Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Chuyện Nhà Nguyễn Và Tây Sơn Trả Thù Lẫn Nhau, Một cách nhìn mới về nhà Nguyễn

NVT2002
post Feb 21 2018, 03:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em xin tóm tắt nội dung là: tại vì phía Tây Sơn tàn ác với nhà Nguyễn trước, nên về sau mới có vụ Gia Long trả thù Tây Sơn thảm khốc. Một bài viết thể hiện cách nhìn mới, khách quan hơn về vụ án này:

https://vtc.vn/vi-sao-vua-gia-long-tra-thu-...on-d282006.html


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 21 2018, 09:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Cái bài viết này thú vị. Cho nên tôi bình luận để mọi người có thể có cách thức tìm hiểu lịch sử. Bài viết này đặt ra câu hỏi « tại sao Vua Gia Long trả thù dã man nhà Tây Sơn », và theo tác giả thì bởi vì Quang Trung đã giết hại dã man nhà chúa Nguyễn. Tức là một câu truyện ân oán cá nhân. Và qua đó hình ảnh vua Quang Trung cũng bớt cao đẹp đi. (Kiểu như hiệu ứng phụ vô tình hay cố ý của tác giả). Trong thực tế, tác giả cũng không thể nào chui vào đầu chúa Nguyễn Ánh để kiểm tra được, cho nên câu trả lời thực ra là một giả thiết, do tác giả tạo dựng ra. Chính vì thế, muốn tìm hiểu lịch sử chính xác thì phải sử dụng « biện chứng lịch sử », tạo dựng lại cái khung cảnh điều kiện lúc đó, để xem các nhân vật lịch sử này sinh hoạt trong hoàn cảnh nào, từ đó mà nó hướng tới tư duy của họ. Tương tự như vậy, phải xem người viết sử đứng ở vị trí nào, vì với một sự kiện lịch sử thế đứng của người viết sử rất quan trọng, nó không phải là khách quan.
Tôi cũng nói luôn là (nhắc lại), tư duy lịch sử của tôi là theo chủ nghĩa Mác-Lê, cộng với đạo Nho, và theo cái tư duy triết học này mà tôi nghiên cứu. Còn tất nhiên chủ nghĩa Mác-Lê cộng với đạo Nho để đi tới chủ nghĩa yêu nước.
Triều đại Tây Sơn là một triều đại rất đặc biệt trong lịch sử phong kiến VN. Bởi vì nó không phải hoàn toàn là một triều đại mà còn là một phong trào khởi nghĩa nông dân. Thậm chí người ta có thể quan niệm nó chỉ là một cuộc khởi nghĩa nông dân cũng không sai, mặc dù thời gian tồn tại của phong trào này tương đối dài. Nhưng so với một cuộc khởi nghĩa khác ví dụ khởi nghĩa của cụ Hoàng Hoa Thám, thì nó cũng không có dài hơn.
Chính vì tính chất đặc biệt này mà sự đánh giá cũng khác nhau. Tri ân nhà Nguyễn Tây Sơn, tôn vinh nó, tự hào về nó thực ra chỉ có từ khi có nhà nước VN dân chủ cộng hoà, chứ còn từ nhà Nguyễn Gia Long, tới chế độ thực dân Pháp, và cái nhà nước bù nhìn VN cộng hoà ra đời về sau (1948-1975) thì thái độ của họ không phải như vậy. Trước năm 1975, có một sử gia của chế độ VNCH là ông Tạ chí đại Trường có viết một quyển sử khá công phu có giá trị về phong trào Tây sơn mà ông ta gọi là « nội chiến », nhưng ngay một tác phẩm có giá trị như vậy nó cũng không vượt được ngưỡng cửa về đánh giá của nhà Nguyễn, coi Tây sơn là phản nghịch, và từ đó dẫn tới thái độ « khánh quan » với nó. Chế độ miền Nam ngày trước có một số nhà sử học đáng trân trọng, như ông Phan Khoang ( viết về lịch sử Đàng trong), Nguyễn Thế Anh, Tạ chí đại Trường (họ hình như vẫn còn sống ở Mỹ). Các tác phẩm của họ ngày nay đều được in ở VN. Việc ở VN ngày nay có các tác phẩm lịch sử đa dạng như vậy là rất đáng khuyến khích, nó giúp người ta mở rộng nhãn quan. Ngược lại nếu không chịu tìm hiểu về tác giả, thế đứng của họ, thì dễ lẫn lộn, hoang mang, có khi lại có hiệu ứng ngược, lại tưởng lịch sử chính thống là sai.
Còn tại sao lịch sử chính thống, tức là lịch sử của nhà nước VN hiện tại lại tôn vinh Quang Trung Nguyễn Huệ. Điều đầu tiên là sự hào hùng của nó. Bởi trong lịch sử VN, không có triều đại nào (hay phong trào khởi nghĩa nào) có những võ công hiển hách bảo vệ độc lập dân tộc như triều đại này. Nhà Nguyễn Tây sơn cũng là bước mở đầu để tiến tới thống nhất đất nước thời Gia Long về sau, mặc dù triều đại này vẫn có cát cứ do ba anh em Nguyễn Huệ tạo ra. Như vậy nói về lịch sử dân tộc, thì việc tôn vinh này hoàn toàn đúng, không có gì sai.
Với tôi, thì triều đại Tây sơn còn có điều đặc biệt nữa, vì nó là một phong trào khởi nghĩa nông dân. Phong trào khởi nghĩa nông dân duy nhất ở VN dựng lên được một triều đại (dù sự tồn tại của nó là ngắn ngủi). Và vì thế nó có rất nhiều cải cách tiến bộ, ví dụ việc dùng chữ Nôm thay chữ Nho, hay cách hoạt động khuyến khích công thương, cũng như đối ngoại ngoại giao với nhà Thanh.
Do là một phong trào khởi nghĩa nông dân, Nhà Nguyễn Tây sơn không phải được toàn bộ các tầng lớp người trong xã hội ủng hộ. Ví dụ trong các tầng lớp nhà Nho, chỉ có những nhà Nho tiến bộ, như Ngô thời Nhậm mới ủng hộ, còn phần lớn họ đều mũ ni che tai, trốn ở nhà. Ngô thời Nhậm là mưu sĩ đã kiến tạo cho vua Quang trung chiến thắng quân Thanh, vai trò của ông cũng giống như Nguyễn Trãi đối với Lê lợi. Sau này, khi nhà Nguyễn chiến thắng, Ngô thời Nhậm đã bị Đặng trần Thường làm quan với nhà Nguyễn, dùng roi đánh chết. Đặng trần Thường là nhà Nho chống nhà Tây sơn, không hợp tác. Và câu đối của hai nhân vật Đặng trần Thường/ Ngô thời Nhậm nói rõ lên bản chất trí thức theo Nguyễn Anh và trí thức theo nhà Tây sơn.
Đặng trần Thường ra vế đối là :
« Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai ».
Và Ngô thì Nhậm đối lại
« Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế »
Cái vế đối của Đặng trần thường thì chẳng khác gì thái độ Việt kiều « áo gấm về quê » bây giờ, đó là thái độ sống tầm thường tiểu nhân, chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân giành «công hầu, khanh tướng » lại còn tự đắc rởm mà không thấy sự nhục nhã.
Còn câu đối lại của Ngô thì Nhậm, thì là của một nhà Nho có chính kiến, có lý tưởng.
Chính vì triều đại Tây sơn là một phong trào nông dân, mà tướng lĩnh của họ cũng đều xuất thân là nông dân vùng dậy. Phải đợi tới cách mạng tháng tám 1945, thì ở VN hiện tượng tướng lĩnh xuất thân từ bình dân này mới lại xuất hiện lại với dàn tướng lĩnh « khủng » của quân đội nhân dân VN trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, như Võ Nguyên Giáp, Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, Đổng sĩ Nguyên, .. một điều nữa khiến nhà Tây sơn gần với chúng ta. Vì cách mạng tháng tám cũng là một cuộc khởi nghĩa dựng nước.
Từ những điều nhận xét của tôi ở trên, sự trả thù dã man của vua Gia Long với nhà Tây sơn, với tướng lĩnh của họ có lẽ nó còn có mầu sắc đối nghịch giai cấp. Mầu sắc giai cấp này còn được nâng cấp hơn với sự thủ cựu của các nhà Nho theo Nguyễn Ánh, bất hợp tác với triều Tây sơn.
Hơn 100 năm sau khi nhà Nguyễn lên ngôi, sự dã man kiểu này lại được thể hiện một lần nữa, khi Nguyễn Thân là người đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng đã ra lệnh quật xác ông lên, trộn với thuốc súng để bắn.Sự dã man này đã khiến ngay cả ông chủ của Nguyên Thân là thực dân Pháp thấy quá man rợ, khiến Nguyễn Thân thất sủng.
Nhưng cái sự man rợ của phong kiến VN này chưa hết mà nó còn nổi lại một lần nữa với chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam mà điển hình là Ngô Đình Cẩn (em út của Ngô Đình Diệm) ở Trung kỳ.
So sánh sự đối sử của nhà Nguyễn với con cháu họ Trịnh, làm cho người ta càng thấy rõ điều đó. Chúa Nguyễn có họ hàng với chúa Trịnh, vì Trịnh kiểm (khởi đầu nhà Trịnh) lấy chị của Nguyễn Hoàng (khởi đầu nhà Nguyễn). Không thể so sánh họ Trịnh với người nông dân nổi dậy Tây sơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 22 2018, 12:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung vài điều tản mạn. Thủa nhỏ, nhà tôi ở gần gò Đống Đa. Cho nên chùa Bộc (nơi có tượng thờ ẩn dấu vua Quang Trung), gò Đống Đa không phải là chỗ xa lạ với tôi. Gần đó còn có lăng Hoàng Cao Khải, một nhà Nho bán nước theo thực dân Pháp, người ta vẫn gọi là ấp Thái Hà. Lúc này, một bộ phận lăng vẫn còn, như cái sân chầu có hình voi ngựa đá, mà tôi đi qua vẫn leo lên nghịch. Tượng Quang Trung lúc đó đã được trưng bầy trong viện bảo tàng lịch sử, bên cạnh sa bàn quân Tây sơn đánh Tôn sĩ Nghị ở Thăng long. Hiện nay, thì dấu tích lăng Hoàng cao Khải này đã biến mất do sức ép nhà đất, đô thị hoá. Và xung quanh gò Đống Đa cũng đã thành phố xá, nhà cửa. Ở đây các tên đường được đặt theo tên của các công thần nhà Nguyễn Tây Sơn. Võ văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi thị Xuân. Mỗi lần về VN, đi qua đó tôi không khỏi mỉm cười, bởi vì các đại thần nhà Tây sơn này không phải không hục hặc với nhau. Sau khi vua Quang Trung mất, họ còn đánh lẫn nhau như giữa Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu. Bây giờ đường mang tên các cụ lại ở canh nhau.Đây cũng là yếu điểm cuả nhà Nguyễn Tây sơn, đó là không tạo được một cơ chế, để thể chế có thể tồn tại được, mà nhất nhất đều phụ thuộc vào vua Quang Trung. Cũng phải nói là vua Quang Trung chết sớm (39 tuổi), cho nên ông cũng không có tạo lập truyền ngôi, hoặc chưa có ý định đó. Cũng như việc chia quyền giữa 3 anh em dẫn đến việc đánh lẫn nhau cũng khiến nhà nước không vững. Tôi thường ví công nghiệp của vua Quang Trung như A lếch xăng đại đế của thời Hi lạp cổ đại, bởi cũng chết sớm như vậy, và khi mất thì cơ nghiệp cũng tan ra làm nhiều mảnh do các tướng lĩnh dưới quyền đánh lẫn nhau.
Ở trên, chắc sẽ có người lạ là sao tôi kéo phong kiến nhà Nguyễn đến tận chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam. Bởi vì sau khi Pháp xâm lược VN, thì nhà Nguyễn vẫn được giữ như bù nhìn. Và chế độ của Ngô Đình Diệm ra đời từ chính quyền Bảo Đại, ông vua cuối cùng và cũng là ông vua bù nhìn của nhà Nguyễn. Chính vì thế tư duy lịch sử của VN cộng hoà là tư duy lịch sử của nhà Nguyễn (phần phản động) cải biên cộng với phần « khách quan » kiểu thực dân. Nhà Nguyễn Tây sơn vì thế được coi là nguỵ triều. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu tôi không nhầm thì dưới thời VNCH không có những con đường mang tên nhà Tây sơn, mà lại có những con đường mang tên tướng lĩnh của Nguyễn Ánh Gia Long, ví dụ như Võ Tánh. ở Sài gòn trước có đường Võ Tánh. Võ Tánh được coi là trung thần của nhà Nguyễn, vì khi bị quân Tây Sơn bao vây đã tự vẫn mà không đầu hàng, được coi là một tấm gương trung liệt của nhà Nguyễn.
Từ khi đổi mới mở cửa ở VN, người ta có tư duy nói lộn ngược, và cách nói lộn ngược dễ nhất là lặp lại những quan niệm lịch sử từ thời Pháp thuộc để lại, được các học giả Sài gòn cũ tiếp nối. Coi đó là mới
Cũng phải nói thêm là, trong lịch sử chính thống, có những giai đoạn lịch sử ít được nhắc đến hơn. Ví dụ thời Trịnh-Mạc, thời Trịnh-Nguyễn, thời nhà Nguyễn. Với sự thẩm thấu của sử học thực dân thông qua chế độ Sài gòn cũ, lịch sử Đàng Trong và triều Nguyễn được biết tới nhiều hơn. Điều mà thời Trịnh-Mạc, hay thời nhà Trịnh không có được.
Trong thực tế thì các di tích lịch sử truyền thống văn hoá ở ngoài Bắc chỉ leo lên tới được thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI(tức là thời chúa Trịnh) là hết, vì tác động của thời gian, không bảo quản được.
Trong khi ta chỉ tôn vinh nhà Lý nhà Trần.
Như vậy lịch sử VN hiện tại thiếu cách tiếp cận một cách bao quát lịch sử VN, nhưng cũng không nên vì thế mà sa vào cái bẫy nghi ngờ, lật đổ tất cả, nói lộn ngược.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 22 2018, 11:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái bài viết mà em trích dẫn đó tỏ ra khá là chặt chẽ, nguồn sử liệu được sử dụng chủ yếu là cuốn chính sử của nhà Nguyễn. Việc bài viết được đăng tải trên 1 trang chính thống cũng chứng tỏ nhà nước đã chấp nhận cái nhìn đa chiều hơn về lịch sử.

Tuy nhiên, bài viết có một lỗ hổng ở chỗ chưa nêu được nguyên nhân: tại sao Quang Trung lại quật mồ mả nhà Nguyễn? Tác giả nêu nguyên nhân tâm linh là vì Tây Sơn đánh nhau bị thua nên mới phải nghĩ ra trò đó để tuyệt diệt hậu duệ nhà Nguyễn. Lập luận này em e rằng không vững chắc, vì Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, em chưa thấy ở đâu ghi lại việc ông bị thua cuộc trong một chiến dịch quân sự nào, để đến nỗi phải cầu viện đến một phương pháp mù mờ như vậy.

Còn lăng Hoàng Cao Khải thì hiện nay vẫn còn bác Phó ạ. Nhà người quen của em ngay ở trước cửa lăng. Chỉ có điều là chính quyền vẫn lưỡng lự trong việc bảo tồn hay mặc kệ cho di tích này xuống cấp. Vì ông Hoàng Cao Khải vẫn còn đang trong nghi vấn lịch sử là có công hay có tội. Theo ý em, thì kể cả ông ta có tội, thì chuyện đó cũng đã qua rất lâu rồi. Cái lăng của ông ta là một trong những đỉnh cao mỹ thuật hiếm hoi còn sót lại của thời kỳ đó. Cũng như việc Hán Vương chiếm được A Phòng rồi, thì nên đốt hay nên giữ lại một tác phẩm của bạo chúa?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 22 2018, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Việc báo chí chính thống ở VN đăng đa dạng là điều tốt, chứ không phải là dở. Nó khiến người đọc, xã hội mở mang kiến thức, từ đó mà biết phân biệt đúng sai. Cũng nên nói thêm rằng, không phải một bài báo được đăng, dù trên báo chí chính thống nó cũng là đúng, vì nó phụ thuộc vào nhận thức của người viết hay ý đồ của họ (tôi nói với nghĩa tốt chứ không phải nghĩa xấu). Trên một hệ thống media đa dạng, thì bản thân mỗi người đọc phải tự nhận thức.
Bài báo được viết chặt chẽ, nhưng bởi vì tôi không có tài liệu đối chiếu được, và cũng không có thời gian để tìm hiểu, nên chỉ chấp nhận nó như một giả thiết được coi là đúng. Mà có điều chính NVT cũng nhận thấy. Đó là khi tác giả trích dẫn một nguồn sử liệu, trong đó nói là nhà Tây sơn quật mồ mả nhà Nguyễn vì đánh nhau bị thua, mà trong thực tế quân đội Tây sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung không bao giờ bị thua. Vậy cái nguồn sử liệu tác giả đưa ra đã đúng chưa, hay bản thân c ái nguồn này cũng lầm, khi viết như vậy. Như vậy ngay cả khi trích dẫn rõ ràng, để cả tên sách lẫn số trang, lập luận của người viết vẫn phụ thuộc vào sự đúng sai của nguồn sử liệu. Nó cũng giống như người mù đi theo ..người mù dẫn đường.
Giả dụ câu chuyện nhà Tây Sơn quật mồ mả chúa Nguyễn là có thật thì cái câu hỏi tại sao này thật ra không trả lời được. Chỉ có cách đặt ra giả thiết mà thôi. Mà cách đặt giả thiết tốt nhất, là hồi phục lại lối sống, cách suy nghĩ cũng như điều kiện xã hội vào thời điểm đó (đây chính là duy vật lịch sử). Như vậy giả thiết của tôi là thế này.
Đối với người Việt, thì thờ cúng tổ tiên là rất quan trọng. Và việc làm ảnh hưởng tới tổ tiên được coi là có tác động trực tiếp tới người đang sống. Hiện nay, xã hội VN không còn cái tâm lý này nữa, mặc dù việc thờ cúng tổ tiên vẫn còn. Ngay vào thời kỳ đầu thế kỷ XX vào những năm 20,30, thời thuộc Pháp, một trong những cách đòi nợ trước khi tết đến của người Việt, đó là « cầm tù tổ tiên ». Theo đó, chủ nợ đến nhà con nợ, mang bát hương, bài vị trên bàn thờ của con nợ về đem vứt xuống gầm giường nhà mình, khi nào con nợ trả xong nợ mới cho mang về. Như vậy việc vào đầu năm mới, không thờ cúng được tổ tiên mình có một ảnh hưởng rất lớn.
Thời Tây Sơn, đầu nhà Nguyễn, còn cách đó gần 150 năm, thì người ta có thể hiểu rằng triệt hạ mồ mả tổ tiên của kẻ thù là chuyện bình thường, có thể hiểu như một dạng lối sống. Như vậy phải tránh gán ghép tâm lý hiện tại của chúng ta vào thời điểm xẩy ra sự việc.
Như vậy hành động của nhà Tây Sơn và của Nhà Nguyễn có thể coi là quy luật ứng sử của xã hội vào thời điểm đó. Nhưng có một điều mà sự phản cảm, ngay cả khi chấp nhận quy luật ứng sử này, trong cách hành sử của vua Gia Long, đó là vi vua này là một chính trị gia đại tài. Khác với vua Quang Trung. Vua Gia Long không có tài năng về quân sự, nhưng lại là một nhà chính trị. Sự thành công của nhà Vua trong việc triệt hạ nhà Tây Sơn có phần « ăn may » đó là việc vua Quang Trung chết sớm, và nội bộ tướng lĩnh Tây sơn lục đục với nhau. Nhưng việc nhà vua biết dùng người, biết cách tổ chức quản lý, có nhãn quan chính trị.. thì là điều không thể không công nhận. Có rất nhiều điều nói lên điều này, ngay cả trong cuộc sống riêng của nhà Vua. Vua đã lấy Lê Ngọc Hân, là vợ Quang Trung làm lẽ (bây giờ thì người ta nói là điều này không phải, nhưng bà lẽ này cũng là công chúa nhà Lê), đây là hành động chính trị để lấy lòng cựu thần nhà Lê, và để triệt hạ lực lượng Tây Sơn còn lại dương mầu cờ nhà Lê ở ngoài Bắc. Vua cũng lấy con gái của Nguyễn Văn Thành, là hàng tướng nhà Tây Sơn, và được vua cử giữ chức phó vương kinh lược sứ, cai quản toàn bộ miền Bắc (từ Ninh bình trở ra) được gọi là trấn Bắc Thành. Ở miền Nam, thì có Lê văn Duyệt. Như vậy chính quyền trung ương của nhà Nguyễn thời Gia Long chỉ cai quản trực trị miền Trung (từ Bà rịa ra tới Thanh hoá), bởi vì thế lực nhà Nguyễn lúc đó không đủ sức làm điều này. Phải đợi tới vua Minh Mạng, người kế nghiệp vua Gia Long, thì tình trạng này mới bị xoá bỏ, thống nhất hành chính cả nước. Thời Minh Mạng có thể coi là thời cực thịnh nhất cuả nhà Nguyễn.
Với một vị vua như vậy, thì việc triệt hạ mồ mả tổ tiên của nhà Tây sơn không chỉ đơn giản là vấn đề ứng sử văn hoá mà nó nói lên tính cách, bản chất vì nó có tính chất chính trị, như tất cả các cách ứng sử khác của nhà Vua.
Điều đáng để ý là Vua Gia Long tàn ác không chỉ với gia đình vua Quang Trung, mà với cả các tướng lĩnh nhà Tây Sơn. Vì thế tôi mới nhận xét ở trên, là ở trong vấn đề này có cả quan niệm « giai cấp » (nói theo ngôn từ hiện đại). Trong con mắt của vua Gia Long, nhà Tây Sơn là nghịch đảng, là « thảo khấu », không thuộc hàng ngũ quý tộc (ví dụ như họ Trịnh, họ Lê), và cái quan niệm này được chuyển tải tới thời Pháp thuộc (vì nhà Nguyễn là bù nhìn), rồi tới các chế độ miền Nam ra đời từ đây.
Điều đáng chú ý là cái dòng sử « thực dân » này, mà nhiều sử gia ở miền Nam cũ kế nghiệp, họ có thể chê vua Gia Long điều này điều kia, nhưng tôn vinh nhà Tây Sơn thì không có. Mà họ sẽ nói tới nhà Tây Sơn « khách quan » để che đi điều này.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 23 2018, 10:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện trả thù của Vua Gia Long này, khiến tôi nhớ lại là đã từng đọc ở đâu đó trong báo VN ngày này, trong một bài báo giới thiệu thắng cảnh văn hoá của một làng miền Trung, có nói tới chuyện một ngôi mộ, bị đóng cọc sắt để cùm, theo hình phạt thời nhà Nguyễn. Cùng với câu chuyện của vua Gia Long trả thù nhà Tây Sơn, Nguyễn Thân huỷ xác cụ Phan đình Phùng.. phải chăng sự tàn bạo này là dấu ấn di truyền của nhà Nguyễn (genetic) bởi các triều đại phong kiến VN trước đó, từ Lý, Trần, Lê, Lê Trung Hưng (nhà Trịnh) người ta không thấy điều đó. Sử trước đó chỉ có nói tới Lê Ngoạ Triều (thời tiền Lê) róc mía trên đầu nhà sư, được coi như điển hình của Kiệt Trụ, tức là bạo chúa. Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, nhưng không có chuyện « voi dầy, ngựa xé ».Hiện tại ở VN còn giữ lại được hai bộ luật thời phong kiến : Luật Hồng Đức (thời Lê Lợi) và luật Gia long. Luật Gia long khắc nghiệt hơn nhiều (nói kiểu hiện đại thì là man rợ, nếu lấy tâm lý thời nay, có đủ các hình phạt voi dầy ngựa xé như vua Gia Long đã thực hành với các tướng lĩnh nhà Tây sơn). Vậy tại sao lại thế ? Trả lời được câu hỏi này, hay có giả thiết chấp nhận được cũng có thể giúp người ta lý giải được thái độ của Vua Gia Long.
Ở trên tôi có nói tới việc không công nhận nhà Nguyễn Tây Sơn như một triều đại, mà chỉ là một phong trào khởi nghĩa, đã dẫn tới việc hành sử dã man, mang tính chất « trả thù giai cấp ». Nhưng kiểu man rợ này không chỉ có vào thời điểm vua Gia Long lên cầm quyền, mà nó trải dài xuyên xuốt triều đại này, như những ví dụ nói ở trên, và nó được quy thành luật (luật Gia Long). Như vậy phải bổ xung thêm để tìm hiểu.
Theo nhận xét của tôi, thì luật pháp hà khắc kiểu này, bởi vị thế của nhà Nguyễn khi lên nắm quyền. Lúc đó lòng dân nghiêng ngả, mà nhà Nguyễn cũng không có một công nghiệp nào để chính danh. Với người VN, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc là cách chính danh cao cả nhất của tất cả mọi triều đại. Nhưng nhà Nguyễn hạ bệ nhà Nguyễn Tây Sơn (là triều đại đã đánh đuổi nhà Thanh), vì thế ít nhất ở ngoài Bắc, lòng người không phục. Có lẽ vì thế mà suốt thời trị vì của vua Gia Long, miền Bắc (từ Ninh bình trở ra) được gọi là TRẤN (như một dạng biên viễn), và người đứng đầu trấn này là Nguyễn Văn Thành lại là hàng tướng Tây sơn. Nhưng ngay cả ở Nam bộ, vốn được nhà Nguyễn coi là đất bản triều, nó cũng được coi là TRẤN. Điều đặc biệt là hai TRẤN này là nơi đóng góp của cải nhiều nhất cho nhà Nguyễn, do điều kiện địa lý, dân số.
Tất nhiên nhà Nguyễn cũng có những lực lượng ủng hộ. Đặc biệt là từ khi vua Quang Trung mất, và vua Quang Toản lên ngôi. Lúc này triều chính nhà Tây sơn cũng mục nát, cho nên trong dân mới có câu ca dao : « lại trời cho chóng gió nồm, để thuyền chúa Nguyễn dong buồn thẳng ra ». Có câu ca dao này, bởi vì để tiến ra miền Trung đánh nhà Tây sơn, thì thuyền phải có gió nồm thuận chiều để ngược từ Nam ra miến Trung và miền Bắc. Đáng tiếc là ngày nay, ta không thể xác định cái câu ca dao này có nguồn gốc từ đâu, từ vùng đất nào, để từ đó suy ra cái « cái đế » ủng hộ nhà Nguyễn.
Như vậy sự tàn bạo man rợ của luật pháp nhà Nguyễn, phản ánh thế yếu của triều đại này. Và hành động trả thù nhà Tây Sơn của vua Gia Long là điểm khởi đầu.
Sau này, khi thực dân Pháp chia VN ra làm ba miền, họ cũng lợi dụng điểm này (tức là sự hà khắc của luật pháp nhà Nguyễn, kiểu thời trung cổ). Đó là khi bắt những người yêu nước chống thực dân Pháp, thì cách mà thực dân Pháp hay làm là giao lại cho nhà Nguyễn (bù nhìn) để sử theo luật Nam triều. Vì điểu luật của Nam triều dã man tàn bạo hơn luật pháp của thực dân Pháp (dù luật pháp của thực dân cũng đã dã man rồi) do kế thừa tư duy luật Gia Long.
Vì thế mới có chuyện, khi cụ Phan chu Trinh từ Pháp trở về VN vào thập niên 20, thì cụ đã cẩn thận xin vào dân Tây trước, và lúc cụ về , cũng về Sài gòn (tức là đất thuộc địa của Pháp), để khỏi bị nhà Nguyễn bù nhìn sử theo luật trung cổ. Còn tại sao cụ Phan lại được vào dân Tây, thì bởi tư tưởng của cụ là Pháp-Việt đề huề. Cụ định lấy thực dân Pháp chống Nam triều (tất nhiên điều này là ảo tưởng). Chính vì tư tưởng Pháp-Việt đề huề này mà cụ được các lực lượng tiến bộ người Pháp che chở.
Tư duy hình luật nhà Nguyễn, với tôi chỉ kết thúc vào năm ..1963. Khi chế độ Ngô Đình Diệm đổ. Và cái avatar cuối cùng của hình luật Gia Long là ..luật 10/59 lê máy chém khắp nơi ở miền Nam của chế độ này, và biểu hiện cuối cùng của nó là bạo chúa Ngô Đình Cẩn, em út Ngô đình Diệm.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 23 2018, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong cái tiêu đề phụ của chủ đề này, NVT có nói là « một cái nhìn khác » với triều Nguyễn. Tôi không rõ cái nhìn khác với triều Nguyễn mà NVT định nói là gì. Cho nên tôi sẽ trình bầy ở đây cái nhìn của riêng tôi với nhà Nguyễn. Bởi vì nhà Nguyễn là một triều đại bi kịch của lịch sử VN, trong đó công tội đủ cả. Dưới đây tôi sẽ trình bầy những điều mà tôi coi là công của nhà Nguyễn. Nhưng trước đó thì phải có một chút lý thuyết về lý luận đã, tức là cách thức làm việc tiếp cận thế nào.
Đối với tôi, lịch sử VN có cái khung chính là lịch sử như đã được dậy ở trong trường học từ khi có nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ra đời vào ngày 2/9/1945. Cái khung ấy là chuẩn, nhưng nó không đầy đủ. Chính vì thế mà ta có thể bổ xung cho nó, nhìn vấn đề rộng rãi hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là lật đổ, kiểu để tâng công nhà Nguyễn thì phải « dìm hàng » nhà Tây sơn. Quang Trung là anh hùng dân tộc, thì bây giờ lại gieo rắc nghi ngờ, hạ thấp giá trị của ông. Để làm việc kiểu này thực ra rất dễ. Chỉ cần người ta sao chép sử VN viết bằng người Mỹ (thì đã có cách lật đổ kiểu đế quốc), sao chép sử VN theo các tác giả Pháp (thì có cách lật đổ kiểu thực dân), bám theo các nhà sử học cũ miền Nam (thì sẽ có cái nhìn nô lệ tay sai mà lại tưởng là trí thức). Tất nhiên trong tất cả các giới sử học này, người ta có thể học được một cái gì đó, nhưng nếu mà ngộ nhận họ là chân lý thì lại không được.
Khi tiếp cận lịch sử, tất nhiên người ta phải có một cái nhìn triết học. Có thể gọi là sử quan. Tôi có hai thế giới sử quan chính, một thế giới sử quan phụ.
Hai thế giới sử quan chính đó là duy vật lịch sử, và cách nhìn nhận lịch sử theo đạo Nho, tức là theo truyền thống VN. Còn thế giới sử quan phụ, là các cách tiếp cận lịch sử còn lại của phương Tây, của thế giới dùng để tham khảo.
Cách nhìn theo duy vật lịch sử, khiến người ta nhìn thấy sự phát triển vận động của lịch sử, tránh được việc « râu ông nọ cắm cằm bà kia », ví dụ như nghiên cứu nhà Trần với quan niệm hôm nay, tâm lý ngày nay mà không thấy sự biến đổi vận động của lịch sử.
Cách nhìn theo nho giáo, là đánh giá những sự kiện lịch sử để rút ra những bài học, giống như một thứ giá trị tôn giáo, tạo dựng giá trị. Những giá trị mà lịch sử theo nhà Nho bám vào dùng làm thước đo chính là : NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 26 2018, 10:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài báo đã thể hiện một cách nhìn mới, tức là hợp lý hóa việc nhà Nguyễn trả thù Tây Sơn và đồng thời nêu sự tàn bạo của vua Quang Trung, điều mà trước đây chưa từng được đề cập tới.

Tuy nhiên, do dựa vào tài liệu chính là bộ sử của nhà Nguyễn, nên đương nhiên là cái lý đúng thuộc về nhà Nguyễn sẽ tự động hiển lộ ra. Theo em thì bài báo này vẫn chưa khách quan, nó chỉ thể hiện một cái nhìn ngược lại với cách nhìn chính thống trước đây thôi.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 7 2018, 07:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài viết của tác giả không phải là cái nhìn mới, mà là cái nhìn cũ của chế độ VNCH ngày xưa, được xào xáo lại. Nó cũng không phải là cái nhìn của sử nhà Nguyễn, mà là cái nhìn của người viết, sử dụng sử nhà Nguyễn để nguỵ biện, vì ai cấm tác giả dùng sử liệu hiện nay mà cứ nhất định phải bám vào sử nhà Nguyễn, hay mấy tác giả cuả VNCH cũ.
Về đánh giá nhà Nguyễn thì những gì sử chính thống VN nói, nó đều đúng đó là :
1- Một chế độ phong kiến dã man nhất trong lịch sử phong kiến VN (là chế độ phong kiến vào thời buổi thoái trào)
2- Một nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển, có tính chất « bế quan toả cảng ».
3- Bạc nhược trước sự xâm lược của thực dân Pháp, không sử lý được vấn đề Thiên chúa giáo, để Pháp sử dụng như đội quân thứ năm xâm lược.
4- Nhà Nguyễn trở thành tay sai cho thực dân Pháp, mà điển hình là nhưng ông vua bù nhìn còn lại, như Khải Định, Bảo Đại. Để lại một nhóm quan lại mới lai căng kiểu Ngô đình Diệm. Phải đến năm 1963, thì cái hệ quả của nhà Nguyễn mới hết và phải đợi tới năm 1975, thì chế độ thực dân (dưới hình thức thực dân mới) mới kết thúc.
Như vậy cái người ta có thể « có cái nhìn mới » là phân tích nó sâu sắc hơn nhưng điều trên, để rút ra kinh nghiệm và đồng thời có thể chỉ ra nhưng điều mà nhà Nguyễn để lại cho chúng ta ngày nay mà sử không nói đến. Bởi bên cạnh những khiếm khuyết chết người kia, nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng mà ta kế thừa, có nghĩa là thông qua nhà Nguyễn người ta mới tiếp cận được với lịch sử trước đó của VN. Bởi vì nhà Nguyễn cũng là triều đại thống nhất đất nước. Trong khoảng thời gian đầu của nó nhất là các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sự ổn định (tương đối ) của triều đại này, cũng đã giúp cho ta giữ lại được nhiều di sản văn hoá, bảo tồn, trùng tu. Có những di sản, hay cảm nhận của ta về thời phong kiến thực ra chỉ có từ thời nhà Nguyễn, ví dụ Nho giáo. Chỉ có thời nhà Nguyễn thì Nho giáo mới thực sự trở thành hệ tư tưởng trị nước (như các triều đại phong kiến trước đó) đồng thời nó cũng trở thành tôn giáo của toàn xã hội, điều mà trước đó không có.
Ở trên tôi đã phân tích vấn đề « dã man » của nhà Nguyễn rồi. Cho nên tiếp đây sẽ phân tích về sự trì trệ của nhà Nguyễn. Lý do từ đâu, tại sao.
Nhà Nguyễn thông nhất đất nước, nhưng lại là một triều đại nghèo. Có lẽ nghèo nhất trong các triều đại phong kiến VN. Mức sống của dân, ví dụ như ở ngoài Bắc, thua xa thời Lê Trung Hưng (nhà Trịnh), và cũng thua mức sống của dân đàng trong (trước khi có khởi nghĩa Tây sơn). Hiện nay ta còn có thể tận mắt nhìn thấy những công trình nghệ thuật như các Lăng tẩm của Gia long, Minh Mạng,.. được coi là hút máu mỡ của dân tạo ra, nhưng thật ra nó rất khiêm tốn. Quy mô nhỏ.
Lương bổng của quan lại nhà Nguyễn cũng ít ỏi. Đại văn hào Nguyễn Du mà còn phải than trong thơ của mình « thiếu đói, mặt xanh như lá rau ». Tác giả của Đại Nam chính sử diễn ca, một tác phẩm thơ lục bát do nhà Nguyễn chủ trì nhằm củng cố nhận thức lịch sử cho dân chúng đã viết về tiền « nhuận bút » của mình thế này
« Vua khen thằng Cát có tài
Ban cho chiếc áo với hai đồng tiền”
(Cát là Lê Ngô Cát, là một nhà Nho làm quan dưới triều Nguyễn, đã có thời làm việc ở Quốc Tử Giám)
Trong các thư từ mà các giáo sĩ Pháp viết về tình trạng kinh tế của nhà Nguyễn đều nói lên vấn đề thiếu đất canh tác, thiếu nguồn thu thuế. Nhà nước chủ yếu thu thuế ruộng, và thuế độc quyền muối bán lên miền ngược.
Nhưng nhà Nguyễn cũng không ngồi không, mà cũng có những thành công nhằm mở rộng diện tích đất canh tác. Ví dụ như khai khẩn đất bồi ở đồng bằng Bắc bộ (do Nguyễn Công Trứ chỉ huy) tạo ra hai huyện mới ở Thái Bình. Nhà Nguyễn cũng đào kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc) do Thoại Ngọc Hầu chỉ huy, để rửa mặn, tiêu nước mở rộng diện tích lúa ở Nam Bộ. Nhưng những điều này không đủ, và không xoay chuyển được tình hình.
Cái mà nhà Nguyễn thiếu là thương nghiệp và tiền công nghiệp. Sự thiếu này vừa do chính sách “bế quan toả cảng” vừa do điều kiện quốc tế tạo ra.
So với thời kỳ Trịnh- Nguyễn phân tranh, thì thời điểm nhà Nguyễn thống nhất đất nước, quan hệ thương mại trong vùng đã thay đổi. Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phương Tây xâm nhập thông qua các công ti buôn bán (thường được gọi là các công ty Đông Ấn). Nhưng công ti này vừa tiến hành thương mại với chính quốc (buôn bán hương liệu, trà) vừa tiến hành buôn bán trong vùng. Ví dụ mang đồ sắt, bạc, của Nhật bán vào Đông dương, rồi đổi lấy đồ gốm, tơ sống, hương liệu nhiệt đới (hồ tiêu, trầm hương..) bán ngựơc trở lại. Chính vì thế mà ngày nay trong các bảo tàng của Nhật, người ta còn giữ lại được đồ gốm do lò gốm ở Huế sản xuất ( có mầu đặc biệt mà giới chơi đồ cổ gọi là mầu xanh Huế), nhưng được coi như gốm Trung quốc. Ở VN cũng có “dao cầu” dùng để cắt thuốc, mà xuất xứ của nó là từ quần đảo Lưu Cầu (tức là Okinawa ngày nay) nhập vào. Vi người Nhật có trình độ luyện thép rất tốt. Quần đảo Lưu cầu lúc đó chưa phải là nước Nhật, nhưng là trạm trung chuyển thương mại giữa Nhật và Đông Nam Á. Ở VN cũng dùng bạc làm tiền để trao đổi hành hoá, và bạc dùng ở ta có nguồn gốc ..từ Mexico,đồng bạc trắng hoa xoè của người Mèo có được do buôn thuốc phiện, là do người Tây ban Nha mang vào thuộc địa của họ là Philipine (sử VN gọi là Lư cầu, tức là tên đảo Luxon, hòn đảo lớn nhất của nước Philipine, nơi có thủ đô Manilla). Vào thời điểm cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII, những “circuit” thương mại này đều bị cắt đứt, và những đối tác thương mại này như Bồ, Tây ban nha, Hà lan.. bị thay thế bởi Anh, Pháp. Mà những nước này tiến hành xâm lược thuộc địa, bời vì điểm đến cuối cùng của thương mại là ..cướp bóc. Cướp bóc là hoạt động thương mại lợi nhất không phải là “một vốn bốn lời” mà “không vốn, mười lời”. Chính vì thế mà đã có kinh tế thương mại, thì nó phải đi liền với củng cố quốc phòng. Vì mọi đối tác thương mại luôn có tiềm năng ăn cướp. Bài học này đến giờ vẫn đúng.
Đây chính là điều kiện bên ngoài ép vào, khiến kinh tế nhà Nguyễn kém phát triển hơn kinh tế thời Trịnh-Nguyễn.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 7 2018, 11:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để cướp bóc, thì mặc nhiên phải có cớ. Và cái cớ thực dân Pháp tìm và sử dụng được ở VN là thiên chúa giáo tự do tôn giáo. Cách thức xâm lược này được thực dân Pháp sử dụng ở mọi nơi. Ở Nhật, ở Thái lan (lúc đó là Xiêm la), Triều tiên nhưng chỉ có ở VN là thành công, còn ở Thái hay Nhật, Triều tiên thì Pháp đều thất bại.
Thiên chúa giáo (dưới dạng cơ đốc giáo –catholic) đã vào VN từ thế kỷ XVI, thời Trịnh-Nguyễn. Lúc đó chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã để các giáo sĩ truyền đạo, vì nghĩ rằng điều đó sẽ thúc đẩy thương mại. Đặc biệt là chúa Trịnh, chúa Nguyễn đều rất thích mua súng hoả mai của lái buôn Bồ.
Khi chúa Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, thì các cố đạo Pháp đã nhận lời chứ không phải là nhà nước Pháp đã nhận lời giúp. Và các người Pháp đầu tiên giúp chúa Nguyễn Ánh củng cố quân đội, thành luỹ là những quý tộc Pháp bị cách mạng Pháp “làm cho bơ vơ”, giống như chuyên gia Nga đi làm việc trên thế giới sau khi Liên Xô tan vỡ vậy.
Trong thời kỳ đầu, thời vua Gia Long, thì đạo thiên chúa không bị cấm. Phải tới thời Minh Mạng, thì mới có lệnh cấm đạo. Vì Vua Minh Mạng phải mất 3 năm mới diệt được Lê Văn Duyệt, chiếm giữ thành Sài gon. Và Lê Văn Duyệt được cố đạo Tây ủng hộ. Cụ thể là một cha cố người Pháp có tên VN là Cố Du, bị nhà Nguyễn bắt khi chiếm được thành.
Việc bế quan toả cảng cũng từ đây mà ra. Không chỉ có cố đạo, mà vua Minh Minh mạng cũng đuổi cả những người Pháp còn giữ chức vụ trong triều đình từ thời Gia Long. Trong đó có hai viên chưởng cơ (cỡ chỉ huy sư đoàn nếu tính theo kiểu hiện tại) người Pháp.
Tại sao người VN lại theo đạo Thiên chúa. Nó có nhiều lý do. Một trong những lý do đó là lợi ích vật chất và cả sự hấp dẫn về kiến thức. Lấy ví dụ Trương Vĩnh Ký, một nhân vật theo Pháp mà lề trái hay thổi lên như một “nhà văn hoá” vì ông ta đã soạn ra quyển từ điển Việt-Pháp, rồi sau đó còn làm báo giai đoạn đầu thuộc địa, và như vậy đóng góp vào việc sử dụng chữ quốc ngữ. Trương Vĩnh Ký được cố đạo Pháp đưa đi học trường Dòng ở Pê nang (Malaysia), thù lao mà Pháp trả cũng rất hậu hĩnh, hơn cả bổng lộc của thượng thư (tức là vai trò thủ tướng) của triều đình nhà Nguyễn. Càng về sau, khi thế lực thực dânPháp lấn tới, thì những nhân vật này càng lộng hành, và hầu như không bị luật pháp nhà Nguyễn chi phối. Ví dụ như cha Sáu, người đã xây công trình nhà thờ đá ở Bùi chu –Phát diệm. Ông này cũng được lề trái coi là “anh hùng văn hoá”, và cũng là người mộ lính Việt Nam (chủ yếu trong những người theo đạo Thiên chúa) để giúp Pháp đàn áp khởi nghĩa Phan Đình Phùng.
Về mặt xã hội, những người theo Thiên chúa giáo thường là những người ở những vùng mà tổ chức tín ngưỡng của nhà Nguyễn không vững. Vì tổ chức xã hội nhà Nguyễn chủ yếu dựa vào hệ thống thành hoàng làng xã. Nó thích hợp với cư dân nông nghiệp, tĩnh tại một chỗ. Không phù hợp với những người có nghể nghiệp lang thang nay đây mai đó, hay những nơi mà làng xã mới khẩn hoang, tín ngưỡng còn sơ sài. Việc hình thành lên xứ đạo ở Bùi chu – Phát diệm là có những yếu tố này.
Pháp cũng đã tiến hành “truyền đạo xâm lược” như vậy ở Xiêm La (Thái lan), là một nước rất gần với VN về trinh độ xã hội, điều kiện sống. Nhưng Pháp không thành công ở đây, vì xã hội Thái có một hệt thống chùa chiền tăng đoàn Nam Tông bao phủ cả nước. Giáo đoàn Nam tông rất mạnh, và phật giáo Nam tông rất trọng về đạo đức, luật lệ cụ thể. Khác với phật giáo Bắc Tông mơ hồ hơn. Chính điều đó đã khiến đạo Thiên chúa không thâm nhập được.
Vào cuối thời Minh Mạng, và đặc biệt thời Thiệu Trị (dù vị vua này ở ngôi không lâu), chính quyền nhà Nguyễn tiến hành cấm đạo gắt gao. Nhưng do không có cơ chế tín ngưỡng có tổ chức mạnh khả dĩ thay thế được đạo thiên chúa, nên chỉ làm gay gắt thêm mâu thuẫn trong xã hội, mà không giải quyết được.
Chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Nguyễn chủ yếu từ lý do “chính trị” này mà ra. Và mặc dù “bế quan toả cảng”, nhà Nguyễn vẫn có thương đoàn buôn bán với nước ngoài. Cao Bá Quát, khi bị sử phạt đã từng phải đi làm lính trên các đoàn tầu buôn của triều đình đi sang Batavia (tức là Gia các ta Indonesia ngày này) để buôn bán với người Hà lan. Ông có lẽ là nhà Nho duy nhất ở VN có thơ đường luật nói về người phương Tây. Trong tập thơ mà Cao bá Quát làm khi phải làm lính “cửu vạn” này, ông có bài thơ miêu tả một thiếu phụ Hà lan, mặc váy trắng, tóc vàng như rơm đang đứng tình tự với chồng trên bên cảng, khiến ông buồn tủi thân phận mình.
Hiện tại, nếu thay thế hoán vị giáo dân theo Pháp bằng lề trái, Thiên chúa giáo bằng “dân chủ đa nguyên đa đảng”, thì bài học này vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ có điều thời thế đã khác, và nước VN bây giờ có nhiều lợi thế hơn nhà Nguyễn
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC