Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Phan Bội Châu "Trường Thiên Cổ Phong"

post Aug 15 2002, 11:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Hì hì...cảm ơn bác Phó, xin chờ bài của bác.
Còn Ngu cong cũng chịu khó nghiên cứu cái món "khô khan" này nhỉ ?;)

Tôi còn định nói tiếp, nhưng mà hơi bận, xin khất các bác lại một thời gian. sp_ike.gif



User is offline
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 16 2002, 05:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề hơi bị trôi dạt rồi. Thêm mấy điều về cụ Phan. Cụ không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một học giả. Những năm cuối đời, khị bị Pháp an trí ở Huế, cụ đã viết cuốn "Khổng Học Đăng" về đạo Nho, và một cuốn về kinh Dịch. Theo suy nghĩ của cụ, trào lưu Tây học sẽ thắng thế, không có cách nào cứu vãn được. Nhưng cụ muốn truyền lại những tinh tuý Đông học còn lại. Cả hai cuốn này đều nằm trong "Phan Bội Châu toàn tập" do học giả Trương Thâu dịch. Cũng có một số nhà sách Việt Nam ở nước ngoài in lại cuốn "Khổng Học Đăng". Đây cũng là một điều đặc biệt. VN có một truyền thống Nho Học mấy trăm năm, nhưng các cụ không để lại một cuốn nào về triết học Nho cả. Phần lớn quanh quẩn có mấy bài thơ. Trong lịch sử cũng có nói đến Chu Văn An bàn về "Tứ Thư", Hồ Quy Ly viết sách phê Khổng Tử. Nhưng tiếc là tất cả đều thất truyền. Còn Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn rồi Vũ Phạm Khải, Phạm phú Thứ ,Phan Chu Trinh cũng để lại đây đó trong thư từ, điều trần một số tư tưởng nhưng không tập chung. Và các cụ này cũng không có ý định hệ thống hoá những kiến thức Nho giáo lại thành giáo trình. Chỉ có cụ Phan Bội Châu là làm điều đó.
Nhưng theo tôi, nếu có bạn nào muốn đọc nó, nên bắt đầu bằng các sách của Học giả Nguyễn Hiến Lê, rồi Trần Trọng Kim trước. Vì đó là các học giả hiện đại, tư duy gần với chúng ta hơn, nên dễ hiểu. Còn sách của cụ Phan, được cụ viết theo nhận thức Nho giáo về Nho giáo, điều mà cả tôi và các bạn không ai có. Vì có ai trong chúng ta còn đi qua "Cửa Khổng,sân Trình" nữa đâu. Nhưng nếu đọc nó thì có thể hiểu các cụ ngày xưa hiểu Nho giáo như thế nào.Thú vị đấy.
Bạn nào mê đọc sách, chắc sẽ rất tâm đắc với lời tựa của cụ Phan trong "Khổng Học Đăng", nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ dặn ta nên đọc chậm rãi, từ tốn, có suy nghĩ phải tự đặt ta vào tác giả, phải cảm thấy ta đang là Mạnh Đức Thư Kiu(Montesquieu), là Khổng Tử thì mới thích. laugh.gif laugh.gif


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Aug 16 2002, 09:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Tiểu Sử Phan Bội Châu


Phan Bội Châu sinh vào tháng Chạp năm Ðinh Mão, tức là năm Tự Ðức thư 20 (1867), cha mẹ đặt tên là Phan Văn San. Về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châụ Bội-Châu có nghĩa là đeo ngọc.

Sinh trưởng trong một gia đình lễ giáo, thân phụ ông là Phan Văn Phổ, một nhà nho chân chính rất trọng chữ thanh cần. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhàn, một nữ sĩ được tiếng là người đức hạnh.

Phan Bội Châu quê ở xã Ðông Liệt, tỉnh Nghệ An. Năm lên 3 tuổi, ông phải theo cha mẹ về ở nơi quê của nội tổ ở làng Ðan Nhiệm, tổng Xuân Liễm, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An.

Từ thuở bé, Phan Bội Châu đã được hấp thụ một nền giáo dục rất chặt chẽ nhờ vào sự đảm đang nuôi nấng, dạy dổ của mẫu thân, nhưng phần lớn cũng nhờ vào sự nghiêm khắc của thân phụ, lúc bấy giờ làm nghề dạy học.

Phan Bội Châu rất mực thông minh. Năm lên 6 tuổi được cho đi học, chỉ trong ba ngày, ông học he^'t cuốn Tam Tự Kinh. Lên bảy tuổi học đến sách Luận ngữ, ông đã mô phỏng để làm cuốn Phan tiên sinh luận ngữ, có ý mỉa mai chúng bạn nên bị phụ thân quở phạt. Năm 1874, ở Nghệ An có phong trào Văn Thân, dù chỉ mới là một đứa bé lên tám, Phan Bội Châu cũng muốn noi gương của Trần Quốc Toản xưa đã giúp Hưng Ðạo Vương để đại phá quân Nguyên ở Bến Chương Dương nêu cao lá cờ phá cường tặc báo hoàng ân nên ông đã tụ tập bọn trẻ con lại để tập trận giả bằng những súng đạn do chính ông
làm ra.

Năm 1885, hưởng ứng phong trào Cần Vương, Phan Bội Châu tổ chức Sĩ-tử Cần Vương đội. Nhưng nhận thấy rằng công cuộc Cần Vương chỉ có thể đem lại kết quả tốt đẹp khi nào người lãnh đạo là một nhân vật có chân khoa bảng xuất thân, nhất là phải có danh vọng, ông phải đành quay về với lối học cử nghiệp.

Dù rất thông minh và hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ
như thế vì :

* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.

* Nhà nghèo, ông thường làm bài mướn để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm húy, ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu Trường Quốc Tử Giám là Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.

Năm 1901, ông có thi Hội nhưng không đỗ, ông cũng chẳng màng đến công danh nữa. Con đường cử nghiệp đối với ông chỉ là phương tiện giúp cho ông mưu đồ việc lớn, chớ chí khí của nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đâu đã chịu gởi nơi trường khoa danh.

Tiếng tăm hay chữ và mảnh bằng Giải nguyên đã giúp Phan Bội Châu có uy tín trong việc lãnh đạo công cuộc khởi nghĩa Cần Vương. Ông bắt đầu hoạt động mạnh trong nước.

Sau khi Phan Ðình Phùng mất, phong trào Cần Vương xuống dần và cơ hồ tan rã, Phan Bội Châu đã nối chí nhà lãnh đạo tiền bối. Phan Bội Châu đứng ra kêu gọi dân chúng ở miền Thượng du khởi nghĩa.

Nhận thấy con đường cử nghiệp làm cho dân tộc đi đến chổ yếu hèn, Phan Bội Châu kêu gọi canh tân. Ðể khích động lòng ái quốc của nhóm sĩ phu và nhân dân trong nước, ông đã viết ra tập Lưu cầu huyết lệ tâm thư. Ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những nhà ái quốc trong nước để vận động cho cuộc cách mạng có kết quả.

Lúc bấy giờ, những người cùng chí hướng với Phan Bội Châu ở miền Trung như Ðặng Nguyên Cản, Ðặng Thái Thân, Trần Quý Cáp, Ngô Ðức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Cần, ở miền Bắc có Nguyễn Thượng Hiền, Lê Ðại, Nguyễn Quyên, Lương Văn Can, ở miền Nam có Nguyễn Thần Hiến, Trần Chánh Chiếu. Phan Bội Châu cũng đã lên tận Yên Thế xin gặp Hoàng Hoa Thám. Ðể cho công cuộc Cần Vương được thống nhất, ông bàn với ông Tiểu La Nguyễn Văn Thành đồng tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể lên làm Hội Chủ.

Nhận thấy còn phải có sự viện trợ của ngoại bang trong việc cách mạng kháng Pháp, ông bàn với các bạn cho ông được xuất dương.

Năm 1905, Phan Bội Châu xuống tàu, giả làm thương khách qua Tàu rồi sau đó sang Nhật.

Sau khi xuống tàu sang Hương Cảng rồi đến Nhật, Phan Bội Châu đến gặp Lương Khải Siêu, người lãnh đạo công cuộc duy tân của Trung Hoa và sau cuộc chính biến phải lưu vong sang Nhật. Tại đây, Lương Khải Siêu giới thiệu Phan Bội Châu với những vị chính khách Nhật như Bá tước Ðại Ôi và Khuyển Dương Nghị. Hai vị này khuyên ông nên về nước mời Kỳ Ngoại Hầu sang Nhật. Sau đó ít lâu, ông lại sang Nhật.

Năm 1906, Kỳ Ngọai Hầu Cường Ðể và nhiều du học sinh sang Nhật. Phan Bội Châu lại xin cho các du học sinh vào học ở Chấn Võ Học Hiệu và Ðồng Vạn Thư Viện. Cũng trong năm ấy, ông Phan Chu Trinh sang Hương Cảng và qua Nhật. Hai nhà cách mạng cùng họ Phan đã gặp nhau và luận bàn quốc sự. Dù Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu có bất đồng ý kiến, nhưng cả hai đều rất quý mến nhaụ

Cuối năm 1906, Phan Bội Châu lại về nước một lần nữa để dọ đường hầu để chở khí giới về cho Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.

Năm 1907, Phan Bội Châu lại trở sang Nhật. Sau khi ký thương ước với Pháp xong (năm 1908) chính phủ Nhật đã ra lệnh trục xuất những nhà cách mạng Việt Nam ra khỏi lãnh thổ. Phan Bội Châu và các đồng chí phải trở lại Trung Hoa hoạt động.

Năm 1912, do theo lời yêu cầu của các bạn, Phan Bội Châu qua Xiêm (Thái Lan) một thời gian. Cũng trong năm này, cuộc cách mệnh Tân Hợi của Trung Hoa thành công. Từ Xiêm, ông trở lại Trung Hoa, lập ra Việt Nam Quang Phục Hội chủ trương theo chính thể dân chủ.

Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Phan Bội Châu được đốc quản tại Thượng Hải là Trần Kỳ Mỹ và đô đốc Auq?ng Tây là Hồ Hán Dân giúp đỡ về tài chánh và tinh thần. Trong thời gian này, Phan Bội Châu giữ chức quyền Tổng lý Việt-Nam-Quang-Phục Hội.

Năm 1913, nhân việc ném bom ở Thái Bình HàNoi Hotel, Hội đồng Ðề Hình của thực dân Pháp xử tất cả 14 án chém, Phan Bội Châu và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể đứng đầu sổ.

Quân lính ở tỉnh thành Quảng Ðông gây biến, Long Tế Quang đem binh đến dẹp và nhậm chức đô đốc Quảng Ðông. Vì ăn của lót của thực dân Pháp, Long Tế Quang bắt Phan Bội Châu giam vào ngục. Chính trong thời gian bi giam giữ, ông đã viết ra tập Ngục Trung Thư Cuộc thương thuyết của Pháp và Long Tế Quang chưa xong thì chiến cuộc Âu châu bùng nổ (1914-1918), Long tế Quang bị hạ, đảng cách mạng Trung Hoa cứu Phan Bội Châu ra khỏi ngục Quảng Châụ

Năm 1914, Phan Bội Châu lập tại Quảng Châu một cơ quan lấy tên là Tâm Tâm Xã dùng làm nơi liên lạc với những đồng chí và dự định viết sách gởi về nước để giục lòng yêu nước của đồng bào và tuyên truyền tinh thần dân nước.

Trong tháng ba năm ấy, được biết tin toàn quyền Merlin sang công cán bên Nhựt, Phan Bội Châu liền triệu tập các đồng chí quyết đón đường hạ sát Merlin. Phạm Hồng Thái được chọn thì hành việc này. Quả bom ở Sa-Ðiện nổ, tuy không giết được Merlin nhưng đã thức tỉnh được sự say ngủ của đồng bào trong nước và gây một tiếng vang khắp thế giới đều biết.

Năm 1925, nghe theo lời Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để :

1. Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.

2. Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.

Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội. Ðể tránh việc làm cho dư luận quá xôn xao về tin Phan Bội Châu bị bắt, thực dân Pháp gắn cho ông cái tên tù quốc phạm là Trần Văn Ðức.

Hội Ðồng Ðề Hình nhóm xử ngày 25 tháng 11 năm 1925 dưới sự chủ tọa của viên giám đốc Brida, Ðốc lý Hàno^.i là Dupuy và đại úy Bollie làm phụ thẩm, Boyer làm bồi thẩm và Arnoux Patrick làm lục sự. Hội Ðồng Ðề Hình cử luật sư Bona ở Hànoi và luật sư Larre ở Hải Phòng biện hộ cho Phan Bội Châu.

Trước những lời lẽ buộc tội gắt gao của Hội Ðồng Ðề Hình, Phan Bội Châu ung dung và chẫm rãi đối đáp một cách rõ ràng khúc chiết. Ðể bênh vực cho hành động hợp lý và quang minh chính đại của mình.

Sau khi hay tin Phan Bội Châu bi án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ. Hội Thanh Niên Việt Nam in ra bốn ngàn lá đơn gởi đến các cơ quan chính phủ Pháp, các sứ thần liệt quốc ở Ba Lê, các tổ chức quốc tế yêu cầu can thiệp. Việt kiều ở Pháp họp đại hội bênh vực Phan Bội Châu, gởi điện tín kháng nghị hoặc yêu cầu tới những cơ quan có liên hệ đến vụ án Phan Bội Châụ

Trước sự công phẩn của quốc dân, ngày 24/12/1925, Toàn quyền Varenne, sau khi đề nghị về Pháp, quyết định xin ân xá cho nhà chí sĩ yêu nước. Sau khi được ân xá, Toàn quyền Varenne đưa Phan Bội Châu về an trí ở miền sông Hương núi Ngự (Huế) gọi là để di dưởng tuổi già nhưng kỳ thật chúng định giam lỏng ông.

Tuy nhiên, tấm lòng thiết tha yêu nước của ông không vì thế mà chịu lu mờ. Ông đã âm thầm nhận lãnh chức Cố vấn của Việt-Nam-QuốcDDân Ðảng. Ðã có lần V.N.Q.D.DD định âm mưu đem ông trốn thoát ra ngoại quốc nhưng không thành vì không sao thoát được sự dòm ngó của thực dân Pháp.

Năm 1940, khi phái bộ Nhật tiến vào Ðông Dương thì cũng chính là lúc thời cuộc đã chuyển sang giai đoạn mới cho cuộc Cách mạng dân tộc. Tiếc thay, trong giờ phút nghiêm trọng của lịch sử này, nhà cách mạng lão thành Phan Bội Châu đã lìa bỏ cõi đời theo tiền nhân về bên kia thế giới, lưu lại cho hậu thế một tấm gương sáng và nổi niềm thương nhớ không nguôi.

Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một bài khẩu chiếm có những lời lẽ thống thiết như sau :

Nay đang lúc tử thần chờ trước của
Có vài lời ghi nhớ về sau
Chúc phường hậu tử tiến mau.

Phan Bội Châu mất vào ngày 29/10/1940.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Aug 16 2002, 10:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ý kiến cứu quốc của Kỳ ngoại hầu Cường Ðể

Sau đây là bức thư ở Nhật gởi về dâng vua Khải Ðịnh. Cường Ðể là Hội chủ Việt Nam Quang Phục Hội gửi về nước dâng vua Khải Ðịnh hoảng sau hồi Âu chiến (1914-1918). Trong thư, ông Cường Ðể ân cần bày tỏ chính kiến cứu quốc.
Chẳng rõ bức thư này hồi đó có dâng tới vua Khải Ðịnh ngự lãm (vua xem) hay không ? Những ý kiến trong bức thư này tuy có nhiều ý đã cũ, nhưng thật cũng có nhiều tình tệ nên sửa thì đến ngày nay vẫn còn mớ. Muốn lưu lại những tài liệu cần dùng cho bộ lịch sử cách mạng mai sau, nên chúng tôi (Ðào Trinh Nhất) nghĩ nên đăng luôn cả bản dịch nàỵ
Mở đầu, ông Cường Ðể nói về mình bỏ nước nhà có đấng trưởng quân (chỉ vua Khải Ðịnh) lên ngôi, rất mừng nghiệp cả được rực rỡ trung hưng ; tuy ông ở trong vất vả ba, nhưng tất lòng lúc nào cũng thương nhà nhớ chúa, bởi vậy ông xin đem ý kiến cứu quốc bày tỏ.
Sau mấy câu chiếu lệ đó rồi, ông Cường Ðể tỏ bày chính kiến của ông như dưới đâỵ

Lẽ thịnh suy
Thiết nghĩ : Có thịnh mà chẳng thế nào khỏi có lúc suy, ấy là vận mạng. Có được mà
chẳng thế nào khỏi có lúc mất, ấy là lộc vị. Một cái mất mà không thể thâu lại được nữa
chính là cơ hội.
Ngôi vua nhà ta từ lúc gây dựng lên ở phương Nam, thần truyền thánh nối hơn 300 năm; tới lúc thống nhất đến giờ, trải 130 năm. Kể về vận mạng và lộc vị, so sánh xưa nay chưa có trào vua nào được thạnh như trào ta vậỵ Trời làm táng loạn, cuộc bảo hộ thành, chúa ôm hư danh, tôi đều nô lệ, mồ hôi của trăm họ, chuyên nuôi người ngoài, bản đồ trải bao đời, bỗng thành cõi lạ. Chắc hẳn Hoàng thượng cũng ngày đêm đốt nhang vái trời, mong được quang phục cơ nghiệp của tổ tiên.
Nhờ di trạch của liệt thánh, anh minh của Ngô hoàng cho nên lòng người chưa chết, vẫn còn nhớ xưa, và lại cơ hội mai sau, thật có dịp tốt, đó chính là thời kỳ có thể chuyển họa thành phúc, mà cũng chính là cơ hội tốt, hơi buột tay một chút thì nó đi mất vậy.
Nhiều nạn là gốc hưng bang, biết lo tất nhiên nảy sáng. Nếu ta biết tự cường, thì trời cũng giúp đỡ.
Cường Ðể tôi trộm nghĩ đại cuộc của thế giới cùng là xem phong trào nổi lên gần đây, nước Pháp bảo hộ thịnh quá sắp đến lúc suy, kẻ xâm lược ta, đầy quá gần tới hồi đổ, tôi xin lấy lý thuyết tỏ bày để làm chứng cho điều đó.
Sau lúc Âu chiến kết thúc rồi, số dân nước Pháp, chỉ còn ngoài 30 triệu mà số dân Ðức còn những 60 triệu dự Người Ðức soi lại gương trước họ đã thất bại vì thiếu ngoại giao, nên chỉ gần đây họ đem toàn lực lo về việc ấỵ Ðức với Nga đã ký mật ước đồng minh từ 5 tháng trước. Ðức vớ Nhật lại hòa hảo thân thiết, đã mấy năm naỵ Một mai, nếu chiến cuộc lại xảy ra -- 3 nước Nga, Ðức, Nhật chỉ trong nháy
mắt là họ thành cuộc liên binh. Lúc bấy giờ Anh quốc tất bị ràng buộc về phong trào cách mạng ở Ấn Ðộ và vận động độc lập của dân Ái Nhĩ Lan (Irlande), không còn bụng dạ nào lo
giúp nước Pháp được. Ðịa vị Pháp quốc ở Ðôg Dương lúc đó tất phải rung rinh. Chừng ấy 60 triệu người Ðức có thể đánh 30 triệu người Pháp mà thắng ngaỵ Vậy thì ngay từ bây giờ, người nước mình rán đem chí nằm gai nếm mật mà tính cách rèn sức đợi thờị Ví như con trùng khi nó co mình lại là để cầu duỗi ra, công việc hễ sắp đặt hẳn hoi thì tất là nên. Vì đó mà Cường Ðể tôi xin phơi gan trải mật, đem những ý kiến khu khu tâu bày Hoàng thượng xem xét như dưới đâỵ

1. Một là thâu lòng người :

Muốn thâu lòng người, thì vua với dân nên nhất thể thân yêu nhau. Nước ta từ xưa tới giờ, vua dân trên dưới phâ cách nhau quá nghiêm, thành ra mọi sự tật khổ của dân gian, vua
chúa đâu có hay biết. Trái lại, chính trị chốn triều đình ra thế nào, ngươi dân ở chỗ quê mùa thảo dã cũng không được hỏi tớị Ðến đỗi sự họa phúc lợi hại, không quan hệ dính dấp với nhau chút nàọ
Mối tệ đó, các nước quân chủ như Anh với Nhật, thật là không có. Họ được duy tân là phải lắm.
Vậy xin Hoàng thượng từ nay, nên bỏ những nghi lễ quá nhiều, mở rộng con đường dễ dàng giản tiện cho dân. Lại bỏ cả thói tục kiêng cữ tên tuổi nhà vua một cách vô vị, để tỏ lòng chí thành đối với dân, rồi thường thường thăm nom xem xét những điều tật khổ của họ, và ban bố đức hóa triều đình.
Như vậy để cho vua với dân có mối tình thân như cha con trong 1 nhà, ấy là căn bản rất lớn của cuộc Trung hưng vậỵ

2. Hai là nuôi dân khí (sức mạnh của nhân dân) :

Nuôi dân khí thì phải làm cách nào cỗ võ (cổ vũ : đánh trống và múa; hô hào, khuyến khích) cái tinh thần mạnh bạo phấn chấn của dân.
Dân nước mình ở dưới cái độc oai chuyên chế (giữ lấy quyền và bắt người khác phải theo) đã lâu đời lắm rồị Tham quan ô lại (tham quan = ô lại = quan lại tham lam; tham quan ô lại : gọi chung bọn quan lại ăn hối lộ, làm việc ô danh; ô danh : tiếng xấu, tiếng nhơ), áp bức người ta nhiều bề. Dân thấy bọn đó coi như cọp dữ, xưa nay đã quen sợ sệt, thành ra tinh thần họ bị đồi phế (hư nát và bị bỏ) nhút nhát, trơ trơ gần giống tử thi (xác chết). Tới lúc có thời cơ và công việc đưa lại, không thế nào mình sai khiến thúc giục họ được.
Như thế thì dân khí không bồi dưỡng không được.
Mà bồi dưỡng cách nào ?
Xin phải nghiêm cấm bọn quan lại không cho làm những việc tình tệ. Tới chừng dân khí mạnh lên, thì oai quan phải lụt. Mà oai quan đã lụt, thì đức nhà vua lại càng được dân tôn sùng kính mến thêm.
Một mặt, về pháp luật, những ai là người phạm tội chính trị chân chính, thì nên lấy ơn rộng rãi mà đối đãi với họ. Hiện thời Nam Kỳ đã theo luật tây, Bắc Kỳ cũng định luật mới, duy có Trung Kỳ vẫn để luật cũ, có nhiều điểm phiền hà, mất cả công đạọ Nếu mình không lo châm chước sửa đổi lại, thì tất nhiên là dân họ phải khuynh hướng về luật tây công bằng rộng rãi hơn và phải chán ghét luật cũ rối ren hà khắc. Vậy có khác nào mình xua đuổi nhân dân Trung Kỳ muốn làm bá tánh (dân chúng) ở 2 xứ Nam, Bắc Kỳ cho yên thân hơn.
Một mặt khác, về việc dạy học, như các sách lịch sử giáo khoa (những môn dạy trong trường học) nên đem những sự tích và việc thật của các nghĩa nhân liệt sĩ ra khuyến khích người ta học và bắt chước. Cái cơ sở nuôi cao dân khí quan hệ ở đó. Dân khí đã giàu lòng trung dũng, đến lúc có việc, tự nhiên có thể dùng họ làm đội quân tiên phong trung vua yêu nước.
Việc này tôi xin triều dình nên lưu tâm chú ý cho lắm mới được.

3. Bồi bổ dân sinh, mở mang tài lợi :

Ba là "hậu dân sinh", làm cách nào cho dân trong nước đều được no dủ giàu có.
Nước Nam nhà mình, nhân dân nghèo khổ, sinh kế lôi thôi, sánh với các nước trong hoàn cầu, nước mình thật là 1 ổ dân nghèo số 1.
Cổ nhân đã nói :"Cơm áo no đủ rồi mới biết sự vinh nhục, kho vựa có đầy rồi mới nói chuyện lễ nghĩa". Dân mình nghèo khổ thế kia, đói rét thiết thân (chính mình phải chịu), lo sống chưa rảnh thay, trông gì họ có tư tưởng trung vua yêu nước cho được ?
Ngày nay muốn cho mạch nước cho bền, ngôi vua dược vững, không còn việc nào cần kíp hơn là việc cứu sống của dân.
a) Mở hết các nguồn lợi ra, nội là các sản vật trong rừng dưới mỏ, mình phải khai phá, ai là những người chăm lo thực nghiệp, mình phải khuyến khích. Trong dân ai có tài có sức đi ra nước ngoài buôn bán, thì mình nên xin chính phủ bảo hộ để cho họ được doanh nghiệp tự do .

Vả lại bao nhiêu mối lợi sông biển núi rừng, nhà quan nên thực hành xướng xuất, chỉ vẽ cho dân bắt chước làm theo, và cùng làm với dân. Bất cứ ai có thể hùn hiệp để mở xưởng công nghệ (nghề làm bằng chân tay hoặc máy móc), hay là tạo lập các cuộc canh nông, súc mục (chăn nuôi gia súc), xe lửa, tàu thủy, đèn điện, máy nước, v.v...chính phủ nên giúp đỡ họ, bao bọc họ, để họ trăm công ngàn việc, càng mở mang, dưới đất không còn mối lợi gì bỏ phí mà không khai khẩn lợi dụng. Như thế thì của dân ngày thêm dồi dào tức là thuế má nhà nước thu vô ngày thêm đầy dẫy, quốc gia tích chứa sự giàu có ở dân, không còn cách gì hay hơn thế nữa.
B) Cần phải khơi nguồn tài lợi, lại nên tính tiết tiêu dùng; bao nhiêu vật dụng tốn hao, thói tục xa xỉ , phải nên cấm trừ cho hết, xưa nay dân mình hay dua nhau bày đặt hao phí. lại vướng thêm những thói xấu cờ bạc, rượu trà, nghiện hút, chính là đem tiền bạc quăng vào con đường hại thân phá sản, mình vì đâu mà cải cách hay cấm trừ mới được.
Tiền bạc đó nên đem tiêu dùng vào những việc hữu ích cho xã hội, thế thì đã bít được chỗ lậu chi (số bạc tiêu phí), còn thêm mở nguồn tài lợi, lo gì dân không trở nên giàụ Dân đã giàu rồi, bây giờ ta giáo hóa họ, tự nhiên cái tư tưởng trung quân ái quốc có thời và có đất để đâm chồi nẩy nhánh trong tâm bão người ta.
Mấy việc bày tỏ trên đây, nếu như được 1 người ở trên xướng xuất làm gương, quan dân ở dưới sốt sắng bắt chước, đối với lợi quyền kẻ bảo hộ, ta đã không tổn hại gì, mà về sinh mạng nước mình thì nhiều phần lợi ích; há chẳng phải là việc làm lưỡng lợi đó sao ?

4. Sửa sang quan chế :

Việc trọng yếu hơn hết, là sửa lại quan chế, cải lương giáo dục.
Quan chế nước ta xưa nay, bắt chước của Tàu từ ly từ chút, phần nhiều kẻ làm quan chỉ là ngồi trên danh vị hư không (trống không), chứ công việc làm chẳng ra gì. Có việc quốc gia cần dùng, thì lại không có quan chức nào làm được. Những cái tệ chính đó, nói ra không cùng.
Hiện nay nước Pháp văn minh tân tiến, đang làm hướng đạo cho ta, thì ta nên lấy những cái sở trường của họ mà chữa những cái sở đoản của mình đi.
Quan chế nước ta bây giờ nên bắt chước ngay quan chế Pháp quốc mà thi hành. Cơ quan nào tất phải là người làm trọn được chức vụ của quan ấy; có việc gì tất có quan chuyên trách làm xong được việc ấỵ Nhất thiết, các việc công nông, thương vụ, thiết lộ (đường sắt), sơn lâm, đều nên có quan chuyên trách, mà quan ấy cần có chuyên trường, để triều đình không có bọn ăn không ngồi rồi, quốc gia mới có cơ cạnh tranh tiến bộ. Việc tối trọng yếu đó là một vậỵ Ðến như việc giáo dục càng là việc căn bản lớn của quốc gia và nhân dân. Các trường sơ học tiểu học, làm khuôn mẫu rèn đúc quốc dân, ta càng ra sức chỉnh đốn. Tới đạo đức siêng năng, liêm sỉ (liêm khiết và biết hổ thẹn), không thể nào không dùi mài, tinh thần mạnh dạn hùng dũng, không thể nào không vun đắp. Sách giáo khoa cho nhà trường nên chú trọng ở công đức, cách thức dạy trẻ, lại cần kíp việc thể thaọ Nhất là tư cách giáo viên, phải xem xét lựa chọn cho nghiêm, thầy nào phẩm hạnh kém, đạo đức hèn, thì phải đào thải ngaỵ Cái kế lâu dài trăm năm, không có gì hơn là "trồng người", nhưng cái sức chống dỡ tòa nhà, chẳng phải chỉ 1 cây trụ mà đủ. Bởi vậy, mỗi khoa học nông, công, lâm, khoáng, v.v... đều phải có trường riêng để rèn đúc nhân tàị Tại kinh đô, lập ra các trường chuyên môn, kén chọn những học sinh tốt nghiệp trung học ở các tỉnh cho vào học, rèn đúc cho họ trở nên bậc nhân tài kiến thiết quốc gia mai saụ Vả lại khuôn mẫu quốc dân đều nhờ nhà giáo, cho nên ở kinh đô lại nên lập nên 1 trường sư phạm tối cao, kén 1 người nào có đạo đức tốt đẹp, có giáo dục chuyên tài lên làm giám đốc.
Xin Hoàng thượng đem của tịch súc trong kho ra bồi bổ vào việc quốc dân giáo dục, rồi chọn lựa trong đám thanh niên, ai là người thông minh đứng đắn nhất thì cấp học bổng cho họ đi ra ngoại quốc học. Ðó là đều vẻ vang cho Hoàng thượng và cũng là cách bồi đắp cơ sở quốc dân giáo dục.

5. Dự bị tới ngày nước Nam độc lập :

Những điều cốt yếu đã thuật trên đây nếu có thể mỗi mỗi thực hành, thì tự nhiên lòng người bền, dân khí mạnh, dân sinh (cuộc sống của dân) đầy đủ, việc dự bị độc lập có thể lần lần thành công, rồi 1 ngày kia cơ hội đưa tới, bấy giờ đài múa Ba Lan Ai Cập sẽ dựng lên ở nước nhà vậy (Ba Lan trong hồi Âu chiến, lìa Nga, Ðức và Áo ra mà độc lập, nay thành ra 1 nước hùng cường tân lập; còn Ai Cập xưa bị Anh bảo hộ, sau lúc Âu chiến, dân Ai Cập phấn đấu cách mạng đến đỗi Anh phải buông quyền bảo hộ, để cho Ai Cập độc lập).
Ðến như việc ngoại giao ở Á châu thì ta thân Nhật thân Hoa, ở Âu châu thì ta kết Nga kết Ðức. Thân Bao Tự phục Sở, phải nhờ có sức Tần binh Gia Cát Lượng đánh Tào, trước phải hòa với Ngô quốc. Bọn Cường Ðể chúng tôi đem ngu kiến tỏ bày như thế, gọi là báo đền ơn nợ quốc gia trong muôn một vậỵ
Cơn giông cản trở, những toan đạp sóng chưa được toại lòng, đá núi gồ ghề, chí muốn lấp biển vẫn còn như cũ. Thân nương đất lạ, hồn gửi nước nhà, những điều muốn nói còn nhiều, cúi xin Hoàng thượng soi xét.
Hoàng triều năm Ất Mão

ngày 15 tháng 8
Vong thần Cường Ðể
cúi đầu dâng thư



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jul 16 2006, 05:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



Một vài bài thơ của cụ Phan Bội Châu :

Tự Vịnh

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân nọ hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu gian hiểm, sá gì đâu!

Phan Bội Châu


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jul 16 2006, 05:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



Chúc Tết Thanh Niên

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi lẻ đã từng bao chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh
Thưa các cô, các cậu lại các anh
Trời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé tay vào xốc vác cựu giang san
Ði cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết phen thành nghiệp lại
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xôi máu nóng để rửa vết dơ nô lệ
Mới thế này mới là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân.

Phan Bội Châu


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Jul 16 2006, 05:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



Sống

Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai ?
Sống làm nô lệ cho người khiến
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống tưởng công danh, không tưởng nước
Sống lo phú quý, chẳng lo đời
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời.



Chết

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.

Phan Bội Châu


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xã Vót
post Mar 20 2007, 11:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 7
Tham gia từ: 15-March 07
Thành viên thứ: 2.912

Tiền mặt hiện có : 7$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Milou @ Aug 16 2002, 04:56 AM)
Tiểu Sử Phan Bội Châu



Dù rất thông minh v�  hay chữ, Phan Bội châu thi Hương bao nhiêu lần vẫn trượt. Sở dĩ có chuyện lạ
như thế vì :

* Lối văn khoa cử không thích hợp với người đã có sẵn một tinh thần cách mạng. Do đó, Phan Bội Châu không chịu ép mình trong khuôn khổ của trường quy.

* Nh�  nghèo, ông thường l� m b� i mướn để lấy tiền tại trường thị Ðã có lần vì phạm húy, ông bị bôi tên trong danh sách thí sinh trọn đời. Về sau, nhờ sự vận động của quan Tế-Tửu Trường Quốc Tử Giám l�  Khiêu Năng Tĩnh, thầy học của ông, ông được đi thi lại. Khóa thi Hương năm Canh Tý (1900), ông thi đỗ Thủ Khoa tại trường thi Nghệ An lúc bấy giờ ông đã 33 tuổi.

.
*



Bài đầu tiên, nhà cháu đã thế này thật khí không phải. Chứ bác chép sử thế này là không ổn lắm:

1. Cụ thi trượt không phải vì cụ có cái tinh thần cách mạng. Đơn giản là có người khác viết hay hơn cụ. Nói thật là ở quê cụ, người ta lấy việc đi thi để khởi nghiệp. Mãi sau này cụ mới hết hứng và tìm con đường lập thân ngoài khoa cử.

Hồi nhà cháu thi đại học, có chú đạt 24.5 điểm khối A vẫn tạch trường tài chính, mà chú ấy khá lắm. Cụ Phan thi trượt cũng vì hẩm hiu chứ không có cái cách mạng gì ở đây.

2. Cụ bị cấm thi trọn đời không phải vì phạm húy mà là có cái văn tự gì đó trong tay áo. Nôm na là mang tài liệu vào phòng thi. Thời nay, nếu theo cái điều 36 (thì phải) quy chế tuyển sinh đại học của ta, chú nào làm cái việc này sẽ bị đình chỉ thi, có nghĩa là bị hủy kết quả (các môn đã hoàn thành) và chấm dứt việc làm bài (còn dở dang). Nặng quá thì có thể bị cấm thi 3 năm.

Không rõ cụ Phan có quay cóp hay không nhưng luật trường thi nó như thế. Cấm thi người mang "phao" vào phòng thi không phản ánh cái gì "thối nát" của chế độ phong kiến cả, nó chỉ thể hiện cái tính nghiêm minh, công bằng trong việc tuyển trạch, ứng thí của ông cha chúng ta mà thôi. Nhà bác nói "phạm húy" là oan cho triều đình nhà Nguyễn.

Vài dòng hóng hớt, nói leo.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Xã Vót: Mar 20 2007, 11:17 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 23 2007, 10:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái này thì tôi không nhớ chính xác lắm, vì đã lâu không đọc lại sách của cụ Phan. Nhưng có lẽ cụ là trong số ít người có viết lại tự truyện của mình, thuật lại việc cụ đi làm cách mạng thế nào. Cụ Phan viết quyển đó vào lúc đã bị thực dân Pháp bắt. Lý do viết, cụ muốn người ta rút kinh nghiệm về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ.
Đến bây giờ tôi chỉ nhớ được câu đầu tiên của quyển sách

"Con chim đến lúc chết nói tiếng kêu than, con người sắp chết thì nói lời phải", tôi nay sắp phải chết nên sẽ nói những lời phải. Cuộc đời của tôi chỉ toàn thất bại, nhưng...

Đại khái thế, cái gì đó nữa thì không nhớ.

Cụ đi làm cách mạng muộn, hơn 40 tuôi, khi cha mẹ đều mất hết, vì theo nhà Nho chữ Hiếu là trên hết.
Và nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ đi thi lấy bằng cấp để có tiếng. Vì không có tiếng thì nói không ai nghe.

(Giả dụ thời ấy có Blog thì có lẽ cụ không phải mất công đi thi làm gì leuleu.gif leuleu.gif )

Nhưng thi cử đối với cụ không phải để làm quan.

Sau này sang tới TQ, cụ mới thấy những cái học để thi chẳng để làm gì cả. Nhưng thực ra nó vẫn có tác dụng. Nếu không có bằng cấp, là sĩ phu thì làm sao cụ gặp được Lương Khải Siêu, hay các chính trị gia Nhật bản. Nếu không học chữ Nho, thì cũng không thể giao tiếp với họ được, vì nhờ có chữ Nho mà cụ Phan có thể "bút đàm" với các nhân vật nói trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Apr 24 2007, 03:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Xã Vót @ Mar 20 2007, 11:14 AM)
Không rõ cụ Phan có quay cóp hay không nhưng luật trường thi nó như thế. Cấm thi người mang "phao" vào phòng thi không phản ánh cái gì "thối nát" của chế độ phong kiến cả, nó chỉ thể hiện cái tính nghiêm minh, công bằng trong việc tuyển trạch, ứng thí của ông cha chúng ta mà thôi. Nhà bác nói "phạm húy" là oan cho triều đình nhà Nguyễn.
*



Ý của bác là luật trường thi nhà Nguyễn ban ra không đến nỗi khắt khe hay bác bảo người ta không cấm phạm húy thi?
Nếu tôi nhớ không nhầm thì Cao Ba Quát có lần được làm sơ khảo trường thi Huế. Ông thấy bài của 12 thí sinh làm hay nhưng phạm chỉ vì phạm húy mà phải đánh trượt. Tiếc rẻ cho nhân tài ông sửa 12 bài này. Việc này bại lộ ông suýt bị tử hình. Dù việc sửa bài có thể còn có uẩn khúc bên trong nhưng hẳn là những tên huýt mà nhà Nguyễn cấm thí sinh phạm phải là có thật.
Mà không những trong thi cử trong dân gian người ta cũng kiêng húy, nhất là người đàng trong. Một ví dụ là bà phi của vua Minh Mạng tên là Hồ thị Hoa. Vì vậy người đàng trong không gọi là bông hoa nữa mà chỉ gọi là bông thôi. Và tên chợ Cầu Hoa cũng bị đổi thành chợ Cầu Bông.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC