Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Tiếp Cận Nhạc Hiện đại, modern classic

tao_lao
post Aug 23 2005, 06:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



3) Chủ nghĩa biểu hiện:

Cũng là một trào lưu khởi xuất từ hội hoạ. Tranh của mấy cha này khá 'xấu' là do phái này lột tả cái sợ hãi, cái vô thức và cái chết (nói chung là mấy cái thấy ghê ghê), có liên quan mật thiết với nghiên cứu của cha Freud.

user posted image

Nhạc của Schoenberg có nhiều bài cho hiệu ứng tương tự. Vd như bài A survivor from Warsaw, op.46 (1947) mách cái chuyện 'sốc' , kí ức ám ảnh của một cha Do Thài sống sót trong đợt tàn sát 6 triệu người của Đức quốc xã.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 23 2005, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



4) Chủ nghĩa tân cổ điển

Chủ nghĩa tân cổ điển trong âm nhạc ở thế kỷ 20 chủ trương quay về với âm nhạc thời cổ điển hay đúng hơn là quay về với Bach, cho nên khẩu hiệu của phái này là 'Back to Bach' (trở về với Bach) nên nó còn gọi là Tân Bach hay Tân baroque. Các biểu hiện của phái này là sử dụng các hình thức soạn tác truyền thống, kích thước dàn nhạc nhỏ, số nhạc cụ ít gần như là dàn nhạc thính phòng (chamber orchestra). So với dàn nhạc cuối thời Lãng mạn với hàng trăm nhạc công thì đây là sự khác biệt, tinh giản đáng kể. Người dẫn đầu của trào lưu này là Stravinsky, với tác phẩm Thánh lễ mùa xuân (The rites of spring) từng gây cơn địa chấn khủng khiếp trong làng nhạc.

Stravinsky còn gắn liền với 1 khái niệm rất hay được nhắc tới, đó là Nhạc nghệ thuật (art music). Khởi thuỷ, Stravinsky sử dụng khá nhiều chất liệu âm nhạc dân gian Nga, đưa nó vào trong sáng tác của mình như muốn tuyên bố với thế giới rằng: âm nhạc không phân biệt xuất thân sang hèn, bình dân hay bác học, miễn là nó 'vì nhạc'. Nhạc nghệ thuật là âm nhạc vì nhạc (music for its sake), sử dụng bất kỳ chất liệu âm nhạc nào, nhạc cụ nào, theo truyền thống nào, thời kỳ nào v.v. miễn là vì cái đẹp của nhạc (hay nói kiểu khác đó là âm nhạc vị âm nhạc, nghệ thuật vị nghệ thuật).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 25 2005, 12:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



5) Âm nhạc thí nghiệm-Ngẫu nhiên (Experimental or Chance music)- John Cage

a) 4 phút 33 giây và ý nghĩa của nó

Nhắc đến Âm nhạc hậu hiện đại người ta lại nhắc đến John Cage với tác phẩm nổi tiểng 4 phút 33 giây. Trong tác phẩm này người trình diễn chỉ việc im lặng trong vòng 4 phút 33 giây. Ô, thế thì dựa vào đâu để nói là đây là một tác phẩm âm nhạc? (bởi lẽ làm gì có thứ âm nhạc nào không có âm thanh). Hiện đại thật, 'mới' thật. Rất nhiều lần tui nghe nhiều người nói về John Cage cũng như bản 4 phút 33 giây của ông với những từ ngữ 'mới' mẻ, cỗ vũ như vậy. Thế nhưng bài nhạc đó có ý nghĩa, mục đích gì hay không có ý nghĩa, mục đích gì hết ngoài để gây sốc cho khán giả? Nói theo một nghĩa nào đó, bản 4'33'' vẫn là một tác phẩm âm nhạc vì có người định nghĩa âm nhạc là nghệ thuật sắp đặt âm thanh theo trục thời gian. Trong bản nhạc này thời gian có, còn âm thành thì chính là âm thanh môi trường trình diễn ngay tức thời hoặc nói theo nghĩa rộng im lặng cũng có vai trò tương đương như âm thanh. Từ đó đã gợi mở nhiều vấn đề:

1) Ý nghĩa của im lặng

Riêng nói về Im lặng, John Cage có lẽ là một cao thủ, viết hẳn 1 quyển sách về Silence, cũng như có nghiên cứu Thiền Tông, Triết học Ấn Độ mà tui nêu ra đây chỉ là gợi ý lặt vặt.

2) Âm thanh môi trường biểu diễn

Về sau cũng có người bắt chước, VD như từ mô tả của bác X bản Tứ tấu dây với trực thăng của Stockhausen, tui đoán dùng trực thăng cũng là một dạng của sử dụng âm thanh môi trường.

3) Tính ngẫu nhiên-Sự tham dự của khán giả trong quá trình soạn tác và biểu diễn

Không ai đoán trước tác phẩm sẽ như thế nào, kể cả người soạn ra nó. Một tiếng ho của khán giả cũng là một phần trong tác phẩm. Khản giả có vai trò chủ động, cùng tương tác với 'tác giả' để tạo thành bản nhạc. Điều này cũng tương tư như Siêu tiểu thuyết (hypernovel) trong văn chương dùng các hypertext, hyperlink v.v. Bởi nét ngẫu nhiên tương đồng đó nên nghệ thuật ngẫu nhiên thường được xem là một đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đai.

Tính ngẫu nhiên còn áp dụng cho việc chọn lựa nhạc cụ, nốt nhạc, giai điệu v.v. trong quá trình soạn tác âm nhạc nhẫu nhiên. VD như John Cage soạn Imaginary landscapes dùng ngẫu nhiên các sóng radio (cũng là một 'tác phẩm' nổi tiếng khác của Cage).

Mục đích của John Cage khi soạn bản nhạc này, như ông phát biểu, là để cho người ta 'thức' tỉnh, ý thức hơn về âm thanh của môi trường xung quanh, bởi không phải chi có âm thanh chúng ta nghe mới mang lại niềm vui mà còn cả âm thanh môi trường và ngay cả...im lặng.

Do đó mà bản nhạc mang cái giá trị 'tư tưởng' nhiều hơn là giá trị âm nhạc. Và cũng bởi lẽ đó thưởng nảy sinh ra một hiểu lầm nghiêm trọng đối với trường hợp của John Cage: đó là người ta thường xem ông là một triết gia âm nhạc hơn là một soạn nhạc gia. John Cage soạn nhạc chỗ nào hay soạn như thế nào? Trả lời cho thấu đáo và nghiêm túc về âm nhạc của John Cage là một chuyện chẳng hề dễ dàng (dù nhiều người nghe tiếng Cage, nghe nói nhạc Cage nhưng ít người xem nó là 'nghiêm túc'). Một quyển rất hay đề cập khá thấu đáo nhạc John Cage là The music of John Cage của Jame Pritchett (NXB Đại học Cambridge).

b) Prepared piano

Là một phát minh quan trọng của John Cage đã biến cây dương cầm thành một dàn nhạc percussion. Cũng cần nói thêm, background của Cage là nhạc cụ percussion, sau khi học với Schoenberg 2 năm thì thật thất vọng khi Schoenberg nhận xét rằng Cage không hề 'cảm giác' được tonal music một chút gì.

user posted image

Cage viết nhiều nhạc sử dụng cái prepared piano này (và nhiều nhạc sĩ khác cũng sử dụng phát minh này của ông), trong đó có 1 bản concerto, sonatas and interlures (trên cảm hứng từ những gì ông học trong triết học Ấn Độ) rất nổi tiếng.







User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Aug 25 2005, 06:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Ý kiến của bác tao_lao về bản 4'33" rất đúng ý em. Hôm nọ có ông bạn không biết gì về nhạc cổ điển nhạc hiện đại, nhưng lại là người rất chịu khó đọc sách và tìm hiểu đến nhà em chơi. Ông bạn em muốn nghe thử cái "Music of changes" của John Cage vì có đọc và biết nó mô phỏng Kinh Dịch (mặc dù anh ấy cũng chưa đọc Kinh Dịch) nên em bật cho nghe. Lúc sau nói chuyện về John Cage anh ấy có nhắc đến chuyện bản 4'33" và ý kiến của em cũng giống hệt bài bác tao_lao vừa gửi lên: khán giả mới là những nhạc công/nhạc sĩ bất đắc dĩ của bản nhạc đó, và bản nhạc đó, vì thế, bị/được thay đổi theo mỗi lần nó được công diễn. John Cage tạo lên qua bản nhạc đó một bầu không khí, một trạng thái, chứ không phải là một bản nhạc. Ngoài ra ông ấy cũng coi sự im lặng là một chuỗi âm thanh, thể hiện được mọi trạng thái của âm thanh và nhịp điệu [vì không có nhịp điệu và âm thanh gì cả!! scared.gif ].


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 26 2005, 12:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Bác X upload giùm cái Music of Changes của John Cage lên với, nếu bác co sonatas and interlures, Williams Mix, Ten thoudsand things (Vạn vật) thì upload lên luôn nhé, tui nghe nói về mấy cái này từ lâu mà chưa biết kiếm ở đâu để nghe.

Anh Milou thì biệt tăm. Nhạc hiện đại mà tui nghe phần lớn đều nhờ anh Milou upload bên TTVNOL, qua đây thì chẳng thấy anh Milou upload nữa, buồn ghê cry1.gif .

Ông John Cage có 1 ý niệm về âm thanh (sound hay silence) khá thú vị, đó là 'ném âm thanh vào im lặng' (throwing sounds into silence), cung cấp cho âm thanh 1 'đời sống': tạo ra nó rùi để nó lan truyền trong không gian và 'sống' đời sống của nó và chết đi. Quan niệm này về âm thanh hay những khoảng lặng phải nói là khá tân kỳ.

Âm nhạc thí nghiệm phải nói là khá hỗn loạn (chaos), bất định và âm nhạc chuỗi cũng khá là vô trật tự. Dù là nhạc chuỗi chủ trương tổ chức mở rộng cao độ, nhịp độ, cường độ v.v. theo lí thuyết 12 cung ban đầu của Schoenberg, có vẻ như nó khá 'khoa học' và logic, trật tự nhưng trong thực tế thưởng thức bản nhạc thì nó tỏ ra khá vô trật tự. Bởi lẽ đó mà âm nhạc tối giản những năm 60-70 thường được xem là một sự phản kháng đối với sự bành trướng của âm nhạc thí nghiệm và nhạc chuỗi.

Một trào lưu khác cũng khá mạnh mẽ của nhạc hiện đại là những ảnh hưởng của nhạc jazz.

6) Nhạc cảm hứng từ Jazz (Jazz- inspired music)

Nhạc Jazz nổi lên và lớn mạnh tại Mỹ vào những năm 1920s. Nhiều nhà soạn nhạc Mĩ đã tìm cách đưa nhạc Jazz vào nhạc cổ điển, nổi bật có Gershwin, Grant Still hay Copland. Họ đưa nhịp điệu ( syncopation), nhạc liệu, hay âm sắc (như saxophone) v.v. vào trong nhạc cổ điển, tạo nên nhiều bản nhạc khá 'giật' và rất 'Mỹ'. Vd như bản Rhasody in Blue (1924) cua Gershwin, Afro-American symphony của Still hay Appalachian Spring của Copland.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 30 2005, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Một bảng đối chiếu về độ khó nghe của các tác giả, tác phẩm nhạc hiện đại:

http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/bant...2005/08/480229/

Bài của Hữu Trịnh:

Các trào lưu trong âm nhạc hiện đại:
http://www.giaidieuxanh.vietnamnet.vn/bant.../2004/01/46199/
Về Serialism:
http://www.giaidieuxanh.com.vn/thuongthuca.../2004/01/44440/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 30 2005, 05:43 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Sep 4 2005, 05:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



7) Ba nhà soạn nhạc Đông Á:

Có ba nhà soạn nhạc Đông Á rất đáng chú ý trong làng nhạc nghệ thuật thế kỷ 20 là: Vũ Mãn Triệt (Toru Takemitsu) người Nhật, Chu Văn Chung (Wen-chung Chou) và Đàm Thuẫn (Tan Dun) người TQ. Được thụ huấn và sử dụng lí thuyết nhạc phương Tây, nhưng cả ba như đem lại làn sinh khí mới mẽ bởi sự thể nhập với các giá trị âm nhạc phuơng Đông.

Đàm Thuẫn là người viết nhạc phim Ngoạ hổ tàng long, Giao hưởng Thiên địa nhân 1997 (1997, nhân Hồng Kông được trả về TQ), Lễ cúng ma (Ghost opera)v.v. Nhạc của ông thuộc loại dể nghe, hồi sinh tiên John Cage đã từng hết lời khen ngợi. Thấy trên web nói đến nhiều tác phẩm khác của Đàm Thuẫn nhưng tui chỉ mới nghe mấy cái kể trên. Tuyệt vời! Vũ Mãn Triệt nghe nói viết rất nhiều nhạc phim, tui chỉ có nghe mấy tác phẩm, ở bên TTVNOL hiện đang share 1 album:
http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-20.ttvn

Chu Văn Trung thì chỉ nghe nói qua bài báo Âm nhạc châu Á ngày nay là gì? trên talawas:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php...&rb=0206&von=40

Một số nhạc phẩm của Chu Văn-trung:

Landscape [Sơn thuỷ] (orchestra) 1949;
All in the Spring Wind [Xuân phong] (orchestra) 1952-53;
Seven Poems of the Tang Dynasty [Bảy bài Ðường thi] 1951;
The Willows Are New [Liễu sắc tân] (piano) 1957;
All the Fallen Petals [Lạc hoa] 1954;
Cursive [Thảo] (flute, piano]; Pien [Biến] 1966;
Yun [Vận] (2 piano, percussion, chamber wind orchestra) 1969;
Yu ko [Ngư ca] (9 instruments); Echoes from the Gorge [Hồi thanh sơn cốc] (percussion quartet) 1989;
String Quartet [Tứ tấu đàn dây] 1996.






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Sep 4 2005, 05:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Em có biết bác Tan Dun và Takemitsu. Em nghĩ một phần các bác này nổi được là vì văn hoá Nhật, Tàu nó đang vươn mạnh ra ngoài và bọn Tây buộc phải chú ý đến 2 nền văn hoá này bởi những nguyên nhân gồm cả chính trị, kinh tế lẫn văn hoá. Còn về độ giỏi, em nghĩ chưa chắc các bác này hơn mấy bác VN đang ở Pháp- Mỹ bây giờ là mấy. scared.gif (just my opinion) sp_ike.gif
Các tác phẩm của các bác khác em sẽ từ từ cho lên mạng do dung lượng cái web của em hạn chế, bác tao_lao cứ bình tĩnh. baby.gif
Về bác Cage- trước em có 2 cái đĩa piano works Inter & Pred nhưng đã tặng cho một cô bé học piano cách đây 5 năm rồi, tiếc là về sau em chả liên hệ với bé ấy nữa để biết xem bé ấy đã tiếp thu nổi cái nhạc quái thai ấy chưa. devil2.gif
Còn Stockhausen hiện em có 3 đĩa, sẽ gửi lên từ từ cho bác thưởng thức.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Sep 4 2005, 06:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



QUOTE(x @ Sep 4 2005, 05:39 PM)
Em có biết bác Tan Dun và Takemitsu. Em nghĩ một phần các bác này nổi được là vì văn hoá Nhật, Tàu nó đang vươn mạnh ra ngoài và bọn Tây buộc phải chú ý đến 2 nền văn hoá này bởi những nguyên nhân gồm cả chính trị, kinh tế lẫn văn hoá. Còn về độ giỏi, em nghĩ chưa chắc các bác này hơn mấy bác VN đang ở Pháp- Mỹ bây giờ là mấy. scared.gif  (just my opinion)  sp_ike.gif
Còn Stockhausen hiện em có 3 đĩa, sẽ gửi lên từ từ cho bác thưởng thức.
*



Hì..bác X hào hiệp upload nhạc hiên đại lên thì tốt quá. cheers.gif Mấy ông VN ở Pháp-Mỹ thì tui chưa được nghe,chỉ biết vài tên tuổi qua báo chí, được bác X giới thiệu cho biết và share nhạc cho mở mang thì hay lắm.

Bác X nói chuyện mấy ông Tây chấp nhận nhạc Đông Á nghe rất có lí. Lại nghe đâu mấy ông này đều học và thấm nhuần nhạc Tây, 2 ông Tàu thì đều học tập và sống bên Mỹ. Hơn nữa, nhạc Tây gần như tới hồi cạn kiệt bất kể các cách tân của các phái hiện đại và hậu hiện đại. Nó buộc phải chạm trán, thể nhập mạnh mẽ nhiều dòng nhạc ngoại lai trong nhạc cụ (âm sắc), lí thuyết soạn tác v.v. để tiếp tục sinh tồn.

Ông Takemitsu nói thiệt là tui chạy độ, load trên mạng về nghe nhưng vẫn chưa thấy cái hay, còn đọc sách thì khó quá bỏ luôn (chắc bao giờ phải tìm đọc ông này mới được). Trong nhạc hiện đại còn thấy nhiều tên tuổi khác như Alfred Schnittke (sinh năm 1934), Yannis Xenakis (1922 - 2001, hình như người Hy Lạp), đặc biết là Elliott Carter nhưng hổng biết mấy ông này viết thứ nhạc chi, nếu bác X biết thì nói nghe chơi.

8) Nhạc nhà thơ Phục Hưng: Arvo Pärt và John Tavener

Trích 1 đoạn trong Cách tân và Cải Cách....

''....Arvo Part [17] và John Tavener [18] , giống như Messiaen, biểu lộ tâm linh chính thống của họ qua âm nhạc. Khác với Messiaen, cả hai nhà soạn nhạc này viết nhạc, dù rõ ràng là thuộc thời đại chúng ta, nhưng gần như lại bắt nguồn trực tiếp từ nền nhạc trung cổ và Phục hưng của châu Âu, như thể hàng bao nhiêu năm ở giữa xưa và nay chẳng hề hiện hữu. Bằng việc bắt rễ một thứ ngôn ngữ nhạc đương đại vào cái thời kì xa xưa ấy khi quyền lực nhà thờ gần như là tuyệt đối, thì một quyền năng mang tính ngi lễ dị kì trổi lên. Loại nhạc này dường như cùng lúc vừa cổ xưa lại vừa táo bạo, vô tư nhưng lại thiết tha. ...'


Cũng trong bài này có đoạn nói về Vũ Mãn Triệt và Chu Văn Trung:

....Toru Takemitsu [24] đã nối kết nhạc khí cổ truyền Nhật bản và những khái niệm âm nhạc [truyền thống Nhật] vào với mĩ học châu Âu thế kỉ XX. Thế nhưng ngệ thuật của ông là một ngệ thuật của chạm trán (confrontation) hơn là ngệ thuật của hội nhập (integration). Nơi tác phẩm âm nhạc của ông, những truyền thống này cộng tồn, không phải như là những mô tác (pastiches) cũng không phải là những cắt dán (collages), mà là những tịnh trí (juxtapositions) hoặc những đồng phát (simultaneities). Takemitsu – giống như nhà soạn nhạc Trung quốc Chu Văn-Trung (Chou Wen-chung) [25] đã từng học với Varèse – không chỉ nhìn quá khứ qua hiện tại, mà cũng còn chạm trán hai nền văn hoá. Ðối với họ, nền cổ nhạc của tổ quốc là một truyền thống sống động, và nền nhạc phương Tây đương đại là một biên thuỳ. Chu Văn-Trung và Takemitsu đã tạo nên một công trình tiền phong nền móng có ảnh hưởng sâu xa lên thế hệ kế tục của lớp nhạc sĩ châu Á, như Ðàm Thuẫn (Tan Dun) [26] , Trần Kì-Cương (Chen Qi-gang) [27] và Lâm Phẩm-Tinh (Lam Bun-ching) [28] . ....

Phần chú thích:

[24] Toru Takemitsu (Vũ Mãn Triệt, 1930-1996) một trong những nhạc sĩ đương đại kiệt xuất nhất của Nhật và thế giới ở nửa sau thế kỉ 20. Ông đem vào nhạc những giấc mộng, hình ảnh thị giác, cùng những khái niệm mĩ học về không gian, thời gian và âm sắc từ trong văn cảnh của nhạc truyền thống Nhật (như nhã nhạc, tuồng Noh), ngệ thuật (như vườn Nhật, hoạ quyển), và kiến trúc. Tính cách luôn mới lạ của Takemitsu khiến ông vượt xa ngoài những biên tuyến thuộc về bất cứ quốc gia hay lục địa nào. Những tác phẩm nổi tiếng của ông, đặc biệt November Steps / Mười Một bậc thang (1967) viết cho hai nhạc khí đơn tấu biwa (tì bà) và tiêu shakuhachi cùng với dàn nhạc; đầu đề nhạc phẩm lấy tên tháng mà nó được trình tấu lần đầu, vừa là mười một “bậc thang [âm]” của đoạn kết trổ (cadenza) không có phần đệm dành cho hai nhạc khí đơn tấu này chơi theo lối ứng tác; Raintree / Cây Mưa (viết cho bộ gõ; 1981); A Flock Descends Into the Pentagonal Garden / Ðàn chim sà xuống vườn ngũ giác (viết cho dàn nhạc; 1977); Orion and Pleiades / Tam đẩu và Thất tinh (cello và dàn nhạc; 1984), vv... Takemitsu đặc biệt say mê điện ảnh, và ông đã viết gần một trăm tổng phổ âm tuyến (soundtrack), góp công rất lớn làm phong phú màu âm cho thể loại này, chỉ kể vài phim như: Loạn (Ran); Quái đàm (Kwaidan); Mưa Ðen; Người đàn bà trong cồn cát; Mộng Song (Dream/Window)... và nhiều tác phẩm viết cho guitar chiếm một vị trí rất đặc biệt; ngoài ra ông cũng viết những pop song.

[26]Ðàm Thuẫn (1957-) nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, sinh ở tỉnh Hồ Nam, Trung quốc. Khởi đầu với ngành kinh kịch, sau đó học ở Nhạc viện Trung ương Bắc kinh. Năm 1986 sang du học Hoa kì ở ÐH Columbia, học với Chu Văn-Trung và Mario Davidovsky. Từ đầu những năm 1980, ông được công nhận là một trong những nhà soạn nhạc đứng đầu của trào lưu “Tân Trào” Trung quốc, và gặp phải những khó khăn đối với phía chính quyền. Ðàm Thuẫn đem mọi truyền thống và kĩ pháp vào trong tác phẩm của ông: cổ điển và phi cổ điển, Ðông và Tây, thiêng liêng và thế tục, bản xứ và avant garde. Ðiển hình như nhạc kịch Marco Polo (1996) là “một hành trình bằng thanh âm, từ bình ca Gregorian tới kinh kịch, từ Strauss tới những lối bát đồng song thanh Hymalaya... và linh động chuyển từ phù chú Shaman sang tới đơn khúc aria như Puccini, từ tiếng tù và Tây tạng đến cây piano chuẩn bị của John Cage, từ Mahler đến ruộng đồng tỉnh Hồ Nam...” Các tác phẩm khác nổi bật của Ðàm Thuẫn như nhạc kịch-ngi thức Cửu Ca (1989); Mẫu đơn đình (1999); giao hưởng-hợp xướng Thiên-Ðịa-Nhân (1997)... Toru Takemitsu cuối đời đã nói về Ðàm Thuẫn: “Nhạc Ðàm Thuẫn là biểu hiện của khí lực độc lập khỏi với sức trĩu nặng của lịch sử Trung quốc, và giữa cái huyên náo đương đại. Sự tiếp hiện rung ngân của cả Ðông lẫn Tây ở trong ông đã tạo nên một thế giới thanh âm độc đáo, luôn riêng tư, luôn chân thực. Mọi bè nhạc của Ðàm Thuẫn bạo liệt như luồng máu người bật tuôn, thế nhưng lại đầy uyển chuyển, một giọng nói của linh hồn. Tôi tin ông là một trong những nhà soạn nhạc kiệt xuất nhất hiện nay”. Ðàm Thuẫn cũng viết soundtrack cho các phim như Ngoạ hổ tàng long của Lí An, Anh hùng của Trương Ngệ-Mưu.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Sep 4 2005, 06:23 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Sep 4 2005, 06:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Em kể bác rồi thì phải- gần nhà em có cái cửa hàng bán sách + đĩa ngon loại nhất ở Đức - cho nghe nhạc, đọc sách thoải mái - vừa có ghế salon ngồi đọc sách nghe nhạc, vừa có người phục vụ rạch ni-lông để mình khỏi phải hì hục mở đĩa mới, sách mới. Vì thế nên em cũng tranh thủ nghe được nhiều thứ linh tinh, chứ trong nhà em thì không nhiều đĩa nhạc hại điện lắm đâu- tổng cộng có khoảng hơn chục cái, tính các loại nhạc được viết sau 1950.
Bác Alfred Schnittke là một bác gốc Đức đẻ ở Nga- cũng viết nhạc kiểu lục địa truyền thống- tức là chuỗi và hậu chuỗi như bọn Boulez, Stockhausen. Truyền thống văn hoá lục địa được xây dựng trong triết học và trong âm nhạc bởi mấy tay Đức, Áo và Pháp- chắc bác biết rồi - nổi tiếng là phức tạp và khó nuốt. Tư tưởng của bọn lục địa là văn hoá cao cấp, quí tộc muốn tránh sự dễ hiểu thậm chí không muốn cho dân thường hiểu cho nên họ cũng không quan tâm đến việc tạo ra các tác phẩm dễ nghe như bọn Mỹ- Anh là văn hoá đại chúng- thích những thứ vừa hay nhưng vừa phải dễ nghe (nên dễ mì ăn liền). Nói chung triết Đức nhạc Đức thế kỷ 20 đã đi vào con đường gọi là "khổ hình" đối với người đọc người nghe.
Ngoài các tay Đức- Pháp và vài tay Mỹ như Cage- các bọn còn lại em thấy đều hoặc là dễ nghe- như Glass, Arvo Paert, Xenakis - hoặc là nhạt nhạt kiểu meditative (truyền thống châu Á) như bọn Takemitsu, Tan Dun, Tôn Thất Tiết hay tay gì gốc Lào/Việt ở Mỹ em quên tên và mấy tay trẻ trẻ người Mỹ hay pha Jazz và Pop.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi x: Sep 4 2005, 06:38 PM


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC