Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 La Hán, (em hỏi một chút)

NVT2002
post Sep 13 2013, 09:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Evil @ Sep 13 2013, 08:55 AM)



Có gì đâu, em sẽ search Bắc Tông với Nguyên Thủy để đọc (nếu không quá dài và quá phức tạp). Cái em muốn biết là một chút hiểu biết bề nổi chứ không phải kiến thức chiều sâu ạ.
*


Sự khác biệt giữa Nguyên Thủy và Bắc Tông rất dài và phức tạp.
Hầu hết mọi người đều hiểu La Hán theo kiểu Bắc Tông, trong khi phần giải thích của bác Voicon lại theo kiểu Nguyên Thủy.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Sep 13 2013, 10:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(NVT2002 @ Sep 13 2013, 09:35 AM)
QUOTE(Evil @ Sep 13 2013, 08:55 AM)



Có gì đâu, em sẽ search Bắc Tông với Nguyên Thủy để đọc (nếu không quá dài và quá phức tạp). Cái em muốn biết là một chút hiểu biết bề nổi chứ không phải kiến thức chiều sâu ạ.
*


Sự khác biệt giữa Nguyên Thủy và Bắc Tông rất dài và phức tạp.
Hầu hết mọi người đều hiểu La Hán theo kiểu Bắc Tông, trong khi phần giải thích của bác Voicon lại theo kiểu Nguyên Thủy.
*


Ngay cả đạo phật trong dân chúng chỉ hiểu là đi chùa chắp tay lạy phật, nếu cũng coi đây là một cách giải thích thì chẳng ra làm sao cả. Danh từ Bụt vốn là phiên âm từ Buddha trong dân gian cũng biến thành một ông già râu dài tóc bạc chống gậy mỗi khi ai đó khóc thì hiện ra.

Nói chung cứ cách hiểu đơn giản gần với sự thật nhất là được.

Về lịch sử phật giáo tóm lược:
Ở Nepan/ Ấn Độ ngày xừa gồm nhiều quốc gia nhỏ, trong đó một quốc gia sinh ra hoàng tử Tất đạt đa (tên mang nghĩa "cầu là được"). Lớn lên hoàng tử chán cảnh đời xuất gia theo các ông thầy khác nhau. Không thỏa mãn với các ông thầy, Tất đạt đa tự mình tu hành, đến năm 29 tuổi (một số nguồn ghi 35 tuổi) thì tự nhận là giác ngộ. (em ghi theo trí nhớ, có thể nhầmm lẫn)

Tất đạt đa sau đó đi nhiều nơi truyền dạy lại giáo lý của mình. Đến năm 80 tuổi thì mất, không chỉ định lại người lãnh đạo giáo hội.

Thời ông sống giáo lý được dạy truyền miệng từ thầy sang trò và học thuộc lòng. Sau khi ông mất khoảng vài trăm năm giáo lý được tổng kết lại và ghi lên lá cây và truyền đi các xứ khác nhau.

Dần dần Phật giáo phân chia thành nhiều phái khác nhau. Hiện giờ có thể chia làm hai nhóm chính:

Phật giáo truyền sang phía Bắc qua Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Triều Tiên, Việt Nam gọi là Bắc Tông, đặc biệt phật giáo Tây Tạng (bao gồm cả Đạt Lai Lạt Ma) gọi là Mật Tông. Phật giáo Bắc Truyền đặc điểm là không có nguồn gốc văn tự lịch sử rõ ràng, pha tạp nhiều với văn hóa và tín ngưỡng bản địa.

Phật giáo truyền về phương Nam (Nam Tông) lấy Sri Lanka làm gốc vì quốc đảo này lưu giữ những văn tự nguyên thủy rõ ràng nhất. Đặc điểm là khá bảo thủ nên thuần nhất không bị pha tạp với các tín ngưỡng khác. Phật giáo Nam Tông thịnh hành ở Thái, Miên, Lào, Cam, Tích Lan.

Về tư tưởng có nhiều điểm chung. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm rất khác biệt, Phật giáo bắc tông coi mình tiến bộ và cao siêu hơn, trong khi phật giáo nam tông coi phật giáo bắc tông là ngoại đạo, không phải phật giáo. Những khái niệm như phật, la hán các tông phái khác nhau cũng hiểu khác nhau

Phật giáo Nam Tông cũng thường được gọi là phật giáo nguyên thủy vì được coi là gần nhất với phật giáo thời đức phật còn sống



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Sep 16 2013, 02:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Ah, nếu đặt Bắc Tông so với Nam Tông thì em có biết một tí (chứ lúc đầu em không biết Phật giáo Nguyên Thủy còn gọi là Nam Tông).

Em nghe loáng tháng tai được tai mất ở đâu lại cứ tưởng La Hán là các vị như kiểu hộ vệ, bảo vệ gì đấy của Phật. Vậy nếu La Hán chỉ là một trình độ, không phải là một vai trò thì cho em hỏi tiếp là trong đạo Phật có cái người làm vai trò hộ pháp, hộ vệ gì đó đấy không ạ?


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Sep 18 2013, 05:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Evil @ Sep 16 2013, 02:04 PM)
Em nghe loáng tháng tai được tai mất ở đâu lại cứ tưởng La Hán là các vị như kiểu hộ vệ, bảo vệ gì đấy của Phật. Vậy nếu La Hán chỉ là một trình độ, không phải là một vai trò thì cho em hỏi tiếp là trong đạo Phật có cái người làm vai trò hộ pháp, hộ vệ gì đó đấy không ạ?
*



Trong truyện chưởng Kim Dung thì 18 vị La Hán chùa Thiếu Lâm là những cao thủ chuyên đánh đấm để bảo vệ chùa và các mục tiêu chính nghĩa khác, nhưng đó là hư cấu và có thể là nguồn gốc sự hiểu lầm của Evil.

Trong Đạo Phật, thực ra là chỉ một số tông phái, có những câu chuyện về người/thần linh hộ vệ, hộ pháp. Ví dụ vua A Dục (Asoka) là người có công lớn truyền bá Đạo Phật. Ví dụ nữa là hình tượng "Đai Hắc Hộ Pháp" = ông Ác trong cặp đôi "ông Thiện ông Ác" thường thấy đứng gác ngoài các cửa chùa. Trong tu tập thật sự thì Hộ Pháp là một hình ảnh mà người tu "tự kỷ ám thị" hiện diện trong thân tâm, có sức mạnh diệt trừ tà ma, đưa người tu tới cõi viên giác thành tựu.

Xem thêm:
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99_Ph%C3%A1p



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
voiconlontalonton
post Sep 19 2013, 10:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.220
Tham gia từ: 17-January 04
Thành viên thứ: 1.361

Tiền mặt hiện có : 47.985$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(Evil @ Sep 16 2013, 02:04 PM)
Ah, nếu đặt Bắc Tông so với Nam Tông thì em có biết một tí (chứ lúc đầu em không biết Phật giáo Nguyên Thủy còn gọi là Nam Tông).

Em nghe loáng tháng tai được tai mất ở đâu lại cứ tưởng La Hán là các vị như kiểu hộ vệ, bảo vệ gì đấy của Phật. Vậy nếu La Hán chỉ là một trình độ, không phải là một vai trò thì cho em hỏi tiếp là trong đạo Phật có cái người làm vai trò hộ pháp, hộ vệ gì đó đấy không ạ?
*


Một số người không công nhận Nam Tông là phật giáo nguyên thủy mà coi mô hình phật giáo cách đây 2500 năm mới là phật giáo nguyên thủy, tuy đã bị thất lạc mất nhiều do thời gian.

Trong phật giáo nói chung không có người hộ pháp chuyên biệt.

Nói hộ pháp có thể nói đến vua chúa hoặc người thế tục, bất cứ ai che chở bảo vệ hộ trì cho các tu sĩ và việc truyền đạo đều có thể gọi là hộ pháp. Trong truyền thuyết thì ai theo chánh pháp được chư thiên bảo vệ.

----------------

Nói chung tư tưởng hộ pháp bảo vệ phật này nọ là tư tưởng thế tục, đặc biệt là hình thức hợp lý hóa quyền lực chính trị của các thế lực trong xã hội và các thế lực chính trị cũng rất thích cách nghĩ này. Cho đến cả các tôn giáo khác cũng vậy, nó tạo cho con người ta một sứ mệnh, một mục đích, tính chính danh. Tranh nhau làm người thừa kế chính thức của tôn giáo, hoặc làm người che chở bảo vệ cho tôn giáo.. rồi quay sang tiêu diệt lẫn nhau

Tư tưởng bảo vệ này đi ngược lại với phật giáo với lý do, lấy cái yếu bảo vệ cái mạnh. Đối với phật giáo chân chính thì trí tuệ là mạnh nhất, các vua chúa quan chức còn phải tìm chỗ che chở nương tựa (quy y) nơi đức phật và giáo pháp. Nói cách khác, phật pháp là chỗ nương tựa, là sự che chở bảo vệ cho chúng sinh, cho đến các vua chúa, hay cả quốc gia, mấy cái hộ pháp các thứ chỉ là thứ yếu không đáng kể đến. Chính các quốc gia, hoàng đế, các triều đại đến rồi đi, trong khi phật giáo vẫn còn, ai mạnh hơn, ai có sức sống cao hơn, ai cần phải bảo vệ ai?

Hộ vệ trong phật giáo thực ra là lấy trí tuệ biết việc nên làm việc không nên làm, lấy lòng nhân từ khoan dung đối với người thì người không hại mình, như vậy là tự bảo vệ. Cho đến cả đức phật cũng tự bảo vệ mình bằng cách đó

Phật dạy 4 pháp để thu phục người khác, có thể nói là 4 pháp mang tính "xã hội" nhất trong phật giáo:
Bố thí: cho người khác cái người cần, người ta sẽ biết ơn và thuần phục. Đứng đầu trong bố thí là bố thí pháp, nghĩa là phân biệt chỉ cho người con đường đúng sai phải trái
Ái ngữ: dùng lời nói dễ nghe để nói với người. Đứng đầu trong ái ngữ là nói về đạo pháp, chỉ cho người biết đúng sai
Lợi hành: làm các việc có lợi cho người như về tài sản, danh lợi.. Đứng đầu trong các hành động có ích là giúp người nhận ra giáo pháp
Đồng sự: cùng làm việc, chia sẻ giúp đỡ công việc với người khác. Đứng đầu trong đồng sự là cùng làm các việc về đạo pháp

Đây là 4 pháp để thu phục người, cũng đồng nghĩa với tự bảo vệ mình và bảo vệ phật giáo. Người có trí tự biết nương theo 4 pháp này mà hành sự từng thời điểm, nhỏ thì thu phục người trong gia đình yên ổn, hòa thuận, lớn thì thu phục quốc gia xã tắc trong lòng bàn tay

Như vậy có thể thấy phật giáo thực ra rất tự đề cao mình, lấy giáo pháp làm chỗ nương tựa bảo vệ chứ không phải ngược lại là cần người khác che chở bảo vệ như cách hiểu trong dân gian. Còn Đức phật là bậc thầy chỉ đường, là kẻ mạnh nhất đai đen 10 đẳng không bảo vệ người khác thì thôi, lẽ nào lại cần ai bảo vệ?

Mà theo truyền thuyết đức phật rất cao lớn và đẹp trai, sinh ra trong dòng dõi chiến sĩ học nghề từ nhỏ, có lẽ nếu cần phải đánh nhau tay đôi cũng không cần người khác phải giúp đâu.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi voiconlontalonton: Sep 19 2013, 10:31 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Sep 20 2013, 09:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Cảm ơn các bác, bây giờ thì ít ra trong mớ "kiến thức" lộn xộn của em, em cũng hiểu hiểu ra được một tí.



--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Sep 20 2013, 04:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Đạo Phật dạy tu tâm cho nên cái chuyện đấm đá không nằm trong nội dung truyền giáo. Tuy nhiên có một khía cạnh khác, rất tinh tế, đó là trong quá trình tu tập (thực hành định - niệm) trong nội tâm xuất hiện sự chống đối mà kinh điển gọi là ma chướng. Trích đoạn dưới đây từ cuốn "Cuộc đời Đức Phật Thích ca" giống một câu chuyện, có thể là kịch bản cho một bộ phim hành động của Hollywood, song ý nghĩa lại rất khác:

QUOTE
Hào quang khắp châu thân của tráng sĩ phóng xa đến tận thành lũy của tên ác quỉ Ma vương. Hắn chói mắt. Hắn hình như đã nghe được một giọng nói văng vẳng đâu đây báo nguy;

"Tráng sĩ, hoàng tử của Tịnh-phạn, đã từ bỏ vương quyền, giờ đây ngồi yên dưới cây đại giác. Ngài đang tập trung tinh thần. Ngài đang tập trung nổ lực. Chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ mang đến cho tất cả chúng sanh sự giúp đỡ cần thiết. Con đường ngài đi, người khác sẽ theo. Một khi giải thoát, ngài sẽ giải thoát cho kẻ khác. Một khi tìm được thanh bình, ngài sẽ manh thanh bình đến cho mọi người. Ngài sẽ vào niết bàn. Ngài sẽ tìm ra trí tuệ hạnh phúc, và ngài sẽ mang trí tuệ hạnh phúc đến cho tất cả chúng sanh. Vì ngài, lâu đài cung điện của chư thiên sẽ mỗi ngày một gia tăng; vì ngài, thành lũy của Ma-vương sẽ dần dần bị tiêu diệt. Còn mi, này Ma vương, một tư lệnh mà không có quân, một vì vua mà không có trung thần tá sứ, rồi đây sẽ không biết tá túc vào đâu."

Ma-vương đâm ra lo sợ. Hắn cố ngủ, nhưng ác mộng cứ chập chờn quấy phá. Hắn thức dậy và triệu tập tất cả tướng sĩ đến. Vừa trông thấy hắn, các tướng sĩ đều kinh hãi. Xát-tha-va-ha (Sarthavaha), một trong những người con trai của hắn, lên tiếng thưa.

"Tâu phụ vương, trông phụ vương xanh xao khổ sở lắm! Phụ vương đã nghe thấy gì mà tim phụ vương đập mạnh, tay chân phụ vương run rẫy thế này. Xin phụ vương cho con biết."

Ma-vương đáp: "Con ơi, những ngày tháng kiêu kỳ hống hách của cha sắp tàn rồi. Có kẻ cho cha biết là hoàng tử dòng Thích-Ca đang ngồi dưới cây bồ đề. Cha đã thấy những ác mộng khủng khiếp. Một đám mây đen bụi đất tấp vào mặt cha. Vườn tược của cha hết sạch hoa quả, trơ trụi cành lá. Ao hồ của cha khô cạn. Chim thiên ngà và đàn công của cha bị cắt trụi cánh. Cha cảm thấy trơ trọi một mình giữa cảnh hoang tàn đổ nát. Tướng sĩ và các con đều từ bỏ cha. Mẫu hậu của con thì đấm ngực bứt tóc như thể bị ân hận ám ảnh dày vò. Con gái chủa cha thì khóc than thê thảm, còn các con, con trai của cha, thì sụp lạy trước người nhập định dưới cội bồ đề! Cha muốn chiến đấu với kẻ thù của cha, nhưng cha không thể tuốt gươm ra khỏi vỏ. Tất cả thần dân của cha đều hãi hùng trốn hết. Màn đêm dày đặc trùm phủ lên cha, và cha nghe thấy cung điện của cha sụp đổ tan tành trên mặt đất."

Xát-tha-va-ha thưa:

"Tâu phụ vương, thất trận thì nản lắm! nếu phụ vương đã thấy những điềm bất tường như thế thì xin phụ vương hãy chờ dịp thuận tiện, đừng chạy theo liều lĩnh mà thất bại ô nhục."

Nhưng Ma-vương, thấy các đoàn quân đã tập trung quanh mình, lại hăng hái bảo con:

"Con người nghị lực phải kết thúc trận chiến trong thắng lợi huy hoàng. Chúng ta có thừa dũng cảm; chúng ta chắc chắn sẽ thắng. Tên đó tài cán sức lực gì? Hắn một mình. Ta sẽ tiến đánh hắn với một đoàn quân hùng hậu, và sẽ quật cổ hắn xuống gốc cây."

Xát-tha-va-ha thưa: "Số binh sĩ đó chưa đủ để tạo thành sức mạnh của một đoàn quân. Mặt trời có thể phóng ra hằng hà sa số tia sáng. Nếu trí tuệ là nguồn năng lực của hắn thì chỉ một tráng sĩ đó thôi cũng đủ sức đánh bại muôn ngàn hùng binh."

Không nghe theo lời con, Ma-vương ra lệnh đoàn quân tiến ngay. Xát-tha-va-ha ngẫm nghĩ:

"Kẻ điên cuồng kiêu ngạo sẽ không bao giờ hồi tỉnh."

Ðoàn quân của Ma-vương trông dễ sợ. Gươm giáo cung tên chỉa lên tua tủa; kẻ cặp xà mâu tổ bố, người vác côn chùy nặng nề. Binh tốt xanh vàng đen đỏ đủ loại, mặt mày trông khủng khiếp. Mắt chúng phóng lửa dữ, miệng chúng khạc máu độc. Số thì vểnh tai dê, số thì bành tai voi tai lợn. Nhiều tên thân hình tròn vo như cái lu. Một tên đầu lừa, vuốt hổ, bứu lạc đà; một tên khác kỳ sư tử, sừng tê giác, đuôi khỉ đột. Nhiều tên có hai, bốn hay năm đầu; nhiều tên có mười, mười hai hay hai mươi tay. Chúng trang sức bằng những bộ xương hàm, xương sọ và những đốt ngón tay khô đét đeo lủng lẳng cùng mình. Chúng vừa ồ ạt xông tới vừa lắc lư những cái đầu lâu lông lá gớm guốc với giọng hò reo man rợ kinh hồn:

"Ta có thể bắn mỗi phát một trăm mũi tên, ta sẽ tóm được thân mạng của gã sa môn đó. Bàn tay ta có thể bóp nát mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn tinh tú. Nghiền nát hắn và cây bồ-đề sẽ là chuyện dễ dàng không đáng kể. Ðôi mắt ta chứa đầy độc tố: chúng có thể đốt cạn cả biển khơi. Ta chỉ nhìn hắn là hắn sẽ cháy thành tro bụi."

Xát-tha-va-ha đứng một mình. Vài ba tên bạn khác vây quanh hắn nói:

"Ðồ ngu! Ngài nghĩ xem, hắn điên là vì hắn nhập định, hắn im lặng là vì hắn hèn nhát. Chính bọn bay điên, chính bọn bay là những tên hèn nhát. Bọn bay không biết năng lực của tôn giả đó. Chính vì trí tuệ cao quí của ngài mà ngài sẽ đánh bại tất cả bọn bay. Dầu chúng bay có hằng hà sa số tướng sĩ như cát trên bờ sông Hằng, chúng bay cũng không thể xúc phạm đến một sợi tóc trên đỉnh đầu ngài. Bay tin là bay có thể giết được ngài ư! Ồ, hãy về đi! đừng ra sức hãm hại người vô ích, hãy cung kính quì lễ trước mặt ngài. Thời điểm ngự trị của ngài đã đến. Chó sói tru trong rừng chỉ khi nào vắng sư tử, nhưng một khi sư tử gầm lên thì chó sói khiếp hồn trốn lẹ. Ðồ ngu! đồ ngu! Bọn bay gào thét kiêu hãnh trong lúc tôn giả lặng lẽ ngồi yên, đến khi sư tử gầm lên thì bọn bay lại chạy không bén gót."

Ðoàn quân lắng nghe Xát-tha-va-ha và bạn hắn nói về trí tuệ cao quí của tôn giả, nhưng chúng vẫn khinh thị, tiến tới.

Trước khi tấn công tráng sĩ, Ma-vương tìm cách làm cho ngài kinh hoàng. Hắn khiêu khích ngài bằng những trận cuồng phong khủng khiếp. Gió dữ từ xa ầm ầm thổi tới, làm bật gốc cây cối, tàn phá làng mạc, rung động núi rừng, nhưng tráng sĩ không hề nao núng, không hề dao động đến cả một nếp y.

Tên ác quỉ gọi mưa. Mưa tuôn ào ào xối xả, ngập chìm thành thị, vỡ mặt địa cầu, nhưng tráng sĩ vẫn thản nhiên bất động, một đường chỉ may y cũng còn nguyên không ẩm ướt.

Tên ác quỉ lại tạo ra những khối đá cháy đỏ ném vào tráng sĩ. Ðá bay vèo vèo trên không nhưng khi gần đến cây bồ đề, chúng rơi xuống và biến thành hoa tươi.

Sau đó, Ma-vương hạ lệnh binh tốt xả tên bắn vào kẻ thù, nhưng tên bắn cũng biến thành hoa tươi. Ðoàn quân đánh ập đến tráng sĩ, nhưng hào quang từ thân ngài tỏa ra chính là mộc khiên giáp trụ che chở quanh ngài; gươm dáo gãy ngang, búa đao mẻ sứt, và khi một binh khí nào rơi xuống đất là nó biến thành hoa tươi liền.

Thấy những cảnh tượng huyền diệu đó, binh lính của Ma-vương đâm ra kinh hãi và đột nhiên biến mất.

Ma-vương đau đớn, vò tay đấm đầu than thở:

"Ta phải làm gì nếu như tên đó đánh bại ta? Ta đã ban phát đủ thứ cho mọi tướng sĩ chứ đâu phải riêng ai! Ta đã từng bày tỏ lòng nhân từ độ lượng với chúng biết bao! Những tên hèn nhát kia đã thấy rõ điều đó, vậy mà chúng vẫn bỏ ta chạy trốn."

Ðoàn quân yên lặng, lắng nghe, rồi lên tiếng đáp rằng:

"Vâng, ngài nhân từ độ lượng lắm! Chúng tôi đã thấy rõ điều đó."

Ma vương nói tiếp: "Còn hắn, hắn đã thể hiện chút gì độ lượng? Hắn đã làm gì được gọi là hy sinh? Ai có thể thấy lòng nhân ái của hắn?"

Ngay lúc đó, một giọng nói từ dưới đất vọng lên:

"Ta có thể thấy lòng độ lượng của tôn giả."

Ma vương sững sờ, hoảng hốt. Giọng nói thuật tiếp:

"Vâng, ta là địa nương, ta là thánh mẫu của tất cả chúng sanh, ta đã thấy rõ lòng nhân từ độ lượng của tôn giả. Ở những tiền kiếp xa xưa, tôn giả đã hàng trăm ngàn lần hy sinh cả tay, mắt, đầu, mình cho kẻ khác. Và ngay ở kiếp này, ngài sẽ tận diệt lần cuối cùng sanh, già, bịnh, chết. Này Ma-vương, ngài không những hơn hẳn ngươi về sức lực mà còn bỏ xa ngươi về lòng nhân từ độ lượng nữa."

Tên ác quỉ thấy một phụ nữ cực kỳ diễm lệ từ dưới đất hiện lên nửa người. Nàng chấp tay quì lễ tráng sĩ và thưa rằng:

"Bạch tôn giả, thần xin làm chứng cho lòng quảng đại của ngài."

Nói xong, nàng biến mất.

Ma-vương, tên ác quỉ, khóc rống lên, hắn đã bị thảm bại cay đắng.

Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-cuocdoiducphat/ducphat02.htm

Có thể suy luận rằng Hộ Pháp trong Đạo Phật giống với khái niệm "thần hộ mệnh" trong văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Người tu tập cần Hộ Pháp giúp đỡ, không phải để đánh nhau hay bảo vệ trước các mối nguy từ bên ngoài. Nguy hiểm thật sự đến từ bên trong như bài viết liệt kê và diễn giải ở link dưới đây:

http://kienthuc.net.vn/thien/y-nghia-va-qu...iao-221210.html

Tóm lại, Hộ Pháp là một vấn đề "duy tâm" mà người ta chỉ có thể hiểu rõ nếu có công phu tu tập. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC