Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Winterreise Của Schubert- Cuộc Hôn Phối Tưng Bừng

tao_lao
post Aug 13 2005, 11:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



1. Schubert và Lieder- Cuộc hôn phối tưng bừng

Lieder (chữ số ít là Lied) là những bài hát phổ thơ tiếng Đức cho giọng hát và dương cầm thường do dương cầm mở đầu khơi gợi (prelude), đệm theo giọng hát (accompany) và có một đoạn ngắn tổng kết (postlude). Lieder thường được xem là thể loại soạn tác chủ yếu của giới nhạc sĩ nghiệp dư hồi cuối thế kỷ 18 (Hausmusik) vì thời đó giới soạn tác, phê bình xem chính khí nhạc và thanh nhạc như nhạc kịch hoặc nhạc lễ (Mass) mới là hình thức âm nhạc nghệ thuật cao nhất. Nhưng Franz Schubert (1797 - 1828) -người được mệnh danh là Hoàng tử của Lieder ( Prince of Lieder) -đã thay đổi vận mệnh của Lieder. Trong cuộc đời tài hoa bạc mệnh chỉ 31 năm, ông đã để lại cho hậu thế hơn 740 bài hát, lối cách tân trong cách phổ thơ (không chỉ phổ thơ rập theo từng khổ như truyền thống-strophic setting), những thủ pháp biểu đạt, đồng thời khơi gợi một dòng mạch sáng tác cho một di sản Lieder đồ sộ. Đó là di sản của những hậu bối của ông trong truyền thống âm nhạc Áo- Đức như Robert Schumann (397 bài) , Brahms (470 ), Hugo Wolf (323 ), Mahler (57), Webern (87) v.v. Đó là sự đóng góp và thành tựu phi thường trong lịch sử âm nhạc phương Tây bởi cuộc hội ngộ, ‘tưng bừng hôn phối’ giữa nhạc và thơ, giữa Schubert và Lieder.

2. Nội dung tập Winteresise

Nhắc đến Lieder của Schubert không thể không nhắc đến ba tập liên khúc (cycle) lẫy lừng của ông: Winterreise (D.911, Hành trình mùa đông) , Die Schone Mullerin (D.795)-phổ thơ Whilhelm Muller- và Schawanengesang D. 957. Tập Wintereise được sáng tác vào năm gần cuối đời của Schubert 1827, bao gồm 24 ca khúc, mách lại chuyện một anh chàng thất tình trốn chạy khỏi ngôi làng của người tình nhân giữa đêm trời mùa đông buốt giá, tối tăm, đầy tuyết và hoang vắng. Tuyệt vọng và cô đơn, giận hờn và ngạo nghễ- bi kịch của một kẻ tan nát lòng.

Mở đầu là bài [(1) Giã từ trong đêm] , báo cho ta biết hắn vốn chẳng phải người trong làng, đến và quen cô gái rồi duyên nợ vỡ tan:

Đến đây như kẻ lạ
Như kẻ lạ ta đi
..............
Nàng đã nói với mẹ
Cả yêu lẫn hôn nhân
Giờ đời sao tăm tối
Tuyết phủ kín con đường


Cuộc ra đi không hề báo trước, chỉ tháng 5 là kẻ đưa tiễn, bạn đồng hành là bóng trăng:

Chỉ tháng năm từ giã
Cùng trăm nghìn đóa hoa
…………
Bóng trăng là hóa ảnh
Như một kẻ đồng hành


Đến từ giã lúc người yêu ngủ say, bước nhè nhẹ sợ lo nàng thức giấc và lũ chó giữ nhà, chỉ nhắn lại lời trên cửa pha lẫn chút suy nghiệm về tình yêu ( chứng tỏ hắn là một cao thủ tình trường...luôn luôn thất bại):

Tình yêu thích lang thang
Trời bắt đày phải vậy
Hết lần này lần khác
Em yêu, xin giã từ!


Một cuộc chia ly âm thầm, lặng lẽ giữa trời đầy tuyết mùa đông! (Hỡi thế gian tình là gì!)
Thế nhưng bi kịch chỉ mới bắt đầu, ‘con đường đau khổ’ phía trước thật dài như cụ Nguyễn Du đã lưu ý:

Cảnh nào cảnh chẳng gây sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ


Trong bài [(2) Chong chóng gió] : Đứng trước cửa nhà nàng, hắn nhìn thấy cái chong chóng gió và liên tưởng thật ngộ nghĩnh: chong chóng quay tròn như đang nhạo bán hắn, như lòng người đàn bà thay đổi:

Gió đùa chong chóng gió
Trước cửa của nhà nàng
Trong ảo ảnh hắn nghĩ
Nó nhạo kẻ lang thang


Và anh cũng bật mí cho chúng ta cái lí do của cuộc chia li ‘tham sang phụ khó’:

Nỗi buồn tôi ai bận
Con họ cô dâu giàu


Rồi hắn bật khóc lúc nào chẳng hay [(3) Những giọt lệ giá băng], [(4) Cóng lạnh] :

Tuyệt vọng tìm trong tuyết
Dấu vết của chân nàng
Nơi đôi ta trong tay
Băng qua đồng xanh mướt


Như một người mất trí, hắn ôm hôn đất với những giọt lệ có thể làm tan tuyết để tìm vết chân nàng, nhưng tuyệt vọng:

Nơi nào ta thấy hoa
Nơi nào ta thấy cỏ
Hoa giờ thôi đã chết
Đất cũng thành giá băng


Rồi hắn ra đến giếng làng, nơi có một [(6) Cây chanh lá cam] , nơi mà hắn đã khắc lên những kỉ niệm vui buồn, những mơ mộng:

Tôi khắc lên vỏ cây
Thật nhiều lời âu yếm
Sướng vui và đau khổ
Tôi đều luôn vẽ lên


Cái cây như người bạn, xào xạc những lời thì thầm chúc an lành, nhưng hắn vẫn phải trốn chạy:

Gió lạnh vẫn cứ thổi
Ngay vào trong mặt tôi
Nón dù bay đi mất
Đầu cũng chẳng dám hồi


Ba bài tiếp theo [(7) Nước lũ], [(8) Con sông], [(9) Nhìn lại], [(13) Lá thư], và [(17) Trong làng] là một sự tiếp tục cái nghịch cảnh ‘cảnh nào cảnh chẳng gây sầu’, nhìn cảnh nhớ người với những lời hờn trách, hay ‘bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước’ muốn hồi đầu quay về;

Khi ngày đó quay về giăng kín
Thêm một lần ta muốn được nhìn
Thêm một lần ta muốn quay lưng
Đến trước nhà em đứng lặng thinh


Nhưng hắn vẫn có [(9) Hi vọng dối lừa] pha chút phần ngạo nghễ:


Ta đã từng lạc lối
Kết cục cũng vuông tròn
Khổ đau và hạnh phúc
Trò chơi hi vọng thôi

Xuyên mạch khô triền núi
Bình tĩnh ta đi mau
Sông nào không ra bể
Khổ nào không biết tan.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 14 2005, 12:00 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 13 2005, 11:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Hắn tìm đến mái hiên để [(10) Nghỉ ngơi] trong khi tứ chi rã rời với con tim thổn thức. Trong khi nghỉ, hắn có một [(11) Giấc mơ mùa xuân] thật đẹp:

Mơ hoa đầy màu sắc
Nở rộ vào tháng năm
Ta mơ đồng xanh mướt
Có tiếng chim vui ca
………..
Mơ tình yêu đền đáp
Với một thiếu nữ xinh
Ôm và hôn thắm thiết
Đẹp dạ và vui tươi


Thế mà lúc tỉnh lại thì sự thực vẫn phủ phàng:

Khi gà gáy ban sáng
Mắt ta tỉnh hẳn ra
Tối tăm và lạnh giá
Trên mái nhà quạ ca
……………
Khi gà gáy ban sáng
Lòng ta tỉnh hẳn ra
Giờ ta ngồi cô độc
Nhớ lại chỉ là mơ


Rồi tiếp tục gặm nhấm [(14) Cô độc]:

Một đám mây ảm đảm
Trôi qua bầu trời trong
Một ngọn gió yếu ớt
Thổi qua ngọn cây thông

Một mình ta trên đường
Trên đôi chân uể oải
Xuyên qua đời hạnh phúc
Cô đơn, không nhận ra


Hắn tưởng mình đã thành lão già [(14) Lão đầu] :

Tuyết đang phủ lên mái
Tóc óng ánh đầu xanh
Hay ta thành già cả
Cũng chằng hề bận tâm

Sớm rồi tuyết cũng tan
Mái đầu ta xanh lại


‘Đầu xanh lại’ , những tưởng là một sự lạc quan, nhưng hắn bi quan đến hết thuốc cứu:

Cho ta nếm khổ đau
Trong suốt thời tuổi trẻ


Có một con quạ trong bài [(15) Con quạ] cứ bay theo hắn trong suốt cuộc hành trình, tưởng như đó là người bạn trung thành duy nhất:

Một con quạ theo ta
Từ lúc lìa thôn xóm
Cho đến mãi bây giờ
Vẫn vòng quanh đầu ta

Quạ, mi loài kỳ lạ
Sao chẳng chịu lìa ra
Hay là mi đang định
Chờ ăn xác của ta


Một sự liên tưởng lạnh tóc gáy: Chờ ăn xác của ta. Hắn gửi [(16) Hi vọng cuối cùng] vào trong lá cây, nhưng gió thổi lá lìa cành, bao hi vọng tan tành đi vào lòng mộ địa. Cái đêm dài bi kịch vừa qua thì bi kịch tiếp theo là khi trời tản sáng lại nổi bão giông [(18) Buổi sáng bão giông] với những cảnh thật ghê người: bão giông như xé tan trời, xé toạc mây, chớp xẹt lửa. Thế mà hắn lại tưởng những đường đỏ trên bầu trời đang in hình tim hắn, và bão giông lại là cảnh thú vị:

Đó bình minh của tôi
Sao phù hợp cảnh tình


Trong bài [(19) Ảo ảnh] hắn thấy những tia nắng như là những ảo ảnh đang trêu đùa hắn, mang lại cho hắn hạnh phúc. Hắn tránh [(20) Những tấm biển chỉ đường] , tránh những con đường lớn mà men theo những đường chưa hề có ai đi:

Sao ta tránh đại lộ
Nơi khách bộ hành đi
Tìm những đường ẩn giấu
Trên đỉnh núi tuyết rơi?


Và rồi, cực đại của chán đời:

Ta phải theo con đường
Chưa có ai trở lại


Những con đường chưa có ai trở lại chỉ dẫn hắn đến nghĩa trang- nơi hắn gọi là [(21) Quán trọ]:

Đường dẫn ta đi
Đến khu mộ chí
……………
Những vòng hoa tang
Như đang mời gọi
Lữ khách mệt nhừ
Đến quán dừng chân


Chia tay quán trọ, hắn trở nên mệt mỏi để thấy đến ba mặt trời trong [(23) Những mặt trời sai lạc]:

Ta có ba mặt trời
Hai cái kia đi mất
Nếu cái thứ ba cũng từ giã
Bóng tối an bình hơn thân ta


Và cuối cùng hắn thấy một ông lão chơi đàn quay [(24) Kẻ chơi đàn quay]:

Xa xa phía sau làng
Một kẻ chơi đàn quay
Với ngón tay lạnh cóng
Ông chơi trong mê say

Chân trần đi trên băng
Tới lui người lảo đảo
Chẳng có được một đồng
Trong chiếc dĩa nhỏ nhoi

Chẳng ai lắng nghe ông
Chẳng ai lưu tâm ông
Lũ chó vẫn cứ sủa
Chỗ ông già quay quanh


Đến cuối cùng hắn cũng tìm được bạn đồng hành:

Một ông già kỳ lạ
Tôi theo ông đi xa
Ông sẽ chơi đàn quay
Cùng tôi những bài ca


Kẻ thất tình bị người yêu tham sang phụ khó, trốn chạy khỏi thôn làng từ nữa đêm đến mãi trời sáng, với tứ chi chảy bỏng, với con tim tuyệt vọng, lúc trời buốt giá phủ đầy tuyết, bão giông và hoang vắng, chỉ trò chuyện với bóng trăng, cây cỏ, con sông, lũ chó, và lũ quạ cuối cùng cũng tìm được cho mình kẻ đồng hành là một ông già khốn khổ chơi đàn.

Nơi download hai bản thu âm:
http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-6.ttvn
http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-9.ttvn


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 14 2005, 12:27 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 14 2005, 09:17 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



3. 'Hành trình mùa đông' (Winterreise) của Schubert do Matthias Goerne, Alfred Brendel trình diễn tại Wigmore Hall, ngày thứ tư, 8/8/2003:
( dịch từ bài của Melanie Eskenazi tại http://www.musicweb-international.com/Sand...schubert810.htm )

Khi diễn dịch Hành trình mùa đông Lotte Lehmann đã viết ‘Chỉ có ‘nó’ mới lột tả những cảm xúc chân thực’ và buổi trình diễn đỉnh cao này không chỉ đã lột tả những cảm xúc sâu sắc mà còn thể hiện kịch tính phong phú, phức tạp, sống động và đầy màu sắc: đây là một ‘Hành trình mùa đông’ đã gở bỏ hẳn những cử chỉ thân thể và âm nhạc điệu đàng không cần thiết; hoàn toàn tách biệt với phần lớn những buổi trình diễn khác của các bài hát này. Họ là những người đã sống và yêu loại thanh nhạc tươi mới và kinh người vô song không hề thua kém các tác phẩm không lời vĩ đại khác đã tồn tại hàng thế kỷ nay: diễn dịch của Goerne đã vượt mức bản thu âm lúc khởi nghiệp (với Graham Johnson cho Hyperion) và hơn cả bản trình diễn hai năm trước với Eric Schneider; bạn cảm giác như bạn đang nghe những bài hát mới, không phải bởi chúng méo mó bởi tình yêu của hai nhạc sĩ vĩ đại.

Tui dùng chữ ‘tình yêu’ vì nó thích hợp hơn bất kỳ từ nào khác, chỉ có tình yêu sâu sắc mới lột tả nổi những bài hát trong bản thu này, minh chứng không chỉ trong cách diễn dịch sâu sắc mà còn ở cách hình thành các ngữ đoạn và cách hiểu những bài thơ một cách tinh tế và phức tạp. Sự thật là giọng hát của Goerne thuộc loại những giọng hát tinh khiết đẹp đẽ nhất, vậy mà vẻ đẹp đó không nô lệ mà ngược lại làm chủ thanh nhạc, và Brendel cũng chẳng hề thua kém đã làm nền thật tuyệt hảo cho Goerne mặc cho lối cảm xúc khổ hạnh của riêng ông. Trước đây, tôi chẳng xem họ là một kết cặp lí tưởng bởi sự bất tương xứng trong những địa hạt riêng của họ; vậy mà lần này với tui dường như cái hồn nhạc của Goerne rất khu biệt với Brendel- kẻ cao niên thì trí huệ, học thức, chính xác, kẻ hậu sinh thì đầy cảm xúc, liên miên trôi chảy và ở đấy những phẩm chất cá nhân cụa họ dường như quyện chặt thành một thực thể cân bằng toàn diện.

Brendel đã hiệu chỉnh những nhịp bước linh hoạt và mạnh mẽ đầy kinh ngạc lúc khởi đầu bài ‘Gute Natch’ (Giã từ trong đêm) và Goerne cũng mở đầu những dòng đầu tiên bằng đoạn legato dài như chẳng hề tốn chút công sức đầy mê hoặc: chẳng phải đấy là phiên bản ‘ germutlich’ (ấm áp, thân thiện) được chờ đợi từ lâu của ‘Hành trình mùa đông’ sao? Nhờ trời, chẳng phải vậy- Sự phát triển theo sau của trạng thái lí trí của nhân vật chính lần lượt được thông qua: chối từ, tuyệt vọng, hi vọng ảo huyền, can đảm giả, và cuối cùng thúc thủ trong tuyệt vọng chỉ là một trong nhiều khía cạnh tuyệt vời của buổi trình diễn này. Sự thống khổ biểu lộ qua ‘Was soll ich länger weilen, / Daß man mich trieb hinaus?’ dường như là bước đột tiến của ca sĩ khi anh thấy con đường khó khăn phía trước và sau đó ‘Fein Liebchen, gute Nacht!’ dịu dàng tiến xa hơn. Ở đây đáng lưu tâm hơn hết là Goerne đã sử dụng lối hát khắc họa, đối lập chính xác như chẳng hề toan tính và sự nhẹ nhàng lạnh lùng vừa phải trong khổ thơ cuối cùng làm người ta nát lòng: những vị kém lạnh lùng hơn biết rằng với Winterreise đó là chuyện không hề dễ dàng.

Sức mạnh mênh mông kinh người của chất giọng Bariton của Goerne phát huy gần như đầy đủ ở đoạn ‘Ihr Kind ist eine reiche Braut’ ở cuối bài ‘Die Wetterfahne’ (Chong chóng gió), sau đó hầu như ngay lập tức đối lập với sự tuyệt vọng thúc thủ, chùng xuống ở trong bài ‘Gefrorne Tränen.’ Brendel chơi những hợp âm rãi dài thật mạnh để lột tả những bước chân rã rời của kẻ bị phụ tình và lối hát của Goerne đã thêm sinh khí mới đến từng ngữ đoạn- ‘Daß ich geweinet hab'?’ đã sắc lại càng sắc, ‘kühler Morgentau’ mang hơi thở tươi rói, ‘zerschmelzen’ gây súc động mạnh mẽ và ‘Eis’ vỡ tan đầy uy lực- vậy mà phải thừa nhận rằng những hiệu ứng này chẳng phải nhằm phô diễn hay có dấu vết của sự tính toán trước, tất cả dường như đến một cách tự nhiên từ nội lực thơ -nhạc và tinh túy của người ca sĩ.

‘Erstarrung’ dường như thể hiện một cách tiếp cận có tính phân kỳ hơn khi giọng hát gia tăng mức thống khổ trên nền dương cầm vẫn tiếp tục lê bước nặng, nhưng ‘Der Lindenbaum’ lại là một sự thống nhất hoàn hảo. Cách hát ở khổ thơ đầu tiên, theo lời khuyên của Lehmann ‘với sự nồng ấm và cực kỳ giản dị ’, gây xúc động sâu sắc, nhất là trong âm sắc tối tăm của ‘Ich mußt' auch heute wandern’ và dứt khoát chắc nịch của ‘Ich wendete mich nicht.’ Không hề sai chạy, khổ thơ cuối cùng là một trong những khoảnh khắc tuyệt dịu nhất của đoạn độc thoại: bị những kí ức bình ổn và an toàn quyến rũ, kẻ lưu lạc bị tiếng xào xạc của lá cây làm lung lạc, và cái âm sắc của giọng hát trong ‘Du fändest Ruhe dort!’đã lột cả cái ngọt ngào của kỉ niệm và cái đắng cay phản ảnh trong cuộc hành trình.

Trong ‘Rückblick’ Brendel đã tỉ mỉ tuân theo hướng dẫn của Schubert ‘nicht zu geschwind’ trong khi vẫn gợi tả một nền sáng dưới chân ca sĩ, và sự tái hiện hồi ức của Goerne vừa đẹp khắc khoải trong câu ‘Die runden Lindenbäume blühten’ vừa hài hước nhẹ nhàng trong ‘Da war's gescheh'n um dich, Gesell!’. Ở cuối bài hát này, Goerne đã thành tựu một điều mà tui chưa từng nghe tới: kẻ lang thang muốn vấp ngã thêm một lần nửa và quay về đứng trước nhà người yêu- trong dòng ‘Vor ihrem Hause stille steh'n’ Goerne đã lột tả được sự thiếu tin tưởng rằng điều đó có thể xảy ra và anh ta sẽ chấp thuận một chuyện như thế- một lối hát phi thường làm tui kinh ngạc.

‘Irrlicht’ là một khắc họa bậc thầy- ‘Liegt nicht schwer mir in dem Sinn’ thì vô tâm trong giọng hát, hai dòng cuối cùng không chỉ được lặp lại để khắc họa cái đối lập tinh tế (dòng đầu tự tin chiến thắng, dòng sau bi quan thất bại) mà còn đầy uy lực. Đấy không hề là lối hát đơn sắc, cũng không đơn thuần là lối phô diễn khả ái: hai dòng ngôn từ mang cùng một nghĩa với người ca sĩ, mà bởi vì chúng đều được trình bày ở mức giá trị âm nhạc cao nhất nên chúng ta thấy chúng có cùng giá trị. Cũng như vậy, giọng hát ở khổ thơ cuối cùng của ‘ Rast’ đã giải phóng một sức mạnh lớn lao ‘Mit heißem Stich sich regen!’ nuốt chửng luôn người ca sĩ.

‘Frühlingstraum’ dương cầm mở đầu khá đứt quãng nhưng đã tạo nên trình diễn xuất sắc nhất của bài hát này mà tui từng nghe. Không hề thừa thải, ca sĩ và dương cầm thủ đã lột tả sự đối lập thật sự mang chất Schubert giữa những niếm trải đắng cay hiện tại và những kí ức ngọt ngào bay bỏng: khi dương cầm lần theo những chiếc lá trên cửa sổ thì giọng hát xoa dịu chúng ta trong ‘Wonne und Seligkeit’ để chuẩn bị cho sự thức giấc đầy kịch tính sau đó: sự thống khổ của ‘ allein’ và đắng cay của ‘und denke dem Traume nach’ đều là những nỗi đau tột cùng, và những dòng nát lòng tan hoang sau đó càng đau khổ hơn bởi những lời nống ấm ngọt ngào ‘Die Augen schliess ich wieder’ được nhấn mạnh day dứt ở từ cuối. Tuyệt vời- theo ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này.

Bản trình diễn của ‘Der greise Kopf’ cực kỳ xúc động- niềm vui trong ‘Und hab' mich sehr gefreuet’ lại hoàn toàn sầu thảm, và nỗi thống khổ tột cùng trong ‘Auf dieser ganzen Reise!’ được phô diễn thật đớn đau trần trụi. Graham Johnson đã mô tả hùng hồn rằng ‘Das Wirtshaus’ là bản tụng ca vĩ đại nhất mà Schubert từng viết, bản này là bản chậm nhất trong toàn bộ tập liên khúc và qua đó đã trưng ra một minh chứng khẳng định nhận xét của Brendel rằng Goerne là ca sĩ có ‘làn hơi dài nhất’ mà ông từng đệm đàn cho. Những kĩ thuật khó đã được soi sáng qua cách hát hiếm có, mạnh mẽ và làm tan nát tim người nghe: những xúc cảm được biểu đạt ở cuối bài thơ đã gợi lên định mệnh sẽ tiếp diễn, đồng thời cách hát đó cũng lột tả nỗi tuyệt vọng cùng cực khi cả nghĩa trang cũng chẳng hoan nghênh anh ta- trông Goerne gần như sụp đổ ở cuối bài hát và khán giả chắc chắn cũng cảm giác được rằng họ như đang trong một cuộc hành trình kiệt quệ nhất.

Trong ‘Die Nebensonnen’, Brendel vẫn giữ nhịp điệu nhịp nhàng như Schubert mong muốn (‘Nicht zu langsam’) và Goerne đã lột tả cái bản chất da diết nhớ thương ám ảnh của bài thơ. Dãy động lực cực lớn của bài hát được tựu thành mà chẳng cần phải khoa trương và những từ ‘ Auch’ ở cung F tự nhiên cũng đủ toát lên sự quan trọng thật sự của nó. Goerne đã để lại dấu ấn trong hai dòng cuối với vẻ đẹp mê say, thôi miên và là điểm sáng cho ‘Leiermann’. Những cảm xúc trực tiếp , gần như tươi rói của Brendel trong Kẻ chơi đàn quay thể hiện tài năng bậc thầy và những nốt cuối cùng của ông vang dội với câu hỏi không lời đáp- Schubert dường như muốn nói :đây là thế giới thực tại; không có sự chết chóc huyền ảo mơ hồ; không phải là một sự kết luận vĩ đại liên quan đến chiến thắng, mà chỉ là một câu hỏi khiêm tốn- ‘Wunderlicher Alter, Soll ich mit dir geh’n?’.

Keats (1795-1821, một nhà thơ người Anh), vào lúc cuối đời, đã viết cho một người bạn ‘ tui có lủa than trong ngực. Tui ngạc nhiên là làm sao trái tim con người ta có thể chất chứa và chịu đựng được nhiều đau khổ đến như vậy’ và rất rõ ràng rằng cái ý niệm ‘có lửa than trong ngực’ và chứa đựng toàn bộ nỗi đau của thế giới đã được ‘Hành trình mùa đông’ lột tả rất sống động. Nếu tui có muốn than phiền gì thì đó là Brendel đã kết thúc buổi trình diễn hơi sớm một tẹo: không hề chi, vì thứ sáu sẽ diễn lại và thu âm ‘SACD’ , chẳng những để bảo tồn một sự cộng tác âm nhạc vĩ đại mà còn giúp chúng ta có thể thể nghiệm một lần nữa cái xứng đáng gọi là ‘ Hình trình mùa đông’ của thời đại chúng ta vì người ta cũng chẳng phải vô lí nếu cho rằng những buổi biểu diễn như vậy chẳng phải là có nhiều trong tương lai.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 15 2005, 04:44 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 14 2005, 09:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Tui đã dịch xong 24 bài của Winterreise sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh của Celia Sgroi, phần tiếng Việt ở trên là trích từ bản dịch đó của tui.Phần bình luận về nội dung có lẽ là quá sơ xài vậy mà cũng thấy hơi dài nên có bỏ xót nhiều cái tứ thơ tui khoái ở nhiều bài thơ. Dịch 24 bài từ thơ vần tiếng Đức sang thơ vần tiếng Anh, rùi từ đó dịch qua tiếng Việt nữa thì cái sai lệch không biết đến bao lâu mà lường.Còn đây là văn bản gốc tui dịch (song ngữ Đức- Anh)

http://www.gopera.com/winterreise/songs/

Xin post lên lại toàn văn 24 bài, để nhờ bác X hay các bác biết tiếng Đức chỉnh lại cái ý nếu quá xa nguyên bản:

1. Giã từ trong đêm

Đến đây như kẻ lạ
Như kẻ lạ ta đi
Chỉ tháng năm từ giã
Cùng trăm nghìn đóa hoa

Nàng đã nói với mẹ
Cả yêu lẫn hôn nhân
Giờ đời sao tăm tối
Tuyết phủ kín con đường

Khởi hành trong bất ngờ
Vì nào có hẹn giờ
Tự tìm lối giải thoát
Trong đêm tối mịt mờ

Bóng trăng là hóa ảnh
Như một kẻ đồng hành
Trên cánh đồng trắng xóa
Ta tìm vết chân hươu

Còn chi mà luyến lưu
Hay chờ người xua đuổi ?
Ngay trước cửa nhà nàng
Ta tránh bọn chó tru

Tình yêu thích lang thang
Trời bắt đày phải vậy
Hết lần này lần khác
Em yêu, xin giã từ!

Sợ em giật mình thức
Ta nhẹ nhàng bước qua
Chầm chậm cánh cửa khép
Em chẳng nghe bước ta

Cửa nhà em tôi viết
Lời giã từ trong đêm
Để em khi thức thấy
Tôi đã nghĩ về em

2. Chong chóng gió

Gió đùa chong chóng gió
Trước cửa của nhà nàng
Trong ảo ảnh hắn nghĩ
Nó nhạo kẻ lang thang

Hắn chẳng lưu tâm sớm
Những dấu hiệu trong nhà
Rằng chẳng nên tin tưởng
Ở một người đàn bà

Gió đùa với con tim
Nhẹ nhàng như trên mái
Nỗi buồn tôi ai bận
Con họ cô dâu giàu

3. Những giọt lệ băng giá

Những giọt lệ băng giá
Đang rớt xuống má ta
Sao mà chẳng lưu tâm
Rằng ta đang nhỏ lệ?

Nước mắt, nước mắt ta
Mi vốn dĩ nồng ấm
Giờ lạnh như sương sớm
Giờ lạnh như giá băng

Từ giếng xuân mi chảy
Từ tim ta đang cháy
Mi như làm tan hết
Băng tuyết của mùa đông

4. Cóng lạnh

Tuyệt vọng tìm trong tuyết
Dấu vết của chân nàng
Nơi đôi ta trong tay
Băng qua đồng xanh mướt

Ta muốn hôn mặt đất
Chìm thấu xuyên tuyết băng
Với lệ ta nóng bỏng
Cho nhìn thấy đất trong

Nơi nào ta thấy hoa
Nơi nào ta thấy cỏ
Hoa giờ thôi đã chết
Đất cũng thành giá băng

Giờ chẳng còn kỷ vật
Nào theo ta từ đây?
Khi nỗi đau biến mất
Ai gợi em ta hay?

Tim ta giờ đã chết
In hình em đóng băng
Khi tim thôi băng giá
Ảnh hình em tan theo.

5. Cây chanh lá cam

Cổng làng ngay cạnh giếng
Có cây chanh lá cam
Tôi mơ trong bóng tối
Nhiều giấc mơ ngọt ngào

Tôi khắc lên vỏ cây
Thật nhiều lời âu yếm
Sướng vui và đau khổ
Tôi đều luôn vẽ lên

Đêm nay tôi ra đi
Trong đêm khuya sâu thẳm
Dù là trong bóng tối
Nhắm mắt chẳng dám coi

Nhánh cây đang xào xạc
Như đang gọi mời tôi
Lại đây người bằng hữu
An lành sẽ đến thôi

Gió lạnh vẫn cứ thổi
Ngay vào trong mặt tôi
Nón dù bay đi mất
Đầu cũng chẳng dám hồi

Đường còn dài xa xôi
Để thoát khỏi chốn này
Dù nghe cây thỏ thẻ
An lành chính là đây




6. Nước lũ

Những giọt nước mắt ta
Rơi xuống tuyết lạnh giá
Uống no những mảnh tuyết
Nỗi buồn cháy tim ta

Khi cỏ bắt đầu mọc
Gió nhẹ nhàng thổi qua
Băng cũng rồi sẽ chảy
Tuyết cũng rồi tan ra

Tuyết hay chăng ta đợi
Đến lúc mi khởi hành
Hòa vào nước mắt ta
Đến suối mi sẽ ra

Thôn xóm mi sẽ qua
Khắp nẻo đường vào ra
Lúc mi nghe lệ nóng
Là nhà người yêu ta


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 15 2005, 04:29 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 14 2005, 10:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



7. Con sông

Từng ầm ầm hung dữ
Hay hiền lành trong xanh
Sao giờ mi lặng lẽ
Không một lời chia tay

Sắt đá và cứng cỏi
Mi che dấu chính mình
Nằm lạnh lùng, bất động
Trải mình với cát sông

Vậy mà ta vẫn thấy
Trên viên đá sắc kia
Tên của người yêu dấu
Cả đêm lẫn với ngày

Ngày mà ta hội ngộ
Ngày mà ta chia tay
Gió cuốn vòng quanh thổi
Những hình ảnh, tuổi tên

Tim ta và ảnh hình
Lưu trong mi dòng sông
Dưới vỏ bọc của nó
Có dòng chảy nhạo khinh

8. Nhìn lại

Muốn cháy bỏng cả đôi chân ta
Trên tuyết băng dù đang bước qua
Chẳng dừng lại lấy hơi tiếp bước
Vì quanh ta vẫn thấy mái nhà

Dù ta đi vấp từng hòn đá
Cũng vội vàng thôn xóm tìm ra
Băng với tuyết đóng thành từng bó
Đang lao nhanh vào trên nón ta

Thôn xóm mi thay đen đổi trắng
Trước với sau đối xử chẳng bằng
Như hoa mi, sơn ca tranh tiếng
Những cửa sổ kia đang hát hăng

Rậm rì nảy lộc chanh lá cam
Nghe rì rào như đang khóc than
Như thiếu nữ mắt đang sáng rực
Số phận người đã định rồi đây

Khi ngày đó quay về giăng kín
Thêm một lần ta muốn được nhìn
Thêm một lần ta muốn quay lưng
Đến trước nhà em đứng lặng thinh

9. Hi vọng dối lừa

Trong tận cùng đáy vực
Hi vọng quyến rũ êm
Làm sao tìm lối thoát
Cũng chẳng bận lòng ta

Ta đã từng lạc lối
Kết cục cũng vuông tròn
Khổ đau và hạnh phúc
Trò chơi hi vọng thôi

Xuyên mạch khô triền núi
Bình tĩnh ta đi mau
Sông nào không ra bể
Khổ nào không biết tan.

10. Nghỉ ngơi

Lần đầu ta thấm mệt
Nằm xuống và nghỉ ngơi
Con đường càng khắc nghiệt
Càng đi càng khỏe ra

Chân ta chẳng đòi nghỉ
Chỉ quá lạnh để đi
Lưng ta không gánh nặng
Vì nhờ bão cuốn đi

Theo bếp than nhà nhỏ
Ta tìm thấy mái hiên
Tứ chi chẳng thể nghỉ
Đau cháy là đến khi

Trong xung đột, bão giông
Tim ta thành hoang dã
Quỉ quyệt mi quấy rầy
Cháy bỏng mi khuấy động
Giờ nghỉ yên tim ơi

11. Giấc mơ mùa xuân

Mơ hoa đầy màu sắc
Nở rộ vào tháng năm
Ta mơ đồng xanh mướt
Có tiếng chim vui ca

Khi gá gáy ban sáng
Mắt ta tỉnh hẳn ra
Tối tăm và lạnh giá
Trên mái nhà quạ ca

Trên tấm kính cửa sổ
Ai vẽ chiếc lá cây
Mi đang cười kẻ mộng
Mơ thấy hoa mùa đông?

Mơ tình yêu đền đáp
Với một thiếu nữ xinh
Ôm và hôn thắm thiết
Đẹp dạ và vui tươi

Khi gà gáy ban sáng
Lòng ta tỉnh hẳn ra
Giờ ta ngồi cô độc
Nhớ lại chỉ là mơ

Nhắm mắt thêm lần nữa
Tim ta đập nồng nàn
Bao giờ trên cửa sổ
Lá sẽ chuyển màu xanh?
Bao giờ ta sẽ được
Ôm người trong vòng tay?

12. Cô độc

Một đám mây ảm đảm
Trôi qua bầu trời trong
Một ngọn gió yếu ớt
Thổi qua ngọn cây thông

Một mình ta trên đường
Trên đôi chân uể oải
Xuyên qua đời hạnh phúc
Cô đơn, không nhận ra

Sao gió ngừng chuyển động!
Sao cuộc đời nhẹ tênh!
Bão giông thôi thịnh nộ
Đời ta cũng quên buồn

13. Lá thư

Từ đường cao người báo thư réo gọi
Sao mi lại đập mạnh,
Hỡi tim ta?

Thư chẳng phải mang cho mi
Sao lạ kỳ đẩy mạnh,
Hỡi tim ta?

Ừ, thư mang từ trong xóm
Nơi có người yêu ta,
Hỡi tim nhỉ?

Có phải mi muốn nhìn qua đó
Hỏi tin tức xóm làng
Hỡi tim ta?

14. Lão đầu

Tuyết đang phủ lên mái
Tóc óng ánh đầu xanh
Hay ta thành già cả
Cũng chằng hề bận tâm

Sớm rồi tuyết cũng tan
Mái đầu ta xanh lại
Cho ta nếm khổ đau
Trong suốt thời tuổi trẻ
Đường đời thật quá dài!

Từ chiều đến bình minh
Mái đầu đã điểm trắng
Người đời có ai tin?
Trong suốt cuộc hành trình
Đầu của ta chưa bạc

15. Con quạ

Một con quạ theo ta
Từ lúc lìa thôn xóm
Cho đến mãi bây giờ
Vẫn vòng quanh đầu ta

Quạ, mi loài kỳ lạ
Sao chẳng chịu lìa ra
Hay là mi đang định
Chờ ăn xác của ta

Ta chẳng chống được lâu
Lang thang mãi trên đường
Quạ, hãy cho ta được thấy
Lòng trung nơi mộ sâu

16. Hi vọng cuối cùng

Có khắp nơi trên cây
Những chiếc lá úa màu
Giờ ta đứng nơi đây
Trong suy tư tràn đầy

Nhìn vào trong chiếc lá
Đặt hi vọng lòng ta
Lá kia gió đông thổi
Ta rung khắp thịt da

Lá kia rơi xuống đất
Hi vọng cũng rơi theo
Ta ngã và bật khóc
Hi vọng nấm mồ chôn

17. Trong làng

Lũ chó sủa, xích kêu lách cách
Người trong làng đang mạch ngủ say
Mơ điều không có chẳng hay
Vực mình trong những phút say giấc nồng

Tất cả rồi sáng thôi tan biến
Ấy vậy mà cũng khiến họ vui
Hi vọng chuyện đã buông xuôi
Lại tìm trong mộng lại vui như thường

Hỡi chó dữ hãy mau thúc giục
Đừng để ta có phút nghĩ ngơi
Mộng mơ ta đã qua thời
Ta còn chi nữa ở đời mà mơ


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Aug 15 2005, 04:27 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 15 2005, 04:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



18. Buổi sáng bão giông

Bão giông đang xé tan
Tấm màn xám che trời!
Mây toạc như vẻ rách
Trong kiệt cùng đột xung

Tia chớp xẹt ngang mây
Như là muốn nổi lửa
Đó bình minh của tôi
Sao phù hợp cảnh tình

Tim ta thấy hình nó
In ở trên nền trời
Chỉ có mùa đông thôi
Giá lạnh và hoang vắng

19. Ảo ảnh

Ánh sáng đang chơi đùa
Tôi theo nó khắp nơi
Tôi thích nhìn ánh sáng
Quyến rũ kẻ lang thang

Tôi một người khốn khổ
Hạnh phúc được gạt lừa
Sau đêm, băng, sợ hãi
Trong nhà sáng ấm lòng

Một tâm hồn đáng yêu bên trong
Chỉ ảo ảnh cho ta đường thoát

20.Tấm biển

Sao ta tránh đại lộ
Nơi khách bộ hành đi
Tìm những đường ẩn giấu
Trên đỉnh núi tuyết rơi?

Ta có tội tình chi
Người đời sao lãng tránh
Ngu ngốc là cái gì
Đẩy ta đến tan hoang

Những tấm biển dọc đường
Chỉ hướng đi thành phố
Ta vẫn cứ lang thang
Chẳng hề bận tâm nghỉ

Ta chỉ thấy một biển
Dính chặt trong mắt thôi
Ta phải theo con đường
Chưa có ai trở lại

21. Quán trọ

Đường dẫn ta đi
Đến khu mộ chí
Ta bảo với mình
Ta nên dừng lại

Những vòng hoa tang
Như đang mời gọi
Lữ khách mệt nhừ
Đến quán dừng chân

Phòng đã đầy ấp
Ta vẫn buông mình
Vì ta quá mệt
Nỗi đau thế nhân

Quán trọ chẳng vui
Quán đuổi ta đi
Tiếp tục đi nữa
Cùng bạn hành trình

22. Dũng cảm

Nếu tuyết va vào mặt
Nhanh tay ta gạt đi
Khi tim nói với ngực
Hát to chẳng nghĩ suy

Chẳng nghe lời tim nói
Vì ta chẳng còn tai
Chẳng thấy tim thương xót
Vì than là ngu si

Vui sướng trong cuộc đời
Đối diện với bão giông
Chẳng có Chúa trên đời
Thì chúng ta làm Chúa

23. Những mặt trời sai lạc

Ta thấy ba mặt trời
Ta nhìn chúng thật lâu
Bọn chúng vẫn cứng đầu
Chẳng chịu lìa bỏ ta

Mặt trời ta nào phải
Là cái bọn mi đâu
Xin đi giùm nơi khác

Ta có ba mặt trời
Hai cái kia đi mất
Nếu cái thứ ba cũng từ giã
Bóng tối an bình hơn thân ta

24. Kẻ chơi đàn quay

Xa xa phía sau làng
Một kẻ chơi đàn quay
Với ngón tay lạnh cóng
Ông chơi trong mệ say

Chân trần đi trên băng
Tới lui người lảo đảo
Chẳng có được một đồng
Trong chiếc dĩa nhỏ nhoi

Chẳng ai lắng nghe ông
Chẳng ai lưu tâm ông
Lũ chó vẫn cứ sủa
Chỗ ông già quay quanh

Ông vẫn để như thế
Cứ chơi cây đàn quay
Chẳng hề chịu ngừng nghỉ

Một ông già kỳ lạ
Tôi theo ông đi xa
Ông sẽ chơi đàn quay
Cùng tôi những bài ca



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 16 2005, 03:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Chỉnh lại bài thơ số 13 (quá hạn nên hổng edit trực tiếp vô được):

13. Người đưa thư

Từ đường cao người báo thư réo gọi
Sao mi lại đập mạnh,
Hỡi tim ta?

Người đưa thư chẳng phải thư mang cho mi
Sao lạ kỳ đẩy mạnh,
Hỡi tim ta?

Ừ, người đưa thư đến từ trong xóm
Nơi có người yêu ta,
Hỡi tim nhỉ!

Có phải mi muốn nhìn qua đó
Hỏi tin tức xóm làng
Hỡi tim ta?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Aug 16 2005, 03:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



QUOTE(tao_lao @ Aug 15 2005, 09:26 AM)
24. Kẻ chơi đàn quay

Xa xa phía sau làng
Một kẻ chơi đàn quay
Với ngón tay lạnh cóng
Ông chơi trong mệ say

Chân trần đi trên băng
Tới lui người lảo đảo
Chẳng có được một đồng
Trong chiếc dĩa nhỏ nhoi

Chẳng ai lắng nghe ông
Chẳng ai lưu tâm ông
Lũ chó vẫn cứ sủa
Chỗ ông già quay quanh

Ông vẫn để như thế
Cứ chơi cây đàn quay
Chẳng hề chịu ngừng nghỉ

Một ông già kỳ lạ
Tôi theo ông đi xa
Ông sẽ chơi đàn quay
Cùng tôi những bài ca
*



Mạn phép hỏi bác Tào lao về cái đàn quay một cái, nó là đàn gì thế hả bác ?


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Aug 16 2005, 05:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Bài số 24 cái tựa tiếng Đức là vầy: Der Leiermann, bản tiếng Anh người ta dịch là : The Hurdy-Gurdy Man. Tui tra từ điển Anh-Việt của Viện ngôn ngữ học chữ tiếng Anh thì thấy người ta giải thích:

Hurdy-Gurdy: nhạc cụ mang đi được, có âm thanh ò e, chơi bằng cách quay một cái tay quay;đàn quay

Tiện thể tui hỏi 1 chỗ: bài số 9 tựa tiếng đức là Irrlicht, bản tiếng Anh dịch là Will o' the Wisp, không biết chữ Irrlicht trong tiếng Đức phải hiểu là thế nào? (phải là hi vọng hão huyền ko?). Gút mắc khác là ở bài 5 : Der Lindenbaum dịch là The Linden tree. Tra cũng quyển tự điển trên thì thấy nêu 2 từ : Cây đoạn hay Cây chanh lá cam. Tui thì đang dùng chữ sau, và đã có người góp ý là nên xài chữ đầu. Tui hổng biết là dân VN xưa giờ dùng chữ nào, nhờ bà con chi giáo (muốn dịch sao cho nó nghe gần gũi, quen thuộc).



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Aug 16 2005, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tôi thì không góp ý gì cho bác trong việc dịch lời bài hát ( vì tôi cho là không quan trọng, thậm chí đôi khi không nên dịch ) nhưng nhân tiện bác hỏi về dịch thì tôi muốn góp ý về dịch câu :
Second Vienese School.

Theo tôi nên dịch là " Thế hệ thứ hai trường phái Vienna " thì rõ nghĩa hơn, để đối với "Thế hệ thứ nhất " của trường phái này là các đại gia Haydn, Mozart, Beethoven.

Hiện nay tôi đang "hướng về nguồn ". Cả năm nay tôi đang cố công nghe liên tục hết 104 symphonies của Haydn và 52 cái của Mozart mà chưa khi nào có đủ thời gian nghe liên tục như vậy. Nghe như thế để xem cổ điển như thế nào mà có thể đẻ ra được những ông khổng lồ như vậy.
Haydn được coi là cha đẻ của symphonie, đã để lại một khối lượng đồ sộ là 104 bản symphonies, còn Mozart là học trò của ông cũng hơn năm chục bản. Giá mà Mozart sống lâu như Haydn chắc cũng sẽ viết nhiều symphonie không kém ông thầy...Ngoài ra 2 ông này còn viết hàng trăm bản nhạc đủ các thể loại khác, nhiều kinh khủng, mà nếu chỉ nghe cho thấm chắc cũng phải mất nhiều năm.
Mọi nguời đã nói khá nhiều về Beethoven và tương đối về Mozart, nhưng ít ai nói về Haydn. Thoạt đầu tôi cũng định giới thiệu về Haydn, nhưng lười quá....Vả lại âm nhạc thì nghe là chính chứ còn nói thì làm sao cho hết được tinh hoa của nó.
Vì vậy bây giờ cứ nghe và kết hợp đọc thôi chứ còn viết tôi thấy ngôn ngữ rất nghèo nàn để mà viết về mấy ông này.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC