Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Tuổi Thơ Của Tôi, Ghi chép có thật của bố chồng tớ. Đưa lên cho làng coi

Bến
post Dec 16 2009, 02:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Có trong tay những trang ghi chép này, tự nhiên tôi thấy thú vị quá bèn nghĩ đến chuyện lưu lại ở đây. Bạn bè ai thích thì ghé đọc.
Tôi chỉ làm nhiệm vụ chép lại từ bản viết tay, không chỉnh sửa bất cứ một câu chữ hay dấu má nào để giữ nguyên cái hồn của người viết.
Chúc mọi người đọc vui!


Thông thường những người viết hồi ký đều là nhân vật nổi tiếng, họ viết để khoe khoang là chính. Ngoài ra còn để bán. Chứ những người bình dân bình thường như tôi thì chưa thấy ai viết bao giờ, đơn giản là bán cho ai khoe cái gì, nhưng riêng tôi thì tôi lại thích viết mục đích là để đốt thời gian, viết cho vui, viết xong rồi xé như từ trước tới giờ, quá dễ hiểu tại vì viết lách có ra cái gì đâu thơ thì toàn thơ con cóc. Tiểu thuyết chính hiệu ba xu, phóng sự chó không thèm ngưởi thế nhưng hễ viết cái gì là phải viết cho xong hay dở mặc kệ. Đáng tiếc lần này thì không, lý do là mới viết có mấy ngày mà huyết áp lên cao quá, phải cố gom gọn lại cho hết phần tuổi thơ, còn lại thì xin bái chào. Như thường lệ viết rồi xé, nhưng có khi vài ba năm mới xé bởi vậy có khi sợ vài ba tháng chết mất rồi chưa kịp xé thì sao. Nên nếu điều này có xảy ra mà ai đó đọc được thì hãy thông cảm cho, thú thật già rồi đầu óc kém lắm đến chính tả cũng lỗi không ít chứ đừng nói đến từ ngữ này nọ. Không sao nội dung là chính, vả lại có trình làng đâu mà sợ. Thêm một điều nữa là tay tôi run lắm viết vừa xấu vừa khó đọc xin bỏ qua cho.

TUỔI THƠ CỦA TÔI
Tôi tên thật là Nguyễn Văn Q sinh ngày 21/1/1944 ngày tháng năm sinh này chắc là không đúng vì mãi tới năm mười mấy tuổi mới làm giấy thế vì khai sanh ở toà án Biên Hoà.
Năm 1969 sau khi giải ngũ đi lái xe tải cho ông Tư La ông rất vui tánh nhưng hay la lối lớn tiếng nên người ta đặt ông là Tư La. Ngày đầu tiên tới nhận việc ông hỏi: Mày tên gì. Bắc kỳ hả. Sao lại nói giọng Nam. Không phải là Nam chẳng hẳn là Bắc vậy kêu mày là Trung, thế là từ đó mọi người gọi tôi là Trung, trừ họ hàng những người biết tên Q từ bé, là con thứ tư nên còn gọi là Tư Trung.
Về lý lịch thì rất đơn giản từ đời cố sơ cho đến ông bà nội, ngoại, cha mẹ, chú, bác, cô, cậu, dì tất cả đều là nông dân chính hiệu suốt đời nghèo khổ, không ai biết chữ thời đó chín mươi chín phần trăm người việt bị mù chữ là vì chưa hoặc mới có chữ quốc ngữ, chỉ có chữ nho nhà nghèo học không nổi, mà nếu cố gắng học được ít chữ chưa đến nơi đến chốn thì cũng quên hết, vả lại người mình vốn dĩ thủ cựu có chữ quốc ngữ rồi nhưng cứ cố bám lấy cái chữ nho vì cho là nó uyên thâm sâu sắc, còn chữ quốc ngữ thì nông cạn không cho con cháu học, chỉ có một số ở thành phố lớn họ thức thời mới cho học, biết đọc biết viết thôi là làm thầy làm quan chức sống sung túc.
Nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là Làng Thái Nội, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.
Người ta thường nói ai vô phước mới sinh ra ở Việt Nam, câu này rất đúng vì ai cũng biết Việt Nam là nước nghèo nhất thế giới, chiến tranh nhiều nhất thế giới và tất nhiên người dân cũng phải đói khổ nhất thế giới. Tôi thấy câu này không sai nhưng tôi muốn nói theo một cách khác. Vì tôi theo cha mẹ là đạo chúa, mà đạo chúa thì có thiên đàng có hoả ngục, vậy theo tôi Việt Nam chính là hoả ngục và nếu ai sinh ra ở làng Thái Nội tức là sinh ra ở đáy hoả ngục, ở đây có một ông kai hoả ngục: Nguyên làng tôi có một ông thầy tu tên là Trịnh Quang Chế tính tình ông ta rất dữ tợn rất thô bạo tay luôn luôn cầm một cái roi bằng mây hoặc bằng tay của cây tre đực càng già càng tốt, trong nhà thờ chỗ ông ngồi có bốn cái roi từ ngắn tới dài và rất dài, cây ngắn nhất để đánh những đứa ngồi gần nhất, cây vừa vừa để đánh những đứa ở giữa, còn cây dài nhất để đánh những đứa ở xa nhất mà không cần phải đứng lên. Còn ở trường học thì trên bàn có bốn cây thước kẻ để đánh học trò bằng cách bắt úp tay xuống bàn, ông ta cầm nghiêng cây thước để cạnh cây thước đánh vào tay và không bao giờ quên dần thật nhiều lần trước khi đánh bất chợt, thông thường trò bị đánh thấy cây thước giơ lên cao thì sợ quá giựt tay lại và dĩ nhiên ông biết rõ nên luôn đánh chặn cứ mỗi lần trúng thì đau không thể tả được, còn ông thì tỏ ra rất thích thú vì tao đã lừa được mày, ngoài ra trong trường lúc nào cũng có bốn hoặc năm cây roi lớn nhỏ ngắn dài, trong giờ học thì ngày nào cũng vậy thời gian dạy học bao giờ cũng ít hơn thời gian đánh học trò. Đánh để giải trí, để thư giãn, để giải toả những bực tức bực bội của người độc thân, đánh cho sướng tay cho thoả mãn, khi nào vui thì nghĩ cách đánh như thế nào cho nó đau quằn quại, đau chết điếng, đau tím mặt, đau chết lịm thế mới thích. Còn khi nổi cơn nóng lên thì đánh như đánh kẻ thù, đánh cho chết, đánh không thấy mệt, không mỏi tay, nhiều bé không thở được không kêu khóc nổi vẫn chưa thôi vì chưa hết cơn nóng, chưa đã tay và lẽ dĩ nhiên là tôi cũng nằm trong số này. Sau đây tôi xin kể vài trường hợp đặc biệt mà sáu mươi năm nay tôi vẫn nhớ từng chi tiết mặc dù bấy giờ tôi mới bảy tám tuổi.
Trong lớp tôi có một trò tên là Chuân từ bẩm sinh anh ta bị nói ngọng, một hôm thầy bảo anh trả bài vì không thuộc nên lợi dụng cái ngọng của mình đọc thật nhanh không ai nghe được gì cả thế là cả lớp cười ầm lên, thầy giáo thấy vui quá cũng cười theo. Rồi đột nhiên ông nghiêm nét mặt lại ngả đầu qua một bên vai tỏ vẻ suy nghĩ, lát sau ông mỉm cười rồi gọi. Anh Chuân lên đây. Tội nghiệp anh Chuân run rẩy bước lên vòng tay đứng trước mặt thầy. Anh ngọng từ bao giờ? Thưa thầy từ nhỏ ạ. Ừ bây giờ tôi chữa cho anh khỏi ngọng nhớ. Nào thè lưỡi ra. Thế là tay trái ông ta dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp chặt lấy đầu lưỡi kéo dài cái lưỡi ra, tay phải đang cầm sẵn cái roi mây nhanh như chớp véo một cái trúng vào giữa lưỡi. Tội cho anh Chuân tất cả các thớ thịt, các cơ bắp gầy gò bị co giựt từng cơn giống như ta đập đầu con cá lóc trước khi cạo vẩy và cứ thế độ chừng mươi roi. Sau đó cứ một hai ngày lúc nào thấy vui lại gọi trò Chuân lên để chữa bệnh ngọng thật ra là để giải trí và kết quả dĩ nhiên là ngày càng ngọng thêm, cứ mỗi lân chữa như vậy ít nhất cũng phải mươi roi.
Tôi xin kể thêm một trường hợp nữa mà mắt tôi không nhìn thấy vì lúc đó có lẽ tôi mới một hoặc hai tuổi sau chỉ nghe nói lại.
Có một trò tên là V. Hơn tôi khoảng mươi tuổi anh ta phạm một tội là còn bé mà giám sự đi xem một cái đám cưới miệng lại còn nghêu ngao hát câu. Cục ta cục tác bỏ con ngơ ngác mà đi lấy chồng (Cô dâu hoá chồng đi tái giá). Theo ông thì còn bé mà đi xem đám cưới là phạm tội điều răn thứ sáu của đức Chúa Trời (chớ mê dâm dục) thế là sáng hôm sau đi học thầy gọi lên kể tội, bắt nằm xuống đánh cho một trận. Sau đó có lẽ chưa đã tay bắt một trò về nhà lấy cho một sợi dây thừng trói chặt hai tay với nhau, cởi quần ra, quăng sợi dây qua xà nhà rồi kéo lên cho vừa tầm tay. Đầu dây còn lại cột vào cái ngưỡng cửa rồi cứ thế đánh chung quanh người, đánh đến lúc có lẽ ông ta tưởng chết rồi bấy giờ mới thôi. Nhưng vẫn chưa hạ xuống có lẽ vì chưa hả hê. Sau đó anh V. bị ngớ ngẩn mấy năm.
Anh V. cũng qua miền Nam năm 1954.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Bến: Dec 16 2009, 03:23 PM


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Dec 16 2009, 04:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Bến @ Dec 16 2009, 02:53 PM)
Nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là Làng Thái Nội, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.
Người ta thường nói ai vô phước mới sinh ra ở Việt Nam, câu này rất đúng vì ai cũng biết Việt Nam là nước nghèo nhất thế giới, chiến tranh nhiều nhất thế giới và tất nhiên người dân cũng phải đói khổ nhất thế giới. Tôi thấy câu này không sai nhưng tôi muốn nói theo một cách khác. Vì tôi theo cha mẹ là đạo chúa, mà đạo chúa thì có thiên đàng có hoả ngục, vậy theo tôi Việt Nam chính là hoả ngục và nếu ai sinh ra ở làng Thái Nội tức là sinh ra ở đáy hoả ngục, ở đây có một ông kai hoả ngục


Hi hi... mình nhớ là viết đưa lên cho làng coi chơi mà không biết chữ chơi rớt đâu mất tiêu edit hoài không được.

Đọc lại cái đoạn quote trên mới thấy bố mình quả thật cực đoan ==> chồng mình cũng thế. Cứ bước chân ra đường là chê, chửi VN. Mình thấy vẫn ổn đấy chứ. Mà vụ này làng mình chả bàn mãi rồi đấy thôi.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Dec 17 2009, 08:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Năm lên bảy tuổi bắt đầu đi học ngày đầu tiên mặc quần áo mới cắp sách đến trường có mẹ đưa đến tận nơi hai mẹ con vui như ngày hội nhìn nhau cười thật hạnh phúc làm sao. Khi tiếng trống tựu trường ba hồi chín tiếng vừa dứt cùng với cả lớp bước vào trường, mẹ chờ tôi vô lớp ngồi vào chỗ đàng hoàng mới an tâm về nhà. Không biết mẹ đến nhà chưa thì véo...véo...véo...ba roi liên tiếp. Lậy Chúa nhân từ! Tôi xin thề là tới nay gần bảy mươi tuổi rồi mà hễ nhớ tới ba roi này vẫn cảm thấy như đang đau quằn quoại. Tội gì? Chỉ có thầy kai và Chúa mới biết được, một đứa bé bảy tuổi ốm yếu thiếu ăn thiếu ngủ thiếu mọi thứ trên đời này nó đã phạm tội gì mà phải trừng trị nó?
Thế rồi những ngày tháng năm kế tiếp thì cũng như mọi trẻ khác suốt cả năm ngày nào cũng bị đòn trừ hai ngày tết hôm nào bị một hai roi là mừng lắm rồi. Có ba lần tôi suốt đời không thể nào quên một lần vào giờ ra chơi tôi đánh nhau với thằng cùng lớp tên là Quốc, nó thua tôi thế là miệng nó kêu ầm cả lên, ông thầy đang nấu cơm ở dưới bếp bực mình chạy lên hỏi cái gì? Thằng Quốc nói trình thày anh Q đánh con ạ. Thế là như con hổ đói ăn, ông ta đè đầu tôi xuống kẹp chặt vào háng đưa cái lưng lên trời, ông cúi xuống hai tay lấy hai chiếc guốc đang đi ở dưới chân cứ thế khện túi bụi vào lưng tôi như người đánh trống trận không biết mấy trăm cái, như sợ mất con mồi ông luôn kẹp chặt đầu tôi vào háng cứ thế mà đánh, rồi cuối cùng tôi quỵ xuống lúc nào không biết sau đó tỉnh lại từ từ lết về nhà và lên cơn sốt toàn thân nóng hừng hực phải ăn cháo mấy ngày. Suốt hai tuần lễ người đau nhừ tử, cứng như cây gỗ quay qua quay lại không được vì đau đớn. lần này thì mẹ tôi lên tiếng cằn nhằn gì đó vì ở gần nhà ông ta nghe được nên có lẽ cũng hơi nhột.
Một lần đưa đám tang một em bé, đến nghĩa địa như mọi lần tôi rất thích đứng sát cái huyệt để xem người ta lấp đất. Lần này chậm chân nên chen mãi mới vào được miệng cái lỗ. Cách ông thầy vừa đúng một tầm tay, ông ta đang đọc sách thánh cầu cho linh hồn người chết, thấy tôi cố chen vào đưa thẳng tay tát một cái nảy đom đóm mắt, như sét đánh ở trong đầu tôi vội đưa tay lên ấn vào mắt trái vì tin chắc nó lòi tròng ra ngoài rồi, cũng may nó còn nằm ở trong, thật sự mà nói cách đây sáu chục năm rồi mà bây giờ tôi vẫn đang đau, điều này cũng dễ hiểu thôi một đứa bé bảy tám tuổi gầy gò đói ăn thiếu ngủ da sát xương mà một người thanh niên khoẻ mạnh lưng dài vai rộng tát một cái hết sức mình thì còn gì đau hơn.
Cũng như tất cả mọi đứa ở trong làng ngày nào cũng như ngày nấy cứ bốn giờ sáng phải đến nhà thờ đọc kinh, bẩy giờ sáng đi học, một giờ chiều đi nhà thờ đọc kinh, hai giờ chiều đi học, bảy giờ tối đi nhà thờ đọc kinh, hết đọc kinh thì ngồi nghe thầy giảng đạo đến mười một giờ đêm, sau đó về nhà đốt đèn học bài có khi đến mười hai giờ đêm mới thuộc. Còn lại chỉ có nhiều lắm là bốn tiếng rưỡi để ngủ, thử hỏi trẻ con mà chỉ được ngủ có mấy tiếng một ngày thì sao chịu nổi. Còn ăn thì suốt năm ăn độn ngô, khoai, thịt cá một năm chắc được mươi bữa là cùng, còn sữa thì cả làng không ai biết nó là cái gì. Mãi đến năm hai mươi tuổi tôi mới được uống một ly đầu tiên ở Sai Gon. Nhưng bù lại ăn đòn thì rất đầy đủ. Thầy Kai cung cấp rất chu đáo thừa thãi là khác. Suốt năm chỉ phải nhịn có hai ngày tết, nhưng cũng có năm không phải nhịn ngày nào cả. Tôi nói thật đấy không hề khoe khoang chút nào đâu, ngày nào nghỉ học thì chữ thì học kinh, học kinh thì phải thuộc kinh, nếu không cũng bị đòn như học chữ có khi bị nhiều hơn vì đạo là quan trọng hơn cả (được tới tất cả và thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?).
Tôi xin kể tiếp một trường hợp thứ ba mà cả đời không bao giờ quên.
Nguyên một hôm vào mùa hè trời rất oi bức nóng nực nhất là giữa trưa, đột nhiên có một ông cũng người trong làng tôi không nhớ tên. Ông ta xuất hiện trước sân nhà tay phải xách một cái thùng tay trái xách một cái ghế xếp thấy bố tôi ông ta chào và nói, tôi tập cắt tóc ông và cậu Q. có hớt không tôi không lấy tiền, bố có vẻ mừng bảo có cát cho cháu trước đi thế là ông ta lên hè nhà để ghế xuống bảo tôi ngồi lên, rất thích vì sẽ có cái đầu đẹp, sau khi quàng cái khăn trắng quanh người ông hỏi cắt cho cháu kiểu gì. Thôi ông cứ hớt móng lừa cho cháu cho nó mát, thế rồi loay hoay một lúc móng lừa không ra móng lừa mà móng trâu cũng chẳng ra móng trâu sửa tới sửa lui mà chẳng giống cái móng gì cả, cuối cùng bố bảo thôi hớt trọc luôn đi cũng được càng mát. Thế là hớt vừa xong thì chuông nhà thờ vừa đổ tôi phuổi vội vàng mấy sợi tóc dính ở mặt ở cổ rồi chạy đi nhà thờ, cũng như mọi ngày vừa bước vào nhà thờ là nhúng tay vào chén nước thánh làm dấu thánh giá, khoanh tay cúi đầu lậy chúa và các thánh mắt đảo nhẹ một vòng để tìm chỗ ngồi, thông thường đứa nào cũng vậy cứ tìm được chỗ càng xa thầy giáo càng tốt, rất may co một chỗ còn trống cách thầy khá xa, mừng quá vào chỗ quỳ xuống làm dấu thánh giá miệng lẩm bẩm vài câu cho có lệ rồi ngồi lên ghế để cùng đọc kinh với mọi đứa. Chưa đọc được kinh nào thì ...cốp... một cái roi dài nhất to nhất khện thẳng vào đầu như trời giáng, do phản xạ tôi đưa tay lên ôm lấy đầu thật sự mà nói tôi thấy cái tay tôi cứ đẩy lên cao dần theo nhịp tim đập nó sưng lên rất nhanh còn trong đầu thì kêu ..o..o..o mãi đến năm 1963 trong quân đội đi hành quân ở Long An vướng vào một quả mìn bị thương nặng đầu tôi cũng kêu y như vậy. Điều đáng buồn cười là cái roi này lại chính là của nhà tôi do chị tôi chặt ở cây tre đực già nhất làng theo lệnh của thầy kai. Bấy giờ tôi đã bảy, tám tuổi đã biết suy nghĩ phải trái. Trưa hôm sau đi học về không muốn ăn cơm, có lẽ lần đầu tiên phát hiện đúng là mình đã biết buồn, thẫn thờ ngồi trên cái ngưỡng cửa tay ôm đầu sưng to bằng quả bưởi bổ làm hai. Tự hỏi? Chúa ơi con có tội gì? Cắt trọc đầu cũng có tội à.
Còn phản ứng của cha mẹ ông bà thì sao? Xin thưa là không có vấn đề gì cả, đánh thế là tốt, tôi từng nghe nhiều lần nhiều cha mẹ nói với thầy giáo là: Thầy cứ đánh cho con đánh càng nhiều càng tốt thầy có thương cháu mới dậy cháu nên người chứ. Kể ra thì cũng không phải ngạc nhiên lắm vì các cụ ngày xưa đã có câu yêu thì cho roi cho vọt ghét thì cho ngọt cho bùi, mà các cụ ngày xưa đã để lại thì đời đời kiếp kiếp không bao giờ sai được.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Dec 17 2009, 02:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



So ra tôi bị ăn đòn còn oan còn nhiều vô số kể, hơn cả bến ... censored.gif Mong sao lịch sử này không bao giờ tái hiện đối với những đứa con tưong lai của tôi .

Thân mến .

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Quan Huyện: Dec 17 2009, 02:08 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Dec 18 2009, 10:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



QUOTE(Quan Huyện @ Dec 17 2009, 02:06 PM)
So ra tôi bị ăn đòn còn oan còn nhiều vô  số kể,  hơn cả bến ...  censored.gif  Mong sao lịch sử này không bao giờ tái hiện đối với những đứa con tưong lai của tôi .

Thân mến .
*



Ha ha...bác Quan Huyện rõ quan liêu. Em viết rành rành là ghi chép có thật của bố chồng em. Bác lại bảo là em bị ăn đòn.
Nhớ có cậu em cũng nói thế " Mới đọc khúc đầu tưởng chị viết bài này và là "tuổi thơ" của chị. Đọc 1 hồi thì thấy k phải, lại tưởng đấy là "tác phẩm" của chị. Tức quá, chuyển sang đọc phần 1 thì mới biết là không phải... "


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Dec 18 2009, 10:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



(chết hụt)
Theo mẹ kể tôi sinh ra được mười ngày thì bị nóng quá chắc là chết, phải đem vào nhà thờ làng cho thầy giáo đổ nước. Đây là nghi thức có thể thay thế cho phép rửa tội vì nhà thờ làng tôi không có linh mục. Ở thời tôi nếu bị nóng quá thì gọi là phát xài phải lấy rượu gừng đâm nhiễn trộn với nhau thoa từ đầu tới chân rồi mặc nhiều quần áo rồi đắp kín bằng mền thật dày cho khỏi bệnh, nhưng thực tế là để cho mau chết hơn. Số tôi quả thật là không chết non, cũng theo mẹ kể lúc tôi được tám tháng tuổi gia đình chạy giặc mẹ gánh một cái gánh bên này là ít đồ đạc, bên kia là tôi đặt nằm trong một cái thúng chạy ở bờ ruộng hai bên lúa cao khỏi đầu, qua hết cánh đồng tới một gốc cây gần làng Lực điền thấy an toàn rồi cả nhà ngồi nghỉ, nhìn đến tôi mẹ giật mình la lên ối giời ơi lậy chúa con tôi chết rồi. Sau một lúc lâu lấy bình tĩnh bố bảo bây giờ không biết tính sao đây, quay về làng để chôn con thì sợ tây, còn chôn nhờ ở nghĩa địa làng Lực điền thì không biết họ có cho không. Đang phân vân thì từ từ tôi tỉnh lại hai ông bà mừng quá nhìn nhau cười. Sau này kể cho tôi nghe bố mẹ cũng hiểu được là khi gánh tôi trên bờ ruộng, lúa cao quá hai bên rủ xuống phủ kín tôi ở dưới thấp, thiếu khí trời nên bị ngộp, nếu mà thêm một quãng nữa thì thế nào cũng chết.
Thêm một lần lúc tôi khoảng 6 tuổi một hôm giữa trua trời nắng đẹp bố cho tôi đi tắm sông, trời ơi mừng không thể tả được vì chưa được bước xuống sông lần nào cả, tới sông hai bố con men theo cái thành cống để xuống dưới sân cống, đây là cái cống thuỷ lợi như một cái đập bắc qua sông. Khi cần đưa nước vào ruộng thì chặn lại bằng những tấm ván bít miệng cống lại thế là nước tràn vào ruộng. Bố đưa tôi xuống phía dưới cống, bị chặn lại nên nước khá cạn chỉ đứng tới bụng rất thích thú, còn bố thì cúi đầu vào những vòi nước lọt qua các khe ván để gội đầu đã quá chẳng nhớ gì đến con. Tôi sung sướng nhìn xuống hạ lưu mặt nước êm đềm tưởng muốn đi đến đâu cũng được, được mươi bước thì hẫng một cái chìm lỉm. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ những đầu cây cừ lởm chởm ở dưới chân nhưng không sao quay lại được, cảm giác lúc bấy giờ là không còn sợ hãi mà chỉ còn chờ chết thôi. Nhưng không, ngay lúc đó có một cánh tay ôm vòng qua ngực rồi đưa nhô tôi lên khỏi mặt nước tha hồ mà thở, không sao chưa uống ngụm nước nào cả, về đến nhà bố kể lại với mẹ là tôi đang gội đầu thì nghe tiếng người gọi rất to rồi nói có đứa bé nó chìm ở chỗ kia kìa. Tôi phóng ra lặn xuống mở mắt nhìn nhưng nước đục quá chẳng nhìn thấy gì đưa tay quơ đại thế mà vớ ngay được nó chứ không giờ này thì chết lâu rồi. Me hỏi thế ai gọi ông mà ông biết, may quá ông Ký Trịnh vừa đi tới thành cống thì thấy nó chìm, vừa nói vừa cười bố bảo nó tưởng là đi đến đâu thì nước cũng thế thôi hai ông bà mừng khôn tả. Sau này lớn lên trưởng thành tôi còn thoát chết nhiều lần rất lạ như có một bàn tay nào đó đưa đẩy tôi đi để tránh khỏi những chỗ mà một trăm phần trăm là chết để sống đến bây giờ. Thật lạ thật kỳ diệu, nếu còn viết tiếp tôi sẽ kể bây giờ tôi xin nói tiếp tuổi thơ của tôi.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Dec 29 2009, 04:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Chị Bến không post tiếp à???


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Nước
post Jan 6 2010, 11:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 2
Tham gia từ: 14-November 09
Thành viên thứ: 12.470

Tiền mặt hiện có : 509$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



hay quá ạ sp_ike.gif.POst tiếp đi ạ bác sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Bến
post Jan 12 2010, 01:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Senior Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 713
Tham gia từ: 16-May 05
Thành viên thứ: 1.737

Tiền mặt hiện có : 85.214$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Các bạn thông cảm. Dạo này bận sáng tác trong box du ngoạn nên tớ tạm treo nhé.
Yên tâm, chuyện càng về sau sẽ càng hấp dẫn.


--------------------
..........................................
nhiều khi muốn đi về nơi phố xa
nhiều khi muốn quay về ngồi yên dưới hiên nhà...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC