Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang « < 2 3 4 5 > 

· [ ] ·

 Con Gái Có Thờ Cúng Bố Mẹ được Không ?, Xung đột giữa truyền thống với nhu cầu xã hội hiện

Phó Thường Nhân
post Jun 11 2020, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu tôi có thể khuyên được, và nếu nvt biết ông ấy, thì có thể nói những lời giải thích dưới đây.
Về cơ bản, thì việc đọc một đoạn kinh trong lễ cầu siêu là đúng. Chỉ có điều ông ấy lấy từ quyển Tây Du Ký thì lại sai, vì đây không phải là kinh, và tác giả Ngô Thừa Ân chỉ viết dưới một dạng giả danh kinh thôi. Ngay trong cái đoạn ấy cũng có chỗ sai. Đó là nó viết « Nam mô A di đà phật », rồi sau đó lại có « Nam mô Vô lượng thọ bồ tát ». Điều này chứng tỏ đoạn kinh này là Fake, vì Vô lượng thọ chính là tên dịch nghĩa của phật A di đà ra chữ Nho. Phật A di đà khi dịch nghĩa ra chữ Nho thì có hai nghĩa « Vô lượng thọ » (nghĩa là tồn tại vĩnh viễn) và « Vô lượng quang » (nghĩa là Ánh sáng vĩnh hằng). Bản thân bản kinh Đại A di đà, trong đó có 48 lời nguyện của Phật A di đà cũng được gọi là « Vô Lượng thọ kinh ». Không bao giờ một kinh lại lẫn lộn linh tinh bồ tát với phật như vậy, còn ở đây là sáng tác của tác giả Ngô Thừa Ân thì không sao, vì nó là tác phẩm văn học, không phải là kinh.
Vì nvt nói tới vấn đề này, thì tôi cũng nói một chút về lễ nghi, tâm linh phật giáo. Với kinh phật người ta có thể có hai thái độ : đọc kinh và tụng kinh. Tụng kinh lại chia làm hai đó là tụng kinh và trì chú.
Điểm khác nhau là đọc kinh (như trường hợp của tôi và nhiều người học phật giáo khác), là để hiểu triết lý nhân sinh quan phật giáo. Còn ngược lại tụng kinh hay trì chú thì có tính chất tâm linh, nghi lễ.
Khi người phật tử tụng kinh (thường là những người có nguyện cư sĩ), thì vấn đề không phải là để hiểu mà để có công đức. Điều này các kinh thường nói rất rõ, ví dụ trong kinh Pháp Hoa, thường có những đoạn nói nếu giữ, viết, chép kinh này thì công đức vô hạn. Các kinh khác cũng có những nội dung như vây, thường là vào chương cuối của kinh. Như vậy tụng kinh là để lấy sức mạnh thiêng liêng huyền bí của kinh, không phải để hiểu, vì thế người ta cứ tụng cho hết một hơi, gõ mõ, rung chuông rồi lại tiếp mà không quan tâm tới ngắt câu kiểu ngữ pháp.
Còn trì chú, cũng là một kiểu tụng kinh, nhưng ở đây người ta hiểu nó như mật tông.Thường người ta không trì chú hết mà chỉ lấy một đoạn. Đoạn này có giá trị như một lời chú. Vì trì chú là phải đảm bảo cả Thân, Khẩu, Ý. Có nghĩa là người ta phải ngồi đúng thế, niệm câu chú (ỏ đây là một đoạn kinh), và tay phải bắt ấn.
Hình thức trì chú này, có cái gì đó tương đương với « tổng trì tam ma địa », như tôi nói tới trong Thiền Vạn Hanh. Có điều Thiền sư Vạn Hạnh « bùa chú » như thế để lấy sức mạnh tâm linh cho mình. Còn người thầy cúng thì làm điều đó cho người đã mất.
Vậy đoạn kinh đó, thường người ta lấy đoạn nào. Họ thường lấy đoạn đầu tiên của một bản kinh, vì trong chương đầu tiên này thường là giới thiệu các Phật, bồ tát, thiên vương ..v..v..đến nghe phật giảng kinh. Người ta thường gọi là một hội. Ví dụ các Bồ tát, thần, ..đến nghe kinh A di đà, thì là hội Liên Hoa, nghe kinh Pháp Hoa thì là hội Pháp Hoa, nghe kinh Hoa Nghiêm thì là hội Hoa Nghiêm.
Đây thường là những kinh dùng để trì chú, vì nội dung của kinh nói tới sự cứu vớt của phật và đời sống vĩnh hằng, phù hợp với cầu siêu. Tuỳ người ta có cảm nhận với kinh nào, thì lấy hội kinh đấy, và có thể gộp chúng lại cũng không sao. Ví dụ hội Pháp Hoa có thể hợp với hội Hoa Liên.
Một khi đã có danh sách các bồ tát dự hội rồi, thì chỉ thêm chữ « Nam mô vào đầu mỗi tên » là dùng trì chú được. Nam mô có nghĩa là « in the name of.. ». Bằng cách trì chú này, ta sẽ có sức mạnh thiêng liêng của hội kinh, và kinh phù hộ cho mình, cho thân chủ.
Hiện tại cũng có một kinh nguyên ở dạng này, đó là kinh trong đó có 500 tên hiệu của phật bà quan âm, mà người ta hay đọc khi đi hội chùa Hương.
Như vậy, nếu muốn chuẩn, không gán ghép tên linh tinh thì làm như thế. Hiện nay còn có thêm một tục mới, tôi thấy ở Pháp, nhưng thực ra nó phát xuất từ Đài loan. Đó là khi nhà sư cầu siêu, thì yêu cầu những người nhà thân chủ đội quyển kinh lên đầu.
Như vậy, lễ cầu siêu thường có là lời khấn cầu siêu cho thân chủ, tiếp đó là các lời khấn cho nghi lễ dâng thức ăn, trà, nước, .. cho người đã mất, trì trú một đoạn kinh cầu siêu (mà cách lập nó tôi nói ở trên), kết thúc bằng tụng tâm kinh (sắc bất dị không..). Nếu là nghi lễ kéo dài, thì đoạn kinh cầu siêu có thể đọc đi đọc lại, càng nhiều lần càng tốt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jun 11 2020, 10:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ông thày cúng đó đã ngoài 70, và lễ cầu siêu diễn ra từ 8h
sáng đến 11h trưa. Ông ấy chắc chắn không thể đọc kinh liên tục mấy tiếng đồng hồ như thế, nên phải dắt theo 2 thằng cháu, khoảng 30 tuổi. Và thế là 3 ông cháu thay phiên nhau đọc các bài khấn khác nhau. Một thằng thì có tài múa may như cậu đồng, còn thằng kia thì chính là người đọc cái bài kinh TDK đó!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2020, 10:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết tiếp về chủ đề.
Với những gì tôi đã nói ở trên, có thể suy ra là con gái có thể thờ cúng bố mẹ , hoàn toàn trong khuôn khổ tín ngưỡng truyền thống. Cách làm đơn giản là quay trở về với khởi điểm nguyên thuỷ đó là thờ thần. Người con gái có thể thờ cúng bố mẹ như những vị thần, vì đây là khởi điểm trước khi thờ tổ tiên tách ra.
Trong quan niệm tâm linh truyền thống của người VN, bất kể sắc tộc nào, ngoại trừ họ đi theo một tôn giáo kiểu Thiên chúa, do bị tôn giáo này ngăn cản, mỗi người VN đều có ba phần tâm linh : THẦN , PHẬT, TỔ TIÊN. Trong thực tế, tất cả tôn giáo, tín ngưỡng Vn đều nằm trong ba phần tâm linh này.
Bản thân tôi, ở nhà lập ban thờ cũng có ba phần, ba bát hương, lần lượt xếp từ trái qua phải : thờ thần, thờ phật, thờ tổ tiên. Như vậy khi cúng đằng nội thì là thờ tổ tiên, cúng đằng ngoại thì là thờ thần.
Khi tôi khấn, bao giờ cũng có ba thành phần, ví dụ bắt đầu là « cầu THẦN, PHẬT, TỔ TIÊN phù hộ độ trì cho con là :… » và kết thúc bằng « Nam mô A di đà phật »
Khi cúng, nếu là thần, tổ tiên thì bao giờ cũng có đồ mặn, còn bình thường, cúng phật thì để đồ chay : hoa quả,.. Để cho nó khỏi « vênh » với phật, trước phần thờ phật, tôi chỉ để bát hương, lư trầm, vì không đủ chỗ nên tôi phải để ra bên cạnh, đó là mâm ngũ quả, chứ nếu để được mâm ngũ quả trước Phật là hay nhất. Mục đích là để khi đặt đồ cúng, không bao giờ có đồ mặn trước mặt Phật.
Thờ thần để làm gì ? trong thực tế, đúng tín ngưỡng, thì thờ Phật để giải thoát, cũng có phần phù hộ độ trì, nhưng mục đích chính của nó là giải thoát. Còn thờ thần là để được phù hộ độ trì trong đời sống bình thường. Đây không phải là tôi bịa đặt ra mà là tâm linh người Việt bình thường, ví dụ nếu cầu « ăn nên làm ra » thì người ta lên phủ Mẫu, đền bà chúa Kho, Bia Bà (ở Hà Đông) , núi Bà đen, Thất Sơn.. chứ không ai khấn phật về vấn đề đó cả. Thờ tổ tiên vừa có ý nghĩa ấy (đây là ý nghĩa nguyên thuỷ), và tất nhiên có cả chữ Hiếu. Thờ Thần cũng có khái niệm đạo đức của nó đó là CHÂN, THIỆN, MỸ. Chân là thái độ thành kính chân thành với Thần, Thiện là cầu điều thiện (không có kiểu cầu « thần phù hộ đánh thằng kia, con kia.. hộc máu mồm ra cho con »..), Mỹ là đảm bảo nghi lễ có thẩm mỹ. Trong tâm linh vấn đề không phải là khoa học mà là niềm tin theo các giá trị CHÂN, THIỆN, MỸ. Nhưng giá trị này sẽ làm cho tâm linh không phải là mê tín dị đoan.
Hiện tại thờ thần ở VN có hai dạng, hoặc là thờ cúng của cộng đồng, như các lễ hội thờ Thành Hoàng, thờ Vua Hùng. Nhưng nó cũng có dạng thờ cá nhân, chủ yếu là theo đạo Mẫu, vì không ai mang ông thành hoàng về nhà thờ riêng cả.
Khi người ta thờ thần, chính là cảm nhận nhân duyên liên quan mình với vị thần ấy, cảm nhận số phận. Nhân thể nói thêm một chút về đạo Mẫu, Đạo Mẫu được cấu trúc theo « Tam Toà, Tứ Phủ » tức là chính xác như quan niệm vũ trụ của người Mường, với « ba tầng, bốn thế giới » mà tôi nói ở trên. Tam toà gồm có : Mẫu Thiên (tầng trời), Mẫu Thoải (tức là Thuỷ đọc chệch) là thuỷ cung. Còn trần gian thì được chia ra làm 2, giống như quan niệm thế giới Âm/Dương mà tôi nói. Trong đó Mẫu Liễu là thế giới trần gian của ta, và Mẫu Thượng Ngàn (thế giới rừng núi, những cũng chính là « bìa rừng, rừng thiêng mồ mả ») mà tôi nói ở trên. Mẫu Liễu chỉ thực sự tồn tại từ thế kỷ XV, XVI, và có thể hiểu từ lúc đó, tâm linh bản địa của người Việt mới có đạo riêng. Trước đó nó bị Phật giáo, Nho giáo che mất. Thời điểm đó không phải là không có ý nghĩa, vì đó là lúc mà đạo Nho sau một thời « độc quyền » vào hai triều đầu của nhà Lê, bước vào giai đoạn các chúa đánh nhau (đầu tiên là nhà Mạc), điều đó khiến đạo Phật quay trở lại lần hai, nhưng do tác động của đạo Nho không nhằm xoá xổ tâm linh bản địa mà chỉ cấu trúc lại nó, đã khiến cho đạo Mẫu có không gian tồn tại, vì Phật giáo chỉ là một bộ phận không thể tách rời của tâm linh VN, chứ không phải tất cả. Như thế cũng là to lắm rồi.
Nói một cách khác, đạo Mẫu đã hiện thực hoá vũ trụ tâm linh của người Mường và cũng là của người Việt cổ thành một tôn giáo. Viết mấy dòng này, thì có lẽ cũng ngả mũ 1 phút chào vĩnh biệt giáo sư Ngô Đức Thịnh, mới mất cách đây hơn 1 tuần, ông có lẽ là người đóng góp nhiều nhật vào thời hiện đại để cho ta một cái nhìn về đạo Mẫu, có lẽ chính ông đã góp phần không nhỏ để đạo Mẫu được coi là đạo trong nhận thức nhà nước.
Việc kết hợp thần phật cũng không phải là tôi sáng tác ra, mà thực ra chỉ thuật lại. Ở các chùa ngoài Bắc, các chùa cổ, đều có việc thờ « Tiền Phật, Hậu Mẫu ». Và người ta cũng thực hiện điều này ở nhà. Bằng chứng ? có các tranh thờ cổ , trong đó không gian tâm linh được cấu trúc « Thượng Phật, hạ Mẫu ». Những tranh cổ đó, ai ở Hà nội có thể vào viện bảo tàng Mỹ Thuật ở Quốc Tử Giám để mục kích, thậm chí có thể mua loại tranh kiểu này về lập ban thờ, vì năm ngoái tôi về VN, thấy chúng được bán ở phố Hàng Gai (Hà nội).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 14 2020, 08:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tóm lại một người phụ nữ, ngay cả khi lấy chồng, vẫn có thể thờ cúng bố mẹ mình, thông qua việc thờ thần, mà điều này không ảnh hưởng gì tới truyền thống. Tất nhiên điều này sẽ khó thực hiện nếu ở với bố mẹ chồng, (vì sự tế nhị của sự chung sống), còn nếu ở riêng, thì trên một ban thờ hoàn toàn có thể thờ tổ tiên bên nội, và đồng thời có thể thờ bố mẹ mình, bằng cách sắp xếp ban thờ như tôi nói ở trên.
Ở trong tiêu đề của chủ đề, tôi có nói tới sự xung đột với văn hoá truyền thống, điều đó nghĩa thế nào. Nó có hai nghĩa :

1- Hiện nay luật pháp, cơ chế nhà nước, cái đế kinh tế đều không ủng hộ việc thờ tổ tiên một bên như trong quá khứ, tại sao ?
- Về mặt luật pháp, hiện nay luật pháp VN, cũng như luật pháp toàn thế giới (ngoại trừ thế giới đạo Hồi), đều coi nam nữ bình đẳng trước pháp luật. Trong việc thừa kế, một ẩn số kinh tế rất quan trọng của việc thờ tổ tiên theo đàng nội, đều bình đẳng đều nhau, không có vấn đề con trai hưởng nhiều hơn con gái. Luật pháp cũng không quy định, con cái phải lấy họ bố. Như vậy không có một cái đế luật pháp nào ép buộc áp dụng tập tục này, nó chỉ là truyền thống văn hoá.
- Hình thưc sinh hoạt đô thị, việc xây dựng các chung cư căn hộ như hiện nay ở VN, ngăn cản việc chung sống nhiều thế hệ dưới một mái nhà. Kiểu nhà ở này chỉ thích hợp với một gia đình hạt nhân, có bố mẹ và con cái nhỏ. Hiện nay vấn đề nhà ở cho các cặp gia đình vẫn là vấn đề lớn ở đô thị VN, nhưng không sớm thì muộn, vấn đề nhà ở sẽ được giải quyết. Ta có thể nhìn vào các nước nho giáo đi trước VN trong phát triển, như Hàn, Nhật, Sing.. sẽ thấy điều này. Có những nước như Nhật, việc thờ cúng tổ tiên này sụt hẳn. Có những nước như Sing, có chính sách thương mại khuyến khích các thế hệ trong một đại gia đình mua nhà ở gần nhau,(do yếu tố chữ HIẾU) nhưng việc xây dựng nhà đơn nguyên đảm bảo nhiều thế hệ sinh sống trong một căn hộ là bất khả thi.
- Hình thái kinh tế thị trường, mà sức lao động được bán theo từng cá nhân, bắt buộc từng cá nhân phải năng động, hiện tại không còn khả năng một gia đình, hay là đại gia đình đồng thời là một hạt nhân cơ sở kinh tế (ngoại trừ gia đình đại gia, đưa con cái vào để hợp thức hoá sở hữu trong một công ti cổ phần). Điều này càng ngăn cản việc các thành viên trong một gia đình, khi trưởng thành, có thể chúng sống trong một khoảng cách gần cận. Chính vì thế mà chương trình khuyến khích mua nhà gần nhau của Sing cũng không thành công. Một nước chỉ là một thành phố còn thế, huống chi là một đất nước diện tích rộng hơn.
- Giáo dục phổ thông hiện tại cũng nhằm vào các cá nhân, và có tính bình đẳng. Điều này ngăn cản các giá trị văn hoá theo « chiều dọc » như Trung , Hiếu của đạo Nho, mà thay vào đó là một quan hệ khế ước. Trong một xã hội như thế, đạo Phật đáp ứng dễ hơn (vì chỉ có giá trị theo chiều ngang). Tất nhiên đạo Nho cũng có những giá trị này, như tôi đã nói ở trên, nhưng những gia trị chiều dọc của nó, mà đạo Hiếu là một, sẽ bị ảnh hưởng, điều mà ta đang nói ở đây.

2- Tác động của vấn đề dân số.
Trước đây không xa, chỉ cách ta có khoảng 50 năm, vẫn còn tồn tại các gia đình đông con. Sau này nhà nước VN, cũng như nhiều nhà nước của thế giới thứ 3, có áp dụng chính sách « sinh đẻ có kế hoạch » theo LHQ, để giảm số lượng con cái trong một gia đình. Hiện này, nếu tôi không nhầm thì chính sách này (cho phép có 2 con), ở VN đã bỏ từ khoảng cách đây 1,2 năm. Nhưng mặc dù thế, sau thời « hoàng kim của dân số » hiện nay, dân số sẽ giảm, vì dù không bị ngăn cấm, người ta sẽ tự hạn chế sinh đẻ, do các vấn đề kinh tế, nhận thức văn hoá. Trong đạo Hiếu, điều đó đồng nghĩa với tổ tiên đông thêm, mà con cháu ít đi. Lấy ví dụ 2 gia đình, mỗi gia đình có 1 con , thì thế hệ tương lai là 2 người, thờ thế hệ trước 4 người. Không những thế nó còn đẻ ra một vấn đề nữa, do sự phát triển của Y tế mang lại, đó là người ta sẽ có xu hướng chọn con trai, nếu đẻ ít, mà loại bỏ con gái, ngay khi có thai. Kết quả còn làm vấn đề này trầm trọng thêm, vì dẫn tới mất cân bằng dân số, tuyệt chủng về lâu dài.

Nếu nhìn vào những vấn đề trên, thì không những không nên ngăn cấm theo truyền thống việc con gái thờ phụng bố mẹ theo đạo Hiếu, mà còn phải khuyến khích nó thì mới đúng.
Nếu thờ thần có thể giúp phụ nữ thờ được bố mẹ, thì một vấn đề nan giải nữa đó là tộc họ thì làm sao ? Vì con cái sinh ra mang họ bố. Trong thực tế đây là sự chọn lựa của truyền thống theo nguyên tắc phụ hệ, còn về mặt sinh học, thì một đứa con thừa hưởng cả bộ gien của bố và mẹ, con trai cũng như con gái.
Như vậy, muốn cân bằng nữa, thì nên để cho con trai con gái bình đẳng về dòng tộc. Và trong một nhà nếu không sinh con trai,có thể để cho người con gái đảm nhận nhiệm vụ đứng đầu tộc này. Điều này nhà nước Anh đã làm từ lâu, vì ta thấy rằng có nữ hoàng Anh. Như vậy ta có thể mường tượng ra một truyền thống tiếp nối như sau :
-Nếu một gia đình có cả trai cả gái, thì người con trai sẽ kế thừa gia tộc (như hiện tại)
-Nếu một gia đình chỉ có con gái, thì người con gái đầu sẽ làm nhiệm vụ này.
Câu chuyện đến đây chưa phức tạp, vì trong trường hợp sau, người con gái vẫn mang họ của gia đình mình, ngay cả sau khi lập gia đình. Nhưng đến thế hệ tiếp thì sao ?
Ở đây nó cũng có hai trường hợp :
Nếu có nhiều con, thì có thể chọn con thứ hai mang họ mẹ, để tiếp tục làm trưởng họ.
Nếu chỉ có một con thì « gay cấn » hơn , nhưng ta có thể mường tượng là một người con có thể kế thừa hai dòng họ, và mang hai tên (với hai họ khác nhau). Tất nhiên là với nhà nước, thì chỉ có một tên chính thôi, vì nếu không sẽ bị đánh thuế hai lần, nếu nhầm 1 người thành hai công dân.
Việc một người mang nhiêu tên cũng là truyền thống văn hoá Đông Á, việc một người một tên thực ra là sự nhập khẩu từ phương Tây. Một người Đông Á bình thường, thường có 3 cái tên : tên bố mẹ đặt ra, tên tự mình đặt cho mình, và tên lúc mất được đặt để dùng trong việc thờ cúng sau khi mất.
Hiện nay về mặt luật pháp như tôi nói ở trên không có điều gì ngăn cản cả, và cũng không có quyền lợi có tính kinh tế nào ở đây.
Như vậy nếu nhìn về chiều hướng xã hội VN phát triển, thì việc khuyến khích phụ nữ thờ bố mẹ sẽ có tác dụng tích cực hơn cho xã hội, chứ không phải có hại. Nó sẽ giúp cho xã hội phát triển cân bằng hơn. Không kể, về mặt bản chất, xã hội VN khởi thuỷ là một xã hội mẫu hệ, Ví dụ bà Trưng , Bà Triệu còn đó, cho nên việc phụ nữ thờ cha mẹ không phải là điều gì nghịch cảnh cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 26 2024, 03:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tình cờ hôm nay em đọc được đoạn này. Thôi copy vào đây coi như để ghi nhớ.
QUOTE
Hợp tự là gì?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi.

Theo phong tục cổ truyền thì: "Ngũ đại mai thần chủ" (tức hết 5 đời thì chôn thần chủ)  -  hay năm đời tống giỗ. Năm đời là tính cả người chấp sự nên thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố đời 4) và kỵ ông kỵ bà (hay can đời  5). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiển khảo, Hiển tỷ; đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ; đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo, Hiển Tằng tổ tỷ; chít trưởng thờ kỵ là Hiển Cao tổ khảo, Hiển Cao tổ tỷ. Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất là Thuỷ tổ hoặc Tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó,  gọi là "Vĩnh thế thần chủ".

Tại sao phải hợp tự?

Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong tục đó còn có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng v.v...nối dòng qua nhiều đời mới được thờ ở nhà thờ chính. Vì vậy con , cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ v.v...Nếu cứ thế tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cả số nhà ở của người dương trần. Chính vì lẽ trên, nên từ đầu thế kỷ 20, nhất là sau CM Tháng 8-1945 ở nhiều nơi đã có hình thức tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ. Nội dung hình thức đó là: dẫu cửa trưởng hay cửa thứ, sau khi mất, hết vòng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo thứ tự trên dưới. Đến ngày giỗ người nào, thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ. Việc hợp tự như vậy,  trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cõi âm, sau nữa thuận tiện cho việc chung sức, chung lòng xây dựng nhà thờ, mua sắm tế khí, quanh năm hương khói, gắn bó thêm mối tình ruột thịt trong nội thân.

Song cũng có những gia đình, kinh tế dồi đào hơn, lại ở cách xa nhà thờ đi lại bất tiện, nên họ cúng riêng, tiện hơn, không hợp tự. Do đó, ngày nay nên vận động hợp tự, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 26 2024, 03:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bản dịch Tây Du Ký như đã hứa với bác Phó: https://quyensach.blogspot.com/2016/01/TDK-...PhuongOanh.html

Bản này là bản dịch đầy đủ nhất, các đoạn mô tả đều có thơ kèm theo. Có cả đoạn Tôn Ngộ Không phá giới (đoạn này ít người biết qua các bản dịch khác). Và kết thúc tác phẩm có cả đoạn tụng niệm mà các thày cúng vẫn thường hay đọc (các bản dịch khác lược bỏ)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 27 2024, 06:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cảm ơn nvt, tôi sẽ download nó để xem cái bài cúng ấy là gì.
Bài báo mà nvt trích ở trên về tục thờ cúng tổ tiên rất là thú vị, vì nó nói lên rằng phong tục tập quán này vẫn phát triển, thích nghi với điều kiện mới, nó vẫn là cái cây đại thụ tiếp tục phát triển của văn hóa VN.
Hiện tại do quá trình đô thị hóa, cùng một đại gia đình (tức là tính cả họ hàng xa gần của một tộc, một chi) sẽ ngày càng tản mát hơn.
Việc các gia đình hạt nhân càng ngày càng nhỏ chỉ còn bao gồm bố mẹ và 1 con, sẽ dẫn tới sự mai một của việc thờ cúng tổ tiên, như vậy việc hợp lại là điều tốt và hợp lý.
Có một cách làm khác nữa, đó là đưa bài vị lên chùa để thờ, giải pháp này đã có từ khi có phong trào cải cách phật giáo thời thuộc địa, và thực ra nó đã tồn tại từ trước với những gia đình tuyệt tự. Có nghĩa là những gia đình không còn người nối dõi, thì bài vị được đưa lên chùa thờ với danh nghĩa xá lợi, và tài sản thừa kế nếu có sẽ cùng cho chùa.
Nhưng với tôi, xu hướng tập hợp nhau lại tốt hơn, nó thuận với tâm linh thờ tổ tiên hơn, và tất nhiên điều này không cấm người ta đưa cả bài vị lên chùa thờ, cái này không triệt tiêu cái kia.
Nhân thể tán phét thêm một tí.
Gần đây khi tôi đọc cuốn Kinh dịch của ông Nam Hoài Cẩn , tên là kinh dịch tạp thuyết, mua lúc về VN. Đây là cuốn nói về dịch học của một học giả Đài Loan hiện đại, ông ấy có nói rằng có 3 tư duy dịch học khác nhau trong lịch sử
1- Thời của Hoàng Đế bắt đầu bằng quẻ CẤN (tức là núi)
2- Thời của Thần Nông bắt đầu bằng quả KHÔN (tức là đất, âm)
3- Thời từ nhà Chu (vì thế kinh dịch hiện nay là Chu dịch) bắt đầu bằng quẻ CÀN (tức là trời)

Nếu đúng thật như vậy, thì kinh dịch đã bao phủ toàn bộ văn hóa tâm linh của loài người từ thời đồ đá tới bây giờ, tức là cổ nhất. Bởi vì tâm linh loài người bắt đầu bằng thờ tổ tiên (bộ lạc), rồi tới thờ thần linh liên quan tới đất đai (thường là thờ Mẫu), và cuối cùng là thờ trời, thường là các vì sao.
Tại sao lại thế ? bởi vì nhận thức về sự sống cái chết là điều đâu tiên của tâm linh.
Thứ đó là môi trường sống xung quanh, vào thời đại săn bắn hái lượm, thì đất đai, rừng núi là nơi quyết định những điều này. Rồi tiếp đến là nông nghiệp thì cần tới thời vụ để giao trồng, và điều này liên quan tới vũ trụ, tới các vì sao để xác định các mùa, để có lịch canh tác.
Tất nhiên 3 điều trên đan xen nhau, và như ở VN ta thấy tồn tại cả 3 loại hình, ngoại trừ nếu nó không bị một thứ tôn giáo tìm cách tiêu diệt sạch sẽ như Thiên chúa giáo làm ở phương Tây, hay Hồi giáo làm ở Trung đông.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 2 2024, 10:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc thờ cúng tổ tiên bao nhiêu đời cũng nói lên trách nhiệm nặng nề của người làm trưởng chi, trưởng họ. Người bình thường thì chỉ giỗ bố giỗ mẹ, 1 năm làm 4 đám cho phụ mẫu tứ thân. Hoặc cùng lắm là giỗ đến đời ông bà thôi. Nhưng trưởng họ thì phải giỗ đến tận 5 đời, cỡ khoảng 12 đám giỗ 1 năm. Rồi thì việc chăm sóc mộ phần nữa. Nếu theo gia phả của các dòng họ VN, có những dòng họ lưu gia phả đầy đủ đến tận mấy chục đời, từ trước thế kỷ thứ 10 ấy chứ. Vậy thì lượng mồ mả cần phải chăm sóc, cần phải đi tảo mộ mỗi năm sẽ lớn đến thế nào? Riêng nhà em đi tảo mộ, thấy có rất nhiều ngôi mộ hoang, tự dưng nổi lên nhiều cảm xúc như thi sĩ Tản Đà "Thăm mả cũ bên đường"

Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà
Một rẫy lau cao, làn gió chạy
Mấy cây thưa lá, sắc vàng pha

Ngoài xe chơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà
Người nằm dưới mả, ai ai đó?
Biết có quê đây, hay vùng xa?

Hay là thủa trước kẻ cung đao?
Hám đạn, liều tên, quyết mũi dao
Cửa nhà xa cách, vợ con khuất
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao

Hay là thủa trước kẻ văn chương?
Chen hội công danh nhỡ lạc đường
Tài cao, phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương

Hay là thủa trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan giời đất ghen
Phong trần xui gặp bước lưu lạc
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn

Hay là thủa trước khách phong lưu?
Vợ, con, đàn hạc đề huề theo
Quan san xa lạ đường lối khó
Ma thiêng, nước độc, phong sương nhiều

Hay là thủa trước bậc tài danh?
Đôi đôi, lứa lứa, cũng linh tinh
Giận duyên, tủi phận, hờn ân ái
Đất khách nhờ chôn một khối tình!

Suối vàng sâu thẳm biết là ai
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó
Mưa dầu, nắng giãi, giăng mờ soi

Ấy thực quê hương con người ta
Dặn bảo trên đường những khách qua:
Có tiếng khóc oe thời có thế
Trăm năm ai lại biết ai mà!

Thực ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến những ngôi mộ hoang, mà một trong đó là nguyên nhân không có người thờ tự. Có những gia đình đầu tư cho con cái học thật giỏi, đi du học rồi định cư ở nước ngoài, và xem như đó là một sự thành đạt tối hậu. Những gia đình có hồng phúc như vậy sẽ có nguy cơ để hoang hóa mồ mả tổ tiên, đặc biệt là mộ của các cụ nhiều đời trước!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 4 2024, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài thơ giản dị mà hay nhỉ.
Họ nào mà giỗ tới 5 đời hay hơn nữa thì phải là họ to, có gốc gác còn phổ thông nhất là con cái tới bố mẹ rồi ông bà, thứ đó tới chi là hết. Bình thường thời trước, người trưởng chi trưởng họ thường có ruộng hương hỏa, tiền hoa lợi lấy từ đó mà lo việc cúng tế.Hiện nay với việc thành thị hóa, vấn đề này trở thành gánh nặng cho người trưởng họ, trưởng chi.
Với sự phát triển hiện nay ở Đông Á, tức là trong thế giới Nho giáo (VN, TQ, Hàn, Triều, Nhật, Đài, Sing) thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc thờ cúng tổ tiển này mai một đi, nhưng cái phỏm tương lai thế nào thì không rõ. Ví dụ ở TQ chẳng hạn, với chế độ một con (hiện họ đã bỏ), thì vấn đề họ hàng (chú bác cô dì) sẽ bị mất đi một vài thế hệ (do chế độ con một, thì đứa trẻ con làm gì còn chú còn cô..). Ở Nhật thì giảm dân số, ở Hàn hiện tại, do Mỹ hóa, cuộc thi công dung ngôn hạnh, người được giải là người nhập cư Philipine, lấy chồng Hàn, ..còn con gái Hàn quốc thật thì có lẽ chăm đi thẩm mỹ viện để sửa mũi mắt cho giống .. búp bê Barbie girl hơn là quan tâm tới truyền thống.
Ở VN, giới “tinh hoa” có khá gì hơn đâu, không cần phải ra tới nước ngoài,nơi mà nó còn còn biến đi nhanh hơn
Việc hỏa thiêu, cũng sẽ khiến cho vấn đề tảo mộ, bốc mộ, .. mai một dần đi, và điều này cũng không thể tránh được do diện ích đất đai lãnh thổ không thể để vào phần này được.
Trong những việc này, thì Nhật có thể coi như một xu hướng biến đổi (hiện nay họ đã hỏa thiêu là chủ yếu), nhưng điều đó không có nghĩa là tương lai ở VN sẽ y chang như thế.
Theo phân tích cá nhân, thì tục tờ cúng tổ tiên của VN sẽ dần dần được “phi vật thể hóa” hơn, không còn gắn bó chặt chẽ với một mảnh đất (tức là nơi đặt phần mộ), bởi quy luật này chỉ thích hợp khi cộng đồng gia tộc gắn bó với nông nghiệp trên mảnh đất ấy. Điều mà công nghiệp hóa dẫn tới đô thị hóa sẽ xóa bỏ nó cũng như việc hỏa thiêu cũng sẽ cắt đứt cái quan hệ này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 4 2024, 11:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một chút nhưng điều viết ở trên. Đạo Nho mà phong tục thờ cúng tổ tiên là một bộ phận đã là một bộ phận của văn hóa VN, như là đạo Phật, nhưng cái phỏm của nó như thời phong kiến thì không thể tồn tại được trong xã hội hiện đại. Bởi cái phỏm của nó bắt buộc người ta phải gắn với một cộng đồng làng một cách chặt chẽ, đồng thời thích hợp với một kiểu sống đại gia đình “tứ đại đồng đường”. Hiện tại nhưng điều kiện này đang dần mất đi, do nền kinh tế tiểu nông buộc chặt người ta vào luỹ tre làng không còn nữa. Như tôi đã nói trong một chủ đề khác, văn hóa đô thị sẽ đưa người ta tới sự tự chủ cá nhân. Vì thế đạo Nho cũng không thể giữ cái phỏm như cũ, thời phong kiến.
Từ khi VN trở thành thuộc địa Pháp, khi đạo Nho bị phê phán thì chính là cái phỏm phong kiến này, chứ không phải là bản chất và lô gic của nó.Một trong những hệ quả của việc tân Nho này, chính là .. chủ nghĩa Mác – Lê nin Đông Á khi người ta ứng dụng nó vào địa hạt quản lý xã hội chính trị. Nhưng nó cũng biến đổi như những gì người ta có thể nhìn thấy trong các xã hội Nho giáo trong kinh tế thị trường như Hàn, Nhật, Đài. Dù theo hệ thống Mỹ
Kết quả có một con đườn phát triển hiện đại hóa kiểu châu Á (chính xác hơn là Đông Á) bao gồm cả thế giới Nho giáo, bất chấp thể chế chính trị của các nước khác nhau hay không. Trong cái mô hình này, tác động kiến tạo, chọn lựa chiến lược của nhà nước rất lớn cộng với các giá trị đạo đức thẩm mỹ của Nho giáo như cần, kiệm, tín, nghĩa, ..việc giáo dục sự tự chủ có ý chí lập thân, việc coi trọng kiến thức, học vấn , .. không kể : nhân, nghĩa, lễ, trí (tín thì tôi đã nói bên cạnh) vẫn là nhân sinh quan của xã hội. Nhưng điều này người ta đều thấy trong tất cả các xã hội Nho giáo.
Như vậy lối sống đô thị, các điều kiện nó đặt ra, cộng với các phát triển xã hội về kỹ thuật (ví dụ việc hỏa thiêu trong mai táng) hay việc phát triển dịch vụ của kinh tế thị trường (ví dụ việc đặt cỗ bàn trở nên đơn giản), sự linh hoạt trong chọn lựa địa điểm sống, .. sẽ khiến tập tục thay đổi, nhưng nó sẽ không mất đi ít ra là ở VN, và trong vấn đề chuyển đối cho thích hợp này, không phải đám Elite “tây hóa” sẽ là người dẫn đường mà là .. nhân dân.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang « < 2 3 4 5 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC