Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang « < 9 10 11 

· [ ] ·

 Buông Hay Không Buông?, Một giai đoạn khi đang tu hành

NVT2002
post Mar 21 2017, 09:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #101

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 20 2017, 11:52 PM)
Chân đế là chân đế, chứ không phải cái mà người ngộ « hiểu », vì có ai biết « hiểu » thế nào đâu. còn tục đế là tất cả các loại giáo lý về phật giáo, kể cả sách vở về Thiền, dù Thiền nhằm vào chân đế nhưng thực ra không có ai đạt tới điều đó cả.
Chân đế chỉ có Phật mới nắm được. Vì thế cho nên nó nằm ở ngoài tầm tay con người.  Chính vì thế mà Thiền mới không thực tế và mông lung. Cho nên trong cuộc đời thường, tốt nhất là tìm hiểu phật giáo một cách bình thường, chứ còn Thiền chỉ là bài tập tham khảo để hiểu chân lý phật giáo thôi.
Tư duy bao giờ cũng dẫn tới sự phân biệt chọn lựa, vì thế nó là chấp.
*



Chỗ nào mà bác tìm hiểu thấy khó khăn thì bác tìm ra một lý do nào đó để đỡ phải đào sâu suy nghĩ.
Thế là nhàn thân, nhỉ? laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 21 2017, 11:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #102

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không phải, những kết luận rút ra không phải vì dễ dàng, mà nó phản ánh thực tế giáo lý của đạo phật, cũng như cách thức tìm hiểu.
Như đã nói, tôi tìm hiểu đạo Phật để có nhân sinh quan, thế giới quan phật giáo, dùng trong đời thường, chứ không phải nhằm mục đích đi tu.
Đời thường chính là tục đế, và cũng chính vì tục đế mà Phật giáo có nhiều cách tiếp cận khác nhau, không cái nào hơn cái nào. Ví dụ nếu học Thiền mà không dùng được, hay dùng sai, thì học tịnh độ lại tốt hơn. Nếu thích giới luật thì có thể học phật giáo nguyên thuỷ. Nếu thích tìm hiểu theo tâm lý thì có thể học duy thức, hay Pháp Hoa..
Bản thân tôi chẳng hạn, có lúc định tâm dùng Thiền được, nhưng nhiều lúc cũng không dùng được, trong khi niệm phật lại hiệu quả hơn.
Tất nhiên Thiền có một đặc điểm, đó là nó chỉ tới chân đế, và vì thế cái bài kệ mà tôi dẫn nói rất chuẩn đó là « Thiền là tâm của Phật ». Ngược lại vì nó nhằm tới chân đế trực tiếp, nên lại không áp dụng vào đời thường được, chỉ có thể dùng để chiêm nghiệm và hiểu sâu sắc đạo Phật hơn. Còn tại sao tôi lại nói thế, bởi sau khi tìm hiểu các công án, rồi sau đó đọc các kinh đại thừa :Lăng già, Viên Giác, Lăng nghiêm, Pháp bảo đàn…thì thấy rõ ràng nó là bài tập để hiểu những kinh này. Nhưng kinh này và công án liên quan với nhau rất chặt chẽ. Vì thế nhiều khi học phật , nó hơi trùng với tham thiền. nói một cách khác Thiền là một bộ môn của Phật giáo, cũng như tịnh độ, Pháp hoa, Phật giáo nguyên thuỷ là những bộ môn khác. Muốn học Phật đầy đủ, nên tìm hiểu tất cả.
Tất nhiên « Thiền là tâm của Phật » là nói về Thiền Đại Thừa, chứ không phải là Thiền nguyên thuỷ. Vì Thiền nguyên thuỷ (thiền tứ niệm xứ), chỉ là một cách tập y ô ga (yoga) quán tưởng giáo lý phật giáo thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2017, 07:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #103

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân thể ở đây cũng nói thêm một chút về cách tôi tiếp cận phật giáo. Nó có phần hơi lịch sử văn hoá, nhưng hiểu lịch sử văn hóa, cũng giúp hiểu Phật giáo hơn.
Phật giáo ra đời ở Ấn độ, và là một bộ phận của văn hoá Ấn độ. Nhưng có điều kỳ lạ là Phật giáo đã biến mất ở đây , bởi vì nó nhập trở lại với Ấn độ giáo, vào nhánh thờ thần Vishnu. Trong nhánh này, thì Phật Thích Ca được coi như một hoá thân (avatar) của thần Vishnu. Vị thần này có tất cả 8 hoá thân, và được coi như thần về sự trường tồn, đối nghịch với thần Civa là vị thần của sự huỷ diệt (nhưng cũng đồng thời là biểu tưởng của sinh sản,nẩy nở). Chính vì thế mà Phật giáo có chung với Ấn độ giáo tất cả những quan niệm như luân hồi, giải thoát, niết bàn ..v ..v.. và nó cũng gắn liền với lối sống, cấu trúc xã hội Ấn độ. Xã hội Ấn độ khác với xã hội ở Đông Á (VN, Nhật, Hàn, TQ) là nó chia thành đẳng cấp, trong đó đẳng cấp cao nhất là những người Thoát đời (Brahman), rồi tới quý tộc, vua chúa rồi tới nông dân, thợ thủ công, rồi tới tầng lớp hạ đẳng. Chính vì thoát đời là cao quý nhất, và được ba đẳng cấp còn lại trọng vọng cung phụng mà đi tu theo kiểu khất thực mới tồn tại được.
Xã hội Đông Á không có hình thái này. Mặc dù nó cũng phân chia thành Sĩ, Nông, Công, Thương. Nhưng Sĩ ở đây không phải là tăng lữ, mà là nhà Nho, hay là quý tộc vua chúa. Như vậy khi nhập vào xã hội Đông Á, đạo Phật thực ra không có cái đế kinh tế để tồn tại. Và những người tiếp cận đạo Phật đầu tiên là thương nhân (nếu họ là người Ấn độ đến buôn bán), rồi sau đến là nhà Nho và quý tộc(nếu là người bản địa). Chính vì thế mà sự phát triển của Phật giáo đầu tiên, sau khi cực thịnh thì lại bị trừ diệt, bởi vì nó phi sản xuất. Và không thể một xã hội nào tồn tại được nếu tầng lớp tăng lữ quá lớn. Rất may mắn là trong đạo Phật, còn có một lớp người nữa đó là cư sĩ và nhà chùa không chỉ là nơi học giáo lý phật giáo mà còn là địa điểm thờ cúng tín ngưỡng vì nhu cầu tâm linh. Nhưng mặc dù vậy, Phật giáo Đại thừa cũng không thể trở thành triết thuyết chính trị của nhà nước. Triết thuyết này thuộc về Nho giáo (ở TQ, Nhật, VN, Hàn), và thuộc về Ấn độ giáo (Cham pa, Phù Nam, Indo..).
Từ thế kỷ XIV, có một điều rất lạ, là đạo Phật Đại thừa truyền thống đều bị loại bỏ trên toàn vùng đất mà Phật giáo thâm nhập. Từ đó mà Phật giáo sinh tồn bằng những con đường rất khác nhau. Ở Nhật bản là sự khẳng định của Nho giáo, thông qua tầng lớp võ sĩ. Nhưng tầng lớp này không chỉ ảnh hưởng của Nho giáo trong quan hệ ứng sử, mà còn ảnh hưởng của Thiền, Thiền giúp họ không sợ chết, đối mặt với cái chết do quan niệm vô thường, « đời là phù du ». Còn đối với dân thường là các tông phái mới, dựa chủ yếu vào cư sĩ như Nhật liên tông (biến thái của tông Pháp Hoa), hay Tịnh độ chính tông (của ngày Pháp Loan).
Ở VN, TQ, bán đảo Triều tiên, thì số phận đạo Phật hơi giống nhau. Đó là sự phát triển của Tịnh độ (tức là cũng dựa vào cư sĩ), nhưng ngược lại khi nhà nước quản lý, thì tăng lữ lại được nhập vào dòng Thiền, mặc dù có khi họ chỉ là nhà sư bình thường mà thôi. Nguyên nhân là quan niệm « niệm phật cũng là một hình thức thiền ». Trong khi thực tế không phải. Còn Nho giáo cũng trở thành quốc đạo.
Để tồn tại được, thì chùa ở TQ, Triều Tiên, VN gắn liền với làng « đất vua, chùa làng », và tăng lữ sống không phải nhờ vào khất thực mà là do có ruộng đất, hoặc do dân làng cung cấp. Từ thế kỷ XIV, thì không còn tồn tại các tu viện Phật giáo lớn nữa.
Ở các nước ĐNA hiện theo Phật giáo nguyên thuỷ, thì sự tiêu diệt của phật giáo Đại thừa, đã khiến phật giáo nguyên thuỷ trở lại. Trong đó có truyền thống khất thực. Nhưng ngược lại thì có hình thực tu tạm thời. Thường được dành cho trẻ con, và vì thế nhà chúa cũng trở thành trường học xoá nạn mù chữ, thành trung tâm văn hoá làng.
Tại sao Phật giáo nguyên thuỷ, rồi Nho giáo lại trở thành xương sống của tư duy xã hội ? bởi nó có yếu tố đạo đức rất rõ ràng, bởi vì nó quy định ràng buộc rõ ràng, tức là nó đã trở thành luật bất thành văn, là lệ, là văn hoá.. Ngược lại phật giáo Đại thừa rất mênh mông, đặc biệt là Thiền, nên không thể sử dụng thành chuẩn cho xã hội được, mặc dù về mặt triết học, chân đế..thì có lẽ không đạo nào vượt qua được vì nó đã đi đến tận cùng của triết học phật giáo.
Tôi, khi tìm hiểu đạo Phật là muốn sử dụng được nó trong đời, và điều này cũng làm tôi khác với một cư sĩ, dù cùng là sống đời thường. Một cư sĩ Phật giáo, sống đời thường nhưng có mục tiêu là tu tập giải thoát, và từ mục đích tu tập giải thoát ấy mà họ áp dụng giáo lý phật giáo.
Còn tôi khi tìm hiểu phật giáo, thì là để trang bị cho mình một cách nhìn cuộc sống, một triết học cuộc sống, rồi từ đó mà ứng dụng để làm cho mình có thể có chất lượng sống tốt hơn.Như vậy các tông phái phật giáo đã giúp tôi có những kỹ thuật tâm lý,quan niệm,cách nhìn, ứng sử khác nhau, để sử dụng, để diễn giải cuộc sống, để ứng sử. Và quả thực Phật giáo là một kho tàng cực kỳ đồ sộ, rất là thâm hậu, có thể tìm hiểu cả đời không hết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 22 2017, 11:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #104

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỗi người nên có một hệ thống nhận thức của mình. Trong hệ thống nhận thức của tôi nó có ba tầng. Vị trí của các tầng không đánh giá là nó tốt hơn mà là từ cái này suy ra cái kia. Hệ thống của tôi gồm 3 phần Phật giáo --> Nho giáo -->  chủ nghĩa Mác. Thực ra nó là quá trình nhận thức của một người VN bình thường, chạy theo chiều dài lịch sử VN, mà hầu như người nào cũng có, chỉ do người ta chấp nhận nó dưới hình thức vô thức mà thôi. Khi tôi để mũi tên, không phải là từ Phật giáo suy ra Nho giáo, mà người Việt (cá thể là tôi) đã nhận thức chấp nhận Nho giáo từ phật giáo, từ cái đế Phật giáo. Tương tự như vậy không phải Nho giáo suy ra chủ nghĩa Mác, mà chủ nghĩa Mác được chấp nhận trên nền tảng luân lý nhận thức Nho giáo.
Phật giáo ở VN có điều đặc biệt, đó là những thành viên xuất sắc nhất của nó, không bắt buộc phải là sư, mà là người thường, thường là trí thức học phật giáo. Phật giáo VN cũng là phật giáo tổng hợp, chứ không chia rõ tông phái như ở Nhật tới mức cực đoan. Ngay cả ở giai đoạn phật giáo chiếm vị trí thượng phong (Lý, Trần) các học giả phật giáo cũng thường xuyên đi lại giữa Nho, Phật, Lão. Sự dung hoà này không có ở TQ, nơi mà các học giả Nho, Phật, Lão tranh dành nhau đấu đá nhau, mặc dù ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng tác phẩm còn lại của các vua nhà Trần, của các tổ Trúc Lâm, của Tuệ trung thượng sĩ, ngay cả thiền sư Hương Hải, thế kỷ XVII, đều thể hiện rõ sự giao thoa này.
Vào thời điểm Nho giáo chiếm phần thượng phong (tức là từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX), nhiều nhà Nho cũng tìm đến Phật giáo như một cảm nhận cá nhân, tâm sự cá nhân, để vượt qua các luật lệ khắt khe của quy tắc Nho giáo.
Rồi nhà Nho cũng tìm thấy trong chủ nghĩa Mác những điều rất tâm đắc với họ, ví dụ như quan niệm về lịch sử, nhà Nho vốn rất trọng sử học như một bài học về luân thường đạo lý, nên có thể tiếp nhận duy vật lịch sử, phép biện chứng về lịch sử rất dễ dàng. Khi vào VN, biến VN thành thuộc địa, Pháp có mang văn hoá chủ nghĩa cá nhân, cũng như tư duy luật pháp vào. Nhưng nhưng tư duy này không vượt qua được vị trí chủ tớ giữa thực dân Pháp và người Việt, mà lại khẳng định điều đó. Khiến người ta không thể nhìn nhận như tương quan lực lượng, tới thời thế, mà điều này lại có thể suy ra từ kinh Dịch, dịch học. Cả ba học thuyết :Phật, Nho , Mác đều không công nhận con người cá nhân. Với Phật là vô ngã, với Nho « con người là tổng thể các mối quan hệ xã hội » (tam cương, ngũ thường), chủ nghĩa Mác thì phân tích xã hội theo giai cấp, chứ không lấy cá nhân làm chủ, mục đích là chủ nghĩa xã hội, rất gần với quan niệm « tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ », tức là con người phải hướng tới cộng đồng từ gần tới xa từ thấp tới cao. Cả ba học thuyết đều không công nhận có ông chúa trời tạo ra thế giới như đạo Thiên chúa hay đạo Hồi, hay đạo Do thái, mà là quá trinh vận động của một hình thái hỗn mang không phân biệt (thái cực nhà Nho, NGỘ của nhà Phật) ban đầu.
Giữa Nho và Phật, cũng có sự giao nhau như vậy, đặc biệt là từ Lý học, đạo học từ thời nhà Tống. Cái giao nhau ở đây là giữa Phật tính của nhà Phật với Tâm tính của Nhà Nho. Ngay cả câu « kiến tính thành Phật », cái tính ở đây cũng được dùng trong Nho giáo, một khái niệm của Nho giáo « nhân chi sơ tính bản thiện ».
Ở VN Nho giáo thực ra là lý học của Chu Hi, vì thế mới có câu « cửa Khổng, sân Trình ». Trình ở đây là Trình Hạo, một nhà Nho xuất sắc, khởi đầu của Lý học, rồi sau đó Chu Hi tiếp nối. Vì thế hệ thống Nho giáo ở VN thường được gọi là hệ thống Trình-Chu.
Sau này từ đời nhà Minh, còn có trường phái của Vương Dương Minh, còn gần với Phật giáo hơn nữa, đặc biệt là Thiền. Nhưng phái này không phổ cập ở VN.
Đã có lúc tôi thử làm một thí nghiệm bằng cách lập lại lịch sử nhận thức VN, bằng cách đầu tiên chuyên nghiên cứu Phật giáo, rồi từ cái đế phật giáo ấy nghiên cứu Nho giáo, rồi lại từ cái đế Phật-Nho ấy nghiên cứu chủ nghĩa Mác, thì cảm nhận thấy có một mối liên hệ từ tổng quát tới cụ thể, và mỗi một học thuyết mở một cánh cửa mới về nhận thức.
Thế nào là từ tổng quát tới cụ thể. Ví dụ, những nhận thức của Phật giáo về vũ trụ quan, thế giới quan rất tổng quát. Nhưng khi tới đạo Nho, thì người ta chỉ giới hạn « trăm năm trong cõi người ta », nếu đạo Phật quan niệm bình đẳng, từ bi, hỉ xả, giới , định, tuệ, thì đạo Nho quy định rất rõ ràng theo từng nhóm người từ cá nhân, tới gia đinh, rồi bạn bè , xã hội, quốc gia..Nhưng không ai cấm một người theo đạo Nho, mở rộng những nguyên tắc ấy theo đạo Phật.
Còn mỗi học thuyết mở một cái cửa ví như. Phật giáo chủ yếu hướng vào nội tâm con người, lấy cái thay đổi nội tâm làm chính. Ngược lại Nho giáo trọng những ràng buộc xã hội, hướng con người tới cộng đồng (gia đinh, xã hội, nhà nước). Còn chủ nghĩa Mác, thì lại là một cách nhìn thế giới theo quan niệm kinh tế, ảnh hưởng của kinh tế, của sở hữu sản xuất tới xã hội, rồi tới cá nhân.
Hiện nay, bản thân chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN cũng là chủ nghĩa Mác-Lê nin được nhìn nhận qua lăng kinh của nhận thức Nho giáo. Đặc điểm của nó là có rất nhiều khái niệm Nho giáo, mà chủ nghĩa Mác ở nơi khác không có : khái niệm thời cơ, khái niệm tương quan lực lượng, khái niệm tương tác…(đây là những khái niệm của dịch học).
Đến nay thì hệ thống nhận thức của tôi với ba cấu thành ấy đã đan xen vào nhau. Nhưng có thể khái quát tạm thành phật giáo như tâm lý học, như nhân sinh quan. Nho giáo như đạo đức xã hội, chủ nghĩa Mác –Lê nin như lăng kính thế giới quan. Gọi là khái quát tạm vì học thuyết nào cũng có thể bổ trợ cho học thuyết kia, chứ ranh giới của nó không rõ ràng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 23 2017, 09:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #105

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc bác Phó tìm hiểu Phật Pháp thế nào, dùng vào việc gì thì là chuyện riêng của bác, em không có ý kiến. Nhưng mà việc giải nghĩa các công án Thiền thì đòi hỏi người tìm hiểu phải có nền tảng Phật Pháp sâu hơn mức hiện tại của bác. Và công án Thiền người ta cũng dùng vào việc khác, không phù hợp với mục đích của bác chút nào cả.

Vì vậy, bác càng cố giải nghĩa công án thì lại càng đi vào chỗ râu ông nọ cắm cằm bà kia, nên em mới phải có ý kiến thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang « < 9 10 11
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC