thể phân biệt được các món đồ. Giải pháp được bộ trưởng Necker sau này tìm ra chính là cách thức duy trì một số quy định về chất lượng và niềm tin cho một số dòng hàng, và đối với số khác, là sự phù phiếm, sở thích thay đổi và sự đa dạng. »

Cho dù, « sự xa hoa đó có làm hủ hóa cả người giàu lẫn kẻ nghèo » (Rousseau) hay có là « một bước đi tiếp theo tự nhiên của tiến bộ con người » (Voltaire), như cuộc tranh luận giữa các triết gia thời kỳ đó, thì một điều chắc chắn là sản phẩm xa hoa, nước Pháp không tạo ra. Những sản phẩm đó, mỗi nước, mỗi một nền văn hóa, tự phát triển.

Nhưng chính nước Pháp đã tạo ra cả một nền công nghiệp sản phẩm xa hoa. Kể từ đó, xuất khẩu hàng cao cấp Pháp tăng vọt 400%. Và lỗi này là ở tại Jean-Baptiste Colbert, vị bộ trưởng Tài chính của vua Louis XIV, thế kỷ XVII, như kết luận trong phần dẫn nhập của tập sách « Những bí mật của sự xa hoa. Câu chuyện về một ngành công nghiệp Pháp » của nữ nhà báo, nghệ sĩ tạo hình Laurence Picot !


https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-ti%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%83m/20201231-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-ch%C6%B0a-k%E1%BB%83-v%E1%BB%81-c%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-h%C3%A0ng-cao-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A1p

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 2 2021, 06:57 PM

Hãng ô tô tên tuổi KrAZ của Ukraine phá sản tháng 11 năm nay, cách đây vài năm, hình như 2014 hay 2015 gì đó còn kêu hợp tác với Toyota, tập đoàn Streit Group của Canada).
Bộ quốc phòng Ukraine tuyên bố không vấn đề gì, họ đang có kể hoạch chuyển đổi sang các xe tải TATRA của Séc để đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO.
Đến nhà nước còn chả muốn cứu thì thôi rồi

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 2 2021, 11:40 PM

Quốc hội Mỹ bác bỏ quyền phủ quyết của Trump, thông qua đạo luật quốc phòng.
Như vậy, đạo luật trừng phạt Nord Stream 2, nhằm vào các công ty thực hiện bảo hiểm cho đường ống này, để ngăn chặn nó về mặt pháp lý đã được hình thành. Để xem EU có làm gì nổi không?

Mỹ cũng đang cổ vũ đường ống EastMed, dự kiến ​​sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên từ ngoài khơi Israel qua Hy Lạp và Síp vào EU.
Đường ống này cũng đang được EU ủng hộ

À, ai cũng biết vụ chiếc máy bay tàng hình F-117A của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư (không rõ là tên lừa SAM-3, tức là
S-125 Neva/Pechora làm hay SA-6 làm), nhưng hóa ra có tới 2 chiếc bị bắn. Cái thứ 2 bị hư hại nặng nhưng vẫn lết về được căn cứ, nhưng bị hỏng hoàn toàn phải vứt đi, coi như là bị hạ. Máy đến 12/2020 trung tá Mỹ mới tiết lộ chuyện này

Chiếc F-117A thứ hai đã bị Nam Tư bắn hư hại nặng vào ngày 30/4/1999 trong một phi vụ ném bom, và dù quay về được căn cứ, nhưng đã bị hư hại nặng tới mức không bao giờ còn cất cánh được nữa, coi như là bị tiêu diệt. Phải đến đầu tháng 12 năm 2020, Trung tá Không quân Mỹ Charlie Tuna Heinlein, một cựu phi công F-117, mới tiết lộ chuyện này

https://www.thedrive.com/the-war-zone/37894/yes-serbian-air-defenses-did-hit-another-f-117-during-operation-allied-force-in-1999



Hồi chiến tranh NAm Tư, SAM-3 còn bắn hạ được cả một chiếc F-16 vào ngày 2-5 (do trung tá David Goldfein, chỉ huy của phi đội tiêm kích 555, đã lái). Goldfein đã nhảy dù và được giải cứu bởi một nhiệm vụ tiêm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu - CSAR. Hic, cái vụ này Mỹ khoe video công nghệ cứu nạn của mình rất xịn

https://www.f-16.net/f-16-news-article2167.html
https://www.f-16.net/aircraft-database/F-16/airframe-profile/2787


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 3 2021, 10:03 PM

Tổng thống Nga Putin ký luật, quy định các cá nhân được nước ngoài tài trợ thu thập thông tin về quân sự hoặc các hoạt đông công nghệ liên quan cũng sẽ bị xếp vào dạng "điệp viên nước ngoài".
Sao bây giờ mới có luật này nhỉ?

Bộ quốc phòng Ukraine định đặt hàng 3 máy bay An-178 của hãng Antonov.Đây là máy bay nâng cấp từ An-148 thời LX, Ukraine nói rằng thay linh kiện Nga bằng các linh kiện nước khác, chả rõ nước nào, có thể là phương Tây chăng?
Nhưng nếu phương tây thì họ phải sản xuất thủ công cho Ukraine à? Vì dĩ nhiên, họ không thể làm cả dây chuyền mới sản xuất mấy thứ này được

Công ty kiểm định Det Norske Veritas - Germanischer Lloyd (DNV GL) liên doanh của Đức - Nauy, rút khỏi Nord Stream 2 do dự luật trừng phạt của Mỹ, đây là điều đã được dự kiến.
Công ty này sẽ có trách nhiệm thẩm định đường ống sau khi xây và cấp chứng nhận cho nó.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố hướng dẫn mới về Luật Bảo vệ An ninh Năng lượng châu Âu (PEESA). Theo đó, DNV GL cho rằng hoạt động kiểm tra các tàu được trang bị phục vụ dự án Nord Stream 2 sẽ bị trừng phạt. Người phát ngôn của công ty cho biết DNV GL đã ngừng cung cấp các dịch vụ có thể phải tuân theo PEESA.
Theo quy trình, trong dự án Nord Stream 2, công ty DNV GL giám sát quá trình, kiểm duyệt máy móc thiết bị xây dựng để tuân thủ các tiêu chuẩn. Công ty cũng sẽ cấp giấy chứng nhận tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định xây dựng và pháp luật hiện hành cho tuyến đường ống đưa khí đốt từ Nga sang Đức sau khi hoàn tất.


Không rõ Nga, EU sẽ đối phó thế nào? Tạm ngưng xây để tìm người thẩm định sau khi xây, hay cứ xây xong đã, rồi vừa xây vừa tìm, hay có cách nào đó chả cần thẩm định mà vẫn được đưa vào hoạt động.
Công ty Na uy - Đức mà toàn tuân theo luật Mỹ, rốt cuộc bây giờ công ty cả thế giới đều là công ty Mỹ hết, hi hi

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 4 2021, 07:01 PM

Như vậy, với Iran, nhiều khả năng chính quyền Biden vẫn đi theo đường lối của Trump, chứ không còn khả năng quay về JCPOA được nữa

Khi được hỏi chính quyền Biden sẽ đạt được gì trong việc quay lại Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), nhân vật dự kiến sẽ là Cố vấn an ninh quốc gia cho tân Tổng thống Mỹ, Jake Sullivan phát biểu trước CNN:

"Quan điểm của chúng tôi là tên lửa đạn đạo của Iran phải nằm trên bàn trong cuộc đàm phán tiếp theo (liên quan tới việc quay trở lại JCPOA) đó.

Chúng tôi cũng tin rằng có thể có các cuộc trao đổi vượt ra ngoài nhóm 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an... và liên quan đến cả những bên khác trong khu vực.

Và trong cuộc đàm phán rộng hơn đó, cuối cùng chúng ta có thể đảm bảo các giới hạn đối với tên lửa đạn đạo và công nghệ tên lửa của Iran".

Ông Sullivan chia sẻ lo ngại rằng Iran "tiến gần hơn đến vũ khí hạt nhân so với một năm trước", lưu ý rằng việc ám sát Tướng Iran Soleimani vào ngày 3/1/2020 không làm cho nước Mỹ an toàn hơn và đã không giúp gì cho lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.



Binh luan chut:
Việc ám sát tướng Soleimani rốt cuộc chả để làm cái gì, chả lợi ích gì cho chiến lược của Mỹ cả
Nhiều khả năng Mỹ sẽ tìm cách đặt giới hạn tầm bắn hay các công nghệ gì đó, rồi thanh sát này nọ cho tên lửa của Iran để bảo vệ Israel

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 5 2021, 08:42 PM


Đại sứ Israel tại Ukraine, Joel Lyon lên án việc Ukraine tôn vinh Ukraine, kêu gọi nước này đối mặt với lịch sử của mình


Israeli ambassador ‘shocked’ at Ukraine’s honoring of Nazi collaborator
Reacting to decision to name 2019 the year of Stepan Bandera, Joel Lion says ‘glorification of those involved in horrible anti-Semitic crimes’ unhelpful in fighting xenophobia
https://www.timesofisrael.com/israeli-ambassador-shocked-at-ukraines-honoring-of-nazi-collaborator/


Hundreds march in Ukraine in annual tribute to Nazi collaborator
Stepan Bandera led the Ukrainian Insurgent Army, which fought alongside Nazi Germany during the Second World War, killed thousands of Jews and Poles
https://www.timesofisrael.com/hundreds-march-in-ukraine-in-annual-tribute-to-nazi-collaborator/


We strongly condemn any glorification of collaborators with the Nazi regime. It is time for #Ukraine to come to terms with its past.
Quote Tweet

https://twitter.com/ambassadorlion/status/1345452214538665986




Hy vọng Nga không đánh giá EU và Đức quá cao

Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ của các nước và công ty châu Âu, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố ngày 4/1.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phát biểu trên kênh RBK: “Dự án Nord Stream 2, tuyến đường ống nối Nga với Đức qua đáy biển Baltic, sẽ được hoàn thành tốt đẹp nhờ sự hỗ trợ của các đối tác châu Âu. Dự án này là đối tượng của một loạt các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, và nước này dự kiến sẽ gia hạn thêm các lệnh trừng phạt trong năm 2021.

“Các biện pháp trừng phạt này [...] là cách cạnh tranh phi thị trường. Mọi người đều biết rõ điều này. Những ai muốn dự án này được thực hiện, cụ thể là các quốc gia và công ty châu Âu, đều ủng hộ. Tôi chắc chắn rằng nhờ sự hỗ trợ này, dự án sẽ được hoàn thành”, ông Novak nói.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến công ty Thụy Sĩ Allseas và sau đó là công ty DNV GL của Na Uy phải rút lui. "DNV GL sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động kiểm tra nào đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 do đây là mục tiêu trừng phạt của Mỹ", công ty cho biết.

Vào ngày 1/1/2021, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2021, trong đó quy định việc gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2, đặc biệt đối với các công ty cung cấp dịch vụ thử nghiệm, kiểm tra hoặc chứng nhận. Một quyết định né sự phủ quyết của Donald Trump, người đã phản đối một số quy định cụ thể về ngân sách.

Điện Kremlin thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt có thể tạo ra những vấn đề mới, nhưng vẫn quyết tâm tìm ra giải pháp. Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt được nối lại vào tháng 12/2020 ở vùng biển của Đức.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/phat-bieu-moi-nhat-cua-nga-ve-nord-stream-2-593823.html


Gazprom chuyển Nord Stream AG và TurkStream, BlueStream cho công ty con
Hội đồng quản trị Gazprom quyết định sáp nhập Ban quản lý dự án TurkStream - đường ống dẫn khí vào Thổ Nhĩ Kỳ - vào Tổng công ty quản lý dự án nước ngoài Gazprom International Projects cùng với 50% cổ phần liên doanh với Eni - Blue Stream Pipeline sở hữu đường ống dẫn khí BlueStream và trạm bơm cao áp Beregovya.


Trước đó, Gazprom mẹ cũng đã chuyển toàn bộ cổ phần nắm giữ tại công ty Nord Stream AG - đơn vị xây dựng và vận hành đường ống Nord Stream - sang Gazprom International Projects trong khuôn khổ thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý tài sản. Ngoài ra, Hội đồng quản trị Gazprom cũng đã thông qua việc chuyển giao một số tài sản vận chuyển khí của công ty Gazprom Transgaz Krasnodar cho Gazprom International Projects quản lý.

Chưa rõ mục tiêu cải tổ của Gazprom là gì.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/gazprom-chuyen-nord-stream-ag-va-turkstream-bluestream-cho-cong-ty-con-586268.html


Serbia khánh thành đoạn đường ống nối với Turkstream của Nga

Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic hôm 2/1 đã khánh thành một đoạn đường ống nối với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkstream) của Nga đi qua nước ông, coi đây là yếu tố quan trọng đối với an ninh nguồn cung cấp năng lượng của nước này.

Đoạn đường ống dài hơn 400 km này, trải dài từ Zajecar ở miền đông Serbia đến Horgos ở biên giới Hungary, là một phần của đường ống Turkstream đang được xây dựng cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Âu.

"Sáng nay lúc 6h sáng (05:00 GMT), khí đốt từ Bulgaria bắt đầu chảy qua" đường ống dẫn khí đốt mới được xây dựng của Serbia. Một ngày tuyệt vời cho Serbia!”, ông Aleksandar Vucic viết trên Instagram.

Tại một buổi lễ được tổ chức ở Gospodjinci, miền bắc Serbia, ông Aleksandar Vucic ca ngợi việc mở đường ống dẫn khí này là "chìa khóa cho sự phát triển tương lai của Serbia", điều này sẽ cho phép "ổn định nguồn cung năng lượng” của đất nước.

Đại sứ Nga tại Serbia Aleksandar Bocan-Harcenko cho biết đường ống này "cũng sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực Trung Âu nói chung", theo kênh truyền RTS.

TurkStream là dự án của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhằm đưa khí đốt của Nga qua Biển Đen.

Về phần mình, ông chủ của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, Alexei Miller, nhấn mạnh rằng 6 quốc gia châu Âu hiện đang nhận khí đốt của Nga qua Turkstream. Đó là Bosnia, Bulgaria, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Romania và Serbia.

Vào tháng 7/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã mô tả Turkstream và đường ống Nord Stream 2, nhằm đưa khí đốt của Nga đến Đức, là "công cụ của Điện Kremlin để làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga và làm suy yếu Ukraine".

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Đức và các quốc gia châu Âu khác về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Vào năm 2019, họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến hai dự án.

Serbia, quốc gia muốn gia nhập Liên minh châu Âu, là đồng minh truyền thống của Nga và phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/serbia-khanh-thanh-doan-duong-ong-noi-voi-turkstream-cua-nga-593661.html


Ngân hàng này chắc là nơi để EU và các nước Arap khác làm ăn chui với Syria
Vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Syria, một ngân hàng Pháp “lãnh đủ”
Ngày 4/1, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết, Liên minh Ngân hàng Ả Rập và Pháp có trụ sở tại Pháp sẽ phải nộp phạt cho Mỹ hơn 8,5 triệu đô la vì vi phạm các lệnh trừng phạt đơn phương của Hoa Kỳ đối với Syria.

Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận với Liên minh các ngân hàng Ả Rập và Pháp (UBAF), có trụ sở tại Pháp, về khoản tiền phạt hơn 8,5 triệu đô la cho việc thực hiện 127 giao dịch vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ thông báo hôm 4/1.

“UBAF đã đồng ý trả 8.572.500 USD để giải quyết trách nhiệm dân sự tiềm tàng của mình đối với 127 hành vi vi phạm lệnh trừng phạt rõ ràng liên quan đến Syria. UBAF đã thực hiện các giao dịch thay mặt cho các tổ chức tài chính Syria bị trừng phạt”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

UBAF là một tổ chức tài chính của Pháp có cổ đông đến từ 25 quốc gia trong thế giới Ả Rập, liên kết với Ngân hàng Crédit Agricole Corporate and Investment Bank. UBAF cung cấp tài chính cho cả các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo luồng thanh toán và hàng hóa giữa châu Âu và Trung Đông, Bắc Phi, châu Phi cận Sahara và châu Á, OFAC cho biết.

https://petrotimes.vn/vi-pham-lenh-trung-phat-cua-my-voi-syria-mot-ngan-hang-phap-lanh-du-593943.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 6 2021, 12:10 AM

Nhân ở trên ltbk nói tới Giăng báp tít Côn be (Jean Baptiste Colbert), nên tôi tán phét một tí ở đây. Thực ra cái này phải để vào phần lịch sử văn hóa mới phải.
Post của ltbk la một ví dụ điển hình nói về việc hình thành kinh tế tư bản chủ nghĩa khác nhau ở châu Âu, mặc dù họ đều nằm trong lần công nghiệp hóa đầu tiên của thế giới. Ở pháp người ta thường lấy cách làm của Côn be như là sự đối xứng về điều khiển kinh tế, họ gọi là thuyết Côn be (Colbertisme) đối ngược lại với thuyết của Anh, do Adam Smith đưa ra, thường được gọi là chủ thuyết tự do (liberalism). Adam Smith nổi tiếng với thuyết “bàn tay vô hình chỉ huy kinh tế”, theo thuyết này, thì lợi ích cá thể (individualisme) trong kinh tế, sẽ tự nọ như có bàn tay vô hình biến lợi ích cá thể thành lợi ích cộng đồng. Đây chính là tư duy văn hóa, triết học, kinh tế của Anh-Mỹ, mà tôi gọi là trường phái Anglo-Saxon. Trong thực tế thì Adam Smith nói nhiều hơn thế, vì ngoài vấn đề “bàn tay vô hình” này, được viết trong quyển “sự thịnh vượng của các dân tộc”, ông còn viết một quyển nữa, nói về sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (Altruisme), nhưng tuyên truyền Anh từ thế kỷ XVII lờ tịt đi, vì thuyết “bàn tay vô hình” này là cách Anh xâm lược thuộc địa.
Ví dụ, ở Ấn độ, công ty Đông Ấn của Anh vào đây trước, khuynh đảo, kiếm lợi, có cả quân đội riêng từ thế kỷ XVII. Lúc đó công ty này có sức mạnh tương đương với một nước ở châu Âu. Chỉ tới khi có khởi nghĩa ci pay (cipayes) ở Ấn độ vào năm 1857 (được coi như điểm khởi đầu của chủ nghĩa dân tộc Ấn), thì các đất đai nhượng địa của công ty này được chuyển đổi thành chủ sở hữu cho nữ hoàng Anh, tức là thành thuộc địa của nhà nước. Như vậy ở đây tư nhân đi xâm lược trước, rồi sau mới đá lại cho nhà nước quản lý.
Ngược lại khi Pháp xâm lược Đông dương, thì nhà nước Pháp xâm lược trước (cấu kết với giáo sĩ cơ đốc giáo), biến Đông dương thành thuộc địa cho tư bản pháp. Ở đây nhà nước đi trước tư nhân, mở đường cho tư nhân. Đây chính là nội dung của học thuyết côn be. Theo đó nhà nước mở đường đi trước, bằng các chính sách chiếm đoạt công nghệ, mở đất, .. rồi tư bản Pháp lười mới theo sau. Ta cũng có thể coi kiểu này như một dạng tư bản nhà nước.
Dấu vết này của tư bản pháp vẫn còn, vì nó là một đặc trưng văn hóa. Hiện nay có rất nhiều hãng lớn của Pháp, khởi điểm là hãng nhà nước, rồi bị biến chuyển thành tư nhân. Ngay cả việc Pháp công nghiệp hóa sau năm 1945 cũng là hệ quả của chính sách nhà nước, hang nhà nước, đường lối nhà nước.
Vì thế cái thuyết của Adam Smith thực ra là ngớ ngẩn, vì chỉ đúng cho một hình thức công nghiệp hóa của Anh-Mỹ mà thôi.
Ở lục địa châu Âu còn có một chủ thuyết khác nữa, giúp nước Đức vươn lên đó là của Franz Liste, ông này là người chủ trương nhà nước và tư nhân cùng phối hợp. Cách này đã phát huy sức mạnh khiến vào đầu thế kỷ XX, trước đại chiến I, Đức đã trở thành nước công nghiệp hóa lớn nhất châu Âu, vượt cả đế quốc Anh. Nhật cũng đi theo con đường này.
Rồi tới Liên Xô có cách công nghiệp hóa bằng chủ nghĩa xã hội, rồi cách của TQ, rồi cách của nhà nước Hồi giáo I ran, rồi cách của VN hiện tại…
Tóm lại, việc công nghiệp hóa càng về sau càng phức tạp, do các nước đi trước có lợi thế tìm cách ép buộc, xâm lược các nước yếu hơn chưa công nghiệp hóa được. Không kể mỗi cộng đồng người có lịch sử văn hóa khác nhau. Cho nên không thể có một cách duy nhất, một dạng hệ thống chính trị duy nhất được. Sự khác biệt của cách xây dựng kinh tế Pháp qua sách lược của Côn Be là một ví dụ.
Hiện tại, sau phi vụ « tôi không thể thở được” ở Mỹ, phong trào chống kỳ thị chủng tộc lan sang cả EU, và không thiếu người Pháp gốc da mầu muốn lật đổ tượng Côn Be, được đặt trước Quốc Hội Pháp. Nguyên nhân, Côn Be là người đưa nhà nước Pháp vào việc buôn bán nô lệ làm giầu, giống như Anh làm hồi đó (thế kỷ XVI, XVII), như vậy Côn Be cũng khuyến khích chế độ nô lệ, cũng như thuyết “bàn tay vô hình” của Smith cũng không ngăn cản chuyện này.
Nhưng tượng Côn Be vẫn đứng sừng sững ở đó, làm sao mà lật đổ được, vì nếu thế chẳng nhẽ đục bỏ gần hết lịch sử Pháp. Và cũng cho ta thấy, dù thuyết Côn be hay Xơ mít (Smith), nó chỉ lợi cho họ, chứ không lợi cho toàn thế giới, thậm chí thế giới còn khổ hơn, do chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ được tạo ra từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Ở đây rõ ràng bàn tay vô hình của Anh, hay bàn tay nhà nước của Pháp đều giống nhau. Vì thế khi các bác “chí sĩ” muốn theo đuổi học thuyết nào, thì nên xem cái đế của nó là gì, có lợi cho ai, và không có học thuyết nào là có tính Universal cả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 6 2021, 03:55 PM

VN cũng chỉ dịch quyển sách "sự thịnh vượng của các quốc gia", không dịch quyển về sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (Altruisme) đâu bác Phó.

Tổng thống Nga Putin đã ký dự luật bổ sung mà Duma Quốc gia Nga đã thông qua trong tháng 12/2020 liên quan đế “đại lý & đặc vụ nước ngoài”.
Để xác định tổ chức - cá nhân là “đại lý & đặc vụ nước ngoài” nếu nhận nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Và nếu là từ nước ngoài, thì họ sẽ phải công khai nguồn tài trợ, tài liệu, và kiểm toán hoạt động 3 tháng/lần. Những hoạt động không đúng với tiêu chí sẽ bị phạt nặng và nếu có hành vi xâm hại đến lợi ích an ninh Nga thì sẽ bị cầm tù xét xử như gián điệp…
Các tổ chức phi chính phủ Nga nhận tài trợ của phương Tây và bộ ngoại giao Mỹ đang kêu ỏm tỏi vì đạo luật này.
Cái này có phần tương tự với đạo luật FARA (Đạo luật về đăng ký các đại lý nước ngoài tại Mỹ) xác định điều kiện các tổ chức, cá nhân là “đại lý cho nước ngoài”, “đặc vụ nước ngoài” qua đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân đó phải tiết lộ nghề nghiệp, nguồn tài trợ. Đạo luật này nghiêm cấm phổ biến “bất kỳ tài liệu thông tin nào ... vì lợi ích của nước ngoài” mà không đặt “ở nơi dễ thấy” với ghi chú rằng các tài liệu được “phân phối bởi nước ngoài”…
Mục đích của luật là tạo điều kiện cho “chính phủ và người dân Hoa Kỳ đánh giá các tuyên bố và hành động của những người đó”. Một đơn vị đặc biệt trong bộ phận phản gián của Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành luật.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 6 2021, 05:02 PM

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster

"Chính phủ Mỹ và ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã nghiên cứu, sản xuất và bán nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự được đánh giá là bí mật cho Ấn Độ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra và New Delhi còn phải hứng trừng phạt nếu họ vẫn quyết sở hữu S-400"

"Lệnh trừng phạt không được áp dụng cho bạn bè và đồng minh. Ấn Độ giữ mối quan hệ hợp tác tốt với Mỹ, họ buộc phải đưa ra lựa chọn: S-400 hoặc Mỹ"

Lệnh trừng phạt không được áp dụng cho bạn bè và đồng minh. Vậy sao Mỹ lại trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ?
Đây là thời điểm xem Ấn có thể quyết định độc lập k? Nếu không thể thì từ nay, cái tư tuởng "độc lập nhưng không đối đầu" của Ấn coi như vứt đi



Có thể thấy Mỹ rất sợ S-400 của Nga. Nó không đơn giản chỉ là 1 hệ thống tên lửa phòng không tân tiến, mà còn là 1 hệ thống chỉ huy và thu thập thông tin lợi hại. Mỹ sợ các bí mật về về truyền dữ liệu trong các máy bay của mình bị S-400 thu thập


India may have to make choices on arms deals, says outgoing US envoy Kenneth Juster

https://www.hindustantimes.com/india-news/india-may-have-to-make-choices-on-arms-deals-says-outgoing-us-envoy-kenneth-juster/story-F0zSPPG02XYZsNk09ltogI.html




Tham gia vào một phiên hỏi đáp sau khi phát biểu chia tay tại một sự kiện do Quỹ Nghiên cứu Người quan sát tổ chức, Juster cho biết các lệnh trừng phạt theo CAATSA không nhằm vào bạn bè của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng Ấn Độ có thể sẽ sớm đưa ra lựa chọn giữa “trade-off” và mua các khí tài quân sự công nghệ cao của Mỹ.

“Các biện pháp trừng phạt CAATSA không bao giờ được thiết kế để gây hại cho bạn bè và đồng minh. Họ nhắm vào một quốc gia cụ thể. Và có rất nhiều biến số liên quan đến nó và tôi nghĩ ... Tôi sẽ đặt vấn đề đó sang một bên vì tôi thấy những vấn đề khác có khả năng ảnh hưởng đến tương lai của mối quan hệ quốc phòng, ”ông nói.

Ông nói: “Khi các hệ thống trở nên tiên tiến hơn về mặt công nghệ, quốc gia A không hòa hợp với quốc gia B sẽ ít sẵn sàng bán công nghệ có khả năng bị xâm phạm cho quốc gia B”, ông nói, trong một tham chiếu xiên về những lo ngại rằng S-400 có thể thu thập chữ ký điện tử của máy bay xuất xứ Mỹ do Ấn Độ vận hành.

“Chúng tôi chưa đạt đến điểm đó nhưng điều đó có thể giảm xuống trong tương lai và đó sẽ là một vấn đề - phải trade-offs. Ấn Độ phải quyết định mức độ quan trọng để có được công nghệ tinh vi nhất, mức độ quan trọng để nó có thể hoạt động được với nhau, trong phạm vi công nghệ của mình và tiềm năng với các lực lượng thân thiện khác, và vấn đề quan trọng là đa dạng hóa các nguồn mua sắm, ”ông nói thêm.

Chỉ có chính phủ Ấn Độ mới có thể quyết định về sự đánh đổi nhưng vấn đề này có thể là một hạn chế đối với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và mối quan hệ quốc phòng rộng lớn hơn, ông nói.

Các lựa chọn của chính phủ Ấn Độ sẽ đặt ra "mức trần" cho hợp tác quốc phòng. “Từ quan điểm của Hoa Kỳ, chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa, và theo một nghĩa nào đó, tôi nghĩ rằng bạn đang thúc đẩy một cánh cửa rộng mở,” Juster nói.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 8 2021, 10:45 PM

Đọc bài này xong thì thấy các biện pháp trừng phạt Nga của thời Biden không thấy khác so với thời Trump.

Tuy nói là biện pháp của Biden trực tiếp hướng đến việc thay đổi chế độ hơn, vì nhằm vào việc làm giảm khả năng của chính quyền liên bang trong việc thực hiện nghĩa vụ xã hội, còn biện pháp của Trump nhằm trừng phạt bất kể ngành kinh tế nào của Nga có khả năng cạnh tranh với Mỹ, thì thực ra cũng đều dẫn đến thiệt hại cho nhà nước và dẫn đến làm giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ xã hội cả, và đều dẫn đến nguy cơ với nhà nước, chế độ.
Cung vì thế các biện pháp đều giống nhau (trừng phạt các đường ống, dự án dầu khí bắc cực của Nga, trừng phạt khách hàng mua vũ khí Nga, trừng phạt những quan chức thân cận của ông Putin, etc.), vì tất cả những biện pháp này hiện nay đều đã, đang được thực hiện và chắc chắn sẽ tiếp tục được thực hiện, bất kể ai là tổng thống Mỹ trong 4 năm tới, dù đó là Biden hay không.
Mà chính Đức cũng đã thực hiện các biện pháp trừng phạt nhằm vào những người thân cận của tổng thống Nga, lấy cớ vụ Navalny chứ không chỉ Mỹ.
Có lẽ cái khác biệt là chính sách PR, ví dụ như Trump thì sẽ nói huỵch toẹt ra lý do thực là vì lợi ích Mỹ, chống lại bất kể ai là đối thủ tiềm năng của Mỹ, còn Biden có thể dùng cái cớ mỹ miều hơn, kiểu nhân quyền, bảo vệ môi trường, etc. kiểu kiểu đó.


Ông Biden sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nào đối với Nga?
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Biden thường gọi Nga là “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ”.

Mới đây, sau vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ hồi tháng 12, vốn được cho là do Nga gây ra, Tổng thống Mỹ đắc cử tuyên bố những kẻ gây ra vụ việc này sẽ phải trả giá.

Cần nhắc lại rằng trong cuộc chạy đua bầu cử, ông Biden đã đe dọa Nga bằng “các lệnh trừng phạt địa ngục”. Vậy ông ấy có thể đưa ra những điều gì mới trong Nhà Trắng mà người Nga chưa thấy?
https://info-imgs.vgcloud.vn/2021/01/08/14/ong-biden-se-ap-dung-cac-bien-phap-trung-phat-nao-doi-voi-nga-1.jpg

Theo các chuyên gia, nói về các biện pháp trừng phạt, cần hiểu rằng chúng được đưa ra không phải vì lợi ích riêng mà để đạt được những mục tiêu cụ thể nhất định. Nếu dưới thời đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump, Mỹ theo đuổi một chính sách “lạ” đối với Nga, thì dưới thời đảng Dân chủ chắc chắn nó sẽ thay đổi nghiêm trọng.

Dưới thời ông Trump, Nga với 3% đóng góp vào GDP thế giới không được quan tâm đặc biệt, những nỗ lực chính của ông ấy tập trung vào việc kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt của Nga “vươn vòi” sang châu Âu, điều này thể hiện sự cạnh tranh thực sự trong việc cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ của Mỹ. Kết quả là các lệnh trừng phạt được đưa ra đối với Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) và TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ).

Đồng thời, Washington cũng đưa ra các biện pháp hạn chế chống lại ngành công nghiệp máy bay dân dụng của Nga, vốn mới bắt đầu ngấp nghé với máy bay tầm trung đầy hứa hẹn Irkut MS-21, cũng như các doanh nghiệp ngành du hành vũ trụ, năng lượng hạt nhân và quốc phòng. Các ưu tiên của ông Trump rất rõ ràng: "ngăn chặn trước bất kỳ nỗ lực nào của Điện Kremlin nhằm hồi sinh các ngành công nghệ cao ở Nga có thể đại diện cho sự cạnh tranh thực sự của ngành công nghiệp Mỹ".

Tuy nhiên, dưới thời ông Biden, mọi thứ sẽ khác một chút. Để làm được điều này, cần phải đưa các biện pháp trừng phạt vào Điện Kremlin, nhưng rõ ràng đối với Tổng thống Nga Putin sẽ không đi đến đâu nên sẽ xảy ra xung đột về lợi ích. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự “mâu thuẫn” cá nhân giữa các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ Mỹ và tổng thống Nga. Từ tất cả điều này đã có thể thấy rằng “các biện pháp trừng phạt địa ngục” dưới thời ông Biden sẽ có mục tiêu cuối cùng là thay đổi chế độ của Nga.


Thứ nhất, Mỹ sẽ tìm cách làm Nga nhận ít thu nhập hơn, điều này sẽ dẫn đến giảm khả năng của ngân sách liên bang trong việc thực hiện các nghĩa vụ kinh tế xã hội đối với người dân. Rất có khả năng các biện pháp trừng phạt mới sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu chính như buôn bán hydrocacbon và các nguyên liệu thô, cũng như vũ khí và thực phẩm khác.

Nhìn chung, theo giới phân tích Nga, mọi thứ đều rõ ràng, Mỹ sẽ tiếp tục “quấy rối” các đường ống dẫn khí đốt của Nga, các dự án ở Bắc Cực của Rosneft sẽ bị trừng phạt do ảnh hưởng môi trường và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng đối với những người mua vũ khí của Nga.

Thứ hai, ông Biden có thể bắt đầu kỷ nguyên trừng phạt cá nhân trực tiếp chống lại Tổng thống Putin và giới quan chức thận cận của ông Putin. Bước đầu tiên đã được thực hiện khi ông Putin và ông Medvedev được cho là sẽ bị từ chối tham dự vào các sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới trong 2 năm tới.


Nhìn chung, tất cả những điều này sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đến sự ổn định kinh tế và chính trị ở Nga.

Trước đó, trong một chuyến thăm đến Moscow, ông Biden từng cảnh báo rằng nếu ông Putin, khi đó là Thủ tướng Nga, chạy đua nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba thì đó sẽ là điều tồi tệ đối với Nga.

Ông Putin phớt lờ cảnh báo này và vẫn trở lại chiếc ghế Tổng thống. Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, ông Biden trở thành “hoa tiêu” trong chính quyền Obama kêu gọi các đồng minh châu Âu chống lại Moscow và hậu thuẫn Kiev.

Ông Biden hiểu biết về Liên Xô và lần đầu tiên đến thăm Nga vào năm 1973. Năm 2011, trên cương vị “Phó tướng” của Tổng thống Obama, ông cũng được ông Putin khi đó là Thủ tướng Nga, đón tiếp. So với ba đời Tổng thống Mỹ gần đây nhất, ông Biden sẽ là Tổng thống Mỹ có kinh nghiệm và hiểu biết thực tế trong cách đối phó với ông Putin hơn cả.

https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/ong-biden-se-ap-dung-cac-bien-phap-trung-phat-nao-doi-voi-nga-274581.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 8 2021, 11:28 PM

Đức hành động “cứu” Nord Stream 2
Chính phủ bang Mecklenburg-Vorpommern, Liên bang Đức đã khởi động một chiến dịch để "cứu" đường ống dẫn khí Nord Stream 2 khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Chính quyền bang đã quyết định lập ra một quỹ môi trường đặc biệt.


Quỹ sẽ hỗ trợ các công ty tham gia vào dự án Nord Stream 2. Quỹ xác định rằng hoàn thành đường ống là yếu tố cần thiết để bảo vệ môi trường ở Mecklenburg-Vorpommern. Các công ty Đức sẽ có thể cung cấp dịch vụ của họ cho phía Nga thông qua các cơ quan thuộc quỹ này mà không trực tiếp cung cấp dịch vụ cho Nhà điều hành dự án Nord Stream 2. Điều này sẽ giúp phía Đức thoát khỏi nguy cơ bị trừng phạt.

Như vậy, chính phủ Liên bang Đức có thể “phủi tay”. Các nhà chức trách Liên bang Đức tuyên bố rằng họ không thể can thiệp vào các quyết định của chính quyền bang để tạo ra bất kỳ quỹ công cộng nào trong khu vực. Do đó, họ thoát khỏi trách nhiệm hoàn thành dự án Nord Stream 2. Phía Đức có thể "thanh thản" nói với Washington rằng họ không tham gia Nord Stream 2 theo bất kỳ cách nào.

Các nhà chức trách Đức rất hài lòng với sáng kiến ​​của chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern. Đức vẫn giữ nguyên quan điểm như trong các tuyên bố trước đây về vấn đề này. Liên quan đến việc thành lập quỹ môi trường đặc biệt, đại diện chính phủ Đức cho rằng đây là sáng kiến ​​của Liên bang Mecklenburg-Vorpommern và nếu có vấn đề gì thì chính quyền bang sẽ trả lời.

Trong khi đó, Nhà điều hành của dự án Nord Stream 2, Nord Stream 2 AG, đã nhanh chóng nắm lấy các cơ hội này. Nord Stream 2 AG đã chuyển một khoản tiền khổng lồ vào quỹ mới thành lập. Theo các nguồn tin từ Thủ tướng bang Mecklenburg-Vorpommern, trước mắt chuyển 60 triệu euro vào các dự án từ thiện của quỹ trong vòng 20 năm.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/duc-hanh-dong-cuu-nord-stream-2-594482.html

---------------

Một bang của Đức tạo quỹ hỗ trợ Nord Stream 2
Quốc hội bang Mecklenburg-Western Pomerania đã chấp thuận đề xuất của chính quyền địa phương về việc tạo quỹ hỗ trợ các công ty tham gia Nord Stream 2 đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.


Các đại biểu bang Mecklenburg-Western Pomerania của Đức đã thông qua với đa số phiếu vào ngày 7 tháng 1, một dự án tạo quỹ hỗ trợ xây dựng Nord Stream 2, theo Sputnik.

Dịch vụ báo chí của quốc hội bang Mecklenburg-Western Pomerania nói với Sputnik rằng quyết định được đưa ra nhờ vào số phiếu của ba đảng phái: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU) và Die Linke. Đảng Phương án thay thế cho Đức (AfD) đã bỏ phiếu trắng.

Mục đích của quỹ là hỗ trợ "các dự án bảo vệ khí hậu và bảo tồn thiên nhiên" tại bang này, nơi dự án khí đốt Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành.

Nhà điều hành dự án, nhóm Nord Stream 2 AG, đã sẵn sàng đóng góp tới 60 triệu euro cho quỹ, Ostsee Zeitung đưa tin trước đó. Quỹ dự định cung cấp hỗ trợ cho các công ty có khả năng là đối tượng của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với đường ống.

Chính phủ liên bang Đức trước đó cho biết họ đã biết về kế hoạch thành lập một quỹ khu vực để hỗ trợ Nord Stream 2 nhưng sau đó không bình luận về hành động của chính quyền bang Mecklenburg-Western Pomerania.

Vào cuối tháng 12/2020, tập đoàn Nord Stream 2 AG thông báo rằng công việc đặt đường ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức đã hoàn thành. Cơ quan Năng lượng Đan Mạch xác nhận công việc sẽ được tiếp tục trên vùng biển Đan Mạch bởi hai tàu Akademik Tchersky và Fortuna từ ngày 15/1/2021, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch xác nhận vào ngày 7 tháng 1.

Dự án Nord Stream 2 liên quan đến việc xây dựng hai đường ống dài 1.230 km nối bờ biển Nga với Đức qua biển Baltic. Dự án có tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm.

Đầu tháng 12/2020, Thủ tướng Angela Merkel cho biết quan điểm của Chính phủ Đức về sự cần thiết phải hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn dầu là không thay đổi.

Hôm 4/1, Phó Thủ tướng Nga Alexandre Novak đảm bảo rằng dự án sẽ được hoàn thành nhờ sự hỗ trợ của các nước và công ty châu Âu, bất chấp các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/mot-bang-cua-duc-tao-quy-ho-tro-nord-stream-2-594460.html


-----------------

Trút hết tội lên Boeing

Tập đoàn Boeing nộp phạt 2,5 tỷ USD vì lừa dối nước Mỹ
Tập đoàn Boeing phải nộp phạt 2,5 tỷ USD vì tội lừa dối Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) trước và sau hai vụ rơi máy bay 737 Max.

Giới truyền thông đưa tin Boeing phải nộp phạt 2,5 tỷ USD để đưa vụ việc bên ngoài tòa án - bao gồm khoản phạt hình sự 243,6 triệu USD, tiền bồi thường 1,77 tỷ USD cho các hãng hàng không đã mua máy bay 737 Max và 500 triệu USD tiền đền bù cho các gia đình có người thân thiệt mạng trong hai vụ tai nạn năm 2018 và 2019.

Trong 5 tháng từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, hai máy bay Boeing 737 MAX đã rơi ở Indonesia và Ethiopia, khiến ít nhất 346 người thiệt mạng. Các cuộc điều tra quốc tế xác định cả hai vụ tai nạn đều liên quan đến lỗi phần mềm giữ thăng bằng của máy bay.

Do tập đoàn Boeing đồng ý nộp phạt, Bộ Tư pháp Mỹ ngừng cuộc điều tra kéo dài 2 năm và hủy bỏ mọi cáo buộc với tập đoàn trong 3 năm với điều kiện họ không vi phạm thêm bất kỳ quy định nào. Trước đó, các công tố viên Bộ Tư pháp Mỹ khẳng định Boeing cố tình lừa dối nước Mỹ khi cản trở FAA đánh giá độ an toàn của máy bay 737 Max.

Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng Boeing thừa nhận hai phi công kỹ thuật của máy bay 737 Max "lừa dối" FAA về năng lực của phần mềm kiểm soát bay trên loại máy bay này. Các chuyên gia xác định phần mềm ấy là nguyên nhân dẫn tới hai vụ tai nạn.

Tập đoàn Boeing lập quỹ 100 triệu USD để hỗ trợ gia đình các nạn nhân thiệt mạng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng 100 triệu quá nhỏ so với doanh số 100 tỷ USD và lợi nhuận 12 tỷ USD hồi năm 2018 của Boeing.

Không cá nhân nào thuộc tập đoàn Boeing chịu trách nhiệm hình sự trong cuộc điều tra của chính phủ Mỹ. Ông Dennis Muilenburg - Tổng giám đốc Boeing khi hai vụ tai nạn xảy ra - nhận quyết định sa thải hồi cuối năm 2019. Dù vậy, Muilenburg vẫn hưởng hơn 60 triệu USD quyền chọn cổ phiếu và các tài sản khác.

FAA cấm bay đối với dòng máy bay 737 Max của Boeing từ tháng 3/2019 rồi cấp phép trở lại vào tháng 12 năm ngoái. Đến tháng 12/2020, hãng Gol Airlines của Brazil bắt đầu khai thác lại 737 MAX.

https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/tap-doan-boeing-nop-phat-25-ty-usd-vi-lua-doi-nuoc-my-d18101.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 10 2021, 10:22 PM

Anh cho phép các taù của mình khi khẩn cấp có thể cập cảng Crime, đồng thời giải thích vẫn tôn trọng chủ quyền của Ukraine

Hic, Ukraine bây giờ đến mức này à? Mà sao không mua trực tiếp từ Bulgaria, mà phải thông qua Ba Lan?

Ukrainian state-owned company purchased 152-mm shells made in Bulgaria from Poland
https://en.topwar.ru/178841-ukrainskaja-goskompanija-zakupila-v-polshe-152-mm-snarjady-proizvodstva-bolgarii.html

https://topwar.ru/uploads/posts/2021-01/thumbs/1610112832_arta2.jpg

Ukraine mua đạn pháo 152 mm sản xuất tại Bulgaria từ Ba Lan
Trên một trong những nguồn chuyên theo dõi các giao dịch xuất nhập khẩu, thông tin đã được công khai về việc Ukraine mua một lô đạn pháo.



Nguồn tin nói rằng công ty nhà nước Ukraine Spetstechnoexport, một phần của Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí Ukroboronprom, đã mua đạn pháo 152 mm sản xuất tại Bulgaria từ Ba Lan.

Được biết doanh nghiệp Arm-Tech Spółka Z Ograniczoną Odpowiedzialnością của Ba Lan là nhà cung cấp đạn dược do công ty VMZ của Bulgaria sản xuất cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Tổng cộng, 260 quả đạn phân mảnh nổ mạnh VOF-542U đã được mua, chúng được sử dụng trong pháo tự hành 2S3 Akatsiya và pháo kéo D-20 với số tiền 262.000 USD.

Cần lưu ý đây không phải là lần mua sắm đầu tiên như vậy. Trước đó vào năm 2019, SE "Spetstechnoexport" đã mua 3.000 quả đạn tương tự và 2.000 quả đạn VOF-546.

Năm 2019, một công ty Ukraine khác đó là Promoboronexport cũng hoạt động theo một kế hoạch tương tự, đó là mua đạn của Bulgaria từ một công ty Ba Lan, họ đã mua 2.444 viên đạn phân mảnh nổ cao 40 mm OG-7V được sản xuất tại Bulgaria cho súng phóng lựu chống tăng cầm tay RPG-7.

Tại Ukraine, công ty Rubin-2017 đang cố gắng chế tạo đạn cho pháo 2S3 Akatsiya và D-20. Như đã biết trong ấn bản Defense Express của Ukraine, vì một số lý do, quân đội từng trả lại số đạn đã nhận cho nhà sản xuất.
Trước đó, chuyên gia người Ukraine Volodymyr Shchetinin lưu ý rằng trong quá trình chế tạo đạn pháo, các công nhân Ukraine sử dụng một thứ kim loại chất lượng thấp. Do đó, viên đạn có nguy cơ tự phát nổ tại thời điểm bắn. Ngoài ra chất nổ trong quá trình bảo quản có thể tăng lên về khối lượng, điều này làm cho đạn nguy hiểm không chỉ trong quá trình bắn mà còn đối với việc bảo quản.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 11 2021, 06:00 AM

Quên, vừa rồi đưa tin bang Mecklenburg-Vorpommern, Liên bang Đức đã thành lập quỹ để giúp Nord Stream 2, giúp các công ty tham gia Nord Stream 2 thoát khỏi trừng phạt. Cũng đã đưa tin công ty Na Uy - Đức Norwegian DNV GL rút khỏi không dám cấp giấy chứng nhận đường ống, do sợ lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bây giờ nói kỹ hơn về những tình huống liên quan đến vụ "giấy chứng nhận" (certification) này. Đây là bài báo nói về nó


--------

Nord Stream 2: Tình hình về giấy chứng nhận


Sự đầu hàng của người chứng nhận

Năm mới 2021 bắt đầu với một cú sốc nhẹ đối với Nord Stream. Cơ cấu của Na Uy, về mặt chính thức, thậm chí không thể được gọi là một công ty (Det Norske Veritas và Germanischer Lloyd, DNV GL), đã từ chối chứng nhận đường ống dẫn khí.

Như bạn biết, nếu không có điều này, việc bơm nhiên liệu xanh qua nó sẽ không thể. Trong bản phát hành chính thức DNV GL lưu ý rằng quyết định
"Việc chấm dứt mọi hoạt động xác minh đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được thực hiện theo lệnh trừng phạt của Mỹ".

Thời hạn hiệu lực của quyết định như vậy không được nêu tên.

Nhưng lưu ý rằng
"Chứng nhận là không thể miễn chừng nào các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực."

Gazprom đã không lưu ý về vấn đề này rằng nhà chứng nhận Na Uy Đức không chỉ mất một hợp đồng rất béo bở mà còn có thể bị trừng phạt bằng tiền phạt.

Nhìn chung, công ty này gần đây không hứng thú vội vàng với tất cả các loại bình luận, đặc biệt là khi tình hình thay đổi quá thường xuyên. Tuy nhiên, họ nhớ lại rằng vào mùa thu năm 2020, DNV GL đã thông báo cho Gazprom và những người tham gia dự án khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ chứng nhận thiết bị trên các tàu đặt ống liên quan đến dự án Nord Stream 2.

Như bạn đã biết, một trong những nạn nhân khi đó là cần cẩu và tàu đặt ống của KMTUS "Akademik Chersky". Điều này buộc người điều hành dự án phải sử dụng sà lan đặt ống kém hiệu quả hơn là TUB Fortuna để đặt ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức.

Cần nhắc lại rằng việc lựa chọn các chuyên gia Na Uy để cấp chứng chỉ đã được thực hiện đúng thời hạn, đặc biệt là do tính chuyên nghiệp cao của họ. Hàng hóa từ DNV GL có thể được xem như một loại "nhãn hiệu chất lượng" và một sự đảm bảo trong trường hợp bất khả kháng của tất cả các loại, với các chế tài tương tự.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak bày tỏ rằng sự đầu hàng của nhà chứng nhận, người đã làm việc với Nord Streams từ năm 2012, một lần nữa khẳng định đánh giá về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với một đường ống dẫn khí quốc tế.

Theo ông, các biện pháp đã được các nhà lập pháp Mỹ đưa vào ngân sách quốc phòng của nước này,
"Là chủ nghĩa bảo hộ mở bên ngoài đối với việc thúc đẩy khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ tại thị trường châu Âu."


Người chứng nhận và những người theo chủ nghĩa bảo hộ
Trong một thời gian dài, các nhà chứng nhận đã thành công, mặc dù không ai yêu cầu họ phải ký hợp đồng với Gazprom trước thời hạn.

Và những người theo chủ nghĩa bảo hộ từ Hoa Kỳ, rõ ràng, hy vọng rằng các lệnh trừng phạt sớm hơn sẽ đủ để ngăn chặn dự án đầy tham vọng.

Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa bảo hộ vẫn hiểu một thực tế là ngay cả những biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất cũng có thể bị lách, và vấn đề chỉ là giá cả và thời gian. Tuy nhiên, Nga, cũng như các đối tác châu Âu, sẽ không công nhận các biện pháp trừng phạt mới.

Do đó, xuất hiện lời hùng biện khá gay gắt của Alexander Novak và các đồng nghiệp đến từ Đức. Phó Thủ tướng Nga nhớ lại rằng
"Cạnh tranh không lành mạnh"

Và sau đó, ông đã kêu gọi hợp lý các nước châu Âu và các công ty quốc tế quan tâm đến việc thực hiện dự án. Novak tin chắc rằng
"Họ ủng hộ dự án, và ... rằng với sự hỗ trợ này, nó sẽ được thực hiện."


Các chuyên gia, sau khi Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng và vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống Trump, lưu ý rằng một quyết định như vậy không gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, không thể dừng việc triển khai dự án, mặc dù gần như chắc chắn nó sẽ làm chậm lại.


Rất có thể, không cần phải sợ các vấn đề nghiêm trọng xảy ra đối với việc hoàn thành công trình xây dựng. Đồng thời, thời gian chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu kinh nghiệm của các chuyên gia Nga và sự hiện diện được phép của tối đa 2 pipelayers tại nơi mà 4 cái có thể làm việc.


Những người bảo hộ và trừng phạt
Hiện tại, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã thực sự mở rộng để bao trùm hầu như tất cả các lĩnh vực hoạt động liên quan đến dự án Nord Stream 2. Việc tấn công DNV GL của Na Uy rất có thể là một sự trả đũa vì thực tế là họ đã từng chứng nhận đường ống Nord Stream đầu tiên.


Tuy nhiên, với tất cả mong muốn, lệnh trừng phạt của Mỹ không thể mở rộng ra toàn thế giới. Kinh nghiệm của những pipelayers Nga cho thấy việc lách các lệnh trừng phạt không những có thể thực hiện được mà còn không quá tốn kém.

Mọi thứ lại phụ thuộc vào yếu tố thời gian.


Và không phải ngẫu nhiên mà nhiều người tin rằng người Mỹ đang cố gắng hết sức để giành thời gian nhằm ký kết các hợp đồng dài hạn với EU về LNG của họ. Tính đến yếu tố này, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexander Novak lưu ý rằng ông mong muốn việc xây dựng Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Novak cũng chắc chắn
“Vấn đề thời gian là vấn đề kỹ thuật. Nó phải được gửi đến công ty liên quan trực tiếp đến việc thực hiện (của dự án). "

Không chỉ Phó Thủ tướng Nga, mà nhiều chính trị gia châu Âu cũng thừa nhận rằng đối với châu Âu, Nord Stream 2 không chỉ mang đến cơ hội tiếp nhận nguồn tài nguyên rẻ tiền và thân thiện với môi trường trong nhiều năm.

Dự án, như chúng tôi đã viết ( Nord Stream-2: đáy thứ hai của dòng thứ hai ), được tính toán rõ ràng cho viễn cảnh nhiên liệu hydro trong tương lại. Vâng, nó vẫn chưa phải là thực tế, nhưng các đường ống của Nord Stream sẽ hoạt động để xem những dự báo bi quan nhất có thành hiện thực không.

Trừng phạt và sự hài lòng

Hiện tại, dự kiến ​​sẽ không có biến chứng lớn nào với việc hoàn thành việc đặt đường ống ở vùng biển Đan Mạch. Và không cần phải gấp rút chứng nhận đường ống dẫn khí.

Do đó, bạn có thể yên tâm chuẩn bị quyết định trước khi kết thúc quá trình đặt ống - gần đến mùa hè năm 2021.

Các chuyên gia gọi sự tham gia của một công ty chứng nhận của Nga có giấy phép châu Âu là một trong những giải pháp. Tuy nhiên, việc thực tế như vậy không bị cấm ở Liên minh châu Âu hoàn toàn không đảm bảo rằng chứng nhận sẽ diễn ra mà không có vấn đề gì, và quan trọng nhất là nó sẽ được công nhận trong cùng một EU.

Thực tế là sự chậm trễ có thể xảy ra chỉ khi cơ cấu của Nga nhận được giấy phép và đăng ký của châu Âu. Có thể sau khi nhận được chúng, công ty sẽ ngay lập tức bị trừng phạt và đơn giản là sẽ không thể chứng nhận bất cứ điều gì. Nhưng ngay cả trong một kịch bản như vậy, các công nhân khí đốt Nga và các đối tác của họ vẫn có thể tìm ra thuốc giải độc cho các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trong điều kiện hiện tại, nhiều công ty châu Âu hoặc offshore có quyền chứng nhận cơ sở vật chất như Nord Stream 2 đã thực sự cháy hàng và chỉ còn chờ lệnh cấm phá sản được dỡ bỏ. Vì vậy, họ không chỉ có thể, mà rất có thể chỉ đơn giản là khao khát nhận được một hợp đồng béo bở cuối cùng, sau đó họ sẽ bị trừng phạt, nhưng an toàn đi vào quên lãng.


Về vấn đề này, cần nhắc lại rằng đã có lần phó chủ tịch bộ phận dầu khí của DNV GL, Nils Andreas Masvi, đã nhiều lần nói về việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến dự án. Bây giờ những rủi ro này có thể tăng lên đáng kể.

Nhưng đối với một số người, có vẻ như các lệnh trừng phạt còn tồi tệ hơn nhiều.

Nord Stream 2: Certification Situation

https://en.topwar.ru/178818-severnyj-potok-2-situacija-s-sertifikaciej.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 13 2021, 04:08 AM

Mỹ đưa Cuba trở lại vào danh sách khủng bố

Quyết định trên được Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ khẳng định, biện pháp này được đưa ra do Cuba đã "nhiều lần hỗ trợ cho các hoạt động khủng bố quốc tế bằng việc cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những phần tử".

Theo đánh giá, quyết định của Washington sẽ làm gia tăng căng thẳng song phương, là "vật cản" đối với chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden trong nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ với Havana.

Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố quyết định trên, người đồng cấp Cuba Bruno Rodríguez đã lập tức lên án sự việc.

Trên tài khoản Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Rodríguez nhận định, động thái của Washington, diễn ra chỉ 9 ngày trước khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump mãn nhiệm, mang tính “cơ hội chủ nghĩa” mà “bất kỳ ai lo ngại thực sự về nạn khủng bố đều nhận ra”.

Trong lịch sử, Cuba đã nhiều lần tố cáo và đưa ra bằng chứng về các hành vi khủng bố do Mỹ tiến hành hoặc tài trợ nhằm vào đảo quốc Caribbean này, trong đó nổi bật nhất là vụ cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Luis Posada Carriles đánh bom chuyến bay 455 của hãng hàng không dân dụng Cubana de Aviación khiến hơn 70 người thiệt mạng vào năm 1976.



Bổ sung chút:
Luis Posada Carriles được đào tạo tại Fort Benning, Mỹ và từ năm 1964 đến năm 1967, đã tham gia vào một loạt vụ đánh bom và các hoạt động bí mật khác chống lại chính phủ Cuba, trước khi gia nhập cơ quan tình báo Venezuela.
Posada và CORU được nhiều người coi là chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom năm 1976 máy bay của Cuba làm 73 người thiệt mạng. Posada sau đó thừa nhận có liên quan đến một loạt vụ đánh bom vào năm 1997 nhằm vào các khách sạn và tụ điểm ăn đêm thời thượng của Cuba nhưng không chịu nhận có liên quan đến vụ đánh bom máy bay



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 13 2021, 09:27 PM

Sau khi đã nhận 300K liều đầu tiên, máy bay của Argentina đã đến Nga hôm nay nhận tiếp 300K liều vaccine Sputnik V thứ hai
https://twitter.com/sputnikvaccine/status/1348989627672178689?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1348989627672178689%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.otofun.net%2Fthreads%2Ftinh-hinh-syria-trung-dong-bac-phi-covid-19-va-daCCA3i-chieCC81n-thanh-hoa-thiCCA3nh-doCC81n-vol-122.1738881%2Fpage-8

Argentinian Airlines: On January 14 at 9:00 pm one of our A330s departs from Ezeiza airport to Moscow to pick up another 300,000 doses of the #SputnikV vaccine and bring it to the country. We are at the service of all Argentinians to defeat # Covid19 .


Mexico dang can nhac phe chuan vaccine Sputnik V

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 13 2021, 09:30 PM

Pompeo muon sang chau Au, bi tu choi khong duoc don tiep => huy bo chuyen di

Vào năm 2018, Bất chấp những tranh cãi, Hạ viện Mỹ đã đồng ý gia hạn thêm sáu năm chương trình giám sát của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) cho phép nghe lén các trao đổi riêng tư của người dân Mỹ mà không cần thông báo. Đạo luật, có tên gọi khoản 702 thuộc Đạo luật sửa đổi giám sát tình báo nước ngoài (FISA), được thông qua với tỉ lệ 256 phiếu thuận, 164 phiếu chống. Đạo luật cho phép Chính phủ Mỹ thu thập thông tin, thư điện tử và băng ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại của người nước ngoài ở các nước khác, thậm chí ngay cả khi họ đang nói chuyện với người Mỹ, mà không cần sự cho phép của các công ty cung cấp dịch vụ mạng như Google và AT&T.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 14 2021, 03:57 PM

Nói sơ qua chút về thời sự, liên quan đến Nga
Một công ty Đan Mạch, làm nhiệm vụ tư vấn cho Nord Stream 2 rút khỏi dự án do lệnh trừng phạt Mỹ. Hiện Mỹ sắp công bố danh sách các công ty châu Âu tham gia dự án và đe doạ họ phải rút nếu không muốn bị trừng phạt. Mỹ đang trên đà thành công quốc tế hoá luật pháp, biến luật pháp Mỹ thành luật pháp thế giới, sau khi đồng USD thành đồng tiền thế giới, FED thành ngân hàng thế giới, và quân đội Mỹ thành cảnh sát thế giới.
Dự là sẽ có các công ty EU khác rút khỏi dự án. Để xem EU, cụ thể là Đức có thể trụ được k?
Ở Anh có nghị sỹ kêu gọi chính phủ Anh đi theo Mỹ trừng phạt, vì đã không còn là thành viên EU nữa. Nếu Anh phạt công ty EU thì vui.
Hiện Mỹ và EU cũng đang đàm phán về việc Mỹ bán LNG cho EU

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 14 2021, 05:39 PM

Người Mỹ sẽ không bị cấm đầu tư vào Alibaba, Tencent và Baidu

Sau nhiều bất đồng kéo dài giữa các quan chức Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ đã quyết định sẽ không cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào ba “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc bao gồm Alibaba, Tencent và Baidu. Thay vào đó, chính quyền Tổng thống Trump sẽ cấm người Mỹ đầu tư vào 9 công ty Trung Quốc khác - một động thái được cho là sẽ làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

hehe.gif laugh1.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 14 2021, 08:16 PM

@ltbk,
Ấn độ với Thổ không có cùng trạng thái quan hệ với Mỹ, cũng như vị thế của hai nước khác nhau.
Thổ là một nước thành viên của NATO, vì thế hệ thống súng đạn của Thổ compactible với NATO, việc Thổ thu nhập một hệ thống mới ngoài NATO có thể có ảnh hưởng kỹ thuật. Nhưng mức độ ảnh hưởng thế nào thì không rõ, cũng không rõ tại sao lại là AS-400, vì trước đó Hi lạp đã có hệ thống S-300, và rất nhiều nước Đông Âu cũ vẫn có vũ khí từ Liên Xô để lại, ví dụ các loại MIG (tận MIG-29) mà không thấy bị phản đối gì.
Cũng có thể AS-400 bị Mỹ xoi, vì vào thời điểm này, Mỹ đã có chính sách cấm vận với Nga (sau vụ Crim mê), cũng có thể do các nước khác đã có hệ thống S-300 (UK, Hi lạp), và phương Tây đã thu thập được đầy đủ tính năng kỹ thuật của nó, nên họ không sợ. Việc Israel tác chiến ở Syria mà không bị S-300 ngăn cản là một ví dụ. Nhưng ở đây cũng mập mờ là sự vô hiệu hóa của S-300 là do chính trị (thỏa thuận ngầm Israel – Nga), hay là nó bị vô hiệu hóa thật.
Trong một thời gian dài, từ khi ra đời (1922) đến tận thời Goerge Bush Bố (thập niên 90), quan hệ Mỹ-Thổ rất tốt, vì Thổ được Mỹ ủng hộ để gia nhập EU, và nếu có thù hằn, thì Thổ “hận” chủ yếu là Anh, Pháp, do trong quá khứ, vào cuối chiến tranh thế giới I, hay nước này đã chia xẻ đế quốc Ô tô man, tạo ra hình thế hiện nay. Hiện tại Mỹ có căn cứ quân sự ở Thổ, tàng trữ vũ khí hạt nhân. Vào thời điểm những năm 60, Mỹ còn bố trí tên lửa tầm trung ở đây nhằm vào Liên Xô (trước bố trí ở Tây Âu vào thập niên 80, tức là những 20 năm sau). Chính việc bố trí tên lửa này mà dẫn tới khủng hoảng Cuba 1960, vì phản ứng lại Liên Xô đã bố trí tên lửa ở Cuba. Kết quả cả hai đều đi giật lùi, Mỹ bỏ tên lửa ở Thổ, Liên Xô bỏ tên lửa ở Cuba, Mỹ cam đoan không xâm lược Cuba, chính vì thế mà Mỹ đưa ra cấm vận kéo dài tới bây giờ.
Quan hệ Thổ Mỹ xấu đi, vì sau khi xâm lược I rắc, chính sách của Mỹ muốn tạo dựng một nhà nước Kurdes, mà một bộ phận lớn người Kurdes lại sống ở Thổ. Hiện nay chính sách này không còn vì bị tất cả các nước có người Kurdes sinh sống phản đối, từ Syria tới I rắc, không kể I ran, Thổ.
Cũng nên để ý là khi Mỹ ủng hộ người Kurdes, thì không vì thế mà họ được trang bị vũ khí để tự lập, mà là một sự phụ thuộc nặng nề vào Mỹ. Trong chiến tranh chống IS (Islamic Stat) ở Syria, người Kurdes chỉ có vũ khí bộ binh hạng nhẹ, toàn bộ hỏa lực trên không trên bộ đều do quân đội Mỹ đảm nhiệm. Người Kurdes chỉ thí mạng, và khi cần hỏa lực thì chỉ làm chỉ điểm cho Mỹ. Vì thế khi Mỹ cắt cầu, thì người Kurdes không làm được gì cả. Đây là bài học khi một nước muốn quan hệ với Mỹ, nên quan hệ để tự lực, còn nếu quan hệ chờ sự ủng hộ, thì chỉ có nhận “quả đắng”.
Ngay cả với Thổ, lực lượng vũ trang của Thổ trong NATO chủ yếu là bộ binh. Các cấu thành hiện đại tinh vi hơn NATO đều không cho. Ví dụ khi Thổ có nhu cầu bảo vệ bầu trời, thì các lữ đoàn Mỹ , Hà lan mang hệ thống Patriot tới Thổ trực chiến, nhưng Thổ không có. Đây chính là lý do Thổ muốn mua các hệ thống kiểu này từ TQ rồi Nga.
Như vậy quan hệ Thổ Mỹ là quan hệ của đồng minh bị Mỹ coi là tay sai, luôn nghi ngờ và chỉ tìm cách lợi dụng. Ngược lại, mặc dù vậy Thổ vẫn quậy phá để chống lại những áp đặt mà chính ông đồng minh này hay NATO mang lại. Điều này càng nội bật từ thời Tổng thống Erdogan. Điều đặc biệt là chế độ thời Erdogan là chế độ dân chủ kiểu phương Tây thật sự, nhưng vì nó không phải là thể loại “dân chủ bán nước”, nên vẫn bị phương Tây quy chụp là độc tài, trong khi chính loại hình dân chủ này được thực hiện ở các nước dân chủ phương Tây.
Với Ấn độ thì khác hẳn. Ấn độ chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ, nhưng cũng không phải là kẻ thù. Từ khi ra đời (1948), nhà nước Ấn độ luôn đi theo xu hướng không liên kết của thế giới thứ 3. Từ lúc lập nước Ấn độ đến nay, Mỹ luôn là đồng minh của Pakistan. Nhưng dù là đồng minh, Mỹ cũng không giúp gì nhiều. Quan hệ của Mỹ và Pakistan xấu đi bắt đầu từ khi Pakistan làm chủ được vũ khí hạt nhân, quan hệ nồng ấm nhất là thời gian chiến tranh ở Apganistan (1979-1989) với Liên Xô. Hiện tại do tình trạng đạo hồi cực đoan ở đây, mà quan hệ Mỹ-Pak càng xuống thấp. Ngược lại TQ luôn là đồng minh chung thủy của nước này.
Xung đột Ấn độ - TQ bùng nổ vào năm 1962. Nguyên nhân của nó là sự tranh chấp Tây Tạng. Tây Tạng đã có thời gian thuộc vào TQ (đặc biệt thời nhà Thanh, do nhà Thanh là người Mãn châu, và họ cùng chung đạo phật mật tông như Tây tạng). Nhưng từ khi TQ bị phương Tây biến thành nửa thuộc địa, từ cuối thế kỷ XIX, thì Tây Tạng gần như độc lập và lại phụ thuộc vào Anh, do Ấn độ là thuộc địa Anh, nằm sát cạnh, và văn hóa Tây Tạng không chỉ có ở Tây Tạng mà còn ở phía nam dẫy Hi ma lay a nữa. Vào giữa thập niên 50, khi TQ đưa quân lên Tây Tạng, thì đã có xung đột ngấm ngầm giữa Ấn và TQ, nên mặc dù TQ và Ấn độ đều tham dự hội nghị Băng đung (ở Indonesia) tuyên bố không liên kết, từ lãnh thổ Ấn, CIA vẫn tổ chức các cuộc thâm nhập vào Tây Tạng. Đây là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ cuộc chiến giữa hai nước (1962).
Người ta nói rằng, do thất bại, mà thủ tướng Ấn Nê ru buồn rầu mà chết (hai năm sau). Ấn độ sau đó lại trở thành bạn hàng và “đồng minh hờ” của Liên Xô, do mâu thuẫn TQ-Liên Xô tạo ra. Liên Xô cũng giúp Ấn độ mở đường về công nghiệp nặng, trang bị vũ khí.
Hiện nay, sau phi vụ Crim mê (2014), do Nga càng ngày càng gắn kết với TQ, mà Ấn độ có xu hướng thân Mỹ.
Xu hướng này càng tăng, vì Mỹ cũng đã rời bỏ quan niệm dung Pakistan chống Ấn.
Có thể nói xu hướng khách quan này cũng có cái gì đó giống quan hệ VN-Mỹ. Nhưng không phải vì thế mà Mỹ ưu ái không gây sức ép. Nhưng khả năng ép Ấn độ thành tay sai hơi bị khó.
Tóm lại quan hệ Ấn-Mỹ đang ở giai đoạn Mỹ cò mồi Ấn, còn Ấn cũng cần Mỹ để cân bằng TQ. Điều này khác quan hệ Mỹ-Thổ.
Tóm lại, qua câu chuyện ở trên, người ta dễ dàng nhận ra rằng Mỹ không có đồng minh, và nó cũng không cần đồng minh. Vì thế chơi với Mỹ tốt là điều quan trọng, nhưng hi vọng thái quá vào nó như một “ông anh” thì lại là ngớ ngẩn, cũng như không ai có thể bảo vệ mình bằng chính mình.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 14 2021, 08:18 PM

Dân VN lúc nào cũng cho "Nhật là Nhất" hehe.gif

Gối cao su ở góc trái cao hơn góc phải và xê dịch ra một đoạn (ở góc phải) vừa được phát hiện - Ảnh: CTV
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay tổ công tác TP rà soát nguyên nhân sự cố rớt gối cao su trên dầm cầu cạn VD14-10 thuộc gói thầu CP2, đoạn trên cao tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã đi kiểm tra hiện trường để đánh giá nguyên nhân, giải pháp khắc phục.


https://tuoitre.vn/phat-hien-them-1-goi-cao-su-tuyen-metro-so-1-co-dau-hieu-bi-xep-dich-khoi-vi-tri-20210114120409684.htm?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 14 2021, 10:00 PM

Bác Phó, S-400 đã bị Mỹ nhìn nhận là nguy hiểm từ thời chưa có khủng hoảng Ukraine kia, lúc đó chính quyền Obama đã rất lo ngại việc Nga tìm cách bán phổ biến vũ khí này trên thế giới. Mỹ đã nhìn nhận đây là cái mà Nga dùng để đối phó với F-35 cua mình rồi. Chỉ là sau vụ Ukraine thì Mỹ đánh vào tất cả các lĩnh vực mà đem lại quyền lực chính trị như năng lượng, vũ khí, etc. Trong đạo luật chống đối thủ CAATSA, Mỹ đã liệt 2 vũ khí là Su-35 và S-400 là đối tượng bị trừng phạt, nhưng trong tương lai có thể đưa thêm. Dĩ nhiên nếu mua vũ khí khác mà khối lượng lớn quá cũng có nguy cơ bị Mỹ tuýt còi, nhưng đỡ hơn, ví dụ Ấn, Ai Cập mua xe tăng T-90, Mig-29 thì Mỹ cho qua. Indo mua Su-35 bị Mỹ tuýt còi ngay.
Hiện Ấn cũng đang muốn mua S-400, tiền cọc trên 800 triệu USD đã đưa Nga rồi và đang bị Mỹ gây áp lực, để xem Ấn có thể chống được không, để đảm bảo tinh thần "độc lập nhưng không đối đầu"

Hiện Thổ đang đòi Nga chuyển giao công nghệ chuyển S-400 làm điều kiện để Thổ mua đợt 2 mà Nga không chịu.
Còn Israel thì không nói, cái con F-16 đã bị cả S-200 bắn hạ. Kể từ sau lần đó, Israel toàn bắn tên lửa từ bầu trời Liban vào Syria. Thực ra, vấn đề là Syria có dám bắn thêm máy bay Israel nữa không, vì như thế tức là leo thang chiến tranh và chuẩn bị sẵn tinh thần cho đòn trả đũa quân sự cùng hậu quả chính trị và ngoại giao từ việc này chưa?
Report: US, Russia gave Israel green light to strike Iran in Syria, Iraq
https://www.timesofisrael.com/report-us-russia-gave-israel-greenlight-to-strike-iran-in-syria-iraq/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 14 2021, 10:49 PM

@ltbk,
Đúng vậy, nếu Israel đánh phá vào các vùng ở ngoại vi Damas, thì máy bay không cần bay vào không phận Syria, vì thế có thể ỷ thế vào không phận Li băng để làm điều này (Thủ đô Damas của Syria chỉ cách biên giới có 60Km, dưới tầm một quả tên lửa), vì Syria sẽ không dám bắn do nguy cơ mở rộng chiến tranh. Nhưng khi Israel ném bom vào vùng Del-elzor nằm gần biên giới I rắc thì chắc chắc phải bay vào không phận Syria. Còn tại sao Israel có thể bay vào Li băng mà không sao cả, vì Li băng không có đủ sức để bảo vệ không phận của mình, do nước này đăng trên đường tan rã về mặt chính trị.
Vì thế vấn đề S-300 nằm im không rõ là vấn đề kỹ thuật hay chính trị.
Mặc dù thế, việc S-300 ở Armenia bị bắn hạ, đã chỉ ra rằng bản thân “con” S-300 này không thì không ăn thua, mà phải có hệ thống phòng thủ nhiều tầng, do bị bắn hạ bởi UAV, điều này lại chỉ ra rằng hiện tại trong chiến tranh có thể có các món vũ khí khác, rẻ tiền hơn, nhưng lại thích hợp hơn trong một cuộc chiến tranh không đối xứng.
Việc AS-400 Ấn độ mua mãi không được có thể không chỉ tới từ phía Mỹ, mà nó còn là bài toán thử độ độc lập của Nga với TQ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 15 2021, 04:15 AM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 14 2021, 03:49 PM)
@ltbk,
Đúng vậy, nếu Israel đánh phá vào các vùng ở ngoại vi Damas, thì máy bay không cần bay vào không phận Syria, vì thế có thể ỷ thế vào không phận Li băng để làm điều này (Thủ đô Damas của Syria chỉ cách biên giới có 60Km, dưới tầm một quả tên lửa), vì Syria sẽ không dám bắn do nguy cơ mở rộng chiến tranh. Nhưng khi Israel ném bom vào vùng Del-elzor nằm gần biên giới I rắc thì chắc chắc phải bay vào không phận Syria. Còn tại sao Israel có thể bay vào Li băng mà không sao cả, vì Li băng không có đủ sức để bảo vệ không phận của mình, do nước này đăng trên đường tan rã về mặt chính trị.
Vì thế vấn đề S-300 nằm im không rõ là vấn đề kỹ thuật hay chính trị.
Mặc dù thế, việc S-300 ở Armenia bị bắn hạ, đã chỉ ra rằng bản thân “con” S-300 này không thì không ăn thua, mà phải có hệ thống phòng thủ nhiều tầng, do bị bắn hạ bởi UAV, điều này lại chỉ ra rằng hiện tại trong chiến tranh có thể có các món vũ khí khác, rẻ tiền hơn, nhưng lại thích hợp hơn trong một cuộc chiến tranh không đối xứng.
Việc AS-400 Ấn độ mua mãi không được có thể không chỉ tới từ phía Mỹ, mà nó còn là bài toán thử độ độc lập của Nga với TQ.
*



Nga đã đồng ý bán cho Ấn Độ rồi ấy chứ, và đã nhận tiền, đã giao rồi. Vừa rồi xung đột Ấn Trung, Nga còn chiều lòng Ấn, trì hoãn việc giao nốt lô S-400 cho TQ

Chính đại sứ Mỹ tại Ấn đã công khai cảnh báo, gần như đe dọa Ấn về việc mua S-400 của Nga. Nếu đến từ phía Nga thì việc gì phải làm thế?

Con S-300 thì dĩ nhiên không thể chống được UAV hay các máy bay tầm thấp, vì nó là tên lửa tầng cao, nó không được sinh ra để bắn tầng thấp. ĐI kèm với nó phải có pháo cao xạ, tên lửa tầm ngắn theo bảo vệ, đây là bài học cũ rích.
Tổng tham mưu trưởng Armenia nói muốn mua Tor, thì chính phủ lại mua tên lừa thời Liên Xô Osa, mà con này lại mua từ Jordan, tức là đây là loại hàng không chỉ cổ lỗ, mà còn là dạng hàng xuất khẩu, thì ăn nhằm gì?

Nhưng có vẻ Azer mất không ít UAV đâu, mỗi con giá 5 triệu USD, không rẻ mấy. Lính 2 bên mất gần như nhau, trong khi Azer mạnh hơn, lại có Thổ chống lưng, chứng tỏ Azer đánh cũng kém.

Các bức ảnh sau công bố cho thấy, rất nhiều hệ thống phòng ngự của Armenia bị đánh bởi Su-25, chứ không phải bằng UAV, như vậy cũng hợp logic. Azer đánh gục S-300 của Armenia bằng UAV tầng thấp, rồi dùng Su-25 đánh, vì Su-30 của Armenia không có vũ khí. Armenia mua xác máy bay về để trình diễn laugh1.gif

Thực ra phòng thủ luôn là cả 1 hệ thống đan xen, chẳng ai chỉ vứt 1 dàn tên lửa ra chổng không thế cả

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 15 2021, 10:49 PM

Thắng lợi của Azerbaizan không đồng nghĩa là không có hi sinh tổn thất. Trong thực tế khi hai nước có sức mạnh quân sự gần như tương đương, thì số lượng thiệt hại cũng gần tương đương. Ta có thể lấy vị dụ của nội chiến Mỹ, xem xét thiệt hại của miền Nam và miền Bắc nước Mỹ, hay trận địa chiến giữa Đức và Anh-Pháp ở châu Âu vào đại chiến I.
Trong trường hợp của Azerbaizan, nếu không có chiến thuật UAV thì không thể chiến thắng mà vẫn bị tổn thất. UAV của Azerbaizan đã phá hủy được vũ khí và thế trận phòng thủ của Armenia, tạo điều kiện cho chiến thắng. Với địa hình đồi núi kiểu Karabath, không có trợ chiến đường không, thì đừng hòng làm được gì.
Chiến tranh hiện đại đòi hỏi một sự hỗ trợ của công nghiệp, và vấn đề hậu cần rất lớn. Vì thế không có cái gì là rẻ tuyệt đối. Nhưng UAV có điều lợi là mất phương tiện mà không mất người. Nếu là máy bay thì mất máy bay là mất phi công. Máy bay đắt tiền, nhưng vẫn có thể mua lại trong một thời gian ngăn hơn là huấn luyện phi công. Có máy bay mà không có phi công thì cũng vứt. UAV (cứ tính 5 triệu 1 chiếc, thì vài chục chiếc mới tương đương với giá một chiếc SU-30)
UAV có nhiều chủng loại, khiến cho chiến thuật trên chiến trường thay đổi hẳn, nó làm thay đổi cách tiếp cận chiến trường. sự xuất hiện của UAV cùng với tên lửa điều khiển các loại có thể nói là một cuộc cách mạng về chiến tranh, tương đương với sự xuất hiện của tăng, thiết giáp thay đổi chiến tranh vào đầu thế kỷ XX (xe tăng xuất hiện đầu tiên vào cuối thế chiến I).
Ở VN trong cuộc chiến tranh giải phóng Cam pu chia, tác dụng tiến công từ không gian cũng giúp cho quân đội VN đánh bại quân đội Pôn pốt một cách nhanh chóng hơn. Vào thời điểm đó quân đội Pôn pốt không có cấu thành không quân, cho nên quân đội VN hoàn toàn làm chủ bầu trời, có thể dung các loại máy bai, ngay cả máy bay vận tải để ném bom, bắn tiêu diệt trận địa từ trên không.
Trong chiến tranh Ai cập – Israel vào năm 1973, tăng của quân đội Ai cập không thể tiến quá xa vì không có không quân yểm trợ
Tóm lại cấu thành không quân càng ngày càng trở nên quan trọng, và việc có UAV đã giúp cho quân chủng phòng không có một loại vũ khí vừa túi tiền hơn nhiều, đặc biệt trong việc dung không lực yểm hộ mặt đất. Tức là thay thế máy bay cường kích.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 16 2021, 03:19 AM

SU-30 SM2 giá khoảng 37-40 triệu USD một cái thôi bác Phó.

UAV rất lợi hại, nhưng nếu là UAV rẻ tiền thì rất dễ bị gây nhiễu, vì nó không có khả năng kháng nhiễu. Còn trang bị khả năng kháng nhiễu mạnh thì UAV không còn rẻ nữa. Giống như cái MQ9 của Mỹ, hay mấy cái UAV của Mỹ mà bị Iran bắn rơi hay bắt sống, là loại cực đắt tiền. Cái UAV của Nga S-70 mà có khả năng ném bom ấy, Nga vừa thử nghiệm loại UAV có khả năng ném bom, đó cũng là loại đắt tiền

Hơn nữa, UAV chỉ tốt nếu bên sử dụng có hệ thống phòng không tốt, nếu không thì đối thủ họ phóng tên lửa không đối đất hay ném bom phá luôn cái trung tâm điều khiển UAV thì có mà toi.

Như vậy, UAV rất tuyệt nhưng phải dùng đúng chỗ, đúng đối thủ. Các phương án chống UAV cũng ngày một nhiều và rẻ tiền. Mới nhất thì hiện nay cả Nga và Mỹ đều đang nghiên cứu phương án dùng tia laser để chống UAV, ngoài phương án gây nhiễu hay bắn hạ ra. Gây nhiễu có thể hạ cả số lớn UAV.


Cái này có vẻ cười ra nước miếng, Ukraine bây giờ lại tệ đến mức đó
Công ty Anh Crown Agents sẽ mua vaccine Covid-19 cho Ukraine thay vì Bộ Y Tế Ukraine hehe.gif
Crown Agents to purchase COVID-19 vaccine for Ukraine
https://en.interfax.com.ua/news/general/716254.html

Tổng thống Erdogan của Thổ, Jair Bolsonaro là 2 nguyên thủ quốc gia tiếp theo gia nhập Telegram của Nga, nối tiếp các nguyên thủ khác như Mexico, Pháp, Ukraine, Uzbekistan, Đài Loan, thủ tướng Singapore, Israel và Ethiopia.
Hiện Pavel Durov, chủ Telegram cho biết có khoảng 500 triệu người dùng. Thôi cố chút nữa là có thể đạt đến 700 triệu người dùng như mạng xã hội VK của Nga, mà anh trai cậu này đang là CTO ở đó. Ai trai cậu này cũng hỗ trợ kỹ thuật cho Telegram

https://www.trt.net.tr/francais/turquie/2021/01/13/les-nouveaux-comptes-du-president-erdogan-sur-bip-et-telegram-1562419
https://www.liputan6.com/tekno/read/4457453/presiden-jair-bolsonaro-dan-erdogan-buka-kanal-telegram

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 16 2021, 07:40 AM

Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước bầu trời mở (Open Sky Treaty), Nga tiến hành đàm phán với các nước đồng minh của Mỹ để duy trì hiệp ước, với đảm bảo là họ không chuyển thông tin cho nước không tham gia hiệp ước (bao gồm cả Mỹ).
Việc đàm phán có vẻ không đi đến đâu, hôm nay Nga tuyên bố rút khỏi hiệp ước bầu trời mở.


Tính toán của Mỹ là để các nước đồng minh thăm không phận Nga rồi đưa thông tin cho Mỹ, như vậy là Mỹ sẽ biết được thông tin về Nga mà Nga thì không biết được thông tin về Mỹ. Còn các đồng minh thì có lợi ở việc lên giá với Mỹ để được chia sẻ thông tin về Nga, ai dè Nga rút khỏi thì chả ai được gì cả.

Và theo thường lệ, NATO đổ tội cho Nga. hehe.gif laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 17 2021, 05:03 AM

Lần đầu tiên công bố video về việc sử dụng hệ thống tên lửa "Illuminator" với UAV Orion của Nga chống lại các chiến binh ở Syria

Một đoạn video ngoạn mục về việc sử dụng hệ thống Podvechik của Nga chống lại các chiến binh ở Syria đã xuất hiện.

Hãng thông tấn Avia.pro đã có được những thước phim độc đáo về việc sử dụng hệ thống Podsvechik của Nga ở Syria chống lại các phần tử thánh chiến. Nhờ khả năng rộng lớn của mình, quân đội Nga có thể tấn công chính xác các kho vũ khí, sở chỉ huy chiến trường và nơi trú ẩn của họ.

Video đây
https://avia.pro/sites/default/files/images/video_2021-01-14_12-14-04.mp4

Trên các khung video được trình bày, bạn có thể thấy một số khoảnh khắc ngoạn mục nhất về việc sử dụng hệ thống "Podsvechik" của Nga. Đánh giá theo thông tin được cung cấp trong tài liệu, hệ thống đã được sử dụng vào năm 2017 và độ chính xác của việc bắn trúng mục tiêu hóa ra thực sự đáng kinh ngạc - trong một số trường hợp, đạn dược chỉ tiêu diệt được những kẻ khủng bố bên trong các tòa nhà, để lại một lỗ gọn gàng trên mái nhà hoặc tường, tuy nhiên, trong một số trường hợp, toàn bộ vật thể đã bị phá hủy, điều này rõ ràng phụ thuộc vào loại đạn được sử dụng.

Cần lưu ý rằng thông tin trước đó về việc sử dụng hệ thống chỉ định mục tiêu laser "Illuminator" ở Syria đã không xuất hiện, tuy nhiên, đánh giá qua các khung hình video được trình bày, nó đã được chứng minh rất rõ.


For the first time published a video of the use of the Russian system "Illuminator" against fighters in Syria
Впервые опубликовано видео применения российской системы "Подсветчик" против боевиков в Сирии
https://avia.pro/news/vpervye-opublikovano-video-primeneniya-rossiyskoy-sistemy-podsvetchik-protiv-boevikov-v-sirii

---------------------

Đoạn phim đầu tiên về tên lửa dẫn đường bằng laser từ máy bay không người lái Nga tấn công các chiến binh thánh chiến ở Syria

Một đoạn video mới đã xuất hiện về Lực lượng vũ trang Nga sử dụng một trong những hệ thống tên lửa của họ chống lại các chiến binh ở Syria.

Hãng thông tấn Avia.Pro hôm thứ Năm cho biết họ đã có được đoạn phim về Lực lượng vũ trang Nga sử dụng hệ thống tên lửa "illuminator" của họ chống lại phiến quân thánh chiến ở một khu vực không được tiết lộ của Syria.

“Hãng thông tấn Avia.pro đã có được những thước phim độc đáo về việc sử dụng hệ thống Orion của Nga ở Syria chống lại các phần tử thánh chiến. Nhờ khả năng rộng lớn của mình, quân đội Nga có thể tấn công chính xác vào kho vũ khí, sở chỉ huy chiến trường và hầm trú ẩn của họ ”, ấn phẩm cho biết.

“Trong các khung hình video được trình bày, bạn có thể thấy một số khoảnh khắc hiệu quả nhất của việc sử dụng hệ thống UAV Orion của Nga. Đánh giá theo thông tin được cung cấp trong tài liệu, hệ thống đã được sử dụng vào năm 2017 và độ chính xác của việc bắn trúng mục tiêu hóa ra thực sự đáng kinh ngạc - trong một số trường hợp, đạn chỉ tiêu diệt những kẻ khủng bố bên trong các tòa nhà, để lại một lỗ gọn gàng trên mái nhà hoặc tường Tuy nhiên, trong một số trường hợp, toàn bộ vật thể đã bị phá hủy, điều này rõ ràng phụ thuộc vào loại đạn được sử dụng, ”họ nói thêm.

Như trong video dưới đây, những tên lửa này được bắn từ máy bay không người lái Orion của Nga, cho thấy những đòn tấn công trực tiếp vào các vị trí của phiến quân thánh chiến ở địa điểm không được tiết lộ ở tây bắc Syria.

Cần nói thêm rằng đây có thể không phải là lần đầu tiên Lực lượng vũ trang Nga sử dụng tên lửa dẫn đường bằng laser ở Syria; tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các cảnh quay video sẵn sàng được sử dụng.

First footage of Russian laser-guided missiles attacking jihadists in Syria
https://www.almasdarnews.com/article/first-footage-of-russian-laser-guided-missiles-attacking-jihadists-in-syria/

----------------------

Báo đất việt cũng đăng rùi

Nga công bố đòn đánh cực chính xác của Orion tại Syria


Sau nhiều thông tin về chiếc UCAV bí ẩn của Nga tham chiến tại Syria, cuối cùng vũ khí này đã lộ diện với những pha tấn công chính xác.

Đoạn video được truyền thông Nga công bố dài hơn 6 phút đã ghi lại hình ảnh hàng loạt vụ tấn công vào mục tiêu phiến quân tại Syria do máy bay tấn công không người lái (UCAV) Orion của Nga thực hiện.

"Vũ khí được Orion sử dụng trong những cuộc tấn công này đều là tên lửa dẫn đường có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối", nguồn tin này cho biết.

Danh tính những loại vũ khí hiện vẫn được Nga bảo mật. Nhưng chỉ với những hình ảnh được công bố cũng cho thấy, Orion sở hữu khả năng tấn công không nhiều UCAV khác có thể thực hiện được.

Trước khi những hình ảnh này được công khai, Orion được cho cũng đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib khiến chúng thiệt hại nặng.

Nói về sức mạnh của máy bay không người lái này, Kronshtadt - nhà sản xuất Orion cho biết: "Orion với cấu hình tấn công được thiết kế cho cả nhiệm vụ trinh sát có thể mang tới 4 tên lửa.

Dòng UCAV này đã hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm trong điều kiện thực chiến. Hiện nay Orion đã chính thức được trang bị cho Quân đội Nga với số lượng nhỏ để đánh giá trước khi trrang bị loạt".

Bề ngoài của máy bay có nét tương đồng với UCAV МQ-9 Reaper của Mỹ. Orion là một trong những UCAV lớn nhất do Nga sản xuất, có sải cánh dài 16m, thân dài 8m.

Máy bay có thể bay cao tới 7,5km trong 24 giờ liên tục, tốc độ hành trình 200km/h, trọng lượng cất cánh tối đa 1 tấn và trọng tải tối đa trên 200kg, phạm vi hoạt động 300km.

Một hệ thống UAV Orion hoàn chỉnh bao gồm 4-6 máy bay, trạm kiểm soát mặt đất, hệ thống cất cánh và hạ cánh tự động, và các trang thiết bị liên lạc.



Với khả năng mang trên 200kg vũ khí, UCAV Orion có khả năng mang được tối đa 4 quả bom thông minh (50kg/quả) hoặc 4 quả tên lửa tầm nhiệt có trọng lượng tương tự, trong khi các tính năng do thám, trinh sát vẫn được giữ nguyên.



Hồi tháng 4/2019, truyền thông Nga đã đăng tải 1 video ghi lại cảnh một UCAV được cho là Orion tấn công tiến hành cuộc không kích tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (một chi nhánh al-Qaeda tại Syria). Vụ tấn công diễn ra ở thị trấn Zaka, phía bắc Hama, Syria.



Với những thông tin này, nếu Orion tái xuất và thực hiện đòn tấn công vào phiến quân tại Idlib cũng không khiến người ta quá bất ngờ.





https://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-cong-bo-don-danh-cuc-chinh-xac-cua-orion-tai-syria-3426056/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 17 2021, 05:10 AM

Mỹ hủy chuyến thăm ngoại giao tới châu Âu, và cũng hủy luôn chuyến thăm của đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đến Đài Loan, thay vào đó bằng họp trực tuyến với tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan

Chắc cũng không dám làm găng quá hehe.gif

Nga đa dạng hóa hình thức cung cấp khí đốt cho châu Á
Trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Á tăng cao đột biến, hồi tháng 1/2021, công ty Yamal LNG của Nga đã thử nghiệm cho hai tàu chở khí đốt hóa lỏng đến Trung Quốc mà không cần tàu phá băng dẫn đường.

Trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Á tăng cao đột biến, hồi đầu tháng 1/2021, lần đầu tiên, công ty Yamal LNG của Nga đã thử nghiệm cho hai tàu Nikolay Evgenov và Christophe de Margerie chở khí đốt hóa lỏng đến Trung Quốc dọc theo Tuyến đường Biển phía Bắc về phía Đông mà không cần có tàu phá băng dẫn đường.

Hai tàu này dự kiến sẽ cập cảng Đại Liên và Thiên Tân vào cuối tháng này. Nếu thử nghiệm thành công, chuyến đi này sẽ mở ra khả năng Nga có thể cung cấp khí đốt Yamal cho châu Á ngay cả khi không có tàu phá băng hạt nhân trong 9 tháng của năm, ngoại trừ thời gian từ tháng 3-5, khi điều kiện thời tiết ở Bắc Cực phức tạp nhất.

Giới chuyên gia Nga cho rằng Nga hiện là quốc gia duy nhất có khả năng vận chuyển hàng hóa quy mô lớn dọc theo Tuyến đường Biển phía Bắc, vì nước này có đội tàu phá băng hùng hậu. Về mặt kinh tế, điều này rất có lợi, vì con đường qua Bắc Băng Dương ngắn hơn hai lần so với con đường phía Nam qua kênh đào Suez.

Với mức giá khí đốt cao bất thường hiện nay ở châu Á, khoảng 800 USD - 1000 USD/ 1.000 mét khối (cao hơn khoảng 2,5 lần so với châu Âu), nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Á thông qua Tuyến đường Biển phía Bắc sẽ luôn có lãi.

Dựa trên đánh giá trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ trên bán đảo Yamal và thềm lục địa của Nga ở Bắc Cực, các chuyên gia dự đoán, Nga có thể sớm trở thành nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chính cho châu Á trong tương lai./.


https://www.vietnamplus.vn/nga-da-dang-hoa-hinh-thuc-cung-cap-khi-dot-cho-chau-a/689949.vnp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 18 2021, 07:01 PM

Đây, Mỹ tiếp tục gây áp lực với Ấn về S-400. Rõ ràng, trở ngại đến từ phía Mỹ, chứ Trung Quốc không thể cản được Nga bán S-400 cho Ấn

Chính quyền Biden cảnh báo Ấn Độ về thương vụ S-400 với Nga
Báo chí Ấn Độ đang phân tích bài viết của hãng tin Reuters, trong đó đề cập đến việc Mỹ thắt chặt quan hệ với Nga sau khi ông Joseph Biden đến Nhà Trắng.


Ấn phẩm The Week của Ấn Độ viết rằng các đại diện của chính quyền Biden trước lễ nhậm chức đã nói chuyện với Ấn Độ và đưa ra những tuyên bố về sự cần thiết phải từ bỏ hợp tác quân sự - kỹ thuật với Moskva.

Cụ thể, họ đã hướng sự chú ý của chính phủ Ấn Độ thông tin về "những khó khăn trong trường hợp mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga" và đã đưa ra lời kêu gọi New Delhi từ bỏ hợp đồng. Phía Mỹ một lần nữa thực sự đe dọa Ấn Độ bằng việc đưa ra các biện pháp trừng phạt trong trường hợp bắt đầu nhận bàn giao các hệ thống phòng không của Nga.

"Ấn Độ trong trường hợp này (mua S-400 từ Nga) sẽ gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp vũ khí hiệu quả trong tương lai từ Hoa Kỳ, bao gồm cả máy bay không người lái", bài báo nêu rõ.

Cần lưu ý rằng lập trường của ông Biden trong mối quan hệ với Nga "sẽ cứng rắn hơn quan điểm của người tiền nhiệm Trump," và do đó điều này có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác với Liên bang Nga trong việc mua vũ khí.

Trước đó ở Ấn Độ có thông báo rằng họ đã gửi một thông điệp tới Washington về hoạt động của hệ thống phòng không S-400 Triumf. Đặc biệt, New Delhi chỉ ra rằng vũ khí này được lên kế hoạch đặt tại các vùng lãnh thổ tiếp giáp với biên giới với Trung Quốc nhằm "tự bảo vệ mình trước mối đe dọa".

Nhưng các nhà chức trách Hoa Kỳ, như thực tế cho thấy, không hề lo ngại về các vấn đề an ninh của Ấn Độ. Nhiệm vụ chính của họ là tước đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường vũ khí của Nga.

https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chinh-quyen-biden-canh-bao-an-do-ve-thuong-vu-s-400-voi-nga/20210118025750820

----------------------------

Ấn Độ đang đẩy nhanh kế hoạch tiếp nhận các hệ thống tên lửa tối tân S-400 từ Nga, bất chấp những lời đe dọa liên tục được tung ra từ phía Mỹ về khả năng New Delhi phải đối diện với các biện pháp trừng phạt hoặc đối mặt với hậu quả trong mối quan hệ hợp tác giữa nước này với Washington.


Các nguồn tin quốc phòng từ Ấn Độ tiết lộ, một nhóm gồm gần 100 sĩ quan và thành viên của lực lượng không quân sẽ đến Nga để tiếp nhận hoạt động huấn luyện vào bảo dưỡng các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 vào cuối tháng này.

Với việc bàn giao các tên lửa S-400 đầu tiên sẽ diễn ra bắt đầu từ tháng 9 này, trung đoàn S-400 đầu tiên của Ấn Độ sẽ chính thức được đưa vào hoạt động trong cuối năm nay hoặc đầu năm sau, giới chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay.

Thông tin trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster có phát biểu khẳng định, “các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ được đưa ra để làm hại bạn bè và đồng minh. Ấn Độ muốn mở rộng các lựa chọn của họ nhưng trên hết họ cần phải đưa ra sự lựa chọn của mình”. Ông Juster cho rằng mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ có bản chất là sự đánh đổi. Theo đó, New Delhi cần phải đánh đổi các cuộc chuyển giao công nghệ với các nước khác để mở rộng quan hệ hợp tác với Washington. “Chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đã tăng cường các hoạt động nghiên cứu, sản xuất chung cũng như bán vũ khí cho Ấn Độ, cho phép Ấn Độ tiếp cận với một vài trong số những thiết bị quân sự nhạy cảm nhất của Mỹ”, Đại sứ Juster nhấn mạnh.

Giới chức Mỹ nhiều lần cảnh báo sẽ trừng phạt Ấn Độ về hợp đồng S-400 của nước này với Nga. Là một đối tác quốc phòng lớn của Mỹ, chính quyền của ông Narendra Modi vẫn hy vọng sẽ được miễn khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong hợp đồng mua S-400 của Nga. Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 5,43 tỉ USD năm 2018 để mua 5 tổ hợp tên lửa S-400 của Nga.

https://vnmedia.vn/su-kien-va-van-de/202101/an-do-quyet-khong-nhuong-bo-truoc-de-doa-cua-my-ve-van-de-s-400-f330a4e/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 20 2021, 05:12 PM

Đọc cái này xong thấy buồn cười, nó vừa cho thấy sự bất bình của EU, vừa cho thấy trước nay, Mỹ không hề muốn EU "trưởng thành"
Họ nói 24/27 quốc gia EU đã lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ với những tác động vượt ngoài lãnh thổ. Tôi thì nghĩ chỉ 23 chứ nhỉ, vì 3 nước Baltic và Ba Lan khó mà có thể phản đối.
Ngoài ra, việc EU Ủy ban châu Âu trong tuần này sẽ đưa ra gói biện pháp nhằm bảo vệ tốt hơn các công ty châu Âu khỏi các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ trong tương lai, có lẽ cũng là một hiệu ứng của việc lạm dụng trừng phạt nhiều quá từ phía Mỹ. Dùng nhiều quá mức biện pháp này, với cả các nước lớn như EU, TQ, Nga, Ấn, etc. dần dần sẽ dẫn đến sự thích nghi.


Việc trừng phạt tàu Fortuna của Nga chắc chắn sẽ làm chậm nhiều việc làm đường ống. Tuy là Nga không sợ trừng phạt, nhưng EU sẽ sợ, vì thế sẽ lại phải tráo đổi lắt léo để thoát trừng phạt. Tóm lại, như báo Mỹ nói, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng tránh được về mặt kỹ thuật, nhưng với chi phí và thời gian bao nhiêu? Đây chính là cuộc đấu xem ai quyết tâm hơn, ai kiện nghị hơn? Đồng thời lúc này, Mỹ cũng đang đàm phán với EU về khí hoá lỏng LNG của Mỹ sang EU, về chính sách năng lượng tương lai của EU, nên đòn trừng phạt này cũng là đòn bẩy cho nó, còn EU thì bảo mình đã "đủ trưởng thành" để tự hoạch định chính sách năng lượng của mình

Dòng chảy phương Bắc 2: Tàu Nga bị trừng phạt, Đức muốn 'nói chuyện' với Mỹ, tuyên bố EU đã đủ trưởng thành
Ngày 19/1, Bộ Tài chính Mỹ thông báo, nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tàu Fortuna của Nga cùng công ty KVT-Rus sở hữu tàu này vì tham gia xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.


Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố cho biết, Washintgon sẽ xem xét áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần, căn cứ theo 2 đạo luật của Mỹ cho phép đưa ra những hành động như vậy.

Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, nước này lấy làm tiếc về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2, song dự định vẫn tiếp tục xúc tiến dự án.

Trong khi đó, cũng trong ngày 19/1, Ủy ban Kinh tế phương Đông của Đức (OA) đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt trên.

Theo Chủ tịch OA Oliver Hermes, việc áp đặt trừng phạt cùng nhiều vấn đề khác đang gây căng thẳng cho sự khởi đầu mới trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, ông Hermes bày tỏ tin tưởng với chính quyền mới của Mỹ, chính phủ liên bang Đức sẽ tìm được giải pháp giúp nhanh chóng hoàn tất và đưa vào vận hành dự án.

Người đứng đầu OA cũng cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) đã đủ "trưởng thành" để có thể hoạch định chính sách năng lượng riêng cũng như để bảo vệ một dự án đầu tư đã được cấp phép như Dòng chảy phương Bắc 2 trước những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Ông Hermes hoan nghênh việc Ủy ban châu Âu trong tuần này sẽ đưa ra gói biện pháp nhằm bảo vệ tốt hơn các công ty châu Âu khỏi các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ trong tương lai.

Hiện 24/27 quốc gia EU đã lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ với những tác động vượt ngoài lãnh thổ.

Trước đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng tuyên bố, Berlin mong muốn sớm thảo luận với chính quyền mới của Mỹ về dự án khí đốt này.


https://baoquocte.vn/dong-chay-phuong-bac-2-tau-nga-bi-trung-phat-duc-muon-noi-chuyen-voi-my-tuyen-bo-eu-da-du-truong-thanh-134358.html

https://petrotimes.vn/dong-chay-phuong-bac-2-tau-nga-bi-trung-phat-duc-muon-noi-chuyen-voi-my-tuyen-bo-eu-da-du-truong-thanh-596441.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 20 2021, 05:45 PM

Sao ong nay dam noi the nay nhi? Coi chừng các chiến binh thời chiến tranh lạnh, các con diều hâu của Mỹ với Nga sẽ bực đấy. Trái với lời Biden nói, Trung Quốc chỉ là cạnh tranh, không phải là đe doạ như Nga

Ông Austin chỉ ra rằng mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ đang tiếp tục gia tăng, trong khi mối đe dọa của Nga với Mỹ lại đang giảm đi.



Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ
Lloyd Austin, người được Tổng thống đắc cử Biden đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 19/1 đã tuyên bố tại phiên điều trần đề cử của Ủy ban Quân lực Thượng viện: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ.


Theo trang tin Hồng Kông Dongfang (Đông Phương) ngày 20/1, ông Lloyd Austin, 67 tuổi vốn là cựu Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Trung tâm, được Tổng thống đắc cử Joe Biden đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, đã được mời tham dự phiên điều trần đề cử của Ủy ban Quân lực Thượng nghị viện hôm thứ Ba (19/1) và thuyết trình về việc nước Mỹ đối phó với những thách thức từ Trung Quốc, Nga và các nước khác. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ trong tương lai và nhấn mạnh sẽ không bao giờ cho phép sức mạnh quân sự của Trung Quốc vượt qua Mỹ.

Khi được hỏi tại phiên điều trần liệu có nên sửa đổi chiến lược quốc phòng quốc gia hay không, Lloyd Austin, người được cho là sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng người da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, nói rằng Trung Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự và các hành động có tính xâm lược của họ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang ngày càng mở rộng, khả năng đe dọa lãnh thổ lục địa Mỹ cũng đã gây ra nhiều quan ngại, vì vậy cần phải liên tục đánh giá tình hình. Ông nhấn mạnh, sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc không được phép đạt được ưu thế quân sự, đồng thời chỉ trích Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để bắt nạt các nước láng giềng. đe dọa các tuyến giao thông trên biển, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và xung đột. Ông đồng thời nhắc lại rằng Mỹ và các đồng minh Đông Nam Á sẽ duy trì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Ông Austin chỉ ra rằng mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ đang tiếp tục gia tăng, trong khi mối đe dọa của Nga với Mỹ lại đang giảm đi. Chính phủ mới của Mỹ sẽ tìm cách gia hạn "Hiệp ước cắt giảm Vũ khí chiến lược mới" (Strategic Arms Reduction Treaty, New START) ký với Nga để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, nhưng sẽ vẫn kiên trì điều tra, truy cứu về các cuộc xâm nhập quy mô lớn của tin tặc Nga vào mạng của chính phủ Mỹ. Ông cũng chỉ ra rằng sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét lại việc triển khai lực lượng quân sự Mỹ trên toàn cầu, có thể rút số lượng lớn quân khỏi Đức và cung cấp cho Ukraine vũ khí sát thương để phòng thủ trước Nga.

Ông Austin cũng đề cập rằng Iran sẽ làm suy yếu sự ổn định của Trung Đông và cũng là mối đe dọa của Mỹ và khu vực. Austin cho rằng, nếu Iran có vũ khí hạt nhân, sẽ khiến Mỹ gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết vấn đề Trung Đông.

Nếu thành công trong việc được chấp thuận đề cử, ông Lloyd Austin sẽ trở thành vị Bộ trưởng Quốc phòng người da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Ông cũng cam kết tại phiên điều trần rằng ông sẽ loại trừ tấn công tình dục, phân biệt chủng tộc và những phần tử theo chủ nghĩa cực đoan khỏi quân đội, để tất cả những người phục vụ trong quân đội Mỹ cảm thấy vinh dự.

Truyền thông Mỹ hôm thứ Ba (19/1) dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này cho biết ông Joe Biden cũng đã chọn Ely Ratner, một cựu trợ lý của ông đã từng tham gia nghiên cứu các vấn đề châu Á trong một thời gian dài, làm cố vấn chính về các vấn đề Trung Quốc cho tân Bộ trưởng Quốc phòng. Bà Avril Haines, với tư cách là nữ Tổng giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence, DNI) đầu tiên của nước Mỹ, cũng đã tuyên bố tại buổi điều trần đề cử cùng ngày hôm đó rằng cộng đồng tình báo Mỹ sẽ tăng cường chú ý hơn đến Trung Quốc như một mối đe dọa lớn và cho rằng nên có lập trường tích cực và đầu tư nhiều nguồn lực hơn để ưu tiên đối phó với các thách thức của Trung Quốc.


https://viettimes.vn/ung-vien-bo-truong-quoc-phong-lloyd-austin-trung-quoc-la-moi-de-doa-lon-nhat-cua-my-post142160.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 20 2021, 05:48 PM

Không biết đây có phải là cớ để Thổ không mua tổ hợp thứ 2 S-400 một cách danh dự không? Vì họ biết rõ là Nga không thể chấp nhận yêu cầu được



Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua tiếp S-400 với điều kiện bất lợi cho Nga
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf thứ hai từ Nga, nhưng với những điều kiện cực kỳ bất lợi đối với Moskva.

Ankara đã chính thức thông báo rằng họ có ý định ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf thứ hai cho Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên để làm được điều này, phía Nga không chỉ phải cung cấp chi phí chấp nhận được, mà còn phải chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ tự sản xuất những vũ khí này, trên thực tế có nghĩa là tiết lộ tất cả bí mật cho một quốc gia thành viên NATO.

“Cho đến khi các biện pháp trừng phạt bổ sung được thực hiện (bởi Mỹ), chúng tôi không thấy rủi ro nào. Nếu chúng tôi muốn, tổ hợp S-400 thứ hai đã có mặt ngay hôm nay, nhưng việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng đối với Ankara”, ông Ismail Demir - người đứng đầu bộ phận công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN Turk.

Những điều kiện như vậy là bất lợi cho phía Nga, vì với chi phí một bộ khí tài S-400 chỉ vài tỷ USD, Nga có thể mất một trong những công nghệ quan trọng bậc nhất của mình, trong khi Ankara hoàn toàn đủ khả năng bán một số công nghệ này cho Mỹ.

Trước tình hình trên, một nhà phân tích của trang Avia-pro nhấn mạnh:“Thổ Nhĩ Kỳ cư xử như một đối tác cực kỳ không đáng tin cậy của Nga. Nếu tính đến mong muốn hiện có của Ankara là sở hữu máy bay chiến đấu F-35 bằng mọi giá thì nhiều khả năng S-400 của Nga, hay đúng hơn là công nghệ của chúng ta có thể được chuyển giao cho Mỹ”.

Cần lưu ý rằng ông Demir cũng thông báo rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga được Thổ Nhĩ Kỳ mua trước đó vẫn chưa được đặt trong tình trạng trực chiến, bất chấp việc nó đã tiến hành vụ bắn đạn thật đầu tiên. Điều này được nhận định là bởi Ankara còn đang nghe ngóng thêm động tĩnh từ phía Washington.



https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tho-nhi-ky-muon-mua-tiep-s-400-voi-dieu-kien-bat-loi-cho-nga/20210120024541447

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 20 2021, 10:48 PM

EU kêu gọi ông Biden thành lập Hiệp ước xuyên Đại Tây Dương mới
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kêu gọi chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden thành lập một hiệp ước mới với châu Âu để giải quyết các vấn đề quan tâm chung.

Reuters trích dẫn lời ông Michel phát biểu hôm 20/1: “Ngày hôm nay còn hơn cả quá trình chuyển giao. Hôm nay là cơ hội để trẻ hóa mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa chúng ta, mối quan hệ đã bị tổn thương rất nhiều trong 4 năm qua. Trong những năm này, thế giới đã phát triển phức tạp hơn, kém ổn định hơn và khó dự đoán hơn”.


Theo lãnh đạo châu Âu, vào ngày ông Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông muốn đề xuất hiệp ước mới vì “một châu Âu và nước Mỹ lớn mạnh hơn cũng như một thế giới tốt đẹp hơn”.

Ông Michel cho rằng, hai bên hiện cần tập trung giải quyết 5 ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy hợp tác đa phương, chống đại dịch Covid-19, đối phó với biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế bằng chuyển đổi kỹ thuật số cũng như chung tay hành động vì an ninh và hòa bình.

Theo tạp chí Financial Times, một dự thảo mới của Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối năm 2020 đã đề xuất tái xây dựng liên minh với Mỹ thời hậu Trump ở một loạt vấn đề quan tâm chung, từ quản lý số hóa đến ứng phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Hai bên sẽ xúc tiến chương trình nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới ở hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ vào nửa đầu năm 2021.

https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/eu-keu-goi-joe-biden-thanh-lap-hiep-uoc-xuyen-dai-tay-duong-moi-707036.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 22 2021, 05:32 AM

Trung Quốc mạnh tay trừng phạt 28 quan chức thuộc chính quyền cũ của Mỹ
https://baoquocte.vn/twitter-bat-ngo-khoa-tai-khoan-cua-dai-su-quan-trung-quoc-tai-my-134478.html
https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-01-20/twitter-locks-out-chinese-embassy-in-u-s-over-post-on-uighurs
https://www.usnews.com/news/world/articles/2021-01-20/twitter-says-locked-account-of-chinas-us-embassy-for-xinjiang-related-tweet

Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích về quyết định trừng phạt đối với các thành viên của chính quyền Trump
https://vn.sputniknews.com/world/202101219965337-bo-ngoai-giao-trung-quoc-giai-thich-ve-quyet-dinh-trung-phat-doi-voi-cac-thanh-vien-cua-chinh-quyen/


Bọn Twitter ngày càng ngang ngược lộng hành. Dù mình không ưa gì TQ, nhưng không ai chấp nhận nổi cái kiểu tùy tiện xử đoán của nó
Twitter bất ngờ khóa tài khoản của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ


Theo trang CBC, Twitter đã khóa tài khoản của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ vì vi phạm những chính sách của mạng xã hội này.
Ngày 21/1, phát ngôn viên mạng truyền thông xã hội Twitter cho biết công ty này đã khóa tài khoản của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ vì trước đó phái bộ ngoại giao này đã tăng tải dòng trạng thái bảo vệ các chính sách của Bắc Kinh tại khu vực Tân Cương vốn bị Twitter cho là vi phạm chính sách của công ty này về “các hành vi phi nhân tính”.

Phát ngôn viên của Twitter cho biết “chúng tôi đã có hành động với dòng trạng thái bị quy là vi phạm chính sách của chúng tôi về việc chống lại các hành vi phi nhân tính, gồm: Nghiêm cấm hành vi phi nhân tính nhằm vào một nhóm người căn cứ vào tôn giáo, đẳng cấp, tuổi tác, khuyết tật, bệnh hiểm nghèo, nguồn gốc quốc gia, chủng tộc hoặc sắc tộc”.

Hiện tại, theo trang CBC, Twitter đã xóa dòng tweet và thay thế bằng một nhãn thông báo rằng nó đã không còn nữa. Tuy nhiên, điều này đi ngược lại với chính sách của Twitter khi mạng xã hội này thường ẩn các tweet vi phạm chính sách của mình và yêu cầu chủ tài khoản phải tự xóa bằng cách thủ công.

Tài khoản Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã không đăng bất kỳ dòng tweet mới nào kể từ ngày 9/1.


---------------------


Trung Quốc phát lệnh cấm vận bộ sậu chính quyền Trump đúng lúc Tổng thống Biden đọc diễn văn nhậm chức
https://soha.vn/nong-ong-donald-trump-vua-roi-ghe-tong-thong-tq-lien-ra-lenh-trung-phat-bo-sau-than-tin-20210121005439298.htm
https://cafebiz.vn/nong-trung-quoc-ra-lenh-cam-van-bo-sau-chinh-quyen-trump-dung-luc-tong-thong-biden-doc-dien-van-nham-chuc-20210121083401153.chn
BNG TQ quyết "giấu" tên 18/28 quan chức chính quyền Trump bị trừng phạt, chỉ nói 1 câu ngắn gọn
https://soha.vn/bng-tq-quyet-giau-ten-18-28-quan-chuc-chinh-quyen-trump-bi-trung-phat-chi-noi-1-cau-ngan-gon-20210121154009016.htm



Trung Quốc phát lệnh cấm vận bộ sậu chính quyền Trump đúng lúc Tổng thống Biden đọc diễn văn nhậm chức

Ngay giữa đêm, Trung Quốc đã ra lệnh trừng phạt đối với 28 chính trị gia Mỹ thuộc chính phủ Trump như Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố vấn diều hâu Peter Navarro.


Bất ngờ vào khoảng 1h rạng sáng ngày 21/1 (giờ Bắc Kinh, tức 12h00 ngày 20/1 giờ Washington), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đội ngũ của cựu Tổng thống Donald Trump.

Thông báo viết: "Trong vài năm qua, một số chính trị gia chống Trung Quốc ở Mỹ, vì tư lợi chính trị, thành kiến ​​và thù hận đối với Trung Quốc, không màng lợi ích của nhân dân hai nước Trung-Mỹ, lên kế hoạch, thúc đẩy một loạt các hành động điên cuồng, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, làm tổn thương tình cảm của người dân Trung Quốc và phá hoại nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của chính phủ Trung Quốc là không thể lay chuyển.

Phía Trung Quốc quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 28 cá nhân đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, bao gồm [Ngoại trưởng Mike] Pompeo, [Cố vấn thương mại Peter] Navarro, [Cố vấn an ninh quốc gia Robert C.] O’Brien, [Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á David] Stilwell, [Phó cố vấn An ninh Quốc gia Matthew] Pottinger, [Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex] Azar, [Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith] Krach, [Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly] Craft, [cựu Cố vấn John] Bolton và [cựu chiến lược gia Stephen K.] Bannon v.v. trong chính phủ của [cựu Tổng thống Donald] Trump.

Những người này và gia đình của họ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao, họ và các công ty và tổ chức liên quan của họ cũng bị hạn chế giao dịch và kinh doanh với Trung Quốc".

Đáng chú ý, lệnh trừng phạt được công bố ngay trong thời điểm lễ nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cử hành, đúng vào lúc ông Biden đang đọc diễn văn nhậm chức trước toàn dân Mỹ, tức sau khi Tổng thống thứ 45 Donald Trump chính thức kết thúc nhiệm kỳ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 22 2021, 10:28 PM

Merkel chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ với dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”

Đức không chấp thuận các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, lập trường của Berlin về vấn đề «Dòng Bắc 2» không thay đổi, theo Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố hôm thứ Năm tại Berlin.

“Các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là một công cụ mà theo quan điểm của tôi, không phải điều đứng đắn, lập trường của tôi không thay đổi", - bà nói.
Trước đó, bà thủ tướng nói đó là dự án kinh tế và cần được hoàn thành.

-------------

Germany’s Merkel to discuss Russia pipeline project with US
https://apnews.com/article/europe-baltic-sea-angela-merkel-russia-germany-fe3dd8e1c0a70d2a894332b0f07a2ac6

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hôm thứ Năm rằng bà không từ bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Đức-Nga đang đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, nhưng muốn nói chuyện với chính quyền mới về vấn đề này.
-------------



Xuất khẩu khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc đạt mức cao kỷ lục

Xuất khẩu khí đốt năm ngoái qua Dòng chảy phương Bắc đạt 59,2 tỷ mét khối, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động, nhà điều hành đường ống Dòng chảy phương Bắc AG cho biết.

Mức cao nhất kể từ khi bắt đầu hoạt động
"Trong năm 2020, 59,2 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên đã được chuyển đến người tiêu dùng châu Âu thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc. Việc sử dụng đường ống dẫn khí đốt trong năm 2020 cao hơn những năm trước, do đó khối lượng vận chuyển khí đốt hàng năm đạt mức cao nhất trong lịch sử kể từ khi bắt đầu hoạt động", bản thông cáo cho biết.

Hiệu suất vượt quá mong đợi
Như vậy, lượng khí bơm qua đường ống một lần nữa vượt công suất thiết kế 55 tỷ mét khối khí. Năm 2019, Gazprom đã xuất khẩu 58,5 tỷ mét khối thông qua Dòng chảy phương Bắc.

Tổng cộng, vào cuối năm ngoái, tổng khối lượng vận chuyển khí kể từ khi lần đầu tiên khởi động chuỗi đường ống dẫn khí vào năm 2011 lên tới khoảng 382 tỷ mét khối.

Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc
Đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu từ Nga sang châu Âu "Dòng chảy phương Bắc" với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí chạy dọc theo đáy biển Baltic từ Vyborg ở Nga đến Greifswald ở Đức.



https://vn.sputniknews.com/business/202101229975337-xuat-khau-khi-dot-qua-duong-ong-dong-chay-phuong-bac-dat-muc-cao-ky-luc/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:41 AM

Kể từ tháng 6 năm 2015 đến hết tháng 12 năm 2020, khoảng 1544 dự án thay thế nhập khẩu đã được thực hiện ở Nga. Điều này đã dẫn đến thặng dư thương mại nhiều năm của Nga. Năm 2020, với rất nhiều bất lợi, đại dịch Covid-19 và giá dầu xuống thấp khiến cho xuất khẩu bị giảm hẳn, nhưng vẫn đạt được thăng dư thương mại tới 89.4 tỷ USD

Ngân hàng Trung ương Nga: "Thặng dư thương mại của Nga năm 2020 vẫn lên tới 89,4 tỷ USD"
Thặng dư thương mại của Nga năm 2020 lên tới 89,4 tỷ USD, dịch vụ báo chí của Ngân hàng Trung ương Nga đưa tin ngày 19/1.

Theo Ngân hàng Trung ương, khối lượng xuất khẩu của Nga vào năm 2020 giảm xuống còn 329,5 tỷ USD, khối lượng nhập khẩu - xuống tới còn 240,1 tỷ USD.

Trong bình luận của cơ quan quản lý, người ta lưu ý rằng sự suy yếu của thặng dư thương mại xảy ra "do giá trị hàng xuất khẩu của Nga giảm đáng kể dưới ảnh hưởng của các điều kiện quốc tế bất lợi (đại dịch, giá dầu thấp, etc.), nhưng vẫn đạt được thăng dư thương mại do nhập khẩu giảm"

https://regnum.ru/news/economy/3167361.html

---------------

Năm 2020, Nga lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu thực phẩm ròng kể từ thời Sa hoàng
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã theo dõi tỷ lệ xuất nhập khẩu lương thực qua biên giới Nga - vào năm 2020, lần đầu tiên kể từ thời Sa hoàng, Nga kiếm được nhiều tiền từ lương thực hơn chi: 28,3 tỷ USD nhập khẩu so với 29,4 tỷ USD xuất khẩu, cao hơn 20% so với trước đây của năm.

Một phần quan trọng của nhập khẩu thực phẩm là tiêu dùng “elite”: cà phê, sô cô la; trong năm 2019, chỉ riêng đồ uống có cồn đã được nhập khẩu trị giá 2,7 tỷ USD, chiếm gần 10% kim ngạch nhập khẩu. Nga vẫn phụ thuộc vào một vài hạt giống và vật liệu nhân giống nhập khẩu, kỳ lạ thay, bao gồm củ cải đường, hoa hướng dương, khoai tây và hạt cải dầu. Nguồn nguyên liệu giống đến từ nội địa, tức là của chính Nga chiếm tỷ lệ là 67,2%.

https://riafan.ru/1371912-rossiya-v-2020-godu-pobila-rekord-po-eksportu-prodovolstviya
https://oec.world/en/profile/country/rus/

-------------------

Kết quả thay thế nhập khẩu: thu hoạch kỷ lục trái cây và quả mọng
Bộ Nông nghiệp tổng hợp kết quả của chiến dịch thu hoạch năm 2020: 3,6 triệu tấn quả và quả mọng đã được thu hoạch ở các vùng, cao hơn 2,2% so với năm 2019.

Tổng sản lượng thu hoạch quả mọng và trái cây trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên mức kỷ lục 1,2 triệu tấn. Đó là táo, mận, anh đào, anh đào, mơ, nho, mâm xôi, việt quất và dâu tây. Bộ Nông nghiệp giải thích: “Sự gia tăng khối lượng sản xuất chủ yếu là do tốc độ xây dựng các vườn thâm canh và vườn ươm hiện đại”. Ở đây các leader là Lãnh thổ Krasnodar và Stavropol, Cộng hòa Kabardino-Balkaria và Crimea, Voronezh và Lipetsk Khu vực.

Sau khi hạn chế nhập khẩu táo và quả mọng 7 năm trước, nghề làm vườn với sự hỗ trợ của chính phủ đã trở thành một trong những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất trong khu liên hợp nông công nghiệp. Nhà đầu tư được trợ cấp hoàn trả một phần chi phí, ưu đãi đầu tư và cho vay ngắn hạn để làm vườn đặt, nhà kính, bồi thường chi phí trực tiếp tạo và hiện đại hóa cơ sở nông nghiệp.

https://www.vesti.ru/finance/article/2513109

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:07 PM

Tiếp tục dòng tin trước, quỹ hỗ trợ Nord Stream 2 chính thức ra mắt


Đức xem xét đánh thuế LNG nhập khẩu của Mỹ để đáp lại đòn trừng phạt đối với Nord Stream2
Berlin có thể đưa ra các mức thuế trừng phạt đối với nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vì Washington đang theo đuổi mục tiêu riêng của mình bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống Nord Stream 2, theo một nghị sĩ Đức.

Klaus Ernst, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Năng lượng của Quốc hội Đức nói rằng những hình phạt đối với các tập đoàn tham gia vào dự án cung cấp khí đốt do Nga đứng đầu là không thể chấp nhận được.

“Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với các công ty tham gia xây dựng Nord Stream 2 sẽ không thể đạt hiệu quả như mong đợi, nhưng dù vậy, không thể chấp nhận được những lệnh trừng phạt này,” chính trị gia này nói.

Ernst cho biết Mỹ không có quyền chỉ thúc đẩy lợi ích kinh tế của ngành khí đốt của Mỹ, đồng thời hạ thấp cái gọi là đồng minh của họ, biến họ thành thứ cấp. Chủ tịch cũng thúc giục chính phủ liên bang triệu tập đại sứ Mỹ và phân tích rõ ràng lập trường của Mỹ.

Bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng tổng thống sắp tới Joe Biden sẽ không thay đổi “ chính sách kinh tế hiếu chiến ” của Mỹ, Ernst nói: “Cũng cần thiết phải áp dụng thuế hình phạt đối với khí đốt nhập khẩu từ Mỹ.”

Lời kêu gọi trên được đưa ra ngay sau khi Nhà Trắng công bố các lệnh trừng phạt đối với tàu đặt ống của Nga -Fortuna liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga đến Đức và Trung Âu.

“Mặc dù chúng tôi không bình luận về các biện pháp trừng phạt trong tương lai, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi ý kiến ​​với các đồng minh và đối tác về các vấn đề trừng phạt tiềm năng”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cho biết, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách Đức xem xét lại quan điểm của họ đối với Nord Stream 2.

Động thái này diễn ra một ngày trước lễ nhậm chức của Joe Biden. Tổng thống đắc cử trước đây đã phản đối dự án, nhưng vẫn chưa rõ liệu ông có theo đường lối cứng rắn của Tổng thống Donald Trump về vấn đề này hay không?

https://petrotimes.vn/duc-xem-xet-danh-thue-lng-nhap-khau-cua-my-de-dap-lai-don-trung-phat-doi-voi-nord-stream2-596640.html


------------------------

Một bang của Đức ra mắt quỹ hỗ trợ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2
Bang Mecklenburg-Western Pomerania của Đức vừa ra mắt quỹ hỗ trợ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 và đã nhận được 20 triệu euro do Nord Stream 2 AG - nhà điều hành dự án, đóng góp.


Bang Mecklenburg-Western Pomerania (MV) là nơi được lựa chọn làm trung tâm hậu cần và điểm cuối của dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 đưa khí đốt từ Nga sang Đức.

Trong tuần này, bang Mecklenburg-Western Pomerania đã chính thức ra mắt Quỹ bảo vệ khí hậu và môi trường nhằm hỗ trợ hoàn thành tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2. Quỹ này đã huy động được 200.000 euro và nhận được khoản đóng góp ban đầu 20 triệu euro từ công ty Nord Stream 2 AG.
Trước đó, hôm 7/1, các đại biểu bang Mecklenburg-Western Pomerania của Đức đã thông qua một dự án tạo quỹ hỗ trợ xây dựng dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, theo Sputnik.
Mục đích của quỹ là hỗ trợ "các dự án bảo vệ khí hậu và bảo tồn thiên nhiên" tại bang này, nơi tuyến đường ống cuối cùng còn dang dở của Dòng chảy Phương Bắc 2 sẽ được hoàn thành.
Công ty Nord Stream 2 AG, đã sẵn sàng đóng góp tới 60 triệu euro cho quỹ, Ostsee Zeitung đưa tin trước đó. Quỹ dự định cung cấp hỗ trợ cho các công ty có khả năng là đối tượng của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Chính phủ liên bang Đức trước đó cho biết, họ đã biết về kế hoạch thành lập một quỹ khu vực để hỗ trợ Dòng chảy Phương Bắc 2, nhưng sau đó không bình luận về hành động của chính quyền bang Mecklenburg-Western Pomerania.
Christian Pegel - giám đốc Cơ quan Năng lượng của bang Mecklenburg-Western Pomerania, cũng lên tiếng bảo vệ quyết định lập quỹ này, đồng thời khẳng định rằng mục tiêu chính của quỹ là bảo vệ môi trường.
Lãnh đạo công ty Nord Stream 2 nói rằng quỹ này "sẽ thúc đẩy các mục tiêu khí hậu của Đức và hỗ trợ để hoàn thành tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2".
Vào cuối tháng 12/2020, nhà thầu chính Nord Stream 2 AG thông báo rằng công việc đặt đường ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức đã hoàn thành.
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch xác nhận công việc sẽ được tiếp tục trên vùng biển Đan Mạch bởi hai tàu Akademik Tchersky và Fortuna từ ngày 15/1/2021, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch xác nhận vào ngày 7/1.
Dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, có tổng vốn đầu tư 9,5 tỷ euro, gồm hai đường ống dài 1.230 km nối bờ biển Nga với Đức qua biển Baltic. Dự án có tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm.
Đầu tháng 12/2020, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, quan điểm của Berlin về sự cần thiết phải hoàn thành việc xây dựng tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 là không thay đổi./.


http://kinhtedothi.vn/mot-bang-cua-duc-ra-mat-quy-ho-tro-du-an-dong-chay-phuong-bac-2-407808.html


Nga chính thức lo ngại về tương lai nhiều chông gai của Nord Stream 2
Công ty khí đốt nhà nước Nga Gazprom thừa nhận có nguy cơ đường ống dẫn nước dưới biển đến Đức của họ có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt vào hôm thứ Ba 19/1 đối với một tàu Nga tham gia xây dựng đường ống.


Bộ Kinh tế Đức cho biết họ đã được thông báo trước về các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với con tàu đặt ống Fortuna của Nga và chủ nhân của nó. Bộ cho biết: “Chúng tôi rất tiếc về thông báo này.”

Mỹ cho rằng đường ống Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD sẽ khiến châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga và làm tổn hại đến an ninh năng lượng của châu Âu. Điện Kremlin đã đáp trả bằng cách cáo buộc chính phủ Mỹ đang cố gắng thúc đẩy việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của riêng mình.

Trong một thư báo cho các nhà đầu tư liên quan đến vấn đề nợ, Gazprom đã lưu ý những rủi ro chính trị đối với Nord Stream 2. Công ty thừa nhận rằng Mỹ có thể khiến “việc thực hiện dự án này trở nên không thể hoặc không khả thi và dẫn đến việc đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án”, theo hãng thông tấn TASS.

Phát biểu hôm thứ Ba 19/1, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã than thở về điều mà ông mô tả là "áp lực thô bạo và phi pháp của Mỹ".

Gazprom cho biết, 6% đường ống, tương đương khoảng 150 km (93 dặm), phần còn phải hoàn thành và khẳng định rằng Nga có ý định hoàn thành dự án sớm.

https://petrotimes.vn/nga-chinh-thuc-lo-ngai-ve-tuong-lai-nhieu-chong-gai-cua-nord-stream-2-596487.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:21 PM

Yếu tố chính trị rõ ràng, Mỹ đã gây áp lực để Bulgaria từ bỏ công nghệ Nga để dùng công nghệ Mỹ.

Bulgaria “trộn” hai giải pháp Mỹ - Nga cho lò phản ứng hạt nhân
Chính phủ Bulgaria hôm 20/1 đã quyết định dành ưu tiên cho cơ sở hạt nhân hiện có duy nhất của họ, ở Kozlodoui (phía bắc), và bỏ dự án xây dựng lò phản ứng thứ hai tại nhà máy điện Béléné, trong cùng khu vực.


Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Temenoujka Petkova thông báo rằng lò phản ứng mới sẽ được xây dựng ở Kozlodoui bằng cách sử dụng thiết bị đã được Nga chuyển giao cho Béléné. "Tất cả các điều kiện kỹ thuật đều được đáp ứng", theo một tuyên bố được phát trên truyền hình.

Nhà máy điện Kozlodoui, được xây dựng từ thời Liên Xô, hiện có hai lò phản ứng đang hoạt động (5 và 6). Các tổ máy số 1 đến số 4, được coi là lỗi thời, đã bị đóng cửa vào năm 1998 và 2006 theo yêu cầu của Brussels, điều này đã trở thành một trong những điều kiện để Bulgaria gia nhập EU.

Để xây dựng lò phản ứng mới, chính phủ Bulgaria đã thông qua đề xuất của Mỹ về một "giải pháp lai", kết hợp thiết bị Nga đã được cung cấp và công nghệ từ công ty Westinghouse của Mỹ. Không có chi tiết nào được tiết lộ về chi phí của dự án. Theo Thủ tướng Boïko Borissov, dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 năm tới.

Được khởi động vào năm 1987 và bị đình chỉ nhiều lần vì lý do chính trị và lợi nhuận mặc dù hai lò phản ứng đã được Nga chuyển giao.

7 tập đoàn, bao gồm CNNC của Trung Quốc, Rosatom của Nga, Framatome của Pháp, General Electric của Mỹ, và KHNP của Hàn Quốc, đã nộp hồ sơ dự thầu vào tháng 8/2019 để hoàn thành dự án bị bỏ dở này.

Nhưng các nhà chức trách Bulgaria đã thay đổi dưới áp lực của những chỉ trích từ Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm tới Sofia vào tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Francis Fannon đã tố cáo dự án có mục đích chính trị, giống như các chương trình năng lượng khác của Nga.

Có mối liên hệ lớn với Nga về mặt năng lượng, Bulgaria đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung của mình. Việc Bulgaria chọn kết nối với đường ống dẫn khí TurkStream, dự án hàng đầu của Moscow và Ankara, đã bị Mỹ chỉ trích nhưng Sofia đồng thời bắt đầu nhận khí từ đường ống Azeri qua Hy Lạp.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/bulgaria-tron-hai-giai-phap-my-nga-cho-lo-phan-ung-hat-nhan-596621.html

------------------------------

Gazprom và Wintershall Dea khai thác khí ở Bắc Cực
Liên doanh Achim Development của Gazprom (74,99%) và Wintershall Dea (25,01%) - Achimgaz - đã bắt đầu khai thác ở khu vực 4A thuộc vỉa Achimov, mỏ condensate Urengoy.

Việc khai thác ở khu vực thứ hai - 5A trong khuôn khổ dự án sẽ được bắt đầu trong quý I/2021. Tổng trữ lượng khai thác khí tại hai khu vực này giai đoạn 2027-2030 ước tính khoảng 15,5 tỷ m3​ khí đốt.

Gazprom và OMV (Áo) vào tháng 10/2018 đã ký thỏa thuận về việc OMV sẽ mua lại 24,98% cổ phần dự án phát triển hai khu vực 4A và 5A. Tỷ lệ sở hữu của Gazprom sẽ giảm xuống còn 50,01%. Tháng 6/2019, hai bên đã thỏa thuận giá mua là 905 triệu euro và sẽ chốt thương vụ vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, vào tháng 7/2020, hai bên cho biết các điều kiện mua bán sẽ được thay đổi do việc khai thác sắp được thực hiện.

Dự án của Liên doanh giữa Gazprom và Wintershall Dea ở khu vực vành đai Bắc Cực này là một thách thức về công nghệ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng cực bắc. Giếng khoan hình chữ S để có được lợi thế tối đa khi khai thác khí đốt. Các giếng khoan đã đạt độ sâu 4.000m.

Achimgaz là liên doanh lớn duy nhất ở Nga mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia với tỷ lệ ngang bằng nhà đầu tư Nga. Năm 2019, sản lượng khí đạt 10 tỷ m3.


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/gazprom-va-wintershall-dea-khai-thac-khi-o-bac-cuc-596747.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:30 PM

Mỹ đang tìm mọi cách để thâm nhập vào tuyến đường biển bắc (NSR) của Nga. Tư tưởng của Mỹ xưa nay là tất cả các con đường huyết mạch thương mại của thế giới phải nằm trong sự kiểm soát của hải quân Mỹ mà. Việc Nga đưa hạm đội phương bắc của mình lên ngang với cấp quân khu, trực tiếp trực thuộc trung ương đã cho thấy rõ, trong tương lai đây sẽ là hướng Nga đầu tư vào. Nếu tuyến đường biển bắc phổ biến thì cái kênh đào Panama, Suez nằm trong tầm mà Mỹ kiểm soát được đi đứt.
Cung cấp LNG sang châu Á đi qua NSR chả hơn đứt việc đi qua Panama hay so với tuyến đường truyền thống phía Nam qua kênh đào Suez, cả về thời gian lẫn hiệu quả kinh tế

Nga lên kế hoạch vận chuyển LNG từ Bắc Cực đến châu Á sớm nhất từ trước đến nay
Nhà sản xuất khí đốt Nga Novatek có kế hoạch gửi hàng từ cơ sở LNG Yamal của mình đến các thị trường châu Á qua Tuyến đường Biển Bắc (NSR) vào đầu tháng 5 với sự trợ giúp của tàu phá băng, các nguồn tin tiết lộ với Bloomberg.


Chuyến hàng này sẽ trở thành chuyến hàng vận chuyển LNG sớm nhất đến châu Á, phá kỷ lục của năm ngoái sớm hơn gần hai tuần và mở đường cho một mùa vận chuyển kỷ lục trong năm nay.

Thời gian chính xác của chuyến hàng LNG sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ dày của lớp băng, theo các quan chức. Nikita Sekretarev, người phát ngôn của công ty vận tải biển Sovcomflot của Nga cho biết: “Chúng tôi đang thảo luận về một chuyến đi như vậy vận chuyển vào tháng 5.”

Trải dài hơn 5.000 km giữa biển Barents và eo biển Bering, NSR là con đường ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Phần phía đông của nó thường không thể di chuyển qua trong vài tháng vào đầu năm do băng dày, hạn chế tiềm năng vận chuyển.

Nga muốn biến NSR thành huyết mạch thương mại chính giữa châu Âu và châu Á. Năm ngoái, 33 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua tuyến đường Bắc Cực này.

https://petrotimes.vn/nga-len-ke-hoach-van-chuyen-lng-tu-bac-cuc-den-chau-a-som-nhat-tu-truoc-den-nay-596316.html

----------------------

LNG của Nga lần đầu tiên được giao đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào tháng Giêng qua tuyến đường biển phương Bắc

Vào ngày 16 tháng 1, lúc 20 giờ 20 giờ Mátxcơva, tàu vân chuyển LNG (LNG carrier) Christophe de Margerie đã đến Mũi Dezhnev và hoàn thành việc đi dọc theo Tuyến đường Biển Phương Bắc (NSR) về phía đông như một phần của chuyến hành trình thương mại để cung cấp một lô khí đốt hóa lỏng từ dự án Yamal LNG đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên, việc vận chuyển LNG của Nga dọc theo tuyến đường này được cung cấp vào tháng Giêng.

Kết quả của quá trình chuyển đổi xác nhận rằng vận chuyển thương mại hàng hóa ở khu vực phía đông của Bắc Cực Nga trong giai đoạn thu đông có thể thực hiện được 1-2 tháng sau đó, điều này cho phép tiến gần hơn một bước tới việc tổ chức hàng hải an toàn quanh năm dọc theo toàn bộ tuyến đường NSR. Đồng thời, điều này sẽ góp phần thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa trên vùng sông nước của Tuyến đường biển phía Bắc và phát triển tiềm năng vận chuyển của tuyến giao thông huyết mạch này.

Thời gian di chuyển của tàu chở khí từ lối ra từ Kênh Biển của Vịnh Ob đến Mũi Dezhnev là 10 ngày 21 giờ. Con tàu bay được quãng đường 2.474 hải lý.

Dọc suốt chiều dài của NSR "Christophe de Margerie" điều hướng độc lập, không có tàu phá băng hộ tống, đồng thời duy trì tốc độ an toàn, có tính đến điều kiện băng và tầm nhìn hạn chế. Khoảng 66% tổng thời gian ra khơi, để vượt qua các khu vực băng bao phủ, con tàu di chuyển về phía trước, thực hiện nguyên tắc tác động kép được đặt ra trong thiết kế của nó. Tốc độ bơi trung bình là 9,5 hải lý / giờ.

Igor Tonkovidov, Giám đốc điều hành - Chủ tịch Hội đồng quản trị của PJSC Sovcomflot, cho biết:

“Chuyến đi vào tháng Giêng của tàu chở khí Christophe de Margerie là sự tiếp nối nhiều năm làm việc có hệ thống của Sovcomflot và NOVATEK nhằm phát triển vận tải biển trọng tải lớn và mở rộng hơn nữa cơ hội vận tải trong điều kiện băng giá và hàng hải khó khăn của lưu vực biển Bắc Cực. Giấc mơ hàng thế kỷ của những người tiên phong Nga - mở cửa hàng hải quanh năm ở khu vực phía đông của Bắc Cực - đang tiến gần hơn một bước trước mắt chúng ta. Điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng NSR vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân và góp phần thực hiện thành công các dự án công nghiệp quy mô lớn ở cửa sông Ob và trên toàn vùng Bắc Cực của Liên bang Nga nói chung. Đồng thời, việc giảm thời gian của chuyến đi khi sử dụng NSR so với tuyến đường truyền thống phía Nam qua kênh đào Suez không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế,mà còn giảm đáng kể "lượng khí thải carbon" từ vận chuyển hàng hóa. "

“Thật vui mừng khi thấy rằng Sovcomflot đang liên tục phát triển năng lực vận chuyển nội địa tiên tiến. Một trang quan trọng khác đã được viết trong lịch sử phát triển của NSR và trường phái bơi trên băng của Nga. Sovcomflot được giao một trong những vai trò quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch của lãnh đạo đất nước nhằm tăng khối lượng vận chuyển hàng hóa dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc. Tôi chắc chắn rằng kinh nghiệm mà Sovcomflot thu được trong các hoạt động ở Bắc Cực sẽ cho phép công ty đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của Nga đến thị trường thế giới một cách an toàn và không bị gián đoạn - đặc biệt là LNG, chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu hàng hóa theo kế hoạch của Tuyến đường biển phía Bắc, ”Vitaly Savelyev nói.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, dữ liệu chi tiết đã được thu thập về khả năng phá băng và khả năng cơ động của tàu chở khí lớp băng Arc7 khi đi trong điều kiện điển hình cho khu vực phía đông của Bắc Cực vào tháng Giêng, dưới nhiều phương thức di chuyển.

Việc sử dụng dữ liệu do thám băng vệ tinh, cũng như các phương pháp phân tích để đánh giá và dự báo điều kiện băng do các chuyên gia của Sovcomflot phát triển, giúp cho tàu có thể chọn được tuyến đường an toàn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

Một tàu sân bay LNG khác của loạt phim này, sử dụng dữ liệu từ Christophe de Margerie và một con kênh do ông đặt trong các cánh đồng băng, đã thực hiện một hành trình tương tự dọc theo NSR với sự khác biệt trong một ngày, giúp bạn có thể tìm ra chiến thuật tương tác giữa hai tàu sân bay LNG lớp băng ở Bắc Cực khi đi độc lập trong điều kiện băng.

Để tham khảo

Trong năm 2010-2011, Sovcomflot và NOVATEK cùng với Atomflot đã tổ chức một loạt các chuyến bay quá cảnh thử nghiệm dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc, điều này đã chứng minh tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của việc sử dụng NSR để vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn. Các chuyến bay này đã đặt nền móng cho việc thực hiện các dự án khí đốt quy mô lớn tại cửa khẩu Ob.

Năm 2017, Sovcomflot đã đưa vào vận hành tàu sân bay LNG phá băng ở Bắc Cực đầu tiên trên thế giới, Christophe de Margerie. Đây là tàu dẫn đầu của một loạt 15 tàu chở khí, được thiết kế để vận chuyển khí hóa lỏng quanh năm trong dự án Yamal LNG. Sức chở hàng hóa của tàu là 172.600 mét khối, tàu chở dầu được phân biệt bởi khả năng vượt băng cao (lớp băng Arc7), khả năng cơ động và công suất (45 MW), cho phép nó hoạt động an toàn trong điều kiện khắc nghiệt ở vĩ độ cao.

Vào tháng 12 năm 2017, ban giám khảo của Giải thưởng Năng lượng Toàn cầu S&P Global Platts quốc tế đã trao cho hãng vận tải khí Christophe de Margerie giải chính trong đề cử Dự án Kỹ thuật của Năm.

Năm 2020, "Christophe de Margerie" trở thành con tàu chở hàng có trọng tải lớn đầu tiên trong lịch sử đi qua Tuyến đường biển phía đông về phía đông vào tháng 5, sớm hơn hai tháng so với thời điểm bắt đầu hàng hải truyền thống.

PJSC Sovcomflot

Tập đoàn các công ty Sovcomflot (MOEX: FLOT) là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận chuyển khí đốt và dầu trên biển, cũng như phục vụ sản xuất hydrocacbon ngoài khơi. Tính đến ngày thông cáo báo chí, đội tàu riêng và thuê tàu, bao gồm cả tàu của các liên doanh, có tổng cộng 146 tàu với tổng trọng lượng trên 12,7 triệu tấn. Hơn 80 tàu có lớp băng.

Sovcomflot tham gia phục vụ các dự án dầu khí lớn ở Nga và thế giới: Sakhalin-1, Sakhalin-2, Varandey, Prirazlomnoye, Novy Port, Yamal LNG, Tangguh (Indonesia). Trụ sở chính của công ty được đặt tại St.Petersburg, các văn phòng đại diện đặt tại Moscow, Novorossiysk, Murmansk, Vladivostok, Yuzhno-Sakhalinsk, London, Limassol và Dubai.

Đội tàu khí của SCF bao gồm 16 tàu và 19 tàu chở khí khác đang được xây dựng. Sovcomflot là chủ sở hữu và nhà điều hành độc lập của các hãng vận tải khí từ năm 2006 và trở thành công ty Nga đầu tiên trong lịch sử tham gia thành công phân khúc cao cấp này của thị trường vận tải toàn cầu. Các nhà thuê tàu chủ chốt của đội tàu khí SCF bao gồm Gazprom, Sakhalin Energy, Shell, Yamal LNG, Sibur, Tangguh LNG.

http://www.scf-group.com/press_office/press_releases/item104040.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:35 PM

Nga nối lại đàm phán về xuất khẩu động cơ tên lửa
Công ty NPO Energomash trực thuộc Roscosmos đã nối lại đàm phán với khách hàng về việc cung cấp động cơ tên lửa ra nước ngoài. Việc này vốn đang bị gián đoạn do đại dịch coronavirus, Giám đốc điều hành của công ty Igor Arbuzov cho biết.


“Giờ đây chúng tôi đang dần quay lại quá trình đàm phán, tất cả các đối tác mà chúng tôi đã tiến hành đàm phán đều xác nhận ý định phát triển quan hệ hợp tác”, - Sputnik dẫn lời ông Arbuzov.
Ông lưu ý rằng hiện tại các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn giống như vào mùa xuân năm 2020. Ông dự đoán rằng trong năm nay có thể đưa ra "những quyết định cụ thể".

Trước đó vào tháng 11 năm 2020, có thông tin nói rằng động cơ loại mới RD-182 và RD-120 MS dành cho các loại tên lửa vũ trụ triển vọng của Nga và nước ngoài sẽ được Nga xuất xưởng vào năm 2022.

Trung Quốc, Ấn Độ, Argentina, Brazil và Hàn Quốc quan tâm đến việc hợp tác với Nga để chế tạo động cơ tên lửa, bao gồm cả những động cơ sử dụng các loại nhiên liệu mới.


https://vn.sputniknews.com/russia/202101199952784-nga-noi-lai-dam-phan-ve-xuat-khau-dong-co-ten-lua/

------------

Cứ năm vụ phóng tàu vũ trụ trên thế giới thì có một vụ phóng sử dụng động cơ của Nga
Năm ngoái, cứ năm vụ phóng tàu vũ trụ thì có một vụ phóng sử dụng động cơ của Nga, Roscosmos đưa tin.

Vì sao động cơ Nga hoạt động thành công trên khắp thế giới?

Đặc biệt, 15 vụ phóng tên lửa được thực hiện với động cơ của Nga (13 Soyuz-2 và một Proton-M và một Angare-A5) từ các vũ trụ vũ trụ của Nga, bảy vụ phóng của Mỹ (năm lần bằng tên lửa đẩy Atlas-5 và hai lần bằng tên lửa đẩy Antares), hai vụ phóng nữa từ bãi phóng của Pháp (hai tàu "Soyuz-ST").

"Các động cơ do NPO Energomash phát triển vào năm 2020 đã hoạt động thành công trong 24 lần phóng trong tổng số 114 (21,05%) trên thế giới", - tuyên bố trên trang web của tập đoàn nhà nước cho biết.
NPO Energomash sản xuất động cơ tên lửa đẩy chất lỏng RD-191 cho phương tiện phóng Angara, động cơ RD-180 cho tên lửa Atlas-5 của Mỹ và RD-181 cho tên lửa Antares của Mỹ. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện đang phát triển động cơ RD-171MV cho tên lửa Soyuz-5 mới.


https://vn.sputniknews.com/science/202101219967122-cu-nam-vu-phong-tau-vu-tru-tren-the-gioi-thi-co-mot-vu-phong-su-dung-dong-co-cua-nga/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2021, 05:39 PM

Nội bộ Mỹ đang tranh cãi về thái độ với Trung Quốc


Tại sao Psaki không thể làm rõ quan điểm của Biden về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc
Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cảm thấy khó nói liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có coi các hành động của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ là diệt chủng hay không.


Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, 22 tháng Một, các nhà báo đã hỏi Psaki liệu nhà lãnh đạo Mỹ có chia sẻ ý kiến ​​này của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo hay không.

“Rõ ràng là Tổng thống đã nói trước đó về sự đối xử tồi tệ với người Duy Ngô Nhĩ, nhưng tôi không có gì khác với các bạn. Tôi có thể quay sang nhóm an ninh quốc gia và tìm hiểu xem liệu chúng tôi có tuyên bố phù hợp hơn hay không”, Psaki trả lời.

Diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở CHND Trung Hoa

Ngày 19 tháng 1, trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Pompeo đã gọi tình hình của người Duy Ngô Nhĩ là cuộc diệt chủng của Trung Quốc. Theo ông, chính quyền Trung Quốc cũng xâm phạm quyền của các các dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Khu tự trị Tân Cương.

Ngày hôm sau, Bắc Kinh áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 28 công dân Mỹ, bao gồm cả Pompeo. Những cá nhân này và thành viên gia đình trực hệ của họ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như Hồng Kông và Ma Cao.

Ngày 14/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian gọi cáo buộc lao động cưỡng bức trong Khu tự trị Tân Cương là lời nói dối thế kỷ do Washington bịa đặt.

Mùa hè năm 2020, Trump đã ký một dự luật trước đó đã được cả hai viện của Quốc hội thông qua để trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc quấy rối người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân Hồi giáo khác trong Khu tự trị Tân Cương.

https://vn.sputniknews.com/world/202101239977075-tai-sao-psaki-khong-the-lam-ro-quan-diem-cua-biden-ve-van-de-nguoi-duy-ngo-nhi-o-trung-quoc/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2021, 04:48 AM

Công ty Đức Bilfinger SE rút khỏi Nord Stream 2 do trừng phạt của Mỹ. Theo dự đoán của tôi, dần dần các công ty châu Âu sẽ rút hết khỏi dự án này. Nga sẽ phải một mình tự làm tất cả cùng với 1 quỹ hỗ trợ thuộc chính quyền Đức (chính quyền bang hoặc liên bang) nếu Nga và EU vẫn quyết tâm muốn làm

German company Bilfinger SE withdraws from Nord Stream 2 project, reports say


https://tass.com/economy/1246719



Nord Stream 2 project stoppage may result in legal proceedings - German Minister

https://tass.com/economy/1248213



Việc dừng dự án Nord Stream 2 có thể dẫn đến các thủ tục pháp lý - Bộ trưởng Đức

Theo Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và An toàn Hạt nhân Svenja Schulze, Đức sẽ cần khí đốt tự nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi từ bỏ sản xuất điện hạt nhân và nhiệt điện than.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường và An toàn Hạt nhân của Đức Svenja Schulze cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Redaktionsnetzwerk Deutschland (RND), dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sắp hoàn thành và tất cả các giấy phép thực hiện đều được cấp theo các nguyên tắc của pháp quyền ).



"Quyết định về việc xây dựng đường ống đã được đưa ra từ nhiều năm trước. Hiện đã gần hoàn thành và nhận được giấy phép theo đúng nguyên tắc của pháp luật", Bộ trưởng nói. Schulze lưu ý: “Nếu chúng tôi dừng dự án ngay bây giờ, chúng tôi sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại, gây ra sự nghi ngờ về độ tin cậy của các quyết định được đưa ra trên cơ sở các nguyên tắc của pháp quyền và có thể sẽ phải đối mặt với các thủ tục tố tụng của tòa án”.



Bộ trưởng cho biết Đức sẽ cần khí đốt tự nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi từ bỏ nhiệt điện than và điện hạt nhân cho đến khi nước này có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng dựa trên các nguồn tái tạo. "Đức hầu như không có trữ lượng khí đốt tự nhiên của riêng mình, vì vậy chúng tôi phụ thuộc vào nhập khẩu về mặt này", bà lưu ý.



Dự án Nord Stream 2 dự kiến ​​xây dựng hai chuỗi đường ống với tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển của Nga qua Biển Baltic đến Đức. Đến nay, 94% Nord Stream 2 đã được hoàn thành.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2021, 05:04 AM

German green foundation joins efforts to complete Nord Stream 2

https://www.ft.com/content/3ffe84d3-6b56-4781-a218-a598d43e8ac5



Bài viết thể hiện góc nhìn của một nhánh quyền lực trong nhà nước Mỹ, báo Financial Times



Tổ chức xanh của Đức cùng nỗ lực hoàn thành Nord Stream 2



Bang Mecklenburg-Western Pomerania gây khó khăn cho các nhà phê bình đường ống với thực thể mới nhằm hoàn thành dự án



Trong nhiều năm, cuộc đấu tranh để hoàn thành Nord Stream 2 đã khiến Washington chống lại Moscow và chia rẽ châu Âu. Giờ đây, một bang nhỏ của Đức đã bước vào cuộc chiến với một động thái bất thường: hình thành một fondation môi trường để giúp hoàn thiện đường ống dẫn khí đốt.

Mecklenburg-Western Pomerania (MV), dọc theo bờ biển phía đông bắc của Đức, là nơi có trung tâm hậu cần và điểm cuối của dự án gắn kết gần như đã hoàn thành nhưng bị đình trệ hơn một năm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tuần này, MV đã ra mắt Quỹ Bảo vệ Môi trường và Khí hậu với 200.000 € quỹ nhà nước và 20 triệu € từ dự án đường ống, thuộc sở hữu của tập đoàn khí đốt Gazprom do Điện Kremlin hậu thuẫn.

Các đối thủ của Nord Stream 2 đang bối rối về lý do tại sao một trong những bang ít dân nhất của Đức lại công khai thách thức các lệnh trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ. Trong khi đó, các nhà bảo vệ môi trường Đức cáo buộc nhà nước “rửa sạch” vai trò của nó trong một cuộc đấu tranh địa chính trị không liên quan gì đến biến đổi khí hậu.

Theresia Crone, một nhà hoạt động đã tổ chức một cuộc biểu tình và kiến ​​nghị với hơn 24.000 chữ ký chống lại quỹ này cho biết: “Một quỹ tuyên bố thúc đẩy bảo vệ môi trường không nên được thành lập bởi một dự án nhiên liệu hóa thạch.

Nord Stream 2 từ chối trả lời các truy vấn do Financial Times gửi nhưng cho biết quỹ sẽ “thúc đẩy các mục tiêu khí hậu của Đức và hỗ trợ công việc hoàn thành đường ống Nord Stream 2”.

Hoa Kỳ và hầu hết các nước Đông Âu cho rằng dự án 9,5 tỷ euro sẽ làm tăng sự phụ thuộc của Châu Âu vào Moscow. Nhưng Washington đang ở một vị trí khó khăn với Đức, một đồng minh ủng hộ những gì họ nói là một liên doanh thương mại thuần túy.

Fondation xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm đối với quan hệ Đức-Mỹ, khi Tổng thống Joe Biden tìm cách thiết lập lại các mối quan hệ căng thẳng trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Tuy nhiên, dư âm chiến tranh lạnh vẫn còn vang vọng trong MV, một phần của Đông Đức cũ, nơi Moscow vẫn đủ nổi tiếng để tổ chức “Ngày nước Nga”, và Washington được coi là cảnh giác với vấn đề này.






Các nhà lãnh đạo địa phương cũng đưa ra một quan điểm được giữ rộng rãi ở Berlin - rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm buộc châu Âu mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.

Claudia Müller, một nghị sĩ Hạ viện địa phương từ Greens, người phản đối cả LNG của Mỹ và Nord Stream 2, cho biết fondation này đặc biệt đáng nghi ngờ.

Cô chỉ ra rằng luật của nó cho phép Nord Stream 2 đề xuất giám đốc điều hành cho chi nhánh kinh doanh của quỹ và cho phép nó quyền chọn hai trong số 18 thành viên hội đồng quản trị. Erwin Sellering, một trong ba người đứng đầu quỹ được bổ nhiệm, là cựu thủ hiến bang và là người ủng hộ Nord Stream 2. Cả anh ta và những chiếc ghế khác đều không có bất kỳ bằng cấp nào về môi trường.

“Rõ ràng là họ [Nord Stream 2] cai trị thực thể này,” cô nói. "Vì vậy, câu hỏi là:" Đây có thực sự là một nền tảng? "


Sascha Müller-Kraenner, Giám đốc Cơ quan Môi trường Đức (DUH), cho biết các công ty nhiên liệu hóa thạch thường tài trợ cho các nền móng để bù đắp sự suy thoái môi trường. “Nhưng có sự tham gia của chính quyền tiểu bang với mục đích chính là hỗ trợ xây dựng đường ống - đó là điều mới,” ông nói. "Tôi thấy nó rất có vấn đề."

DUH đang đệ đơn hai vụ kiện chống lại tổ chức này - một tại tòa án Đức, lập luận rằng tổ chức này không nên được coi là một tổ chức công cộng, tổ chức này được hưởng các quy định giám sát và minh bạch lỏng lẻo hơn, vì 99% nguồn vốn đến từ một dự án thuộc sở hữu của Gazprom. Nó cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Châu Âu, nói rằng một dự án công cộng quảng bá dự án của một công ty vi phạm các quy định về viện trợ của nhà nước.

Christian Pegel, bộ trưởng năng lượng của MV, đã bảo vệ dự án, nói rằng mục đích chính của nó là bảo vệ môi trường, "mà Nord Stream 2 không có ảnh hưởng gì cả".

Có lẽ khía cạnh gây tranh cãi nhất của fondation là nó cũng sẽ tham gia vào các hoạt động kinh doanh liên quan đến Nord Stream 2, mua nguyên liệu cần thiết cho các công ty quan tâm đến việc xây dựng đường ống nhưng có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.


Ông Pegel cho biết điều này sẽ cho phép dự án hoàn thành bất kể giới hạn của Hoa Kỳ. “Quỹ này có thể mua máy móc và sản phẩm ngay bây giờ, trước khi lệnh trừng phạt mới có hiệu lực, và cất giữ chúng. Sau đó, khi chúng cần thiết trong một năm, nếu các lệnh trừng phạt chống lại các công ty được áp dụng, chúng sẽ có sẵn để sử dụng ”, ông Pegel nói.

Một quan chức Hoa Kỳ am hiểu các luật trừng phạt bày tỏ sự hoài nghi về mục tiêu này, cho rằng bất kỳ công ty nào bán các sản phẩm được Nord Stream 2 sử dụng sẽ phải chịu trách nhiệm - bất kể công ty đó bán trực tiếp cho một công ty bị trừng phạt hay một tổ chức đại chúng.

Thomas O’Donnell, nhà phân tích năng lượng và địa chính trị tại Trường Quản trị Hertie, cho biết: “Đây là một kế hoạch sai lệch thông tin có ý thức của Nga nhằm thu thập nguồn cung cấp từ các công ty ngây thơ hoặc đó là một động thái thực sự vô trách nhiệm của tổ chức.

Mặc dù ủng hộ Nord Stream 2, Berlin đã tách biệt khỏi fondation. Heiko Maas, ngoại trưởng, cho biết đây là quyết định của tiểu bang, "không phải quyết định của chính phủ liên bang".

Và trong khi ông Biden có thể miễn cưỡng quyết định lao vào một cuộc tranh giành vì một fondation trong khi cố gắng hàn gắn các hàng rào xuyên Đại Tây Dương, Antony Blinken, ngoại trưởng, cho biết trong phiên điều trần xác nhận của mình vào tuần này rằng chính quyền sẽ sử dụng “mọi công cụ thuyết phục” để chống lại Dòng chảy Nord. 2 dự án.

Trong MV, một số quan chức nói rằng thành công của quỹ có thể không quan trọng bằng niềm tự hào của địa phương về cuộc tranh cãi địa chính trị này.

“Đứng trước nước Mỹ ở đây chơi tốt,” một chính trị gia nói, “dù bạn thắng hay thua”.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2021, 06:47 AM

US diplomats to give explanations over "protest routes’ in Russia - diplomat
https://tass.com/politics/1248177


Các nhà ngoại giao Mỹ phải giải thích về "các tuyến đường phản đối" ở Nga - nhà ngoại giao
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moscow cũng đưa ra thông tin về một 'cuộc tuần hành vào Điện Kremlin', Maria Zakharova nói

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với TASS hôm thứ Bảy rằng các nhà ngoại giao Mỹ sẽ phải đưa ra giải trình tại Bộ Ngoại giao Nga sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Moscow công bố "lộ trình của các cuộc biểu tình" ở các thành phố của Nga.

"Hôm qua, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moscow đã công bố 'các tuyến đường biểu tình' ở các thành phố của Nga và đưa thông tin về một 'cuộc tuần hành vào Điện Kremlin'. Đó là gì: một sự sắp đặt hay một chỉ dẫn? Ngay cả những người tổ chức cũng chưa công bố những kế hoạch này", cô nói.

Bà nói thêm: “Các nhà ngoại giao Mỹ sẽ phải đưa ra lời giải thích tại Bộ Ngoại giao Nga.

"Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu đại sứ quán Nga ở Washington công bố bản đồ các tuyến đường biểu tình với các điểm đến, ví dụ như tại Điện Capitol. Kiểu định hướng này sẽ kết thúc với sự cuồng loạn toàn cầu của các chính trị gia Mỹ, bao gồm cả khẩu hiệu bài Nga, đe dọa trừng phạt và trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết thông tin được đăng trên trang web của Đại sứ quán Mỹ về thời gian và địa điểm tổ chức các cuộc mít tinh không theo quy định đã vượt ra ngoài mối quan tâm của công dân Mỹ ở Nga. Matxcơva sẽ coi những nỗ lực của đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva nhằm "che đậy" các cuộc mít tinh trái phép ở Nga là can thiệp vào công việc nội bộ, Bộ cảnh báo.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2021, 08:36 PM

Nước Nga biểu tình. Như đã nói ở những vol trước, trở ngại của nước Nga đến từ chính trị, kiểu trong (cột thứ 5, những kẻ theo chủ nghĩa liberal, kiểu Navalny, etc.) đánh ra, ngoài (phương tây) đánh vào, chứ còn vấn đề khoa học kỹ thuật, kỹ trị quản lý thì dù có vấn đề gì thì cũng sẽ khắc phục được hết.
Không rõ có cách mạng màu không, cho dù không thì chắc rồi giống như Pháp, hàng tuần cứ có áo vàng biểu tình vào weekend, hoặc kiểu Belarus. Nhưng Pháp thì không ai dám can thiệp vào nội bộ của họ cả, nhà nước lại rất mạnh, nên có biểu tình cũng chả làm gì được nhà nước Pháp hết. Còn Nga ở vào thế bị bao vây, trong đánh ra ngoài đánh vào nên nguy cơ cao hơn. Nếu không vượt qua được thì nhà nước sẽ đổ, đất nước rối loạn, và như thế thì dù khoa học kỹ thuật, trình độ này nọ có cao đến đâu cũng chả để làm gì, nhưng nếu vượt qua được thì sẽ ngày càng lợi hại hơn, và cái trò biểu tình dần dần sẽ trở nên nhàm chán, etc.
Hiện nay biểu tình ở Nga đã có những chiêu mới, thay vì đưa biệt kích (có thể do biệt kích không vào được hoặc chưa xuất hiện) vào như hồi ở Maidan Ukraine, thì lần này đưa trẻ em ra làm lá chắn sống. Hồi ở Belarus thì đưa phụ nữ ra, etc. nếu có chuyện gì thì sẽ kêu ầm lên là dùng vũ lực với phụ nữ, trẻ em, etc. Trong dự luận phương Tây, lôi 2 đối tượng này ra là rất dễ thuyết phục

Nói chung, phải nhanh chóng phục hồi kinh tế, thoát khỏi đại dịch, người dân có công ăn việc làm thì họ mới không dễ bị dụ đi biểu tình, họ phải đi làm không rỗi hơi, không cần nhận tiền để đi biểu tình thuê. Thực tế, trong số những người biểu tình, có 1 phần không nhỏ là nhận tiền để đi ra hò hét

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2021, 08:37 PM

Mỹ bất ngờ cắt đường dây điện thoại của lãnh sự quán Nga tại New York
TPO - Lãnh sự quán Nga tại New York (Mỹ) cho biết đã bị chính quyền địa phương cắt đứt đường dây điện thoại kể từ ngày 18/1.


Thông tin này được phái đoàn ngoại giao Nga tại New York đăng tải trên tài khoản Twitter chính thức.

Lãnh sự quán nói thêm, rằng cơ quan này đôi khi cũng gặp phải vấn đề với kết nối Internet.

Một nguồn tin tại phái bộ Nga ở New York cho biết các nhà chức trách Mỹ đang viện dẫn các vấn đề kĩ thuật. Tuy nhiên, theo nguồn tin, việc trì hoãn nối lại các dịch vụ điện thoại trong suốt 2 ngày là động thái "chưa từng có".

Nguồn tin cho biết thêm rằng Lãnh sự quán Nga có nhiều đường dây điện thoại, nhưng tất cả các đường dây này đều “chết” cùng lúc.

Cơ quan này buộc phải yêu cầu người dân gửi thư điện tử nếu có vấn đề thắc mắc, vì không thể liên lạc bằng điện thoại.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Tổng thống Trump có những hành động gây khó dễ cho các cơ quan đại diện ngoại giao của Nga tại Mỹ.

Hồi năm 2017, Washington quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga ở San Francisco để đáp trả việc các nhà ngoại giao Mỹ bị trục xuất khỏi Nga.

Bất chấp việc tòa nhà này vẫn thuộc quyền sở hữu của Nga, cơ quan an ninh Mỹ đã đột nhật lãnh sự quán ở San Francisco khoảng 1 tháng sau khi các nhà ngoại giao Nga rời đi, tiến hành lục soát và hạ quốc kì Nga.

Moscow gọi các hành động của cơ quan thực thi pháp luật Mỹ là "bất hợp pháp" và đưa ra lời phản đối mạnh mẽ.

https://www.tienphong.vn/the-gioi/my-bat-ngo-cat-duong-day-dien-thoai-cua-lanh-su-quan-nga-tai-new-york-1781436.tpo

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 25 2021, 05:19 AM

Bất ngờ quá, sao Fortuna xây được ở đây nhỉ? Vì cái tàu này chuyên đặt ống ở độ sâu dưới 30m, còn trên 30m là 1 cái tàu khác tên là akademik cherskiy cơ mà nhỉ, tàu này chỉ hỗ trợ thôi. Hơn nữa nó vừa bị trừng phạt, dù cho Fortuna và Nga không sợ, nhưng các nước EU chẳng sun vòi hết, đâu còn ai dám ra hỗ trợ. Muốn xây thì phải thực hiện hoán đổi, để cho các tàu Nga thay thế cho các tàu EU ra hỗ trợ chứ? Sao chưa gì đã làm được ngay rồi?

Fortuna tiếp tục xây dựng Nord Stream 2 ở vùng biển Đan Mạch

Nhà điều hành dự án cho biết tàu Fortuna đã tiếp tục đặt Nord Stream 2 ở vùng biển Đan Mạch .
"Công việc đang được tiến hành theo đúng các phê duyệt đã nhận được", công ty cho biết thêm.


Nord Stream 2 dự kiến ​​xây dựng hai chuỗi đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí một năm từ bờ biển Nga qua Biển Baltic đến Đức. Dự án bị phản đối tích cực bởi Hoa Kỳ, quốc gia đang quảng bá khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình sang châu Âu, cũng như Ukraine và một số nước châu Âu. Vào tháng 12 năm 2019, Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với đường ống dẫn khí đốt, kết quả là tàu Allseas của Thụy Sĩ buộc phải ngừng hoạt động. Đồng thời, phía Nga cũng nhiều lần nhấn mạnh việc xây dựng đường ống đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng châu Âu và theo đuổi các mục tiêu kinh tế thuần túy.


Fortuna resumes construction of Nord Stream 2 in Danish waters
"Фортуна" возобновила строительство "Северного потока — 2" в водах Дании


https://ria.ru/20210124/fortuna-1594399336.html

----------------------

Nord Stream 2 says pipe-laying vessel has started work in Danish waters

https://www.reuters.com/article/us-russia-nordstream2-gas-vessel/nord-stream-2-says-pipe-laying-vessel-has-started-works-in-danish-waters-idUSKBN29T0N6?il=0


Nord Stream 2 cho biết tàu đặt ống đã bắt đầu hoạt động ở vùng biển Đan Mạch

Một tàu đặt ống đã bắt đầu hoạt động ở vùng biển Đan Mạch trước khi nối lại xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, tập đoàn đứng sau dự án cho biết hôm Chủ nhật, trong bối cảnh áp lực từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu phải dừng lại.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 25 2021, 09:32 PM

Tổng thống Putin đánh giá triển vọng năng lượng thế giới trong những năm tới

Cơ cấu tiêu thụ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu khó có thể thay đổi trong những thập kỷ tới, sẽ vẫn có nhu cầu về dầu khí, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Cơ cấu tiêu dùng sẽ không thay đổi nhiều
"Tất nhiên, dần dần sẽ sử dụng nhiều loại năng lượng thay thế hơn, nhưng cơ cấu tiêu thụ năng lượng khó có thể thay đổi đáng kể trong những thập kỷ tới. Và sẽ vẫn còn nhu cầu dầu khí trong một thời gian dài", Tổng thống Nga nói tại cuộc gặp với sinh viên các trường đại học nhân Ngày sinh viên Nga.

Hy vọng vào dầu khí, nhưng đừng tự mình mắc sai lầm

Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh: "Điều đó không có nghĩa là chúng ta thư giãn trên vòng nguyệt quế của mình mà nói rằng, về trữ lượng khí đốt và dầu mỏ đất nước chúng ta giàu nhất thế giới, do đó chúng ta sẽ không làm điều gì khác".

"Không, chúng ta đang và sẽ tham gia phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió và năng lượng hydro - chúng ta sẽ làm tất cả những điều này. Nhưng nếu chúng ta sử dụng dầu mỏ khí đốt một cách hợp lý và hiện đại, mà điều này là có thể và cần được thực hiện, thì vẫn chưa hết cơ hội sử dụng nguyên liệu hydrocacbon này” - Tổng thống Putin cho biết.
Ông lưu ý, theo đánh giá của các chuyên gia Nga và quốc tế, do tốc độ tăng trưởng kinh tế, khối lượng tiêu thụ năng lượng sẽ ngày càng tăng lên.

https://vn.sputniknews.com/business/202101259985095-tong-thong-putin-danh-gia-trien-vong-nang-luong-the-gioi-trong-nhung-nam-toi/

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)