Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 5 > 

· [ ] ·

 Câu Chuyện Về Nhận Thức, Có gì khác ngoài những giả thuyết?

nguyenducquyzen
post Nov 9 2013, 03:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Nghe các bác nói chuyện em thấy chết cười. hehe.gif hehe.gif hehe.gif hehe.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 11 2013, 12:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bác Quý nhăn nhở thì có ảnh hưởng đến ai đâu mà cũng post. Hay bác học được nghề ngoại cảm rồi nên phát 'nhân điện' lên forum? sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 13 2013, 09:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Khà khà.... bác Sky động đậy rùi



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 13 2013, 07:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì NVT ngạc nhiên trước việc nhận thức của từng người khác nhau, nên tôi mới đề cập tới vấn đề này từ khía cạnh xã hội học. Vì nhận thức phải được nhìn nhận từ hai phía. Từ cái nhìn cá nhân, đây chính là cái khía cạnh « Tu hành » hoặc là khía cạnh tổng quát xã hội. Cả hai đều nhằm tới việc thống nhất nhận thức, theo hai con đường khác nhau để cho xã hội tồn tại được. Tất nhiên không có đạo nào tự nhìn mình từ bên ngoài vào, và họ chỉ nói tới khía cạnh từ cá nhân con người đi ra. Nhưng khi formated nhận thức của từng cá nhân qua các giá trị đạo đức, văn hoá, thực tế người ta đã thống nhất nhận thức. Chỉ có một đạo duy nhất, có đề cập tới khía cạnh xã hội này là đạo Nho. Theo hình thức « con búp bê Nga », nở dần từ trong ra ngoài, từ gần tới xa với nội dung « Tu , Tề, Trị, Bình » (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).
Lấy ví dụ ngay đạo Phật, tại sao nó lại là quốc đạo thời Đinh, Lý, Trần. Bởi vì nó có tác dụng thống nhất nhận thức. Chính vì thế nó mới được nhà nước ủng hộ (Xây chùa, độ tăng, chia đất đai cho để sinh hoạt,..). Tất nhiên, khi vua Trần vua Lý làm thế, các ông ấy không có nhận thức rõ ràng như tôi nói ở trên, nhưng hệ quả của nó là như nhau. Thời nhà Đinh, vua Lê Ngoạ Triều còn phải đi chinh chiến ở vùng Cửu Chân, tức là vùng Thanh Nghệ ngày nay, vì chưa nhất thống được nhận thức, dân ở vùng này vẫn thờ phụng Thần đạo, mà Thần đạo thì manh mún theo làng xã, giống như hiện trạng ở Tây nguyên, Tây bắc về sau, không thể thành nhà nước. Lý Thường Kiệt sau khi đánh Tống, cuối đời cũng được nhà Lý đưa vào Thanh Hoá để trấn, và ông đã xây nhiều chùa chiền ở đây. Nhưng mặc dù vậy, vùng Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam .. vẫn có những đặc thù của nó, tức là không bị phật giáo hoá hết, để còn đẻ ra được đạo Mẫu.
Nhìn về đạo Thiên chúa cũng vậy. Nếu như không có sự ủng hộ của chính quyền thực dân, thì làm sao nó phát lên được thế, trước khi nó bị nội hoá, tức là có nhận thức về dân tộc. Nhưng thời cuối thế kỷ XVIII, rồi thế kỷ XIX nó có thế đâu.
Thông thường thì những tôn giáo tự du nhập, phát sinh. Nhưng nó có phát triển rộng lớn được không, là tuỳ vào vai trò xã hội mà nó có thể đảm nhận. Trong thế giới hiện đại, vai trò một tôn giáo có tổ chức để làm nhiệm vụ thống nhất nhận thức không còn nữa. Nhưng nó tồn tại dưới những hình thức khác :Ví dụ hệ tư tưởng, như chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ nghĩa hồi giáo, chủ nghĩa Mao.. Nó có thể tồn tại dưới dạng mờ hơn, nhưng cũng không kém phần giáo điều, tàn nhẫn như dân chủ tư sản, đa nguyên đa đảng.. Tại sao tôi lại nói nó tàn nhẫn, chính là bởi cái dụng của nó. Nó có lợi cho ai. Nếu nó áp dụng có lợi cho cộng đồng (hiểu rộng bao gồm tổ chức xã hội, nhà nước, hành chính) thì là nó tốt, ngược lại thì nó là quả bom nguyên tử trá hình tàn phá cái xã hội đấy, bởi nó khoét sâu, hay làm nẩy sinh ra những mâu thuẫn không thể giải quyết, mà các hệ tư tưởng khác lại làm dung hoà. Vậy thì nên chọn những tư tưởng giúp cộng đồng dung hoà hơn là thứ làm nó tan ra chứ.
Một hệ tư tưởng, tôn giáo áp dụng vào một xã hội cũng có lúc thịnh lúc suy, có lúc lợi có lúc không phát huy tác dụng. Đạo Phật ở VN là một ví dụ. Thời Đinh, thời Lý thì nó chủ yếu là Mật tông, mà khía cạnh cụ thể là nghi lễ tôn giáo, dẫn đến chính danh. Nó có tác dụng thay thế những tín ngưỡng Thần giáo, nặng nề về địa phương, nên dễ gây cát cứ. Nhưng đến cuối triều Lý, thì nó lại thành mê tín. Nhà Trần vẫn tiếp tục dùng phật giáo, nhưng khai thác khía cạnh Thiền, nó duy lý hơn, xoá được cái mê tín gây loạn kia. Nhưng đến cuối đời Trần, thì Thiền cũng đi vào huyền hoặc, do kiểu hiểu tương đối của nó (bất lập văn tự, bất ngôn..), khiến không thể đưa ra một luật lệ chung được. Vì thế đạo Nho nổi lên, Vì nho giáo đã vượt qua được phần hình nhi hạ (luật lệ đạo đức), mà có cả hình nhi thượng (nhân sinh qua, thế giới quan , lý luận, triết học..) do công lao của hai anh em họ Trình, vì thế người ta mới gọi đạo Nho là « Cửa Khổng , sân Trình » chứ mình Khổng tử không đủ. Thực ra cuối nhà Trần, thì vua Trần cũng tìm cách cải cách Phật giáo, đưa nó thoát khỏi cái « chấp Không » của Thiền, bằng cách tuyên truyền « Thập Thiện ». Nhưng Thập thiện của nhà Phật không rõ bằng « tam cương, ngũ thường » của nhà Nho, không ràng buộc bằng.
Đến thời Hậu Lê, thì đạo Nho thành chủ đạo. Nhưng nó có hai thời kỳ. Thời Lê sơ và Lê Trung hưng, trong đó thời Lê sơ là Nho giáo được xác lập, vượt ra ngoài vai trò hành chính vốn có từ trước. Đạo Nho từ thời Lý đã là anh công chức, nhưng chưa thành tôn giáo. Nhờ có Nho giáo, mà tín ngưỡng được tự do hơn, vì Nho giáo không dùng tín ngưỡng để thống nhất nhận thức, mà dùng đạo đức. Từ thời Lê sơ này, mà tín ngưỡng Thành hoàng (thực ra người ta có thể gọi nó là Thần đạo được), vì đã thống nhất nhận thức trên cơ sở đạo đức trong một bộ máy hành chính tập trung, nên nhà Lê không cần thống nhất tín ngưỡng. Và đây là điều kiện để Phật giáo quay trở lại, dù đã mất vai trò quốc đạo thời Đinh, Lý, Trần. Vì thế phật giáo nhằm vào cá nhân hơn (do không còn vai trò chính trị), nhằm vào đại chúng hơn là nhằm vào giai cấp cầm quyền (họ đã có đạo Nho về đạo đức, Thần đạo về tín ngưỡng), vì thế Tịnh độ phát triển. Tịnh độ ở VN như vậy phải có vào thế kỷ XVI. Đây cũng là lúc bắt đầu thời Lê trung Hưng (Nam Bắc Triều, Trịnh –Nguyễn phân tranh).
Tôi điểm sơ sơ thế để thấy con đường phát triển nhận thức của người Việt. Trong đó, cái nào hợp với xã hội đưng đại về mặt tổ chức quản lý thì được phát huy, thành chủ đạo. Còn không thì nó đi vào văn hoá, lịch sử, vào ngôn ngữ, tín ngưỡng dân gian..Cái đã tàn thì để lại dấu vết hay tái sinh, cái thịnh thì củng cố nhà nước.
Nếu xét về mặt xã hội học, thì nhân thức mà tôn giáo là một bộ phận lịch sử nó như thế. Tóm lại, mỗi cá nhân đều có nhận thức riêng của mình, không ai giống ai. Nhưng nó vẫn được « chỉnh sửa » bằng điều kiện sống kinh tế (chủ nghĩa Mác –Lê nin nói rất rõ điều này, vì đây là phần tư tưởng chủ đạo của nó), bằng nhận thức cộng đồng thông qua lịch sử, văn hoá, tôn giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 14 2013, 08:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Em hỏi bác Phó nhé:
"Bác có đang đọc những dòng chữ này của em không?"
Bác hãy trả lời em theo quy ước ngôn ngữ thông thường nhé.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 14 2013, 04:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



chữ bác viết đọc được. Và cũng nhìn thấy cả cái băng quảng cáo của bác nữa, nhưng tôi không nghe được vì không có loa. Còn "đang" thì không. Vì khi đọc xong thì không còn đang nữa. Và nếu đang thì không viết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 15 2013, 10:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Quý: trong tĩnh có động, trong động có tĩnh mà bác. Em nhắc đến ngoại cảm là vì câu chuyện của chúng ta chưa hết, xét từ dòng điện trong bộ não của bác liên hệ tới màn hình máy tính của em, he he laugh.gif .

@bác Phó: nhận thức của xã hội không hoàn toàn đồng nhất với xã hội học, theo em hiểu. Khoa học xã hội là sản phẩm của một nhóm trong xã hội và cho dù có trung thực đến mấy thì ảnh hưởng tương tác với xã hội không hề đơn giản bởi một lý do chắc chắn rằng: Xã Hội là một hệ thống vừa mở, vừa động, vừa đa chiều hỗn loạn!

Vậy thì nói chính xác là luận điểm bác nêu ra là sản phẩm từ nhận thức của một nhóm nhỏ hay nhánh trong xã hội học thôi, thậm chí vài điểm trong đó là chỉ thuộc về cá nhân bác Phó.

Em tạm nhắc như thế đã, để tránh một sai lầm hay gặp ở giới trí thức là "độc quyền chân lý". Lần sau em sẽ nói về khác biệt, hay mâu thuẫn ngay trong nhận thức của mỗi cá nhân (cũng là một tiểu vũ trụ đấy ạ) sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 15 2013, 01:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 14 2013, 09:47 AM)
chữ bác viết đọc được. Và cũng nhìn thấy cả cái băng quảng cáo của bác nữa, nhưng tôi không nghe được vì không có loa. Còn "đang" thì không. Vì khi đọc xong thì không còn đang nữa. Và nếu đang thì không viết.
*


Bác Phó có thể trả lời khác đi được không?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Nov 16 2013, 11:52 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Nov 2 2013, 08:06 AM)
QUOTE(NVT2002 @ Nov 1 2013, 03:33 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 30 2013, 09:38 PM)

Cái này không phải là hiểu sai mà là hiểu đúng nhưng ứng dụng sai.

Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.

Còn nếu có nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> chỉ có nhận thức của mình, không có sự thật nên không cần quan tâm đến sự thật ------> không cần quan tâm đến nhận thức của mình đúng hay sai so với sự thật ------>bảo vệ nhận thức của mình -----> bảo thủ, cố chấp. Đây là ứng dụng sai
*



Như vậy chứng tỏ nền giáo dục phương Tây dạy đúng đấy chứ ạ? Dạy đúng nên anh kia mới hiểu đúng.
Còn anh ta ứng dụng sai là tại anh ta, chứ không phải tại nền giáo dục.

Thế thì kết luận nền giáo dục phương Tây làm con người ta ngu đi thì oan quá!
*


Hiii bác NVT nhầm rồi, nền giáo dục phương tây dạy con người ta cách ứng đụng như vậy đó luôn đó bác ạ.
*


Vấn đề này bác Quý nhận xét khá đúng. Em thấy như này:

Tây họ được đào tạo khá tốt về mặt kiến thức chuyên ngành nên về lĩnh vực chuyên môn họ cũng có tư tưởng tìm sự thật. Chính vì điều này mà Tây họ giàu vì họ chịu tìm kiếm sự thật về khoa học công nghệ. Tuy nhiên về kiến thức xã hội hoặc những kiến thức không được đào tạo chính quy thì Tây cũng rất gà. Đây là điểm yếu của xã hội phương Tây, từ bé đã được dạy tư tưởng tự do và tôn trọng người khác nên họ dĩ hòa vi quý, đặc điểm của chế độ dân chủ cộng hòa. Họ không có tư tưởng tìm kiếm sự thật vì đối với họ, sự thật là ở đám đông, hay sự thật có nhiều mặt, hoặc không thể có sự thật tuyệt đối hoặc đại loại như vậy. Cái này không những Tây mà bất cứ ở đâu cũng vậy, thường thường đám đông là ngu dốt.

Có thể nói xã hội phương Tây khá lệch lạc, một mặt rất đề cao sự thật nhưng chỉ trong các lĩnh vực hẹp. Mặt khác rất yếu kém về mặt nhận thức chung hay nhận thức xã hội. Ví dụ ở Tây bác sĩ, luật sư, kĩ sư ảnh hưởng đến thiểu số nhỏ được đào tạo và đòi hỏi rất cao nhưng các lĩnh vực như chính trị ảnh hưởng đến cả triệu người, tổng thống hay dân biểu các thể loại lại chẳng cần yêu cầu hay bằng cấp gì, thích là bầu lên.

Mà xã hội như vậy mới dễ kiếm tiền, chứ ông nào cũng thông thái quá thì kinh tế không phát triển được.

Cũng có thể nói phương Tây họ tôn trọng sự khác biệt chứ không tôn trọng sự thật



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Nov 16 2013, 12:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(NVT2002 @ Oct 30 2013, 02:31 PM)
phát hiện ra một điều: "Toàn bộ nền giáo dục và đào tạo của phương Tây đang dạy cho con người ta ngu đi"


Nói toàn bộ thì không đúng. Bác Quý có tật quy chụp một hiện tượng thành bản chất. Phương Tây có rất nhiều nước khác nhau, trong một nước lại có nhiều hệ thống đào tạo khác nhau trường công, trường tư.. làm sao nói toàn bộ được.

Thực ra người tây đa phần bị ảnh hưởng nặng bởi truyền thông, có lẽ đây mới là hệ thống nhồi sọ chính của họ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 5 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC