Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Nền giáo dục từ xa

Milou
post Aug 13 2002, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nền giáo dục từ xa

Minh Nguyệt

Một trong những thay đổi lớn nhất trong lãnh vực giáo dục trên thế giới trong mấy năm vừa qua có lẽ là sự phát triển của nền giáo dục từ xa, tức là việc học qua hệ thống Internet. Tầm quan trọng của nền giáo dục từ xa lớn lao đến độ cách đây mấy tháng thủ lãnh phe đối lập tại Úc, ông Kim Beazley, hứa hẹn là nếu đảng của ông thắng cử trong kỳ bầu cử được tổ chức vào cuối năm nay, ông sẽ cho thành lập hẳn một trường đại học chuyên đảm trách việc giáo dục từ xa. Với phương cách giáo dục từ xa ấy, ông hy vọng là sẽ giúp cho những ai không có điều kiện đến trường đến lớp đều có thể hoàn tất chương trình đại học dễ dàng. Không những ở Úc, ngay tại Việt Nam, trong năm 2000 vừa qua, trên diễn đàn của báo Nhân Dân điện tử, nhiều người cũng đã thảo luận về triển vọng của nền giáo dục từ xa. Cuộc thảo luận này khá sôi nổi, thu hút được sự tham gia của một số chuyên gia nổi tiếng ở hải ngoại.

Tuy nhiên, giáo dục từ xa là gì?

Nói một cách vắn tắt, giáo dục từ xa là nền giáo dục trong đó phần lớn các bài giảng, bài đọc thêm và bài tập đều được chuyển giao đến học sinh một cách gián tiếp, không phải là hình thức mặt đối mặt như trong một lớp học theo kiểu truyền thống.

Hình thức sớm nhất của giáo dục từ xa là cách học hàm thụ. Ngày trước, ở Việt Nam, một số người ham học đã phải ghi danh học hàm thụ tận bên Pháp. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng từng kể là ông có tham dự nhiều khoá học hàm thụ về phương pháp tổ chức công việc tại Pháp. Theo cách học hàm thụ, sau khi đóng tiền học phí, học sinh sẽ đều đặn nhận được bài giảng được gửi qua bưu điện. Bên cạnh bài giảng còn có bài tập. Học sinh sẽ tự làm bài tập rồi gửi trả lại trường cũng qua đường bưu điện. Các thầy cô chấm và sửa bài tập xong lại gửi bưu điện đến cho học sinh để học sinh có thể biết được những chỗ đúng và chỗ sai cũng như những ưu điểm và khuyết điểm trong bài làm của mình để tự sửa chữa và học tập.

Lối học hàm thụ như vậy đã có ở các quốc gia Tây phương khá sớm, tuy nhiên, đặc biệt phát triển tại Úc. Lý do là lãnh thổ của Úc quá rộng, dân chúng lại ít và sống thưa thớt. Chính phủ Úc muốn nâng cao dân trí nên lúc nào cũng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người học thêm.

Nền tảng của lối học hàm thụ là các tài liệu in trên giấy. Nền giáo dục từ xa hiện nay thì khác, chủ yếu dựa trên các phương tiện kỹ thuật truyền thông viễn liên hiện đại như Internet, CD-Rom, video, email, v.v... Điều kiện căn bản để tiến hành nền giáo dục từ xa là mỗi học viên phải có máy vi tính và máy vi tính ấy phải được nối vào mạng Internet. Tất cả bài vở giảng dạy đều được các giáo sư đưa lên mạng. Học viên chỉ cần mở ra xem và làm các bài tập trong đó xong rồi gửi trả lại để giáo sư chấm và sửa. Nếu học viên không hiểu một chi tiết nào đó, họ cũng có thể đặt câu hỏi cho giáo sư và được trả lời ngay. Với trình độ kỹ thuật hiện nay, các học viên chung một trình độ cũng có thể thảo luận với nhau qua hệ thống Internet.

Nói cách khác, với nền giáo dục từ xa, hình ảnh lớp học sẽ khác hẳn hiện nay. Trường sẽ không cần có cơ sở thật lớn, không cần có lớp học, không cần bàn ghế, cũng không bảng hay phấn. Khuôn viên trường có thể chỉ là một văn phòng nhỏ vừa đủ cho một số nhân viên kỹ thuật lo điều hành mạng lưới Internet. Còn các giáo sư thì ở nhà hoặc ở bất cứ nơi nào họ thích. Học viên thì rải rác khắp nơi, có thể ở nhiều quốc gia khác nhau, người thì ở Mỹ, người thì ở Úc, người thì ở Pháp, người thì ở Việt Nam, v.v... Ở đâu cũng được, miễn là họ có máy vi tính được nối vào mạng lưới Internet. Đó là về không gian. Về thời gian thì hoàn toàn tự do. Mọi tài liệu đều có sẵn trên mạng, do đó, học viên có thể truy cập để đọc bất cứ khi nào họ có thì giờ rảnh hoặc cảm thấy hứng thú.

Với cách tiến hành việc dạy và học như vậy, nền giáo dục từ xa rõ ràng là khác hẳn hình thức giáo dục truyền thống và được xem là có nhiều ưu điểm. Ưu điểm đầu tiên là sự tiện lợi. Học viên không cần phải đến trường, không phải lo lắng về thì giờ. Họ có thể đi làm toàn thời mà vẫn học hành đến nơi đến chốn. Việc sống gần hay xa trường lớp không còn là vấn đề nữa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người sống ở nông thôn. Riêng tại Việt Nam, khi nền giáo dục từ xa phát triển, sự thuận lợi này lại càng lớn lao vì đa số dân Việt nam vẫn còn sống ở các miền quê. Ở các quốc gia phát triển như Úc, nền giáo dục từ xa càng dễ thực hiện vì tuyệt đại đa số dân chúng đều có máy vi tính và đều sử dụng mạng lưới Internet.

Ưu điểm thứ hai của nền giáo dục từ xa là nó sẽ phát triển mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò. Theo cách giáo dục truyền thống trong trường trong lớp hiện nay, tuy thầy trò mặt đối mặt nhau, nhưng không phải lúc nào sinh viên cũng có cơ hội để nhờ thầy cô giáo giải thích thêm những gì mình không hiểu. Nguyên nhân là giờ học có giới hạn mà số lượng sinh viên thường rất đông. Trong nền giáo dục từ xa thì nhờ việc đặt câu hỏi và trả lời đều được thực hiện qua Internet cho nên tương đối dễ dàng hơn. Giáo sư không bị ràng buộc về vấn đề giờ giấc. Hơn nữa, nhà trường có thể huy động nhiều người cùng tham gia vào việc trả lời, do đó tư liệu và ý kiến lại càng phong phú.

Xin lưu ý quý thính giả là mặc dù có một số ưu điểm như vừa kể nhưng cho đến nay, phần lớn các nhà giáo dục đều xem nền giáo dục từ xa chỉ là một phương cách giáo dục bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn cho nền giáo dục truyền thống. Nói cách khác, trong tương lai, hình thức đến trường lớp để học chắc chắn vẫn còn tiếp tục. Nền giáo dục từ xa được đặt ra để giúp cho sinh viên có phương tiện học thêm một số môn hoặc một số ngành nào đó. Hơn nữa, nó chủ yếu giúp những người lớn tuổi phải đi làm toàn thời hoặc những người ở những địa phương xa xôi không có điều kiện đến trường hàng ngày mà thôi.

Hiện nay, số lượng các đại học mở nền giáo dục từ xa càng lúc càng nhiều. Năm 1998, trường Jones International University ở thành phố Denver thuộc tiểu bang Colorado của Hoa Kỳ đã mở các lớp học chỉ dạy hoàn toàn trên mạng lưới Internet. Gần đây, họ có khoảng gần 200 sinh viên, tuy nhiên, Ban giám hiệu của trường tỏ ra đầy lạc quan, hy vọng không bao lâu nữa, số lượng sinh viên có thể nhảy lên đến 1 triệu. Theo ước tính của các chuyên gia về giáo dục, khoảng cuối năm nay, có thể sẽ có khoảng 75% các trường đại học ở Hoa Kỳ tiến hành việc dạy học theo phương thức giáo dục từ xa.

Tại Úc, trong mấy năm vừa qua, ba đại học lớn nhất của Úc là Đại học Melbourne, Đại học News South Wales và Đại học Queensland đã và đang hợp tác với 18 đại học nổi tiếng khác trên thế giới trong một dự án chung gọi là Univeritas 21. Sáng lập viên của dự án này là giáo sư Alan Gilbert, Viện trưởng Viện đại học Melbourne. Dự án nhắm đến việc thực hiện một hệ thống giáo dục toàn cầu hoàn toàn qua hệ thống Internet. Chương trình dạy sẽ bao gồm từ cấp cao đẳng lên đến đại học và sau đại học. Việc soạn thảo giáo trình sẽ do các đại học danh tiếng đảm trách. Việc đưa các giáo trình và bài tập lên Internet cũng như việc chấm điểm sẽ do công ty Thomson Corporation của Canada chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, hầu như tất cả các đại học tại Úc hiện nay đều bắt tay vào việc thử nghiệm phương thức giáo dục từ xa. Ví dụ như trường Đại học Nam Úc đã mở rất nhiều chương trình cử nhân dành cho sinh viên muốn học từ xa, ví dụ như các ngành truyền thông, kế toán, thương mại, tâm lý, thu hút được hàng ngàn sinh viên ở Singapore, Na Uy, v.v... Những đại học khác ít phương tiện hơn thì khuyến khích việc áp dụng phương pháp giáo dục từ xa từng bước, nghĩa là họ không mở hẳn ra những ngành học trên Internet mà yêu cầu các giáo sư đưa một phần nội dung giảng dạy lên Internet và tạo cơ hội cho sinh viên có thể tiến hành các cuộc trao đổi và thảo luận, cũng trên Internet.

Có một số người bi quan, nghi ngờ việc giáo dục qua Internet sẽ không có tính hiệu quả cao vì sinh viên thiếu những động lực quen thuộc cần thiết cho việc học, chẳng hạn họ không trực tiếp gặp thầy gặp bạn, do đó, dễ chán nản và khó tập trung. Tuy nhiên, khuynh hướng chung trong giới giáo dục vẫn là lạc quan. Người ta tin là với xu thế phát triển ào ạt như hiện nay, triển vọng về một nền giáo dục ở đó thầy và trò không cần đến trường mà vẫn học tập có hiệu quả là điều không còn xa xôi lắm. Nếu điều này trở thành hiện thực thì người Việt Nam chúng ta cũng có quyền hy vọng là sẽ có một ngày vẫn tiếp tục ngồi ở Việt Nam, chỉ cần qua một chiếc máy vi tính được nối vào mạng Internet, nhiều người có thể hoàn tất chương trình đại học hoặc sau đại học ở những trường đại học lớn và lừng danh trên thế giới.

Tài liệu tham khảo: Education Age 28/2/2001



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
traucau
post Aug 20 2002, 01:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Trai & Gái


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 126
Tham gia từ: 29-June 02
Thành viên thứ: 115

Tiền mặt hiện có : 626$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Có một số người bi quan, nghi ngờ việc giáo dục qua Internet sẽ không có tính hiệu quả cao vì sinh viên thiếu những động lực quen thuộc cần thiết cho việc học, chẳng hạn họ không trực tiếp gặp thầy gặp bạn, do đó, dễ chán nản và khó tập trung. Tuy nhiên, khuynh hướng chung trong giới giáo dục vẫn là lạc quan. Người ta tin là với xu thế phát triển ào ạt như hiện nay, triển vọng về một nền giáo dục ở đó thầy và trò không cần đến trường mà vẫn học tập có hiệu quả là điều không còn xa xôi lắm. Nếu điều này trở thành hiện thực thì người Việt Nam chúng ta cũng có quyền hy vọng là sẽ có một ngày vẫn tiếp tục ngồi ở Việt Nam, chỉ cần qua một chiếc máy vi tính được nối vào mạng Internet, nhiều người có thể hoàn tất chương trình đại học hoặc sau đại học ở những trường đại học lớn và lừng danh trên thế giới.
______________________________________

Quan điểm của tôi về phần viết trên khác một chút thế này. Công nghệ giáo dục truyền thống là học sinh, sinh viên tới giảng đường nghe các giáo sư giảng bài có một ý nghĩa tôi cho là quan trọng nhất, đó là họ tìm tới một môi trường học tập mang tính xã hội cao hơn hẳn môi trường trên internet. Ở trên giảng đường ngoài kiến thức khoa học, họ có giao diện rất rộng rãi để giao lưu với nhau về văn hoá, đây vốn là điểm yếu nhất của giao diện internet. Về chuyện giáo dục không cần tới giảng đường tôi cho là không phải là cái mục đích của giáo dục từ xa. Giáo dục từ xa sẽ đóng vai trò rút ngắn lại những khoảng cách địa lý, bạn có thể học qua internet những chương trình đào tạo từ khắp nơi trên thế giới nhưng bạn không nên vì thế mà không tham gia các chương trình đào tạo ở địa phương mình bởi vì ngay tại nơi mà bạn ở, bạn sẽ tiếp thu được văn hoá vùng tại đó (văn hoá này mang những đặc trưng nơi mà bạn sống về con người, khí hậu, kinh tế.v.v...).
Giáo dục từ xa là một công nghệ giáo dục hiện đại và có khả năng áp dụng rất nhanh chóng, tuy nhiên công nghệ giáo dục truyền thống vẫn thực sự cần được đầu tư nhiều hơn nữa. Đối với tôi thì gặp gỡ trực tiếp với một ai đó vẫn thú vị hơn nhiều so với việc chat với nhau qua YM với camera.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 20 2002, 05:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Học qua mạng có lẽ chỉ thích ứng cho những môn khoa học xã hội, nhân văn thôi. Học sinh chỉ cần tờ giấy, cây bút được thay bằng bàn phím, màn hình. Nhưng để học những môn khoa học tự nhiên, Sinh viên không thể thiếu được phần thực hành trên máy móc, trong phòng thí nghiệm. Những điều mà trên mạng không thể có được.Thử học y khoa, điện tử, cơ khí trên mạng xem, có mà ..chít.
Ngược lại mạng là một trợ thủ đắc lực cho việc tìm tư liệu, cập nhật kiến thức lý thuyết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Nov 20 2002, 02:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Nói đến giáo dục từ xa ở Việt Nam, không thể không nhắc tới GS.TS.Nguyễn Cảnh Toàn, có lẽ ở Việt Nam thì ông là người đầu tiên có những nghiên cứu, cọ sát với thực tiễn GDTX. Sau đây, em xin giới thiệu các bài viết, trao đổi về GDTX của GS Nguyễn Cảnh Toàn đã được đăng trên nhiều tạp chí về GD ở VN, em thì em lấy từ báo Nhân Dân. ;D

--------------------------


Nên chú trọng hình thức giáo dục từ xa


Các cấp, bậc giáo dục đều quan trọng, nhưng nếu cần phải cân nhắc để chọn một thứ tự ưu tiên thì giáo dục đại học phải được xếp vào hàng đầu, vì đại học không những đào tạo ra những cán bộ có trình độ cho mọi mặt hoạt động của xã hội mà còn là nơi đào tạo ra cá thầy cho các bậc học dưới và cho cả chính mình. Nó là cái máy nhân lên số lượng và đào sâu về chất lượng cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục.

Nhưng dù có ưu tiên thì, trong một nước còn rất nghèo như Việt Nam, tiền của của Nhà nước rót vào cho đại học, nếu tính theo đầu người sinh viên, vẫn còn thua xa ngay so với các nước trong vùng.

Vì vậy, phải vừa hấp thụ tinh hoa của nhân loại, vừa có những nét độc đáo Việt Nam trong chiến lược giáo dục đại học thì mới mong đuổi kịp người ta được. Theo tôi, một chiến lược giáo dục đại học ở nước ta cho hai mươi ba mươi năm trước mắt phải gồm mấy điểm chính sau đây :

1. Phải coi trọng việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo, trong đó đào tạo từ xa giữ một vai trò đặc biệt.

Lâu nay, báo chí nói nhiều về "ký túc xá" cho sinh viên và hình như chưa có giải thỏa đáng, phần lớn sinh viên phải đi thuê nhà ở trọ, vừa tốn tiền, vừa không đảm bảo an ninh. Vừa rồi có tin vui là sẽ xây dựng một khu ký túc xá đủ chỗ cho 7.000 sinh viên. Nhưng chắc rằng cho đến khi xây dựng xong, số sinh viên đã tăng thêm nhiều. Trong lúc đó, lời giải "học từ xa" lại ít người bàn đến. Tại sao vậy? Có lẽ vì cho rằng "từ xa" là phi chính quy nên không có chất lượng. Rõ ràng, trong một thời gian ngót mười năm qua, các trường đại học dân lập mọc ra nhanh hơn nhiều so với sự phát triển đào tạo đại học từ xa. Tất nhiên, nếu có thêm một trường đại học dân lập thì cũng tốt, nhưng đại học dân lập cũng là học tập trung, sinh viên cũng cần trường sở ký túc xá, lại phải trả học phí cao nên đạo học dân lập chưa phải là đại học cho người nghèo. Cái gì làm cho xã hội có phần lạnh nhạt với "từ xa"? Phải chẳng vì "từ xa" không có chất lượng mà "tập trung" thì có chất lượng? Quy luật về "chất lượng" đâu có phải như thế. Quy luật chất lượng là : "Cách đào tạo nào khơi dậy được nội lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì cách ấy có chất lượng". Sự vật rất biện chứng : "tập trung, chính quy" có rất nhiều thuận lợi khách quan nhưng thuận lợi có thể chuyển hóa thành khó khăn nếu như sự "gần thầy" tạo ra tư tưởng ỷ lại vào thầy; "từ xa" có nhiều khó khăn khách quan nhưng "xa thầy" lại là cơ chế rất hiệu nghiệm để chống lại sự ỷ lại vào thầy. Bộ Giáo dục(cũ)(nay là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) đã làm thử (đại học từ xa) trong 11 năm (1977-1988) với gần 2000 sinh viên và thực nghiệm đã chứng minh cho quy luật chất lượng nói trên. 2000 sinh viên đó đã tốt thi tốt nghiệp chung với sinh viên chính quy mà không được một sự chiếu cố nào. Kết quả là "bên tám lạng, bên nửa cân" mặc dù đầu vào của "từ xa" kém hơn (tuyển những người hỏng thi vào đại học tập trung, nhưng đạt điểm học được). Nhà nước không phải lo trường, sở, ký túc xá cho 2000 sinh viên nói trên. Bí quyết thành công của "từ xa" trong thực nghiệm này là : nội lực sinh viên được phát huy cao độ, khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của trung ương và địa phương. Thực nghiệm đã lùi vào dĩ vãng 12 năm thì hồi âm từ những người tốt nghiệp "từ xa" đó lại càng lắm tin vui : nhiêu người tiếp tục phát triển đi lên cao về năng lực, học vấn sau khi ra đời công tác nhờ khả năng tự học, tự nghiên cứu mà hình thức "từ xa" đã mang đến cho họ. Quy luật "chất lượng" nói trên là cái mà các nước nghèo phải bám chắc lấy để chạy đua với thế giới về "trí tuệ". Các nước giàu họ còn rất coi trọng "đào tạo từ xa", huống chi Việt Nam. Dĩ nhiên ta cũng coi trọng chính quy, tập trung nhưng không thể chạy đua về số lượng với người ta được nếu muốn cho trường đại học ra trường đại học để tiếp cận khoa học hiện đại một cách thuận lợi và cũng làm chỗ dựa cho "từ xa" phát triển vững chắc. Ta phải coi "từ xa", niềm hy vọng của nước nghèo, gấp mấy lần họ và tiến lên phải làm giỏi hơn họ. Ta có khả năng làm giỏi hơn họ trước mắt chưa phải nhờ công nghệ tin học là lĩnh vực còn cần có nhiều thời gian tiền của để theo kịp họ, mà nhờ truyền thống chịu thương, chịu khó hiếu học của ngượi học, của gia đình họ, làng xóm họ, dòng họ của họ và nhờ óc thông minh của các nhà giáo Việt Nam có thể xây dựng khoa học "sư phạm từ xa" vừa kế thừa tinh hoa của quốc tế vừa có đặc thù Việt Nam. Vì tư tưởng chiến lược "từ xa" không rõ nên hiện đã có những chủ trương hiện hành làm hại cho phát triển "từ xa" trong tương lai. Thí dụ, giải tán "Đại học đại cương là đúng" nhưng giao đào tạo "đại cương" về cho các trường thành viên là không đúng vì về sau mà đào tạo từ xa phần "đại cương" sẽ gặp sự phân tán không kinh tế. Sai lầm ở đây giống sai lầm của ông chủ cửa hàng "may sẵn", khi bị kêu là "mẫu mã, kích thước, nghèo nàn" đáng lẽ phải làm cho mẫu mã, kích thước phong phú lên thì lại đi giải tán "may sẵn" biến thành "may đo".

2. Phải mạnh dạn đổi mới cách dạy, cách học sớm đưa sinh viên tập dượt nghiên cứu khoa học. Muốn đổi mới cách dạy, cách học thì nên làm ở "từ xa" trước vì ở đó, sinh viên không gần thầy để mà ỷ lại nên buộc phải phát huy nội lực cao và cho thi tốt nghiệp chung, so sánh kết quả để kích thích cả hai bên. Có thể mở ra những cuộc thi khác (ngoài thi tốt nghiệp) để sinh viên từ xa tin rằng họ có thể học giỏi còn sinh viên tập trung thì chớ chủ quan, không khéo thì thua "từ xa". Với mô hình đào tạo "tập trung, chính quy" thì việc mở các lớp chất lượng cao đang tạo sức ép buộc các thầy đổi mới cách dạy vì số sinh viên này có sức tự học cao, họ không cần đến sự thuyết giảng khi đã có tài liệu, sách giáo khoa.

3. Phải chăm lo xây dựng đọi ngũ cán bộ giảng dạy : tình hình bây giờ đã gay go lắm, giáo sư tuổi cao thì nhiều mà kế cận lại khan hiếm. Trong tình hình đó, phải có những biện pháp tình thế rất quyết liệt trong việc tạo nguồn (từ phổ thông, từ đại học chất lượng cao) bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ ra ngoài khuôn khổ của những quy định chung (và dĩ nhiên phải được Nhà nước cho phép) mới cứu vãn được tình hình. Rồi việc kéo cho được những giáo sư Việt Nam đang ở nước ngoài (nhiều người trong số họ đã từng đi xin việc trong nước nhưng đều bị trả lời : hết biên chế) và vẫn mang quốc tịch Việt Nam, rồi còn những giáo sư Việt kiều, nước ngoài nữa. Việc các chuyên gia Việt Nam ra nước ngoài làm việc một thời gian ngắn, cũng rất được quan tâm. Tư duy "sử dụng" cũng nên đổi mới. Lấy thí dụ, nếu nhân tài về toán học chỉ nhìn vào có mấy địa chỉ : Viện toán, Đại học khoa học tự nhiên thì mấy nơi đó sử dụng sao hết. Thời đại ngày nay lại là thời đại "toán học xâm nhập khắp nơi" thì ta phải sử dụng sao cho trong sự cố gắng "hiện đại hóa", toán học sẽ xâm nhập không những vào Viện toán và các trường đại học mà vào trong nhiều ngành, nghề trước đây ít dùng hay không dùng đến toán. Hiện nay nhà nước đã đồng ý gọi "phó tiến sĩ" là "tiến sĩ" vì trong quan hệ quốc tế, những người có trình độ tương đương ở các nước đều được gọi là doctor, docteur... Như vậy cũng phải. Nhưng còn "tiến sĩ" trước đây thì gọi là gì và có còn chủ trương "hai học vị" không? Mỗi nước có hoàn cảnh điều kiện riêng của họ. Việt Nam có điều kiện riêng đó là một nền khoa học, một nền đại học còn non trẻ, đội quân chưa phải đã vào một nền nếp thuận lợi cho sự phát triển. Các tiến sĩ (trước đây là phó tiến sĩ" chỉ mới là những người có năng lực độc lập nghiên cứu, chưa phải là những người đầu đàn, chủ trì. Hiện nay, trong lĩnh vực đào tạo trên đại học đã xuất hiện nhiều của "rởm" rất có hại cho nền khoa học ở nước ta. Không thể chấn chỉnh tình hình đó chỉ bằng một vài chỉ thị hành chính, mà phải có những người đầu đàn đủ phẩm chất và năng lực điều hành. Để thả nổi cho thực tiễn đào tạo nên đầu đàn thì sẽ có ít và lâu. Phải có tổ chức, chính sách kích thích thì mới sẽ có nhanh, nhiều hơn. Nếu số đầu đàn đích thực mà ít, số tiến sĩ đông trong đó có cả rởm thì đội ngũ khoa học dễ rơi vào tình trạng ố hợp, cá mè một lứa, rất nguy hiểm. Một nước như nước Pháp, có truyền thống khoa học đã mấy thế kỷ, thế mà sau khi bỏ "Docteur d'État" đã phải khôi phục lại dưới một dạng hơi khác là "Docteur habile" để đảm bảo cho chất lượng hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

4. Việc hình thành đại học đa ngành là cần thiết để có sự "hợp đồng binh chủng" ngay từ trong đào tạo, để sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức người, sức của. Tuy nhiên cách hình thành không nên "cơ học" như vừa rồi. Nên theo cách lấy một trường mạnh rồi thì tuỳ theo nhu cầu hiện đại hóa mà trường ấy mọc dần thêm khoa, khi khoa đủ mạnh thì thành trường con cũng bằng cách đó hình thành cách Viện ở trong trường để kết hợp nghiên cứu và đào tạo. Đó là chuyện lâu dài. Trước mắt, để sử dụng hợp lý sức người, sức của, để các trường có thể "hợp đồng binh chủng", cần hình thành những trung tâm chỉ huy việc sử dụng chung đội ngũ, thiết bị.

5. Trong các trường Đại học nên hình thành "khoa học tư duy" khi mà trí tuệ đã được đặt lên hàng đầu. Đây là lĩnh vực không đòi hỏi vốn lớn, thiết bị nhiều nhưng đòi hỏi sự thông minh mà dân tộc ta có tiềm năng. Có nhiều loại tư duy, logic, biện chứng, hình tượng, quản lý, kinh tế, kỹ thuật, thuật toán, mỗi trường Đại học nên tuỳ theo nhiệm vụ chính trị của mình mà chọn các tư suy cần chuyên sâu để xây dựng thành khoa học.

6. Phải thiết lập cơ cấu: Đại học - Phổ thông - Cuộc sống. Đại học và phổ thông đều có mặt mạnh, mặt yếu. Bên thì mạnh về khoa học, yếu về số lượng, bên thì yếu về khoa học nhưng mạnh về số lượng và có mặt khắp nơi. Hai bên kết hợp với nhau lại bằng hình thức "học sinh phổ thông" tham gia làm cộng tác viên (ở những việc thích hợp) cho các đề tài khoa học của trường đại học, thì cả hai đều có lợi. Đại học được nối thêm óc, thêm tay, phổ thông tiếpc cận được với khoa học hiện đại, rèn được trí thông minh và tác phong công nghiệp. Nếu kết hợp tốt thì mối quan hệ tác động qua lại giữa giáo dục và cuộc sống sẽ được tăng cường rất nhiều.

GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn.


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
DonJuan
post Nov 25 2002, 06:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Hiện nay trường đại học có tiếng của Mĩu là Massachusetts Institute of Technology (MIT) đã đăng tải lên website của họ chương trình bậc đại học một số ngành như tin học, xã hội, kh cơ bản. Đây cũng là một hành động táo bạo và tiên phong cho việc toàn cầu hoá giáo dục đại học. Các huynh có hay xem chương trình của MIT này không :-[



Go to the top of the page
+
chipchipchip
post Nov 25 2002, 07:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Ai bánh trôi bánh chay


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 8-September 02
Đến từ: Vietnam
Thành viên thứ: 347

Tiền mặt hiện có : 1.287$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bác VNHL bác ấy chê :laugh.gif


--------------------
Run away <---Chicken Run---> Run to U.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Nov 25 2002, 02:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Em post tiếp...bài sau đây có thể coi như là bài trả lời cho bài viết của GS Nguyễn Cảnh Toàn ở trên, bài này do GS.TS Phạm Quang Tuấn, thuộc Đại học New South Wales (Australia).

Một số vấn đề về giáo dục từ xa


Giáo dục từ xa là một phương cách "huấn luyện" tương đối cổ điển, nhưng càng ngày càng được nhận được sự chú ý của các nhà giáo dục hiện đại. Trong hoàn cảnh hiện tại ở nước ta, đào tạo từ xa cần được nghiên cứu thêm để hy vọng có thể ứng dụng trong các trường đại học dạy nghề. Những ý kiến của GS Nguyễn Cảnh Toàn trong bài "Nên chú trọng hình thức đào tạo từ xa" rất đáng được hoan nghênh và cần được bàn thảo nhiều hơn, và qua đó hy vọng là ta có thể tiến tới một mô hình giáo dục từ xa cho cả nước. Bài viết nhỏ này chỉ trao đổi xung quanh những vấn đề GS Nguyễn Cảnh Toàn đã đặt ra, qua đó thông tin thêm một số thực tế, kinh nghiệm và quan niệm của các nước tiên tiến trong phát triển giáo dục từ xa, nhằm gợi ý suy nghĩ vể một mô hình giáo dục từ xa sát thực và phù hợp với điều kiện văn hoá, tâm lý và kỹ thuật của Việt Nam.

1.Vấn đề vai trò người thầy trong giáo dục từ xa

GS Nguyễn Cảnh Toàn rất đúng khi cho rằng tính ỷ lại quá nhiều vào thầy giáo làm cản trở việc học, việc phát triển kiến thức ở người Việt. Nhưng khi GS tìm thấy ở phương pháp giáo dục từ xa phương thuốc chữa căn bệnh ỷ lại thầy thì lại chưa đủ cơ sở. Thực ra, tâm trạng thiếu độc lập này có lẽ xuất phát từ truyền thống "tôn sư trọng đạo" ở các nước Đông Á, nơi từ ngàn xưa "thầy" chiếm một địa vị gần như tối cao trong tâm tưởng người dân, chỉ thua "vua" : quân, sư phụ. Do đó, vấn đề được đặt ra không phải là trông cậy vào sự cách ly người thầy trong giáo dục từ xa, mà là tìm cách khắc phục cái tâm lý vốn có ngàn đời này. Kinh nghiệm ở các nước phương Tây, nơi mà nền giáo dục tiểu học và trung học của họ khuyến khích tư duy độc lập, tự nghĩ, cho thấy một cách hữu hiệu nhất là được tiếp cận thường xuyên và trực tiếp với người thầy dạy đúng cách. Thật vậy, người thầy biết dạy ở bậc đại học không phải là một ông đồ nhồi nhét kiến thức, mà là một người đàn anh, người chị nhẹ nhàng hướng dẫn sinh viên trên đường học vấn. Họ cố gắng làm khơi dậy tính tự lực tự chủ, suy nghĩ độc lập ở học viên, bằng nhiều phương cách. Họ có những cuộc bàn cãi dài và bình đẳng giữa thầy và trò. Họ khuyến khích, thông cảm và biết nể ý kiến của trò. Họ thẳng thắn và không ngần ngại nói câu "tôi chưa hiểu rõ". Thay vì mớm câu trả lời, họ khuyến khích học trò tự đi timg sách vở tài liệu để giải quyết vấn đề.

Nếu không được trực diện tiếp xúc với những người thầy cô như thế, và được đối thoại thường xuyên với những bạn học cùng trình độ, thì đầu óc người sinh viên khó có thể phát triển tột mức và khả năng tự suy nghĩ độc lập khó có thể hiện ra. Học sinh ta ở những lớp dưới hầu như suốt đời bị nhồi sọ về sự luôn luôn đúng của thầy, của sách vở, được bảo đi bảo lại phải nghe lời thầy, phải nhún nhường về khả năng của mình. Sự xa cách, lại trong hoàn cảnh thiếu Internet, thiếu điện thoại, khiến cho sự đối thoại hai chiều rất khó và do đó việc học từ xa trở thành vỏn vẹn thầy nói trò nghe, trò làm thầy chấm. Khi mà những giảng viên đại học chỉ là những chữ ký và số điểm trên giấy tờ thì tình trạng lệ thuộc tinh thần càng tệ hại hơn. Vì thế, giáo dục từ xa không thể là một vị thuốc tiên chữa ỷ lại mà trái lại, còn làm cho vấn đề ỷ lại trở thành trầm trọng hơn.

2.Đánh giá đúng năng lực và nguyện vọng sinh viên Việt Nam

Ta có khả năng làm giỏi giáo dục từ xa hơn các nước phát triển khác vì "truyền thống chịu thương, chịu khó hiếu học" của ta hay không? Những lý luận mà phải dựa vào những đức tính và truyền thống "đặc biệt" có tính cách khẩu hiệu của người Việt Nam như "thông minh, hiếu học" rất thiếu thuyết phục. Tôi e rằng đó là một cách nhìn đầy chủ quan, duy ý chí. Thay vì tìm những biện pháp thực tế (nhưng khó khăn, tốn kém và lâu dài) như đầu tư xứng đáng, triệt hạ tham nhũng, ngăn lạm phát bằng cấp, đầu tư vào kiểm tra chất lượng, gột bỏ những hiện trạng tiêu cực và sự kém hiệu năng trong hệ thống giáo dục, ta lại đi tìm những biện pháp "đi tắt, nhảy vọt" rẻ tiền, cố lợi dụng những "ưu điểm" như thông minh và hiếu học mà chưa ai chứng minh hay đo luờng được, tuy vẫn được ca tụng là đặc tính ngàn xưa của dân tộc. Có thật dân ta hiếu học không? Tôi nghĩ dân ta hiếu bằng cấp thì đúng hơn. Sống với người phương Tây mấy chục năm nay, phải nói là tôi không hệ thấy người Việt Nam hơn họ chút nào về phương diện học hỏi để thực sự hiểu biết và để làm cái gì nên chuyện, có thể kém xa họ là đằng khác. Một ví dụ cụ thể là: ở Australia, người ta tuyển sinh viên vào đại học theo điểm tú tài : theo đó, các môn học ít thông dụng hơn như văn chương thì 50 hay 60/100 cũng đủ, học kỹ sư thì cần chừng 75/100. Điều mà tôi và nhiều người khác nhận thấy là học sinh Việt Nam (một phần vì áp lực gia đình) luôn luôn nhảy vào những ngành mà điểm tú tài cho phép họ học - 75 là học kỹ thuật, 98 là học luật, 99 là y học, trong khi đó người Australia da trắng thì chỉ cần học cái họ ham thích, thậm chí gần đây có một em 99 điểm có thể học y hay luật thì lại đi học nghề y tá vì mê nghề y tá !

3. Làm sao để phát triển khoa học tư duy trong giáo dục

GS Nguyễn Cảnh Toàn đề nghị ta đặt trọng tâm giáo dục vào khoa học tư duy. Đây là một thành ngữ khá xa lạ với tôi, nhưng theo tôi hiểu thì GS dùng chữ này để diễn tả sự cần thiết phát triển tinh thần suy nghĩ khoa học, thực tế thay vì chỉ chú tâm vào việc nhồi nhét kiến thức. Điều này rất đáng hoan nghênh và cũng kiên quan tới những cái tôi đang bàn dưới tiêu đề "vai trò người thầy trong giáo dục từ xa" ở trên. Ta cần cảnh giác rằng cái "tư duy khoa học" là một cái rất khó truyền đạt qua khoảng cách, mà phải có sự tiếp xúc trực diện và lâu dài, vì cần có cả một sự thay đổi về lề lối suy nghĩ. Do đó không phải chỉ lập một vài phân khoa Khoa học Tư duy mà đủ, vấn đề là đem những khái niệm và phươn pháp giáo dục mới vào chương trình sư phạm từ nhỏ đến lớn.

4.Về vị trí của phương thức giáo dục từ xa trong cơ cấu của nền giáo dục quốc dân

GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng trong chiến lược giáo dục mấy thập kỷ tới, giáo dục từ xa phải được coi trọng đặc biết như các nước phát triển đã coi trọng. Thực ra, ở các nước phương Tây các nhà giáo dục có quan tâm nhưng không coi trọng đầu tư lớn vào hình thức giáo dục từ xa. Một số đại học Australia, Mỹ có các chương trình đào tạo từ xa, nhưng đó chỉ là một hoạt động phụ. Những đại học có tiếng tăm không coi là chủ yếu, mà chỉ là biện pháp "xã hội" giúp đỡ người ở xa thiếu khả năng tài chính, hay một hoạt thương mại để tăng ngân quỹ cho nhà trường. Phần lớn những đại học lớn của Australia không có đào tạo từ xa, trong khi Australia đáng lẽ có khả năng và nhu cầu làm việc này nhất, vì đất rộng dân thưa, mà hệ thống truyền thông và đặc biệt là Internet phát triển vào hạng nhất thế giới. (trong 8 trường lớn của Australia thì chỉ có Monash University là có đào tạo từ xa). Một trong những vấn đề kinh tế ngày nay ở nước ta có lẽ là làm gì và bằng cách nào để huy động được nguồn nội lực của tuổi trẻ (chiếm khoảng 50% dân số nước ta). Giáo dục, mà đặc biệt là giáo dục đại học và dạy nghề, có một vai trò rất quan trọng trong việc này. Giáo dục từ xa có thể coi là biện pháp tăng cường hệ thống đào tạo tại chức, góp phần nâng cao dân trí. Tuy nhiên, vì tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất và giảng viên hiện nay, không nên coi giáo dục từ xa là phương thức giáo dục chủ yếu, vạn năng, mà chỉ nên coi là hình thức giáo dục bổ sung.

5.Không cần thêm học vị mà cần nghiêm túc kiểm tra chất lượng

Một vấn đề nữa liên quan đến chiến lược chung, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp tới việc triển khai giáo dục từ xa, khiến cho phương pháp này có thể bị xem thường là vấn đề học vị. Tôi và nhiều đồng nghiệp khác không thể đồng ý cới GS Nguyễn Cảnh Toàn về đề nghị duy trì hệ thống hai học vị tiến sĩ ở trong nước. Đành rằng mỗi nước có hoàn cảnh điều kiện riêng, nhưng sự phân biệt hai học vị tiến sĩ nó không thể nâng cao hơn trình độ và chất lượng giáo dục khao học ở trong nước được. Việc Pháp khôi phục lại hệ thống học vị "Docteur habile" không phải để bảo đảm chất lượng hướng dẫn nghiên cứu khoa học mà chỉ là một hình thức phân chia cấp đẳng trong việc cấp lương bổng. Ở nước ta, có thể nói nạn lạm phát bằng cấp và phá giá bằng cấp là một căn bệnh đã ngấm vào xương tuỷ, đã làm mất uy tín nền khoa học Việt Nam khá nhiều. Thực vậy, sự lạm phát bằng cấp đã dẫn đến tình trạng có một số nhà khoa học hữu dạnh vô thực. Đã hữu dang vô thực thì càng nhiều học vị, càng rườm rà vô ích. Không phải căn cứ vào "một học vị" hay "hai học vị" mà giải quyết được vấn đề. Tại sao Mỹ chỉ có một học vị tiến sĩ (Ph.D) mà khoa học vẫn tiến triển nhất thế giới, vẫn có số người được giải Nobel nhiều nhất thế giới. Thực ra, vấn đề then chốt là cách tuyển người có thực tài và cách dùng người cho hợp lý. Khi tuyển người, các đại học, công ty và cơ quan Mỹ không căn cứ vào học vị, mà căn cứ vào thành tích sự nghiệp, số bài khoa học đã đăng trên các báo lớn, sự kính nể của đồng nghiệp dành cho ứng cử viên. Những cái đó quan trọng hơn học vị biết bao. Ở nước ta, muốn đi tới cách dùng người như của Mỹ sẽ cần một quá trình dài và khó khăn, nhưng một biện pháp thực tế hơn trong lúc này để nâng cao trình độ là phải có một cơ quan và chương trình kiểm tra chất lượng nghiêm túc, hữu hiệu, có uy tín và quyeèn lực thực sự, chứ không cần phải thêm học vị. Kinh nghiệm trong vài năm gần đây qua hệ thống đào tạo tại chức cho thấy vấn đề chất lượng đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức trong bất cứ hình thức đào tạo nào. Một nền giáo dục sẽ chẳng có ý nghĩa và hiệu năng gì nếu học sinh tốt nghiệp không có tài năng thực sự và khả năng làm việc. Thay đổi danh xưng và tên bằng cấp khó mà, nếu không muốn nói là không bao giờ, nâng cao được chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo vẫn phải được coi như nhiệm vụ hàng đâu, thay vì coi trọng những danh xưng "áo mũ xênh xang". Có xác định dứt khoát và thông suốt điều hệ trọng này thì việc triển khai mọi khía cạnh của giáo dục đại học mới không bị loay hoay trong những nỗ lực tranh chấp về ngôi thứ và đẳng cấp.

GS.TS Phạm Quang Tuấn.
Đại học New South Wales (Australia)


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
DonJuan
post Nov 27 2002, 06:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Unregistered









Người VN bị hạn chế nhiều mặt, tư duy thụ động và tâm lý học chỉ để kiếm tiền nên rất khó có thể làm được việc gì to tát như dân da trắng :'(
Đệ không có hy vọng gì cả :'( :'(



Go to the top of the page
+
koibeto81
post Dec 1 2002, 08:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Giáo dục từ xa, một phần quan trọng của nền giáo dục nhân dân


Trước hết, tôi xin cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã quan tâm đến bài “Nên chú trọng hình thức đào tạo từ xa” của tôi. GS có những biểu hiện đồng tình song song với những ý kiến phản biện. Sau đây, xin có một số ý kiến “bảo vệ” quan điểm của tôi. Mục 5 của GS không liên quan trực tiếp đến giáo dục từ xa (GDTX) nên xin để dịp khác sẽ bàn cùng với một số vấn đề gián tiếp khác.

1.Vấn đề người thầy trong GDTX

Tôi hoàn toàn nhất trí với GS Tuấn về vai trò người thầy. Dạy là “ngoại lực” tác động vào người học sao cho khơi dậy được nội lực tự học, tự nghiên cứu của người học. Thầy càng giỏi thì sức khơi dậy này càng lớn và việc học sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi ngoại lực tạo được sự cộng hưởng của nội lực. Lý tưởng nhất là thầy gần trò thường xuyên và có những cách thích hợp để khơi dậy tính tự lực, tự chủ, suy nghĩ độc lập ở người học. Tuy nhiên, vận dụng vào thực tế giáo dục ở Việt Nam thì thật không đơn giản. Tôi đã quan tâm đến việc xây dựng phong cách giảng dạy, học tập mới từ năm 1960, ở hệ tập trung, chính quy. Khi tôi đương là Chủ nhiệm khoa Toán trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) Hà Nội. Có những kết quả đáng khích lệ nên việc làm của khoa Toán lan ra toàn trường, rồi ra cả toàn ngành đại học. Mọi người hồi đó coi khoa Toán ĐHSP Hà Nội là quê hương của phong cách giảng dạy mới, học tập mới. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra nhiều hạn chế vì lực cản vô hình rất nhiều. Các lức cản ẩn trong tập quan, thói quen cố hữu và cả trong cơ chế, chính sách. Một vài nhà giáo, dù có năng lực và tâm huyết đến đâu, cũng khó lay chuyển được tình hình nếu chưa có một sự đồng tâm nhất trí cao trong đào tạo mới, hoàn toàn không nhiễm bệnh "thầy thuyết giảng, trò nghe thụ động" trong đó tôi có quyền để ra cơ chế, chính sách mới, phòng được việc lây nhiễm bệnh trên. Thời cơ đã đến với tôi khi, sau 1975, ở miềnnam rất thiếu giáo viên phổ thông trung học (PTTH), phải điều từ miền bắc vào khiến cho ở miền bắc cũng thiếu giáo viên PTTH trầm trọng. Bộ giáo dục đã phải tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐHSP đến mức bão hoà mà vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu. Khi đó, với trách nhiệm được phân công, tôi đề xuất ý kiến "đào tạo giáo viên từ xa" và, trong hoàn cảnh lúc đó, ý kiến của tôi được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Nhưng dư luận rất phân tán. Người ủng hộ cũng có mà người phản đối cũng nhiều. Những người này cho rằng, giáo viên là quan trọng chỉ có thể đào tạo tập trung, chính quy. Tôi cho rằng tập trung, chính quy có nhiều thuận lợi khách quan, từ xa có nhiều khó khăn khách quan nhưng chất lượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, nhất là ở người quản lý. Nếu để cho tư tưởng ỷ lại của người học phát triển thì tập trung, chính quy cũng có thể không có chất lượng. Một cuộc thử nghiệm bắt đầu năm 1977 và kéo dài đến 1988. Hai trường ĐHSP Hà Nội và Việt Bắc tham gia cùng sáu tỉnh (có đủ đô thị, nông thôn, miền núi). Không tổ chức tuyển sinh mà tuyển những người thi vào đại học hỏng, nhưng đạt điểm "học được" (dưới điểm chuẩn vào đại học 2-3 điểm). Mỗi tỉnh sẽ tuyển theo nhu cầu của mình và chịu trách nhiệm tìm các trường PTTH tốt để phân số sinh viên của tình mình về đó, thành từng nhóm mười lăm người,. Ở trường PTTH, số sinh viên này buổi sáng tập làm các công việc của một giáo viên, chiều và tối tự học chương trình ĐHSP theo các tài liệu hướng dẫn của trường ĐHSP gửi về. Vì vậy hệ này gọi là hệ "vừa học vừa làm giáo viên" (VHVLGV), đôi khi còn nói gọn là "vừa học vừa làm" (VHVL). Mỗi năm, họ được về tập trung ở ĐHSP một tháng vào những lúc sinh viên hệ tập trung đi dã ngoại. Thời gian tập trung này là thời gian kiểm tra, củng cố và hướng dẫn học tập. Tôi sớm quyết định sinh viên hệ này phải thi tốt nghiệp chung với hệ chính quy mà không được một sự châm chước, chiếu cố gì hết, có điều là vì thời gian tập làm giáo viên khá dài nên thời gian học cũng kéo dài ra thành 5 năm. Quyết định sớm nhue vậy để ngăn chặn tư tưởng ỷ lại vì người ta đã quen với nếp nghĩ :"học từ xa khó khăn hơn là học tập trung nên phải được chiếu cố, châm chước khi thi cử thì mới công bằng". Chính tư tưởng ỷ lại vào sự chiếu cố, châm chước, đã làm cho "chuyên tu", "tại chức" thất bại (dốt như chuyên tu, ngu như tại chức). Cũng có thi chung như thê thì mới lấy hệ tập trung, chính quy làm đối chứng được. Các kỳ thi tốt nghiệp đã được tổ chức chung cho hai hệ một cách rất nghiêm túc, tránh bất cứ điều gì có thể làm cho người ta nghi ngờ tính chất khách quan của kết quả. Sau bảy khóa thi tốt nghiệp chung như vậy, so sánh với đối chứng thì kết quả không thua kém, bên tám lạng, bên nửa cân. Kết quả còn đáng phấn khởi hơn nữa khi theo dõi số giáo viên tốt nghiệp ra trường. Những người tốt nghiệp khóa sau cùng vào năm 1988 đến nay đã công tác được 12 năm. Khoảng 2.000 giáo viên đã được đào tạo theo hình thức này. Cho đến nay, chưa nghe tiếng chê nào nhưng tiếng khen thì nhiều mà biểu hiện rất cụ thể : một số trong họ đã là tiến sĩ, được đưa lên dạy cao đẳng, đại học. Số thạc sĩ nhiều hơn. Có những người đã tỏ lòng biết ơn hình thức đào tạo này, như hai bức thư dưới đâu đã in trong "Luận bàn và kinh nghiệm về tự học" (Nguyễn Cảnh Toàn - Nhà xuất bản giáo dục 1999).

Thư thứ nhất

Thanh Hóa ngày 4 tháng 1 năm 1993


Giáo sư thân mến!

Chắc là giáo sư rất ngạc nhiên khi cầm lá thư này. Để tiện em xin tự giới thiệu : em là Nguyễn Kim tiến (nay đã là tiến sĩ, đang dạy ở Đại học Hồng Đức) học viên lớp Sinh học - Kỹ thuật nông nghiệp khoá I hệ vừa học vừa làm của Thanh Hóa.

Thưa giáo sư! Em vô cùng phấn khởi báo tin cho thầy là em đã trúng truyển kỳ thi tuyển sinh vào khóa 3 cao học của trường ĐHSP Hà Nội I. Có được kết quả đó là do được trang bị phương pháp tự học, tự nghiên cứu mà phương thức đào tạo VHVL đã mang lại cho em. Em rất tự hào về hệ đào tạo của mình vì cái mà người ta cần là phương pháp học tập, tính cần cù và ham hiểu biết. Đó cũng là tất cả những gì mà hệ VHVL đã rèn luyện, đào tạo nên chúng em ngày nay.

Thư thứ hai

Hà Nội ngày 2 tháng 10 năm 1993


Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn kính mến!

Em rất vui mừng và muốn thông báo cho giáo sư biết rằng sau khi bảo vệ xuất sắc luận văn cao học vào tháng 3-1993, em đã ôn thi đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh Toán tại Đại học sư phạm Hà Nội I. Em vừa nhận được quyết định của Bộ và trường ĐHSP Hà Nội I bắt đầu làm nghiên cứu sinh từ tháng 9-1993 tại ĐHSP Hà Nội I trong thời gian 4 năm. Thưa giáo sự, em muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo sư đã giúp em, các bạn của em trong hệ VHVL học tập, nghiên cứu để dần chiếm lĩnh những đỉnh cap trong khoa học...

Học trò của giáo sư Trần Hữu Nam (nay đã là tiến sĩ, hiện đang công tác ở Viện nghiên cứu phát triển giáo dục)

Cho nên, tôi không nhất trí với GS Tuấn ở câu : "sự xa cách, lại trong hoàn cảnh thiếu Internet, thiếu điện thoại, khiến cho sự đối thoại hai chiều rất khó và do đó việc học từ xa trở thành vỏn vẹn thầy nói trò nghe, trò làm thầy chấm". Có cách đọc sách thụ động, có cách đọc sách tích cực. Thầy ẩn trong sách. Đọc sách tích cực chính là một sự đối thoại ngầm hai chiều : tự đào sâu, mở rộng những điều mà sách nói có khi còn tích cực hơn là hỏi thầy có mặt ở đó và thầy trả lời. Đằng này, chính mình phải động não để tự tìm câu trả lời. Có người còn đọc sách tích cực đến mức là đọc đến một mức nào đó rồi tự mình phát triển tiếp để thử sức mình, sau đó mới đối chiếu với phần sách phát triển tiếp để tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu trong tư duy của mình. Sự thắng lợi của hình thức đào tạo từ xa kể trên là một minh chứng. Giáo sư Tuân chỉ nhìn thấy có mặt tiêu cực trong sự "xa thầy". Trái lại, tôi đã thực tế thấy sự trưởng thành về cách học của số sinh viên này: năm đầu, họ bỡ ngỡ, lúng túng vì khi học phổ thông, chưa ai chuẩn bị cho họ cách tự học với sách. Một số rất ít đã rơi rụng. Đa số bám trụ được. Họ mò mẫm cách tự học tối ưu đối với mình. Sang năm thứ hai, họ đã tự tin hơn rồi vững chãi dần trong cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác để tự học, tự kiểm tra. Đến khi tốt nghiệp thì họ đã vững chãi lắm rồi. Nhờ vậy mà, tuy lúc đầu, họ là những học sinh thi hỏng vào đại học, nhưng khi thi tốt nghiệp, cũng có người đỗ đầu, có người làm luận văn xuất sắc. Ngay trong quá trình học đã có hiện tượng sau đây: mỗi lần sinh viên hệ này về tập trung ở ĐHSP một tháng thì nhân viên thư viện đều nhất trí cho rằng sinh viên hệ này ham đến thư viện làm việc độc lập với sách hơn là sinh viên hệ chính quy. Các thầy cũng nhất trí với nhau rằng sinh viên hệ này ham tìm gặp thầy để đặt ra những câu hỏi đáng giá, không tầm thường. Hai hiện tượng đó chứng tỏ lúc học xa thư viện, xa thầy họ đã trăn trở, đọng não nhiều mà vẫn chưa thoả man vã điều đó gây ra sự "đói sách", "đói thầy". Sinh viên hệ chính quy, do học trong điều kiện cách dạy chưa đổi mới, nên ở cạnh thư viện, cạnh thầy mà ít "đói sách", "đói thầy". Sinh viên hệ này do vậy mà quý sách nên người nào, trong quá trình học, cũng lo xây dựng riêng cho mình một tủ sách để dùng riêng. Hiện tượng này ít thấy ở sinh viên hệ chính quy.

Tôi đồng ý với GS Tuấn rằng nếu sinh viên hàng ngày gần thầy không phải để nghe thầy giảng một cách thụ động, mà để thầy có những cách khơi dậy tính tự lực, tính chủ động, suy nghĩ độc lập, thì nhất rồi. Nhưng phải thấy, hiện nay ở các hệ tập trung, chính quy của các trường đại học trong nước chưa được như vậy, mà giá có phấn đấu tính cực để sớm được như vậy, thì hệ tập trung, chính quy ở ta cũng không thể phát triển mạnh được vì những hạn chế trước hết là về đầu tư; dù cho nhà nước và cả nhân dân cố gắng hơn nữa thì đầu tư cho giáo dục vẫn có cái giới hạn do khả năng của nền kinh tế của đất nước.

Đánh giá đúng năng lực và nguyện vọng của sinh viên Việt Nam

Ở phần này, GS Tuấn có những ý kiến mà tôi đồng ý như đầu tư xứng đáng, triệt hạ tham nhũng, ngưng lạm phát bằng cấp, kiểm tra chăt lượng, v.v...và bản thân cũng đương mong mỏi những điều đó. Nhưng cũng phải thấy rằng các biện pháp đó hoặc là có giới hạn của nó (ví dụ đầu tư không thể vượt qua khả năng mà nền kinh tế cho phép) hoặc là không thể ngày một, ngày hai mà làm được (tính triệt hạ tham nhũng). Đúng là khó khăn, tốn kém, lâu dài. Nhưng nhu cầu CNH, HĐH đất nước thì nó không đợi chúng ta. Vậy phải làm gì đây? Đến đây thì tôi hết nhất trí với GS Tuấn. Thế nào là duy ý chí? Khi Nguyễn Trãi nói: "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều" là duy ý chí chăng? Không, đó là khoa học vì đó là phép biện chứng đã đưa đến kế sách Bình Ngô thắng lợi: trong cái mạnh của địch ông đã nhìn thấy cái yếu, trong cái yếu của ta ông đã nhìn thấy cái mạnh. Khi Hồ Chí Minh nói :"Khó vạn lần dân liệu cũng xong" là khẩu hiệu chẳng? Thì chính chúng ta đã thắng hai đế quốc to khi mà về vũ khí và tiền bạc, ta còn thua họ rất xa nhờ ta đã tổ chức được một cuộc chiến tranh nhân dân mà kẻ địch cũng phải thừa nhận là vào "bậc thầy". Chẳng nói đâu xa, trong chiến tranh ở Việt Nam, tất cả các trường đại học đều sơ tán về nông thôn. Làm sao sơ tán nổi nếu thầy, trò không vào ở trong nhà dân và dân lại lấy tiền thuê nhà.v.v..Nói riêng việc thử đào tạo giáo viên từ xa nói trên, thì thằng lợi ở đây cũng có nguồn gốc từ phép biện chứng :"thuận lợi của hệ chính quy có thể chuyển hoá thành khó khăn nếu người quản lý để cho sự "gần thầy" biến thành sự ỷ lại vào thầy; khó khăn của hệ từ xa là một thuận lợi khi coi "xa thầy" là một cơ chế hiệu nghiệm để chống lại sự ỷ lại vào thầy". Thắng lợi ở đây cũng có nguồn gốc từ "dân". Sinh viên phân tán về các trường PTTH thì trọ ở đâu? Trong nhà dân chung quanh trường, học ở đâu?- Ở trong mái trường PTTH, nơi học của con em nhân dân. Chính nhờ vậy mà đào tạo được ngót 2000 giáo viên có chất lượng mà Nhà nước không phải xây thêm mét vuông nào cho trường ĐHSP. Việc làm thử thắng lợi trên một mẫu mực thực nghiệm không nhỏ (ngót 2000) phân bố trên đủ các loại địa bàn (thành thị, nông thôn, miền núi), có đủ các loại khoa học tự nhiên, xã hội có hai trường ĐHSP tham gia, một mạnh (Hà Nội), một yếu (Việt Bắc), kéo dài trong 11 năm. Từ thực tiễn đó, chúng tôi rút ra quy luật sao đây gọi là quy luật năng động thích nghi :

Đối với người tự học có hướng dẫn một chương trình nào đó thì hoặc là họ sớm tự đào thải, hai là họ sẽ năng động thích nghi với cách học đó và thắng lợi. Điều kiện cần và đủ để thắng lợi là :

- Người học có đủ trình độ học chương trình (vì vậy mà không tuyển sinh bừa bãi, chỉ tuyển những người, tuy thi hỏng đại học, nhưng đạt điểm "học được").
- Người học có động lực thúc đẩy học học tập (cho nên người học phải tự nguyện, không ai bắt ép. Một số học do gia đình bắt ép đã sớm bỏ cuộc).
- Có đủ điều kiện tối thiểu về giáo trình, tài liệu để tự học.
- Cơ chế chính sách phải khuyến khích việc tự học, tránh những chủ trương gây ỷ lại cho người học (ví dụ cho thi riêng cho châm chước, chiếu cố).


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
koibeto81
post Dec 1 2002, 08:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 422
Tham gia từ: 2-May 02
Đến từ: Zimbabwe
Thành viên thứ: 85

Tiền mặt hiện có : 922$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trong quy luật nói trên, yếu tố "thầy" nằm trong hai chữ "tài liệu". Chúng tôi không ghi "phải có tài liệu hướng dẫn tự học" thật tốt vì trong điều kiện thực tế của việc làm thử nói trên, ngay các thầy giỏi cũng chưa có kinh nghiệm viết hướng dẫn tự học từ xa. Điều này chứng tỏ rằng nội lực tự học, tự nghiên cứu là quyết định, ngoại lực hướng dẫn, tuy rất quan trọng, chỉ giữ vai trò "xúc tác". Thầy giỏi, có khoa học sư phạm từ xa thì sức xúc tác sẽ lớn.

GS Tuấn cho rằng dân ta hiếu bằng cấp chứ không phải hiếu học. Như vậy là lẫn lộn giữa bản chất và hiện tượng. Tôi thừa nhận là hiện tượng lạm phát bằng cấp, bằng rởm nhiều. Nhưng đó chỉ là hiện tượng nhất thời, do quản lý lỏng lẻo. Còn như trong việc đào tạo từ xa ngót 2000 giáo viên nói trên thì quản lý thi cử rất chặt, "sản phẩm" ra trường được đánh giá tốt thì làm sao có thể quy tội sinh viên là hiếu bằng cấp vì cái bằng ở đây ít hấp dẫn : phải học dài thêm 1 năm, về nông thôn là chính là để tự học, lại phải thực tập nghề nghiệp nhiều mà đến khi có bằng lại mang tiếng là bằng phi chính quy. Nhưng tuyệt đại đa số đã học đến nơi đến chốn, thắng lợi, làm sao có thể nói là hiếu bằng cấp. Bằng cấp chính đáng là chuyện bình thường ở mọi nơi, ở mọi thời đại. Phấn đấu học để thi đỗ, có một cái bằng xứng đáng với tài năng cũng là một động lực đáng kể thúc đẩy người ta học. Nhiều người ngày này, đã có một bằng đại học rồi, còn học thêm một vài bằng đại học khác là để có năng lực làm việc chứ không phải vì bằng cấp bởi, nếu thế, họ phải chạy theo bằng cao hơn. Ngày xưa, nhiều người nghèo cũng cố để cho con đi học để, như họ nói, "ăm mày một ít chữ Thánh", nghĩa là để biết chút ít đạo lý làm người chứ họ cũng biết thân phận, không dám mong con sẽ là ông nghè, ông cống, trừ trường hợp rất cá biệt con có biểu hiện thần đồng.

GS Tuấn nói rằng sống với người phương Tây mấy chục năm nay, GS không hề thấy người Việt Nam hơn họ chút nào về phương diện học hỏi để thực sự hiểu biết và để làm cái gì nên chuyện. Có lẽ đó là thực tế sống của GS. Nhưng những người Việt Nam mà giáo sư tiếp xúc rồi so sánh với người Tây, liệu có đại diện cho dân tộc Việt Nam được không? Riêng tôi, tiếp xúc với nhiều người Việt Nam, tôi thấy nhiều người Việt Nam làm được những việc như người phương Tây trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn hơn nhiều. Các học sinh ta, đi thi quốc tế, đạt kết quả như thế nào và các em được học hành trong những điều kiện như thế nào so với các bạn mình ở phương Tây là một ví dụ. Chúng ta đã bắn rơi B52 chỉ bằng Sam 2, đến nay người phương Tây vẫn chưa hiểu làm sao ta bắn được. Nói như vậy là để thấy rằng dân tộc Việt Nam quả có thông minh, quả có hiếu học. Nhưng tôi cũng thấy người Việt Nam có những nhược điểm, ví dụ thiếu tác phong công nghiệp. Điều đó cũng dễ hiểu vì nước ta bây giờ mới bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa. Giáo dục phải làm sao thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa bằng cách giáo dục được tác phong công nghiệp cho học sinh, sinh viên. Chúng tôi đã làm thử việc sử dụng học sinh phổ thông làm cộng tác viên cho các đề tài khoa học của các trường đại học với những đề tài thích hợp về điều tra cơ bản và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông, lâm, nghiệp. Tôi thấy đó là một điều khả thi và rất có tác dụng rèn luyện tư duy khoa học và tác phong công nghiệp. Qua đây cũng thấy các em học sinh ta là hiếu học (các em tham gia say sưa lắm) mà không hiếu bằng (vì việc tham gia làm cộng tác viên không giúp gì cho thi cử). Hiện tượng "luyện thi" hiện nay đúng là bệnh hoạn, nhưng nó không phải là mặt bản chất, có thể sửa được và nhất định phải sửa.

GS Tuấn cho rằng tôi đưa ra những biện pháp "đi tắt, nhảy vọt" rẻ tiền, cố lợi dụng những ưu điểm như thông minh và hiếu học mà chưa ai chứng minh hay đo lường được...Rẻ tiền thì có rẻ tiền thật, chẳng hạn, chúng tôi đã đào tạo ngót 2000 giáo viên mà nhà nước không phải xây thêm mét vuông nào cho trườn DH Sư Phạm, mỗi sinh viên lại ở gần nhà mà học, không phải ra Hà Nội học hành tốn kém như hiện nay. Mà của rẻ ở đây không phải là của ôi như trên đã nói. Ta mở cửa, cạnh tranh với các nước là chấp nhận một cuộc chiến đấu không cân sức nếu xét về điểm xuất phát và vốn đầu tư. Ta đã đi sau, lạc hậu mà vốn đầu tư lại quá ít. Nhiều cái ta phải học họ nhưng nếu chỉ có thế thì suốt đời ta lẽo đẽo theo sau họ, họ càng ngày càng bỏ xa tụt hậu lại phía sau. Vậy ta phải tìm cho ra cái gì ta hơn họ. Trong chiến tranh, ta đã tìm ra và nhờ vậy mà ta đã thắng hai đế quốc to dù rằng về mặt tiền bạc và vũ khí ta thua xa họ. Nay, làm giáo dục cũng phải vậy thôi. Liệu chúng ta có khả năng làm giáo dục từ xa hơn các nước phát triển hay không? - Nếu, vào năm 1944, khi mơi lập ra đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 32 người, ai mà nói ta sẽ làm quân sự giỏi hơn Pháp và Mỹ thì nhiều người không tin. Nhưng đến năm 1975 thì cả thế giới coi Việt Nam là bậc thầy về chiến tranh nhân dân. Bây giờ cũng vậy thôi, nói ta sẽ làm giáo dục từ xa hơn các nước phát triển thì đó không phải là chuyện hoang đường. Nếu ta chỉ biết bắt chước họ thì đúng là hoang đường. Ta sẽ cố thu hút lấy cái tinh hoa của họ, ví dụ dùng Internet, đồng thời ta khuếch trương thế mạnh của ta. Tôi muốn nói đến Sư Phạm từ xa và Sư Phạm gia đình là những thứ không đòi hỏi gì lắm về tiền của mà đòi hỏi cái tâm, cái trí, cái truyền thống. Ví dụ, theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì ở Việt Nam 95% người già sống chung với con cái, 97% người già được con cái chăm sóc. Đó là điều khác biệt với các gia đình ở phương Tây. Vì vậy hội khuyến học dự kiến sẽ có mảng đề tài nghiên cứu về ông, bà, cha, mẹ giúp con, cháu trong gia đình học tập, bổ sung thêm vào những điều mà dù có Internet cũng không làm được. Nói dự kiến sẽ có nhưng thực ra đã có ở quy mô còn rất nhỏ, mang lại hiệu quả dáng khích lệ. Rất tiếc là GS Tuấn không có điều kiện dự cuộc gặp mặt giữa những đơn vị làm khuyến học giỏi, trong đó có cả chùa chiền, thánh thất, để hình dung sức mạnh của phong trào. Rồi đây sẽ phải làm cho phong trào quyện với khoa học, khoa học sư phạm từ xa, khoa học sư phạm gia đình và khoa học về tin học, viến thông. Giáo dục nước ta sẽ gồm có một bộ phận tập trung, chính quy, ít (ta không thể làm nhiều vì kinh tế không cho phép) mà tinh, không kém gì quốc tế, để làm xương sống và một bộ phận dân dã, rẻ tiền nhưng có chất lượng, chủ yếu là giáo dục từ xa.

3.Làm sao để phát triển khoa học tư duy trong giáo dục?

Về cơ bản, GS Tuấn đã hiểu đúng ý tôi. Tôi muốn nói thêm rằng : thế giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy con người là những đối tượng của khoa học. Ai cũng tư duy nhưng ít người biết tư duy một cách khoa học. Cách đây nửa thế kỷ, người ta hay nói đến hai loại tư duy: tư duy hình học và tư duy tế nhị. Bây giờ sự phân biệt đi vào chiều sâu hơn: ngoài hai loại tư duy trên(bây giờ gọi là tư duy lôgic và tư duy hình tượng) còn có tư duy biện chứng, tư duy quản lý, tư duy kinh tế, tư duy thuật toán. Thật khó mà nói một con người hiện đại cần đến những tư duy gì, hầu như tất cả, tuy liều lượng có khác nhau tuỳ theo đặc điểm ngành, nghề, ví dụ toán học và nói rộng ra là các khoa học chính xác cần nhiều đến tư duy logic nhưng cũng cần đến tư duy hình tượng vì muốn sáng tạo trong các lĩnh vực này cần có cảm xúc trước cái đẹp, cái gọn ghẽ, cái tiết kiệm, cần có trí tưởng tượng dồi dào, càng cần đến tư duy biện chứng để phát hiện ra vând đền và tìm được hướng giải quyết vấn đề; các nhà văn, nhà thơ cần nhiều đến tư duy hình tượng nhưng cũng phải rất logic trong bố cục, trong ngôn ngữ, trong tính cách nhân vật v.v... Nói đến sáng tạo thì cốt lõi là tư duy biện chứng vì nó phủ định luật bài trung: nó thừa nhận rằng A vừa là A vừa không phải là A. Nếu A là A (luật bài trung) thì giỏi lắm cũng chỉ quanh quẩn trong A. Vừa không phải là A chính là lực nội sinh để chuyển từ A sang một cái mới, khác A. Cách suy nghĩ này thật là lợi hại, trong việc nhỏ cũng như trong việc lơn. Việc lớn thì khó có điều kiện đển nói ở đây, nhưng việc nhỏ thì có thể dẫn ra đây một ví dụ. Hình thoi là trường hợp riêng của hình bình hành;Có cô giáo bảo : vì vậy, nó có tất cả các tính chất của hình bình hành; nhưng nó còn có những tính chất mà hình bình hành không có, ví dụ "hai đường chéo vuông góc với nhau".Nếu dừng ở đó thì hết chuyện. Nhưng nếu dạy cho học sinh cách suy nghĩ: tính chất đó nói lên sự khác nhau giữa hình thoi và hình bình hành (không phải hình thoi) nhưng nếu xét về mặt giống nhau giữa hình thoi và hình bình hành (không phải hình thoi) nhưng nếu xét về mặt giống nhau giữa hình thoi và hình bình hành thì phải nghĩ rằng : nói hình bình hành không có tính chất đó chưa thật đúng mà phải nghĩ rằng tính chất đó chỉ là trường hợp đặc biệt của nhiều tính chất tổng quát hơn trong hình bình hành. Vậy có câu hỏi : những tính chất tổng quát hơn đó là những tính chất gì? Học sinh mà tự đặt đuwọc câu hỏi như vậy thì quý quá. Đó là năng lực phát hiện vấn đề, mở đầu cho sự tìm tòi ra cái mới (ít ra là mới đối với học sinh). Vấn đề không phải là lập ra một vài phân khoa khoa học tư duy, mà lông ngay vào việc dạy kiến thức, và dạy theo cách đó thì từ một kiến thức học sinh sẽ bằng năng lực phát hiện vấn đề mà tự mình tìm ra nhiều kiến thức mới (đối với mình). Tôi đã viết hai quyển sách :"Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học" 340 trang, dùng cho giáo viên, sinh viên và nghiên cứu sinh về toán học và triết học, và :"Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học" 220 trang, dùng cho học sinh phổ thông yêu toán. Qua hai quyển sách này thì thấy rõ cái cách truyền đạt tư duy biện chứng đến người học là thông qua những bài toán, vấn đề toàn học rất cụ thể chứ không phải bằng lý luận khô khan.

4.Về vị trí của phương thức giáo dục từ xa trong cơ cấu của nền giáo dục toàn dân

Mỗi nước có hoàn cảnh riêng để chọn cái gì là ưu tiên. UNESCO đã cho rằng giáo dục tập trung chính quy là vương giả, nghĩa là tốn kém. Ta cũng cần có để dễ tiếp cận với hiện đại để làm chuẩn mực; nó phải là cái xương sống của nền giáo dục. Nhưng ta nghèo không sức đâu mà chạy đua với các nước giàu có về số lượng các trường chính quy, tập trung, làm nhiều thì bôi bác. Nhưng ở thời đại ngày nay khi ta muốn "ai nấy cũng được học hành"và phải "học suốt đời" thì phải dùng con đường dân dã, rẻ tiền, nhưng cũng bảo đảm chất lượng. Muốn thế, phải có con mắt nhìn cả hai mặt "thuận lợi" và "khó khăn" của hai hình thức đào tạo tập trung và từ xa trong sự thống nhất biện chứng và có thể chuyển hóa lẫn nhau để tận dụng tối đa mặt thuận lợi, cảnh giác với việc thuận lợi có thể chuyển hóa thánh khó khăn, né tránh bớt khó khăn nếu như chưa chuyển hóa được thành thuận lợi. Theo phương châm này, chúng tôi đã chỉ đạo việc đào tạo giáo viên từ xa thắng lợi.

Nước ta sắp sửa có 80 triệu dân. Trừ đi những người già yếu, ốm đau, tàn tật và trẻ em còn quá nhỏ (đối với họ, vấn đề học không đặt ra, trừ cá biệt), thì ta cũng phải lo học cho 60 triệu. Hiện nay các trường lớp tập trung, chính quy mới thu nạp được khoảng 20 triệu (mà nhiều nơi còn khó khăn lắm), vậy 40 triệu cần học, vừa làm vừa học, mà không đến trường. Chỉ có giáo dục từ xa mới đáp ứng được nhu cầu đó vì nó rẻ tiền, dễ linh hoạ, nơi xa xôi hẻo lánh cũng học được. Hiện nay, ta mới đặt vấn đề phổ cập THCS là muộn so với xu thể chung của thế giới. Một nước như Ma-rốc đã đặt vấn đề phổ cập THCS từ lâu. Nếu muốn sớm phổ cập PTTH thì ít nhất cũng phải 50% theo con đường vừa làm vừa học (dĩ nhiên là học từ xa theo từng cụm chứng chỉ). Có GDTX, vấn đề giao viên cho các nơi xa xôi hẻo lánh cũng dễ giải quyết. Vấn đề học của những người phải lưu động cũng thế v.v và v.v...

Cho nên, hoàn cảnh của nước ta không cho phép coi giáo dục từ xa là phụ được. Nó là một vế của nền giáo dục nhân dân mà vế kia là hệ thống giáo dục tập trung, chính quy, hai bên hỗ trợ nhau, xâm nhập lẫn nhau ở chỗ mỗi người, tuỳ theo hoàn cảnh có thê khi thì học hệ này, khi thì học hệ kia và tổ chức phải làm sao cho hai hệ liên thông với nhau; trong trường hợp có cấp bằng thì Nhà nước tôt chức những kì thi quốc gia thật nghiêm chỉnh, không để lọt lưới những của rởm, nhưng ai học hệ gì cũng được thi. Một nền giáo dục Nhân Dân không thể coi giáo dục từ xa là phụ cũng như một quân đội Nhân Dân không thể coi bộ đội địa phương và dân quân du kích là phụ. Một nền giáo dục mà có giáo dục từ xa sẽ như con sông đã thủy lợi hóa : khi hệ tập trung quá tải thì tràn vào hệ từ xa, khi bộ phận nào đó của hệ tập trung không có đủ chỉ tiêu đào tạo thì công việc bồi dưỡng và đào tạo từ xa vẫn có thể duy trì bộ máy đào tạo, không để cho nó rã rời.

GS Tuấn cho rằng GDTX có thể được coi là biện pháp tăng cường hệ thống đào tạo tại chức, góp phần nâng cao dân trí. Từ thực tế của việc làm thử đào tạo giáo viên từ xa, tôi thấy rộng hơn : nó có thể đào tạo các nhà bác học vì trong thực tế cuộc sống đã có những nhà bác học không học tập trung, cũng không học từ xa, chỉ một mình với sách. Điều quan trọng là ở nội lực tự học, tự nghiên cứu của mỗi người.

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn.


--------------------
All you have to do is fall in love



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Thanh Niên · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC