Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

50 Trang « < 48 49 50 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc 13 (tiep Theo), hay là câu lạc bộ tán phét thời sự

Phó Thường Nhân
post Jan 18 2023, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #491

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói thạt đáng tiếc cho bác Phúc, vì trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, nhiệm kỳ 2 phải đối phó với COVID, nhưng chính phủ VN đã có biện pháp kiểm soát kịp thời, rồi lại vận động hành lang và các cơ chế quan hệ quốc tế cũng như chi phí ngân sách để bao phủ vác xin trên toàn quốc, nên mặc dù VN không thể so sách về sức mạnh vật chất với các nước phát triển phương Tây, kết quả chống dịch có hiệu quả tương đương. Nhiệm kỳ I bác ấy cũng làm tốt, vì thế không nên chỉ vì một vấn đề, dù nghiêm trọng mà quên hết tât cả đi.
Một điều nữa mà tôi muốn nói tới, đó là việc trong một thể chế pháp quyền, người ta phải rõ ràng trong việc thưởng phạt trách nhiệm. Cái gì là công thì vẫn phải công nhận là công, cái gì là tội là sai sót thì công nhận là tội là sai sót, đừng nên có một tâm lý dạng phong kiến, « phù thằng thịnh không ai phù thằng xuy » rồi có tâm lý xổ toẹt tất cả, hay sợ hãi liên lụy, mà phải căn cứ vào luật pháp mà ứng xử.
Trong một thể chế pháp quyền, điều quan trọng là cơ chế, và cơ chế trong từng nhiệm kỳ được incarné (tôi dùng từ tiếng Pháp vì tự nhiên không tìm được từ dịch tiếng việt cho đúng ý, nghĩa của nó là được đại diện bởi hành động của người nhận nhiệm vụ ấy qua một người. Nhưng người ấy không phải là cơ chế, và thay thế được cơ chế. Lấy một vài ví dụ. Mặc dù bác Phúc từ chức (hay bị miễn chức) thì những gì, nhưng văn kiện thỏa thuạn của bác ấy thay mặt nhà nước ký kết vẫn có giá trị, và vẫn có tính kế thừa, như vậy chức vụ đảm nhiệm là sự đảm bảo sự kế thừa ấy chứ không phải con người cá nhân bác ấy. Dù bác ây từ chức các thỏa thuận của Vn với indo, với LHQ, .. vẫn có hiệu lực, ngoại trừ nó liên quan tới sai lầm dẫn tới việc phải từ chức, mà chưa chắc đã được. Chính vì thế thái độ người ta phải công bằng, không thể làm như thời phong kiến, khi một người bị gạt bỏ thì « tru di tam tộc », hay đục bỏ tên tuổi người ta, xổ toẹt tất cả, bởi mỗi chức vụ đều có sự kế thừa, và việc lên xuống trong chính trị, trong một hệ thống pháp quyền là bình thường.
Từ đây tôi sẽ xuy ra một vấn nạn nữa trong áp dụng pháp quyền liên quan tới vấn đề nhiệm kỳ. Tôi không nói tới việc « hoàng hôn nhiệm kỳ », tức là trước lúc về vườn vội ..ăn lấy ăn để làm của để dành khi hạ cách an toàn, mà là vấn đề người ta coi nhiệm kỳ như một dạng triều đại, liên quan trực tiếp tới người đảm nhiệm chức vụ. Điều ngạc nhiên là tâm lý này ăn xuống dưới cả cấp thấp, cấp địa phương, dẫn tới việc ra nhưng quyết định khác nhau, trái ngược nhau, dở khóc dở cười, vì về mặt pháp quyền cả hai đều đúng. Một ví dụ tưởng tưởng, trong nhiệm kỳ ông A, đất được cấp cho chủ đầu tư A’, do có việc ăn chia với nhau. Nhiệm kỳ ông B, ta lại xóa đi chơi lại cấp nó cho ông B’ cũng vì một cuộc ăn chia mới, cả hai lần cấp đều đúng.. thế là thành hai con dê qua cầu. Chính vì thế một chức vụ dù nhỏ, đều có tính kế thừa, không phải là cứ mỗi nhiệm kỳ, mỗi lần thay bực đổi ngôi, thì lại xóa đi chơi lại. Đặc tính xóa đi chơi lại này là tính chất kế thừa thời phong kiến, khi chức vụ được thể hiện bởi một cá nhân duy nhất, như một triều đại, điều không còn đúng với hiện tại nữa. Ở đây, cơ chế có tính chất chức vụ trường tồn chứ không phải người đảm nhiệm nó, vì sự thay đổi được tính bằng nhiệm kỳ, nhưng tính kế thừa lại theo chức vụ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 19 2023, 10:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #492

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói tiếp về vấn đề tiếp nối kế thừa này, nhưng tôi sẽ nói về một chuyện hoàn toàn khác. Đó là sự hình thành « quý tộc nhà nước ». Quý tộc nhà nước là gì ? đây là cụm từ tôi dịch từ cụm từ tiếng Pháp « noblesse d’Etat » của một học giả khá nổi tiếng ở Pháp, Pierre Bourdieu, ông này là một dạng maxiste cải biên (Cryptomaxiste), tức là xuất phát từ quân niệm giai cấp, bất công vốn là trụ cột của chủ nghĩa Mác ông ấy mở rộng ra nghiên cứu những vấn đề xã hội theo cái lô gic này, từ giai cấp ông ấy chuyển sang đẳng cấp, từ bất công ông ấy chuyển sang hiệu ứng nô dịch (domination), ông ấy đánh giá sự hình thành đẳng cấp dựa trên các lợi thế được mở rộng không chỉ dừng trong vấn đề tích lũy tiền tệ tư bản (Capital) vốn được coi là lô gic hoạt động của chủ nghĩa tư bản, trong thực tế là kinh tế thị trường. Nhưng lợi thế mà một cá nhân có được, cũng được coi có giá trị như tiền ví dụ học vấn, truyền thống gia đình, quan hệ xã hội, môi trường xã hội, sẽ giúp cho cá nhân đó có lợi thế trong một « trường hoạt động » (champs de lutte), tức là cuộc đời của người ta. Do sự chênh lệch về « tích lũy lợi thế xã hội » này, mà các cá nhân phát triển khác nhau (tất nhiên phải trừ bì sự thông minh sinh học), và từ đó tạo ra hiệu ứng nô dịch (domination). Tôi đã từng đề cập tới Bourdieu trong một chủ đề khác, nhưng lúc đó tôi sử dụng một khái niệm khác của ông đó là habistus (thói quen), hay nói cách khác hiệu ứng hệ quả của domination sẽ được cá nhân đưa vào, quy nạp vào ứng sử của mình. Tôi còn mở rộng ra cho nó, rằng ứng sử của người ta như một habitus không phải hoàn toàn là xấu, mà còn là cơ chế quy nạp truyền thống, văn hóa, kế thừa, .. Tương tự như vậy, ở đây khái niệm « quý tộc nhà nước » được tôi sử dụng theo cả chiều positif và negatif, chứ không có ý nghĩa một sự bất công.
Từ khi nhà nước VN độc lập ra đời, cùng với sự phát triển của nó là những nhân sự, những người đã tham gia cách mạng, đồng thời một tầng lớp trí thức mới hoàn toàn sinh sống trong nhà nước VN mới này tạo ra. Và hiển nhiên có những gia đình « cách mạng truyền thống ». Nếu để ý, thì người ta sẽ thấy nhiều nhân sự nhà nước cũng xuất phát từ những gia đình này. Câu hỏi « ông ấy là con ông nào » hay « con rể ai » vẫn là một câu hỏi mà « tìm hiểu chính trị hàng nước vỉa hè » đặt ra.
Điều này cũng không chỉ có ở VN, mà ở trong các nước tư bản phát triển, gốc rễ nó còn sâu xa hơn. Ví dụ thủ tướng Nhật Shizo Abe sinh trưởng trong một gia đình mà có nhiều người làm thủ tướng hay có những nhân vật hàng đầu trong chính trường Nhật bản. Ru giơ ven, tổng thống duy nhất ở Mỹ được bầu tới bốn lần làm tổng thống sinh trưởng trong một gia đình đại tư sản Mỹ một gia đình có ảnh hưởng chính trị,.. v.. v..
Điều này cũng đúng ở VN ngay cả trong truyền thống. Ở VN do có tục thờ cúng tổ tiên, mà có việc giữ gia phả. Nếu tìm hiểu gia phả thì người ta cũng có thể thấy có nhiều dòng họ có truyền thống nhiều đời đóng góp cho lịch sử dân tộc.
Vấn đề là trong một cơ chế kinh tế thị trường, sự kế tiếp truyền thống này phát triển theo chiều nào.Ở đây tôi chỉ hạn chế phân tích trong một gia đình hạt nhân (vợ, con) mà không nhân nó ra theo kiểu « một người làm quan cả họ được nhờ », như câu tục ngữ truyền thống.
Đối với một người con sinh ra trong một gia đình « cách mạng truyền thống nổi tiếng » (hay nổi tiếng vừa vừa nhưng vẫn là dạng tinh hoa), lúc vào đời có hai áp lực rất lớn :
1- Đó là làm sao giỏi được như bố mình hay mẹ mình
2- Nếu đã giỏi được thì sẽ luôn bị nghi ngờ đây là giỏi thật hay là giỏi fake vì có đỡ đầu
Còn bà vợ, thì đây là nhân vật cố vấn gần gũi nhất. Là nhân vật cố vấn đầu tiên mà nhân sự nhà nước gặp trong ngày, và cũng là cố vấn cuối cùng gặp vào buổi tối. (tất nhiên là nói với giả định sinh hoạt bình thường).
Cái giả định trên là nói tới một sự thay đổi lớn trong sinh hoạt của một nhà nước bình thường so với thời cách mạng quá khứ. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vấn đề gia đình hạt nhân này không đặt ra, vì người ta thường đi thoát ly biền biệt, cuộc sống cách mạng đã làm cho cuộc sống gia đình chia xẻ.
Nhưng hiện nay điều đó không còn đúng nữa. Không kể thế do chuẩn phương Tây trong quan hệ quốc tế, ông chồng đi thì bà vợ cũng đi theo. Hãy tưởng tượng, khi khách mời quốc tế, do quan niệm của họ, « phu nhân cũng đi theo ». Vậy mình ra đón tiếp, cũng phải có phu nhân, chứ chẳng nhẽ lại để tình cảnh « hai ông một bà ».
Nhưng câu chuyện này chỉ là chuyện nhỏ, điều đáng nói là với cơ chế thị trường, để tiếp xúc với nhân sự có trọng trách nhà nước, thì một trong những cách tiếp xúc là thông qua gia đình họ. Qua vợ, qua con cái. Cách tiếp cận này không phải là tiếp cận về việc chung, mà là cách tiếp cận để có ân huệ riêng, tức là một dạng quan hệ có thể dẫn tới tham nhũng. Tôi nói có thể, vì tham nhũng có hay không phụ thuộc vào thái độ phân tách công tư của nhân sự nhà nước.
Từ đó nẩy sinh ra một vấn đề nữa, đó là người con kinh doanh giỏi không phải do mình mà thực ra là do quan hệ trong gia đình tạo ra. Tôi dùng chữ kinh doanh ở đây là còn nhẹ, thực ra nhiều khi họ chỉ nhận tiền môi giới thôi, chứ không kinh doanh gì cả. Còn nếu phát xuất của họ là tích lũy được qua môi giới, rồi từ đó kinh doanh thật sự thì không sao. Tôi vẫn có thể kính phục họ như thường.
Để tìm ra được điều này rất khó, vì có trăm ngàn cách trong một nền kinh tế thị trường để hợp pháp hóa nó, còn nếu chỉ sử dụng công an thì có thể tìm ra, nhưng điều đó có lẽ không khác gì dùng búa đánh ruồi .. đậu trên đầu ngón chân ta (ruồi vẫn có thể bay mất, mà ta lại què chân).
Vậy làm sao sử lý được vấn đề này, đó là có một dạng « quý tộc » (hay quý tử, hay quý cô) phất lợi trong một nền kinh tế thị trường tham nhũng. Câu trả lời chính là những gì ta vừa thấy, đó là « chức vụ thì trường tồn, nhưng người đảm nhiệm nó có thể thay đổi ». Tại sao ?
Vào thập niên 70,80 ở Nhật có tồn tại một vấn đề lớn đó là tổ chức tội phạm YAKUSA (tức là mafia Nhật bản). Tổ chức này hoành hành bảo kê khắp nơi, mà nhà nước Nhật không làm gì được. Nhưng từ thập niên 90 trở đi, thì YAKUSA dần dần biến mất khỏi xã hội Nhật. Dấu vết của nó vẫn còn, nhưng đây là YAKUSA đã hoàn lương, đó chính là những sàn chơi Pachiko, hay trong công nghệ giải trí. Một phần tích lũy tư bản ban đầu của nó là từ bảo kê mà ra, nhưng bây giờ nó đã hoàn lương không còn là mafia nữa.
Vậy YAKUSA biến đi đâu. Nó biến đi bởi vì không có đất mầu cho nó sống nữa. Vào cuối thập niên 80, sau khi Nhật bản thua trận Mỹ trong cuộc chiến tài chính, thì Nhật sa vào khủng hoảng, sau khi bị Mỹ ép bắt phải tự giảm xuất khẩu bằng biện pháp hành chính, đồng thời nâng giá đồng Yên với Đô la. Cuộc khủng hoảng này kéo dài cả chục năm, kết quả các doanh nghiệp không còn tiền để nuôi YAKUSA nữa, khi YAKUSA đòi bảo kê, nếu mà doanh nghiệp lãi thì nó sợ bị mất khách nên phải trả tiền bảo kê. Những khi nó lỗ rồi thì nó sẽ phải .. liều, không sợ YAKUSA dọa nữa. Kết quả YAKUSA chết đói.
Như vậy với việc văn hóa từ chức trở thành bình thường ở VN, không có giới hạn, thì vấn đề quan hệ do lạm dụng quyền lực sẽ giảm. Lạm dụng quyền lực giảm thì môi giới sẽ thất nghiệp, nó thất nghiệp không phải vì nó muốn mà kẻ đưa tham nhũng nếu đưa một lần không hiệu quả, thì nó sẽ .. thôi không đưa nữa. Sự sập tiệm của nền kinh tế thị trường tham nhũng này sẽ kéo theo sự tiêu diệt của các quý cậu quý cô kia. Chỉ còn lại những người mà điều trăn trở của họ là làm sao vượt được bố mẹ, hay phải chứng tỏ tài năng thật của mình. Tất nhiên là với những người có tài năng thật. Và sự kế tục như thế mới là xứng đáng.
Tóm lại cuộc chiến chống tham nhũng không chỉ tiêu diệt được kẻ nhận tham nhũng, mà còn tiêu diệt cả một hệ sinh thái kinh tế tham nhũng nữa (tôi gọi là kinh tế thị trường tham nhũng). Mà đây mới là điều quan trọng.
Năm hết tết đến, bác Xuân Phúc ra đi, nhưng mùa xuân vẫn mang lại những điều tốt lành, vì ta vẫn còn ÁNH XUÂN, chính vì thế ngày xưa, Lý Nam Đế mới đặt tên nước ta là VẠN XUÂN, VẠN mùa Xuân có nghĩa là mãi mãi xuân, trẻ mãi không già … (đùa chơi chữ vớ vẩn một tí)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2023, 05:28 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #493

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chẳng phải ở VN mới có việc người đứng đầu nhà nước từ chức mà thủ tướng Tân Tây Lan, bà Jacinda cũng từ chức, và phi vụ từ chức của bà cũng rất đột ngột. Cho đến nay không có một thông tin nào có thể lý giải thỏa đáng cho việc từ chức này, ngay cả lý do mà chính bà ấy đưa ra. Theo bà Jacinda, bà ấy từ chức vì không còn năng lượng để tiếp tục nhiệm kỳ, trong khi thường sự từ chức bắt đầu từ một sai sót gì đó trong trách nhiệm. Phi vụ từ chức của bà còn đột ngột hơn, vì nó không bị phe đối lập kêu gào, đòi hỏi như thói quen trong một thể chế tư sản dân chủ phương Tây, mà ta vẫn gọi là « đa nguyên đa đảng ».
Bà Jacinda cũng vừa sang thăm VN, đồng thời chủ tịch quốc hội VN cũng vừa mới sang thăm Tân Tây Lan. Trong cả hai chuyến thăm này, hai bên đều muốn tăng cường hợp tác. Điều đặc biệt nữa, thái độ của bà Jacinda với VN không giống các chính khác phương Tây khác sang VN, ngay cả khi họ được coi là đối tác chiến lược. Bà đã vào thăm nhà sàn bác Hồ, điều tương đối hiếm với một chính khác phương Tây cũng như nói lên nhận thức của bà ấy với nhà nước và lịch sử VN hiện tại. Trong các nước thuộc nhóm ngũ nhãn, tức là những nước có nguồn gốc Anglo-Saxon, bao gồm Anh, Canada, Úc, Mỹ, Tân Tây Lan thì Tân Tây lan nổi lên như một nước có quan hệ thân thiện với TQ, khác thái độ thù địch của các nước kia.
Như vậy sự từ chức của bà Jacinda, có thể coi là dấu hiệu đổi chiều của Tân Tây Lan, để nước này có hành động chính trị giống với 4 nước kia hơn. Không rõ. Nó có phải là dấu hiệu phương Tây đang xiết chặt hàng ngũ ở châu Á Thái bình dương, mà một nước nhỏ như Tân Tây Lan, lại ở xa lắc xa lơ, gần như xa hẳn các điểm nóng chính trị quân sự như biển Đông, Đài Loan, Đông bắc Á, nhưng cũng không thể tránh được ???


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 21 2023, 07:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #494

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lại vẫn là giọng điệu quen thuộc của phương Tây

Tại Việt Nam, việc bãi nhiệm chủ tịch nước phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của các quan chức thân cận với Bắc Kinh
Các cuộc thanh trừng chưa từng có ở những người đứng đầu nhà nước, dẫn đến việc tổng thống và hai phó thủ tướng từ chức, phản ánh sự trỗi dậy của vận động hành lang an ninh công cộng và một số người không hài lòng với những bước tiến của Washington ở Hà Nội để chống lại Trung Quốc.


Au Vietnam, le limogeage du président traduit l’influence croissante de responsables proches de Pékin
https://www.lemonde.fr/international/articl...58505_3210.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post Jan 21 2023, 08:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #495

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Chủ đề vừa vặn 50 trang. Mời các bác mở mạch mới mừng xuân mới!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

50 Trang « < 48 49 50
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC