Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Chùa Hiện đại, Tách từ topic Di tích cổ đất Việt

root
post Mar 10 2008, 09:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện ông sư bán lư hương cổ ở chùa làng em là một trường hợp như thế này: Nhà chùa nhận của mỗi suất vong 1 cái lư hương nhỏ. Tiếc thay, lư hương chứ không phải ảnh, nên dù thân nhân đã cẩn thận dán giấy ghi tên ra ngoài song lâu ngày giấy cũng bị bong ra, nên cuối cùng thì chẳng còn phân biệt được cái nào của nhà ai. Chắc chỉ có người nào quen thì nhìn mới nhận ra được. Trong số các lư hương lẫn lộn đó, có những cái mà dân buôn đồ cổ nhìn thấy được cái chất men cổ, có giá trị và thế là ông sư đã chuyển nhượng bớt một số lư hương cho đỡ chật chùa. Và nhờ làm thế thì lại có chỗ mới để đón tiếp các suất vong có nhu cầu về dịch vụ kí gửi.


http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0517.jpg


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 10 2008, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một số chùa ngày nay văn minh, có chú thích bàn thờ và tượng bằng chữ quốc ngữ rất rõ ràng. Vị Phạm Thiên dịch ra Tiếng Việt là Đức Chúa Ông

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0509.jpg

Còn Bồ Tát Địa Tạng là Đức Thánh Hiền

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0504.jpg



--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 10 2008, 10:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây thì rõ là bàn thờ Thượng Đế, vì không có tuợng mà cũng chẳng có cái khán nào. Chữ chú thích là "Ban Từ Ân"

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0512.jpg

Còn nhân vật đứng trước cổng chủa này thì chắc chẳng quen ai

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0502.jpg


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Mar 10 2008, 10:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(root @ Mar 10 2008, 09:59 PM)
Một số chùa ngày nay văn minh, có chú thích bàn thờ và tượng bằng chữ quốc ngữ rất rõ ràng. Vị Phạm Thiên dịch ra Tiếng Việt là Đức Chúa Ông

Còn Bồ Tát Địa Tạng là Đức Thánh Hiền




Chùa chú thích thế là đúng rồi, còn Root nhầm rồi.

Tượng Đức Chúa Ông (hay Đức Ông) thì như tôi đã viết, tức là Long thần, hay Hộ pháp Già lam, tức là vị thần giữ chùa, có liên quan xa xưa đến trưởng giả Cấp Cô Độc.

Còn tượng Phạm Thiên phải ngồi ngay bên cạnh tòa Cửu Long, chứ không ngồi ra ban riêng thế này. Không phải chùa nào cũng có tượng Phạm Thiên. Nhưng chùa nào cũng có tượng Đức Ông cả.

Tượng Thánh hiền ngồi đối xứng với Đức Ông là đại diện cho các Cao tăng Tổ sư, lấy A Nan làm đầu tiên (nên có nơi ghi là tượng A Nan).

Còn tượng Địa Tạng thì thường là đứng, tay cầm cây pháp trượng, cũng đội mũ tì lư. Nếu ngồi thì Địa Tạng ngồi 1 chân co lên một chân duỗi xuống, hoặc khoanh cả hai chân theo thế hoa sen, chứ không ngồi cả hai chân thế này.


Cái ban thứ ba thì chẳng có chứng cớ nào để nói rằng đó là thờ Thượng đế cả !!! Mấy cái nguệch ngoạc hai bên thì không ra chữ nào hết.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 10 2008, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE
Tượng Đức Chúa Ông (hay Đức Ông) thì như tôi đã viết, tức là Long thần, hay Hộ pháp Già lam, tức là vị thần giữ chùa, có liên quan xa xưa đến trưởng giả Cấp Cô Độc.


Bác Chitto nói phải. Em mới đọc lại thì cũng thấy bác Phó nói đây là Đức Ông. Tại vì hôm nọ em xem cái ảnh Phạm Thiên chùa Tây Phương, thấy có hình tượng là một ông quan văn nên đâm ra nhầm

QUOTE
Tượng Thánh hiền ngồi đối xứng với Đức Ông là đại diện cho các Cao tăng Tổ sư, lấy A Nan làm đầu tiên (nên có nơi ghi là tượng A Nan).

Còn tượng Địa Tạng thì thường là đứng, tay cầm cây pháp trượng, cũng đội mũ tì lư. Nếu ngồi thì Địa Tạng ngồi 1 chân co lên một chân duỗi xuống, hoặc khoanh cả hai chân theo thế hoa sen, chứ không ngồi cả hai chân thế này.


Sự nhầm lẫn này là do hôm trước bác Phó bảo là ông hòa thượng có hai con quỷ đứng hầu phải là ngài Địa Tạng. Các bác xem giúp em thêm cái ảnh này nữa xem là ngài nào (có cả 2 con quỷ 2 bên đấy nhé)

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0490.jpg

QUOTE
Cái ban thứ ba thì chẳng có chứng cớ nào để nói rằng đó là thờ Thượng đế cả !!! Mấy cái nguệch ngoạc hai bên thì không ra chữ nào hết


Em đoán thế vì chắc người ta không thể vẽ ảnh được Thượng Đế nên mới phải thờ trống không như thế chứ? Nhân vật vô hình vô ảnh mà lị

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: Mar 10 2008, 10:40 PM


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Mar 10 2008, 10:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



Cái ảnh Root chụp phía trên vẫn là Thánh Hiền thôi, không phải Địa Tạng.

Hai tượng đứng hai bên không phải hai con quỷ, mà là hai thị giả, hoặc tướng đứng hầu. Bằng chứng rõ ràng là hai tượng ấy mặc dù không rõ mặt, nhưng có cái dải lụa bay lên, đó là dấu hiệu của các vị có thần thông, pháp lực, chứ không phải giống yêu quỷ.

Ma quỷ thì tượng phải chân tay, mặt mũi kì quái hơn nhiều.

Root bảo Thượng đế là vô ảnh vô hình thì là tư tưởng của Thiên Chúa giáo rồi. Trong Phật giáo không có Thượng đế theo nghĩa Sáng Thế như TCG, nên chẳng có gì mà không dám viết, vẽ ra cả. Chư Thiên (devas) của Phật giáo đều có hình ảnh hết.

Thượng đế tức Ngọc Hoàng Thượng đế trong Phật giáo Việt Nam, hay Phạm Thiên Brahman thượng đế của Ấn Độ cũng chỉ là một vị thần, có sinh có diệt, không đứng ngoài quy luật được, và cũng tôn kính Phật. Phật còn tạc tượng được, thì chả có gì không tạc được.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 11 2008, 04:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE

Cái ban thứ ba thì chẳng có chứng cớ nào để nói rằng đó là thờ Thượng đế cả !!! Mấy cái nguệch ngoạc hai bên thì không ra chữ nào hết



Em cũng vừa mới đem cái ảnh ra hỏi một cậu bạn người TQ xong. Rất tiếc là chính người TQ cũng phải lắc đầu chịu chết, không đọc được. Chẳng nhẽ đây là chữ Nôm?


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 11 2008, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Cái ban thờ ấy họ đề rõ thế còn gì « Ban Từ Ân ». Từ Ân là gì ? là viết trẹo của Tứ Ân (hay cứ để nghĩa là từ như là nhân từ cững được) bao gồm có 4 thứ Ân 1. cha mẹ, tổ tiên (hiếu), 2. ân vua (Trung), 3. ân trời đất (nhân) ,4. ân chúng sinh (từ bi).

Những ảnh root đưa lên cũng thật thú vị, vì nó cho người ta thấy cái đa dạng của việc thờ vong. Việc nhà chùa chấp nhận kiểu để vong như thế nào là tuỳ họ (bằng ảnh, bằng bát hương, bằng bia, ..) ở Pháp tôi con thấy họ làm những cái hốc trong tường, mỗi hốc thắp một cây nến.

Trong mọi cách bài trí ấy có lẽ việc đưa bát hương là cổ nhất. Tại sao ? Vì trước khi có phong trào tín ngưỡng mang vong lên chùa bắt nguồn từ Nam Bộ này, thì nhà chùa ở ngoài Bắc từ thời xưa cũng có hiện tượng đưa vong lên chùa. Nhưng người ta chỉ đưa lên chùa trong tình trạng tuyệt tự, tức là không có người thừa kế, dòng họ bị diệt vong (vì không có con trai, vì không có con, vì con chết yểu...lý do có rất nhiều). Trong trường hợp đó thì người còn sống nhưng tuyệt tự sẽ để lại văn tự gia sản của mình cho chùa, để nhà chùa thờ cúng cho. Trong việc thờ cúng thì cái bát hương là quan trọng nhất, quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác. Ảnh và Bia là những đồ thờ mới, chỉ có từ đầu thế kỷ XX. Còn cái bàn thờ quan trọng nhất là bát hương, rồi tới bài vị, tức là tấm thẻ gỗ ghi tên tự (tên đặt trước khi táng) của người quá cố. Như vậy việc bán đi cái bát hương thực ra là rất nghiêm trọng, nếu người ta suy theo tục cổ.

Như vậy kiểu đưa vong mới đã được nhà chùa quê Root, « định nghĩa lại » theo kiểu mở rộng tục cũ. Gọi là mở rộng vì bây giờ ai cũng có thể đưa vong lên chùa, và thường thì người ta phải trả một khoản chi phí thờ cúng.

Cái việc đưa vong lên chùa này không phải là không có « mâu thuẫn », vì người ta thường coi đó là « ăn mày cửa phật ». Tại sao ? vì một người bình thường chưa chắc phải là phật tử. Vì nếu là phật tử thì phải quy y, và có tên kiểu nhà phật « Thích này, Thích nọ ». Vì thế lúc đưa vong lên, hay lúc làm lễ tang nếu mời nhà sư làm lễ, họ thường yêu cầu đặt một tên phật tử cho người quá cố, tức là quy y vào lúc mất. Cái đặt tên này lại trùng lên việc đặt tên tự ngày xưa, mặc dù tục này đã mai một, vì không ai ngày này còn thờ bằng bài vị nữa mà thờ bằng ảnh. Không kể bài vị nhẹ cũng phải viết bằng chữ nôm, thứ chữ mà ngày nay khó có ai đọc được.

Có trường hợp người mất đã lâu, nhưng gia đình vẫn làm lễ đưa vong lên chùa. Trong gia đình « rộng lớn » nhà tôi cũng có việc tương tự, và trong gia đình không phải ai cũng « khoái » chuyện đó, vì sao ? Vì người đã khuất là một .. người Mác xít, bây giờ lại lên ăn mày cửa phật là làm sao ? Nhưng cuối cùng lễ đưa vong vẫn diễn ra.

Nói thế để thấy mọi chuyện xưa nay, truyền thống hiện tại đan xen vào nhau một cách rất thú vị, nhiều khi nó là mới, nhưng là một định nghĩa lại của một tư duy cũ, một tục cũ. Điều làm những người thích tìm hiểu « cái như thế » của dân tộc mình chỉ có thể yêu thích và tôn trọng trở lên mà thôi.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 11 2008, 05:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về việc đưa vong lên chùa, còn có một hình thức khác là đưa bằng bình tro thi hài. Ở cạnh nhà em, có 2 nhà hàng xóm, mỗi nhà có 3 cô con gái. Cả hai nhà này đều có xu hướng văn minh là sau khi phụ mẫu qua đời thì đưa về đài hóa thân Hoàn Vũ. Tro được chia làm 3 phần: 2 phần đóng vào 2 cái lọ nhỏ, phần còn lại thì đem rải xuống sông (làm ô nhiễm môi trường?). Hai cái lọ nhỏ thì 1 lọ đem về để ở bàn thờ, còn lọ kia thì đem lên chùa.

Ở nhà chùa người ta làm ra những cái tủ kính cao có chia ô, giống như là tủ sách ở thư viện. Mỗi ô có chứa 1 bình tro và ở ngoài cửa có dán một cái ảnh của người quá cố cỡ bằng bàn tay. Giá mỗi ô như thế được mua là 10 triệu đồng. Vì thế nên mới có chuyện là thế này: Có một nhà nọ khi người cha qua đời, con trai trưởng (cũng ngoài 50 tuổi rồi) định đem đi hỏa thiêu vì ngại phải đi lại chăm nom phần mộ, nhọc thân già. Tuy nhiên, do các con khác phản đối nên ông đã đành phải đem chôn ở Văn Điển để tiện đường thăm viếng, dự định 3 năm sau sẽ cải táng cụ ở Bất Bạt.

3 năm trôi qua, sau một lần thăm một ngôi chùa gần nhà, ông thấy hình thức gửi tro ở chùa có nhiều phần tiện lợi, nên quyết định đến khi cải táng sẽ đem xương thân phụ đi thiêu, rồi sẽ mua lấy một ô kính trên chùa để gần nhà cho tiện. May mà cuối cùng mọi người phản đối quyết liệt nên ông con trưởng đã phải từ bỏ ý định cải táng kì lạ này!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 11 2008, 07:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Đúng thế truyền thống ở VN hiện đại thay đổi đến chóng mặt, và nó tứ tung về mọi phía. Ngay cái truyền thống thường được coi là vững chắc nhất của một nền văn hoá tức là những gì liên quan tới sự sống chết (ma chay, cưới hỏi,..) ở VN cũng thay đổi. Nói một ví dụ, vào thời nhân văn giai phẩm, tức là có cách đây 50 năm. Người viết chuyện « ông bình vôi », liên quan tới tục lệ thờ cúng gốc cây đa cây đề ở nông thôn, tất nhiên ông ta viết không phải là để nói lên điều đó mà ẩn dụ chuyện khác, nhưng thời đó nói tới ông bình vôi thì ai cũng biết nó là cái tục gì. Giờ đây tìm được một địa điểm còn có chuyện này ở VN quả là khó. Muốn tìm lại việc thờ thần cây đa cây đề, cách đơn giản nhất là ..sang Bali hay sang Thái w00t.gif

Tại sao thế bởi tất cả đều phá. Thời ông Diệm thì Thiên chúa phá. Ở nơi chính quyền cách mạng thì chủ nghĩa Mác phá. Đến bây giờ nó hồi hồi được một tí từ năm 1986 trở đi, vì chủ nghĩa Mác hoặc bị bản địa hoá (quay về với chủ nghĩa dân tộc), huặc chìm xuống(vì người ta mất niềm tin) thì đến lượt các ông nhân danh dân chủ « như Tây » muốn phá, muốn « như Tây ». Thế thì nó mất là phải. Còn tại sao như thế thì có lẽ bởi ai cũng không thích « cái sự như thế ở VN » mà chỉ muốn biến nó thành một bản cóp pi của một thứ gì khác nhân danh đủ thứ cao đẹp tuyệt vời ở đâu đâu.

Hiện tại ở VN truyền thống chỉ còn trụ được trong Phật giáo, rồi sau đó là tín ngưỡng thờ thần, và tín ngưỡng thờ tổ tiên. Nhưng chỉ có đạo Phật là có tổ chức quy củ, còn lại là do dân tự tác tự chế. Cả thờ thần, lẫn thờ tổ tiên đều bị biến hoá mạnh bởi cơ cấu kinh tế, xã hội thay đổi mạnh.Nó sẽ đi tới đâu thì thực ra không ai có thể biết. Mong rằng nó không biến mất hết, hay bị thoái hoá vì kinh tế thị trường.

Cái tượng đá root chụp được ở cổng chùa nào thế. Ngoài Bắc hay ở miền Trung ??


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Tạp Chí Quác Quàng Quạc · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC