Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Triệu Đà Là Người Nước Nào?

NVT2002
post Mar 5 2018, 08:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dạo này có phong trào lật lại lịch sử nên em copy vào đây để các bác tham khảo http://trithucvn.net/van-hoa/nhung-noi-oan...n-trieu-da.html


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 5 2018, 07:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Triệu Đà là tướng của nhà Tần (Tần Thuỷ Hoàng), nhân lúc nhà Tần sụp đổ mà cát cứ, lập nên nước Nam Việt chủ yếu ở Quảng Đông (Thủ đô của Triệu Đà là thành Phiên Ngung, tức là thành phố Quảng châu ngày nay). Như vậy bất luận Triệu Đà sinh ở đâu, ông ta không phải là người Việt Nam lập ra nhà nước Việt Nam, vì ông ta là tướng nhà Tần.
Về sắc tộc, thì 90% có thể coi ông ta là người Hán. Vì quê hương ông ta ở Hồ Bắc. Vùng nay là cái nôi được chấp nhận trong chính sử Trung quốc, (vì thực ra văn hoá Trung Hoa cũng là sự tập hợp nhiều cái nôi văn minh khác nhau) của văn hoá Trung Hoa. Tại sao tôi lại nói là 90% mà không phải 100%, vì vào thời điểm đó, tại các vùng đất này còn có các tộc người khác nữa, như người Mèo (người Hmông) cũng ở vùng đó. Vì thế đất ấy mới được gọi là HỒ. Mà người HỒ thì không phải là người Hán, mà có thể là một tộc người khác, nhưng dần dần trở thành người Hán. Nhưng chắc chắn ông ta không phải là tộc Việt (ngay cả khi hiểu là Bách Việt, chứ đừng nói là người Việt Nam).
Như vậy có thể hiểu là Triệu Đà là tướng của nhà Tần, nhân lúc nhà Tần sụp đổ, liền cát cứ, và vì vùng đất Quảng Đông lúc đó chưa hoàn toàn bị Hán hoá (vì nó thuộc đất Bách Việt), nên ông ta mới gọi tên nước là Nam Việt.
Vậy tại sao trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, ra đời vào thế kỷ thứ XV, ông lại nói « từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, gây nền độc lập », trong đó chữ Triệu ở đây chi nhà nước Nam Việt của Triệu Đà. Bởi vì nó những điều lằng nhằng dây điện như sau.
1- Vào thời điểm Triệu Đà lập nước Nam Việt, thì miền Bắc VN, do bị nhà Tần xâm chiếm tư trước (khi đánh bại An Dương Vương) nên cũng thuộc vào vùng đất này. Tức là về mặt hành chính, miền Bắc VN thuộc vào Nam Việt.
2- Trong các tướng soái, cố vấn của Triệu Đà, đặc biệt có Lữ Gia, được coi là sinh ra ở châu thổ sông Hồng. Nhưng ông ta là người Kinh (như chúng ta), hay là người Hán di cư, thì không rõ. Theo nhận xét của tôi, thì Lữ Gia là người Hán di cư thì đúng hơn (giống như học giả Mâu Bác, được coi là người Giao Chỉ, nhưng thực ra là người Hán chạy loạn xuống VN, còn được ghi lại trong lịch sử do đối thoại Nho/Phật thời Bắc thuộc). Đặc biệt Lữ Gia là phe chủ chiến, muốn giữ « độc lập » của Nam Việt.
3- Nhầm lẫn Việt trong Nam Việt với chữ Việt trong VN.
4- Vào thời nhà Hán (tiếp sau nhà Tần), thì vùng miền Bắc VN cho đến tận Nghệ An, là quận huyện của nhà Hán. Trong đó từ Ninh bình trở ra sang tận Quảng châu, được gọi là Giao chỉ. Vùng Thanh-Nghệ được gọi là Cửu chân.Như vậy có thể nói đất Nam Việt của Triệu Đà chính là quận Giao chỉ của nhà Hán. Do nằm trong cùng một đơn vị hành chính của đế quốc Trung Hoa lâu dài như thế, nên cảm giác có lịch sử chung, cùng lầm lẫn Nam Việt với Việt Nam đã khiến ông cha ta, cụ thể là Nguyễn Trãi, coi Nam Việt là bộ phận lịch sử VN, một triều đại của VN.
Như vậy phải tìm hiểu xem chữ Việt trong Nam Việt với chữ Việt dùng chỉ VN giống nhau khác nhau cái gì, thì từ đó xác định được ngay.
Trong lịch sử Đông Á, trong sử TQ còn ghi lại khái niệm Bách Việt. Chữ Bách ở đây không phải là một trăm, mà nghĩa là nhiều. Giống như « trăm họ » (Bách tính). Bách Việt được sử Trung quốc chỉ các sắc dân không phải người Hán, sống từ miền Nam sông Dương Tử xuống tới VN ta. Ví dụ Triết Việt (nay là tỉnh Triết Giang), Mân Việt (Phúc kiến ngày nay). Điền Việt (Vân Nam), Tây Việt (Quảng Tây), Nam Việt, (Quảng Đông), Đông Việt (Giang Tô)… Ký tự Việt cũng được viết với nhiều kiểu khác nhau. Với bộ Mễ (lúa gạo) , hay bộ cẩu (con chó). Trong ký tự chỉ người Việt Nam ta, thì là bộ cẩu. Vì thế mới có ý kiến nói rằng « Trung quốc nó khinh ta, coi ta như con chó », và đấy là biểu hiện của thái độ đại hán. Thực ra thì có khi nó rất đơn giản là vì người Việt nam ăn thịt chó, và đây là món khoái khẩu, « quốc hồn quốc tuý » của ta. Tôi rất thích ăn thịt chó. Chữ tượng hình, trong bộ của nó, nhiều khi là nội dung phân biệt. Các học giả người Hán, thấy ta ăn thịt chó, thì họ thấy đặc biệt nên đặt vào nội dung ký tự. Đây có thể là một cách giải thích hợp lý. Hiện nay, sau khi nhà nước cộng hoà nhân dân Trung hoa ra đời, thì họ có cải cách ký tự, và hình như bộ cẩu không còn nằm trong chữ Việt chỉ VN nữa. Tất nhiên TQ cũng có khái niệm « man di », trong đó man chỉ miền Nam, Di chỉ miền Đông. Trong trường hợp này thì đúng là có kỳ thị.
Trở lại với khái niệm Bách Việt, khái niệm này như vậy không chỉ một tộc người, mà là một nhóm tộc người có khi rất khác nhau. Giống như ở châu Mỹ có khái niệm người da đỏ. Thì ta không thể coi mọi người da đỏ giống nhau được.
Vì khái niệm Việt chỉ các sắc dân miền Nam không phải là Hán, vậy với kiến thức dân tộc học, ta có thể xác định điều này, chỉ cần tìm hiểu các dân tộc sống ở miền Nam TQ hiện nay là ai, đến từ đâu.. thì sẽ rõ khái niệm Việt là gì.
Điều đáng chú ý là miền Giang Nam TQ, hiện nay có các tộc người : Miêu, Dao, Lý, Bạch, Choang..sinh sống. Thành một cái vòng cung đi từ Vân Nam tới ..đảo Hải Nam. Người Miêu, người Dao sống tập trung ở Quỳ châu, thì đã xác định được là họ di cư tới đây từ vùng Hồ Bắc. Còn lại người Lý, Bạch (Vân Nam), Choang(quảng Tây) thì thực ra là các nhóm người Thái. Người Thái ở Việt Nam cũng bao gồm người Nùng, Tầy, Thái.. sống từ Việt Bắc qua Tây Bắc rồi tới Thái Lan và sang tận Miến điện (người Sơn).
Như vậy người ta có thể thấy, khái niệm Việt trong Bách Việt hay Nam Việt, thực ra là chỉ các nhóm người Thái sống ở vùng rừng núi VN sang tới Giang Nam Trung quốc.
Vào khoảng những năm 60,70,các nhà sử học ở miền Bắc dựa theo truyền thuyết, khảo cổ đã xác định được rằng, An Dương Vương thực là là người đứng đầu một bộ tộc gốc Thái, tràn xuống đồng bằng.
Và nếu như vậy, thì ta càng hiểu rõ hơn, là tại sao nhà Tần, rồi nhà Hán lại chia Giao chỉ từ Quảng đông, Quang Tây sang Bắc VN. Bởi vì họ thấy đều là người Việt (Thái) cả, nếu xét tầng lớp « lãnh đạo ».
Thế người Việt chúng ta trỗi dậy từ lúc nào, đi vào lịch sử (nếu bỏ ngoài Truyền thuyết Hùng vương). Tôi trả lời. Hai bà Trưng. Tại sao ? vì nó chỉ ra một đặc trưng rất thú vị của Tổ tiên người việt chúng ta, đó là chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ này không tồn tại ở người Hán (phụ hệ), cũng không tồn tại ở các tộc Thái (người Thái có chế độ phụ hệ lỏng lẻo). Nhưng không chỉ có bà Trưng, mà còn có bà Triệu. Khởi nghĩa Bà Triệu ở Thanh Hoá (tức là Cửu chân), sau khởi nghĩa bà Trưng hơn trăm năm. Vậy tôi phân tích thế này. Khi nhà Tần chiếm VN (phải hiểu là VN thời cổ, đất tới Nghệ An), thì nó đã lật đổ một nhà nước của tộc người Thái. Nhà nước tộc người Thái này (An Dương vương) có dân là tiền thân của tổ tiên chúng ta. Có thể coi nhà nước An Dương vương là một sự hợp lưu (vì thế mới có truyền thuyết Núi/biển : 50 người con xuống biển, 50 lên núi, và ta là con rồng cháu tiên). Khi nhà Hán lật đổ nhà Nam Việt, thì nhà nước An dương Vương thành bộ phận của quận Giao Chỉ. Nhưng nhà nước An dương Vương không với tới được vùng Thanh-Nghệ ngày nay. Chính vì thế mà nhà Hán mới lập quận Cửu Chân, vì họ không tìm thấy được cấu trúc nhà nước như ở đồng bằng sông Hồng (phải hiểu là vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, còn vùng Hà Nam, Nam định, Ninh Bình thì vẫn hoang vu lầy lội như ..Đồng Tháp mười).
Chỉ với nhà Hán, thì mới có sự cưỡng chế văn hoá, giữa một chế độ phụ hệ (nhà Hán) và cái đế dân chúng (mẫu Hệ), ngoài những điều khác. Điều này dẫn tới khởi nghĩa Hai bà Trưng.
Và điều này lại được lặp lại hơn trăm năm sau với khởi nghĩa bà Triệu ở Cửu Chân.
Hiện nay chế độ mẫu Hệ vẫn còn tồn tại trong một số sắc tộc Việt, như ở người Ê đê. Cho nên nếu ai muốn tìm hiểu hình bóng Bà Trưng bà Triệu thì có thể hỏi ..hoa hậu người mẫu Hniê-Hniê (tôi đùa, nhưng cũng không sai lắm đâu), vì chắc chắn người việt cổ thời đó, có nhiều hình bóng mà ta có thể ..mường tượng ra từ người Ê đê, hay các tộc người còn theo chế độ mẫu hệ ở VN. Người Ê đê có một bản trường ca tuyệt vời, đó là trường ca Đam San. Đam San lập gia đình có hai vợ đó là Hơ bi (H’bi), Hơ Nhi (H’nhi). Vậy đây có gì đó tương tự như mô hình gia đình Thi Sách, Trưng Trắc, Trưng Nhị. Hay nếu ta tìm hiểu vai trò của Đam San trong gia đình mẫu hệ của người Ê đê cổ, thì có thể nó cũng sẽ là vai trò Thi Sách trong gia đình mẫu hệ người Việt(Kinh) cổ.
Thế đến khi nào, thì ảnh hưởng quyết định của vùng đồng bằng sông Hồng, dân cư đồng bằng sông Hồng, dẫn tới biên giới VN-TQ ngày nay. Tôi trả lời. Đời nhà Lý. Vào thời điểm này, các tộc người Tầy Thái còn nổi dậy một lần nữa ở TQ (Khởi nghĩa Nùng Trí Cao). Nhưng do sinh sống ở một vùng rừng núi, không có tiềm năng quyết định về kinh tế, không thể tự đứng được. Vùng này bị xẻ làm hai, một phần lớn trở thành một bộ phận của Quảng Tây (khu tự trị người Choang). Một phần nhỏ hơn, tức là vùng Việt Bắc ngày nay dính vào văn minh sông Hồng. Hiện nay, vẫn còn có một quyển dã sử TQ khá nổi tiếng nói về việc nhà nước phong kiến TQ chinh phục vùng dân tộc Tầy-Thái này (đó là quyển Chinh đông- Chinh Tây, với nhân vật anh hùng (của nhà Hán) : Định Thanh). «Sông núi nước Nam vua Nam ở » là đây.
Văn minh sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng của các tộc anh em Tầy, Nùng. Hát quan họ thực ra không khác hát Then, hát lượn. Khăn mỏ quạ, yếm đào, váy áo, xà tích ..(giống như trang phục trong chèo VN) của người Kinh tới thời Lê Trung Hưng (nhà Trịnh) là ảnh hưởng của trang phục Tầy, Nùng. Phải đợi đến khi vua Gia long thống nhất đất nước, bắt toàn dân (cả phụ nữ) mặc quần, mà cái quần « chân què » này lại là trang phục của người Chàm, thì ta mới mặc quần áo như ngày nay. Kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là căn cứ bất khả xâm phạm. Lúc này thì với TQ, không chỉ « núi sông bờ cõi đã chia » mà « phong tục Bắc Nam cũng khác ».
Tóm lại. tổ tiên dân tộc ta là cư dân đồng bằng sông Hồng(Giao chỉ) và đồng bằng sông Mã (Cửu chân). Ở cùng đồng bằng sông Hồng, do có sự giao thoa, hợp lưu với các nhóm Tầy, Thái sinh sống từ Giang Nam (TQ) sang vùng núi phía bắc nước Ta được gộp chung là Bách Việt, mà dân tộc ta cũng mang cái tên này. Nhưng Việt (VN) với Việt (TQ) khác nhau. Trong quá trinh phân liệt lịch sử này, do lòng ngoan cường của tổ tiên ta, mà hai vùng văn minh được phân chia (văn minh sông Hồng/song Mã đối với văn minh Hoàng Hà, Trường giang). Có những nhóm Bách Việt thuộc về ta, là các dân tộc anh em sinh sống ở vùng Việt Bắc. còn những nhóm Bách việt khác thì thành người Giang nam Trung quốc.
Nhưng nước Vn bây giờ không chỉ có thế, mà nó còn là sự hợp lưu của lực lượng người Việt cổ này với người Chàm, với người Khơ me.. trong quá trình du cư xuống miền Nam. Điều thú vị là trong quá trình du cư này, ta lại gặp lại ..chính ta, như là khởi thuỷ trước khi ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Đó là các dân tộc anh em ở Tây nguyên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 5 2018, 10:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tản mạn thêm một chút về mấy điều trên.
Nói về tính chất nhà nước VN, dân tộc VN, trước khi có khái niệm dân tộc hiện đại, thì có lẽ nhà Nguyễn nhìn thấy rõ ràng nhất. Trong biểu cầu xưng vương với nhà Thanh, Vua Gia long đã nói là mình đã thống nhất Đại Việt, Chăm Pa, Chân lạp thành quốc gia của mình. Điều này hoàn toàn đúng. Và để xưng niên hiệu, vua đặt tên nước là Đại Nam. Vì thế sử nhà Nguyễn luôn có cụm từ đại nam : Đại Nam quốc sử diễn ca (phiên âm lịch sử thành thơ lục bát để phổ biến), Đại Nam thực lục (sử của riêng nhà Nguyễn), Đại Nam liệt truyện (ghi lại công lao của những người ủng hộ nhà Nguyễn, trung thành với nhà Nguyễn)…Nhưng với nhà Thanh thì nhà Nguyễn xưng là Nam Việt. Và Hoàng đế và triều đình nhà Thanh yêu cầu (và được chấp nhận) nhà Nguyễn đổi thành Việt Nam để tránh trùng với tên cũ của tỉnh Quảng Đông. Việt Nam, nếu hiểu theo ngữ pháp VN, do tính từ đi sau danh từ nên ta vẫn hiểu nước ta là nước Việt ở phương Nam. Trong khi nếu hiểu theo chữ Nho, thì nó có nghĩa là nước ở phía Nam đất Việt của Trung quốc. Hay nói cách khác, Việt của ta không phải Việt của TQ. Và điều này đúng với dân tộc học.
Một điều nữa nên để ý là nhà nước VN bao trùm toàn bộ đất đai người Việt (Kinh) sinh sống. Ngoài nước VN thì không có một nhà nước của dân tộc Việt(Kinh) nào khác, và lãnh thổ người Việt(kinh) sinh sống cũng không có ở nơi nào khác (tất nhiên ta phải loại trừ hiện tượng việt kiều chỉ có từ đầu thế kỷ XX). Điều này là điều rất đặc biệt. Biên giới nhà nước rộng hơn lãnh thổ sắc tộc sinh sống. Từ đó mà ta có thể suy ra rằng. Một dân tộc như thế là hệ quả của hai quá trình :
1- Một quá trình sâu rễ bền gốc, luôn trung thành với vùng đất khởi nguyên không bao giờ dịch chuyển.
2- Dân tộc hình thành do một sự hợp lưu của các nhóm sắc tộc hội tụ gặp nhau trên một địa bàn chung.
Cả hai điều này đều đúng với người việt(Kinh). Bởi về mặt ngôn ngữ, thì tiếng Việt(Kinh) là cùng hệ với người Môn-Khơ me (tức là người Nam Á), nhưng nó cũng có nhiều yếu tố Tầy Thái (hiểu như Bách Việt). Như vậy quan niệm người Việt (kinh) sinh ra từ Lạc long quân ( là rồng dưới biển, có thể hiểu là đồng bằng) hợp với Âu Cơ (là tiên trên đất liền, có thể hiểu là rừng núi) tạo ra người Việt(kinh)thực ra rất có cơ sở khoa học.
Ở trên tôi có nói tới văn minh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mã. Đồng bằng sông Hồng thì dễ hiểu, nhưng tại sao lại sông Mã. Bởi khởi thuỷ, nơi đây cũng có một nền văn minh tách biệt với vùng Bắc sông Hồng. Đồ đồng cổ nhất ở VN (trống đồng Đông Sơn) tìm thấy ở đây. Có lẽ chính vì thế mà thời Bắc Thuộc, trên đất VN các triều đại TQ mới chia ra hai quận, trong khi quận Cửu chân (Thanh Nghệ) bé hơn rất nhiều quận Giao Chỉ (bao gồm cả Bắc bộ và Quảng đông), như vậy nếu chia giới hạn địa lý, không phải vì khác biệt văn hoá, thì thực ra không có lý do nào khác. Và một chuyện tương tự như vậy cũng xẩy ra với quận Giao chỉ. Đó là sau này, các triều đại TQ cũng chia lại. Vùng Quảng đông- Quảng Tây được tách ra khỏi Giao chỉ. Và điều này cũng phản ánh sự khác biệt về văn hoá giữa đồng bằng sông Hồng và sông Tây Giang ở TQ (chẩy qua quảng châu).
Sự khác biệt này giữa văn minh sông Mã, và sông Hồng người ta có thể thấy dấu vết trong câu chuyện bánh chưng, bánh dầy.Sự tích bánh chưng bánh dầy (trời tròn đất vuông) được phổ biến khắp VN. Nhưng trong thực tế, bánh chưng phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Từ Thanh hoá vào trong, người ta gói bánh tét. Thủa bé, tôi được ăn cả bánh chưng và bánh tét. Vì quê nội tôi ở miền Trung, nên mỗi lần bà nội ra là mang bánh tét. Ngược lại quê ngoại ở Hà nội, thì luôn được ăn bánh chưng.
Miền Nam ngay nay cũng ăn bánh tét, bởi vì những người Việt(kinh) đi lập nghiệp vào Nam là người miền Trung, mà xuất phát điểm là Thanh Hoá, quê hương của chúa Nguyễn, nên họ mang cái truyền thống này theo. Vì thế cơm cung đình Huế là cơm Thanh hoá được thượng lưu hoá.
Càng về sau, thì văn minh sông Hồng nổi trội lên, do cái đế kinh tế của nó lớn hơn, giầu có hơn, nó thâu tập, thu hút các truyền thống khác trở thành trào lưu chính, chính thống.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 5 2018, 11:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy ta có phải là người việt nam không. Có chứ, chánh hiệu con nai vàng luôn, bởi ngoài ta ra không ai có thể có cái copyright Việt nam cả. Nhưng đây không phải là Việt trong cổ sử Trung quốc. Việt nam ở đây là tập hợp các sắc tộc bắt nguồn từ Lạc long quân và Âu cơ, là sự hợp lưu của các nhóm dân khởi thuỷ quần tụ trên đồng bằng sông Hồng, sông Mã tạo ra một nền văn minh sông Hồng. Nên văn minh này đủ sức mạnh về kinh tế, dân số, văn hoá, quân sự để có thể học, chịu ảnh hưởng của văn minh Trung hoa, nhưng không đồng hoá vào văn minh Trung Hoa. Rồi nên văn minh này lại hợp lưu, tạo tác với các nền văn minh Chăm pa, Chân lạp .. tạo ra người Việt nam hiện đại. Chính vì thế mà văn hoá VN cực kỳ giầu có và đa dạng nhưng vẫn là Việt Nam.
Nếu nhận thức thế, thì Triệu Đà là lịch sử Trung quốc, và là lịch sử địa phương Quảng Đông. Không phải vì có chữ VIỆT trong tên nước cát cứ của ông mà nó thành Việt Nam.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 9 2018, 11:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, khi phân tích sự nhầm lẫn Triệu Đà (Nam Việt) là VN, tôi có lấy dẫn chứng Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Nhưng quan niệm nhà Triệu là triều đại VN còn tồn tại tới thời nhà Nguyễn. Bằng chứng, trong Đại Nam Quốc Sử diễn ca ra đời vào thời vua Tự Đức, triều Nguyễn thế kỷ XIX, mà tôi có đề cập tới ở trên, cũng có quan niệm như thế. Văn bản này các bác có thể tìm thấy dễ dàng nhờ chú « Gúc », và nhà Nho Lê văn Cát cũng rất đề cao vai trò của Lữ Gia. Như vậy ta có thể thấy quan niệm yêu nước, triều đại của nhà Nho không giống chúng ta hiện nay. Một triều đại được coi là VN có thể nằm ngoài đất VN hiện tại, và điều đấy cũng không dẫn nhà Nho tới thái độ phục thù. Trong thực tế, các nhà Nho còn đẩy cái nôi của dân tộc Việt Nam lên xa hơn nữa, lên tận Hồ Động Đình, theo các cụ là nơi Lạc Long Quân và Âu cơ gặp nhau, tức là vào lưu vực sông Trường Giang ngày nay, ở phía bắc tỉnh Giang Tô. Điều này khiến các cụ có thể tự hào là đóng góp vào văn minh Trung Hoa chứ không tạo nên thái độ coi Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp. Nhưng cũng từ đó có cái thuyết người Việt bị người Hán đánh đuổi chạy xuống đồng bằng sông Hồng từ thời Pháp thuộc. Cái thuyết này còn được dậy trong sách giáo khoa của chế độ miền Nam ngày trước, tôi không rõ là lớp mấy, nhưng có lẽ là sách giáo khoa trung học. Bản thân tôi cũng đã đọc nó. Và ấn tượng còn giữ đến bây giờ vì nó quá thô thiển. Để mô tả chuyện người Việt bị người Hán đuổi, họ minh hoạ bằng một bức vẽ, trong đó người Việt là một cặp nam nữ, trang phục kiểu như người da đỏ, đeo khố lá. Còn người Hán là mấy anh lính dõng, như con tốt trong bộ bài tam cúc.
Cũng chính vì thế mà trong các sách về văn hoá lịch sử, nguồn gốc VN, nhiều tác giả Sài gon cũ luôn dựng những câu chuyện tưởng tượng, kiểu như văn minh Trung Hoa cướp đoạt những biểu tượng của văn minh người Việt. Kiểu Tam hoàng Ngũ đế TQ tức là tổ tiên người Trung Hoa, thực ra là người Việt bị TQ cướp lấy biểu tượng…v..v..
Vì hiện ở Vn có phong trào in sách trộm, mà nhiều tác phẩm kiểu này của Sài gòn cũ được in chui lại. Tất nhiên nó có một thị trường, đó là đáp ứng lại nhu cầu « hoài tưởng » cuả một bộ phận nhân dân chủ yếu là ở TP HCM, đã từng sống trong vùng Sài gòn kiểm soát cũ. Nhưng cũng làm cho nhiều người tóm được nó đọc lại tưởng là mới và cũng không biết rằng nó sai.
Tất nhiên, cái quan niệm người Việt từ hồ Động đình (TQ) bị người Hán đuổi xuống đồng bằng sông Hồng là có từ các nhà Nho VN, nhưng do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (cụ thể là Pháp) và chủ nghĩa dân tộc có yếu tố thuần chủng kiểu phương tây.. mà các trí thức VN « pháp học » đã biến nó thành một yếu tố mặc cảm, nhìn đâu cũng thấy TQ cướp của mình. Tất nhiên cái yếu tố dân tộc chủ nghĩa thuần chủng này không chỉ ảnh hưởng tới trí thức VN theo Pháp, mà còn ảnh hưởng đến trí thức Cam puchia. Ví dụ như Pôn Pốt chẳng hạn. Trong trường hợp các trí thức VN kiểu này, thì ảnh hưởng của họ không bao nhiêu (vì chế độ họ theo là chế độ thực dân, hay thực dân mới) nên mặc cam tâm lý kiểu này thực ra cũng là một kiểu « AQ chính truyện » tự huyễn hoặc ảo tưởng, nhưng trong trường hợp Pôn pốt thì nó đã kết thúc bằng một bi kịch kịch sử. Bằng việc thảm sát 3 triệu người (theo thông tin của VN) hay là 1,5 triệu (theo cách tính phương Tây). Bởi vì nếu « ông VN » mặc cảm với TQ, thì « ông Cam pu chia » lại mặc cảm VN, nhưng cái lô gíc của nó thì như nhau.
Hiện nay, nhờ có khảo cổ học, thì ta đã biết là là tổ tiên người Việt(Kinh) đã sống ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã từ 6000 năm (nếu tính thời đồ đồng, tính bằng trống đồng Đông Sơn Thanh Hoá), 10000 (nếu tính thời đồ đá). Như vậy khi nhà Thương, nhà Hạ xuất hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà(là cái nôi chính thống của văn hoá Trung Hoa) cách đây 5000, thì ở nước ta cũng đã là thời kỳ đồ đồng. Nhà Thương, nhà Hạ TQ cũng là thời kỳ đồ đồng. Như vậy về mặt chênh lệnh kỹ thuật sản xuất là không có.
Sự chênh lệch kỹ thuật chỉ xẩy ra vào thời nhà Tần, lúc đó TQ lục địa đã chuyển qua thời đại đồ sắt. Nhưng ở ta vẫn đồ đồng. Và tất nhiên với những phát kiến tổ chức nhà nước của nước Tần (Tần thuỷ Hoàng) với sự cai trị bằng Pháp luật (mà không phải luật lệ) như thuyết của Hàn Phi, Thương Ưởng (triết học pháp trị) mà nhà Tần có thể xâm lược được VN và viên tướng cai trị ở đây là Triệu Đà.
Đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thì ở nước ta vẫn chủ yếu là đồ đồng, vì thế khi Mã Viện đàn áp được cuộc khởi nghĩa, thì đã lấy tất cả vũ khí thu được để ..đúc một cái cột đồng. Và từ đó mới có câu chuyện cột đồng Mã viện « đồng trụ triết, Giao chỉ diệt ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 14 2018, 01:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vậy thì nhà Nguyên được giới sử gia Trung Quốc coi là một triều đại chính thống hay là một kẻ xâm lược ngoại bang?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 14 2018, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhà Nguyên là một triều đại TQ. Có rất nhiều triều đại ở TQ không phải là của người Hoa (hay là người Hán). Triều đại cuối cùng là nhà Thanh kéo dài 600 năm, là của người Mãn châu. NVT hay tìm hiểu Phật giáo, thì chắc phải để ý có rất nhiều triều đại TQ nâng đỡ phật giáo đều là những triều đại không phải là người Hán (nhà Kim, thời lục triều trước đời nhà Đường).
Chỉ từ khi có Trung hoa dân quốc (do Tôn Dật Tiên lập ra) thì ở TQ người ta mới để ý tới « dân tộc » và quy lịch sử TQ thành lịch sử dân tộc, hiểu theo kiểu phương tây có tính chất sinh học di truyền. Còn trước đó, dân triều đại nào mang tên triều đại đó, bất kể sắc tộc thế nào. Thời Minh là Minh dân, thời Đường là Đường nhân. Ở VN thời phong kiến, người TQ còn được gọi là người Ngô (bởi vì thời tam quốc, như trong Tam quốc diễn nghĩa, đất Giao Chỉ tức là VN bây giờ thuộc vào nhà Ngô ở Giang Nam. Tam quốc bao gồm Nguỵ (Tào Tháo, Bắc sông Trường Giang), Ngô (Tôn Quyền , Giang Nam Nam lưu vực sông Trường giang), Thục (Huyền Đức-Khổng Minh, vùng đất tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Khi nhà Thanh lên, nhưng người TQ chống nhà Thanh, trung thành với nhà Minh dạt xuống VN vì họ là Minh dân, nên ở VN gọi là Minh hương (quê hương ở nhà Minh).
Tất nhiên có điều bất biến đó là văn hoá và chữ viết. Các tộc người vào thống trị đất TQ , dần dần đều nhập vào dân TQ cả. Ở TQ thời phong kiến. Sự phân biệt dựa vào văn hoá hay không văn hoá. Nhưng nước cùng chung chuẩn văn hoá với TQ (TQ, VN, Hàn quốc) là các nước văn hoá. Còn lại là ..mọi rợ.
Quan niệm dân tộc hiện đại, có nhiều yếu tố từ phương Tây lại, dựa trên sắc tộc (ethnic). Vì thế thường người ta đánh đồng sắc tộc với dân tộc rồi dân tộc với nhà nước. Nhưng nếu phương Tây truyền cái đó ra thế giới, thì họ lại không áp dụng như thế ở châu Âu, đặc biệt là ở những nước bầy ra nó là Pháp và Anh. Cũng có những nước ảnh hưởng năng nề, như Đức vì thế mới có chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc. Cái này là « thành quả » của văn hoá phương Tây bán ra thế giới.
Nhưng tổ tiên ta không quan niệm như thế. Tổ tiên ta quan niệm theo lãnh thổ, dòng họ, triều đại. Vì thế nhà Nho mới quan niệm dân tộc như một gia đình có bố là Lạc long quân, có mẹ là Âu cơ.tạo nên dòng họ Hùng Vương. Khái niệm sắc tộc chỉ có với văn hoá phương Tây.
Hiện nay người TQ tộc người chính mà ta gọi là người HÁN, thì nhà nước Trung quốc gọi lag người HOA. Bản thân khi ta gọi là người Hán (chủ nghĩa đại hán) tức là ta cũng đã đánh trùng tên sắc tộc với tên triều đại (HÁN) ở TQ.
Cũng như ở VN, để kêu gọi, thức tỉnh tinh thần dân tộc, thoát khỏi chế độ nửa thuộc địa mà các đế quốc phương Tây áp đặt vào TQ vào nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ 20, mà ở TQ đặc biệt là Đảng cộng sản TQ tôn vinh các triều đại « không vấn đề, tự hào dân tộc » như : Hán, Đường, Minh. Nhưng các bác xem phim dã sử TQ, thì quần áo, phong cách, mũ mãng.. thường lại là nhà Thanh.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC