Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 The War Phim Tài Liệu Nhiều Tập Của Mỹ, Cái nhìn của Mỹ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n

root
post Oct 19 2017, 01:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 18 2017, 09:43 PM)
Sự dã man của quân đội Mỹ, được thể hiện một cách rất bình thường đời thường, như ăn uống thở hít. Trong bộ phim, có hai ví dụ gây ấn tượng với tôi nhất. Đó là hình ảnh “truyền hình trực tiếp” cảnh lính Mỹ đốt nhà, và vì ta là người Việt, mình có thể nghe trực tiếp những lời người dân kêu than, trong khi người Mỹ chỉ có thể nghe lời dịch, tường thuật. Những lời nói đó chứng tỏ rất rõ ràng Mỹ đang sát hại dân thường.  Ví dụ thứ hai là lời thuật của một người lính Mỹ gốc Nhật,hiện tại là thẩm phán ở California. Anh ta kể rằng vì là gốc châu Á, nên xin cơm của người dân để ăn. Chính bởi vì xin cơm, và là người châu Á, anh ta mới phát hiện ra rằng cơm đang nấu cho rất nhiều người, và từ đó phát hiện ra hầm bí mật. Sau khi đã tàn sát những người trong hầm, lính Mỹ đã vứt xác của họ ra giữa đường, để xem phản ứng của người dân, và từ đó tìm bắt thân nhân của những người đã bị giết. Nếu việc giết hại người ta có thể chấp nhận được, vì là hai phía của chiến tuyến.  Thì thái độ vừa ăn cơm của người ta, rồi lại giết người ngay được, đã chứng tỏ sự tàn ác đời thường của lính Mỹ.
Việc lính miền Nam, lính Mỹ buộc xác người kéo ra đường để thị uy và nhận dạng, trong văn học cách mạng nói rất nhiều. Người ta thường “buộc tội” văn học cách mạng tuyên truyền, nhưng trong phim này, lần đầu tiên có nhân chứng những chuyện đó là thật.
Người Mỹ tham chiến ở VN làm gì ? vì lợi ích gì ? ở VN ta thường so sánh với nguyên cớ xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng cuộc xâm lược của thực dân Pháp và Mỹ khác nhau. Với thực dân Pháp, đó là công cuộc tìm kiếm thị trường, vì thế cuộc xâm lược của thực dân Pháp là “lấy mỡ nó rán nó”, bằng cách mỗi lần áp đặt được một hiệp định không bình đẳng với chính quyền nhà Nguyễn, thực dân Pháp lại lấy nhân lực, vật lực, cộng tiền bồi thường của nhà Nguyễn để tiếp tục chiến tranh. Với Mỹ, con bài của Mỹ là bàn cờ toàn thế giới. Lúc tham chiến, Mỹ không (chưa) thể thu lợi trực tiếp từ VN. Nhưng cuộc chiến tranh cũng mang lại lợi ích cho tổ hợp công nghiệp chiến tranh Mỹ, và tiền tổ hợp công nghiệp chiến tranh này thu được là bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Nói cách khác, số tiền Mỹ tiêu vào chiến tranh này có thể coi là tiền tài trợ ngấm ngầm cho công nghiệp Mỹ. Là tiền chùa để công nghiệp Mỹ phát triển công nghệ. Bắt đầu là công nghệ chiến tranh, rồi sau đó chuyển sang dùng vào kinh tế dân sự.
Hầu như tất cả các hãng lớn, là xương sống của kinh tế Mỹ, đều cung cấp phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ trong chiến tranh ở VN, mà điển hình “nổi tiếng” nhất có lẽ là hãng Monsanto (trước gọi là Dow Chemical), cung cấp thuốc độc da cam, mà thực chất là thuốc diệt cỏ dùng trong nông nghiệp có nồng độ cao hơn.
Chính vì công nghiệp chiến tranh ở Mỹ gắn liền với kinh tế, cho nên quân đội Mỹ được trang bị một cách thừa thãi nhất, phung phí nhất, hệ thống vũ khí cồng kềnh nhất. Vì nó là tiền chùa, càng tiêu thụ nhiều càng tốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quân đội Miền Nam được Mỹ trang bị. Quân đội miền Nam cũng được tổ chức giống như một quân đội tiêu thụ. Quân đội kiểu này, chỉ có thể tác chiến khi có một nền công nghiệp hùng hậu đằng sau. Chính vì thế mà vào năm 1975, bỏ ngoài vấn đề tinh thần, quân đội VNCH có cực nhiều vũ khí, nhưng vẫn không tác chiến được vì không đủ. Vì để tác chiến phải có không quân. Lấy hoả lực không quân làm chính.
*



Em không xem phim, nhưng mà đọc đoạn tường thuật phim của bác Phó, thấy chỗ này thú vị hơn cả!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 19 2017, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Tôi nghe nói là cái bộ phim này, người ta có thể xem trên youtube, và có người còn hảo tâm dịch thuyết minh bằng tiếng việt. Nhưng tôi là “low tech”, nên chỉ xem lúc nó chiếu ở truyền hình Pháp thôi. Thực ra những điều tác giả phim dựng cũng không có gì là mới, đối với ai tìm hiểu lịch sử VN. Tôi xem, để xem người Mỹ quan niệm thế nào, chứ không phải có sự khám phá gì cả.
Còn tại sao nên tìm hiểu lịch sử VN giai đoạn này, bởi vì nó có tác dụng để hiểu xã hội và thời sự hiện đại. Ví dụ để tìm hiểu Mỹ, vì bất kể thời cuộc xoay chuyển thế nào Mỹ vẫn là một đối tác không kiểu này thì kiểu khác. Hiểu được nó thì không bị lầm lẫn ảo tưởng. Điều này cũng đúng với cả TQ, Nga, Nhật, Pháp, ..v..v..
Lịch sử bao giờ cũng có tác dụng như bài học, đặc biệt với những nước đối tác mà thể chế không thay đổi. Mỹ thời nay hay thời 54-75 vẫn là Mỹ ấy. Chỉ có thời cuộc thay đổi thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 20 2017, 10:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lạc đề một chút để làm rõ những điều tôi viết ở trên. Nghiên cứu quan hệ VN-Mỹ của chế độ miền Nam ngay xưa, ta có thể rút ra được gì:
1- Khi quan hệ với VN, mối quan hệ này được đặt trong khuôn khổ lợi ích toàn cầu của Mỹ. Lợi ích toàn cầu này lại chỉ huy lợi ích của Mỹ ở châu Á, lợi ích của Mỹ ở châu Á chỉ huy lợi ích của Mỹ ở VN, thứ đó mới tới lợi ích thực tế của Mỹ ở VN.Khi những cái khung này thay đổi, thì thái độ của Mỹ với VN cũng thay đổi. Người VN không thể bỏ quên mối quan hệ “biện chứng” của những cái khung này lồng vào nhau khi quan hệ với Mỹ.
2- Khi Mỹ đã viện trợ, thì nó cũng đòi chỉ huy. Theo đúng quan niệm thương mại, “ai có tiền người đó chỉ huy”. Khi đã chỉ huy, thì điều Mỹ hướng tới là lợi cho Mỹ nhất, có nghĩa là khả năng đối tác trở thành con tốt, hay tay sai rất dễ dàng. Tất nhiên các nước khác cũng đều có thái độ như thế, nhưng sự thể hiện điều này ở Mỹ là rõ rệt nhất, thô bạo nhất. việc “vắt chanh bỏ vỏ” rất dễ dàng và quyết liệt.
3- Do hình thức viện trợ ngoài mục đích chính trị còn là cách giúp Mỹ tăng trưởng kinh tế, phát triển kỹ thuật bằng “tiền chùa”, nên họ sẽ tìm cách ép “nhập khẩu” tổng thể, từ đó mà nẩy sinh ra một thứ kỹ thuật phức tạp, cồng kềnh, không hợp lý với nước được nhận. Kết quả là viện trợ trở thành cái dây để Mỹ “treo mõm, thít cổ”, tiêu thụ hàng hộ Mỹ, hình thành nên một dạng “phồn vinh giả tạo” không có đế phát triển vững chắc. sự phụ thuộc kiểu này lại cấu kết với sự phụ thuộc số 2 tôi nói ở trên khiến đất nước thành tay sai.
4- Ảnh hưởng văn hoá Mỹ theo chiều hướng xấu. Thế là thế nào. Mỹ có rất nhiều thứ để học, nếu người ta học phương pháp làm việc, tiếp cận, công nghệ…Nhưng thói thường, người ta dễ bị ảnh hưởng văn hoá kiểu thần phục, lười biếng. Từ đó sinh ra dạng trí thức, thân thể VN, đầu óc Mỹ. Nhìn VN như người Mỹ, trong khi mình là người VN. Tự mình mâu thuẫn với chính mình.

Trên thế giới, đa số chơi với Mỹ đều bị thiệt hại, vì sa vào 4 điều trên, vì thế VNCH cũng cùng chung số phận như vậy cũng không có gì lạ. Nhưng có những nước chơi với Mỹ lại chắp cánh cho họ. Tất nhiên số này rất ít. Một ví dụ điển hình đó là Israel. Tất nhiên có một điều mà VN không thể sánh được Israel, đó là nước này có một sức mạnh lobbying rất lớn ở Mỹ, do ảnh hưởng của người Do thái trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ. Người Vn ở Mỹ không được như thế. Tệ hại hơn, người nào chui được vào hệ thống chính trị Mỹ, ví dụ thành nghị viên, thì lại ra sức lấy việc chống chính phủ VN, nhà nước VN làm con bài tiến thân, y như thời thực dân bán nước ngày trước. Cái dở hơi của Việt kiều nó là ở đó.

Như vậy muốn chơi với Mỹ tốt, cả hai bên cùng có lợi, thì phải có.
1- Hệ thống chính trị vững chắc, nhất quán, phải tạo được niềm tin trong hệ thống chính trị
2- Tư duy nhìn nhận mọi vấn đề tự chủ, xuất phát từ quyền lợi thực tế của VN
3- Trọng quan hệ thương mại, trao đổi, từ đó mà tăng cường năng lực kỹ thuật công nghệ của chính mình.

Mỹ là nước có tư duy thương mại phát triển cao. Nói theo kiểu các cụ nhà Nho ngày xưa “Vua của nó là nhà buôn” (các cụ nói theo kiểu xấu vì theo quan niệm nhà Nho, sĩ, nông, công, thương thì thương mại là hạng bét vì là hạng lừa gạt. Bây giờ thương gia hay “đại gia” không ở vị thế đó nữa, nhưng tư duy của nó vẫn là phải có đi có lại, và “lừa nhau theo luật” thì vẫn OK), nên phải hiểu là phải có cái gì trao đổi với Mỹ được, thì mới chơi được với nó, chứ không có chuyện “bánh bao”, và phải hiểu nó để khỏi phải chịu cảnh “ bị lừa đúng luật”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2017, 10:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dàn nhân chứng. Trước khi chiếu phim này, truyền hình Pháp có quảng cáo đó là một bộ phim dàn dựng công phu, và có tới hơn một trăm nhân chứng khác nhau, đặc biệt đó là những nhân chứng “đời thường”, chứ không phải là những yếu nhân, những người có chức vụ, vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh. Theo như giải thích, lý do là người ta muốn dựng bộ phim gần với sự thật nên không muốn phỏng vấn những nhân vật cốt yếu, vì những người này có thể nguỵ biện để biên minh cho những quyết định của mình, làm sai sự thật. Thực ra đây là cách làm phim cổ điển của Mỹ, vì trước đây rất lâu, tôi đã từng xem bộ phim Mỹ dựng chung với Liên Xô về chiến tranh thế giới thứ II, thì cách làm phim của họ cũng tương tự như vậy. Tức là dàn cảnh qua những nhân vật “quần chúng” để dựng phim. Với tôi là người ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác –Lê nin, luôn đi tìm quy luật, nguyên tắc thông qua hiện tượng, rồi sau này tôi có ảnh hưởng phụ của văn hoá châu Âu quan tâm tới nội dung chính trị của câu chuyện, thì cách làm phim này không đủ. Nó chỉ dựng lên được một hình ảnh xã hội học của câu chuyện. Bởi hiển nhiên, một người lính bình thường như trong phim này, là người “bị điều khiển”, không phải là người điều khiển. Rồi bản thân người điều khiển cũng hoạt động trong một cái khung văn hoá, tâm lý, kinh tế, xã hội nhất định (điều mà theo truyền thống Mác –Lê nin người ta tìm hiểu) và là tù binh của nó. Nếu hiểu như vậy thì cách làm phim kiểu “điền dã”, “phỏng vấn” này rất là hời hợt. Không kể người ta dễ manipulate nó nhất. Vì sao ? bởi nhân chứng là những con rối trong tay người dựng phim. Và người dựng phim sẽ sử dụng nhân chứng theo ý của mình, cắt xén, trích đoạn nhưng điều hợp lý với họ. Tóm lại, thông qua nhân chứng, không phải người ta có được một sự thật khách quan, mà thực ra là kịch bản mà người làm phim đã có sẵn.
Tại sao Mỹ lại có truyền thống làm phim ảnh kiểu này. Có lẽ bởi cái đế của văn hoá Mỹ là chủ nghĩa cá nhân tổng thể, và cũng vì chủ nghĩa kinh nghiệm kiểu Anh-Mỹ.
Tất nhiên trong bộ phim vẫn có những phần “voix off”, giải thích kể chuyện bù vào cái phần nó không đi tìm bản chất kia. Và cách làm phim này cũng có cái lợi thế là dễ hấp dẫn.
Với tôi dàn nhân chứng về người lính Mỹ có lẽ đầy đủ nhất. Tất nhiên vì tôi không phải là người Mỹ, cũng không ở Mỹ nên không thể có cơ sở để xem nó chính xác đầy đủ thế nào. Còn về phía nhân chứng VN, thì có ít hơn bao gồm : 1 người lính VNCH miền Nam tham gia trận Bình Giã hay Ấp bắc (tôi nhớ không rõ), 1 người du kích, 1 bà mẹ anh hùng, 2 người bộ đội chính quy (1 người là bộ đội miền Bắc tham gia trận đụng độ đầu tiên với Mỹ ở chiến trường miền Nam tại Playcu), 2 nữ thanh niên xung phong (1 người là lái xe đường Trường sơn), ông Huy Đức, ông Nguyên Ngọc, ông Bảo ninh. Trong đó ba ông cuối có thể coi là đóng phe phê phán, và họ cũng có được nhiều thời gian nhất, tương đương với những người còn lại (tất nhiên đây là cảm nhận của tôi nên có thể không chính xác, chứ tôi không có đồng hồ bấm giây để xem mỗi nhân vật được người làm phim dành cho bao nhiêu phút).
Nhân chứng VN làm tôi cảm động nhất có lẽ là người du kích miền Nam, vì đó là nhân chứng từ những ngày đầu đồng khởi, và là một câu chuyện của một gia đình có 7 anh em đi theo cách mạng. Những nhân chứng VN “lề phải” của cuốn phim, cũng nói rõ ràng sự thật, đó là chính phủ miền Nam không có chỗ dựa trong dân, là một chính phủ hoàn toàn “nhân tạo” (hay Mỹ tạo). Ngược lại 3 nhân chứng có thể tạm coi là lề trái, là nhằm vào những tư duy kiểu “chiến tranh là dã man” (Bảo Ninh), hay “nhân dân bị tuyên truyền” (Huy đức), hay Bác hồ “đóng giả ông già” (Nguyên Ngọc).
Những gì Bảo Ninh nói, thì nó cũng giống như trong cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của ông. Trong ba nhân vật, thì tôi có nhiều cảm thông với ông nhất, bởi vì dù ông ấy có nói chiến tranh là dã man, ông ấy cũng nói lên được là cuộc chiến tranh không phải là người VN tạo ra, mà người Việt chiến đấu vì lòng yêu nước. Tất nhiên câu nói ấy chỉ được đưa thoảng qua thôi. Nhưng đấy cũng là điều ông ấy đã từng nói trong cuốn nỗi buồn chiến tranh, cũng một cách rất thoảng qua.
Những gì Huy Đức nói cũng đã được thể hiện trong hai cuốn “sử liệu” của ông ấy viết gần đây. Có lẽ cách nhìn nhận của ông ấy là đáng ngạc nhiên nhất. Nhưng có gì tôi sẽ nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 25 2017, 08:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong bộ phim tài liệu truyền hình Mỹ này, ông Huy Đức được phong chức sử gia. Nhưng theo nhận xét của cá nhân tôi, thì ông ấy có thể được coi là nhà báo điều tra, chứ không thể là sử gia. Sự khác nhau nó là ở chỗ, nếu là một nhà sử học, thì người ta phải có phương pháp kiểm chứng văn bản, chọn lọc dữ liệu. Để chọn lọc được dữ liệu thì ông ấy phải có một cái backgoup về triết học nhận thức ở đằng sau. Gần đây ông ấy có viết hai quyển sách có nội dung về lịch sử hiện đại ở VN, nhưng vì thiếu hai điều tôi nói trên, nên những gì ông ấy viết chỉ có thể coi là sử liệu thô, nếu muốn sử dụng thì phải kiểm chứng, so sánh, đối chiếu..Ngay trong đầu cuốn đầu tiên, ông ta đã đưa ra một cái danh sách dài dằng dặc những người ông ấy cám ơn, khiến tôi cảm tưởng rằng phải có chuyện gì uẩn khúc đằng sau, có thể ông ấy moi móc ăn trộm tài liệu của người ta, rồi bây giờ cài đặt tên người ta vào đấy để tạo “ô dù “ giả tạo, gây chuyện đã rồi. Khi đọc hai quyển đấy, ngay trang đầu tiên, khi ông ấy dẫn sự kiện nói tới việc ông Võ văn Kiệt (nếu tôi nhớ không nhầm) đi nhờ một cái xe bọc thép 113, với những lời bình luận kiểu “ chiến thắng ăn may”, giống như kiểu chiến thắng mùa xuân năm 1975 là trò chơi sổ xố, may mà được.. đã khiến tôi đọc được vị tư duy của ông ta. Mỗi người đều có tư duy của mình, không ai có thể cấm, nhưng nhận thức như thế về màu xuân năm 1975 thì lại là sai. Vì ở đây không có sự ăn may, mà là hệ quả cuả một cuộc kháng chiến 30 năm. Có rất nhiều tài liệu chứng minh điêù này. Cách viết của Huy Đức chính là ví dụ điển hình của việc bóp méo sự thật theo kiểu dàn dựng lịch sử kiểu Mỹ mà tôi nói ở trên. Nó sai ở chỗ này, việc ông Kiệt ngồi cái xe 113 do một người lính VNCH đầu hàng lái có thể có thật, nhưng nó có đặc trưng thành một sự kiện đặc biệt, để đánh giá một sự kiện lịch sử thì không phải. Như vậy ông ấy là nhà báo (vì moi được cái chuyện ông Kiệt đi xe 113, có thể vì do biết ông Kiệt hay nghe hơi nồi chõ đâu đó) , nhưng không phải là nhà sử học (vì từ hiện tượng lại dẫn tới kết luận sai). Cũng chính vì thế mà tôi mới nói là cách dàn dựng lịch sử kiểu Mỹ hời hợt, và muốn sử dụng được nó, thì người viết phải có một căn bản triết học, văn hoá, nhận thức cực kỳ vững.. Điều mà ông Huy Đức không có, theo nhận xét của tôi, vì theo ông ấy cứ “bên thắng cuộc” là có thể muốn nói thế nào cũng được, rồi ông ấy lại tự đặt mình vào vị trí tố cáo “bên thắng cuộc” ấy. Tức là đúng sai tương đối, như vậy là sai.
Còn cái chuyện thắng cuộc thua cuộc thế nào thì tôi đã nói ý tôi rồi. Điêù quan trọng là chính nghĩa. Nếu có chính nghĩa thì thua vẫn là anh hùng, mà thắng thì là vương đạo. Không có chính nghĩa thì thua là đạo tặc, thắng thì là bá đạo. Mà chính nghĩa thì phụ thuộc vào thế đứng của người ta ở cộng đồng nào và những giá trị nhân bản đi liền với nó.
Trong bộ phim này, người ta trích lời ông ấy nói, đại ý rằng người dân VN (ông ấy muốn nói người miền Bắc) vì tin theo tuyên truyền của nhà nước mù quáng, mà không nhận thức được rằng hậu quả (tức là những dã man tàn ác của chiến tranh) chính họ phải hứng chịu. Ông ấy cũng dẫn chứng tuyên truyền rằng , báo ở miền Bắc chỉ nói đến chiến thắng mà không bao giờ nói tới thiệt hại. Hình ảnh cuối cùng của ông ấy được dẫn trong phim là việc ông ấy mặt mày ngơ ngơ, nói về làng mình bị bom Mỹ tàn phá, nhưng ông ấy nói như phóng viên VTV truyền hình trực tiếp nói về “thiệt hại của cơn bão số 10 vừa đi qua làng ta gây ra”. Chứ tuyệt nhiên không nói tới lý do tại sao làng ông ấy bị tàn phá cả, hoàn toàn không có một lời lên án Mỹ, hay đấy chính là thiệt hại do người VN cuồng tín nghe theo tuyên truyền theo như suy nghĩ của ông ấy, thì tôi cũng không rõ.
Tất nhiên, như tôi đã nói, nhân chứng trong phim là con rối của người làm phim, nên không thể loại trừ là người làm phim cắt xén, đưa nội dung họ muốn, khiến những nhân chứng của Huy Đức bị bóp méo, không đúng như ông ấy muốn nói, vì có thể ông ấy nói nhiều hơn, dài hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 27 2017, 09:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tuyên truyền là bộ phận quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bởi vì giai cấp công nhân không phải là giai cấp công nhân nếu người ta không nhận thức được giai cấp của mình. Tuyên truyền không phải là đánh lừa mà là giải thích, chỉ ra cái cơ cấu ngầm nằm dưới các hiện tượng xã hội, kinh tế, tâm lý. Tuyên truyền ở đây rất gần với cách thức tìm hiểu khoa học, để chỉ ra sự thật. Như vậy tuyên truyền không phải là xấu.
Giai cấp tư sản cũng có tuyên truyền, tất cả những gì mà các báo chí phương Tây đưa tin, nói tới cũng là tuyên truyền. Nhưng theo quan niệm tư sản, ở đây tuyên truyền là xấu, Vì họ vỗ ngực tự gán cho họ nói họ khách quan là tự do ngôn luận,. Thực sự những tin tức đưa cũng không khách quan, mà nó nhằm vào tạo dư luận, tâm lý để đạt được tới những lợi ích nhóm của một nhóm tư sản này so với nhóm tư sản khác ,nếu là trong một nước, huặc là lợi ích của tư sản nước này, so với tư sản nước khác. Nó cũng quảng bá, đưa tin để bảo vệ những giá trị của giai cấp tư sản nói chung, và lợi dụng những giá trị này để thao túng, điều khiển, xâm thực các nước đang phát triển ở Á –Phi – Mỹ la tinh, bằng cách ép buộc những nước này dùng những giá trị ấy, nhưng theo định nghĩa của họ, họ là người cấp cho chứng chỉ các nước Á-Phi –Mỹ la tinh có đạt được những giá trị ấy không. Nếu nước nào không làm theo điều có lợi cho họ mà lợi cho dân tộc mình, thì họ nói là không dân chủ, độc tài. Ngược lại làm hại cho dân tộc mình, nhưng có lợi cho họ, thì sẽ được họ phong cho đủ các loại mỹ từ..v..v.. hữu danh vô thực.
Sự xâm thực tư tưởng này, sẽ tạo ra một giới trí thức “đầu Ngô mình Sở” trong các nước Á-Phi-Mỹ Latin, và đấy là điều tai hại.
Vậy người ta phải làm thế nào. Cách đơn giản nhất với các trí thức của thế giới thứ ba, là lấy mỡ nó rán nó.Có nghĩa là học phương Tây, nhưng đảo lại hệ quy chiếu. Lấy lợi ích dân tộc mình làm trung tâm, khúc xạ những giá trị của phương Tây theo lợi ích của mình. Điều này các nhà Nho VN đã làm từ lâu. Là nhà Nho, họ học tất cả các giá trị nhân văn mà Nho giáo mang lại, nhưng Nho giáo TQ nó không có chữ QUỐC, tinh thần nho giáo trung hoa là một giá trị phổ quát (universal) mà chữ QUỐC không có ý nghĩa gì cả. Bằng cách đặt các giá trị Nho giáo (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), tam cương ,ngũ thường trong vòng của chữ QUỐC, các nhà Nho VN đã VN hoá Nho giáo cho mình. Tất nhiên ngoài điều đó còn những điều khác, như cảm nhận số phận, nguồn gốc phát nguyên (các nhà Nho VN đều là nông dân có trí thức, nông dân đi học chữ, khác với nhà Nho TQ phát xuất từ đô thị, là thị dân, hay Địa chủ mà ra) cũng đóng góp vào điều này.
Trở lại với tuyên truyền. Nước tuyên truyền hiệu quả nhất, hiểu theo nghĩa xấu, chứ không phải đi tìm sự thật là nước Mỹ. Tại sao lại thế. Bởi vì 1. Mặc dù thực chất là tuyên truyền, nhưng người bị tuyên truyền lại cứ tưởng là khách quan. Thế mới là giỏi, vì lừa mà người ta không biết. 2. Mọi nguồn tin trên thế giới này, chủ yếu là từ các tổ chức thông tấn media Mỹ đưa ra. Mỹ không những là một cường quốc về tài chính, quân sự, công nghiệp, mà còn là một đế quốc thông tin. Điều mà người ta ít để ý.
Lấy một số ví dụ “lừa” như thế nào. Ví dụ sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ở đây Mỹ là kẻ gây hấn, nhưng Mỹ đã tự biến mình thành nạn nhân. Ví dụ. Thuốc độc da cam. Báo chí miền Bắc, mà theo ông Huy Đức là tuyên truyền kiểu xấu, là media đầu tiên tố cáo việc này từ những năm 60,70. Nhưng lúc đó, báo chí phương Tây coi nó là tuyên truyền (kiểu xấu), lại còn kiếm được cả một ông Việt kiều ở Pháp là kỹ sư hoá học, ông Bửu Lộc hay gì đó (tôi không nhớ tên), để ông ta dẫn chứng khoa học là đấy không phải là thuốc độc. Mãi đến khi, chính những người linh Mỹ tiếp xúc với loại thuốc độc này có vấn đề, và vì họ là người Mỹ mới kiện được chính phủ Mỹ, thì việc này mới được đưa ra ánh sáng. Mỹ cũng đánh I rắc, với chứng cớ sản xuất vũ khí huỷ diệt, trong khi điều đó hoàn toàn không đúng. Hiện tại hình ảnh Triều Tiên, I ran, được Media Mỹ bóp méo khiến người ta không thể biết sự thật đến đâu.
Để tránh điều này, thì phải làm thế nào, thì phải đa dạng nguồn thông tin đưa ra. Chính vì thế tôi mới nói cách đây rất lâu ở đây, là một nước đang phát triển như VN, phải đa dạng nguồn thông tin đến từ tất cả các nước, tất cả đều là tuyên truyền. Nhưng dùng tuyên truyền bên này trung hoà bên kia, tìm mâu thuẫn của chúng với nhau, rồi từ đó mà rút ra nhận thức.
Với Tuyên truyền hiểu theo kiểu VN, tức là tuyên truyền để tìm hiểu sự thật, thì tuyên truyền chỉ có hiệu quả khi nó đúng đắn. Và cũng đừng nghĩ rằng nhận thức của người dân chỉ đến từ tuyên truyền.
Thời kháng chiến chống Mỹ. Mỹ bỏ xuống một số lượng bom đạn gấp 2 lần tổng số bom đạn dùng trong đại chiến thế giới II. Số bom đạn này được bỏ trên một diện tích 0,33 triệu Km2 (là diện tích Vn) so với tổng diện tích chiến trường đại chiến, nếu chỉ tính ở châu Âu là 8 triệu Km2. Có 3 triệu người chết trong cuộc chiến tranh trên tổng số 30 triệu dân, trung bình 1/30. Dù không nói thiệt hại người dân vẫn biết, làm sao mà dấu được. Như vậy tuyên truyền ở miền Bắc, chỉ có tác dụng làm cho người dân không ngã lòng, không tan rã, ô hợp, chứ không phải che đi sự thật hay là nguyên nhân chính. Một điều nữa là người dân miền Nam, là những người chịu ảnh hưởng của tuyên truyền VNCH, sao họ lại nổi dậy, trong khi tuyên truyền miền Nam được bậc thầy về tuyên truyền là Mỹ dậy. nhưng tuyên truyền sai với sự thật, sai với cái người dân nhìn thấy thì nó thế. Chiến trường miền Nam là chiến trường chiến tranh nhân dân, hình thế cài răng lược. Khi đã ra trận, khả năng đe doạ bằng kỷ luật không thể thay thế được sự nhận thức của từng cá nhân. Nếu chỉ do tuyên truyền, hiểu kiểu tuyên truyền láo toét, thì có cái gì ngăn cản được người ta bỏ đi.
Như vậy cái điều ông Huy Đức nói là sai. Chính xác hơn, ông ta đã gắn những tư duy thời đổ vỡ về sau, cũng không phải ai cũng có cái tư duy ấy, mà nó là một dạng tư duy lề trái, rồi chụp lên tất cả là không phải. Có thể là do ông ấy ngấm tuyên truyền của miền Nam cũ,qua sách báo của họ ông ta được tham khảo, mà như ông ta đã tự sự là giúp cho ông ta nhận thức lúc về Sài gòn, ở đường Lý Chính Thắng. Còn tại sao cái tư duy ấy xuất hiện thì nó cũng có lý do.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 31 2017, 09:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tư duy thời đổ vỡ. Thời đổ vỡ là khái niệm tôi đặt ra, khi nghiên cứu nghiệp dư lịch sử tư tưởng VN. Điểm khởi đầu của nó có thể đặt vào năm 1986, nếu xét tới việc chạm đáy của hình thái kinh tế bao cấp kiểu cũ. Nhưng cũng có thể đặt nó vào năm 1988, nếu xét tình hình thế giới là năm Liên Xô tan rã. Thời đổ vỡ đã kết thúc chưa, với tôi là chưa, nhưng nó đã vào giai đoạn cuối. Nói là chưa, bởi VN chưa hình thành được một hệ thống tư tưởng của người VN, không nhất thiết phải là của chính phủ, nhà nước, vì tư tưởng của người Vn còn phụ thuộc nhiều vào tuyên truyền của lề trái. Chỉ khi nào người dân có sức đề kháng với lề trái, không còn phụ thuộc vào bên ngoài, thì mới có thể nói giai đoạn này chấm dứt. Còn nói nó vào giai đoạn cuối, vì trong quá trình toàn cầu hoá, người VN càng ngày càng sẽ được miễn dịch với tuyên truyền lề trái, vì nó không đúng với thực tế. đồng thời thực tế quan hệ với những nước là nguồn gốc của lề trái (Mỹ, phương Tây) sẽ làm cho người ta bớt ảo vọng, ảo tưởng và nhìn vấn đề thực tế hơn.
Tư duy thời đổ vỡ nó được đóng khung bởi các vấn đề sau:
1- Sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp (được coi là thất bại), sang kinh tế thị trường, trong đó thị trường cá thể được lề trái thổi phồng lên thành cứu cánh duy nhất cho nền kinh tế VN. Sự chuyển đổi này cũng khiến sự hoạt động kinh tế của từng người thay đổi, nó dẫn đến sự “tự lo” của mỗi người, theo kiểu “độc lập tự lo hạnh phúc”, nhưng chưa tìm được một cơ chế tư duy để cái tự do cá nhân này không làm hại tập thể cộng đồng mà củng cố nó.
2- Sự sụp đổ của Liên Xô, dẫn người ta đặt câu hỏi về chủ nghĩa xã hội. Đánh đồng chủ nghĩa xã hội, với mô hình của Liên Xô. Từ đó nó lại ngoặc vào điều 1 ở trên, tức là quy cho tự do cá nhân tổng thể sẽ là con đường là cứu cánh của sự phát triển.
3- Việc toàn cầu hoá đã dẫn VN có quan hệ nhiều hơn sâu rộng hơn với các nước phương Tây, đặc biệt là những nước đã từng là “cựu thù”, như nước Mỹ. Mặc dù chính sách của VN là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, nhưng trong quan hệ, sự đánh giá quá khứ không thể giống nhau. Nhưng do sức mạnh kinh tế, “sức mạnh mềm” của Mỹ, đã khiến người ta có xu hướng chấp nhận cách lý giải quá khứ của những nước này, coi nó là chuẩn, từ đó lật ngược tư duy, “lấy trắng làm đen, lấy đen làm trắng”, rồi lại coi đó là “khách quan”.
4- Trong những nước này có một số lượng Việt kiều rất lớn. Về đa số Việt kiều không quan tâm tới chính trị. Nhưng số nào quan tâm tới chính trị, hoặc tham gia vào được chính trường của những nước phương Tây, dù là ở vị trí rất thấp, họ cũng sử dụng việc chống nhà nước Vn làm cần câu cơm. VN vì thế có nhiều Việt kiều, nhưng lại không có lobbying cho mình, khác với những nước khác. Vấn đề này là câu chuyện lịch sử.
Từ trên cái khung ở trên mà xuất hiện tư duy đổ vỡ. Mà một hình thức đơn giản nhất của nó là bập vào những tuyên truyền cũ của VNCH ngày xưa, hay là của những nhân vật lề trái, rồi lại cho nó là đúng.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 29 2017, 10:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lâu lắm tôi mới quay lại chủ đề này, nhưng vì tôi không chỉ víêt theo tính thời sự, nên mặc dù cuốn phim tài liệu này chiếu đã lâu, vào thời điểm tôi lập chủ đề, nên viết tiếp về sau cũng không sao. Nhất là những câu chuyện có tính lịch sử. Tiếp ở đây, như đã nói, tôi viết một chút về ông Lê Duẩn, như đã hứa. Bộ phim tài liệu này, có lẽ là bộ phim đầu tiên của phương Tây có đề cập tới ông Lê Duẩn. Vì thông thường họ chỉ nói tới hai người đó là chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ nguyên Giáp. Có thể vì hiện tại họ tiếp cận được với tài liệu từ phía VN. Nhưng điều đó không làm cho nhận thức của họ về ông Lê Duẩn hay lịch sử VN hiện đại chính xác hơn, bởi vị thế đứng và hệ quy chiếu của họ là người Mỹ. Điều này thì tôi đã nói nhiều lần, nên không nói lại. Hình ảnh ông Lê Duẩn được họ đưa ra chủ yếu là negative, nó vừa nhằm vào cá nhân ông, vừa vào hoạt động chính trị của ông. Về hoạt động chính trị, thì ông được coi là nhóm Hardliner (cực đoan quyết chống Mỹ), và đánh giá sự « lên ngôi » của ông trong đảng như một quá trình đáp trả lại từ phía VN sự leo thang chiến tranh của Mỹ. Về cá nhân thì chỉ trích ông kiểu, con cái ông đi học Liên Xô mà không vào chiến trường chiến đấu. Tất nhiên bộ phim cũng nói là tất cả các đời tổng thống Mỹ về sau : Clinton, G.W. Bush cũng là loại trốn quân dịch, cho nên cái phần cá nhân này có thể coi là cách họ nhìn nhận cho tất cả mọi nhân vật chính trị. Ngược lại về hoạt động chính trị của ông thì phần nhiều là không đúng, vì trung thành với cách nhìn nhận từ phía Mỹ, họ luôn coi trong đảng có hai phái : chủ chiến hay chủ hoà, hoặc theo Liên Xô hay theo TQ, rồi từ đó mà vặn vẹo câu chuyện. Trong cái cách nhìn này thì đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là nạn nhân của ông Lê Duẩn, vì ông vừa là phái theo Liên Xô, và đồng thời là chủ hoà. Từ đó mà họ kênh vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp lên, kiểu như « trung thần bất hạnh », đồng thời cũng hạ giá ông với kiểu bình phẩm « chiến thắng vì thí quân thí tướng ». Nhưng cái « concept » nhìn này thật ra không đúng.
Sau khi đổi mới vào năm 1986 (tức cũng là năm ông mất), thì kinh tế VN dần dần khá lên. Đồng thời với sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN cũ (1988-1991), đã khiến cho ngay ở tại VN, sự nhìn nhận với ông Lê Duẩn cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Vì giai đoạn 1979-1986, kinh tế xuống dốc, chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc với TQ, đánh tập đoàn khơ me đỏ Pôn pốt – Yeng sa ri ở Cam pu chia, và đặc biệt vấn đề kinh tế thời kỳ này, khiến người ta dễ đánh giá sai về ông.
Đầu năm nay, nhân dịp kỷ niệm 110 ngày sinh của ông, nhà nước VN có tổ chức kỷ niệm long trọng, nhưng khi nói về ông thì cũng chỉ nói tới kháng chiến chống Mỹ. Còn trước đó, nếu có nói tới ông trên báo thì là dạng ..phỏng vấn con của ông. Và các bài trả lời phỏng vấn này, thông qua các cảm nhận cá nhân gia đình của hai người con ông (tôi có đọc hai bài phỏng vấn với hai con của ông trên báo) thì phần nào như biện hộ cho ông.
Với tôi thì vai trò của ông Lê Duẩn khác rất nhiều. Ở VN, chính thống thường nói tới « chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh », còn đối với tôi thì có một học phái Mác-Lê nin của VN, mà người mở đầu là chủ tịch Hồ chí Minh. Nhưng Bác Hồ không phải là một nhà lý luận, cho nên tư tưởng Hồ chí Minh chủ yếu thể hiện qua ứng sử, các giải quyết công việc đối nội đối ngoại, cũng như công văn, văn bản, và một ít báo chí Bác viết với mục đích tuyên truyền giáo dục. Ngược lại có hai nhà tư tưởng lớn đó là ông Trường Chính, và người thứ hai là ông Lê Duẩn. Ta có thể thêm vào danh sách này đại tướng Võ nguyên Giáp (về mặt chiến tranh nhân dân), hay thủ tưởng Phạm văn Đồng, ông Nguyễn Văn Linh và một số học giả mác xít khác ở VN ví dụ như ông Trần văn Giầu..
Dòng mác xít VN là dòng mác xít Nho giáo. Và trên cơ sở ấy nó tương đối gần với chủ nghĩa Mao. Nhưng nó không phải là chủ nghĩa Mao, vì nó có ảnh hưởng đậm nét của chủ nghĩa Mác từ Liên Xô, hay một phần từ Tây Âu (Pháp). Ảnh hưởng của Pháp không nhiều, nhưng nó là giai đoạn mở đầu. Còn sở dĩ nó là mác xít Nho giáo, vì người ta đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin từ nhận thức Nho giáo (và cũng có cả phần Phật giáo), nhưng từ Nho giáo là chủ yếu.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 3 2018, 05:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thế nào là chủ nghĩa Mác Lê nin Nho giáo. Bởi vì chủ nghĩa này đã áp dụng vào một nước có truyền thống văn hoá xã hội kiểu Nho giáo, do những trí thức kế thừa truyền thống Nho giáo áp dụng. Từ cái đế nhận thức về cộng đồng, về đạo đức, về ứng sử, về nhân sinh quan, thế giới quan từ Nho giáo mà các trí thức này đã hiểu chủ nghĩa Mác –Lê nin, rồi từ đó ứng dụng nó. Sự ứng dụng này lại gặp phải sự phản ứng (thuận hay nghịch) của một xã hội vốn có kỷ cương nho giáo khiến nó thành công hay không thành công.
Rất nhiều khái niệm quan trọng như : tương quan lực lượng (quan niệm : thế, lực, chiều hướng phát triển), hay thời cơ là những điều đạo Nho mang vào chủ nghĩa Mác. Nhưng điểm này là trọng tâm của triết học Nho giáo, mà người ta có thể nghiên cứu nó qua kinh Dịch, và Dịch học chính là lô gíc học của Nho giáo. Tất nhiên Nho giáo không chỉ có thế mà nó còn có một nền tảng đạo đức, nó đã được đưa vào chủ nghĩa Mác –Lê ở VN thông qua các khái niệm đạo đức cách mạng : cần, kiệm, liêm, chính. Hay khái niệm Trung-Hiếu (ví dụ quân đội : Trung với Đảng, hiếu với Dân).
Khi nói tới chủ nghĩa Mác-Lê nin Nho giáo ở VN, điều đó không có nghĩa là người theo đạo Phật, đạo Thiên chúa không thể theo nó, bởi vì Nho giáo ở VN từ thời thuộc Pháp không còn tồn tại như một hệ thống quản lý, có ban có bệ, mà là tập tục truyền thống. Sự ảnh hưởng đó hoàn toàn tự nhiên.
Trong các nhà chính trị VN, thì ông Lê Duẩn là người ít chịu ảnh hưởng Nho giáo trực tiếp nhất trong quan niệm học thuyết chính trị, do truyền thống gia đình (nguồn gốc nông dân nghèo), con đường học tập tự học là chính thông qua hoạt động cách mạng (nếu so ông với ông Trường Chinh, hay ông Phạm văn Đồng). Nhưng quan niệm, cách sống cá nhân người ta vẫn nhận thấy một hình thức Nho giáo nông dân. Ông Lê Duẩn cũng không phải là một trí thức Pháp học (như ông Phạm văn Đồng, Nguyễn Khắc Viện, Võ nguyên Giáp).
Trong lễ kỷ niệm 110 năm ngày mất của ông, ở VN hiện tại có phát triển tư duy của ông, tổng kết thành các khái niệm : tình thương, lẽ phải, lao động. Điều này có lẽ không sai, nhưng tôi không phân tích ở đây, vì đặc sắc của « tư tưởng Lê Duẩn » với tôi nằm trong học thuyết chính trị. Tôi tóm gọn ở đây :
1- Quan niệm ba dòng thác cách mạng thế giới : phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân thế giới, khối các nước XHCN cũ
2- Quan niệm đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị thành « ba mũi giáp công » : chính trị, quân sự, ngoại giao.
3- Quan niệm đấu tranh tổng lực trên cả ba vùng : rừng núi, đồng bằng, thành thị.
4- Quan niệm khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị ở miền Nam, xây dựng XHCN ở miền Bắc rồi tiến tới thống nhất đất nước.
5- Quan niệm xây dựng nhà nước : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
6- Quan niêm : xây dựng phát triển công nghiệp nặng, phát triển công nghiệp nhẹ một cách hợp lý.
Ông Lê Duẩn viết không nhiều. Và nhiều thứ là công văn, văn bản. Về mặt lý thuyết thì có thể tìm hiểu ông qua các tác phẩm : Thư gửi miền Nam, Đề cương đấu tranh cách mạng ở miền Nam, rồi « vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới ». Trong ba tác phẩm tôi vừa nói, thì tôi chỉ có quyển cuối cùng, nó cũng mỏng chỉ có gần 200 trang, trong đó ông Lê Duẩn phát triển lý thuyết về xây dựng chủ nghĩa xã hội, kinh tế. Nhưng hai tác phẩm đầu thì tôi không có. « Đề cương » là bản tham luận của ông ở đại hội đảng lần thứ III, vào năm 1960, khi ông được bầu giữ chức Tổng bí thư, và như vậy « Đề cương » trở thành đường lối chủ đạo của cách mạng VN cho tới khi thống nhất đất nước vào năm 1976. Có lẽ quyển « Thư gửi miền Nam » là tác phẩm đặc sắc nhất, nhưng đáng tiếc là tôi không có, vì không có cơ hội để mua nó. Hi vọng rằng một lúc nào đó, tôi sẽ kiếm được nó.
May mắn là người ta có thể dùng lịch sử VN hiện đại, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, chống TQ để xem nhưng lý thuyết này được đưa vào thực hành thế nào. Tác dụng ra sao. Lịch sử thế giới hiện đại, cũng giúp ta cập nhật được chúng để xem những quan niệm trên cái gì vẫn còn là « khủng » là chân lý cái gì đã trở thành nhân chứng lịch sử. Như vậy tôi sẽ phân tích những điều trên, lần lượt bằng dẫn chứng các sự kiện lịch sử, chứ không phân tích lý thuyết tại sao lại thế. Đơn giản là tôi không đủ sách. Không kể giữa sách vở và ứng dụng, nó luôn luôn có khoảng cách, nên xem xét nó đi vào cuộc sống thực như thế nào, thú vị hơn.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 3 2018, 10:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về điều một, quan niệm ba dòng thác cách mạng. Có lẽ không cần phải nói, chỉ bằng trực quan, bất kỳ một người bình thường nào cũng thấy quan niệm này đã thành một nhân chứng lịch sử. Thế giới hiện tại khác xa cái mô hình này. Mô hình thế giới hiện tại có lẽ là mô hình « xuân thu –chiến quốc » hơn là mô hình ba dòng thác cách mạng. Chính vì thế mà tôi mới mở chủ đề « xuân thu – chiến quốc » để tìm ra một mô hình mới trong quan hệ quốc tế, đáng tiếc là tôi không có đủ thời gian và có chiều sâu nhận thức để viết. Nhưng ta cũng nên lần theo ba dòng thác cách mạng thời đó (tức là giữa thế kỷ XX) để xem điểm kết thúc nó ở đâu.
1- Về phong trào giải phóng dân tộc. Cho đến đầu thế kỷ 21, thì về cơ bản toàn thế giới đã được chia thành các quốc gia, trong khi nửa thế kỷ trước, toàn bộ châu Phi, một phần lớn Đông Nam Á, Ấn độ, Trung đông vẫn còn là thuộc địa. Hiện nay, thế giới có bộ mặt hơi giống giữa thế kỷ XIX, khi các quốc gia, các vùng kinh tế phải đối mặt với sự xâm lược từ bên ngoài hay nội loạn, mà hậu quả của nó là quốc gia bị chia xẻ, bị đe doạ mất chủ quyền, hay là nội chiến (có sự tham dự hay tổ chức từ bên ngoài), trong một mối quan hệ hút đẩy chống đối lẫn nhau cuả những « nước lớn » (tôi để nước lớn trong ngoặc kép, bởi vì chỉ riêng việc có tồn tại khái niệm này, đã nói lên hiểm hoạ bị xâm lược, chiếm đoạt vẫn là hiểm hoạ tiềm năng trên toàn thế giới). Tôi nói hơi giống, vì bây giờ số lượng các nước đông đảo hơn, cơ chế tổ chức liên quốc gia nhiều hơn, nhưng việc giữ được chủ quyền quốc gia, bảo đảm việc quản lý tốt nhà nước để phát triển kinh tế, làm sao để phát triển kinh tế hiệu quả mang lại lợi ích cho toàn dân vẫn là câu hỏi phải được đặt ra, và vẫn có tính thời sự. Nói một cách khác, phong trào giải phóng dân tộc phải đối mặt với một vấn đề khác đó là giữ được chủ quyền chính trị đã đạt được, đồng thời giành được chủ quyền về kinh tế trong một nền kinh tế được toàn cầu hoá.
2- Về phong trào công nhân thế giới. Nói là thế giới nhưng chủ yếu là về các nước phương Tây, nơi khởi nguyên của chủ nghĩa Mác. Phong trào công nhân ở đây hoàn toàn tan rã, do không còn công nhân. Tại sao lại thế ? bởi đây là hệ quả của 3 điều. a)việc toàn cầu hoá đã dẫn tới hệ quả là các nước phương Tây di chuyển sản xuất sang các nước châu Á-TBD, dẫn tới việc số lượng công nhân giảm. b)Đây cũng là hệ quả của phong trào giải phóng dân tộc, vì các đế quốc thuộc địa kiểu cũ không còn nữa, khiến phương Tây không thể áp đặt chính sách bóc lột kiểu cũ trực tiếp như thời giữa thế kỷ 19, đầu 20. C) sự tiến bộ kỹ thuật, lẫn việc xuất hiện các sản phẩm cần nhiều sức lao động, lắp ráp, đã khiến dẫn tới việc nếu họ tổ chức sản xuất ở trong nước thì không thể cạnh tranh, không có lãi về kinh tế. Ba cái điều a,b,c này có liên quan với nhau tác động lẫn nhau, giới hạn ở đây không cho phép tôi phân tích kỹ. Nhưng việc toàn cầu hoá, đã dẫn tới việc sự phân biệt giầu nghèo ở trong các nước phương Tây rõ rệt hơn. Và mâu thuẫn giữa lớp người lao động « cổ trắng » (dân văn phòng, kỹ thuật..) với chủ tư bản sẽ tăng lên, nếu sự bần cùng hoá tầng lớp người này tiếp tục tăng lên dưới tác động của toàn cầu hoá. Lớp người này, vốn là tiểu tư sản, thị dân. Họ chính là cái đế của nền dân chủ tư sản hiện tại (đa nguyên đa đảng) ở phương Tây từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Như vậy nó mở ra hai khả năng. A) nếu quá trình bần cùng hoá tiếp tục, thì thế giới tư bản hiện tại sẽ phải thay thế thể chế hiện tại bằng một hình thức nhà nước phát xít hơn. B) nếu quá trình này được hãm lại với việc tổ chức lại sản xuất bằng tự động hoá, thì nguy cơ một hệ đế quốc kiểu mới sẽ xuất hiện.
3- Khối XHCN cũ. Sự tan rã của Đông Âu, rồi Liên Xô đã dẫn tới sự tiêu diệt của trào lưu này. Trong đó sự tan rã của Đông Âu là hệ quả của sự tan rã của Liên Xô. Hiện nay Đông Âu là một bộ phận của EU. Nhưng chuyển từ phụ thuộc Liên Xô tới phụ thuộc EU thì cũng như tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Các nước này khi vào EU đã phải chấp nhận hình thức tổ chức nhà nước kiểu đa nguyên đa đảng của Tây Âu, cũng giống như xưa khi họ ở trong khối XHCN thì phải chấp nhận mô hình của Liên Xô, và bây giờ hay ngay xưa thì họ chỉ có được « chủ quyền hạn chế ». Điều đáng chú ý là những nước tương đối mạnh trong nhóm này (Ba lan, Hung, Tiệp) thì đều có những hành động hạn chế mô hình dân chủ của EU áp đặt. Với Hung và Ba lan là việc kiểm soát nhà nước chặt chẽ hơn, « độc tài » hơn. Với Tiệp là không chịu chui đầu vào cái tròng đồng tiền euro. Còn các nước như Rumani, bun ga ri thì chế độ đa nguyên đa đảng này dẫn tới việc vô hiệu hoá bộ máy nhà nước, tham nhũng lan tràn, đời sống cùng khổ. Sự sụp đổ của Liên Xô, được phương Tây cho là sự sụp đổ của CNXH. Trong thực tế nó là sự sụp đổ của một hình thức quản lý kinh tế và quá trình xây dựng CNXH của Liên Xô thực chất là một quá trình công nghiệp hoá không phải do giai cấp tư sản thực hiện.
Hiện tại tư duy XHCN trên thế giới ở vào giai đoạn thoái trào. Trào lưu chung coi trọng sự phấn đấu « mỳ ăn liền », mỗi người phải tự cố gắng cho chính mình hơn là coi trọng cộng đồng. Nhưng nó cũng sẽ tiến tới cái giới hạn của nó, tức là sự phân liệt giai cấp quyết liệt, dẫn tới sự cùng khổ cuả số đông, huỷ hoại môi trường, và từ đó mà làm thụt lùi sự phát triển chung. Vì thế sớm hay muộn một hình thái XHCN mới như một hình thái kinh tế sẽ phải nẩy nở, nếu loài người không tự huỷ diệt mình bằng chiến tranh trước khi điều đó xẩy ra.
Ở VN, CNXH vẫn là tư duy tốt cho phát triển, công nghiệp hoá, đô thị hoá. Bởi VN công nghiệp hoá không qua giai cấp tư sản. Tầng lớp doanh nhân VN được tạo ra bởi chính sách nhà nước. Và điều quan trọng nhất là CNXH sẽ giúp VN phát triển tốt hơn, nhanh hơn mang lại lợi ích cho mọi người. Trong chủ đề « CNXH » tôi có nói tới điều này. Hãy giả sử VN lấy Mỹ làm mô hình, thì không thể nào phát triển được. Vì sao ? vì Mỹ có 300 triệu người, bóc lột cả thế giới 5 tỉ người mà không đảm bảo được cuộc sống phồn vinh cho tất cả mọi công dân của họ. Điều họ hoàn toàn có thể làm, chỉ do cái mô hình xã hội không muốn thế mà thôi. Vậy VN, chỉ có tự bóc lột chính mình, làm sao có thể làm điều đó, nếu không đẩy sự bóc lột quyết liệt hơn nữa, dã man hơn nữa lẫn nhau. Điều mà văn hoá Nho giáo, Phật giáo của VN vốn nặng tính cộng đồng không chấp nhận được.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC