Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 12 13 14 15 16 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Oct 19 2019, 07:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #131

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phía Thổ đưa tin đã vứt bức thư của tổng thống Trump gửi Erdogan vào sọt rác.

Không rõ việc ngừng tấn công của Thổ là do Mỹ hay Nga, vì trước đó tổng thống Putin khi ông cảnh báo với Thổ là các trận đối đầu như vậy là điều « không chấp nhận được », khi thăm Abou Dhabi ngày 15/10. Ngay sau đó, Thổ đã phải từ bỏ việc tấn công Manbij, thành phố chiến lược do lực lượng Kurdistan Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG) kiểm soát, và để cho lực lượng chính phủ Syria tiến vào thành phố. Ngay sau khi chiếm được Manbij thì quân đội Syria đã chiếm lại nhiều khu vực ở đông bắc. Hiện nay quân chính phủ đang tiến đến Kobané, thành phố biểu tượng cho phong trào chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo của lực lượng Ả Rập-Kurdistan FDS, được YPG huấn luyện. Hiện nay, Mỹ đang rút khỏi khu vực này.

Hiện Nga còn cần Thổ giúp để chiếm lại Idib nữa. Rất có thể, Nga đã và sẽ thuyết phục người Kurdistan chịu nằm dưới sự bảo trợ của chính quyền Syria, đổi lại một vài cam kết. Nga cũng có thể đồng ý để Thổ đưa người tị nạn Syria vào vùng đệm nhằm chia tách Kurdistan Syria và Kurdistan ở Thổ.

Tóm lại, Nếu phía Syria và Thổ thỏa hiệp được với nhau thì Mỹ sẽ thất bại, cho dù có thể biện hộ rằng việc người tị nạn Syria nằm ở vùng đệm cũng là một ngòi nổ mà Mỹ có thể khơi lên, thì cũng vẫn là không thành công với Mỹ.

Tóm lại, trong vụ này, Nga chắc chắn có lợi, Thổ cũng tiêu giảm được nguy cơ từ Kurdistan, chỉ có người Kurdistan là thiệt thòi, còn Mỹ thì chưa nói được gì


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2019, 04:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #132

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sáng hôm qua đọc thấy một bài báo trên báo tiền phong (mạng) điểm lại những hành động của TQ trên biển Đông đụng chạm tới VN từ năm 2007, khi TQ tuyên bố thành lập Tam Sa, như một đơn vị hành chính bao trùm biển đông. Lúc đó, trong làng ven đã có bàn luận về chuyện này, và tôi có nói (nhớ lõm bõm) là VN phải mở rộng quan hệ với các nước như Mỹ, Nhật.. Câu chuyện đó giờ trở thành sự thật. Trong đó quan hệ Việt-Nhật trở nên rất tốt. Quan hệ với Mỹ cũng được cải thiện, tiến bộ rõ rệt, dẫn tới Mỹ xoá bỏ cấm vận bán vũ khí,..
Đáng chú ý là trong bài báo có nói tời việc tầu TQ đã từng nổ súng vào tầu cá VN (khoảng năm 2010). Lúc viết ở đây, tôi muốn vào xem lại bài báo, thì thấy nó đã ..mất tích, vì thế đành phải dựa theo trí nhớ mà bình luận nó vậy.
Trong bài báo, chủ yếu vào đoạn cuối, tức là lúc bình luận, nhận xét, so với đoạn đầu là đưa sự kiện, đã nhận xét hành sử của TQ ở biển Đông còn nằm trong khuôn khổ cạnh tranh Mỹ-TQ. Và chính điều này làm tôi thấy phân tích như vậy bất ổn.
Báo chí VN nên phân tích cho người đọc thấy rằng thái độ của TQ xâm phạm vào chủ quyền của VN không thể đặt nó trong chiến lược hay vấn đề cạnh tranh Mỹ- TQ. Hiểu như vậy là sai, và đây là hình thức đánh lạc hướng trong vấn đề này về quan hệ VN-TQ, giúp TQ biện hộ hành vi sai trái của họ.
TQ có thể đấu đá với Mỹ thoải mái, ai bá quyền hay muốn giữ bá quyền ta không cần biết. Nhưng điều quan trọng là TQ không thể xâm chiếm vi phạm chủ quyền VN với cớ là để cạnh tranh với Mỹ. Tại sao ? Vì VN không làm gì TQ cả. VN không liên minh với Mỹ để đánh TQ, ngược lại VN từ năm 1991 luôn luôn tìm cách quan hệ tốt với TQ. Nói từ năm 1991 thực ra cũng không phải, vì ngay cả từ trước, VN luôn muốn quan hệ tốt với TQ. TQ xúi giục Khơ me đỏ gây chiến tranh ở biên giới tây nam từ năm 1975, đến tận năm 1979, khi không còn có thể làm khác VN mới phải tiến hành chiến tranh vừa giải phóng cho người vừa tự bảo vệ mình. Trong thời gian từ năm 1979 -1991, dù có chiến tranh bảo vệ biên giới, VN đã nhiều lần đề nghị đàm phán với TQ, nhưng TQ đều từ chối. Quan hệ hai nước chỉ trở lại bình thường khi TQ bị Mỹ và phương Tây phong toả vào năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Bị cô lập, lúc đó TQ mới chấp thuận hoà đàm với VN.
Như vậy, phải hiểu thái độ của TQ với VN là một thái độ của một đất nước muốn bành trướng, nói cách khác, không có Mỹ hay có Mỹ thì TQ cũng làm thế. Việc đưa điều này vào trong chiến lược cạnh tranh của TQ với Mỹ là không phải.
Chính sách bành trướng này là của toàn bộ hệ thống chính trị TQ, hay là một bộ phận của nó. Tôi không rõ. Nhưng thường trong một nhà nước rộng lớn như TQ, thì điều này thường là của một bộ phận, nhưng nó đẩy điều này lên thành của cả nước. Và để đẩy lên thành của một nước, lý do biện hộ là một bộ phận của cạnh tranh Mỹ-TQ là điều nguỵ biện đắt giá.
Như vậy VN không thể, và không thể chấp nhận lý do biện hộ kiểu này.
Từ khoảng thời gian 2007 tới nay, trong dư luận VN, đặc biệt là các dư luận “yêu nước” được tạo ra bởi lề trái, thì lại cố tình có những điều sau đây:
1- Đánh vào tâm lý người dân, tìm cách biến TQ thành một dạng kẻ thù truyền kiếp, đánh vào tự ái của dân tộc, coi “văn hoá VN là một nền văn hoá bị TQ cưỡng hiếp” tạo ra.
2- Đánh vào tâm lý người dân, coi nhờ cậy vào Mỹ là cứu cánh. Không có Mỹ thì không làm được gì cả. Cái gì cũng trông chờ vào Mỹ. Nếu lề trái mù quáng có tâm lý nhờ cậy vào Mỹ, thì một bộ phận của lề phải lại có tâm lý tương tự, nhưng chỉ có thay đổi đối tác, đó là nhờ cậy vào Nga.
3- Nhân danh “đổi mới tư duy”, đổi trắng thay đen, coi tất cả di sản, truyền thống thời kháng chiến 1945-1975 phải nhìn lại. Dở hơi dở hồn, bán nước thì thành anh hùng.
Ba điều trên góp phần củng cố để đẩy VN vào trong vòng cạnh tranh TQ-Mỹ, đặt quan hệ VN-TQ vào cái khuôn khổ này. Tại sao ?
Nếu TQ đã là kẻ thù truyền kiếp, thì chỉ có đánh nhau đến chết, vì không thể chung sống được. vì chung sống thì khác gì đầu hàng. Lịch sử quan hệ VN-TQ trong thực tế vừa có đối kháng vừa có hợp tác, vì TQ là một nước láng giềng, làm sao có thể đánh nhau tới chết. Khi đã đặt niềm tin vào Mỹ, thì thực ra đã là một tâm lý nô lệ , tay sai. Nếu cộng thêm “đổi mới tư duy”, lấy gương tay sai, hèn hạ làm mẫu mực, thì còn ..đánh đấm cái gì.
Chính vì thế tôi mới gọi “yêu nước” kiểu này là yêu nước đểu. Kiểu yêu nước đểu này cũng đặt quan hệ TQ-VN vào khuôn khổ cạnh tranh TQ-Mỹ (bời vì chỉ có niềm tin nhờ cậy Mỹ).
Như vậy không thể đặt quan hệ VN-TQ trong quan hệ TQ-Mỹ. Từ đó phải nêu cao những điều sau đây:
1- VN-TQ không có quan hệ đối kháng, mà là quan hệ láng giềng. Nếu TQ không xâm phạm chủ quyền VN, thì quan hệ VN-TQ .. không có gì để nói.
2- VN bảo vệ chủ quyền, là chủ quyền chính đáng. Không phải vì theo đuôi ai, được ai chống lưng. Vì thế đặt chủ quyền VN vào một mối quan hệ với Mỹ, với Nga, hay bất cứ một nước nào khác đều không đúng.
3- Khi TQ hành sử vô lý, thì tất nhiên sẽ bị “đánh hội đồng”, vì các nước trong vị thế cạnh tranh với TQ như Mỹ, tất nhiên không dại gì bỏ qua cơ hội. Như vậy không thể đổ tội chuyện này cho VN, mà là “ngu thì chết chứ bệnh tật gì”, như ở Vn bây giờ hay nói.
4- Khi TQ xâm phạm chủ quyền VN, thì không thể đòi hỏi VN khong có những hành động chính đáng để bảo vệ quyền lợi của mình, và không thể hiểu điều này là liên minh với ai.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2019, 11:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #133

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay trên báo chí VN có đăng một điều rất thú vị về tranh cãi ở quốc hội về luật lao động. Hình thức tranh cãi, nội dung của nó đã nói lên rằng có sự phân hoá xã hội lớn ở VN, ngay ở trong một đảng (vì tất cả các “ông nghị” đều là Đảng viên), mà sự phân hoá này kéo thành một vạch quang phổ, từ hữu sang tả, nếu lấy chuẩn chính trị của Tây Âu. Có nghĩa là có những ông nghị có tư duy như các đảng phái hữu, phái thường là của tầng lớp chủ tư sản, cho tới phái tả, như truyền thống của các đảng xã hội, cộng sản.
Tóm lại thì thế này, nếu nói ngắn gọn, những ông nghị ủng hộ việc làm 48giờ/tuần bất cứ vì lý do gì, có thể coi là phe hữu. Với những người ủng hộ việc giảm giờ làm cho người lao động, đó là phe tả. Phải nói thêm rằng, bình thường đã là đảng viên cộng sản thì là phe tả, dù ở VN người ta có thể thành cộng sản từ lý do yêu nước. Nhưng giữa phúc lợi xã hội và yêu nước thực ra không đối kháng nhau.
Tất nhiên trong những phát biểu của phái hữu, cũng có điều cần phải lưu ý, đó là việc giảm giờ làm này phải tương đương với sự tăng trưởng của hiệu quả sản xuất (productivity) vì vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với các đề nghị của phái tả, thì phải tránh việc mị dân, vì hiển nhiên, nếu nói tới phúc lợi xã hội, thì khó có ai là không đồng tình.
Nhân câu chuyện này, tôi cũng muốn nói tới bản chất nhà nước. Nhà nước ở VN về chính danh vẫn là một nhà nước XHCN, và chính sự quan tâm tới phúc lợi xã hội, như là bản chất của nhà nước, khiến nhà nước VN khác với một nhà nước tư sản, ví dụ ngay như Anh, hay Pháp mà tôi đang sống.
Ở Pháp quyền lợi người lao động không bao giờ là của nhà nước trao cho, mà là hệ quả của đấu tranh giai cấp, của tổ chức công đoàn, của người công nhân, vì nhà nước của nó bản chất là của giai cấp tư sản. Tất nhiên về mặt đời sống, quyền lợi chung, ở Pháp tốt hơn VN. Nhưng đây là hệ quả của một cuộc đấu tranh lâu dài của người công nhân, của giai cấp công nhân, từ mấy trăm năm. Không phải là của nhà nước ban cho, đồng thời do trinh độ phát triển chênh lệch hai bên. Nước Pháp là một nước tư bản phát triển, VN là nước đang phát triển. Mặc dù thế, ở Pháp quyền lợi của người lao động cứ dần dần bị bào mòn, gậm nhấm .. từ mấy chục năm nay. Vì thế có cuộc tranh luận như vậy ở VN, khiến người ta thấy rõ bản chất nhà nước hơn. Điều mà một người ở VN có lẽ không để ý vì cảm thấy điều này là tự nhiên, tự nhiên phải thế.
Nhưng từ câu chuyện này, tôi muốn nói tới một chuyện xa hơn nữa. Đó là cách mạng tháng 10, Liên Xô, phe XHCN cũ.. Những câu chuyện này tôi đã nói rồi. Nhưng ở đây sẽ nói lại cho nó liền mạch, để có thể có được một thế giới quan, nhân sinh quan thống nhất.
Từ khi Liên Xô sụp đổ, thì những người vốn tin vào CNXH bị rối loạn, nghĩ rằng sự thất bại của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, điển hình là Liên Xô, thì đây là một sự toàn thắng của giai cấp tư sản, và những tiến bộ xã hội không còn là khoa học, vì cái mô hình chế độ nô lệ-chế độ phong kiến- chế độ tư sản- chế độ XHCN-chế độ cộng sản không đúng nữa. Nhưng nếu nhìn kỹ thì người ta sẽ thấy rằng:
Giữa chế độ tư sản và chế độ XHCN cả hai đều đừng trên cùng một trình độ khoa học kỹ thuật giống nhau. Nói cách khác cả hai hiện trạng xã hội này đều là xã hội công nghiệp hoá, nếu không muốn nói tới công nghiệp hoá cao độ. Bản thân suốt thời gian tồn tại, một trong những vấn đề cơ bản của Liên Xô là công nghiệp hoá. Chính Lê Nin cũng nói rằng chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô viết cộng với Điện Khí Hoá. Điện khí hoá là một cách nói cụ thể về vấn đề công nghiệp hoá. Như vậy cách mạng tháng mười đã làm điều gì. Đó là lật đổ chế độ phong kiến Sa Hoàng và công nghiệp hoá dưới hình thức CNXH. Vấn đề thú vị cần tìm hiểu ở đây là : tại sao chính quyền Sa hoàng không thể công nghiệp hoá, mà chỉ có chính quyền Xô viết làm được.
Câu trả lời : đó là bởi vì ở Nga không có giai cấp tư sản, và giai cấp nắm quyền là phong kiến. Trong thực tế chính quyền Sa hoàng đã tìm cách công nghiệp hoá, bằng cách xoá bỏ chế độ ruộng đất phong kiến từ năm 1861, nhưng biện pháp này không đẩy giai cấp quý tộc Nga trở thành tư sản, mà chỉ có tư sản nước ngoài vào đầu tư, lúc đó chủ yếu là Anh, Pháp. Nước Nga Sa hoàng là một nước phong kiến cấu kết với tư bản nước ngoài.
Giai cấp công nhân Nga vì thế một cổ hai tròng. Vừa bị áp bức phong kiến, vừa áp bức tư sản nước ngoài. Và từ đó dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.
Cách mạng tháng mười bùng nổ, đã đưa tới một giải pháp. Đó là công nghiệp hoá dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, và từ đó có CNXH. Nói một cách khác, ngoài những giá trị nhân văn của CNXH, điều mà tôi không nói ở đây, người ta có thể hiểu CNXH là một cách công nghiệp hoá của những nước lạc hậu, không có giai cấp tư sản dân tộc bắt buộc phải đuổi kịp thế giới nếu không muốn bị biến làm thuộc địa .
Vậy tại sao công nghiệp hoá ở những nước lạc hậu lại cần tới CNXH ? Đơn giản đây là cách thức duy nhất để có một xã hội phát triển lành mạnh, phúc lợi xã hội công bằng. Nếu không, chỉ có một tầng lớp thiểu số hưởng thụ tất cả, đẩy đại bộ phân dân vào con đường cùng khổ, vì đây là bản chất của sở hữu tư nhân về công cụ sản xuất.
Vậy tại sao các nước phát triển Anh, Pháp, Mỹ .. lại không đi theo con đường này ? Bởi vì công nghiệp hoá ở những nước này là hệ quả của sự ra đời của giai cấp tư sản trong lòng một xã hội phong kiến. Thời buổi đầu công nghiệp hoá vào thế kỷ XIX, giai cấp công nhân ở đây cũng bị bần cùng hoá, nhưng nhờ có bóc lột thuộc địa, sự phát triển của công nghệ, đồng thời với sự đấu tranh của công nhân, mà phương Tây có bộ mặt xã hội tiến bộ như ngày nay. Điều mà một nước bắt đầu công nghiệp hoá khi chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện (đầu thế kỷ XX), hay hiện tại trong toàn cầu hoá (đầu thế kỷ XXI), không thể có được.
Vì thế muốn công nghiệp hoá một cách hài hoà, để toàn xã hội được hưởng, thực ra chỉ có tư duy CNXH.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 24 2019, 11:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #134

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ nói tiếp câu chuyện ở trên một chút nữa rồi sẽ bình loạn về Syria, về Brexit sau, vì những câu chuyện thời sự này rất thú vị, giúp ta có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về thế giới hiện tại.
Tình hình xã hội ở VN thời thuộc điạ Pháp rất giống tình hình ở nước Nga Sa Hoàng vào đầu thế kỷ XX, khi có cách mạng tháng mười, và cũng rất giống tình hình ở TQ trước khi đảng cộng sản TQ nắm quyền. Chỉ có điều bản chất của giai cấp phong kiến ở nước ta, ở TQ, ở Nga khác nhau mà thôi.
Ở VN, khi thực dân Pháp thiết lập quyền thống trị, thì nó đã nham hiểm giữ lại giai cấp phong kiến địa chủ để làm tay sai cho nó. Không kể việc chia VN thành 3 miền như ba nước khác nhau. Phong kiến ở VN này vừa là tàn dư của nhà Nguyễn, đồng thời cũng có một bộ phận được Pháp tin tưởng nhất, đó là những thứ dân mạt hạng, nhưng được Pháp cải đạo theo đạo Thiên chúa, rồi từ đó đặc cách làm quan, trở thành quan lại. Điều nham hiểm của Pháp là đống tay sai này, không phải là nhà Nho đích thực nhưng do được Pháp cho làm quan mà trở thành nhà Nho. Nhưng là thứ Nho đểu, Nho giả cầy. Một trong những điển hình là gia đình Ngô Đình Diệm, và gia đình vợ Bảo Đại, mà người ta vẫn biết tên như là Hoàng Hậu Nam Phương.
Tất nhiên, do thực dân Pháp đưa vào cơ chế thị trường, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà ở VN thời thuộc địa cũng bắt đầu có các tầng lớp tiểu thư sản (thực ra là thị dân), trí thức học theo chương trình phương Tây. Chính lực lượng này đã phân rã ra làm hai. Một bộ phận bám theo thực dân Pháp, là một bộ phận của bộ máy hành chính của nó. Một bộ phận khác trở thành lực lượng cách mạng đi cùng với nông dân, công nhân. Vì thế cách mạng VN là một liên minh công, nông và trí thức. Trí thức ở đây vừa là trí thức đào tạo theo phương Tây, nhưng cũng có các nhà Nho, ví dụ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vì thế với thực dân Pháp, Nho giáo thực ra là một tôn giáo nguy hiểm, vì ở đây là cái mỏ của tinh thần yêu nước VN. Tất nhiên ta không thể bỏ qua các tầng lớp dân khác, các đạo khác, ngay cả người theo đạo Thiên chúa. Nhưng về bản chất tôn giáo, thì đạo Nho là đạo đối kháng với chế độ thực dân Pháp, giống như Hồi giáo ở châu Phi, ở Trung đông.
Như vậy tình trạng xã hội ở VN vào năm 1945, rất tương đồng với Nga vào năm 1917. Chỉ có điều ở Nga giai cấp phong kiến nắm quyền thực thụ, còn ở VN nó là tay sai của thực dân. Ở Nga, tư bản nước ngoài cấu kết với phong kiến Nga, ở VN, tàn dư phong kiến bị tư bản nước ngoài (Pháp) sử dụng như là tay sai.
Nếu xét cả tình hình TQ thì điều này cũng giống. Sau khi nhà Thanh sụp đổ (cách mạng 1911), Quốc dân đảng ở lục địa TQ thực ra là giai cấp địa chủ liên minh với một bộ phận tư sản TQ mới ra đời (ví dụ gia đình vợ của Tưởng Giới Thạch hay Tôn Trung sơn). Nhưng cuộc cách mạng ở TQ, mạng nặng mầu sắc giai cấp hơn ở VN, vì TQ chỉ là nước nửa thuộc địa, thực dân không lộ mặt. Nhưng ta có thể so sánh chính quyền Tượng giới Thạch ở TQ như chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam về sau. Cũng chính vì ở TQ, sự đối kháng giai cấp giữa địa chủ tư sản mại bản một bên và công nhân nông dân trí thức một bên quyết liệt hơn, mà đã xẩy ra những chuyện buồn cười, ví dụ, trong hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp “con đường tới Điện Biên Phủ”, ông có nói sau năm 1950, khi TQ bắt đầu chi viện cho cách mạng VN, khi họp các cố vấn TQ khi thấy sĩ quan VN ghi chép thuăn thuắt có trình độ trí thức cao (vì họ là sinh viên đi theo cách mạng), đã nghi ngại rằng bản chất giai cấp không vững. Nhưng điều này không có gì khó hiểu vì ở VN cách mạng là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khi ở TQ nó là nội chiến với giai cấp địa chủ.
Điều đặc biệt là khi Tưởng phải dạt ra Đài loan (1949), thì chính quyền Tưởng lại thực hiện những cải cách về ruộng đất mà chính nó không làm ở lục địa TQ. Tại sao ? bởi khi Tưởng dạt ra Đài loan, với gần một triệu người, nhân sự của nó đúng là địa chủ thật, nhưng đã bị mất đất. Nó không phải là địa chủ ở Đài loan. Kết quả Tưởng có thể thi hành chính sách tiến bộ hơn ở lục địa, vì quyền lợi của bản thân nhóm địa chủ theo Tưởng ra Đài loan không bị đụng chạm.
Nếu so với chính quyền Ngô Đình Diệm, thì sự tương phản của nó rất rõ rệt. Vào thời điểm có hiệp định Giơ ne vơ, chia đôi đất nước. Miền Nam đã có những vùng giải phóng rất lớn ở Tây Nguyên, ở khu năm. Trong những vùng này, địa chủ đã phải giảm tô thuế từ năm 1945, nhưng khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp quản lại, thì đã xoá bỏ nó, và còn bắt nông dân phải trả lại phần lợi ích mà cách mạng tháng 8 mang lại. Đổi lại, chính quyền này tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất, (được gọi là cải cách điền địa), mà mô hình của nó ..giống như cải cách của Nga Hoàng cách đó 1 thế kỷ. Đó là người nông dân có thể mua lại ruộng đất, chứ không được chia. Khi người nông dân phản đối, thì họ được quy là ..cộng sản. Đây chính là điều dẫn tới đồng khởi vào năm 1960, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Chính sách phản động của nhà Ngô, rất tương đồng với chính sách chính quyền Tưởng ở lục địa TQ giai đoạn 1911-1949.
Phải tới năm 1972, thì chính quyền miền Nam, đứng đầu là Nguyễn văn Thiệu mới tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất tiến bộ hơn. Nguyên nhân ? bởi vì lúc này quyền lực trong chính quyền miền Nam đã rơi vào tay một nhóm quân phiệt, tướng lĩnh, chứ sau đảo chính 1963, thì giai cấp địa chủ trong Nam mất dần quyền lợi. Không kể, tầng lớp địa chủ này không còn có khả năng thu thuế, thu tô, làm mưa làm gió ở nông thôn, do chiến tranh, do nông thôn là vùng giải phóng,, chiếm giữ đất đai chỉ còn là hình thức.
Cách đây mấy năm, khi về VN chơi, tôi có xuống Bạc Liêu, và ghé qua ngôi nhà của điền chủ (địa chủ) Bạc liêu cũ. Nơi này đã được biến thành một quán ăn du lịch. Theo như mọi người nói, thì thỉnh thoảng vẫn có hậu duệ của đia chủ cũ ghé qua, nhưng họ đã là người thường, không còn là giai cấp nắm đầu nông dân nữa.
Chính vì có cấu trúc xã hội tương đồng, mà cả ở Nga, ở TQ, ở VN.. chủ nghĩa Mác thâm nhập dưới dạng chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bởi vì cách mạng của nó đều làm một nhiệm vụ đó là lật đổ tàn dư phong kiến (là tay sai hay không là tay sai), công nghiệp hoá đất nước. Ở VN và TQ nó còn là một vế của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc nữa. Ngược lại ở các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa Mác chỉ giữ vai trò phản biện (vì công nghiệp hoá đã được giai cấp tư sản ở đây thực hiện qua cách mạng tư sản), nó cũng không có liên minh công nông (vì nông dân đã được giai cấp tư sản xoá bỏ địa chủ rồi), chỉ còn là tư tưởng đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân. Và giai cấp tư sản, thông qua bóc lột thuộc địa, cũng như tiến bộ trong công nghiệp sản xuất, đã lại quả một phần cho giai cấp công nhân ở chính quốc (chỉ ở chính quốc thôi) dẫn tới những phúc lợi xã hội mà ta nhìn thấy ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 25 2019, 10:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #135

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục cái câu chuyện này, mặc dù nó không có tính thời sự trực tiếp, nhưng nó sẽ giúp người ta có Background nhìn nhận thời sự, thế giới rõ ràng hơn.
Cũng khoảng cách đây vài năm, cũng trong một lần về VN, tôi định ghé qua bảo tàng lịch sử ở Hà nội để tham quan và cũng là để .. nhớ lại quá khứ. Vì hồi nhỏ, tôi có được bố thưởng quà bằng cách cho lên thăm bảo tàng lịch sử. Đâù óc trẻ thơ của tôi vẫn còn nhớ tượng vua Quang Trung, sa bàn Quang Trung đại phá quân Thanh. Hiện nay tượng vua Quang Trung , người ta có thể chiêm ngương ở chùa Bộc, gần gò Đống đa. Để thể hiện vua là “người nông dân nổi dậy”, người tạc tượng đã để một chân vua đi đất, mà không đi hài. Trở lại với bảo tàng lịch sử. Lần đó, viện bảo tàng đóng cửa đặc biệt, vì có một triển lãm về cải cách ruộng đất bị ..huỷ. Có nghĩa là hơn 50 sau, ở VN cũng không có được một cái nhìn chuẩn xác về câu chuyện này, và nó vẫn thuộc vấn đề .. nhậy cảm.
Vào năm 1954, ở miền Bắc có tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, VN áp dụng không phê phán biện pháp của cách mạng TQ. Trong cuộc cải cách này, VN đã áp dụng chính sách quota. Mỗi địa phương, mỗi đội phát động về làng tiến hành cải cách ruộng đất đều phải truy tìm được một số lượng địa chủ nhất định, tỉ lệ với số dân. Điều này đã khiến nhiều nông dân chỉ là trung nông nhưng lại bị quy là địa chủ.
Sai lầm này đã được đảng công nhận sau đó. Và có thể vì thế mà ông Trường Chinh mất chức tổng bí thư Đảng. Nếu để ý, thì người ta sẽ thấy cuộc kháng chiến chống Pháp được trình bầy rất giống theo tư duy cách mạng TQ. Cuộc kháng chiến được chia thành các giai đoạn : phòng ngự, cầm cự, phản công.. với tư duy lấy nông thôn bao vây thành thị, vận động chiến, đánh điểm diệt viện (mà điển hình là chiến dịch biên giới 1950). Những bài học của cách mạng TQ này là không nhỏ với cách mạng VN. Sau này, thời chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, báo chí VN chính thống phê phán chủ nghĩa Mao (mao ít) nhưng buồn cười là chúng ta cũng là mao ít ít nhiều mà ..không biết.
Ở TQ do giai cấp địa chủ thâm căn cố đế có một truyền thống tới 2000 năm, nên mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân rất gay gắt, vì thế cải cách ruộng đất ở TQ cũng rất quyết liệt. VN mặc dù cấu trúc xã hội giống TQ, nhưng xã hội nhỏ hơn, ít phức tạp hơn. Không kể, VN lúc này đã là một thuộc địa. Giai cấp địa chủ cũng đã bị phân rã, suy yếu. Chỉ có nhóm địa chủ theo Pháp, thường đồng thời là theo đạo Thiên chúa ( ví dụ đốc phủ Tâm ở Bến Tre) mới là lực lượng cực kỳ phản động. Ép cái mô hình của TQ vào một cách cứng nhắc dẫn tới sai lầm này.
Là người yêu thích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nên tôi hay cóp nhặt sưu tầm những tài liệu (trong điều kiện có thể của cá nhân mình), như những nhân chứng lịch sử. Bời vì chính quyền Ngô Đình Diệm là phong kiến địa chủ phản động, nên nó rất dị ứng với cải cách ruộng đất. Và những sai lầm của cuộc cải cách này được chính quyền miền Nam sử dụng triệt để trong tuyên truyền “vật hoá” đối thủ, tức là cách mạng VN. Vì thế hình tượng một anh cán bộ thường được tô vẽ như những kẻ răng hô, vàng khè, nói ngọng, dốt nát ..thể hiện rõ cái nhìn của giai cấp địa chủ VN với người lao động.
Từ sao cải cách ruộng đất, thì không còn có việc áp dụng cứng nhắc kinh nghiệm của cách mạng TQ nữa. Từ kháng chiến chống Mỹ, với hình thức kết hợp “vừa đánh vừa đàm quân sự kết hợp với ngoại giao”, “ba mũi giáp công” (quân sự, chính trị, ngoại giao).. chủ nghĩa Mác- Lê nin ở VN đã khẳng định được đặc trưng riêng, và nó vẫn có thể dùng rất hiệu quả ngay trong thời đại ngày nay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 28 2019, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #136

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo như tin họp báo của bộ ngoại giao VN đưa trên các báo VN, tầu Hải Dương Trung Quốc lại một lần nữa rút khỏi vùng thềm lục địa VN. Nói là “lại”, vì tầu này đã từng rút rồi và rồi lại quay lại vi phạm. Như vậy điều quan trọng là làm sao để nó không quay lại được nữa.
Như ở trên tôi đã nói,kinh nghiệm của cách mạng VN là vừa đánh vừa đàm, ba mũi giáp công. Trong đó tất cả các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự đều phát huy tác dụng. Đây là “phát minh” của Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Trong các biện pháp về chính trị, ngoại giao vừa qua, với tôi như vậy là chuẩn. Nhưng cũng như trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới, chính trị ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi đối thủ không thể thay đổi thực lực trên chiến trường. Nói cách khác, chính trị ngoại giao có tác dụng kết hợp khiến đối thủ không thể thắng, mà không thắng sẽ là thất bại. Vì cuộc chiến đấu ở đây là một cuộc chiến không cân đối (asymetric).
Trong thực tế đấu tranh với TQ này, hiện tại có hai điều dở, theo nhận xét của tôi.
1- Đó là VN không chủ động, và chủ động chiến lược nằm về phía TQ. Nó muốn vào lúc nào thì vào, muốn ra lúc nào thì ra. Mình chỉ có đối phó. Như vậy vẫn là dở.Tất nhiên có thể coi là nếu dự đoán được đúng hành động của đối phương chuẩn bị sẵn thì cũng có thể coi là chủ động, nếu hiểu như thế thì VN cũng thực hiện được một phần.
2- Quan niệm của TQ coi quan hệ VN-TQ như một thứ đòn bẩy trong quan hệ Mỹ-TQ.
Tôi sẽ bình luận điều thứ 2 trước. Từ khi TQ và Mỹ bắt tay với nhau vào năm 1976, thì VN chuyên là một con bài của quan hệ này. Nếu mở rộng cho cả Liên Xô, thì có thể thấy rằng, từ năm 1954, VN luôn là con bài trong quan hệ chiến lược ngoại giao của TQ với Liên Xô, rồi với Mỹ.
Hãy điểm lại một số sự kiện lịch sử. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ của TQ với VN từ năm 1950 đến 1954 là vô tư, đúng theo tinh thần quốc tế cộng sản. Tất nhiên sự giúp đỡ này cũng có lợi cho TQ, để TQ có một khu đệm. Đây là điều về mặt địa chính trị là bình thường. Bất cứ nước nào cũng vậy. Ngay VN, khi có chuyện bất ổn ở Cam pu chia hay Lào, hay TQ thì đều có tác động tới VN. Nhưng năm 1954, với việc ký hiệp định Giơ ne vơ, thì hiệp định này thực ra không đúng cho thực tế chiến trường ở Đông Dương, nhưng cả TQ và Liên Xô đều không muốn chi viện tiếp. Do TQ là nước ủng hộ thực tế cách mạng VN, còn Liên Xô đứng vòng hai, nên sự thiệt thòi của cách mạng VN được đổ vào đầu TQ. Nhưng không phải chỉ có thế, mà các lực lượng cách mạng Cam pu chia cũng “oán” VN, bởi vì họ bắt buộc phải chung sống với chính quyền Si ha núc, không có đất riêng. Cách mạng Lào cũng vậy, khi lực lượng Pathét Lào chỉ được giữ hai tỉnh là Sầm Nưa (giáp Thanh Hoá) và Luông nậm Thà (giáp Lai châu). Hiệp định Giơ ne vơ cực kỳ có lợi cho Pháp, Mỹ, chính quyền Sài gòn cũ.
Cũng từ năm 1954 trở đi, sau khi ở Liên Xô có phi vụ phê phán Stalin, thì quan hệ Liên Xô – TQ càng có bất đồng sâu sắc. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1965), sự ủng hộ của TQ với VN quan trọng hơn cả. Và sự ủng hộ này cũng được đặt trong sự cạnh tranh với Liên Xô. Vì lúc đó TQ muốn là người cầm cờ cách mạng thế giới, trong khi Liên Xô thì xét lại, muốn chung sống hoà bình. Phải từ sau năm 1965, cùng với việc Bơ rê dơ nhép lên làm tổng bí thư Liên Xô, thì sự ủng hộ của Liên Xô với VN mới tăng lên, và đặt tới mức độ tuyệt đối vào những năm 80. Sau năm 1976, khi Mao trạch Đông mất, với Đặng Tiểu Bình, thì TQ đã ngả hẳn về Mỹ. Lúc này để lấy lòng Mỹ đồng thời nhân thể bành trướng xuống ĐNA, cộng với đấu đá quyền lực nội bộ đã dẫn tới việc TQ ủng hộ Khơ me đỏ đánh VN. Giai đoạn 1972-1975 có thể coi là giao thời. TQ vẫn ủng hộ VN để lấy miền Bắc làm khu đệm, không để cho Mỹ tiếp xúc trực tiếp tận biên giới. Khi Mỹ nắm bom B52 ở Hà nội vào cuối năm 1972, khi đài tiếng nói VN bị bom Mỹ đánh trúng, thì đài vẫn hoạt động từ Vân Nam (trong đất TQ).
Gần đây, tôi có được đọc một cuốn sách nói về ngoại giao VN, có nói tới chuyện sau năm 1975, vào thời kỳ chính quyền Ca tơ, Mỹ đã đề nghị VN thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng sự việc không thành, do Mỹ không chịu bồi thường chiến tranh cho VN (cỡ độ 3 tỉ giá đô la tính ở thời điểm đó). Sau này khi VN và Mỹ lập lại quan hệ ngoại giao (1996), thì vấn đề này không được đề cập tới nữa. Từ đó khiến người ta có thể phân tích là nếu VN không “cứng rắn” đòi bồi thường, thì quan hệ ngoại giao VN-Mỹ có thể có được sớm hơn, và có thể không có xung đột với TQ, do Mỹ không ủng hộ. Tất nhiên vì người viết những chuyện này chịu ảnh hưởng tư duy “trông chờ vào Mỹ”, rất thịnh hành ở VN bây giờ. Giống kiểu trông chờ vào Mỹ giữ biển đảo.
Trong thực tế, với tôi, nếu VN lúc đó có nối được quan hệ ngoại giao với Mỹ, thì cũng không thể ngăn cản TQ đánh VN, bời vì lúc đầu TQ đánh VN qua uỷ nhiệm, tức là qua Khơ me đỏ. Từ năm 1975, Khơ me đỏ đã tiến hành chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Và vì là chiến tranh uỷ nhiệm, TQ hoàn toàn có thể rũ trách nhiệm, mồm nói ủng hộ hoà giải, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho Khơ me đỏ. Vào thời điểm đó, Mỹ có thể ủng hộ VN được không ? câu trả lời rõ ràng là không. (vì nếu nó muốn ủng hộ, thì đã đồng ý bồi thường chiến tranh, vì bồi thường chiến tranh là một cách quay trở lại trá hình). Thời kỳ 1975-1979, VN cũng cố gắng thể hiện sự trung lập, không gắn với Liên Xô, và muốn mở rộng quan hệ với phương Tây (cụ thể là chuyến đi của thủ tướng Phạm văn Đồng sang Tây Âu vào năm 1977). Nhưng tới năm 1978, trước tình hình Khơ me đỏ được TQ trang bị lớn, hiện đại, nâng tổng số quân đội lên tới 13,14 sư đoàn.. thì không thể nào ngồi yên được. Tóm lại, thời điểm 1975-1979, trong thực tế người ta không thể xét lại được lịch sử.
Phần tôi nói trên chỉ là mở nguặc, nhân thể tiện thì nói, còn điều tôi muốn nói là TQ luôn đặt VN vào một thế trận ngoại giao của TQ trên thế giới, và VN là một biến số (variable) trong cái phương trình mà TQ lập ra này. Chính vì thế TQ có quan niệm nước lớn, nước nhỏ. Với lô gíc, thế giới bị chia xẻ bởi các nước lớn, các nước nhỏ chỉ là quân cờ. Ở VN, khi dư luận được lề trái thổi vào, cộng thêm chí sĩ nguồn gốc lề phải ăn theo, cũng đi theo xu hướng này. Trong thực tế hiện này, ở vào thời điểm Xuân Thu – Chiến quốc đồng thời toàn cầu hoá, thì các nước trung bình và nhỏ không bao giờ được sự ủng hộ tuyệt đối cuả các nước “lớn”, và một nước trung bình có thể hoàn toàn làm thất bại chính sách nước “lớn”. Người ta có thể nhìn thấy điều này trong trường hợp của I ran, Thổ, Bắc Triều Tiên. TQ không hoàn toàn ủng hộ Bắc Triều Tiên, Mỹ và NATO không tuyệt đối ủng hộ Thổ, ngay khi trong cùng một khối quân sự, là đồng minh có giấy tờ chứng nhận đường hoàng. I ran hoàn toàn không có đồng minh chống lưng..
Đây cũng là điều VN cũng phải nhận ra. Nhận ra được thì sẽ có chủ động chiến lược. Còn ngược lại thì sẽ thành “đẽo cầy giữa đường”. Kẻ qua người lại mỗi bên góp một câu (VN có tới vài chục quan hệ đối tác chiến lược), thì cuối cùng nghe theo chỉ đẽo được que tăm.
Muốn như vậy thì phải tập trung hướng tới các đối tác có thể giúp mình tự sản xuất, tự chủ. Khi tôi nói giúp đỡ không phải là họ giúp mà cho mình tiếp cận công nghiệp quân sự, còn tất nhiên phải mua. Phải có kế hoạch phát triển sản xuất vũ khí, nhất là ngành công nghiệp này không thể “toàn cầu hoá”, không thể mang ra nước ngoài và có tác dụng nâng cấp trình độ công nghiệp nói chung. Các đối tác này không nhất thiết phải là các đầu nậu bán vũ khí trên thế giới như Pháp, Nga, Anh, Mỹ…Đừng có chỉ tập trung nhìn vào họ, kiểu “ngắm ca ta lốc”.
Muốn vậy cũng phải nhận thức rằng VN-TQ là hai nước láng giềng. Không phải là đối thủ và phải làm cho TQ hiểu là, trong bất cứ trường hợp nào, TQ không thể gặm được VN vì sức mạnh của chính VN, nói cách khác quan hệ Vn-TQ không nằm trong một mối quan hệ đối đầu của TQ trên thế giới. Tất nhiên nếu TQ kiếm chuyện gây áp lực, thì đối thủ của TQ không dại gì mà không đánh hội đồng. Điều này nằm ngoài tác động của VN.
Một điều nữa cũng nên nói để cho dư luận và nhân dân TQ hiểu, đó là chính sách “cây gậy và của cà rốt”, mà TQ dường như đang học theo Mỹ là một chính sách lạc hậu, do quan niệm nước lớn, bắt chiếc Mỹ của họ mà ra. Điều này, vào thời điểm hiện tại khó mang lại kết quả mong muốn.
Với Mỹ, không nghi ngờ gì cả, đây là một đối tác quan trọng, do vị thế, tác động cuả Mỹ trên toàn cầu. Nhưng đặt niềm tin vào Mỹ như một loại “Liên Xô mới” thì là ảo tưởng. Hiện tại cuộc đấu TQ-Mỹ có lợi khách quan cho VN. Gần đây nhất, Mỹ đã nói rõ ràng là tầu TQ xâm phạm vùng biển VN, chứ không mập mờ nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ giúp VN bảo vệ chủ quyền, vì Mỹ chỉ có bảo vệ “quyền tự do hàng hải”. Ngay cả khi Mỹ “giúp”, thì lúc nào, điều kiện ra sao, cũng là vấn đề nan giải. Nói cách khác, sự vi phạm của TQ đã cho Mỹ thêm cớ để tố TQ, và từ đó gây áp lực với các lực lượng chính trị Mỹ muốn tiếp tục chơi với TQ, có thể đẩy sâu sự cô lập TQ.
Tương tự như vậy, gán cho quan hệ VN-Mỹ là một dạng liên minh là điều chắc chắn một bộ phận hệ thống chính trị TQ muốn. Vì nó mập mờ đánh lận con đen vấn đề xâm lược của TQ, cho nó một cái vỏ chính danh, khi đặt nó trong quan hệ TQ-Mỹ. Sự thâm hiểm của nó là ở chỗ, như vậy bất kỳ điều gì TQ “chơi” VN sẽ được coi là chống Mỹ, trong chiến lược chống Mỹ. Hiện tại có sự đấu đá quyền lực giữ Mỹ và TQ ở biển Đông. Nhưng nếu TQ xâm lấn được biển của láng giềng để khai thác thì sẽ thực hiện được chiêu trò “lấy mỡ nó rán nó” (dùng tài nguyên biển Đông chi trả cho bành trướng ở biển Đông).
Còn việc lề trái muốn VN đặt niềm tin vào Mỹ thì cũng dễ hiểu, vì mục đích của nó không phải là “bảo vệ chủ quyền VN”, mà chỉ nhân cớ này làm xói mòn lòng tin, tạo cơ hội lật đổ, để lại được Mỹ đưa về dựng lên như Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu.. chứ không có gì khác. Trong trường hợp như thế thì VN còn khổ nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 30 2019, 10:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #137

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuoi cung roi cung xong

Trong thông báo, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết cơ quan này "đã cấp phép cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 xây dựng một phần đường ống khí đốt tự nhiên ở thềm lục địa của Đan Mạch thuộc Đông Nam đảo Bornholm trên Biển Baltic".

Cơ quan này khẳng định Đan Mạch có nghĩa vụ cho phép việc xây dựng đường ống trung chuyển theo Công ước của LHQ về Luật biển.


Truoc do vai ngay, Dan Mach cung cap phep luon cho duong ong di tu Na Uy den Ba Lan. Nhung ro rang duong ong nay khong co duoc tien do nhu North Stream 2.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 30 2019, 10:23 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 31 2019, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #138

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bàn loạn một chút tình trạng ở Syria hiện nay. Khi Mỹ quyết định rút quân khỏi biên giới Syria-Thổ, trong vùng người Kurdes ở Syria kiểm soát, thì media thế giới (tức là phương Tây chứ không phải toàn thế giới) nhất loạt phê phán. Một số báo ở VN (tôi nói là báo chính thống, chứ báo tiếng Việt lề trái, tôi không xem bao giờ, vì nó là thứ lá cải) cũng theo đó mà nhận định rằng, Nga là kẻ chiến thắng ở đây. Và trong phần bình luận của đọc giả, thì “phe cảm tình với Nga” thắng thế “phe cảm tình với Mỹ”. Nhưng với sự phát triển tiếp tình hình ở đây, thì câu chuyện phức tạp hơn là cái nhìn cảm tính kiểu này. Trong chủ đề này, tôi cũng đã phân tích câu chuyện rút quân này như một dạng cái bẫy của Mỹ, chứ không hoàn toàn là việc Mỹ rời bỏ. Điều quan trọng với tôi, là trả lời được câu hỏi “tại sao”, “thế nào” cho các sự kiện, từ đó đánh giá được lối chơi của Nga, Mỹ .. và cũng bởi Nga, Mỹ đều là đối tác hay bạn hàng chiến lược cuả VN, biết kiểu chơi của họ, thì VN sẽ chủ động hơn, đạt được lợi của mình trong quan hệ với các đối tác này.
Trong trường hợp của Syria, thì tôi cũng có cảm tình với Nga hơn. Bởi nước này bảo vệ một nhà nước chính thống, được LHQ công nhận. Hành động của Mỹ và phương Tây, Thổ, Ả rập Sa u đít có tính lật đổ. Nhưng nếu áp dụng điều này vào quan hệ UK-Nga thì sao ? Chính vì thế, điều quan trọng nhất với tôi, khi phân tích là xem cái hạn chế của những đối tác này ở đâu, vì từ đó rút ra bài học để khi quan hệ với họ tránh được. Đây là điều quan trọng nhất.
Do tình cờ hôm chủ nhật, lúc bật ti vi lên xem, thì thấy ti vi Pháp đang “tường thuật trực tiếp” phát biểu và trả lời phỏng vấn của tổng thống Mỹ, nhân việc Mỹ vừa sát thủ được thủ lĩnh IS. Điều làm tôi ngạc nhiên là tổng thống Mỹ không có hùng biện, mà cách trả lời rất là hàng chợ, tầm thường. Điều mà ở các nước phương Tây hơi hiếm, vì các chính trị gia phương Tây, do luôn phải tranh cử, nên nghệ thuật nói hơi bị giỏi. Tất nhiên giữa nghệ thuật nói giỏi và tài năng có một khoảng cách rất lớn, và điều này không suy được ra điều kia.
Nghe Trump nói thì người ta có thể hiểu ngay tại sao Mỹ làm như thế ở Syria. Trump nói rằng Mỹ không phải là nước làm trung gian hoà giải hay giúp giải quyết mâu thuẫn từng vùng địa phương trên thế giới. Mỹ đến đâu là vì lợi ích của Mỹ và với tổng thống Mỹ hiện tại, thì quyền lợi này là quyền lợi kinh tế, ngay trước mắt. Vì thế ông ta lên án đời tổng thống Bush, chi tới 8000 tỉ đô cho chiến tranh ở I rắc, mà không có quyền khai thác các mỏ dầu ở đây. Chính sách của tổng thống Mỹ không phải là không can thiệp ở bên ngoài, mà là cách can thiệp phải mang lại lợi ích cho Mỹ, lợi ích kinh tế trực tiếp. Cũng chính vì thế mà tổng thống Mỹ khoe đưa 1000 lính Mỹ tới Ả rập Sa u đít, và được nước này chi trả, không tốn một đồng xu. (câu chuyện này không phải là được nói trong phỏng vấn ở trên, mà tôi đọc được ở chỗ khác). Nhưng cũng đừng nghĩ rằng Mỹ khi làm thế sẽ trở thành đánh thuê, mà bản thân nước chi trả sẽ lại phụ thuộc vào Mỹ.
Cách nhìn như vậy, nhìn bề ngoài có vẻ hơi cục súc, thiển cận, nhưng trong thực tế, các đời tổng thống trước của Mỹ cũng làm thế. Có điều nó được che chắn, hùng biện, đánh bóng mạ kền bằng tuyên truyền, tâm lý, ngoại giao hơn thôi.
Hiện nay, quân đội Mỹ chỉ nắm quyền kiểm soát những mỏ dầu ở đông bắc Syria, tức là phần lãnh thổ có giá trị kinh tế. Với tiền khai thác dầu này, Mỹ sẽ dùng để ủng hộ người Kurdes, dùng tiền đó để mua vũ khí Mỹ, trang bị Mỹ cho người Kurdes. Làm như thế vừa giúp người Kurdes có thể chống trả được chính quyền Syria, đồng thời cũng ngăn cản luôn chính quyền Syria có một khoản thu để khôi phục kinh tế và Nga (cũng như I ran) bắt buộc phải rút hầu bao chi trả cho một lợi ích địa chính trị, nhưng thất thu về kinh tế.
Câu chuyện này không phải là lần đầu xẩy ra. Nó đã có tiền sử từ trước. Vào năm 1975, khi liên quân Cu ba – Liên Xô giúp ăng gô la giành độc lập. Số lượng quân đội Cu ba ở đây lên tới 5 vạn (50000), nhưng những mỏ dầu của ăng gô la, thì lại là Mỹ khai thác. Chính quyền nước này không nắm được. Và hậu quả của nó là do Liên Xô căng sức gồng mình ra, dù được lợi ích chính trị, nhưng không có lợi ích kinh tế. Và ở bất cứ đâu, nếu chỉ có lợi ích chính trị không thì không đủ.
Tất nhiên trong nhiều trường hợp, không thể có lợi ích kinh tế, nếu không có điều kiện chính trị đi theo. Nhưng ở Syria thì điều này chưa xẩy ra. Tại sao ? vì trên đất nước này, Nga và Mỹ đều tránh nhau, tránh đụng độ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là nơi nào Mỹ đóng quân, thì bản thân việc đóng quân này đã khiến cho các lực lượng khác không dám động vào.
Ta có thể so sánh việc quân đội Mỹ hiện diện ở Syria với việc quân đội Mỹ ở VN. Ở VN quân đội Mỹ bị thiệt hại trực tiếp, và cũng không thể thắng được. Trong trường hợp này thì lợi ích chính trị bảo vệ cho lợi ích kinh tế, không có chính trị thì không có kinh tế.
Từ đây ta có thể soi lại hành sử của TQ ở biển Đông, vì từ thời kỳ Đặng tiểu Bình, nếu TQ có một chính sách XHCN đặc sắc ở TQ thật, thì nhiều chính sách đối ngoại thực ra là nhái lại Mỹ.
Khi nói tới việc TQ bành trướng ở biển Đông, người ta thường có hai giải thích. Hoặc là giải thích TQ khát năng lượng muốn chiếm tài nguyên dầu mỏ ở đây. Các giải thích thứ hai là cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Tôi thì thiên về nhận xét TQ cạnh tranh chiến lược với Mỹ hơn. Vì hiện nay đồn thổi về trữ lượng dầu ở biển đông là rất lớn, nhưng trong thực tế, tại sao VN hay các nước khác khai thác dầu ở đây đã mấy chục năm, không nước nào trở thành một dạng Ả rập Sa u đít hay Koweit mới. Bản thân TQ hiện tại có thể mua dầu của Nga với giá rất hời, họ không thiếu dầu. Như vậy có thể hiểu là, như tôi đã nói ở trên, TQ cũng muốn bắt chiếc Mỹ “lấy mỡ nó rán nó”, khai thác dầu ở biển Đông để phục vụ cho chính sách bành trướng của mình.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 2 2019, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #139

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukraine và 1 số tin khác

Gazprom Neft lập kỷ lục mới về tốc độ khoan giếng

Gazprom Neft, sử dụng công nghệ của Nga, đã lập kỷ lục mới về tốc độ khoan giếng tại mỏ Novoportovskoye trong điều kiện băng vĩnh cửu.
Nhờ sử dụng hàng loạt các công nghệ mới và cải tiến kỹ thiết bị, Gazprom Neft đã đạt được kết quả vượt trội – khoan ngang khoảng cách 1000 m chỉ trong 2,93 ngày (70 giờ 33 phút). Kết quả đạt được thông qua việc sử dụng một mũi khoan thử nghiệm, thiết kế được hoàn thiện đặc biệt bởi các nhà sản xuất trong nước để khoan trong lòng đất đóng băng vĩnh cửu. Mũi khoan được cải tiến theo hướng tăng không gian liên lưỡi và số lượng vòi phun thủy lực, và tăng biên độ hiệu chỉnh. Mũi khoan mới cho phép tăng gấp đôi tốc độ, lên tới 130 m/giờ, độ bền lên tới 5921 m.

Từ năm 2015, với sự giúp đỡ của phần mềm chuyên dụng, đội ngũ chuyên gia của Gazpromneft-Yamal đã giảm đáng kể thời gian và chi phí, cũng như tăng hiệu quả khoan giếng. Mặc dù đã đạt được kết quả tuyệt vời, đại diện Gazprom Neft cho biết, tiềm năng cải thiện hiệu suất khoan trong điều kiện đóng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực vẫn còn và công ty dự định sẽ phấn đấu tiếp tục đạt được những thành công mới.

Ukraina và châu Âu: Bộ Ngoại giao Ukraina triệu tập Đại sứ Pháp vì những lời nói của Tổng thống Macron.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn Tổng thống Pháp Macron đã sử dụng cụm từ "các băng đảng bất hợp pháp từ Ukraina'' khi nói về những vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Tôi thích những người nhập cư hợp pháp từ Guinea hoặc Bờ Biển Ngà thay vì các băng đảng người Ukraina hoặc Bulgaria bất hợp pháp".
(@click here)


Odessa: Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa dỡ bỏ tấm bia đá khắc tượng Nguyên soái Zhukov ở tòa nhà ủy ban quân sự, người đã chiến thắng phát xít và sau đó là nạn tội phạm ở Odessa.

Thị trưởng Odessa rất bất bình trước việc này và gọi đây là ''nhổ nước bọt thẳng vào mặt dân thành phố Odessa''.
Nguyên soái Zhukov thường được gọi là "Nguyên soái Chiến thắng" vì dưới sự chỉ huy của ông Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
TP Odessa gắn với nhiều hoạt động của "Nguyên soái Chiến thắng". Sau chiến tranh ông được cử xuống Odessa và bổ nhiệm làm chỉ huy Quân khu Odessa.
Đến nơi ông đánh giá tình hình và ra lệnh xóa bỏ nạn tội phạm ở Odessa. Năm 1947 Odessa đã chiến thắng hoàn toàn trước nạn tội phạm có tổ chức.
Mới đây khi Ukraina thông qua bộ luật về bài trừ cộng sản thì Nguyên soái Zhukov không thuộc diện bị trừ bỏ, vì là Anh hùng trong Chiến tranh.
Tuy vậy điều này không ngăn cản được các lực lượng dân tộc chủ nghĩa.

Một điều đáng nói nữa là việc dỡ bỏ bia đá khắc tượng Zhukov được sự chuẩn y của Ban bảo trì các công trình thuộc Bộ Quốc Phòng.
Những người dân qua đường chứng kiến đã bất bình và gọi cảnh sát. Tuy vậy những người dân tộc chủ nghĩa đã giơ tờ giấy của Bộ Quốc phòng "không phản đối việc dỡ bỏ'' tấm bia tượng.
Thị trưởng TP Odessa Trukhanov rất bất bình trước việc này và gọi đây là ''nhổ nước bọt thẳng vào mặt dân thành phố Odessa''.
Trukhanov nói rằng "đó là ​​sự tự tiện của một số cá nhân, và đó không phải là ý muốn thực sự của nhân dân thành phố'' và ''gây bất bình trong xã hội".
Đây không phải lần đầu tiên các lực lượng dân tộc chủ nghĩa phá bỏ các bia tượng của Zhukov ở Odessa. Ngoài ra họ còn chiến đấu với "Nguyên soái Chiến thắng" ở khắp Ukraina.
Nhưng ở Kharkov, chính quyền thành phố đã khôi phục tượng đài của người chỉ huy quân đội Liên Xô này, và cũng trả lại tên gọi của ông cho một trong những đại lộ của thành phố.


(@click here)


Một tin buồn cho Ukraina: Đan Mạch cuối cùng đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình, vòng qua Ukraina.
Như vậy ''Dòng chảy phương bắc 2'' đã nhận được giấy phép xây dựng cuối cùng.
Một thời gian dài hơn 2 năm Đan Mạch không đồng ý cho phép xây dựng ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình.
Phía Nga tuyên bố trong bất cứ trường hợp nào họ cũng sẽ xây dựng xong đường ống này, nếu Đan Mạch không cho phép thì sẽ đi vòng qua lãnh hải của họ.

Phía Ukraina đã có phản ứng ngay về việc này. Bộ trưởng Ngoại giao Zelenko tuyên bố rằng ''dự án này mang lại những mối đe dọa thực sự đối với an ninh khu vực Biển Baltic, cũng như những thách thức đối với an ninh năng lượng của Ukraina và các quốc gia Đông Âu khác''.
Zelenko cũng cho rằng việc ''Nord Stream-2'' đưa vào hoạt động của sẽ tiếp tục củng cố vị thế thống trị của Gazprom (tập đoàn dầu khí quốc gia Nga) trên thị trường năng lượng châu Âu.
Chủ tập đoàn dầu khí quốc gia Ukraina ''Naftogaz'' Kobolev dự định sẽ ''tập trung vào việc hỗ trợ các nhà ngoại giao Ukraina trong việc tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế, đặc biệt là các đối tác phương Tây đối với Nga''.
Giám đốc Gazprom (LN Nga) Miller cho biết họ sẽ cần khoảng 5 tuần để xây dựng phần đường ống còn lại qua Đan Mạch.
Hôm nay báo chí Ukraina than thở " Ukraina đã mất đồng minh cuối cùng ở EU''.


Ukraina lại một lần nữa bị các "bạn bè châu Âu'' quay lưng lại: Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tuyên bố công nhận Crưm là một phần của Nga.
Zeman đã mời đại diện của một tổ chức xã hội người Tatar vốn ủng hộ Nga sát nhập Crưm tới dự tiệc chiêu đãi trọng thể ở thủ đô Prague và tuyên bố công nhận Crưm là một phần của Nga.
Trước đây Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế "chấp nhận Crưm là một phần của Nga'', "Crưm không bao giờ quay trở lại Ukraina'' và kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Đại sứ quán Ukraina tại Cộng hòa Séc đã ra tuyên bố phản đối việc mời tổ chức này.


Còn hôm qua Đan Mạch cuối cùng đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình, vòng qua Ukraina

(@click here)



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 6 2019, 12:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #140

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tiếp ở đây, phần đang nói dở ở bên trên. Cũng bằng cách bắt chiếc Mỹ, mà TQ muốn độc chiếm ĐNA, giống như đầu thế kỷ 19, Mỹ đưa ra học thuyết Môn Rô để độc chiếm châu Mỹ la tinh. Nhưng có điều khác là bây giờ ta vào đầu thế kỷ XXI chứ không còn là thế kỷ XIX nữa. Nếu nhìn như thế thì thấy TQ muốn biến COC thành một dạng “hợp pháp hoá độc quyền ở ĐNA”, chứ không phải là bộ quy tắc ứng sử để tất cả các bên cùng theo như ASEAN mong muốn. Bộ ứng xử này muốn đạt được mục đích có tác dụng cưỡng chế, nhưng lực lượng nào cưỡng chế. Hoàn toàn không có. Trong trường hợp như thế thì lực lượng cưỡng chế duy nhất là ..TQ.
Tóm lại. Trong tình hình hiện tại, thì sự can dự của Mỹ có điều kiện, nó đảm bảo quyền lợi cho Mỹ, và Mỹ có thể sẵn sàng dẫm chân lên quyền lợi nước khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Quyền lợi của Mỹ, đặc biệt từ thời Trump thì chủ yếu là kinh tế. Nhưng để có lợi thế kinh tế, thì phải có sức ép chính trị.
Với TQ , thì cách hành sử cũng tương tự (vì TQ sao chép Mỹ). Chỉ có điều sức mạnh kinh tế TQ chủ yếu là sản xuất, công cụ sản xuất, sức lao động,.. ngược với Mỹ là tài chính, vì thế ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế một nước khác nhau. Với TQ là tìm thị trường cho hàng TQ, với Mỹ là nắm quyền kiểm soát lực lượng sản xuất ở nước sở tại.
Trong thế cờ này thì VN phải vươn lên để thành một lực lượng độc lập, chứ không thể tìm cách dựa vào bên này hay bên kia. Trong trường hợp TQ đuổi được Mỹ, thì VN cũng phải đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền của mình. Trong trường hợp Mỹ cân bằng được lực lượng với TQ, bắt được TQ đi giật lùi, thì VN cũng không thể hoàn toàn tin cậy vào cái “ô” này, hay đứng về phía Mỹ chống TQ, vì TQ là một nước láng giềng.
Như vậy phải khai thác được lợi thế khách quan, để quan hệ với Mỹ phát triển kinh tế, học hỏi thu nhập công nghệ, để từ đó làm chủ, sản xuất được vũ khí mình sử dụng, để các bên không thể ngồi xổm trên lưng mình mà điều đình với nhau.
Hiện trạng hiện nay ở ASEAN cũng khẳng định điều này. Trước khi có đại hội đồng ASEAN, thì người ta đã tưởng là vẫn đề biển Đông trở thành vấn đề nóng. Trong thực tế, nó hoàn toàn bị để sang một bên. Trong 10 nước ASEAN, thì chỉ có VN, Malaysia, Philippine là bị chi phối trực tiếp. Nhưng Malaysia thì lừng khừng, Philipines thì muốn chơi với TQ. Còn lại VN. Các nước khác như Thái, Indo, Miến,..không bị ảnh hưởng, Sing thì lá mặt lá trái, chỉ muốn lợi dụng cơ hội thủ lợi, giống như đã thủ lợi với Mỹ trong chiến tranh VN trước đây, và bây giờ muốn thủ lợi với TQ. Cam pu chia thì đã bị mua hẳn, Lào dù bị TQ ép nhưng cũng không đủ mạnh.
Hãy phân tích kỹ hơn một chút. Malaysia lừng khừng, vì mặc dù bị TQ ép về biển đảo, nhưng nước này là nơi tài sản tài chính vãng lai của TQ tới nhiều, sinh lợi. Mỹ có thể dựa vào đây để trừng phạt, EU thì muốn ép nước này về vấn đề dầu cọ nhân danh môi trường. điểm lại thì phương Tây lại là đối thủ tiềm tàng hơn. Thái lan thì đã khai thác hết mối quan hệ với phương Tây về kinh tế, bán cả thế hệ phụ nữ làm gái điếm cho phương Tây từ thời chiến tranh VN mà vẫn chưa trở thành nước phát triển, vì thế triển vọng phát triển là chơi với TQ, và cũng không có vấn đề chủ quyền lãnh thổ gì với nước này. Indo thì nằm ngoài vùng TQ muốn lấn chiếm, và mặc dù đã nằm trong nhóm G20, sinh sống chủ yếu là khai thác tài nguyên,chưa làm chủ được kỹ thuật, vì thế cũng muốn chơi với TQ. Miến điện thì dù muốn cân bằng quan hệ giữa TQ và phương Tây, nhưng giờ vẫn bị phương Tây ép về vấn đề người Rokhya ti nạn ở Băng la đét.
Philipine dù được Mỹ bảo trợ, nhưng cũng không ngăn cản được sự xâm lấn của TQ. Tất cả những điều này khiến trong vấn đề biển Đông, VN thực ra là thiểu số, và rất có khả năng là TQ sẽ lợi dụng sự lừng khừng này của ASEAN để ép, để buộc VN.
Chính vì thế chỉ có cách tự lực tự cường là chính.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 12 13 14 15 16 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC