Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Người Việt Nam _ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 03:18 AM

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=30060&ChannelID=120

Võ Nguyên Giáp: người "chiến sĩ" số 1

Mỗi lần trở lại Điện Biên Phủ, tôi tới nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1 thắp nén hương tưởng niệm những người đồng đội đã nằm lại đây. Đứng trước rất nhiều ngôi mộ không có tên, tôi hình dung ra anh chiến sĩ trẻ tới chiến trường giữa trận đánh, chiến đấu bên những người đồng đội chưa kịp biết tên mình và mình cũng chưa kịp biết là ở đơn vị nào..."(*)

“Ải thẩu dú Điện Biên! Ải thẩu dú Điện Biên!”. Người dân Điện Biên gọi ông là “Ải thẩu”, từ tiếng Thái dành cho người mà họ kính yêu nhất. Chuyến đi Điện Biên Phủ hôm 17-4 vừa qua là chuyến đi được nôn nao chờ đợi của Đại tướng. Đã 50 năm qua Điện Biên Phủ là một cái gì đó thật thiết tha trong lòng ông.

Năm 2001, nhân sinh nhật lần 90 của mình, có hai người khách từ Điện Biên Phủ được Đại tướng mời về Hà Nội. Đó là hai cụ Bạc Cầm Bóng và Lò Văn Nhay, hai người giúp việc thời Đại tướng ở Sở chỉ huy Mường Phăng. Cụ Bóng về đến Hà Nội, vừa bước vào được Đại tướng đón bằng tiếng Thái: “Hoọt lươn te điều ti noọng căn - Về đây là nhà, đừng khách sáo nhé”. Cụ Bóng chỉ còn biết ôm lấy vị tướng già mà khóc.

Hai ngày trước chuyến đi lên Điện Biên. Hà Nội mưa. Đại tướng hỏi: “Cậu định viết về tôi?”. Ông đưa ra tờ Le Monde, số mới nhất, in chân dung ông trên trang bìa và dòng chữ Ma Victoire (Chiến thắng của tôi)”. Ông than phiền: “Tại sao họ lại viết như vậy!”. “Điện Biên Phủ là chiến thắng của cả dân tộc, cậu đừng viết về tôi”. Cựu tổng giám đốc Thông tấn xã, ông Đỗ Phượng, kể: Có lần Thông tấn xã muốn xuất bản một bộ sách ảnh về ông, nhưng khi xin ý kiến, ông không chịu. Đại tướng nói: “Có biết bao anh hùng đã hi sinh, một tấm ảnh để lại cũng không có…”. Thăm Điện Biên Phủ, nơi những chiến thắng đang được cố gắng tái hiện, vẫn thấy ở khóe mắt ông nước mắt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”. Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

Năm ông 16 tuổi, người Pháp đuổi học anh Nguyễn Chí Diểu, một học sinh hơn Giáp 3-4 tuổi. Giáp khởi xướng một cuộc bãi khóa để phản đối. Vì sự kiện ấy Giáp bị đuổi học, về làng. Anh Nguyễn Chí Diểu đến An Xá tìm Giáp: “Chúng tôi đã lập Đảng Tân Việt”. Giáp bảo: “Tôi đi với anh”. Tham gia Đảng Tân Việt, Võ Nguyên Giáp góp phần tích cực đưa Tân Việt tham gia Đông Dương Cộng sản đảng. Vừa hoạt động cho Đảng, vừa viết báo Tiếng Dân, vừa tự học. Tháng 10-1930, Giáp bị bắt cùng với thầy Đặng Thai Mai và nhiều người khác, trong đó có Nguyễn Thị Quang Thái, em gái nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Hơn một năm sau ra tù, thầy Mai bị đuổi khỏi Trường Quốc học, về Vinh sinh sống và hoạt động, Giáp ra theo. Năm thầy Mai ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, Giáp cũng ra Hà Nội, vừa dạy sử ở Thăng Long, vừa tự học lấy bằng cử nhân luật và kinh tế. Năm đó, cô con gái cưng của thầy Mai, Đặng Bích Hà, mới chỉ lên bốn, lên năm.


Bên tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi A1
Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp hay đến nhà chơi. Ông thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp”.

Nhà văn Hữu Mai, người gần gũi và đã từng chấp bút một số hồi ký của tướng Giáp, nói: “Hồi đó, trước tàu đồng súng lớn của giặc Tây, mất nước như là một định mệnh của các nước yếu. Lịch sử trước đó chưa từng có nước phương Đông nào phá được một đồn Tây. Nhưng đến Điện Biện Phủ thì nước yếu VN đã phá được cả một tập đoàn cứ điểm”. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử bằng chính chiến thắng trước người Pháp chứ không chỉ đi bằng sự tuẫn tiết như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương… Và, không biết có phải là “một sự an ủi của lịch sử” mà tướng Giáp, sau khi chỉ huy trận Điện Biên Phủ, đã về sống trên con phố mang tên vị tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 03:20 AM

Lần ra Hà Nội năm đó (1929) của Giáp là để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Chính vào dịp này, cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh của Nguyễn Thị Minh Khai. Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau. Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.

PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc đó (1946) gia đình tôi ở Sầm Sơn, chính phủ thân Nhật mời cha tôi giữ một chức bộ trưởng. Cha tôi không nhận. Ông chuyển ra Hà Nội. Anh Giáp tìm tới thăm”. Năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không khỏi ngỡ ngàng vì Đặng Bích Hà lúc này không còn là một cô bé con nữa. Cô đã bước sang tuổi 19, đẹp và hưởng trọn tinh thần giáo dục của người cha, giáo sư Đặng Thai Mai. Mối tình của họ đã đưa bà theo ông lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên. Các con ông, kể cả người con gái đầu Võ Hồng Anh, phần lớn sống quây quần bên ông trong một ngôi nhà có vườn rộng nhưng đồ đạc thì hình như đã có từ rất lâu rồi.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thượng tướng Trần Văn Quang, nguyên cục trưởng
Cục Tác chiến chiến dịch ĐBP, ở hầm chỉ huy của tướng De Castries

Một người có nhiều năm làm việc ở tổng hành dinh (nơi lãnh đạo ta chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ) thiếu tướng Lê Phi Long, cục phó Cục Tác chiến, nói: “Tôi đã thử rất nhiều lần và thấy không đủ sức để viết nổi chân dung của ông, tướng Giáp”.

Khi phân công trong Đảng, Bác Hồ nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Bác Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Bác thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp quân sự nào. Nhà sử học Dương Trung Quốc, một người làm việc khá nhiều với tướng Giáp, nói: “Có lẽ những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự của ông”.

Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, nếu không đưa ra thì toàn bộ lực lượng của ta đã bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên rồi. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”.

Tướng Giáp là vị tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả hai cuộc chiến ấy ông đều có một “cơ duyên” với thượng tướng Lê Trọng Tấn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu “cánh quân chủ yếu” được xác định là Quân đoàn III, đánh từ Tây nguyên. Nhưng cuối cùng, “Cánh duyên hải” của tướng Lê Trọng Tấn, sau khi nhận được mệnh lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30-4. Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh, lặng lẽ đi bộ ra bờ hồ. Có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.

Năm 1975, giải phóng miền Nam. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi đảm trách bí thư Quân ủy trung ương và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông kiêm nhiệm chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, rồi đi bộ ra chợ Tréo ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Đến giữa chợ, ông hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe, òa khóc.

Đại tướng từng nói với tôi: “Tôi là một người lạc quan. Dù trong tình huống nào tôi cũng không thấy buồn phiền”. Những người sống và làm việc nhiều năm với ông đều có nhận xét như vậy. Nhà văn Hữu Mai nói: “Ngay cả khi sóng gió nhất, ông vẫn bình thản như không”.

Theo lời kể của chị Hồng Anh với nhà báo Lương Bích Ngọc: “Sau những giờ làm việc liên tục, ba tôi thư giãn bằng cách chơi đàn piano. Mấy năm gần đây ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều”. Nhưng hơn cả những điều có thể diễn đạt bằng chữ là uy nghi không thể che giấu được của ông. Tôi muốn nhắc lại điều tôi đã từng viết trên Tuổi Trẻ: Cao hơn cả mọi nghi lễ, người dân và các chiến sĩ đã đón ông bằng tất cả lòng ngưỡng mộ khôn tả. Lòng ngưỡng mộ, chắc chắn không chỉ của một thế hệ này.

“Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”.

(Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)

“Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.

(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)

Gửi bởi: Tiểu Vũ vào hồi May 12 2005, 03:59 AM

Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ cả sự bi tráng của đất nước trong một trăm năm đổ lại đây. Số phận lạ lùng đưa người giáo viên thành vị tổng chỉ huy quân đội cho một dân tộc nhược tiểu, để rồi đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới. Nhưng chiến tranh kết thúc không có nghĩa là cuộc chiến cam go ngay bên trong cốt tuỷ của đất nước đã kết thúc. Vị tướng già vẫn chưa chịu yên nghỉ đâu.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 05:34 AM

Cụ Giáp chính là người khởi xướng việc thành lập giải Vifotech dành cho cho các thành tựu khoa học kỹ thuật .
Quê cụ Giáp rất nổi tiếng về việc chăn nuôi vịt ( vịt thả ngoài đồng ) , sắn ở đó cũng ngon . Cụ về quê bảo : Ông thèm trứng vịt lộn quê mình quá , mấy con luộc cho ông ăn với .
Cụ ăn hết quả thứ nhất , định ăn thêm quả thứ 2 nhưng ông bác sĩ riêng nhất định không cho .
Nhiều năm sau khi về thăm quê cụ lại đòi ăn sắn , nhưng ăn đến củ thứ 2 thì ông bác sĩ lại không cho .

Có chuyện rất đau lòng mà kẻ thù đã gây ra đối với phần mộ của cụ thân sinh cụ Giáp . Nhưng chuyện ấy nhạy cảm , ít ai biết

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 12 2005, 04:18 PM

QUOTE
Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại


Đọc cái này cứ thấy làm sao ấy. Đành rằng tướng Giáp vĩ đại thật, nhưng làm gì đến mức thế này. Nhà sử học gì mà tuỳ tiện, phát ngôn ẩu thế. Tôn vinh quá đà có khi lại mang tác dụng ngược ấy chứ, nhất là sách viết cho toàn thế giới đọc.

Về trận ĐBP thì có nhiều chuyện nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa lớn lắm. Như chuyện chiếm hầm De Castries xong, thu dọn chiến trường, vì xác tử sĩ nhiều quá dọn ko xuể, một chiến sĩ ta ko khiêng mà kẹp 2 chân một tử sĩ kéo đi. Việc bị phát hiện, chiến sĩ đó bị kỉ luật nặng.

Hay như chuyện tất cả mộ liệt sĩ trên A1 đều khuyết danh...

P/S: Tdna kể chuyện mộ phụ thân tứơng Giáp đi. Tớ chỉ nghe phong phanh rằng cụ bị Pháp bắn, nhưng ko rõ chuyện mộ phần ra sao

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi May 12 2005, 04:48 PM

QUOTE(Tiểu Vũ @ May 11 2005, 08:59 PM)
Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ cả sự bi tráng của đất nước trong một trăm năm đổ lại đây. Số phận lạ lùng đưa người giáo viên thành vị tổng chỉ huy quân đội cho một dân tộc nhược tiểu, để rồi đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới. Nhưng chiến tranh kết thúc không có nghĩa là cuộc chiến cam go ngay bên trong cốt tuỷ của đất nước đã kết thúc. Vị tướng già vẫn chưa chịu yên nghỉ đâu.
*



hai cường quốc đó là những nước nào thế hả bác ? sử sách ghi nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp như là người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam và là người đã đại phá quân Pháp (nói thế cho nó giống như Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên khi xưa), còn trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước vai trò của Đại tướng là cố vấn là chính.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 09:26 PM

Đồng chí Van nên đọc tài liệu của nước ngoài viết về cụ Giáp . Người VN thường nói về cụ Giáp 1 cách quá khiêm tốn , ít ra là khiêm tốn hơn người tây

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 12 2005, 09:52 PM

Những gì người nước ngoài viết chỉ để tham khảo thôi. Còn để đánh giá về tướng Giáp thì phải nhìn vào những gì cụ làm được chứ. Mà đứng thuần tuý về mặt quân sự mà nói thì những gì tướng Giáp làm được có phải là tớ không biết đâu. Nếu như nói như nhà sử học kia về tướng Giáp

QUOTE
Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại


thì E. Rommel, Gh.K.Jukov của TK 20 vứt đi đâu. Tớ bảo ông ấy cuồng ngôn là ở chỗ ấy

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 10:12 PM

Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .

Van nên biết là Zhukov có số phận giống với Võ Nguyên Giáp . Sau chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc thì ông bị gạt ra ngoài rìa lịch sử , chẳng mấy quyển sách lịch sử của Nga viết về ông với những gì mà ông xứng đáng được nhận . Việc này khiến nhiều thế hệ người Nga và cả châu Âu nói chung ko biết nhiều về Zhukov . Sau khi ông chết năm 74 thì người ta mới bắt đầu tôn vinh .

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 10:18 PM

Ờ , mà trong văn chương cũng vậy . Bây giờ Van thử dịch 1 tác phẩm bất kỳ của anh gì gì bên Mỹ , bên Pháp . Van ghi rằng tác giả : John Bravo , người dịch Van và rồi Van gửi báo , được đăng ngay Van à . Nhưng cũng với tác phẩm dịch đó , Van ghi bên dưới nó là của Van , tác giả là Van thì tớ dám cá với Van là người ta sẽ không đăng nó đâu .

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 12 2005, 10:27 PM

QUOTE
Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .



Đồng chí tdna này có một cái tính mà tớ cũng không thích. Đó là trong việc nhìn nhận một vấn đề thuộc về lịch sử, đồng chí để tình cảm xen vào quá nhiều.

Ở đây, tdna có hiểu ý tớ không: Tớ nói rằng, xét thuần tuý về mặt quân sự thì ĐT Võ Nguyên Giáp không đến mức trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỉ 20, như lời ông sử học khỉ gió gì đó phát biểu. Đồng chí nhớ nhé, chỉ xét về mặt quân sự thôi đấy nhé.

Còn về Jukov với Con cáo sa mạc Rommel thì tớ đọc khá là nhiều. Đồng chí đừng có nói là tớ không biết mà nói bừa.

Tớ là người VN, tớ cũng thích VN phải nhất, phải hơn lắm chứ. Nhưng sự thật có đúng như lời ông sử học nói không? Nếu sự thật đúng là như thế thì tớ sẽ vui lòng chấp nhận lời nhận xét của tdna về bản thân tớ. Chỉ cần đồng chí tdna chứng minh thôi

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 10:29 PM

Tớ buồn cười nhất là hồi phổ thông , làm văn , thỉnh thoảng cần chêm vào bài 1 vài câu danh ngôn cho nó thuyết phục và tăng thêm độ nặng cho các đánh giá , nhận định .Tớ chẳng biết được mấy câu nên ngồi bịa . Bịa xong thì phải gắn cho nó 1 cái tên tác giả cho oai phong và ... uy tín scared.gif . Nếu ghi là Tố Hữu , Thạch Lam , hay Đoàn Giỏi thì không khoái , thầy cô không đánh giá cao mấy , vì mấy ông Tố Hữu , Thạch Lam , Đoàn Giỏi là người VN mà . Tớ nhớ tớ bịa ra 1 câu như thế này : Lao động là sức mạnh lớn nhất của loài người (T. Balavski ) . Cô giáo khen lấy khen để . Tớ về kể lại với ông già tớ nghe : Ba ơi , ba biết T. Balavski nghĩa là gì không ba ? T là "tầm bậy" còn Balavski chính là " ba láp " ( ba láp là từ chỉ những điều láo toét , tầm bậy tầm bạ - thường được người miền Trung và cả miền Nam dùng:aaaa: ) . Hậu quả là tớ bị phụ thân tớ quát cho 1 trận gần chết vì tội .... bố láo , dám chế nhạo cả thầy cô giáo laugh.gif laugh.gif laugh.gif

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi May 12 2005, 10:48 PM

Để có thể khẳng định về thiên tài quân sự số 1 của tướng Giáp trong thế kỉ 20 thì cần phải tìm hiểu về các danh tướng khác trong thế chiến thứ 2 như Jukov, Truicop (LX), Rommel, Guderian (Đức). Bao giờ đồng chí tdna đọc nhiều về sử chiến tranh thế giới thứ 2, về các danh tướng trong thời kì đó thì đồng chí khắc so sánh để rút ra kết luận. Chỉ cần đọc về các kĩ thuật vận động xe tăng của Guderian, các lí luận về quân sự mà ông ta rút ra trong chiến tranh thì đồng chí sẽ thấy đầu óc của ông ta như thế nào, khả năng quân sự của ông ta ra sao trong một chiến trường rộng lớn như thế.....

Mà thôi, đáng lẽ tớ không nên nói nhiều như thế. Đây là topic để tôn vinh đại tướng cơ mà, nói nhiều có lẽ vô duyên mất. Chỉ có điều tớ vốn không chịu được những lời đao to búa lớn, không có thực chất.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 10:50 PM

Cái vĩ đại của VNG là thế này Van này ( tớ nhắc lại lời của 1 học giả về quân sự của tây [ ừ , lại tây , thằng tây nó nói bao giờ cũng có sức nặng hơn 1 thằng VN laugh.gif ) ] ) : Ông Giáp vĩ đại bởi ông không chỉ là 1 sĩ quan chỉ huy xuất sắc ngoài chiến trường mà còn là 1 nhà hoạch định kế hoạch chiến tranh kiệt xuất .

Cái vĩ đại của 1 người làm tướng là ở chổ đó Van ạ . Ngày xưa Hạng Vũ khinh nghiệp võ thuật là vì vậy . Hạng Vũ nói , nếu học thành võ sĩ thì chỉ có thể đánh được 1 hoặc vài người . Hạng Vũ muốn học cách để đánh thắng vạn người . Muốn đánh giá người làm tướng là phải biết câu nói ấy của Hạng Vũ .

VN có rất nhiều tướng giỏi , nhưng họ chỉ nổi tiếng ở các trận đánh . Võ Nguyên Giáp không chỉ có thế . Thắng ở 1 vài trận đánh không có nghĩa là thắng cả cuộc chiến . Thậm chí lép vế hơn trên chiến trường trong vài trận đánh vẫn có thể lợi thế hơn đối phương ở 1 phương diện khác .
Ông Giáp được mệnh danh là " ngọn núi lửa phủ tuyết " bởi trí tuệ ông thường làm cho kẻ thù choáng váng và làm quỵ ý chí của họ . Trước ông từng nói với người Pháp 1 câu sau và họ đã choáng váng :" Chúng tôi có thể không thắng ,nhưng trong mọi trường hợp , các ông không thể thắng " . Nói được như vậy bởi trong đầu VNG đã có sẵn 1 sách lược cho toàn cuộc chiến tranh rồi .

Tính đến thời điểm rút quân năm 72 , người Mỹ vẫn không chịu thừa nhận là họ thua về các trận đánh , về quân sự , nhưng họ phải công nhận đã thua trên bàn cờ hoạch định sách lược cho chiến tranh . Cái mà Kissinger phải phục ông Giáp là ở chổ đó .

Tớ không hạ các ông Zhukov , nhưng nên khách quan công bằng với Võ Nguyên Giáp . Nếu nói ông Giáp vĩ đại bởi kéo pháo ra hay kéo pháo vào ở ĐBP thì quả thật là chưa biết gì ông ấy

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi May 12 2005, 11:06 PM

Nhận định của giới sử học trong nước và nước ngoài về tướng Giáp cũng không giống nhau. Các nhà sử học và tướng lĩnh nước ngoài đều công nhận là tướng Giáp giỏi nhưng cho rằng ông nướng quân, sẵn sàng hy sinh quân lính để đạt mục tiêu chiến thắng (ngay tiêu đề cuốn sách có lời trích dẫn ca ngợi tướng Giáp mà các bạn đang tranh luận- Victory at all costs- cũng phản ánh nhận định này). Đi sâu hơn, trong giai đoạn 45-46 khi ông đang làm Bộ trưởng Nội vụ, ông cũng được nhận định là một trong những người hard-line nhất bên phía Việt Minh, trái ngược với sự nhũn nhặn và chủ trương hoà hợp với các phe phái khác của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoặc các trận Mậu Thân 68, Quảng Trị 72 cũng đều được cho là công trình của tướng Giáp. Có tác giả còn nói là tướng Nguyễn Chí Thanh phản đối tướng Giáp trong vụ Mậu Thân 68 và chỉ sau cái chết của vị tướng này thì tướng Giáp mới tiến hành được cuộc Tổng tiến công này.
Các nhận định trên trái ngược với nhận định của giới sử học Việt Nam trong thời gian gần đây trong đó tướng Giáp được xem là vị tướng tiết kiệm xương máu chiến sĩ nhất và là người không đồng tình với nhiều mục tiêu, kế hoạch trong Mậu Thân 68 hay Quảng Trị 72, trong khi tướng Nguyễn Chí Thanh và TBT Lê Duẩn được coi là những kiến trúc sư chính của hai chiến dịch này.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 11:15 PM

Em đọc thấy Vn nói Nguyễn Chí Thanh và Lê Duẩn ủng hộ cho 1 cuộc tấn công cấp tập năm 68 , còn ông Giáp thì không . Lê Duẩn ủng hộ nhiệt liệt điều ấy sau 1 vụ bí mật thị sát tình hình miền Nam . Xung quanh cái chết của tướng Thanh thì cũng chưa biết được ( mới đây nghe có chuyện đã tìm thấy xác ), nhưng người ta vẫn nói là ông Thanh trong 1 chuyến thị sát tình hình miền Nam thì đã bị pháo dập ( pháo bên kia ) . 68 tuy Bắc Việt lép vế và chịu thiệt hại nặng nhưng vẫn thắng trên toàn cục , chí ít cũng đã tạo nên 1 bước ngoặt và cách nhìn mới ( kể cả chính của dân Mỹ và chính quyền Mỹ ) về cuộc chiến và là nguyên nhân chính làm họ phải rút quân năm 72

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi May 12 2005, 11:16 PM

QUOTE(minh_minh @ May 12 2005, 03:12 PM)
Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN  mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi  . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .

Van nên biết là Zhukov có số phận giống với Võ Nguyên Giáp . Sau chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc thì ông bị gạt ra ngoài rìa lịch sử , chẳng mấy quyển sách lịch sử của Nga viết về ông với những gì mà ông xứng đáng được nhận . Việc này khiến nhiều thế hệ người Nga và cả châu Âu nói chung ko biết nhiều về Zhukov . Sau khi ông chết năm 74 thì người ta mới bắt đầu tôn vinh .
*


--------
dau phai nguôi vietnam nao cung nghi Tay hay ta kem dau bac leuleu.gif the bac di sau dit thang Tay a? thumbup.gif

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi May 12 2005, 11:20 PM

Tướng Thanh ngày xưa bị phao tin là B52 thả bom chết nhưng giờ đây gần như mọi nguồn từ trong nước tới hải ngoại và Tây đều nói là ông chết đột xuất ở Hà Nội sau một cơn tai biến về tim mạch ngay hôm trước khi vào Nam thị sát tình hình.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 12 2005, 11:21 PM

Anh thất vọng về chú nguoivn . Chú là người Việt Nam mà không đánh nổi chữ Việt cho nó có dấu ( mặc dù nhiều lần anh đã thấy chú đánh được chứ ko phải ko đánh được ) . Chú không tôn trọng nổi cái tiếng mẹ đẻ của chú thì làm được cái gì mà bày đặt hơn hay thua tây .

Gửi bởi: Tiểu Vũ vào hồi May 12 2005, 11:52 PM

Những người giỏi thật thì không cần ca ngợi quá nhiều. Các nhà sử học công nhận với nhau rằng tướng Giáp là một trong những nhà quân sự tài ba nhất, thế là đầy đủ rồi. Xưng tụng lên thành người tài nhất trong những người tài đâm ra mất hay đi.

Vẫn có những nguồn phê bình tướng Giáp, thậm chí cả với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên ai cũng có sai sót. Cái đáng phục ở Võ Nguyên Giáp là khả năng đánh giá trước tình hình. Ví dụ giai đoạn sơ khai của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi người Việt còn chưa có kinh nghiệm gì đáng kể về chiến tranh hiện đại, nhưng vị tổng chỉ huy đã tính toán trước được Hà Nội và Hải Phòng có thể phòng thủ trong bao lâu. Suốt cuộc kháng chiến, quân ta hầu như luôn ở thế chủ động chính là nhờ khả năng hoạch định tình hình chính xác này của ông.
Tương tự như thế trong cuộc chiến với Mĩ, quân đội miền Bắc luôn khôn ngoan đi trước tình hình. Sự thất bại của Mậu Thân phần lớn là từ nguyên nhân khách quan. Miền Bắc đã quá tin tưởng vào sự ủng hộ của dân chúng mà thực ra là không nhiều như họ tưởng. Dân chúng được kỳ vọng sẽ xuống đường trở thành động lực chính lật đổ chính quyền miền Nam. Điều đó không xảy ra. Một yếu tố nữa giúp người Mĩ sống sót trong chiến tranh Việt Nam chính là từ lực lượng không quân áp đảo. Khe Sanh đã gần như một sự lặp lại của Điện Biên Phủ nếu người Mĩ không lật ngược tình hình bằng vũ khí chiến lược B52. Có thời điểm vòng vây của quân miền Bắc chỉ còn cách lính Mĩ chưa đầy 100m trước khi bị phá bởi thảm bom dày đặc.

Sự nướng quân thì gần như thành đặc điểm cố hữu của các vị tướng. Khi cần giành một mục tiêu chiến lược thì dù mất mát hi sinh vẫn phải chấp nhận. Bởi vậy chuyện binh đao luôn là bất đắc dĩ, phương án cuối cùng khi không còn cách nào khác. Cuộc chiến tranh chống Mĩ, chính tướng Giáp là người không nhiệt tâm cổ suý. Ông bị mất điểm trong mắt Lê Duẩn và bị cô lập dần dần.

Tuy nhiên dù sao khi đã bị đẩy vào chiến tranh, người cầm quân phải có trách nhiệm chiến thắng đối phương, không thể khác được. Và tướng Giáp đã làm được điều ấy. Dù cuộc chiến có thể tang thương, không ai thực sự thắng lợi, nhưng trách nhiệm với toàn quân, tướng Giáp đã làm trọn vẹn.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 13 2005, 12:03 AM

QUOTE(Tiểu Vũ @ May 12 2005, 11:52 PM)
Tuy nhiên dù sao khi đã bị đẩy vào chiến tranh, người cầm quân phải có trách nhiệm chiến thắng đối phương, không thể khác được. Và tướng Giáp đã làm được điều ấy. Dù cuộc chiến có thể tang thương, không ai thực sự thắng lợi, nhưng trách nhiệm với toàn quân, tướng Giáp đã làm trọn vẹn.
*


Cái này tớ đồng ý . Trong 1 cuộc trả lời phỏng vấn gần đây thì VNG nói rằng , phải tiết kiệm xương máu của người lính nhưng muốn chiến thắng thì không thể tránh được sự hy sinh

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi May 13 2005, 05:30 AM

Chiến lược "nướng quân" hay đánh biển người quá không hay rồi.
Trong trận đánh ác liệt ở Khe Sanh năm 1968, 90% sư đoàn quân miền Bắc đã bị xóa sổ khỏi trận địa trong khi thuỷ quân lục chiến Mỹ chết có 500 mạng. So sánh thì 1 lính Mỹ chết là có 20 bộ đội hy sinh. Tớ thấy hy sinh kiểu Kamikaze Nhật phóng máy bay xuống phi đạo hàng không mẫu hạm của Mỹ mới đáng nói, chứ nướng quân quá nhiều là thất bại rồi.

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi May 13 2005, 05:33 AM

Kamikaze cũng chẳng có nhiều hiệu quả đâu bác ạ. Thiệt hại lớn hơn nhiều so với những gì họ đạt được, nhất là trong giai đoạn cuối chiến tranh.

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi May 13 2005, 05:44 AM

QUOTE(Agent Smith @ May 12 2005, 05:33 PM)
Kamikaze cũng chẳng có nhiều hiệu quả đâu bác ạ. Thiệt hại lớn hơn nhiều so với những gì họ đạt được, nhất là trong giai đoạn cuối chiến tranh.
*



À lúc ấy Nhật cũng sắp thua rồi, kamikaze chỉ xuất hiện sau khi hạm đội Nhật đang bị hạm đội Mỹ quần cho tơi tả. Nhưng ý tớ là một kamikaze có thể tiêu diệt một tàu chiến, gây thiệt hại cho Mỹ rất nhiều. Trong khi so sánh các trận chiến ở bên mình từ ĐBP cho đến Mậu Thân, bên ta chết rất nhiều mà quân số bên địch thiệt hại quá ít bác ạ.

Gửi bởi: Tiểu Vũ vào hồi May 13 2005, 05:53 AM

Khe Sanh về mặt quân sự là thất bại (không đánh bật được cứ điểm, lực lượng tiêu hao nặng). Nhưng con số 90% thì tôi không biết bác Max lấy từ đâu. Khe Sanh đáng nhớ là vì nó tạo hiệu quả tuyên truyền. Thời gian ấy bộ quốc phòng và chính phủ Mĩ như ngồi trên lửa vì sự sụp đổ của Khe Sanh sẽ tạo ảnh hưởng lớn tới uy tín quân đội và dư luận nhân dân Mĩ. Điều họ lo ngại quả nhiên có cơ sở. Những ảnh hưởng đó đã trở thành hiện thực dù Khe Sanh chỉ mới ngắc ngoải chứ chưa bị đánh bại bởi quân đội miền Bắc.
Ngày nay nhìn lại người ta vẫn bị ấn tượng bởi hình ảnh lính Mĩ ôm đầu dưới giao thông hào đang chao đảo bởi đạn pháo đối phương, trái ngược với những gì được hình dung về một đội quân hùng mạnh làm mưa làm gió khắp hoàn cầu. Nhưng cũng lưu ý là ngoài vượt trội về khả năng oanh kích trên không ra, người Mĩ cũng không hơn bao nhiêu đối phương về mặt phương tiện chiến tranh. Pháo phòng vệ Khe Sanh của họ thậm chí còn ngắn tầm và bị áp đảo bởi pháo Liên Xô cung cấp cho miền Bắc khi đó.

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi May 13 2005, 06:07 AM

QUOTE(Tiểu Vũ @ May 12 2005, 05:53 PM)
Khe Sanh về mặt quân sự là thất bại (không đánh bật được cứ điểm, lực lượng tiêu hao nặng). Nhưng con số 90% thì tôi không biết bác Max lấy từ đâu.



Tớ xem trong Vietnam - A History của Stanley Karnow - Viking xb. Xem lại thì trang 540 có đoạn: " The struggle for Khe Sanh cost the Communist at least ten thousand lives in exchange for fewer than five hundred US marines killed in action. In Hanoi after the war, Communist veteran of the battle recalled the carnage conflicted on his comrades, disclosing to me that some North Vietnamese and Vietcong units suffered at much as 90 percent losses..."

Gửi bởi: Tiểu Vũ vào hồi May 13 2005, 06:13 AM

QUOTE(max @ May 13 2005, 06:07 AM)
QUOTE(Tiểu Vũ @ May 12 2005, 05:53 PM)
Khe Sanh về mặt quân sự là thất bại (không đánh bật được cứ điểm, lực lượng tiêu hao nặng). Nhưng con số 90% thì tôi không biết bác Max lấy từ đâu.



Tớ xem trong Vietnam - A History của Stanley Karnow - Viking xb. Xem lại thì trang 540 có đoạn: " The struggle for Khe Sanh cost the Communist at least ten thousand lives in exchange for fewer than five hundred US marines killed in action. In Hanoi after the war, Communist veteran of the battle recalled the carnage conflicted on his comrades, disclosing to me that some North Vietnamese and Vietcong units suffered at much as 90 percent losses..."
*



Tức là một số đơn vị tổn thất 90% quân số. Tưởng bác nói 90% quân miền Bắc tấn công Khe Sanh đã hi sinh thì hơi bị choáng.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 13 2005, 06:16 AM

Bác max nói nướng quân là nói hơi sơ sài , chứng tỏ chưa hiểu về Mậu Thân và Khe Sanh. Có nhiều kiểu lắm , ví dụ như lính Tàu đánh bên Triều Tiên hoặc lính Tàu đánh biên giới năm 79

Ông già tớ bảo lúc ấy đánh với lính Mỹ ổng phải dùng đến lê , giáp lá cà luôn ( phụ thân tớ người to khỏe như tây ) . Sỡ dĩ vậy vì người Mỹ mạnh về hoả lực . Nếu rời xa họ 1 bước là lập tức họ gọi pháo , gọi máy bay ném bom , nhất là loại rải thảm dập liền hồi . Thành ra phải tiến lại gần để họ vướng , không sử dụng được sức mạnh hoả lực , tránh khỏi điểm rơi của pháo tầm xa .Trong khi tiến lại gần hoặc đang ở cách xa thì Bắc Việt chết nhiều do hoả lực từ pháo và máy bay ném bom . Bác bảo nó ném 1 phát rải thảm đúng chổ thì còn cái gì ? Ông già tớ kể lại có 1 lần đang trên Trường Sơn , 1 tiểu đoàn ( do phụ thân tớ chỉ huy ) đang nghỉ ngơi dưới 1 cây cổ thụ trong rừng đại ngàn . Ba tớ đang chợp mắt bỗng có ai đó gọi thì thào và bảo ba tớ đi lại đằng kia . Ba tớ vừa rời gốc cây đi xuống suối xong thì nó dập tên lửa 1 phát chết nguyên gần cả tiểu đoàn . 1 quả tên lửa đổi lấy 1 tiểu đoàn . Ông già tớ đến bây giờ cũng không biết ai đưa đường chỉ lối cho nữa ( chắc linh hồn ai đó ) . Bây giờ nhiều khi ông bảo đạn nó tránh mình chứ không phải mình tránh đạn . Trận Đồng Xoài thì ổng vác 1 người đồng đội bị thương chạy vài km và bị bọn nó bắn đuổi theo . Khi mệt quá dừng lại thì thấy anh ta đã chết còn máu ông già tớ chảy nguyên từ chổ bắt đầu chạy . Hiện nay vài viên đạn vẫn nằm trong người phụ thân tớ . Bộ đội chủ lực của Bắc Việt khác với lực lượng cs trong Nam , họ rất thiện chiến chứ không phải nhố nhăng kiểu nướng quân như kiểu phim Mỹ rambo về chiến tranh VN hay như bác nghĩ đâu .

Nói về nướng quân .
Lính Tàu ở Triều Tiên tràn lên hết lớp này hết lớp khác cho đến khi nòng súng quân Mỹ đỏ còng queo .
Năm tớ học quân sự thì ông thầy tớ bảo VN hiện nay vẫn chưa sản xuất được AK có nòng tốt ( thép đuội ) , lâu nay toàn dùng của LX hoặc Tàu . Ổng bảo hồi đánh nhau năm 79 thì Tàu đánh chiếm cứ điểm như sau . Đầu tiên là gọi pháo dập toè loe để tiêu hao sinh lực đối phương . VN không dám ló mặt lên , thậm chí không dám dùng pháo , vì ngay lập tức sẽ bị ăn phản pháo ( Tàu là bậc thầy trong trò phản pháo ) . Sau đó thúc quân tiến lên , thằng chỉ huy đi sau cầm súng lục , bọn khác cầm tù và thổi và cả bọn xong lên lờ đờ như kiểu đánh nhau hồi Napoleon . Thằng nào chạy lui là anh chỉ huy bắn luôn .Thằng trước chết thằng sau lên . 1 đồn của VN có rất ít người nên bắn đỏ cong cả nòng AK phải liều mạng dí cả vào nước rồi bắn tiếp . Có nhiều bác ném lựu đạn là nẹp vào nẹp tre xong ném cả chùm 6-7 quả vì 1 quả không ăn thua . Lính Tàu khi xung phong thì thường làm mồi cho trung liên đại liên của VN . Đánh mãi không được vì không qua được đại liên nên chạy , lúc ấy mới bắt đầu mới ăn pháo của VN .
Đó mới chính là nghệ thuật nướng quân

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi May 13 2005, 06:24 AM

QUOTE
Tức là một số đơn vị tổn thất 90% quân số. Tưởng bác nói 90% quân miền Bắc tấn công Khe Sanh đã hi sinh thì hơi bị choáng.
*



90 phần trăm quân số của một sư đoàn bộ đội chủ lực, vì bọn Mỹ gọi B 52 rải thảm. Có vài nơi đưa ra tài liệu phía Mỹ có 207 chết, 443 bị thương. Bên mình chết hơn 8000, bị thương cũng ngần ấy.

Gửi bởi: minh_minh vào hồi May 13 2005, 06:28 AM

Nói thêm là năm 1967/68 ở Khe Sanh thì Thuỷ quân lục chiến Mỹ suýt chung số phận với lính Pháp như ở ĐBP . Với tất cả khả năng của B-52 và các loại pháo , Mỹ đã rót gần 100 nghìn tấn bom xuống vùng núi cao quanh Khe Sanh mới giúp lính Mỹ thoát hiểm . Số bom Mỹ dùng ở Khe Sanh tương đương với 1/3 số bom dùng trên toàn cuộc chiến tranh Triều Tiên . Thế thì cây cỏ cũng không sống nổi , nói chi là người ? Khe Sanh , người miền Nam nói " sanh " có nghĩa là " sinh " , là ' sống " . Nhưng than ôi Khe Sanh chính là Cửa Tử . Phụ thân tớ thế mà không chết . May thay hôm nay mới sinh ra mình

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi May 13 2005, 06:35 AM

Cả Westmoreland và Johnson đều rất sợ kịch bản Khe Sanh sẽ lặp lại một Điện Biên Phủ nên dồn tận lực để bảo vệ Khe Sanh. Johnson còn bắt Westmoreland phải cam đoan là không để Khe Sanh trở thành Điện Biên Phủ thứ 2 và người Mỹ bị làm nhục như người Pháp trước đây.
Westmoreland cũng sai lầm khi không đoán đúng ý đồ Việt cộng và không lường được khả năng Việt Cộng vẫn vừa đánh Khe Sanh vừa tổ chức tấn công đô thị trong Mậu Thân 68.

Gửi bởi: Sóng vào hồi May 13 2005, 07:42 PM

Bên báo Allgemeine Zeitung của chỗ em vừa đăng một bài về chuyện hợp tác giữa một vài nguời Đức và VN truớc năm 45. Đợi em vài hôm nữa rỗi ngồi dịch tóm tắt cho mọi nguời đọc.

Gửi bởi: tahopkh vào hồi May 5 2009, 07:33 PM

thời cuộc có thế này thế kia , số phận mỗi con người có chìm lổi long đong thế nào đi lữa thì lịch sử sẽ phán xét công bằng và chả về đúng vi chí của nó, lịch sử không thiên vị ai cả các bác a

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 7 2009, 09:18 PM

Tư tưởng quân sự "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là nền tảng cho chính sách quốc phòng VN hiện nay. Bằng chứng là VN mua tới 6 cái tàu ngầm để ... chơi chiến tranh du kích trên biển!!! sp_ike.gif

Gửi bởi: Tit vào hồi May 7 2009, 09:41 PM

Dạo này thấy báo chí đăng tin liên tục về cụ Giáp, tự dưng làm tớ lại thấy lo lo cho sức khỏe của cụ. Hay là dạo này cụ yếu quá rồi, nên người ta mới làm thế nhỉ confused1.gif Cầu mong cụ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn iswear.gif

Gửi bởi: Mèo béo vào hồi May 8 2009, 12:01 AM

QUOTE(Tit @ May 7 2009, 03:41 PM)
Dạo này thấy báo chí đăng tin liên tục về cụ Giáp, tự dưng làm tớ lại thấy lo lo cho sức khỏe của cụ. Hay là dạo này cụ yếu quá rồi, nên người ta mới làm thế nhỉ  confused1.gif  Cầu mong cụ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn iswear.gif
*


Chị cũng đang nghĩ thế...nhưng nhớ ra hôm nay là chiến thắng ĐBP ...hy vọng cụ vẫn bình thường

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 8 2009, 05:42 AM

Lịch sử chính là mình và các bạn đây chứ chẳng thằng con nào vô hình ghê gớm cả, cần phải tăng cường phán xét bọn đi trước để những thằng đi sau chúng nó còn thời gian mà phán xét chúng mình và những gì chúng mình làm hôm nay.

Theo tin mà mình biết thì Mạnh và Dũng không thể rút lại được, vì đã cam kết với Tàu rồi. Tàu cũng có một cam kết ngầm với Mạnh, Dũng là sẽ không có vấn đề gì liên quan tới an ninh quốc phòng vụ bauxite cả, đừng lo. Mạnh và Dũng thăm Giáp cốt yếu là nhắc lại những cam kết đó của Tàu hòng làm ông Giáp yên lòng và đừng phản đối nữa.

Vụ bauxite này mới thấy công nghiệp khoa học kỹ thuật các thể loại nước ta dốt vãi đái, phản đối chả có tí chuyên môn nào, toàn kiểu chụp ảnh bùn đỏ đỏ lòe (màu của ôxit sắt), trong khi thực tế mà nói, chất thải công nghiệp có những thứ tưởng như vô hình, chẳng hạn mono vinyl chloride trong các nhà máy sản xuất nhựa PVC không màu nhưng nồng độ chỉ quá 20 mg/m3 là đã đủ gây ung thư vỡ mặt ra rồi. Vụ Vedan cả nước um lên nhưng chả có khảo sát gì về thành phần, nồng độ chất thải và tác hại này nọ cả sất. Hê hê, nhà khoa học (Thanh Sơn) cùng nhà văn (Nguyên Ngọc) chung thư phản đối, nhà khoa học thì viết như nhà văn còn nhà văn thì viết cứ như nhà khoa học.

Đọc tin thấy quốc hội sẽ không giám sát dự án này. Nếu muốn cũng có mà giám sát được cứt, trình đâu ra mà giám sát.

Ở VN có gì mà không nhắng lên ba bảy 21 ngày rồi tịt ngóm, bauxite cũng chẳng bằng cặp vú em gì tên Thủy.

Tàu nó không thèm múc Tây Nguyên đâu, nhưng mấy cái đảo thì chúng rất sẵn lòng.

Dạo nọ mình có nói chuyện với cháu gái của một bạn trong bộ chính trị Tàu, thì mới biết là Tàu chơi chính sách phòng thủ nhân sự, để tránh sai lầm như hồi Lê Duẩn thân LX. Cứ bạn nào có biểu hiện chống Tàu, thì Tàu sẽ dùng sức áp gạt ngay bạn ấy không cho lên ghê cao, đỡ gây phiền.

Thứ hai, Tàu bây giờ không xem chiến tranh nhân dân của ông Giáp ra gì, vì họ sẽ không bao giờ dám chọi kiểu đấy. Chiến thuật của Tàu giờ là tấn công một mục tiêu nhất định, ví dụ hải đảo, lợi dụng sự vượt trội về vũ khí khí tài trên biển để giữ vị trí chiếm được. Trong trường hợp tấn công trên đất liền thì chủ yếu là phá hủy cơ sở hạ tầng và con người của đối phương thay vì chiếm giữ chiếm đóng.

VN mua 6 tàu ngầm vì nóng ruột, thấy Tàu trang bị hải quân kinh quá, cốt là thu hẹp khoảng cách thôi, chứ đối địch nhau, thì chỉ cần khoảng mươi phút là quân ta thành bia cho chúng nó tập trận.

Chơi với bọn nham hiểm như Tàu, may ra có những bạn như Trần Mìn mới chơi lại nổi. rolleyes2.gif

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 8 2009, 06:47 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 8 2009, 05:42 AM)
1. Theo tin mà mình biết thì Mạnh và Dũng không thể rút lại được, vì đã cam kết với Tàu rồi. Tàu cũng có một cam kết ngầm với Mạnh, Dũng là sẽ không có vấn đề gì liên quan tới an ninh quốc phòng vụ bauxite cả, đừng lo. Mạnh và Dũng thăm Giáp cốt yếu là nhắc lại những cam kết đó của Tàu hòng làm ông Giáp yên lòng và đừng phản đối nữa.

2. Tàu bây giờ không xem chiến tranh nhân dân của ông Giáp ra gì, vì họ sẽ không bao giờ dám chọi kiểu đấy. Chiến thuật của Tàu giờ là tấn công một mục tiêu nhất định, ví dụ hải đảo, lợi dụng sự vượt trội về vũ khí khí tài trên biển để giữ vị trí chiếm được. Trong trường hợp tấn công trên đất liền thì chủ yếu là phá hủy cơ sở hạ tầng và con người của đối phương thay vì chiếm giữ chiếm đóng.

3. VN mua 6 tàu ngầm vì nóng ruột, thấy Tàu trang bị hải quân kinh quá, cốt là thu hẹp khoảng cách thôi, chứ đối địch nhau, thì chỉ cần khoảng mươi phút là quân ta thành bia cho chúng nó tập trận.
*



Bạn Mìn 09 nghĩ thế nào về quan hệ giữa 3 vấn đề 1,2,3 của bạn? Nếu ai cũng biết, ai cũng hiểu cái tâm của người Tàu (2) như bạn thì việc cụ Giáp lo lắng (1) và nỗ lực của VN (3) có hiển nhiên không? laugh.gif Bạn bảo ông Mạnh ông Dũng thăm cụ Giáp với cái ý "sẽ không có vấn đề gì liên quan tới an ninh quốc phòng vụ bauxite cả, đừng lo", thật tình tôi cho là võ đoán.


Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi May 8 2009, 07:50 PM

Đai ca mìn làm tình báo chắc được chứ làm tướng thì không ổn laugh1.gif

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 8 2009, 09:05 PM

Võ đoán gì, chẳng lẽ mình lại đi kể lể với các bạn mình đã nằm bên em gái Tàu con của một bác trong bộ chính trị Tàu để bàn luận cùng nàng về tình hình kinh tế chính trị trọng đại của 2 nước?
Có lần nàng bảo : Anh có muốn làm tổng bí thư VN không? Mình trả lời: Không, anh chỉ muốn làm tổng thống nước anh. Nàng bảo nỡm, lúc nào ở nước em có tổng thống thì nước anh mới có nhé. Mình nghe xong, lạnh co chim.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 9 2009, 08:12 AM

De nghi chu Min tiep tuc phat huy, nen ngu voi cang nhieu em con ong to cang tot, de khai thac nhung thong tin quy bau cho nuoc nha

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 9 2009, 02:33 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 8 2009, 09:05 PM)
Võ đoán gì, chẳng lẽ mình lại đi kể lể với các bạn mình đã nằm bên em gái Tàu con của một bác trong bộ chính trị Tàu để bàn luận cùng nàng về tình hình kinh tế chính trị trọng đại của 2 nước?
Có lần nàng bảo : Anh có muốn làm tổng bí thư VN không? Mình trả lời: Không, anh chỉ muốn làm tổng thống nước anh. Nàng bảo nỡm, lúc nào ở nước em có tổng thống thì nước anh mới có nhé. Mình nghe xong, lạnh co chim.
*



He he, câu chuyện của bạn Mìn 09 có thật thì càng chứng tỏ nhận xét của tôi là đúng, rằng bạn chỉ võ đoán thôi. Bạn có hiểu lý do tại sao không? laugh.gif

Thôi tôi trả lời luôn, không phải vì bạn mà là vì các bạn khác. Rằng thì là làm chính trị nó không phải là việc dựa vào quen thân hay nghe lỏm. Chính trị gia họ luôn hiểu thiên thời, biết địa lợi, cầu nhân hòa và hành động tuân theo những lý lẽ được số đông ủng hộ. TQ là láng giền lớn nhất cạnh VN nên không có gì lạ khi xuất hiện các chiến lược "đồng chí, anh em" để cùng có lợi, thậm chí ông Mạnh ông Dũng có đứng dưới ông Đào ông Bảo, đó cũng chẳng phải tự ý các ông ấy thích thế nào thì như thế, mà là sự phản ánh cán cân quyền lực chung.

Bây giờ lại nói về cái bản chất trong quan hệ quốc tế của VN. Trước tiên phải nói dân tộc mình có cái truyền thống non-Chinese và hơn lúc nào hết nó rất mạnh sau những cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX. mặt khác vị trí của VN là Đông Nam Á và do đó hướng tới trung lập, tránh bị lôi kéo theo một hay nhóm cường quốc nào. Bất kỳ ý kiến nào khác đều bị coi là không chính thống, thậm chí là có ý đồ xuyên tạc. Với TQ, VN cũng không có một hiệp ước an ninh nào có sức nặng kiểu như SCO để mà bảo rằng ảnh hưởng của TQ là mạnh hơn so với tại Thái Lan.

Như vậy thì hoàn toàn không thể có chuyện "xếp đặt nhân sự lãnh đạo VN theo ý TQ" được. Vì quyền lợi mà đi chung đường với nhau chứ không phải quan hệ phụ thuộc.

Trở về với cụ Giáp để thấy rõ hơn sự mềm dẻo, trí tuệ và cái đức của người quân tử. Cụ là người hiểu rõ bước tiến thoái, không tham công danh, quyền lực, nhờ thế mà tuổi đã gần trăm mà sức vẫn vững, thần khi vẫn mạnh trong khi các cụ cùng thời đã về chầu tiên tổ hết cả. Bạn Mìn 09 nếu không học được cái đức như cụ Giáp mà được đẩy lên làm tổng thống hay tổng bí thư, thì đừng ngạc nhiên khi có một ngày tay cận vệ thân tín lại rút súng dí vào đầu nói câu hasta la vista, baby! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 9 2009, 09:46 PM

Trí tuệ, mềm dẻo, quân tử, đức cao như cụ Giáp cũng ko lên được gần gần chức tổng bí thư ở VN đâu sp_ike.gif sp_ike.gif

Gửi bởi: Thalassa vào hồi May 10 2009, 07:54 AM

QUOTE(soctettoc @ May 9 2009, 10:46 PM)
Trí tuệ, mềm dẻo, quân tử, đức cao như cụ Giáp cũng ko lên được gần gần chức tổng bí thư ở VN đâu  sp_ike.gif  sp_ike.gif
*



Ông Giáp nói với Sóc là ông ý muốn làm TBT à ? Hay là Sóc võ đoán laugh1.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 10 2009, 12:05 PM

Đôi khi không làm việc xấu không phải là tốt.

Một chút nhẫn, một chút nhường giữ lại cho mình cái thanh bạch, cái mạng sống nhưng vẫn là... cho mình mà thôi.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 10 2009, 02:32 PM

QUOTE(Evil @ May 10 2009, 12:05 PM)
Đôi khi không làm việc xấu không phải là tốt.

Một chút nhẫn, một chút nhường giữ lại cho mình cái thanh bạch, cái mạng sống nhưng vẫn là... cho mình mà thôi.
*



Nhận xét của bạn Evil có thể áp dụng cho hầu hết mọi người và rất có ích để mình tự vấn mình xem lựa chọn nhẫn nhịn có phải là chính đạo hay không. Tuy nhiên, với tính từ "đôi khi", chúng ta cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng nó để phán xét người khác, nhất là những người như cụ Giáp, để tránh cái lỗi đem bụng dạ tiểu nhân đo lòng người quân tử. Nói cách khác, những bậc đại trí đại dũng họ khác chúng ta ở chỗ họ đã vượt qua cái tư tâm từ lâu rồi và như vậy thì cái thanh bạch cho tới mạng sống cá nhân với họ không còn ý nghĩa như với chúng ta. laugh.gif

Bàn thêm về cụ Giáp, rằng tuy cụ chưa bao giờ đứng ở vị trí trung tâm quyền lực, song nói đến VN thì ngoài cụ Hồ thì người thứ hai là ai khác nữa? Một chiến tướng đã đại công cáo thành rồi về, người ta càng kính nể vì đức độ. Còn làm tổng bí thư mà tài không đủ, phạm sai lầm gây họa cho đất nước thì còn tệ hơn. sp_ike.gif

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 11 2009, 10:21 PM

Ôi dào mấy bạn già già chết hết đi cho nhân dân giờ, toàn thiên tài tới mức cả nước mấy phen bốc cứt.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 12 2009, 09:49 AM

QUOTE(Mìn 09 @ May 11 2009, 10:21 PM)
Ôi dào mấy bạn già già chết hết đi cho nhân dân giờ, toàn thiên tài tới mức cả nước mấy phen bốc cứt.
*



Ồ đúng rồi laugh.gif, tôi băn khoăn tự hỏi trong số những thiên tài và gần thiên tài đó có bạn Mìn 09 không? sp_ike.gif

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 12 2009, 03:52 PM

Đối với các dân tộc mọi rợ như Việt, Tàu thì nói chung không tha thiết thiên tài lắm, vì cứ 1 thằng thiên tài là lại có cả triệu thằng sặc máu.

Ôi dào có mỗi đánh nhanh hay đánh chậm mà cũng um cả lên cả hơn nửa thế kỷ. Chúng nó cứ nói thế chứ đánh kiểu gì VN chả thắng, quân thì đông như trấu, toàn chơi chiến thuật biển người, hô phát ào vào, có mà lính Pháp bắn hết đạn rồi đầu hàng. rolleyes2.gif

Tiếng Pháp cứ hay dịch chữ thầy giáo thành giáo sư chứ ông Giáp cũng chỉ là thầy giáo lịch sử chứ mấy, dạy cấp 2 cũng giáo sư à?

Đánh Mỹ thì thực ra ông Giáp có công trạng gì đâu mà kể. Bọn nước ngoài không biết tình hình, cứ tưởng ông Giáp đánh thắng luôn cả Mỹ này nọ.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 13 2009, 01:27 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 12 2009, 03:52 PM)
1có mỗi đánh nhanh hay đánh chậm mà cũng um cả lên cả hơn nửa thế kỷ. Chúng nó cứ nói thế chứ đánh kiểu gì VN chả thắng, quân thì đông như trấu, toàn chơi chiến thuật biển người, hô phát ào vào, có mà lính Pháp bắn hết đạn rồi đầu hàng. rolleyes2.gif

Đánh Mỹ thì thực ra ông Giáp có công trạng gì đâu mà kể. Bọn nước ngoài không biết tình hình, cứ tưởng ông Giáp đánh thắng luôn cả Mỹ này nọ.
*



Ý kiến của bạn Mìn 09 về đánh Pháp là giả định phi lịch sử, bất khả kiểm chứng và do đó khỏi cãi lại.

Đánh Mỹ thì đúng là chủ trướng chơi rắn do ông Duẩn ông Tiến Dũng đề xướng, còn tướng Giáp với mấy chục triệu quân dân chả có công trạng gì. Cũng khỏi cãi luôn.

Tình hình là tôi hâm mộ bạn Mìn 09 đến phát sặc. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 13 2009, 03:26 PM

Về mình thì mình không muốn nói nhiều vì thực ra mình không thích mấy trò xóc xỉa cá nhân này nọ nhưng mình nghĩ mình cũng nên nói thêm 1 lần về bản thân mình sau 1 triệu lần đã nói. Cả làng này đều biết mình là một thiên tài Việt lam. Bản thân mình cũng biết điều này, mỗi sáng mai thức dậy mình đều mỉm cười với ý nghĩ mình là một thiên tài ohgirl.gif Nói chung cũng sợ. Mình mà còn hâm mộ mình nữa là bạn nào. devil2.gif

Tin tức thông tin giờ trên mạng đầy ra, gúc phát thấy ngay. Thông tin phân tích của mình đều là những thông tin phân tích hay ho, các bạn cứ bình tĩnh mà nghe. Ông Giáp bị Lê Duẩn Lê Đức Thọ Nguyễn Chí Thanh Văn Tiến Dũng ghét do thế giới biết đến ông Giáp qua những thứ mà họ làm.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 13 2009, 06:51 PM

Làng Ven có 2 cái nick là NguoiVN và Mìn 09 là đáng kể để mà hâm mộ vì khả năng tự thấy mình là thiên tài. Cũng hiếm có lắm chứ. laugh.gif sp_ike.gif

Kể về công thì trí tuệ tập thể ai cũng có phần, nhưng mà cái đức thì không phải ai cũng có đầy đủ. Cụ Giáp dám nhận việc sinh đẻ có lế hoạch thay vì về hưu, có đáng kể là vì nước quên danh không?

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 13 2009, 10:05 PM

Phương châm của ông Giáp là nhẫn, nhưng nhẫn nhịn nhiều quá lại thành ra nhẫn nhục. Nói chung ông Giáp gắn liền với Điện Biên Phủ và chỉ có thế. Phụ trách sinh đẻ thì ai làm chả được. scared.gif

À mà mình gặp ông Giáp một lần rồi nhé, thấy cũng bình thường. Khiếp cái bản lĩnh thiên văn tài của mình.

Họ hàng ông Giáp thì khá mất dạy, chả làm chả ăn gì, quanh năm chỉ chực xin tiền tu sửa này nọ cái nhà ông Giáp (nay là nhà lưu niệm).

Mấy cái giai thoại chợ bún chợ Tréo của ông Giáp cũng bịa nốt. Nhà ông Giáp gần chợ Hôm, chợ hôm mới có bún chứ chợ Tréo làm gì có.

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi May 13 2009, 11:30 PM

QUOTE(Skywalker @ May 13 2009, 11:51 AM)
Làng Ven có 2 cái nick là NguoiVN và Mìn 09 là đáng kể để mà hâm mộ vì khả năng tự thấy mình là thiên tài. Cũng hiếm có lắm chứ. laugh.gif sp_ike.gif

Kể về công thì trí tuệ tập thể ai cũng có phần, nhưng mà cái đức thì không phải ai cũng có đầy đủ. Cụ Giáp dám nhận việc sinh đẻ có lế hoạch thay vì về hưu, có đáng kể là vì nước quên danh không?
*




đại ca muốn nói gì thì nói, đừng vác nguoivn vào, what i think is not your biz and u dont know me.

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi May 13 2009, 11:35 PM

mình nghĩ cho bản thân nếu làm nhiều thì sẽ ít thì giờ nói, còn nếu đã làm biến thì cần tiết kiệm nói hơn nữa.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 14 2009, 11:35 AM

QUOTE(Mìn 09 @ May 13 2009, 10:05 PM)
Phương châm của ông Giáp là nhẫn, nhưng nhẫn nhịn nhiều quá lại thành ra nhẫn nhục. Nói chung ông Giáp gắn liền với Điện Biên Phủ và chỉ có thế. Phụ trách sinh đẻ thì ai làm chả được.  scared.gif
*



Thì đấy, bạn Mìn 09 nhẫn được như cụ Giáp chăng? laugh.gif Chiến tướng mà đi lo việc dân số, cái danh lúc đó bị đốn ác lắm chứ! Nhưng đến bây giờ, tổng kết cụ Giáp thì chữ nhục chỉ là người khác dán cho cụ, chứ cụ có phẫn chí lên núi, tạo phản hay xúi bẩy người khác tạo phản đâu?

Những chuyện khác chẳng có giá trị gì để học hỏi.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 14 2009, 11:37 AM

QUOTE(NguoiVN @ May 13 2009, 11:30 PM)
đại ca muốn nói gì thì nói, đừng vác nguoivn vào, what i think is not your biz and u dont know me.
*



Lord Jesus, l come before You, just as I am. I am sorry for my sins, I repent of my sins, please forgive me In Your name, I forgive all others for what they have done against me. I renounce Satan, the evil spirits and all their works. l give You my entire self. Lord Jesus, now and forever, I invite You into my life Jesus, I accept You as my Lord, God and Savior. Heal me, change me, strengthen me in body, soul and spirit.

laugh.gif

Gửi bởi: Thalassa vào hồi May 14 2009, 12:28 PM

QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 12:37 PM)
QUOTE(NguoiVN @ May 13 2009, 11:30 PM)
đại ca muốn nói gì thì nói, đừng vác nguoivn vào, what i think is not your biz and u dont know me.
*



Lord Jesus, l come before You, just as I am. I am sorry for my sins, I repent of my sins, please forgive me In Your name, I forgive all others for what they have done against me. I renounce Satan, the evil spirits and all their works. l give You my entire self. Lord Jesus, now and forever, I invite You into my life Jesus, I accept You as my Lord, God and Savior. Heal me, change me, strengthen me in body, soul and spirit.

laugh.gif
*



Amen leuleu.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 14 2009, 11:18 PM

QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 11:35 AM)
Thì đấy, bạn Mìn 09 nhẫn được như cụ Giáp chăng? laugh.gif

*



Hổng biết để làm gì mà phải xem có bằng cụ cái sự nhẫn không???

QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 11:35 AM)
Nhưng đến bây giờ, tổng kết cụ Giáp thì chữ nhục chỉ là người khác dán cho cụ
*



Chữ danh cũng là người khác gán cho cụ, chữ hùng cũng thế, mà chữ tài cũng vậy.

QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 11:35 AM)
phẫn chí lên núi, tạo phản hay xúi bẩy người khác tạo phản
*



thì sao nhỉ?

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi May 15 2009, 03:02 AM

QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 04:37 AM)
QUOTE(NguoiVN @ May 13 2009, 11:30 PM)
đại ca muốn nói gì thì nói, đừng vác nguoivn vào, what i think is not your biz and u dont know me.
*



Lord Jesus, l come before You, just as I am. I am sorry for my sins, I repent of my sins, please forgive me In Your name, I forgive all others for what they have done against me. I renounce Satan, the evil spirits and all their works. l give You my entire self. Lord Jesus, now and forever, I invite You into my life Jesus, I accept You as my Lord, God and Savior. Heal me, change me, strengthen me in body, soul and spirit.

laugh.gif
*




I did not write that pray. That was passed to me and and I meant to share it.


Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 15 2009, 05:23 PM

QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
Hổng biết để làm gì mà phải xem có bằng cụ cái sự nhẫn không???

Bạn không biết không có nghĩa là người khác cũng không biết. laugh.gif Lưu ý là tôi đang muốn giúp bạn Mìn 09 trở thành tổng thống, còn bạn Evil có muốn gì không? sp_ike.gif

QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
Chữ danh cũng là người khác gán cho cụ, chữ hùng cũng thế, mà chữ tài cũng vậy.


Chính xác! laugh.gif Vấn đề là số người dán chữ hùng so với số người dán chữ nhục, nhỉ.

QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 11:35 AM)
phẫn chí lên núi, tạo phản hay xúi bẩy người khác tạo phản
*


thì sao nhỉ?
*



Những hành động bên ngoài nó phản ánh cái nội tâm Evil ạ. Dù không thể xét đoán toàn diện song vẫn có thể xét đoán phần nào con người qua hành động của người ấy, nhờ vào kinh nghiệm lịch sử. Ví dụ như Khuất Nguyên là 1 người giỏi, có đạo song vẫn còn chưa tới cảnh giới điềm nhiên vô vi, bị 1 người đánh cá chê cười, hay Lâm Bưu cũng là 1 tay hào kiệt song vẫn còn cái nhỏ nhen ích kỷ mà bị rụng ...

Nói chung Evil muốn lên đến chức Lord of Darkness thì cần phải hiểu rõ về cái mặt đen tối trong con người mới được! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 15 2009, 05:30 PM

QUOTE(NguoiVN @ May 15 2009, 03:02 AM)
I did not write that pray. That was passed to me and and I meant to share it.
*



Thank you again, Lord Jesus tell me that you r goodman. Take care!e

Gửi bởi: Evil vào hồi May 16 2009, 09:03 PM

QUOTE(Skywalker @ May 15 2009, 05:23 PM)
QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
Hổng biết để làm gì mà phải xem có bằng cụ cái sự nhẫn không???

Bạn không biết không có nghĩa là người khác cũng không biết. laugh.gif Lưu ý là tôi đang muốn giúp bạn Mìn 09 trở thành tổng thống, còn bạn Evil có muốn gì không? sp_ike.gif

QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
Chữ danh cũng là người khác gán cho cụ, chữ hùng cũng thế, mà chữ tài cũng vậy.


Chính xác! laugh.gif Vấn đề là số người dán chữ hùng so với số người dán chữ nhục, nhỉ.

QUOTE(Evil @ May 14 2009, 11:18 PM)
QUOTE(Skywalker @ May 14 2009, 11:35 AM)
phẫn chí lên núi, tạo phản hay xúi bẩy người khác tạo phản
*


thì sao nhỉ?
*



Những hành động bên ngoài nó phản ánh cái nội tâm Evil ạ. Dù không thể xét đoán toàn diện song vẫn có thể xét đoán phần nào con người qua hành động của người ấy, nhờ vào kinh nghiệm lịch sử. Ví dụ như Khuất Nguyên là 1 người giỏi, có đạo song vẫn còn chưa tới cảnh giới điềm nhiên vô vi, bị 1 người đánh cá chê cười, hay Lâm Bưu cũng là 1 tay hào kiệt song vẫn còn cái nhỏ nhen ích kỷ mà bị rụng ...

Nói chung Evil muốn lên đến chức Lord of Darkness thì cần phải hiểu rõ về cái mặt đen tối trong con người mới được! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
*



Sự thật có nhiều bộ mặt.

Thực ra em không đọc nhiều, biết nhiều về tướng Giáp để tranh luận về con người hay các hành động cụ thể của Cụ. Em cũng không muốn tranh luận vặn vẹo xung quanh vấn đề của Cụ vì dễ làm người khác nghĩ làm em chỉ trích cá nhân mà em thì hoàn toàn không nghiêng về hướng anti-Giáp. Nhưng dù sao thì em cũng ghét kiểu tôn sùng lãnh tụ. Người ta kích bác Cụ thì em tất sẽ nhảy vào bênh, nhưng cứ tôn cụ lên thành thánh thì em lại ngứa miệng muốn xỏ xiên vài câu.

Em nhẩy vào nói mấy câu là muốn nói về quan điểm và cách nhìn của em về một phương thức giải quyết vấn đề. Nhẫn là tốt nhưng không phải mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người. Hình như Blog Osin có hẳn một bài viết về cái chữ này rồi, em không muốn nói lại [mình gặp dân viết thư pháp này nọ cứ hỏi có chữ Liều không thì cho em xin, bà con cứ tưởng mình đùa sp_ike.gif ]. Còn đối với chuyện đánh giá về cụ Giáp thì em nghĩ mỗi người một cách nhìn, đưa ra lập luận và dẫn chứng thôi, đừng chỉ trích cá nhân bạn Mìn của em blushing.gif (hihi). Còn cái món tạo phản thì thực ra ngay từ đầu em không cho cách dùng từ của Skywalker là đúng. Phản cái gì, phản ai cơ chứ? đứng trên quan điểm nào để bảo 'phản' là xấu hay tốt?

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 17 2009, 10:21 AM

QUOTE(Evil @ May 16 2009, 09:03 PM)
Nhưng dù sao thì em cũng ghét kiểu tôn sùng lãnh tụ. Người ta kích bác Cụ thì em tất sẽ nhảy vào bênh, nhưng cứ tôn cụ lên thành thánh thì em lại ngứa miệng muốn xỏ xiên vài câu.


À, cái này là 1 loại evil khá phổ biến đây! laugh.gif Nó là con lai giữa tính đố kỵ và sự dốt nát. Tôi cũng hay bị nó ám nên cứ thấy ai chơi trội là tìm đến đâm cho 1 nhát, chết tươi càng tốt! sp_ike.gif
QUOTE(Evil @ May 16 2009, 09:03 PM)
Em nhẩy vào nói mấy câu là muốn nói về quan điểm và cách nhìn của em về một phương thức giải quyết vấn đề. Nhẫn là tốt nhưng không phải mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người. Hình như Blog Osin có hẳn một bài viết về cái chữ này rồi, em không muốn nói lại [mình gặp dân viết thư pháp này nọ cứ hỏi có chữ Liều không thì cho em xin, bà con cứ tưởng mình đùa  sp_ike.gif ]. Còn đối với chuyện đánh giá về cụ Giáp thì em nghĩ mỗi người một cách nhìn, đưa ra lập luận và dẫn chứng thôi, đừng chỉ trích cá nhân bạn Mìn của em  blushing.gif (hihi). 


Hì hì, ai cũng biết là sự việc có nhiều góc nhìn, nhưng ít ra thì người ta cũng phải đóng góp cái nhìn cá nhân trước khi kiểm điểm góc nhìn của tất cả mọi người, có phải không?! Còn bạn Mìn thì tôi là fan hâm mộ mà, bạn Evil hiểu nhầm thế nào ấy chứ? Hay là bây giờ bạn và tôi mình lập club lấy tên là Mìn Boom đi!

QUOTE(Evil @ May 16 2009, 09:03 PM)
Còn cái món tạo phản thì thực ra ngay từ đầu em không cho cách dùng từ của Skywalker là đúng. Phản cái gì, phản ai cơ chứ? đứng trên quan điểm nào để bảo 'phản' là xấu hay tốt?
*



Khà, cái món chính trị nó cũng có thể sử dụng phép quy giản mà, đừng có chỗ thì hời hợt chỗ lại rối tung lên thế. Trong trường hợp cụ Giáp vào lúc đó thì tạo phản bao hàm mọi lời nói hay hành động gây chia rẽ Đảng CS. Để vi dụ so sánh thì nó giống như bạn bị chồng hay người yêu mắng cho 1 trận thì nổi giận đùng đùng đòi chia tay. Thế!

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 17 2009, 03:45 PM

Về chiện này mình có tán láo với ông dượng là 1 cựu tư lệnh về hưu (lúc ông chưa về hưu, đố có dịp nói chuyện vì ông rất bận, người ra kẻ vào như kiến cỏ, lúc ông về vào nhà vắng tanh, tha hồ tán láo). Là ông Giáp muốn cũng không dám tạo phản, vì sau khi ra Bắc thì Lê Duẩn kết hợp với Lê Đức Thọ dần thiết lập các mạng lưới, bạn nào láo nháo là ăn cám ngay, ông Giáp lúc đó chức to, có uy tín nhưng không có vây cánh hay quyền lực gì. Lúc ông Giáp thay mặt ông Hồ nói xin lỗi này nọ vụ cải cách ruộng đất thì gần như 100% là ông Giáp lên thay Trường Chinh rồi, Trung Quốc cũng rất ủng hộ. Nhưng bên ngoài, chức tổng bí thư VN vẫn là do LX chuẩn thuận (trước là quốc tế cs cử Trần Phú, Hà Tuy Tập), ông Giáp bị LX ghét, Stalin cũng chưa đời nào coi ông Giáp là cộng sản thứ thiệt. Lê Duẩn được sự hậu thuẫn lớn từ LX, sau này chống TQ.

Quan điểm của ông Giáp về chiến tranh VN là hoàn toàn khác với quan điểm của Lê Duẩn nếu không muốn nói là ngược lại. Cuối cùng ông Giáp lại ngậm miệng kiếm danh nối tiếp quả ông Giáp thắng Pháp là ông Giáp thắng Mỹ nên Lê Duẩn cùng các tay chân (kể cả Lê Đức Anh Đỗ Mười còn sống bây giờ) rất ghét.

Gửi bởi: Thalassa vào hồi May 17 2009, 04:44 PM

QUOTE(Evil @ May 16 2009, 10:03 PM)
Thực ra em không đọc nhiều, biết nhiều về tướng Giáp để tranh luận về con người hay các hành động cụ thể của Cụ. Em cũng không muốn tranh luận vặn vẹo xung quanh vấn đề của Cụ vì dễ làm người khác nghĩ làm em chỉ trích cá nhân mà em thì hoàn toàn không nghiêng về hướng anti-Giáp. Nhưng dù sao thì em cũng ghét kiểu tôn sùng lãnh tụ. Người ta kích bác Cụ thì em tất sẽ nhảy vào bênh, nhưng cứ tôn cụ lên thành thánh thì em lại ngứa miệng muốn xỏ xiên vài câu.


Evil nên đọc lại toàn bộ topic này từ trang 1 sẽ thấy có nhiều điều thú vị, chẳng hạn tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của Mìn mấy năm về trước về ông Giáp http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3155&view=findpost&p=61667

QUOTE(Evil @ May 16 2009, 10:03 PM)
Em nhẩy vào nói mấy câu là muốn nói về quan điểm và cách nhìn của em về một phương thức giải quyết vấn đề. Nhẫn là tốt nhưng không phải mọi nơi mọi lúc và đối với mọi người. Hình như Blog Osin có hẳn một bài viết về cái chữ này rồi, em không muốn nói lại [mình gặp dân viết thư pháp này nọ cứ hỏi có chữ Liều không thì cho em xin, bà con cứ tưởng mình đùa  sp_ike.gif ]. Còn đối với chuyện đánh giá về cụ Giáp thì em nghĩ mỗi người một cách nhìn, đưa ra lập luận và dẫn chứng thôi, đừng chỉ trích cá nhân bạn Mìn của em  blushing.gif (hihi).  Còn cái món tạo phản thì thực ra ngay từ đầu em không cho cách dùng từ của Skywalker là đúng. Phản cái gì, phản ai cơ chứ? đứng trên quan điểm nào để bảo 'phản' là xấu hay tốt?


Evil đọc về chữ Nhẫn ở đâu và đọc có hiểu hay không mà lại bảo Nhẫn của ông Giáp là Nhẫn nhục với cả Nhẫn nhường ? Evil nhầm lẫn giữa Nhẫn với Khổ nhục kế rồi laugh.gif

Mà nói chung người hiểu thấu đáo về chữ Nhẫn rất ít, viết được về nó lại càng hiếm.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 17 2009, 09:01 PM

Em đã nói rồi, xung quanh chuyện tướng Giáp em không muốn tranh cãi đôi co lằng nhằng. Mà em cũng không nói như bác suy diễn.

Còn cái cách quy chiếu chữ "tạo phản' của Sky thì em hiểu thế này ta ở dưới một chính quyền đã được thiết lập và ta âm mưu thay thế nó bằng một chính quyền khác không theo cơ chế thay thế chính quyền đã được công nhận. Lý Công Uẩn hay Lê Đại Hành cũng là tạo phản, một cách êm thấm không có bạo loạn. Bà con miền Nam nổi dậy chống Mỹ ngụy cũng là tạo phản. Dân Tiệp Khắc xưa biểu tình rồi bị các bác chính quyền + quân đội Liên Xô xử lý cũng là tạo phản. Các chú bên Liên Xô hồi chiếm nhà quốc hội chống lại Gocbachop (không biết viết thế nào cho đúng?) cũng là tạo phản. Đọc Trần Trọng Kim thì thấy ông ý gọi khối các cuộc khởi nghĩa mà sách vở nhà mình vẫn ca ngợi là phản. Chưa chắc phản đã là xấu. Còn cái 'chia rẽ vs đoàn kết' thì có thiếu gì trường hợp người ta khoác cái áo bảo vệ sự đoàn kết để phủ nhận tranh luận công khai hay đấu tranh nội bộ đâu.

PS: Nick của em là evil mà, Sky không cần phải thế... Từ tướng Giáp thực sự cho đến những gì cụ thể hiện ra bằng lời nói và hành động, cho đến cách người ta diễn giải và truyền bá những biểu hiện đó đã có những khoảng cách rồi. Đôi khi cái cách diễn giải và truyền bá tưởng là tôn vinh hay bảo vệ sự tôn vinh nhưng lại làm vấy bẩn người ta.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 17 2009, 09:42 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 17 2009, 03:45 PM)
Quan điểm của ông Giáp về chiến tranh VN là hoàn toàn khác với quan điểm của Lê Duẩn nếu không muốn nói là ngược lại. Cuối cùng ông Giáp lại ngậm miệng kiếm danh nối tiếp quả ông Giáp thắng Pháp là ông Giáp thắng Mỹ nên Lê Duẩn cùng các tay chân (kể cả Lê Đức Anh Đỗ Mười còn sống bây giờ) rất ghét.
*



Tôi nghĩ vấn đề ghét hay không ghét của các ông lãnh đạo thời đó thực ra không quan trọng bằng việc rốt cuộc tổ chức Đảng vẫn vượt qua được mấy cơn sóng gió. Câu hỏi là tại sao nó không bị sụp đổ hoặc ít ra là chia rẽ đến mức có thể dễ dàng nhận ra? Ừ thì cứ cho là có cái sự ghét đi, nhưng những thành viên ban lãnh đạo thời đó vẫn thể hiện bộ mặt nhất trí đồng lòng trong các vấn đề chiến lược? Phải chăng giữa họ vẫn còn có chất keo đặc biệt lớn hơn cái tư tâm, danh tiếng cá nhân hoặc địa vị? ..vv.

Tôi nghiêng về quan điểm cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ trong di sản của cụ Hồ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dù ghét nhau đến mức cho ăn cám thì cũng vẫn phải tuân theo lãnh đạo tập thể và cái sự đoàn kết đó có ý nghĩa với cá nhân các vị lãnh đạo hơn là cảm xúc riêng tư.


Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 17 2009, 09:53 PM

QUOTE(Evil @ May 17 2009, 09:01 PM)
Còn cái cách quy chiếu chữ "tạo phản' của Sky thì em hiểu thế này ta ở dưới một chính quyền đã được thiết lập và ta âm mưu thay thế nó bằng một chính quyền khác không theo cơ chế thay thế chính quyền đã được công nhận. Lý Công Uẩn hay Lê Đại Hành cũng là tạo phản, một cách êm thấm không có bạo loạn. Bà con miền Nam nổi dậy chống Mỹ ngụy cũng là tạo phản. Dân Tiệp Khắc xưa biểu tình rồi bị các bác chính quyền + quân đội Liên Xô xử lý cũng là tạo phản. Các chú bên Liên Xô hồi chiếm nhà quốc hội chống lại Gocbachop (không biết viết thế nào cho đúng?) cũng là tạo phản. Đọc Trần Trọng Kim thì thấy ông ý gọi khối các cuộc khởi nghĩa mà sách vở nhà mình vẫn ca ngợi là phản. Chưa chắc phản đã là xấu. Còn cái 'chia rẽ vs đoàn kết' thì có thiếu gì trường hợp người ta khoác cái áo bảo vệ sự đoàn kết để phủ nhận tranh luận công khai hay đấu tranh nội bộ đâu.

PS: Nick của em là evil mà, Sky không cần phải thế... Từ tướng Giáp thực sự cho đến những gì cụ thể hiện ra bằng lời nói và hành động, cho đến cách người ta diễn giải và truyền bá những biểu hiện đó đã có những khoảng cách rồi. Đôi khi cái cách diễn giải và truyền bá tưởng là tôn vinh hay bảo vệ sự tôn vinh nhưng lại làm vấy bẩn người ta.
*



1. Tôi chưa hề nói rằng "tạo phản" nói chung là xấu. Tôi chỉ nói trong trường hợp cụ Giáp thì tạo phản có nghĩa là gây chia rẽ và làm suy yếu lãnh đạo. Nếu bạn Evil muốn đi xa hơn trong việc chứng minh rằng cụ Giáp tạo phản là việc tốt gì gì đó thì tôi xin miễn bình luận! Boom sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

2. Tôi rất thích các loại evils và tôi có 1 năng lực để nhận ra chúng. Nếu chẳng may việc đó làm bạn Evil cảm thấy bị tổn thương thì tôi xin lỗi. Nói về evil thì chắc chắn là khác với Evil chứ!

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 18 2009, 01:00 AM

Hehe, ở Quảng Bình Quảng Trị và một số vùng Nghệ An Thanh Hóa, người ta gọi sông là rào, nước là nác (mấy từ này có nguồn gốc từ tiếng Chiêm Thành), cho nên dân gian mất dạy thường trêu bác Hồ bác Giáp ra đi tìm đàng cứu nác. clap.gif .

Các bạn miền Trung toàn bọn đếch có gì ăn nên mới máu đi mần cách mạng, càng mần cách mạng thì các bạn còn lại càng sặc máu. Cứu miền Trung còn chưa xong bày đặt đi cứu Nam cứu Bắc.

Ở cách ngay nhà tớ 200 mét, nhờ thế ông Giáp, huyện nhà đã đập một cái cầu (gọi là cầu Trắng - vì sơn màu trắng- hay cầu Phong Liên - vì nối xã Phong Thủy với Liên Thủy ) để xây một cái cầu khác cũng ngay cạnh đấy, mất mẹ mấy trăm tỷ. Vãi đạn. Không có cụ, 1 huyện phò phò xin được cứt đâu ra 1 lần cả trăm tỷ. devil2.gif Phóng xe về chơi nhà mấy thằng bạn là sướng nhất vì hồi đấy nơi đâu cũng ngập ngụa phân châu nhưng đường từ quốc lộ về nhà cụ cứ gọi là rải nhựa loang loáng.

Hồi bé ra đừong chơi, hay gặp người dân tộc Vân Kiều gùi bắp về xuôi đổi gạo. Các bạn Vân Kiều giờ đều mang họ Hồ hết, vì được bác Hồ ban "quốc tính", thảm vãi cho một tộc người đói nghèo và lạc hậu và sắp bị đồng hóa. Về sau đọc bài của Trần Quốc Vượng thì mình tin ông Hồ không là họ Nguyễn.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 18 2009, 11:18 AM

QUOTE(Skywalker @ May 17 2009, 09:53 PM)
QUOTE(Evil @ May 17 2009, 09:01 PM)
Còn cái cách quy chiếu chữ "tạo phản' của Sky thì em hiểu thế này ta ở dưới một chính quyền đã được thiết lập và ta âm mưu thay thế nó bằng một chính quyền khác không theo cơ chế thay thế chính quyền đã được công nhận. Lý Công Uẩn hay Lê Đại Hành cũng là tạo phản, một cách êm thấm không có bạo loạn. Bà con miền Nam nổi dậy chống Mỹ ngụy cũng là tạo phản. Dân Tiệp Khắc xưa biểu tình rồi bị các bác chính quyền + quân đội Liên Xô xử lý cũng là tạo phản. Các chú bên Liên Xô hồi chiếm nhà quốc hội chống lại Gocbachop (không biết viết thế nào cho đúng?) cũng là tạo phản. Đọc Trần Trọng Kim thì thấy ông ý gọi khối các cuộc khởi nghĩa mà sách vở nhà mình vẫn ca ngợi là phản. Chưa chắc phản đã là xấu. Còn cái 'chia rẽ vs đoàn kết' thì có thiếu gì trường hợp người ta khoác cái áo bảo vệ sự đoàn kết để phủ nhận tranh luận công khai hay đấu tranh nội bộ đâu.

PS: Nick của em là evil mà, Sky không cần phải thế... Từ tướng Giáp thực sự cho đến những gì cụ thể hiện ra bằng lời nói và hành động, cho đến cách người ta diễn giải và truyền bá những biểu hiện đó đã có những khoảng cách rồi. Đôi khi cái cách diễn giải và truyền bá tưởng là tôn vinh hay bảo vệ sự tôn vinh nhưng lại làm vấy bẩn người ta.
*



1. Tôi chưa hề nói rằng "tạo phản" nói chung là xấu. Tôi chỉ nói trong trường hợp cụ Giáp thì tạo phản có nghĩa là gây chia rẽ và làm suy yếu lãnh đạo. Nếu bạn Evil muốn đi xa hơn trong việc chứng minh rằng cụ Giáp tạo phản là việc tốt gì gì đó thì tôi xin miễn bình luận! Boom sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

2. Tôi rất thích các loại evils và tôi có 1 năng lực để nhận ra chúng. Nếu chẳng may việc đó làm bạn Evil cảm thấy bị tổn thương thì tôi xin lỗi. Nói về evil thì chắc chắn là khác với Evil chứ!
*



Sao đâu mà.

Chuyện tướng Giáp thì thôi không tranh luận nữa mà. Còn em thì cũng evil thật chứ oan ức gì đâu rolleyes2.gif . Tâm trạng em hôm qua không được vui nên ăn nói có vẻ lầu bầu vậy thôi chứ không giận dỗi gì bác cả.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 19 2009, 06:04 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 18 2009, 01:00 AM)
Ở cách ngay nhà tớ 200 mét, nhờ thế ông Giáp, huyện nhà đã đập một cái cầu (gọi là cầu Trắng  - vì sơn màu trắng- hay cầu Phong Liên - vì nối xã Phong Thủy với Liên Thủy ) để xây một cái cầu khác cũng ngay cạnh đấy, mất mẹ mấy trăm tỷ. Vãi đạn. Không có cụ, 1 huyện phò phò xin được cứt đâu ra 1 lần cả trăm tỷ.  devil2.gif Phóng xe về chơi nhà mấy thằng bạn là sướng nhất vì hồi đấy nơi đâu cũng ngập ngụa phân châu nhưng đường từ quốc lộ về nhà cụ cứ gọi là rải nhựa loang loáng.
*



Cái văn hóa chính trị VN "một người làm quan cả họ được nhờ" được nâng cấp lên cả huyện được nhờ. nhỉ? laugh.gif

Nhà nghèo đông con khổ thế, đứa nọ tỵ nạnh đứa kia. Nhưng mà chia đều mỗi đứa 1 tý thì tủn mủn, chả có chỗ nào ra hồn. Thôi thì cho 1 số đứa hên hên lãnh nhiều tiền vốn làm giàu trước để kéo những đứa khác lên sau, đó gọi là đầu tư trọng điểm! (Bất công thì đổ cho số mệnh!) sp_ike.gif

P/s: Đường nhựa loang loáng của Hà Nội bây giờ ngập tràn bước chân các bạn tỉnh ngoài, đó thôi cũng là số mệnh nốt. Đừng nói cụ Giáp cụ Hồ, đến Phật Thích Ca cũng không thể ngăn được sự vận động cũ vũ trụ, đến cái cố quốc dòng họ Sakya của Ngài cũng bị nước khác thôn tính mất tiêu là ví dụ.

Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi May 19 2009, 08:26 PM

Nói chung em thấy không nên lẫn chuyện đạo với chuyện thế tục, mặc dù đạo không xa rời đời sống thế tục

Tại vì sao? Bởi vì đối với thích ca ông không còn quan tâm đến chuyện chính trị, cho nên cái cố quốc đó mất tiêu là chuyện thường, nhưng đối với một người đang đói khát mà nói rằng đừng cầu thức ăn thì không hiểu thời thế

Cũng tương tự như chuyện vật lí hạt nhân chẳng hạn, mặc dù đời sống thế tục không bao giờ nằm ngoài lí thuyết vật lí hạt nhân hehe.gif nhưng tự nhiên lôi vật lí hạt nhân ra để biện minh cho đời sống thế tục là không đúng thời điểm.

Làm chính trị mà không hoàn thành tốt công việc của mình thì đừng lôi phật thích ca ra để bào chữa, bởi vì phật thích ca không làm chính trị. Nhưng trong tiền kiếp của mình, bồ tát thích ca đã từng là chuyển luân vương. Và cả lúc thái tử Gotama mới sinh ra cũng được dự đoán là sẽ trở thành chuyển luân vương, hoặc nếu từ bỏ gia đình sẽ trở thành người giác ngộ.

Chuyển luân vương và phật có các đặc điểm ngoại hình giống nhau, 80 tướng tốt của bậc đại nhân để căn cứ vào đó dự đoán người đó sẽ trở thành hoặc chuyển luân vương, hoặc phật như lai.

Chuyển luân vương nghĩa là vị vua vận chuyển bánh xe pháp. Trong phật giáo, bánh xe pháp tượng trưng cho sự vận động của chân lí. Chuyển luân vương nghĩa là vị vua cai trị thuận theo sự vận động của chân lí. Bởi vì thái tử Gotama xuất gia cho nên không thể trở thành chuyển luân vương. Và trở thành người giác ngộ là tối thượng hơn cả.

Em nghĩ rằng, làm việc gì thì nên theo sự vận động của chân lí để đạt hiệu quả. Quản lí kinh tế thì cần kiến thức kinh tế, quản lí xã hội thì cần kiến thức xã hội, đó là thuận theo sự vận động của chân lí. Tuy nhiên thường thường người ta làm trái với chân lí lại nhân danh chân lí

Số mệnh là một chuyện, đổ tại cho số mệnh là một chuyện khác, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Giả sử như trong 100 người đi thi chỉ có một người về nhất. Tất nhiên sau cuộc thi thì rõ ràng ai về nhất, nhưng trước cuộc thi không ai biết được kết quả. Muốn biết được số mệnh, phải thử, hay nói cách khác, chỉ có tận nhân lực mới tri thiên mệnh được. Cũng theo phật giáo, sự nỗ lực và cố gắng về điều thiện, tức là các hành động được tạo ra, dù không thành công cũng có quả báo tốt về sau. Vấn đề là cần phân biệt rõ ràng đâu là thiện, đâu là ác.

Ngược lại, trong khi một người đổ tại cho số mệnh sẽ mất đi sự nỗ lực và cố gắng, mặc dù người này có thể không biết về số mệnh, về quá khứ. Nói phật không ngăn được sự vận động của vũ trụ là tà kiến. Có 4 lĩnh vực phật nói không thể nghĩ bàn đến: thế giới, cảnh giới người hành thiền, sự sai khác của quả báo, và cảnh giới hay năng lực của chư phật. Đổ tại cho số mệnh và nhận xét về năng lực của phật là rơi vào hai điều không nên bàn đến, sự sai khác của quả báo và năng lực của chư phật. Trước khi chết, phật có nói có thể dùng năng lực để sống lâu hơn, nhưng sau ba lần gợi ý, đệ tử đã không yêu cầu ông sống lâu hơn, vì vậy ông đã không thực hiện điều đó. Cho nên đừng lấy hành động của chư phật để soi xét đời sống thế tục

Em nghĩ rằng làm việc gì thì nên suy xét tính toán kĩ, hoàn thành công việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mình và người khác, đừng nên lôi vào chuyện số mệnh. Nếu không, trong đời sống thế tục đổ cho nghiệp báo, thì trong đời sống xuất gia cũng không có kết quả được. Trường hợp như vậy trong xã hội rất nhiều, em gặp các nhà sư tạm gọi là ở trọ trong chùa, suốt ngày đổ cho nghiệp báo, cho rằng mình không thể đạt được cái gì cho nên họ chỉ thích đi dạy người khác thực hành chứ không thích tự mình thực hành hehe.gif

Đức Phật dạy về nghiệp báo, nhưng Đức phật cũng dạy về tinh tấn và cố gắng. Bản thân đức phật là người có thiên nhãn có thể nhìn thấy quá khứ, còn không nhìn thấy quá khứ liệu ai có thể nói về số mệnh đây? Trong khi đó, nhân danh số mệnh sẽ ngăn cản sự cố gắng của người khác. Và bất kì hành động gì đều không nằm ngoài nhân quả, ngăn cản người khác nỗ lực làm điều thiện có lẽ - em đoán mò thôi - mình cũng sẽ bị ngăn cản đến các điều thiện có lợi cho mình.

Hic, em viết cái này giải thích cho những người không theo tôn giáo hiểu hơn một chút về tôn giáo

Gửi bởi: Thalassa vào hồi May 20 2009, 12:18 AM

QUOTE(Evil @ May 18 2009, 12:18 PM)
Sao đâu mà.

Chuyện tướng Giáp thì thôi không tranh luận nữa mà. Còn em thì cũng evil thật chứ oan ức gì đâu  rolleyes2.gif . Tâm trạng em hôm qua không được vui nên ăn nói có vẻ lầu bầu vậy thôi chứ không giận dỗi gì bác cả.


Hóa ra Evil cũng tranh luận bằng tâm trạng chứ không phải bằng tri thức à, thảo nào số phận cụ Giáp trong topic này lắm gian truân thế, lúc thì được ca ngợi lúc thì bị đấu tố tùm lum hết cả.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 20 2009, 11:51 AM

QUOTE(Thalassa @ May 20 2009, 12:18 AM)
QUOTE(Evil @ May 18 2009, 12:18 PM)
Sao đâu mà.

Chuyện tướng Giáp thì thôi không tranh luận nữa mà. Còn em thì cũng evil thật chứ oan ức gì đâu  rolleyes2.gif . Tâm trạng em hôm qua không được vui nên ăn nói có vẻ lầu bầu vậy thôi chứ không giận dỗi gì bác cả.


Hóa ra Evil cũng tranh luận bằng tâm trạng chứ không phải bằng tri thức à, thảo nào số phận cụ Giáp trong topic này lắm gian truân thế, lúc thì được ca ngợi lúc thì bị đấu tố tùm lum hết cả.
*



Khổ quá, em đã nói đi nói lại đến lần này là lần thứ mấy rồi không biết là em không tranh luận về tướng Giáp (vì em không biết nhiều), mà chỉ tranh luận về cách hành xử nói chung trước một vấn đề. Và cũng đã nói rồi là em không thích nói dằng co vòng vèo về tướng Giáp (vì em không thích, mà em thì hơi/rất evil nên sợ rằng khi nói năng sẽ có vẻ xúc phạm hoặc làm cho người khác có cảm giác em xúc phạm/anti-Giáp, mà em thì không muốn thế).

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 20 2009, 06:33 PM

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)
Nói chung em thấy không nên lẫn chuyện đạo với chuyện thế tục, mặc dù đạo không xa rời đời sống thế tục

Tại vì sao? Bởi vì đối với thích ca ông không còn quan tâm đến chuyện chính trị, cho nên cái cố quốc đó mất tiêu là chuyện thường, nhưng đối với một người đang đói khát mà nói rằng đừng cầu thức ăn thì không hiểu thời thế


Ra là bạn Voicon chỉ nhìn thấy ông Phật chứ không nhìn thấy ông Thích Ca? laugh.gif Mà các bạn ở box này cũng đọc nhiều hiểu nhiều, chắc không đến nỗi đói khát chứ nhỉ? sp_ike.gif

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)
Làm chính trị mà không hoàn thành tốt công việc của mình thì đừng lôi phật thích ca ra để bào chữa, bởi vì phật thích ca không làm chính trị. Nhưng trong tiền kiếp của mình, bồ tát thích ca đã từng là chuyển luân vương. Và cả lúc thái tử Gotama mới sinh ra cũng được dự đoán là sẽ trở thành chuyển luân vương, hoặc nếu từ bỏ gia đình sẽ trở thành người giác ngộ.


À, đoạn này dành cho bạn Mìn 09 là thích hợp nhất vì bạn ấy nói muốn làm tổng thống (hay chuyển luân vương, chuyển luân quan ...?). Còn tôi làm chuyển luân binh nhì thì đem việc Thích Ca ngăn cản vua gì ấy nhỉ (mà về sau cũng là Phật tử) ra để chứng minh rằng bậc đại trí tuệ cũng không ngăn cản bánh xe luân hồi. Cụ Giáp có muốn người ta không gọi mình là bậc nhân nghĩa hay hạng nhẫn nhục ... cũng không được! sp_ike.gif

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)
Em nghĩ rằng, làm việc gì thì nên theo sự vận động của chân lí để đạt hiệu quả. Quản lí kinh tế thì cần kiến thức kinh tế, quản lí xã hội thì cần kiến thức xã hội, đó là thuận theo sự vận động của chân lí. Tuy nhiên thường thường người ta làm trái với chân lí lại nhân danh chân lí


Đoạn này đọc thấy hay ghê. Mà ý thì na ná như của ông Khrishnamurti hay Karl Popper ... tôi già rồi nên không nhớ rõ. laugh.gif

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)

Số mệnh là một chuyện, đổ tại cho số mệnh là một chuyện khác, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Giả sử như trong 100 người đi thi chỉ có một người về nhất. Tất nhiên sau cuộc thi thì rõ ràng ai về nhất, nhưng trước cuộc thi không ai biết được kết quả. Muốn biết được số mệnh, phải thử, hay nói cách khác, chỉ có tận nhân lực mới tri thiên mệnh được. Cũng theo phật giáo, sự nỗ lực và cố gắng về điều thiện, tức là các hành động được tạo ra, dù không thành công cũng có quả báo tốt về sau. Vấn đề là cần phân biệt rõ ràng đâu là thiện, đâu là ác.


Đoạn này cũng hay luôn. Làm tôi nhớ vietsciences

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)
Ngược lại, trong khi một người đổ tại cho số mệnh sẽ mất đi sự nỗ lực và cố gắng, mặc dù người này có thể không biết về số mệnh, về quá khứ. Nói phật không ngăn được sự vận động của vũ trụ là tà kiến. Có 4 lĩnh vực phật nói không thể nghĩ bàn đến: thế giới, cảnh giới người hành thiền, sự sai khác của quả báo, và cảnh giới hay năng lực của chư phật. Đổ tại cho số mệnh và nhận xét về năng lực của phật là rơi vào hai điều không nên bàn đến, sự sai khác của quả báo và năng lực của chư phật. Trước khi chết, phật có nói có thể dùng năng lực để sống lâu hơn, nhưng sau ba lần gợi ý, đệ tử đã không yêu cầu ông sống lâu hơn, vì vậy ông đã không thực hiện điều đó. Cho nên đừng lấy hành động của chư phật để soi xét đời sống thế tục

Đoạn này có vẻ dành cho SK đây rồi laugh.gif. Nhưng mà tôi chỉ quy cho số mệnh về những việc đã xảy ra thôi nhé, và tôi cũng chưa từng bàn đến năng lực của chư phật. Bạn Voicon xem lại xem việc Đức Phật ngăn cản quân xâm lược có thể nghĩ bàn được không nhé?

QUOTE(voiconlontalonton @ May 19 2009, 08:26 PM)
Em nghĩ rằng làm việc gì thì nên suy xét tính toán kĩ, hoàn thành công việc tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mình và người khác, đừng nên lôi vào chuyện số mệnh. Nếu không, trong đời sống thế tục đổ cho nghiệp báo, thì trong đời sống xuất gia cũng không có kết quả được. Trường hợp như vậy trong xã hội rất nhiều, em gặp các nhà sư tạm gọi là ở trọ trong chùa, suốt ngày đổ cho nghiệp báo, cho rằng mình không thể đạt được cái gì cho nên họ chỉ thích đi dạy người khác thực hành chứ không thích tự mình thực hành hehe.gif

Đức Phật dạy về nghiệp báo, nhưng Đức phật cũng dạy về tinh tấn và cố gắng. Bản thân đức phật là người có thiên nhãn có thể nhìn thấy quá khứ, còn không nhìn thấy quá khứ liệu ai có thể nói về số mệnh đây? Trong khi đó, nhân danh số mệnh sẽ ngăn cản sự cố gắng của người khác. Và bất kì hành động gì đều không nằm ngoài nhân quả, ngăn cản người khác nỗ lực làm điều thiện có lẽ - em đoán mò thôi - mình cũng sẽ bị ngăn cản đến các điều thiện có lợi cho mình.

Hic, em viết cái này giải thích cho những người không theo tôn giáo hiểu hơn một chút về tôn giáo
*



Bạn Voicon viết cái này giải thích cho những người không theo tôn giáo hiểu hơn một chút về tôn giáo. Còn người có theo tôn giáo mà vẫn không hiểu thì viết thế nào đây? sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

P/s: căn cứ vào nội cung và cách trình bày bài viết của bạn Voicon, tôi tính được xac suất 75% là bạn gửi nhầm topic!

Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi May 20 2009, 08:01 PM

Em gửi nhầm topic đấy, rồi bác làm gì được em?

Gửi bởi: Dandelion vào hồi May 20 2009, 09:42 PM

QUOTE
Em gửi nhầm topic đấy, rồi bác làm gì được em?


Câu trả lời nghe quen quen, đúng là đệ bác Quý có khác hehe.gif

Gửi bởi: Mìn 09 vào hồi May 20 2009, 10:03 PM

Thế giới phật giáo VN từ khoảng 50-60 trở lại đây gần như là chum, toàn đánh rắm trong chum, biết quái gì về phật phiếc mà cũng bày đặt lý luận. Đem bọn sư sãi VN ra bắn hết cho rảnh nợ. devil2.gif

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 21 2009, 03:19 PM

QUOTE(voiconlontalonton @ May 20 2009, 08:01 PM)
Em gửi nhầm topic đấy, rồi bác làm gì được em?
*



Ô kìa laugh.gif bạn Voicon thấy mình gửi nhầm topic thì bạn nên tự xét lại mình có "hiểu thời thế" với "đúng thời điểm" không chứ? Tôi chả bao giờ có ý định làm gì bạn cả, bạn có phải bé bỏng gì đâu kia chứ! sp_ike.gif

Gửi bởi: Skywalker vào hồi May 21 2009, 03:31 PM

QUOTE(Mìn 09 @ May 20 2009, 10:03 PM)
Thế giới phật giáo VN từ khoảng 50-60 trở lại đây gần như là chum, toàn đánh rắm trong chum, biết quái gì về phật phiếc mà cũng bày đặt lý luận. Đem bọn sư sãi VN ra bắn hết cho rảnh nợ.  devil2.gif
*



Thật tình là buồn cho bạn Mìn 09. Bạn muốn làm tổng thống mà gái Tàu nói có 1 câu đã lạnh co chim, với đồng bào VN thì lại đòi bắn hết cho rảnh nợ. Thật chẳng có khí phách anh hùng gì cả! laugh.gif Bạn có thấy ông Bush (con) không, thấy người ta biểu tình phản đối mình mà vẫn hoan hô tự do ngôn luận. Đáng ra nghe thấy tiếng rắm ở trong chum thì bạn phải nói rằng "ý kiến tuy thiểu số, nhưng cũng rất đáng hoan nghênh vì đã góp phần thể hiện xã hội dân chủ". Có vậy mới thể hiện sự rộng lượng bao dung, Mìn nhé. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Gửi bởi: tsbm vào hồi Aug 2 2009, 11:07 PM

QUOTE(Skywalker @ May 9 2009, 02:33 PM)
QUOTE(Mìn 09 @ May 8 2009, 09:05 PM)
Võ đoán gì, chẳng lẽ mình lại đi kể lể với các bạn mình đã nằm bên em gái Tàu con của một bác trong bộ chính trị Tàu để bàn luận cùng nàng về tình hình kinh tế chính trị trọng đại của 2 nước?
Có lần nàng bảo : Anh có muốn làm tổng bí thư VN không? Mình trả lời: Không, anh chỉ muốn làm tổng thống nước anh. Nàng bảo nỡm, lúc nào ở nước em có tổng thống thì nước anh mới có nhé. Mình nghe xong, lạnh co chim.
*



He he, câu chuyện của bạn Mìn 09 có thật thì càng chứng tỏ nhận xét của tôi là đúng, rằng bạn chỉ võ đoán thôi. Bạn có hiểu lý do tại sao không? laugh.gif

Thôi tôi trả lời luôn, không phải vì bạn mà là vì các bạn khác. Rằng thì là làm chính trị nó không phải là việc dựa vào quen thân hay nghe lỏm. Chính trị gia họ luôn hiểu thiên thời, biết địa lợi, cầu nhân hòa và hành động tuân theo những lý lẽ được số đông ủng hộ. TQ là láng giền lớn nhất cạnh VN nên không có gì lạ khi xuất hiện các chiến lược "đồng chí, anh em" để cùng có lợi, thậm chí ông Mạnh ông Dũng có đứng dưới ông Đào ông Bảo, đó cũng chẳng phải tự ý các ông ấy thích thế nào thì như thế, mà là sự phản ánh cán cân quyền lực chung.

Bây giờ lại nói về cái bản chất trong quan hệ quốc tế của VN. Trước tiên phải nói dân tộc mình có cái truyền thống non-Chinese và hơn lúc nào hết nó rất mạnh sau những cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX. mặt khác vị trí của VN là Đông Nam Á và do đó hướng tới trung lập, tránh bị lôi kéo theo một hay nhóm cường quốc nào. Bất kỳ ý kiến nào khác đều bị coi là không chính thống, thậm chí là có ý đồ xuyên tạc. Với TQ, VN cũng không có một hiệp ước an ninh nào có sức nặng kiểu như SCO để mà bảo rằng ảnh hưởng của TQ là mạnh hơn so với tại Thái Lan.

Như vậy thì hoàn toàn không thể có chuyện "xếp đặt nhân sự lãnh đạo VN theo ý TQ" được. Vì quyền lợi mà đi chung đường với nhau chứ không phải quan hệ phụ thuộc.

Trở về với cụ Giáp để thấy rõ hơn sự mềm dẻo, trí tuệ và cái đức của người quân tử. Cụ là người hiểu rõ bước tiến thoái, không tham công danh, quyền lực, nhờ thế mà tuổi đã gần trăm mà sức vẫn vững, thần khi vẫn mạnh trong khi các cụ cùng thời đã về chầu tiên tổ hết cả. Bạn Mìn 09 nếu không học được cái đức như cụ Giáp mà được đẩy lên làm tổng thống hay tổng bí thư, thì đừng ngạc nhiên khi có một ngày tay cận vệ thân tín lại rút súng dí vào đầu nói câu hasta la vista, baby! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
*



1/ China cũng có truyền thống non-Vietnamese, non-Japanese, non-American anh Sky nhớ cho. Còn VN ở cạnh TQ suốt hai nghìn năm từ -111 đến +1789 nhiều lần bị đô hộ, xâm chiếm, đồng hóa quá nên cảnh giác là đúng. TQ lại còn đe dọa, hăm dọa nữa.

2/ SCO thì chỉ hợp tác kinh tế thôi chứ mấy ông Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgystan nghèo nàn... làm sao sánh được với NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada... hay Nhật, Hàn, Úc, New Zealand về giầu có và hùng mạnh.

Coi như Tàu kiềm chế ảnh hưởng của Nga và khai thác thị trường, tìm kiếm năng năng lượng ở đây.

3/ Với bác Giáp thì tôi miễn bàn và quên luôn. Nhiều chuyện lắm, nhưng tựu trung tên thật có khi lại là VN Giát.


4/ Anh nghĩ là TQ không control được các leaders của VN. Tôi nghĩ từ 2005, họ đã control rồi sau vụ VỊnh bắc bộ 1/2005.


5/ Anh thử đọc xem cái link ở dưới và xem giới conservertive Mỹ từ 2005 nghĩ gì về VN trong tương lai ở Biển Đông và liệu VN có dám chấp nhận không hay là client, satellite của China rồi, tức là từ 91 lặng lẽ đi vào quỹ đạo TQ, cả về mọi mặt, trong đó có media.

http://www.aseansec.org/afp/111.htm

Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi Aug 3 2009, 10:59 AM

Control thì không phải cứ là lãnh đạo của nhau mới control được.

Có thể control cả kẻ thù hoặc đồng minh, hoặc các lãnh đạo cứng rắn, vấn đề là đưa họ vào thế bắt buộc phải hành xử theo mong muốn của mình, đó gọi là control rồi

TQ có thể không control đc lãnh đạo VN theo kiểu thiên triều - chư hầu, nhưng có thể control bằng nhiều cách khác, miễn là nó làm giảm khả năng điều hành đất nước hiệu quả của các lãnh đạo VN, đó là control

Vd như Chí Phèo với Bá Kiến, Chí Phèo không sợ gì BK, nhưng cuối cùng thực ra lại vẫn bị BK control. Bắc Hàn chắc cũng chả sợ gì Bắc Kinh, nhưng khó mà nằm ngoài vòng kiểm soát của BK được? VN có thể chống TQ, tự ti mặc cảm trước TQ, nhưng đó không phải là cách thoát khỏi ảnh hưởng của TQ. Càng giở thủ đoạn thì VN càng rơi vào vòng ảnh hưởng của TQ, vì Tàu rất là thâm. Lãnh đạo VN thì lúc nào tầm nhìn cũng ngắn hạn, làm gì chả chết? Các vấn đề lớn như thương mại, giáo dục, công nghệ không có một chiến lược gì lâu dài, thì coi như thua hẳn TQ rồi. Dù thắng được vài việc nhỏ, cũng chẳng quan trọng lắm

Vấn đề bị control hay không thì cứ để ban lí luận trung ương làm việc, có được mất gì nữa đâu? hehe.gif

Tại sao người VN chỉ thích cái danh hão? Độc lập? Bị control hay ko? Tại sao không đánh giá bằng hiệu quả công việc?

Vấn đề chính không phải là những quyết định của VN về nhân sự hay chính sách, có vẻ như bị control hay không bị control từ bên ngoài, mà vấn đề chính là những quyết định đó có lợi cho đất nước hay không, trên hai mặt, về ngắn hạn và lâu dài. Nếu những quyết định dù bị control mà có lợi thì đã sao? Nhưng nếu không bị control mà làm việc kém hiệu quả thì khác gì bị control?..

Lãnh đạo có gần dân không? Có quan tâm đến người dân không? Chưa nói đến các vấn đề mang nặng tính hình thức như dân chủ hay tự do, nhưng lãnh đạo có hiểu các nguyện vọng và mong muốn thiết thực hàng ngày của người dân hay không? Người dân có tin vào lãnh đạo không?

Nếu ai cũng biết câu trả lời cho những câu hỏi này thì việc tranh luận dân chủ đa đảng chỉ là trò hề, chỉ là trò chơi giết thời gian tao nhã của giới trí thức, thêm chữ rẻ tiền vào cho nó hợp laugh1.gif

Gửi bởi: tsbm vào hồi Aug 3 2009, 10:50 PM

Nói chuyện control một chút, cái này thì anh Triệu Đà anh chơi quả proxy với anh An Dương Vương qua Mị Châu Trọng Thuỷ.

1/ Vấn đề là ở VN party-state là một. Hệ thống quyền lực là từ BCT-BCH- party cell-people. Chỉ cần control BCT là xong hết. Rồi để BCT control BCH. BCH control party cell và people. Còn state thì Party bảo sao nghe vậy. Cho nên TQ muốn control leaders gồm khoảng 5 người mà phương Tây gọi là High Five.

2/ Làm giảm khả năng điều hành đất nước thì anh Voi nói đúng. Tức là kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự mất phương hướng và nghe theo, mất dần suy nghĩ độc lập. Nhưng nguy hiểm hơn là Party trở thành Party của Ba Lan, Tiệp, Hung, Ru, Bun... các Party vệ tinh của ĐCS Liên Xô trong quá khứ và các Party vệ tinh này control người dân và LX không phải làm gì. Mà chính trị là công việc của tập thể, tách Party với people sẽ là đáng ngại nhất vì Party của VN sống được là vì đánh Pháp, Mỹ, TQ, tức là có dựa trên dân. Giờ thì dân ở thành thị lớn SG, HN, ĐN liệu có còn tin Party ko? Sau này ở những nơi tỉnh khác nghèo nàn thì sao.

Mà có khi Party chưa bị control hoàn toàn đến thế, nhưng trong con mắt của dân thì họ không hiểu họ tin như vậy, khoảng cách lại càng xa.

3/ Các quyết định bị control nhìn chung ko tốt vì nó sẽ trở thành thói quen nhân nhượng, ngay cả vấn đề nhỏ nhất, nó làm yếu đuối, mặc cảm và "mackeno" đi. Các quyết định không bị control có xu hướng tốt hơn. Dĩ nhiên, nhân nhượng trong ngoại giao cũng không phải lúc nào cũng xấu, nhưng cần phải hạn chế, có giới hạn, hay nói văn vẻ là có "red line".

4/ Kinh tế và xã hội ở VN nói chung là rất yếu (ko tính HN,SG,ĐN). Người dân mải kiếm sống mệt mỏi, thậm chí chẳng biết gì nữa nên nếu bảo họ Party là gì, làm gì, họ cũng ko quan tâm. Cái mà anh Voi thấy là ở vài thành thị thôi. Bản thân dân cũng có quan tâm gì đến leaders, và ngược lại đâu. Mà chính trị là công việc của tập thể, dân thờ ơ, không quan tâm thì là đúng ý của TQ rồi.

5/ Dĩ nhiên giới elite VN thì có suy nghĩ khác, vì thế mới là elite... nhưng liệu có bao nhiêu người như vậy ngoài một số ở HN, SG? Mà giới elite này cũng chỉ biết vậy mà thôi (talk shop).

Gửi bởi: Fedora vào hồi Oct 7 2013, 10:06 AM

Vĩnh biệt Đại Tướng.


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/jktfUENV.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/UI7AlR0A.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/IQkzFABv.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/cNyQhS38.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/OYwXu6SY.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/iyCG3uDx.jpg


http://r.tuoitre.vn/i/s500/2013/10/R9nwBQgc.jpg


Nguồn : Báo TT

Gửi bởi: root vào hồi Oct 9 2013, 05:21 PM

Một số hình ảnh ấn tượng về đồng bào thương tiếc Đại Tướng

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/07/00/20131007003604-3.jpg

http://m.f1.img.vnexpress.net/2013/10/07/2-3969-1381140232.jpg

http://kienthuc.net.vn/Uploaded/buimanhhung/2013_10_07/2/nguoi-linh-gia-cu-dan-mang_MNSX.jpg

http://laodong.com.vn/Uploaded/havanthuong/2013_10_08/CuGiap810.jpg

http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenquoclong/2013_10_06/Laodong_Dai_tuong_Vo_Nguyen_Giap_10_copy.jpg

http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/08/dt5-8745-1381211232.jpg

http://laodong.com.vn/Uploaded/nguyenquoclong/2013_10_09/Laodong_HAI_8479.jpg

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 9 2013, 10:02 PM

Có lẽ lần đầu tiên người dân lại quan tâm tới một nhân vật chính trị như vậy ở VN. Tôi còn nhớ khi ông Võ văn Kiệt mất, thì phản ứng của nhân dân cũng bình thường. Lúc đó tôi đi taxi ở Hà nội, người ta còn bảo ông ấy « ăn đậm » khi đang đương quyền trong lúc làm đường dây truyền điện 500KV, trong khi cái đài trong taxi vẫn đang oang oang ca ngợi công đức của ông ấy. Nghĩ cũng buồn cười. Ông Võ văn Kiệt cũng đi điều trị ở Sing, và hình như mất ở đây, chứ không phải ở VN. Tất nhiên ông Kiệt là « cá nhỏ », nhưng ngay cả khi cố thủ tướng Phạm văn Đồng mất, thì sự thể hiện của nhân dân cũng không như vậy. Có lẽ phải lùi tới tận đám tang bác Hồ năm 1969, người ta mới có thể thấy tình cảm của người dân với một nhân vật chính trị như thế.
Thái độ của người dân với ông Giáp là thái độ gì ? Có lẽ đó là sự cảm phục với công lao của ông. Một phần nữa là đồng cảm với số phận chính trị của ông. Và điều cuối cùng , có thể có cái gì đó là sự không đồng tình với xã hội hiện tại, với ứng sử của các « quan cách mạng » hiện thời. Hai cái điều cuối ủng hộ lẫn nhau.
Trong sự cảm phục về công lao của ông, tất nhiên có lòng tự hào dân tộc. Tự hào về dân tộc mình. Và lòng tự hào ấy còn được đưa đẩy bởi sự đánh giá positive của các đối thủ cũ, người Mỹ, hay người Pháp. Vì vô hình chung, ông đã nằm vào vị trí mà người nước ngoài có thể khâm phục mà không ngại ngần. Khi Pháp, Mỹ, .. ca ngợi ông Giáp, thì họ chỉ ca ngợi phần « kỹ thuật quân sự », và họ có thể bỏ qua phần « chính trị ». Nó cũng như khi họ viết về Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít đức, thì họ nêu cao vai trò của tướng Du cốp (Joukov) để hạ vai trò của Staline. Cũng như nói về Đức thì họ ca ngợi Romel, Manheim, ..nhưng không thể ca ngợi Hít le. Đó là một cách « viết lại lịch sử ». Cũng chính vì thế, người ta cũng nên để ý xem ông Giáp có bị gán cho quá nhiều chiến công, quá sức của ông không ? Với tôi, chiến thắng Điện biên Phủ không nghi ngờ gì nữa phần đóng góp của ông Giáp rất lớn, có tác dụng quyết định. Trong kháng chiến chống Mỹ thì tôi không chắc.
Về nghệ thuật quân sự, sự đóng góp của ông Giáp rất lớn về lý thuyết chiến tranh nhân dân. Trong lý thuyết này điểm nổi bật của nó là sự liên quan máu thịt của hình thức tổ chức, lý tưởng với quân sự.Mà hình thức tổ chức cũng như lý tưởng, trong kháng chiến chính là Đảng.
Lý thuyết về chiến tranh nhân dân, điểm khởi đầu của nó là do Mao Trạch Đông khởi xướng, và nó là một bộ phận của chủ nghĩa Mao. Quan niệm chiến tranh là vận động quần chúng (từ đó mà có hình thức đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân) cũng là của Mao Trạch Đông. Có điều Mao áp dụng điều đó trong nội chiến là chủ yếu, chống Nhật là thứ yếu, còn khi đánh nhau với Mỹ ở Triều tiên, thì không áp dụng được. Ở VN, lý thuyết này đã được hoàn thiện trong chiến tranh chống xâm lược. Nhưng nó không thể tách rời được một cách tổ chức tổng thể xã hội, mà quân sự chỉ là một bộ phận. Vì thế nói tới chiến tranh nhân dân, mà chỉ nói tới cái vế « kỹ thuật quân sự » thì không đủ, vì cái sức mạnh lớn nhất của nó là tổ chức chính trị tổng hợp, tức là Đảng.
Một điều khiến người ta đồng cảm với ông Giáp, có lẽ đó là số phận cá nhân. Vì con đường chính trị của ông cũng lận đận. Sự lận đận này liên quan tới đấu tranh quyền lực và không phải lúc nào ông Giáp cũng đúng. Ví dụ, việc ông Lê Duẩn trở thành lãnh tụ tối cao sau đồng khởi năm 1960 là sự thắng lợi của những người muốn tiến hành đấu tranh vũ trang chi viện miền Nam, thống nhất đất nước. Ông Giáp không nằm trong số những người đó, mà ông chủ trương giống Liên Xô, mà nếu như thế thì VN sẽ là một dạng Bắc Triều tiên thứ 2.
Sau này ông giáp cũng nắm nhiều chức vụ khác, nhưng trong những vị trí này, tôi không nhìn thấy sự đóng góp của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải là một vĩ nhân của thế giới không ? Với tôi là có, nhưng cũng đừng nên a dua, rồi gán cho ông ấy những thứ không phải là của ông ấy.

Gửi bởi: root vào hồi Oct 10 2013, 09:44 AM

Nhân dân cảm phục cụ Giáp vì 2 điều:

1- Có công rất lớn đối với đất nước
2- Một người có tư cách đạo đức mẫu mực

Những người đã từng làm việc với cụ Giáp đều công nhận là cụ rất giản dị, chan hòa, không quát tháo ai bao giờ. Ngay cả đối với gia đình, cụ cũng không nổi nóng với người thân. Người làm quan mà luôn có được lối sống ôn hòa như thế thì xưa nay rất hiếm. Trong lịch sử, người vừa có tài lại có tâm như cụ Giáp không có nhiều.
Cụ mất đi, toàn dân đều muốn đến viếng cũng không phải là chuyện lạ.

Gửi bởi: nguyenducquyzen vào hồi Oct 11 2013, 07:10 PM

Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 1 2013, 08:20 AM

Bác Phó, việc bảo cụ Giáp là người phản đối đánh Mỹ, đó cũng chỉ là quan điểm của 1 vài nhà viết sử Mỹ, chứ k phải nhà viết sứ nào của phương Tây cũng nói như vậy. Điều này có lẽ chỉ được biết khi chính nhà nước đồng ý tiết lộ những câu chuyện hậu trường thời đó, mà điều này thì còn lâu mới xảy ra.

Trong cuộc chiến chống Mỹ, vai trò của cụ Giáp quả thực có đóng góp lớn. Cụ là người chỉ huy trong chiến thắng chiến dịch dường 9 Khe sanh, khiến cho trung tâm chỉ huy Hàng rào điện tử McNamara bị phá hủy, chiến lược cắt Đường mòn Hồ Chí Minh của Hoa Kỳ thất bại và đường mòn Hồ Chí Minh được mở rộng về phía Đông, khiến cho Hoa Kỳ thất bại trong mục tiêu "giữ Khe Sanh bằng mọi giá" mà Tổng thống Johnson từng tuyên bố. Đây là 1 thắng lợi nổi bật có tính chiến lược mà sau này McNamara rất muốn gặp lại tướng Giáp.

Cụ Giáp cũng là người đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam

trong chiến dịch mùa xuân 75. chính cụ nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Đây là 1 quyết định quân sự đúng đắn vì trước đó, chính Lê Trọng tấn cho rằng phải đánh trong 5 ngày vì 3 ngày k làm được. QUả thực, nếu đánh 5 ngày thì se k diệt được lực lượng địch dù có thể chiếm được đất vì chúng sẽ rút được hết. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Nói chung người dân thương tiếc cụ Giáp vì tất cả họ thấy như đây là điều tốt đẹp cuối cùng đã mất đi. Những đức tính như giản dị, gần dân, đức độ,...người dân k còn tháy ở những nhà lãnh đạo hiện nay, và họ thấy chúng đã ra đi cùng với sự ra đi của cụ.

Ở địa vị cụ Giáp, một nhà quân sự, các nhà nghiên cứu phương Tây có thể thoải mái nói ra ý nghĩ của họ mà k sợ bị "phạm húy" gì, vì họ chỉ ca ngợi thuần túy chiến lược quân sự mà thôi, ngoài ra ca ngợi một nhà quân sự xuất chúng, còn có thể dùng nó để che mờ những nhà chính trị mà họ muốn, như bác Phó đã nói, họ dùng Zhukov để hạ thấp Stalin.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 9 2013, 03:02 PM)
Có lẽ lần đầu tiên người dân lại quan tâm tới một nhân vật chính trị như vậy ở VN. Tôi còn nhớ khi ông Võ văn Kiệt mất, thì phản ứng của nhân dân cũng bình thường. Lúc đó tôi đi taxi ở Hà nội, người ta còn bảo ông ấy « ăn đậm » khi đang đương quyền trong lúc làm đường dây truyền điện 500KV, trong khi cái đài trong taxi vẫn đang oang oang ca ngợi công đức của ông ấy. Nghĩ cũng buồn cười. Ông Võ văn Kiệt cũng đi điều trị ở Sing, và hình như mất ở đây, chứ không phải ở VN. Tất nhiên ông Kiệt là « cá nhỏ », nhưng ngay cả khi cố thủ tướng Phạm văn Đồng mất, thì sự thể hiện của nhân dân cũng không như vậy. Có lẽ phải lùi tới tận đám tang bác Hồ năm 1969, người ta mới có thể thấy tình cảm của người dân với một nhân vật chính trị như thế.
Thái độ của người dân với ông Giáp là thái độ gì ? Có lẽ đó là sự cảm phục với công lao của ông. Một phần nữa là đồng cảm với số phận chính trị của ông. Và điều cuối cùng , có thể có cái gì đó là sự không đồng tình với xã hội hiện tại, với ứng sử của  các « quan cách mạng » hiện thời. Hai cái điều cuối ủng hộ lẫn nhau.
Trong sự cảm phục về công lao của ông, tất nhiên có lòng tự hào dân tộc. Tự hào về dân tộc mình. Và lòng tự hào ấy còn được đưa đẩy bởi sự đánh giá positive của các đối thủ cũ, người Mỹ, hay người Pháp.  Vì vô hình chung, ông đã nằm vào vị trí mà người nước ngoài  có thể khâm phục mà không ngại ngần.  Khi Pháp, Mỹ, .. ca ngợi ông Giáp, thì họ chỉ ca ngợi phần « kỹ thuật quân sự », và họ có thể bỏ qua phần « chính trị ». Nó cũng như khi họ viết về Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít đức, thì họ nêu cao vai trò của tướng Du cốp (Joukov) để hạ vai trò của Staline. Cũng như nói về Đức thì họ ca ngợi Romel, Manheim, ..nhưng không thể ca ngợi Hít le. Đó là một cách « viết lại lịch sử ». Cũng chính vì thế, người ta cũng nên để ý xem ông Giáp có bị gán cho quá nhiều chiến công, quá sức của ông không ? Với tôi, chiến thắng Điện biên Phủ không nghi ngờ gì nữa phần đóng góp của ông Giáp rất lớn, có tác dụng quyết định. Trong kháng chiến chống Mỹ thì tôi không chắc.
Về nghệ thuật quân sự, sự đóng góp của ông Giáp rất lớn về lý thuyết chiến tranh nhân dân. Trong lý thuyết này điểm nổi bật của nó là sự liên quan máu thịt của hình thức tổ chức, lý tưởng với quân sự.Mà hình thức tổ chức cũng như lý tưởng, trong kháng chiến chính là Đảng.
Lý thuyết về chiến tranh nhân dân, điểm khởi đầu của nó là do Mao Trạch Đông khởi xướng, và nó là một bộ phận của chủ nghĩa Mao. Quan niệm chiến tranh là vận động quần chúng (từ đó mà có hình thức đội vũ trang tuyên truyền giải phóng quân) cũng là của Mao Trạch Đông. Có điều Mao áp dụng điều đó trong nội chiến là chủ yếu, chống Nhật là thứ yếu, còn khi đánh nhau với Mỹ ở Triều tiên, thì không áp dụng được. Ở VN, lý thuyết này đã được hoàn thiện trong chiến tranh chống xâm lược. Nhưng nó không thể tách rời được một cách tổ chức tổng thể xã hội, mà quân sự chỉ là một bộ phận. Vì thế nói tới chiến tranh nhân dân, mà chỉ nói tới cái vế « kỹ thuật quân sự » thì không đủ, vì cái sức mạnh lớn nhất của nó là tổ chức chính trị tổng hợp, tức là Đảng.
Một điều khiến người ta đồng cảm với ông Giáp, có lẽ đó là số phận cá nhân. Vì con đường chính trị của ông cũng lận đận.  Sự lận đận này liên quan tới đấu tranh quyền lực và không phải lúc nào ông Giáp cũng đúng. Ví dụ, việc ông Lê Duẩn trở thành lãnh tụ tối cao sau đồng khởi năm 1960 là sự thắng lợi của những người muốn tiến hành đấu tranh vũ trang chi viện miền Nam, thống nhất đất nước. Ông Giáp không nằm trong số những người đó, mà ông chủ trương giống Liên Xô, mà nếu như thế thì VN sẽ là một dạng Bắc Triều tiên thứ 2.
Sau này ông giáp cũng nắm nhiều chức vụ khác, nhưng trong những vị trí này, tôi không nhìn thấy sự đóng góp của ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phải là một vĩ nhân của thế giới không ? Với tôi là có, nhưng cũng đừng nên a dua, rồi gán cho ông ấy những thứ không phải là của ông ấy.
*


Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi Nov 19 2013, 10:47 AM

QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt

Gửi bởi: voiconlontalonton vào hồi Nov 19 2013, 11:03 AM

Nếu bác Quý có thể đọc được tiếng Anh thì xem cái này ở diễn đàn nước ngoài, trong đó em nhớ họ có giới thiệu một số sách về trận Khe Sanh, trận đối đầu duy nhất giữa Bắc Việt và Mĩ để xem tài năng quân sự của tướng Giáp

http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?223660-Who-won-the-famous-battle-of-Khe-Sanh

http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?211470-The-Battle-Of-Khe-Sanh

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Nov 19 2013, 11:15 AM

QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 19 2013, 10:47 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt
*



Từ trước đến giờ em cứ nghĩ bác Voi con chỉ ngu dốt ở mức độ vừa phải.
Nay đọc bài này, em đã nhận ra là bác ngu hết cỡ, không còn gì để nói laugh1.gif

Gửi bởi: Skywalker vào hồi Nov 24 2013, 02:11 PM

Câu hỏi bây giờ là: truyền thừa sức mạnh tinh thần của cụ đang ở đâu? laugh.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 25 2013, 06:52 PM

Khi tôi ra nước ngoài, thì tôi được tiếp xúc với 2 nguồn tài liệu mới về lịch sử VN, đó là tài liệu của Mỹ và tài liệu của các nhân vật trong chính quyền hay quân đội Việt nam cộng hoà cũ. Tất nhiên là một người tìm hiểu lịch sử A ma tơ, tôi chỉ được tiếp xúc với sách vở họ viết, công bố cho người thường, chứ còn tài liệu kiểu biên bản, tài dữ liệu, thì tôi không có. Và như thế mặc nhiên, tôi đã tiếp xúc với cả ý định tuyên truyền của các nước phương Tây, một cách nhìn mà họ muốn dân họ nhìn như vậy. Ở đây tôi trở lại những điều tôi nói trong chủ đề « nhận thức là giả thiết » của NVT ở trên. Bất cứ một cộng đồng người nào cũng có cái nhìn do cộng đồng ấy áp đặt qua vô thức hay ý thức. Nhưng là bây giờ, với thời gian, tôi mới nhận ra thế. Chứ còn lúc ban đầu, tôi rất thích thú, và có xu hướng coi những tài liệu đó là sự thật. Điều đó càng được tăng cường, bởi cách trình bầy hấp dẫn, tư liệu dồi dào phong phú, một phong cách viết mà họ tự nhận là khách quan, mà lúc đó tôi cũng tưởng là thật.
Thực ra quan niệm của người Mỹ nói riêng, và phương Tây nói chung, với những gì xẩy ra trong lịch sử VN thời hiện đại thực tế là đối nghịch. Và khác với VN hay ở Nga, hay ở các nước XHCN cũ, khi Liên Xô sụp đổ, thì việc tuyên truyền chống chủ nghĩa đế quốc, chế độ thực dân cũng chấm dứt. Ngược lại ở các nước phương tây chúng vẫn tiếp tục. Cái nhìn vẫn là cái nhìn đối kháng. Chỉ có điều khác so với tuyên truyền ở VN ngày xưa, nó chỉ có một bài, một kiểu, thì cách tuyên truyền của phương Tây đa dạng hơn. Nó có thể thô lỗ kiểu Ram bô, có thể điên điên như full metal jacket, và cũng có thể gần sự thật hơn như platoon. Tóm lại nó có rất nhiều hình thức nhưng thường chuyển tải một nội dung, đó là họ đúng, hoặc giỏi lắm, thì đó là một cuộc chiến vô tác dụng. Nhưng chưa bao giờ, cái nội dung thực sự của nó, là bảo vệ đất nước, tự trọng dân tộc..là cái động cơ chính của người VN được họ đưa lên. Và điều đó cũng dễ hiểu. Hiện tại, tranh cãi, lý luận của các học giả Mỹ trong các khoa Việt nam học, hay trong lịch sử chiến tranh ở VN chỉ nhằm vào một điều là rút ra kinh nghiệm, để Mỹ không lặp lại nhưng sai lầm, mà theo họ đã làm họ thua ở VN, để khi họ tham chiến những nơi khác, trong điều kiện tương tự họ sẽ chiến thắng được. Ngược lại nếu là người VN, thì mình phải học để hiểu là nên làm thế nào để luôn bảo vệ được độc lập dân tộc trong hoàn cảnh VN luôn là nước nhỏ so với những thế lực định nuốt mình. Mục đích khác nhau, tất nhiên phân tích khác nhau, nhận thức khác nhau.
Ở trong kháng chiến chống Mỹ, điều khó khăn hơn nữa là sự tồn tại của chế độ Việt nam cộng hoà và cái tư duy « chia để trị » đã khiến Mỹ, và phương Tây nói chung, dựng ra những khái niệm, bình thường chỉ có tính địa phương, trở thành tính nhà nước, đó là những khái niệm Việt cộng, Bắc Việt, Quốc gia, ..Nếu cứ hoàn toàn bịt mắt đi, đi theo cái lô gíc đó, thì qua sử sách của phương Tây, cuộc kháng chiến của người Việt chống Mỹ, sẽ giống như Việt nam đánh nhau với Thái lan, Thái lan đánh nhau với Miến điện. Ở đây tính chất của cuộc chiến tranh đã bị xoá mờ.Ngay cả cái tên gọi cũng vậy, họ gọi là Vietnam war, mình dịch là chiến tranh việt nam, nhưng với tôi nó không phải là chiến tranh Việt nam, vì như thế có khác nào Việt nam là một bãi chiến trường ở giữa để Mỹ và Việt công (một từ họ đặt ra) tỉ thí. Với tôi nó là kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Kể một chuyện buồn cười. Vì có chuyện ông Giáp mất, nên có đứa cùng làm với tôi hỏi. Thế Việt công với Việt minh khác nhau thế nào. Tôi bảo đấy là một người. Trước đánh thực dân Pháp thì bọn mày gọi là Việt minh, sau này đánh đế quốc Mỹ thì bọn mày đặt là Việt cộng. Nó lại hỏi, thế còn quốc gia. Tôi trả lời quốc gia là chỉ những tầng lớp nắm quyền ở vùng pháp để lại khi Pháp rút đi, để chỉ một chế độ mà nếu bọn mày đồng ý thì họ nắm được quyền, còn nếu bọn mày không đồng ý thì nó sụp đổ, giống như những nước châu Phi mà bọn mày trao trả độc lập ý. Nếu phụ thuộc vào bọn mày thì bọn mày gọi là quốc gia. Nếu bọn mày không kiểm soát được thì họ sẽ được gọi là Việt cộng, hay Việt minh theo tuỳ trường hợp.
tôi nói hơi dài dòng, và có vẻ không vào chủ đề này. Nhưng các bác suy ngẫm kỹ thì sẽ thấy cái nhìn khác nhau từ hai phía đối nghịch sẽ dẫn tới sự đánh giá ông Giáp khác nhau. Và sự đánh giá cao của phương Tây với ông Giáp, thực ra là một cách hạ thấp. Một cách nguỵ biện trong lịch sử. Cái này tôi đã nói ở trên. Và tôi sẽ nói rõ hơn.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi Nov 26 2013, 04:12 PM

Hiện tại, em không cho lối nhìn "đối kháng" là chủ đạo trong xã hội phương Tây về lịch sử chiến tranh với VN, một phần vì sự đa chiều trong truyền thông cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa duy thực. Với giới nghiên cứu thì quan trọng là thực chứng sự kiện và số liệu của các bên, như trường hợp tướng Giáp tiếp đón ông McNamara chẳng hạn.

Một cái nữa rất quan trọng, đó là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trong lối nhìn của mỗi người. Bác Phó tuy học Tây, ở Tây mà vẫn nhớ Việt, giữ Việt, đó là phẩm chất tư tưởng của bác. Em không khẳn định "dân tộc" độc tôn trong nhận thức của bác nhưng mạn phép bàn thêm. Rằng trong xã hội phát triển với hai xu hướng phân công và phụ thuộc lẫn nhau ở tầm toàn cầu thì chủ nghĩa dân tộc rất có thể là một trở ngại (cực đoan thì thành phản động). Lợi ích đan xen, tương thuộc lẫn nhau đã khiến các quốc gia châu Âu lựa chọn từ bỏ sư độc lập thể hiện trong đồng tiền quốc gia để chấp nhận đồng Euro. Các hiệp ước đồng minh quân sự hay mở cửa thị trường cũng thuộc loại cam kết từ bỏ 'độc lập' của một quốc gia với những vấn đề cụ thể về an ninh hay kinh tế. Tuy chưa đến mức có một "thế giới phẳng", song rõ ràng tư tưởng về độc lập dân tộc đã không còn mang tính cách mạng cổ điển của nửa đầu thế kỷ 20.

Dẫn chứng tương tự cũng có thể tìm được trong lịch sử của chính người Việt viết ra. Tiêu ngữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" bên dưới quốc hiệu chẳng đã thể hiện thứ tự, hay quá trình trong sự nghiệp lớp cụ Hồ, cụ Giáp đó sao? Tự do, hạnh phúc là những mục tiêu đến sau mà theo tư tưởng của các cụ là nhân quả biện chứng: có độc lập thì mới có tự do, có tự do thì mới có hạnh phúc. Đất nước độc lập rồi thì việc hợp tác, mở cửa với thế giới để đạt được các mục tiêu kế tiếp là logic hoàn toàn tự nhiên.

Đã nhìn vào lịch sử thì lại chịu khó nhìn xa hơn nữa về quá trình hình thành một cộng đồng, một quốc gia. Bốn ngàn năm văn hiến chưa đủ, phải tưởng tượng tới hàng trăm ngàn năm để thấy rằng nhân loại là một. Đã có bằng chứng về ADN trong nhân tế bào của một cá thể nam giới - Adam và ARN trong ti thể của một cá thể nữ giới - Eva, và chúng hiện diện trong tất cả các mẫu tế bào lấy từ con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia chỉ là một cách phân chia tam thời của lợi ích, mà lợi ích thì biến động theo nhận thức!

Tướng Giáp hẳn cũng rõ điều này bởi trong khi chiến đấu quyết liệt cụ cũng không ra lệnh 'quét sạch' những người dân thường Pháp. Chiến tranh là công việc bất đắc dĩ, cho nên những vận động tâm lý và nhận thức dẫn tới chiến tranh cũng nên tránh. Chủ nghĩa dân tộc quá khích là một dạng vận động như vậy, vì thế muốn tiên đoán chiến tranh, người ta thường theo dõi chặt chẽ dư luận nhân dân và động thái tuyên truyền đại chúng. Ngay cái tâm lý "đối kháng", dù là bản ngã cố hữu hay di chứng lịch sử thì cũng nên có kiểm soát và những thang đo để tránh mắc phải cái bẫy cực đoan. laugh.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 28 2013, 10:56 PM

Hì hì, hơi lạc đề một chút, nhưng tôi chỉ nói ngắn gọn thôi, để trở lại với cụ Giáp. Bác nói tôi theo chủ nghĩa dân tộc, cũng làm tôi « hơi hơi cảm động ». Nhưng khi tôi viết bài trong này, thì không phải để tự tôn điều đó. Những điều tôi muốn nói là chỉ ra cái luôn trường tồn trong quan hệ quốc tế bất cứ trong lĩnh vực nào : văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị, tâm lý.. trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống nào : tư bản chủ nghĩa, XHCN,.. Cái điều trường tồn ấy là chủ nghĩa dân tộc. Có những nước đưa cái điều ấy ra một cách ồn ào, và có thể cực đoan (tôi nói có thể bởi hình ảnh của nó tôi không được tiếp xúc trực tiếp) đó là Trung quốc. Có những nước nó che dấu cái đó dưới những giá trị phổ quát : nhân quyền, dân chủ.. như phương Tây. Có những nước làm cái gì, nó cũng dấu tên dưới khái niệm cộng đồng quốc tế trong khi cái cộng đồng ấy có khi chỉ có mỗi mình nó đó là Mỹ. Có nước như nước Pháp, thì dù nó chỉ nói tới « con người », mà không nói tới người Pháp, thực sự cái con người mà nó nói là người Pháp, chứ không phải là con người chung chung..v..v..
Mặc dù chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm trường tồn, nhưng nống nó lên thì lại rất nguy hiểm, vì nó rất dễ trở thành chủ nghĩa sắc tộc. Đánh đồng dân tộc vào sắc tộc. Nó lại càng nguy hiểm trong những nước đang phát triển, khi nó không được đẩy lùi bằng sự phân tầng giai cấp, khíên người ta cụm vào nhau theo đồng cảm giai cấp, tức là một vấn đề kinh tế, có thể chuyển đổi được, kiểu hôm nay ông giầu, ngày mai ông nghèo hay ngược lại. Hôm nay ông đi làm thuê, ngày mai có thể làm chủ tư hữu hay ngược lại, mà lại cụm vào nhau theo những biểu cảm sắc tộc. Ở VN, may mắn là chủ nghĩa dân tộc được thể hiện qua chủ nghĩa Mác-Lê nin, là một chủ nghĩa đề cao tính quốc tế, tình thần quốc tế, thế giới đại đồng, nhưng nhiệm vụ của nó, sự thành công của nó ở VN lại là nhiệm vụ dân tộc. Chính vì thế trong một nước đang phát triển, thể chế đa nguyên đa đảng như phương Tây đòi hỏi là kẻ thù của chủ nghĩa dân tộc, vì nó kích hoạt các mâu thuẫn sắc tộc, vùng miền địa phương, do nhà nước không có cái đế kinh tế vững. Ngược lại nếu không có một hệ thống giá trị phổ quát,quốc tế, như chủ nghĩa Mác –Lê nin, thì chủ nghĩa dân tộc lại trở thành cực đoan như ở Trung quốc, cũng chết. Một nước như VN, không thể không quan hệ với các nước khác, và chính vì thế cũng cần có một tư duy quốc tế. Nhưng đó là tư duy quốc tế của mình. Còn nếu lấy cái tư duy quốc tế của người khác, thì tự nhiên mình đã chấp nhận cái mạch ngầm dân tộc của họ, tự mình chặt tay mình.
Những gì bác nói về EU thực ra là những gì mà phương Tây tuyên truyền thôi. Cũng như bác đi mua nhà, hay mua bất cứ cái gì, thì người bán nó phải nói cái tốt, nhiều khi nó không thực để câu. Còn cái ý đồ thực, thực tế thế nào thì nó phải dấu nhẹm đi chứ. Chỉ có một nhãn quan khác (với tôi là cái nhìn dân tộc + cái nhìn Mác – Lê nin) thì may ra người ta mới đi gần tới thực tế hơn.
Ví dụ. người ta nói euro là đồng tiền chung, và mỗi nước tự nhượng lại chủ quyền trong vấn đề này. Nhưng thực tế nó không phải thế. Nếu tôi không nhầm thì tôi đã nói về điều này lâu lắm rồi. Euro không phải là một đồng tiền, mà là một rổ tiền khác nhau có chung một tên. Mỗi nước đều được phép in số tiền tương đương với thực lực của mình trong cộng đồng EU. Trong thực tế thì chỉ có những nước lớn, chủ yếu là Pháp – Đức có quyền thôi, tức là tưởng như nó nhượng chủ quyền, nhưng nó tăng chủ quyền. Còn các nước nhỏ thì mất hết chủ quyền. Khối Euro là một đế quốc thuộc địa, mà Pháp – Đức là mẫu quốc. Lấy nước Hung làm ví dụ. Hung chưa vào Euro, nhưng EU đã bắt ngân hàng quốc gia Hung không được phép in tiền, mà chỉ được mượn tiền Euro thôi. Có nghĩa là mất chủ quyền, tất nhiên bù lại, họ nói là Hung sẽ được vay tiền rẻ, vì Euro là đồng tiền mạnh và các khoản vay sẽ được bảo trợ với sức mạnh kinh tế vùng Euro. Nhưng thực tế có phải thế không ? Không. Hung vay bằng euro với lãi xuất thay đổi (taux variable), và phải trả bằng euro. Nhưng hàng Hung không vào các nước euro được. Nó có nhiều lý do. thứ nhất là hàng hoá Hung chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp ôn đới, dược phẩm, thiết bị giao thông vận tải công cộng. Những sản phẩm này Tây Âu thừa, không cần. Hung có thể cạnh tranh, nếu giá rẻ hơn. Nhưng Hung không thể làm vì không thể hạ giá đồng tiền, vì đây là một điều kiện ép buộc khi vào EU. Như vậy giá thành phẩm của Hung thấp không đáng kể so với sản phẩm sản xuất ở Tây Âu, nên không thể cạnh tranh. Không những thế khi vào EU Hung còn phải chấp nhận hai điều nữa đó là tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, và quốc tế hoá với EU thị trường ngân hàng. Từ đó nó dẫn tới hai hậu quả : do tư hữu hoá toan bộ nền kinh tế, nhưng tư nhân Hung làm gì có tiền, khiến tư hữu hoá chính là ngoại hoá. Không có tư bản trong nước, chỉ có tư bản nước ngoài. Khi tư bản nước ngoài vào Hung, thì nó chỉ cần thị trường. Những hãng của Hung trở thành chi nhánh tiêu thụ cho những hãng xuyên quốc gia kia (ở VN thấy các bác gọi là xuyên chuỗi, liên kết kinh tế), kết quả sản xuất phải giảm. Việc quốc tế hoá thị trường ngân hàng nội địa, khiến người dân thường Hung có thể vay trực tiếp bằng Euro, và phải trả bằng Euro. Nhưng tiền họ làm ra là phơ lo ring (tiền nội địa), khi trả phải chuyển đổi. Như thế nếu hạ giá đồng tiền, mà lương không tăng, thì người ta không thể trả nợ được. Nhưng không hạ giá thì không có việc làm, vì như thế hàng hoá làm gì có sức cạnh tranh. Để giải quyết thì EU nó bảo, vay thêm tiền đi. Hung vay thêm tiền, và sau đó định tăng thuế các doanh nghiệp, để trả nợ thì các doanh nghiệp giẫy lên không trả, và vì nó toàn là hãng Đức, Pháp, Áo.. làm sao mà bắt được nó. Nó la lên là không có lãi, không trả được. Vậy để trả phải cắt giảm chi phí xã hội, trường học,tăng thuế dân..mà cũng không có lối thoát. Kết quả nước Hung gọi là nhà nước, nhưng khác gì một thuộc địa. Vậy cái bẫy euro nó ở đâu, vì rõ ràng ông vào EU ông có tiếng nói chính trị trong đó cơ mà, tức là chỉ chia sẻ chủ quyền chứ sao khốn nạn đến mức mất chủ quyền thật, chỉ còn chủ quyền giả ? Nó ở trong việc ai là người làm chủ tư liệu, công cụ sản xuất. Ai là người làm chủ hệ thống tài chính. Người năm công cụ sản xuất, tài chính nằm ở nước nào, chịu sự điều khiển của nước nào, thì chủ quyền nằm ở nước đó.
Tất nhiên tôi có thể lấy thêm ví dụ Hi lạp, hay Bồ đào nha, là những nước dùng đồng EU, nhưng vì đầu tiên đã bảo là viết ngắn nên thôi không tản mạn nữa.
Khi tôi phân tích về nước Hung như thế, tôi đã đứng trên nhận thức dân tộc (đặt mình là người Hung, một người dân Hung), và đứng trên nhận thức Mác-Lê nin. Theo nhận thức Mác –Lê nin, người có quyền là người nắm công cụ sản xuất ((đừng nhầm nó với cái ô tô, xe máy, thậm chí nhà cửa.. vì đó vẫn là đồ tiêu dùng) là người nắm quyền. Chủ quyền thuộc về ai nắm công cụ sản xuất. Có vẽ voi vẽ ngựa thêm thắt linh tinh, cái chân lý ấy không thay đổi.
Quan niệm dân tộc của tôi là như thế.

Gửi bởi: Skywalker vào hồi Nov 29 2013, 04:34 PM

Em có nhận xét là bác Phó hơi bị gò bó trong khái niệm dân tộc, bởi vì có lấy lãnh thổ quốc gia, văn hóa hay ngôn ngữ ...vv làm tiêu chí phân biệt dân tộc này với dân tộc khác thì cũng rất tương đối. Có rất nhiều người VN theo những tiêu chí này song lại thuộc dân tộc khác theo những tiêu chí khác; hoặc như nước Mỹ truyền thông chính thức vẫn tự nhận là đa chủng, đa văn hóa, đa ngôn ngữ etc. đến mức được ví như thế giới thu nhỏ. Hiểu "dân tộc" một cách linh hoạt như thế thì em thấy dễ ứng dụng để giải thích khá nhiều hiện tượng kinh tế, chính trị trên thế giới hiện nay.

Thứ nhất là hiện tượng bác Phó gọi là "thuộc địa kiểu mới" với ví dụ nước Hungaria. Em không có điều kiện đi sâu phân tích cấu trúc KT-CT của nó, song về toàn thể em chỉ có một câu hỏi: nếu "thuộc địa kiểu mới" không đem lại lợi ích cho nhân dân thì làm sao nó tồn tại được?! Bác Phó phân tích mổ xẻ, nghe thì hay nhưng cũng chẳng có gì bảo đảm rằng đó là cái nhìn đúng đắn, phù hợp với thực tại khách quan cả. Bác có thể viện đến triết học Marx-Lenin với những ưu điểm không thể phủ nhận, song em cũng xin nhắc là nó cũng có những nhược điểm chết người trong phương pháp luận và ứng dụng - nổi bật ngay ở sự phân chia giai cấp!

Thứ hai, là hiện tượng đồng thuận của phương Tây về những giá trị phổ quát như 'tự do' và 'nhân quyền'. Những khái niệm nay song song tồn tại và bổ trợ cho 'dân tộc' chứ không hẳn là một công cụ nô dịch văn hóa đối với các nước 'thuộc địa'. Em đã đôi lần giải thích chuyện này trên cơ sở toán học, và sẽ tiếp tục chứng minh nó khi có điều kiện.

Thứ ba, là nhắc lại cái Tâm đạo của hiền nhân phương Đông mà em thấy phảng phất trong cuộc đời cụ Giáp. Đạo Đức Kinh có câu 'Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh" mà thánh nhân theo đó mà hành sự "vô vi", không thiên lệch, không cực đoan. Bảo cụ Giáp là người cộng sản không hề sai, nhưng là ở lý tưởng tột cùng, là chất nhân văn chứ không phải là ở quan điểm nhị nguyên đối kháng địch-ta, tư bản-công nông. Xưa nay vật đổi sao dời, đâu có chuyện tồn tại mãi mãi mà bảo dân tộc này thống trị được dân tộc khác, người này bóc lột được người khác? Cái lý Đạo ấy trung dung mà uyển chuyển, không khẳng định nhưng cũng chẳng bao giờ sai. laugh.gif

Gửi bởi: nguyenducquyzen vào hồi Nov 30 2013, 01:34 PM

QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 19 2013, 03:47 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 11 2013, 07:10 PM)
Có một điều mọi người không biết là Cụ đứng sau các cuộc đổi mới về tư tưởng, đặc biệt trong vấn đề Tâm linh.
Năm 2000 em ra HN có hướng dẫn về Thiền cho một cô là vợ của một vị tướng, và được vị tướng này chia sẻ một điều là khi phong trảo nhân điện mới xuất hiện, có nhiều người cho là lừa đảo đến gặp cụ để tìm sự ủng hộ của cụ trong việc đả phá mê tín dị đoan thì cụ khuyên họ là đừng vội chống mà hãy kiểm chứng thực trong tế đi, khoa học chưa giải thích được không có nghĩa là mê tín. Em cũng được biết là cụ tập thiền, dưỡng sinh và nhân điện hàng ngày. Có lẽ đó là lý do cho tuổi thọ cao của cụ.
*


Có một điều có lẽ bác Quý không biết, đó là tướng Giáp không hề là tướng giỏi chút nào

Chết cười với kiến thức lịch sử quân sự của giới trí thức Việt Nam.

Trận Khe Sanh ban đầu Westmoreland xin tổng thống đưa quân sang Lào nên lập căn cứ Khe Sanh. Bắc Việt đánh chiếm không nổi với không lực Mĩ, thương vong rất lớn. Sau đó tổng thống Johnson không đồng ý xâm phạm biên giới Lào nên căn cứ này bị hỏ hoang. Bắc Việt chưa từng chiếm được Khe Sanh từ tay người Mĩ. Westmoreland chủ động bỏ Khe Sanh. Nên đọc sách của giới quân sự và nghe kinh nghiệm của lính Mĩ đã từng đánh ở Khe Sanh để hiểu sự thật. Không lực Mĩ không phải đùa đâu, trận Khe Sanh chết rất nhiều mà không chiếm nổi căn cứ đó.

Khe Sanh và Mậu Thân là thất bại nặng của Bắc Việt. Sau Mậu Thân mạng lưới Việt Cộng miền Nam bị tan rã. Phương Tây gọi Việt cộng là lực lượng du kích miền Nam còn Bắc Việt là lực lượng chủ lực miền Bắc. Với diễn biến bất ngờ của dư luận Mĩ, thất bại quân sự nặng nề đã biến thành một thắng lợi chính trị cho Bắc Việt

Trận Điện Biên cũng không có gì nổi bật. Với ưu thế áp đảo về nhân lực, hỏa lực thì chiến thắng không quá bất ngờ. Nói chung em cũng không muốn đi sâu phân tích chi tiết vì nó nằm ngoài lĩnh vực của bác, tuy nhiên em chỉ muốn nói với bác Quý, sự thật không như đám đông vẫn ca tụng đâu, đám đông hầu như là ngu dốt
*


Có một điều mà bác voi không biết là bác càng cố gắng để chứng minh mình là một ngườii giởi thì càng lộ ra sự ngu xuẩn của bác.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 1 2013, 03:38 AM

Bác Phó đề nghị mỗi lần viết 2 bài, 1 bài về EU hoặc các vấn đề như vậy, 1 bài về tướng Giáp.

Việc bác nói về EU, thì có lẽ k chỉ bác, mà chính người dân của những nước như Hy Lạp, bây giờ cũng nhận ra rồi, nhiều người thậm chí còn biết từ trước. Đò là 1 hệ thống mà ông chủ cao nhất là Pháp-Đức (có thể gọi là hạng 1), hạng 2 là những nước như Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, còn nhưng nước như Bồ đào Nha, Hy Lạp, etc. thì chỉ là cái nơi để họ tiêu thụ, là người bán hàng cho họ, kiểu như làm dại lý cho họ.
Còn Sky hỏi người dân những nước đó có lợi k? Trong hoàn cảnh bình thường, thì họ bị cái lợi trước mắt che đi cái hiểm họa tiểm ẩn (diều này k hoàn toàn trách họ, vì mỗi cá nhân chỉ lo cho lợi ích cá nhân là chính, và đời người thì hữu hạn), nhưng hoàn cảnh hiện nay xay ra thì cái "lợi" nó sẽ thể hiện ra cái bản chất của nó

Bác Phó nói là phương tây khen tướng Giáp thực ra là hạ thấp, tôi chưa hiểu ý bác? Nếu bác nói là họ muốn hạ thấp cuộc đáu tranh của dân tộc thông qua tướng Giáp thì tôi đồng ý, điều đó thậm chí rõ ràng, còn nếu bảo để hạ thấp tướng Giáp thì tôi k hiểu tại sao?
Tôi nghĩ phương Tây khen tướng Giáp vì 1) tài năng thực sự, cái này là khách quan. Những trận đánh của tướng Giáp luôn nắm trong sách giáo khoa để đào tạo các vị tướng lĩnh. 2) Vì tính toán hạ thấp cuộc chiến của VN, và dùng tướng Giáp làm công cụ để đạt mục đích đó

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 2 2013, 06:46 PM

Nếu muốn biết cái « thuộc địa kiểu mới » đem lại lợi ích cho ai, thì bác cứ lấy tư duy của ông Lê nin nói rằng kẻ nào sử hữu công cụ sản xuất, tài chính kẻ đó là người lợi cuối cùng, vậy cứ đi dò theo, tìm hiểu xem ai là người nắm công cụ sản xuất- tài chính, cái đầu điều khiển công cụ sản xuất ấy nó nằm ở đâu, điểm đến cuối cùng của tiền lời, của giá trị thặng dư là chỗ nào thì sẽ thấy. Cái điểm đến cuối cùng của nó bao giờ cũng là một nhóm người, tức là chủ tư sản, thường được che dấu dưới cái tên chung chung là « thị trường ». Những ông chủ tư sản ấy dựa vào luật pháp của cộng đồng nào (hay nước nào), nghe theo luật pháp nước nào, thì cái cộng đồng ấy (nhà nước ấy) hưởng theo và ngược lai. Trong trường hợp khối euro thì hai nước lợi nhất là Pháp và Đức, và tư bản của hai nước ấy là cốt lõi. Nó có sự phân chia, Pháp chủ yếu có lợi về tài chính, còn Đức có lợi về công nghiệp. Bản thân Pháp Đức cũng mâu thuẫn với nhau, nhưng tư bản của nó vẫn nằm trên đầu các nước trong khối Euro. Sau đó trên lưng Pháp – Đức là các lợi ích của tài phiệt Anh-Mỹ, vì thị trường tài chính bây giờ là toàn cầu, và dựa trên đồng đô la. Còn người Hung, Đông Âu, Nam Âu còn nằm dưới nữa , là thuộc điạ không dẫy ra được. Mà có thay đổi chính phủ, hết đảng này lên đảng kia lên cũng vô ích. Vì sự kiểm soát nằm ngoài cái cơ chế này. Thế cho nên có cái điều nực cười là trong tuyên truyền của phương Tây, nó cứ nói đa đảng là thể hiện ý nguyện của dân. Nhưng đâu có phải. Trong những nước đang phát triển, thậm chí đã phát triển, nhưng tư bản trong nước bị ngoại hoá hết, thì đa nguyên đa đảng là cái dây dù đẹp nhất để trói những nước đó lại, hướng sự bất bình của dân vào một thứ bị bông, đấm thoải mái mà vô tác dụng.
Tất nhiên điều tôi quan tâm, và đến nay cũng không tìm được một cách giải thích hợp lý hoàn toàn là tại sao nước Hung lại sa vào cái bẫy đó trong khi rõ ràng nó không lợi cho người dân Hung. Kết luận của tôi là người ta đã quá tin vào cái bánh vẽ là EU, tức là thiếu nhận thức phản biện cái lợi cái hại khi tham gia EU. Nhưng thế không đủ, mà nhiều khi nó là cái thế nữa. Sai lầm của Hung còn bắt nguồn từ trước nữa, từ thời XHCN. Tôi cũng nói thêm là, trong EU cũng có những nước mà họ thoát được cái bẫy đó với mức độ thành công khác nhau là Tiệp, Slovak, Ba lan.
Và để thoát nó thì họ có 2 nhận thức tương đồng với nhau. Đó là eurosceptism (tức là không tin vào cộng đồng châu Âu, mặc dù tham gia) của Tiệp và chủ nghĩa dân tộc của Ba lan. Họ sử dụng nó khác nhau. Nhưng thôi để lúc khác nói.
Tóm lại, hiện tại trên thế giới, trào lưu tư tưởng chính vấn đến từ phương Tây, ngay cả khi nó khen hay nó chê. Và cái trào lưu tư tưởng ấy (kinh tế thị trường, tư hữu cá nhân, đa nguyên đa đảng..) nó có chiều là đem lại lợi ích cho những nước ấy trước, còn có đem lại lợi ích cho các đối tác không thì tuỳ sự ngu dốt hay khôn ngoan của người ta biết tận dụng điểm lợi, hạn chế điều hại, trong nhiều trường hợp thực ra là may. Ở VN, từ khi mở cửa đến nay có được nhiều điều may.Kiểu như « tái ông mất ngựa » trong câu truyện của Trang tử. Nhưng bây giờ đã tới giới hạn. Làm sao hạn chế được điều hại, nếu không có tư duy phản biện. Làm sao có tư duy phản biện nếu không có lý thuyết phản biện. Chủ nghĩa Mác Lê nin chính là cái lý thuyết để phản biện, bởi vì bản thân nó là một lý thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản. Mà chủ nghĩa tư bản từ thời Mác đến nay, bản chất nó không thay đổi, chỉ có cách thể hiện khác nhau thôi.
Thái độ của tôi thực ra không khác gì thái độ một người đi mua hàng, mà người bán là phương Tây. Là người bán nó không thể chỉ cho bác cái xấu của món hàng nó định bán (chính sách kinh tế, hiệp ước, liên minh kinh tế..), nó phải bôi son trát phấn cho thật đẹp, cho thật mỹ miều thì mới câu được khách chứ. Như vậy phản biện được hay không, nhìn thấy cái hại (ngoài cái lợi) là ở mình, có dở hơi mà nó chỉ cho.
ví dụ nếu tôi cần nhà ở phải đi mua nhà. Tất nhiên tôi phải thẩm định, nhận xét xem chất lượng nhà thế nào, giá cả có phải chăng không, chứ làm sao tôi tin được hoàn toàn người bán. Vậy phải tìm cái xấu của nó, phản biện nó, để có sự thẩm định đúng. Để nếu thấy nó dở quá thì không mua. Nếu mua thì biết nó dở thế nào còn tìm cách sửa. Để khỏi phải trả giá đắt. Ngay trong trường hợp thế kẹt, phải chấp nhận, thì cũng còn biết được ngọn nguồn của nó, để tìm cách đối phó về sau.
Cái điều đơn giản ở trên bất cứ bà nội chợ, chị tiểu thương nào cũng thấy. Nhưng trí thức VN chưa chắc đã thấy.
Về chủ nghĩa Marx –Lê nin, tôi hiểu thế nào, thì tôi sẽ nói ở trong chủ đề nhận thức của NVT, coi như là lấy một ví dụ, tôi lấy mình là con chuột bạch thí nghiệm, để nhận thấy vai trò cá nhân ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của cá nhân ấy, vì hiển nhiên dù có được đào tạo trong một cái khung chung, mỗi cá nhân đều rất khác nhau, dù có điểm chung nhau.
Với cụ Giáp thì điều tôi quan tâm là : cụ Giáp được cả người Việt lẫn cộng đồng quốc tế kinh phục, vậy cái lô gíc kính phục của quốc tế mà chủ yếu là các học giả phương Tây là gì. Vì ở các nước đang phát triển như Việt nam, tại sao có sự khâm phục ấy thì đã rõ. Họ khâm phục vì họ đặt được họ vào vị trí người VN, bản thân họ cũng phải chịu các thảm cảnh của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Việt nam thì mới nếm mùi chủ nghĩa thực dân cũ thôi, chủ nghĩa thực dân mới nó mới chỉ bắt đầu,và vị nó còn ngọt lắm, vì thế vẫn còn điều kiện để khỏi sa vào. Chính vì thế chiến thắng của VN cũng là chiến thắng của họ. Với các nước phương Tây thì khác, vì họ là kẻ đối diện. Là đối thủ. Bản chất xã hội họ không thay đổi. Vậy cái lô gíc của sự kinh trọng ấy như thế nào ? và qua đó họ nhìn lịch sử như thế nào ? cái lô gíc ấy có đúng không ? có đủ không ? một người Việtnam có nên công nhận kiểu kính trọng ấy không ?
Sở dĩ tôi đặt những câu hỏi đó, vì phương Tây hiện giờ là điểm đến của trí thức VN. Càng ngày càng có nhiều người đã đang và sẽ được đào tạo ở phương Tây. Nhận thức của họ về xã hội phương Tây sé có quyết định về tương lai nước VN về sau. nếu họ về nước làm việc. Vì người nào làm gì cũng theo nhận thức của mình cả. Nếu trong khoa học tự nhiên, thì nhận thức có thể coi là khách quan. Nhưng nhận thức xã hội không bao giờ là khách quan. Nó bao giờ cũng phải được khúc xạ lại bởi nhu cầu quyền lợi của cộng đồng mình sống. Chính vì thế mà các nhà Nho Việt nam ngày xưa, ngoài khái niệm nho giáo nói chung, còn đưa thêm khái nhiệm QUỐC, nếu nho giáo Trung Hoa là khái niệm TRUNG QUÂN, thì các nhà nho VN thêm vào cái vế ÁI QUỐC.
Vậy nếu bây giờ, cứ giả sử mình là nhà Nho, Trung quốc là phương Tây (để ám chỉ cái soft power của nó trong thời hiện đại), thì cái điểm khúc xạ của mình ở đâu. Với tôi , cốt lõi nó là chủ nghĩa dân tộc, phương pháp phản biện là chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Và với cách thức đó tôi sẽ phân tích "cụ Giáp".

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 3 2013, 09:04 PM

Bây giờ thì nói về cụ Giáp. Cách đánh giá cũng từ một sự khúc xạ hai chiều như tôi nói ở phía trên. Cách đánh giá của phương Tây với cụ Giáp là cái nhìn kỹ thuật, cũng giống như người ta nhìn nhận một cái công nghệ (technologie) mới, cái công nghệ ấy là « chiến tranh nhân dân, chiến trnh du kích » và để từ đó hoặc là họ có biện pháp chống lại, hoặc là sử dụng nó cho những mục đích của họ. Ở phương Tây không có sự đánh giá về ý nghĩa của cuộc chiến tranh, nội dung của nó. Tóm lại cả cái ý nghĩa (meaning) của cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ bị bỏ qua. Điều đó đối với người phương tây thì OK, nhưng đối với người Việt nam thì không đủ, vì nếu không có cái meaning là bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước, thì cuộc chiến tranh là vô nghĩa. đánh nhau làm gì. Ngược lại bằng cách tạo ra các thuật ngữ kiểu Việt cộng, Bắc Việt, Quốc gia..coi chúng như những thực thể độc lập, như dân những nước khác nhau, họ đã tìm cách xoá nhoà cái meaning kia đi.
Nhưng ngay trong cách đánh giá về cụ Giáp, họ cũng lờ tịt đi một phần « kỹ thuật » tạo nên chiến thắng : đó là tổ chức, đó là vận động quần chúng, đó là đấu tranh ngoại giao. Mà ở VN thường được gọi là 3 mũi giáp công : chính trị, quân sự, ngoại giao. Hay nói cách khác quân sự chỉ là một thành phần tạo nên chiến thắng, phải đặt nó trong quan hệ với những yếu tố « ngoài vũ khí » mới thấy và thực tế những « chiến thắng » trong kháng chiến chống Mỹ đều được đánh giá ngoài chiến trường quân sự : đó là không bẻ gẫy được ý chí đối phương, không làm tan nát được tổ chức của đối phương, không vô hiệu hoá được đối phương. Ngược lại nếu tính bằng cách đếm xác chết (bodycount), thì Mỹ luôn « thắng », vì số lượng Mỹ chết ít hơn số lượng bộ đôi VN hi sinh. Những phần này không nằm trong quân sự mà trong tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng làm sao họ ca ngợi Đảng cộng sản VN được ?
Sau kháng chiến chống Mỹ, Mỹ cũng rút kinh nghiệm trong cả hai phần là sử dụng chiến tranh du kích, tạo chiến tranh du kích hay chống chiến tranh du kích. Một hệ quả liên quan trực tiếp tới VN là chiến tranh chống Pôn pốt ở Cam pu chia. Ở đây Mỹ- Trung quốc đã tạo được một cuộc chiến tranh du kích, lấy các trại tị nạn người Cam pu chia làm căn cứ. Đánh về ngoại giao và kinh tế bằng cách không công nhận chính phủ CHND Cam pu chia,embago VN, liên tục tiếp vũ khí khí tài cho quân đội Pôn pốt để nó không đổ, bất chấp sự diệt chủng của chính quyền Pôn pốt gây ra. Nhưng trong cuộc chiến này, Mỹ và Trung quốc đã thất bại trong việc tạo nên một hệ thống hành chính, tổ chức, tức là thiếu phần chính trị. Chính vì thế, khi giải pháp chính trị hiệp thương được đưa ra, thì chính quyền CNND Cam pu chia vẫn đứng vững.
tương tự như vậy, cuộc chiến tranh du kích ở Apganistan , ở đây căn cứ là Pakistan (trong cả hai cuộc chiến chống Liên Xô và Mỹ), du kích là taliban, có điều khác là về mặt chính trị không bên nào thắng thế, kết cục là một sự tan nát hoang tàn đổ vỡ
Với hai ví dụ « học tập VN » ở trên, người ta có thể thấy, muốn chiến thắng trong chiến tranh nhân dân, thì phải có Đảng, tức là một sự chỉ huy hợp đồng thống nhất về cả 3 mặt quân sự, chính trị, ngoại giao.
Nếu nhìn những ví dụ như vậy, thì mới thấy cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ đơn thuần là chiến tranh du kích, mà nó là chiến tranh nhân dân. Trong chiến tranh nhân dân phần quân sự và phần chính trị đi liền nhau được thể hiện qua quan hệ giữa quân đội và đảng, trong đó đảng lãnh đạo quân đội, chính trị chỉ huy quân sự, lấy chiến thắng chính trị làm mục tiêu, quân sự là phương pháp, hợp đồng tác chiến với ngoại giao. Chỉ du kích không thì không đủ để thắng.
Mỹ cũng rút kinh nghiệm, ngay từ năm 1973 đã thôi chế độ nghĩa vụ quân sự, quân đội trở thành quân đội nhà nghề. Để khi can thiệp ở nước ngoài, sẽ không bị dân phản đối. Chính vì thế khi Mỹ tác chiến ở I rắc, ở Mỹ không có phong trào phản chiến. Đây là theo luận điểm của Nixon, theo như Nixon thì quân đội Mỹ thua là do phong trào phản chiến và hệ thống media vô trách nhiệm của Mỹ. Vì thế trong chiến tranh I rắc, Mỹ cũng sửa điều này, không cho media được tự phép hoạt động mà phải « embedded » với quân đội Mỹ. Không những thế Mỹ còn sử dụng Liên Hiệp quốc để ngăn chặn sự tiếp viện từ bền ngoài cho người dân I rắc. Nhưng kết quả cũng không khả quan như Mỹ muốn. gọi là thất bại cũng không hẳn, nhưng thành công thì cũng không phải. Cái bí mật của sự thất bại của Mỹ là kinh tế. Vì ngay cả khi bịt được mồm miệng người dân, không cần phải giả nhân giả nghĩa, Mỹ thả dàn đánh ở I rắc, nhưng dù có đánh thế nào đi nữa, không thể tránh chi trả kinh tế. Mỹ không thể đổ mãi tiền mà không thu được lợi. Trong khi đó chi phí chiến tranh rất đắt vì là giá cả độc quyền. Đây cũng là câu trả lời cho Nixon khi nói về chiến tranh VN, đó là Mỹ thua ở VN không phải là do phong trào phản chiến, mà do kinh tế. Phong trào phản chiến chỉ là caution moral cho người Mỹ thôi, chứ còn Mỹ đã dùng hết cách ngoại trừ bom nguyên tử.
Nhưng nước Mỹ không chỉ làm những cuộc chiến tranh phi nghĩa, mà nó cũng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Ví dụ như đại chiến thế giới thứ II. Vậy người Mỹ, sử gia Mỹ viết như thế nào về cuộc chiến tranh này. Nó có ca ngợi một vài ông tướng như kiểu Paten (chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu) hay Mác Arthur (chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Á ) mà lờ tịt đi những yếu tố khác không.
Điều thú vị là không. Nó không viết lịch sử như thế, mà viết giống như chính sử VN viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ của người VN. Nó đề cao vai trò chính nghĩa của nước Mỹ, đề cao hình ảnh người lính Mỹ bình thường (mà không phải là vài ông tướng, các bác xem phim holywood thấy đầy, ngay cả sản xuất bây giờ , ví dụ phim « hay cứu người lính rayan »), nó đề cao vai trò tổ chức, sản xuất , ngoại giao của nước Mỹ. có nghĩa là nó đề cập một cách tổng thể, hoàn chỉnh cuộc chiến tranh.
Nhưng ngược lại nếu nói về Liên xô, thì cái kiểu viết « cụ Giáp » của nó lại hiện ra. Vai trò của Hồng quân, của nhà nước Xô viết , của Stalin bị che đi, phê phán. Ngược lại vai trò của tướng Jukov thì lại được đưa cao.
Cái cách viết này cũng được dùng để viết lịch sử nước Mỹ, trong những giai đoạn mà nó vừa phải đảm bảo sự chính nghĩa của nhà nước Mỹ, đồng thời phải tạo keo dính cho nội bộ nước Mỹ. Tôi muốn nói tới nội chiến Mỹ (Civil War). Ai cũng biết là trong cuộc chiến tranh này, các bang Bắc Mỹ thắng các bang Nam Mỹ. Cách đây đã lâu, có lẽ phải chục năm, tôi có được xem một bộ phim tài liệu 3 tập của Mỹ, dựng rất quy mô về cuộc nội chiến này. Vậy cách sử lý của nó là thế nào. Nó không nói cuộc chiến đấy là vô nghĩa, mà có ý nghĩa (thống nhất nước Mỹ, giải phóng nô lệ), nó cũng không nói chung chung kiểu « chiến tranh là tàn bạo vô nghĩa ». Nhưng nó không vật hoá các nhân vật các bang Nam Mỹ, đặc biệt rất ưu ái tướng Lee (tổng chỉ huy liên quân miền Nam). Thậm chí người ta còn thấy tướng Lee có khi còn giỏi hơn Grant (tổng chỉ huy quân đội miền Bắc) về kỹ thuật chiến tranh, và sở dĩ Bắc Mỹ thắng là vì sản xuất, công nghệ nó phát triển hơn. Ở đây cái cách nhận xét lịch sử kiểu « tướng Giáp » lại được sử dụng. Tóm lại khi nào nó không thể khen chế độ, thì nó có thể khen cá nhân. Ngược lại, mặc dù civil war là cuộc chiến giữa các nước (vì mỗi bang của nó là một nước đường hoàng), không thấy nó cố tình dựng hình ảnh chiến tranh kiểu nước này đánh nước kia, như là khi nói về kháng chiến chống Mỹ của người VN.
Thế nếu là người VN thì phải hiểu lịch sử của mình như thế nào ? câu trả lời : như người Mỹ viết về lịch sử nước Mỹ, nhưng không phải như khi họ viết về lịch sử nước khác. Hãy học sử gia Mỹ như khi họ viết về nước Mỹ, về chính họ nhưng đừng học họ khi họ viết về nước khác.
Như vậy hi vọng là nhưng câu hỏi tôi đặt ra ở trên về cụ Giáp đã được trả lời. Câu trả lời đó là. Cụ Giáp là một vị tướng tài ba, nhưng tài năng ấy chiến thắng ấy không thể tách rời khỏi sức mạnh của một hệ thống tổng hợp. và vai trò của Đảng Mà nếu tôi không nhầm thì bản thân cụ Giáp cũng nghĩ như thế. Cũng như tướng Jukov, mặc dù được phương Tây đưa lên mây xanh, nhưng trong hồi ký của ông ấy, được viết sau khi Staline mất, và ở Liên xô có cuộc « xét lại » của Khơ rút xốp, ông ấy không bao giờ chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô và vai trò của Staline trong chiến tranh vệ quốc.

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)