Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 9 10 11 12 13 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Aug 13 2019, 09:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #101

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân hôm nay nói chuyện với đồng nghiệp về cái gọi là môi trường, thời đại số, năng lượng sạch, làm mình nhớ đến cuốn sách và video này

Cuộc chiến kim loại quý: mặt trái của việc chuyển đổi số và năng lượng.
La guerre des métaux rares : La face cachée de la transition énergétique et numérique

Để có cái gọi là "năng lượng sạch" và "xã hội số, không biết bao nhiêu tài nguyên, nhất là kim loại hiếm, bị tiêu thụ, và gây bẩn cho môi trường thế nào.


(@click here)

(@click here)



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 20 2019, 08:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #102

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mấy điều mà ltbk nói ở trên về “bảo vệ môi trường”, tôi cũng đã từng nói là cách đặt vấn đề của nó “FAKE”, nhưng để nói chuyện đó sau.
Cách đây mấy hôm, báo chí VN có đưa tin tầu Hải dương TQ đã ra khỏi EEZ Việt nam, cỡ khoảng mồng 7, mồng 8. Nhưng từ hôm chủ nhật, nó lại vào, bất chấp các phản ứng ngoại giao chính trị của VN, cũng như các tuyên bố của các nước khác, hay ASEAN về vấn đề này. Như vậy, câu chuyện ngày càng trở nên trầm trọng, mà phản ứng ngoại giao có thể không đủ.
Báo chí VN hôm nay (báo mạng) cũng đưa tin về việc ý định của TQ trong đàm phán COC với ASEAN. Nếu đọc những điều đó, thì người ta có cảm tưởng là COC với TQ không phải là một thoả thuận, mà là một dạng hiệp định, ép toàn bộ ASEAN phụ thuộc vào TQ, giống như tư duy của học thuyết Môn Rô (Monroe) của Mỹ vào thế kỷ XIX đòi hỏi châu Mỹ của nước Mỹ, để từ đó đặt tất cả châu Mỹ la tinh dưới quyền điều khiển của Mỹ. Chỉ cần thay ASEAN vào châu Mỹ la tinh, TQ vào Mỹ là người ta thấy hiện nguyên hình học thuyết này.
Đây là một điều đáng buồn với sự vươn lên của TQ. Và là một sự đi lùi của thế giới. Sau 500 năm thống trị của châu Âu với không ít bi kịch, thảm kịch, thảm hoạ cho thế giới, đặc biết là các nước thế giới thứ 3. Việc một nước ngoài văn hoá châu Âu vươn lên điểm đỉnh về phát triển là điều đáng mừng, nhưng đáng buồn là nó lại cóp pi lại con đường của Mỹ, vì cách làm của TQ không khác gì Mỹ ,là một sự sao chép lại. Kiểu Mỹ làm thế nào TQ làm thế ấy. Mỹ bắt châu Mỹ la tinh làm thuộc địa, thì TQ cũng làm điều đó với ĐNA.
Như vậy một cuộc chiến với TQ là một khả năng hoàn toàn có thể xẩy ra, vì TQ chỉ dừng khi bị nếm đòn và tương quan lực lượng không cho phép TQ thắng được. Tóm lại chính quyền TQ, cũng như các chính quyền phong kiến Trung Hoa trước đây, không gặm được thì mới phải nhân đức.
Hiện tại VN không có cách nào khác là liên tục theo dõi giám sát các hoạt động này (như của con tầu Hải dương 8), luôn đặt nó trong kính ngắm, không để cho nó có cảm giác an toàn. Đừng để việc chính sách “sử dụng ngoại giao phản đối” khiến cho TQ (ít nhất là thuỷ thủ đoàn của con tầu này), coi đó như là cái hợp đồng bảo hiểm, để có thể làm bất cứ điều gì mà không sợ bị trừng phạt.
Nói điều này thì dễ, nhưng làm không phải là dễ. Vì nó là một sự hợp đồng từ đất liền ra hải đảo, là sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, từ cả tinh thần và vật chất. Và vì TQ là một nước láng giềng, có tính cù nhầy, không thể làm như kiểu phong trào, kiểu như chống văn hoá đồi truỵ , lên rồi sụt, mà là một hành động lâu dài, bền bỉ.
Hãy lợi dụng sự hiện diện này của TQ mà kiện toàn, tối ưu hoá chính sách quốc phòng, chiến thuật chiến lược tác chiến, qua việc theo dõi, giám sát, đặt kế hoạch trừng phạt, tiêu diệt. Đừng có hành động kiểu không có kế hoạch , chính sách, mua bán vũ khí lởm khởm, tuỳ theo mùa, hứng lên thì làm, hay tuỳ theo sự trợ giúp từ bên ngoài, kiểu họ cho kiểu gì, bán cho đồ gì thì làm chính sách như thế. Mà ngược lại phải có tư duy tác chiến kiểu VN, rồi từ đó mà mua sắm, phát triển vũ khí. Chính sách chủ yếu của VN chắc chắn vẫn là chống tiếp cận, hiệp đồng tác chiến đất liền, hải đảo, kết hợp hiện đại (tên lửa, không quân, hải quân) với chiến tranh du kích trên biển, với các loại vũ khí rẻ tiền (mìn, ngư lôi, xuồng nhẹ tốc độ cao, người nhái, đặc công biển). Bên cạnh đó, cũng đừng có ngần ngại về lâu dài đe doạ ngay chính lục địa TQ, chứ đừng có tự hạn chế.
Nhưng bên cạnh đó cũng đừng sa vào tâm lý chống TQ cực đoan, mà thể hiện rõ VN là một láng giềng tốt với TQ, với điều kiện TQ phải tốt lại, chứ không thể ép buộc bằng đe doạ. Điều này làm cũng khó chứ không phải dễ, vì bị kích động dễ hơn là tỉnh táo, vì theo tâm lý thông thường, đã đánh nhau, chuẩn bị đánh nhau là phải “thú vật hoá đối thủ” cũng như quan hệ tốt cũng dễ trùng với thủ hoà, đầu hàng.
Hiện nay về nội chính, VN cũng đang tăng cường chống tham nhũng, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm. Điều này cũng là điều sẽ giúp đất nước tăng cường kháng thể. Điều đáng sợ nhất với VN là liên minh giữa Tham nhũng và chống TQ rởm, yêu nước rởm. Yêu nước để tạo điều kiện che dấu tham nhũng, đồng thời tạo nhu cầu cho tham nhũng nẩy nở. Càng tham nhũng càng phải tỏ ra yêu nước để che dấu. Trước đây chính quyền Sài gòn cũ đã chết vì cái liên minh này (lúc đó với họ là tham nhũng và chống cộng để che dấu đi bán nước). Đây là bài học lớn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 20 2019, 09:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #103

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói thêm một chút về COC. COC là một bộ quy định ứng sử giữa TQ và các nước ASEAN. Ý tưởng này lúc đầu là do phương Tây mớm cho các nước ASEAN, với tư duy có thoả hiệp do tất cả các bên đồng ý, thì tình hình sẽ kiểm soát được, và cuộc tranh giành quyền lợi sẽ là đấu khẩu văn minh trên giấy tờ, toà án.
Trong thực tế lịch sử, các hiệp định, hiệp ước thực ra chỉ là một quan hệ tương quan lực lượng. Tự thân nó không có giá trị, nếu các bên tham gia không có sức mạnh bắt buộc đối tác phải chấp nhận ứng sử như trong hiệp định. Ta có thể lấy ngay các sự kiện trong lịch sử VN để dẫn chứng. Ví dụ hiệp định Giơ ne vơ (1954) và hiệp định Paris (1973).
Vào thời điểm hiệp định Giơ ne vơ,chính quyền Ngô đình Diệm, được sự ủng hộ của Mỹ đã xoá bỏ nó. Bởi nếu hiệp định được thực hiện, thì chính quyền miền Nam không thể tồn tại. Hiệp định Giơ ne vơ trong thực tế đã giúp Pháp và Mỹ có thời gian củng cố lại lực lượng. Với các lực lượng kháng chiến chống Pháp, Việt Minh, hiệp định này đã nói lên tác động bên ngoài vào VN, tương quan lực lượng trên thế giới áp vào VN, vì lúc đó cả TQ và Liên Xô đều không muốn tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục, do họ có những mối quan tâm và quyền lợi khác nhau.
Vào thời điểm hiệp định Paris, cả chính quyền miền Nam cũ và chính phủ VN Dân chủ cộng hoà đều không thực sự bằng lòng với hiệp định này. Nó chỉ thoả mãn được Mỹ, và vì thế cả hai bên đều không có ý định tôn trọng hiệp định. Chính quyền miền Nam cũng là bên phá trước, với các cuộc càn quét lấn đất ngay từ đầu năm 1974, và sau đó đến lượt chính phủ VN dân chủ cộng hoà.
Thời sự hiện tại cũng nói tới hiệp ước INF về thoả thuận tên lửa tâm trung giữa Mỹ và Nga bi xoá bỏ.
Lịch sử Mỹ cũng đầy rẫy các hiệp định là chính quyền liên bang Mỹ ký với các bộ tộc da đỏ, rồi xoá bỏ nó.
Như vậy số phận của COC cũng sẽ như vậy thôi. Đó chỉ là một tương quan lực lượng. Muốn tương quan lực lượng không thay đổi, thì phải phát triển, tự bảo vệ. Nói một cách khác hiệp định này không thể thay thế chính sách quốc phòng, củng cố an ninh, tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ tổ quốc.
COC là một hiệp ước giữa ASEAN và TQ. Nhưng bản thân từng nước ASEAN cũng có cách tiếp cận và quan hệ với vấn đề biển Đông khác nhau, và thông qua đó quan hệ với Mỹ, TQ khác nhau. Có nước như Cam pu chia, ủng hộ TQ quyết liệt, vì TQ là đồng minh chiến lược của họ, và Cam pu chia cũng không có quyền lợi gì ở biển Đông. Điều này bất chấp chính quyền hiện tại là do VN lập nên lúc đầu.
Lào là một nước lục địa, nên vấn đề biển Đông là xa vời. Nếu Lào lo ngại TQ lấn đất và cần tới VN để bảo vệ, thì họ cũng không vì thế mà hi sinh lợi ích kinh tế của họ mà không chơi với TQ.
Thái lan là đồng minh lâu đời của Mỹ, nhưng dư địa chơi với Mỹ đã hết, ngược lại dư địa với TQ còn nhiều. Không kể Thái nằm ở sâu trong vịnh Thái lan, “lưỡi bò TQ” không liếm tới.
Philipine là nước bị TQ động tới như VN, nhưng họ lại không có ảo tưởng về Mỹ như một bộ phận xã hội VN hiện tại, và dư địa để chơi với Mỹ cũng hết.
Indonesia là nước lớn nhất ĐNA, nhưng cũng không nằm trong vùng “lưỡi bò” liếm tới.
Miến điện thì hoàn toàn nằm ngoài vấn đề này, và TQ lại là bạn hàng lâu đời.Miến đã dựa vào TQ để chống embago Mỹ mới bỏ cách đây mấy năm.
Singappor thì chỉ là quốc đảo. Malaysia thì sức mạnh cũng không đáng kể, không kể đối thủ đáng ngại nhất lại là Indo láng giềng.
Như vậy nếu COC thành công, thì nó cũng chỉ là cái minimum tối thiểu mà thôi.
Như vậy COC hay không COC thì điều đó cũng không thể có tác động lớn tới tương quan lực lượng trên biển Đông về lâu dài. Vì thế VN nên học theo I ran, Bắc Triều Tiên tự lực cánh sinh mà hành động


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 21 2019, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #104

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút phân tích những gì tôi đã nói ở trên.
Về sự vươn lên cuả TQ. Với tôi sự phát triển của TQ trở thành một cường quốc phát triển mang lại ấm no cho người dân TQ không phải là điều xấu, mà là một tiến bộ xã hội có tính toàn cầu. Nó cũng đánh dấu một sự biến chuyển lớn trên thế giới, biến chuyển lớn nhất kể từ 500 năm lịch sử thế giới, từ sau khi châu Âu vươn lên thống trị toàn thế giới.
Về mặt triết học, nó là bằng chứng khoa học hiện đại, kinh tế phát triển..không phải chỉ gắn liền với văn hoá phương Tây. Tất nhiên trước TQ, Nhật bản đã là một ví dụ, nhưng tác động của TQ lớn hơn nhiều, do diện tích, dân số, vai trò của văn hoá Trung Hoa. Với Nhật, người ta có thể cho đó là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng với TQ rồi Ấn độ, rồi các nước Hồi giáo.. phát triển sẽ làm cho người ta hiểu và cảm nhận hiện đại hoá chính xác hơn. Vì nó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật được chuyển hoá một cách cụ thể vào từng truyền thống văn hoá khác nhau.
Nhưng điều đáng buồn mà tôi nói ở trên, đó là TQ lại đi vào vết xe của Mỹ. Ứng dụng chính sách bành trướng của Mỹ, mà VN do ở cạnh TQ trở thành một nạn nhân tự nhiên. VN đã là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân cũ (Pháp), chủ nghĩa thực dân mới (kháng chiến chống Mỹ), và giờ lại phải đối đầu với sự bành trướng nước lớn của TQ, khi ông vừa mới ngo ngue phát triển.
Cách hành sử kiểu hăm doạ, ức hiếp này không phải là cách ứng sử duy nhất trong sự chọn lựa của TQ. Vì họ hoàn toàn có thể ứng sử mềm dẻo, tạo sự tin cậy, hợp tác, giống như 16 chữ mà họ đã đưa ra làm phương châm quan hệ với VN “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, ..” gì gì đó từ sau năm 1991. Bản thân nguồn gốc văn hoá “đồng chủng đồng văn”, càng giúp TQ làm việc này dễ dàng hơn, vì quan hệ với phương Tây của VN bắt buộc phải vượt qua vấn đề chủng tộc, văn hoá phức tạp hơn. Chỉ vì tự nhận mình nước lớn,hống hách hách dịch, bắt chiếc .. họ mới hành sử như vậy, khiến những điều có thể coi là lợi thế tự nhiên trong quan hệ hai nước VN-TQ lại trở thành kiểu tục ngữ “càng quen càng lèn cho đau”
Do lợi thế về địa lý cận kề, do điều kiện tổ chức sản xuất, trong thực tế, nếu mọi vấn đề là đấu thầu khách quan, thì khả năng TQ thắng thầu gần như tuyệt đối. Như vậy không cần hăm doạ, chỉ cần chứng tỏ sự tin cậy, “đàn anh”, không có thái độ “ăn dầy, ăn cả vỏ, ăn bẩn” thì TQ đã có thể thu phục được lòng người, và trong trường hợp đó sự phát triển của TQ không những là may mắn cho người dân TQ mà cả các nước láng giềng nữa. Chính thái độ hống hách bắt nạt, lối hành sử bắt chiếc phương Tây ..thế kỷ XIX đã làm hại TQ. Và ở thế giới thế kỷ XXI này làm sao người ta chấp nhận được.
Sự đáng buồn của quan hệ VN-TQ với tôi là ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 23 2019, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #105

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước viễn cảnh một cuộc xung đột với TQ có thể không thể tránh khỏi, dù VN đã làm đủ mọi cách để giữ hoà hiếu mà không được. Nói như bác Hồ như trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 về thực dân Pháp “Ta càng nhẫn nhịn chúng càng lấn tới”, thì bản thân người VN chúng ta cũng phải có nhận thức đầy đủ mới được. Có những nhận thức trong xã hội VN phải coi lại.
1- Đánh giá đúng sự chính nghĩa, không bị sa vào một thứ nhân đạo chung chung vớ vẩn, đánh đồng nạn nhân với kẻ xâm lược. Từ khi đổi mới đến nay, do quá trình gia nhập cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước vốn dĩ trước là kẻ xâm lược nay thành bạn bè đối tác (Pháp, Mỹ), được lề trái thổi vào dưới danh nghĩa “đổi mới tư duy” biện luận cho sự bán nước của họ trước đây, sự thất vọng của một số tầng lớp “lão thành cách mạng” về vườn hút thuốc lào vặt bất mãn, đã khiến cho lịch sử kháng chiến VN thời hiện đại được bóp méo, đánh đồng kẻ xâm lược với nạn nhân. Hiểu cuộc kháng chiến như một thứ chiến tranh tỉ thí hai bên chung chung. Với nhận thức đó mà ra trận thì chỉ có thất bại.
2- Đã là chiến tranh thì tất nhiên phải ác liệt, có lúc thắng thua. Nhưng bản chất của cuộc chiến sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, nhận thức từng người. Không thể lấy một thứ nhân đạo chung chung, lên án chiến tranh tàn bạo kiểu dạng “nỗi buồn chiến tranh” mà rao giảng.
3- Khi đã quan hệ với các nước phương Tây bình thường và họ trở thành đối tác quan trọng,thì rất dễ sa vào “ảnh hưởng mềm”, tôn vinh đa nguyên đa đảng, bất chấp điều khiện áp dụng của nó không tồn tại ở VN. Ảnh hưởng mềm này, tất nhiên phải được các đối tác kia khoếch trương, vì nó vừa là nhận thức tự nhiên của họ, vừa là cách được sử dụng để kiểm soát đối tác, theo đúng bài bản mà họ đã làm ở trên thế giới từ thế kỷ XX lại đây, là một cách thay thế chủ nghĩa thực dân mới, và chủ nghĩa thực dân cũ đã bị phá sản ở VN trong điều kiện toàn cầu hoá.
Ba điều trên kết hợp với nhau, sẽ tạo cho người ta một cái nhìn ngược, đổi trắng thay đen, và hiển nhiên cái nhìn đổi trắng thay đen này sẽ không thể tạo cho VN sức mạnh. Tại sao ? vì ai hi sinh đấu tranh gian khổ làm gì khi không được công nhận. Cũng phải nói thêm rằng, hai cái điều 1,2 thịnh hành ở phương Tây hiện này họ cũng chỉ áp dụng cho các cuộc chiến tranh xâm lược của chính họ gây ra, còn những cuộc chiến tranh họ là nạn nhân, ví dụ như chiến tranh giành độc lập Mỹ, nội chiến (Civile war), chiến tranh thế giới thứ II nhìn từ Pháp, Anh, thì nhận thức của họ không khác nhận thức chính thống của VN về lịch sử mình. Nên ta có thể hiểu rằng hai cái điều 1,2 kia nếu có trong nhận thức lịch sử phương Tây là để họ biện hộ cho hành vi xâm lược, bây giờ nó bán cho các “nhân sĩ tiến bộ”, rồi lại được lề trái thổi lên để biện hộ cho quá khứ, để phỉ nhổ lịch sử của chính mình mà lại tưởng là hay, là hợp thời.
Lịch sử của VN là lịch sử của một dân tộc nhỏ, luôn chiến thắng các cường quốc lớn. Nhưng nó có hai xu hướng khác nhau.
1- Hoặc là nhà nước VN đủ mạnh, đoàn kết được nhân dân, kháng chiến thắng lợi. Đó là trường hợp của nhà Lý, nhà Trần
2- Hoặc là VN bị đô hộ nhưng vùng lên, đó là kháng chiến chống quân Minh và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở VN.
Trong trường hợp số 2, lúc đó bởi xã hội rối loạn, mục nát, nhân dân không có phương hướng mà tạo ra. Ví dụ nhà Hồ thất bại, vì không chính danh (lật đổ nhà Trần), vì hệ thống kinh tế không chuyển đổi được từ kinh tế kiểu quý tộc điền trang thái ấp sang hình thức phong kiến địa chủ. Hay nhà Nguyễn thất bại, bởi xã hội VN lúc đó vừa yếu kém về kinh tế, vừa bị đạo thiên chúa phá hoại tàn phá, y hệt như dạng chí sĩ đa nguyên đa đảng hiện tại. Khi người dân đã không có niềm tin, thì dù có chính nghĩa cũng không thể tổ chức lại được. Kết quả là tan rã, đi làm tay sai cho thực dân mà lại tưởng là vinh quang.
Trong trường hợp VN bắt buộc phải đánh TQ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, thì xã hội VN phải có nhận thức sâu sắc về sự khó khăn gian khổ của nó, có niềm tin vững chắc. Chỉ có niềm tin vững chắc nếu có sự hiểu biết lịch sử sâu sắc, có sự hiểu biết lịch sử sâu sắc vì phân biệt rõ ràng chính nghĩa phi nghĩa, không mơ hồ.
Khi đã có niềm tin thì mới có thể tổ chức. Chỉ có tổ chức nghiêm minh, có kỷ luật kỷ cương thì mới có thể chiến thắng.
Trong nhận thức của các loại “nhân sĩ tiến bộ” hiện tại, ví dụ anh chàng “Điếu Cầy điếu cối”, thì họ cho rằng có kỷ luật kỷ cương bởi bị lừa bịp. Đây là một sự nhận thức lố bịch, do ăn phải bả của thứ nhân nghĩa nhân đạo chung chung mà ra. Kẻ thù lớn hơn mình nhiều lần, nếu ra trận không có niềm tin thì chỉ có phất cờ ngược (tức là đi giật lùi), chứ lừa bịp thế nào ở đây. Người ta chỉ có thể chịu đựng gian khổ, nếu người ta thấy có niềm tin và chính nghĩa. Không có sự lừa bịp nào làm được điều đó
Một dạng nữa, như nhà văn Nguyên Ngọc, thì lại lại nói về kháng chiến là “Họ”, như là một thực thể khác, như một câu chuyện ở ngoài cuộc đời. Ông đã từng tham gia kháng chiến, thành công thất bại của kháng chiến cũng chính là cuộc đời của ông. Tại sao có thể coi đó là “Họ”
Trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền, vì chính nghĩa, lực lượng chính vẫn là giai cấp công nhân, nông dân VN. Nhưng đóng góp của trí thức cũng rất quan trọng. Chỉ có điều trí thức là một đám người ô hợp,một dạng tiểu tư sản dễ gió chiều nào theo chiều ấy. Nhưng người ta không thể hành động, nếu nhận thức ô hợp như thế.
Hiện nay, VN đã có quan hệ sâu rộng với phương Tây, nhiều nước phương Tây sẽ trở thành đối tác dài hạn, chiến lược với VN. Trong mối quan hệ này, học tập phương Tây là chính đáng và nên làm. Nhưng nên học đến đầu đến đũa, đồng thời hiểu mình là ai, đừng có để nó bơm mớm cho mấy cái bả tuyên truyền rồi lại tưởng là có học thức, ngộ nhận. Chỉ có như thế thì đóng góp của trí thức với VN mới đầy đủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 26 2019, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #106

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ nhật, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn danh hiệu 70 năm tuổi đảng. Trong thực tế những bằng cấp huy hiểu 40, 50,60..tuổi đảng đều được trao tặng automatic cho tất cả mọi đảng viên từ cơ sở, nên chuyện này không phải là đặc biệt. Nhưng trong trường hợp bác Phiêu,với tôi, thì có lẽ nó có một hương vị đặc biệt, bởi số phận cuộc đời ông. Ông là Tổng bí thư không làm hết được nhiệm kỳ phải từ chức. Và theo như “tin đồn” , thì bởi lúc đó ông định lập ban bệ chống tham nhũng mà không được, vì có thể tư duy đó còn quá sớm, cho thời điểm đó. Lúc ấy, VN đã vào công cuộc đổi mới, và thực ra những bất cập, tham nhũng đã hiện ra. Nhưng cơ chế chống nó không có, và lực lượng có thể chống nó là Đảng thì không thổi bạt được tư duy chính trị tới từ phương Tây trong xã hội và trên thế giới thịnh hànhvào thời điểm đó. Sự giảm sút uy tín của Đảng (do sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN cũ), đã khiến người ta tin rằng tương lai là một thể chế đa nguyên đa đảng, và tham nhũng sẽ được giải quyết bằng thể chế này bất chấp sự thật ngược lại ở trên thế giới ngoại trừ ở những nước tư bản đế quốc cực kỳ phát triển, có truyền thống tư sản lâu dài, có một quá trình phát triển tự nó (endogene) không phải nhập khẩu mà ra.
Từ niềm tin ngây thơ đó (hay dao động tiểu tư sản) mà người ta muốn dồn sức mạnh cho nhà nước, từ đó có chuyện sát nhập huặc giải tán các tổ chức quản lý của Đảng “trùng vai” với nhà nước. Người ta đã quên rằng nhà nước có tính giai cấp, không có nhà nước trung lập. Ở VN còn nguy hại hơn nữa, đó là cái đế giai cấp để cho đa nguyên đa đảng hoạt động theo hương tích cực (như ở những nước tư bản phát triển nhất) không có. Bỏ sự kiểm soát của đảng thì nhà nước như con ngựa không có cương, rơi vào hư vô, nhân sự nhà nước chỉ còn có cách cậy quyền thế, vì lợi ích cá nhân của chính nó, của gia đình, con cái họ mà đục khoét, rồi lại “dẩu mỏ” ra đổ lỗi cho Đảng, nằm ngoài kiểm soát. Trong khi chính họ tìm cách hạn chế sự kiểm soát của Đảng, mà bác Phiêu có thể là nạn nhân.
Kết quả hình thành một dạng chế độ “Vua Lê Chúa Trịnh”. Trên bảo dưới không nghe, “trên nóng dưới lạnh” như người bị liệt dương.
Hiện nay, công cuộc chống tham nhũng đã có tiến bộ, do có sự hợp lực của Đảng nhà nước. Do cơ chế quản lý của Đảng được phục hồi lại (ban bí thư trung ương), do tổng bí thư thực sự làm vua (kiêm nhiệm cả chức vụ chủ tịch nước, đồng thời là thống lĩnh các lực lượng vũ trang). Cấu trúc nhà nước VN như vậy đã có kỷ cương hơn, bớt mập mờ, ít nhiều bịt được khe hở “hỗn quân hỗn quan” để “thủ kho to hơn thủ trưởng”.
Nhưng câu chuyện còn dài. Dù sao đi nữa, bác Phiêu nhận huy hiểu tuổi đảng, cũng là cách nhà nước công nhận sự đóng góp của ông, con đường cuả ông vẫn có người đi tiếp để cho VN trở thành một nước văn minh, hùng mạnh, vì chỉ có thể văn minh hùng mạnh khi xã hội có kỷ cương, có nhân nghĩa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 27 2019, 06:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #107

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thủ tướng Malaysia sang thăm VN, và một trong những thoả thuận là hợp tác khai thác dầu khí Petronas (Malaysia) với dầu khí VN. Động thái này có thể coi như là câu trả lời với cách tiếp cận của tổng thống Philipine trong chuyến thăm TQ sắp tới, theo đó Philipine sẵn sàng hợp tác khai thác dầu với TQ ở trong vùng biển của mình, với thoả thuận ăn chia 60% Phi, 40% TQ. Theo như tuyên bố báo chí của Phi, điều kiện để Phi chấp nhận làm ăn chung với TQ là TQ công nhận phán xét của toà án quốc tế. Nhưng Bộ ngoại giao TQ đã tuyên bố không công nhận, nên không có cửa để Tổng bí thư TQ Tập Cận Bình nói có. Để xem Phi sẽ có thái độ thế nào.
Sự hợp tác của Malaysia và VN sẽ đáp ứng được đầy đủ những điều mà TQ hạch sách, vì TQ muốn ngăn cản các nước khác ngoài ĐNA tham gia khai thác ở Biển Đông. VN đã hợp tác với Repsol (Tây ban Nha) , rồi hiện tại là Rosneft (Nga) mà TQ đang tìm cách ngăn cản. Nhưng hợp tác Malaysia – VN thì TQ không thể nói gì được. Và đây có thể là một cái khung để các nước ASEAN hợp tác với nhau. Vì không hợp tác với nước ngoài khu vực, không có nghĩa là bắt buộc phải hợp tác với TQ.
Trong thực tế, TQ có thể tham gia, nhưng với điều kiện phải chứng tỏ TQ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế của đối tác, chứ không thể đòi hợp tác khai thác, nhưng đồng thời kiên quyết phủ nhận luật pháp quốc tế đòi chơi riêng theo lối TQ, trắng trợn vẽ lại bản đồ để chiếm đoạt thì không được.
Thái độ và đường hướng của Malaysia về nhiều phần rất phù hợp với quan điểm của VN, vì thế sự hợp tác hai bên có thể đẩy lên cao. Đặc biệt về mặt quốc phòng, vũ khí của Malaysia là lưỡng nguyên, có cả vũ khí Nga và phương Tây nên có thể trợ giúp lẫn nhau.
Thái độ của Malaysia mong muốn tất cả các nước “lớn” cả TQ và Mỹ đều rút khỏi biển Đông là lý tưởng. Vì rõ ràng biển này nằm trong khu vực ĐNA, cho nên các nước ĐNA có quyền và có nghĩa vụ bảo đảm an ninh hàng hải ở đây. Nhưng điều này thực tế là ảo tưởng trong hiện thực. Vì
1- Khối ASEAN không phải là một liên minh quân sự kiểu NATO, và cũng không có nước nào có thể là trụ cột về quân sự. Tất cả các nước, không ngoại trừ nước nào đều phụ thuộc vào vũ khí bên ngoài cung ứng, cũng như không có vũ khí răn đe (vũ khí hạt nhân).
2- TQ đã xâm lấn khá sâu, khả năng bắt nước này rút lui khỏi ĐNA chỉ có thể trải qua bằng một cuộc chiến tranh, hoặc bản thân trong nội địa TQ có rối loạn, khiến TQ phải rút lui. Trong thực tế, ý tưởng này dễ là hiện thực với Mỹ hơn. Tức là khi xung đột TQ-Mỹ lên cao, Mỹ không làm gì được thì sẽ rút. Tóm lại khả năng Mỹ rút đi nhiều hơn khả năng TQ rút đi. Ý tưởng trung lập này lợi cho TQ hơn là Mỹ.
Câu chuyện hiện tại, và thái độ im lìm của Nga, đã nói lên rất nhiều hạn chế của nước này. TQ quấy rối đúng trong lô mà Nga và VN đang hợp tác, thì có nghĩa là Nga chẳng là cái đinh gì với TQ. Điều duy nhất mà Nga làm mà báo VN đăng lên, đó là chuyên gia Nga (không phải là tiếng nói nhà nước) phân tích VN “khôn ngoan” sử dụng kênh Đảng để đối thoại với TQ.
Những gì đang xẩy ra ở Syria cũng nói lên nhiều điều. Tại đây, bất chấp Nga cung cấp S-300 cho Syria, máy bay Israel vẫn có thể xông vào đánh mà không gặp vấn đề gì. Từ đây nó nẩy ra mấy vấn đề:
1- Hoặc hệ thống S-300 này bị Israel bắt vở, nên có thể thâm nhập không có vấn đề gì. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi trong công nghiệp quốc phòng Nga cũng không sản xuất được tất cả và có mua chip nước ngoài. Không kể kỹ thuật của nó có thể bị bắt vở thông qua Ucraine.
2- Hoặc binh sĩ Syria quá tồi không làm chủ được kỹ thuật. Điều này cũng có cơ sở, bởi trong quá khứ, trong các cuộc chiến tranh với Israel, dù được Liên Xô trợ giúp nhiều vũ khí hiện đại hơn VN, quân đội nước này cũng không giành được chiến thắng.
3- Hoặc Nga có thoả thuận ngầm với Israel, buộc tay Syria để Israel tấn công gây sức ép lên đối tác chiến lược thứ hai, không kém phần quan trọng là I ran.
Tuỳ các bác yêu nước Nga thế nào có thể gán cho nó lý lẽ nào cao hơn để biện luận, nhưng nếu lòng tự hào dân tộc khiến VN có thể bỏ lý do thứ 2, thì hai lý do còn lại vẫn cực kỳ nguy hiểm.
Tất nhiên, có thể Nga ngầm giúp VN cái gì đó. Nhưng đây cũng chỉ là một giả thiết. Vì thế điều quan trong nhất trong hợp tác hiện tại, không phải là mua vũ khí bằng được, hay tìm cách có một nước chống lưng, mà là hợp tác để có thể tự sản xuất, tự phòng vệ, có đường lối phát triển kiểu VN. Nước nào có khả năng hợp tác, chuyển giao kỹ thuật để sản xuất, thì nước đó là đối tác tích cực. Ngươc lại thì không. Đồng thời cũng phải tự thân vận động mà phát triển kỹ thuật quân sự của mình. Vì thế Triều Tiên, I ran vẫn là tấm gương lớn về mặt này.
Điều buồn cười là cũng theo báo VN, VN có thể sản xuất thêm được hai chiếc tầu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ nữa, theo thoả thuận với Nga (câu trả lời của Nga khi bị TQ qua mặt để vuốt ve VN ??, vì cũng theo báo VN thì thoả thuận này cũng bị ngâm tôm từ lâu). Và động cơ của nó , VN lại mua ở UK. Vì nguyên bản, tầu Nga dùng động cơ này. Cũng chính vì thế, mà trong suốt cái chủ đề này, nếu tôi phân tích sự dại dột của Uk, bi lợi ích nhóm của tài phiệt nước này làm hại, âm mưu của phương Tây dùng UK đánh nhau với Nga, sự rối loạn của đa nguyên đa đảng, để VN biết mà tránh, nhưng tôi không bênh Nga bao giờ, như tôi đã nói Nga không phải là Liên Xô, và cũng đừng đưa hết công lao của Liên Xô cho Nga.
Vì thế không thể Mỹ, Không thể TQ, không thể Nga mà chỉ là VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 28 2019, 07:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #108

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói thêm một chút về Nga. Nếu tôi rất khâm phục dân tộc Nga vì trong các cường quốc trên thế giới hiện nay, Nga là nước có số dân ít nhất, nhưng độ tự chủ về công nghệ lại rất cao, thì tôi không bao giờ nghĩ rằng VN có thể trông chờ ở Nga. Tương tự như vậy, quá trình quan hệ VN – Nga rất là lâu dài, nhưng tôi luôn nghĩ rằng dù Nga là nước có ít “tiền án tiền sự” nhất trong các đối tác của VN, sự vùng lên của nước Nga nếu được thì chỉ có lợi, chí ít không có hại cho VN, tóm lại là một đối tác tương đối hoàn hảo, thì ngược lại Nga lại không đủ sức mạnh trên thế giới ngày nay để có thể là một đối tác kiểu đồng minh bảo vệ lẫn nhau.

Điều rõ ràng là ở ĐNA, Nga hoàn toàn mất điện trước TQ. Ở châu Á nói chung, mối quan tâm sát sườn của Nga là Đông bắc Á. Và ngay ở đây Nga cũng cần liên minh với TQ. Kết quả TQ-Nga không thiếu lần tập trận chung. Quan hệ gần như đồng minh. Mặc dù cả TQ và Nga luôn từ chối nói không.

Quan hệ Nga-VN sẽ thuận lợi hơn, nếu VN có khả năng lớn hơn. Vào thời điểm VN ký FTA với liên minh Á-Âu do Nga dẫn đầu, tôi đã nghĩ rằng điều này sẽ làm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên lớn hơn. Nhưng sau hơn cả 2,3 năm đến giờ, thì phải thất vọng nói rằng quan hệ kinh tế này không lớn như kỳ vọng. Nguyên nhân là ở phía VN, do phát triển theo kiểu “ăn xổi”, sự hào nhoáng của kinh tế VN chủ yếu là do FDI tạo ra. Nhưng FDI này gắn kết kinh tế VN với Mỹ, phương Tây trong một chuỗi sản xuất mà VN chỉ làm gia công, bán sức lao động. Vì thế khi hợp tác với Nga thì không thể được, vì VN có hãng riêng của mình đâu, có vốn , có kỹ thuật đâu cũng như không có quyền điều khiển quyết định.

Ở vào thế bị phương Tây và Mỹ “trừng phạt”, Nga cũng cần có đối tác có thể cung cấp vốn, kỹ thuật, .. để phát triển. Điều mà VN không đáp ứng được mà lại .. kỳ vọng từ Nga. Chính vì thế vai trò của quan hệ TQ-Nga lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nhiều quan hệ Vn-Nga, do TQ có thể đáp ứng được nhưng nhu cầu này.
Về so sánh tổng thể, TQ vẫn còn thua kém Mỹ trên toàn cầu. Nhưng giới hạn ở Đông Á, thì TQ thực sự là một siêu cường.

Đối kháng Mỹ, cần TQ, và đồng thời TQ đã là siêu cường ở Đông Á, nên Nga chỉ là hiệu ứng phụ ở ĐNA, và khả năng TQ có thể ép Nga là hoàn toàn có thể.

Khi tôi xem trong báo sputnik của Nga chẳng hạn, bản tiếng Pháp, thì cảm nhận có thể thấy rõ ràng là bất cứ điều gì có tác động đối kháng với Mỹ, thì Nga ủng hộ. Vì thế vấn đề biển Đông chỉ được Nga nhìn nhận như một sự đối kháng TQ-Mỹ, và Nga đứng về phía TQ.

Hiện tại chính phủ Mỹ hiện thời chưa cải thiện được quan hệ với Nga, mặc dù xu hướng của chính phủ Mỹ hiện tại có ý này, nhưng toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ thì không. Trong thực tế, VN có thể là điểm Nga-Mỹ hợp tác, nếu cả hai cùng ủng hộ VN, và điều này trở thành điểm nối. Nhưng điểm này chưa tới được, và có thể sẽ không bao giờ tới. Vả lại, khi đã nối lại, thì quan hệ khó được như trước. Không kể Mỹ Nga có nhiều lĩnh vực đối đầu hơn hợp tác, do cấu trúc công nghiệp giống nhau.

Những hành sử “có thể” của Nga ở Syria, đã cho thấy cách “hợp tác” của Nga. Một mặt Nga giúp chính phủ Syria chống khủng bố, để đổi lại căn cứ quân sự. Nhưng cũng không ngần ngại thoả thuận trên lưng chính phủ này với nước khác, ví dụ Israel để nước này tấn công các lực lượng I ran trên đất Syria. Tất nhiên những điều này là dự đoán với giả thiết vũ khí của Nga đúng là tốt thật (S-300) và không bị qua mặt, nên việc án binh bất động của vũ khí Nga trong tay Syria không có cách giải thích khác.
Với Vn, theo quan niệm của tôi, Nga có những điểm tốt sau, mà VN có thể phát huy. Đó là
1- Đó là đối tác dài hơi nhất của VN, đã kế thừa Liên Xô cung cấp vũ khí cho VN.
2- Đó là đối tác có hợp tác chuyển giao công nghệ quân sự. Tất nhiên phải đi sâu vào từng hợp đồng (điều tôi không thể làm) để xem điều kiện của chúng ra sao. Nhưng về tổng thể, điều này tăng cường trình độ kỹ thuật cho VN.
Điều 1, hệ quả của nó là do là đối tác truyền thống, về ngắn hạn và trung hạn, VN không thể bỏ Nga mà đi. Điều này khiến Nga có một đòn bẩy lớn để tác động.Điều 2, với tôi đây là điểm sáng quan trọng nhất, khiến Nga khác biệt. Nhưng cũng phải nói thêm rằng trong chuyển giao công nghệ, Hà lan với hãng Damen cũng làm không kém. Như vậy hi vọng trong tương lai, VN sẽ tìm được nhiều đối tác làm việc này, đặc biệt trong các nước trung bình, nhỏ, chứ không cần phải dứt khoát là các nước như Anh,Pháp, Mỹ ..có tham vọng chính trị toàn cầu lớn.
Tóm lại muốn quan hệ Nga-VN phát triển hơn, thì VN phải tự chủ vươn lên, để có nhiều con bài hơn. Trong quan hệ với Nga nên tập trung vào hợp tác cùng sản xuất, nội địa hoá vũ khí, hơn là chỉ mua vũ khí không. Việc này đến được mức nào thì đến, đừng để phụ thuộc vào Nga. Ví dụ, trong chiến lược chiến thuật của VN, cần vũ khí nào thì mua, phát triển. Nếu không hợp tác được thì tự phát triển. Ví dụ. Hiện tại trên thế giới xuất khẩu tên lửa bị giới hạn ở mức dưới 200Km (tôi nhớ tương đối), nhưng VN cần loại có thể đạt tới 500Km (theo sự đánh giá của tôi) để phòng ngự. Không thể mua được thì phải tự phát triển, chứ không thể trông vào ai.
Cũng nên nhớ rằng, Nga bán cho Vn thứ gì, thì TQ cũng có thứ đó. Thậm chí còn hiện đại hơn (TQ đã có S-400, SU-35), chỉ có tự phát triển thì đối thủ mới không biết đường nào mà lần.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 29 2019, 10:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #109

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút về Nga trước khi nói tiếp về Mỹ. Hiện tại VN cũng đã có một số lượng hạn chế tên lửa của Nga (Redut-M) có thể bắn tới 400Km sau khi cải tạo, đây là dấu ấn còn lại của Liên Xô từ thập niên 80, chứ không phải đến từ Nga. Số lượng nhỏ, cũng như tuổi thọ cao, dẫn đến việc lạc hậu và thô sơ về hành trình bay, điều khiển là điêù có thể. Nhưng nó là cái vốn rất tốt để từ đó VN phát triển tên lửa của mình.
Cũng trong khoảng đầu năm nay, VN có phản đối việc TQ đặt hệ thống gây nhiễu ở Trường Sa. Nói thế để thấy rằng, nếu hệ thống dẫn đường của tên lửa lạc hậu, thì tầm bắn không không đủ, nếu hệ thống dẫn đường không thể vượt màn nhiễu. Cũng có thể vượt nếu có rất nhiều tên lửa để dùng số lượng đổi chất lượng tạo hiệu quả. Hiển nhiên số tên lửa Redut-M như vậy chưa đủ. Trong thực tế loại vũ khí này(tên lửa) là một tổ hợp(combinaison) giữa tấm bắn, chế độ điều khiển bay (tự động hay phải có hướng dẫn, hướng dẫn ra sao), hiệu quả, tầm xa của ra đa tìm mục tiêu, sức công phá ..
Hiện nay có tên lửa Bramos là hợp tác sản xuất giữa Ấn và Nga có thể là ứng cử viên sáng giá. Báo chí VN cũng rập rình nói về việc mua bán loại tên lửa này, nhưng gần đây nhất thì nước có khả năng mua được nó nhất lại là ..Thái lan(vẫn theo báo chí VN). Việc gì đã ngăn cản VN mua ? do tài chính, do hai bên bán chưa đồng thuận, hay lý do gì khác thì không rõ. Tất nhiên, điều đập vào mắt tôi đầu tiên, là so với VN, Thái lan không có quan hệ phức tạp với TQ, thậm chí từ sau khi đảo chính quân sự 2014, thì nước này còn mua vũ khí TQ và có cả kế hoạch chuyển giao kỹ thuật bảo trì với nước này để tránh cấm vận Mỹ. Tóm lại Thái là nước ít cần tới loại tên lửa này nhất, do vị trí nằm sâu ở trong đất liền, nhưng nếu mua thì sẽ không bị TQ cản mũi.
Viết đến đây thì thấy, trên báo VN hôm nay lại đề cập tới vấn đề “xuất khẩu Bramos tầm bắn 800Km”, quả thật trong sự vụ tầu Hải dương TQ vẫn chưa kết thúc thì chỉ có 4 nước có phản ứng ngoại giao chính thống với TQ đó là EU, Ấn độ, Nhật, Mỹ. Tác động của EU tương đối nhỏ, và không có hiệu ứng tức thời, dù về lâu dài sự ủng hộ này có thể giúp VN tiếp cận công nghệ quân sự EU dễ dàng hơn. Mỹ lần đầu tiên vượt khỏi giới hạn “bảo vệ tự do hàng hải” mà đề cập tới chủ quyền kinh tế của VN trên biển. Tác động của hai nước này lớn hơn. Sự ủng hộ của Ấn độ sẽ dẫn tới việc ưu tiên bán vũ khí cho VN ?? điều này hồi sau sẽ rõ.
Chỉ có thể nói thêm rằng, do tốc độ của loại tên lửa này cực lớn, nó sẽ vượt được nhiễu áp chế điện tử nhờ vận tốc lớn và chế độ bay phức tạp. Đặc biệt khi toạ độ của những mục tiêu này lại cứng, không di chuyển, kiểu đảo nhân tạo.
Nhưng tất cả những điều nói trên, không thể thay thế được việc tự sản xuất. Có như vậy thì mới có sự chủ động chiến lược, và đồng thời lại nâng cấp kỹ thuật được nền kinh tế của chính mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 30 2019, 12:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #110

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tầm bắn tối đa tên lửa xuất khẩu là 300km bác Phó ạ

Bác Phó, Nga không đuợc phép mua chip của nứoc ngoài cho ngành quân sự, chip quân sự có quá nửa do Elbrus cung cấp, còn lại đên từ 1 số hãng khác của Nga

Các ngành dân sự quan trong và quân sự đều dùng chip nội địa, ngoài Elbrus ra thì còn có các dòng chip ELVEES Multicore của hãng ELVEES, hay dòng chip KOMDIV-64 của NIISI chủ yếu dùng cho các ngành công nghiệp và tính tóan hiệu năng cao. Chip này dùng nhiều ở các cơ quan nghiên cứu khoa học Nga

Ngoài ra còn có chip NeuroMatrix của NTC Module đựoc tối ưu để chạy mang Neuron
Còn các chip MultiClet đựoc coi là thuộc thế hệ hậu Von Newman, nó dùng khá nhiều ở trung tâm công nghệ cao Skolkovo
Mới nhất là Baikal CPU của của h Baikal Electronics, thuộc hãng T-Platforms, tập trung nhiều vào các chức năng ảo hóa và tối ưu trong lĩnh vực tự động hóa

Hai siêu máy tính dân sự của Nga cũng dùng chip của Elbrus. Hiện hãng Rostec cũng đang muốn phát triển siêu máy tính đầu tiên của mình nhưng cũng lại dùng chip của Elbus, loại 8-core Elbrus-8S microprocessors. Ngoài ra siêu máy tính quân sự Nga, ví dụ NDMC cũng dùng chip Elbrus-8S Komdiv128-RIO,Floating-point arithmetic accelerator / Coprocessor chứ cũng không dùng chip nứoc ngoài, hệ điều hành là Astra Linux, mã nguồn mở và do Nga chủ yếu phát triển. Hiện phiên bản dân sư của Astra Linux đang dùng cho nhiều cơ quan nhà nứoc Nga, và đang cân nhắc triển khai lớn ở Crimea, do vùng này vẫn còn dùng khá nhiều hệ điều hành Windows của Microsoft.
Trung Quốc cũng đã liên lạc với Nga, và vừa năm 2019 này, đã triển khai hệ điều hành này tại nhà máy hạt nhân Tianwan (Tianwan Nuclear Power Station)

Nói chung các chip quân sự hoặc dân sự của Nga đến nay , nếu dùng Elbrus thì mới dùng đến Elbrus-8S nhưng dòng mới nhất là Elbrus Elbrus-8SV, nhanh hơn nhiều lần, nó vẫn đang trong quá trình triển khai bên quân sự, không rõ diên biến thế nào.


Nga chủ yếu mua của nuớc ngoài 1 số thiết bị điện tử, kính ngắm (bây giờ đã dung đồ nội địa rồi), và phần mềm mô phỏng huấn luyện. Một số phần mềm thiết kế cũng từng định mua nhưng sau đó hủy bỏ sau vụ Ukraine, hiện hãng của Nga đang xây dựng các dạng phần mềm này (thực ra là phát triển tiếp)

Nhân nói đến Nga thì bổ sung tin:Tàu Soyuz MS-14 không người lái, hay đúng ra là do robot Fedor (robot hình người và có cử động của người) của Nga lái, đã lắp ghép thành công với ISS sau nỗ lực lần đầu không thành. Robot hình ngưòi này sẽ thực hiện 1 số nhiệm vụ đến ngày 6/9

Tại triển lãm hãng không MAKS-2019, Nga đã giới thiệu dự án máy bay CR929 liên doanh Nga-Trung Quốc. Nga và Trung Quốc dự định thực hiện kế hoạch chế tạo CR929 vào năm 2025-2027. Theo kế hoạch của các bên, máy bay được chế tạo với sức chứa 250-300 hành khách sẽ cạnh tranh với máy bay của các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới khác – Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ - và sẽ chiếm thị phần đáng kể không chỉ ở Nga và Trung Quốc, mà còn ở các quốc gia khác.


Nga vừa ký hợp đồng cung cấp trực thăng đa năng VRT50 cho Malaysia. Đồng thời, Theo phóng viên TTXVN Bắc Kinh, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miêu Vu ngày 28/8 cho biết, Bắc Kinh và Moskva đã hoàn toàn nhất trí và ký hợp đồng thương mại trong một dự án phát triển máy bay trực thăng hạng nặng chung. Đây là loại "Máy nâng hạng nặng tiên tiến", dự kiến 40 tấn, có sức nâng 15 tấn, với tầm hoạt động 630 km và tốc độ tối đa 300km/h. Theo hợp đồng này, sẽ có ít nhất 200 máy bay trực thăng hạng nặng được chế tạo tại Trung Quốc. Nga sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp kỹ thuật, công nghệ, phía Trung Quốc sử dụng để thực hiện thiết kế và sản xuất,.





--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 9 10 11 12 13 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC