Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang < 1 2 3 4 5 > 

· [ ] ·

 Tiếp Cận Nhạc Hiện đại, modern classic

tao_lao
post Sep 4 2005, 08:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Alfred Schnittke ở đây có 4 bản hymn và complete violin concertos 1-4:
http://www.ttvnol.com/ncd/536278/trang-13.ttvn

Đúng là có sự khác biệt lớn của nhạc truyền thống Áo- Đức, Pháp, Ý, Nga và Mỹ. Nước Ý giỏi opera, nước Pháp sản sinh ra nhiều tay viết nhạc lãng mạn cực đẹp, nước Nga đáng kể từ Nhóm khoẻ năm người (the mighty five) rùi truyền qua Stravinsky. Nhưng Áo- Đức mới là trung tâm của âm nhạc từ thời Bach đến Mahler (1908), rất giỏi khí nhạc là thể loại mà từ thời Beethoven được xem là hình thức âm nhạc nghệ thuật cao nhất . Chỉ đến khi xuất hiện Debussy thì 'thủ đô âm nhạc' tạm thời dời qua nước Pháp. Nhưng rồi từ đó hầu như không còn có nước nào giữ vai trò bá chủ nữa (miễn cưỡng có thể gán cho nước Mỹ sau chiến tranh)

Đúng như bác X nói: nhạc Đức đã đi vào con đường khổ hình, từ lúc Schoenberg đề ra lí thuyết 12 cung, nhạc chuỗi. Tác phẩm âm nhạc ngày càng 'xa rời quần chúng', bất chấp sự đón nhận của khán giả. Có nhiều người là những performer âm nhạc cổ điển cực giỏi và rất được hâm mộ nhưng khi họ sáng tác và biểu diễn âm nhạc đương đại thì công chúng quay lưng lại ! Và họ có tâm lí sáng tác cho ngày mai mà không phải hôm nay, cũng như Schoenberg đã từng cay đắng 'chỉ được nhận ra sau khi chết...'. Âm nhạc đương đại trở thành thứ âm nhạc kinh viện, dành riêng cho lớp 'tinh hoa' (elite).

Thế nhưng sự chuyển dịch từ âm nhạc của công chúng sang âm nhạc kinh viện, âm nhạc nghệ thuật chỉ diễn ra ở thế kỷ 20 mà thôi. Trước đó trong thời lãng mạn, cổ điển công chúng đa số nghe các bản nhạc đương đại . Và chẳng có gì ngoa nếu nói Mozart cũng là một nghệ sĩ của nhạc thị trường . Khi sáng tác ông để ý đến sự đón nhận của công chúng, khi được hoan nghênh thì hoản hỉ (sáng tác nhạc vì công chúng thị trường thì không phải nhạc sĩ thị trường thì là gì? laugh1.gif ). Vậy mà khôi hài là ở VN những kẻ tự cho mình thuộc lớp tinh hoa, công chúng của nhạc cổ điển, của Mozart lại nguyền rũa nhạc thi trường, nhạc trẻ, nhạc sến ngày này không thương tiếc lời. thumbup.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Apomethe
post Sep 5 2005, 02:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Regular Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 231
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.693

Tiền mặt hiện có : 105.340$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thế bác TL đã nghe những bài nhạc gọi là thị trường đấy chưa. Nhạc của Mozart từ xưa đến nay vẫn được công nhận về mặt nghệ thuật mà khó ai qua mặt được. Em cũng nghe rất nhiều nhạc trẻ của các nước Âu Á vì bạn em nước ngoài rất nhiều và cũng nghe cả nhạc trẻ đương thời của VN vì người Việt ở đây vẫn bật nhạc trẻ ầm ĩ. Nhưng thực sự nhạc trẻ Vn thì đúng nghĩa với tên nhạc thị trường người ta gán cho vì nó hầu như mang rất ít tính nghệ thuật trong đó. Người ta gọi nhạc trẻ VN bây giờ là nhạc thị trường vì nó tuổi thọ của một bản nhạc rất ngắn, chỉ khoảng một tháng là hết, các ca sĩ thi nhau ra đĩa xoành xoạch mà nhiều bài hát của họ thực sự không để lại ấn tượng cho người nghe. Chúng ta không bàn đến ca từ vì thực sự không có gì để bàn cả, đôi khi để hiểu một ca khúc có khi còn khó hơn cả hiểu nhạc của Mozart. Về giai điệu thì nhạc trẻ đa số không có gì đặc sắc để tạo ấn tượng lớn. Cũng phải nói rằng có những bài hát khá hay, giai điệu khá đẹp tuy vài bài trong đó có phần nhạc mượn từ nhạc nước ngoài :(. Không phải là nguyền rủa nhưng đấy là cảm nhận cá nhân riêng của em sau khi nghe nhạc trẻ VN bây giờ và đem so sánh với nhạc trẻ các nước trong khu vực thì vẫn còn một khoảng cách khá xa, chưa nói đến việc đem ra so sánh với nhạc Mozart, không hiểu sao bác TL lại có so sánh thú vị như vậy. Nhạc Mozart khác hẳn với nhạc thị trường khi những tác phẩm của ông vẫn còn sống cho đến tận ngày nay và giá trị của nó vẫn luôn được khẳng định. Và cho đến ngày nay người ta vẫn còn nghiên cứu nhạc của ông.

Chỉ vài lời đạm bàn về nhạc trẻ như vậy, xin mọi người cứ tiếp tục viết về nhạc đương đại. Em vẫn chưa hứng thú với nhạc đương đại lắm (khẩu vị nó vậy thì phải chịu thôi) nên chưa muốn viết nhiều, mặc dù trên bàn đang có quyển âm nhạc Châu Âu thế kỷ 20 được viết khá kỹ và đề cập khá chi tiết về Webern, Hindemith, Bartok. Dù sao làm việc phải có hứng thú thì kết quả mới cao nên đành ngồi xem mọi người nói chuyện vậy.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Sep 5 2005, 08:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Lại thêm một trường hợp của cậu Apomethe đây. Nghe nói 'Mozart là nhạc sĩ của nhạc thị trường' thì cậu không cần hiểu coi người ta bảo nhạc thị trường là gì, vì sao mà tui gọi như vậy đã đao búa bàn cái chuyện nhạc trẻ lãng xẹt.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Apomethe
post Sep 5 2005, 10:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Regular Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 231
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.693

Tiền mặt hiện có : 105.340$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ý em chỉ bảo là nhạc thị trường bây giờ với nhạc thị trường hồi đó khác hẳn nhau, thế thôi. So sánh như vậy là quá khập khiễng.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Sep 5 2005, 08:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Khổ hình có lẽ cũng cần thiết thôi bác tao_lao. Thời Mozart ông ấy viết toàn nhạc dành cho quí tộc cung đình- đâu dành cho dân thường- dù là ông ấy giỏi tới mức viết nhạc nhanh hơn đếm tiền, viết không bao giờ cần sửa chữa, gạch xoá gì. Có lẽ vì thế kể cả cho tới ngày nay nhạc của Mozart cũng không phải là nhạc đặc biệt dễ nghe như người ta tưởng - mà nó là loại nhạc có "váng mỡ" ở trên và nhân thịt ở dưới. Người nghe không tinh chỉ thấy một số giai điệu hay, còn đa phần là nghe nhàn nhạt vì chỉ đớp được lớp váng ấy.
Thời Beethoven viết nhạc- nhất là giai đoạn sau- có mấy ai nghe nổi hiểu nổi đâu- ngay cả mấy tay nghệ sĩ violin/piano chuyên nghiệp nôỉ tiếng cũng không hiểu, không chịu biểu diễn các tác phẩm mới của Beethoven- tức là công chúng thì quên đi rồi không tính. Nhưng giá trị của các ông ấy vì thế mới kéo dài được đến ngày nay.
Trong triết học cũng thế- nếu không viết khó hiểu như Kant, Hegel ngày xưa hay Heidegger, Wittgenstein như nửa thế kỷ trước thì có lẽ mấy ông này đã chìm vào quên lãng, chứ không thể trở thành các siêu sao của triết học cận đại hiện đại được (không ai vượt qua được).
Em nghĩ, vài chục năm nữa, bọn nhạc sĩ Đức/Áo của thế kỷ 20 sẽ lại chiếm ngôi thống soái thôi, bọn Mỹ, Anh, Pháp về mấy thứ này nói chung không ăn thua về lâu dài được.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi x: Sep 5 2005, 08:10 PM


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Sep 5 2005, 09:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Có lẽ lại phải lôi khái niệm nhạc nghệ thuật và nhạc chức năng vào rồi để bàn tới chuyện nhạc nghệ thuật hay thị trường. Nhạc nghệ thuật sáng tác vì chính nó, tự thân, lấy nghệ thuật âm nhạc làm mục đích sinh tồn. Như bài báo trước (Nhạc nghệ thuật là gì?) nói về khái niệm nhạc nghệ thuật thì không phải tất cả các nhạc sĩ hay gọi là nhạc sĩ cổ điển (lãng mạn, cổ điển) đều sáng tác nhạc nghệ thuật và không phải toàn bộ các tác phẩm của cả Mozart hay Beethoven sáng tác ra đều là nhạc nghệ thuật. Phần đông bọn họ sáng tác theo đơn đặt hàng, theo thị hiếu công chúng (nhạc thị trường), nhạc sáng tác ra để trình diễn và mưu cầu danh tiếng, lợi ích.

Hãy nói về trường hợp Mozart và vì sao mà tui đã gọi ông ta là nhạc sĩ thị trường. Muốn hiểu được thì phải bàn tới các thị hiếu, thành phần công chúng nghe nhạc Viên thời ông Mozart hay Beethoven. Công chúng thời này thì khán giả gồm có giới chuyện nghiệp và giới nghiệp dư, nghệ sĩ trình diễn cũng có loại giỏi, loại kém. Trong một bức thư thường được người ta trích dẫn của Mozart gửi cho cha ông vào năm 1782, có cái đoạn rất quan trọng: ' làm cho giới chuyên nghiệp hài lòng thì giới không chuyên lại không vừa lòng, dù là chẳng biết tại sao'. Cũng trong bức thư đó, có đoạn khác ' để được chấp nhận thì một người nên viết một cái gì đó dễ hiểu để cả một người bình thường có thể hát được ngay lập tức, hay chẳng nên quá khó để dễ dàng làm vui lòng người ta bỡi lẽ chẳng có một kẻ có đầu óc nào hiểu được cả'...Còn nhiều thư từ khác của Mozart minh chứng cho cái chất thị trường của ông (như trong quyển The death of music, nhưng tui chỉ đọc chứ ko có nên không trích lại được). Nói như vậy để thấy nhạc thị trường, tức nhạc sáng tác vì thị hiếu của công chúng, đã tồn tại từ thời cổ điển đổ lên (chỉ thay đổi ở thế kỷ 20), vậy mà ngày nay nhiều người tự cho mình thông thuộc nhạc cổ điển lại không hề biết, quay sang chê bài cái chủ trương sáng tác vì thị hiếu khán giả, tức nhạc thị trường, thật là buồn cười.

Thế kỷ 20, cái chủ trương nhạc chức năng, nhạc thị trường này đã chuyện lên vai của nhạc pop, rock v.v. trong khi nhạc nghệ thuật lại trở thành 1 thứ nhạc vong thân, gom gọn, co cụm lại ở giới kinh viện hay tầng lớp tinh hoa. Đó là một sự thay đổi rất lớn.

Chuyện nhạc theo thị hiếu kiểu Mozart, ngày nay vẫn tồn tại và phổ biến mạnh mẽ (bảo là nhạc thị trường trong nhạc 'cổ điển' ngày nay cũng không sai) đến mức một người dù chẳng hề nghe nhạc cổ điển đi nữa cũng biết Mozart hay Beethoven. Thế nhưng hỏi Schoenberg, Stravinsky, John Cage thì có mấy người biết hay biết thì cũng là ở mức nghe tên biết tuổi, kẻ ra vài tác phẩm tiêu biểu thế thôi.

Tôi khá đồng tình với Glenn Gould khi ông tôn sùng nhạc Bach, một thứ nhạc chân chính, phức tạp đáng gọi là nhạc bác học thật sự. Dù là 1 pianist nhưng ông không chơi Chopin, cũng cho rằng ' Mozart nên chết từ lúc còn nhỏ, tôi (Gould) chơi nhạc Mozart để thấy ông ta viết nhạc dở cỡ nào'. Ông cũng cho rằng trong thời Cổ điển, Lãng mạn chí có vài người là đáng kể: Beethoven thì ông cũng chả tán dương gì mấy, có chơi vài bản của Brahms hay Grieg. Ông trọng thiên tài của Bach và âm nhạc thế kỷ 20. Có thể nói Gould cực đoan nhưng không phải là không có lí lẽ.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Sep 5 2005, 09:56 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Sep 6 2005, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Em công nhận là Mozart viết khá nhiều bản ruồi bay, Beethoven cũng có một số ít bản ruồi bay- nhưng về cơ bản, kể cả các bản ruồi bay của Mozart cũng còn hay hơn đa phần các bản tâm huyết cả đời của đa phần các nhạc sĩ đã từng viết nhạc trong lịch sử. Những tên tuổi mà chúng ta biết đến ngày nay như Mozart, Beethoven, Bach, Chopin, Tchaikovski chỉ là đỉnh núi của cả một núi băng khổng lồ lấp dưới mặt biển. Vì thế, sự so sánh giữa nhạc thị trường kiểu Mozart và nhạc thị trường kiểu Beatles vẫn là khập khiễng.
Thêm nữa, em không tin là vào thời Mozart chỉ có âm nhạc của ông ấy là phổ biến- mà không tồn tại những hình thức nhạc thị trường thật sự. Nhạc dân gian, dân ca của nông dân Áo- Đức, Hung em nghĩ khá thịnh hành vào thời đó. Giới nghe được Mozart hầu hết là cung đình- bọn có học nhạc, nhạc sĩ nhạc công cả. Điều này chính Gould nói chứ không phải ai cả. Gould đã từng nói rằng vào thời trước (Bach- Mozart- Beethoven) công chúng thưởng thức âm nhạc cổ điển của các ông ấy cũng là các musician- vì thế họ không gặp vấn đề về truyền tải nội dung, còn ngày nay thì khác- dân chúng- kể cả dân nghe nhạc cổ điển cũng rất ít người biết nhạc lý hay biết chơi một nhạc cụ nào đó. Với lại, việc Mozart viết hôm trước hôm sau biểu diễn ngay, hay Beethoven phải cất bản viết tử tế thay vào bằng bản dễ nghe hợp thị hiếu [nói chính xác là thị hiếu của chính giới âm nhạc!!!!] theo yêu cầu của nhà xuất bản không có nghĩa là nhạc của các ông ấy thị trường theo cách hiểu của chúng ta về khái niệm nhạc thị trường ngày nay- vì thị trường tiêu thụ âm nhạc của các ông ấy thời đó cũng rất nhỏ- thị trường quí tộc, nhạc sĩ, nhạc công.

Về riêng bác Gould- người em rất thích - tuy bác ấy cực đoan nhưng sự cực đoan mồm của bác ấy nhiều khi lại chứng minh điều ngược lại: càng cố chứng minh Mozart khi trưởng thành viết nhạc chán- thì bác Gould lại biểu diễn các tác phẩm của Mozart trưởng thành càng hay. Gould chê Beethoven giai đoạn giữa là cải lương, nhưng chơi các Sonates giai đoạn giữa của Beethoven rất hay.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi x: Sep 6 2005, 05:24 PM


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tao_lao
post Sep 6 2005, 06:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Senior Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 591
Tham gia từ: 26-April 05
Thành viên thứ: 1.682

Tiền mặt hiện có : 6.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Ậy bác X ui, tui hổng có so sánh nhạc thị trường kiểu Mozart với nhạc thị trường Beatle hay ở VN bao giờ cả mà tui chỉ nói là nhạc Mozart cũng có tính thị trường mà nhiều người không biết. Bây giờ có thấy ông nhạc sĩ nào viết nhạc vì thị hiếu công chúng thì người ta cứ đè ra mà đập. Nêu ra tính thị trường trong nhạc Mozart hay Beethoven để những vị đó bình tâm lại, bớt cực đoan vì sự thiển cận về mối quan hệ giữa thị hiếu âm nhạc và nhạc bản được sáng tác. Nêu ra để 'bênh vực' tính thị trường của nhạc bây giờ, chứ không nhằm hạ bệ Mozart (muốn cũng không được).

Ông Gould ổng chê nhạc Mozart, nhưng ổng càng chơi lại càng thấy hay (tui nghe nói vậy). Nhưng về cơ bản, tui đồng tình với quan điểm của Gould đề cao nhạc cổ xưa từ Baroque trở về trước và nhạc thế kỷ 20. Đa số công chúng cũng như cả giới 'học sinh' kinh viện (chứ không nói giới học giả) quen thuộc nhiều hơn với nhạc thời Cổ điển và thời Lãng mạn (chắc là do đào tạo, nhu cầu xã hội), thị trường băng dĩa chắc là cũng chạy theo hướng đó (đĩa Mozart, Beethoven, Chopin đầy cả) và nhiều người thiển cận đến mức cho rằng chỉ những soạn giả 2 thời đó mới đáng gọi là nhạc cổ điển. Đề cao âm nhạc 2 thời đó không có gì là sai, đáng chê trách nhưng nếu vì thế mà cho rằng trong lịch sử âm nhạc bất tuyệt chỉ có bọn họ là một sự vô ơn với tiền bối trước họ và bi quan với tương lai âm nhạc.

Có một sự chuyển dịch trong giới công chúng thưởng thức âm nhạc từ thời Baroque sang thời Cổ điển, lãng mạn: từ triều đình (noble và upper middle class) quí tộc bước ra công chúng. Công chúng thời cổ điển, lãng mạn thật ra cũng không phải toàn bộ nhân dân như công chúng thời bây giờ, tức là có biết về nhạc bài bản, cũng đáng gọi là Công chúng của lớp tinh hoa (đa số là lower midle class). Nếu so lớp 'công chúng' quí tộc thời Baroque với 'công chúng' thời Cổ điển thì trình độ lớp trước hơn hẳn. Họ cũng dễ dãi hơn so với lớp trước cho nên âm nhạc monophony mới phát triển mạnh, âm nhạc phức điệu polyphony mất dần vị trí.

Thế kỷ 20 thì giới công chúng phức tạp hơn: Giới công chúng học giả kinh viện (công chúng của nhạc hiện đại), công chúng nhân dân (nhạc tiêu thụ), công chúng kinh viện 'thường' (công chúng nhạc thời Cổ điển, lãng mạn).Tui cho rằng âm nhạc thế kỷ 20 là sự phục hưng của âm nhạc cổ xưa, lại trở về thời 'Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng'.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tao_lao: Sep 6 2005, 06:27 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Apomethe
post Sep 9 2005, 12:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Regular Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 231
Tham gia từ: 30-April 05
Thành viên thứ: 1.693

Tiền mặt hiện có : 105.340$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Bác tao_lao không hiểu ý em là em không có lời nào phủ nhận bác rằng nhạc mozart không phải là nhạc thị trường. Nhưng phải so sánh thị trường của Mozart và thị trường bây giờ. Và người ta chê nhạc thị trường bây giờ cũng không phải không đúng, và em cũng không phủ nhận tất cả những bản nhạc thị trường bây giờ. Nhạc thị trường cũng chỉ là một cách gọi chung cho những bài hát bây giờ, khi hát xong nửa tháng thì xẹp xuống và chết luôn chứ không sống mãi như giao hưởng của Mozart được.

Mozart tuy có sáng tác những bản concerto hay sonata theo đơn đặt hàng của giới quý tộc nhưng ông sáng tác bằng tất cả tài năng và nhiệt tình của mình chứ không phải sáng tác bài hát trong nửa ngày như bây giờ. Những vở opera nổi tiếng của ông đều là những vở người ta đặt nhờ ông viết cũng nằm trong những vở opera lớn của nhân loại. Mozart sáng tác cho giới quý tộc thượng lưu nhưng không phải ai trong số đấy cũng có học thức và văn hóa cao, nhiều người chỉ học đòi chạy theo thời thượng, mời Mozart đến nhà chơi đàn nhưng chỉ để làm vui cho bữa tiệc chứ không hề thưởng thức nghệ thuật.

Nhạc cổ điển có nhiều thời kỳ, mỗi thời kỳ có tính chất và vẻ đẹp riêng. Nếu nhạc của Bach và thời Baroque được cho là sâu sắc, trí tuệ thì nhạc thời cổ điển của Haydn, Mozart chủ yếu nêu lên vẻ đẹp và quyến rũ của âm nhạc, nhạc lãng mạn của Chopin và Schubert thì nói lên nội tâm tình cảm và suy nghĩ của con người và gần với cảm xúc thật của con người hơn. Nhưng nếu nói nhạc Mozart là thứ nhạc của cung đình, tiệc tùng thì hoàn toàn sai vì những bản giao hưởng của ông đầy sự sâu sắc, tinh tế và tập trung tất cả thiên tài của ông vào trong đó cũng như nhạc thời kỳ Baroque chủ yếu phục vụ cho nhà thời và thiên chúa, một số người viết nhạc ngoài chủ đề đấy được coi là dân ngoại đạo và báng bổ thần thánh nhưng âm nhạc của nó đa phần khá gần gũi, dễ nghe và mang vẻ "nông dân" hơn nhạc của thời kỳ Cổ điển. Gould là một pianist thiên tài nhưng không phải thiên tài nói gì cũng đúng, nhất là tính cách của ông là một trong những tính cách lập dị nhất trong giới pianist, mà lập dị thì thường hay suy nghĩ cực đoan. Vả lại mỗi người có gu thẩm mĩ riêng nên ông ấy thích Bach và ghét Mozart là chuyện thường. Nếu ai hay để ý nghiên cứu Gould nhiều thì sẽ biết ông thích nhạc Baroque và đương đại như các tác giả Gibbons, Bach, Scarlatti, S. Prokofiev, A. Schonenberg, A. Berg, A. Webern trong đó khi trả lời phỏng vấn ông đã nói 3 nghệ sĩ ông yêu thích nhất là Gibbons, Liszt và Prokofiev trong đó ông luôn luôn nói Gibbons là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất. Ông từ chối chơi các tác phẩm của Schumann, Chopin, Debussy,... trong các buổi diễn repertoire, nhưng ông cũng thu âm những tác phẩm của các tác giả này như một vài sonata và quartet. Đây cũng có thể nói là sở thích riêng của Gould, ghét nhạc lãng mạn và say sưa với Baroque và đương đại, cho nên ông ta chê Mozart cũng chỉ là ý kiến riêng của cá nhân.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
x
post Nov 8 2005, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

PHÉT virtuoso


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 474
Tham gia từ: 13-July 04
Thành viên thứ: 1.582

Tiền mặt hiện có : 1.930$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Chào các bác,
nhà em trong mấy tháng vừa rồi có đi nghe một số buổi biểu diễn trong Philharmonie và trong nhà thờ (mấy người bạn em) nhưng thời gian ít quá không vào đây viết hầu các bác được. Nhân hôm nọ có nghe cái "Asyla" của anh Thomas Adés (sinh năm 1971)- nhạc sĩ trẻ người Anh nên vào viết vài dòng thôi.

Tác phẩm "Asyla" của Adés được viết cách đây vài năm, buổi trình diễn đầu tiên hình như cũng dưới tay Simon Rattle - hiện là nhạc trưởng của Berliner Philharmoniker. Ades cũng là một đại diện của lớp nhạc sĩ trẻ thế giới hiện nay- lớp người sinh ra và lớn lên trong một nền văn hoá tạm gọi là hậu hại điện - tức là ảnh hưởng trực tiếp từ văn hoá Mỹ (1) thông qua pop cultur: pop music, rock, jazz, techno, cocacola, holywood .v.v. Asyla là một tác phẩm được viết cho giàn nhạc, ngoài các bộ nhạc cụ cổ điển thường thấy, còn bao gồm cả các dụng cụ bộ gõ rất kỳ quái và mới lạ du nhập từ châu Á, châu Phi và các nhạc cụ bộ gõ mới được chế tạo ra. Cũng xin giới thiệu luôn cho các bác thích tìm nghe các tác phẩm danh tiếng là: Asyla được coi là tác phẩm được trình diễn nhiều nhất hiện nay của thế hệ nhạc sĩ trẻ.

Về cấu trúc, Asyla có lẽ là kết hợp của rất nhiều loại âm nhạc khác nhau: nó có cấu trúc pha giữa tonal và atonal, giữa chuỗi và tình cờ, có nhịp điệu lúc thì lặp đi lặp lại giống techno, lúc thì giống pop-world music. Cấu trúc của nó rất phức tạp nhưng dễ nghe chứ không đặc biệt khó nghe như các tiền nhân cấp tiến triệt để thời Webern, Cage, Boulez, Stockhausen. Trong đoạn đầu- âm thanh của nó lờ mờ, kỳ ảo bởi những bộ gõ, chiêng trống kỳ lạ và tiếng dàn kéo dàn trải. Đến đoạn giữa, tác phẩm trở nên rõ ràng và để lộ giai điệu chủ đạo của nó (giống techno/pop)- lặp đi lặp lại và phát triển thành cao trào cụ thể, dàn trải cho tới hết bản nhạc. Ví dụ nôm na thì lúc đầu nó mờ ảo như một buổi sớm mù sương ở một nơi nào nó có thiên nhiên hoang dã tươi đẹp, còn đoạn sau thì giống một hành khúc hoành tráng. Tiếc là em không biết ý đồ của anh Ades về nội dung bản nhạc này nên không nói được gì về nội dung của nó. Tóm lại, Asyla là một bản nhạc hay- đạt được cả 2 tiêu chí là đủ phức tạp để không nhàm chán và đủ dễ nghe để không bực mình. Đây cũng là một đặc điểm khá điển hình của các nhạc sĩ Anh/Mỹ- những người vốn thích sự rõ ràng rành mạch và không chỉ viết nhạc để phục vụ chính âm nhạc hay phục vụ chỉ vài người.


---------

(1): em chia sẻ ý kiến với một anh bạn rằng nước Mỹ hiện nay là nước duy nhất có tồn tại văn hoá "hậu hại điện" (hậu hại điện thứ nhì có lẽ là Nhật, còn châu Âu như Anh, Pháp Đức, thì vẫn là văn hoá "hại điện cách tân") mặc dù lý thuyết về tư tưởng/thời đại hậu hại điện thường được gắn với các triết gia nổi tiếng của Pháp như Lyotard, Foucault, Derrida, Baurillard. Quan điểm này của X em được hình thành thông qua việc đọc một cuốn sách giới thiệu về "Hậu hại điện" xuất bản ở Đức và thông qua những gì được nghe, nhìn, đọc về nước Mỹ, dù chưa từng đặt chân sang Mỹ.


--------------------
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hàng Nội.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang < 1 2 3 4 5 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC