Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Các hình thức tín dụng truyền thống ở VN

Phó Thường Nhân
post Nov 9 2002, 04:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có lẽ chẳng mấy ai để ý đến các hình thức tín dụng (vay mượn tiền nong) của Vn ngày xưa như thế nào? Trong sử các cụ chỉ đề cập tới văn hoá, trong văn học chỉ trọng thơ. Thế cho nên các hình thức sinh hoạt "kinh tế" chẳng ai ghi chép. Tôi thấy trong các thành viên ở đây, có nhiều các bác làm trong nghành kinh tế, hoặc học kinh tế, không biết có bác nào để ý đến vấn đề này không. Mong các bác góp tiếng tham gia cho vui.
sp_ike.gif sp_ike.gif


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 9 2002, 05:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nước Vn này xưa là một nhà nước "trọng nông ức thương". Các cụ đều theo thuyết "Dĩ nông vi bản", coi nghề nông là gốc, còn thương nghiệp chỉ là phụ , là "ngọn". Chính vì thế mà ở Vn kinh tế hàng hoá yếu kém, thị trường manh mún chỉ tập trung ở nơi kinh kỳ. Hàng hóa chủ yếu phục vụ cho vua và quan lại. Còn lại cả một bể nông dân đều sống trong tình trạng tự cấp tự túc. Thế cho nên hệ thống tiền tệ không phát triển. Không kể tiền đúc bằng đồng pha kẽm rất nặng nề. Cũng do tiền được đúc bằng đồng mà Nhà nước độc quyền và cấm xuất Đồng, Kẽm, Vàng. Từ thời nhà Nguyễn , do nhà nước có quan hệ hàng hoá với Tân Gia Ba (Singapure), Chà và (Đảo Java, In đô nê di, lúc này là thuộc địa của Hà lan), nên ở Vn còn có một loại tiền nữa đó là đồng Phật lăng, đây chính là tiền làm bằng bạc của Mếc xích cô, do người châu Âu đưa vào. Đọc lịch sử, trong các hiệp ước nhà Nguyễn bị pháp cưỡng bức ký, thường có điều khoản bồi thường chiến phí bằng tiền, chính là loại tiền này. Đồng Phật lăng lúc đó có giá trị quốc tế như đồng Đô la bây giờ.
Chính là do tiền hiếm và quí, cũng như không thông dụng, nên tín dụng thường bằng hiện vật, bất động sản. Đó là thóc, ruộng đất. Còn hình thức tín dụng chủ yếu là cầm đất hay vay lãi bằng thóc. Thông thường thì kết hợp cả hai. Người cho vay( thường là Địa chủ, cự phú) cho vay bằng thóc, ngược lại họ lấy garantie bằng ruộng đất, được hoá giá ra thóc (rẻ hơn so với giá thông thường). Người được vay phải trả lãi nặng cũng bằng thóc. Nếu họ không trả được, thì ruộng sẽ bị nhượng lại. Lúc này huặc họ trở thành Tá điền (tức là người làm công), huặc nhận ruộng lại để cấy rẽ, nộp tô. Tức là hàng năm, họ phải nộp một phần thóc thu hoạch, coi như trả công thuê đất. Mức tô thường rất cao, nếu phần thu hoạch dành cho họ không đủ ăn, thì họ lại phải bắt buộc vay tiếp. Cứ như vậy mà nợ rồi lãi kéo dài liên tục, không bao giờ hết. Lúc này hình thức tín dụng đã trở thành một quan hệ sản xuất phụ thuộc.
Khi Pháp vào Vn, ở thành thị cũng phát triển một loại tín dụng kiểu như thế, gọi là "cầm đồ". Mặc dù vậy, nguồn gốc của nó là ở phương Tây, vì ở đây người ta cầm hàng hoá, đổi lại bằng tiền. Các tiệm cầm đồ cũng hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Người đi vay mang vật dụng tới (đồng hồ, dây chuyền, xe đạp, ...), Chủ tiệm hoá giá các vật dụng này ra tiền. Đây sẽ là số tiền được vay. Sau một thời hạn quy định, phải mang tiền lại chuộc (gồm số tiền vay + tiền lãi). Quá thời hạn, thì vật dụng thuộc quyền sở hữu của tiệm cầm đồ.
(còn nữa)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
post Nov 9 2002, 03:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Bác viết tiếp đi ,đọc thích lắm sp_ike.gif :-X



User is offline
Go to the top of the page
+
yuyu
post Nov 9 2002, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trong lịch sử Việt Nam, có một ông vua là Hồ Quí Ly, đã có những cải cách rất quan về nhiều mặt, kể cả kinh tế , ở đầu thế kỷ 15 ...Trong đó đặc biệt là việc phát hành tiền giấy .
Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư , có đoạn chép như sau :
" Quí Mùi [1403], Hán Thương Khai Đại năm thứ 1 ....
....ban, hành cân, thước, thưng , đấu, định giá tiền giấy, cho mua bán với nhau. Bấy giờ người mua bán phần nhiều chê tiền giấy. Lại lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy ...."

Như vậy có thể nói Việt Nam dưới thời nhà Hồ đã là nước Đầu Tiên (?) lưu hành tiền giấy ? Đây có thể là một một cuộc cách mạng bị bỏ quên vì đáng tiếc nhà Hồ tồn tại quá ngắn ngủi .



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 9 2002, 05:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy các tiệm cầm đồ trong thực tế đã đóng vai trò của nhà băng hiện đại trong tín dụng phổ thông. Nó hoàn toàn có tính chất tư nhân, năm ngoài vòng lưu thông tiền tệ do nhà nước tổ chức. Đơn vị trao đổi của nó là tiền, đơn vị cất giữ của nó là vàng huặc bạc. Tiền là do nhà nước độc quyền in ra (Thời nhà Nguyễn). Nhà Nguyễn tổ chức in tiền ở hai nơi: ở Hà nội, nay là phố Tràng tiền và ở Huế, Thời Pháp thuộc nó là ngân hàng Đông dương (Bank Indochinoise). Ngân hàng Đông dương không phải là ngân hàng nhà nước, đó là ngân hàng tư nhân, nhưng được phép phát hành tiền. Trong dân gian từ xưa, vẫn thịnh hành việc dùng vàng hoặc bạc. Các nhà cực giầu (như gia đình của Nguyễn Hữu Chỉnh, người Nghệ An, sau theo Nhà Tây Sơn), giữ tiền dưới dạng vàng nén, ta hay gọi là thoi vàng. Nó được đúc hình như cái thuyền giấy mà trẻ con vẫn gấp. Hiện nay trong các tranh tượng thần tài của TQ, ta vẫn thấy ông thần tài (có khi là phật Di lặc bụng phệ, lồi rốn) tay giơ lên trời cầm một vật hình như cái thuyền, đây chính là hình thoi vàng. Sở dĩ gọi thế vì nó trong hao hao giống như cái thoi dệt vải.Đơn vị của một thoi là bao nhiêu, thì tôi không biết. Nhà nghèo (đại đa số dân) đánh đồ trang sức, thông thường là nhẫn, khuyên tai, dây chuyền, lục lặc. Lục lặc có hình cái chuông nhỏ,lồng vào dây chuyền hay được đeo vào cổ chân cổ tay trẻ con. Người nào giầu hơn có thể đánh vòng tay, huặc Xà tích. Xà tích là to nhất, nó là cái đai lưng cho các cô gái, cho nên thường được làm bằng bạc. Vì có mấy ai có vàng để đúc được cái đai lưng, không kể vàng mười (vàng nguyên chất), rất nặng, mềm, dẻo nên dễ đứt.
Do nhu cầu giữ tiền bằng đồ trang sức, mà các tiệm kim hoàn đóng vai trò như cửa hàng đổi tiền (Agence de changes) ngày nay. Nó không giữ vai trò cho vay, tín dụng, nhưng lại giữ vai trò nhà băng giữ giá tiền. (Bank de depốt). Người có tiền mang đến tiệm kim hoàn mua vàng, bạc đánh ra đồ trang sức để giữ. Lúc túng thiếu, người ta lại mang nó ra bán lại để đổi ra tiền. Khi kinh tế "khủng hoảng", mất mùa, đói kém, số lượng người có xu hướng đổi vàng ra tiền tăng sẽ gây hiện tượng trượt giá tiền. Như vậy giá trị tiền được giữ bởi thì trường kim hoàn. Nói nó có tác dụng ổn định giá là vì thế.
(còn nữa)
:-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Người Thăng Long
post Nov 9 2002, 06:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Advanced Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 381
Tham gia từ: 20-October 02
Thành viên thứ: 488

Tiền mặt hiện có : 881$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đúng là thật đáng tiếc cho việc phát triển của nền KT VN xưa khi triều đại nhà Hồ tồn tại ngắn ngủi quá. Có thể nói là trong thời kỳ này mặc dù luôn phải đối phó với với tình hình trị an trong và ngoài nuớc nhưng nhà Hồ đã có rất nhiều cải cách quan trọng mà một trong số đó là cho lưu hành tiền giấy.

Kinh tế bao giờ cũng gắn liền với Chính trị. Nhà Hồ không được lòng dân nên làm cái gì cũng khó!

THêm nữa quan niệm của người xưa vẫn cho là tiền giấy thì giá trị...nhẹ quá ;D

Chuyện cho vay nặng lãi thì đã tồn tại từ thời Thuý Kiều rồi cơ. Không chỉ cầm đồ đâu mà cầm cả ...người đấy nhé bác Phó ;D

sp_ike.gif


--------------------
"Từ thủa mang gươm đi mở nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng long"



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 10 2002, 08:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng đúng rồi, có cả "cầm người" nữa. Nhưng Kiều là chuyện TQ, Nguyễn Du chỉ dịch lại. Không biết ở Vn có chuyện đó không, nhưng mà chuyện "đợ con", tức là gán con đi ở đợ để trả nợ thì chắc là có.
Ngoài hình thức "cầm" như trên, tồn tại cả hình thức vay cá nhân bình thường. Đây là việc vay mượn đơn thuần giữa hai cá nhân với nhau, có làm "văn tự" vay nợ cẩn thận. Lúc cần thiết người ta có thể mang trình quan để phân sử, ví dụ trong trường hợp người vay không chịu trả. Nhưng thường thường thì chủ nợ dùng những biện pháp khác để đòi nợ, vì dân gian không thích dính dáng đến chính quyền. Thường thì chủ nợ thuê những người chuyên làm nghề đòi nợ, đến ngồi "bãi công" ngay trong nhà, rồi chửi rủa, hăm doạ. Những người này có thể ngồi cả ngày, qua đêm. Một trong những biện pháp ghê gớm nhất là ngồi lên bàn thờ gia chủ để chửi, huặc mang bát hương hay thần chủ của con nợ về nhà. Khi nào hoàn xong nợ mới trả lại. Nhà văn Nguyễn Công Hoan, trong quyển hồi ký "Nhớ gì viết nấy" có mô tả chuyện này. Bát hương và thần chủ là những vật thiêng liêng trong nhà, "động mồ động mả, không ai động cả bát hương". Trong tâm lý dân gian, bàn thờ là nơi thường trú của tổ tiên (Người ta khi mất đi thì hồn chia làm ba, 1 phần lên trời, một phần ở ngoài mộ, còn một phần thì về ngự trên bàn thờ). Con người ai cũng cần tổ tiên phù hộ. Làm trái ý các cụ sẽ bị phạt. Cho nên những chuyện như động mồ, đổi hướng bát hương là điều rất kiêng kị. Thần chủ là một thanh gỗ có chân, tựa như cái bia. Trên đó có khắc tên tổ tiên bằng chữ Nho. Thường được làm bằng gỗ mít. Sau này hiện đại, người ta thường thay bằng ảnh chân dung hay truyền thần. Nhà văn Nguyễn Công Hoan kể rằng, nhà giầu có nhiều con nợ, thần chủ của họ chất đống dưới gầm giường. Con nợ, sống chết cũng phải tìm cách trả trước tết, để còn mang thần chủ về trước ngày 30, làm lễ cúng ông bà. Ai trả thì được gia nhân chủ nợ ghi tên vào sổ ( kiểu như làm hoá đơn), rồi lấy cái gậy tre thò vào gầm giường mà moi thần chủ của con nợ ra. Tôi đọc thấy chuyện thật tội.
Có điều ngày xưa, người ta thường tính lãi bằng đơn vị "phân", lãi hai phân, 3 phân... Tôi không rõ đổi ra phần trăm hiện đại là bao nhiêu, thời hạn trả như thế nào.
Một kiểu vay nữa là "giật nóng", chủ yếu là giữa thương nhân với nhau. Thời hạn là sáng vay, chiều trả. Có dài cũng không thể quá vài ba ngày. Lãi xuất rất cao, vì rủi ro rất lớn, do người chủ nợ lúc này thực chất là tham dự vào "phi vụ" của con nợ, không kể tiền cho vay nhiều khi là vốn chi tiều trực tiếp của họ. Ở đây quan trọng là chữ tín, thường cả chủ nợ và con nợ đều là bạn hàng với nhau, hay cùng phường buôn. Người thất tín không biết bị "sử lý " như thế nào ? chắc chắn là bị tẩy chay, mất mối làm ăn. Nhưng không thấy có tài liệu nào nói về chuyện này (huặc tôi không biết).
:-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 10 2002, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một hình thức nữa là chơi hụi. Không chỉ có người Việt mới sử dụng mà nó là một hình thức phổ biến trong người Hoa nữa.Thương thì có một chủ cái, là người có uy tín, được kính trọng và đặc biệt thường là người có của. Của riêng của người này có tác dụng như một thứ garantie với người tham gia, khiến cho họ yên tâm hơn, không sợ bị "giật hụi". Chủ cái đứng ra thu tiền hàng tháng, hay cứ sau một khoảng thời gian nhất định, theo quy ước.Sau đó sẽ có rút thăm, người trúng sẽ được quyền sử dụng toàn bộ số tiền thu về đó để kinh doanh. Thời han tham gia của mỗi người ít nhất phải bằng số tiền đóng góp. Ví dụ có 12 người chơi hui, một người đến tháng thứ 4 có quyền rút tiền, như vậy người đó bắt buộc phải tham gia thêm 8 tháng nữa, mà không có quyền rút. Đây là trường hợp đơn giản. Vì có thể người đến lượt, chưa cần tiền sử dụng có thể "nhượng" quyền cho người cần hơn, rồi lấy lãi huặc lấy "hoả hồng" trên số tiền này. Lúc này chơi hụi đã kết hợp với những hình thức tín dụng khác. Cụ thể như thế nào thì tôi không rõ. Người ta cũng có thể không cần rút thăm mà thoả thuận với nhau thứ tự sử dụng. Thoả thuận theo tiêu chuẩn nào : tuổi tác ? uy tín ? nhu cầu ? tôi cũng không rõ.
Sự nguy hiểm nhất của chơi hụi là bị giật hui. Có nghĩa là có người chơi non. Đến lượt là cầm tiền hụi chạy, làm bể hụi. Hình như chẳng có bảo đảm luật pháp nào cả. Tất cả chỉ dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Nó rất thích hợp cho những cộng đồng nhỏ. Có quan hệ ràng buộc chặt chẽ. Người chơi hụi không thể giật hụi, vì sau đó sẽ mất hết quan hệ làm ăn, giao tiếp, tự mình hãm vào chỗ chết. Nó cũng có ảnh hưởng của văn hoá nữa. Người ta sợ "mất mặt", vì chữ tín, vì còn quan hệ họ hàng, đồng liêu, đồng hương...Chơi hui chỉ tồn tại trong những xã hội mà chủ nghĩa cộng đồng mạnh hơn chủ nghĩa cá nhân. Chính chủ nghĩa cộng đồng tạo sức ép "phi kinh tế" bắt buộc thành viên phải tuân thủ luật lệ. Trong xã hội cá nhân như phương Tây, hình thức này không tồn tại được, nó bắt buộc phải hợp thức hoá bằng luật pháp nhà nước.
Như vậy điểm qua những hình thức tín dụng truyền thống, ngoài hình thức "cầm đồ , cầm ruộng", các hình thức tín dụng còn lại đều có ảnh hưởng của yếu tố xã hội văn hoá. Tín dụng được bảo vệ huặc bằng các quan hệ xã hội cộng đồng, dựa vào chữ tín (chơi hui), huặc được bảo vệ bởi tín ngưỡng (không được để người ngoài làm nhục ông bà tổ tiên). Nhưng ở Vn không có sự quy định tôn giáo chặt chẽ cho tín dụng. Lấy ví dụ so sánh. Trong các nước theo thiên chúa giáo, việc cho vay lấy lãi bị nhà thờ cấm. Vì thế trong các nước này, tầng lớp dân duy nhất sống bằng nghề cho vay lãi là người Do Thái. Thời Trung cổ, các cuộc tàn sát khủng bố người Do Thái ít nhiều cũng dính dáng dến chuyện này. Thường thì khi xẩy ra lộn xộn, việc đầu tiên người ta làm là xông đến các nhà Do Thái ... đốt phá, huỷ bỏ văn tự nợ. Đạo Hồi cũng cấm không cho vay lấy lãi. Nhưng họ lam thế nào để giải quyết việc tín dụng thì tôi không rõ . :-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Gau
post Feb 2 2003, 01:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









Ngân hàng ở các nước Hồi Giáo thường cho vay dưới hình thức đầu tư với phần chia lãi đảm bảo khoảng khoảng mức lãi suất tiền vay trên thị trường thế giới...cho vay nặng lãi thì bị cấm nhưng chung vốn kinh doanh lấy lãi thì không...



Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jul 7 2017, 05:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 10 2002, 08:18 AM)

Có điều ngày xưa, người ta thường tính lãi bằng đơn vị "phân", lãi hai phân, 3 phân... Tôi không rõ đổi ra phần trăm hiện đại là bao nhiêu, thời hạn trả như thế nào.



Tình cờ em tìm lại được chủ đề này. Thấy có một ý kiến giải cho thắc mắc của bác Phó ở trên, đó là câu trong truyện Kiều "mười phân vẹn mười", nên em suy luận là phân có nghĩa là 1/10.

Nói chung ở VN thời trước không coi trọng thương mại, nên các hình thức tín dụng rất kém phát triển. Ngay cả những năm 2000, nhiều vùng quê thậm chí còn không có nhu cầu dùng tiền. Họ chủ yếu sinh hoạt tự cung cự cấp. Nếu cần trao đổi thì dùng vật phẩm như cây, con... hoặc đổi công cho nhau.

Các đạo trên đời này cũng chú trọng vào việc làm cho con người ta an tâm, nên không chú trọng hoặc cấm những việc liên quan tới tiền. Chỉ có mỗi đạo Do Thái là coi trọng tiền bạc và thương mại thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC