Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 11 12 13 

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post Oct 10 2021, 03:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #121

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Số phận của lính khố đỏ khi quay trở lại VN cũng may mắn hơn đồng nghiệp của họ là lính ở các thuộc địa khác của Pháp. Khi trở về bản xứ, nhiều lính thuộc địa không chịu nổi bất công phân biệt chủng tộc nên nổi loạn, và Pháp đàn áp ngay. Ở VN, do số lượng ít, nên vấn đề này giảm đi. Đặc biệt Pháp lại có chế độ là đi lính từ Pháp về, nếu về làng thì nhập vào giới « tiên chỉ » tức là giới chức sắc ở các làng quê VN. Tất nhiên, số lượng người lính khố đỏ « đi Pháp » nhiều hơn số lượng các làng xã VN, như vậy cách phân bổ, chính sách của thực dân Pháp với lính khố đỏ từ chính quốc cụ thể thế nào, tôi không rõ. Đây có thể là đề tài nghiên cứu lịch sử tỉ mỉ về sau. Nhưng có điều chắc chắn là thực dân Pháp có các biện pháp tuyên truyền, « đánh bóng mạ kền » những người này, vì đó là cách để củng cố chế độ thuộc địa, bằng cách nói rằng họ (lính khố đỏ) đã tham gia bảo vệ mẫu quốc, tự do chống lại « Đức tặc », nhưng ở đây nó có mâu thuẫn rất lớn. Đó là khi người lính khố đỏ sang pháp, thì họ không bị phân biệt như ở bản xứ, nhưng ở bản xứ thì lại bị. Tự do ở chính quốc không có ở thuộc địa. Việc được nhìn thấy tận mắt « chính quốc » có ảnh hưởng tới nhận thức của người dân thuộc địa. Trong trường hợp lính khố đỏ, tôi không rõ, nhưng tôi có thể lấy bằng chứng của người châu Phi để so sánh.
Hammate Ba, là một học giả người Mali, ông này không phải thuộc vào dạng «Việt Minh » đòi độc lập cho tổ quốc mình, nhưng có lẽ vào dạng học giả kiểu Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đăng Thục ở miền Nam cũ. Tôi rất thích đọc sách của ông ta, vì ông ấy cho tôi thấy xã hội thuộc địa Pháp ở châu Phi thế nào, truyền thống tập tục của họ ra sao, xã hội họ đối kháng với sự xâm lược thuộc địa thế nào. Trong một cuốn sách của ông ấy, ông ta có nói sau đại chiến I, thì cái nhìn của người châu Phi với người Pháp thay đổi. Trước đó người pháp có cái gì đó như thượng đẳng, vì họ chỉ nhìn thấy quan lại da trắng thực dân Pháp oai phong lẫm liệt, nhưng sau đại chiến, Pháp có cử sang Mali những quan lại què cụt, là thương binh trong chiến tranh, như một sự đền ơn. Và người châu Phi mới thấy rằng người da trắng cũng là người bình thường, tính « thưởng đẳng » mất đi. Một điều nữa, khi lính châu Phi sang Pháp, họ thấy nước Pháp cũng có người nghèo, có « nhà Thổ » (tức là lầu xanh, đĩ điếm), và chắc chắn họ có quan hệ, điều mà ở thuộc địa không thể có chỉ có chiều đàn ông da trắng với phụ nữ châu Phi. Vì thế Hamate Ba mới nói rằng trước đại chiến I, thì người da trắng nhìn qua con mắt người châu Phi như những ông Thần, xã hội Pháp như Thiên đường. Sau đại chiến, khi một bộ phận người của họ được nhìn thấy tận mắt, thì điều này mất dần đi.
Như vậy văn bia tưởng niệm lính khố đỏ là nằm trong chính sách vinh danh đế quốc thực dân Pháp (Empire colonial français), điều bất ngời với tôi, là hóa ra ở Hà nội cũng từng có loại văn bia này, và năm ở chỗ công viên Lê nin bây giờ.
Cũng từ trong linh khố đỏ, mà xuất hiện ra các tướng lĩnh VN. Ví dụ như tướng Lê Trọng Tấn, được coi là vị tướng bách chiến bách thắng. Tất nhiên trong quân đội cách mạng đây không phải là nguồn duy nhất, vì ta có đai tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù là đại tướng đầu tiên của QDND VN ông chỉ là giáo viên dậy sử. Đại tướng Văn Tiến Dũng, chỉ là một người công nhân. Trung tướng Trần Văn Trà, là một người thợ điện, đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một người nông dân. Ngược lại về phía quân đội bù nhìn mà Pháp dựng ra từ sau năm 1948, rồi trở thành gốc gác cho quân đội Sài gòn về sau, thì phần nhiều ban đầu đều xuất thân là lính khố đỏ, như Đỗ Mâu, rồi ngay cả Nguyễn Văn Thiệu. Binh nghiệp của họ là do có Việt minh tạo ra, vì không có Việt Minh, Pháp vẫn cai trị kiểu cũ ở VN, thì họ vẫn chỉ là cai đội. Lên được, vì biết « uốn lưng », nên đây là loại tướng « bách chiến bách bại », nhưng viết hồi ký thì oai như cóc. Ví dụ như hồi ký Đỗ Mậu.
Phải tới thập niên 70, tức là khi sắp thua, thì Sài gòn mới cho ra lò được một số tướng tá đánh đấm cũng khá về « kỹ thuật cá nhân », thoát được cái dớp « số phận lính khố đỏ tay sai dốt nát». Ví dụ như Lê Minh Đảo, chỉ huy sư đoàn 25 (hay 23 tôi không nhớ), hay Lê Quang Chưởng, chỉ huy sư đoàn tinh nhuệ nhất của miền Nam cũ, là sư đoàn 1 dù. Mặc dù vậy quân đội miền Nam cũ không thể thoát khoải hai cái « tội tổ tông » chết người là : một. tinh thần và lý do chiến đấu, hai : quân đội, chiến thuật chiến lược là « con nghiện » của công nghiệp quân sự Mỹ. Không chỉ quân đội miền Nam mới thế, mà ngay hiện tại quân đội Apganistan do Mỹ dựng lên cũng thế. Kết cục thế nào thì ai cũng biết, vì nó đang là thời sự.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 10 2021, 03:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #122

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trở lại tượng Lê nin, nếu cách mạng VN, sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với học thuyết Lê nin nít từ thập niên 30, thì tượng Lê nin vào Vn rất muộn. Lý thuyết của Lê nin đã được « vận dụng sáng tạo » ở Vn (như cách nói ở Vn hiện tại), có nghĩa là nó đã được Việt nam hóa, còn Việt nam hóa thế nào, thì tôi đã chỉ ra trong cách tiếp cận học thuyết này trong chủ đề về bác Thảo, và cũng đã đề cấp tới nó rải rác ở nhiều chủ đề khác. Như vậy học thuyết Mác-Lê nin như ta có ngày nay ở Vn là một học thuyết VN, có vị trí trong văn hóa dân tộc tương đương với đạo Phật, đạo Nho (đây là cách nhìn của tôi). Ông Lê nin không tự sang VN truyền bá học thuyết kiểu Alexande de Rhode truyền đạo để Liên Xô xâm lược VN, mà là người VN tự tìm đến như một công cụ giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Trong điều kiện đó thì vinh danh ông là quá chuẩn. Không có gì phải bàn cãi.
Tượng ông Lê nin « định cư » ở VN muộn hơn rất nhiều chủ nghĩa Mác-Lê nin vào VN. Tượng chỉ được đặt sau năm 1979. Như vậy ông đã « ba cùng » với người VN trong những giai đoạn gian khổ nhất, có lẽ còn gian khổ hơn cả thời chiến tranh, bây giờ VN đã khấm khá hơn ông càng có lý do ở lại VN hơn.Khổ còn ở được, sao giờ không ở được. Đến như John MacCain, là người Mỹ, nước Mỹ giầu thế mà John cũng nhất định phải có một miếng đất cắm dùi ở bên bờ hồ Trúc Bạch, nữa là người Nga (tôi đùa một chút).
Việc Liên Xô không tồn tại nữa, và ở nước Nga ngày nay dù có đảng cộng sản là phe đối lập, nước Nga không theo chủ nghĩa Mác – Lê nin. Mỹ, phương Tây thì không nói làm gì rồi. Những điều này không ảnh hưởng gì tới việc « ông Lê nin ở VN », ngược lại « ông Lê nin ở Vn » lại là một sự độc đáo, và cũng không có gì là ngược đời cả. Hãy lấy ví dụ Phật giáo. Phật giáo hiện nay tuyệt diệt trên đất sinh ra nó là Ấn độ, nhưng phật giáo vẫn tồn tại ở Vn, là cấu thành không thể thiếu được của văn hóa dân tộc VN. Chủ nghĩa Mác-Lê nin cũng vậy, nó cũng là một cấu thành của văn hóa VN. Nó vượt ra ngoài rất xa đảng cộng sản. Cương lĩnh của đảng cộng sản VN là chủ nghĩa Mác-Lê nin, nhưng học thuyết này gắn bó với dân tộc VN mãnh liệt hơn nhiều, vì nó là một sự kế tiếp truyền thống Phật giáo, Nho giáo. Với tôi nó còn là một loại tân Nho, mà tôi gọi là Mác xít Nho giáo.
Thế còn văn bia lính khố đỏ, tại sao lại đập đi, vì họ là người Vn cơ mà. Vấn đề của nó là, lính khố đỏ được vinh danh trong khuôn khổ của Đế quốc thuộc địa Pháp. Nhà nước VN hiện đại có gì dính dáng tới nó đâu. Nếu phải vinh danh lính khố đỏ, thì nơi phải đặt tượng đài sẽ là nước Pháp. Và đúng thế thật, ở Paris có tượng đài này, dù người ta không để ý tới nó. Nó nằm ở trong khu rừng Vincennes, đối diện với một cái tu viện phật giáo Tây tạng. Ở đây cũng có những dấu tích Pháp dựng lại những cảnh quan thuộc địa (đình VN, chùa khơ me, ..) cho triển lãm thuộc địa vào đầu thế kỷ XX. Mặc dù tồn tại, nó cũng không được quan tâm, nên ở dạng « bỏ thì thương, vương thì tội », giống như cái lăng Hoàng Cao Khải ở Thái Hà Hà nội (thời tôi còn bé, giờ thì không biết nó ra sao).
Trong cái đoạn FB mà NVT dẫn ở trên. Người viết gọi người lập ra các tượng đài Foch, lính khố đỏ này là « tiền nhân ». Tôi thì không có cái nhìn đó, vì thực dân pháp không phải là tiền nhân của tôi. Hiện tại, ở Pháp vẫn có một đảng phái thực dân, đó chính là lực lượng cực hữu, tức là Front National của gia đình LEPEN, dù giờ nó được đổi tên là « tập hợp dân tộc » , do ông bố đã về hưu và con gái nối ngôi. Tư duy của nó là phân biệt tộc, chẳng hiểu sao người viết cái đoạn FB trên lại có thể coi họ là « tiền nhân ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 29 2021, 02:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #123

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



NHỮNG TƯỢNG ĐÀI TỪNG ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở HÀ NỘI THỜI PHÁP THUỘC
*****
1* TƯỢNG ĐÀI JEAN DUPUIS
(VietCuong Sarraut khảo cứu và biên tập)
Jean Dupuis sinh ngày 7/12/1828 tại Saint-Just-la-Pendue nước Pháp, mất ngày 28/11/1912 ở Monaco. Là một nhà thám hiểm và thương nhân người Pháp.Sử Nhà Nguyễn gọi là Đồ Phổ Nghĩa (涂普義).
Dupuis được hưởng sự giáo dục tại Tarare(Rhône, Pháp). Năm 1858 ông đến Ai Cập với tư cách là một thương nhân, rồi từ đó đến Trung Quốc. Chuyến đi này là tiền đề cho nhiều cuộc thám hiếm khác đến những vùng chưa được biết đến ở miền nam Trung Quốc, và tới thời kỳ 1871–1872, ông bắt đầu khám phá vùng sông Hồng cho mục đích thương mại.
Năm 1872 Jean Dupuis đưa quân Cờ Vàng từ Trung Quốc về đánh chiếm con đường mới mở từ khu phố cổ đi ra cửa ô Quan Chưởng và mở một cửa hàng bán chiếu cói ở đây(thực chất là xây dựng màng lưới gián điệp trong thành Hà Nội)
Năm 1873 ông vướng vào một vụ tranh chấp với nhà đương cục Việt Nam trong thương vụ vận chuyển vũ khí từ Hải Phòng đi Vân Nam, bán vũ khí để đổi lấy hàng hóa cho quân đội Trung Hoa. Ông bị thuế quan Hà nội bắt giữ tại trạm quan thuế nhà Nguyễn đúng vào vị trí nay là cửa Ô Quan Chưởng. Được lệnh từ toàn quyền Nam Kỳ, Francis Garnier dẫn quân từ Sài Gòn ra Bắc Kỳ để hòa giải cuộc tranh chấp, tuy nhiên Garnier tự ý đánh chiếm thành Hà Nội, dẫn đến cuộc xung đột với quân triều đình Huế và quân Cờ đen. Đây là nguyên nhân trực tiếp của biến cố Bắc kỳ, và Dupuis là người tích cực góp tay vào việc giúp Pháp chinh phục vùng đất này.
Năm 1879 Dupuis viết "Khai thông sông Hồng cho thương mại", trong đó có vẽ bản đồ Bắc Kỳ, bản đồ đầu tiên của vùng này.
Năm 1881 Dupuis được Viện Hàn lâm Khoa học Paris trao giải thưởng Delalande Guérineau cho công trạng thám hiểm và hỗ trợ chinh phục Bắc Kỳ.
Ngày 23/5/1931, tại đường Quai Clemenceau (ngày nay là đường Trần Nhật Duật) người Pháp dựng bức tượng Jean Dupuis. Phía dưới pho tượng chân dung Jean Dupuis là phù điêu các chiến hạm Pháp cập Bến Phà Đen và hình ảnh phu khuân vác.
Đồng thời người Pháp đặt tên con phố dẫn ra cửa ô Quan Chưởng là Rue Jean Dupuis, nhưng dân ta quen gọi là Phố Mới(phố Hàng Chiếu bây giờ).
Ngày 1/8/1945 chính quyền Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim đã phá bỏ tượng Jean Dupuis cùng với Tượng Paul Bert ở vườn hoa cùng tên(nay là vườn hoa Lý Thái Tổ), tượng Nữ thần Tự do ở vườn hoa Cửa Nam, và tượng kỷ niệm lính Khố xanh ở vườn hoa phố Tràng Thi.
(Còn tiếp theo)
2* TƯỢNG ĐÀI PAUL BERT
*****
(Viet Cuong Sarraut khảo cứu và biên tập - tiếp theo)

Paul Bert (1833 – 1886) là nhà khoa học ngành động vật, sinh học và là chính trị gia Pháp. Ông có công trong việc giải phóng nền giáo dục quốc dân khỏi các giáo phái và tạo cơ hội cho mọi công dân tiếp cận với giáo dục. Paul Bert là quan chức dân sự đầu tiên được bổ nhiệm vào cương vị Toàn quyền Lưỡng kỳ ( Bắc và Trung kỳ). Được bổ nhiệm vào tháng 1/1886, đến Hà Nội vào tháng 4 nhưng đến tháng 11 năm đó thì Paul Bert đã chết vì dịch bệnh kiết lỵ tại Hà Nội.
Chính phủ Pháp coi Paul Bert như người tổ chức lại thuộc địa và quy hoạch trước khi vua Đồng Khánh trao Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa (1888). Do vậy Paul Bert đuợc tôn vinh bằng cách đặt tên phố( Rue Paul Bert là Phố Tràng Tiền và Hàng Khay ngày nay), tên trường học (College Paul Bert là tiền thân trường Nữ sinh Đồng Khánh tức trường Trưng Vương ngày nay) và đúc tượng. Tượng đồng đặt tại khu đất trống cạnh Toà thị chính bên Hồ Gươm(Square Paul Bert hay còn gọi là vườn hoa Nhà Kèn tức vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay).
Bức tượng toàn thân của Paul Bert tay cầm lá cờ Pháp và một người bản xứ ngồi dưới chân mắt ngước lên đã tạo nên nhiều dư luận chỉ trích, bất bình của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các sỹ phu Bắc Hà và các học giả ở viện Viễn Đông Bác cổ.
Hình ảnh Paul Bert đứng xòe tay che chở cho người bản xứ với ý nghĩa An Nam nằm dưới sự bảo trợ của Pháp. Tiền đúc tượng lấy một phần từ công quỹ, vua Đồng Khánh góp 1.000 đồng và ông vua này còn lệnh cho Nha Kinh lược Bắc kỳ thông tin đến các quan lại hàng tỉnh, hàng phủ đến hàng huyện bắt dân chúng phải đóng góp. Tượng đúc bằng đồng ở bên Pháp. Ngày 11-7-1890, Hội đồng thành phố làm lễ khánh thành tượng vào dịp kỷ niệm Quốc khánh Pháp 14/7/1090.
Ngày 1/8/1945 chính quyền Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim đã giật đổ bức tượng thực dân này cùng với một số tượng khác do người Pháp xây dựng ở Hà Nội.
(Còn tiếp theo)
Tượng Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert bên hồ Hoàn Kiếm(vườn hoa Lý Thái tổ ngày nay)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Dec 29 2021, 02:35 PM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 3 2022, 09:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #124

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



LỊCH SỬ THĂNG TRẦM MỘT KHU ĐẤT VÀNG Ở PHÍA NAM HÀ NỘI
*****
Viet Cuong Sarraut khảo cứu và biên tập.

Trong suốt chiều dài trên 900 năm, tính từ triều Lý năm 1010 đến hết triều Nguyễn năm 1945, các nền quân chủ ở nước ta, cứ địa điểm nào được chọn làm kinh đô thì ở đó đều có hai công trình kiến trúc là Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao. Cụ thể là ở kinh thành Thăng Long (triều Lý - Trần - Lê), Tây Đô - Thanh Hóa (triều Hồ), Huế (triều Nguyễn). Trong bài viết này, tôi chỉ nói đến vị trí hai công trình kiến trúc đó ở Thăng Long - Hà Nội và chủ yếu là vị trí đàn Nam Giao.

Đàn Xã Tắc là nơi để thực hiện nghi thức tế Xã thần (thần Đất), và Tắc thần (thần Nông). Đây là hai vị thần phù hộ cho mùa màng bội thu, sự ấm no thịnh vượng, theo tín ngưỡng của một số quốc gia thuộc nền văn minh lúa nước. Lễ tế ở đàn Xã Tắc được đích thân nhà vua tổ chức và làm chủ tế.
Đàn Xã Tắc - Thăng Long được xây dựng dưới triều vua Lý Thánh Tông (1048), đến triều Lê Chiêu Thống (1788) thì bị vùi lấp và mất dấu tích. Vị trí đàn ở phía Tây Nam kinh thành, bên ngoài cửa ô Trường Quảng (ô Thịnh Quang, ô Thịnh Hào), có tên Nôm là ô Chợ Dừa.
Năm 2006, trong lúc làm đường Kim Liên mới (nay là phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội), di tích Đàn Xã Tắc bất ngờ phát lộ, sau 200 năm mất tích. Hiện nay, ở Huế và Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ được 2 Đàn Xã Tắc tương đối nguyên vẹn.

Đàn Nam Giao Thăng Long là đàn tế trời được xây dựng ở kinh thành Thăng Long để hoàng đế các triều đại từ nhà Lý đến hết nhà Lê Trung Hưng thực hiện nghi lễ tế Nam Giao trong khoảng gần tám trăm năm Thăng Long đóng vai trò là kinh đô nước Đại Việt. Đây là công trình kiến trúc tâm linh quan trọng của nhiều triều đình phong kiến Việt Nam. Hiện nay, đàn Nam Giao Thăng Long đã không còn các công trình kiến trúc, chỉ còn một số dấu vết khảo cổ trong lòng đất tại vị trí tòa nhà Trung tâm thương mại Vincom Center- Bà Triệu.
Theo Việt Sử lược thế kỷ XIV, bộ chính sử cổ nhất nước ta viết thì vào tháng 9 năm Giáp Tuất (1154), Đàn Viên Khâu (một cách gọi khác của đàn Nam Giao) ở phía Nam kinh thành Thăng Long được xây dựng để tế trời. Như vậy, nhà Lý sau 38 năm định đô ở Thăng Long đã xây dựng Đàn Xã Tắc (1048 triều vua Lý Thánh Tông), nhưng phải sau 144 năm mới xây dựng Đàn Nam Giao (1154 triều vua Lý Anh Tông).Đàn Nam Giao thực chất là một quần thể kiến trúc khá độc đáo với nhiều toà nhà được xây dựng tương đối công phu.
Từ năm 1802, kinh đô nước Đại Việt chuyển vào Huế, các vua triều Nguyễn cho xây dựng Đàn Nam Giao ở địa phận xã Dương Xuân về phía Nam kinh thành vào năm 1806. Do đó, Đàn Nam Giao ở Thăng Long - Hà Nội không được xây dựng lại nữa. Như vậy, Đàn Nam Giao Thăng Long là đàn tế trời đầu tiên của nước Việt Nam quân chủ trung đại. Ngoài Đàn Nam Giao Thăng Long, Đàn Nam Giao Huế còn có Đàn Nam Giao nhà Hồ (1400 - 1407) ở phía Nam thành nhà Hồ, trên núi Đốn Sơn - Thanh Hóa.
Vị trí Đàn Nam Giao - Thăng Long, ngày nay có thể xác định như sau: Mặt trước đàn nhìn ra hướng Nam là phố Thái Phiên, cạnh phía Bắc của đàn là đoạn giữa phố Đoàn Trần Nghiệp, cạnh phía Đông giáp phố Mai Hắc Đế, cạnh phía tây giáp phố Bà Triệu, thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Sau khi thành lập chính quyền Bảo hộ ở Bắc Kỳ, người Pháp cấp khu đất có Đàn Nam Giao cho một công ty xây dựng nhà máy diêm. Từ năm 1892, khi nhà máy này đi vào sản xuất, đàn Nam Giao mới mất hẳn dấu tích. Đây là nhà máy diêm đầu tiên ở Bắc kỳ.

Năm 1919 ở Hà Nội có một nhà giáo tên là Nguyễn Quý Toản đi Tây về, có đầu óc tân tiến đã sáng lập ra trường Thể dục Hà Nội đầu tiên (Hanoi's École d’éducation physique viết tắt là EDEP), đồng sáng lập ra EDEP còn có ông Bùi Đình Tịnh. Vị trí EDEP ở phía Nam Hà Nội, là khoảng đất rộng 3 ha ở đằng sau nhà máy diêm, là một bãi luyện tập các môn thể thao và có cả sân bóng đá. Trường Thể dục Hà Nội (EDEP) là trường Thể dục đầu tiên của học sinh, thanh niên Hà Nội thời bấy giờ.
Đầu những năm 30 thế kỷ trước, chính quyền thành phố có kế hoạch mở rộng thành phố về phía Nam đã thu hồi mảnh đất của trường Thể dục Hà Nội, đền cho trường mảnh đất có diện tích tương tự ở giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy, tức là vị trí sân vận động Hàng Đẫy ngày nay.
Khoảng những năm 40, nhà máy diêm bị cháy, người ta không xây dựng lại nữa. Mảnh đất có nhà máy diêm và trường Thể dục Hà Nội trở thành hoang phế.

Vào khoảng những năm 30-40 Chợ Đuổi ở phố Chợ Đuổi (nay là phố Tuệ Tĩnh) giải tán, bị dồn xuống họp ở cuối phố Bà Triệu trên mảnh đất hoang phế nói trên. Dân Hà Nội vẫn gọi chợ mới này là Chợ Đuổi, nhưng để phân biệt với Chợ Đuổi đầu tiên ở phố Chợ Đuổi, chợ này dân Hà Nội gọi là Chợ Đuổi - nhà Diêm.

Sau ngày Tiếp quản Thủ đô, năm 1957 nhà nước lấy khu đất Chợ Đuổi này để xây dựng nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo chuyển từ chiến khu Việt Bắc về. Đây là nhà máy cơ khí đầu tiên, là cánh chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Chợ Đuổi một lần nữa bị đuổi xuống họp chợ ở phố Lê Đại Hành - Cao Đạt.

Từ năm 2004, được sự đồng ý của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo đã di dời để nhường chỗ xây dựng Trung tâm thương mại Vincom Center - Bà Triệu, như chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Như vậy, trải qua 850 năm, mảnh đất vàng phía Nam Hà Nội đã từng là vị trí Đàn Nam Giao đầu tiên của nước Đại Việt, vị trí một nhà máy diêm đầu tiên ở Bắc kỳ, trường Thể dục đầu tiên ở Hà Nội, vị trí một cái chợ dân sinh có tên là chợ Đuổi, vị trí nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí đầu tiên của nước VNDCCH, và vị trí trung tâm thương mại Vincom center- Bà Triệu ngày nay.

Xin được lắng nghe và tiếp thu các ý kiến chỉ giáo, bổ sung của các nhà sử học, khảo cổ học, Hà Nội học và các "phây hữu".

Hà Nội 29/4/2022




--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 30 2023, 01:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #125

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bia tưởng niệm Francis Ganier tử trận bởi quân Cờ Đen trên đường Đê La Thành năm 1954. Vị trí nay là Nhà thờ Giảng Võ, 766 Đê La Thành

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 30 2023, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #126

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hóa ra có cả bia tưởng niệm.Mộ của Francis Garnier nằm ở phía cầu Giấy. Hồi nhỏ, tôi vẫn đi qua đấy, cái mộ nằm ngay gần vệ đường, hoang tàn. Nếu tôi không nhầm thì hài cốt của ông này đã được đưa về Pháp, điều đó là hợp lý, báu bổ gì giữ mấy thứ đó ở VN.
Còn đàn xã tắc thì nó cũng ở cuối đường xã đàn nối với cửa Nam chứ.
à hóa ra đàn xã tắc và Nam giao không phải là một à.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 31 2023, 11:52 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #127

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phố Xã Đàn cách cửa Nam rất xa. Bác có thể tra google map là thấy ngay.
Em nhớ có lần bác nhắc đến ở Paris có bia tưởng niệm một gã thực dân nào đó nhỉ?


Mộ quan năm Henri Riviere tại Cầu Giấy năm 1920 và 1951 ở hình ảnh dưới đây

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Mar 31 2023, 12:43 PM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 4 2023, 04:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #128

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



https://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-o/19/14/f3/f1/detail-du-monument.jpg

Nó đây này. Chính là cho Francis Garnier


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 4 2023, 08:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #129

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên cái tượng của Francis Garnier, phía dưới là hai cô gái trần truồng tượng trưng cho hai dòng sông : sông Hồng và sông Mê công. Vào thời thế kỷ XVIII, XIX, do phương Tây coi mình là « con đẻ của văn hóa Hi lạp La mã », nên thường lấy hình ảnh « gái cởi chuồng » theo chuẩn vẻ đẹp của văn hóa Hi-La tượng trưng cho dòng sông. Vì Francis Garnier được coi như nhà thám hiểm, khám phá ra sông Hồng và sông Mê công, nên có hình tượng hai cô gái ở đây. Nhưng ta phải hiểu là thám hiểm và khám phá là với phương Tây, chứ không phải với ta. Chính vì thế trong những nhận thức lịch sử văn hóa tôn giáo, kinh tế, chính trị, .. có nguồn gốc từ họ thì nhất định ta phải đổi hệ quy chiếu, vì chúng có chiều theo lợi ích, truyền thống văn hóa, định kiến, .. của xã hội họ. Ở đây không thể có các giá trị phổ quát kiểu mỳ ăn liền.
Chính xác hơn loài người nhân loại có những giá trị phổ quát, nhưng sự thể hiện của chúng khác nhau do được (và bắt buộc ) bản địa hóa. Nếu không có bản địa hóa mà chỉ « con vẹt » thì thực ra là một sự xâm lược.
Ở trên tôi cố tình dùng thuật ngữ « trần chuồng » để nói rằng, theo quan niệm (định kiến) phương Tây, thì cởi chuồng kiểu Hi lạp là đẹp là thẩm mỹ, chứ không phải là porno (kích động tình dục), nhưng đấy là một tiềm thức ngấm ở trong văn hóa tạo ra, giống như một thứ vô thức, nghiễm nhiên công nhận.
Gần đây, trên báo Pháp có đăng tin, một cô giáo dậy cấp I ở Mỹ, bang Florida vừa bị đuổi việc, vì đã trót đưa học sinh vào bảo tàng xem tượng Đa vít (David), và bị phụ huynh học sinh tố cáo là có hành vi porno.
Câu chuyện có vẻ khôi hài, vì ta chấp nhận văn hóa phương Tây là chuẩn, nhưng với những người gốc Tây ban Nha, hay Mễ tây cơ, thì mặc dù xuất phát điểm là người châu Âu, họ không coi văn hóa Hi La là gốc của mình, và tất nhiên không công nhận vẻ đẹp nude (cởi chuồng) cũng như những người theo thiên chúa giáo cuồng tín (fondamentalist) cũng vậy.
Trở lại với Francis Garnier, ngoài tượng, còn có nhiều đường phố mang tên ông này ở Pháp. Hiển nhiên ở Pháp đó là một vĩ nhân (dù hiện tại nó cũng khô ng tung hô), còn tât nhiên với một người Vn bình thường thì ông này chỉ là một tên thực dân với đầy đủ nghĩa của nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 11 12 13
Topic Options
5 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (5 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC