Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Lý Thuyết Tổ Chức Nhà Nước, copy từ FB

NVT2002
post Sep 23 2020, 04:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (Phần cuối)
Trong phần cuối, chúng ta cùng đi vào phân tích Bán tổng thống chế ở Pháp, thông qua các đặc điểm, quá trình phát triển và mối liên hệ giữa các nhánh quyền lực. Để không làm đứt mạch người đọc, bài này sẽ không chia làm hai phần nhỏ như các bài trước. Vì vậy bài sẽ hơi dài, cộng thêm một số ý đã nói ở các phần trước không được nhắc lại, người đọc lưu ý theo dõi.
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Chúng ta cùng đi đến phần 4, phần cuối cùng trong series nhé !
Phần 4: Bán tổng thống chế ở Pháp
Tổng thống chế và Đại nghị chế là hai thể chế cơ bản, bởi chiều dài lịch sử phát triển của nó. Đây là hai hệ thống được nghiên cứu kĩ trong khoa học chính trị. Tuy vậy, trong thế kỉ XX, đã xuất hiện một thể chế thứ ba, được tích hợp các nguyên tắc của cả hai thể chế đi trước. Thể chế Bán tổng thống hay hỗn hợp, được xây dựng và phát triển theo một cách khác hoàn toàn so với Tổng thống chế và Đại nghị chế. Trong hệ thống này, sự phân chia quyền lực (Division of Powers) phức tạp hơn nhiều hai hệ thống còn lại, bởi nhánh Hành pháp (Executive) và Lập pháp (legislative) đồng thời vừa tách biệt và vừa thống nhất.
1. Đặc điểm cơ bản
Trong hệ thống này, Tổng thống (President) có vai trò độc lập, nhưng chia sẻ quyền lực với một thủ tướng (Prime minister). Vì vậy, quyền Hành pháp được chia ra thành Người đứng đầu quốc gia – Tổng thống Cộng hòa, và một Người đứng đầu Chính phủ - Thủtướng. Mỗi một người được nhà nước lựa chọn theo cách khác nhau: trong khi Tổng thống đến từ một cuộc bầu cử phổ thông, thì Thủ tướng được số đông Nghị viện chọn. Thủ tướng phải người được chỉ định phải tuân theo đảng phái đa số hoặc liên minh đa số trong Nghị viện. Vì vậy, có thể nói, Thủ tướng phải đối mặt với các thách thức chính trị hàng ngày, còn Tổng thống thì ít hơn. Tổng thống giữmột mối quan hệ khá là yên bình với những người đứng đầu các đảng phái đối lập, và thường có xu hướng thỏa hiệp hoặc thương lượng với lực lượng đối lập.
Tổng thống có chức năng chính là đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan tổ chức, điều chỉnh chính sách đối ngoại, ngoại giao và quốc phòng. Thủ tướng có nhiệm vụ điều chỉnh các chính sách trong nước và kinh tế. Ở chiều ngược lại, Nghị viện được chia làm hai Viện. Cả Tổng thống và Nghị viện đều được lựa chọn từ cuộc bầu cử phổ thông: Nghị viện không phụ thuộc vào Tổng thống cũng như Tổng thống cũng không phụ thuộc vào Nghị viện. Chính phủ được thành lập từ Nghị viện và Nghị viện có thể bị giải tán bởi Tổng thống.
Có thể nói rằng, Bán tổng thống chế áp dụng cùng lúc các nguyên tắc của Tổng thống chế và Đại nghị chế sau: a) Người đứng đầu Nhà nước – Tổng thống được bầu cử phổthông trực tiếp hay gián tiếp, với một nhiệm kì nhất định và b) Tổng thống chia sẻquyền Hành pháp với một Thủ tướng, thiết lập một cấu trúc chính quyền song song (dual authority) với các đặc điểm sau:
1) Tổng thống độc lập với Nghị viện, nhưng không thể điều hành một mình trực tiếp, kết quả là Tổng thống phải phối hợp với Chính phủ của mình để đưa ra các quyết định
2) Ở khía cạnh khác, Thủ tướng và nội các của mình độc lập với Tổng thống bởi họphụ thuộc vào số đông Nghị viện, và phải đối mặt với các cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm (Motion of no confidence) và bỏ phiểu bất tín nhiệm (Motion of censure)
3) Cấu trúc chính quyền song song cho phép Bán tổng thống chế cân bằng quyền lực các nhánh, cũng như cho phép sự phân chia quyền lực diễn ra trong chính nhánh Hành pháp.
Trong hệ thống này, việc giải tán Nghị viện (Dissolution) là một vũ khí trong tay Tổng
thống. Tổng thống giải tán Nghị viện trên cơ sở những tính toán chính trị bởi, mặc dù không có các điều kiện hay hạn chế để giải tán, Tổng thống chỉ sử dụng quyền này trong các tình huống chính trị để tìm kiếm sự ủng hộ số đông cho các chính sách của mình.
Bài viết tập trung nghiên cứu thể chế bán Tổng thống của Pháp, nơi sản sinh ra thể chế
này.Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng tuy thể chế giống nhau nhưng ở mỗi quốc gia lại
có những đặc điểm riêng biệt, phụ thuộc lịch sử, văn hóa và sự phát triển chính trị của
từng quốc gia dân tộc.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 23 2020, 04:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2. Lịch sử phát triển và cấu trúc
Tất cả các kinh nghiệm lịch sử trước kia của Pháp, đã được tổng hợp lại để xây dựng nên một nguyên tắc mới trong việc tổ chức các quyền lực chính trị. Và kết quả là sự ra đời của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp (French Fifth Republic), cũng như của thể chế hỗn hợp, vào năm 1958.
Vấn đề mà người Pháp phải đối mặt sau Thế chiến thứ hai chính là việc nghiên cứumột thiết kế chính quyền mà cho phép tìm kiếm sự đồng thuận và tránh việc phân cực không chỉ trong chính trị mà còn trong xã hội. Kết luận quan trọng nhất dọc sự tồn tại của Đệ Tứ Cộng hòa chính là việc cấu trúc quyền lực hiện tại cho phép phân cực trong Nghị viện, hay nói cách khác, sự chuyên chế của các đảng phái (Particracy). Người Pháp không phải đang tìm kiếm một nền dân chủ vô chính phủ, mà là một thể chế mà không cho phép chính phủ áp đặt lên xã hội. Đệ tứ Cộng hòa Pháp được hình thành sau Thế chiến, nhưng không đạt được sự ổn định chính trị.
Charles De Gaulle, anh hùng dân tộc trong Thế chiến thứ hai, một mình nghĩ ra ý tưởng. Từ những giây phút đầu của Đệ tứ Cộng hòa, đã xuất hiện những chỉ trích gay gắt dành cho hệ thống Nghị viện mà ở đó, có sự thống trị tuyệt đối của các đảng phái. Hơn nữa, tồn tại thêm một vấn đề: các đảng phải dần dần quên đi nhiệm vụ của họ, đại diện cho dân chúng, điều này đã dẫn đến các câu hỏi xung quanh chất lượng của nền dân chủ đại diện, khi mà tồn tại một lỗ hổng lớn trong xã hội.
Vấn đề nằm ở việc là việc cai trị. Đệ tứ Cộng hòa là một Đại nghị chế cực đoan, khi mà
Chính phủ phải tuân theo các đảng phái. Một trong các khía cạnh mà De Gaulle đã chỉ ra chính là việc thiếu đi một cơ chế cho phép đảm bảo việc hoạt động binh thường của các cơ quan tổ chức, với khả năng kiểm soát, thiết lập lại trật tự, nhưng cũng cần thiết phải tuân theo quyết định và ý kiến của các tổ chức chính trị. Một cơ chế mới được hình thành cho phép Đệ ngũ Cộng hòa cân bằng được sức mạnh của Nghị viện bằng một Nguyên thủ Quốc gia độc lập hoàn toàn với nó. Khác với các hệ thống Nghị viện, Tổng thống được bầu cử phổ thông, song song với một Thủ tướng được Nghị viện
chọn.Một trong các đặc điểm của Đệ ngũ Cộng hòa chính là việc Nguyên thủ quốc gia có tính chính danh (Legitimacy). Đó không phải là một chức vụ được thừa kế hay mang tính
biểu tượng như ở Anh quốc, mà được lụa chọn trong cuộc bầu cử phổ thông. Với điều này, thiết kế thể chế của Đệ ngũ Cộng hòa đã sử dụng các nguyên tắc riêng của thểchế Tổng thống.
Cũng như tất cả các chế độ dân chủ khác, trong thể chế hỗn hợp Pháp tồn tại hệ thống Lưỡng viện (bicameralism): một Thượng viện (Senate) và một Hạviện – gọi là Quốc hội (National Assembly), hình thành nên Nghị viện Pháp, nơi nắm quyền Lập pháp. Hai viện được hình thành dựa trên bầu cử phổ thông. Điều này giống với các đặc điểm của Đại nghị chế (trừ Anh quốc)
Dưới góc nhìn chức năng hoạt động, người Pháp muốn thiết kế một chế độ Tổng thống
hơn là Đại nghị. Về cơ bản, Đệ ngũ Cộng hòa thừa hưởng thiết kế thể chế của một nhánh Hành pháp mạnh, nhưng không Đơn đầu như ở Mỹ (monocephalous) Với một Tổng thống được bầu cử phổ thông trực tiếp, Nghị viện không có khả năng kiểm soát các hoạt động của Tổng thống cũng như không thể phế truất. Mặc dù vậy, Tổng thống lại có quyền giải tán Nghị viện. Đây chính là phương thức mà qua đó ngăn cản sự thống trị của các đảng phái, cũng như cho phép xây dựng một số đông gắn kết.
Tổng thống có khá nhiều uy quyền bởi, trên tất cả, Hiến pháp gửi gắm vào ông ta chức năng cơ bản, chính là theo dõi, đảm bảo các cơ quan tổ chức hoạt động bình thường. Khả năng giải tán Nghị viện cho phép Tổng thống được hoạt động đúng vai trò của nó. Hiến pháp Pháp cũng thiết lập một số cơ chế cho phép Tổng thống kiểm soát Nghịviện. Chúng ta có thể thấy qua trường hợp kinh điển xảy ra trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hòa: vào năm 1981 và 1988, Francois Mitlerrand trở thành Tổng thống Pháp, ông ta đã giải tán Quốc hội và tiến hành cuộc bầu cử mới, với lí do đơn giản là trong các cuộc bầu cử trung gian đã diễn ra, số đông Nghị viện đã được hình thành bởi sự liên minh của các đảng phái trung hữu, đối lập với đảng Xã hội thiên tả của chính ông.
Nghị viện chỉ định Chính phủ, trừ Tổng thống. Nghị viện cũng có quyền giải tán Chính phủ, hay nói cách khác, bất tín nhiệm. Chính phủ luôn bị kiểm soát bởi số đông Nghịviện. Số đông này có thể được hình thành bởi một đảng phải hay liên minh của nhiều đảng. Ở Pháp, số đông Nghị viện thường là kết quả của một liên minh các đảng phái, cánh tả hoặc cánh hữu.
Quốc hội Pháp (Hạ viện) có 577 thành viên, nhiệm kì 5 năm và có thể được tái nhiệm.
Ở Pháp, hệ thống bầu cử cũng là hệ thống đa số, nhưng hai vòng. Ở vòng đầu, nếu không có đảng phái nào dành được hơn 50% số phiếu thì sẽ diễn ra vòng hai với hai đảng phái dành được nhiều phiếu nhất. Điều này cũng áp dụng tương tự cho bầu cửTổng thống. Hệ thống đa số hai vòng khiến ứng viên dành chiến thắng luôn nhận được nhiều hơn 50% số phiếu ủng hộ. Quốc hội Pháp có chức năng bỏ phiếu các dự luật, hình thành và giám sát Chính phủ.
Thượng viện Pháp có 348 thành viên, nhiệm kì 6 năm, nhưng sau mỗi 3 năm sẽ bầu lại một nửa theo hình thức gián tiếp (thông qua các đại cử tri). Thượng viện, khác với Quốc hội, không thể bị giải tán bởi Tổng thống. Các thượng nghị sĩ được lựa chọn thông qua một đại cử tri đoàn (Electoral College). Thượng viện Pháp thường khá là bảo thủ, bởi trên thực tế họ đại diện cho tầng lớp giàu có ở các địa phương. Mặc dù là bầu gián tiếp, nhưng vẫn thông qua hai vòng, với một danh sách được trình lên bởi mỗi
đảng phái. Thượng VIện Pháp, cũng giống ở Anh, tham gia vào quá trình bỏ phiếu các
dự luật, nhưng với chức năng thứ yếu – chức năng chính thuộc về Quốc hội hay Hạviện. Mặc dù có khả năng kiểm soát các hoạt động của Chính phủ, nhưng Thượng viện không tham gia vào quá trình hình thành cũng như có khả năng giải tán Chính phủ.
Ở Pháp tồn tại một cơ quan giống như Tối cao Pháp viện ở Hoa Kỳ: Hội đồng Bảo Hiến
(Constitutional Council). Là một cơ quan với 9 thành viên, nhiệm kì 9 năm và không được tái nhiệm. 3 người được chỉ định bởi Tổng thống, 3 người bởi Chủ tịch Quốc hội, và 3 người còn lại bởi Chủ tịch Thượng viện. Các cựu Tổng thống là thành viên suốt đời của Hội đồng, mặc dù chẳng bao giờ tham gia.
Chủ tịch Hội đồng Bảo Hiến được chỉ định trong 9 người bởi Tổng thống. Một trong các
nhiệm vụ của Hội đồng là giám sát bầu cử. Ngoài ra còn tiến hành và giám sát một cuộc trưng cầu dân ý (referendum) về một đạo luật, đề án cải cách chính quyền, các vấn đề liên quan đến Liên minh Châu Âu, v.v. Cuộc trưng cầu dân ý được quyết định bởi Tổng thống,
thông qua đề nghị của Thủ tướng hoặc Lưỡng viện. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng chính là bảo vệ Hiến pháp, nói cách khác, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề vi hiến (Unconstitutionality). Trong trường hợp phát hiện một dự luật vi hiến, Hội đồng sẽngăn không cho dự luật đó đến tay Chính phủ, vì vậy dự luật sẽ không được thông qua. Cần lưu ý rằng, các dự luật được thông qua bởi Nghị viện, phải được Tổng thống kí mới trở thành đạo luật chính thức.
3. Mối liên hệ giữa các nhánh quyền lực
Sự phân chia quyền lực là tổ hợp các cơ chế tìm kiếm sự cân bằng giữa các nhánh
quyền lực. Theo Monstequieu, nguyên tắc cần thiết để đạt được điều trên chính là việc
quyền lực kiểm soát quyền lực (Power moderates Power). Ở thể chế hỗn hợp, chúng ta có thể thấy sự phân chia quyền lực dưới hình thức một Lưỡng viện kết hợp với một
nhánh Hành pháp ´´đôi đầu´´ (bicephalous): nhánh Hành pháp được chia thành Tổng
thống – Nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng – người đứng đầu Chính phủ. Thượng viện chỉ nắm giữ vai trò thứ yếu, không có sự ngang hàng với Quốc hội, và không tham gia vào việc thành lập Chính phủ. Việc này chỉ có Quốc hội mới có quyền. Nghị viện không thể gây ảnh hưởng đến các chức năng chính của Tổng thống. Lý giải điều này ở chỗ: trong thiết kế chính quyền của Đệ ngũ Cộng hòa, người Pháp muốn có một nhánh Hành pháp được tự do hơn bởi ở Đệ tứ Cộng hòa, Chính phủ bị kiểm soát bởi Nghị viện.
Một vấn đề khác cần được nhắc đến chính là các đảng phái chính trị. Theo Charles De Gaulle, nguyên nhân sự sụp đổ của nền Cộng hòa thứ tư chính là việc các đảng phái chính trị nắm giữ quá nhiều quyền lực. Điều người Pháp tìm kiếm không phải là hạn chế các chức năng của Nghị viện, mà là vô hiệu hóa tính ưu thế của các đảng phái. Đểphục vụ điều này, cần có một Tổng thống có thể giới hạn quyền lực của các nhóm chính trị. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một số hậu quả.
Điều mà De Gaulle không lường trước, nhưng cuối cùng Francois Mitterrand chỉ ra, chính là tầm quan trọng của các đảng phái chính trị trong việc vận hành thể chế. Thiết kế của Đệ ngũ Cộng hòa đã tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến đời sống chính trị, khiến các đảng phái phải phát triển và hiện đại hóa sao cho phù hợp với thực tại. Hai cực chính của chính trị Pháp, cánh tả (left wing) và cánh hữu (right wing), đã tái cơ cấu bên trong và tái cơ cấu các mối quan hệ với các đảng phái khác cũng như với xã hội Pháp. Có thểkhẳng định, chiến thắng của Mitterrand vào năm 1981 chính là kết quả của Đệ ngũ Cộng hòa, bởi từ năm 1971 ông ta trở thành người lãnh đạo của quá trình đổi mới Đảng Xã hội. Điều tương tự cũng xảy ra với các đảng trung hữu. Nền Cộng hòa thứnăm là một chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các đảng phái chính trị hiện đại.
Đồng thời, các tổ chức chính trị và đảng phái bắt đầu liên kết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Nghị viện không thể hình thành và hoạt động thiếu các đảng phái cũng như Tổng thống không thể thi hành các chính sách nếu không có sự ủng hộ của các tổ chức chính trị. Vì vậy, nền Đệ ngũ Cộng hòa không chỉ dừng lại ở việc thiết kế thể chế, nó còn xây dựng và phát triển các lực lượng xã hội và chính trị, biến những lực lượng nàytrở thành các nhân tố chính để hoàn thiện chính quyền.
Hệ thống chính trị không chỉ là các chuẩn mực hoặc thể chế của nhà nước, mà còn là các giá trị đi kèm. Vì lí do này, một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Đệ ngũ Cộng hòa chính là sự cam kết của các lực lượng chính trị xung quanh việc bảo vệ các hệ thống của chính họ và của đất nước. Các lực lượng chính trị chính của xã hội Pháp, cánh tả và trung hữu, tuy khác nhau về mặt tư tưởng, nhưng đều có những nguyên tắc chung để bảo vệ đất nước. Điều này làm cho văn hóa chính trị Pháp trở thành chỗ dựa vững chắc của bộ máy thể chế hỗn hợp.
(Hết phần 4)

Tài liệu tham khảo:
Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial y Semipresidencial.
México, 2000


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 24 2020, 11:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tác giả bài viét bài dịch này cũng tốt, vì mọi người sẽ hiểu được cơ chế của thể chế đại nghị tư san phương Tây này ra sao (đây cũng là tên gọi khác của nó). Thực ra phần tôi định viết và chủ đề không đối nghịch nhau mà bổ trợ cho nhau. Bài viết trình bầy cơ chế ấy hoạt động thế nào, còn tôi phân tích điều kiện nào khiến thể chế đó hoạt động được.
Như vậy những gì tôi viết sẽ là cái gương chiếu hậu, nếu như ta quan niệm ví dụ hệ thống này giống như cái đầu người, không ai có thể nhìn trực tiếp cái gáy mình mà phải cần có gương.
Chế độ đại nghị tư sản hình thành dần dần theo kinh nghiệm và quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây, mầm mống của nó có từ thế kỷ XVI (bắt đầu bằng cách mạng công nghiệp Hà lan), vì thế bản thân trong sách vở phương Tây nó cũng có phần phản biện. Nhưng nó có điều dở là hoặc nó tản mát, không thành hệ thống, hoặc nó là những thuyết lý không tưởng (ví dụ thuyết vô chính phủ). Vì thế trong thực tế chỉ có chủ nghĩa Mác Lê nin là có một cái nhìn hệ thống, và đặc biệt có thành quả ứng dụng thực tế như ở VN, TQ, không phải là một học thuyết lý thuyết ảo tưởng.
Một điều quan trọng nữa là ngay cả dù là phản biện, những học giả này cũng là người phương Tây, cho nên không thể thoát ra khỏi cái nôi văn hoá mà họ bú mớm từ bé.
Vì thế muốn phản biện nó phải là người của một văn hoá khác, thì mới đầy đủ.
Một người VN bình thường, được học ở VN hiện tại (không phải thời VN cộng hoà miền Nam) , hoàn toàn có khả năng này, chỉ có điều rất đáng tiếc là do chịu ảnh hưởng của “sức mạnh mềm” của văn hoá phương Tây mà họ quên đi, hay bị loá mắt.
Cũng phải nói thêm nữa là khi phản biện nó không phải là để đi tìm một kiểu đối kháng, vì mặc dù thể chế khác nhau, VN vẫn có quan hệ với các nước phương Tây, hiểu họ, phản biện họ có nghĩa là sẽ tìm được cách quan hệ thực tế có lợi, không bị viễn cảnh xâm thực, “diễn biến hoà bình” (như ngôn ngữ ở VN hiện đại dùng).
Phản biện tốt thì học được tốt hơn,vì biết cái gì nên học cái gì không, nó cũng cho mình có nhận xét chính xác hơn chuẩn hơn chính mình. Tóm lại là “hiểu mình hiểu người”, không bị lừa bịp.
Cũng tương tự như vậy, muốn hiểu đầy đủ thể chế này, để tìm nhân duyên, điều kiện hoạt động có lợi của nó người ta không thể dừng ở mức độ xem nó hoạt động trên lý thuyết như thế nào (tức là nội dung của người dịch chủ đề này) mà phải tiếp cận theo hai hướng :
1- Khởi thuỷ nó hoạt động ra sao, từ đó tìm được bản chất của nó.
2- Nó được đưa vào các nước ngoài văn hoá phương Tây thế nào, đặt ra vấn đề gì. Trong cái phần này lại có hai mục nhỏ,
2.1 đó là các nước nghiền được nó, và ứng dụng tương đương (ví dụ Nhật bản)
2.2 Các nước ứng dụng nó có vấn đề (Nga, các nước Đông Âu, các nước thế giới thứ 3)
Với điều 2 này ta sẽ thấy lộ ra vấn đê thích ứng văn hoá.
Như tôi đã nói, phản biện nó tốt nhất là chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng tôi cũng bổ xung thêm các nguồn nhận thức khác của chính phương Tây : vị dụ thuyết cấu trúc (structuralisme), thuyết tâm lý (Freud), các học giả tư sản ảnh hưởng Mác ( ví dụ Pierre Bourdieu, Pháp), eurrocommunisme, v..v.. các học giả kinh tế tư sản Keynes, Hayek, ..Đây chính là phần phản biện rải rác mà tôi nói ở trên. Và cả các nhận thức tư tưởng văn hoá của thế giới ngoài phương Tây mà vì tôi rất yêu thích chúng nên cũnng sử dụng (như cách mạng hồi giao I ran, văn hoá châu Phi), những nhận thức này sẽ giúp tìm hiểu sự thâm nhập và tương tác với phương Tây ra sao.
Tất nhiên khi viết tôi sẽ trộn lẫn chúng, chứ tôi không thể chỉ ra rõ ràng cái này lấy từ đâu từ đâu, vì tôi cũng đã nghiền nó ra biến thành của mình để sử dụng. Nhưng với những điều nói ở trên, ai muốn tìm hiểu thêm thì có cửa để tìm hiểu tiếp dễ dàng hơn, và không bắt buộc phải cho rằng tôi đúng hay sai.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2020, 12:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Người định dịch tiếp tài liệu về nhà nước pháp quyền kiểu đại nghị tư sản chắc không muốn viết nốt, nhưng chắc có nhiều người quan tâm tới hình dạng của loại hình nhà nước này. Nói theo chiều xuôi, tức là quảng cáo, nhồi sọ, tuyên truyền cho hình thức nhà nước này trên thế giới không thiếu, trên mạng cũng không thiếu, cho nên nhân thể có bài viết trên, tôi « bật mí » cho những ai muốn tìm hiểu thêm nó, nhưng dưới dạng phê phán, thì mới hiểu bản chất của nó được.
Để tìm hiểu dưới dạng phê phán (critique) bộ máy nhà nước kiểu này, có một tác giả rất là tốt, đó là Antonio Gramsci. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Ý vào thập niên 20, đúng vào lúc cách mạng tháng mười. Nhưng khác với ở Nga, cách mạng ở cả Ý và Đức đều không thành công. Từ sự thất bại này, mà Antonio Gramsci phân tích nó, và để tìm hiểu nó, tất nhiên ông ấy phải phân tích xã hội tư sản Ý đương thời. Vì nước Ý là nước phát triển tư bản muộn, và nó cũng có nhiều tàn tích phong kiến, quý tộc, cũng như tôn giáo (đạo cơ đốc , với Vatican, là ở Ý), nên ông rất quan tâm tới việc phân tích kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản. Những điều Antonio nói là chuẩn cho nước Ý, nhưng thông qua đó nó cũng bổ xung cho những gì Mác viết về Tây Âu, có điều từ thời Các Mác còn sống (thế kỷ XIX) tư bản đã phát triển hơn, và Antonio đã nắm bắt được điều này.
Như vậy, nếu kết hợp những gì Mác viết về Tây Âu (như về Pháp, Đức), kết hợp với những gì Antonio Gramsci viết, thì ta có thể thấy xã hội tư bản phương Tây phát triển thế nào. Ở đây tôi nhấn mạnh là Tây Âu, chứ không phải là cho toàn thế giới. Vì với tôi không có một thứ chủ nghĩa Mác chung chung, mà tùy theo từng nơi, tường điều kiện văn hóa mà ta có những chủ nghĩa Mác khác nhau, giống như các tông phái của đạo Phật.
Bởi vì tư bản phương Tây thích áp chế hình thức nhà nước của nó (đại nghị tư sản) để xâm thực giống như sử dụng Thiên chúa giáo vào thế kỷ XIX, nên tìm hiểu cơ chế gan ruột của nó (điều mà Gramsci làm cho nước Ý, một nước phương Tây) là rất thú vị, vì ở đây ta sẽ hiểu được định kến của nó, cách nó định xâm thực.
Công lao lớn nhất của Gramsci là đã phân tích rõ hơn phần kiến trúc thượng tầng của một xã hội tư bản phương Tây là gì. Theo ông nó có hai phần liên quan chặt chẽ đến nhau đó là xã hội dân sự (société civile) và cơ chế nhà nước (société politique). Trong sự liên hệ này, nếu là một nước tư bản phát triển hòa bình, không phải sử dụng cơ chế trấn áp trực tiếp, thì xã hội dân sự sẽ phát triển. Xã hội dân sự này là « bàn tay nhung » của cấu trúc thượng tầng. Trong trường hợp không phát triển hòa bình được, thì nhà nước chỉ còn cơ chế trần trụi, tức là độc tài. Đặc biệt, có cả trường hợp khi cơ chế nhà nước xụp đổ, (đây là tình trạng nước Ý sau đại chiến I), thì xã hội dân sự đã tự nó đẻ ra các dạng nhóm vũ trang , để trấn áp dựng lại nhà nước, như là trường hợp các tổ chức phát xít ở Ý với Mussolini.
Trong trường hợp bình thường, thì từ cơ chế xã hội dân sự này, nó có các thể loại bầu bán, đa đảng, .. mà như người trong chủ để này đang viết.
Một điều thú vị nữa của Gramsci, là ông đã phân tích tư sản cấu kết với phong kiến thế nào, và sự chuyển giao quyền lực giữa hai giai cấp này ra sao. Ví dụ trong trường hợp nước Ý, giai cấp tư sản vẫn để cho giai cấp phong kiến nắm quyền lực nhà nước, nhưng quyền lực kinh tế là của giai cấp tư sản, và giai cấp tư sản thực hiện nó bằng cách ..mua các người đứng đầu của phe đối lập kia.
Ở Ý còn có vấn đề nữa, đó là kiến trúc thượng tầng ở đây gần như bị lũng đoạn bởi nhà thờ cơ đốc giáo, và nhà thờ cơ đốc giáo về mặt lịch sử đi với giai cấp phong kiến quý tộc. Vậy ở Ý giai cấp tư sản đã làm thế nào để trung hòa được vấn đề này.
Như vậy những phân tích của Gramsci rất là thú vị, vì nó gần với tình trạng một nước ở thế giới thứ 3 hơn, ví dụ tàn dư phong kiến còn nhiều, giai cấp tư sản yếu ớt, .. tất nhiên ở đây ta phải trừ bì đi phần tư sản mại bản, chế độ thuộc địa. Nhưng cái nhìn, phân tích của Gramsci có thể áp dụng để nhìn vào nhiều nước khác như Brazil, Mexico, thậm chí Philippines..
Đối với những nước như VN, thì điều thú vị là phần nói về xã hội dân sự, và quan hệ của nó với nhà nước. Và vì hiện tại, phương Tây chủ yếu tìm cách xâm thực bằng cách kích động bạo loạn qua hình thức một xã hội dân sự đểu, dựng lên một xã hội dân sự ngoại lai, được sự ủng hộ của bên ngoài, thì cái nhìn của Gramsci càng có giá trị, vì nó giúp người ta tìm đường hướng bảo vệ tổ quốc không chỉ thông qua phát triển kinh tế, mà còn là sự tổ chức, hướng dẫn một xã hội dân sự gắn bó với nhà nước XHCN, với độc lập dân tộc, bởi vì xã hội dân sự đi liền với kinh tế thị trường.
Mặc dù Gramsci thú vị như vậy, nhưng phần kết luận ông ấy rút ra cho nước Ý và Tây Âu thì lại dở, và là sai lầm lớn. Vì chỉ quan tâm tới xã hội dân sự, tác động của nó vào xã hội, ông ấy lại đánh giá nhẹ phần nhà nước thâm sâu, phần quyền lực của nhà nước thực sự. Vì thế eurocommunisme (chủ nghĩa cộng sản châu âu), xuất phát điểm từ phân tích của Gramsci lại đi vào ngõ cụt.
Mặc dù có những yếu điểm ấy, những phân tích của ông về kiến trúc thượng tầng cũng soi sáng nhiều điều, ta không thể nhân nó lên thành dạng tổng quát hóa, mà phải luôn gắn bó nó với nước Ý, rồi sau đó mới rút ra những bài học mà mình muốn. Và điều đầu tiên người ta phải hiểu là xã hội dân sự, mà ở Tây Âu Mỹ nó gọi là dân chủ (démocratie), có tinh chất giai cấp rõ rệt, chứ không phải là « chính quyền toàn dân của nhân dân », nhưng nó tạo dựng rất khéo, che đi phần giai cấp kia.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2020, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, Gramsci đã cụ thể hóa được, trong trường hợp một chế độ tư sản điển hình phương Tây (bao gồm Tây Âu, Mỹ, và một phần Nhật bản) thế nào là kiến trúc thượng tầng, thế nào là hạ tầng cơ sở của các chế độ này. Ở trên tôi nói một phần Nhật bản, vì do văn hóa khác biệt, nên cách Nhật bản áp dụng nó cũng không hoàn toàn giống ở phương Tây. Và như vậy, ta có thể dễ dàng suy ra rằng, hiến pháp, các quy luật pháp quyền, mà người dịch trình bầy ở đây (tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, ..), về thực chất là giao diện (interface) giữa hai cơ cấu kiến trúc thượng tầng, giữa xã hội dân sự và cơ chế nhà nước. Nó là bản cam kết hiệp ước giữa hai bên.
Chuyện gì xẩy ra nếu một cái chân của nó, ví dụ xã hội dân sự quá ọp ẹp, tức là trong xã hội không có sự đồng thuận về tư tưởng. Khi xẩy ra chuyện này, thì lập tức chế độ độc tài (dictature) được lập ra. Ta có thể lấy ví dụ ngay bằng chế độ Ngô Đình Diệm ở VN. Do sức ép bên ngoài, hiệp định Giơ ne vơ đã được ký với rất nhiều bất lợi cho cách mạng VN. Thỏa thuận trong hiệp định này không phản ánh thực tế chiến trường trong kháng chiến chống Pháp lúc đó. Kết quả chế độ Ngô Đình Diệm không thể tạo ra một xã hội dân sự ủng hộ mình, vì người dân ủng hộ kháng chiến, Việt Minh, cho nên nó là một chế độ độc tài. Tất nhiên đây không phải là điểm yếu duy nhất, mà nó còn có một điểm yếu nữa, khi nào tôi giới thiệu thuyết cấu trúc (structuralisme) thì tôi sẽ chỉ ra.
Chuyện gì xẩy ra nếu cơ chế chính trị tan vỡ, nhưng xã hội dân sự của nó mạnh. Đây chính là điều xẩy ra ở Ý, Đức vào thời điểm 1917-1922. Lúc này, dưới tác động của đại chiến I, nước Đức thua trận, nước Ý đứng về phe chiến thắng, nhưng cũng thiệt hại nặng nề, .. từ đó dẫn tới sự tan ra của hai nhà nước tư sản ở đây. Vào năm 1919 (tức là muộn sau 2 năm so với cách mạng tháng mười), đã bùng nổ cách mạng Đức, và công nhân cũng lập ra các Xô Viết. Nhưng chuyện tương tự cũng xẩy ra ở Ý. Nhưng khác với ở Nga, giai cấp tư sản Đức, Ý mạnh hơn, nên tự nó đã lập ra các tổ chức vũ trang tư nhân, ở Ý chính là các nhóm phát xít. Các tổ chức vũ trang tư nhân này đã đàn áp phong trào công nhân, khôi phục lại nhà nước tư sản dưới dạng nhà nước phát xít. Đây là ví dụ điển hình của của việc chuyển đổi qua lại giữa hai cực của một thượng tầng kiến trúc.
Nói một cách khác nữa, khi nhà nước tư sản tìm được một sự đồng thuận trong xã hội, thì xã hội dân sự tồn tại, và điều này được thể hiện qua hình thức « dân chủ », trong trường hợp ngược lại, nhà nước tư sản không tạo ra được một sự đồng thuận, thì nó thành độc tài.
Lấy một ví dụ nữa của lịch sử VN để chứng minh. Thời thực dân Pháp, nước Pháp là một nhà nước đại nghị dân chủ phương Tây điển hình, vậy tại sao ở thuộc địa của nó là Đông Dương, nó lại gần như hoàn toàn là bạo lực, với một chế độ thuộc địa man rợ. Đơn giản là dù bằng cách nào đi nữa, Pháp cũng không thể tạo ra một xã hội dân sự mà sự đồng thuận là một chế độ nô lệ, bất bình đẳng giữa người Pháp và người VN. Ngoại trừ vài dạng như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Quang Chiêu, những loại được lề trái tung hô ầm ỷ, cố gắng tạo buzz trên mạng xã hội .. và một số tay sai khác, không ai người ta chấp nhận điều này. Trong trường hợp này thì chỉ có đàn áp
Hiện nay, theo tuyên truyền của phương Tây, nó cố gán ghép chế độ phát xít và chế độ XHCN cũ như một dạng độc tài, và tìm mọi cách xóa mờ mối liên quan qua lại giữa một thể chế dân chủ đại nghị phương Tây và dạng nhà nước phát xít, coi chúng có bản chất khác nhau, nhưng điều này là fake. Thực tế lịch sử chứng tỏ, để chuyển một chế độ dân chủ đại nghị phương Tây sang phát xít, nó không cần một cuộc cách mạng nào cả, đây chính là bằng chứng của việc « đồng hội đồng thuyền », mà việc hình thành nhà nước phát xít Ý, rồi nhà nước Quốc Xã Đức là ví dụ điển hình. Gramsci, khi phân tích lịch sử Ý cận đại và hiện đại đã chỉ ra điều này, và đây là đóng góp lớn của ông với chủ nghĩa Mác.
Vậy nhà nước tư sản làm sao tìm được một đồng thuận xã hội, để giữ quyền như ở Tây Âu và Mỹ. Đây là điều mà nhiều học giả tư sản, nhưng ít nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, tìm hiểu và chỉ ra được. Ở đây tôi chỉ nói tới hai học giả Pháp đó là Michel Faucault (Mi xen phu cô) và Piere Bourdieu ( Pi ê buốc điêu). Có thể có những học giả khác nữa, nhưng tôi không biết, vì ít nhiều tôi đọc bằng tiếng Pháp là chính. Nhưng dù sao đi nữa, hai học giả này cũng đặc trưng cỡ thế giới.
Họ giải thích điều này bằng khái niệm « thống trị » trong khoa học xã hội và ứng dụng xã hội. Ở đây các tác giả đã không sử dụng khái niệm bóc lột (exploitation) vì nó có tính chất kinh tế, tức là phần hạ tầng cơ sở, mà sử dụng khái niệm thống trị (domination) để thay thế vì nó nằm trong phạm trù kiến trúc thượng tầng. Lịch sử loài người như vậy là các dạng thống trị khác nhau. Nhưng muốn thống trị phải tìm sự đồng thuận, của cả hai bên tức là bên thống trị và bên bị trị. Cả hai cùng chấp nhận được.
Với Pi ê Buốc điêu, thì sự đồng thuận này thông qua các habitus (tức là các thói quen). Các thói quan này được tạo ra trong các « trường tranh đấu » (champs de lutte), trong từng lĩnh vực của xã hội(lịch sử, văn hóa, nhân sinh quan, ..), và mỗi « đấu thủ » (tức là một cá nhân, vì triết học Pháp và phương Tây nói chung đều lấy gốc là cá nhân con người) đều có một dạng « tích lũy tư bản » để có lợi thế. Tích lũy này không phải là tiền mà là văn hóa, là nhận thức ứng sử,có cả tính kế thừa theo gia đình, môi trường sinh sống .. nó có cái gì đó từa tựa như truyền thống, hay « nghiệp » trong đạo Phật.
Còn với Mi xen phu cô, thì ông ta nghiên cứu sự liên quan giữa nhận thức của một xã hội với quyền lực trong xã hội ấy, cũng như nhưng cơ chế tạo ra nó (savoir, pouvoir, dispositifs). Với phu cô, thì nhận thức của một cá nhân không phải là độc lập, mà phụ thuộc vào quyền lực và cơ chế quyền lực đóng khung cái xã hội mà con người đó sống.
Ở đây tôi không có thời gian để phân tích từng học giả, vì nó rất thú vị, chỉ lấy nó làm dẫn chứng là để tạo ra một xã hội dân sự, thì xã hội ấy phải tạo dựng được các habitus, có cơ chế hợp lý , để tạo ra nó. Như vậy xã hội dân sự gắn liền với nhà nước, với xã hội, ..không phải là một thứ được nặn ra điều khiển từ nước ngoài, mà tôi gọi là xã hội dân sự đểu.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 17 2020, 12:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề kiến trúc thượng tầng bao gồm xã hội dân sự và cơ chế nhà nước, có được chủ nghĩa xã hội hiện thực nói tới không. Thời hệ thống XHCN cũ còn, thì kiến trúc thượng tầng (tức là hệ thống chính trị) của nó cũng có hai típ. Một típ kiểu Liên Xô, Đông Âu. Một Típ kiểu châu Á, mà điển hình là TQ , VN.
Nếu trong típ kiểu Đông Âu, vấn đề xã hội dân sự này không được coi trọng, thì ở típ châu Á, mà tôi gọi là Mác xít Nho giáo, xã hội dân sự có mặt trong kiến trúc thượng tầng của nhà nước, và người đầu tiên đặt cơ sở cho nó chính là Mao Trạch Đông. Mao trạch Đông có rất nhiều tác phẩm lý luận Mác xít có giá trị, đặc biệt đối với các nước thuộc địa, thế giới thứ 3, vì thế không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều đảng Mao ít (tức là theo chủ nghĩa Mao) mà không phải do TQ lập ra, chỉ vì ảnh hưởng tư tưởng. Mao trạch Đông có nói tới vấn đề xã hội dân sự này, trong tác phẩm nổi tiếng của ông « Bàn về dân chủ nhân dân mới » viết vào thời điểm nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
Cơ chế « dân chủ nhân dân mới » này vẫn là cái đế cấu trúc lên kiến trúc thượng tầng chính trị ở TQ ngày nay, dù về sau, mỗi một thời kỳ, Đảng CS Trung quốc lại thêm thắt, phát triển nhiều điều mới vào. Trong cơ chế « dân chủ nhân dân mới », các tổ chức dạng xã hội dân sự, được nằm dưới sự chỉ đạo của mặt trận tổ quốc. Hiện tại ở TQ vẫn có đa đảng, trong quốc hội TQ có tới 8 đảng, nhưng là những đảng nhỏ, và người ta có thể « thối mồm » gọi nó là bù nhìn. Nhà nước TQ hiện tại như vậy vẫn có xã hội dân sự.
Ở VN cũng như vậy, mặc dù thời 1979-1991, « nhất biên đảo »(quay về một phía) theo Liên Xô, dù đã đổi tên cả chức thủ tướng thành « chủ tịch hội đồng bộ trưởng », rồi định bỏ vai trò chính trị viên trong quân đội, .. cho giống Liên Xô (may mà ông Lê Đức Anh cản được), cơ cấu tổ chức nhà nước ở VN cũng theo hình thức dân chủ nhân dân mới này. Thậm chí cho tới năm 1989, tức là khi Liên Xô tan rã, thì VN vẫn có hai đảng nhỏ là đảng dân chủ và đảng xã hội.
Và mặc dù không theo TQ, khi Liên Xô tan rã, thì chức hội đồng bộ trưởng lại trở thành thủ tướng như ta thấy bây giờ một cách tự nhiên. (Giống như có thời đòi đổi ngày nhà giáo 20/11, hay đòi đổi quốc ca, nhưng rồi không thể làm được, vì nó không tự nhiên)
Tại sao lại có sự khác biệt này giữa các nước XHCN Đông Âu và VN, TQ ở châu Á. Đơn giản là ở VN, TQ CNXH gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc. Điều này cực kỳ rõ ràng ở VN, do kháng chiến chống ngoại xâm, ở TQ do là nội chiến với Quốc Dân Đảng, vấn đề này nhạt hơn một chút, tính chất đảng rõ rệt hơn. Ví dụ, rất gần đây, khi Tổng Bí thư, chủ tịch nước Tập cận Bình của TQ đi duyệt binh, điều tôi ngạc nhiên là quân đội hô to « Trung với đảng » mà không phải là « Trung với nước ».
Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thì phải đoàn kết dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà ở VN, TQ nhà nước dựa trên liên minh giai cấp. Như ở VN, không chỉ là công nhân, nông dân mà là công nhân, nông dân, trí thức. Ở TQ cũng tương tự như vậy với điều khác biệt là : công nhân, nông dân, trí thức, binh lính. Liên minh này được thể hiện ngay trên quốc kỳ TQ. Quốc kỳ nước này mầu đỏ, có 5 ngôi sao, nằm vào phía Tây Bắc lá cờ. Trong đó có một ngôi sao to, biểu tượng cho đảng CS TQ, và 4 ngôi sao nhỏ vây quanh, biểu tượng cho 4 « giai cấp » tôi nói ở trên. Bản thân vấn đề liên minh công nông và trí thức này đã cho thấy chủ nghĩa Mác lê nin Nho giáo khác với XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, vì họ không có trí thức, và cũng không có binh lính, cũng như nếu xét theo chủ nghĩa Mác cổ điển, do Mác nói ra thì trí thức và binh linh không phải là giai cấp.
Sự khác biệt giữa Mác xít Nho giáo và Mác xít châu Âu kia, đã khiến cho trong kiến trúc thượng tầng của VN, TQ có xã hội dân sự. Và nó cũng là bộ phận của hệ thống chính trị, giống như nhận xét của Gramsci.
Điều đặc biệt nữa. Bản thân Gramsci cũng quan niệm, trong một thể chế mới, không phải là dạng đại nghị tư sản, thì đảng cộng sản phải nắm vai trò lãnh đạo. Đây cũng là điều hiện thực ở VN, TQ ngày nay.
Gramsci chủ yếu viết các tác phẩm của ông trong tù, giai đoạn 20-30. Mao trạch Đông viết tác phẩm của ông vào cuối những năm 40, như vậy Mao trạch Đông đã chịu ảnh hưởng của Gramsci. Hoàn toàn không ? chắc chắn Mao trạch Đông không đọc Gramsci bao giờ, vì ngay ở châu Âu, người ta chỉ nói tới Gramsci từ những năm 60. Nhưng do phân tích hiện thực xã hội ở TQ mà ông viết ra, cũng như Gramsci phân tích xã hội, lịch sử Ý.
Nếu có một cái gì đó có thể ảnh hưởng tới tư duy của Mao trạch Đông, thì có lẽ đó là sách lược của Quốc Tế cộng sản với các nước thuộc địa, thế giới thứ 3 tạo ra. Theo dấu chân của luận cương về các vấn đề thuộc địa của Lê nin (luận cương đã giúp bác Hồ trở thành người Mác xít), Quốc tế cộng sản yêu cầu các Đang CS ở các thuộc địa liên minh với giai cấp tư sản, ngay cả khi lực lượng cách mạng không phải do giai cấp công nhân liên minh với nông dân lãnh đạo. Đây chính là giai đoạn cách mạng 1920-1935 ở TQ, và hệ quả của nó là ĐCS TQ bị Quốc dân đảng tàn sát, đàn áp. Liên minh giai cấp kiểu này không thể làm được. Chính vì thế trong « dân chủ nhân dân mới », Mao trạch Đông nói tới vai trò lãnh đạo của ĐCS.
Ở VN, ngay từ năm 1930, khi ĐCS Đông Dương ra đời đã có các tổ chức phụ trợ, các hội đoàn phụ nữ, nông hội đỏ, .. Khi Việt Minh ra đời, thì đây cũng là một liên minh các lực lượng yêu nước, và khi kháng chiến bùng nổ, thì các lực lượng yêu nước giả cầy khác cũng bán sống bán chết về hàng thực dân Pháp, để cho Pháp dựng lên chế độ bù nhìn năm 1948, tiền thân của các chế độ miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Như vậy trong truyền thống Mác-Lê nin Nho giáo, có xã hội dân sự, có cơ chế cho xã hội dân sự thông qua mặt trận tổ quốc. Xã hội dân sự không chỉ ở các nước Đại nghị tư sản mới có.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 18 2020, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tới đây, tôi sẽ điểm mặt xã hội dân sự này được sử dụng như thế nào từ khi nó được « phát hiện ra » bởi Gramsci vào đầu thế kỷ XX. Nó có hai giai đoạn :
- Giai đoạn một, thuyết lý này được sử dụng như một trào lưu cách mạng, giai đoạn 1960-1988 của các phong trào công nhân, cánh tả.
- Giai đoạn hai là lý thuyết này được sử dụng như một trào lưu phản cách mạng, trong các dạng cách mạng nhung, cách mạng mầu từ sau khi Liên Xô và phe XHCN kiểu cũ tan rã đến nay như phương Tây sử dụng, mà những gì đang xẩy ra ở Bạch Nga là một ví dụ.
Và từ đó người ta có thể thấy khiếm khuyết của Gramsci khi đưa ra vấn đề này, cũng như tìm thấy cấu trúc mà nó được dùng trong các trào lưu phản cách mạng để khiến nó thành công hay thất bại.

Rồi từ đó nhìn vào VN, bởi vì VN cũng có cơ cấu chính trị để xã hội dân sự này hoạt động tốt mà lại ngăn chặn được sự lợi dụng của các dạng phản cách mạng.

Như vậy, các bác sẽ hiểu rõ hơn, cụ thể những quy luật vận hành của kiến trúc thượng tầng (tức là luật chơi của các tổ chức nhà nước xã hội : đảng, quốc hội, chính phủ, hiệp hội, ..) chính là hiến pháp và hệ thống pháp luật. Nhưng chúng chỉ là giao diện, hình thức hóa quan hệ giữa các cấu thành của kiến trúc thượng tầng bao gồm xã hội dân sự và cơ chế nhà nước. Và cả cái kiến trúc thượng tầng này lại đặt lên trên hạ tầng cơ sở (infrastructure), đó chính là các quan hệ sản xuất, sở hữu công cụ sản xuất, mà từ đó dẫn tới hình thái giai cấp của một xã hội.

Chính vì các dạng hiến pháp, luật pháp này chỉ là giao diện, cho nên hãy tưởng tượng mang nó vào rừng châu Phi ép cho người píc mê dùng, thì không vì thế mà xã hội của họ thành nước Mỹ, nước Pháp, hay nước VN, TQ. Nó không phải là cái đế, không phải bản chất, mà chỉ là sự thể hiện hiện hình một cấu trúc kinh tế xã hội của một nước (trong trường hợp nước đó độc lập thật sự, ví dụ như nước VN hiện tại), hay là sự cướp bóc chiếm đoạt xâm lược của nước ngoài (nếu bị nước ngoài ép vào, như thời thuộc địa ở VN hay thời chế độ miền Nam cũ)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 22 2020, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bắt đầu câu chuyện này với xã hội dân sự Ý, quê hương của Antonio Gramsci. Nhờ đảng cộng sản Ý, dưới sự lãnh đạo của Togliati mà các tác phẩm cũng như tư tưởng của Gramsci được tuyên truyền rộng rãi từ những năm 60.
Trong thực tế thì lý thuyết của Gramsci đã tạo cái đế lý thuyết để đảng cộng sản Ý, với một số lượng đảng viên tới 2 triệu người, là đảng lớn nhất nước Ý, có thể tham gia vào hệ thống bầu cử Ý, với lý do giành chính quyền qua bầu cử, thông qua xã hội dân sự ở đây.
Nhưng lý thuyết của Gramsci cũng được giới học thuật tư sản ý và Tây Âu chấp nhận, vì nó có một nhận định rằng hệ thống chính trị của Liên Xô là lạc hậu, trong khi trong thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ tồn tại ở Liên Xô, như vậy cái mà ông định tìm là một thứ ảo tưởng. Cũng chính vì thế mà Gramsci được phong là nhân vật vĩ đại nhất có đóng góp cho chủ nghĩa Mác chỉ sau Các Mác. Từ đó chủ nghĩa Mác ở Tây Âu có thể đi trực tiếp từ Mác tới Gramsci mà bỏ qua Lê nin, từ đó mà có thuyết eurocommunisme (tức là chủ nghĩa cộng sản châu Âu, con đường của Tây Âu đi lên chủ nghĩa cộng sản)
Hệ thống chính trị Ý đã làm thế nào để khiến một đảng lớn nhất không thể tham gia chính quyền.
Chắc cũng có nhiều người đã xem bộ phim truyền hình nói về thẩm phán falcon ở Ý, điều tra về Mafia. Với một người nước ngoài, thì Mafia, pizza, design có thể được coi là những điển hình khi nói tới nước Ý, nhưng ít người biết rằng Mafia là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng chính trị Ý từ sau đại chiến thế giới, tức là năm 1945, cho tới cuối thập niên 90, khi hệ thống XHCN cũ sụp đổ.
Hiện nay, việc liên minh giữa Mafia Ý và đảng dân chủ thiên chúa giáo, là đảng cầm quyền ở Ý suốt thời gian từ năm 45 tới những năm 90 không còn là điều xa lạ, và bí mật. Chỉ sau những năm 90, thì Mafia mới bị nhà nước Ý tìm cách khống chế, tiêu diệt. Chính vì thế mới có những chuyện đặc biệt, như trùm Mafia bị truy nã vẫn sống nhởn nhơ ngày trên đất Ý, trong một vùng đất mà diện tích chỉ cỡ bằng hai tỉnh của VN, nhưng suốt 30 năm mà cảnh sát Ý tìm không ra.
Câu chuyện bắt đầu thế nào. Mafia thực ra đã tồn tại từ giữa thế kỷ XIX ở miền nam nước Ý(tính từ dưới thủ đô Roma xuống dưới, với thủ phủ là đảo Si-xin-li-a). Việc hình thành Mafia thực ra là hệ quả của việc thống nhất nước Ý mà ra, bởi nước Y thống nhất, thì chỉ có miền bắc Ý là phát triển, có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực sự, còn miền Nam Ý hình thái nông nghiệp phong kiến vẫn là chủ yếu. Chính vì thế mà luật lệ tư bản với các hình thái quan hệ sản xuất tư bản cập kênh với quan hệ xã hội ở miền Nam ý, nơi quan hệ kiểu phong kiến là chính. Nhưng giai cấp tư sản Ý liên minh với phong kiến Ý, cho nên sự áp dụng luật pháp Ý ở miền Nam Ý chỉ có tính chất tượng trưng. Còn luật ngầm thực tế thì không phải. Và lực lượng giữ cái luật ngầm này chính là các tổ chức Mafia.
Nói theo lý thuyết Mác xít, thì đây chính là hiện tượng cấu trúc thượng tầng lệch pha phát triển với hạ tầng cơ sở. Một điều tương tự cũng xẩy ra ở miền Nam Mỹ, sau nội chiến, thì ở vùng này đã phát sinh ra KuKluKlan để nhằm đàn áp người da đen, khiến cho họ không thể sinh hoạt theo những luật « formal » mà chính quyền liên bang Mỹ đưa ra. Hiện tượng KuKluKlan và Mafia là giống nhau về bản chất.
Nhưng khi chính quyền phát xít Ý lên vào năm 1922, thì chính quyền này đã tận diệt Mafia. Thời phát xít (1922-1944) Mafia ở Ý không còn tồn tại. Cũng vào thời kỳ này mà chính quyền phát xít đã đoạn tuyệt với nhà thờ Cơ đốc giáo, khiến cho nhà thờ này trở thành một nước (Va ti căng). Nếu chính quyền phát xít Ý có những phần đen tối khác, thì chính quyền này đã thực sự hoàn thành việc thống nhất nước Ý về mặt xã hội.
Nhưng Mafia Ý vẫn tồn tại ở trong tầng lớp người Ý di cư sang Mỹ. Trong đại chiến thế giới II, Mỹ cần phải có một lực lượng tay trong ở Ý, và Mafia Ý ở Mỹ được vời tới. Khi Mỹ quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Ý, thì các nhóm mafia xông ra chiếm giữ các chính quyền địa phương ở đây. Và từ đó Mafia xâm nhập vào hệ thống chính trị Ý sau đại chiến II, trở thành trụ cột của đảng dân chủ thiên chúa giáo.
Tại sao lại thế ? bởi vì phát xít Ý thực ra là các lực lượng của giai cấp tư sản Ý. Và thời phát xít, lực lượng chống lại chủ nghĩa phát xít chủ yếu là đảng cộng sản Ý, chính vì thế sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, thì đảng cộng sản Ý là đảng lớn nhất ở nước này. Nhưng Mỹ không thể để cho đảng cộng sản Ý nắm quyền, và cũng không thể sử dụng tàn dư phát xít Ý như một lực lượng chính trị. Còn lại Mafia.
Nói một cách khác, Mafia đã được sử dụng như là một lực lượng ngầm, một thứ bạo lực ngầm về chính trị để khiến cho xã hội dân sự Ý không thể đổi chiều. Mafia ở Ý không chỉ có buôn thuốc phiện, sòng bạc, mà còn lây lan tới các cơ sở sản xuất, xây dựng. Là một nhà nước ngầm ở Ý, được nhà nước này nuôi dưỡng thông qua mối dây liên hệ giữa đảng dân chủ thiên chúa giáo nắm quyền và Mafia.
Chỉ tới khi Liên Xô và phe XHC tan rã, thì mối liên hệ giữa Mafia và đảng dân chủ thiên chúa giáo cầm quyền này mới bị cắt đứt, và đảng dân chủ thiên chúa giáo cũng tan rã sau đó.
Không chỉ sử dụng Mafia mà nhà nước Ý còn sử dụng các nhóm vũ trang cực đoan ngầm, ví dụ như vụ nổ bom ở nhà ga ở Bo lôn (Bologne) là do các nhóm cực hữu, kiểu phát xít tạo ra, nhưng được đổ tội cho phái tả. Hoặc lợi dụng phái tả cực đoan (như vụ bắt cóc thủ tướng Ý) để tạo dư luận, tất cả những vụ việc trên đều xẩy ra vào thập niên 70, đầu 80.
Trong thực tế, thì đảng cộng sản Ý không thể nào nắm quyền được, dù bầu cử được mang tiếng là tự do, vì quân đội Mỹ đóng ở Ý, và Ý ở trong NATO. Nhưng bằng cách sử dụng Mafia để lũng đoạn xã hội dân sự Ý, giai cấp tư sản Ý không cần sử dụng tới biện pháp độc tài như ở các nước mà đảng cộng sản có ưu thế lớn trong xã hội dân sự, có thể thắng cử.
Hiện tại hiện tượng Mafia này ở Ý ngày càng yếu đi, nhưng vẫn tồn tại. Vì ngoài những yếu tố chính trị, xã hội ở trên, nó còn có một yếu tố nữa mà miền Nam Ý có thể chung với đảo Cóc (ở Pháp). Đó là yếu tố văn hóa, đó là hiện tượng các cộng đồng họ tộc, đó là quan niệm họ tộc cao hơn nhà nước.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 24 2020, 08:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy những kết luận của Gramsci về xã hội dân sự, không nói hết được bản chất của kiến trúc thượng tầng, và việc chỉ tác động vào xã hội dân sự, mà không tác động được vào nhà nước thâm sâu, thì vô ích. Chính vì thế mà hình thức eurocommunisme ở Tây Âu đi vào ngõ cụt, như tôi nói ngay lúc đầu, khi giới thiệu Gramsci.
Với ví dụ của chính phủ Alende ở Chi lê vào năm 1970-1973, thì vấn đề này càng rõ hơn. Vào năm 1970, liên minh cánh tả ở Chi lê đã thắng cử đưa Alende lên thành tổng thống. Liên minh cánh tả này không phải là cộng sản, mà đảng cộng sản chỉ là một thành viên, trong liên minh còn có cả phe tả thiên chúa giáo. Bản thân Alende cũng là người của đảng xã hội, chứ không phải là người cộng sản. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, chính phủ Alende lập tức bị Mỹ kiếm chuyện. Bởi vì chính phủ Alende định quốc hữu hóa công nghiệp khai thác đồng ở nước này, ngành công nghiệp này hoàn toàn năm trong tay Mỹ. Vì thế lúc đó Chi lê ở vào tình trạng như Cu ba hồi đầu cách mạng 1959 (ở Cuba là công nghiệp mía đường).
Hiện nay tin tức về cuộc đảo chính của Pi nô chê vào tháng 9/1973 cũng như những gì xẩy ra ở Chi lê trong thời gian này (1970-1973) có rất nhiều trong sách vở và trên mạng. Và việc can thiệp của Mỹ thông qua CIA cũng không phải là điều gì bí mật. Điều đáng nói ở Chi lê, là không chỉ có Mỹ chống phá, mà các lực lượng phái hữu của giai cấp tư sản Chi lê cũng chống phá. Cũng phải nói thêm rằng, chính sách của chính quyền Allende (A len đê) không phải là chính sách của một nhà nước XHCN kiểu như Liên Xô, nó gần với chính sách của các đảng xã hội ở Tây Âu hơn, mà ta có thể lấy ví như ở Bắc Âu (Thụy điển, Phần lan, Đan mạch).
CIA đã can thiệp ngay từ đầu, trong quá trình bầu cử, và sau đó, với các chính sách bóp nghẹt thương mại, đã khiến cho đời sống xã hội ở nước này rất là khó khăn. Nhưng điều này cũng không đánh đổ được chính phủ A len đê. Chính phủ A len đê bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự, do Pi nô chê đứng đầu, và sau đó chế độ độc tài được thiết lập. Chế độ này kéo dài tới những năm 90 mới chấm dứt (sau khi hệ thống XHCN kiểu cũ tan rã)
Từ thập niên 90 đến nay, Chi lê đã trở lại với hình thức đa nguyên đa đảng. Nhưng những vấn đề xã hội ở đây cũng không được giải quyết, mặc dù Chi lê được xếp vào hạng « con hổ kinh tế », là điển hình về chính sách tư hữu hóa do nhóm kinh tế Mỹ vẫn được gọi là Chicago Boys cố vấn.
Cách đây chưa tới một tháng, ở Chi lê đã có biểu tình bãi công rộng rãi của người lao động kéo dài hàng tháng trời, khiến cho nước này không thể tổ chức được APEC (trước khi có dịch Cô vi). Kết quả, nước này phải viết lại hiến pháp, để người dân lao động có thể có phúc lợi xã hội trong nhưng nhu cầu rất cơ bản như giáo dục, y tế, giao thông.. Nguyên nhân là khi Pi nô chê nhường bước từ chức, thì một hiến pháp « cực hữu » đã được đưa ra như điều kiện để chế độ độc tài này « tự giải tán ». Hiện nay hiến pháp mới của Chi lê chưa có, nên không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu. Nhưng qua câu chuyện lịch sử của Chi lê này, ta có thể bổ xung đánh giá những yếu điểm của lý thuyết Gramsci.
Điều đầu tiên là, không phải là phiếu bầu quyết định tính chất nhà nước, mà là nhà nước thâm sâu, nhà nước cứng ở bên trong. Nó bao gồm quân đội, an ninh, tòa án, nhân sự nhà nước.. vì thế thắng cử không có nghĩa là có chính quyền, vì bầu cử chỉ thay đổi một bộ phận nhỏ của nhà nước. Khi bầu cử này lệch pha với nhà nước thâm sâu, thì nó sẽ chuyển sang độc tài quân sự.
Điều thứ 2 là, trong thế giới hiện tại, đặc biệt trong các nước đang phát triển, can thiệp của nước ngoài (ở đây là Mỹ )rất lớn. Khi người ta nghiên cứu, thì phải để ý tất cả những điều này, vì xã hội không khép kín, kinh tế không khép kín.
Điều thứ 3 là, nếu ai tìm hiểu lịch sử kinh tế xã hội ở châu Mỹ la tinh, thì sẽ thấy rằng hệ thống chính trị ở Chi lê , từ khi giành độc lập giữa thế kỷ XIX, luôn luôn là chế độ dân sự, đa nguyên đa đảng, đại nghị tư sản. Nhưng chế độ này không mang lại bình đẳng phát triển cho toàn dân (vì nếu nó làm được, thì làm gì có hiện tượng A len đê, và các lực lượng ủng hộ ông). Và chế độ đại nghị tư sản này cũng không thể vươn tới sự tiến bộ mà nó có thể làm được như ở Tây Âu (tức là vẫn ở trong thể chế tư bản), do ở vào vị thế thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Bất cứ cải cách xã hội tiến bộ nào, dù vẫn nằm trong khuôn khổ một xã hội tư sản, vẫn bị Mỹ chụp mũ « cộng sản » để can thiệp, lật đổ, bảo vệ quyền lợi của Mỹ.
Điều thứ 4 là, ở đây không có vấn đề một bên là Mỹ một bên là dân tộc Chi lê, mà bản thân một bộ phận tư sản Chi lê là chân rết của tư bản Mỹ. Tức là một dạng tư sản mại bản. Và chính lực lượng này là nhà nước thâm sâu ở Chi lê.Lực lượng ủng hộ Pi nô chê đảo chính.
A len đê không phải là một người cộng sản, thậm chí gia đình ông ta còn là một trong những gia đình quý tộc tư sản lon ở nước này. Ông và một bộ phận lớn lực lượng phái tả Chi lê lúc đó chỉ là những người theo chủ nghĩa xã hội, muốn có những biện pháp xã hội để xã hội nước này công bằng hơn, bình đẳng hơn.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 15 2021, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây tôi sẽ viết về ví dụ thứ 2 cũng ở châu Mỹ La tinh, đó là cuộc cách mạng Bô li va, đang xẩy ra hiện tại ở Vê nê duy ê la (Venesuela). Để từ đây ta hiểu rõ hơn quan hệ giữa nhà nước thâm sâu và xã hội dân sự. Tôi viết những điều này trong điều kiện thiếu tư liệu tài liệu, vì đây là một cuộc cách mạng đang diễn ra, và tôi chỉ tiếp xúc được với các tài liệu tuyên truyền của phương Tây, vì thế khó có thể đánh giá nó một cách chuẩn. Gần đây, tôi có kiếm được một quyển sách do một tác giả là đồng chí của Hugo Chavez viết ra, nó sẽ giúp tôi cân bằng được nhận thức (tất nhiên là còn phải tùy xem là dạng đồng chí nào, phản bội hay trung thành), đáng tiếc là tôi chưa đọc, vì tôi bận và vì cũng đang để ý các chuyện khác. Như tôi đã nói, khi tôi viết trong một chủ đề, thì điều đó không có nghĩa là tôi đang tìm hiểu, mà chỉ là những gì tôi đã thu nhập từ trước.
Cuộc cách mạng Bô li va này bắt đầu bằng việc ông Hugo Chavez trúng cử tổng thống Vê nê duy ê la vào cuối thập niên 90, cũng tương tự như tổng thống A len đê vào năm 1970 ở Chi lê. Điều đầu tiên đập vào mắt ta, đó là thời điểm thắng cử. Vào thời điểm này, các chế độ XHCN cũ ở Đông Âu, rồi Liên Xô vừa sụp đổ, trên toàn thế giới, tất cả media phương Tây dồn dập báo tin thắng trận của hệ thống « đa nguyên đa đảng », và phương Tây cũng không còn sợ một lãnh tụ cánh tả lên cầm quyền ở một nước đang phát triển, vì không còn có hình thái hai khối đối lập. Vì thế việc Hugo Chavez thắng cử, được coi như một sự thắng lợi của dân chủ, hay ít ra là « vô hại ».
Nhưng ngay lập tức, cách chính sách mang tính chất xã hội của chính quyền Chavez bị chống đối, trong khi nó không vượt qua cách hình thái mà các chính quyền tư sản dân chủ xã hội ở Tây Âu. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, (cỡ đầu năm 2000), thì Vê nê duy ê la đã đạt được nhiều thắng lợi, tầng lớp người nghèo được trợ giúp, bắt đầu phát triển các dịch vụ y tế công công cộng, nhờ vào bác sĩ Cu ba, .. nhưng cuộc chống phá diễn ra ngày càng quyết liệt hơn vào nhiệm kỳ II của ông Chavez, và đặc biệt có cả đảo chính hụt. Lực lượng phản đối cũng có cấu thành gần như tương tự trong trường hợp của Chi lê hồi trước, và đặc biệt có sự chống đối quyết liệt của giới kinh doanh, thâm chí cả kinh doanh nhà nước trong hãng dầu quốc gia của nước này. Vấn đề là tại sao ? làm sao có thể giải thích được điều này ?
Theo như lý thuyết mà các chí sĩ dân chủ được nhồi sọ theo lý thuyết, thì không thể có chuyện phản đối được, vì chính phủ được bầu theo đúng ý nguyện của dân. Các cuộc bầu cử Hugo Chavez và đảng xã hội luôn thắng. Vấn đề nó là ở chỗ này. Nhà nước Vê nê duy ê la dù là một trong những nước độc lập đầu tiên ở châu Mỹ la tinh, và là một chế độ đại nghị điển hình ở châu lục này, giới tinh hoa nắm quyền thực ra là một thiểu số gốc da trắng. Tôi đã có lần nói về chuyện này trong một bài viết trước về Vê nê duy ê la, hãy tưởng tượng thực dân Pháp ở VN đòi độc lập với Pháp, và chính quyền rơi vào tay nhóm người này, thì dù nó có dân chủ thế nào, cũng không phải là chính quyền toàn dân. Suốt từ thời độc lập tới này tức là trên 100 năm, chế độ đại nghị tư sản ở đây chỉ khẳng định quyền lực của nhóm người này, còn dân thường, hay người lai da đỏ như ông Hu go, hay lai da đen như ông Nicolas hiện tại ở ngoài rìa.
Kinh tế Vê nê duy ê la từ thế kỷ XIX đã là một bộ phận của phân công lao động quốc tế, do Mỹ cầm chịnh, và đã vào tròng, vì thế nó không phát triển được, và trở thành một dạng chân rết cho Mỹ. Lúc này quyền lợi của nhóm thiểu số « đa nguyên đa đảng » này là quyền lợi của một nhóm mại bản, có cơ chế gắn với Mỹ. Việc vào tròng bây giờ có từ hợp thời hơn đó là « cái bẫy thu nhập trung bình », nhưng khái niệm này không nói lên được sự bất bình đẳng ở trong những xã hội này, và nó cũng chỉ phản ánh một khía cạnh, không nói hết lên được sự phụ thuộc chính trị.
Vì thế có điều buồn cười là, dù là một nước độc lập đã lâu, là một trong hai nước có truyền thống đại nghị đa nguyên đa đảng nhất ở châu Mỹ la tinh (cùng với Chi lê), lại là một nước giầu có về tài nguyên, về dầu mỏ, về nông nghiệp, người dân Vê nê duy ê la còn không được hưởng bằng dân các nước Ả rập giầu có về dầu mỏ tương đương, mặc dù ở những xứ này, chế độ của họ luôn bị phương Tây đả kích.
Nhưng khác với Chi lê, nhà nước thâm sâu ở Vê nê duy ê la, trong đó đặc biệt là quân đội lại không ủng hộ nhóm thiểu số « dân chủ đa nguyên đa đảng » này. Tại sao ? bởi vì trong một xã hội mà tất cả quyền lực « đa đảng đa nguyên » nằm trong tay một thiểu số, thì người dân không có cửa để đi lên. Cái cửa còn lại duy nhất là quân đội. Chính vì thế mà trong nhưng nước có cấu trúc « dân chủ » kiểu này quân đội đóng vai trò rất quan trọng trong chính trị, vì chỉ có nó mới như là đại diện như một đất nước thu nhỏ, điều mà xã hội dân sự đểu, mại bản của nó không đại diện được. Hugo Chavez vốn là một tướng trong quân đội.
Như vậy vấn đề ở Vê nê duy ê la đã chỉ ra rằng
1- Chế độ « đa nguyên đa đảng » không phải là một chế độ bình đẳng, mà là chế độ của một thiểu số. Bất chấp nó tiến hành bầu cử kiểu gì, ngay cả khi toàn dân đi bầu.
2- Chế độ đa nguyên đa đảng ở một nước thuộc thế giới thứ 3 còn là một chế độ kiểu « tư sản mại bản ». TRong trường hợp này thì càng khó có khả năng nó mang lại phúc lợi cho người dân, mà luôn chống lại.
3- Khi nó chống lại này, thì nó lại được sự ủng hộ từ bên ngoài, vì bản chất mại bản của nó.
Đây cũng chính là khía cạnh của cái bẫy « thu nhập trung bình ».
Vì có một tầng lớp mại bản thâm sâu như thế, cho nên xã hội dân sự của nó cũng phản ánh cấu trúc này, thông qua media, tòa án, kẻ cầm trịch kinh tế..
Tất cả những khó khăn mà nhà nước Vê nê duy ê la hiện đang gánh chịu chính là hậu quả của toàn bộ hệ thống kinh tế mại bản này. Vì thế một nhà nước muốn độc lập vững chắc, người dân có phúc lợi xã hội, bình đẳng thì cả hệ thống chính trị và cái đế kinh tế của nó không được khập khiễng nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thư viện bài viết · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC