Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Kịch Sài Gòn

khoaitayran
post Oct 20 2008, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Chị Khoai có chồng zồi


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 4.909
Tham gia từ: 22-August 02
Đến từ: Từ những phố xưa tôi về...
Thành viên thứ: 226

Tiền mặt hiện có : 98.642$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Khồng! Cắt amidan xong giọng xuống mấy quãng luôn. Chỉ còn giọng mẹ mìn là phảng phất, vẫn cưa được cả giai lẫn gái, nếu cần vẫn đọc truyện trên đài được, nếu ngày nào đó nhà đài tuyển người đọc truyện...


--------------------
Thôi em, nước mắt
Đừng rơi lã chã

Già xấu béo thì đã làm sao nào?

Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Không có gì là vĩnh viễn



Member of ePi Sys Dev Group


user posted image




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
hồn nhiên
post Oct 21 2008, 11:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Senior Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 808
Tham gia từ: 2-July 08
Thành viên thứ: 5.126

Tiền mặt hiện có : 431.948$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(khoaitayran @ Oct 20 2008, 05:41 PM)
Khồng! Cắt amidan xong giọng xuống mấy quãng luôn. Chỉ còn giọng mẹ mìn là phảng phất, vẫn cưa được cả giai lẫn gái, nếu cần vẫn đọc truyện trên đài được, nếu ngày nào đó nhà đài tuyển người đọc truyện...
*


laugh.gif công nhận vụ vẫn cưa đc giai mí gái laugh.gif vì hôm đó e cứ ngây người ra nghe c Khoai phán wub.gif
Nhớ vụ đài tuyển người đọc truyện sao bi giờ k còn mục câu chuyện tối thứ 7 mí 6h sáng chủ nhật nữa nhỉ. Hồi đó, em nghiện chuyên mục đấy hypocrite.gif


--------------------
Life is tough!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Nov 23 2008, 06:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



(@click here)

Coi cái này cười đau bụng, nhất là anh cá mặt ngu, mà các vở của "ngày xửa ngày xưa" đều rất tếu wub.gif


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Jul 6 2021, 02:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Topic này làm em nhớ SG phết.
Kịch SG có nhiều sân khấu và ko phải kịch bản nào cũng đủ hay để trụ. Khán giả SG cũng dễ tính nên thường kịch bình dân hài hước là sống tốt, tuy nhiên khi xem xong dễ cảm thấy nhàm.
Kịch SG em thấy chất lượng có thể kể đến sân khấu nhỏ 5B và Idecaf là thời những năm 90 đến 2000. Kịch có chiều sâu, nội dung đa phần ko lên gân mà là những câu chuyện đời thường, có bi lẫn hài, có nhân văn, có đất diễn cho nghệ sĩ. Ngày nay có vẻ quá lạm dụng cái hài nhảm, và ko có kịch bản chất lượng, nên kịch thời nay so với thời xưa khác quá xa. Hơn nữa ngày trước kịch SG được đài truyền hình lăng xê, mỗi tuần luôn có 1 vở kịch trên tv, dân chúng quen với món ăn tinh thần đấy, có nhu cầu nhìn thấy những nghệ sĩ mình yêu mến ngoài đời thực, đến sân khấu để nhìn tận mắt. Hơn nữa phải nói đến tài năng của nghệ sĩ thời đó, họ ko quá lên gân, họ thông minh miếng hài miếng bi quăng vừa phải, ko trở nên nhàm và rẻ, cũng ko ở tận đâu trên cao gồng cảm xúc, thời đó có nhiều vở kịch mà khán thính giả khóc cười thực sự với nhân vật và nghệ sĩ. Em nghĩ cái thành công của kịch nói SG là khá lớn, 1 món ăn tinh thần văn hóa đẹp cho cộng đồng. Cũng phải có sân chơi cho giới trí thức lẫn giới bình dân, chứ kịch ko kén khán thính giả, ai cũng xem được, ai cũng hiểu được, mà ko dễ gây chán cho bộ phận này hoặc kia. Lấy vd cải lương, cũng là một bộ môn hay của miền nam, nhưng ko phải ai cũng thích, vì ỉ ôi quá hay chậm quá so với thị hiếu và ý thích cảm văn hóa, tuy nhiên cũng ko thể phủ nhận cải lương có 1 thời rất thành công, có nhiều vở đậm văn hóa, giới nghệ sĩ tài năng, vũ đạo cùng giọng ca trời phú xem đã con mắt nghe đã lỗ tai, tuy nhiên gì cũng phải đi theo thời đại cả, thời nay cải lương ko còn đất diễn là do văn hóa cũng thay đổi, ít ai còn kiên nhẫn ngồi nghe cho xong 1 vở.

Thực sự có những vở kịch và cải lương của miền nam trở thành huyền thoại, bao thế hệ nhắc đến vẫn nức nở khen.

Kịch của miền Bắc em cũng thích xem, tuy có phần chính trị hơn, có phần cứng hơn, ngày bé em nhớ thích xem kịch của đạo diễn Lưu Quang Vũ, chỉ được xem trên tv nhưng đời quá, cũng đau nữa vì sâu sắc, nghệ sĩ miền bắc đa số họ đẹp, giọng chuẩn, tuy e vẫn thấy họ đóng lên gân hơi gồng so với ns miền nam, nhưng họ có dáng vẻ classic hơn, academy hơn, được đào tạo bài bản. Nói chung, em ủng hộ nền kịch nói nước nhà, là 1 bộ môn em thấy có đất, cho cả về sau này nữa.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 8 2021, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@biendep,
Kịch Sài gòn là thế nào ? trong đấy gồm có kịch, cải lương, hài hay sao. Phải nói tôi rất khâm phục tinh thần yêu cải lương của người Sài gòn, điều này có lẽ ngoài Bắc không có được, vì thế hình thức nghệ thuật truyền thống như Chèo, Tuồng , tương đương với Cải lương sống ngắc ngoải, chết dần chết mòn. Trong khi đó cải lương, chèo, tuồng đều là những hình thức nghệ thuật dân tộc độc đáo. Nhờ người Sài gòn yêu thích, giờ có lẽ chỉ còn cải lương là ăn khách, nhưng gần đây đọc báo, thấy giới cải lương cũng đang kêu cứu (khi có chuyện định xây nhà hát nhạ giao hưởng ở Sài gòn gần đây), còn tuồng chèo, thì đã phải « xuống đường » biểu diễn quảng cáo ở phố đi bộ quanh Hồ Hoàn kiếm rồi.
Với tôi kịch không có ở trong Nam trước năm 1975, cũng như ở trong Nam không có nhạc giao hưởng, thính phòng. Cái này là từ ngoài Bắc mang vào sau khi thống nhất đất nước. Còn với thể loại hài, thì không biết điểm khởi đầu của nó ở đâu. Từ trong những show diễn hải ngoại nhập khẩu (kiểu Thúy Nga Paris), hay là nó xuất hiện ở trong Nam sau năm 1975.
Cá nhân tôi thì xem nó qua băng video Thúy Nga, cũng như ở VN mang sang, mà tôi gọi là phim mỳ ăn liền. Nhưng lúc đầu lạ thì xem, sau không bao giờ xem nữa.
Điều đáng buồn là giới thượng lưu sang chảnh ở VN không sành điệu những hình thức nghệ thuật dân tộc này. Điều ngược với một nước như Nhật bản chẳng hạn. Ở Nhật, cái mác của giới thượng lưu là các loại hình nghẹ thuật dân tộc, đồng thời với các loại nghệ thuật thượng lưu của phương Tây (nhạc giao hưởng, opera). Nhưng trình độ thượng lưu ở VN không đạt tới điều này, vẫn đang ở trong giai đoạn « đếm tiền, khoe tiền » chứ chưa đạt đến độ tinh tế như người ta, cũng như thích vọng ngoại hơn. Những loại hình nghệ thuật cổ điển dân tộc mà không có sự ủng hộ của giới này thì khó sống được. Một điều nữa là các kịch bản của nó không phải là dạng chỉ xem một lần, mà người ta có thể xem nhiều lần, xem vì diễn xuất chứ không phải vì nội dung. Người xem thường đã biết nội dung trước, khác với kiểu xem phim, xem một lần biết nội dung rồi thôi.
Không chỉ có thế, ở ngoài Bắc cũng có một loại hình nghệ thuật nữa là hát văn, hát ả đào. Từ mấy chục năm gần đây, do đạo Mẫu, mà hình thức hát văn này sống lại được, vì nó chính là một bộ phân âm nhạc của nghi thức tín ngưỡng này. Nhưng về mặt nghệ thuật, thì nó cũng ngắc ngoải, bởi người ta chỉ muốn khai thác nó để làm nhạc .. jazz. Xin lỗi, nói một câu tục tĩu gây xốc, « nghe chán bỏ mẹ, như dở hơi », trong khi nếu nâng cấp nó lên về nghi thức, tập tục, thưởng thức, thì nó không khác gì nghệ thuật geisha ở Nhật bản, VN ngày xưa gọi là hát cô đầu, mà vì bị nghi là « ổ điếm trá hình » nên thời trước bị loại bỏ. Nhưng thực ra nó đâu có phải.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 8 2021, 09:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tán phét một chút về kịch nói. Kịch nói hiện nay ở VN xuất phát điểm là Pháp. Từ khi Pháp vào VN, thì mới có loại hình nghệ thuật này. Còn ở VN truyền thống, đóng vai trò tương đương với kịch là Tuồng và Chèo. Cải lương sau này mới có và là sự giao thoa của kịch Pháp và hát bội ở miền Nam. Đây là điều có thể lý giải là tại sao trước năm 1975, trong Nam không có kịch. Vì kịch chính là cải lương. Nói cách khác cải lương là việc việt nam hóa kịch của Pháp nhập khẩu. Điều này xẩy ra trong Nam Bộ, chứ không xẩy ra ở ngoài Bắc. Vì thế ngoài Bắc có kịch mà miền Nam thì không. Kịch miền Bắc cũng chỉ xuất hiện mạnh mẽ sau năm 1954. Trước đó, thì vai trò của tuồng, chèo vẫn quan trọng hơn. Ở ngoài Bắc, cũng chỉ sau năm 1954, khi có đại học nhạc, thì mới có nhạc giao hưởng. Vì thế các bộ môn nghệ thuật châu Âu này ở ngoài Bắc, thật ra là sự du nhập hiện đại hóa từ thời XHCN. Chứ thời Pháp cũng mờ nhạt thôi.
Ở trong Nam hoàn toàn không có chuyện này (tôi muốn nói trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam cũ), còn ở vùng giải phóng thì không thể có được, vì nó là nông thôn. Nhưng loại hình nghệ thuật này là của đô thị.
Vì thế kịch ngoài Bắc có tính chất kinh điển hơn, vì có đào tạo. Ngoài việc người Bắc thích .. ní nuận (lý luận). Dân gian có câu : « lý luận miền bắc, nguyên tắc miền trung, lung tung nam bộ » mà. Còn trong Nam thì hồn nhiên, bèo dạt mây trôi hơn. Gần đây tôi đọc ở đâu đó trên báo VN, có việc tranh cãi ồn ào giữa Thanh Lam, và nghệ sĩ hát trong Nam chê nhau về .. đào tạo cơ bản. Thực ra cả hai cái đều có cái hay và dở. Nếu được đào tạo cơ bản, thì trình độ nghệ thuật sẽ cao hơn, nhưng nhiều khi bị « đóng khung », « sáo mòn ». Ngược lại hồn nhiên, bèo dạt mây trôi thì lại nhậy bén cái mới hơn. Ở phương Tây cũng vậy, sự phát triển của nhạc rock, jazz, .. đều từ những người .. không được đào tạo mà ra. Nếu được đào tạo thì đã không có Beatles
Đã là kịch thì nó phải cường điệu, vì nó là một loại hình nghệ thuật sân khấu. Đóng tự nhiên thì chỉ có .. phim thôi. Điều này biendep có thể kiểm tra rất dễ, vì nước Pháp là là thủy tổ của kịch. Không cần mua vé đi xem (ở Paris có rất nhiều nhà hát), chỉ cần nhìn một vở kịch trên Tivi, là thấy diễn viên nó cường điệu thế nào. Vì ở Pháp đào tạo diễn viên sân khấu và đóng phim là từ một cái ổ ra, tức là kịch nói, nên diễn viên Pháp trong phim Pháp nhiều khi đóng rất gượng, không tự nhiên , kịch tính. Ngược lại trong phim Mỹ thì không có điều này. Ở Mỹ cũng không có kịch, mà chỉ có ..kịch hát (comédie musicale). Tức là nó cũng như cải lương, chèo, tuồng, nhưng hát nhạc pop.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Jul 9 2021, 03:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Trước 75 có đoàn kịch nói Kim Cương của nữ nghệ sĩ Kim Cương là bầu sô và họ tiếp tục sau 75 đó bác Phó.
Kịch nói SG theo em là bộ môn hoàn toàn mới du nhập từ sau 75 từ Bắc vào, đườ đưa vào giảng dạy ở trường sân khấu điện ảnh TpHCM, đúng như bác nói đó là từ 1 trường đó mà họ đào tạo ra vừa diễn viên điện ảnh vừa nghệ sĩ sân khấu. Cho nên nói về kịch thì vấn đỉnh nhất là kịch Hà Nội có kịch bản chính luận đẹp, lý luận hay, tuy nhiên vì lối diễn quá academy mà nghệ sĩ miền bắc họ gồng quá, cảm xúc luôn bị nống lên, trong khi kịch nào vào nam đã mềm đi rất nhiều từ khâu kịch bản cho tới lối diễn xuất, có thể nói là bình dân hơn, chính vậy họ đi vào lòng dân chúng dễ dàng hơn.

Trở lại kịch nói trước 75, có hơi hướng chuyển từ cải lương qua, đoàn hát Kim Cương bốc nghệ sĩ cải lương qua đóng kịch, lúc đó các vở cũng từ cải lương cải biên qua như Lá Sầu riêng, Tình yêu và tướng cướp thậm chí Đời cô Lựu, là những vở kinh điển bên cải lương, được thổi vào 1 sinh khí mới, phù hợp hơn, không lê thê la tha lâu lắc, cho những ai ko thích nghe ca ỉ ôi. Bản thân các nghệ sĩ đời đầu cũng từ cải lương mà qua. Mãi sau 75 có bộ môn kịch nói thì mới có 1 lớp nghệ sĩ chuyên được đào tạo về kịch. Em nói những sân khấu kịch rất khá của SG như sân khấu nhỏ 5B ngày xưa là cái nôi đào tạo, các nghệ sĩ đời đầu cho đến nay vẫn hoạt động và khó thay thế như ns Thành Lộc, Hồng Vân, Hồng Đào, Hữu Châu, Phước Sang, ... ngày xưa lúc bọn em còn bé tức những năm 1986 đổ ra, kịch nói SG thời bấy giờ kịch bản chính kịch rất xuất sắc, nghệ sĩ diễn nhiều vở kinh điển kể cả những vở chuyển tải từ nước ngoài như Cô gái ngồi trên gốc cây gẫy của Nga, vở Romeo và Juliette, vở Sợi dây đay, Dạ cổ hoài lang, v..v..., giới hoạt động nghệ thuật này lúc đó thổi vào nền kịch nói Sg 1 phong cách riêng, có sự sang trọng lịch lãm, lại có cái bình dân cuốn hút, và những miếng hài tinh tế. Mãi sau này, với sự phong phú của 1 miền đất tứ xứ, xuất hiện thêm mảng hài riêng, rồi dần bành trướng thành cụm từ Kịch nói Saigon vì nó là 1 mảnh đất màu mỡ, có tiếng có tăm, nơi chính thức ra đời 1 ngành kỹ nghệ cho Saigon nói riêng và miền nam nói chung, lúc đó, được đi coi 1 vở kịch, là khá trí thức và có món ăn tinh thần văn hóa độc đáo. Mãi sau này người ta kinh doanh nhiều, giới nghệ sĩ gạo cội mới bung ra xẻ đàn tan lớp mà tự gầy dựng sân khấu riêng, nên mọc ra thật nhiều sân khấu, kịch bản cũng phong phú dần, nhưng theo em, là rất tiếc, lại bị mất đi lớp nghệ sĩ gạo cội từng đứng chung 1 sân khấu tạo nên 1 bức màn nhung tuyệt đẹp của bộ môn kịch nói Sài Gòn 1 thời oanh liệt.

Thúy Nga Paris by night chưa bao giờ có kịch nói thực thụ, họ chỉ dựng 1 tiểu phẩm gọi là góp vui giữa chương trình tạp kỷ ca múa nhạc kịch mà thôi, và vì thế, tiểu phẩm của họ cần có chất hài ko cần nội dung sâu sắc. Còn kịch nói, tức là trong 3 h đồng hồ, ta có mấy phân cảnh kịch trên sân khấu, có lớp có lang đầy đủ, có mở có kết, có 1 nội dung như 1 bộ phim. Vâng ạ bác nói quả ko sai là kịch từ phim mà ra, hoặc ở Pháp đây người nghệ sĩ trên sk họ rất gồng, em xem kịch ở Pháp em ko mấy thích như kịch ở SG hoặc HN mà em từng được xem, tuy nội dung khá hay nhưng có thể do cảm xúc và cách diễn rất gồng em không mấy thích, nhưng em cực thích những màn talkshow ở Pháp, 1 kiểu kịch nói 1 người, họ rất vui, thông minh, 1 mình điều khiển hàng trăm con người dưới sân khấu cười lăn cười bò với cai humour của họ, cái này VN chưa ai làm được, và khó làm lắm, vì cái này đòi hỏi người xem cũng phải có 1 cái đầu có tính hài hước và thông minh đêt hiểu thâm ý hoặc câu từ, ko hề nhảm nhí, tóm lại là kén người xem, mà đã kén khán giả thì khó sống ở đất Việt rồi.

Tiếp theo em nói về cải lương, cải lương có ở miền nam từ rất lâu và từ hát bội chuyển thể. Sau này em thấy miền bắc cũng có cải lương bên cạnh chèo, nhưng đặc biệt bộ môn cải lương chỉ có thể thích hợp chất giọng vùng miền tây nam bộ, ko hiểu phải do nguồn nước ko mà dân miền tây họ ca cái câu mùi mẫn có độ ngọt trong cuống họng, mà ko vùng nào làm được. Ngay cả em dân Saigon giọng chính gốc, ca ko bao giờ ra cái làn hơi cải lương ngọt ngây đó nổi.
Và vì sao cải lương đi len lỏi vào toàn dân miền nam, đó là vì quá bình dân, lại như 1 vẻ lung linh trong đời thường đang cắm mặt mưu sinh, họ cần được nghe kể lại những câu chuyện, cần xem cái gì lấy được lòng ta, và kể cả cần khóc cần cười, nhưng phải thật là bình dân, họ ko cần cao sang trí thức, họ ko cần gồng lên để hiểu, mà phải thật dễ hiểu, cho nên câu từ cải lương chỉ như đang hát lại câu nói, nên hay đùa trước khi chết còn phải ca cải lương chán chê khóc 1 lít nước mắt rồi mới gục xuống đó, là vì họ trải ra thành lời ca cái điều họ muốn nói. Cải lương thời hoàng kim thật sự rất hay, năm em còn bé, được đi sân khấu Trần Hữu Trang coi vở cải lương thiệt tình sung sướng, thấy nghệ sĩ đẹp lung linh trên sân khấu sao mà gần quá, mà nghe cái giọng live nó mùi mẫn ngọt ngây cuốn lắm, cái này do văn hóa trong nam họ xong đồng xong áng là họ ngồi đó ca mấy câu nghe đốt ruột đốt gan mà ra, hơn nữa các loại nhạc cụ dân tộc của ta kiểu đờn dây, đờn tranh, đờn bà à đàn tì bà hì hì rồi phím rồi phách lách cách thì lại rat thích hợp với kiểu ca kéo dài hơi ỉ ôi như cải lương, chứ lại ko thể dùng đờn dây mà đệm cho hát bolero chẳng hạn.
Sau này mọi thứ nhanh dần lên, cải lương mới đi vô ngõ cụt, chứ thời em bé, còn có cả đoàn đồng ấu bạch long mà bọn con nít chúng em nô nức đi coi, hoặc là các nghệ sĩ nhí đó 1 thời rất nổi tiếng, vì còn bé tí mà hơi ca dài thiệt dài, ngọt thiệt ngọt (có thể kể đến như Trinh Trinh, Bảo Trân, là con cái của các ns nổi tiếng gạo cội trong giới cải lương như ns Thanh Tòng)
Hơn nữa, cải lương có cái hồn khá bảnh, vì có vũ đạo đẹp, ko như hát bội quá lên với kiểu trang trí mặt mũi, hay là kiểu hát hơi khó nghe, cải lương có kiểu trang điểm mặt bình thường, thậm chí đẹp, phục trang ko quá lòe loẹt, mà khi diễn các vở anh hùng, mỹ nhân, hay là kể về truyền thuyết dân tộc hào hùng như các vở Tiếng trống Mê Linh, Kiều, xử án Phi Giao, ... những vở đó đòi hỏi vũ đạo hào hùng, đôi khi người xem nổi gết gai ốc vì quá thiêng liêng, cũng do vũ đạo và tiếng ca vút cao mà ra cả.
Còn những vở đời thường lấy đi bao nước mắt của khán giả thì như bước ra từ tiểu thuyết như Đời cô Lựu (đạn hihi), áo cưới trước cổng chùa, ...., đều như kể lại cho khán giả nghe về những câu chuyện trong tiểu thuyết dân gian, nó bình dân như thế, mới dễ đi vào lòng người như thế.

Cá nhân em, thích cả cải lương lẫn kịch nói của miền nam, riêng miền bắc em thích chính kịch như của Lưu Quang Vũ, có những vở xem xong thấm, và em thấy nghệ sĩ phía bắc đẹp, em nhớ rât nhieu nghệ sĩ đẹp tuy giờ già họ chuyển qua đóng phim hết, nhưng với em, họ ở trên sân khấu mới là đất thiêng của họ, họ đẹp trong các vai diễn, mà sau này, tiếc là, chả còn kịch bản nào đủ đẹp để tôn vinh họ.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 10 2021, 08:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(biendep @ Jul 8 2021, 08:20 PM)
Trước 75 có đoàn kịch nói Kim Cương của nữ nghệ sĩ Kim Cương là bầu sô và họ tiếp tục sau 75 đó bác Phó.
Kịch nói SG theo em là bộ môn hoàn toàn mới du nhập từ sau 75 từ Bắc vào, đườ đưa vào giảng dạy ở trường sân khấu điện ảnh TpHCM, đúng như bác nói đó là từ 1 trường đó mà họ đào tạo ra vừa diễn viên điện ảnh vừa nghệ sĩ sân khấu. Cho nên nói về kịch thì vấn đỉnh nhất là kịch Hà Nội có kịch bản chính luận đẹp, lý luận hay, tuy nhiên vì lối diễn quá academy mà nghệ sĩ miền bắc họ gồng quá, cảm xúc luôn bị nống lên, trong khi kịch nào vào nam đã mềm đi rất nhiều từ khâu kịch bản cho tới lối diễn xuất, có thể nói là bình dân hơn, chính vậy họ đi vào lòng dân chúng dễ dàng hơn.

Trở lại kịch nói trước 75, có hơi hướng chuyển từ cải lương qua, đoàn hát Kim Cương bốc nghệ sĩ cải lương qua đóng kịch, lúc đó các vở cũng từ cải lương cải biên qua như Lá Sầu riêng, Tình yêu và tướng cướp thậm chí Đời cô Lựu, là những vở kinh điển bên cải lương, được thổi vào 1 sinh khí mới, phù hợp hơn, không lê thê la tha lâu lắc, cho những ai ko thích nghe ca ỉ ôi. Bản thân các nghệ sĩ đời đầu cũng từ cải lương mà qua. Mãi sau 75 có bộ môn kịch nói thì mới có 1 lớp nghệ sĩ chuyên được đào tạo về kịch. Em nói những sân khấu kịch rất khá của SG như sân khấu nhỏ 5B ngày xưa là cái nôi đào tạo, các nghệ sĩ đời đầu cho đến nay vẫn hoạt động và khó thay thế như ns Thành Lộc, Hồng Vân, Hồng Đào, Hữu Châu, Phước Sang, ... ngày xưa lúc bọn em còn bé tức những năm 1986 đổ ra, kịch nói SG thời bấy giờ kịch bản chính kịch rất xuất sắc, nghệ sĩ diễn nhiều vở kinh điển kể cả những vở chuyển tải từ nước ngoài như Cô gái ngồi trên gốc cây gẫy của Nga, vở Romeo và Juliette, vở Sợi dây đay, Dạ cổ hoài lang, v..v..., giới hoạt động nghệ thuật này lúc đó thổi vào nền kịch nói Sg 1 phong cách riêng, có sự sang trọng lịch lãm, lại có cái bình dân cuốn hút, và những miếng hài tinh tế. Mãi sau này, với sự phong phú của 1 miền đất tứ xứ, xuất hiện thêm mảng hài riêng, rồi dần bành trướng thành cụm từ Kịch nói Saigon vì nó là 1 mảnh đất màu mỡ, có tiếng có tăm, nơi chính thức ra đời 1 ngành kỹ nghệ cho Saigon nói riêng và miền nam nói chung, lúc đó, được đi coi 1 vở kịch, là khá trí thức và có món ăn tinh thần văn hóa độc đáo. Mãi sau này người ta kinh doanh nhiều, giới nghệ sĩ gạo cội mới bung ra xẻ đàn tan lớp mà tự gầy dựng sân khấu riêng, nên mọc ra thật nhiều sân khấu, kịch bản cũng phong phú dần, nhưng theo em, là rất tiếc, lại bị mất đi lớp nghệ sĩ gạo cội từng đứng chung 1 sân khấu tạo nên 1 bức màn nhung tuyệt đẹp của bộ môn kịch nói Sài Gòn 1 thời oanh liệt.

Thúy Nga Paris by night chưa bao giờ có kịch nói thực thụ, họ chỉ dựng 1 tiểu phẩm gọi là góp vui giữa chương trình tạp kỷ ca múa nhạc kịch mà thôi, và vì thế, tiểu phẩm của họ cần có chất hài ko cần nội dung sâu sắc. Còn kịch nói, tức là trong 3 h đồng hồ, ta có mấy phân cảnh kịch trên sân khấu, có lớp có lang đầy đủ, có mở có kết, có 1 nội dung như 1 bộ phim. Vâng ạ bác nói quả ko sai là kịch từ phim mà ra, hoặc ở Pháp đây người nghệ sĩ trên sk họ rất gồng, em xem kịch ở Pháp em ko mấy thích như kịch ở SG hoặc HN mà em từng được xem, tuy nội dung khá hay nhưng có thể do cảm xúc và cách diễn rất gồng em không mấy thích, nhưng em cực thích những màn talkshow ở Pháp, 1 kiểu kịch nói 1 người, họ rất vui, thông minh, 1 mình điều khiển hàng trăm con người dưới sân khấu cười lăn cười bò với cai humour của họ, cái này VN chưa ai làm được, và khó làm lắm, vì cái này đòi hỏi người xem cũng phải có 1 cái đầu có tính hài hước và thông minh đêt hiểu thâm ý hoặc câu từ, ko hề nhảm nhí, tóm lại là kén người xem, mà đã kén khán giả thì khó sống ở đất Việt rồi.

Tiếp theo em nói về cải lương, cải lương có ở miền nam từ rất lâu và từ hát bội chuyển thể. Sau này em thấy miền bắc cũng có cải lương bên cạnh chèo, nhưng đặc biệt bộ môn cải lương chỉ có thể thích hợp chất giọng vùng miền tây nam bộ, ko hiểu phải do nguồn nước ko mà dân miền tây họ ca cái câu mùi mẫn có độ ngọt trong cuống họng, mà ko vùng nào làm được. Ngay cả em dân Saigon giọng chính gốc, ca ko bao giờ ra cái làn hơi cải lương ngọt ngây đó nổi.
Và vì sao cải lương đi len lỏi vào toàn dân miền nam, đó là vì quá bình dân, lại như 1 vẻ lung linh trong đời thường đang cắm mặt mưu sinh, họ cần được nghe kể lại những câu chuyện, cần xem cái gì lấy được lòng ta, và kể cả cần khóc cần cười, nhưng phải thật là bình dân, họ ko cần cao sang trí thức, họ ko cần gồng lên để hiểu, mà phải thật dễ hiểu, cho nên câu từ cải lương chỉ như đang hát lại câu nói, nên hay đùa trước khi chết còn phải ca cải lương chán chê khóc 1 lít nước mắt rồi mới gục xuống đó, là vì họ trải ra thành lời ca cái điều họ muốn nói. Cải lương thời hoàng kim thật sự rất hay, năm em còn bé, được đi sân khấu Trần Hữu Trang coi vở cải lương thiệt tình sung sướng, thấy nghệ sĩ đẹp lung linh trên sân khấu sao mà gần quá, mà nghe cái giọng live nó mùi mẫn ngọt ngây cuốn lắm, cái này do văn hóa trong nam họ xong đồng xong áng là họ ngồi đó ca mấy câu nghe đốt ruột đốt gan mà ra, hơn nữa các loại nhạc cụ dân tộc của ta kiểu đờn dây, đờn tranh, đờn bà à đàn tì bà hì hì rồi phím rồi phách lách cách thì lại rat thích hợp với kiểu ca kéo dài hơi ỉ ôi như cải lương, chứ lại ko thể dùng đờn dây mà đệm cho hát bolero chẳng hạn.
Sau này mọi thứ nhanh dần lên, cải lương mới đi vô ngõ cụt, chứ thời em bé, còn có cả đoàn đồng ấu bạch long mà bọn con nít chúng em nô nức đi coi, hoặc là các nghệ sĩ nhí đó 1 thời rất nổi tiếng, vì còn bé tí mà hơi ca dài thiệt dài, ngọt thiệt ngọt (có thể kể đến như Trinh Trinh, Bảo Trân, là con cái của các ns nổi tiếng gạo cội trong giới cải lương như ns Thanh Tòng)
Hơn nữa, cải lương có cái hồn khá bảnh, vì có vũ đạo đẹp, ko như hát bội quá lên với kiểu trang trí mặt mũi, hay là kiểu hát hơi khó nghe, cải lương có kiểu trang điểm mặt bình thường, thậm chí đẹp, phục trang ko quá lòe loẹt, mà khi diễn các vở anh hùng, mỹ nhân, hay là kể về truyền thuyết dân tộc hào hùng như các vở Tiếng trống Mê Linh, Kiều, xử án Phi Giao, ... những vở đó đòi hỏi vũ đạo hào hùng, đôi khi người xem nổi gết gai ốc vì quá thiêng liêng, cũng do vũ đạo và tiếng ca vút cao mà ra cả.
Còn những vở đời thường lấy đi bao nước mắt của khán giả thì như bước ra từ tiểu thuyết như Đời cô Lựu (đạn hihi), áo cưới trước cổng chùa, Tiếng hạc trong trăng,...., đều như kể lại cho khán giả nghe về những câu chuyện trong tiểu thuyết dân gian, nó bình dân như thế, mới dễ đi vào lòng người như thế.

Cá nhân em, thích cả cải lương lẫn kịch nói của miền nam, riêng miền bắc em thích chính kịch như của Lưu Quang Vũ, có những vở xem xong thấm, và em thấy nghệ sĩ phía bắc đẹp, em nhớ rât nhieu nghệ sĩ đẹp tuy giờ già họ chuyển qua đóng phim hết, nhưng với em, họ ở trên sân khấu mới là đất thiêng của họ, họ đẹp trong các vai diễn, mà sau này, tiếc là, chả còn kịch bản nào đủ đẹp để tôn vinh họ.
*


Nhiều nghệ sĩ kịch miền bắc đi đóng phim từ trẻ như Chí Trung, Đức Trung, Thu Hà, Lan Hương, etc đấy thôi.
Tôi xem kịch và cải lương hồi còn bé tí, xem mà chả hiểu gì nhưng vẫn thấy hay, mới lớn thì Tây học nên không được xem mấy nữa
Kịch miền bắc vẫn nhớ những vở Ông không phải là bố tôi, hồn Trương Ba da hàng thịt, tin ở hoa hồng, Đời Cười, etc.
Cải lương miền Nam thì vẫn nhớ Thanh Tòng, Minh Vương, Lệ Thuỷ, Thoại Mỹ, Thang Sang, etc. với các vở Đường gươm Nguyên Bá, Người phu khiêng kiệu cười, Thiên Kiều công chúa, Mạnh Lệ Quân (và phần sau Con gái Mạnh Lệ Quân, gọi là xử án Phi Giao), Tiếng hạc trong trăng, và nhiều vở nữa không nhớ tên nhưng vẫn nhớ nội dung chính, etc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 10 2021, 08:48 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
biendep
post Jul 11 2021, 04:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Hay té ghế do cười vật vã
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 2.873
Tham gia từ: 14-November 03
Đến từ: chi bộ Ba Lê
Thành viên thứ: 1.293

Tiền mặt hiện có : 107.365$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bác Lãng xem nhiều phết nhỉ. Em thích vở Xử Án Phi Giao phiên bản Ngọc Huyền ( với nghệ sĩ gì đẹp trai lắm ko phải Kim Tử Long, em quên tên) vở đó diễn trên đài truyền hình, thu live, ôi khúc cuối lúc xử án đỉnh của chóp tới giờ e cũng còn nhớ bài vũ bài ca, hồi đó em thuộc luôn, đó mấy vở vậy coi mới hiểu sao mà cải lương sống trong lòng khán giả ha, nhiều trích đoạn coi nổi gai ốc vì hay.
Mà nghe nghệ sĩ dài hơi ca 1 trường đoạn họ ko ngắt hơi ấy, nghe muốn nín thở luôn.
À vâng đúng rồi nghệ sĩ sân khấu miền bắc phần nhiều họ đi đóng phim, em nghĩ vì sân khấu Bắc cũng khó nuôi sống họ, ko xông xênh như sk miền nam, nhưng nhờ vậy ta có những diễn viên điện ảnh trở thành huyền thoại, như Thu Hà là 1 vd, cũng nhờ đóng phim mà điện ảnh VN có 1 nhan sắc thuần Việt mặn mà dịu dàng đúng kiểu con gái VN đẹp đằm thắm. À em vừa xem bộ phim truyền hình Hướng dương ngược nắng có Thu Hà quay lại phim ảnh, chị ấy đã cao tuổi nhiều sau hình ảnh Lá Ngọc cành vàng ngày xưa em còn xem phim đen trắng, nhưng vẫn thần thái lắm, chất giọng chuẩn Bắc nghe rõ là hay.
Em nhớ kịch bắc em thích là Tôi và chúng Ta, có 1 nghệ sĩ nam chính rất đẹp trai mà giờ em ko còn nhớ tên vì lúc xem em còn bé, kịch HN có cái classic academy cuốn hút khác với kịch SG, do nghệ sĩ đẹp là 1, mà do giọng nói phong cách đằm, à trừ những cái hài lố thì giọng bắc hơi chua và đanh đá so với hài giọng nam, chứ đúng ra kịch nói cần cái thanh chuẩn nghe nó mới sướng tai.
Cũng thế mà trong nam ta nghe giọng miền nam chuẩn như của ns Thành Lộc Hữu Châu ... thì ta nghe cũng sướng tai là vì thế. Cái thanh âm đóng vai trò truyền tải lớn trong vở kịch mà.


--------------------
Bình yên để sóng nâng niu bờ, chờ nghe tình vỗ lên tim mình ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 11 2021, 06:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(biendep @ Jul 10 2021, 09:07 PM)
Bác Lãng xem nhiều phết nhỉ. Em thích vở Xử Án Phi Giao phiên bản Ngọc Huyền ( với nghệ sĩ gì đẹp trai lắm ko phải Kim Tử Long, em quên tên) vở đó diễn trên đài truyền hình, thu live, ôi khúc cuối lúc xử án đỉnh của chóp tới giờ e cũng còn nhớ bài vũ bài ca, hồi đó em thuộc luôn, đó mấy vở vậy coi mới hiểu sao mà cải lương sống trong lòng khán giả ha, nhiều trích đoạn coi nổi gai ốc vì hay.
Mà nghe nghệ sĩ dài hơi ca 1 trường đoạn họ ko ngắt hơi ấy, nghe muốn nín thở luôn.
À vâng đúng rồi nghệ sĩ sân khấu miền bắc phần nhiều họ đi đóng phim, em nghĩ vì sân khấu Bắc cũng khó nuôi sống họ, ko xông xênh như sk miền nam, nhưng nhờ vậy ta có những diễn viên điện ảnh trở thành huyền thoại, như Thu Hà là 1 vd, cũng nhờ đóng phim mà điện ảnh VN có 1 nhan sắc thuần Việt mặn mà dịu dàng đúng kiểu con gái VN đẹp đằm thắm. À em vừa xem bộ phim truyền hình Hướng dương ngược nắng có Thu Hà quay lại phim ảnh, chị ấy đã cao tuổi nhiều sau hình ảnh Lá Ngọc cành vàng ngày xưa em còn xem phim đen trắng, nhưng vẫn thần thái lắm, chất giọng chuẩn Bắc nghe rõ là hay.
Em nhớ kịch bắc em thích là Tôi và chúng Ta, có 1 nghệ sĩ nam chính rất đẹp trai mà giờ em ko còn nhớ tên vì lúc xem em còn bé, kịch HN có cái classic academy cuốn hút khác với kịch SG, do nghệ sĩ đẹp là 1, mà do giọng nói phong cách đằm, à trừ những cái hài lố thì giọng bắc hơi chua và đanh đá so với hài giọng nam, chứ đúng ra kịch nói cần cái thanh chuẩn nghe nó mới sướng tai.
Cũng thế mà trong nam ta nghe giọng miền nam chuẩn như của ns Thành Lộc Hữu Châu ... thì ta nghe cũng sướng tai là vì thế. Cái thanh âm đóng vai trò truyền tải lớn trong vở kịch mà.
*


Tôi và chúng ta là Hoàng Dũng và Hoàng Cúc đóng, cũng là những diễn viên nổi tiếng. Chắc Biendep cũng xem Người Phán Xử? hay hơn nhiều so với Hướng Dương Ngược Nắng đầu voi đuôi chuột và nhiều cái phi lý (tôi xem chẳng qua vì cặp Hồng Đăng Hồng Diễm, và Hồng Đăng cũng công tác ở nhà hát kịch Hà Nội)

Bác Phó, kịch có từ thời Hy Lạp và La Mã, không phải Pháp là thuỷ tổ


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC