Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 42 43 44 45 46 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Nov 22 2018, 07:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #431

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói mấy ví dụ để xem Mỹ - EU đánh nhau thế nào ? Ngay từ thời Obama, Mỹ đã áp đặt phạt rất nặng (số tiền phạt tính bằng tỉ đô) lên ngân hàng BNP. Ngân hàng trụ cột hàng đầu của Pháp. Mới đây ngân hàng « Societe General », một ngân hàng trụ cột khác cũng bị phạt tương tự. Nguyên nhân là Mỹ cáo buộc các ngân hàng này buôn bán với Cuba, và dùng đồng đô la, được coi là sở hữu của nhà nứơc Mỹ. Ở đây ta thấy ngay được 3 điều chập một. Việc đô la trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế là điều có lợi cho Mỹ (vì tất cả các nước phải quan hệ với Mỹ thì mới có thể có đô la. Nếu không quan hệ trực tiếp qua đường vòng, thì hệ quả cuối cùng cũng như vậy). Điều lợi thứ nhì là nó trở thành một công cụ cho chính sách chính trị đối ngoại Mỹ. điều lợi thứ 3 là bằng cách này Mỹ loại đối thủ cạnh tranh về kinh tế. Nhưng điều cạnh tranh kinh tế không làm được, thì Mỹ sử dụng chính trị để tạo điều kiện. Hai điều cuối vi phạm rất lớn tới thoả thuận bất thành văn trong quan hệ Tây Âu –Mỹ từ sau đại chiến thứ II. Nếu Tây Âu chịu để Mỹ kiểm soát về chính trị, thì nó cũng muốn được « lại quả » về kinh tế. sự lại quả này không phải là Mỹ cho, mà Mỹ cũng có lợi, nhưng Tây Âu cũng có lợi. Tức là thoả thuận « Win-Win » (cả hai đều có lợi, ông xuất con gà bà ra chai rượu). Từ thời Obama, chính sách của Mỹ là « the Winner take all » (người thắng lấy cả). Không phải từ thời Trump mới thế mà nó đã có từ thời Obama. Vì thế ta không thể nói là Trump thay đổi cơ bản chính sách Mỹ, nó chỉ là cách thể hiện khác nhau thôi.
Để chiếm đoạt Altrom, là một công ti sản xuất các tuốc bin khí cho các nhà máy điện hạt nhân (cung cấp 2/3 điện năng) của Pháp. Mỹ đã không ngần ngại bắt giam các nhân vật lãnh đạo cũ của hãng này khi họ sang Mỹ ngay khi đã về hưu, với cáo buộc hối lộ. Và bằng cách gây sức ép kiểu đó, GE (General Electric) Mỹ đã mua được hãng này. (Tất nhiên nó có những vấn đề kinh tế khác nữa, nhưng cuối cùng thì nó vẫn có sự liên quan tới chính trị).
Gần đây, EU cũng tìm cách phạt nặng những hãng của Mỹ như Amazone, rồi MicroSoft. Nhưng kết quả không đi tới đâu, vì không có lực chính trị làm hậu thuẫn.
EU cũng ra luật bảo hộ an ninh mạng (tiếng pháp nó gọi tắt là RGBD), để bằng cách đó bắt buộc các hãng Mỹ nói riêng, và các hãng quốc tế nói chung, chấp nhận cái norme an ninh của nó. Việc này cũng khiến Mỹ nổi cơn thịnh nộ.
Hiện tại như vậy cuộc đấu có nhiều chiều, chứ không chỉ là chiêu thức giơ vũ khí ra không.
Vì nó là đấu ngầm, nên trên media, báo chí của nó ít khi nói tới, và nếu noi cũng không nói thẳng, nhiều khi là tuyên truyền. Còn trong thực tế thì không phải vậy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2018, 10:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #432

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hãy phân tích một câu chuyện nóng hổi đang xẩy ra đó là việc hệ thống tư pháp Nhật bắt giam Carlos Ghosn, đang là đương kim chủ tịch hãng sản xuất Ô tô Renault của Pháp, chủ tịch hãng ô tô Nissan của Nhật, chủ tịch liên minh sản xuất Renault-Nissan-Misubishi cách đây mấy ngày, để thấy cuộc đấu hiện đại trên thế giới thú vị thế nào, và hệ luỵ của nó ra sao. Hiện tại các lốt gôn (Carlos Ghosn) đang bị tạm giam, nhưng dù có được thả thì cũng không thay đổi được câu chuyện.
Cách đây 20 năm, 1999, Hãng sản xuất ô tô Pháp Renault có liên minh với Nissan, là hãng sản xuất Nhật đứng thứ 3 ở nước này, nhưng đang ở vào tình trạng phá sản.Theo thoả thuận. Hai bên trao đổi cổ phiếu cho nhau. Trong đó Nissan chiếm 15% cổ phiếu Renault, và Renault chiếm 40% cổ phiếu của Nissan. Với số lượng cổ phiếu lớn, Renault trở thành chủ sở hữu “bất thành văn” của Nissan, ngược lại Nissan dù có 15% Renault, lại không có quyền bầu bán hay tham gia quản trị. Các lốt Gôn là người được Renault gửi sang Nhật để cứu Nissan. Và công việc này đã thành công. Vào năm 2015, cổ phiếu nhà nước Pháp trong Renault tăng lên 15%, và nhà nước Pháp vì là chủ sở hữu lớn nhất, có thể coi là chủ sở hữu “bất thành văn” của Renault, rồi từ đó truy ra Nissan. Cũng trong khoảng thời gian này, Nissan tham gia vào cứu Misubisshi, tương tự như Renault đã cứu Nissan. Và người quản trị liên minh này là Các lốt Gôn. Nếu truy theo “quyền điều khiển” do sở hữu cổ phiếu và các luật định đi kèm, thì nhà nước Pháp thông qua cổ phiếu kiểm soát Renault, Renault kiểm soát Nissan, và qua Nissan kiểm soát Misubisshi. Giống như một dạng búp bê Nga vậy.
Hiện tại ba hãng này (Renault, Nissan, Misubisshi) có chung một hệ thống nhập khẩu thiết bị, dùng chung mô tơ, dùng chung nhiều công nghệ, nhưng về mặt thương mại, thì vẫn độc lập với nhau. Điều thú vị là Renault chỉ nhỏ băng 1/3 Nissan, và Nissan là lực lượng lao động chủ lực của liên minh này, nhưng người chỉ huy lại là Renault(và tất nhiên với nó là tiền lãi). Đây là điều mà Nhật muốn loại bỏ, nhưng không được. Pháp thông qua Renault muốn sát nhập Nissan vào Renault, vì Nissan là con gà đẻ trứng vàng, cũng không được (vì không có đủ tiền, dù có thuận lợi về luật pháp). Ngược lại Nissan dù có đủ tiền mua (về tài chính), cũng không thể mua Renault(vì bị luật thoả thuận ngăn cấm).
Vào năm 2015, sở dĩ chính phủ Pháp có thể tăng cổ phần phiếu lên 15% là do chính phủ Pháp tài trợ Renault để phát triển dòng xe ô tô điện. Nhưng điều này lại được Nhật suy đoán là Pháp ủng hộ Renault chiếm Nissan.
Ở đây ta có thể nhìn thấy hai hình thái dân tộc chủ nghĩa kinh tế trong thế giới hiện đại. Hình thái “ẩn mình” của Nhật, và hình thái “lộ mình” của Pháp. Hình thái “ẩn mình” của Nhật chỉ có tác dụng, khi các tác nhân của nó (ở đây là giai cấp tư sản Nhật) rất cố kết với nhau, ủng hộ lẫn nhau (trong khi vẫn cạnh tranh với nhau). Nó cũng ra đời trong hoàn cảnh Nhật bị Mỹ khống chế về chính trị.
Ngược lại hình thái “lộ mình” của Pháp, bởi nhà nước của nó độc lập hơn. Và Pháp vẫn có truyền thống dùng chính trị ủng hộ kinh tế, như một nhà nước có truyền thống thực dân cáo già. Chính vì thế mà với quy mô yếu hơn, khả năng khống chế kiếm lời cao hơn.
Cái gì đã khiến Nhật quyết định bắt Các lốt Gôn, hiện tại thì báo chí Pháp chỉ nói về vấn đề Các lốt Gôn có trốn thuế hay không, và lo ngại về liên minh Renault-Nissan-Misubishi tan vỡ. Nhưng đây chỉ là ngoài vỏ, sự việc thật sự có lẽ thú vị hơn nhiều, nếu ta mở rộng tầm nhìn để phân tích.
Hiện tại Mỹ và EU rất găng nhau về vấn đề I ran. Trong khi Mỹ tiếp tục ra tay trừng phạt I ran, thì hệ thống chính trị ở EU lại muốn tiếp tục quan hệ với nước này. Mặc dù thế, chính sách của Mỹ vẫn có hiệu quả, bởi EU chưa ra được chính sách bảo hộ cho các hãng của mình. Và cũng bởi vì Mỹ từ thời Obama đã ra mặt trừng phạt các hãng EU, nên mặc dù hệ thống chính trị EU bất đồng với Mỹ, các hãng EU vẫn tuân thủ luật pháp Mỹ hơn là luật pháp của chính nước mình. Tất nhiên không phải hãng nào của EU cũng thế vẫn có ngoại lệ, và ngoại lệ ấy chính là ..Renault.
Từ đây nó nẩy ra một vấn đề, đó là Renault không chỉ là Renault mà nó còn là Nhật (với Nissan và Misubisshi). Nhưng Nhật và Pháp không đồng pha với nhau trong thái độ với Mỹ, do chính sách của hai nhà nước khác nhau. Như vậy mâu thuẫn nội bộ giữa Renault với Nissan và Misubisshi lại càng được đẩy cao do ngồi trên hai cái ghế (để cạnh nhau) cùng một lúc.
Như vậy phi vụ Các lốt Gôn bị bắt không chỉ là mâu thuẫn giữ hai đối tác, mà rộng hơn nó có chiều chính trị đối ngoại ở trong. Nhật đã”nghe lời” Mỹ tóm cổ Các lốt Gôn để “dằn mặt” Pháp ?. Có lẽ không phải thế, mà câu chuyện rất đơn giản là Nhật đã lợi dụng vấn đề này để hành động, và cũng bởi vì nội vụ sự việc đã chứa các nội hàm mâu thuẫn khác không thể giải quyết.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 23 2018, 10:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #433

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo Pháp bắt đầu “tố cáo” CEO của Nissan, được coi như là một kẻ “phản bội” Các lốt Gôn, vì là văn hoá phương Tây, nên ông này được báo Pháp coi là Brutus, trong lịch sử La Mã đã ám sát Xê da (César), một hoàng đế La Mã cổ đại. Như vậy khả năng liên minh Renault-Nissan-Misubisshi này tan vỡ rất lớn. Và ở đây người ta có thể thấy vai trò của Các lốt Gôn trong cái liên minh này, như cái bản lề kết nối hai cánh cửa (ở đây là văn hoá kinh tế, ứng sử) hoàn toàn khác nhau. Hệ luỵ với Pháp sẽ rất lớn, vì trong trường hợp này, Renault sẽ không còn là một nhà sản xuất Ô tô tầm cỡ thế giới nữa, mà chỉ là một công ty châu Âu đơn thuần.
Nhung điều tôi muốn nói tiếp ở đây không phải là vấn đề này, mà là một câu chuyện khác. Đó là sự quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Với những người Mác xít nói chung, đặc biệt theo truyền thống Lê nin nít nói riêng. Thì quan hệ giữa chính trị và kinh tế là quan hệ giữa cơ cấu hạ tầng (kinh tế) và chính trị (thượng tầng). Theo quan niệm cổ điển bắt đầu từ Mác, thì cơ cấu kinh tế (tức là hình thức sản xuất) quyết định chế độ chính trị. Cơ cấu hạ tầng quyết định cơ cấu thượng tầng. Nhưng sau này, chủ nghĩa Mao, là một tông phái của chủ nghĩa Mác, lại khẳng định rằng “chính trị là thống soái”, chính trị quyết định kinh tế. Tức là cơ cấu thượng tầng quyết định cơ cấu hạ tầng. Trong thực tế, ta có thể nói kinh tế và chính trị thực ra có sự độc lập của nó, nhưng tác động lẫn nhau. Nói kinh tế quyết định chính trị có lẽ không hoàn toàn đúng, nói chính trị quyết định kinh tế cũng không hoàn toàn sai. Cái điều có lẽ cần tìm hiểu đó là mối quan hệ biện chứng giữa hai không gian này. Với tôi, tôi vẫn quan niệm kinh tế là cái đế, như là cái móng nhà, và tuỳ kiểu móng nhà như thế nào, ta có thể quyết định hình dáng căn nhà ở trên, số lượng tầng có thế có, hình dáng. Cái này là chính trị. Và tất nhiên cái nhà thế nào, sẽ tạo sức ép trở lại với móng nhà, để xem nó chịu được không, nhưng bản thân cái nhà cũng có cấu trúc của nó, và cấu trúc này có thể rất đa dạng, không phải là do cái móng nhà quyết định, cái móng nhà chỉ giới hạn sự chịu lực mà thôi.
Như vậy khi phân tích quan sát những kế sách của Trump, hay vụ việc Renault-Nissan này, thì ta cũng có những ví dụ xem sự tương tác giữa chính trị và kinh tế như thế nào. Và ở một tầm cao quốc gia, thì không có chuyện làm kinh tế không liên quan tới chính trị. Vì chính trị tạo cái khung cho nó. Chính trị kinh tế gắn với nhau.
Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời tới nay, giới chủ tư bản luôn thuộc vào một cơ cấu chính trị của một nước, và nhà nước được xây dựng trên cơ sở thống nhất thị trường cho tư bản dân tộc. Sự thống nhất thị trường này do là nhu cầu cần thiết của kinh tế, vẫn chịu tác động của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.. Nhưng hiện nay có những hiện tượng mới, đó là những hãng đa quốc gia, đã vượt ra ngoài biên giới một nước. Nhưng cái dây chằng chính trị với một nhà nước vẫn còn, dù có sự thống nhất thị trường trên thế giới (toàn cầu hoá). Như vậy thị trường có thể thống nhất, nhưng nhà nước nào giật dây hãng nào, sẽ là bằng chứng tư sản dân tộc của hãng đó. Nhưng cũng chính vì có sự thống nhất thị trường này, mà khả năng các hãng nghe theo lời thằng to đầu nhất (hiện tại là Mỹ) xẩy ra. Dẫn tới sự vô hiệu hoá của hệ thống chính trị. Và điều đó tương tự với mất nước.
Cách hiệu quả nhất để vừa tận dụng được kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, chính là các hãng nhà nước. vì thế một nước mà mất đi những hãng mà chính phủ của nó chi phối được, thì có nghĩa là mất nước. Càng làm càng nghèo, phát triển mất cân đối.
Tất nhiên một nhà nước có thể chi phối một hãng tư. Nhưng với một nước không có giai cấp tư sản, hệ thống tài chính không đủ mạnh, thì cách duy nhất là có các hãng nhà nước. Chỉ có điều phải quan lý nó với vai trò nhà nước là chủ sở hữu, chứ không phải là hoạt động theo kiểu hành chính, như các đơn vị quản lý địa phương, thành phố, ..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 28 2018, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #434

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây có lẽ một tuần, có tin trên báo cả VN và nước ngoài, là chế độ Pôn Pốt thời Cam pu chia dân chủ trước đây (1975-1979) được coi là chế độ diệt chủng. Trong thời sự hiện tại, thì đây không phải là tin giật gân (thật hoặc giả), gây Buzz cho dân mạng, nhưng với tôi nó rất có ý nghĩa, vì nó có tính lịch sử.
Với một người VN, đọc báo VN chính thống, thì cái tin này dường như không có gì lạ. Thật vậy, nếu mang báo VN từ năm 1979 ra đọc, thì cụm từ “chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Y iêng xa ri” luôn tồn tại trong báo chí VN. Như vậy có cái gì đặc biệt khiến tôi để ý ở đây.
Đó là lần đầu tiên, một toà án quốc tế (hiểu là chịu ảnh hưởng của phương Tây) công nhận chế độ Pôn pốt là chế độ diệt chủng, hơn 30 năm sau khi chế độ này bị đánh đổ. Điều mà phương Tây hoàn toàn lờ đi trong giai đoạn 1979-1989. Trong giai đoạn này, cả TQ và phương Tây đều ủng hộ Khơ me đỏ. Hơn 30 năm sau. Điều mà VN khẳng định từ 30 năm trước mới được công nhận. Chính phủ Cam pu chia dân chủ (Khơ me đỏ), có đại diện ở Liên hợp quốc, được sử ủng hộ cuả “cộng đồng quốc tế” (theo thuật ngữ của phương tây) mới được coi là một chính phủ tội phạm.
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, thì ta sẽ thấy sự khác biệt. Toà án quốc tế này công nhận chế độ Khơ me đỏ là một chế độ diệt chủng vì phạm tội diệt chủng với người Chàm và người Việt Nam sinh sống ở Cam pu chia. Ngược lại trong cụm từ diệt chủng mà VN dùng, tội ác diệt chủng này nhằm chủ yếu vào người Cam pu chia, không phân biệt họ là ai, và phải nói thêm là trong tổng số nạn nhân của chính quyền này, nạn nhân chính là người Khơ me. Chỉ cần vào bảo tàng diệt chủng ở Phơ nôm pênh, vì chính quyền khơ me đỏ rất hành chính,giấy tờ sổ sách đầy đủ, nên ta có thể thấy danh sách nạn nhân. Và có thể thấy ngay họ chủ yếu là người Khơ me.

Toà án quốc tế biện luận là do tội diệt chủng được định nghĩa nhằm vào các tội ác mà nguyên cớ phải là do khác biệt chủng tộc gây ra. Vì thế mới có chuyện lạ, là những tội ác mà chính quyền này nhằm vào dân của họ lại không được công nhận.
Như vậy câu chuyện này nếu không cẩn thận thì lại là một thứ bom nổ chậm trong lịch sử về sau giữa VN và Cam pu chia. Tại sao ?
Với thời gian, mọi chuyện dần dần đi vào quên lãng, ví dụ hiện tại, ở Tây Âu, chiến tranh thế giới thứ hai được tường thuật như một cuộc diệt chủng người Do thái, trong khi nó chỉ là một bộ phận. Vì thế có thể với thời gian, có thể chế độ Khơ me đỏ chỉ còn được coi là chế độ diệt chủng ..người VN. Hiển nhiên những điều này không đúng sự thật, nhưng rất có thể được sử dụng sai lệch.

Cách đây hơn 10 năm, khi Pôn pốt bị Tà Mốc (là một trong những thủ lĩnh man rợ của Khơ me đỏ) phản thùng rồi quay về với chính quyền Cam pu chia hiện tại, tàn quân Khơ me đỏ hoàn toàn tận dịêt, và các lãnh tụ của nó như Khiêu Sam pan, Nuôn Chia được đưa ra xét sử. Những nhân vật này đã lấy VN ra làm con ngáo ộp biện hộ cho chính sách dã man của họ, khiến một bộ phận dân Cam pu chia, này thời nay, do không hiểu rõ lịch sử lại với tâm lý cố hữu ghét VN, đã cảm nhận rằng chế độ này là một chế độ tốt. Hiện tại chế độ ở Cam pu chia tất nhiên là hơn rất nhiều chế độ Khơ me đỏ, nhưng nó không phải là một chính phủ tuyệt vời nhất, và mâu thuẫn trong xã hội Cam pu chia,giống như bất cứ một chế độ ở một nước đang phát triển, không phải hoàn toàn được giải quyết. Bên cạnh đó, lực lượng đối lập ở nước này, chuyên mang VN ra làm con ngáo ộp ..để tranh phiếu bầu cử (hơi giống dạng lề trái ở VN kích động chống TQ không phải vì yêu nước) càng làm cho câu chuyện này rất có thể được sử dụng trong tương lai. Trong điều kiện đó, việc chế độ Khơ me đỏ giết người Cam pu chia được lờ đi, và lại được biến thành “thành tích” là chế độ “dám diệt chủng” người VN, trong cái tâm lý dân tộc hẹp hòi của mình.
Nước Cam pu chia hiện tại, chính quyền Cam pu chia hiện tại khó làm điều đó. Nhưng vật đổi sao dời, ta không thể biết mọi chuyện trong tương lai. Vì thế với VN, cái kết luận của “toà án quốc tế” kia không thể được coi là đủ. Và VN phải bổ xung nó, cùng với những người Cam pu chia tôn trọng lẽ phải, sự thật, là chế độ Khơ me đỏ này không những chỉ phạm tội diệt chủng với người VN, Chàm, người Hoa ở Cam pu chia mà với chính cả người Khơ me nữa.
Và một điều rất quan trọng phải chỉ ra được, và luôn nhắc lại, đó là câu chuyện này giống như một thứ quả báo. Nếu ông đã tàn bạo với người không đồng chủng với ông, thì tiếp theo bước nữa tàn bạo với chính dân mình không có xa. Khoảng cách giữa hai điều chỉ mỏng như một tờ giấy pơ lua mà thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 29 2018, 05:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #435

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.343
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.872$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng, đúng rồi. Tòa án quốc tế chỉ gán cho Polpot tội diệt chủng VN, mà k phải với chính người Khơ me, cũng là cách để gột rửa tội lội trong lịch sử của họ (cả Mỹ và TQ) khi đã ủng hộ Polpot, tạo thuận lợi cho quan hệ với Campuchia, đồng thời cũng là cách đề cài bom trong mối quan hệ giữa VN và Campuchia, đúng với tư duy của các cường quốc. Ngoài ra, cũng là cách để cho các hậu duệ của Polpot có thể đửng ra tham chính ở Campuchia.


Thêm một số tin đáng chú ý:
Hãng năng lượng Nga Novatek chính thức vận hành cả 3 bộ phận sản xuất của nhà máy sản xuất khí hóa lỏng Yamal LNG sớm hơn dự kiến, và còn định xây cả tổ sản xuất thứ 4. Đáng chú ý: sau khi bán cho TQ, Mỹ, Nga đã lần đầu tiên bán cả cho Na Uy, cũng một quốc gia kinh doanh khí LNG. Đây cũng là lần đầu tiên Nga sử dụng tuyến đường biển Bắc mới, k qua kênh Suez như thường lệ, chi phí rẻ hơn hẳn, thời gian nhanh hơn, và tuyến đường không hoặc chưa bị kiểm soát bởi Mỹ


Nga lần đầu tiên vận hành tuyến đường biển mới
Lần đầu tiên, công ty Yamal LNG đã chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ một địa điểm ở Siberia Bắc Cực, bằng tàu chở LNG tới châu Âu qua tuyến đường biển mới do Nga mở ở Bắc Cực, tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển.


Công ty Yamal LNG, vận hành dự án nhà máy Yamal sản xuất LNG ở Bắc Cực thuộc Nga, đầu tiên thực hiện việc chuyển LNG từ tàu này sang tàu khác tại khu vực cảng Honningsvag của Na Uy. Khí đốt sau đó sẽ được vận chuyển đến châu Âu theo hướng từ Bắc xuống Tây, theo thông báo của tập đoàn Nga Novatek, nhà đầu tư lớn nhất trong dự án khí đốt này.

"Tàu chở khí đốt phá băng Arc 7 Vladimir Rusakov đã chuyển giao thành công một lô hàng LNG, nạp từ nhà máy Yamal LNG ở Sabetta, lên một tàu chở LNG lớp Pskov. Tàu này sau đó chở LNG đến cho khách hàng của châu Âu", Novatek cho biết.

"Kinh nghiệm đầu tiên về chuyển LNG từ tàu này sang tàu khác là một sự kiện rất quan trọng đối với chúng tôi. Cách tiếp cận này cho phép chúng tôi tối ưu hóa chi phí vận chuyển của chúng tôi bằng cách giảm khoảng cách mà tàu phá băng chở LNG lớp ARC7 phải di chuyển và đảm bảo việc vận chuyển các lô hàng từ nhà máy Yamal LNG được nhanh chóng", Lev Fedosseev, phó chủ tịch thứ nhất của Novatek nói.
https://petrotimes.vn/nga-lan-dau-tien-van-...moi-522752.html

Đột phá mới tại nhà máy Yamal LNG của Nga
Dây chuyền thứ ba sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Yamal ở Bắc Cực Nga, đã đi vào hoạt động sớm hơn dự kiến, tập đoàn Novatek, cổ đông lớn nhất của nhà máy Yamal, thông báo, đồng thời công bố ý định xây dựng một dây chuyền sản xuất thứ tư.

Dây chuyền thứ 3 (một dây chuyền xử lý và hóa lỏng khí) đã bắt đầu sản xuất LNG, Novatek, công ty sở hữu 50,1% cổ phần dự án Yamal LNG, cho biết trong một tuyên bố.

"Chúng tôi không chỉ đưa ra 3 dây chuyền công nghệ trong phạm vi ngân sách, mà còn đưa ra dây chuyền LNG thứ 3 sớm hơn một năm so với dự kiến ​​ban đầu", Novatek cho biết.

Dây chuyền thứ nhất của dự án Yamal LNG đã ra mắt hồi tháng 12/2017, và dây chuyền thứ hai hồi đầu tháng 8/2018.

Trước đó, nhà máy đã thông báo rằng theo kế hoạch, dây chuyền thứ 3 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2019. Nhưng dựa trên kinh nghiệm dây chuyền công nghệ số 1 và số 2, việc xây dựng và vận hành dây chuyền số 3 được thực hiện nhanh chóng hơn, với một lịch trình vượt mức kế hoạch.

"Tổng công suất của 3 dây chuyền LNG tại dự án Yamal LNG là 16,5 triệu tấn/năm, tương đương 5,5 triệu tấn mỗi năm với mỗi dây chuyền", tập đoàn Nga cho biết thêm.

Trong tuyên bố, Novatek cũng đã xác nhận sẽ xây dựng thêm một dây chuyền thứ 4 thay vì 3 như dự kiến ​​ban đầu.

Dây chuyền thứ 4 có công suất 0,9 triệu tấn/năm, hoàn toàn sử dụng công nghệ của Nga để giảm chi phí sản xuất LNG, theo kế hoạch sẽ được đưa vào hoạt động trong nửa cuối năm 2019.

Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga A. Texler khẳng định đây là một trong những dự án LNG lớn nhất trên thế giới. Và đối với ngành công nghiệp LNG của Nga, dự án Yamal LNG có tầm quan trọng then chốt.

Yamal LNG là một dự án lớn của Nga ở vùng Viễn Đông, với chi phí ước tính là 26,9 tỷ USD. Nguồn nguyên liệu cho nhà máy khổng lồ này là khí thiên nhiên khai thác từ mỏ Nam Tambeyskoye, có trữ lượng khí đã được chứng minh là 926 tỷ m3.

Dự án Yamal LNG, gồm có cả các cổ đông Trung Quốc (Quỹ Con đường tơ lụa 9,9%, CNPC 20%), đã được khánh thành vào tháng 12/2017.

Cách dự án này 30 km, Novatek sẽ triển khai dự án thứ hai có tên là Arctic LNG 2, trong đó Total dự định chiếm 10%.
https://petrotimes.vn/dot-pha-moi-tai-nha-m...nga-522516.html


Sức hút từ nhà máy LNG Yamal
Yamal bắt đầu vào quá trình hoạt động tất cả ba bộ phận sản xuất của tổ hợp nhà máy.


Hãng năng lượng Novatek của Nga mới đây công bố đã bắt đầu đi vào hoạt động bộ phận sản xuất khí hóa lỏng thứ ba của họ tại dự án khí hóa lỏng Yamal ở vùng Tây Bắc Siberia, nâng tổng công suất lên 17,5 triệu tấn/năm.

Novatek là cổ đông lớn nhất trong dự án khổng lồ này.

"Chúng tôi không chỉ đã khởi động cả 3 bộ phận sản xuất mà đã khởi chạy chương trình này sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Bộ phận sản xuất thứ ba được lên kế hoạch sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019. Chúng tôi đã có những sản phẩm LNG đầu tiên từ bộ phận sản xuất thứ ba sau khi hoàn tất quá trình chạy thử" - Phó Chủ tịch Novatek Lev Feodosyev cho biết.

Bộ phận sản xuất đầu tiên được hoạt động vào tháng 12/2017, bộ phận thứ hai hoạt động vào tháng 7/2018 và giờ đây là bộ phận sản xuất thứ ba tại Yamal.

Nhà máy khí hóa lỏng này là một minh chứng cho trình độ của người Nga về công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.

Với dự án Yamal, Nga dự định sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường châu Á và chứng minh khả năng của mình trong việc khai thác trữ lượng khí thiên nhiên khổng lồ ở Bắc cực bất chấp những khó khăn về công nghệ.

Tính khả thi của việc vận chuyển qua Tuyến hàng hải phía Bắc vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng Nga vẫn hy vọng đây sẽ là tuyến đường vận chuyển dễ dàng hơn để vươn tới các thị trường có lợi cho lợi ích của Nga như ở châu Á.

Tuyến đường dọc theo bờ biển phía Bắc Siberia cho phép tàu thuyền giảm bớt 15 ngày trong hành trình tới các cảng châu Á so với tuyến đường thông thường đi qua Kênh đào Suez.

Nhà máy LNG Yamal cũng nằm ở vị trí chiến lược, dễ dàng tỏa đi các thị trường ở châu Âu, châu Á và thậm chí là Mỹ.

Lô hàng xuất xưởng đầu tiên của bộ phận sản xuất số một ở nhà máy Yamal có địa chỉ cuối cùng là Mỹ.

Tờ Sputnik mới đây dẫn người phát ngôn của Cục Năng lượng tại Bộ Ngoại giao Mỹ Vincent Campos thừa nhận lô hàng khí hóa lỏng từ dự án Yamal của Nga đã được giao tới thành phố Boston, Mỹ sau khi quốc gia này chịu ảnh hưởng của cơn bão hồi đầu năm 2018.

Tuy nhiên, người đại diện này không xác nhận bất cứ lô hàng nào như tuyên bố của nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng có ít nhất 3 con tàu chở LNG từ Yamal đã trên đường tới Mỹ.

Phó Giám đốc điều hành của NewTech Services, Giáo sư Đại học Dầu khí Gubkin của Nga - ông Valery Bessel nhận xét: "Thị trường Mỹ bao gồm 2 phần, bờ biển phía tây và bờ biển phía đông. Chúng tôi có thể gửi khí hóa lỏng đến bờ biển phía tây Mỹ từ dự án Sakhalin-2, hiện đang được bán cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đối với bờ biển phía đông nước Mỹ, chuyến hàng đầu tiên của nhà máy Yamal LNG là một thành tựu rực rỡ của Novatek, Gazprom và các đối tác của họ".

Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng thế giới, năng lực cạnh tranh của LNG Nga rất cao và đó được xem là một sự thách thức với ngành công nghiệp LNG của Mỹ, nhất là tại thị trường châu Âu.

Các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ cần bán ít nhất 6-7 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mBTU) để trang trải chi phí đóng băng, vận chuyển và tái khí hóa. Ngược lại, chi phí cận biên dài hạn của Nga đối với châu Âu chỉ khoảng 5 USD/mBTU.

LNG của Mỹ cũng đắt hơn LNG từ Qatar và một số nước châu Phi bởi vì khí ở Mỹ tốn kém hơn để chiết xuất, và khoảng cách vận chuyển tới các khách hàng là chậm hơn.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...-yamal-3369713/


Lô LNG Yamal đầu tiên Nga bán cho Bắc Âu
Lô hàng LNG đầu tiên từ Yamal được chuyển từ tàu phá băng sang tàu nhỏ hơn để tới Bắc Âu.


Nhà sản xuất khí đốt độc lập của Nga, Novatek mới đây tuyên bố đã cung cấp lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên cho Bắc Âu từ dự án Yamal ở Bắc Cực.

"Con tàu phá băng chở LNG mang tên Vladimir Rusanov từ cơ sở Yamal tại Sabetta sẽ tới khu vực có lượng băng ít hơn ở Pskov và chuyển tải hàng cho khách hàng ở Tây Bắc Âu" - tuyên bố của Novatek cho biết.

RT thông tin, điểm đến của chuyến LNG sẽ là một khu vực ở gần cảng cảng hỗn hợp du lịch vận tải Honningsvag ở miền bắc Na Uy.

Đây là lần đầu tiên LNG được chuyển tải trong quá trình vận chuyển.

"Việc chuyển tải lô LNG đầu tiên là một cột mốc thương mại rất quan trọng đối với chúng tôi. Điều này cho phép tối ưu hóa chi phí vận chuyển bằng cách giảm khoảng cách đi lại của các tàu vận chuyển và đảm bảo việc dỡ LNG kịp thời tự dự án Yamal” - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Novatek, Lev Feodosyev, cho biết.

Khả năng cấp LNG của dự án Yamal đã được tăng lên. Novatek mới đây đã công bố giai đoạn 3 với công suất 5,5 triệu tấn/năm, nâng tổng công suất hàng năm của dự án là 16,5 triệu tấn.

Lô hàng LNG tới được bán tại Na Uy- một trong những nguồn cung khí đốt lớn ở châu Âu càng cho phép Nga khẳng định tiềm lực chủ chốt của mình trên thị trường châu Âu.

Hồi năm 2016, Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Statoil của Na Uy cho biết, hiện nay Na Uy đang cung ứng 25% lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu. Trong 1 năm vừa qua (tính từ tháng 10/2016), công ty đã xuất khẩu 123 tỷ m3 khí đốt và 5,5 tỷ m3 khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu.

Bản thân Statoil hầu như không sản xuất LNG, chỉ mua gom từ các công ty khác. Khí thiên nhiên được khai thác từ mỏ Snohvit.

Na Uy là quốc gia cung cấp khí đốt đứng thứ hai ở châu Âu (sau Nga chiếm hơn 30%). Chính phủ Na Uy hồi tháng 5/2018 cho hay, dự báo giá khí đốt xuất khẩu sẽ nhúc nhích tăng nhưng sang năm mới sẽ giảm đi do họ nhận thêm được LNG. Tuyên bố không nói rõ sẽ mua thêm LNG của quốc gia nào.

Phó Chủ tịch Marketing và thương mại Statoil Martin Anfinsen cho biết, khí tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ khó có thể chiếm phần lớn thị trường châu Âu.

Nguồn cung khí tự nhiên cấp hóa lỏng của Mỹ sẽ không chiếm thị phần lớn ở châu Âu bằng nguồn "nhiên liệu xanh" cung cấp bằng đường ống, sẽ tiếp tục có giá cạnh tranh.
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...bac-au-3369927/





Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 29 2018, 05:38 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 29 2018, 05:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #436

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.343
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.872$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Bạn Lê Thái Kỳ dịch báo Ukraine


Trong khi Ukraine họp quốc hội xem xét đề nghị thiết quân luật của tổng thống thì trên thị trường ngoại hối người ta đã hoảng loạn mua $ dự trữ làm giá nhẩy từ 27,85 gr lên tới 29gr/ 1$.
Mặc dù trước đó Ngân hàng trung ương ra tuyên bố "tình trạng chiến tranh không ảnh hưởng gì tới hệ thống ngân hàng", nhưng người ta đã quá sợ các lời trấn an này vì các kinh nghiệm cay đắng. Từ trước tới nay cứ khi nào có lời trấn an là không tăng thì y như rằng trên thực tế hoàn toàn ngược lại.

(@click here)


Ukraina: từ năm 2014 số lượng các vụ chiếm đoạt nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh tiên tục tăng.
Theo thống kê chính thức của Viện Kiểm sát tối cao, từ năm 2014 đã có tới 1.690 vụ chiếm đoạt, và có xu hướng tăng liên tục hàng năm (Năm 2014 - 234 vụ, năm 2017- có tới 414 vụ).
Ngoài ra luật sư Maxim Lazarev cho rằng trên thực tế số vụ còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức.
Thứ nhất, một số lượng lớn các vụ cướp không được khởi tố hình sự vì được sự bảo kê của các viên chức thực thi pháp luật tham nhũng.
Thứ hai, nhiều vụ lại được khởi tố theo các điều luật khác nên không rơi vào thống lê này.
Ngoài ra, chỉ có dưới 1% trường hợp được đưa ra tòa án, và phần lớn sau đó đều khép lại vì không tìm thấy cấu thành tội phạm.
(@click here)


Dành cho các bố mẹ có con nhỏ: tiêm chủng!
Mới đây bệnh xá bảo phải đi tiêm chủng, nhưng cô bác sỹ quen khuyên không nên tiêm loại thuốc miễn phí do bệnh xá cung cấp, mà tự vaccine rồi đem đến cho họ tiêm. Vào mạng tìm hiểu thì thấy vấn đề khá nghiêm trọng.
Mấy năm may trên mạng tràn ngập các thông tin về nhiều trẻ em sau khi tiêm vaccine Ấn Độ mà Bộ Y tế mua về. Theo luật trẻ em phải được tiêm phòng miễn phí, nhưng người ta mua loại thuốc từ Ấn Độ mà rất nhiều trường hợp biến chứng. Không chỉ sốt cao, tấy đỏ cơ thể mà nhiều cha mẹ còn kể "suýt chết", "thành người tàn tật", một số bị biến chứng sang thận, vv.
Trước đây nhiều loại vaccine nhập từ Nga và các nước châu Âu khác rất tốt. Nhưng sau đó Bộ Y tế cấm hết loại này đến loại khác, do vậy các vaccine tốt có thể mau được ở hiệu thuốc rất đắt và hiếm.
Bác sỹ đưa cho tên gọi 2 loại vaccine : của Bỷ và của Pháp và nói của Bỷ thì tốt nhất, nếu không của Pháp, nhưng đừng có Ấn Độ, nếu các bạn quan tâm tới sức khỏe của con.
Tìm ở hiệu thuốc thì họ nói loại của Bỷ cũng bị cấm (!) vì các thủ tục hành chính, có loại của Pháp.
Vậy là mua một liều của Pháp (giá 50$). May quá, về 2 ngày nay không có triệu chứng gì.
Ở quê có đứa cháu con em vợ mình sau khi tiêm chủng ở nhà trẻ thì vào viện vì suy thận. Từ đầu các bác sỹ không chẩn đoán được bệnh, sau đó đưa lên Kiev thì hóa ra bị suy thận. Chả ai chịu trách nhiệm. Hiện nay cháu chính thức được cấp giấy thương tật. Mà đang là một một đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh và thông minh bỗng dưng phải bỏ học, nằm viện mấy năm trời!
Vì vậy các bậc cha mẹ nên rất cẩn thận khi tiêm chủng cho con.
Dưới dây là một trong vô số các bài viết về vấn đề tiêm chủng ở Ukraina.
(@click here)



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 4 2018, 12:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #437

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Liên tục ba bốn thứ bẩy chủ nhật vừa qua, nước Pháp bị rối loạn bởi “gilets jaunes”, là những người biểu tình mặc áo trấn thủ vàng, loại áo vàng phản chiếu được ánh sáng,thường được sử dụng cho những người làm việc trên các xa lộ để tránh tai nạn giao thông. Họ chặn các ngả đường vào thành phố, các tuyến giao thông, để phản đối việc chính phủ tăng giá xăng vào đầu năm này. Không chỉ là biểu tình bình thường, mà còn dẫn tới bạo động, đặc biệt là ở thủ đô Pháp, tập trung vào những tụ điểm có tính biểu tượng cao, khu nhà giầu. Các báo nước ngoài gọi họ là Yellow Jacket, hay là yellow veste (theo tiếng Anh).
Tại sao cái áo trấn thủ vàng này lại phổ biến như thế, vì thực ra ở Pháp ai có xe ô tô đều có. Từ khoảng 5,6 năm nay, chính phủ bắt buộc chủ xe hơi cá nhân phải có trong xe ô tô của mình một cái áo vàng thế này, và một cái hình tam giác, là cái biển giao thông, được đưa ra khi có tai nạn xe cộ. Chính vì thế cái áo vàng này rất phổ biển. Nhưng điều đó cũng không ngăn cản giá của cái áo này trên Amazon, là hãng bán đồ trực tuyến trên mạng tăng giá hơn 20%.
Phong trào áo vàng này vừa có đặc trưng của văn hoá Pháp, vừa phản ánh hiện tượng đương đại trên thế giới, tương tự kiểu “mùa xuân Ả rập” bùng nổ ở thế giới hồi giáo từ năm 2011, nó cũng có gì đó tương đồng như việc Trump ở Mỹ trúng cử, vì cung trên một tâm lý. Và lý do của nó đều bắt đầu bằng sự cùng khổ của người dân, mà một biện pháp của chính phủ, nhằm đánh thuế vào một mặt hàng thông dụng có tính chất xã hội cao (bột mì ở thế giới Ả rập), ở Pháp là giá xăng giống như giọt nước làm tràn bát nước. Nó cũng cùng đặc trưng là một phong trào tự phát, sử dụng hình thức tổ chức thông qua mạng xã hội, với sự lẫn lộn của Fake news. Ngay ở VN cũng có vấn đề này, ví dụ các Fake new liên quan tới việc nhà nước VN định tổ chức các đặc khu kinh tế vừa qua.
Tất nhiên dù chúng có cùng một mốt hoạt động (mode opératoire), nhưng do vấn đề khác nhau, ảnh hưởng khác nhau, chế độ chính trị khác nhau, mà ở từng nước kết cục và các giải quyết khác nhau. Ở Pháp câu chuyện còn chưa ngã ngũ. Nhưng tôi sẽ phân tích nó tiếp theo sau.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 4 2018, 12:51 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #438

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.343
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.872$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



ka, đang định hỏi bác Phó về vụ áo vàng. Không hiểu đây là chính sách thực sự, muốn tạo thị trường cho xe ô tô điện hoặc hybrid trong tương lai, hay lại là cái kiểu thằng còng làm cho thằng ngay ăn, vì dù có tăng thuế xăng thì những người phải sống dựa vào xăng dầu, hay những người đi lại k thể thiếu ô tô (ví dụ những người nông thôn xa xôi), vẫn sẽ phải dùng ô tô, trong khi cái ô tô bảo vệ môi trường dường như vẫn chưa đủ kinh tế để họ có thể mua được

Thêm tin tức mới do các bạn đưa lên


Đan Mạch và Ba Lan ký hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt dài 900 km để vận chuyển khí đốt từ Nauy qua địa phận Đan Mạch tới Ba Lan. Mục đích để khỏi phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Dự tính đến năm 2022 sẽ hoàn thành sau khi hợp đồng khí đốt giữa Ba Lan và Gasprom hết hạn. Liên hiệp EU hỗ trợ cho dự án 51,4 triệu Euro. Toàn bộ chi phí cho dự án không được công bố.

http://www.spiegel.de/wirtschaft/soziales/...-a-1241441.html


Bình: EU (thực chất là Pháp, Đức) hỗ trợ thế chứng tỏ là họ k ủng hộ dự án này, vì thực tế đây là Ba Lan muốn thoát Đức, sợ bị Đức khống chế năng lượng đầu vào thông qua đường ống Nord Stream 2, vì với đường ống này thì Ba Lan phải mua khí đốt Nga qua Đức mà k phải qua Ukraine (nước yếu k đe dọa được Ba Lan), chỉ có điều không thể nói trắng ra, đành phải lấy Nga làm con ngáo ộp để phản đối Nord Stream 2 và tìm cách mua khí đốt từ Na uy (dù nguồn khí đốt của Na uy có thể cũng là từ Nga), vì dù đã ký mua khí hóa lỏng Mỹ thì cũng k thể đủ dùng, chưa kể khí lỏng Mỹ quá đắt đỏ, không hiệu quả kinh tế, trừ khi Mỹ mua khí hóa lỏng từ Nga.

Bạn Lê Thái Kỳ đưa tin dịch từ báo Ukraine và đưa ra nhận định của mình.

Bình luận của cá nhân tôi: Không ngờ tàu tốc hành của Ukraine lại chuối thế, dù vừa được cả tổng thống lẫn thủ tướng khai trương. Không cần biết là do nguyên nhân công nghệ, kinh tế hay đấu đá chính trị (hay cả ba) thì đây vẫn là vấn đề lớn.



Ukraina: tàu tốc hành Kiev-Boryspil mới khai trương được 1 ngày thì đã hỏng giữa đường, nhiều hành khách nhẩy ra khỏi tầu và chạy qua cánh đồng tuyết hòng kịp chuyến bay.
Công ty đã thông báo rằng họ sẽ không bồi thường cho các khách nhỡ chuyến bay, vì chính họ phải tự định lấy thời gian đến sân bay (!).(Nghe hơi vô lý)
Lái xe thông báo cho hành khách rằng động cơ bị hỏng, không khởi động được và khuyên hành khách bị trễ chuyến liên hệ với các hãng hàng không. Người ta bắt đầu gọi điện cho các hãng đề nghị hoãn giờ bay để chờ họ.(!)
(Nghe hơi buồn cười: trên thế giới đã có bao giờ máy bay hoãn lại chờ khách đến muộn không?)
Trước đó lễ khánh thành được tổ chức rầm rộ với sự tham gia của chính Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Groysman.
Thủ tướng quảng cáo trên FB của mình: "Chỉ cần 35 phút để đến sân bay, vào giờ cao điểm cứ 30 phút có 1 chuyến".
Khi tầu bị hỏng thì lò sưởi và nhà vệ sinh cũng ngừng hoạt động. Một số hành khách, bao gồm cả trẻ em. tuyệt vọng nhẩy khỏi tầu, lôi va ly chạy qua cánh đồng tuyết hòng kịp chuyến bay.
Trước đó các lãnh đạo nói rằng mua các tầu "hoàn toàn mới" nhưng người lái tầu lại nói "tầu cũ hơn 10 năm rồi, cần phải sửa chữa'' (!)

(@click here)



[I]Dự đoán kịch bản: sau 30 ngày vì Nga vẫn tiếp tục gây hấn nên sẽ gia hạn tình trạng chiến tranh. Bầu cử TT có thể vẫn tiến hành nhưng chỉ ở phần còn lại của lãnh thổ, những nơi không có ВП (thiết quân luật).

Khi nào kết thúc tình trạng chiến tranh ở Ukraina: tổng thống Poroshenko đưa ra các điều kiện, trong đó có việc Nga rút quân khỏi biên giới Nga-Ukraina và việc giải phóng biển Azov khỏi các tàu của Hải quân Nga.

(@click here)

Lại đề tài tình trạng chiến tranh (Военное положение- ВП) (Vì đây là đề tài số 1 ở Ukraina trong mấy hôm nay).
Mọi người hay theo dõi chính trị giải đáp hộ một thắc mắc như sau : tại sao lệnh của Tổng thống là ban bố ВП ở các vùng giáp biên với Nga và vùng biển nội địa của khu vực Azov-Kerch mà lại KHÔNG CÓ BÁN ĐẢO KRƯM? trong khi đó tỉnh Vinnitsa không giáp Nga thì lại có ВП?
(Tôi viết tắt là ВП, hiện nay chưa có báo nào viết và đây sẽ là sáng kiến riêng của tôi. Dự là mấy hôm nữa từ này sẽ được nhắc thường xuyên và trở nên quen thuộc, giống như từ ATO, và các báo cũng sẽ bắt chước tôi viết như vậy.)


Ủy ban Bầu cử Quốc gia của Ukraina đã cấm tổ chức bầu cử địa phương trong các tỉnh bị áp dụng tình trạng chiến tranh theo kế hoạch đã định từ trước.
Như vậy là người ta căn cứ vào LUẬT đã được ban hành bằng VĂN BẢN chứ không phải lời HỨA MIỆNG như một số người vẫn ngây thơ lầm tưởng.

(@click here) [/I]


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 4 2018, 06:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #439

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện áo vàng này rất thú vị, vì nó có thể cho ta nhiều bài học cũng như như nhãn quan chính trị. Cũng chính vì thế mà tôi dịch là áo trấn thủ vàng ra tiếng việt, chứ không gọi là áo gi lê vàng, vì từ gilets có trong tiếng việt do phiên âm từ tiếng Pháp giống như nhiều từ tiếng việt hiện đại trước, nhưng tôi không dùng. Nó chính là bộ phận trang phục nhưng thường người ta không dùng khi mặc áo vét. Mặc ra ngoài áo sơ mi, rồi mới mặc áo vét. Còn tại sao tôi lại dịch là áo trấn thủ, vì hành động của họ khiến tôi nghĩ tới những chiến sĩ vệ quốc đoàn thủ đô, vào mùa đông năm 1946. Còn tại sao lại thế, thì tôi sẽ nói những cảm nhận của tôi trước, trước khi đi vào phân tích “lạnh lùng khách quan”.
Câu chuyện cảm nhận này phải trở lại vào một mùa đông khác, mùa đông ..1988, vào thời điểm bức tường Béc linh xụp đổ, và sau đó Liên Xô sụp đổ 1991. Khi nhìn thấy người Pháp, đặc biệt là người lao động vui mừng với câu chuyện đó, khiến tôi không thể thầm nghĩ. Tại sao họ có thể vui mừng, chẳng nhẽ họ không biết rằng, Liên Xô chính là đồng minh tự nhiên khách quan của họ. Những phúc lợi xã hội họ có được, không chỉ là hệ quả của cuộc đấu tranh giai cấp của chính họ, mà còn ở trong một điều kiện quốc tế, khiến giai cấp tư sản Pháp nói riêng, và giai cấp tư sản thế giới nói chung nhượng bộ. Chế độ xã hội dân chủ ở Tây Âu, chế độ mang lại phúc lợi cho họ, là câu trả lời chính trị của giai cấp tư sản Tây Âu, đối diện với thế giới XHCN cũ. Khi cái thế giới này sụp đổ, giai cấp tư sản nó có sẽ giữ nguyên những phúc lợi xã hội đó không, khi nó không còn đối trọng. Vào thời điểm đó, ý nghĩ này của tôi, chắc chắn sẽ khiến một người bình thường nghĩ rằng tôi là một dạng ông già Khốt ta bít (một nhân vật bảo thủ hài hước trong phim truyền hình Liên Xô thời bao cấp) do tình cảm của tôi với Liên Xô. Nhưng thực ra điều này chỉ dựa trên nhân thức khoa học xã hội thông thường. Trong một xã hội có giai cấp, phân rã giai cấp sâu sắc, như ở Pháp, sự cân bằng giữa các giai cấp của nó để cho xã hội tồn tại được nằm ở đâu ? Nếu người ta đặt câu hỏi đó. Thì họ sẽ có câu hỏi như tôi tự đặt ra.
Còn tình cảm của tôi với Liên Xô, nếu tôi có cảm nhận đồng cảm với người dân lao động Xô Viết, những người đã hi sinh cả cuộc đời của họ trong chiến tranh vệ quốc, trong công cuộc xây dựng đất nước của họ để rồi mất không cho một nhóm tài phiệt chiếm mất, thì đối với VN, sự sụp đổ của Liên Xô lại có thể có hiệu ứng “tái ông mất ngựa” (như câu chuyện trong đạo lão, ngụ ý trong cái rủi có cái may) . Bởi đối với tôi chủ nghĩa dân tộc đi cùng với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN và TQ có tác dụng cấu trúc lại tư duy dân tộc, là công cụ để giải phóng dân tộc. Còn chủ nghĩa xã hội chính là tư duy để công nghiệp hoá thành công, tạo lập một xã hội văn minh mà ai cũng có phần được hưởng. Nó cũng giúp người ta yêu nước nhưng không cuồng tín sô vanh.
Vào hôm nay, cái câu hỏi mà tôi đặt ra vào năm 1988 đã có thể trả lời, thông qua những gì đã xẩy ra ở trong khối XHCN cũ, và ở ngay Tây Âu rồi Mỹ. Đó là sự xụp đổ của Liên Xô không làm biến mất đấu tranh giai cấp, và sự độc quyền không còn đối trọng của giai cấp tư sản đã khiến nó bắt chấp, không còn quan tâm tới phúc lợi xã hội, giống như con ngựa hoang lồng lên không còn có dây cương. Và đấy chính là nguyên nhân sau xa nhất. Còn do tuỳ sức mạnh, cũng như truyền thống văn hoá của từng nơi khác nhau, mà sự thể hiện của nó khác nhau. Nhưng về bản chất, “phong trào Trump” và phong trào áo vàng đều có chung nguyên nhân. Đó là sự áp chế tuyệt đối trong thế giới hiện tại của giai cấp tư sản tài chính với người lao động, và với các phỏm tư sản khác, như tư sản công nghiệp, tư sản dân tộc, tiểu tư sản .. dẫn đến sự phân cực sâu sắc của thế giới kiểu dạng “hunger game”.
Tiếp theo tôi sẽ phân tích cụ thể như một ví dụ “phong trào” áo vàng.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 5 2018, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #440

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nước Pháp có một đặc điểm văn hoá là rất ít nói tới dân tộc. Đặc biệt là từ sau đại chiến thế giới. Khi người Pháp nói điều gì, thì họ đều nói về “con người” (homme), về “quyền con người”, “giá trị con người” nói chung chứ không nói tới người Pháp. Nhưng cách hiểu của họ ,ví dụ quan niệm con người thế nào.. thì chắc chắn nó là quan niệm Pháp. Trong thực tế, người Pháp nói về con người nói chung, nhưng cách hiểu con người của họ lại bộc lộ sự đặc biệt của Pháp. Sở dĩ như vậy, vì dân tộc Pháp được hình thành một cách nhân tạo bởi nhà nước Pháp. Văn hoá nước Pháp vốn ảnh hưởng của đạo cơ đốc, cũng ít tính chất chủng tộc, dân tộc hơn đạo tin lành như ở Đức, Hà lan, Thuỵ điển, Anh, dù cùng là theo Thiên chúa giáo. Nước Pháp cũng là nước mà ít bị xâm chiếm, đe doạ, ..vì thế nhận thức giai cấp của nó rất rõ. Vì trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế văn hoá như thế, những gì xẩy ra ở Pháp là do các giai cấp ở Pháp đấu đá nhau mà ra, chứ không phải bị cưỡng bức từ điều kiện ngoại cảnh. Không phải vô cớ mà trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác, do Mác viết ra, có nhiều phần liên quan tới nước Pháp, lịch sử Pháp vào thời đó. Nói một cách khác Mác đã khái quát hoá lịch sử kinh tế văn hoá của Anh, Pháp, Đức lên thành chủ nghĩa Mác. Cũng như sau này Lê nin đã phát triển dựa trên lịch sử Nga (thành chủ nghĩa Mác –Lê nin), hay Mao trạch Đông trên lịch sử văn hoá TQ (chủ nghĩa Mao).
Chính vì thế tính chất giai cấp của nhà nước Pháp càng thể hiện rõ sau khi phe XHCN sụp đổ. Từ những năm 90, ảnh hưởng của công đoàn, của tư tưởng cộng đồng ngày càng giảm. Đặc biệt là trong các công ty sản xuất. Vào thời điểm hiện tại, ảnh hưởng của các công đoàn pháp vốn là đầu tầu trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động đã giảm sút gần về tới số không. Cũng phải nói thêm rằng trong quá khứ, các công đoàn này , đặc biệt công đoàn CGT có mầu sắc chính trị rõ rệt, cũng như cũng có sự lạm dụng trong đấu tranh công đoàn đặc biệt ở các công ty nhà nước. Ai ở Paris và vùng phụ cận, chắc chắn phải được nếm mùi các cuộc bãi công của RATP, vốn là công ti dịch vụ giao thông nhà nước ở thủ đô Pháp, và nhiều khi người ta cũng không hiểu tại sao họ bãi công về cái gì, lý do có chính đáng không. Nhưng mặc dù có những yếu điểm đó, công đoàn cũng có ý nghĩa tích cực bảo vệ quyền lợi người lao động. Như vậy sau nước Anh Thát chơ mấy chục năm, vào đầu thế kỷ XXI, giai cấp tư sản Pháp cũng đã loại bỏ được ảnh hưởng của công đoàn, kết thúc một quá trình lịch sử hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ XIX). Điểm kết của nó có thể được coi vào thời điểm Sarkozy nắm quyền. Và Tổng thống hiện tại của Pháp, đã đóng góp thêm điều quyết định với đạo luật ra vào năm ngoái 2017, hạn chế hơn nữa quyền lợi của người lao động, khiến họ bị đuổi việc dễ dàng hơn, được đền bù ít hơn..
Cũng đồng thời vào giai đoạn sau khi phe XHCN sụp đổ. Chủ nghĩa liberal bắt nguồn từ Anh và Mỹ trở thành thống soái. Với việc giảm thuế, tư hữu hoá tổng thể nền kinh tế. Nguyên nhân của nó thì có nhiều : từ ý thức hệ tư tưởng, tới khả năng công nghệ giúp tạo ra thị trường mới ở những công đoạn mà trước không thể thiết lập thị trường, tính chất tài chính hoá tổng thể các mối quan hệ xã hội, cách thức toàn cầu hoá .. cái này nếu rảnh thì tôi sẽ nói sau.
Nếu tiếp tục trình bầy ở đây thì nó hơi dài, mặc dù rất thú vị. Cho nên tôi chỉ nói gọn lại ở đây hệ quả của nó. Đó là việc nhà nước của nó đã phá đi toàn bộ, hoặc vô hiệu hoá tất cả các tổ chức xã hội có tác dụng làm “bà mối” giữa nhà nước và xã hội. Các dịch vụ có tính cộng đồng : nhà trường công lập, bệnh viện, chính sách xã hội.. đều suy giảm.
Điều thú vị, là sau khi phe XHCN sụp đổ, nếu phương Tây kêu gào, gây sức ép với các nước đang phát triển, áp đặt mô hình “đa nguyên đa đảng”, thì cùng thời gian đó, họ lại hạn chế , vô hiệu hoá tính chất đa nguyên đa đảng này ở chính nước họ, chứ không phải là củng cố nó, bởi dễ hiểu nó được lập ra như một cơ chế, như một thứ thuốc tiêm chủng để chống lại phe XHCN cũ, bây giờ phe kia không còn thì nó còn giữ làm gì.
Trước đây, nếu đa nguyên đa đảng không thể hiện được sự đại diện của toàn xã hội (nó chỉ đại diện cho giai cấp tư sản), thì sau khi phe XHCN sụp đổ, điều này còn được đẩy lên cao hơn, tính đại diện càng giảm đi, và đặc biệt nổi trội lên quyền lực của tư bản tài chính như một thứ độc tài. Kết quả không chỉ ở Pháp mà ở các nước khác các phong trào phản đối đều không còn thông qua các tổ chức đa nguyên vốn có. Và phong trào áo vàng này ở Pháp cũng không là ngoại lệ.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 42 43 44 45 46 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC