Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

nguyenducquyzen
post Mar 17 2017, 07:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



A. GIỚI THIỆU VỀ THIỀN TUỆ

✓ Nếu bạn là người không có nhiều thời gian để thực hành thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Nếu bạn muốn sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Nếu bạn muốn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Nếu bạn muốn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Nếu bạn muốn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Nếu bạn muốn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Nếu bạn muốn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …..
Thiền tuệ chính là giải pháp đáp ứng được những mong muốn nói trên của bạn.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thực hành thiền định mà không tốn quá nhiều thời gian.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp cho sự an lạc sẽ ở mãi bên bạn, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …….



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 17 2017, 07:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



I. Khái niệm về Thiền
1. Thiền là gì?

Thiền thực ra là cách nói tắt của 2 từ Thiền na, vốn là phiên âm tiếng Việt của chữ Dhyana trong tiếng Sanskrit. Nó có nghiã là dòng chảy của tâm trí (Flow), tương tự với chữ Jhāna trong tiếng Pali. Dhyana hay Flow phát sinh, khi có sự hợp nhất (Yoga) giữa thân, tâm và trí. Như vậy, về nguyên nghiã thì các thuật ngữ Thiền, Flow hay Yoga là đồng nghĩa với nhau.

Ở trên là ý nghiã nguyên thủy của Thuật ngữ Thiền. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, ý nghĩa của thuật ngữ Thiền đã được mở rộng thành những hoạt động để đạt đến trạng thái Flow (hay Yoga). Do vậy, ý nghĩa mở rộng của Thiền là: Chánh niệm. Chánh niệm là cái nguyên nhân cần phải có để đạt tới kết qủa là trạng thái Flow. Và khi thực hành chánh niệm thì chưa chắc ta đã đạt được trạng thái Flow. Điều này có nghiã là trong Chánh niệm, chưa chắc đã có Flow. Nhưng trong Flow luôn luôn có Chánh niệm (1) ..
Trong nghĩa thứ nhất hay nguyên nghiã, thì Thiền là kết quả của việc thực hành Chánh niệm.
Trong nghĩa thứ hai, hay nghĩa mở rộng, thì Thiền chính là Chánh niệm.
Lưu ý: Trong Thiền không có sự nỗ lực của ý chí, không có sự ức chế

1. Có một sự khác biệt rất lớn giữa Chánh niệm khi ở trong Flow và Chánh niệm ngoài Flow. Sự khác biệt đó là: Chánh niệm khi ở trong Flow là Chánh niệm tự nhiên, không cần phải tác ý để có nó, thuộc về kết quả. Còn Chánh niệm ngoài Flow là Chánh niệm cần phải có sự tác ý duy trì mới có, thuộc về nguyên nhân.

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 17 2017, 07:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



2. Phân biệt sự khác nhau giữa các loại thiền
Thiền có nhiều loại, nhưng ta có thể phân làm 2 loại chính là Thiền vắng lặng (Meditation) và Thiền tuệ.
Thiền vắng lặng, như tên gọi của nó, hướng người tập đến sự vắng lặng của tâm trí, ngưng suy tư, ngừng tưởng tượng…..mang lại cho người tập một cảm giác thoải mái, dễ chịu và tập trung, giúp đánh tan stress ngay lúc đang tập. Nhưng sau khi trở về với công việc thì họ sẽ lại tiếp tục bị stress trở lại, và lại tiếp tục tìm đến Thiền vắng lặng để giải tỏa nó. Thiền vắng lặng không cho phép ta nhớ về quá khứ, dự đoán tương lai, lập kế hoạch hành động, giải quyết vấn đề…
Còn Thiền Tuệ thì không hướng đến sự vắng lặng của Tâm trí, mà hướng đến sự vắng lặng của “CÁI TÔI”, hay nói cách khác là hướng đến sự vắng lặng của “Hình ảnh bản thân”. Trong Thiền Tuệ không có sự dừng lại của suy tư, tưởng tượng….mà là suy tư, tưởng tưởng một cách chủ động. Do vậy, trong Thiền Tuệ ta vẫn có thể nhớ về quá khứ, dự đoán tương lai, lập kế hoạch hành động, giải quyết các vấn đề ….



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 17 2017, 07:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



II. Thiền vắng lặng
1. Giới hạn của Thiền vắng lặng

Trên thế giới hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng về công năng của Thiền vắng lặng. Họ cứ nghĩ rằng, thực hành Thiền vắng lặng tốt sẽ phát sinh trí tuệ. Đây là một sự ngộ nhận rất lớn. Thực ra thì trí tuệ là thứ đã có sẵn, chứ không phải chờ thực hành Thiền, mới làm phát sinh trí tuệ. Ở đây, họ có một sự lầm lẫn giữa trí tuệ, vốn là khả năng làm phát sinh nhận thức, với chính nhận thức được phát sinh nhờ trí tuệ.
Chính vì vậy, có rất nhiều người lao vào thực hành Thiền vắng lặng một cách miệt mài trong nhiều thời gian, với mong muốn làm phát sinh trí tuệ, để có được một cuộc sống không stress. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra, vì họ đã đi sai đường. Cái kết quả lớn nhất mà Thiền vắng lặng có thể mang lại cho người tập là trạng thái vắng lặng của Tâm định (samàdhi). Đây là kết quả của sự tập luyện mang lại. Nó sẽ nhanh chóng bị mất đi, khi người hành giả xả thiền để trở về với cuộc sống hàng ngày, để rồi bị stress trở lại.

Dưới đây là những lời chia sẻ về vấn đề này, của Thiền sư Phra Àcariya Thoon Khippapanno:
Nhiều người vẫn còn hiểu sai pháp hành. Họ nghĩ rằng trí tuệ phát sanh từ trạng thái vắng lặng của tâm định.”
Trích: Thoát dòng trần tục
http://www.budsas.org/uni/u-ngan/thoatdong.htm




Phra Àcariya Thoon Khippapanno, tục danh Thoon Nonruecha, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng hiện nay tại Thái Lan.
Ngài ra đời tại làng Nongkor, quận Muang, tỉnh Mahasarakam, trong một gia đình nông dân đông con. Vào lúc Ngài còn thiếu thời, cha mẹ sớm dời về cư ngụ trong tỉnh Udonthani, cũng ở miền Đông Bắc xứ Thái Lan, và Ngài theo học trường công tại đây.
Khi lên 27 tuổi, vào ngày 22 tháng 7, năm 1961, Ngài thọ giới Tỳ Khưu với Ngài Phra Dhammajedi, Tăng Trưởng Wat Boddhisomporn, tỉnh Udonthani.
Suốt tám năm sau khi xuất gia, Tỳ Khưu Thoon Khippapanno theo học pháp hành ở sâu giữa vùng rừng núi để tìm phương cách vượt thoát khỏi hoàn cảnh đau khổ của chúng sanh.
Ngài du phương, đi từ nơi này đến nơi khác để học và thực hành Giáo Pháp cùng với nhiều vị thiền sư được biết là lỗi lạc nhất thời bấy giờ như Ngài Phra Àcariya Buo Siripunno tại Wat Panongsang, quận Nongwuosaw, tỉnh Udonthani, Phra Àcariya Rien Varalapo tại Wat Aranyabanpot. quận Sri Chiengmai, tỉnh Nongkhai và Phra Àcariya Khao Anàlayo tại Wat Tamklongplain, quận Nongwuosaw, tỉnh Udonthani.
Vào những ngày đầu năm 1985, cùng với một nhóm tỳ khưu và sa di, Phra Àcariya Thoon bắt đầu thành lập tu viện Wat Pabankor, tại làng Bankor, quận Banpeauw, tỉnh Udonthani, giữa một khu rừng hơn 200 mẫu tây nằm cách tỉnh lỵ 33 cây số. Tỉnh lỵ Udonthani nằm về phía Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 700 cây số.
Tu viện Wat Pabankor được chia làm hai khu, một cho nam giới và một cho nữ giới. Trong mỗi khu có những tịnh thất cá nhân dành cho chư tăng và cho những hành giả cư sĩ đến hành thiền dưới sự hướng dẫn của Ngài Àcariya Thoon Khippapanno. Giữa khu rừng yên tĩnh là một Hội Trường rộng lớn với đầy đủ tiện nghi của một giảng đường.
Phra Àcariya Thoon Khippapanno là tác giả của nhiều quyển sách viết bằng Thái ngữ, và là một trong những vị giảng sư thường được các chùa và các hội Phật Giáo tại thủ đô Bangkok thỉnh đến thuyết pháp. Ngài Àcariya Thoon Khippapanno viên tịch vào năm 2008 ở Thái Lan.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 20 2017, 09:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Mar 17 2017, 07:09 PM)
A. GIỚI THIỆU VỀ THIỀN TUỆ

✓ Nếu bạn là người không có nhiều thời gian để thực hành thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Nếu bạn muốn sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Nếu bạn muốn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Nếu bạn muốn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Nếu bạn muốn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Nếu bạn muốn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Nếu bạn muốn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Nếu bạn muốn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …..
Thiền tuệ chính là giải pháp đáp ứng được những mong muốn nói trên của bạn.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thực hành thiền định mà không tốn quá nhiều thời gian.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được an lạc một cách nhanh chóng, không cần mất nhiều thời gian để tập luyện.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có sự an lạc sẽ ở mãi bên mình, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp cho sự an lạc sẽ ở mãi bên bạn, chứ không bị mất đi khi rời phòng tập
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn chỉ thực hành thiền một lần, nhưng sẽ hưởng thụ kết quả mãi mãi.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn đạt đến an lạc bằng trí tuệ, chứ không phải bằng thiền định.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự minh mẫn, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn có được sự say mê với bất cứ công việc nào, trong bất cứ điều kiện nào.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn thoát khỏi sự trì trệ của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống.
✓ Thiền tuệ sẽ giúp bạn làm chủ bản thân mình trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
✓ …….
*



Đoạn quảng cáo này hấp dẫn quá. Kết quả của Thiền trí tuệ vừa tốt đẹp, là mong muốn của rất nhiều người, mà tập luyện thì lại tốn ít công. Nhưng mà sao xưa nay lại có ít người thành đạt về môn Thiền trí tuệ như vậy ạ?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 20 2017, 09:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Mar 17 2017, 07:47 PM)
II. Thiền vắng lặng
1. Giới hạn của Thiền vắng lặng

Trên thế giới hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng về công năng của Thiền vắng lặng. Họ cứ nghĩ rằng, thực hành Thiền vắng lặng tốt sẽ phát sinh trí tuệ. Đây là một sự ngộ nhận rất lớn. Thực ra thì trí tuệ là thứ đã có sẵn, chứ không phải chờ thực hành Thiền, mới làm phát sinh trí tuệ. Ở đây, họ có một sự lầm lẫn giữa trí tuệ, vốn là khả năng làm phát sinh nhận thức, với chính nhận thức được phát sinh nhờ trí tuệ.
Chính vì vậy, có rất nhiều người lao vào thực hành Thiền vắng lặng một cách miệt mài trong nhiều thời gian, với mong muốn làm phát sinh trí tuệ, để có được một cuộc sống không stress. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra, vì họ đã đi sai đường. Cái kết quả lớn nhất mà Thiền vắng lặng có thể mang lại cho người tập là trạng thái vắng lặng của Tâm định (samàdhi). Đây là kết quả của sự tập luyện mang lại. Nó sẽ nhanh chóng bị mất đi, khi người hành giả xả thiền để trở về với cuộc sống hàng ngày, để rồi bị stress trở lại.

Dưới đây là những lời chia sẻ về vấn đề này, của Thiền sư Phra Àcariya Thoon Khippapanno:
Nhiều người vẫn còn hiểu sai pháp hành. Họ nghĩ rằng trí tuệ phát sanh từ trạng thái vắng lặng của tâm định.”
Trích: Thoát dòng trần tục
http://www.budsas.org/uni/u-ngan/thoatdong.htm




  Phra Àcariya Thoon Khippapanno, tục danh Thoon Nonruecha, là một trong những vị thiền sư nổi tiếng hiện nay tại Thái Lan.
Ngài ra đời tại làng Nongkor, quận Muang, tỉnh Mahasarakam, trong một gia đình nông dân đông con. Vào lúc Ngài còn thiếu thời, cha mẹ sớm dời về cư ngụ trong tỉnh Udonthani, cũng ở miền Đông Bắc xứ Thái Lan, và Ngài theo học trường công tại đây.
Khi lên 27 tuổi, vào ngày 22 tháng 7, năm 1961, Ngài thọ giới Tỳ Khưu với Ngài Phra Dhammajedi, Tăng Trưởng Wat Boddhisomporn, tỉnh Udonthani.
Suốt tám năm sau khi xuất gia, Tỳ Khưu Thoon Khippapanno theo học pháp hành ở sâu giữa vùng rừng núi để tìm phương cách vượt thoát khỏi hoàn cảnh đau khổ của chúng sanh.
Ngài du phương, đi từ nơi này đến nơi khác để học và thực hành Giáo Pháp cùng với nhiều vị thiền sư được biết là lỗi lạc nhất thời bấy giờ như Ngài Phra Àcariya Buo Siripunno tại Wat Panongsang, quận Nongwuosaw, tỉnh Udonthani, Phra Àcariya Rien Varalapo tại Wat Aranyabanpot. quận Sri Chiengmai, tỉnh Nongkhai và Phra Àcariya Khao Anàlayo tại Wat Tamklongplain, quận Nongwuosaw, tỉnh Udonthani.
Vào những ngày đầu năm 1985, cùng với một nhóm tỳ khưu và sa di, Phra Àcariya Thoon bắt đầu thành lập tu viện Wat Pabankor, tại làng Bankor, quận Banpeauw, tỉnh Udonthani, giữa một khu rừng hơn 200 mẫu tây nằm cách tỉnh lỵ 33 cây số. Tỉnh lỵ Udonthani nằm về phía Đông Bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 700 cây số.
Tu viện Wat Pabankor được chia làm hai khu, một cho nam giới và một cho nữ giới. Trong mỗi khu có những tịnh thất cá nhân dành cho chư tăng và cho những hành giả cư sĩ đến hành thiền dưới sự hướng dẫn của Ngài Àcariya Thoon Khippapanno. Giữa khu rừng yên tĩnh là một Hội Trường rộng lớn với đầy đủ tiện nghi của một giảng đường.
Phra Àcariya Thoon Khippapanno là tác giả của nhiều quyển sách viết bằng Thái ngữ, và là một trong những vị giảng sư thường được các chùa và các hội Phật Giáo tại thủ đô Bangkok thỉnh đến thuyết pháp. Ngài Àcariya Thoon Khippapanno viên tịch vào năm 2008 ở Thái Lan.

*



Rất ít người thoát khỏi chỗ hiểu lầm này


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 05:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Và Thiền sư Ajahn Chah:
“Điều có thể gây tai hại lớn lao nhất cho hành giả là các tầng Thiền (Jhàna), tâm định với trạng thái vắng lặng vững chắc và thâm sâu. Tâm định nầy đem lại rất nhiều an lạc. Khi có an lạc là có thỏa thích. Khi thỏa thích ắt có luyến ái, dính mắc, và bám níu chặt chẽ vào sự thỏa thích ấy. Hành giả không còn muốn quán chiếu gì khác nữa mà chỉ thỏa thích trong thọ cảm nhàn lạc mà mình đang hưởng. Khi hành thiền lâu ngày chúng ta có thể dễ dàng nhập vào trạng thái định nầy một cách mau lẹ. Vừa bắt đầu ghi nhận đề mục là tâm trở nên vắng lặng, và ta không muốn rời khỏi nó để quán chiếu gì khác. Ta chỉ dính kẹt trong thỏa thích ấy. Đó là mối nguy hại có thể đến với người hành thiền.”
Trích: Hương vị giải thoát

Ghi chú:
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp.
Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi danh và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chahđã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia xẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xã bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy". Ngài Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Ba Pong, tỉnh Ubon Ratachani, Thái Lan.

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 05:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



2. Thiền định (Samatha)

Thiền định hay Thiền chỉ (Samatha) là loại Thiền tập trung vào một đối tượng, nhằm đạt tới sự nhất tâm. Ví dụ nhìn vào 1 điểm, tập trung vào hơi thở,… Khi sự nhất tâm xuất hiện thì chỉ còn duy nhất một đối tượng đó mà thôi, ngoài ra không còn gì khác.
Với người mới thực hành Thiền định, khả năng duy trì sự tập trung trên một đối tượng chưa cao, thường hay bị những suy nghĩ lăng xăng nổi lên và quấy rối. Nếu càng tập lâu, thì mức độ tập trung sẽ càng gia tăng và những dòng tư tưởng lăng xăng sẽ càng giảm đi. Khi dòng tư tưởng chấm dứt thì đó là lúc Nhập định (samàdhi). Đặc điểm của Thiền định là hướng đến sự vắng lặng của các tư tưởng.
Đây là môn thiền được sử dụng phổ biến nhất cả trong và ngoài đạo Phật. Kỹ thuật thực hành nó tương đối đơn giản. Nhưng để đạt được kết quả, ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian để luyện tập. Việc thực hành Thiền định sẽ giúp ta nâng cao sức tập trung (Định lực), nhưng nó không giúp cho ta phát huy được trí tuệ sẵn có của mình trong lúc hành thiền.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 05:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



3. Thiền quán (Vipassana)

Pháp hành Thiền quán Vipassana gồm có 4 khu vực quán niệm là quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Trong đó 3 khu vực quán niệm đầu: quán thân, quán thọ, quán tâm thuộc về Thiền vắng lặng. Trong pháp Thiền này, người quan sát và đối tượng được tách ra làm hai, chứ không nhập lại làm một như Thiền định. Đối tượng quan sát trong thiền quán là đối tượng thay đổi chứ không phải là một đối tượng duy nhất. Khác với Thiền định chỉ có thể được thực hành trong một oai nghi là “Ngồi Thiền”, Thiền quán có thể được thực hiện trong cả 4 oai nghi: đi đứng, nằm, ngồi. Đối tượng của Thiền quán cũng rộng hơn. Nó bao gồm cả các đối tượng hình thể, thân thể lẫn cảm giác, cảm xúc cho đến tâm trạng, hành vi, suy nghĩ, tầm cầu….
So với Thiền định, thì kỹ thuật của Thiền quán phức tạp hơn và cũng khó nắm bắt hơn. Nhưng nó mang lại sự hiệu quả cao hơn rất nhiều so với Thiền định.
Bài kinh hướng dẫn chi tiết nhất về Thiền quán của Đức Phật là Kinh Đại niệm xứ thuộc Trường Bộ Kinh
Quán thân là pháp quán thuộc về thân. Quán thân tức là biết rõ về thân trong hiện tại. Đa số mọi người biết đến quán thân qua pháp quán hơi thở. Tuy nhiên ngoài quán hơi thở, chúng ta còn có thể quán các cảm giác trong thân, ngoài thân, hay các hành động, cử động…. khi chúng đang hiện khởi. Ví dụ quán các hành động của thân như sau:
“Khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm .”
Quán thọ là biết rõ về tâm trạng của bản thân trong hiện tại. Có 3 tâm trạng là khó chịu (Khổ thọ), dễ chịu (lạc thọ) và bình thường, không khó chịu cũng không dễ chịu (bất khổ, bất lạc thọ). Quán thọ là việc nhận biết rõ trạng thái hiện tại: dễ chịu, hay khó chịu, hay bình thường và duy trì sự nhận biết đó.
Quán thọ và Quán thân cũng hướng đến sự vắng lặng của tư tưởng. Nhưng kết quả của chúng không phải là Nhập định (samàdhi) mà là Chập định* (Kanika samadhi) hay Sát na định.
Quán tâm là pháp quán thứ ba trong Thiền quán. Khác với Thiền định là phải ngừng tư tưởng, trong Quán tâm không cần phải ngừng tư tưởng. Các dòng tư tưởng có thể vẫn xuất hiện, nhiệm vụ của người tập là phải nhận biết được chúng khi chúng xuất hiện, tồn tại và biến mất. Sự vắng lặng trong quán tâm không phải là sự vắng lặng của các dòng tư tưởng mà là sự vắng lặng của các “ý niệm”.




* Hành giả thiền Chỉ Samatha có thể giữ tâm Cận định an trụ trên đối tượng hết giờ này đến giờ nọ đi nữa, đối tượng thiền vẫn chỉ là một vật hoặc 'tướng' duy nhất, không hề thay đỗi. Trong khi đó, đối với hành giả thiền Quán Vipassana, tâm Chập định vẫn an trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, nhưng đối tượng của Chập định thay đỗi, có lúc là hơi thở, có lúc là ý nghĩ và có lúc là cảm giác trên thân. Tâm Chập định tự động bắt lấy và an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những thời khắc khác nhau.
(Trích Tâm định và Thiền quán, Thiền Sư U Silananda, http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn075.htm )


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Apr 2 2017, 06:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



4. Thiền chủ động

Về bản chất, Thiền chủ động là một loại Thiền quán. Như tên gọi của nó, Thiền chủ động thiên về việc điều khiển, dẫn dắt các hoạt động của bản thân thay vì quan sát như Thiền quán. Trong Thiền chủ động sẽ xuất hiện sự quan sát (quán) một cách tự nhiên và không có chủ ý. Trong lịch sử, Thiền chủ động thường được thực hành trong Thiền Tông Trung Hoa và nó không được nhắc tới trong hệ phái Nam Tông (là hệ phái chuyên về Thiền Vipassana). Cả Thiền chủ động và Thiền quán đều hướng về Chánh niệm. Tuy nhiên Niệm có 2 loại là Niệm quan sát và Niệm hành động. Thiền quán (Vipassana) chủ về Niệm quan sát, còn Thiền chủ động lại chủ về Niệm hành động. Do đặc tính chủ về hành động, cho nên Thiền chủ động rất phù hợp cho việc thực hành thiền trong các hoạt động. Nó là nền tảng của Thiền trong võ thuật, dưỡng sinh…..
Chúng ta có thể hiểu về Thiền Chủ động giống như là khi những người đua xe đang lái môt chiếc xe đua trên đường. Khi đó, người và xe hợp nhất, nhưng người vẫn là người, xe vẫn là xe. Hoạt động của xe là chạy trên đường theo sự điều khiển của người đua xe. Còn hoạt động của người đua xe là điều khiến chiếc xe chạy qua các hoạt động: giữ tay lái, lên xuống ga, đạp thắng (phanh)…. Ở đây, mỗi con người có thể chia ra làm hai phần là phần thể xác và phần tâm hồn. Phần thể xác giống như chiếc xe, còn phần tâm hồn giống như người đua xe. Phần tâm hồn sẽ điều khiển phần thể xác, giống như là người đua xa điều khiển chiếc xe. Còn phần thể xác sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần tâm hồn. Bản thân phần tâm hồn lại có thể chia thành 2 phần: phần chủ động và phần bị động (Phần bị động cũng là phần nhận biết được, cảm nhận được…). Phần bị động giống như chiếc xe, còn phần chủ động giống như người đua xe. Phần chủ động sẽ điều khiển phần phần bị động, giống như là người đua xa điều khiển chiếc xe. Còn phần phần bị động sẽ hoạt động theo sự điều khiển của phần chủ động.

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC