Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Người Việt Nam _ Phạm Duy

Gửi bởi: lananhhanoi vào hồi Feb 6 2005, 02:40 PM

QUOTE(netwalker @ Feb 3 2005, 02:33 AM)
Nhạc sỹ Phạm Duy hồi cố hương






Tôi gửi đến các bạn một số hình ảnh v  thông tin chưa có trên mặt báo.




user posted image

Hai kẻ thù năm xưa, nay ngồi lại gần nhau Phạm Duy v  Nguyễn Quang Sáng







Một phần b i phỏng vấn Phạm Duy do Nguyễn Viện thực hiện

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy.

Thưa ông, về quê hương lần thứ mười n y, ông đã thật sự quyết định ở lại luôn không? V điều ấy có l m ông “kẹt” hoặc “áy náy” không?

-Tôi về quê hương với mục đích duy nhất l theo con tôi. Ca sĩ Duy Quang đã được phép hát ở Việt Nam. Vì lý do gì con tôi không ở Mỹ nữa m về Việt Nam hát thì tôi thấy không cần phải nói. Duy Quang cũng sẽ đem hết các em về. Một người gi như tôi, vợ chết, tôi về theo con l điều giản dị. Nó lên trời hay xuống địa ngục, tôi cũng theo. Không có gì áy náy. Với 85 tuổi đời, tôi thấy tất cả bình thường, không có gì ghê gớm.

Quê hương trước ng y ông đi v quê hương bây giờ, với ông nó có gì khác?

-L m gì có cái gì khác. Tình cảm cũng vậy. Thời thế l m cho tôi phải xa quê hương mấy chục năm, cá nhân tôi thấy nó cũng bình thường.

Trong tâm thức của ông lúc n y, khi ở đây, ông cảm thấy mình đã được hòa giải, hay ông chấp nhận một sự thua cuộc?

-Thua cuộc l thua ai? Xưa nay tôi có đánh nhau với ai đâu. Hòa giải với ai? Tôi có gây chiến với ai đâu. Thời thế l m cho tôi phải ra đi v bây giờ tôi về. Tôi cảm thấy ở Việt Nam người ta hay l m cho sự việc trở nên bất bình thường. Cá nhân tôi cũng cho l chuyện bình thường.

Nghe nói, Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua to n bộ bản quyền tác phẩm của ông. Ông có thể cho biết thêm chi tiết về việc n y?

-Không được. Đây l chuyện riêng của tôi.

Ông tin l nhạc của ông sẽ được chấp nhận v đón nhận trong thời điểm n y?

-Tôi không biết. Chuyện bán bản quyền l chuyện của tôi. Còn chuyện bên mua có xin được phép phổ biến ca khúc của tôi hay không thì không biết. Nếu được thì c ng tốt.

Với riêng công chúng, ông tin l họ vẫn nghe ông chứ?

-Tôi không biết. Tôi chưa có dịp tiếp xúc bằng xương bằng thịt với họ nên không biết l họ có yêu nhạc tôi nữa hay không.

Ông có thể cho biết cái nhìn của ông về tình hình âm nhạc trong nước hiện nay? V nó có gì tương đồng với âm nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại?

-Tôi lại c ng không biết. Tôi chưa sống ở đây lâu để nghe nên không phát biểu được. Hy vọng l tôi sẽ có dịp nghe v nói sau.

Như vậy l ở Mỹ, ông không hề nghe nhạc trong nước?

-Tôi không có thì giờ. Tôi sáng tác rồi lăn quay ra ngủ…

Tôi nói với Chiều, đây l một công việc rất chán. Cũng chán như ông Phạm Duy tránh né không dám trả lời thẳng v o sự thật.

Gửi bởi: Guatamela vào hồi Feb 6 2005, 11:20 PM

QUOTE(lananhhanoi @ Feb 6 2005, 02:40 PM)

Một phần b i phỏng vấn Phạm Duy do Nguyễn Viện thực hiện

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy.

Thưa ông, về quê hương lần thứ mười n y, ông đã thật sự quyết định ở lại luôn không? V  điều ấy có l m ông “kẹt” hoặc “áy náy” không?

-Tôi về quê hương với mục đích duy nhất l  theo con tôi. Ca sĩ Duy Quang đã được phép hát ở Việt Nam. Vì lý do gì con tôi không ở Mỹ nữa m  về Việt Nam hát thì tôi thấy không cần phải nói. Duy Quang cũng sẽ đem hết các em về. Một người gi  như tôi, vợ chết, tôi về theo con l  điều giản dị. Nó lên trời hay xuống địa ngục, tôi cũng theo. Không có gì áy náy. Với 85 tuổi đời, tôi thấy tất cả bình thường, không có gì ghê gớm.

Quê hương trước ng y ông đi v  quê hương bây giờ, với ông nó có gì khác?

-L m gì có cái gì khác. Tình cảm cũng vậy. Thời thế l m cho tôi phải xa quê hương mấy chục năm, cá nhân tôi thấy nó cũng bình thường.

Trong tâm thức của ông lúc n y, khi ở đây, ông cảm thấy mình đã được hòa giải, hay ông chấp nhận một sự thua cuộc?

-Thua cuộc l  thua ai? Xưa nay tôi có đánh nhau với ai đâu. Hòa giải với ai? Tôi có gây chiến với ai đâu. Thời thế l m cho tôi phải ra đi v  bây giờ tôi về. Tôi cảm thấy ở Việt Nam người ta hay l m cho sự việc trở nên bất bình thường. Cá nhân tôi cũng cho l  chuyện bình thường.

Nghe nói, Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua to n bộ bản quyền tác phẩm của ông. Ông có thể cho biết thêm chi tiết về việc n y?

-Không được. Đây l  chuyện riêng của tôi.

Ông tin l  nhạc của ông sẽ được chấp nhận v  đón nhận trong thời điểm n y?

-Tôi không biết. Chuyện bán bản quyền l  chuyện của tôi. Còn chuyện bên mua có xin được phép phổ biến ca khúc của tôi hay không thì không biết. Nếu được thì c ng tốt.

Với riêng công chúng, ông tin l  họ vẫn nghe ông chứ?

-Tôi không biết. Tôi chưa có dịp tiếp xúc bằng xương bằng thịt với họ nên không biết l  họ có yêu nhạc tôi nữa hay không.

Ông có thể cho biết cái nhìn của ông về tình hình âm nhạc trong nước hiện nay? V  nó có gì tương đồng với âm nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại?

-Tôi lại c ng không biết. Tôi chưa sống ở đây lâu để nghe nên không phát biểu được. Hy vọng l  tôi sẽ có dịp nghe v  nói sau.

Như vậy l  ở Mỹ, ông không hề nghe nhạc trong nước?

-Tôi không có thì giờ. Tôi sáng tác rồi lăn quay ra ngủ…

Tôi nói với Chiều, đây l  một công việc rất chán. Cũng chán như ông Phạm Duy tránh né không dám trả lời thẳng v o sự thật.

Cha gi lựu đạn gặp cha nội điếm đ ng. Cả hai đang chơi b i xì tẩy

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi Apr 24 2005, 11:15 PM


Phạm Duy - người bạn, người anh, người thầy của tôi




Tôi vẫn luôn coi Phạm Duy là bạn, vì cùng công tác một thời - thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp; là anh, khi biết ông ấy hơn tôi 3 tuổi. Nhưng về mặt sáng tác, tôi coi ông ấy là một người thầy, vì chính ông ấy đã mở ra cho không riêng tôi mà cho các nhạc sĩ đàn em khác - con đường đưa dân ca vào ngôn ngữ âm nhạc mới. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là một nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất. Tính quần chúng đậm đà trong ca khúc của Phạm Duy, vì ông ấy là người đầu tiên chuyển tải dân ca vào nhạc mới một cách nhuần nhuyễn, đằm thắm. Sẽ có người bảo rằng tôi quá khiêm tốn, Phạm Duy là Phạm Duy, còn Nguyễn Văn Tý là Nguyễn Văn Tý! Nhưng tôi nói rất thật lòng. Bởi khi tôi còn là một người sáng tác trẻ mới bắt đầu viết lách với một số tác phẩm đầu tay thì ông ấy đã nổi tiếng, đã có những tác phẩm đi vào lòng người, đã có những bài hát mà lứa thanh thiếu niên thời ấy ai cũng thuộc. Ví dụ như bài Nhạc tuổi xanh, Hát về anh thương binh, Thu kháng chiến... Vì thế suốt đời tôi coi Phạm Duy là bạn, là anh, là thầy.


Trong thời kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là một nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất

Tôi xin kể một vài kỷ niệm giữa chúng tôi với nhau. Lúc ấy, chúng tôi đang ở Liên Khu 4. Đầu năm 1949, sau chuyến công tác vào Bình Trị Thiên về, Phạm Duy đã viết một loạt bài: “Về miền Trung”, “Bao giờ anh lấy được đồn Tây”, “Bà mẹ Gio Linh”… Liên Khu 4 đã tổ chức để Phạm Duy báo cáo tác phẩm. Băng - rôn quảng cáo đã cho treo khắp nơi thông báo về buổi báo cáo tác phẩm của Phạm Duy. Nhưng Phạm Duy đã ngã bệnh, ngày nào cũng có cơn sốt rét. Tôi đưa Phạm Duy về nhà mẹ tôi ở xã Kim Bảng, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) để dưỡng bệnh. Biết tôi rất quý anh Phạm Duy, nên nuôi được một đàn gà, mẹ tôi cứ thịt dần để nấu cháo cho anh bồi dưỡng lấy lại sức. Đến sát ngày biểu diễn rồi mà bệnh tình của anh Phạm Duy chưa thuyên giảm. Nửa đêm, anh kêu tôi dậy và bảo: “Tý ơi, có lẽ Tý phải hát cho mình thôi. Mình mệt lắm, không thể hát được đâu…” Đến hẹn, chúng tôi tạm biệt mẹ lên Khu. Hôm ấy, trong sân đình làng ở xã Duy Tân, gần Đô Lương (Nghệ An) trước đông đảo khán giả, có đầy đủ các vị lãnh đạo Khu ủy, các cơ quan, đoàn thể trong Liên khu đến dự, tôi phải “báo cáo tác phẩm” thay cho Phạm Duy. Theo những “bí quyết” của Phạm Duy: buổi chiều ấy không ăn no, 2 giờ trước khi hát ăn 2 quả trứng la-coóc lòng đào thì sẽ có cảm giác no nhưng bụng không đầy, cổ lại trơn tru; trước khi hát một giờ thì ngậm một thìa muối sẽ không bị ứa nước bọt khi hát - nhờ vậy tôi thấy giọng rất đẹp và rất vang.

Anh Phạm Duy với bộ đồ bà ba đen, chiếc khăn rằn quàng cổ và cặp kính trắng quen thuộc, anh ngồi ngay ở hàng đầu cứ nhìn thẳng vào tôi. Theo chương trình, tăng (tempo) đầu tôi hát bài "Về Miền Trung" và "Bà mẹ Gio Linh", tăng sau hát bài "Ai xây chiến lũy" (của tôi) và bài "Bao giờ anh lấy được đồn Tây". Trước khi ra sân khấu tôi còn nghĩ cách làm cho chính anh Phạm Duy phải sợ một phen (vì xưa nay có bao giờ anh biết sợ là gì!). Có thể nói từ khi mở đầu bài “Về miền Trung” tôi luôn làm theo những gì anh đã dặn. Luôn luôn chứng tỏ mình là một học trò thông minh sáng dạ, hát những chỗ rất là Phạm Duy. Anh ngồi dưới nghe có vẻ hài lòng và rất đắc ý. Đến câu cuối của lần hai, trước khi kết thúc, tôi giở trò “giật gân”, cố ý đưa câu hát “yêu dấu” lên crescendo hú há kéo dài thật cao, sau đó hạ giọng xuống descrescendo thật thấp rồi mới hát nốt hai chữ “…xa xưa”. Không ngờ trò đùa của tôi làm anh sợ thật. Cái kính đeo ở trên mắt không hiểu sao anh cứ phải chỉnh lại hoài, mắt anh nhìn thẳng vào tôi không chớp. Sau tiếng vỗ tay kéo dài của khán giả, khi ban tổ chức tuyên bố giải lao 15 phút, anh Phạm Duy đã nhảy lên sân khấu, lấy khăn rằn của anh chấm từng giọt mồ hôi trên mặt trên cổ cho tôi, mồ hôi ở trán anh cũng đổ ra không ít. …Những bài hát của Phạm Duy lúc đó là những bài hát mang tính chính trị sâu sắc và gần gủi quần chúng vì chất dân ca: vừa mang tính thời sự, tính chiến đấu vừa tràn đầy tình cảm yêu quê hương, nên dân miền Trung hồi ấy không ai là không thuộc.


Trong “gia tài” của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc

Trong “gia tài” của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười”… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Riêng bản thân tôi, tôi đã học ở Phạm Duy 2 điều: Thứ nhất, là việc đưa dân ca vào trong ca khúc chính trị. Thứ hai, là việc chỉ phát triển tính nghệ thuật trong ca khúc mà không dính đến chính trị - để tác phẩm có thể vượt khỏi những cột mốc địa lý và những giới hạn về thời gian. (Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là người đầu tiên viết các tác phẩm chỉ thuần về tính nghệ thuật mà không mang tính chính trị. Những bài tình ca của Phạm Duy da diết và lãng mạn, nhưng chỉ làm cho người ta man mác buồn mà không ủy mị. Ví dụ như “Nghìn trùng xa cách”, “Bên cầu biên giới”…)

Bài “Mẹ yêu con” của tôi sở dĩ được nhiều người ưa thích vì trong nó nói đến 2 tình mẹ: một bà mẹ đã rứt ruột sinh ta ra, và một bà mẹ tổ quốc - trong dòng chảy bất tận của thời gian đã sinh ra những đứa con, lớn lên và làm nên lịch sử. Có một thời, có người nói “về việc đưa dân ca vào trong ca khúc thì Nguyễn Văn Tý chỉ là “cái đuôi” của Phạm Duy”. Bởi thế, đi đến đâu tôi cũng tìm tòi và học thuộc dân ca của vùng đó. Từ đó tôi mới sáng tác được những tác phẩm gắn với dân ca từng vùng quê, nói lên chính tiếng nói, chính hơi thở của dân địa phương. Cho nên đã có người gọi tôi là “Nhạc sĩ của mọi miền quê”. Nhưng thật ra, đối với tôi, Phạm Duy vẫn là nhạc sĩ ưu tú nhất trong việc chuyển tải dân ca Việt Nam vào trong ca khúc.

Về tính cách của Phạm Duy, tôi thích và mê ông ấy ở cái tính nghệ sĩ. Lúc nào ông cũng coi trọng nghệ thuật. Ai hiểu nghệ thuật thì ông ấy rất yêu, rất quý. Ai mà không hiểu nghệ thuật thì ông ấy xem thường. Còn cái mà tôi không ưng lắm ở ông là ông hay nói quá lời về mình hoặc về người khác. Điều đó nó làm méo mó cách nhìn của ông, làm ông thiếu khách quan trong nhận xét. Có người bảo ông tự cao, tự đại, cứ xem mình là người tài giỏi, cái của mình là số một không ai qua được. Tất nhiên, như ông bà ta nói “người có tài thường hay có tật”. Phạm Duy là một người có tài, không thể phủ nhận điều đó. Cho nên, tôi biết người ta sẽ tha thứ cho ông ở cái tật này, và tôi, mặc dù không thích nhưng tôi cũng sẽ tha thứ cho ông về cái tật ấy.


“Tôi sống ở Mỹ bao nhiêu năm nhưng tâm hồn và trái tim vẫn ở Việt Nam"

Những năm trước đây, trong một bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có một đoạn kể rằng, các bà mẹ Gio Linh còn sống đã hỏi: “Thằng Duy nó đi đâu mà bao năm nay biền biệt không thấy nó đâu?!”. Có nghĩa là, các mẹ vẫn thương Phạm Duy, vẫn coi Phạm Duy là con như thuở nào. Được các bậc bề trên như là các mẹ già vẫn thương quý, vẫn âu yếm mình, đó là một hạnh phúc lớn lao của người nghệ sĩ mà không phải ai cũng có. Tôi biết, đối với cách mạng, Phạm Duy có nhiều nỗi đau, mà không phải ai cũng hiểu. Nhưng tôi nghĩ, chính sự yêu thương của quần chúng sẽ bù đắp tất cả, sẽ xoa dịu mọi vết thương.

Thật ra, với những người phải sống tha hương, mặc dù cuộc sống xứ người có tiện nghi đầy đủ đến đâu thì trong lòng vẫn nhớ thương, vẫn ray rứt. Với nghệ sĩ thì niềm ray rứt nhớ thương ấy càng thêm sâu sắc. Đối với những người đang ở tuổi bóng xế thì ai cũng mong được trở về cố lý, được có cuộc sống yên tĩnh, an vui nơi quê nhà. Các cụ phụ lão thì thường sống với kỷ niệm nhiều hơn với tương lai. Với một ông Việt kiều ở cái tuổi 84 già nua như Phạm Duy thì cuộc sống bên Mỹ nó ồn ào như thác lũ. Có lần về Việt Nam, gặp tôi ông tâm sự: “Tôi sống ở Mỹ bao nhiêu năm nhưng tâm hồn và trái tim vẫn ở Việt Nam. Bà ấy mất rồi, tôi chỉ sống với con. Trong số con tôi, có đưa nào về nước thì tôi sẽ theo về”. Và ông chỉ có ước muốn được sống những ngày cuối đời trên quê hương… Tôi nghĩ đó là tâm trạng chung của những kẻ viễn xứ, chứ không riêng gì nhạc sĩ Phạm Duy.

Nghĩ về Phạm Duy, tôi cầu mong ông ấy sớm được về với Tổ quốc, sống những năm tháng cuối đời trong sự yên tĩnh và trong sự thương yêu của quần chúng. Chỉ mong Đảng và Nhà nước đừng thành kiến, xóa bỏ những định kiến (nếu có) đối với nhạc sĩ Phạm Duy và không “tính sổ”- bởi nếu phải “tính sổ” thì có lẽ chỉ nên tính với những Khác… Nhưng, qua hệ thống truyền thông, tôi biết chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đã rất cởi mở, chỉ hướng đến công tác Đại đoàn kết toàn dân tộc và hướng đến công cuộc xây dựng đất nước. Đây là tư tưởng của Bác Hồ. Nếu không đại đoàn kết làm sao mình thắng Tây, thắng Mỹ?!


Phạm Duy là một nhạc sĩ đã từng trải qua nhiều giai đoạn sống

Trong cuộc đời, có những khái niệm mang tính “di động”. Nhạc cũng như con người. Nó sống với từng thời kỳ. Trong thời kỳ đầu chống Pháp, tuy có một số nhạc sĩ tên tuổi, nhưng Phạm Duy chiếm vị trí hàng đầu vì tác phẩm của ông có tính thực tế, tính thời sự, lời bài hát thì cũng rất hay và đậm đà chất dân ca… Mà cái thời ấy đã qua lâu rồi. Ông bà ta nói “Ăn theo thuở, ở theo thì”. Nhưng, phải biết ghi nhận công lao của người đi trước thì mới biết ghi nhận công lao của người đi sau. Nếu ai đó đem so thế hệ đi sau với thế hệ đi trước thì sự so sánh đó là điều bất cập, bởi vì không thể nào so sánh được. Thời xưa khác, thời bây giờ là khác. Hiện tại, chúng ta đang sống trong thời kỳ hòa bình và xây dựng. Mọi người đều hướng về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cho nên, ai cùng có lòng yêu nước, cùng mục đích xây dựng quê hương thì ta bắt tay. Phạm Duy là một nhạc sĩ đã từng trải qua nhiều giai đoạn sống. Cho nên, nếu ta biết cách khai thác ở ông tình yêu quê hương đất nước thì ông hoàn toàn còn là một người rất có giá trị trong giai đoạn hiện nay, ông sẽ có ích cho cuộc đời hiện nay. Còn những tác phẩm ông đã viết ở giai đoạn trước thì cũng phải được tận dụng. Những bài ca ngợi quê hương, hòa bình, tình yêu đôi lứa thì tại sao không phổ biến? việc gì phải bỏ đi?!

Hòa bình đã 30 năm, non sông đã liền một dãy, thì lòng người sau 30 năm xin đừng nên hằn thù, chia cắt. Hãy tạo điều kiện cho những người có tài năng được trở về với đất mẹ và sớm có một đời sống ổn định, yên lành, cùng với quần chúng cách mạng được hít thở bầu không khí hòa bình và cùng hướng đến tương lai của dân tộc.

Hiện tại, lớp nhạc sĩ già nua như chúng tôi còn lại được mấy người? Và có được mấy người vẫn còn sáng tác, còn cống hiến cho đời bằng tác phẩm? Ngẫm lại, cái gì ít - là hiếm, mà đã hiếm thì phải biết quý!

Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN TÝ

Nguon: Nguoi vien xu

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi Apr 25 2005, 12:03 AM

hình như ca sỹ hải ngoại Duy Quang là con trai của Nhạc sỹ Phạm Duy thì phải ?

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi Apr 25 2005, 12:29 AM

Duy Quang đúng là con Phạm Duy. Đợt vừa rồi Phạm Duy về VN là theo Duy Quang về biểu diễn (nhưng vẫn không được hát các bài của bố).

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi Apr 25 2005, 12:38 AM

Nhạc sỹ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, ông sinh ngày 05 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Cha ông là nhà văn Phạm Duy Tốn và người anh ruột là nhà văn Phạm Duy Khiêm.

Những tuyệt phẩm trong cuộc đời sáng tác của Phạm Duy hay được nhắc đến là:


Trường ca con đường cái quan
Trường ca Mẹ Việt Nam
Viễn du
Tình ca
Tình hoài hương
Bà mẹ quê
Giọt mưa trên lá
Bà mẹ Gio linh
Bên cầu biên giới
Thiên thai
Ngậm ngùi
Ngày trở về
Ngày về
Chiều về trên sông
Ðưa em tìm động hoa vàng
Áo anh sứt chỉ đường tà
Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
Minh họa Kiều
...


langven mình có storage để post nhạc cho mọi người nghe thì hay sp_ike.gif

Gửi bởi: netwalker vào hồi Apr 25 2005, 08:49 AM

Tết vừa rồi tôi cũng gặp Phạm Duy mấy lần, một lần ở hội trường Thống Nhất Sài gòn, một lần tụ tập của giới văn nghệ sỹ, một lần ở ngoài bắc.

Phạm Duy nghe bà Hoàng Thị Cầu "luyến láy" mà lắc đầu bào "giá tôi gặp bà từ sớm". serenade.gif

Đúng Duy Quang là con của Phạm Duy và chú này cực kỳ yểu tướng. Tôi cũng có chụp một số ảnh của Phạm Duy và có post hồi lâu rồi trên diễn đàn.

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi Apr 25 2005, 10:37 AM

QUOTE(netwalker @ Apr 25 2005, 01:49 AM)
Tết vừa rồi tôi cũng gặp Phạm Duy mấy lần, một lần ở hội trường Thống Nhất Sài gòn, một lần tụ tập của giới văn nghệ sỹ, một lần ở ngoài bắc.

Phạm Duy nghe bà Hoàng Thị Cầu "luyến láy"  mà lắc đầu bào "giá tôi gặp bà từ sớm".   serenade.gif

Đúng Duy Quang là con của Phạm Duy và chú này cực kỳ yểu tướng. Tôi cũng có chụp một số ảnh của Phạm Duy và có post hồi lâu rồi trên diễn đàn.
*



đúng rồi, em vẫn nhớ bức ảnh bác Nét chụp Phạm Duy cung một nhạc sỹ nữa (quên tên).

còn Duy Quang thì đúng là hát hơi yếu, nhưng cách đây quãng hơn chục năm có một hồi cũng rất nổi đình nổi đám, đó là nhận xét của em, không hiểu bác Nét nói yểu tướng có nghĩa là gì ?

Gửi bởi: Cung Mi vào hồi Apr 25 2005, 10:59 AM

QUOTE(SyncMaster @ Apr 25 2005, 03:37 AM)
yểu tướng có nghĩa là gì ?
*



Đúng là Duy Quang giọng hát hơi yếu thật. Tớ thích Thái Thảo (cô này cũng là con ông Phạm Duy) Thái Thảo kết hôn với ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc rồi không thấy hát nữa.

Phải chăng ý bác Net là Duy Quang hơi ốm và không được cao, không ra dáng nam nhi ? sp_ike.gif

Gửi bởi: Tiểu Vũ vào hồi Apr 25 2005, 11:11 AM

Vài Nét Sơ Lược Về Phạm Duy và Sự Nghiệp Âm Nhạc


Phạm Duy xuất thân không phải là người sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Vốn liếng âm nhạc của ông phần lớn là tự học mà nên. Thời kỳ trước kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy chơi thân với Văn Cao. Cả hai cùng nhau sáng tác một số bài hát, đáng kể như bài Bến Xuân. Hai con người tài hoa nhưng cảnh ngộ chẳng giống nhau. Văn Cao thì thuần trí thức tiểu tư sản, Phạm Duy thì quảng giao và có cái khéo của một doanh nhân. Điều ấy dẫn đến sự nghiệp hai người là hai ngả rẽ hoàn toàn khác nhau.

Nói Phạm Duy tài hoa bẩm sinh vì với vốn liếng âm nhạc tự học mà ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, chí ít là cho tới tận đầu thập kỷ 50 khi ông chính thức bỏ công học hành tu nghiệp bên Châu Âu. Âm nhạc của ông đi thẳng vào lòng người, giản dị và nhuần nhụy. Văn Cao thì bay bổng, Phạm Duy thì chân phương. Bài hát Bến Xuân có giai điệu đơn giản nhưng rất hợp lòng người nghe (sau này Văn Cao đổi lời thành bài Đàn Chim Việt) có lẽ một phần do ảnh hưởng của Phạm Duy.

Một điều đáng nói khác là Phạm Duy được thừa hưởng một nền giáo dục gia đình tương đối đầy đủ so với chúng bạn. Hai anh em ông đều có thể coi thuộc vào thành phần trí thức ưu tú của Việt Nam đương thời. Các sáng tác của Phạm Duy tuy gần gũi với dân ca nhưng không thô sơ. Lời bài hát có tầng có lớp. Tính tư tưởng tiến bộ do chất nhân văn vốn có trong văn hoá của tác giả. Chất nhân văn ấy đóng góp như một thành phần quan trọng không thể thiếu xuyên suốt tư tưởng sáng tác Phạm Duy.

Tuy nhiên, điều đáng kể hơn cả ở Phạm Duy chính là chất nghệ sỹ phóng khoáng. Chất nghệ sỹ ấy được phát huy toàn diện rồi thăng hoa trước và trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là thời kỳ người trí thức đứng lên theo tiếng gọi đồng vọng của tinh thần dân tộc. Người trí thức Việt Nam tự hào về dân tộc mình, tự hào về sự nghiệp mà chính họ cùng với nhân dân đang theo đuổi. Trong bối cảnh như thế, những nghệ sỹ được đào tạo bài bản đôi khi lại bị vướng víu bởi chính sở học quá đầy đủ chỉn chu của mình. Phạm Duy không thế. Ông vốn là tay tự học, trăm đường thành bại đều bởi sự phóng khoáng mà làm liều. Chính điều ấy đã khiến sáng tác của ông hiệu quả, độc đáo, và rất dồi dào. Bản sắc nghệ thuật của Phạm Duy bộc lộ không giống ai. Những bài hát như Bà Mẹ Gio Linh, Gánh Lúa, hay Nhớ Người Thương Binh, đậm nét thi ca và âm nhạc của dân tộc, là những hạt giống quý cho kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.

Như vậy, ở Phạm Duy là sự hoà đồng giữa một vốn liếng văn hoá tiến bộ của người trí thức và sự ương ngạnh ngẫu hứng đầy chất độc hành của người nghệ sỹ. Điều đó cộng với sự bất đồng về quan điểm đã đưa ông đến con đường li khai vào Nam khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã bắt đầu đến hồi kết thúc, dù rất được bộ máy hành chính Cách mạng khi ấy lưu tâm và ưu ái.

------------------------------

Vào Nam, với đầu óc năng động, Phạm Duy nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong hoạt động sáng tác và biểu diễn. Nghĩa là ông tìm được chỗ đứng nghệ thuật trong một bầu không khí văn hoá tương đối ít ràng buộc. Từ đây, Phạm Duy trả nốt món nợ cho mối tâm tình với dân tộc, một dân tộc mà khi đó sự chia cắt còn đang trong thời kỳ hình thành chưa rõ rệt. Món nợ tâm tình ấy ông trả cho Mẹ Việt Nam bằng những bài hát nặng lòng với non sông, quê hương. Tình Ca và Người Về là những thí dụ tiêu biểu.

Sau thời kỳ này, cuộc giao tranh quân sự ở Miền Nam leo thang đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng sáng tác của Phạm Duy. Con đường sáng tác của ông chia làm hai nhánh. Một mặt đi sâu theo hướng bộc lộ chính kiến trước thời cuộc. Một ngả khác chuyên khám phá và thể hiện nhân sinh quan trước thân phận con người "cá nhân". Chính ngả thứ hai này là tiền đề để sau này Phạm Duy phát triển những mạch cảm xúc về Tâm Ca, Thiền Ca, Hoạ Kiều, ...

Suốt cuộc đời, Phạm Duy tự nhận là không thích dính dáng đến chính trị. Nhưng trong bối cảnh của thời cuộc, chính trị chẳng tha cho ai cả. Ngoài Bắc những người bạn tâm giao của ông như Văn Cao, Hoàng Cầm chịu sự kiềm toả của đợt thanh trừng Nhân Văn Giai Phẩm. Trong Nam tuy không chịu nhiều ràng buộc, nhưng dấu ấn tang thương của chiến tranh lên quê hương luôn ảnh hưởng đậm lên tư duy sáng tác của Phạm Duy. Một tâm tư phẫn nộ và kích động có lẽ không có lợi cho căn cốt nghệ sỹ lãng tử của ông. Điều ấy kéo dài và đeo đẳng sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy qua nhiều thập kỷ, càng ngày càng đậm nét, đặc biệt là trong giai đoạn lưu vong sau này. Chính Phạm Duy cũng thừa nhận rằng tập thơ Đường Về Kinh Bắc của người bạn Hoàng Cầm đã đưa ông trở lại với những tình cảm thanh lắng và trầm tĩnh của tâm hồn.

------------------------------------

Nhìn lại vốn liếng âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 có thể nêu ra được vài cá nhân có sự nghiệp sáng tác ảnh hưởng lớn lao hơn cả. Văn Cao là sự lựa chọn không bàn cãi về chất nghệ thuật trong sáng giàu tính thi ca. Trịnh Công Sơn tiêu biểu bởi chất nhân văn cũng như bề dày tư tưởng trong sáng tác. Cũng không thể không nhắc đến Đỗ Nhuận với những ca khúc đậm tính sử thi gắn liền với lịch sử đất nước. Còn Phạm Duy, có lẽ ông sẽ sống trong lòng người Việt bởi sự đậm đà một bản sắc dân tộc hài hoà. Ông có cả chất thi ca trong Văn Cao cùng chiều sâu nhân văn của họ Trịnh. Ông luôn khai thác và tô đậm con người cá thể. Tính sử thi trong ca khúc Phạm Duy không nhân danh cho cảm hứng dân tộc và cách mạng như Đỗ Nhuận. Tính sử thi của Phạm Duy đại diện cho mỗi cá nhân con người trong một thời kỳ tao loạn khốc liệt. Bởi vậy giữa Bà Mẹ Gio Linh và Giải Phóng Điện Biên, khó khẳng định được cái nào có ý nghĩa hơn cái nào. Cả hai đều là nhân chứng nghệ thuật hùng hồn cho một giai đoạn lịch sử quan trọng.

Gửi bởi: songduvobo vào hồi Apr 26 2005, 04:05 AM

Bên vnthuquan có hồi kí của phạm duy kể về hồi truớc kháng chiến ông làm gì và suy nghĩ gì.
Ông Phạm Duy có lẽ nếu ko xét về yếu tố chính trị cho cả hai bên thì là một nguời có những cải cách rất lớn trong âm nhạc. Kỉ niệm về ông tại Paris by night, khi ông ra cả hội truờng đã đứng dậy chứng tỏ nguời ta kính trọng ông thế nào.

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi Apr 27 2005, 11:36 PM

QUOTE(max @ Apr 25 2005, 03:59 AM)
QUOTE(SyncMaster @ Apr 25 2005, 03:37 AM)
yểu tướng có nghĩa là gì ?
*



Đúng là Duy Quang giọng hát hơi yếu thật. Tớ thích Thái Thảo (cô này cũng là con ông Phạm Duy) Thái Thảo kết hôn với ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc rồi không thấy hát nữa.

Phải chăng ý bác Net là Duy Quang hơi ốm và không được cao, không ra dáng nam nhi ? sp_ike.gif
*



không hẳn thế, tớ hồi trước rất hay xem video về các Đại Nhạc hội hải ngoại, thấy đồng chí DQ trông rất bảnh, thậm chí còn trội hơn hẳn các ca sỹ khác laugh.gif

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi May 28 2005, 03:39 PM

Bài phỏng vấn nhạc sỹ Phạm Duy của báo Người Viễn Xứ

user posted image


PV: Thưa ông, tình hình sức khỏe của ông hiện nay như thế nào rồi?

NS Phạm Duy: Rất tốt! Mấy triệu chứng như ra máu… đã ngưng hẳn. Một phần do không khí bên ấy, tôi không chịu được lạnh. Về đây thì nóng, nóng quá nhưng tôi cũng chịu được... Nhưng đi ngoài đường nhiều quá thì tôi chóng mặt! Mấy ngày nay tôi ở nhà, trả lời phỏng vấn, không mệt nhưng đầu óc hơi bận bịu vì phải suy nghĩ. Có một khó khăn nhỏ là đường truyền internet ở đây hơi chậm. Tôi không mở hộp thư của tôi được, nhiều người thăm hỏi lắm. Có người còn gửi cho tôi mấy bài báo đã đăng trong nước, bên kia đăng lại nhưng tôi chưa xem được. Thành thử tôi hơi thấy khó khăn. Đây không phải nhà tôi, nên tôi không lắp đặt một đường truyền riêng được. Tôi quen làm việc như thế rồi.

PV: Đợt đón Tết Ất Dậu vừa qua có để lại trong ông những ấn tượng vui – buồn gì không?

PD: Tết vừa rồi vui quá. Tôi cứ ao ước được về Hà Nội vào dịp Tết chụp được một vài bức ảnh ngày mồng 1, mồng 2 không một bóng người, đó mới là Hà Nội của tôi ngày xưa. Mấy đợt trước tôi về Hà Nội toàn người là người. Mùng 1 Tết họ về quê hết, tựa như quang cảnh của phố Dầu ngày xưa với cậu bé 10 tuổi ngồi bên thềm vắng, tĩnh mịch nhìn trời mưa phùn nên thơ lắm! Tết vừa rồi tôi vui hơn là buồn. Tôi đi chợ hoa xuân ban đêm đến hai lần. Tôi không nghĩ là trong đời mình được hưởng lại những niềm vui ấy.

Tôi vẫn còn thiếu một bài Hương Ca. Tôi có sự đắn đo chọn bài gì bây giờ? Hương Ca là xưng tụng đất nước, quê hương. Quê hương bây giờ khác quê hương hồi xưa. Từ bài số 1, đại đa số là tôi phổ thơ mà theo tôi là của những người đại diện cho tinh thần dân tộc nhiều nhất như Sơn Nam, Phùng Quán… đại diện một phần nào mảnh tình đời của các ông mà tôi vắng mặt ở đất nước 30 năm nay, không phải của tôi nhưng tôi phổ nhạc cho thăng hoa lên. Nhưng rồi tôi quyết định chọn bài cuối cùng là “Tây tiến” của Quang Dũng vì nó đã đại diện cho tinh thần lãng mạn, cách mạng, hào hùng của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mà tôi nghĩ phải ghi lại.

PV: Được biết ông đã có buổi từ biệt thân hữu ở California?

PD: Đúng, có 3 buổi. Toàn là bạn bè thân của tôi. Như bà Minh Trang bằng tuổi tôi, xuất thân đi hát như tôi. Bà ấy bảo: “Ông ơi, ông đi đâu thì đi, ông đừng quên chúng tôi nhé!”. Thế, tình cảm giản dị như vậy. Lẽ dĩ nhiên có những người chống đối không muốn cho tôi về, vì họ sợ mất tôi. Nhưng nếu quý vị hát nhạc tôi thì tôi vẫn còn chứ!

PV: "Mất" là mất như thế nào ạ?

PD: Mất là không ở bên hàng ngũ của họ, nhưng họ nhầm rồi, tôi có theo hàng ngũ nào đâu. Nhưng tôi thì không nói ra: “Không, tôi không ở hàng ngũ của ông”, nói như thế tàn nhẫn quá phải không?

PV: Theo ông tại sao họ lại chống đối ông?

PD: Làm sao đo được sự hạn hẹp của lòng người, sự tức giận của mọi người? Suốt 30 năm vẫn còn u mê như vậy sao mà đo được? Có thể vì bản thân họ, hoặc gia đình họ đã phải chịu những gian khổ, nguy hiểm, nhục nhã, bị cướp, bị hải tặc hãm hiếp… họ có thành kiến với cộng sản, không thích những người như tôi về sống tại quê hương.

PV: Nhưng khi có ý định về sống ở đây, một số người ở hải ngoại bức xúc với ông phải chăng vì họ đã mất đi một “lá chắn” là ông, muốn dùng ông để thực hiện một số ý đồ chính trị nào đó?

PD: Tôi không nghĩ họ ghê gớm đến như vậy, đó chỉ là sự nhỏ mọn trong tâm hồn họ. Họ có quyền thù hận nhưng đừng bắt tôi phải thù hận. Quý vị muốn ôm lấy đau khổ, quý vị cứ ôm, tôi không có. Tôi ra đi vui vẻ lắm. Khi quý vị mất mát, tôi rất thương quý vị, nhưng đừng bắt tôi phải đau theo.

PV: Vừa rồi nghe đâu có một số đài phát thanh bên Mỹ hát bài của ông nhưng ông không đồng ý?

PD: Cứ đến ngày 30.4 hay là hội hè có tính chất chính trị thì họ dùng nhạc của tôi. Bài “Việt Nam, Việt Nam" chẳng hạn, hay bài "Tháng Tư đen", những bài mà tôi sáng tác trong giai đoạn hoảng loạn bỏ nước ra đi. Tôi đã bỏ đi rồi, không nhắc đến nữa, nhưng họ vẫn dùng vào những ngày đó. Tôi không muốn nên tôi ra lệnh cho con tôi (Duy Minh) là người đại diện cho tài sản tinh thần của tôi: “Xin quý vị đừng dùng bài hát của bố tôi cho ngày 30.4 nữa!”.

PV: Sau khi anh Duy Minh yêu cầu thì thái độ của các đài phát thanh ấy như thế nào?

PD: Có đài biết điều thì họ thôi, có đài họ nghĩ nhạc của ông Phạm Duy là của mọi người và họ cứ dùng. Nhưng tối thiểu, tôi đã minh định lập trường của tôi là: đừng dùng tôi vào những chuyện chính trị chính em, vớ vẩn! 30.4 với họ là ngày quốc nạn, trong khi đó ở VN là ngày của niềm vui. Với tôi thì đó là ngày kỷ niệm riêng, là ngày tôi bỏ ra đi. Tôi đã định chọn đúng ngày 30.4 để về VN, nhưng chẳng may bị ốm nên tôi phải lùi ngày về. Nhưng ngày về của tôi cũng vẫn nằm trong thời điểm này. Tôi là người lớn, làm việc có kế hoạch chứ không có hứng khởi mới làm.

“Bonjour Sài Gòn!”

PV: GS-TS Trần Văn Khê nói rằng: lứa tuổi này nếu ở nước ngoài thì ông và GS-TS Trần Văn Khê đang “ngồi chơi xơi nước”, nhưng cả hai ông lại “lê thân già” về đây vì đất nước?

PD: Đúng, chúng tôi là những người thích vất vả mà (cười). Nói thế thôi, chứ có một điều gì đấy rất thiêng liêng đã đưa chúng tôi về…

PV: Được biết ông đã xin phép phổ biến một số nhạc phẩm. Vậy ngoài việc xin phép phổ biến một số ca khúc, ông còn có dự định gì cho cuộc sống của ông?

PD: Tôi phải xin có tư cách pháp nhân để hành nghề. Nếu tôi về đây chỉ để chống gậy đi chơi như 10 lần trước thì tôi không có quyền đứng hát trên sân khấu, và chị cũng đã không phỏng vấn tôi. Về đây tôi muốn cống hiến tất cả những tài sản tinh thần của tôi cho nước VN. Nước VN nhận cái gì thì nhận lấy, quý vị không nhận gì cả thì tôi đành ôm lấy vào lòng thôi. Còn việc Nhà nước ở đây cứu xét hồ sơ của tôi nhanh hay chậm, tôi không ngại gì cả. Tôi đợi được. Vì mỗi nước có những khó khăn, những dễ dãi, những luật lệ riêng.

Giờ tôi muốn đứng trên sân khấu, tôi phải là người có thẻ công dân. Và đồng thời xin phép bài nào hát bài đó. Và những bài đã xin phép là do ông Phạm Duy Quang xin phép. 10 bài nhạc kháng chiến, 10 bài nhạc tình (thơ của Nguyễn Tất Nhiên mà tôi phổ nhạc). Không lẽ Quang cứ hát bài “Mưa thì thầm”? Cũng phải hát “Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá…”, ví dụ như vậy. Nếu Nhà nước dễ dãi thì sẽ tạo điều kiện, vì những bài ấy đã quen hết cả rồi và người ta thích nghe lại. Nhưng những bài phổ thơ thì phải xác minh tư cách của người làm thơ, có giấy minh định ông này không có chống Cộng, từ xưa đến nay. Tôi đưa giấy cho Tòa đại sứ bên kia chứng nhận là ông Nguyễn Tất Nhiên không chống Cộng. Nhiêu khê lắm!

PV: Có lý do gì đặc biệt khi ông chọn những bài này để xin phép phổ biến trước không?

PD: Người ta thích! Người nghệ sĩ như Duy Quang chỉ cần biết khán giả thích là Quang hát thôi. Nghề giải trí quan trọng là ở chỗ đó thôi. Chứ biết thế nào là hay, dở? Khi hát lên thì người ta nhớ lại một số dĩ vãng mộng mơ. Những bà già bây giờ, vẫn nhớ lại thời kỳ (nhạc sĩ PD hát) “con đường tình ta đi…”, “trả lại em yêu khung trời đại học…”. Cũng may mắn là lúc đó âm nhạc VN èo uột lắm, chủ yếu là âm nhạc thương mại, tôi nâng cao lên, viết chủ yếu là tình ca, xã hội ca, đạo ca...

PV: Ông có nghĩ rằng Bộ VHTT sẽ cho phép phổ biến những ca khúc này?

PD: Tôi ước mong, tôi mong muốn lắm!

PV: Trong một bài viết gần đây đăng trên Người Viễn Xứ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho rằng đối với ông thì “nhạc sĩ Phạm Duy là người thầy, người anh và người bạn”…

PD: Bài viết rất dễ thương, nhưng ông ấy nói thế thì yêu tôi quá, bạn thì được, chứ thầy thì không dám. Có lẽ bởi vì ông ấy chọn con đường của tôi, yêu thích dân ca và khai thác dân ca.

PV: Có một số người nhận xét ông rất tự cao…

PD: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý yêu tôi lắm, khen tôi nhưng cũng bảo tôi tự cao. Có dịp tôi sẽ hỏi ông Tý: thế tôi tự cao ở đâu? Tôi đã viết những câu tự cao ở trên báo nào, nói trên đài nào, trong hồi ký của tôi có không? Một người tự cao như tôi không bao giờ nhận mình không phải là nhạc sư, không phải là nhạc sĩ mà chỉ là “người hát rong”. Chỉ toàn là “huyền thoại” về tôi. Huyền thoại này ở đâu mà có? Vì có ông thi sĩ Nguyên Sa viết bài về tôi, bảo tôi là “người lực sĩ”, cái gì tôi cũng nhất cả. Rồi thì ông Phạm Phú Lợi viết: "Phạm Duy – ông là nhà Bồ tát đọa". Ông ấy xưng tôi là “Bồ tát”, tôi có nhận mình là “Bồ tát” đâu? Ông Đoàn Xuân Kiên ở Anh thì bảo: "Ông Phạm Duy là một nhà độc lập". Nhưng tôi về đây thì tôi phải phụ thuộc ở đây chứ! 30 năm trời ở bên Mỹ tôi chỉ bị phạt có 2 lần giấy lái xe. Ngay cái giấy phép đi đường mà tôi còn trọng, tôi là người trọng luật pháp, trọng tư cách pháp nhân thì làm sao tôi là người tự cao được? Tôi có phê bình ai đâu? Tôi toàn khen mọi người. Vấn đề là có cần phải phá cái “huyền thoại” đó không? Tôi tự kiêu ở chỗ không cần phải giải thích. Bản thân tôi không có gì ngượng cả. Tôi còn có câu khẩu hiệu của người VN: “Nếu ai thứ nhất thì tôi đứng thứ nhì, còn ai hơn nữa tôi thì thứ ba”. Tôi trở về “number ten” chứ không phải “number one” đâu. Còn về tự tin à? Tôi là số một! Nếu tôi không tự tin, thì sao khi các nhạc sĩ chạy theo Bethoven và Mozart, tôi làm dân ca? Hồi còn ông Văn Cao, ông ấy bảo tôi: "Dân ca VN nghèo, cậu làm cách nào để phát triển dân ca?". Tôi vẫn làm, tôi phát triển đến Kiều. Tự tin đấy!

Người nghệ sĩ đứng đầu sóng ngọn gió. Nói hơi quá, chứ cái cựa quậy của anh nhạc sĩ cũng thành cơn sấm sét. Để ý nhé, tôi không phải là người phóng khoáng, không phải là người phóng túng. Một nhà thơ bên Nhật Bản nói tôi: “ông không phóng túng hình hài, ông không phóng túng cảm quan, ông không phóng túng tình dục, ông không phóng túng tiềm năng, ông không phóng túng gì cả mà ông “phóng dật”. Tất cả chỉ là cái phụ… Cá tính của tôi mạnh thế nên nhiều người khó chịu. Tôi sống hào hùng vì được làm người. Tất cả những cạm bẫy của cuộc đời trong vòng 60 năm nay, tôi thoát hết.

PV: Vậy hiện nay ông cho mình đang ở đỉnh nào rồi?

PD: Tôi cho mình là “người tình già trên đồi non”, trên đỉnh non. Ở đó chỉ có thiên nhiên và sự cô đơn. Tôi rất thích cô đơn, cô đơn mới là cái đáng quý. Tôi thiền. Chị có biết tôi thiền ở điểm nào không? Tôi thiền trong bài hát. Tôi làm Thiền Ca, một số người cũng khó chịu, thiền là thiền thế nào? (Nhạc sĩ PD hát):

“Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa
Tôi nằm võng, võng đưa võng đưa
A, trần gian lạc thú
A, tiên cảnh phiêu du
Cõi tử, cõi sinh, cõi tình, cõi hận, núi đợi, vực chờ, niềm yêu, nỗi khổ”.

Cuộc đời là cánh võng, võng đưa tôi đi khắp mọi nơi, lên tiên cảnh, xuống địa ngục, cõi tình, cõi hận… Tất cả những gì có trên đời, tôi đều đi theo cánh võng hết, nhưng tôi… nằm yên một chỗ. Đời đưa ta đi đâu, ta đi đó, nhưng ta vẫn là ta. Nhưng không chỉ có một bài mà có đến 10 bài.

PV: 10 bài Hương Ca, rồi 10 bài Thiền Ca… Ông có vẻ đặc biệt thích con số 10?

PD: Đúng, với tôi con số 10 là con số toàn vẹn nhất. Chị nghe bài số 10 trong Thiền Ca này: “Tròn như viên đạn đồng đen, đã khô vết máu quên miền chiến tranh”. Viên đạn đồng đen sinh ra để giết người, mà khi đã đi qua thi thể xác chết rồi thì nó quên chiến tranh. Viên đạn còn quên, huống hồ là mình?

PV: Ông có nghĩ rằng việc ông trở về VN sẽ gây ra dư luận trong giới âm nhạc VN?

PD: Có lẽ họ sẽ dựa vào những tin đồn, những thành kiến người ta tạo nên cho tôi. Nhưng tôi chưa nghe ai nói là “ông Phạm Duy không có tài” cả. Mà Nguyễn Du nói rồi đấy: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Nhưng tôi chấp nhận hết, cả những người thù. Tôi yêu người thù như yêu người tình. Tôi có thể đến bắt tay người vừa mới chửi mình hôm qua. Tôi nghĩ, sở dĩ thiên hạ còn yêu tôi vì trong nhạc của tôi có nhiều viên ngọc quý mà chính tôi cũng không ngờ, vì tôi chỉ biết làm ra xong rồi quên mất. Có người hát lên mình mới nhớ lại. Tôi sống sướng lắm, không mặc cảm thua ai, không mặc cảm thắng ai cả.

PV: Nhạc sĩ bảo rằng: "30 năm xa VN như một đêm dài, nay mở mắt ra thấy trời đã sáng". “Đêm dài” và “trời sáng” ấy với ông mang ý nghĩa như thế nào?

PD: Như ông De Gaule từng nói: "Những năm tháng đi ra ngoài sa mạc là khi ông làm chính trị. Những năm tháng cầm quyền là ông ấy trở về từ sa mạc". Thế thì tôi cũng vậy, có những lúc tôi ở trong đêm tối, sờ soạng trong đêm tối đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Ra đi cứ hỏi là mình có nên về hay không? Và giải quyết được câu hỏi ấy là “trời sáng” rồi.

PV: Ông hy vọng “trời sáng” sẽ đem lại những gì cho ông?

PD: Thực tế là tôi về đến đây thì xem như tôi đã đầy đủ hết rồi. Có những người yêu tôi, tôi có phong cảnh, có những con sông để tôi “tắm truồng”, tôi có núi non, tôi có tất cả… Thế nhưng để tôi được ra mắt công khai thì có lẽ còn phải cần nhiều yếu tố…

PV: Vậy ông có hối tiếc vì đã từ bỏ cuộc sống bên Mỹ? Ông đã "tạm biệt Midway City" rồi và giờ là “bonjour Sài Gòn”…

PD: Tôi là người không bao giờ hối tiếc. Cuộc đời là những chuỗi tai nạn lịch sử, tai nạn gia đình, tai nạn xã hội, không ai tránh được đâu. Cuộc đời là thế đấy! Tôi “Adieu Hà Nội” ngày xưa, rồi lại “bonjour Saigon!”, đến “Adieu Sài Gòn rồi “bonjour Midway City!” Và giờ lại “Adieu Midway City, bonjour Sài Gòn”, thế thôi! Rất bình dị. Tất cả chỉ là can đảm rũ sạch quá khứ.

PV: Theo ông, nhà nước VN cũng như cộng đồng người Việt tại hải ngoại nên làm thế nào để chính sách đại đoàn kết dân tộc được hữu hiệu hơn, để tình người gần với nhau hơn?

PD: Không, chính phủ VN vừa làm một chuyện hết sức ngoạn mục là Nghị quyết 36. Đó là một cách đưa tay ra với những người thua trận. Thế là đủ rồi.

PV: Nhưng điều này cũng cần cả hai phía, ông có nghĩ thế không?

PD: Phía bên kia không có gì để đưa tay ra cả. Ít ra phải có một lực lượng. Bao lâu nay mình cứ tưởng bên kia có một lực lượng nhưng chẳng có gì cả, chỉ là một vài người lợi dụng danh từ “chống Cộng” để làm tiền. Đa số những người thầm lặng bên kia họ rất muốn về, nhưng bằng cách nào? Bằng cách ở đây mình phải cởi mở hơn nữa, thoáng hơn nữa. Nhưng tôi thấy, thế là thoáng rồi đấy! Vậy nên bây giờ chúng ta mới ngồi nói chuyện được với nhau thế này.

PV: Xin cám ơn ông vì buổi phỏng vấn này!


-----------------------------
Thực hiện: Mai Anh

Gửi bởi: ThụyVũ vào hồi Jun 1 2005, 07:14 AM

Phạm Quang Tuấn
Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam

Việc nhạc sĩ Phạm Duy hồi hương gây nhiều tranh luận sôi nổi trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như ở trong nước. Hầu hết những bài báo hải ngoại và một số bài báo trong nước nhìn việc này qua lăng kính chính trị. Một số bài cũng nhìn vào khía cạnh tình cảm cá nhân của một ông già trở về quê hương sinh sống. Tuy nhiên, bài này sẽ hoàn toàn không đề cập đến những khía cạnh đó, mà sẽ tập trung vào mặt âm nhạc, văn hóa của chuyến hồi hương này.

Tự nó, việc Phạm Duy trở về không có ý nghĩa nhiều về mặt âm nhạc. Nhưng nếu sự hồi hương của Phạm Duy dẫn tới việc nhạc của ông (sớm) được lưu hành và phê bình, bàn luận ở trong nước, thì có thể sẽ có những hậu quả quan trọng cho nền tân nhạc Việt Nam. Ðó mới là điều giới nhạc Việt Nam quan tâm.

Trước hết, tôi xin bàn về vị trí của nhạc Phạm Duy trong âm nhạc Việt Nam. Nền tân nhạc Việt Nam thường được coi là “chính thức” khai sinh khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đi khắp nước diễn thuyết và trình bày những ca khúc của ông vào năm 1938, tuy rằng nhiều nhạc sĩ đã bắt đầu viết ca khúc theo thang âm Âu châu vài năm trước đó, nhưng chưa có cơ hội phổ biến. Vậy cứ cho rằng tân nhạc có một lịch sử khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ba nhạc sĩ thường được coi là nổi bật nhất là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Theo thiển ý, chỗ đứng của Văn Cao không vững vàng bên cạnh hai người kia. Tuy ông là người đa tài, tiềm năng của ông đã không được thể hiện xứng đáng vì những hoàn cảnh lịch sử, chính trị. Những tác phẩm của ông làm thời trẻ còn quá cổ điển, quá Âu tây (dù đã dùng ngũ cung Việt Nam trong bài Thiên thai), chưa phát huy đến nơi đến chốn tính thẩm mỹ Việt Nam, chưa độc sáng và thoát ra khỏi cái khuôn mẫu “dĩ Âu vi trung”. Lê Thương mới thực sự là nhạc sĩ đáng kể với những đóng góp vô cùng quan trọng và giàu tính dân tộc qua ba bản Hòn Vọng Phu.

Nhưng Lê Thương hơi kém về lượng. Trịnh Công Sơn mới chính là đối thủ của Phạm Duy về số lượng và tính cách độc sáng. Nếu Phạm Duy là người đã đem dân ca VN vào nhạc, thì Trịnh Công Sơn là người đã đem hồn thơ, và quan trọng hơn, đem những suy tư của người Việt trẻ đô thị, vào nhạc. Mỗi nhạc sĩ đã sản xuất trên dưới một ngàn tác phẩm.

Trong nghệ thuật, cũng như trong khoa học, số lượng không phải là điều quan trọng, mà quan trọng là sự đặc sắc và khai phá. Có những người có thể viết cả ngàn bài thơ, bản nhạc, mà thế giới không biết họ là ai và cũng không cần biết, vì những thơ nhạc đó chỉ là rập theo khuôn mẫu của kẻ khác. Có những người (như Lê Thương trong tân nhạc hay Mendel trong khoa học) chỉ có vài ba bản nhạc hay một khám phá mà đủ để có chỗ đứng trong lịch sử. Nhưng những nghệ sĩ lớn thường có số lượng đồ sộ, vì nghệ thuật là cả cuộc đời của họ, và họ không thể ngừng sáng tác. Và do đó Trịnh Công Sơn và Phạm Duy là hai cột trụ của tân nhạc Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tính cách của hai nhạc sĩ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những giai điệu dựa trên âm giai E minor đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con bướm bay từ vườn này sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể. Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình. Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới cái hồn nhiên của Bé Ca và cái cao siêu của Ðạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca. Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc đời và của nghệ thuật, khi thì bắt bướm, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!

Nhưng điều đáng buồn là, trong khi Trịnh Công Sơn được chính thức vinh danh, nhạc của ông được phê bình, bàn luận, in và phổ biến, thì nhạc Phạm Duy bị cấm đoán, không ai được nói tới trong nước. Dĩ nhiên, một số ca khúc Phạm Duy vẫn được hát trong các phòng trà, phòng khách. Nhưng khi sự lưu hành hoàn toàn dựa vào thị hiếu của công chúng như vậy, mà không có sự phê bình bàn luận chuyên nghiệp hỗ trợ, thì không thể bảo đảm rằng những tác phẩm giàu nghệ thuật nhất, trong sự nghiệp âm nhạc đồ sộ và đa dạng của ông, có cơ hội được sống.

Trong mọi bộ môn nghệ thuật, thị hiếu của công chúng không bao giờ là thước đo của giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm thực sự độc đáo và tầm cỡ thường khó làm quen, và cần sự bàn luận, phê bình của những người có trình độ để khơi óc tò mò của công chúng và nhẹ nhàng dẫn dắt họ đi vào tác phẩm. Thử hỏi thời nay nếu chương trình trung học không dạy về Truyện Kiều thì sau vài chục năm còn có ai cảm nhận nổi? Dĩ nhiên, khi công chúng đã được giới thiệu và tác phẩm bắt đầu trở thành quen thuộc, thì nó sẽ đi vào lòng người một cách sâu đậm và lâu dài hơn những tác phẩm kém giá trị.

Cũng vậy, thành phần nhạc Phạm Duy hiện được lưu hành một cách tự phát và không chính thức chỉ là một phần nhỏ, vài chục bài tình ca, trong một sự nghiệp đồ sộ và đa dạng. Ðó là những tác phẩm bắt tai nhất của Phạm Duy, đánh vào những cảm xúc thông thường của lòng người bằng những kỹ thuật căn bản. Những bản nhạc ngắn với cấu trúc ABA, âm giai trưởng hoặc thứ của Âu châu, trở về chủ âm thường xuyên để ve vuốt lỗ tai, lời lẽ ướt át, tuy không đến nỗi “sến,” nhưng thường cũng chỉ ở mức độ cảm nhận trung bình của thanh niên thiếu nữ thành thị. Những tác phẩm đó, theo tôi, không cho một hình ảnh chính xác và đầy đủ về nghệ thuật của Phạm Duy.

Nói chuyện về Phạm Duy với một người trẻ ở miền Bắc, hay sinh ra ở miền Nam sau 1975, ta thường nghe những ý kiến như sau: “Có gì đâu, chỉ vài bài tình ca lỗi thời”, “Tôi không thấy nhạc Phạm Duy hay ở chỗ nào,” “Không làm tâm hồn tôi rung cảm gì cả”, thậm chí “Nhạc Phạm Duy nghe thấy sến!”. Hẳn những thính giả miền Nam và hải ngoại ái mộ Phạm Duy nghe vậy sẽ rất kinh ngạc, nhưng những người am hiểu một chút về sự cảm nhận âm nhạc và nghệ thuật nói chung thì không ngạc nhiên với những phản ứng ấy. Chúng xuất phát từ sự thiếu quen thuộc của những người mới chỉ nghe vài bản tình ca Phạm Duy.

Sự cảm nhận âm nhạc, nói cho cùng, dựa vào sự quen tai: về phương diện âm thanh thì quen với cung cách giai điệu, thang âm, tiết tấu, tiến trình hòa âm; về ca từ thì quen với từ ngữ, hình ảnh. Trừ phi có học lý thuyết âm nhạc, cái mà hầu hết thính giả Việt Nam không có điều kiện, còn thì sự quen tai là tất cả. Nghe đi nghe lại một số bản nhạc cho đến khi những đường nét giai điệu hằn vào trong óc như vết rãnh của bánh xe bò trên đường đá, nhất là khi đầu óc còn non nớt mềm dẻo và đá còn là đất, đó là tất cả sự đào tạo âm nhạc của hầu hết thính giả Việt Nam.

Trong cái khung cảnh âm thanh rất hạn chế đó, yếu tố ca từ nổi lên chiếm phần quan trọng. Mà ca từ thì tùy thuộc rất nhiều vào thời đại, vào bối cảnh xã hội chính trị. Khi nhạc của một nhạc sĩ bị cấm đoán trong ba mươi năm, qua một cuộc đổi đời về xã hội chính trị, sự cảm thụ tác phẩm của nhạc sĩ ấy trong một thế hệ mới sẽ không dễ. Tân nhạc Việt Nam, do đó, là một tập hợp của những phong trào, biến cố phù du. Bộ phận nào lỡ đánh rơi là mất, không tìm lại được nữa. Sự cấm đoán nhạc Phạm Duy trong 30 năm qua, một sự nghiệp làm gạch nối liên tục suốt từ những năm đầu của Tân nhạc cho đến bây giờ, do đó, là một vết thương trầm trọng của tân nhạc VN.

Một lý do nữa của sự phù du của tân nhạc Việt Nam là nó bị quá coi rẻ trong nền giáo dục âm nhạc. Trong khi nhạc cổ điển Tây Phương luôn luôn được coi là tuyệt đỉnh nghệ thuật, ở cả miền Nam và miền Bắc trước và sau thống nhất, và được giảng dạy trong các nhạc viện, và nhạc truyền thống dân tộc cũng được chú trọng (tuy nhiều khi “phát triển” sai cách và bị ép theo khuôn mẫu Tây phương), thì tân nhạc phổ thông hoàn toàn không được chú ý, kiểu như nhạc jazz bị giới nhạc hàn lâm Tây phương lơ là coi rẻ trong đầu thế kỷ 20. Vì sự lơ là đó mà hầu như không có một sự liên tục nào trong tân nhạc Việt, cứ mỗi thế hệ lại chạy theo những thời trang mới nhất nhập cảng từ ngoại quốc, như một đám bèo bọt trên sông đi từ vũng xoáy này sang vũng xoáy khác.

Muốn có một sự tiến bộ và mở mang liên tục, mỗi thế hệ nhạc sĩ cần học hỏi từ các thế hệ đàn anh. Phải có những bài bàn luận, phê bình, khảo cứu về cách viết nhạc, để xem những người đi trước đã có những sáng tạo gì về kỹ thuật cũng như nội dung, những gì đặc sắc, những gì Việt Nam. Học hỏi để bắt chước và phát huy những cái hay, hoặc để tránh bắt chước một cách vô tình nếu ta muốn đi tìm con đường mới.

Hiện nay, thay vì học viết ca khúc từ các đàn anh nhạc sĩ Việt Nam, các nhạc viên phải học từ các nhạc sĩ Âu châu thời cổ điển. Ðành rằng, ở một trình độ căn bản, ca khúc Việt Nam cũng giống ca khúc thất cung Âu châu, nhưng đó chỉ là trình độ nhập môn. Ca khúc xuất phát từ ngôn ngữ, mà tiếng Việt khác hẳn với các loại tiếng Âu châu về âm thanh. Những ngũ cung các miền Việt Nam, những luyến láy theo dấu của các địa phương VN, đem tới cho ca khúc Việt một sắc thái đặc biệt không nước nào có.

Phổ thơ sang nhạc là một hoạt động căn bản của nhạc sĩ khắp các nước, nhưng với các thể thơ Việt Nam dựa lên âm điệu lên xuống, luật bằng trắc và những thể thơ riêng, hoạt động ấy có những vấn đề rất đặc biệt. Trải qua mấy thế hệ, các nhạc sĩ tìm cách giải quyết và áp dụng nhiều cách khác nhau. Mà về phương diện đó thì Phạm Duy là bực thầy. Thử xem ông phổ câu ca dao


Trèo lên cây bưởi hái hoa

và hớn hở nhắc đi nhắc lại chữ “trèo lên” để vươn lên gần hai bát độ, ngân nga nũng nịu kéo dài dấu hỏi trong chữ “bưởi”, thì mới thấy tài năng tuyệt diệu của ông trong cách biểu diễn tình cảm qua âm điệu và làm chủ ngôn ngữ Việt Nam. Tác giả bài này đã bàn thêm về nghệ thuật phổ thơ của Phạm Duy trong một bài khác [1] .

Như đã nói ở trên, những tình ca ngăn ngắn của Phạm Duy viết trong thời ở miền Nam, tuy rất thịnh hành và được lưu hành không chính thức vì dân chúng quá thích nên không ngăn được, không thể coi là những đóng góp quan trọng nhất của Phạm Duy. Không có tình ca Phạm Duy thì cũng có tình ca của nhiều nhạc sĩ khác, còn mùi mẫn, ướt át cảm động hơn. Dĩ nhiên, nhiều người khác, kể cả nhạc sĩ Phạm Duy, có thể không đồng ý với ý kiến này!

Vậy những bản nhạc nào biểu hiện cho sự đóng góp lâu dài của Phạm Duy vào kho tàng âm nhạc Việt Nam? Tác phẩm của Phạm Duy quá đa dạng để mọi người có thể đồng ý về sự lựa chọn. Riêng tôi, tạm để ra ngoài những tác phẩm có tính cách thời sự khó lòng được lưu hành trong tương lai gần (tuy nhiều bài rất giá trị về mặt nghệ thuật), và cũng xin tạm không nói đến Minh họa Kiều còn cần thời gian để đánh giá, tôi xin đưa ra vài ví dụ tiêu biểu sau đây:


Dân ca (mới). Ðiều này ai cũng biết. Nét đặc biệt của Phạm Duy là đã đem dân ca vào dòng chính của tân nhạc, với những âm điệu hấp dẫn, mới mẻ mà vẫn đầy bản sắc Việt Nam. Tối thiểu, dân ca Phạm Duy là chiếc cầu để người trẻ thành thị đi về với dân ca truyền thống nguyên thủy. Nhưng còn hơn nữa, dân ca Phạm Duy làm thăng hoa dân ca truyền thống, làm nảy nở những tinh hoa của nó. Nghe một bài dân ca Phạm Duy như Ðố ai, Quê nghèo, Người về, Ngày trở về, Bài ca sao, người thành thị không chút nào cảm thấy cố gắng phải “tìm về bản sắc dân tộc” để “ra vẻ Việt Nam”, mà cảm thấy cái bản sắc ấy tự nhiên nảy nở throng lòng họ và lôi cuốn họ, chẳng kém, hoặc còn hơn, là khi nghe một bản nhạc thời trang ngoại quốc. Ít có nhạc sĩ VN khác nào làm được điều đó.


Những tình ca quê hương: cũng tương tự như dân ca, nhưng phát triển thêm một nấc về tầm cỡ, nghệ thuật và cảm xúc. Cách phân loại của tôi hơi khác với của Phạm Duy, tôi xin đặt vào loại này những bản như Về miền Trung, Tình ca, Tình hoài hương, Chiều về trên sông... Ðây là những tác phẩm điêu luyện, có tầm cỡ, độc đáo, bố cục chặt chẽ mà lại không khả đoán, ra ngoài khuôn sáo của các bài hát bình thường, mang nhiều âm hưởng ngũ cung dân gian, và tràn đầy tình quê hương, thích hợp và cần thiết cho mọi thế hệ người Việt.


Hai bài trường ca Trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam. Ðặc sắc nhất, theo thiển ý, là tác phẩm Mẹ Việt Nam. [2] 21 ca khúc trong Trường ca này được dàn dựng chặt chẽ, nối kết với nhau bởi một ý tưởng rất đẹp và sâu sắc, dùng chất liệu thần thoại và lịch sử của dân tộc, để nói lên những khát vọng hòa bình, cảm thông và đoàn kết của cả một dân tộc. Không hiểu những khát vọng phi chính trị, rất chính đáng và rất hợp thời này có được chính quyền sớm hiểu và cho phép phổ biến không? Hay là vì nó xuất phát từ trong một trái tim “ngoài vòng kiềm tỏa,” chứ không phải từ một ban tuyên giáo hay trường chính trị nào đó, nên sẽ bị cấm đoán mãi? Nếu vậy thì thật đáng tiếc.


Mười bài Ðạo ca, phổ nhạc Phạm Thiên Thư. Về mặt âm nhạc thuần túy, cũng như về mặt kết hợp giữa nhạc điệu và ca từ, tôi nghĩ rằng đây là một kiệt tác của Phạm Duy. Ông đã dùng những kỹ thuật về tiến trình hòa âm và chuyển thể của âm nhạc Tây phương một cách điêu luyện để diễn tả những tư tưởng thiền và đạo rất Việt Nam.


Những bài khác có tính cách khai phá kỹ thuật, thử nghiệm với những âm điệu lạ tai, nhưng vẫn thành công rực rỡ trong việc chuyển tải cảm xúc: Ðường chiều lá rụng, Mộng du, Tóc mai sợi vắn sợi dài


Những ca khúc phổ thơ sử dụng những kỹ thuật đặc sắc để thích ứng với ngôn ngữ và thể điệu thơ Việt: Thuyền viễn xứ, Tiếng sáo thiên thai, Nụ tầm xuân...

Không biết bao giờ nhạc Phạm Duy mới được chính thức lưu hành và tự do bàn cãi tại Việt Nam. Nhưng một ngày qua mà chưa được hát, chưa được bàn, là thêm một mất mát cho nền âm nhạc Việt Nam, vốn dĩ chưa có gì phong phú.

© 2005 talawas



--------------------------------------------------------------------------------
[1]Phạm Quang Tuấn. Nghệ thuật phổ nhạc của Phạm Duy. Thế Kỷ 21, đăng lại ở www.tuanpham.orgphotho.htm.
[2]Phạm Quang Tuấn. Introduction to Phạm Duy's “Mẹ Viet Nam”, http://www.tuanpham.org/EnglishLyricsFull.htm#MVN0.

Gửi bởi: Guatamela vào hồi Jun 1 2005, 10:24 AM


Ở bên Cali những năm sau này ông Phạm Duy bị bà con tẩy chay, ông ngồi ngay Caphe Factory o Bolsa, thiên hạ không buồn chào hỏi. Chán vì tư cách của PD. Người ta nói bây giờ PD mà chết, chả có ma nào đi đưa đám ông
Nhưng bây giờ ông ta về VN thì bà con trong nước đón tiếp PD quá lớn. Ông sướng qúa rồi . Chết thì đám ma cũng lớn không thua gì đám ma Trịnh Công Sơn

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi Jun 1 2005, 03:00 PM

Việtnam trước 75 với sau này tham nhũng cũng như nhau thôi. Bác PD thế nào chả biết. Tội là tội cho dân. Mà ngu thì chết, cũng là luật cả. Giờ làm dân, chửi một lúc, sau này đổi vai nghĩ khác. Nói gì thì nói dân mình thể nào cũng làm trùm một khu. Giờ tạm thời đè anh L, với Campu, sau ta nuốt Thái, Sin. Đồng hoá Nhật, Ha`n đánh Khựa, khe` Nga. Ta cu`ng My , Eu lap the 3 Quoc. Sach troi da day the. TOi noi sai the nao duoc. Cac bac ve day con chau loi toi, de the he sau khoi bi benh mat cam, tu ti cua cha ong ( thong cam, den doan nay hinh nhu may ko thich hay sao ma no ko cho viet dau nua leuleu.gif )



Gửi bởi: minh_minh vào hồi Jun 1 2005, 08:01 PM

Lá rụng về cội , cha ông nói có sai bao giờ . Tâm hồn PD là tâm hồn người nghệ sĩ , rất mẫn cảm , hơn thế ông lại là người rất yêu VN ; người như thế mà không được chết trên đất mẹ thì phút lâm chung sẽ phải ân hận nhiều .

Gửi bởi: Amaryllis vào hồi Jan 14 2006, 06:23 PM

Ngày xưa Hoàng Thị:

http://s15.yousendit.com/d.aspx?id=0PXUHQWJ0PZJ80JF978OMTDK69

Gửi bởi: NguoiVN vào hồi Jan 24 2006, 12:57 PM

QUOTE(Amaryllis @ Jan 14 2006, 11:23 AM)
Ngày xưa Hoàng Thị:

http://s15.yousendit.com/d.aspx?id=0PXUHQWJ0PZJ80JF978OMTDK69
*




cô bạn đầu tiên của em rất thích bài này, mà lại bảo là của TCS, mình cũng ừ ừ thích luôn

Gửi bởi: tieuthua vào hồi Mar 22 2006, 12:13 PM

Ve Pham Duy không biết là thích hay ghét nữa, nghe nhạc thì thích, còn xem tiểu sử thì cũng khó chấp nhận thật.Nhưng bây giờ 2006 rồi, để ý gì 3 cái chuyện đó nữa, thời mở cửa mà.

QUOTE
Ở bên Cali những năm sau này ông Phạm Duy bị bà con tẩy chay, ông ngồi ngay Caphe Factory o Bolsa, thiên hạ không buồn chào hỏi. Chán vì tư cách của PD. Người ta nói bây giờ PD mà chết, chả có ma nào đi đưa đám ông


Bác có biết lý do tại sao ko ạ.

Gửi bởi: Guatamela vào hồi May 21 2006, 09:44 AM

QUOTE(tieuthua @ Mar 22 2006, 12:13 PM)
Ve Pham Duy không biết là thích hay ghét nữa, nghe nhạc thì thích, còn xem tiểu sử thì cũng khó chấp nhận thật.Nhưng bây giờ 2006 rồi, để ý gì 3 cái chuyện đó nữa, thời mở cửa mà.

QUOTE
Ở bên Cali những năm sau này ông Phạm Duy bị bà con tẩy chay, ông ngồi ngay Caphe Factory o Bolsa, thiên hạ không buồn chào hỏi. Chán vì tư cách của PD. Người ta nói bây giờ PD mà chết, chả có ma nào đi đưa đám ông


Bác có biết lý do tại sao ko ạ.
*




Đây là lời dân Bolsa đồn:
- PD vô đạo đức, từng dụ khi ca sĩ Khánh Ngọc là vợ của Phạm Đình Chương. Mà Phạm Đình Chương là em của Thái Hằng vợ Phạm Duy. PD lấy luôn con dâu là ca sĩ Julie Quang, vợ của ca sĩ Duy Quang. Nghe nói bất cứ bà người làm nào cũng bị PD đè. Có người xấu mồm nói không biết Thái Hiền con PD có bị gì không mà ở vậy luôn không lấy chồng. Chuyện dâm dật của PD làm cho những người biết PD ghét lâu rồi. Sau này chuyện lan ra đến khán giả, khán giả ở hải ngoại gặp PD ở khu Bolsa hoài, nên bàn tán nhiều hơn
- PD là người rất thời cơ chủ nghĩa. Thời nào phò phe đó. Từng bị mang tiếng là "Phạm Duy Tiền", vì ai trả tiền là khứa sáng tác cho. Ví dụ bà Thanh Hải Thượng Sư thuê khứa cụ này sáng tác, khứa viết ngay, rồi còn lên khán đài làm MC, nói năng lung tung cho bà ta. Tin mới nhất là khứa PD về VN lấy một bà ba mươi rồi hai người chụp rất nhiều hình nude, gửi cho mấy ông bạn già của khứa ở hải ngoại.



Gửi bởi: Guatamela vào hồi May 21 2006, 10:40 PM

Kể tiếp chuyện vỉa hè Bolsa:
Một khứa "nghệ sĩ" khác cũng đang bị bà con Bolsa chửi vì chuyện "tư cách" là khứa
Trịnh Cung. Nghe nói Trịnh Cung "đè" một cô bé "teen" nào trong nhóm "5 con ngựa trời"
Bị băng bên Gió O mang lên Net mần thịt. Trịnh Cung phải chạy sang Mỹ hôm tháng 4 để
thanh minh thanh nga, kêu cầu kêu cứu. Nhưng sang Mỹ TC lại bị đám văn nghệ sĩ chửi
thêm. Nen TC đã về lai VN và tuyên bố sẽ làm đám cưới với cô ta
TC muốn chứng tỏ ta đây còn đầy đủ gân nạm, và bị bang văn nghệ sĩ Bolsa chửi là đang ăn
thua đủ với PD. Mò mấy đứa con gái đáng hàng con cháu và tuyên bố là bọn con gái trẻ ăn đứt
Virgara

Gửi bởi: SyncMaster vào hồi May 23 2006, 10:45 AM

Nhiều người ở hải ngoại có vẻ không ưa Phạm Duy từ khi Phạm Duy quyết định quay về VN, may thay con số này chỉ là muối bỏ biển so với những người yêu nhạc Phạm Duy.

Đánh giá về nghệ sỹ mà lại còn bới móc đời tư của người ta ra thì còn nói chuyện làm gì nữa, lắm chuyện thật.

Gửi bởi: Chitto vào hồi May 23 2006, 11:45 PM

QUOTE(SyncMaster @ May 23 2006, 03:45 AM)
Nhiều người ở hải ngoại có vẻ không ưa Phạm Duy từ khi Phạm Duy quyết định quay về VN, may thay con số này chỉ là muối bỏ biển so với những người yêu nhạc Phạm Duy.

Đánh giá về nghệ sỹ mà lại còn bới móc đời tư của người ta ra thì còn nói chuyện làm gì nữa, lắm chuyện thật.
*



Bới móc thì thật chả hay. Nhưng thần tượng và tung hô quá đáng thì cũng là không biết suy nghĩ. Cái gì hay, đáng khâm phục thì trân trọng, nhưng nếu cái gì dở, đáng trách thì cũng phải biết phê phán.

Hà Nội có cụ tài tử Ngọc Bảo mới qui tiên, chắc tuổi cũng cỡ cỡ Phạm Duy.

Gửi bởi: Milou vào hồi May 24 2006, 12:22 AM

Hôm nọ tôi ra một cửa hàng CD Việt, hỏi mua Minh Hoạ Kiều của Phạm Duy, tình cờ gặp người quen cũng vào đấy, và cũng tỏ ý muốn mua. Ông chủ tiệm tỉnh bơ nói rằng chắc chỉ có ở trong nước (VN) mà thôi. Sau đó có người nói rằng PD ra lệnh cấm phát hành CD của ông tại Mỹ. Người đó lôi tất cả những tin đồn về PD, nói rằng PD viết sách XXX ra sao này nọ. Mình chẳng biết gì cả.

Gửi bởi: Tit vào hồi May 24 2006, 12:31 AM

Theo kinh nghiệm của em là khi nghe tin đồn thì chỉ nên tin rằng sự thật chỉ có trong đó khoảng 5-10%. Vì thói của người Vn mình là luôn muốn chứng tỏ mình là người hiểu biết nhiều chuyện, quen biết rộng rãi v.v.. Thế nên nhiều khi cứ thêm dấm thêm ớt thêm hạt tiêu chỉ để chứng tỏ là mình có ăng ten bắt tin dài hơn người khác sp_ike.gif

Thì đã chẳng có 1 anh người làng mình kêu rằng, đã từng nghe thấy có 1 người nói với người khác rằng người đó quen và thân với anh này, rồi kể về anh này vanh vách, trong khi anh ấy chưa từng biết mặt mũi cái ông quen và thân với mình ra sao laugh.gif

Thế nên mấy cái tin đồn về giới văn nghệ sỹ đã được đồn qua miệng nhiều người thì nhiều khi cũng do dân tình mỗi người thổi thêm ít lửa vào thôi, mà sự thật lại chả có gì đáng bàn lắm.

Gửi bởi: tieuthua vào hồi Jun 2 2006, 09:16 PM

Nếu như thế thì thật là bệnh hoạn. scared.gif , có tài thì cũng có tật cấm có sai bao giờ.Nếu mà khứa này về Việt Nam thời kỳ nhạc trẻ đang thịnh thì ối ca sĩ trẻ sẽ phải hứng quả cực thượng của khứa ấy nhỉ sp_ike.gif sp_ike.gif .

nếu bỏ qua hết thì nhạc của PD thật tuyệt vời, bài nào nghe cũng hay. flex.gif

Gửi bởi: nguoiachau vào hồi Feb 20 2008, 01:38 PM

Thưa các anh
Em là một người trẻ ,sống và lớn lên ở miền Bắc từ nhỏ không được tiếp xúc với Phạm Duy (hay các nhạc sĩ thuộc Tình khúc 54-75).Được nghe nhiều điều không tốt về họ từ khi lọt lòng mẹ và những vết hằn đó vẫn có tác dụng khi nghe nhạc Vàng ,nhạc trữ tình của các nhạc sĩ tiền chiến.Khi lớn lên em đã thay đổi hẳn cách nghĩ của mình.Em yêu những nhạc sĩ đó dưới góc độ của một người nghe bình dân.Họ là nhạc sĩ kia mà -thì họ phải khác hơn người thường chứ.Và chúng ta có khi nên thông cảm và sẻ chia với họ vị những người nghệ sĩ rất đỗi yếu mềm trong cuộc sống bon chen này.Phạm Duy đã rời bỏ chúng ta ra đi...Nhưng em không tin rằng một người sáng tác bài "Người mẹ Gio linh" lại là một tâm hồn xấu xa ,thô bỉ.Không tin rằng một người nghệ sĩ bên cây đàn guitas rong ruổi khắp đất nước để gây dựng nên một nền âm nhạc mới cho Việt Nam.Không tin rằng một người sáng tác Tâm ca Đạo ca lại là người bị mọi người ghét bỏ...Trong nền âm nhạc Việt Nam nhạc sĩ Phạm Duy có một vị trí lớn hay có thể là đặc biệt nữa.Những đóng góp của ông thì không ai có thể phủ nhận được.Các anh chắc đã từng một lần gần gũi những người nghệ sĩ (thực thụ) ngồi nghe họ ôm đàn hát say sưa,đôi mắt sáng lên một điều gì đó thật khôn tả...Nghe họ hát những bài hát về thân phận,người mẹ,tình yêu ,quê hương yêu kiều ...thì thấy họ mới là những thiên thần.
Tôi biết đến Phạm Duy với những nhạc phẩm tuyệt vời của ông hơn là một Phạm Duy bị bóp méo bằng tin đồn nhảm nhí.
Tôi biết đến họa sĩ Trịnh Cung với tư cách là một họa sĩ tài danh hơn là một Trịnh Cung đầy sự đồn đại đọc mồm độc miệng...
Và xin mọi người đừng bao giờ không biết rõ về những thân phận của một con người mà có những lời thật khó nghe.Làm ơn ,làm ơn đi nhé .Bạn của tôi.

Gửi bởi: Evil vào hồi May 3 2008, 06:57 PM

Hôm nay nghe Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy. Đoạn nhạc dạo đầu đẹp mê li. Ngày xưa nghe chả để ý tác giả, hôm nay mới được bảo cho biết bài đấy là của Phạm Duy.

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 4 2008, 09:51 AM

QUOTE(Evil @ May 3 2008, 06:57 PM)
Hôm nay nghe Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy. Đoạn nhạc dạo đầu đẹp mê li. Ngày xưa nghe chả để ý tác giả, hôm nay mới được bảo cho biết bài đấy là của Phạm Duy.
*


Đoạn nhạc dạo chưa chắc đã phải của nhạc sĩ sáng tác Evil ạ lala.gif

Gửi bởi: Evil vào hồi May 4 2008, 01:35 PM

QUOTE(soctettoc @ May 4 2008, 09:51 AM)
QUOTE(Evil @ May 3 2008, 06:57 PM)
Hôm nay nghe Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy. Đoạn nhạc dạo đầu đẹp mê li. Ngày xưa nghe chả để ý tác giả, hôm nay mới được bảo cho biết bài đấy là của Phạm Duy.
*


Đoạn nhạc dạo chưa chắc đã phải của nhạc sĩ sáng tác Evil ạ lala.gif
*



Thế à? sao lại thế confused1.gif

Gửi bởi: soctettoc vào hồi May 5 2008, 08:28 AM

QUOTE(Evil @ May 4 2008, 01:35 PM)
QUOTE(soctettoc @ May 4 2008, 09:51 AM)
QUOTE(Evil @ May 3 2008, 06:57 PM)
Hôm nay nghe Cây đàn bỏ quên của Phạm Duy. Đoạn nhạc dạo đầu đẹp mê li. Ngày xưa nghe chả để ý tác giả, hôm nay mới được bảo cho biết bài đấy là của Phạm Duy.
*


Đoạn nhạc dạo chưa chắc đã phải của nhạc sĩ sáng tác Evil ạ lala.gif
*



Thế à? sao lại thế confused1.gif
*


Nhạc dạo có thể do nhạc sĩ phối khí viết. Cùng một bài hát có thể có nhiều cách dạo khác nhau với các lần thu âm khác nhau. Cũng có nhiều bài hát khác nhau mà đoạn dạo giống nhau kinh khủng, làm mình nghe cứ tưởng bài nọ là bài kia.

Gửi bởi: TươngGiang vào hồi May 5 2008, 06:59 PM

đêm qua nghe Nghìn trùng xa cách của bác Phạm này nhớ cái mặt của em nico lúc nghiêng nghiêng bên cái guitar đàn cho mình nghe, đêm trập trùng, nhớ nó thế. Đúng lúc bão về, mưa đập lộp bộp ngoài cửa, đành nhắn nó cái tin là nhớ nó quá. Suýt nữa thì yêu nhau!

Gửi bởi: nicochiphai vào hồi May 5 2008, 09:25 PM

@Tương Giang : sad1.gif lâu lắm ko say ko đàn ko hát.

Cái bài Cây đàn bỏ quên mà Tuấn Ngọc hát thì hình như do Duy Cường (con trai thứ 2 của PDuy) phối khí.

Gửi bởi: Mr. Smith vào hồi May 6 2008, 03:01 AM

Nghe lãng mãn nhỉ, em Nico vừa say vừa đàn vừa hát à ;))

Gửi bởi: TươngGiang vào hồi May 6 2008, 12:42 PM

QUOTE(Mr. Smith @ May 6 2008, 04:01 AM)
Nghe lãng mãn nhỉ, em Nico vừa say vừa đàn vừa hát à ;))
*



Đẹp điên đảo luôn. Hồi đó mình say một số thứ, của một số người, sau đó ám ảnh cái lọn tóc nó rơi xuống mặt rồi đêm đêm cứ ngây ngây nghe mãi Trong ánh diêm shuriken.gif

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)