Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 6 7 8 

· [ ] ·

 Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?

Phó Thường Nhân
post Oct 25 2021, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Spinoza sống vào thế kỷ XVII, là người Hà lan gốc Do Thái, gia đình ông thuộc vào diện tăng lữ do thái, do bố ông là một tăng lữ của đạo này, và di cư đến Hà lan từ Tây ban Nha. Còn tại sao họ lại tới từ Tây Ban Nha được, vì trong thế kỷ XV, XVI trước khi người Hà lan dành độc lập, Hà lan là đất thuộc vào vương quyền Tây ban Nha. Chính ở Tây ban Nha là cái nôi để các nguồn văn hóa Hồi, Do thái, Thiên chúa gặp nhau, trước khi inquisition(tức là các tòa án tôn giáo cơ đốc giáo, nhân danh diệt trừ ta đạo độc tôn Thiên chúa giáo). Người Do Thái ở đây do sống được cả với Hồi giáo và Thiên chúa (dù họ luôn bị kỳ thị), trở thành cái cầu nối các văn hóa này, do họ biết cả tiếng la tinh, tiếng Ả rập và tiếng hê bơ rơ (tức là tiếng nói của người Do thái).
Spinoza không có đệ tử, mặc dù triết học châu Âu lục địa ảnh hưởng rất nhiều của ông. Điều này khiến Spinoza giống Van gogh (Van gốc). Tranh của Van gốc có thể nói đã làm một cuộc cách mạng thẩm mỹ hội họa ở Tây Âu, bản thân Van gốc ảnh hưởng tranh khắc ván Nhật bản, nhưng bản thân Van Gốc cũng không có hậu duệ cho trường phái của mình.
Tại sao triết học Spinoza lại không trở thành trào lưu chính của triết học phương Tây, chính là vì hội chứng « sợ không có chúa » mà tôi nói ở trên. Với đa số dân phương Tây, thì triết học của Spinoza là vô thần, là duy vật. Trong khi nó lại là cảm hứng, hay được hiểu như là triết học duy lý của Pháp, và duy tâm ở Đức. Cả hai trào lưu triết học Pháp, Đức này đều giơ ông chúa lên, vậy tại sao triết học của Spinoza lại duy vật, vô thần.
Cái điều bí hiểm này phải được giải thích, khi ta hiểu duy tâm hiểu theo phương Tây là phải có một ông thần duy nhất nằm ngoài thế giới, tạo ra thế giới. Vì thế đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão, .. ở VN theo họ sẽ là vô thần, là duy vật. Điều với một người Vn ngay nay là buồn cười. Bởi vì ta đã áp đặt duy vật/duy tâm do phương Tây đưa vào trong một quá trình giao lưu văn hóa, mà văn hóa phương Tây được coi là chuẩn. Trong trường hợp này thì Nho, Phật trở thành tôn giáo (hiểu theo kiểu religion ở phương Tây) là do chức năng đảm nhiệm một cái gì đó như thiên chúa ở phương Tây. Chứ nếu xét kỹ thì đạo Phật, đạo Nho không phải là tôn giáo kiểu Thiên chúa, Hồi giáo, cùng lắm tương đương được với Do thái giáo.

Với người Pháp, thì triết học Spinoza là một dạng triết học của Đề Các. Triết học của Đề Các ra đời trước triết học Spinoza. Quả thật, hai dòng triết học này có nhiều điểm giống nhau. Đặc biệt điều chúng nói về sự liên hệ giữa tinh thần, tâm lý con người với thể xác. Quả thật Đề Các có viết một tác phẩm tên nó là « các trạng thái đam mê của linh hồn » (tiếng pháp passion de l’ame), trong đó ông ấy định nghĩa các trạng thái buồn, vui, tức, giận, theo một cơ chế vật lý, cơ học, kiểu như khóc là một cơ chế sinh ra nước trong cơ thể, vui hay buồn là do có một chất lỏng vô hình(tiếng pháp gọi là humeur) tạo ra. Ông ấy cũng coi định nghĩa tồn tại con người là tư suy (« tôi tư duy tức tôi tồn tại »), theo đó tư duy là một tính chất của chúa trời. Như vậy nếu bỏ phần bản thể học, định nghĩa chúa của Spinoza trong chương một của quyển luân lý đi, coi chúa là nằm ngoài thiên nhiên, thì học thuyết của Spinoza với Đề Các tương đương nhau. Sự giống nhau này càng tăng lên nếu chương hai của cuốn sách này, định nghĩa tinh thần(spirit/esprit) được dịch là linh hồn. Đây là điều những bản dịch tiếng Pháp trước bản tôi xem sử dụng. Mà đã là linh hồn, thì tất nhiên nó là sự tạo ra của chúa.
Tôi mở ngoặc ở đây để nói về việc tôi dịch tên cuốn sách Passion de l’ame tôi nói ở trên. Mặc dù chỉ có hai từ passion và ame, dịch nó ra tiếng việt rất khó. Thứ nhất là từ passion tiếng Pháp có rất nhiều từ tiếng việt tương đương, tùy theo chiều mà người ta muốn gán cho nó, tốt hay xấu. Ví dụ đam mê, u mê, say mê, si mê. Điều thứ hai, Dề Các sử dụng nó để chỉ một cơ chế cơ học, nếu không thì là hóa học. Những trạnh thái tinh thần được hiểu như một dạng bộ máy cơ khí như cái cối xay gió, hay cái xe ô tô. Trong tiếng việt, do ảnh hưởng của phật giáo, vì nó xuất hiện đầu tiên trong phật giáo, nó có mầu sắc tâm lý. Tóm lại, không có từ tương đương tiếng việt để dịch từ passion như Đề Các đã dùng.
Chữ thứ hai là Ame thì dễ hơn một chút, và ở đây tôi sử dụng từ tiếng việt thiên chúa giáo, đó là linh hồn. Trong thiên chúa giáo tiếng việt, cặp phạm trù ame/Corp được dịch là linh hồn/thể xác. Như vậy linh hồn khác gì với khái niệm hồn bình thường của người việt. Nó khác vì linh hồn là tinh thần do ông chúa tạo ra nhập vào người. Điều hoàn toàn không có trong nhận thức người việt khi dùng từ hồn. Thâm chí một con người có thể có 3 hồn, lại có cả vía (7 vía). Như vậy khi dùng linh hồn ta đã sử dụng concept của thiên chúa giáo, rộng hơn là của phương Tây. Đây là lý do tôi hay nói là nếu các bác tìm hiểu thiên chúa giáo cẩn thận (không bắt buộc phải tin, vì không phải ai cũng là tín đồ thiên chúa), thì sẽ hiểu triết học phương Tây hơn theo chiều xuôi, còn nếu tiếp cận văn minh phương Tây theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì là cách tiếp cận ngược. Tiếp cận ngược là tiếp cận bằng phê phán nó, còn tiếp cận xuôi là tiếp cận kiểu ..tung hô nó. Vì như tôi nói, văn hóa phương Tây có gốc là Thiên chúa giáo.
Trở lại cái câu dịch ở trên. Cuối cùng tôi phải dịch lòng vòng passion thành « trạng thái đam mê », mà vẫn không chỉ được tính cơ khí của nó. Còn từ ame thì nhờ đạo thiên chúa, dịch thành linh hồn là chuẩn. (với điều kiện người đọc không nhầm linh hồn là hồn).

Trở lại với Spinoza, vì cách dịch và cách hiểu, người Pháp đã coi học thuyết của Spinoza thộc dòng Đề Các. Nhưng không đúng. Vì nó có hai điều khác cơ bản. Đó là về bản thể, học thuyết của Đề các là nhị nguyên luận (dualisme), bởi vì tinh thần (linh hồn) và vật chất(thể xác) có hai bản thể khác nhau. Với Spinoza chỉ có một bản thể cho cả tinh thần(không phải là linh hồn) và thể xác. Điều khác căn bản thứ 2, đó là cơ chế liên quan tinh thần/thể xác của Spinoza là một cơ chế tâm lý (psychologie), ngược lại với Đề các đó là một cơ chế cơ học (mecanic).




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 2 2021, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Triết học của Spinoza cũng có ảnh hưởng ở Đức, chính xác hơn là vùng văn hóa tiếng Đức, nhưng ảnh hưởng ở đây lại có tính chất « sinh vật học » hơn. Ta có thể kể ở đây hai học giả nổi tiếng đó là Nít (Nietzsch) và phơ rớt (Freud).
Yếu tố ảnh hưởng ở đây chính là khái niệm ham muốn (tiếng pháp desire, nguyên bản tiếng la tinh conatus).
Với Nietzsch, con người được định nghĩa bởi ước nguyện sự sống (tiếng pháp dịch là volonté de puisance, tiếng Đức nguyên bản là will zur Macht). Thường người ta dịch Macht/puisance là sức mạnh, nhưng trong cách dùng của Nietzsch nó thực ra là sức sống, vì nó được dùng để chỉ một trạng thái năng lượng tinh thần sinh học (pulsion) của con người. Bởi vì trong triêt học của Nietzsch nó có rất nhiều chủ điểm, nhưng tất cả có thể suy ra từ đây. Chính vì sức sống con người, mà Nietzsch đả kích Thiên chúa giáo, coi đó là một thứ tư tưởng bệnh hoạn của những kẻ yếu đuối, bất lực, nên sử dụng đạo đức (thông qua chúa trời) để trói buộc con người, làm hạn chế sức sống này.Cũng chính vì thế Nietzsch tuyên bố « chúa đã chết ». Triết học của Nietzsch đề cao sức sống bản năng này cũng là đề cao tính chất của người Đức, các bộ tộc Đức, như một năng lực nguyên thủy.
Đây cũng là truyền thống của văn hóa Đức, vì như tôi đã nói ở trên, nước Đức chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, từ thời La Mã, nhưng những giá trị nhập khẩu kiểu này, thông qua quan hệ của văn hóa phương Tây vào văn hóa Đức, có lẽ gần giống tuyên truyền của phương Tây ngày nay vào các nước thế giới thứ 3. Đó là đề cao những giá trị dân chủ, nhân quyền nghe rất hay ho, nhưng khi « vượt biên giới » thâm nhập ra bên ngoài nó trở thành một cái cớ xâm lược, thống trị chứ không có « dân chủ » gì cả. Nước Đức đã 2 lần chịu cảnh này, đó là khi Napoleone xâm lược Đức (thế kỷ XVIII) sau cách mạng tư sản Pháp 1789, và nước Đức thời sau đại chiến I (thế kỷ XX). Chính vì thế người ta mới quy ra rằng, học thuyết của Nietzsch là học thuyết của phát xít Đức, của sự tàn bạo, cũng chính vì thế từ Macht được dịch « từ ra từ » là sức mạnh, và will zur Macht , trở thành « ham muốn sức mạnh (tàn bạo) », trong khi thực ra nó chỉ nói tới một sự ham muốn của sức sống thôi, tức là một tính chất bản nguyên của sự sống. Đây thực ra là bản chất của con người. Chính vì thế, tôi coi Nietzsch là một bộ phận của dòng văn hóa romantisme (lãng mạng) Đức, mà một đại diên nổi tiếng của nó là Holderlin (một nhà thơ Đức). Romantisme ở Đức được ra đời để đối lại với học thuyết duy lý của Pháp, tức là thuyết của Đề Các, khi Napoleone xâm lược Đức. Romantisme là câu trả lời của văn hóa Đức với các giá trị phổ quát phương Tây khi được dùng để xâm lược, và triết học của Niezsch nối tiếp truyền thống này (theo tôi)
Điều thú vị ở đây là khái niệm ham muốn(conatus) của Spinoza được Nietzsch đào sâu ở một mức độ cao hơn, đó là đầu tiên phải có sức sống (Macht/puissance), là bản năng con người, rồi từ đó mới có ham muốn (will/volonté). Như vậy sức sống của triết học Nietzsch tương đương với khái niệm « chúa trời tự nhiên » (Deus su natura). Và Spinoza được Niezsch hiểu theo kiểu sinh vật học (biotechnic).
Khái niệm ham muốn (Conatus/desire) này người ta có thể tìm thấy trong tâm lý học của Freud (Phơ rớt). Ở đây Conatus được hiểu như năng lượng tình dục, và Freud đã lấy bản năng tinh dục làm đầu mối giải thích cho mọi thể trạng tâm lý của con người. Khái niệm ham muốn (conatus) của Spinoza được Freud gọi là libido, tức là một xung lực sinh học về tình dục. Vào giai đoạn sau của sự phát triển học thuyết của mình, Freud đã đề ra một khái niệm nữa, tiếng pháp gọi là surmoi (cái ở trên cái tôi), còn cái tôi của Freud chính là libido. Trong thực tế, cái « ở trên cái tôi » của Freud thực ra là tôn giáo, có nghĩa là cuối cùng, Freud cũng phải công nhận không thể giải thích tất cả mọi thể trạng tâm lý con người bằng tình dục.
Thuyết tâm lý học của Freud bị cấm ở cả Mỹ và Liên Xô, và nếu nó nói lên được một khía cạnh của tâm lý con người, giải thích được một số hiện tượng văn hóa, thì nó không phải là tất cả. Điều buồn cười hơn nữa là nhưng điều Freud nói măng nặng tính chất đặc trưng văn hóa của đạo cơ đốc, ở trong một nền văn hóa Đức, vì Freud là người Áo gốc Do thái. Nhưng quy luật mà Freud nói như hội chứng Ơ đíp (tức là hội chứng con giết cha để lấy mẹ), chỉ có thể tồn tại trong một nền văn hóa ảnh hưởng của quyển kinh thánh, với những câu chuyện loạn luân ở trong đó (trong kinh cựu ước).
Cho đến nay, có lẽ 90% thuyết tâm lý học này là bốc phét.
Ngược lại, Hê gen không chịu ảnh hưởng của Spinoza.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 4 2021, 12:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #73

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chính vì Hê ghen không chịu ảnh hưởng của Spinoza, nên khi bác Thảo tự nhận mình là một người theo triết học Spinoza « nhiệt thành » (nguyên bản tiếng Pháp bác ấy viết là convaicu, spinoziste convaicu, tức là bị thuyết phục, kiểu như VN bây giờ hay nói « tâm phục khẩu phục », nhưng là một người theo triết học Spinoza bị thuyết phục bởi nó thì dịch ra tiếng việt không lọt, cho nên tôi dùng chữ nhiệt thành), mà lại nói về Hê ghen thì tôi muốn tìm hiểu bác ấy hiểu Hê ghen như He ghen nói, hay là hiểu Hê ghen thông qua gọng kính Spinoza. Chính vì thế mà tôi muốn tìm đọc Hê ghen, sách thì tôi có, nhưng nó quá dài không thể đọc trong một thời gian ngắn được, không kể đó không phải là điều tôi cực kỳ quan tâm. Vì thế cuối cùng tôi vẫn sử dụng những nhận thức của tôi có từ trước, tức là những gì Ăng ghen phân tích về Hê ghen. Được thêm một cái may, đó là tôi tìm được một phần Mác nói về Hê ghen, khoảng độ 20 trang, trong quyển « bản thảo 1844 » (manuscrits 1844), nên đọc nó lại. Đây là thời gian « Mác trẻ », và tư duy của ông còn chịu ảnh hưởng của Hê ghen, dù đã là duy vật, đặc biệt quan niệm vong bản (aliénation) rất quan trọng, quan niệm này không còn trong giai đoạn sau, và nó được thay bằng khái niệm bóc lột thông qua giá trị thặng dư. Quyển này và quyển Grudrisse, là bản thảo giai đoạn sau (manuscrits 1857), được coi là giai đoạn phác thảo chuẩn bị để Mác viết cuốn tư bản (Capital). Ở phương tây, hai bản thảo này được ưa thích, đặc biệt là nhóm Marxien, vì nó là sự kế tiếp truyền thống triết học của họ, tức là có mùi vị tôn giáo, trong khi cuốn Capital, hay tuyên ngôn đảng cộng sản có mùi vị xã hội học, kinh tế học hơn. Cũng chính vì thế mà có cuộc tranh luận giữa bác Thảo và Jean-Paul Sartres về việc chủ nghĩa Mác có phải là triết học không (tất nhiên triết học hiểu theo quan niệm phương tây, là biến thái của thiên chúa giáo) vào đầu những năm 50.
Trong quyển « hiện tượng học và duy vật biện chứng » của bác Thảo viết, quyển của tôi có, cuối cuốn sách có một bài viết ngắn bằng tiếng Pháp như là phụ lục, trong đó có nói sau này khi về VN, bác Thảo có nói về Jean-Paul Sartres lúc ông này qua đời, đó là « phải có trình độ và tầm nhìn như của Sartres mới dám tranh cãi là chủ nghĩa Mác có phải triết học không ». Câu chuyện con con này với tôi có lẽ thể hiện một sự tôn trọng thái quá của bác Thảo với triết gia này, trong thực tế, chủ nghĩa Mác, đặc biệt chủ nghĩa Mác-Lê nin còn lớn hơn cả triết học phương Tây đơn thuần vì nó bao trùm cả triết học, kinh tế học, xã hội học, lịch sử.
Trở lại với Hê ghen, ở đây tôi sẽ trình bầy đại ý, lô gic triết học của Hê ghen, được Mác tóm tắt trong cuốn manuscrits 1844 của mình, từ đó cũng trình bầy luôn khái niệm vong bản (aliénation) của Hê ghen, của Mác, và cũng để chỉ ra tôi sử dụng nó như thế nào.
Theo Hê ghen, thì có một thứ tinh thần tuyệt đối tồn tại đầu tiên (với Ăng ghen khi nói về Hê ghen thì ông ấy nói đó là Idea (tinh thần, tư tưởng,..) ), thứ tinh thần tuyệt đối này khi bị tha hóa, vong bản (aliénation) thì trở thành .. thế giới tự nhiên (nature). Nhưng trong thế giới tự nhiên do tinh thần tuyệt đối tha hóa biến chất này vẫn còn giữ lại một cái gì đó của tinh thần tuyệt đối, cái đó chính là tinh thần (tiếng Đức Geiste, tiếng pháp Esprit, tiếng Anh Mind). Sự biến đổi của thế giới loài người, tức là lịch sử là sự thể hiện « tha hóa » của tinh thần này, vì thế điểm cuối cùng mà tinh thần này phải tới là tinh thần tuyệt đối, được thể hiện trong tôn giáo, mà theo Hê ghen, thì tôn giáo đồng nghĩa với thiên chúa giáo. Sự biến đổi lang thang của « tinh thần trong vật chất » này được gọi là hiện tượng. Vì thế tên của cuốn sách Hê ghen viết mới là « hiện tượng của tinh thần » (phenomenologie de l’esprit, tiếng Pháp).
Thế cái lô gics tam đoạn luận của Hê ghen nằm ở đâu. Nó là ở đây. Khởi điểm đó là tinh thần tuyệt đối (chủ đề), khi bị tha hóa thì nó thành tự nhiên (nature) là phản đề, và việc phải giải quyết đó là nó trở về lại tinh thần tuyệt đối khi « thoát khỏi tự nhiên » trở về với « tinh thần tuyệt đối », đây là kết luận theo đúng tam đoạn luận (chủ đề/phản đề/kết luận) mà tôi đã dẫn giải ở trên nữa. Cái kết luận này được gọi là hai lần phản đề (double négation)
Một người nào là tín đồ thiên chúa giáo, thì cảm nhận điều này rất dễ dàng như một tiên đề không cần chứng minh cái lô gic của Hê ghen này, vì đây chính là thiên chúa giáo « cải trang », được trình bầy khó hiểu hơn, từ vựng mông lung hơn (nếu đọc trực tiếp Hê ghen). Chỉ cần thay cái tinh thần tuyệt đối là ông chúa trời, sự tha hóa, vong bản là creation, tức là hành động tạo hóa của chúa trời tạo ra thiên nhiên. Tinh thần là linh hồn, rồi linh hồn lại trở về với chúa (tức là « lên thiên đường », nếu nói một cách thô thiển), thì ta sẽ có cái lô gic của Hê ghen. Điều khác biệt duy nhất với quyển kinh thánh, đó là ở đây không có khái niệm thỏa ước (aliance) giữa chúa trời và con người.
Trên đây tôi đã nói đại ý lô gic tư duy của Hê ghen, bây giờ tôi lại cóp pi lại ở đây đoạn văn trong bức thư bác Thảo diễn giải lô gic của Hê ghen thế nào
« Với Hê ghen sự phản biện đồng nhất với sự khẳng định, và có thể thực hiện trong một sự tồn tại tuyệt đối. Như vậy nếu có một mối quan hệ nhị nguyên, thì sự nhị nguyên này(dualisme) sẽ đồng nhất với nhất thể (unité/unity). Điều này không phải là trò chơi của tinh thần : tôi đã cố gắng chỉ rõ ra rằng, chủ nghĩa duy vật của Mác cho phép đưa người ta đến một nội dung hiện thực trên những khái niệm biện chứng cơ bản như thế nào. Vì thế tôi không phê phán ngài đã phân biệt tự nhiên và tinh thần, nhưng ngài không thấy rằng sự phân biệt này đã chỉ ra tính đồng nhất của chúng. Từ đó mà suy ra sự phân biệt không thể giải thích bằng một thực thể siêu việt thần thánh. »
Nói về việc tinh thần tuyệt đối vong bản thành tự nhiên, bác ấy diễn giải đó là sự phản biện(phản đề/tự nhiên/nature) đồng nhất với sự khẳng định(chủ đề/tinh thần tuyệt đối), có nghĩa là chúng có cùng bản thể. Và để nói rõ ràng hơn, bác ấy thêm vào là « nếu có một sự nhị nguyên thì nó sẽ phải là đồng nhất với nhất thể. Đây chính là phần ontologie (bản thể học cuả Spinoza tôi nói ở trên khi trình bầy về ông), Nhưng điều này là mập mờ trong lô gics của Hê ghen, dù người ta hiểu thế cũng được.
Dòng tiếp theo thì thực ra bác ấy đã phê phán Hê ghen, đứng trên quan niệm của chủ nghĩa Mác, khi nói « điều này không phải là trò chơi tinh thần » (ngụ ý nói tới việc Hê ghen quan niệm « tinh thần đi lang thang trong tự nhiên » tạo ra lịch sử mà tôi nói ở trên), và bác nói tiếp rằng « chủ nghĩa duy vật của Mác cho phép người ta đến với một nội dung hiện thực trên những khái niệm của biện chứng cơ bản » (đây là điều khẳng định mọi hiện tượng tự nhiên xã hội đều có nguyên nhân từ cuộc sống thực tế, điều kiện thực tế).
Ở trên khi tôi nói « bác Thảo đã hiểu Hê ghen một cách rất đặc sắc » chính là như tôi diễn giải ở đây. Bác ấy đã nhìn Hê ghen qua Spinoza. Và chính vì Spinoza có cái gì đấy giống với triết học phật giáo, nên có thể coi cái nhìn này giống với cái nhìn phật giáo. Ở trên, khi diễn giải Spinoza, tôi định trình bầy Spinoza gần gũi với triết học phật giáo như thế nào, nhưng khi suy ngẫm tìm hiểu, tôi thấy rằng nếu bác Thảo có cái gì đó là phật giáo bởi vì bác ấy là « đệ tử của Spinoza » chứ không phải bác ấy là phật tử, vì thế phần phật giáo-Spinoza này tôi sẽ viết sau cung, là bonus cho ai thích tìm hiểu, vì nó không liên quan tới bác Thảo.
Cuối cùng bác ấy chỉ ra sự khác biệt giữa bác ấy và Kojeve, mà thực ra là sự khác nhau giữa triết học không duy tâm và triết học duy tâm (hiểu duy tâm ở đây như tôi nói là thế giới được tạo ra từ một tinh thần tuyệt đối/ông chúa/ tư tưởng), sự khác biệt này liên quan tới khái niệm tự do, mà ta có thể hiểu ở đây là nguyên nhân, động lực hành sử của con người đối với xã hội hay môi trường thiên nhiên.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 17 2021, 05:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #74

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi nói tiếp ở đây quan niệm về tự do của bác Thảo. Đây là những dòng cuối của bức thư, có thể coi như cái chốt kết luận sự khác biệt của hai bên. Đó là quan niệm về tự do. Những điều bác Thảo nói ở đây không phải là mới và đặc biệt mà là sự khác biệt giữa triết học duy tâm (duy nhất thần) và triết học không duy tâm (ta vẫn gọi là duy vật).
Theo triết học duy tâm nhất thần, mỗi con người đều có sự tự do hành động, mà họ thường nói là « tự giám định » (tiếng Pháp libre arbitre, dịch kiểu chữ ra chữ là « tự do trọng tài », hay « trọng tài cho chính mình »). Ngược lại thành quả của nó, có thành công hay không lại phụ thuộc vào chúa. Như vậy nói cho cùng thì nó rất mâu thuẫn, vì nếu một việc làm thành công do chúa quyết định, thì làm gì có tự do, tự do như vậy chỉ là « tự do trong lồng » thôi. Nhưng điều này không phải là điều duy nhất mâu thuẫn trong đạo Thiên chúa, ví dụ một chuyện khác, đó là chuyện tồn tại của « quỷ sứ » (diable), vì nếu chúa đã là đấng toàn năng, thì làm sao chúa lại để cho « quỷ sứ » tồn tại. Nói rộng ra là các khái niệm thiện/ác. Để giải thích điều này, thì họ nói đây là sự « huyền bí của Thiên chúa ».
Như tôi đã nói, triết học phương Tây thực ra là cách trình bầy thiên chúa giáo theo kiểu khác, vì thế tự do là một chủ điểm rất quan trọng của văn hóa và triết học phương Tây. Để thực hiện điều này, thì họ phải lý luận để cho con người không có cùng tính chất với thiên nhiên, và từ đó suy ra là con người có một vị trí đặc biệt, mà vị trí đặc biệt ấy do .. chúa mà ra. Do có vị trí đặc biệt mà con người có thể hành động .. đặc biệt theo ý chúa, được gọi là TỰ DO.
Điều này người ta có thể thấy rõ ví dụ trong học thuyết của Đề Các, khi Đề Các coi khả năng tư duy của con người là một thành tố đặc biệt chỉ con người mới có. Tương tự như vậy với Hê ghen, mà trong hai bức thư ở trên có đề cập tới. Với He ghen, thì chỉ có con người mới có khả năng tư duy vì có tinh thần (esprit/mind), ngược lại các loài sinh vật chỉ có cảm tính, cảm nhận.
Có điều khác biệt là nếu Đề Các coi tự do thông qua khả năng tư duy của con người, chỉ phụ thuộc vào chúa, thì quan niệm của Hê ghen phức tạp hơn, và từ quan niệm của Hê ghen, người ta có thể suy ra rằng con người không có tự do, mà bị quyết định bởi lịch sử, mà lịch sử lại được quyết định bởi chúa. Quan niệm « không có tự do » này của Hê ghen thường được phát triển bởi các triết gia Đức, ngược lại người Pháp, văn hóa Pháp « vẹo » He ghen ra tự do, vì họ có gốc kiểu Đề Các. Đây cũng là điều mà khi phân tích Hê ghen, ông Kojeve hướng vào, chính vì thế ông ấy mới nói là ông ấy phát triển những điều mà Hê ghen không nói tới. Cách hiểu Hê ghen này của Pháp còn tồn tại đến ngày nay, ví dụ, nhân có chủ đề này, tôi mới mua cuốn « hiện tượng tinh thần » (phénomenologie d’esprit) để tìm hiểu thêm. Mới đọc sơ qua lời giới thiệu, thì thấy nó vẫn nói triết học Hê ghen là triết học về tự do, giống như Kojeve nói cách đây gần 100 năm.
Hệ quả của quan niệm tự do kiểu này là trong văn hóa phương Tây họ lấy chủ thể cá nhân (individu) làm gốc. Tôi gọi là thuyết « nguyên tử luận », giống như văn hóa Hi lạp cổ đại, coi nguyên tử là cấu thành nhỏ nhất của vật chất và bất biến. Cũng vì thế các triết gia phương Tây, đặc biệt từ thời có chế độ tư sản, đều coi con người cá nhân là điểm xuất phát của xã hội, đặt nó thành một tiên đề như trong toán học, mặc dù cho tới ngày nay không có một bằng chứng khảo cổ nào chứng minh được rằng con người sống độc thân trong tự nhiên mà luôn sống thành tập đoàn ngay cả khi là người nguyên thủy.
Quan niệm con người, van vật do một thế lực siêu nhiên duy nhất tạo ra, coi chủ thể cá nhân là thực thể độc lập bất biến có thể coi là đặc trưng văn hóa phương Tây, vì thế đọc bất cứ lý thuyết nào của họ cũng phải có nhận thức này trước, bởi trong các nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa Đông Á không có điều này.
Ngược lại với quan niệm này là quan niệm duy vật, ở đây con người được coi là một bộ phận của tự nhiên. Trong trường hợp này thì không có tự do, chính xác hơn tự do là điều bắt buộc phải xẩy ra, vì đây là điều đóng khung bởi điều kiện vật chất ngoại cảnh. Ở đây có điều mà người ta hay nhầm, hoặc cố tình nhầm để phản bác lại chủ nghĩa duy vật, đó là coi con người không có ý chí, có nhận thức. Nhưng điều này hoàn toàn không phải. Ý chí, nhận thức, tư duy là những chức năng của con người. Điều này với một người có văn hóa Đông Á hoàn toàn là hiển nhiên, vì đây là qua niệm của đạo Phật, đạo Nho, chứ không phải chủ nghĩa Mác-Lê nịn mới quan niệm như vậy. Ngược lại với người phương Tây, do quan niệm tất cả những gì liên quan tới phần « tinh thần » đều là do chúa nhét vào cho ta, khiến họ sa vào một quan niêm chia con người ra thành phần hồn/phần xác một cách cực đoan, và coi phần xác là duy vật. Điều này hoàn toàn sai, vì phần tinh thần kia cũng là bộ phận của vật chất.
Tôi nói mấy điều ở trên, bởi nó cũng trực tiếp liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của bác Thảo. Vì bác ấy nghiên cứu về hiện tượng luận của Husserl, trong hiện tượng luận của Husserl cũng là một cố gắng đẩy phần tinh thần độc lập với vật chất. Phần tinh thần mà Husserl nghiên cứu là nhận thức (conscience), điều mà bác Thảo chứng minh là nó sai, vì theo bác ấy, và những người theo chủ nghĩa duy vật thì nhận thức đến từ cảm nhận ngoại cảnh vật chất xung quanh. Và đây là đóng góp của bác ấy vào việc nghiên cứu hiện tượng luận này.
Nhưng điều bác ấy nói, không cần có một nhận thức duy vật mác xít, chỉ cần kiến thức của một nhà Nho, hay một người theo đạo Phật thì người ta cũng thấy thế.
Bởi vì ý chí, nhận thức, tư duy là một bộ phận của vật chất, tự nhiên, nên trong thành quả được tạo ra bởi hành động của con người có phần ý chí, nhận thức, tư duy đóng góp. Có điều những điều này là do con người tương tác với thế giới tự nhiên, với xã hội tạo ra. Cũng chính vì thế mà duy vật biện chứng được Mác và Ăng ghen coi là lộn ngược trở lại biện chứng của Hê ghen để nó « đi bằng hai chân » (ngụ ý là tìm quan hệ của con người với môi trường thiên nhiên, xã hội quanh ta), chứ không phải « đi bằng đầu » (là gán những ý chí, nhận thức, tư duy này cho một ý chí duy nhất của một ông chúa siêu phàm nào đó).
Triết học duy vật biện chứng, như tôi đã nói ở trên khi chỉ ra mối liên quan của người VN đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin thông qua cái đế văn hóa, ví dụ như đạo Nho, đã khiến người VN tiếp nhận nó rất tự nhiên. Trong khi đó, trong thế giới đạo Hồi, một vùng văn hóa có nhiều điểm gần với phương Tây về quan niệm tôn giáo nhất thần lại không. Nhưng họ cũng không thể chấp nhận văn hóa phương Tây,do chủ nghĩa thực dân phương Tây tác động, và từ đó xuất hiện chủ nghĩa hồi giáo chính trị mà I ran là một ví dụ điển hình.
Hệ quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng tự nhiên này đó là, xuất phát điểm của văn hóa Đông Á là xã hội, con người cá nhân chỉ là « ngọn sóng trong một biển nước », con người cá thể được hình thành bởi các mối quan hệ xã hội, nó không có bản chất bất biến. Vì thế mới chuyện « gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ». Trong một quan niệm như vậy, thì không có tự do hiểu theo kiểu phương Tây.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ở Đông Á, con người cá nhân là một loại nô lệ. Đây chỉ là một sự tưởng tượng, và hiện tại bị định kiến của phương Tây thông qua tuyên truyền tác động vào, tạo ra các dạng dư luận xã hội mại bản tuyên truyền. Tại sao lại thế ? bởi cái được gọi là tự do, là một hình thái hoạt động của hệ thống kinh tế. Hiện tại ở Đông Á cũng như ở phương Tây, kinh tế được dựa trên cơ chế thị trường. Đây chính là điều kiện, là điều tất yếu tạo ra tự do ở phương Tây chứ không phải Thiên chúa giáo, hay triết học « tự do ». Điều đó cũng tồn tại ở Đông Á (từ TQ,VN tới Nhật, Hàn, ..) nhưng thể hiện của nó không thể giống nhau, do quan niệm về cá nhân con người theo truyền thống khác nhau, không kể ở VN và ngay cả TQ không có một cấu trúc xã hội như phương Tây, cũng như đây là những nước độc lập, không bị phương Tây chiếm đóng về chính trị (điều khác với Nhật, Hàn)
Như vậy cả về nhận thức cá nhân của bác Thảo (từ triết học Spinoza, đến triết học Mác xít) cộng cả cái phông truyền thống văn hóa vô thức (hay có ý thức, tôi không rõ), đã đưa tới quan niệm tự do là một điều tất yếu, như một chức năng của xã hội mà không phải là tính chất của một cá thể, như ở phương Tây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2021, 05:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #75

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết đến đây thì tôi có thể bắt đầu đi vào phần kết luận được rồi. Chỉ cần một công cụ để sử dụng đánh giá bác Thảo, cũng như phân tích những gì xẩy ra sau khi bác ấy về VN tham gia kháng chiến chống Pháp và những liên quan của bác ấy với phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Công cụ tôi sử dụng cũng là một bộ phận của chủ nghĩa Mác, là Mác trẻ, và như tôi đã nói ở trên đó là khái niệm aliénation (tôi dịch là vong bản). Khái niệm này được Hê ghen đưa ra, với ngụ ý tinh thần con người xa rời với tinh thần của chúa như tôi đã nói ở trên. Vào thời điểm ban đầu, khi Mác vừa học đại học xong, thì ông cũng sử dụng khái niệm này, nhưng để phê phán việc phần lớn người dân phải bán sức lao động trong chế độ tư sản để sinh sống vì việc đó làm cho con người không thể thể hiện hết tính chất của con người, mà bị biến thành một loại « động cơ cơm » (giống như ô tô là động cơ xăng, thuật ngữ động cơ cơm là của tôi, sử dụng làm hình ảnh cho việc con người bị tha hóa không còn bản nguyên). Việc không còn bản nguyên này, tức là aliénation xuất phát từ việc phân công lao động ngày càng tỉ mỉ trong xã hội.
Nhưng về sau, khi Mác nghiên cứu kinh tế học, và viết ra bộ tư bản luận, thì ông không nói lại vấn đề vong bản này, mà nói tới vấn đề bóc lột. Tức là sự phân chia không công bằng của thành quả lao động, giữa người lao động chỉ có sức lao động và các chủ sở hữu công cụ sản xuất. Theo chủ nghĩa Mác, thì việc phân chia lợi nhuận không cân bằng giữa chủ sở hữu và người lao động là bóc lột, cần phải xóa bỏ, và sự xóa bỏ thông qua xóa bỏ tư hữu công cụ sản xuất.
Ở phương Tây, như là một tuyên truyền, và cũng là thái độ của của nhiều học giả tư sản, họ đã đánh giá chủ yếu chủ nghĩa Mác bằng phần Mác trẻ, để chống lại phần Mác « chống bất công bóc lột » về sau. Nhưng thực ra hai điều này không mâu thuẫn, mà bổ xung cho nhau.
Một con người không thể có cuộc sống hoàn toàn, nếu họ làm không đủ ăn, đầu tắt mặt tối, không còn có một nhu cầu nào khác được thỏa mãn (về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sức khỏe, ..). Nói một cách khác bóc lột là nguyên do để hình thành sự vong bản của con người. Điều này người ta có thể thấy rất rõ như nhìn vào hiện trạng công nhân VN thời pháp thuộc ở các hầm mỏ, hay như hiện trạng công nhân lao động pháp được trình bầy trong những tiểu thuyết hiện thực của Ê min Dô la (Emile Zola), một nhà văn hiện thực Pháp thế kỷ XIX.
Hiện tại ở các nước tư bản phát triển, đời sống công nhân không còn đen tối như thời Mác còn sống, có rất nhiều lý do dẫn tới điều đó, nhưng tôi không trình bầy ở đây mà sẽ trình bầy trong chủ đề định viết tiếp sau. Chỉ có thể nói rằng, người ta không thể viện cớ công nhân ở các nước tư bản phát triển có đời sống khá hơn, để nói rằng quan niệm của chủ nghĩa Mác là sai, vì tình hình đó có thể đi giật lùi rất nhanh. Và điều quan trọng hơn đó là nó được thực hiện bởi việc giảm sản xuất công nghiệp, thay bằng thương mại nhập khẩu, nói một cách khác, giai cấp công nhân được đẩy ra nước ngoài, ví dụ ở Đông Á.
Với tôi, tôi lại sử dụng quan niệm aliénation (vong bản) này trong một trường hợp khác, đó là trong quan hệ giao lưu giữa hai nền văn hóa, và nền văn hóa bị chèn ép, bị cắt khỏi cội nguồn của nó ví dụ văn hóa của các thuộc địa với văn hóa mẫu quốc, là điển hình của một dạng aliénation.
Quá trình aliénation này tác động tới tất cả các văn hóa thuộc địa ngoài phương Tây.Ví dụ, với một người VN, khi được đào tạo thời thuộc địa, họ đã nhận một sự giáo dục vong bản với văn hóa dân tộc mình, vì sự hiện đại hóa ở đây được thực hiện thời thực dân, nhằm vào lợi ích của mẫu quốc. Và để phản ứng lại quá trình vong bản này mà có các phong trào yêu nước. Cũng chính vì thế mà thực dân Pháp đã sai lầm, khi nghĩ rằng chỉ có những người theo Nho giáo mới chống Pháp, mà ngay cả trí thức được Pháp đào tạo cũng vậy. Cũng chính vì thế nhân sự trí thức kháng chiến chống Pháp-Mỹ ở VN phần lớn thời kỳ đầu do chính Pháp đào tạo. Và những trí thức này cũng có mặt ở trong chính quyền thực dân. Trong nhiều trường hợp, cả hai loại trí thức đều tồn tại trong một .. gia đình. Có rất nhiều gia đình trí thức ở VN, có một bộ phận theo cách mạng, và bộ phận còn lại theo thực dân Pháp , hay Mỹ về sau.
Tại sao lại thế vì tùy theo họ nhận thức quyền lợi cá nhân của họ thế nào, mà cảm nhận và phản ứng của họ với quá trình aliénation này khác nhau. Có người rất cảm thấy thoải mái với sự mại bản văn hóa này, nhất là những nhân vật được Pháp và Mỹ đưa ngồi ghế cao trong bộ máy hành chính nhà nước của chúng.
Nhưng trí thức nếu đóng góp nhân sự cho cách mạng, thì họ không phải là lực lượng chủ lực, mà lực lượng chủ lực là công nhân và nông dân. Ở VN , TQ chủ yếu là nông dân. Và cũng vì là nông dân, mà cách mạng chủ yếu diễn ra ở nông thôn, vai trò thành thị yếu hơn, cũng như đấu tranh vũ trang là chính.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2021, 05:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #76

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hành trình của bác Thảo với cách mạng VN chính là một minh chứng của cái bi kịch aliénation này, bởi vì những điều bác ấy được học, đào tạo chính là quá trình aliénation cao nhất, mà thực dân Pháp làm.
Tại sao lại thê, bởi vì bác ấy học môn triết học, là một bộ môn hoàn toàn ngoại lai với văn hóa VN trong cách thức nó được dậy và trình bầy trong chương trình của Pháp. Như tôi nói, triết học chính là một kiểu tôn giáo được trình bầy dưới dạng lô gic. Tôn giáo ở đây là Thiên chúa giáo. Bác ấy không phải là người theo Thiên chúa, ngay cả người theo thiên chúa ở VN học triết học phương Tây cũng không đơn giản, vì nó có phải là tôn giáo bản địa của mình. Như vậy cái aliénation đầu tiên là bác ấy không có cái phông văn hóa để tiếp cận triết học phương Tây. Cái aliénation thứ hai là bản thân triết học phương Tây đã cực kỳ ngoại lai với VN. Cái aliénation thứ ba, là đấy là bộ môn cho giới tinh hoa, thượng lưu Pháp, « có tiền xài chơi », nó không phải dành cho người dân thuộc địa, vì trong cuộc đời thường người dân thuộc địa bị phân biệt làm sao mà ứng dụng được những thứ đó.
Chính vì thế phản ứng đầu tiên của bác ấy là theo chủ nghĩa Mác, vì nó hợp lý nhất trong các thể loại triết học ở phương Tây nhìn từ một nền văn hóa Nho giáo, Phật giáo. Nhưng bác ấy theo chủ nghĩa Mác, thì không thể sống được ở Pháp, với Pháp, ngoại trừ trở thành Mác Xiên (Marxien), tức là Mác kiểu tư sản. Nhưng bác ấy là Mác xít (Marxiste)
Phản ứng thứ 2 của bác ấy là theo cách mạng. Nhưng cái học aliénation ấy của bác không dùng được, ngay cả khi bác ấy theo chủ nghĩa Mác.
Tại sao ? bởi vì ở VN, chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa Mác-Lê nin, không kể nó có một phần học theo kinh nghiệm của TQ. Chủ nghĩa Mác của bác Thảo chỉ có thể dùng để « đấu đá tranh luận » với triết gia duy tâm phương Tây kiểu jean-paul Sartres, để chứng minh thế giới theo quy luật duy vật. Điều mà ở VN không cần phải chứng minh, vì truyền thống văn hóa VN là không duy tâm (tức là không nhất thần giáo), nên điều phải chứng minh ở phương Tây là mọi chuyện không phải có ông chúa « ngoài cuộc đời » tạo ra là chuyện thừa thãi, ứng dụng thực tế không có, kể từ nhận thức trở đi.
Do bị cập kênh như thế, tức là một dạng aliénation mà sự đóng góp của bác ấy không là bao, trong khi rất nhiều trí thức tây học khác đóng góp được nhiều hơn, dù họ không nổi tiếng « vì đã tranh luận với Jean-Paul Sartres ».
Khi đọc tác phẩm của bác Thảo, cách nó được trình bầy, điều nó quan tâm, điểm hiện lên rất rõ là bác ấy chuẩn xác là một triết gia phương Tây, với tất cả những luận điểm mà triết học phương Tây quan tâm. Vì thế có thể coi bác ấy có chuẩn « World Class » với cái nhìn phương Tây, với một người dân xứ thuộc địa, thì điều đó cực hiếm hoi, có thể bác ấy là trường hợp gần như độc nhất vô nhị trong tất cả các thuộc địa của Pháp. Nhưng bác ấy lại không phải là người Pháp, cho nên kiến thức của bác thực ra là một sự vong bản. Giữa bác Thảo là một người VN, và bác Thảo được « formated » bằng văn hóa phương Tây là một sự mâu thuẫn, một dạng aliénation.
Cũng vào thời bác Thảo, ở Pháp cũng có một học giả khác, mà ta có thể coi là một điển hình của cái bi kịch aliénation văn hóa này. Đó là Frantz Fanon. Ông này là một người Pháp gốc da đen ở đảo Mác ti níc. Do tham gia vào kháng chiến Pháp chống phát xít Đức, nên ông này được thưởng huân chương, và được học bổng để học đại học Y khoa, rồi trở thành bác sỹ tâm lý. Nhưng ông đã nhận ra rằng cái giáo dục mà ông ấy nhận được, hoàn toàn xa lạ với truyền thống người da đen, không kể xã hội Pháp có sự kỳ thị về chủng tộc, khiến nhận thức của ông ấy trở thành một dạng aliénation. Điều này được viết trong quyển « da đen mặt nạ trắng » (peau noir face blache). Trong cuốn sách này có những điều mà người VN thời thuộc pháp cũng phải học, ví dụ bài học về « tổ tiên ta là người Gô Loa ». Khi tôi về VN, nhiều bác già tuổi bây giờ cũng độ trên 80 cũng kể cho tôi điều này.
Điều đau khổ với Frantz Fanon so với một người VN như bác Thảo, hay là những người khác, đó là ông này hoàn toàn không có tổ quốc châu Phi. Đất nước của ông ta thật sự là nước Pháp, dù tổ tiên ông ta là gốc nô lệ da đen được mang sang Mác ti nic làm nô lệ trong các đồn điền trồng mía. Vì thế vấn đề aliénation văn hóa này với ông ta mạnh hơn. Nhưng về bản chất, với người VN pháp học thời thuộc địa cũng vậy.
Nếu bác Thảo tiếp tục ở Pháp, thì bác ấy có thể trở thành một triết gia nổi tiếng tầm cỡ kiểu Jean-Paul Sartres không ? với tôi, câu trả lời là không. Ở Pháp, cũng như ở những nơi khác, sự nổi tiếng trong lĩnh vực nhân văn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố bè phái « buôn có bạn, bán có phường » rất quan trọng, với một người dân xứ thuộc địa càng khó.
Nếu bác ấy về miền Nam có được không ? câu trả lời là nếu bác ấy về miền Nam, thì khả năng đi tù Côn đảo rất lớn. Loại trí thức như bác ấy không thể sống được ở chế độ trong Nam, vì đây là một chế độ thuộc địa trá hình lại có tính man rợ của phong kiến, dù về mặt bên ngoài, nó là một « nhà nước độc lập ».
Vào thời năm 1956-1958, bác ấy cũng dính vào vụ « nhân văn giai phẩm ». Đánh giá chính xác sự việc này cũng có nhiều quan niệm, tùy theo cách nhìn. Cách nhìn trực quan nhất đó là « thái độ của một phần văn nghệ sĩ phản ứng cách quản lý văn học nghệ thuật của ông Tố Hữu ». Đây là cái nhìn như của Bu đa ren chẳng hạn. Một cách nhìn khác, của lề trái, là thổi nó lên thành một vấn để « vô nhân đạo », rồi « chống cộng ». Trong khi những trí thức này, nếu ở trong Nam, thì họ sẽ được mời ra Côn đảo, hay vào trại tập trung Phú Lợi của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Cách nhìn của tôi hơi khác. Với tôi, phong trào này chính là một dạng aliénation của một bộ phận trí thức được đào tạo từ thời Pháp. « diện mạo » (profile) của họ chủ yếu là của các trí thức pháp học, tiểu tư sản, dân thành thị. Họ phần lớn là thanh niên, sinh viên học trường Pháp rồi theo cách mạng,trong khi cuộc cách mạng ở VN là một cuộc cách mạng của nông dân, công nhân. Những người trí thức tham gia vào phong trào này, nếu nói chính xác, vai trò của họ phải ở trong một phong trào của tư sản dân tộc. Nhưng ở Vn không có tư sản dân tộc có vị thế như một lực lượng chính trị. Vì lòng yêu nước, quan niệm yêu nước họ khiến họ đứng về phía công nhân nông dân, nhưng họ không phải là công nhân, nông dân. Sự phản đối của họ về « nhân văn giai phẩm » bắt nguồn từ 3 điều trên : pháp học, tiểu tư sản, thị dân. Đây là nguồn gốc sâu xa của nhân văn giai phẩm về « cội nguồn văn hóa », mâu thuẫn về văn hóa như một dạng aliénation. Cái bi kịch nó là ở đây.
Còn lý do chính trị sát sườn để tạo ra phong trào này là những rối loạn ở Liên Xô sau khi Stalin mất (1953), dẫn tới việc Khơ rút xốp lên cầm quyền. Ông này đưa ra chính sách « xét lại » lấy hòa đàm với phương Tây là chính, và tác động tới VN là Liên Xô lúc đó không muốn VN tiếp tục kháng chiến thống nhất đất nước, chấp nhận giữ nguyên hiện trạng chia cắt theo hiệp định Giơ ne vơ.
Nhưng lúc đó ảnh hưởng của TQ ở VN là lớn, do thời kháng chiến chống Pháp, TQ ủng hộ VN là chính theo sự phân công giữa Liên Xô và TQ. Vào thời điểm năm 1956, ở TQ có phong trào « trăm hoa đua nở », vì thế phong trào « nhân văn giai phẩm » có thể coi là một dạng như phong trào này. Điểm khác biệt là ở VN nó giới hạn trong vấn đề văn hóa nghệ thuật, và bắt đầu bằng các văn nghệ sĩ quân đội.
Vì thế « nhân văn giai phẩm » có những đặc điểm rất buồn cười. Đó là nguyên do trực tiếp bắt nguồn từ TQ, Liên Xô, .. nhưng trên một cái phông văn hóa xung đột giữa văn hóa thị dân với nông thôn, giữa quan niệm tiểu tư sản thị dân thời pháp thuộc với nhà nước VN mới, giữa hướng theo Liên Xô, dị ứng với TQ.
Bác Thảo với cái vốn pháp học của bác ấy, rõ ràng rất khớp với phong trào này. Sau năm 1958, khi phong trào này không còn, cũng có thể coi là mốc xóa bỏ sự vong bản (aliénation) của trí thức miền Bắc VN với quá trình đào tạo của thời Pháp thuộc. Cũng phải nói thêm là không phải ai pháp học cũng ở trong phong trào này, mà nó chỉ là một bộ phận. Từ năm 1958 về sau, trí thức cách mạng hoàn toàn được đào tạo từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Không có đào tạo từ TQ, vì sau một dai đoạn ngắn (1960-1965), TQ bắt đầu cách mạng văn hóa, đại học TQ cũng đóng cửa, vì thế không còn sinh viện VN sang TQ học. Nhân văn giai phẩm về mặt văn hóa là « ngọn lửa cuối cùng của văn hóa vong bản Pháp ở VN » sau 80 năm nô lệ.
Hiện nay, khi Vn đã quan hệ với tất cả các nước, đang trên đường công nghiệp hóa, rồi đô thị hóa. Văn hóa thành thị ở Vn ngày nay là văn hóa chủ yếu, vì thế cảm nhận của ta với các văn nghệ sĩ « nhân văn giai phẩm » không thể giống như thời những năm 50, nhưng nó cũng không trở lại được, vì hiện tại xã hội VN ảnh hưởng văn hóa Mỹ nhiều hơn văn hóa Pháp. Cho nên, nếu có một dạng aliénation mới, thì có lẽ là giữa các thể loại « Mỹ hóa quá đà », « xã hội dân sự mại bản » và văn hóa VN. Ngược lại, những gì còn lại của văn hóa Pháp thời thuộc địa, đã được người VN bản địa hóa thành văn hóa của mình, và sau trận Điện Biên Phủ, thì mặc cảm dân thuộc địa của người Vn với Pháp cũng không còn (khác với dân các nước thuộc địa cũ của Pháp khác), giống Frantz Fanon lại càng không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2021, 08:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #77

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút mấy điều nói ở trên. Khi tôi nói năm 1958, kết thúc nhân văn giai phẩm cũng là kết thúc ảnh hưởng văn hóa « vong bản » Pháp ở VN tất nhiên chỉ đúng với miền Bắc lúc đó. Còn ở miền Nam, văn hóa Pháp được kết liễu bởi văn hóa mại bản Mỹ. Sự kết thúc ảnh hưởng chính trị của Pháp ở miền Nam là sau hiệp định Giơ ne vơ, khi Pháp phải rút đi, nhượng lại chính quyền bù nhìn của mình tạo ra cho Mỹ. Chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, được biến thành chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Hai bên giao tranh với nhau, chủ yếu ở Sài gòn vào thời điểm 54,55. Đó là lúc nhà Ngô diệt giáo phái Bình Xuyên, Cao đài, Hòa hảo. Nhưng giáo phái này vẫn còn theo Pháp, còn Diệm đã là Mỹ rồi. Mặc dù vậy, nhân sự của chính quyền nhà Ngô, vẫn chủ yếu là người Việt học ở Pháp về (ngoài số lượng đào tạo trong nước). Khi ở Pháp có chính quyền Đờ Gôn lên lần hai (1958), Pháp muốn có đường lối chính trị độc lập, không phụ thuộc vào Mỹ, nên đã đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ ở Pháp, rút khỏi NATO, rồi tự chế tạo bom nguyên tử, .. Về đối ngoại Pháp cũng muốn có ảnh hưởng riêng, vì thế cũng muốn quay lại Đông Dương. Ở đây nước có điều gần kề với Pháp nhất là Cam pu chia thời Xi ha núc. Còn ở miền Nam, ảnh hưởng đầu tiên của chính sách « khẳng định Pháp » này là tạo ra FUNRO trên Tây nguyên.
Sau khi Diệm bị đảo chính. Các tướng tá Sài gòn đánh nhau lung tung (1963-1965), đảo chính « sa lông » lộn tùng phèo, cũng có loại tướng ta miền Nam được coi là « thân Pháp », ví dụ Nguyễn Khánh. Chính vì thế mới có câu chuyện buồn cười là Đại sứ kế nhiệm Ca bốt lốt (là nhân vật đưa Diệm lên) đã gọi tất cả đám tướng tá Sài gòn vào rồi hỏi « trong số các ông, ai biết nói tiếng Pháp ». Chỉ có mỗi Nguyễn Cao Kỳ là « dũng cảm » dám giơ tay lên, trong khi tướng tá Sài gòn, đều có công danh bắt đầu trong quân đội thuộc địa Pháp, làm sao mà không biết tiếng Pháp nhưng đều rụt vòi cả. Đại sứ mới nói, « vậy mời ông tìm phiên dịch , tôi chỉ nói tiếng Anh ». Mặc dù khẳng khái nhận ảnh hưởng Pháp như vậy, Nguyễn Cao Kỳ vẫn là phó tổng thống ở miền Nam sau này. Còn Nguyễn Khánh thì bị gạt đi.
Vào thời điểm năm 1975, khi chính quyền miền Nam đầu hàng, chính phủ cuối cùng của nó được lập ra sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức là do Minh lớn đứng đầu. Ông này cũng thuộc vào thể loại « văn minh Pháp ».
Sau năm 1975, mặc dù VN tham gia vào khối francophone, tức là hiệp hội những nước nói tiếng Pháp, nhưng về thực tế, tiếng Pháp ở VN không phổ cập, không thể coi là một nước pháp ngữ, nó chỉ là « vang bóng một thời » , « yếu tố lịch sử » thôi.
Hiện tại Ê lít chính trị VN vẫn còn là thời của các nước XHCN cũ. Vậy kế tiếp sau sẽ là ai. Tốt nhất là nên xây dựng một hệ thống giáo dục chuẩn, để có thể có ê lít từ đào tạo trong nước. Phải lấy đào tạo trong nước làm chuẩn, còn đi học bên ngoài chỉ là mở mang tâm nhìn, có trải nghiệm cá nhân. Một nước không đào tạo được ê lít của mình, vẫn có tinh thần thờ phụng nước ngoài, thì dù là thờ ai, nó cũng vẫn có mầm mống vong bản trong đó.
Cũng phải phân biệt vong bản với giao lưu văn hóa. Trong vong bản có hàm ý cưỡng chế, làm cho người ta đi xa khỏi bản nguyên văn hóa của mình. Nhưng mỗi nền văn hóa cũng biến đổi, phát triển, vì thế giữ bản nguyên không phải là bảo thủ mà luôn luôn tiếp cận cái mới như một sự kế thừa truyền thống. Trong một nước có thể có nhiều dòng văn hóa giao nhau, điều này cũng không phải là vong bản. Ví dụ, nước Pháp bản thân nó có nhiều sắc dân : người Bơ rơ tông (breton), người Cóc(Corse), Nóc măng (Normand), .. sự giao thoa của nó dựa trên văn hóa chủ thể Pháp không phải là vong bản, bởi vì những người dân kia không bị phân biệt đồng thời phải chối bỏ văn hóa của mình, ở đây không có quan hệ thuộc địa. Ngược với quan hệ giữa văn hóa Pháp với người da đen, người Ả rập, có mầu sắc này..Ở Mỹ cũng vậy, các loại người da trắng : Đức, Anh, Irland, Ý.. không có vấn đề, nhưng với người gốc la tinh, da đen, châu Á lại có. Thời Liên Xô, văn hóa Nga là chủ thể, nhưng không vì thế mà cộng đồng các nước cộng hòa bị ..vong bản, thậm chí họ còn được tái tạo văn hóa dân tộc, dẫn đến việc nước Nga hiện tại lại coi đó là .. sai.
Trở lại với VN. Khi về VN, khi đi lăng quăng, trên đường đi, đi qua nhiều trụ sở huyện xã chủ yếu là ở miền Bắc, tôi nhận thấy mầu sắc, kiến trúc các tòa nhà hành chính dân sự mới xây mang bóng dáng kiến trúc Pháp thời thuộc địa. Kiểu dạng này là một biến thái của phong cách đông dương thuộc Pháp, nhưng đây là bây giờ xây hoàn toàn. Đấy chính là ảnh hưởng văn hóa, thẩm mỹ Phap. Ngược lại ở trong Nam, thì không thấy điều này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 24 2021, 12:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #78

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đến đây tôi có thể rút lại vài kết luận phần tôi viết trong chủ đề này.

1- Về bác Thảo. về mặt tư duy bác ấy thuộc về dạng Mác xít Tây Âu, điều này do ảnh hưởng của quá trình học tập của bác ấy theo bộ môn triết học của Pháp. Nhưng điều bác ấy khám phá, viết ra nhằm trả lời vào những vấn đề mà triết học phương tây đặt ra, nhưng không liên quan gì tới VN. Con đường bác ấy đi tới chủ nghĩa Mác đi qua Spinoza, một nhà triết học phương Tây có nhiều điểm gần gũi với tư duy triết học phương Đông, vốn có nguồn gốc từ đạo Nho, đạo Phật.
Nhưng điều tôi phân tích về bác ấy, quá ví dụ bức thư đối đáp với một triết gia theo Hê ghen, là Kojeve, đã chứng tỏ bác ấy nắm vững biện chứng Hê ghen, theo quan niệm duy vật biện chứng, và từ vị trí đó bác ấy đã phê phán cách nhìn nhận, phân tích Hê ghen của Kojeve,do ông này có mùi vị « duy tâm nhất thần » hơn.
Những tài liệu tôi có chỉ đến phần bác ấy viết vào những năm 50. Về sau bác Thảo có viết cho các tập chí khác một số tiểu luận, nhưng tôi không có những tài liệu đó, nên không nói gì được. Nhưng khả năng bác ấy không phải là một nhà mác xít nữa rất khó. Chính vì thế những thứ được gán ghép cho bác ấy của mấy ông Vịt cừu viết ra, dựa vào quan hệ của họ với bác ấy thời sang Pháp về sau (thập niên 90) không thuyết phục, và họ chỉ mượn mồm bác ấy để bịa đặt « chống cộng ». Vì thế cách tìm hiểu bác Thảo tốt nhất là xem những gì bác ấy viết, chứ không phải dựa trên « hồi ký bịa đặt » viết về bác ấy.

2- Về duy vật biện chứng. Nhân thể chủ đề này, tôi đã trình bầy sơ qua về duy vật biện chứng. Đặc biệt tô trình bầy sự khác biệt giữa duy vật và duy tâm. Duy tâm theo quan niệm phương Tây phải hiểu là « nhất thần giáo, nằm ngoài thế giới ». Tôi cũng chỉ ra thế nào là duy vật biện chứng khác với duy vật thô sơ, tôi gọi là đếm cua trong lỗ. Trong duy vật biện chứng, ý trí, nhận thức của con người cũng là duy vật, vì nó là chức năng điều khiển. Trong duy vật biện chứng người ta đi tìm những mâu thuẫn nội tại, và giải quyết những mâu thuẫn nội tại đó dựa trên những liên quan của nó với thế giới xung quanh ta, ngược lại phủ nhận có một ông thần, hay một nguyên lý « từ trên trời rơi xuống » (tiếng pháp ex nihilo), chẳng biết từ đâu ra điều khiển. Sự ngụy biện này dẫn người ta xa rời thực tế, như một dạng tự do tùy ý nhưng lại bị « chúa giới hạn », trong khi duy vật biện chứng quan niệm tự do là điều tất yếu phải xẩy ra do nó phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, nhưng việc hình thành nó thế nào lại do ý chí, ý thức con người tạo ra trong một một mối quan hệ qua lại giữa ý chí, ý thức và điều kiện hoàn cảnh. Ý thức này là một bộ phận của vật chất, vì nó là « hệ điều khiển » của vật chất, không phải là ông trời « bơm xuống vào người » cho ta. Quan niệm duy vật biện chứng không phủ nhận thế giới có quy luật vận động mà đạo Nho gọi là Thiên (hay thiên lý), nó cũng không phủ nhận sư không hiện hữu (non existence) không phải là hư vô mà là tiềm năng chưa lộ diện, vì thế nó cũng không ngược với tâm linh phật giáo, vốn tìm cái KHÔNG (tức là chân tâm).

3- Tôi cũng chỉ ra sự gần gũi của chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN, mà tôi gọi là chủ nghĩa Mác – Lê nin Nho giáo, vì người ta tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lê nin từ cái đế Nho giáo, với những cảm nhận luân lý (ethics) Nho giáo. Phần này bổ trợ cho những chủ điểm tôi đã viết về Phật giáo (Tào Động tông), rồi Thiên của Vạn Hạnh là mối liên quan giữa triết học Phật giáo, ứng sử Nho giáo. Với phần này, nó là cầu nối giữa Nho giáo và chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN. Nó chỉ ra rằng với tôi, Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa Mác-Lê nin đều là truyền thống VN, chủ nghĩa Mác-Lê nin như được dùng ở VN là một dạng Nho giáo cập nhật hóa, hiện đại hóa.


4- Tôi cũng có vài điều vụn vặt nữa về phân tích spinoza, về nhận thức triết học phương Tây nói chung,…




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 6 7 8
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC