Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Thảo Luận Về Tôn Giáo,, Thiên chúa giáo và Phật học

Sóng
post Jun 8 2003, 05:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Jun 8 2003, 03:10 PM)
Mấy bài viết của bác phản bác lại bài viết của tác giả đã trích dẫn trên kia  không thuyết phục lắm, bởi vì cũng cùng một tư duy với ông đó, nhưng ở phía ngược lại. Giá như bài luận ta lấy nhan đề , đại lọai như : " NHìn ( tôn giáo nào, tư tưởng nào, chủ nghĩa nào, triết học nào v.v....) qua lăng kính của ( tông giáo nào, tư tưởng nào v.v....) thì ra một nhẽ .
Đằng này, nếu muốn phân tích một cách khoa học và tương đối khách quan ( trong trường hợp này là một tôn giáo ) thì pahri đứng ngòai tôn giáo đó và tư tưởng triết học nếu có của tôn giáo đó thì mới tương đối khách quan và khả dĩ thuyết phục. Hẹn bác nếu có thì giwof thì tôi sx viết thêm ...

Chờ bác trả lời xong thì em sẽ có ý kiến phản biện. Thực ra bài của bác Phó đứng trên tư tưởng của cả hai tôn giáo đó đấy chứ.
Chờ bác, bác viết xong thì em sẽ trả lời bài bác, bây giờ chưa có ý tưởng mới để viết.
Bác Phó cứ an tâm, mai em lại có câu hỏi để bác làm việc. clap.gif


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2003, 06:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



To yuyu,
Tôi không nhìn Thiên chúa qua lăng kinh Phật giáo. Mặc dù nếu tôi có nhìn thì chắc chắn là không cực đoan bằng tác giả bài viết. Nhưng nếu tôi viết theo tư duy đó (lấy Phật nhìn Thiên Chúa), tôi sẽ bắt buộc phải coi Phật hay hơn Thiên chúa, sẽ phải chỉ ra nhưng ưu điểm mà Thiên chúa không có. Tôi hoàn toàn không có ý định đó.
Như vậy cái lô gics trong mấy bài tôi viết chỉ để chứng tỏ, những điều tác giả coi là "vấn đề" trong Phật giáo như là chuyện Mê tín chẳng hạn, hay tính siêu nhiên không lô gics mà tác giả coi là chỉ có trong Phật giáo hay nói chung là những tôn giáo tín ngưỡng khác ngoài thiên chúa, người ta có thể tìm thấy ngay trong ... Thiên chúa. Là một tôn giáo, đạo Thiên chúa có tất cả những vấn đề ấy. Người phương Tây đã phải rất mất công, trải qua mấy thế kỷ từ thời phục hưng lại đây, để khắc phục nhưng yếu kém đó trong Thiên chúa. Việc đó đã dẫn đến sự tách biệt nhà nước ra khỏi Thiên chúa giáo, những nhà nước phương Tây hiện đại đều là những nhà nước vô thần. Công lao đó, chủ yếu là của các nhà triết học Anh sáng Pháp (Voltaire, Rousseau, Diderot,..), Kinh nghiệm chủ nghĩa Anh (Hume, Locke, Hobble), Siêu hình Đức (Kant, Hê ghen). Cũng chính vì thế mà tôi mới khuyến khích mọi người, nếu thích khoa học nhân văn phương Tây, thì nên tìm hiểu Kinh thánh và đạo Thiên chúa, vì lịch triết họ phương Tây từ thời cuối đế quốc La Mã lại đây là một cuộc đấu tranh phản bác lại Thiên chúa, dựa trên những tiên đề của Thiên chúa. Như vậy suy ra là những tiến bộ của xã hội phương Tây hiện tại là do khoa học làm ra. Việc chống mê tín trong Thiên chúa là do triết học phương Tây cận đại (từ thế kỷ XVII) khởi xướng.
Điều đó không có nghĩa là Thiên chúa không có đóng góp cho văn hóa phương Tây. Nó để lại dấu ấn rất rõ nét trong quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, ảnh hưởng đến tập tục văn hóa. Nhưng điều này không phải là khoa học. Lấy một ví dụ để minh họa. Nếu khoa học có thể chỉ ra trong một món ăn có bao nhiêu ca lo, dinh dưỡng, thì nó không thể chỉ ra được món đó có ngon hay không. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cảm thụ cá nhân. Và người ta cũng không thể ép buộc được.
Như vậy nếu một người nào đó theo Thiên chúa hay Phật, là do những nhận thức hoàn toàn cá nhân. Người ta không thể so sánh khách quan Phật hay hơn Thiên Chúa, hay Thiên chúa hay hơn Phật.
Chính xác hơn, Phật giáo không mâu thuẫn với khoa học hiện đại, nó cũng không phân tách rành rọt phần xác, phần hồn như Thiên chúa. Quan niệm "thế giới là hiện tượng là tương đối" của Phật giáo cũng mang lại một cách thức tư duy mới trong khoa học. Đấy là những điểm mạnh của Phật giáo, nhưng nó vẫn không phải là khoa học, mà chỉ có tác động tới phần Thẩm mỹ con người mà thôi.
To SGVB,
Thực ra nếu đọc kinh thánh bằng tiếng nước ngoài được thì tốt hơn đọc bằng tiếng Việt. Thà đọc nó bằng tiếng Anh tồi vẫn còn dễ hiểu hơn đọc bằng tiếng Việt giỏi. Kinh thánh được dịch rất dở, do nó mang hoàn toàn cấu trúc ngữ pháp phương Tây vào tiếng Việt bởi các cha cố người nước ngoài (Pháp, Ý, Tây ban Nha, Bồ đào Nha). Kinh thánh nhiều khi khó hiểu là do vậy (ngoài phần ẩn dụ vốn có của nó).
Kinh có hai phần, phần kinh cựu ước là phần dày nhất. Đây chính là kinh thánh của người Do Thái. Còn được gọi là Torah. Nó là huyền thoại lich sử của người Do Thái, được người ta viết lại theo tư duy "tuân lệnh chúa", theo đó, người Do Thái phải ký một liên minh( aliance) với Chúa trời, còn được gọi là Yahve. Theo đó tất cả mọi đau khổ của con người đều là do không tuân theo ý Chúa. Phần cựu ước này có thể coi như tương đương quyển sử Xuân Thu của Không Tử. Người phương Tây rất hay dùng nó trích dẫn nhhuw ở VN trích dẫn điển cố văn học vậy
Phần thứ hai là tân ước. Là hành trạng của chúa Giê xu, được các tông đồ viết lại và các văn tự liên quan tới việc truyền đạo. Đặc biệt là các thư của thánh Paul. Nội dung của nó là đề cao việc hành xử đạo đức, đối nghịch với tính nghi lễ của trong cựu ước. Nó cũng chủ trương đạo không phải là của riêng người Do thái. Người Do thái không phải là dân tộc duy nhất được chúa chọn lựa (ngụ ý là tuân thủ liên minh với chúa), mà là tất cả nhân loại. Tân ước như vậy đã biến tôn giáo riêng biệt của người Do Thái thành tôn giáo phổ quát.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 8 2003, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chào bác Phó, nói chung là em ủng hộ quan điểm của bác thôi. Nhưng riêng chuyện đọc kinh thánh bằng tiếng Anh thì quả thật em ko làm nổi, vì tiếng Anh em quá dốt.
Nói chung là em chỉ đọc cho biết thôi, chứ còn nhớ thì chịu thua luôn.
Mai em sẽ gửi câu hỏi thêm, hôm nay coi như là đủ rồi


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 9 2003, 06:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



To bác Phó,
Sở dĩ tôi nói bài luận phản bác ông tiến sĩ nọ của bá không thuyết phục vì cùng một tư duy với ông ấy, nhưng ở chiều ngược lại là ở điểm sau :
Ông tiến sĩ nọ không hiểu gì về Phật Giáo ( khi lẫn lộn với tín ngữong dân gian và tục thờ cúng tổ tiên ...) cũng như bác hiểu về Thiên Chúa Giáo ( khi trích dẫn các triết gia nói về Thiên Chúa Giáo và sư mê tín của người phương Tây ....)

Cả hai đều đúng khi nói về tình trạng me tín dị đoan là hiện tượng khá phổ biến ở cả hai nền văn hóa Đông Tây trên bề mặt ngòai. Nhưng có sự khác biệt về bản chất .
Trước hết phải định nghĩa lại khái niệm " Mê Tín " ? Nghĩa là " Tin một cách Mê muội ? ". Tin vào điều gì không đúng, không thật ....đều là "mê tín " hết ! Nhưng cái gì là không đúng , không thật ....cũng khó mà xác quyết hay có kết luận chung cuộc, vĩnh viễn được , vì thế giới này hình như biến đổi không ngừng ....Chỉ riêng việc đặt niềm tin tuyệt đối vào cái gì có lẽ cũng là mê tín rồi ! Có lẽ rồi chỉ có một điều có thể tin chắc được, đó là " chẳng có gì có thể tin chắc đuợc " ! THeo đó thì ngay cả những người vô thần, tin chắc vào sự không tồn tại của thần linh, thượng đế ...cũng là mê tín !
Tóm lại nếu chiết tự đến cùng thì hầu như mọi người đều mê tín, vì hầu như mọi người đều tin chắc vào điều gì đó , trong khi chẳng có điều gì là chắc cả ?! ( Có lẽ chỉ có các bậc Thiền sư thượng thừa và kẻ tuyệt vọng, rỗng tuyếch không có gì để tin mới không là mê tín ! )
Tuy nhiên nói vậy cho vui chứ, nghiêm túc mà suy ngẫm thì ta chỉ có thể chọn lựa một kết luận duy nhất về nguồn gốc Vũ Trụ :
1/ Vũ Trụ này do một quyền năng tối cao sáng tạo và vận hành .
2/ Vũ Trụ tự nhiên có và vận hành theo một qui luật cũng tự nhiên mà có.

Sau khi đã chọn một điều để Tin rồi thì các điều tin khác trái với nó đều coi là mê tín.
Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo v.v...đã chọn Tín điều thứ nhất.
Những người Vô Thần chọn Tín điều thứ hai.
Khoa Học không theo hẳn một tín điều nào cả, Khoa Học chỉ Tin vào những gì có thể Thực Nghiệm được ( và tất nhiên sau đó phải chứng minh và biện luận nữa và cho dù có làm được những điều đó, kho học cũng không có tín điều )
Phật Giáo ? Không hề khẳng định có Thượng Đế sáng tạo hay không, nhưng cũng không hề phủ nhận điều đó . Đấy chính là điều mà chúng ta dễ nhầm lẫn cho rằng Phật Giáo vô thần, nhưng xét kỹ thì không phải, vì Phật Giáo ( nguyên thủy ) không đề cập đến điều đó . Cũng chính vì vậy ta cũng ngộ nhận cho rằng Phật Giáo là khoa học ? Cũng không phải nốt ! Vì khoa học dựa trên căn bản thực nghiệm và duy lý còn Phật Giáo thì siêu hình và duy thức ...

1/ THiên Chúa Giáo ? Không mê tín vì dựa trên một trong hai tín điều cơ bản là có Thượng Đế sáng tạo và vận hành Vũ Trụ. Hai Tín điều cơ bản, trái ngược nhau : Có hay Không có Thượng Đế ? đấy là sự suy ngẫm sáng suốt tột đỉnh của Lý Trí con người. ( cần phải nói thêm là Tiền Đề của bất cứ lọai Lý Trí sáng suốt nào đi ngược đến gốc vẫn phải là một đức Tin nhưng cũng logic. Niềm Tin Thượng Đế , có thể được giải thích bằng một logic triêt học cơ bản : Phi nguyên nhân bất thành hiệu quả ).
Tuy nhiên đến đây có sự khác biệt cơ bản mà những người không am hiểu Thiên Chúa Giáo thường mắc phải, đó là : có sự khác nhau giữa Triết Học và Thần Học. Các Triết Gia hữu thần, bằng tư duy logic và lý trí đi đến niềm Tin Thiên Chúa. Triết Học hữu thần là những cố gắng của Lý Trí của con Người vươn lên đấng Tạo Hóa. Trái lại Thần Học là môn học tìm cách đưa những cố gắng của Tạo Hóa tiếp cận với con Người,qua Thông Điệp của Ngài là Kinh Thánh. KInh Thánh được coi là cuốn sách có nguồn gốc thiêng liêng vì ít nhất mấy điểm sau : - Tầm tri thức của Kinh Thánh vượt xa tầm tri thức của những người được "mặc khải " để chép ra những nội dung này ( nghĩa là không phải tư duy của người chép )
- Có những lời tiên tri đã ứng nghiệm trong lịch sử hoặc phù hợp với những khám phá khoa học sau này.
- Nội dung thống nhất, từng câu chữ, hầu như không hề sai trật kể từ những văn bản cổ xưa nhất hơn 3500 năm về trước. Đây là điểm đặc biệt nhất so với tất cả các văn bản vốn là trước tác của nhân lọai, khiến người ta càng tin rằng Kinh Thánh có nguồn gốc thiêng liêng ).
Nếu nói rằng người phương Tây cũng mê tín thì điều đó đúng, thậm chí còn mê tín hơn người phương đông ở các chuyện trong sinh hoạt hàng gnày ngoài nghi thức Thiên Chúa Giáo . Nhưng cần phải phân biệt những chuyện tin nhảm nhí ngoài khuôn khổ Kinh Thánh, có thể gọi là mê tín dị đoan được. Còn những chuyện lien quan tới Kinh Thánh, nếu đã có niềm tin cơ bản Kinh Thánh là lời đấng Tạo Hoá thì không phải là mê tín. Mặc dù tất nhiên, vốn Kinh Thánh dược chấp nhận có nguồn gốc thiêng liêng thì những chuyện siêu nhiên quá nhiều trong đó. Từ những chuyện tượng trưng như các nghi thức tế lễ, phép bí tích đến những phép mầu biến đá thành bánh, hoá nước thành rượu, chữa lành người què, chữa sáng người mù hay chữa sống người chết ....thảy đều là ...sự thật ....vì tất thảy là do quyền năng Thiên Chúa ....Tất cả đều được chép và qui định trong Kinh Thánh được chấp nhận là có nguồn gốc thiêng liêng, nên không thể gọi là mê tín.
2/ PHật Giáo.
Lúc khởi đầu, Phật Giáo nguyên thuỷ hoàn toàn không mê tín.
Đức Phật là một người trần tục và giáo lý nguyên thuỷ của Ngài cũng không bao giờ nhận Phật Giáo có tính chất thiêng liêng, siêu nhiên . Trước sau, đức Phật chỉ đưa ra một Nhân Sinh Quan nhằm chỉ đường cho loài người đi đến sự giác ngộ để giải thoát khỏi sự đau khổ mà Ngài đã suy ngẫm, tổng kết, cho nó là bản chất của kiếp người . Trong Phật Giáo nguyên thuỷ, không có gì là thiêng liêng. Các yếu tố thiêng liêng, huyền bí như thần chú, bùa phép, ấn quyết ....đều là các yếu tố ngoại lại do hậu thế đưa thêm vào. Khi còn ở xứ Ấn, Phật Giáo nguyên thuỷ đã chịu ảnh hưởng của đạo Hindu, Bà La Môn và các tín ngưỡng dân gian từ các khái nhiệm cơ bản như Luân Hồi, Nghiệp Báo đến các nghi thức thờ cúng thiêng liêng và các hình ảnh thần thoại về sự đản sinh cũng như quá trình hoằng dương giáo pháp lúc Thích Ca còn tại thế cũng như khi đã về cõi Niết Bàn với sự xuất hiện của các vị thần Ấn Độ giáo như Đế Thiên, Đế Thích.....Khi Phật Giáo truyền sang Trung Hoa thì nó lại càng bị thần thánh hoá. Pha trộn với Đạo Giáo, Nho Giáo và tín ngưỡng dân gian Trung Hoa để trở thành một thứ tôn giáo phiếm thần, thiêng liêng, thoát tục, xa dần với Phật Giáo Nguyên Thuỷ, có thêm hệ thống " ban bệ " như một "triều đình" Nho Giáo với các đẳng cấp, với các nhân vật như Bồ Tát, La Hán, Phật Bà Quan Âm, Thiện Tài Đồng Tử ....Bản thân đẳng cấp Phật cũng đa dạng hóa và thần thánh hóa với các vị Phật Quá Khứ, Hiện Tại , Vị Lai, thần thông quảng đại, đi mây về gió với bảo bối, bùa phép, thần chú tùm lum như đạo sĩ. Cũng " tam quyền phân lập " hay nói đúng hơn là 3 đẳng cấp thể hiện sự hòa trộn Nho , Lão, Phật : Ngọac Hòang Thượng Đế tượng trưng cho triều đình Nho Giáo trên Thiên Đình, Thái Thượng Lão Quân tượng trưng cho LÃo Giáo và Phật Tổ Như Lai là đại diện cho PHật Giáo....Ngòai ra còn không biết cơ man nào là thần tiên ma quỉ ...tất nhiên làm cho hệ thống phiếm thần , chỉ riêng trong Phật Giáo ngày càng phong phú , rôm rả hơn vừa thiêng liêng hóa, vừa trần tục hóa , ngày càng xa với Phật Giáo nguyên thủy.
Khi sang Việt Nam một cách chính thống, Phật Giáo qua lăng kính Trung Hoa đã hòan tòan trở thành một tôn giáo đa thần, đa giáo Nho, Lão, Phật chứ không còn có thể gọi là Phật được nữa. Các hùa chiền Việt Nam ngay từ thế kỷ 5, 6 đã bắt đầu xây dựng theo qui họach cung điện của Nho Giáo với bố cục ' nội công ngọai quốc " , bài trí theo tín ngưỡng của Lão Giáo với Tam Bảo, Tinh Khí Thần, PHật Pháp Tăng, Tứ Linh, Tứ Quí, ngũ Hình, Long, Li, Qui, Phượng, Xà, Hổ, Báo, Hạc v.v....
Đặc biệt từ thế kỷ 17, kết hợp với các tíng ngữơng dân gian bản địa như đạo thờ Thánh Mẫu, bắt đầu xuất hiện nhiều ngôi chùa có dạng tiền đường, hậu cung ...Tiền Đường thờ Phật Tam Thế, hai bên tả hữu có Phật Bà Quan Âm ( một dạng tiên cô của Đạo Giáo ) và Đức Ông ? ( một dạng phán quan có ngạch trong triều đình Nho giáo ?)
Hậu Cung thờ Công Đồng Tứ Phủ, Tam Tòa Thánh Mẫu và hội đồng các Thánh các Giá ?Ở những ngôi chùa lớn, có thể thấy hàng chục bức tượng của các Ông Hòang và các Mẫu cùng các Cô, các Cậu, hình ảnh của cả một triều đình dương thế với đủ cả lục bộ thượgn thư, hòang tử công chúa, tam cung, lục viện ...kể cả ông Hổ, quan âm dinh và ông Xà rắn hổ mang ! Còn một số chùa lớn khác, nếu không có hậu cung kiểu này thì cũng có các phụ cung thờ La Hán, Bồ Tát, Tiên Đồng, Ngọc Nữ, Hộ Pháp, THổ Công, Táo Quân, Tiền Chủ và cả vong hồnthaajp lọai chúng sinh v.v.....!
Nghĩa là Phật Giáo du nhập vào Việt Nam qua con đường Trung Hoa đã trơt thành một thứ tôn giáo phiếm thần, đa thần đế mức nhiều khi lọan thần xen kẽ vào quá nhiều các yếu tố thiêng liêng mê tín dị đoan , từ việc tế lễ, rước xách đến việc lên đồng, xin xăm, bói quẻ, đốt vàng mã , đến việc cúng hương hoa, xôi ỏan, cỗ bàn ....thật không thiếu một thú gì !
Tất cả những thứ đó đã được thêm thắt vào quá nhiều khiên cho Phật giáo và nhất là ngôi chùa thờ Phật đã bị biến dạng đi khá nhiều, đến mức gần như không còn là Phật giáo nữa, nếu không muốn nói là hòan tòan trái ngược với Phật Giáo nguyên thủy.
Những tín ngưỡng phiếm thần, linh tinh thần đó nếu chỉ tồn tại bên ngòai chùa Phật thì có thể giải thích đấy là một tập quán văn hóa dân gian. Nhưng nó đã từ lâu nó đã nghiễm nhiên ngự trong chùa Phật , thậm chí biến hẳn thành nghi thức, giáo lý dù là trái hẳn với lời giáo huấn của Phật. Người ta vẫn tin ở phép thần thông của Phật, vẫn cầu Phật đủ thứ , từ cứu khổ độ nạn, ban phúc, giáng họa, thậm chí để buôn may bán đắt, hoặc đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, nói có người nghe, đe có người sợ ? Tóm lại có qua nhiều yếu tố ngọai lai chen vào Phật Giáo khiến nó trở thành một tôn giáo tạp thần ngày càng mang tính mê tín dị đoan ...Nếu cho rằng đấy là một tập quán văn hóa, tâm linh của người Việt, thì đấy cũng là một hủ tục.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jun 10 2003, 10:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi xin tranh luận với bác Phó trên quan điểm: „Cái gì cũng có hai mặt“. Đó là hai mặt đối nghịch nhau, nhưng thực ra là các mức độ khác nhau của cùng một quan điểm, khi mà điểm quan sát ở giữa chúng.
Ý tôi nói là tôn giáo có cả mặt tốt và mặt xấu, dù bác định nghĩa thế nào là tốt thế nào là xấu cũng vậy thôi. Có thể bác nhận xét Công Giáo và Phật Giáo không thiên vị bên nào, nhưng tôi lại thấy bác đứng trên quan điểm tôn giáo nói chung đều tốt cả. Cụ thể bác muốn mọi người hiểu nó gần như một văn hóa, bác sàng lọc các quan điểm sai lệch của nhân dân (đại đa số), bác dẫn chứng những mặt có ích của nó.
Trên quan điểm mà Bác có lần nói với tôi là „ quan trọng là giải thích sao cho mang lại hiệu quả nhất“. Tôi hiểu là cái gì có lợi với mình nhất thì làm, tức cái tốt là cái có lợi thì cố cho được cái xấu thì quẳng đi. Vậy tốt xấu đều đáng được nhận thức.
Bác cho rằng một số hiểu biết về các tôn giáo thường hay bị sai lầm, nhưng bác giải thích làm sao sự sai lầm này lại quá phổ biến. Nếu quả thực nhận thức của nhân loại đúng là như thế thì việc ca ngợi một tôn giáo nào đó chỉ làm đông thêm những người lầm lạc. Bác Phó hẳn đã biết về lịch sử Phật giáo Việt nam trong giai đoạn chiến tranh 45-75. Có thể dẫn chứng ra trong giai đoạn này rất nhiều tệ nạn của Phật Giáo mà theo quan điểm của nhiều người thì khó có thể chấp nhận được.
Tương tự như vậy Bác chỉnh sửa quan điểm về chúa trời, rằng nó chỉ là tâm ý của con người. Thế là Bác, Hê ghen, Yung ... cố tình xoá đi một khái niệm trong ngôn ngữ. Nếu các bác hình dung ra chúa trời như thể, tôi xin nhân loại biểu quyết đề nghị các bác dùng từ khác cho khái niệm chúa trời của các bác, xin để lại khái niệm cũ cho bà con cầu nguyện.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 10 2003, 11:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi có vài ý xin được trao đổi với bạn Thiên Lang.
Xin hỏi bạn, nếu bạn cứ theo Chúa một cách cuồng tín mà ko thay đổi, liệu có thể bây giờ bạn biết tại sao Trái Đất quay quanh mặt trời chưa.
Nếu như bạn chỉ có quá khứ liệu có thể chấp nhận tình trạng đốt vàng mã bừa bãi, vào trong chùa ngày lễ rằm thì như đang đi vào bãi chiến trường ko?
....
Gạn cái hay, lọc cái dở là điều cần thiết. Tôn giáo cũng có thể coi là một hệ thống triết học vì nó chỉ dạy cho con người về thế giới quan, về xã hội và về tư duy là những vấn đề cơ bản của triết học. Tuy nhiên dựa trên một nền móng thiếu khoa học thì làm sao có thể đúng hết được.
Có một nhà khoa học từng nói: Tôi tin vào chúa và khoa học. Tôn giáo có tác động tích cực vào cuộc sống, nhưng ko thể coi nó là đúng hết được. Bản thân khoa học cũng nhiều khi có cái sai cần phải bổ sung. VD: Học thuyết tiến hoá của Đácuyn tuy là một bước ngoặt nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn toàn chính xác và được thay thế bằng Tiến hoá học hiện đại...
Xin được trao đổi bạn tiếp vào lần sau.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 11 2003, 04:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(songduvobo @ Jun 10 2003, 05:59 PM)
Tôi có vài ý xin được trao đổi với bạn Thiên Lang.
Xin hỏi bạn, nếu bạn cứ theo Chúa một cách cuồng tín mà ko thay đổi, liệu có thể bây giờ bạn biết tại sao Trái Đất quay quanh mặt trời chưa.
Nếu như bạn chỉ có quá khứ liệu có thể chấp nhận tình trạng đốt vàng mã bừa bãi, vào trong chùa ngày lễ rằm thì như đang đi vào bãi chiến trường ko?
....
Gạn cái hay, lọc cái dở là điều cần thiết. Tôn giáo cũng có thể coi là một hệ thống triết học vì nó chỉ dạy cho con người về thế giới quan, về xã hội và về tư duy là những vấn đề cơ bản của triết học. Tuy nhiên dựa trên một nền móng thiếu khoa học thì làm sao có thể đúng hết được.
Có một nhà khoa học từng nói: Tôi tin vào chúa và khoa học. Tôn giáo có tác động tích cực vào cuộc sống, nhưng ko thể coi nó là đúng hết được. Bản thân khoa học cũng nhiều khi có cái sai cần phải bổ sung. VD: Học thuyết tiến hoá của Đácuyn tuy là một bước ngoặt nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn toàn chính xác và được thay thế bằng Tiến hoá học hiện đại...
Xin được trao đổi bạn tiếp vào lần sau.

Đúng, hầu hết các tôn giáo nhất là Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo ....khởi đầu chỉ là các một môn triết học hoặc một tư tưởng, một cái nhìn về Nhân Sinh và Vũ Trụ. Nó là sản phẩm của Tư Duy Con Người. Các Tôn Giáo này không có tính thiêng liêng và thọat đầu nó không có tính mê tín dị đoan
Nhưng Thiên Chúa Giáo ( bao gồm Công Giáo, Anh Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo v.v... ) thì khác. Nó được thiết lập trên cơ sở Kinh Thánh, được cho là có nguồn gốc thiêng liêng, thông điệp của đấng Tạo Hóa gửi cho Lòai Người . Kinh Thánh không phải là sản phẩm Tư Duy của Con Người càng không phải là Triết Học.
Kinh Thánh không giải thích thế giới mà chỉ thuật lại sự sáng tạo Thế Giới của Đức Chúa Trời cùng các Tín Điều mà Lòai người phải theo.
Đấy là điều khác nhau cơ bản cần phân biệt giữa Thiên Chúa Giáo với các tôn giáo khác trên thế giới.
Nếu có một tôn giáo lớn nào đúng nghĩa của nó thì đó là Hồi Giáo. Hồi Giáo cũng là một dạng Thiên Chúa Giáo vì tôn thờ một Thượng Đế duy nhất
Kinh Coran cũng được coi là thông điệp của Thượng Đế gửi đến lòai Người. Kinh Coran có nhiều điểm giống và khác với Kinh Thánh nhưng không mâu thuẫn với Kinh thánh và đều được coi là những cuốn sách kỳ lạ nhất của Con Người vì được tin là có nguồn gốc thiêng liêng, không phải là trước tác của con người...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 11 2003, 03:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Jun 11 2003, 04:10 AM)
Đúng, hầu hết các tôn giáo nhất là Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo ....khởi đầu chỉ là các một môn triết học hoặc một tư tưởng, một cái nhìn về Nhân Sinh và Vũ Trụ. Nó là sản phẩm của Tư Duy Con Người. Các Tôn Giáo này  không có tính thiêng liêng và thọat đầu nó không có tính mê tín dị đoan
Nhưng Thiên Chúa Giáo ( bao gồm Công Giáo, Anh Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo v.v... ) thì khác. Nó được thiết lập trên cơ sở Kinh Thánh, được cho là có nguồn gốc thiêng liêng, thông điệp của đấng Tạo Hóa gửi cho Lòai Người . Kinh Thánh không phải là sản phẩm Tư Duy của Con Người càng không phải là Triết Học.
Kinh Thánh không giải thích thế giới mà chỉ thuật lại sự sáng tạo Thế Giới của Đức Chúa Trời cùng các Tín Điều mà Lòai người phải theo.
Đấy là điều khác nhau cơ bản cần phân biệt giữa Thiên Chúa Giáo với  các tôn giáo khác trên thế giới.
Nếu có một tôn giáo lớn nào đúng nghĩa của nó thì đó là Hồi Giáo. Hồi Giáo cũng là một dạng Thiên Chúa Giáo vì tôn thờ một Thượng Đế duy nhất
Kinh Coran cũng được coi là thông điệp của Thượng Đế gửi đến lòai Người. Kinh Coran có nhiều điểm giống và khác với Kinh Thánh nhưng không mâu thuẫn với Kinh thánh và đều được coi là những cuốn sách kỳ lạ nhất của Con Người vì được tin là có nguồn gốc thiêng liêng, không phải là trước tác của con người...

Tôi khó có thể chấp nhận ý kiến của bạn rằng Kinh Thánh là của đấng tạo hoá. Người đạo Hồi coi mọi tôn giáo khác họ là dị giáo thì sao? --> Thiên chúa giáo là sai?
Nếu như Kinh Thánh là của Đấng tạo hoá? Ok, vậy theo Chúa, trái đất vẫn phải là tâm vũ trụ cơ mà. Tiếc thay tiếc thay, trái đất cứ thích quay mới khổ.
Bạn có thể lý giải cho mình điều đó ko?
Tớ chẳng tinh Kinh Thánh hay Kinh Coran là trước tác của tôn giáo(Tớ ko có ý định đả kích tôn giáo hay gì cả). Theo tớ tất cả đều là sự chiêm nghiệm của người sáng lập ra tôn giáo đó, cộng thêm sự tổng kết tư duy của người đời trước. Từ đó đưa ra hệ thống tư duy tôn giáo.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jun 11 2003, 03:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ý tôi muốn nói rằng, để cho khách quan, công bằng ta nên xem Phật Giáo, Công Giáo hay gì nữa cũng đều có điểm tốt điểm xấu. Ngoài ra tôn giáo còn là một hệ thống phức tạp, tập hợp các tín điều xoay quanh một nền tảng triết học, chúng thiếu chặt chẽ và nhiều khi mâu thuẫn. Hơn nữa để dễ thích nghi với sinh hoạt của đám đông quần chúng, nó thường được, đơn giản hoá (thực ra là biến tấu hoá). Từ đó sinh ra các cấp độ khác nhau của nhận thức, từ ít đến nhiều, từ sai đến đúng . Ở đây sai đúng là tương đối với nhau, vì theo tôi nhận thức chẳng bao giờ hoàn hảo chỉ thể biết nhiều hơn, không thể biết hết, do đó cũng không có ai nhận thức được đúng tuyệt đối, và những người nhận thức ít hơn (có ít view points hơn) được coi là sai.
Việc tìm ra cái đúng loại bỏ cái sai trong tôn giáo, thực ra chỉ là việc các bác khẳng định tông phái của mình hoặc định xây dựng một tông phái mới, trừ khi các bác có khả năng áp đảo thiên hạ, buộc họ bỏ quan niệm đang có đi theo các bác. Mấu chốt của vấn đề là ở logic TỒN T I.
Logic TỒN T I là logic đầu tiên cần phải có và xuyên xuốt trong quá trình một chủ thể nhận thức về thế giới. Trong thế giới không-thời gian của chúng ta có logic TỒN T I, trong thế giới khác -> không thể biết. Điều kiện kiên quyết đầu tiên là chính chủ thể phải tồn tại nếu không thì không có sự nhận thức nào hết. Nếu có một định nghĩa về sự tồn tại chúng ta có thể, xác định một đối tượng có tồn tại hay không, và có cơ hội dự đoán thời gian tồn tại của nó. Nhưng ta không thể có một định nghĩa như vậy khi mà ta chưa có một xuất phát điểm nào. Tôi đưa ra tiên đề sau:
(1) Chủ thể của nhận thức là tồn tại
Tiên đề này bảo đảm rằng quá trình nhận thức của chủ thể được liên tục, mặt khác khi chủ thể bị làm sao đó mà nó không thể nhận thức được nữa hãy coi nó không tồn tại.
Tôi còn cần một tiên đề nữa để phát triển:
(2) Chủ thể phán xét sự tồn tại của các đối tượng khác trong thế giới không-thời gian.
Tiên đề này chỉ ra rằng thế giới không thể được xem xét hoàn toàn khách quan. Ta không thể nhảy ra khỏi không-thời gian để mà xem xét lại nó, ta ở bên trong nó -> ta là chủ thể không khách quan. Tiên đề 2 còn chỉ ra rằng không có sự tồn tại nào khác nữa, mà nó chỉ là nhận thức của chúng ta thôi. Tức là chủ thể nhận thức là một đối tượng tồn tại là đủ. Hiển nhiên vì thế giới thực không còn cách nào nắm bắt mà không qua nhận thức. Giả thiết có một sự khác nhau giữa nhận thức và sự thật là vô nghĩa, vì không thể biết được. Biết được sự thật tức là nhận thức được.
Từ hai tiên đề trên rút ra được hệ quả:
- Đối tượng nào cũng có thể sinh và diệt: sinh – là lúc ta thấy nó ra đời, diệt là lúc ta thấy nó mất
- Trong vòng vận động của thế giới chỉ đối tượng nào đang tồn tại mới có cơ hội tồn tại tiếp.
- Đối tượng diệt có thể được tái sinh (nếu chủ thể nhận thức cho là như thế)
- Trong chủ thể khác nhau: tồn tại các đối tượng khác nhau

Quay lại đề tài cũ, tôi cho rằng với tập các logic nêu trên tôi có thể giải thích toàn bộ thế giới cả bằng khoa học lẫn tôn giáo. Sự phức tạp ở chỗ có quá nhiều chủ thể: chủ thể là mỗi cá nhân, chủ thể là một nhóm người hay một cộng đồng, chủ thể không độc lập nhau. Ví dụ có những người vừa tin vào chúa vừa tin vào phật (cả tin) , tức là cộng đồng khác nhau có những cá thể chung.
Tư tưởng tôn giáo của các bác có thể hay, (vì các bác hiểu biết nhiều, viết văn hay), nhưng sự tồn tại lại quyết định cái gì sẽ tồn tại. Cái Hay cái Đẹp cái Giỏi không hẳn quyết định được cái gì TỒN T I.
Nhận thức luôn hạn chế các bác ạ. Kể cả cái bài viết này của tôi cũng có thể hiện một hiểu biết rất hạn chế.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 11 2003, 06:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



To yuyu, SGVB, Thiên Lang,
Trong tất cả các bài viết của các Bác, với riêng tôi, thấy có rất nhiều ý hay. Bác yuyu đã chỉ ra một điều cực kỳ chính xác là Thiên chúa, hay hồi giáo từ nguyên thủy không phải là Triết học. Nó được coi là lời Thượng đế duy Nhất toàn năng phán, chính thế mà nó được coi là thiêng liêng, trước khi người ta tìm cách Triết học hóa nó, để hiện đại hóa nó. Đây là điều khác nhau cơ bản giữa Phật,Lão, Nho và các tôn giáo nhất thần khác như Thiện Chúa, Hồi Giáo, Do Thái giáo. Có thể coi nó như hai gia đình tôn giáo, chẩy song song nhau mà không bao giờ gặp nhau được. Cái lõi của Phật,Lão, Nho là triết học (Philosophie). Cái lõi của Thiên chúa, Hồi giáo, Do thái giáo là Thần học(Theologie). Điều khó khăn khi người ta muốn so sanh chúng là như thế.
Có lẽ tôi sẽ viết bài khác dài hơn, ở đây chỉ xin trả lời bác Thiên Lang mấy điểm nhỏ sau.
1. Đối với tôi mọi tôn giáo đều có hai mặt. Nhưng nói chung tôi muốn nhấn mạnh phần tốt. Thương thì tìm cái tốt mà nói vẫn khó hơn là chê. Tất nhiên nói cái tốt một cách khách quan, không phải nịnh bợ, hay thiên lệch. Tôi là người ảnh hưởng Phật giáo. Đó là một sự chọn lựa của riêng tôi. Tất nhiên tôi có lý do để chọn nó, và có thể kể ra được. Trong Phật giáo có mê tin không ? tất nhiên là có. Thế cho nên mới có việc chống mê tin trong Phật giáo, mà tôi đã điểm ra 3 cách thức, viết ở trên. Đó là những phương pháp tồn tại từ xưa, không phải tôi nghĩ ra. Điều đó chứng tỏ việc chống mê tín trong Phật giáo hay trong các tôn giáo truyền thống, luôn tồn tại.
2. Điều tôi không đồng ý với bác Tiến sĩ trên kia, là phê phán mê tín để "câu khách", để "cải đạo". Nếu ông ta phê phán phật giáo có những yếu tố mê tín trong thực hành, để giúp Phật giáo tốt hơn thì tôi hoàn toàn đồng ý. Chẳng có gì là đáng nói. Không kể như tôi nói ở trên, chuyện này không mới mẻ gì. Điều đáng nói là ông ta coi Thiên chúa là duy nhất đúng. Nói rộng ra thì toàn bộ Phật giáo theo ông ta là mê tín, thờ tượng gỗ, phải loại bỏ. Đây cũng chính là tư duy của Thiên chúa khi truyền vào châu Mỹ , vào châu Á. Theo đó người ta tự cho phép mình hủy hoại các văn hóa truyền thống bản địa, để cướp bóc, nhân danh Thiên chúa. Thế cho nên mới có chuyện phá chùa, để xây nhà thờ lên trên. Thế nên mới có chiến tranh tôn giáo.
3. Việc Kant rồi Hê ghen dùng triết học cứu thần học thiên chúa giáo, thì có lẽ tôi sẽ viết ở sau dài hơn. Nhưng theo tôi nghĩ, cũng may mà có nhưng ông đó, nếu không thì Thiên chúa còn chìm đắm mê muội trong mê tín đến bậc nào. Nhưng bậc triết gia đó đã làm đẹp hơn cho Thiên chúa, chứ không phải là hủy hoại nó. Còn việc bác tin là có chúa thật, đối với tôi không sao cả, miễn là việc đó giúp bác thanh thản hơn, thánh thiện hơn, không đi vào cuồng tín. Nếu bác xem Phật giáo, rồi so nó với Thiên chúa qua kinh nghiệm bản thân mà thấy Thiên Chúa hay hơn, thì tôi sẽ là người đầu tiên bảo bác mau theo Thiên Chúa. Có điều đừng ưỡn ngược tự cao tự đại coi niềm tin của mình là duy nhất đúng, cũng như tự cho mình quyền đánh giáo các giá trị văn hóa tôn giáo khác,( dù có viện dẫn kinh thánh đi nữa) là tồi tệ. Chỉ đơn giản có vậy thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC