Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 5 > 

· [ ] ·

 Con Gái Có Thờ Cúng Bố Mẹ được Không ?, Xung đột giữa truyền thống với nhu cầu xã hội hiện

Phó Thường Nhân
post Jun 8 2020, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thấy nvt hỏi thế, tôi cũng tò mò thử tìm trên mạng có bản tiếng Việt của Tay du ký không ?
Mấy điều nói vè "thuyền không đáy", "kinh giấy trắng" là chương 98. Cái thuyền không đáy chính là một trò cười chế riễu kiểu học "công án" đấy (vì nó là dạng chuyện ngược đời), "kinh giấy trắng" cũng ám chỉ "vô tự" (không có chữ)
Còn vượt sông tức là giải thoát, theo đúng nghĩa phật giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 8 2020, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bản Tiếng Việt trên mạng cũng sai khác rất nhiều so với bản in của NXB Văn Học mà em đã từng đọc. Để hôm nào em chụp cho bác xem bản giấy mà em có.

Bản tiếng Tây mà bác có cũng có thể sai khác nhiều. Vì nội dung TDK có rất nhiều bài thơ Tiếng Hán mô tả các trận đấu, hoặc cảnh vật, con người rất hay, mà chỉ có dịch Việt trực tiếp mới vần, mới sát ý


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2020, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cũng chương đó, Ác năng tức là A na da (Ananda), Ca diếp là Ma hà Ca diếp.
Cả hai do không được hối lộ nên đưa kinh không chữ, đến khi Phật Tổ phải bảo mới chịu đưa kinh thật. Đây chính là châm biếm tệ quan liêu nhà Minh.
Quyển Tay Du ký đa ngôn đa nghĩa lắm. Trẻ con đọc cũng được, mà người lớn có nhận thức Phật, Lão, Nho thì lại càng thấm thía. Nó không đơn giản chút nào.
Không kể thời cách mạng văn hóa, TQ còn trích phần "Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" rồi suy luận là : Bạch Cốt Tinh là chủ nghĩa đế quốc, dù có trăm mưu ngàn kế cũng không bằng nhân dân (tức là Tôn Ngộ Không), nên sẽ bị đánh bại.
Gần đây, khi tổng Bí thư đảng CS TQ Tập Cận Bình, khi nói về khủng hoảng kinh tế 2008, thì lại ví tư bản như .. Trư bát giới, ăn uống tham lam mà dẫn tới khủng hoảng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 9 2020, 10:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Nếu nvt có công làm như vậy thì tôi rất cám ơn, vì sách dịch của nhà xuất bản văn học, nhất là đối với các tác phẩm cổ điển chữ Nho ở ngoài bắc rất là chuẩn,và có giá trị văn học nghệ thuật thật sự. Sách miền Nam cũ dịch rất hàng chợ. Thậm chí các bản kinh cũng vậy. Ví dụ, Thầy Thích Trí Tịnh, có thể nói là một cao tăng đáng kính, ông dịch rất nhiều bộ kinh có tính cơ bản trong phật giáo, như kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, .. nhưng dịch rất dở, không kể còn lẫn rất nhiều tiếng địa phương Nam Bộ, nhiều khi như là « nói ngọng ». Ví dụ giới hạn thì được viết là « ngằn mé » (đây là tiếng địa phương nôm na), Thiền nhiều khi viết là thuyền thành ra thiền định thành thuyền định, khiến khi đọc tôi không hiểu là gì vì cả hai kiểu đều có nghĩa. Có những khái niệm như TÂM dịch là LÒNG cũng không đúng. Nhất Tâm không phải là một lòng, vì lòng bản thân nó là bụng dưới (như là đan điền), trong khi Tâm là phân trên nghĩa đen là tim. Ngay cả khi viết hay như Nguyễn Du, trong câu tôi trích ở trên « ai ơi lấy phật làm lòng » rất là hay, nhưng nó cũng không có nghĩa là tâm. Vì Nguyễn Du sáng tác, nên chuyện này không có sao. Nhưng nếu là dịch từ chữ Nho, thì Tâm thành lòng là sai bét. Tiếng việt bình thường có cả hai nghĩa TÂM và LÒNG, dịch như vậy là làm biến thái ý nghĩa.
Hiện nay chỉ có một dịch giả mà tôi thích đó là cư sĩ Nguyễn Minh Tiến, ông vừa dịch chuẩn vừa để luôn cả nguyên bản chữ Nho cả phiên âm nên rất là tốt. Tôi có hai quyển kinh Duy ma cật, và Pháp bảo đàn của ông.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 9 2020, 10:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi sẽ viết tiếp về thờ cúng tổ tiên.
Một tác động lớn nhất của đạo Nho vào thần đạo, là đã biến đổi việc thờ tổ tiên như một dạng tô tem giáo, thành thờ dòng họ như ta thấy ở VN. Hình thức này hoàn toàn thay thế kiểu thờ tô tem giáo, nên mặc dù tôi cố gắng tìm hiểu thông qua các tập tục của các dân tộc khác, ngoài người Kinh, như người Mường, người các dân tộc Tây nguyên nhưng không có nhiều tài liệu, và khi so sánh chúng thì thấy có mấy điều này hiện rõ nét.
1- Trong tập tục của các dân tộc không chịu ảnh hưởng của Nho Phật này, người ta thấy hiện lên rõ nét thế giới người Âm chính là khu rừng thiêng nơi dùng làm nghĩa địa. Nó không phải là thế giới Âm vô hình như với người Kinh.
2- Có tập tục bỏ mả, tức là sau một thời gian (tính bằng tháng, hay năm) thì mồ mả sẽ không được trông nom nữa, trở lại với thiên nhiên. Điều này cũng tương đương với việc hết tang, cắt tang của người Kinh. Theo thông lệ là 3 năm, nhưng bây giờ thầy cúng hay sư thường có thể làm lễ cắt tang nhanh hơn, như sau khi cúng một năm, thâm chí bằng tháng..
3- Trong tang lễ, đặc biệt với người Tây Nguyên, thì có việc chia của cải cho người chết, và của cải này thường được đập vỡ, để dưới dạng không sử dụng được. Ở người Kinh ta không thấy điều này, đơn gian là trong việc cúng tổ tiên, có việc chu cấp sinh hoạt cho người mất (bằng đốt vàng mã), vì thế không có việc chia của, nhưng trong quá khứ, khi không có việc thờ tổ tiên thường tồn này, thì việc này chắc chắn tồn tại.
Có thể xem xét vũ trụ quan người Mường, là dân tộc gần người Kinh nhất để tìm hiểu, vì vào thời nhà Đinh (tức là cách đây 1000 năm), thì người Kinh và người Mường vẫn là một tộc người. Sự khác biệt dẫn đến hai dân tộc là do dưới đồng bằng ảnh hưởng Phật, Nho. Còn người Mường thì ảnh hưởng tập tục người Thái.
Theo học giả Trần Từ, người chuyên nghiên cứu về tập tục dân tộc Mường, thì người Mương quan niệm vũ trụ có 3 tầng (trời, đất, thuỷ cung) và bốn thế giới, vì đất (trần gian) được chia làm hai cho cả người sống và người chết, thế giới người chết này cũng là thế giới của « vạn vật hữu linh vô hình ». Bình thường khi người mất được làm tang lễ chu đáo, thì lên trên tầng trời, ngược lại thì sống trong thế giới âm, và có tác động « nguy hiểm » tới Dương thế. Đây cũng chính là các lô gíc tập tục thờ cúng được gọi là mê tín dị đoan.
Như vậy Nho giáo đã cấu trúc lại nó để thành thờ tổ tiên. Có hai giai đoạn : giai đoạn đầu tương đương với về thế giới Âm « ngoài bìa rừng » chưa lên trời, đây là thời hạn 3 năm từ khi mất. Giai đoạn tiếp theo khi hết tang, ảnh thờ của người quá cố được đưa lên bàn thờ tổ tiên, thì là đi về « tầng trời ». Và người sống vẫn chu cấp cho người chết, cho tổ tiên. Điều đặc biệt của đạo Nho là gắn nó với một quan niệm đạo đức «chữ HIẾU », và tổ chức thờ cúng theo dòng họ nội, với việc « nối giữ dòng tộc ». Hết 5 đời, thì tổ tiên thành một dạng không phân biệt, không phải thờ cúng nữa. Tại sao lại như vậy ? vì nguyên tắc của việc thờ phụng là thế hệ sau thờ ngay thế hệ trước đó, do có quan hệ nhân thức, chung sống. « sự tử cũng như sự sinh »
Lý tưởng của đạo Nho về chữ Hiếu là « tứ đại đồng đường », tức là dưới một mái nhà có 4 thế hệ chung sống là người lớn có nghĩa vụ thờ cúng : bố mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Như vậy maximum nếu kị còn sống thì phải cúng cho tổ , tức là 5 đời. Hiện tại với cuộc sống con người « trăm năm trong cõi người ta », thì không thể có khả năng 5 thế hệ còn sống được cùng một lúc. Để có được tứ đại đồng đường, thì người ta phải lập gia đình rất sớm.
Việc thờ cúng tổ tiên kiểu đạo Nho này, chắc chắn chỉ phổ cập từ thế kỷ XIV, tức là từ thời nhà Lê. Vì trước đó phật giáo đóng vai trò quan trọng hơn, và cũng có một vấn đề có tính chất « phương thức sản xuất » nữa, nếu nói theo kiểu chủ nghĩa Mác-Lê. Tại sao ? vì như tôi đã nói trong chủ đề này, thời Lý trần là thời kỳ kinh tế nông nô. Nền kinh tế nông nô này, thời cuối Trần và nhà Hồ không diệt được, dù Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều cải cách, dẫn đến đất nước suy yếu và sụp đổ với sự xâm lược của nhà Minh. Nhà Minh với mưu đồ đồng hoá, đã bắt toàn bộ quý tộc nhà Trần đi. Kết quả khi nhà Lê lên, thì xã hội VN đã có một bộ mặt khác, không còn nông nô, không còn chế độ nông nô, mà chỉ còn làng xã dạng công xã với nông dân tự do. Do yêu cầu thuế khoá của nhà nước, mà người ta bắt buộc phải có họ có tên, để có thể « ghi vào sổ đinh » để nhà nước thu thuế, phân đất. Đây là điều kiện vật chất, tạo ra tư duy dòng họ nhiều thế hệ, do có chữ viết, có tên, có họ.
Điều mà một xã hội không có chữ viết, thị tộc gần kiểu nguyên thuỷ không có được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 10 2020, 09:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em nhân thể tán gẫu về chuyện sách dịch, sách online hoặc sách in hiện nay.

Em có đem câu chuyện về bản Tây Du Ký online ra hỏi một người bạn mọt sách. Bạn đó bảo là cũng đã tìm bản online để đọc cho con, nhưng mà tất cả các website đều đăng chung một bản, đã bị diễn xuôi toàn bộ các bài thơ. Cuối cùng phải ra hàng mua bản giấy mới được đúng nguyên gốc.

Chuyện "Nghìn lẻ một đêm" cũng vậy, bản online cũng khác bản giấy ngày xưa một trời một vực. Em tìm hiểu mới biết là truyện này là do tập hợp các câu truyện cổ Ả Rập mà thành, nên có rất nhiều dị bản khác xa nhau. Bản giấy ngày xưa dịch từ tiếng Nga, mà người dịch cũng làm kỹ nữa, nên tác phẩm có hồn hơn hẳn.

Một truyện khác là "Thần Thoại Hy Lạp", hồi bé em toàn đọc văn xuôi, dịch từ Tiếng Nga. Về sau ra hàng thấy bán quyển "Trường ca Iliad" của Homer, thì mới biết là toàn bộ cuộc chiến thành Troy vốn được diễn tả bằng thơ! Câu chuyện về Odyssey cũng thế, toàn bằng thơ hết.

Về sách Thiền thì có 2 cuốn:

1- Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu- rất nhiều người dịch, nhưng chỉ có bản giấy của Trần Tuấn Mẫn dịch là ổn nhất, thì lại không có bản online. May mà em còn photo được 1 cuốn bản giấy.
2- Cuốn Duy Thức Học của thầy Thích Thiện Hoa, hồi trước chỉ có bản giấy, giờ may quá đã có bản online. Các cuốn Duy Thức khác đọc rất khó hiểu, hoặc là chất lượng dịch kém.
3- Có một cuốn Logic học của Thạc Sĩ gì đó em quên mất tên, viết rất sáng sủa, thì lại không có bản online. Trong khi đó các sách logic khác có online thì lại viết rất dở.

Tóm lại là vẫn phải mua sách giấy thôi!




--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 10 2020, 10:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em tìm được bản chuẩn hơn đây rồi. Nhưng nói chung vẫn thiếu vô số các bài thơ hay. Tuy nhiên, bác Phó mở tới trang 1739 đọc xem sao nhé https://sachvui.com/sachvui-686868666888/eb...ngo-thua-an.pdf

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jun 10 2020, 10:54 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 10 2020, 07:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tán phét một chút về sách vở, rồi sẽ viết tiếp sau. Thực ra tới chỗ này với những thông tin được cung cấp trong chủ đề, ta có thể đề ra được một cách thức giải quyết vấn đề làm thế nào để phụ nữ có thể thờ cúng cha mẹ đẻ của mình, một cách hợp với truyền thống. Nhưng tôi sẽ viết rõ nó ra, cho nhưng ai thích kiểu « mỳ ăn liền » ngại « ngâm cứu công án ».
Tôi cũng là người thích sách, và cũng thích sách giấy hơn sách điện tử. Ngay cả sách điện tử, tôi cũng in ra để đọc chứ ít khi đọc trực tiếp. Trên mạng, tôi chỉ đọc báo.
Nguyên tắc mua sách chọn sách của tôi là theo nhân duyên, tuỳ theo vấn đề mình quan tâm muốn tìm hiểu. Chưa bao giờ tôi mua một quyển sách vì chúng được giải nọ giải kia, và nếu có mua thì bởi vì sau khi đọc lướt quá nó, thấy có điều tôi quan tâm.
Với tôi không có sách cũ sách mới, thậm chí tôi còn thích mua sách cũ hơn, nếu quyển sách « có lịch sử » của nó. Tất nhiên không thể mua quyển sách mối mọt, cũ quá, giấy đã mủn ra không thể sử dụng được.
Tôi cũng hay mua sách theo tư duy « duy vật lịch sử », ví dụ cho tới bây giờ tôi vẫn mua sách ở phương Tây viết về Liên Xô, vào thời điểm lịch sử ngày trước, vì điều thú vị của một quyển sách đó là vào thời điểm đó người ta nghĩ gì, quan niệm gì, phỏng đoán tương lai thế nào và khi so sánh nó với hiện thục xẩy ra, ta sẽ có được một tư duy duy vật lịch sử rất thú vị vì người ta sẽ thấy nhận thức thay đổi thế nào. Lịch sử có theo đúng thế không.
Tôi cũng có thể tìm mua sách theo tác giả, ví dụ khi đọc một quyển sách hay, thì có thể tìm mua thêm sách của tác giả đó, để có được một cái nhìn bao quát hơn về thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả. Mục lục sách tác giả trích dẫn cũng là một nguồn để mua sách hay.
Hiện nay do có thể mua sách trên mạng, nên việc tìm kiếm này dễ hơn nhiều. Nhưng từ trước, tôi đã có một số tiệm sách hay lui tới, phần nhiều là tiệm sách cũ.
Nếu đọc sách dịch, mà tác giả là người phương Tây, thì tôi tìm sách dịch ra tiếng Pháp. Nếu là sách TQ, thì tôi sẽ tìm sách dịch tiếng việt. Bởi do cấu trúc ngữ pháp, sách dịch ra một ngôn ngữ gần với ngữ pháp của tiếng nguyên bản thì việc dịch và chuyển nghĩa dễ dàng hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 11 2020, 03:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
tôi đownload quyển sách rồi. Đúng là bản này dịch tốt hơn cả. Cái trang mà nvt chỉ cho tôi (1739) tức là cái trang mà ông thầy cúng dùng để khấn à ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 11 2020, 04:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 11 2020, 03:19 PM)
@nvt,
tôi đownload quyển sách rồi. Đúng là bản này dịch tốt hơn cả. Cái trang mà nvt chỉ cho tôi (1739) tức là cái trang mà ông thầy cúng dùng để khấn à ?
*



Trang 1739 chính là bài khấn mà ông thày cúng đã đọc.
Nhưng bản này vẫn chưa phải là bản dịch tốt nhất đâu, bản mà em có (mua khoảng đầu 199X) thì toàn bộ các bài thơ được dịch rất vần. Bác cứ từ từ, rồi hôm nào em chụp cho bác vài trang để so sánh. Hồi em mới đọc TDK, em còn đạo thơ của sách để nộp cho cô giáo cơ. Trang cuối không hiểu sao tác giả lại dùng một bài kinh để kết thúc câu chuyện. Đó là một bài kinh thực sự, hay là bài do tác giả tự nghĩ ra?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 5 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC