Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

NVT2002
post Jun 14 2017, 09:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Do một số bác trên langven không thích Facebook nên em đành phải vào FB để copy ra đây. Có nhiều ý kiến khá hay về đề tài lịch sử, thể hiện cách nhìn phi truyền thống.

Where are Yue from?
( Nộp @Cổ Thư Lâu nhé)!
Mỗi đứa trẻ Việt nam 40 năm trở lại đây lớn lên đều được dạy đến thuộc lòng 2 câu:
1- Chúng ta là Con rồng cháu Tiên.
2- “Các Vua Hùng đã có công dựng nước- Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nhớ và tin được hai câu đấy, coi như đã hiểu được chính sử của thời mà nhiều người viết sử gọi là dã sử, hay là khuyết sử, nghĩa là không có thật.
Câu thứ nhất: Con rồng cháu Tiên, có gì đó sai sai :-). Đúng ra phải là "Con Tiên- Cháu Rồng". Vì bà Âu Cơ sinh ra 100 anh em thì đúng rồi, nhưng ông Long Quân, trước khi làm chồng, ổng đã là bậc chú của vợ tương lai của mình. Chuyện này sách cũ nào cũng chép như thế:
Ông Đế Nghi (Ly)và ông Lộc Tục là hai anh em (I) .Con ông Đế Minh
Ông Đế Nghi sinh ra ông Đế Lai (II) Ông Đế Lai sinh ra cô Âu Cơ (III)- đẹp như Tiên
Ông Lộc Tục ( Tức Kinh Dương Vương ) lại sinh chàng Sùng Lãm- tức Lạc Long Quân (II)- Vua Rồng họ Lạc :-)
Như vậy Lac Long Quân- Rồng là bậc chú- lấy Âu Cơ- Tiên là bậc cháu.
Vì thế, đúng tôn ti trật tự, ta phải gọi là Con tiên cháu Rồng mới đúng.
Mặt khác, câu: Dòng Tiên giống Rồng nên được trích dẫn nguyên câu tiếng Việt :” Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài.”. Bà Âu ở rừng, ông Lạc xuống biển, rồng thành giao long thuồng luồng :-). Nên cần phải hiểu Tiên Rồng ở đây theo nghĩa của bản hit của Sơn Tùng MTV là “Chúng ta không thuộc về nhau”. Đấy cũng là định mệnh tiền định của dân tộc mình :-), khó ăn ở, ly biệt nhau hoài :-)
Về câu nói của Cụ Hồ năm 1954 : “Các vua Hùng đã có công dựng nước.” Chắc cụ không ngờ câu nói truyển cảm hứng yêu nước này của mình có tác dụng đến nền sử học miền Bắc suốt 30 năm sau đấy như thế nào. Cụ Hồ đã nói đích danh tên Vua Hùng, tất nhiên phải tồn tại một triều đại vua có tên là Hùng, nghĩa là có nhà nước ở dạng sơ khai, có luật pháp, có quân đội…. Mà đã chứng minh được có một ông vua tên Hùng, thì nhân tiện xây dựng nó thành hẳn một thời đại, tên là Thời đại Hùng Vương kéo dài hơn 2,000 năm với 18 ông Vua. Một nhiệm kỳ 1 thế kỷ,
Trước năm 1960 thời điểm viện Sử học Việt Nam Dân chủ cộng hòa bắt tay chứng minh sự tồn tại của vua Hùng và thời đại vua Hùng, hai trong các sử gia hàng đầu của Việt nam- nếu không nói là 2 người giỏi nhất: Cụ Trần Trọng Kim và học giả Đào Duy Anh đều không thừa nhận có cái gọi là Vua Hùng và thời Hồng Bàng- nhà nước Văn Lang. Các sử gia ngoại quốc, chủ yếu là Pháp cũng nhận định như thế. Có ông còn bảo là Lạc Long Quân thì phải đẻ ra Lạc Vương, lạc hầu, Lạc dân chứ, sao lại đẻ ra Hùng , đấy là ông Maspero, người Pháp , ông này cho rằng Hùng có khi là do chữ Lạc viết trệch đi mà thành :-).
Ý kiến của cụ Trần Trọng Kim có lẽ là xác đáng nhất :” Nhưng ta phải hiểu rằng, nước nào cũng vậy, lúc ban đầu mờ mịt, ai cũng muốn tìm cái gốc tích mình ở chỗ thần tiên để cho vẻ vang cái chủng loại của mình….”. ( Việt Nam sử lược- phần họ Hồng Bàng)
Sử gia miền Nam- Đại tá Việt Nam Cộng hòa, Phạm Văn Sơn thì cho rằng : Thời Hùng Vương chắc có tầm 600 năm trước CN, trừ đi 200 năm thời ông An Dương Vương, lấy con số này chia cho 18 đời vua, 1 ông ngồi khoảng 20 năm, có khi lại hợp lý về mặt thời gian.
Nghiên cứu đầy đủ về thời kỳ lịch sử này được trình bày trong công trình nghiên cứu tên là “Thời đại Hùng Vương” xuất bản năm 1973- do ông Văn Tân, người được coi là trưởng lão của ngành cổ Sử miền Bắc trước 1975, chủ biên. Nghiên cứu này là một ví dụ thú vị về cách làm sử của giới sử học miền Bắc trước 1975. Xin kể ra một vài điểm:
- Để chứng minh quốc gia Lạc Việt- Nhà nước Văn Lang là có thật, các nhà nghiên cứu bắt đầu chứng minh An Dương Vương là nhân vật lịch sử, và thành Cổ Loa chính là vật chứng không thể chối cãi. An Dương Vương có thật thì đương nhiên kẻ bị ông đánh bại- thủ lĩnh của người Lạc Việt- ông Hùng phải là có thật. Ông An Dương Vương có quân đội, đương nhiên ông Hùng cũng có quân đội: 1 đặc điểm của mọi hình thái nhà nước.
Nói thêm một tý, hiện tại, một số nhà nghiên cứu Hán Nôm trẻ tuổi, có 1 người trong đấy tên là Trần Trọng Dương :-) còn táo tợn hồ nghi Thành Cổ Loa xây muộn hơn rất nhiều, vào tầm thế kỷ 9-10 gì đấy. Không dám bình luận thêm về tồn nghi này :-)
- Có ông Hùng cuối thì ông Hùng đời đầu tất nhiên tồn tại. Việc tại sao có 18 đời vua mà đến khoảng 2500 năm, các sử gia lúc đấy giải thích như sau:” .. Nhưng dù sao giới hạn trên cùng này ( năm 2879 trước CN) ở ta chằng qua cũng chỉ nằm trong phạm vi thời đại đồ đá mới…” ( Trang 53) Sau đấy các bằng chứng về khảo cổ học, dân tộc học được đưa ra nhằm chứng minh, những rìu đá, cày đồng… đào ở di chỉ Phùng Nguyên có niên đại tầm 3,500- 4,000 năm. Từ đó suy ra, nhà nước Văn Lang tức thời đại Hùng Vương tồn tại khoảng 2,000 năm là điều tất nhiên. Hay, 1 ông vua giữ nhiệm kỳ hơn 1 thế kỷ không phải là hoang đường
- Một chứng minh vô cùng sáng tạo nữa trong công trình nghiên cứu này để khẳng định tính đầy đủ của hình thức tổ chức nhà nước Văn Lang, đấy là việc nội suy tài tình về sự tồn tại của pháp luật ở thời Hùng Vương. Theo các sử gia, Mã Viện sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( khoảng năm 43 sau CN tức cách các đời đầu vua Hùng khoảng 2000 năm) đã tâu lên vua Hán rằng: Luật bên đất Giao Chỉ này có khoảng 10 điều khác bên ta. Các sử gia ta căn cứ vào đấy và khẳng định rằng: Thời 2 Bà Trưng đã có luật, luật đấy phải có từ trước đấy -> thời Hùng Vương có luật. :-) . Ngoài ra việc An Dương Vương chém Mị Châu, chứng tỏ, thời đấy đã áp dụng tinh thần luât pháp Quân pháp vị thân. ( trang 164- 165)
-
Với hơn 10 năm nghiên cứu với các chuyên ngành bổ trợ: khảo cổ, dân tộc học, ngôn ngữ so sánh, địa lý học... từ 1960 đến 1970, các sử gia miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc công cuộc chứng minh vua Hùng là có thật, thời đại Hùng Vương 2,000 năm là sự thât lịch sử chứ không phải là huyền thoại hoang đường.
Căn cứ vào kết luận khoa học này, Lời mở đầu Hiến pháp năm 1980 dõng dạc:” Trải qua 4000 năm lịch sử , nhân dân Việt nam lao động cần cù…”
Không hiểu sau đấy Viện sử học có thêm công trình nghiên cứu khác không, mà các Hiến pháp từ năm 1992 về sau sửa lại một tý : “Trải qua mấy nghìn năm lịch sử,……” :-).
Từ 4 đến mấy, không hiểu cái nào dài hơn :-). Nhưng nếu thật có 2 ngàn mấy trăm năm thời đại Hùng Vương thì cũng tự hào văn minh mình ngang Trung quốc, đồng thời nên xem xét lại: 1 đất nước có mà có 4 ngàn năm văn hiến (3,000 năm không có chữ viết) , 100 năm Đảng quang vinh văn minh lãnh đạo, mà bây giờ vẫn tèn tèn như vậy, thì không thể đổ lỗi cho chế độ, thể chế được. Mà chỉ có thể là do phẩm cấp, level dân tộc mình chỉ ngang đó. Kể cả sử gia có thêm mắm thêm muối gì vào thì nó cũng vậy rồi. Trời cho nhiêu hưởng nhiêu đi!

Tác giả: Trung Tran Lam - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 14 2017, 09:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Luật sư- who is who?
(Lượm lặt cắt dán cho tiêu hóa nổi buồn Juve tối qua)
Người được gọi là tiến sĩ luật nước ngoài đầu tiên của Việt Nam, có lẽ là ông Nguyễn An Ninh ( Sự thât là ông chưa bảo vệ luận án). Nhị huynh của anh Nguyễn Tất Thành những năm đầu thế kỷ 20 ở Pháp. Trong nhóm Ngũ Long Paris lấy tên Nguyễn Ái Quốc lúc đấy, Nguyễn An Ninh chính là người dạy cho anh Nguyễn tiếng Pháp mà chính tác giả Trần Dân Tiên sau này cũng đã thừa nhận trong cuốn vừa đi đường vừa kể chuyện: Lúc đầu, ông Nguyễn không rành tiếng Pháp lắm nên bài viết được các ông Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền giúp dịch sang tiếng Pháp trước khi anh Nguyễn đem bài đi nộp tòa soạn.
Sống được khoảng hơn 40 năm, Nguyễn An Ninh có 5 lần bị Pháp bắt đi tù với hơn 10 năm thụ án tù vì truyền bá chủ nghĩa cộng sản. Có những huyền thoại 90% sự thật về ông như khi cha ông bán ruộng để có tiền làm báo La Cloche Fêlée ( Tiếng Chuông rè ) để tuyên truyền lòng yêu nước và đả phá chế độ thuộc địa Pháp ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã làm mọi cách để không cho báo của ông đến tay bạn đọc, bằng cách không bán giấy, cấm nhà in in báo cho ông, truy bắt, đe dọa những người mua báo của ông đọc. Cách đơn giản nhất để họ không cho ông ra báo là bắt ông vì tội lợi dụng quyền tự do dân chủ để thưc hiện hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước, thì họ không làm, chính xác là không được làm vì pháp luật thời đấy không cho phép. Đấy là năm 1924, cách đây gần 1 thế kỷ :-)
Ông Nguyễn An Ninh còn nổi tiếng bởi huyền thoại, có thời phải đi bán dầu cù là ở Sài gòn để kiếm sống. Dầu cù là do chính ông làm, người dạy ông làm dầu cù là là hoàng tử Miến Điện, trong một chuyến thăm Sài gòn vào cuối những năm 30 đã truyền lại cho ông quy trình sản xuất. (Theo sách của ông Nguyễn Đức Hiệp viết về Sài gòn những năm trước 45). Cuối đời, khi ở trong tù, ông được người Nhật 2 lần mời ra tham gia chính quyền thân Nhật. Ông say No. 2 lần ủy viên Trung Ương Đảng cộng sản Pháp lẫn 1 trong 5 khai quốc công thần của Đảng Cộng sản Đông Dương, Châu Văn Liêm mời ông tham gia Đảng Cộng sản. Ông cũng say No. Cho dù, hầu hết những quốc phụ của Đảng cộng sản như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thị Minh Khai, kể cả Nguyễn Ái Quốc, đều nhận được sự giúp đỡ, hợp tác đến nơi đến chốn kiểu anh Hai từ ông.
Vị tiến sĩ luật thứ 2, còn xuất sắc hơn về mặt học thuật, và bằng cấp là ông Nguyễn Mạnh Tường. Năm 23 tuổi, ông lấy một lúc hai bằng tiến sĩ, Một luật khoa, 1 văn chương không phải tại chức mà là của đại học Montpellier bên Tây, cùng vào một năm. Một thành tích mà trong lịch sử trường này, ông là người duy nhất. Ông Tường, là người đã đứng vai luật sư bào chữa và phản đối bản án tử hình mà tòa quân sự quân khu 3 của Việt Nam dân chủ Cộng hòa tuyên vắng mặt đối với công dân Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại năm 1951 Ông Tường có lẽ sẽ là một nhà làm luật tâm huyết, một nhà văn hóa, giáo dục xuất sắc cho chế độ, nếu như không có Nhân văn Giai phẩm, vụ án chôn vùi 2 trong số hiếm hoi nhân tài vượt bậc của Việt Nam trong thế kỷ 20: Nguyễn Mạnh Tường ( Tiến sĩ Luật học) và Trần Đức Thảo (Thạc sĩ triết học), người được coi là triết gia duy nhất của Việt Nam. Sau khi ông Tường cho rằng chính trị dù sao cũng không được đứng trên Pháp luật và ông Thảo a dua theo rằng dân chủ cần được tôn trọng trên tờ Nhân văn năm 1956 thì chính phủ Cụ Hồ đi đến kết luận việc có lợi nhất của 2 ông để đóng góp cho công cuộc đánh đổ đế quốc, tư bản, giải phóng miền Nam lúc bấy giờ , là hai ông không nên làm gì , suốt 30 năm sau đấy, ngoài việc hiếm hoi đứng cùng các lãnh đạo Nhà nước trong các dịp đón tiếp thượng khách Phương Tây.
Ông Tường bị phế bỏ năm 1957, cách hết các chức vụ, không cho tham gia giảng dạy Luật và văn chương ở trường Tổng hợp. Năm 1959 Việt nam Dân chủ cộng hòa giải tán luôn bộ Tư pháp. Đồng nghĩa với việc trong chế độ: “Có nơi nào đẹp hơn như thế- người với người sống để yêu nhau” luật sư thì không cần. Đồng nghĩa luôn với việc không nên có một ông tiến sĩ Luật nào.
Về cuối đời cũng như ông Thảo, ông Tường được Đảng và Nhà nước cho đi du lịch Pháp, nơi các ông thành danh lúc trẻ và được nói lời cay đắng lúc về già.
Cả 2 ông đã không xin ở lại như cách phó Tổng biên tập báo QDND – Đại tá Bùi Tín đã làm.
Ông Thảo tập trung vào công trình triết học chứng minh chủ nghĩa biện chứng của Mác là sai lầm, làm sắp xong thì chết vì đau bụng đi ngoài :-(. Còn ông Tường hoàn thành hồi ký dịch ra tiếng Việt là “ Kẻ bị rút phép thông công” bản dịch trên mạng của dịch giả Nguyễn Quóc Vỹ, là một bản dịch rất đáng đọc. Ông Tường mất tại Hà Nội năm 1997.
Ở miền Nam trước 1975, người được coi là giỏi về Luật dân sự nhất, thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đệ nhất Cộng hòa thời ông Diệm, trưởng khoa Luật Đại học Luật Sài gòn, Thẩm phán tòa thượng thẩm Sài gòn, Ông Vũ Văn Mẫu, người biết thành thạo cả tiếng Anh, Pháp lẫn La tinh, cũng chỉ có bằng thạc sĩ Luật học, tức tương đương bằng cấp của cán bộ phòng tư pháp huyện Đông Anh hay Hóc Môn bây giờ. Hay tệ hơn, Luật sư Nguyễn Văn Huyền, nguyên chủ tịch thương viện, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam cộng hòa,người đã từng tham gia bào chữa cho Tổng bí thư thứ 3- Hà Huy Tập, lẫn ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, cũng chỉ là cử nhân luật của trường Luật Hà Nội trước 45, tức bằng cấp tương đương với đa số chuyên viên tư vấn khách hàng công ty Thiên Ngọc Minh Uy hay Vision bây giờ :-)
Người được coi là Luật sư tầm quốc tế đúng nghĩa đương thời, biết 2 ngoại ngữ Anh và Pháp, và là được cho là luật sư duy nhất người Việt nam đủ trình độ tham gia vụ kiện về cá basa, bằng không phải tiếng Việt :-): Luật sư Lê Công Định, người vào năm 2009 đã bị bắt với bằng chứng quay lên ti vi là đã dùng 6 cái điện thoại khác nhau, số lượng nhiều gấp 3 lần số bao cao su, cũng là bằng chứng để một ông tiến sĩ luật khác trở thành nhà bất đồng chính kiến. Ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật học, đai học Sorbonne, Paris.
Bộ Tư pháp, đã được tái lập vào năm 1981 và hiện đang còn cãi nhau, luật sư có quyền tố cáo thân chủ như thế nào :-)
Số tiến sĩ luật bây giờ ở Việt nam không có con số chính xác, nhưng không thể dưới con số 100, ngôn ngữ luận án lẫn bảo vệ, đương nhiên, được trình bày bằng tiếng Việt giàu đẹp và trong sáng!

Tác giả: Trung Tran Lam - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 14 2017, 09:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân chuyện Trotsky và một tinh thần cộng sản khác ở một post dưới.
Không biết trong sách giáo khoa văn ở cấp ba có còn bài thơ này:
Đàn ghita của Lorca
(Thanh Thảo)
Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn
(F.G. Lorca)
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Lilalilalila
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
lilalilalila...
Lên nghe thử giảng văn bài này trên YouTube, thấy các thầy cô chuyên luyện thi nói đều chưa đã. Lorca là một trong những tài năng thơ lớn nhất ở thời của ông, thời chiến tranh Tây Ban Nha đẫm máu và tàn khốc, khi chế độ độc tài Franco, được sự hỗ trợ của phát-xít Đức và Ý, đàn áp dã man cuộc cách mạng của những người cánh tả trong nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939. Phe cộng sản, được Liên Xô hậu thuẫn, đã thua cuộc chiến vì sự chia rẽ trong chính nội bộ, giữa những tay cộng sản tài tử (la_communista )))) như Lorca, Picasso, Hemingway - những người Trotskist nửa mùa - và một bên là phe cộng sản Stalin. Lorca bị chế độ Franco xử bắn năm 1936. Bài thơ của Thanh Thảo tất nhiên là rất hay, nhưng cũng nên nghe thêm Thế Hiển hát "Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta":
(@click here)
Thơ Lorca, giữa những năm tháng cay đắng và nghiệt ngã nhất của một cuộc cách mạng vừa bị đàn áp, vừa bị bội phản, vẫn chan chứa, lồng lộng, đầy hào khí mà không gượng ép, nhẹ nhàng, phảng phất, là thứ thơ ca hay được trong mọi ngôn ngữ. Mình nhớ khi còn học cấp ba, có biết qua hai bài, hình như đều thuộc phần đọc thêm, mà bài Vĩnh biệt là một trong những bài mình thích nhất:
Nếu tôi chết đi,
Xin cứ để ban-công rộng mở.
Em nhỏ đang ăn quả cam,
Cho tôi còn được thấy.
Người nông dân đang gặt lúa ngoài đồng,
Cho tôi còn được nghe.
Nếu tôi chết đi,
Xin cứ để ban-công rộng mở.
Một bài nữa là "Bài hát", với đoạn đầu "Cô con gái mặt đẹp, đang hái quả ô-liu, ngọn gió quen ve vuốt, ôm tấm thân yêu kiều". Lorca, có bạn thân là đại danh họa Salvatore Dali (bài thơ của Thanh Thảo, thật kỳ lạ, rất giống một bức tranh của Dali), bản thân ông vì thế cũng có vẽ vời đôi chút, chủ yếu là minh họa cho thơ của mình dưới dạng tranh phác thảo. Xin xem bức phác thảo cô gái rất gần hình ảnh cô gái hái ô-liu trong "Bài hát". Cây đàn ghi-ta, em nhỏ và trái cam, cánh đồng lúa vàng, cô gái hái ô-liu là những điều bất diệt, dù chế độ nào, lý tưởng nào, lãnh đạo nào, và cả cuộc chiến tranh nào đi nữa, mình nghĩ đó mới là tinh thần chính của thơ Lorca, chứ không phải là sự tranh đấu tầm thường.
Năm 1937, một năm sau khi Lorca chết trên pháp trường, Pablo Picasso vẽ Guernica lừng lẫy. Bức họa này giờ đặt ở Hội đồng bảo an với khổ lớn, như một lời nhắc nhở những chính trị gia nắm vận mệnh thế giới về cái giá của chiến tranh. Giai thoại kể khi chế độ Quốc xã hỏi Picasso: "Ông đã làm ra bức tranh này hả (Guernica)", ông đáp: "Không, chính các người đã làm ra nó".
Tới thời hiện đại, Tổ chức ly khai xứ Basque (ETA), căn cứ địa của phong trào cánh tả những năm 1930, vẫn chống đối chính quyền trung ương ở Madrid, nay đã dân chủ hóa, tới tận những năm 2000. Guernica chính là được thực hiện sau một cuộc tắm máu của phe Franco với những người Cộng hòa cánh tả ở gần Bilbao. Basque cũng có đội tuyển quốc gia của riêng họ (dù không được công nhận), và đội bóng lớn nhất vùng Bilbao vẫn không chấp nhận sử dụng cầu thủ không phải người xứ Basque.
Minh họa
1: Xử bắn Lorca
2: Guernica ở Hội đồng bảo an
3: Dòng chữ trên tường: "Tù nhân Basque"
4: Xin cứ để ban-công rộng mở
5: "Ngọn gió quen ve vuốt, ôm tấm thân yêu kiều"
6: Lá cờ Bilbao trên khán đài
Bài nào cũng dài, cảm ơn chủ nhà chứa chấp.

Bản: "Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta" trước Thế Hiển đã có một ca sĩ khác trình bày rất hay vào cuối những năm 80 với đoạn intro flamingo sôi động đậm chất Carmen. Thời đấy với phong cách trẻ trung bốc lửa như thế, chỉ có ở duy nhất một cái tên : Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng của những cái tên : Hùinh Phước Liên (í ngắn ), Thanh Tùng, Mỹ Hạnh, Ngọc Thúy....
Quay lại cách mạng Tây Ban Nha :-). Cuộc cách mạng lãng mạn này đã từng nhận được sự cổ vũ của nhân dân Việt Nam. Vào năm 1945, ở Hà Nội, giới chức, đồng bào Thủ đô, dưới sự hướng dẫn, tuyên truyền của Chính phủ Cụ Hồ, với mọi nỗ lực có thể để quốc tế biết mặt đặt tên, đã tổ chức tuần hành mít tinh phản đối chế độ Franco độc tài. 90% ngườí đi mít-tinh không biết nước Tây Ban Nha ở đâu, 99% không biết Franco là ai :-)

Những người cộng sản, xã hội chủ nghĩa - ở một phía khác, lại có những cái tên: Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội chủ nghĩa, và Đảng cộng sản Campuchia. Hai đảng được thành lập và thành danh với hai cái tên làm kinh hoàng cả châu Âu lẫn Đông Nam Á: Hitler và Polpot.
Một chủ thuyết tạo ra một đa dạng sinh học như thế, làm sao có thể thất bại được cơ chứ!

Tác giả: Trung Tran Lam - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 14 2017, 09:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Con nít đá vầy là hay rồi, lấy đâu ra thời thế hệ vàng mà có được cú sút của Quang Hải:-)
Nói chuyện dã sử- 1 tin 10 ngờ cho vui:
Ngày 11/11/1945, 2 tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Cụ Hồ đã có một quyết định vô tiền khoáng hậu mà nếu không có uy tín tuyệt đối của mình thì Cụ có thể bị coi là kẻ đồ sư diệt tổ: Tuyên bố giải tán Đảng cộng sản Đông Dương, rút vào hoạt động bí mật dưới cái tên Hội những người nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương . Không biết lúc đấy Cụ và những cộng sự đã làm công tác tư tưởng đến đội ngũ Đảng viên tốt đến mức nào mà không có ai lên tiếng phản đối quyết liệt hay ly khai thành lập Đảng mới, cũng như không sách sử nào ghi Đảng phí những năm sau đấy có được miễn hay không:-). Nguyên nhân giải tán Đảng do lúc đấy chữ Cộng sản là trở ngai lớn nhất để Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng thống chế (lực lượng đỡ đầu, nuôi dưỡng hầu hết những người yêu nước Việt suốt hơn 10 năm trước đấy, bao gồm cả Cụ Hồ) chấp nhận chính phủ liên hiệp do Cụ đứng đầu.
Đấy là công tác đối nội trong Đảng mà Cụ đứng với tư cách chủ tịch.
Về đối ngoại: Với tư cách Ngoại trưởng, một mình Cụ Hồ chèo chống để hết mua thuốc phiện tặng Tàu, uống whisky với CIA, tặng kẹo con nít, nhảy đầm với phụ nữ Tây hết hơn 1 năm từ tháng 9-45 đến 12-46 nhằm sống sót qua ngày đặng đủ sức rút về hưởng cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, cầm cự được cho đến hết năm 1947, thời điểm mà Liên Xô bắt đầu chịu chìa cánh tay ra giúp đỡ và Giải phóng quân Trung hoa đã chiếm thế thượng phong trên chiến trường Mãn Châu với quân Tưởng Giới Thạch để rồi năm 1950 ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao chủ tịch vĩ đại. Thời điểm mà những người cộng sản bắt đầu có nhau :-)
.
Còn đối với những người khác?
1945-1947 là một giai đoạn mà có lẽ nếu được kể ra, môn Lịch sử Đảng phải là môn hấp dẫn nhất trong trường đại học thay vì là thuốc ngủ liều cao. Hấp dẫn nằm ở chỗ có nhiều cái chết bí ẩn và cho đến giờ không có thông tin nào là chính xác, ngoài việc những người chết là có thật :-)
Danh sách những người chết/ mất tích lúc đấy, có thể kể đến:
-Cụ Phạm Quỳnh- Thượng thư bộ lại triều Bảo Đại, công của cụ này với dân tộc chủ yếu nằm ở Tạp chí Nam Phong, tờ báo khai sáng văn minh và truyền bá quốc ngữ cho dân Bắc Kỳ do cụ chủ trì suốt 17 năm. Cụ Phạm với nhà Ngô Đình có oán thù với nhau vì xung đột lợi ích nhóm- thời cụ và ông Ngô Đình Diệm cùng là Bộ trưởng triều Bảo Đại. Cụ Phạm Quỳnh bị giết, chôn chung cùng với…. anh ông Diệm ( Ngô Đình Khôi – Tổng đốc Quảng Nam). Sống không nhìn mặt nhau, chết chôn chung 1 hố, cái này gọi là oan gia ngõ hẹp. Cu Phạm Quỳnh bị giết, thật sự không biết vì tội gì. Con cụ, là người sáng tác: “Như có Bác trong này vui đại thắng” và “Đảng đã cho ta một mùa xuân :-).
-Ông Tạ Thu Thâu và nhóm những người cộng sản theo hệ phái Trosky- tức Trốt-kít, khai quốc công thần của nước Nga xô viết, còn gọi là Đệ tứ cộng sản. Bao gồm các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch…. ở Sài goòng. Những trí thức thuộc loại ưu tú nhất của Việt nam thời lúc đấy, cùng học ở Pháp và cùng bị trục xuất về nước một lần vì biểu tình chống Pháp tại Paris ( Paris xin, not Panoris có Hồ Gươm :-)), cũng cùng đi tù Côn Đảo mấy năm. Hệ phái Đệ tứ cũng là cộng sản xịn nhưng họ cho rằng không nên liên minh công nông làm cách mạng vì nông dân mãi mãi là tư hữu, lỡ khi cách mạng thành công rồi lại mất công cướp lại ruộng đất từ người nông dân một lần nữa :-). Cái này lúc đấy có thể sai, còn giờ thì không biết :-0. Nhóm này chết sạch sành sanh trước năm 1947, sau 7 năm sư tổ của các vị này, Leon Trosky, người có khuôn mặt đẹp như một bức tượng Hi lạp, người đáng lẽ kế vị Lê nin- bị một nhát búa vào đầu, khi đang tị nạn chính trị ở Mexico.
Riêng ông Thâu, người được coi là có khả năng diễn thuyết hay nhất Nam Kỳ, tiếng ta lẫn tiếng Tây còn có huyền thoại được ghi lại trong các sách về lịch sử Đệ tứ: 3 lần đem đi bắn, 3 lần được dong về lại vì dân quân Quảng Ngãi nghe ổng nói hay quá không nỡ bắn, lần thứ 4 mới bị đâm chết. Cũng theo sử sách không thể kiểm chứng, Cụ Hồ đã khóc khi nghe tin ông Thâu bị giết. Trước 75 ở Sài goòng có tên đường giày dép Tạ Thu Thâu bên hông chợ Bến Thành, nay đổi là Lưu Văn Lang, người cùng thời với ông, kỹ sư cầu đường đầu tiên của xứ Đông Dương.
-Trưởng lão Hòa Hảo- Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, mất tích khi 39 tuổi trong lúc đang giảng hòa xung đột Hòa Hảo- Viêt Minh ở miền Tây. Đoạn cuối cùng cuộc đời của Giáo chủ hấp dẫn không kém hồi loạn đả trong Tư quá nhai giữa đám mù của Tả Lãnh Thiền và Lệnh Hồ thiếu hiệp. Khi giáo chủ tịch, Hòa hảo có khoảng 2 triệu tín đồ, gấp phải đến mấy trăm lần số lượng thành viên hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương thời đấy, đồng thời Huỳnh Phú Sổ là đương kim chủ tịch Mặt trận Quốc gia Thống nhất Liên hiệp ủng hộ quốc trưởng Bảo Đại hồi loan :-). Ông Trần Văn Giàu, người nắm quyền cao nhất của Việt Minh ở Nam Bộ lúc đấy cho rằng Giáo chủ bị giết là do quân địa phương manh động. Ông Giàu, sau đi dạy Sử :-)
.
Một cái chết cũng không rõ tung tích cho đến giờ, là Trung ương Uỷ viên quân sự, Trung tướng Nguyễn Bình. Người được Cụ Hồ cử vào Nam Kỳ thống nhất các lực lượng vũ trang chống Pháp. Đơn thân dân Bắc Kỳ vào mà đủ sức kiềm tỏa đám lục lâm Bình Xuyên của Dương Văn Dương, Mười Trí, Bảy Viễn…. Nói về vai vế, chức vụ, Nguyễn Bình nếu sống thêm vài năm nữa, sẽ là vị đại tướng thứ 2 sau cụ Tướng quê em. Nguyễn Bình hi sinh trên đường ra Bắc, trong thời điểm giang hồ Nam Kỳ thách kẹo cũng không dám đụng cái lông chân của ổng. Trước khi theo Cụ Hồ, Nguyễn Bình là đảng viên Quốc Dân Đảng, bị chính đồng chí mình đâm chột một mắt trong tù . Độc nhãn tướng quân, chết không để lại gì ngoài huyền thoại :-).
Một ông kém tiếng hơn, cũng được cho là mất tích, có cái tên rất hay: Trương Tử Anh đảng trưởng đảng Đại Việt, đảng phái duy nhất có chiến khu, có trường đào tạo binh sĩ thời đấy (và cả sau này ở miền Nam- chiến khu Ba Lòng ở Thừa Thiên, sau bị cậu Cẩn dẹp) , đảng này thân Nhật, chống Pháp lẫn cộng sản. Đến giờ không ai biết ông này vì sao mà mất tích mặc dù thời điểm ông sắp chết, thành viên đảng Đại Việt ở miền Bắc bị tiêu diệt gần hết bởi Công an Việt Minh, được chỉ huy, bởi một ông, cũng là giáo viên Sử , cụ Tướng quê em :-)

Trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng, Nam thì Pháp Anh, Bắc thì Tàu Tưởng, những người cộng sản cương cường thời đấy đã biết làm gì và không làm gì với ai. Huống hồ giờ :-).
Nên nếu thời đại học, chịu khó học lịch sử Đảng cho đàng hoàng, thì các thủ lĩnh phong trào dân chủ tiến bộ, bất đồng chính kiến, nhà đấu tranh nhân quyền... hiện giờ sẽ biết rõ, cơ hội để họ đồng hành với dân tộc, với đảng, đồng nghĩa với từ hờ oang hoang, đờ ương đương huyền đường! :-)
Thêm nữa, muốn làm gì đến nơi đến chốn thì cũng phải học Sử :-)
Tư liệu, thông tin Cọp bi từ cuốn 60 năm Đệ tứ Việt Nam và các nguồn không chính thống khác :-)

Tác giả: Trung Tran Lam - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 14 2017, 09:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Gươm giữa rừng gươm!
Tháng 2 năm 1930, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, “ Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đến Kow Lon, HongKong để bàn việc hợp nhất” ( @ Sách lịch sử lớp 12). Trong hoàn cảnh các đảng cộng sản lúc đấy đang “ Sử dụng nhiều- nếu không nói là tất cả nghị lực và thời gian trong cuộc đấu tranh nội bộ và bè phái” ( Trích Văn kiện Đảng toàn tập tập 2 trang 15 
Kết quả của việc hơp nhất này là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm . 4 liệt tổ liệt tông lúc đấy là Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu, Trinh Đình Cửu. Chính cương vắn tắt, sách lược và điều lệ Đảng vắn tắt do hội nghị thông qua có luận điểm quan trọng nhất là lực lượng cách mạng đánh đổ chế độ thực dân bao gồm cả tầng lớp tiểu tư sản và tư sản. Phụ trách ban chấp hành (tương đương chức Tổng bí thư ) là đồng chí Trịnh Đình Cửu. Chức vụ cuối cùng đồng chí này giữ là phó giám đốc học viện… Nguyễn Ái Quốc.
Tại thời điểm hội nghị hợp nhất diễn ra, hai hạt giống đỏ của Quốc tế cộng sản vừa tốt nghiệp đại học Phương Đông được cử về Việt nam để lãnh đạo phong trào cộng sản trong nước, trong đó, việc quan trọng nhất là… hợp nhất các đảng . Trần Phú và Ngô Đức Trì. Hai đồng chí này về đến Việt nam thì sự đã rồi. Đảng cộng sản Việt nam đã ra đời được 2 tháng.
Tháng 10-1930 dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú, hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng được nhóm họp để sửa chữa sai lầm của hội nghị nhất tháng 2 và kết quả của hội nghi là:
- Phê phán sai lầm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất Đảng hồi tháng 2 là nóng vội và hợp nhất đại trà không có chọn lựa. “… Đồng chí này đã nhìn nhận sai lầm và đồng ý sửa chữa”, báo cáo của hội nghị gửi cho Quốc tế cộng sản có đoạn 
- Lên án chủ trương để giai cấp tư sản và tiểu tư sản đứng chung trong hàng ngũ cách mạng
- Ra án nghị quyết: Thủ tiêu chính cương vắn tắt, sách lược và điều lệ cũ của Đảng. Đổi tên Đảng
- Bầu lại toàn bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng, không có 1 đồng chí nào trong ban chấp hành cũ cách đây 8 tháng được tái đắc cử :-)
Nói cách khác,toàn bộ kết quả của Hội nghị hợp nhất các Đảng dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản ngày 3-2-1930 , dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã bị hủy bỏ và thay đổi hoàn toàn sau 8 tháng. Lý do có thể nằm ngay trong nội dung sách lịch sử lớp 12 “Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đến Kow Lon, HongKong để bàn việc hợp nhất”.
Việc hợp nhất các đảng cộng sản trong nước là chủ trương của quốc tế cộng sản nhưng hợp nhất như thế nào, đường lối như thế nào thì đồng chí Nguyễn Ái Quốc tự quyết định và hầu như trái ngược với quan điểm của quốc tế cộng sản , đặc biệt trong vấn đề gác lại mục tiêu đánh đổ phong kiến, tư sản. Đầu năm 1931 đồng chí Trần Phú còn gửi thư than phiền đến Phân bộ Viễn Đông của Quốc tế cộng sản rằng :" Không nên sử dụng đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm người trung gian vì ông ta “quá vắn tắt và đôi khi chỉ thị cho chúng tôi những ý kiến cá nhân mà không thông qua các đồng chí”.
Trong khi đấy, với khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” trong năm 1930, dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung kỳ Nguyễn Đức Cảnh, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra mạnh mẽ ban đầu và sau 4 tháng càn quét cả trung nông lẫn địa chủ, người nông dân chỉ còn một mình một phe và nhanh chóng bị đàn áp khi những người cộng sản trung kiên đầu não bị bắt.
Đồng chí Ngô Đức Trì, sau đấy được cho là kẻ phản bội có chức vụ to nhất trong lịch sử Đảng- 1 trong thành viên BCH TW Đảng khóa I,số 7 cũng ám vào ông: sau 7 ngày bị người Pháp tra tấn ở Khám Lớn Sài Gòn năm 1931, ông đã khai ra nơi ẩn nấp của người đồng chí, đồng môn và là chỉ huy tối cao của Đảng, Trần Phú hi sinh sau 1 năm đi tù còn Ngô Đức Trì tuy phản bội nhưng vẫn bị kêu án 15 năm tù, 10 năm sau thì chết.
3 đời tổng bí thư kế tiếp từ Lê Hồng Phong cho đến Hà Huy Tập, đường lối cứng rắn chỉ sử dụng giai cấp công nhân và lực lượng nông dân làm nòng cốt cách mạng tiếp tục được duy trì cho đến khi tất cả đều hi sinh :-)
. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, trong 10 năm kế tiếp đấy, đơn thân duy trì đường lối dân tộc chủ nghĩa và có những giai đoạn, vì thế, đồng chí không có việc gì làm :-)
.Thậm chí năm 1935, tổng bí thư đảng lúc đấy là Hà Huy Tập còn yêu cầu trong một báo cáo: “Chúng tôi đề nghị đồng chí Lin nên thảo một văn bản để tự kiểm điểm bản thân và những thất bại trong quá khứ” , đồng chí Hà Huy Tập còn cho rằng “ .. Nguyễn Ái Quốc không phải là người cộng sản”.
Cho đến tận 1940 đặc biệt sau khi Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, đồng chí Nguyễn Ái Quốc có bên mình Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.... Lịch sử mới sang trang. Gươm báu giờ mới được tuốt ra :-)
Với chỉ 10 năm cương cường nhẫn nhịn mà kiên quyết vẫn giữ vững đường lối dân tộc chủ nghĩa bất chấp sinh mệnh chính trị lẫn thể chất đấy thôi, Nguyễn Ái Quốc đã đứng cao hơn tất cả những người cùng, và sau ông một thế hệ!
Chưa kể đoạn 10 năm trước đó và 20 năm sau đấy :-)
Happy birthday!
• Các trich dẫn lấy từ cuốn Hochiminh- missing years của bà Sophia Quinn Judge và sách sử lớp 12 NXB GD :-)

Tác giả: Trung Tran Lam - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 20 2017, 06:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tưởng nvt chỉ quan tâm tới thiền. Hôm nay mới đọc cái này. Nhưng điều anh bạn này viết ở đây thực ra không có gì là mới mẻ, ai mà quan tâm tới lịch sử thế giới, VN trong thế giới, lịch sử tôn giáo Vn và thế giới, lịch sử quốc tế cộng sản..thì đều biết.
Đã muốn biết thì nên tìm hiểu rộng thêm, chứ không nên căn cứ vào mấy cái điều này, bởi vì nó hơi hạn hẹp và có định hướng. Còn định hướng về phía nào, để làm gì thì chắc tôi không cần phải nói.
Sách giáo khoa lịch sử nó chỉ trang bị cho người ta những cái gốc thôi. Cái gốc đó quan trọng để một cộng đồng người có thể chung sống được, cùng phát triển, chứ nó không phải là chưa đựng tất cả các sự kiện, hiện tượng trên đời. Chứ nếu chỉ học xong 12 năm phổ thông cơ bản, mà có trình độ như ông tiến sĩ ở trong tất cả các nghành thì làm sao mà có.
Cũng có những điều tỉ mẩn, anh bạn này viết mà tôi không rõ. Ví dụ, bài có bác Hồ trong ngày vui đại thắng tôi nghĩ là của Lưu Hữu Phước, chứ không phải là Phạm Tuyên. Nhưng có thể tôi nhầm, cũng như Phạm Tuyên là con Phạm Quỳnh thì tôi cũng không rõ.
Trong quan niệm lịch sử, nó còn có một phần như dạng tâm linh, niềm tin chung. Ví dụ việc VN có 4000 năm lịch sử, con rồng cháu tiên là thuộc phần này. Chứ còn nói kiểu khoa học, thì ai chăng là con cháu của loài khỉ. Nhưng thử nói điều đó với một người công giáo thì có lẽ người ta sẽ nhẩy chồm lên mà bảo con người sinh ra từ Adam và Eva chứ khỉ với đười ươi nào ở đây.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì cũng ở trong làng ven, tôi đã có nói là lịch sử VN có khoảng 2000 năm thôi. Dựa vào chứng cớ lịch sử ghi lại, chủ yếu là trong cổ thư của TQ. Nhưng hình thành nhà nước là một vấn đề ? rồi lúc nào người Việt nhận thức được là người Việt lại là vấn đề nữa. Nếu nói về khảo cổ, thì 10000 năm trước đã có người sinh sống ở VN ngày nay, và hiện vật để lại chính là cái trống đồng. (tất nhiên trống đồng có khắp ĐNA, nhưng trống đồng ngọc lũ với hình chim lạc thì chỉ có ở VN).
Thế tại sao lại 4000, ở đâu ra. Đây chính là tư duy của các nhà Nho VN. Ở đây các nhà Nho VN đã kết hợp dã sử (tức là các truyền thuyết dân gian ) mà tạo tác ra theo cách viết sử của TQ. Và vì thế lịch sử Vn bắt đầu bằng Thần Nông, là một trong 4 tứ đế có trong văn hoá TQ, rồi đi dần xuống. Vì sử TQ bắt đầu từ 5000 năm (với Hoàng đế rồi nhà Thương), thì vì thế mà sử VN là 4000. Vì sự truyền thừa từ Hoàng đế xuống Thần nông mất 1000 năm.
Nếu coi lịch sử VN bắt đầu với sự xuất hiện của con người sinh sống (với sự chấp nhận, ta ngày này là hậu duệ) thì lịch sử VN có 10000năm. Nếu xác định lịch sử VN có bằng chứng nhà nước ghi trên giấy thì là 2000 năm. Nếu sử dụng truyền thuyết thì 4000 năm. Với cảm nhận của tôi, thì lịch sử VN là 10000 năm về chứng cứ, 4000 năm về tâm linh. Tại sao ? vì đấy là vấn đề tâm linh và niềm tin nhưng đồng thời cũng là chứng cứ khoa học. Nhưng chứng cứ khoa học phụ thuộc vào người ta lấy cái gì làm gốc (hình thành bộ lạc hay hình thành nhà nước), cái gốc tôi lấy là có dấu vết con người sinh sống, tức là 10000 năm. Còn về tâm linh là 4000 năm.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 23 2017, 01:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hết lương lại - cuồng Hán, chuyển qua lương sứ - cuồng Tây!

Từ khi Hải quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng vào bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng năm 1858 cho đến năm 1898, 40 năm đầu tư vào thị trường Việt Nam, bảng cân đối tài chính thu - chi từ thị trường này luôn là con số âm to tướng. Tiền chi cho quân đội dẹp loạn, chi cho bộ máy chính quyền ở 3 Kỳ và xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho xứ này, tất tật đều lấy từ thuế của người dân Pháp đóng.

Giá chi phí đầu tư trong 40 năm đấy là vào khoảng 700 triệu Franc vàng. (Để so sánh,chi phí nước Mỹ mua lại từ Pháp xứ Luisiana rộng gấp 7 lần diện tích Việt Nam là 78 triệu Franc.)

Ông bác sĩ Bộ Hải quân Pháp Jean Marie Antoine de Lanessan vì lỡ đầu tư quá tay xây dựng Nhà thương Đồn Thủy - “Nhà thương đẹp nhất vùng Viễn Đông” mà bị cách chức Toàn Quyền Đông Dương vào năm 1894. Ông kế nhiệm là Paul Armand Rousseau, vì lao lực tìm cách cắt lỗ cho nước Pháp ở thương vụ start up mang tên An Nam mà sinh bệnh kiết ly, gục ngã sau 1 năm cầm quyền, để lại cho nước Pháp một cục nợ tài chính vô phương cứu chữa.

Cho đến tận lúc đấy, người Pháp hầu như không thu được gì từ An Nam vì ngoại thương thì thương gia Pháp không có ăn uống gì ở Đông Dương được, khai thác mỏ kiểu thủ công vẫn thuộc về người Hoa. Tình cảnh người Pháp ở Đông Dương lúc đấy không khác nước ta lúc này là bao nhiêu. Nợ nần thì chồng chất. Khoản thu thì không có.

Và Paul Doumer xuất hiện. Vốn là chuyên gia về ngân sách Thuộc địa và Bộ trưởng Tài chính của nước mẹ Pháp, ông thuộc lòng bảng cân đối be bét của xứ Đông Dương và biết cách thế nào để bắt thuộc địa này phải ít nhất phải tự nuôi sống nó, trước khi nói chuyện đem được chút ít huê lợi về cho nước Pháp. Muốn thế, phải quất vào đít dân tộc có tiềm năng nhưng lười biếng và đầy rẫy tham nhũng này. Bằng cách nào?

- Bằng cách lập một ngân sách chung cho 3 miền, đại khái là y chang như bây giờ: Toàn bộ thuế thu được của Cochinchine - tức Sài gòn và các tỉnh miền Tây, nộp hết vào ngân sách chung của kho bạc Đông Dương. Vì việc này, quan chức Cochinchina đòi ly khai Sài Gòn ra thành 1 xứ riêng. Câu trả lời của Paul Doumer là: Để nó tách thì tao từ chức.

- Bằng cách đánh thuế vào tất cả những gì có thể đánh được:” Thuế thân, thuế địa ốc, thuế diêm, thuế quế, thuế muối, thuế rượu,.. thậm chí cả thuế rơm, thuế rạ…”. ( Philip Deviller - Người Pháp - bạn hay thù).

- Cải tổ cơ quan thuế, thay người Việt Nam bằng người Tây để giảm thiểu nạn nhũng lạm đáng kinh tởm mà đám quan lại bản xứ gây ra (?). Lương trả cho thuế quan người Pháp và người Tây khác cao gấp 8-10 lần cho người Việt nhưng đăt xắt ra miếng.

Chỉ sau 2 năm bóp hầu bóp cổ cả người Pháp lẫn người Việt ở An Nam, Paul Doumer đã đàng hoàng mặc cả với chính phủ và quốc hội Pháp về một khoản vay 200 triệu Franc ( bằng 25% ngân sách trong vòng 40 năm trước đó) - để xây dựng Đông Dương.

Với một phần khoản vay đấy. Nước Pháp đã phải xây dựng cho Việt Nam 3 cây cầu sử dụng đến giờ là Long Biên - Tràng Tiền - Bình Lợi. 2 cái Nhà Hát Lớn - đẹp nhất và nhì ở Việt Nam, sau này có cái đẹp thứ 3 ở Hải Phòng, cũng là Pháp nốt. (Để tiện so sánh, sau 40 năm xây dựng và đổi mới, T.P HCM xây dựng thêm được 1 nhà hát, có tên nhà hát Hòa Bình. Kinh phí xây không biết, nhưng về độ đẹp so với 3 cái trên kia, ước khoảng một Mười - một Tịt).

Cũng từ khoản vay này các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Sài Gòn - Phan Rang, Hà Nội - Vinh được xây dựng, Những thứ này cũng dùng cho đến tận giờ. Trường Y Khoa Đông Dương với hiệu trưởng đầu tiên là ông Yersin, người mà nhân tiện đi chơi đã tranh thủ tìm ra được 1 xứ và cũng nhờ sự bảo trợ của Paul Dumer, nơi ấy trở thành đô thị đẹp nhất Việt Nam trong 1 trăm năm qua. Đà Lạt.

Đến khoảng năm 1930 nhờ đường sá cầu cống, nhà máy đồn điền Pháp xây, Việt Nam bắt đầu xuất siêu sang Pháp - cho đến 1939. Trung bình 1 năm khoảng 70 triệu tiền Đông Dương. Tính toán đại khái thì Pháp đầu tư vào Việt nam gần 100 năm ( 1858 - 1956), thì mất 60 năm đầu tư, 20 năm khai thác trong đó 10 năm có lãi. Và 20 năm thoái vốn trong thế phải cắn răng cắt lỗ.

Nên người Việt nam ta không ăn uống của thiên hạ thì thôi chớ Tây Tàu đâu vào đây mà kiếm được đồng xu cắc bạc nào của mình.

Nguồn tư liệu:
- “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer - Toàn quyền đem lại nhiều thứ cho xứ An Nam nhất.
- “Người Pháp, bạn hay thù?” của Philiip Deville, nhà sử học Pháp hơi cuồng Việt Nam

Ảnh: Tranh bút sắt về xứ Đông Dương: Cầu đường sắt Hải Phòng, Vườn hoa Con Cóc, Nhà đấu xảo và Ga Hàng Cỏ (Hà Nội)… 4 trong vô số những công trình mà Toàn quyền Pháp xây ở xứ Đông Dương. (Thư viện ĐH Cornell - Mỹ)

Nguồn: Cổ Thư Lâu - FB


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 23 2017, 05:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
À người nào viết cái đoạn trên thực ra người ta không hiểu kinh tế vĩ mô, không chịu tìm hiểu cách thức bóc lột thuộc địa thế nào, nên mới viết thế.
Từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược VN , thường người ta tính từ năm 1858, lúc quân Pháp đánh vào Đà nẵng cho đến lúc Paul Dumer trở thành toàn quyền đông dương, thì Pháp chưa thu được lợi ích kinh tế ở VN. Điều đó dễ hiểu vì đó là thời kỳ xâm lược. Thực dân Pháp xâm lược VN còn vì một ý đồ lớn hơn, đó là chia chác Trung Quốc với các cường quốc khác. Nói tóm lại lúc đầu tiên Pháp vào VN vì địa chính trị, VN là cái cửa để Pháp kiếm một miếng mồi béo hơn là TQ. Nhưng sau đó do sự can thiệp của Mỹ (vì Mỹ chủ trương “mở cửa” TQ, chứ không muốn mỗi một cường quốc thực dân hùng cứ một vùng đất), đồng thời nhà Thanh dù suy yếu cũng không yếu đến mức Pháp có thể đánh được, nên việc chiếm cứ TQ không thành. Mặc dù vậy, Pháp cũng sở hữu đường xe lửa Hà nội – Côn minh, có đặc quyền ở đảo Hải nam, ở Quang châu văn (một thành phố nằm trên eo biển giữa lục địa TQ và đảo Hải nam) như kiểu Anh ở Hồng công. Cũng chính vì thế mà Hoa kiều ở VN, có một phần lớn xuất thân từ đảo Hải nam, bởi vì đảo này có cơ chế đặc biệt của Pháp khiến người Trung Hoa có thể từ đó vào Đông Dương được.
Trong thời kỳ xâm lược này, quốc hội Đế quốc Pháp đã nhiều lần bỏ phiếu chi tiền để xâm lược. Bởi vì nó là tiền nhà nước, nên phải có cái cớ chính danh. Chính danh của Pháp lúc đó là “tự do truyền đạo Thiên chúa”. Như vậy dưới cái cớ truyền đạo Thiên chúa để chính danh với người Pháp ở nước Pháp, mà thực dân Pháp xâm lược VN.
Mặc dù vậy, số tiền này không phải là nhiều, vì quá trình xâm lược thuộc địa là mỡ nó rán nó. Quân đội thực dân Pháp lúc đó chủ yếu là người châu Á mà Pháp thuê, ở Phi lip pin huặc Mã lai, từ đó là có từ lính Mã tà trong văn tế nghĩa sĩ Cần duộc cuả cụ Đồ Chiểu. Còn sĩ quan là người Pháp. Còn tiền thì ngoài ngân sách nhà nước Pháp, nó còn có tiền thuế lúa gạo, muối của lục tỉnh Nam kỳ, vì từ năm 1872, nhà Nguyễn đã phải cắt Nam bộ cho Pháp. Một nguồn tiền nữa chính là ..kho bạc của nhà Nguyễn. Tại sao lại thế ? bởi vì khi thua, nhà Nguyễn không những phải cắt đất mà phải trả tiền bồi thường bằng vàng và bạc nén. Tiền này được Pháp sử dụng để xâm lược. Không những thế Pháp còn lợi dụng được người theo đạo Thiên chúa ở VN, đặc biệt trong công cuộc bình định. Bởi vì người Pháp làm sao có thể thông hiểu tiếng nói, tập quán, địa dư..như người Việt.
Ví dụ như Trương Vĩnh Kỹ, là một người được giáo hội Thiên chúa cho đi học ở trường dòng ở Pê nang, rồi sang tận Bồ đào Nha học (giống như các học bổng tiến sĩ, kỹ sư mà nước ngoài ban phát ở VN bây giờ). Trương Vĩnh Kỹ được coi là trí thức, đã làm quyển từ điển Việt-Bồ-Pháp, và là phiên dịch cũng là người đồng soạn thảo các hiệp định đầu hàng mà Pháp ký với nhà Nguyễn. Như vậy Trương Vĩnh Kỹ là trí thức thiên tài hay là bán nước, công danh sự nghiệp cuả ông gắn liền hữu cơ với sự xâm lược của thực dân Pháp ở VN, vậy cái phần nào phải được nêu cao. Bán nước hay là trí thức. Tương tự như vậy với các nhân vật “lưỡng nguyên” kiểu như thế ví dụ Phạm Quỳnh, Hoàng Cao Khải,..
Gần đây có vấn đề om xòm (tương đối) trên thế giới mạng, liên quan tới một tác phẩm viết về Trương Vĩnh Ký, được phép hay không được phép gì đó. Thực ra về Trương Vĩnh Kỹ, đã có sách viết từ thập niên 90. Bản thân tôi có quyển đó “Trương Vĩnh Kỹ, con người và sự nghiệp”. Cái đáng nói ở trong những vấn đề này là sự nhút nhát không nhận thức của nhà nước, mưu mô của lề trái, sự mơ hồ của nhân dân. Mưu mô của lề trái là thổi phồng tính trí thức cuả những nhân vật này, và từ đó nhập nhằng là yêu nước. Sự mơ hồ của nhân dân, là cứ thấy cái gì ngược chiều với chính thống thì cho là đúng. Sự nhút nhát của nhà nước, vì đã bỏ lĩnh vực tuyên truyền vận động do quan liêu, và cũng kém hiểu biết.
Tất nhiên khi nói tới những nhân vật “đa mầu” như Trương Vĩnh Kỹ, thì phải rất rõ ràng là không nhập nhằng giữa ông ta và những giáo dân. Vì không phải giáo dân nào cũng bán nước. Nhưng cũng phải thấy rằng, động cơ để Trương Vĩnh Kỹ hợp tác với Pháp không chỉ vì tiền, mà bởi vì coi đạo của mình cao hơn dân tộc. Vậy từ đây nó lại lòi ra vấn đề lý thú nữa, là tại sao người ta lại theo công giáo, và tại sao Pháp lại lợi dụng được. Đây là những vấn đề lớn, nên tôi không nói nữa, mà quay trở lại vấn đề “kinh tế thuộc địa” mà nvt trích ở trên.
Với Paul Dumer, thì Pháp bắt đầu khai thác Đông Dương, chủ yếu là VN, thực sự. Vậy Pháp làm thế nào ? đó là nắm độc quyền muối, thuốc phiện, và rượu. Chính quyền Pháp đã bổ đầu người đánh thuế, bằng cách bắt ép tiêu thụ thuốc phiện , rượu, trong một nền kinh tế tự cấp nông nghiệp không có tiền tệ. Nói cách khác, thực dân Pháp sẵn sàng huỷ hoại sức khoẻ của người Việt một cách có hệ thống, cưỡng bức để lấy tiền (tôi nhấn mạnh vấn đề hệ thống và cưỡng bức, chứ không phải như bây giờ có người thích hút cỏ, vì họ đâu có bị cưỡng bức tiêu thụ, nên tự mình làm mình chịu). Từ đấy mà có cái câu trong Tuyên ngôn độc lập của bác Hồ “chúng đầu độc dân ta bằng rượu, thuốc phiện”
Chính bằng tiền đó mà Pháp xây đường sắt xuyên việt, cầu Long biên (tên nguyên bản là cầu Paul Dumer), nhà hát lớn..Tiền đó nuôi công nghiệp Pháp. Bây giờ, “đổi mới”, gọi đó là công lao của thực dân hay không thì tuỳ. Vấn đề này nó cũng giống như sự đánh giá các nhân vật lưỡng nguyên ở trên.
Còn vấn đề thuộc địa Đông Dương xuất siêu với Pháp, có nghĩa chính quốc Pháp thiệt. Điều này hiểu như thế nào.
Nhưng điều này ta có thể lấy ví dụ ngay trong kinh tế Vn hiện tại. Ví dụ, báo VN đã từng đăng chuyện CocaCola VN bao giờ cũng lỗ, nhưng luôn mở rộng sản xuất. Vậy nó lỗ thật hay giả. Người nào có tí chút kiến thức về kế toán, thì đều hiểu rằng người ta có thể tự tạo ra lỗ, để trốn thuế. Hiện tại, VN xuất siêu với Mỹ. Nhưng thực ra nước Mỹ đâu có thiệt. Vì như chính Thủ tướng VN vừa nói, trong 100 đô bán vào Mỹ, VN chỉ được có 27 đô. Nhưng thủ tướng VN mới nói có nửa sự thật mà thôi, bởi phải xem 27 đô đó nó vào túi ai. Nếu nó vào túi của chủ là người nước ngoài, thì phần của VN còn ít hơn nữa. Trong thực tế, chỉ có tiền lương vào túi công nhân là đúng của VN thật.
Thời thực dân Pháp cũng thế, và nó còn khốc liệt hơn nữa là các hãng Pháp độc quyền, không có cạnh tranh, chỉ vì họ là Pháp. Như vậy cái tiền xuất siêu của Đông Dương vào túi ai ? được mang đi đâu ? Thời thực dân, đời sống của người lao động VN có ở trên tiên giới không ? không. Họ còn bị bóc lột thậm tệ luôn, còn nếu nó thực là tốt đẹp, thì làm sao người ta lại trở thành cộng sản làm gì.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 26 2017, 11:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thực ra thì em đăng lại những bài viết thể hiện cách nhìn phi truyền thống về lịch sử cũng là để thể hiện ý kiến muốn tìm hiểu lịch sử theo nhiều chiều khác nhau. Ý kiến của người ta chưa biết đúng sai ra sao, nhưng cũng là một cách để tạo đề tài cho mình suy nghĩ tìm hiểu theo những chiều hướng mới. Em sẽ tiếp tục tìm đăng những bài viết như vậy trong thời gian tới


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 26 2017, 06:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Không phải là hoàn toàn nhìn lịch sử bằng cái nhìn khác, bởi nhưng thông tin này có từ nhiều nguồn. Một phần lớn nó là tuyên truyền rơi rớt của Việt nam cộng hoà ngày xưa, phần còn lại là trong sách vở của các sử gia phương Tây. Chỉ có trong sách vở của sử gia phương Tây thì mới là cách nhìn khác. Còn cái phần rơi rớt lại của Việt nam cộng hoà ngày xưa thì không phải lịch sử mà là phản tuyên truyền. Nhưng cả hai cái nguồn này đều có điều thống nhất với nhau, đó là đánh giá cao công lao của thực dân, đế quốc đấy là định hướng của nó. Trong đó sử phương Tây thì “khách quan” hơn, vì trong nhiều trường hợp, nó bắt buộc phải công nhận sự thực, còn cái phần của VNCH cũ kia thì nó bắt chấp, và không loại trừ sử dụng tin đồn, thất thiệt, mà hiện nay hình thức thông tin qua các dạng facebook, twitter thì không ai kiểm soát được nguồn để xem nó đúng sai ra sao.
Chính vì thế mà tôi không bao giờ dùng internet làm nguồn thông tin (ngoại trừ kinh phật), tôi trọng sách giấy, vì ở đây nó có tên tác giả, giấy trắng mực đen, thời gian xuất bản, ở đâu, ai xuất bản..khiến người ta đánh giá nó được chính xác hơn. Tất nhiên nếu nó là version điện tử của sách thì cũng ok. Ngược lại những thứ như wiki này kia thì cũng chỉ tra xem chơi thôi.
Ngay cả đối với sách giấy, tôi cũng không đặt lòng tin hoàn toàn , cách kiểm tra của tôi là duy vật lịch sử, tức là theo dõi nó trong khoảng thời gian dài, đặt nó trong đúng hoàn cảnh lịch sử của nó, xem nó phát triển ra sao, từ đó tìm cái cấu trúc của sự việc, giống như khi người ta biết cấu trúc nhà, thì việc thấy cái cửa sổ ..nằm giữa sân, thì chắc chắn là sai. Chứ không thể đúng.
Là người yêu thích lịch sử nghiệp dư, nhưng vì có quá trình tìm hiểu lâu dài, tôi có thể khẳng định sách giáo khoa sử VN không sai, nó chỉ không đủ mà thôi. Cái không đủ này có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân là chính trị ví dụ như vấn đề chiến tranh biên giới 1979, có nguyên nhân khác như nó là sách lịch sử từ thời chiến, nên trọng nói đến chiến tranh mà không nói tới xây dựng hoà bình, nguyên tắc của nó là nói lịch sử VN như lịch sử một gia đình, mà bỏ quên những đặc trưng vùng miền, có dạng huyết thống hơn là theo địa lý… (Tất nhiên, sách giáo khoa sử VN mà tôi nói là phiên bản cũ, thời hệ mười năm, lúc tôi đi học, còn từ đó tới này nó cũng thay đổi, nhưng tôi không cập nhật được).
Ngược lại cái lịch sử lề trái nói nó là sai. Nó sai không chỉ vì nó đưa ra những kết luận sai (ví dụ như việc biện bạch cho chủ nghĩa thực dân ở trên), mà sự kiện đúng (ví dụ như Phạm Quỳng hay Tạ Thu Thâu bị giết chết), nhưng nó không đặc trưng, hoặc không đặt đúng vị trí sự kiện để người ta có thể có một cái kết luận đúng đắn. Tức là nó là một dạng tuyên truyền có chủ đích.
Cái nguy hiểm của thứ lịch sử này là. Hiện nay VN đang trong quá trình hội nhập, và những nước đối tác chính lại là cựu thù, hay đối thủ ngày xưa (Pháp, Mỹ, TQ..). Ở những nước này, quan niệm của họ với lịch sử liên quan tới VN không thay đổi, hoặc thay đổi rất ít, và từ đó do ảnh hưởng mềm, nó ép cái này vào. Trong khi đó nó chỉ là cái nhìn của họ thôi. Lề trái, tức là hậu duệ của VNCH cũng thổi cái “lịch sử” của nó vào, trong khi nó là tuyên truyền ngược. Người VN do thờ ơ với lịch sử của mình, hay “thích cái mới” (thực ra là nhai lại cái tuyên truyền ngược cũ), hay có điều uẩn ức với nhà nước VN hiện tại do nhân tình thế thái, thế là bập vào, và tự coi nó là chính sử, lại có tâm lý chấp nhận cái đó mới là chí sĩ. Thực ra chỉ là một thứ a dua thôi.
Thế tại sao nó lại nguy hiểm ? Bởi nó ngăn chặn người ta đi tìm cái mới thực, và từ đó có phương sách, nhận thức đúng đắn. Bởi vì ngay khi có điều không đồng ý với nhà nước VN hiện tại, điều đó không có nghĩa là những gì những chế độ bị đánh đổ kia là đúng. Nó không khác gì người bị bệnh thương hàn, kiết lỵ, sau khi khỏi, lúc bị sốt xuất huyết, lại buồn chán nói rằng bị kiết lỵ, thương hàn tốt hơn. Nhưng kiết lỵ, thương hàn nguy hiểm hơn sốt xuất huyết chứ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC