Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tiếp Cận Nhạc Hiện đại, modern classic

x
post Aug 18 2005, 08:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Vầng, vậy là sau 3 năm kể từ cái topic "tiếp cận nhạc cổ điển" ra đời để cùng với dân làng ta giúp nhau bước vào thế giới của âm nhạc cổ điển- nhưng 3 năm cũng tạm đủ lâu rồi- với bao nhiêu là mỹ tính từ ca ngợi các nhạc sĩ cổ điển thiên tài, các nghệ sĩ biểu diễn tài năng đến phát chán (ngấy devil2.gif )- nay em lại mở tiếp topic "tiếp cận nhạc hiện đại" để chúng ta giúp nhau bước vào thế giới của âm nhạc hiện đại- gọi là thỉnh thoảng đổi món cho nó đỡ phát tởm vì cứ phải ợ lên nhai đi nhai lại như con bò devil2.gif.
Nói dai nói dài cũng phải nói thật là kiến thức của em bằng con giun đất, nhạc lý bập bõm cho nên mở chủ đề này là để cùng học, không phải để cùng khoe scared.gif . Với nhạc cổ điển- nói chung vì tính nặng về biểu tượng nội dung của nó- người nghe có thể không biết nhạc lý vẫn cảm được khá nhiều, nhưng với nhạc hiện đại- sau vài năm chập chững- em nghĩ là nếu không biết nhạc lý và không có người trợ giúp phân tích tác phẩm (cả về nhạc lý lẫn tư tưởng) cẩn thận, thì sẽ khó mà cảm được gì hay ho. Như hôm nọ gửi bộ Webern lên, em cũng muốn kiếm được tổng phổ (Partitur) của nó gửi kèm lên để các bác ngồi xem tổng phổ phân tích, nhưng tiếc là em chưa kiếm được. Và kết quả rõ ràng là nó trở nên rất khó nghe, khó theo dõi. Vậy mong các bác cùng tham gia trao đổi cho nó vui. Trách luôn bác nào có kiến thức nhạc lý, cũng nghe nhạc cổ điển- hiện đại, có vào box này đọc, mà không tham gia chỉ bảo cho anh em dân làng, thì là con bò. shuriken.gif Vầng em tạm vậy đã, để bắt đầu.



--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 18 2005, 08:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Gửi bác tào_lao (tiếp trong topic về download nhạc cổ điển): nhà em nghĩ là Schoenberg khá dễ nghe vì 3 giai đoạn đời ông này đã có tới 2 giai đoạn là tonal rồi. Nhất là giai đoạn đầu là giai đoạn hậu Brahms, Wagner. Tương truyền rằng nguyên nhân làm cho Schoenberg chán viết tonal sáng tạo ra atonal là vì hồi đó nhạc ông ấy viết ra đã tương đương (hoặc hay hơn scared.gif ) cả Wagner, nên chả còn gì để viết tiếp với tonal. Khi được hỏi "ông hâm mộ nhạc sĩ nào nhất?" Schoenberg còn nói rằng: "tôi hâm mộ tôi nhất!"
Về sau giai đoạn cuối đời Schoenberg ở Mỹ - John Cage cũng đến học với Schoenberg một thời gian (những năm 43-45 gì đó). Về sau người ta hỏi Schoenberg là trong số các học trò của ông ở Mỹ, ai là người đáng chú ý nhất. Schoenberg nói rằng:"John Cage là người đáng chú ý nhất, nhưng không phải với tư cách một nhạc sĩ, mà với tư cách một nhà phát minh" Jumpy.gif

Tác phẩm đáng chú ý nhất của John Cage có lẽ là bộ "Music of Changes" scared.gif (mô phỏng Kinh Dịch của Tàu!). Em đã có đĩa này cách đây 5 năm, ngồi đọc review để hiểu tại sao lão ấy viết 4 phần quái đản thế rồi mở mồm bảo rằng lão ấy mô phỏng Kinh Dịch, nhưng tiếc là đến giờ vẫn chưa hiểu. blushing.gif

Boulez viết nhạc cũng quái đản, nhưng vẫn có hơi hướng "french" nên vẫn còn sự lịch lãm, trong trẻo nhất định. Tay Đức trùm điện tử là Karlheinz Stockhausen thì thôi rồi là quái thai. Stockhausen- vì là người Đức, cộng thêm có cái tên nghe rất kêu đặc Đức (đọc là Khan-rờ-lờ-Hai-in-sờ Sờ-tốc-khờ-hau-sền) nên vẫn có sẵn cái gọi là "a priori" so với các nhạc sĩ của các nước khác. Vì thế Stockhausen được bọn hâm mộ gọi là Beethoven của thế kỷ 20, và được chú ý lâu dài hơn nhiều người khác. Nếu John Cage vốn là cái bung xung của sự tranh cãi rằng:"liệu ông ấy là một nhạc sĩ thiên tài hay chỉ là một nghệ sĩ quái đản (chứ không phải nhạc sĩ)" thì Stockhausen là dạng được các fan hâm mộ phong thánh, còn bọn không thích coi là nhảm nhí.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 18 2005, 08:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Kể qua một tác phẩm của Stockhausen cho các bác nghe cho vui: Năm 1992 Stockhausen nhận được điện của một vị giáo sư tại Salzburg đặt viết một tứ tấu đàn dây để tứ tấu Artitis trình diễn năm 1994 tại nhạc hội Salzburg. Stockhausen kể lại là: "lúc đó tôi chưa bao giờ viết tứ tấu cả, và tôi cũng chưa bao giờ viết cái gì tuân theo cách bố trí giàn nhạc truyền thống, mà tôi cũng chỉ muốn viết và bố trí theo cách của tôi. Một đêm nằm ngủ, tôi nằm mơ thấy nhạc của mình được chơi trên máy bay trực thăng- vì tiếng cánh quạt máy bay trực thăng nghe rất hay và hợp với tiếng các nhạc cụ cổ điển sp_ike.gif. Thế là tỉnh dậy tôi mong muốn được viết một bản tứ tấu với bộ dây cổ điển chơi trên máy bay trực thăng scared.gif. Cuối cùng tác phẩm được quyết định phải được trình tấu như sau:
"1. 2 violin, 1 viola, 1 cello mỗi người chơi trên một cái máy bay trực thăng. Cần có thêm 4 kỹ sư điện tử (kiểu DJ) để trộn tiếng ngồi kèm với nhạc công." scared.gif
"2. Cần có 3 microphone cho mỗi máy bay trực thăng. 1 để thu tiếng nhạc công chơi, một để thu tiếng cánh quạt máy bay kêu, 1 để cho 1 DJ trộn tiếng." scared.gif
"3. Cần có 4 loa cực lớn và 2 kênh phát- thu sóng khổng lồ để thu tiếng trực tiếp từ trên trực thăng xuống và phát cho khán giả nghe." scared.gif
Stockhausen viết trong năm 93 xong- bản nhạc dài tổng cộng khoảng 32 phút. Khi Stockhausen gọi điện cho vị giáo sư ở Salzburg kia- vị giáo sư đã bất ngờ đồng ý sẽ cố gắng cho trình tấu bản "Helicopter Quartet" này tại đại hội âm nhạc Salzburg vào năm sau đó. Mọi việc tiến hành khá suôn sẻ- ban tổ chức đã liên lạc với quân đội để mượn trực thăng và lính lái trực thăng, rồi liên lạc với 2 đài truyền hình lớn để thuê loa và 2 kênh thu phát cần thiết. Tuy nhiên - kết quả là buổi công diễn đã không thể được tiến hành bởi đảng Xanh (đảng Grüne - chuyên bảo vệ môi trường- đảng đang liên minh cầm quyền- khá mạnh ở Đức) đã lên án kế hoạch trình diễn điên rồ này là "phá hoại môi trường - gây ồn ảo, ảnh hưởng đến thiên nhiên" và vì thế 2 hãng truyền hình đã hô giá lên trời để ban tổ chức không tài nào thuê nổi 2 kênh thu phát.
Stockhausen sau đó đã gọi điện cho một nhà sản xuất đạo diễn âm nhạc Hà Lan- người vốn có quan hệ khá tốt với ông ấy (và có lẽ là rất hâm mộ Stockhausen). Ông đạo diễn người Hà Lan nghe xong chuyện, không nói gì ngay. Mấy tháng sau Stockhausen nhận được tin báo rằng mọi thứ đã được chuẩn bị xong, để bản tứ tấu "Helicopter" này sẽ được công diễn đúng như mơ ước của Stockhausen tại Hà Lan.
Và ngày đó cũng đã đến- bản nhạc được công diễn tại một địa điểm rộng lớn tại Hà Lan với khá đông công chúng. Stockhausen lên phát biểu - trong khi 4 máy bay trực thăng từ từ cất cánh lên [tất cả đều được thu lại trong CD 1 của album "Helicopter quartet"] rồi là bản nhạc bắt đầu. Âm thanh mà tớ đã nghe thấy qua Cd 1 này là tiếng cánh quạt máy bay trực thăng rất to, cùng với tiếng đàn chủ yếu là đơn âm [ví dụ La-La-La-La-La ...] cùng với tiếng méo do được trộn bởi DJ và tiếng ồn ào có lẽ là của gió và không khí. Nói chung rất khó nghe thấy bất cứ một nốt nào có giai điệu và trong trẻo rõ ràng của bộ đàn dây. Sau mấy chục phút, 4 trực thăng hạ cánh, Stockhausen lên phát biểu, khán giả vỗ tay ầm ầm devil2.gif rồi mọi thứ kết thúc.
Trong đĩa CD 2- thu lại bản Helicopter quartet trong phòng thu- cũng được thu bởi tứ tấu Artitis - Stockhausen trộn tiếng máy bay trực thăng và mix sau- kết quả là tổng cộng bản nhạc dài 32 phút- chia làm 3 phần, khoảng 100 takt ngắn tổng cộng- và ở Cd 2 này chúng ta mới có thể nghe thấy "âm nhạc" một cách rõ ràng do tiếng máy bay trực thăng và tiếng ồn không lấn hết tiếng đàn nữa. Nói chung nó còn minimal hơn cả bọn Tối giản với phần lớn các takt là đơn âm kiểu La-La-La-La-La hay Si-Si-Si-Si-Si-Si ... chỉ thỉnh thoảng mới có một hai nốt khác đi chèn giữa như để đổi bè.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 18 2005, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Bác X kể vụ Tứ tấu máy bay trực thăng của Stockhausen nghe ớn quá, tui hình dung chắc là nghe ông này chắc tui ngủ khò vì bữa nay nghe Tứ tấu dây của một cha xưa lơ xưa lắc như Bela Batok làm tui cứ nhớ kỉ niệm êm đếm thời thơ ấu mỗi lần tui đi coi thiến heo nghe éc éc (cũng ngọt ngào ác liệt dữ), cũng như có lần tui nghe thằng bạn tui nghe live Tứ tấu dây của Stravinsky nó chửi : nhạc gì mà nghe dở quá. Tui ngôi kế bên im re, nói thiệt cũng hổng thấy hay nên đành cười trừ vì cũng hổng dám chê dở. Tui biết cha bạn tui hổng biết đến cha Stravinsky là ai, còn tui thì có nghe danh cha này cũng thuộc cỡ 'tôn sư' mà hổng lẽ nhạc dở (chê bậy quê chết với thiện hạ). Ấy vậy mà, hay thì tui cũng hổng thấy đâu, dở cũng hổng chỉ ra được, đành 'kính nhi viễn chi', bình chân như vạy. Cái thái độ đó, coi vậy, chứ cũng nói rộng ra áp dung được (để khỏi quê) khi nghe nhiều ông hiện đại à nghen.

Nhắc đến nhạc hay văn hóa hiện đại, người ta dễ lơ tơ mơ lọt vào cái ma trận thuật ngữ vì vốn dĩ đây là thời rất giỏi sản sinh ra lí thuyết,chủ nghĩa: đó là thời của -ism: Impressionism và Symbolism(chủ nghĩa ấn tượng và tượng trưng), Expressionism ( Chủ nghĩa biểu hiện), Minimalism (chủ nghĩa tối giản), Postmodernism (Chủ nghĩa hậu hiện đại), Neoromanticism( Chủ nghĩa tân lãng mạn), Neoclassism (Chủ nghĩa tân cổ điển) v.v. Riêng bên nhạc thì lại có nhiều rất nhiều từ thời thượng khác: Atonality (Phi chủ âm), Serialism (Nhạc chuỗi), Chance hay Experimental music (Nhạc ngẫu nhiên hay nhạc thí nghiệm), Art music (Nhạc nghệ thuật). Mà tui thấy nổi lên nhất là cái từ rất thời thượng Postmodernism- Hậu hiện đại. Tui vô 1 tiệm dĩa ở VN mua dĩa, nghe thấy cái nhạc ngồ ngộ hỏi ông chủ nhạc gì, ổng nói : nhạc hậu hiện đại đó anh, rùi ổng giới thiệu 1 tràn: Boulez, Glass, Stockhausen gì ổng cũng nói là Hậu hiện đại (hay nhạc hiện đại) đó anh, anh nghe cho biết. Úi thui, tui nghe rùi chỉ cười trừ. Cứ cái đà này, cứ ông nào sinh sau đẻ muộn thì ông chủ quán cũng cho thành hậu hiện đại hết.

Chủ nghĩa hậu hiện đại là cái giống chi vậy mà gây nên cái 'mode', cứ ông nào nói được nhiều từ thời thượng kiểu kiểu vậy (như nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật sắp đặt) thì mới xứng danh có hiểu biết mà thiệt ra cái bản chất, cái cốt lõi của mấy từ đó là cái chi chi lại không hề quan tâm. Tất nhiên là dân 'lúa' như tui thì cũng hổng dám nói mấy chuyện cao siêu của mấy cha trí thức, chỉ thấy ngứa miệng vì thấy thiên hạ đắm đuối cái vụ hậu hiện đại quá nên nói mà chơi. Trước khi bàn về Chủ nghĩa hậu hiện đại trong nhạc thì hãy bàn tới cái Chủ nghĩa hậu hiện đại chung chung hay Chủ nghĩa hiện đại là gì đã. Nhắc đến chủ nghĩa hiện đại trong nhạc phải nhắc đến một số trào lưu nên tàng (tới những năm 60-70) của nó:

1) Chủ nghĩa ấn tượng ( Impressionism): thống soái là Debussy, cùng bạn đồng hương trẻ tuổi hơn là Ravel
2) Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism), Serialism (Nhạc chuỗi), Chủ nghĩa trừu tượng, Trường phái Viên thứ 2 (The Second Viennese School): bộ 3 Schoenberg, Webern, Berg
3) Chủ nghĩa tân cổ điển (Neoclassism): chủ soái là Stravinsky cùng là người chủ trương nhạc nghệ thuật (art music)
4) Chủ nghĩa tân lãng mạn (Neoromanticism): là một sự nối dài của âm nhạc lãng mạn với một lượng đông đảo các nhà soạn nhạc. Đáng kể có Bela Bartok, Prokofiev, Shostakovich, Rachmaninov
5) Chủ nghĩa tối giản (Minimalsism): Glass, Reich, John Adam v.v.

Đó là 5 trào lưu lớn nhất của âm nhạc phân theo chủ nghĩa hiện đại (Modernism). Bên cạnh đó, trong âm nhạc hay nghệ thuật trong thế kỷ 20 luôn luôn tồn tại một trào lưu gọi là Avant Garde, tức Trào lưu tiên phong hay tiên về. Chúng ta nên hiểu rằng trào lưu này nhấn mạnh đến những cách tân mang tính đột phá hơn là một chủ nghĩa (có chủ trương) hay một giai đoạn. VD như âm nhạc thí nghiệm của John Cage vào những năm 50,60 thì được gọi là Avant Garde thế nhưng nói nó là Avant Garde của thời nay thì rõ ràng là không thích hợp. Ngoài ra, nữa sau thế kỉ 20 còn có một số trào lưu khác như âm nhạc điện tử, quotations (trích dẫn nhạc liệu), jazz-ínpired (cảm hứng từ Jazz), âm nhạc ngoại lai (như đến từ Đông Á), trường phái Ba Lan (những năm 60) v.v.

Nếu kể tên vài người có ảnh hưởng nhất cho dễ thuộc dễ nhớ kiểu như để biết 'who is who' thì nôm na rằng: giai đoạn trước chiến tranh thế giới 2 có 3 người khổng lồ Schoenberg, Stravinsky và Bartok, chuyển tiếp có Jogn Cage và sau chiến tranh có Boulez, Stockhausen (nghe đồn). Hi vọng đây là một bài 'điểm danh' để cung cấp một cái nhìn sơ lược về trào lưu, soạn nhạc gia của âm nhạc hiện đại.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 18 2005, 11:58 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 19 2005, 09:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Một số bài báo về âm nhạc hiện đại:

1) Cách tân hay cải cách: chủ ngĩa hậu hiện đại chẳng có gì mới của Bruce Adolphe
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3471&rb=0206
Bản chất và nguồn gốc của chủ nghĩa hậu-hiện đại âm nhạc của Jonathan D. Kramer
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1270&rb=0206

2) Nhạc Nghệ thuật là gì? của Orlando Jacinto Garcia
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3038&rb=0206

3) Igor Stravinsky của Jonathan Cross
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2573&rb=0206

4) Âm nhạc châu Á ngày nay là gì? của Chu Văn Trung
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1278&rb=0206

5) Ðối thoại giả tưởng về âm nhạc thế kỷ 21 của Hoàng Ngọc-Tuấn
http://www.tienve.org/home/music/viewMusic...k&artworkId=817

6) Người ta gọi nó là tiếng ồn — nhưng anh ấy gọi nó là âm nhạc của James, Pence (về John Cage)
http://www.tienve.org/home/music/viewMusic...&artworkId=3704



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 20 2005, 05:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Em nghe bảo Post-modernism là khái niệm chung cho toàn thời hậu thế chiến 2- tức là bọn từ Cage trở đi đã được xếp vào bọn hậu hại điện rồi chứ nhỉ. sp_ike.gif
Stravinsky ngày xưa em cũng không nghe được- nhưng giờ ngon lành rồi- sau khi đã tìm hiểu ít ít về nội dung mấy cái Ballet của ông ấy và xem cái phim "Rhythm is it" của Simon Rattle. scared.gif Em rất là phục bác Stravinsky. baby.gif
Mấy cái bài dịch trong Talawas có bài dịch hay có bài dịch dở và có vẻ như có người dịch cũng không hiểu nhạc của Stravinsky hay Cage nên đọc bậm bõm lắm.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Aug 21 2005, 01:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Có ai mà đi cố nghe nhạc như thế, bác tính làm chiên viên nhạc hay sao? Nhạc rất khó nghe... phải cố... bi giờ nghe đã hiểu chút ít... thumbdown.gif Âm hạc ra đời là một trong những công cụ giải toả bức xúc, giữ lại rung cảm, truyền tải khác vọng devil2.gif . Nghe nhạc là để thư giản, ti`m đến cái hợp ý giữa người nghe và nhạc sĩ, ai lại đi ngượng ép hiểu bao giờ, cu~ng chả biết bác định nghĩa hiểu là thế nào


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 21 2005, 03:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(x @ Aug 20 2005, 05:53 PM)
Em nghe bảo Post-modernism là khái niệm chung cho toàn thời hậu thế chiến 2- tức là bọn từ Cage trở đi đã được xếp vào bọn hậu hại điện rồi chứ nhỉ. sp_ike.gif
*



Một hồ sơ chủ nghĩa hậu hiện đại của Nguyễn Ước
http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=301&rb=0204

Bài của Nguyễn Ước nếu rất nhiều ý liên quan đến Chủ nghĩa hậu hiện đại. Tui chỉ nếu 2 nhận xét: Chủ nghĩa hậu hiện đại vốn không phải là một chủ nghĩa theo đúng nghĩa, đúng hơn nó là một thái độ. Nó cũng không là một thứ 'chủ nghĩa' theo lịch đại.

Tôi e rằng nếu đi sâu vào, lôi kéo các vấn đề lí thuyết liên quan đến chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ càng làm rối mù, nhất là ở đây chỉ ở mức 'tiếp cận nhạc hiện đại'. Thui quay lại chuyên nhạc ' quên đi chủ nghĩa hậu hiện đại và quên John Cage đi' laugh1.gif . Bác X bàn về ông Boulez nghe chơi được không nhỉ?




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 23 2005, 04:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Vầng, em cũng nghĩ khái niệm Hậu Hiện đại chỉ thời đại [từ hậu thế chiến 2] nhiều hơn là chỉ một trường phái nghệ thuật hay triết học cụ thể. Chính vì thế em mới nói bọn Tối giản hay John Cage đều thuộc về hậu hại điện. Vì vậy một số vấn đề mà người ta đang chỉ trích trong nghệ thuật hậu hại điện như :" lộn xộn, thiếu thống nhất, thiếu chủ hướng .v.v." là chỉ trích nhảm nhí- bởi vì cách chỉ trích đó là cách chỉ trích nhắm vào một đối tượng cụ thể. Khi nói về một thời đại [cả trăm năm chẳng hạn]- bao gồm hàng trăm hàng ngàn phong cách trường phái có thể là tương tự hoặc đối lập nhau thì những lời chỉ trích cụ thể như trên là vô nghĩa.

Về bác Boulez em xin kiếu- vì trình em lùn, tuy đã nghe vài CDs nhạc của bác ấy nhưng do chả hiểu gì nên em chịu. Em chỉ có thể đưa ra được một sự so sánh quê mùa thầy bói mù rờ voi là: so với Stockhausen và John Cage, nhạc Boulez vẫn dễ nghe hơn- có thể là do nó có ít nhiều chất Pháp hào nhoáng, sang trọng. Nhưng nói đến chất Pháp cũng có nghĩa là có vẻ như nó ít chiều sâu và sự độc đáo hơn Stockhausen. Nói chung từ xưa đến nay em nghe nhạc Pháp là để ngồi ăn, nhâm nhi rượu chè, tán phét; nhạc Anh là khi đầu óc trống rỗng cần ít âm thanh tưng tửng, nhạc Đức là khi đang ngồi một mình và thật sự trong đầu có tâm sự hay đang suy tư điều gì đó. Đây không phải là em có thành kiến định kiến gì với các ông nhạc sĩ Anh, Pháp đâu nhé- nhưng chả hiểu sao, dù các ông ấy có thần tượng Bach, tôn sùng Beethoven thì nhạc của các ông ấy vẫn đặc Anh đặc Pháp, vẫn không thể sâu như mấy tay Đức được.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 23 2005, 06:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Nhờ bác X upload nhạc của Boulez với Stockhausen cho tui được mở mang.
Nêu vài nhận xét về mấy phái âm nhạc hiện đại:

1) Chủ nghĩa tối giản (CNTG)

CNTG trong nhạc nổi lên từ mấy năm 60-70 và vẫn thịnh tới bây giờ. Chủ nghĩa tối giản nói chung là một trào lưu nòng cốt của chủ nghĩa hiện đại (chứ không phải của chủ nghĩa hậu hiện đại), nổi lên trước đó mấy chục năm từ hội hoạ chủ trương xây dựng tác phẩm hội hoạ từ những hình hình học 'tối giản': hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật....CNTG trong nhạc theo đó cũng xây dựng bản nhạc từ các motif nhỏ (vài nốt) rùi lặp lại hay qua thao tác âm nhạc. Do đó, nghe nhạc tối giản khá 'nhàm', tính thống nhất quá lớn mà tính đa dạng bị lấn át. Tui khoái nghe Beethoven hay Brahms hơn nếu nói theo cách xây dựng motif-thematic này, chẳng hạn như chương 1 bản giao hưởng số 5 của Beethoven hay bản số 1 của Brahms .
user posted image

2) Chủ nghĩa ấn tượng

Nghệ thuật 'Ấn tượng' cũng khởi xuất từ hồi hoạ tạo một 'ấn tượng' sơ bộ cho người thưởng thức hơn là đi sâu vào trình bày (representation). VD như vẽ bình minh thì thay vì vẽ mặt trời chiếu sáng, cây cỏ đẫm sương thì người vẽ lại vẽ một cái mặt trời lung linh huyền ảo, sương mù dày đặc (ý tui đang nói tới bức Sunrise của Monet). Nói túm lại, nghệ thuật ấn tượng tạo một cảm giác lung linh, huyền ảo, mơ hồ về sự vật hơn là tả thực, trình bày chi tiết sự vật đó.

user posted image

Âm nhạc ấn tượng là sao? Cũng tương tự như hội hoa ấn tượng, nghe thứ âm nhạc này cũng cho ta cái cảm giác giống như xem tranh của hội hoạ ấn tượng hay đọc thơ của phái theo thi pháp tượng trưng (dùng nhiều hình ảnh). Vd như trong bản Khúc dạo đầu cho buổi trưa của thần đồng áng của Debussy, ông dùng bộ gỗ rất nhiều để đạt được cái hiệu ứng đó (nghe mấy bài cho dàn nhạc của phái ấn tượng nên để ý bộ gỗ). Và cũng là lần đầu tiên, bộ gỗ 'qua mặt' bộ dây xưa giờ vẫn giữ vai trò nòng cốt, lấn át.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 23 2005, 06:38 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC