Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Ngôn Ngữ Của Việt Tộc, Một bài viết khá lý thú của tác giã Phan Viết Phùng .

Quan Huyện
post Aug 3 2009, 02:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ngôn Ngữ Của Việt Tộc

Ngôn ngữ là hình ảnh của dân tộc. Nó ghi ký, tích luỹ và lưu truyền mọi tư tưởng, tín ngưỡng, cảm xúc, ước mơ và lối nhìn đời và mhìn vũ trụ, cũng như mọi nổ lực đấu tranh, mọi thành công thất bại của dân tộc. Bởi vậy, muốn tìm hiểu một dân tộc người ta phải nhìn dân tộc ấy qua ngôn ngữ của nó.
Ngôn Ngữ Độc Đáo Của Việt Tộc
Người Việt chúng ta có một ngôn ngữ độc nhất cho cả nước, mà không chung chạ với nước nào khác Cả ba miền Bắc Trung Nam chỉ nói một thứ tiếng là tiếng Việt, không có thổ ngữ (dialect), chỉ có những thổ từ thông dụng ở một số địa phương . Lối phát âm ở các miền hơi khác nhau, nhưng đó là hiện tượng tự nhiên của mọi ngôn ngữ, nó không gây trở ngại giữa người Việt thuộc miền khác nhau .
Những đặc tính nói trên rất hiếm có. Nhiều trường hợp một quốc gia chia làm hai ba hoặc hàng chục miền, mỗi miền nói một ngôn ngữ riệng Canada có tiếng Anh và Pháp. Xưytzớ ( Switzerland ) xài tiếng Pháp và tiếng Đức. Bỉ cũng chia làm hai vùng, một vùng nói tiếng Pháp vùng kia nói tiếng Flemish . Ấn Độ có ngôn ngữ quan thức là Hindi, nhưng cả nước có 180 ngôn ngữ khác nhau, cùng với 700 thổ ngữ. Hoà Lan có một ngôn ngữ nhưng cũng có nhiều thổ ngữ. Trung Hoa có văn tự được coi là thống nhất (Hán tự), nhưng các vùng nói khác hẳn với nhau, họ phải học tập rất lâu mới hiểu nhau được. Bởi thế, Trung Hoa có thể coi là một nước có nhiều ngôn ngữ. Hoa Kỳ từ xưa chỉ dùng tiếng Anh, nhưng bây giờ bọn xã hội chủ nghĩa cho người các nước Mỹ Latinh tràn vào và bắt các trường tiểu học dùng tiếng Hítpan để dạy trẻ con gốc Latinh . Họ chủ trương biến Hoa Kỳ thành một nước đa ngữ để dễ dàng áp đặt xã hội chủ nghĩa. Một sự việc khác cũng nên lưu ý là rất nhiều xứ không có ngôn ngữ riêng của mình như Việt Nam, họ phải dùng ngôn ngữ của những nước Anh, Đức, Hítpan, Nga .
Ngôn ngữ độc đáo của Việt Nam ở đâu mà ra ? Một số học giả cho rằng Việt ngữ phát xuất từ Mã Lai, hoặc Lào hoặc Cao Miên vì trong Việt ngữ có một số từ giống như từ của các xứ ấy. Nhưng họ không giải đáp được vấn đề: Việt Nam mượn từ của các dân ấy hay là các dân ấy mượn từ của Việt Nam . Hai ba dân tộc đã di động và tiếp xúc với nhau suốt mấy ngàn năm, mà có một số từ giống nhau trong ngôn ngữ, là điều quá tự nhiên, không cho ta biết gì đáng kể về liên hệ gốc nhánh của các ngôn ngữ ấy.







User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Aug 3 2009, 02:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cổ Sử Của Việt Tộc

Muốn biết nguồn gốc của Việt ngữ thì cách bảo đảm hơn cả là đi ngược giòng lịch sử của dân tộc Việt, đi cho đến tận gốc. Việc nầy triết gia Kim Định đã làm, dựa trên nhiều chứng tích, nhiều tài liệu sơ nguyên và kết quả của nhiều cuộc khảo cổ giá trị và khả tín do các học giả Âu, Mỹ và Á Châu . Kết quả của Kim Định và các học giả đại khái như sau .
Triết gia Kim Định trích hai nhà cổ sử là Vương Đồng Linh và Chu Cốc Thành .Theo sách Trung Quốc Dân Tộc Học của Vương Đồng Linh, sau thời kết băng (gồm 4 đợt) nhiều chủng tộc ở rặng núi Thiên Sơn toả ra và thiên di theo hai hướng chính. Các dân da trắng theo hướng tây, các dân da vàng theo hướng đông . Các dân theo hướng đông nầy chia làm hai khối; một khối phía bắc, một khối phía nam . Khối phía nam gồm các nhóm Tạng (Indonê, Mã Lai, Nam Dương quần đảo, Cao Miên), Hoa (Hán tộc), Miêu hay Bách Việt. Nhóm Miêu gồm Âu Việt (Miến, Thái, Lào), Miêu Việt (Mèo, Mán), Lạc Việt (Việt Nam, Mường). Kim Định gọi các dân thuộc Miêu hay Bách Việt bằng tên Viêm hoặc Việt hoặc Viêm Việt.
Sách Trung Quốc Thống Sử của Chu Cốc Thành nói Viêm Việt vào lục địa bây giờ gọi là Trung Quốc trước đây khoảng bảy ngàn năm, dọc theo sông Dương Tử, rồi lan ra ở rải rác khắp lục địa. Khoảng một ngàn năm sau Hoa tộc mới thiên di vào theo sông Hoàng hà .Hoa tộc đến muộn như thế vì đã dừng lại ở vùng Tân Cương là vùng phúc địa thời ấy. Hoa tộc là dân du mục, thiện võ, dần dà đẩy lùi Việt tộc là dân canh tác thiện văn xuống phía nam . Trong diễn trình kéo dài nhiều nghìn năm ấy hai tộc có lúc đụng độ quân sự, có lúc sống chung hoà bình. Hoa tộc rất hăm hở tiếp thụ văn hoá của Việt tộc .Đó là một hiện tượng rất hiếm trong lịch sử loài người.
Thời nay có những học giả như Eberhard, Eickstedt, Wién nghiên cứu lâu năm về các dân tộc ở mạn nam nước Tàu. Tất cả đều đồng ý Viêm Việt thiên di theo ngọn sông Dương Tử và vào lục địa trước Hoa tộc.
Các sách lịch sử Tàu ngày nay mở đầu bằng thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế. Tam Hoàng là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông .Ngũ Đế là Hoàng Đế, Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Tên của ba hoàng là tên Việt; Nữ Oa, Thần Nông, chứ không phải Oa Nữ, Nông Thần theo Hoa ngữ. Chữ “Nông” ở đây cũng chứng tỏ vị hoàng nầy thuộc Việt tộc là dân canh tác. Trong năm đế chỉ có Hoàng Đế có tên Hoa, còn nữa đều có tên Việt vì những lý do sau đây: Hoa tộc tiếp thụ văn hoá Việt tức là Việt Nho, coi Việt Nho cao hơn văn hoá của mình; mà yếu tố chính cốt của Việt Nho là mẫu hệ, đàn bà được tôn lên chức vị thủ lãnh trong gia đình họ tộc; khác với văn hoá phụ hệ của Hoa tộc. Bởi thế các vua quan, chẳng hạn như Hoàng Đế là người Hoa đi tìm vợ Việt cho con trai mình để làm gia trưởng có văn hoá cao, rồi con cháu trong gia đình mới nầy cũng được đặt tên Việt.


Văn Tự Sơ Khởi

Thời Phục Hy đã có lối kết dây thắt nút có thể coi là văn tự phôi thai . Về sau Hoàng Đế giao cho Thương Hiệt công tác lập ra văn tự mới. Kết quả là một hệ thống chữ trông như dấu chân gà đi trên đất cát. Vì đây là lối văn huyền sử, chữ Thương Hiệt không tất nhiên là tên một cá nhận Thương nghĩa là kho lúa; Hiệt là một thứ chim bay cạo Rõ ràng đó là hai vật biểu của Việt tộc. Vậy câu huyền sử trên đây có nghĩa là Hoàng Đế giao việc lập văn tự cho (một nhóm người) Việt tộc. Ngoài ra, Việt tộc cũng sáng khởi thiên văn và lịch. Trải qua mấy ngàn năm hệ thống văn tự biểu ý ấy được người Hoa và người Việt bổ túc cải tiến thành loại văn tự mà thời nay người Hoa gọi là chữ Hán và người Việt gọi là chữ Nho .
Nhưng Thương Hiệt lập ra văn tự cho ngôn ngữ nào, cho Hoa ngữ hay cho Việt ngữ? Tất nhên là cho thứ ngôn ngữ mà Việt tộc và Hoàng Đế cũng như Hoa tộc đang dùng chung với nhạu Trải qua mấy ngàn năm hai tộc tiếp xúc với nhau trong lãnh vực văn hoá, xã hội và đời sống thường nhật thì không khỏi nảy ra một ngôn ngữ tổng hợp, có thể gọi là Việt Hoa hay Hoa Việt ngữ, trong đó có những từ gốc Việt và những từ gốc Hoa . Bởi thế thời nay ta thấy trong chữ Nho nhan nhản những từ phát âm y hệt hoặc tương tự như trong ngôn ngữ thông thường và đã có lâu đời trong quần chúng Việt. Sau đây chỉ liệt kê một số rất ít làm ví dụ.
Phát âm giống hệt :áo: áo (mặc); bà: bà (mẹ của cha mẹ); ban:ban (cho); bàn: (cái) bàn; bạn: bạn; bao: bao (thư); bệnh: bệnh; cán; cán (để cầm); cấm: cấm (không cho làm); cừ :cừ (khôi); cậu: cậu (anh, em trai của mẹ); giá: giá (để gác đồ); dịch: dịch (bệnh); dư: dư (thừa); quả: quả (cây); trình: trình (thưa); đầu: đầu; đê: (bờ) đê; chà: chà (xoa); chanh: (cây)chanh; chiếm: chiếm (hữu); canh: canh (đồ ăn nước); đạp: đạp (chân); đồn : đồn (lính); điên: (bệnh) điên; đồng: đồng (kim)
Phát âm tương tự: gia: nhà; thiêm: thêm; chiêm: xem; quán: quan (tiền); tằng: tầng; ngốc: ngu; thực: thật; hội: họp; điểm: đếm; thị: thấy; cứ: cưa, cứa; châm: kim (nhọn); đáo: (đến); áp: ép; bá: bác; bồ: bò (lê); cát: cắt (đứt); cân: gân; cấp: gấp (rút); chúc: cháo (cơm); chử: chày (dã gạo); đao:dao; chá: chả (nướng); chích: chiếc (lẻ); di:dễ; đam đam: đăm đăm; đàm: đờm; đàm: đầm (nước); thố: (con) thỏ.

(còn tiếp)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Aug 3 2009, 02:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Văn Tự Thời Nay

Kết luận là Việt tộc có hai ngôn ngữ . Cái mà người Việt gọi là Nho ngữ và người Hoa gọi là Hán ngữ là của Việt tộc ít nhất cũng bằng ngang với Hoa tộc vì ba lý do . Một là Việt tộc sáng chế văn tự của nó, thứ văn tự biểu ý (ideog raph) làm nền tảng để người Hoa và người Việt phát huy cải tiến qua nhiều đợt . Hai là nội dung của Nho Hán ngữ gồm vô số những từ gốc Việt . Ba là người Việt đã dùng Nho ngữ suốt mấy ngàn năm, dùng như của mình, để lập văn kiện quan thức; ghi chép lịch sử, sáng tác mọi thể văn chương, thi phú .
Ngôn ngữ kia tên gọi thông thường là Việt ngữ, là tiếng mẹ của Việt tộc, không có văn tự cho đến thời Hàn Thuyên chế ra chữ Nôm, dùng các thành tố của văn tự Nho để kết thành âm biểu của chữ Nôm . Từ đó nhiều áng văn được ghi bằng chữ Nôm . Nhưng chữ Nôm không thể phổ biến trong dân gian vì người ta phải biết chữ Nho mới đọc được chữ Nôm . Đến một giai đoạn Việt Nam bỏ rơi chữ Nôm là loại văn tự diễn ý (hình chữ chỉ ý nghĩa) để tiếp nhận văn tự diễn âm (hình chữ chỉ cách đọc) do các vị thừa sai đem đến . Kết quả là một hiện tượng bùng nổ kiến thức trong quần chúng . Trước đó, số lượng sách chữ Nôm và chữ Nho rất ít và không mấy người có thể đọc . Với văn tự mới gọi là “Quốc Ngữ” việc học đọc và viết coi như không thành vấn đề . Bởi vậy, kiến thức không còn bị chôn trong các sách Nôm và Nho, mà bỗng nhiên lan toả khắp nơi trong quần chúng .

Trách Nhiệm Về Ngôn Ngữ

Ngôn ngữ của một dân tộc phản ảnh trung thực và đầy đủ, văn hoá, truyền thống và ý hệ của dân tộc ấy .( Bỏ 1 câu .) Họ thường bẻ cong ý nghĩa của các từ để gieo mầm ý thức hệ của họ vào ngôn ngữ và tư tưởng của quần chúng. Vậy người Việt thời nay có nhiều trách nhiệm đối với ngôn ngữ. Đó là một phần chính yếu trong công cuộc bảo trì và phát huy văn hoá. Nói cụ thể đó là những công tác dạy Việt ngữ cho trẻ em, bảo tồn các thổ từ, thích nạp các tên riêng ngoại ngữ, chỉnh đốn văn tự, duy trì nhạc tính của Việt ngữ .


Ngôn Ngữ Và Thiếu Niên

Người Việt lưu vong lo âu về nạn thanh thiếu niên mất văn hoá. Khi rời Việt Nam năm 1975 một lớp thiếu niên mới 4,5 tuổi, tức là chưa biết gì về quê hương . Lớp ấy bây giờ đã 30 tuổi, có lẽ đã tốt nghiệp đại học, đã lập gia đình. Còn lớp sinh ra ở nước ngoài thì tất nhiên không có ý niệm gì về Việt Nam . Nếu cứ để vậy, thì việc mất văn hoá và tinh thần yêu nước là điều chắc, vì sống trong một môi trường xã hội, văn hoá, giáo dục do ĐÂM chi phối, như đã nói trên đậy Hãy thêm vào đó nạn hiếu kỳ, nghinh tân tống cựu. Trẻ em mới nói được tiếng Anh qua loa đã bắt đầu khinh chê tiếng của bố mẹ, lười học Việt ngữ, coi tiếng Anh là tiếng của mình; nhưng cũng như giới trẻ người ngoài, mãn trung học mà viết tiếng Anh chưa đúng câu vặn Thêm lên mấy tuổi nữa thì có thể Mỹ hoá hoàn toàn, từ ngôn ngư,ờ nếp sống cho đến tinh thần trọng tài khinh nghĩa.
Muốn bảo tồn văn hoá thì trước tiên phải bảo tồn ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ không phải chỉ là phương tiện để người ta trao đổi ý nghĩ với nhau . Nó còn là một kho tàng chứa đựng các yếu tố văn hoá để lưu truyền qua các thế hệ. Các yếu tố ấy là những nét đặc thù của dân tộc về tư tưởng, tín ngưỡng, cảm xúc, lối diễn đạt bằng văn chương mỹ thuật, lối nhìn đời và nhìn vũ trụ. Bởi vậy, người Việt lưu vong cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề ngôn ngữ cho giới trẻ. Giới trung và cao niên cũng nên tổ chức nhiều chương trình, dự án, nhiều cuộc hội đàm về Việt ngữ, để chứng minh cho giới trẻ sự quan tâm của mình và tạo môi trường tốt cho việc luyện Việt ngữ cho chúng.

Nên Giữ Các Thổ Từ

Tiếng Việt cũng như nhiều sinh ngữ khác có nhiều từ chỉ thông dụng trong từng địa phương . Đặc tính của các từ ấy là cũ và sát với dân gian, mà dân gian là cỗi nguồn phát xuất ngôn ngữ. Đây xin tạm gọi các từ ấy là thổ từ, vì chữ thổ ngữ (dialect) chỉ một ngôn ngữ khá khác biệt với ngôn ngữ chính về cả từ ngữ, kết cấu và văn phạm.
Sau đây là một ít trong hàng trăm thổ từ ở vùng tôI (Nghệ Tĩnh Bình): mần: làm; mô: ở đâu; bổ: ngã, té; chạc: dây, thừng; nghỉ: người ấy; nậu; bọn, tụi. Những vùng khác ở Bắc Trung Nam chắc chắn cũng có nhiều thổ từ.
Thiết tưởng chúng ta nên bảo trì tất cả những thổ từ trong tiếng Việt, cũng như nhiều dân tộc khác đã làm cho ngôn ngữ của họ. Vứt bỏ các từ ấy tất nhiên không làm cho ngôn ngữ thêm giàu. Đàng khác những từ ấy có giá trị lớn trong việc khảo cứu về nguồn gốc và cơ cấu của Việt ngữ. Những thổ từ ấy cũng giúp cho các thế hệ tương lai hiểu kỹ các di phẩm cổ kính trong văn học Việt Nạm
Trường hợp đặc biệt là trong Truyện Kiều có một số thổ từ thuộc vùng sinh quán của cụ Nguyễn Dụ Ví dụ, ít nhất là có hai lần tác giả dùng chữ “nghỉ”, nghĩa là người ầyLan thứ nhất là ở đoạn nhập đề, trong câu:”Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trụng” Kẻ không biết thì cho rằng cụ có ý dùng chữ “nghĩ” (trong chữ nôm chữ nghỉ và nghĩ chắc là viết như nhau). Như vậy, câu thơ có nghĩ là: Gia tư xet ra thì cũng vào hạng thường thường. Lần thứ hai là trong đoạn Kiều mắc lận Sở Khanh, rồi chỉ mặt hắn giữa đám đông người, đem tờ giấy có chữ “Tích Việt” ra làm tang chứng, khiến Sở Khanh hổ thẹn mà rút lụi Nguyễn Du viết:
“Lời ngay đông mặt trong ngoài
Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương
Phụ tình án đã rõ ràng
Dơ tuồng nghỉ mới kiếm đường tháo lui”


Ở đây nêu thay chữ “nghỉ” bằng chữ “nghi” hoặc chữ “nghị” thì câu thơ hoàn toàn không có nghĩa gì cả. Vậy muốn hiểu câu ấy thì bắt buộc phải biết thổ từ “nghỉ”.
Muốn bảo trì thổ từ thì cần ghi ngay vào giấy, vì giữ trong trí càng lâu thì càng quên mất nhiều. Mà nếu không quên chăng nữa thì khi ta chết nó sẽ đi theo tạ Những ai đã trưởng thành ở quê nhà nên cầm bút ghi các thổ từ trong vùng mình, cả ý nghĩa và một vài ví dụ ngắn gọn. Nhiều người làm như thế cho một vùng càng tốt; nếu họ ghi hơi khác nhau cũng không hề gì. Ghi xong chỉ cần giữ trong nhà. Rồi đây, thiếu gì kẻ ước ao thu thập các dữ kiện nầy để soạn một cuốn ngữ vựng thổ từ, gồm mọi vùng trong ba miền Bắc Trung Nam . Trong tương lai cuốn ấy sẽ giúp nhiều cho việc soạn một bổ từ điển hoàn bị, gồm tất cả mọi từ có trong tiếng Việt .

(còn tiếp)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Aug 3 2009, 02:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thích Nạp Tên Riêng Nước Ngoài

Vấn để tên riêng (địa danh, nhân danh) ngoại quốc, Việt ngữ còn trong tình trạng lộn xộn. Các nước đều có từ của họ cho các tên riêng ngoại quốc. Chẳng hạn sau đây là một số địa danh của bản quốc: Munich; Munchen: Cologne:Kohn; Switzerland: Schweiz; Naples: Napoli; Spain: Espana; Lisbon: Lisboa; Moscow: Mokva . Các từ ấy được cấu tạo theo hai nguyên tắc: một là có dáng dấp ngôn ngữ của mình, tức là theo văn tự và phát âm của mình; hai là các từ ấy nghe na ná như các tên bản quốc, để người ta dễ nhận ra .
Ngoại trừ trướng hợp nhập cảng y nguyên từ ngoại quốc, Việt ngữ chỉ dựa vào Hoa ngữ qua trung gian chữ Hán. Vì người Hoa đọc chữ Hán khác với ta rất nhiều, nên tên riêng của ta phát âm khác với âm gốc đến hai đợt: đợt thứ nhất do người Hoa nhại âm gốc, đợt thứ hai do đọc chữ Hán khác với người Hoa . Chữ Washington người Hoa nhại ra Hua Shêng tun đã hơi khác với giọng ngoại quốc và ghi bằng chữ Hán, đến lượt ta đọc thì thành ra Hoa Thịnh Đốn. Chữ Mo skva (Moscow) người Hoa phiên âm là Mokzu kõ o, trong đó hai vần mo và kõo khá đúng âm gốc, còn vần kzu thêm vào chỉ là để phiên ấm chữ S mà thôi . Rồi ba chữ Hán ghi các ầm nầy được người Việt đọc là Mạc Tư Khoa . Bởi vậy, âm của Việt ngữ thường khác với âm gốc quá xa không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, Afghanistan: A Phu Hãn; Ar gentina: Á Căn Đình; Philippines: Phi Luật Tân; Alsaka: A Lạp Tư Gia; Nicaragua: Ni Gia Lạp Qua; Pakistan: Ba Cơ Tư Thản; Slovakia: Tư Lạc Phạt Khắc; Stalin: Sử Đạt Lâm; Steven: Sử Địch Vặn Trên đầy các chữ “tư” và ỏsửõ dùng để phiên âm chữ S, cũng như người Việt dịch chữ Stalin thành Xít Ta Lin, scandal thành xì căng đan, một điều rất chướng tai gai mắt.
Một trở ngại lớn hơn là Hoa ngữ và Hán tự thiếu một số âm . Có những người thạo tiếng Anh nhưng gặp lúc vội vàng thì nói: “Velly boor” thay vì very poor, hoặc “bay for lice” thay vì pay for rice, “lesbonse” thay vì response; “balade” thay vì parade.
Hán tự và Hoa ngữ không có chữ R (xem Hán việt Tự điển, Đào Duy Anh) phải lấy chữ L thay thế. Chữ T trong Hoa ngữ chuyển sáng Hán ngữ thành Đ . Chữ P trước nguyên âm thiếu trong Hoa ngữ cũng như trong Việt ngữ, chữ B được dùng thay thế. Chữ G trước nguyên âm không có trong Hán tự, nên G và cả C nữa thường được thay bằng GI .
Vì thiếu R nên Roma, Romania, Arabia trở thành La Mã, Lỗ Ma Ni, A Lạp Bá. Vì thiếu P nên Poland, Panama, Persia thành ra Ba Lan, Ba Na Mã, Ba Tư (giọng tự phiên âm chữ S) . Vì thiếu P và R nên Paris thành Ba Lê .
Các âm ca và ga thường được phiên âm là gia . Canada, California, Galilee, Galicia trở thành Gia Nã Đại, Gia Lợi Phúc Ni Á; Gia Lý Lợi; Gia Lý Tây Á. Vì thiếu R và GA nên Hungary, Riga thành Hung Gia Lợi, Lý Gia .
Giọng T trước nguyên âm trong Hoa ngữ đối chiếu với giọng Đ trong Hán tự; Taiwan; Đài Loan; Taipei; Đài Bắc; Typhoon; đại phong; Tycoon: đại quân; Italy: Ý Đại Lợi; Tirana: Địa lạp na (thiếu cả R); Tunis: Đột ni ti (vần ti thay cho chữ S).
Âm S, SI được thay thế bằng ty, tây: Siberia, Sicily, Silesia, Spain, Syria thành Tây Bá Lợi Á (thiếu cả R); Tây tây lý; Tây lợi tây á; Tây Ban Nha; Tây Lợi Á (thiếu cả R)
Các âm trên đây vốn có sẵn trong tiếng ta thỉ cớ sao không dùng khi lập các tên riêng ngoại quốc, thay vì mượn từ của Hoa ngữ qua chữ Hán để nói trại theo người Hoa .
Đương nhiên tiếng ta thiếu âm p đứng trước nguyên âm và nhiều phụ âm kép của các nước, chẳng hạn b, c, d, g, p, t đứng trước L hoặc r. Nhưng đấy không phải là một trở ngại căn bản, vì miệng lưỡi của thường dân trong nước chỉ cần luyện tí chút là phát các âm ấy được.
Vậy xem ra điều hợp lý là trực tiếp áp dụng các âm hiện có trong Việt ngữ và các âm mà người Việt có thể phát được sau khi đã làm quen một thời kỳ. Chỉ trừ những tên có gốc Đông Á và những tên chữ Hán mình đã dùng lâu đời như: Đông Kinh (Tokyo); Tây Tạng (Tibet); Xiêm (Siam); Hàn quốc (Korea); Tân Gia Ba (Singapore); Hy Lạp (Greece, ông tổ là Hel len).

Chỉnh Đốn Văn Tự

Một lý do khác để người Việt hãnh diện về tiếng mẹ đẻ của mình là ở Đông Á văn tự của Việt nam được Âu Tây hoá trước tiên . Việt ngữ (phân biệt với Nho ngữ cũng là ngôn ngữ của VN) bắt đầu có văn tự khi ông Hàn Thuyên sáng chế chữ Nôm . Nhưng thường dân khôngg đọc và viết được chữ Nôm , vì phải biết chữ Nho khá nhiều mới học được chữ Nôm . Đến khi có chữ “quốc ngữ” người ta chỉ học chơi bời vài tháng là đọc và viết được chữ Việt ngữ. Kiến thức thông thường coi như bùng nổ trong dân gian . Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận rằng hệ thống văn tự của Việt ngữ còn hơi thiếu sự nhất quán và có những điểm tương khắc.
Ga và Gi, Ge; Nga và Nge
Chữ g đứng trước nguyên âm có giọng gơ như trong các vần ga, go, gu, gự Nhưng khi đứng chữ i và e thì phải kèm chữ h mới giữ được giợng gơ: ghi, ghệ Vần gi được dành cho giọng dơ (zơ) gì, giá, gió, giun, giữ.. Còn vần ge thì không dùng vào việc gì cả trong Việt ngữ. Các ngôn ngữ Âu Tây dành hai vần gi và ge cho một âm riêng, bổ túc cho chữ j như trong các từ gin, gẹm
Phụ âm kép ng đứng trước nguyên âm có một giọng đặc hữu của Việt ngữ, người ngoài phải tập lâu mới đọc được như nga, ngo, ngu, ngư . Nhưng trước e và i thì phải thêm chữ h, phải viết nghe, nghi, không được viết nge, ngi, mặc dầu viết như vậy thì cũng không đọc khác được.
Xác và Xách; Chệc và Chệch
Trong trường hợp hai chữ c và ch đứng sau nguyên âm, ta phân biệt hai âm: ác và ách; xác và xách; chú chệch và xiên chệch; tíc tắc và cổ tích. Nếu vậy thì phải viết: trí óch thay vì trí óc; gạo thóch thay vì gạo thóc; cỏ mọch thay vì cỏ mọc; ọch ạch thay vì ọc ạch thay vì ọc ạch; con ốch thay vì con ốc; thợ mộch thay vị thợ mộc. Lý do là vì chữ c trong các vần óc, mọc, ốc. mộc như được dùng bấy lâu nay, phat âm y hệt như ch trong các vần xách, chệch, chếch, tích, tịch. Còn các vần ấc và ấch, éc và ếch, óc và óch, úc và úch, nghe ra không khách nhau về phát âm, nên viết đàng nào cũng được.
Ng và Nh sau nguyên âm
Bây giờ ta so sánh hai phụ âm kép là ng và nh đứng cuối vần. Trước hết ta nhận thấy các vần ânh, enh, ơnh, unh, ưnh không dùng trong Việt ngữ vì âm của nó không khác với các vần âng (dâng), eng (xẻng), ơng (đờng hay đờn), ung (rung), ưng (xưng).
Ta cũng nhận thấy ng và nh khi đứng sau chữ a (trừ ă và â) phát âm khác hẳn với nhạu Ví dụ: đang, đanh; tháng, thánh; rảnh rang, lăng lãnh. mạng mạnh.
Một sự kiện nữa cũng đáng chú ý là trong các vần anh, ênh, inh, phần nh đọc đều giống nhau: anh, cành, gánh, hạnh, rãnh, ảnh, bênh, ghềnh, chếnh, lệnh, vểnh, chểnh, xinh, rình, chính, thinh, vĩnh, chỉnh. Vậy thì các vần ong, ông (với bất cứ dấu sắc huyền ngã nặng hoặc không dấu) phải viết là onh, ônh, vì ở đây phần được ghi là ng phát âm như nh . Sau đây là một ít ví dụ: đặnh đừnh, lónh lánh, tổ onh, bonh bónh, conh queo, gồnh gánh, bồnh bềnh, cồng kềnh, chốnh gọnh. Chữ mênh mông tiêu biểu rõ rệt cho tình trạnh bất nhất nầy. Cùng một giọng mà viết khác nhau; đã viết mênh thì tại sao không viết mônh thay vì mông ?
Trên đây ta bàn đến việc sửa đổi một ít điểm trong văn tự. Nếu ta viết: đọch sách, ọch ạch, róch rách thay vì đọc sach, ọc ạch, róc rách; và monh manh, phonh phanh, gồnh gánh, bồnh bềnh, vônh vênh thay vì mong manh, phong phanh, gồng gánh, bồng bềnh, vông vênh, thì cả hệ thống văn tự của ta thêm phần nhất quán hợn
Nhưng việc sửa đổi không phải chỉ tránh được một ít điều bất nhất hoặc phi lý. Nó cũng này sinh những lợi ich đáng kể khác. Những vần óc, ốc, ong, ông bị thay thế như trình bày trên, nhưng không vì thế mà nó trở nên vô dụng.
Vần óc nếu đọc chữ c đúng như trong các vần ác, ấc, úc, ức, nghĩa là đọc O-cơ thì có thể dùng để Việt hoá một số âm ngoại quốc. Chẳng hạn từ tiếng Pháp Bordeaux, remorque, sang tiếng Việt Bọc đô, rờ mọc. Từ tiếng Anh Bangkok, Ne York, sang tiếng Việt Beng cóc, Nu dóc. Vần ốc nếu đọc đúng là O-cơ cũng có một công dụng tương tư: Oakland, Mocha thành Ốc Lân, Mốc Cạ
Một số vùng ở Nghệ Tỉnh Bình có thổ từ trốc là cái đầu. Trong đó có vùng không nói trốc mà lại nói trốoc (cách phiên âm hiện thời). Nếu sửa văn tự thì trốc thành trốch, còn trốc với âm đúng của nó (Ô-cơ) sẽ thay cho trốoc, tránh được vần ôo quá kềnh kàng. Ở Quảng Bình có một địa danh bấy lâu viết là Trốc. Nay chỉ cần viết Tróc là ghi đúng giọng địa phương khỏi cần dùng đến vần oo .
Vần ic (I-cơ) khác với Ích) ít dùng trong tiếng Việt, nhưng âm của nó vẫn thuận cho miệng lưỡi người Việt. Vậy, nên dùng nó trong những trường hợp thích đáng, chẳng hạn: con heo kêu ịc ịc, chữ thịt quay có người nói vội thành ra thịc quay . Vần ic cũng rất hữu ích khi phiên âm ngoại ngữ: Mexique: Méc Xic; Martinique: Mác ti Níc; Zunich: Xuríc.
Vần ong như trong chữ con ong đã được thay thế bằng vần onh . Nếu đọc vần ong đúng theo giọng ng trong các vần ang, âng, eng, êng, ơng, ung, ưng thì ra đng cái giọng mà bấy lâu được ghi là oong, như trong các chữ boong tàu, chuông kêu boong boong . Bây giờ chỉ cần viết bong tàu, bong bong . Tên Hồng Kông là Hương Cảng. Nếu đọc tên ấy theo lối ta thì bấy lâu viết Hồng Kông nhưng đáng lẻ phải viết Hoong Ko ong; nếu sửa văn tự thì chỉ cần viết Hong Hong là được.
Vần ông cũng thế. Nếu đọc đúng ng thì ra cái âm thanh mà bấy lâu được ghi là ôông . Một số địa phương ở Nghệ Tỉnh Bình có những giọng như: chôông gai, đôông đúc, lôông lá, gấy nhôông (vợ chồng). Nếu sửa văn tự thì chỉ viết: chông gai, đông đúc, lông lá, gấy nhông, là ghi đúng giọng địa phương . Còn giọng phổ thông tiêu chuẩn của Việt ngữ thì sẽ viết: chônh gai, đônh đúc, lônh lá, gấy nhônh .

(còn tiếp )



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Aug 3 2009, 02:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Thận Trọng Khi Viết Việt Ngữ

“Gọi sự việc đúng tên của nó” thì tránh được nhiều lẫn lộn, hiểu lầm, rắc rối. Chữ lượng nghĩa là đo lường hay số lượng. Vậy energy là năng lực, không phải là năng lượng; chỉ khi nào muốn nói bao nhiêu energy thì dùng chữ lượng; chẳng hạn: năng lượng lên đến 5 đơn vị. Một trường hợp tương tự là nhiệt lực và nhiệt lượng.
Chữ hộ có nghĩa là giúp; còn hỗ (dấu ngã) là trao đổi, qua lại (mutual) cùng nghĩa với chữ tương; vậy hỗ trợ nghĩa là tương trợ. Hai chữ hộ và hỗ rất dễ lẫn lộn.
Trước đây người Âu Mỹ nói atomic bomb, tiếng Việt là bom nguyên tử. Nhưng hiện tượng nổ ở đây không phải là một quá trình của nguyên tử (atom, gồm hạt nhân và các điện tử xung quanh). Quá trình của nguyên tử thường phát ra tia X hoặc tia Gamma. Còn đây là quá trình của hạt nhân (hạt nhân của nguyên tử tách vỡ thành nhiều mảnh và phát ra rất nhiều năng lực. Dần dà giới truyền thông hiểu thêm tý chút, nên dùng chữ nuclear bomb, là đúng. Vậy ta nên dùng chữ bom hạt nhân thay vì bom nguyên tử.
Cho đến nay danh từ Thiên Chúa Giáo hiện ra khắp trong sách báo và từ điển của Việt Nam và Trung Hoa. Danh từ ấy được dùng để chỉ các giáo phái Tin Lành, nhưng không bao gồm các tôn giáo khác, chẳng hạn Hồi Giáo cũng tin có Thiên Chúa. Có lúc nó được dùng để phân biệt Tin Lành và Công Giáo. Vậy mà trong thế giới không có tôn giáo nào lấy tên là Thiên Chúa Giáo hay Đạo Đức Chúa Trời hay Religion of God cả. Vậy danh từ ấy ở đâu ra? Thưa, khi các vị thừa sai mới đến vùng Đông Á, họ cần tự giới thiệu với dân. Họ biết các dân nầy tin có Đức Chúa Trời, ít ra trong tâm khảm. Vậy, họ tự giới thiệu:”chúng tôi đến đây để giảng Đạo Đức Chúa Trời”. Chỉ có vậy. Đạo Đức Chúa Trời ở đây không phải là tên của tôn giáo. Tên chính thực là; đạo nào tin theo Chúa Jesus ChrIst thì gọi là Kitô giáo, người Tàu gọi là Cơ Đốc giáo. Công Giáo cũng là Ki Tô Giáo, nhưng vì là đạo lớn lao sâu rộng nên gọi là Công Giáo.
Tiện đây cũng nên nhắc đến hai chữ địa phận và giáo phận mà bên Công Giáo và Tin Lành dùng để dịch chữ diocese . Đời xưa chữ này có nghĩa là phần đất, địa hạt dưới quyền một công chức như thống đốc, thị trưởng chẳng hạn. Dần dà vì ảnh hưởng của văn hóa Kitô giáo chữ ấy được dành để chỉ vùng đất dưới quyền một giám mục. Bậy giờ dịch là địa phận thì rất đúng, còn chữ giáo phận chỉ là một chữ mới lạ nhưng không đúng tý nào. Mà có thể bị người ta chế nhạo: Nếu các ông dùng chữ giáo phận, nghĩa là phần đạo, thì tôi có quyền nói: Bên Việt Nam có phần đạo Vinh, phần đạo Thanh Hóa và các phần đạo Phát Diệm, Bùi Chu, tổng phần đạo Hà Nội.
Từ điển là yếu tố quan trọng của ngôn ngữ. Hiện giờ trong các từ điển Việt ngữ cách sắp chữ kể là chưa ổn định. Cách hợp lý là sắp chữ đầu của mỗi từ theo tự mẫu ABC phổ thông khắp thế giới. Đến chữ thứ hai, chữ thứ ba cũng sắp như thế. Như vậy Việt ngữ chỉ còn một vấn đề nhỏ là thứ tự của các nguyên âm. Mỗi nguyên âm có 1 hay 2 hay 3 hình thức. Chữ A có 3 hình thức là a, â, ă. chữ O có 3 hình thức là o, ô, ơ . Chữ E có 2 hình thức là e và ê . Chữ I chỉ có 1 . Thứ tự các hình thức cần được chọn và lưu truyền luôn mãi. Ngoài ra mỗi hình thức nguyên âm có 6 giọng: sắc huyền ngãàVí dụ cơ, cớ, cờ, cỡ, cở, cợ. Một thứ tự duy nhất cần được ấn định cho 6 giọng ấy. Hiện giờ tình trạng rắc rối là các từ điển không hoàn toàn theo tự mẫu ABC, không có thứ tự duy nhất đê sắp các hình thức và các giọng của nguyên âm . Một số cặp như GI, CH, NG, TH chẳng hạn được tách ra khỏi tự mẫu như là một thứ phụ âm riêng và giời đi chỗ khác. Tình trạng sắp chữ như thế xem ra không đem lại lợi ích gì đáng kể, chỉ gây thêm phiền phức cho kẻ dùng từ điển.
Một bài về Việt ngữ cũng nên bàn qua về quốc hiệu và những từ mà các nước dùng để chỉ người Việt. Quốc hiệu của ta thời nay là Việt Nam, các nước không thể đổi khác được, cũng như người ta nói quốc gia Israel hoặc Ítrêu nếu là tiếng Việt, chứ không thể nói quốc gia Judea hay quốc gia Do thái. Nhưng khi lập danh từ hay tính từ có gốc quốc hiệu người ta thường sửa đổi hoặc thêm một tiếp vĩ vào quốc hiệu. Ví dụ Spanish, Indian, Israeli. Trong các tiếp vĩ được dùng như thế có hai cái hàm ý khinh rẻ. Đó là ESE và đặc biệt là ITE; chẳng hạn Yemenite, Annamite (đời xưa). Vần ESE cũng khinh rẻ, chỉ đỡ hơn một tý. Nó được dùng cho nhiều quốc gia: Chinese, Japanese, Bengalese, Senegalese, Sudanese, Vietnamese. Trường hợp Việt nam không có lý do gì phải dùng vần ESE . Trong quốc hiệu của Việt nam chữ Việt là tên của chủng tộc từ bảy ngàn năm; trong Anh ngữ dùng chữ Viet như danh từ hay tính từ là rất đúng và rất thanh nhã. Như vậy trong tiếng Anh người ta có thể nói: Viet refugees, Viet culture, Viet community, the Viets . Chính chúng ta cũng thường nói: Việt tỵ nạn, văn hóa Việt, cộng đồng Việt,người Việt; ít khi nói Việt nam tỵ nạn, văn hóa Việt nam, cộng đồng Việt nam, người Việt nam . Nếu ta thường xuyên dùng chữ Viet trong Anh ngữ thì không bao lâu người Mỹ sẽ quen với danh từ và tính từ Viet và bỏ quên chữ Vietnamese .
Việt ngữ là ngôn ngữ quý báu của dân tộc Việt, đáng cho ta vận dụng cách kính cẩn, chẳng hạn cố viết đúng chính tả, không lộn dấu ngã với dấu hỏi. Ví dụ: nổ lực, chũng tộc thay vì nỗ lực, chủng tộc. Khi có hai nguyên âm đi liền với nhau, thì thói quen lâu đời là đánh dấu ở nguyên âm đi sau . Đó là điều rất hợp lý, vì nguyên âm sau thường át nguyên âm trước về âm thanh . Nếu ta đọc hai vần tu và ấn riêng biệt nhưng sát với nhau thì ra giọng tuấn. Còn đọc hai vần tú và ân tiếp liền với nhau thì không ra giọng tuấn nữa. Dấu nặng để sai chỗ không những sai giọng mà cũng rất chướng mắt; ví dụ: thụân thay vì thuận .

Nhạc Tính Của Việt Ngữ

Hầu hết các ngôn ngữ có vần mạnh vần yếu.Trong Việt ngữ vần nào (từ nào) cũng vang dội, nhưng mỗi vần vang dội cách riêng của nó. Văn viết có 6 dấu (một dấu là bỏ trống) để chỉ 6 giọng trong văn nói. Sáu giọng ấy chia làm hai loại: bằng và trắc. Bằng gồm có bằng thượng (dấu trống) và bằng hạ (dấu huyền). Trắc gồm giọng cao đi lên (dấu sắc), giọng thấp đi lên (dấu hỏi), giọng cao uốn (dấu ngã) và giọng thấp nén (dấu năng).
Rõ ràng Việt ngữ có tư cách âm nhạc, có giọng điệu trầm bổng líu lo . Cuối năm 1975, tôi dự một buổi sinh hoạt tôn giáo với một số linh mục và nữ tu, trong đó hai ngươi đã có cơ hội dự một thánh lễ của người Việt tỵ nạn. Họ nói người Việt không thực sự đọc kinh, họ hát kinh (chant: ngâm kinh).
Tóm Lược

Việt ngữ là bản ghi ký những gì quý báu cao sang mà tổ tiên Việt tộc đã lưu truyền, tức là văn hóa, minh triết, sự khôn ngoan, lối nhìn đời và nhìn vũ trụ cũng như tất cả đạo làm người. Thời nay, kẻ thù đang rình rập đêm ngày, đang chuẩn bị nô lệ hóa con người. Ai chưa bừng tỉnh thì bây giờ là chính lúc. Nó ra công cải biến tâm tình trí não, quan niệm luân thường tôn giáo, bằng các phương pháp tuyên truyền nhồi sọ, giáo dục ở trường, nhất là bằng báo chí truyền thông, điện ảnh; tức là qua ngôn ngữ, đưa vào ngôn ngữ những từ, những câu, những luận điệu có sức quyến rũ, dẫn con người theo con đường đi đến nộ lệ. Vậy, vấn đề cấp thiết là bảo vệ ngôn ngữ khởi sự xâm lăng của kè thù.


Phan Viết Phùng



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tsbm
post Aug 3 2009, 11:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 110
Tham gia từ: 27-March 04
Thành viên thứ: 1.413

Tiền mặt hiện có : 5.902$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE
Ngôn ngữ độc đáo của Việt Nam ở đâu mà ra ? Một số học giả cho rằng Việt ngữ phát xuất từ Mã Lai, hoặc Lào hoặc Cao Miên vì trong Việt ngữ có một số từ giống như từ của các xứ ấy. Nhưng họ không giải đáp được vấn đề: Việt Nam mượn từ của các dân ấy hay là các dân ấy mượn từ của Việt Nam . Hai ba dân tộc đã di động và tiếp xúc với nhau suốt mấy ngàn năm, mà có một số từ giống nhau trong ngôn ngữ, là điều quá tự nhiên, không cho ta biết gì đáng kể về liên hệ gốc nhánh của các ngôn ngữ ấy.


Ngôn ngữ Việt cũng hơi độc đáo thật. Theo tôi nó xuất phát từ Tày-Thái nhưng 90% từ vựng tiếng Việt lại có gốc Hán cổ, trung cổ mới chết. Ngoài ra ngôn ngữ Việt gắn liền với văn hóa Việt. Và văn hóa Việt đủ mạnh để đồng hóa các ông Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp, Tây Nguyên yếu hơn nhiều nên ngôn ngữ không bị pha trộn kiểu tiếng Quảng Đông, PHúc Kiến.

Còn văn hóa Việt ở đâu ra? Nó mang tính bản địa sâu ở lớp dưới làng xã nhưng ở lớp trên ở trung ướng và tỉnh, huyện thì nó tiếp thu 1000 năm văn hóa của TQ và sau trận chiến lịch sử 1427 của Lê Lợi, nó lại tiếp thu tiếp mạnh mẽ hơn, lan xuống cấp làng xã mạnh hơn tạo nên một xã hội mới, và Nam Tiến mạnh mẽ.



--------------------
...More Tears



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 4 2009, 11:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



Tác giả bài viết có lúc mâu thuẫn trong việc áp dụng quy luật đặc biệt trong ngôn ngữ: Trong ngôn ngữ, cái gì dùng nhiều, được đa số dùng thì trở thành đúng, bất kể trước đó là thế nào.

- Tác giả muốn dùng Viet thay cho Vietnamese, với lập luận khi dùng nhiều, dùng lâu thì sẽ thành quen, và người nước ngoài sẽ dùng nó.

- Nhưng lại phê phán những cách dùng từ như "giáo phận" - dù rằng từ này đã được dùng từ lâu, và tất cả mọi người đều đã quen dùng, và trở thành đúng. Việc tác giả dịch nôm giáo phận ra "phần đạo" là rất nực cười.

- Đoạn về Thiên Chúa giáo không chính xác, mang tính suy luận cá nhân chưa đầy đủ.

- Không biết bài viết này có từ bao giờ, và có lẽ là ở hải ngoại, nên mới còn lấy các từ như Hoa Thịnh Đốn, Pha Lê, Lỗ Ma Ni, A Phú Hãn,..., đây là những từ đã sắp chết trong tiếng Việt trong nước.

- Nói đến Đông Kinh, không mấy người Việt Nam biết đến Tokyo, mà chỉ biết đó là tên của Hà Nội thời Lê Sơ; và Tân Gia Ba thì chắc chả mấy ai biết đó là Singapore.

Tác giả có vẻ đã xa lạ với tiếng Việt tại nước Việt Nam rồi.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Chitto: Aug 4 2009, 11:15 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thalassa
post Aug 4 2009, 11:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô.


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 947
Tham gia từ: 19-November 07
Đến từ: The dark side of the Moon
Thành viên thứ: 3.742

Tiền mặt hiện có : 2.677$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Thú thực là tôi chả hiểu tác giả muốn nói cái gì.


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Chitto
post Aug 4 2009, 12:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Sư cọ chùa mốc
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.904
Tham gia từ: 20-August 02
Thành viên thứ: 190



QUOTE(Thalassa @ Aug 4 2009, 11:32 AM)
Thú thực là tôi chả hiểu tác giả muốn nói cái gì.
*




Đúng thế, mà cũng nhận xét luôn là cái nick Quan Huyện này hình như cũng chả biết mình viết cái gì.

Lướt qua các bài nick này đã gửi, thì hình như rặt là Copy & Paste, chẳng viết được cái gì của riêng mình.



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Chitto: Aug 4 2009, 12:19 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Quan Huyện
post Aug 4 2009, 12:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 195
Tham gia từ: 15-April 09
Thành viên thứ: 8.473

Tiền mặt hiện có : 54.695$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Chitto @ Aug 4 2009, 01:17 PM)
QUOTE(Thalassa @ Aug 4 2009, 11:32 AM)
Thú thực là tôi chả hiểu tác giả muốn nói cái gì.
*




Đúng thế, mà cũng nhận xét luôn là cái nick Quan Huyện này hình như cũng chả biết mình viết cái gì.

Lướt qua các bài nick này đã gửi, thì hình như rặt là Copy & Paste, chẳng viết được cái gì của riêng mình.
*



Dạ em còn nhỏ tuổi lắm , nhưng thấy mấy bác trên này kiến thức uyên thâm nên em cố chen vào làng mong học hỏi thêm một chút kiến thức ấy mà .... laugh1.gif

Mong các bác chỉ giáo thêm giùm em ... iswear.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC