Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Câu Chuyện Về Nhận Thức, Có gì khác ngoài những giả thuyết?

NVT2002
post Oct 29 2013, 10:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em xí chỗ ở đây đã, có nhiều cái hay ho sẽ được trình bày sau đây.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 30 2013, 02:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau khi trao đổi với bác Quyzen về vấn đề "không có sự thật hiển nhiên chung cho tất cả mọi người" thì em nhận ra là tất cả các nhận thức của mình đều là chủ quan. Điều này em thấy rất hiển nhiên bởi vì từ xưa đến nay mình vẫn sống trong thế giới "được nhận biết", chứ không phải là thế giới khách quan như đa số mọi người tưởng. Có nghĩa là cái thế giới mà mình vẫn thấy chính là thế giới tinh thần, chứ không phải thế giới vật lý. Cái thế giới vật lý thì nó vận động liên tục, không có bất cứ một thời điểm nào ngừng lại cả, trong khi đó các đối tượng của nhận thức thì lại bắt buộc phải tĩnh tại, vì nó có tĩnh tại thì mình mới nhận thức được. Nói cách khác là thế giới của nhận thức là một thế giới mô hình được xây dựng bởi chính chúng ta. Bất cứ khi nào ta nhận thức về một đối tượng thì đều là một thao tác xây dựng mô hình của đối tượng đó.


Tuy nhiên, trong một lần đọc ở FB của bác Quyzen, em lại thấy có đoạn này:

QUOTE
Quý Nguyễn Đức
April 5 near Ho Chi Minh City
phát hiện ra một điều: "Toàn bộ nền giáo dục và đào tạo của phương Tây đang dạy cho con người ta ngu đi"
287Like ·  · Share
2 people like this.
50 of 87
View previous comments

Mạc Thuỷ Vâng! em đã hiểu!
April 5 at 1:27pm via mobile · Like

Quý Nguyễn Đức theo triết lý của giáo dục phương tây hiện nay thì không quan tâm tới stkq mà chỉ quan tâm tới niềm tin chủ quan của bản thân thôi
April 5 at 1:28pm · Like

Nguyen Thuy Lien Anh Quý ơi, có nguồn/ cơ sở cho nhận định "học viên được dạy rằng: không có sự thật khách quan " không anh?
April 5 at 5:19pm · Like

Quý Nguyễn Đức cái này anh nghe cũng lâu rồi và tổng hợp từ nhiều nguồn.
April 5 at 5:29pm · Like

Quý Nguyễn Đức nếu nói rằng họ được dạy rằng không có sự thật khách quan thì không đùng lắm, đúng hơn là: mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan.
April 5 at 5:30pm · Like



Đọc xong em thấy rất băn khoăn, là bởi vì mình mất bao nhiêu công mới nhận ra được mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan. Nay bác Quyzen lại bảo "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" là sai. Vậy thì có thật là em đã nhận thức sai?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Oct 30 2013, 03:09 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 30 2013, 03:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi gặp bác Quyzen ở HN, em đem chuyện này ra hỏi, thì bác Quyzen có kể một ví dụ minh họa như sau: Có một anh chàng người Tây đến tham gia thi vào lớp của bác Quyzen. Bác liền rải ra một đống thủy tinh vụn và bảo anh ta dẫm lên, đi qua. Sau đó, hỏi xem đống thủy tinh có đáng sợ hay không, thì anh Tây trả lời là: "Trước khi đi qua thì nó đáng sợ, sau khi đi qua thì nó không đáng sợ nữa". Theo quan điểm của anh Tây thì anh ấy chỉ biết đến nhận thức chủ quan của anh ấy thôi.

Lúc mới nghe qua câu chuyện này thì em nghĩ là anh Tây cũng có lý đấy chứ. Anh ta chỉ có thể biết được nhận thức chủ quan của bản thân thôi, chứ có cách nào mà biết được nhận thức của người khác. Điều này cũng giống như việc ta không biết được suy nghĩ của người khác, mà chỉ có thể nghe họ diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ, rồi xây dựng lại mô hình trong đầu óc ta thôi. Tuy nhiên, sau khi phân tích kĩ, thì em lại thấy thế này: mỗi nhận thức của mình thì đều là thao tác xây dựng mô hình và mình không có cách nào biết được mô hình đó có phù hợp với thực tại khách quan hay không. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là: mỗi nhận thức đều chỉ là một giả thiết và giữa các giả thiết mâu thuẫn nhau thì sẽ có cái đúng hơn và có cái sai hơn. Như trường hợp của anh Tây ở trên thì lý luận của anh ta là: Tôi nhận thức về đống thủy tinh lúc trước một khác, lúc sau một khác nhưng nhận thức của tôi lúc nào cũng đúng!

Nếu giả sử lúc anh Tây chưa đi qua đống thủy tinh và có người đến bảo với anh rằng: đống thủy tinh không đáng sợ đâu, thì phản ứng đúng trong trường hợp này của anh Tây phải là: ờ, vì nhận thức của mình chỉ là giả thiết, nên có thể người kia nhận thức phù hợp hơn về đống thủy tinh. Có thể phân tích kĩ hơn như thế này: Anh Tây nghe người khác mô tả lại nhận thức qua ngôn ngữ, và anh ta phát sinh mô hình về nhận thức đó dựa trên ngôn ngữ. Tại thời điểm đó, anh Tây chưa có được nhận thức trực tiếp về đối tượng, nên không thể có nhận thức tương đồng với người kia về đối tượng được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là anh Tây có thể gạt bỏ sự tồn tại của một giả thiết khác đối lập với giả thiết mà anh ta đang có. Thao tác gạt bỏ của anh Tây trong trường hợp này đã khiến anh ta mắc sai lầm. Em có nghe nói về một nguyên lý dao cạo Occam dùng để gạt bỏ những thứ không cần thiết trong nhận thức. Để lúc nào tìm hiểu lại xem có phải chính là trường hợp này không.

Vậy kết luận của em về vấn đề này là: Nếu được dạy rằng "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" thì có lẽ cách hiểu của người học là chưa thấu đáo về điều đó, nên dẫn tới việc ứng dụng sai lầm!

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Oct 30 2013, 03:08 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Oct 30 2013, 09:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(NVT2002 @ Oct 30 2013, 08:05 AM)
Khi gặp bác Quyzen ở HN, em đem chuyện này ra hỏi, thì bác Quyzen có kể một ví dụ minh họa như sau: Có một anh chàng người Tây đến tham gia thi vào lớp của bác Quyzen. Bác liền rải ra một đống thủy tinh vụn và bảo anh ta dẫm lên, đi qua. Sau đó, hỏi xem đống thủy tinh có đáng sợ hay không, thì anh Tây trả lời là: "Trước khi đi qua thì nó đáng sợ, sau khi đi qua thì nó không đáng sợ nữa". Theo quan điểm của anh Tây thì anh ấy chỉ biết đến nhận thức chủ quan của anh ấy thôi.

Lúc mới nghe qua câu chuyện này thì em nghĩ là anh Tây cũng có lý đấy chứ. Anh ta chỉ có thể biết được nhận thức chủ quan của bản thân thôi, chứ có cách nào mà biết được nhận thức của người khác. Điều này cũng giống như việc ta không biết được suy nghĩ của người khác, mà chỉ có thể nghe họ diễn đạt suy nghĩ bằng ngôn ngữ, rồi xây dựng lại mô hình trong đầu óc ta thôi. Tuy nhiên, sau khi phân tích kĩ, thì em lại thấy thế này: mỗi nhận thức của mình thì đều là thao tác xây dựng mô hình và mình không có cách nào biết được mô hình đó có phù hợp với thực tại khách quan hay không. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là: mỗi nhận thức đều chỉ là một giả thiết và giữa các giả thiết mâu thuẫn nhau thì sẽ có cái đúng hơn và có cái sai hơn. Như trường hợp của anh Tây ở trên thì lý luận của anh ta là: Tôi nhận thức về đống thủy tinh lúc trước một khác, lúc sau một khác nhưng nhận thức của tôi lúc nào cũng đúng!

Nếu giả sử lúc anh Tây chưa đi qua đống thủy tinh và có người đến bảo với anh rằng: đống thủy tinh không đáng sợ đâu, thì phản ứng đúng trong trường hợp này của anh Tây phải là: ờ, vì nhận thức của mình chỉ là giả thiết, nên có thể người kia nhận thức phù hợp hơn về đống thủy tinh. Có thể phân tích kĩ hơn như thế này: Anh Tây nghe người khác mô tả lại nhận thức qua ngôn ngữ, và anh ta phát sinh mô hình về nhận thức đó dựa trên ngôn ngữ. Tại thời điểm đó, anh Tây chưa có được nhận thức trực tiếp về đối tượng, nên không thể có nhận thức tương đồng với người kia về đối tượng được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là anh Tây có thể gạt bỏ sự tồn tại của một giả thiết khác đối lập với giả thiết mà anh ta đang có. Thao tác gạt bỏ của anh Tây trong trường hợp này đã khiến anh ta mắc sai lầm. Em có nghe nói về một nguyên lý dao cạo Occam dùng để gạt bỏ những thứ không cần thiết trong nhận thức. Để lúc nào tìm hiểu lại xem có phải chính là trường hợp này không.

Nguyên văn câu chuyện thế này
Sau khi cậu ta đi qua đống miểng chai, em hỏi cậu ta:
- Bạn cảm thấy thế nào trước và sau khi đi qua đống miểng chai này?
Cậu ta trả lời:
- Trước khi đi qua thì thấy sợ, sau khi đi qua thì không thấy sợ nữa
Em hỏi tiếp:
- Vì sao trước khi đi qua thì thấy sợ, còn sau khi đi qua thì không thấy sợ nữa?
Cậu ta trả lời:
- Vì trước khi đi qua, tôi cảm thấy nó nguy hiểm nên sợ. Còn sau khi đi qua, tôi thấy nó không nguy hiểm nên không sợ nữa.
Em hỏi:
- Vậy đóng miểng chai này nguy hiểm hay không nguy hiểm?
Cậu ta trả lời:
- Trước khi đi qua thì tôi cảm thấy nó nguy hiểm, còn sau khi đi qua tôi cảm tháy nó không nguy hiểm.
Em nói:
- Tôi không hỏi cảm nận của bạn, tôi hỏi về đống miểng chai. Nó có nguy hiểm hay không?
Cậu ta trả lời:
- Trước khi tôi đi qua thì nó nguy hiểm, còn sau khi tôi đi qua thì nó không nguy hiểm.
Em hòi tiếp:
- Đó là cảm nhận của bạn phải không?
Câu ta trả lời:
- Phải
Em mới nói:
- Tôi không hỏi cảm nhận của bạn, tôi hỏi về đống miểng chai. Sự thật là đống miểng chai này có nguy hiểm không?
Cậu ta hỏi:
- Sự thật là gì? tôi không có khái niệm về sự thật, tôi không biết sự thật là gì?

QUOTE
Vậy kết luận của em về vấn đề này là: Nếu được dạy rằng: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" thì có lẽ cách hiểu của người học là chưa thấu đáo về điều đó, nên dẫn tới việc ứng dụng sai lầm!
*


Cái này không phải là hiểu sai mà là hiểu đúng nhưng ứng dụng sai.

Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.

Còn nếu có nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> chỉ có nhận thức của mình, không có sự thật nên không cần quan tâm đến sự thật ------> không cần quan tâm đến nhận thức của mình đúng hay sai so với sự thật ------>bảo vệ nhận thức của mình -----> bảo thủ, cố chấp. Đây là ứng dụng sai



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Oct 31 2013, 11:24 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 30 2013, 09:38 PM)
Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.
*



Bác Quý phát triển tiếp nội dung này đi, rất thú vị đấy ạ: làm sao để phát hiện lỗi chủ quan trong khi mọi người ai cũng 'chủ quan' cả? laugh.gif

Ví dụ bạn NVT nghe bác thuyết giảng về "những chiếc máy ảo trong một mạng máy tính" thì 'chủ quan' của bác ảnh hưởng đến nhận thức của bạn ấy thế nào? Luận thuyết của bác dẫn đến sự thật khách quan ra sao? sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Oct 31 2013, 07:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Skywalker @ Oct 31 2013, 04:24 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 30 2013, 09:38 PM)
Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.
*



Bác Quý phát triển tiếp nội dung này đi, rất thú vị đấy ạ: làm sao để phát hiện lỗi chủ quan trong khi mọi người ai cũng 'chủ quan' cả? laugh.gif

Ví dụ bạn NVT nghe bác thuyết giảng về "những chiếc máy ảo trong một mạng máy tính" thì 'chủ quan' của bác ảnh hưởng đến nhận thức của bạn ấy thế nào? Luận thuyết của bác dẫn đến sự thật khách quan ra sao? sp_ike.gif
*


Hiii bác Sky đòi hỏi nhiều quá! thumbdown.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 1 2013, 10:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 30 2013, 09:38 PM)

Cái này không phải là hiểu sai mà là hiểu đúng nhưng ứng dụng sai.

Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.

Còn nếu có nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> chỉ có nhận thức của mình, không có sự thật nên không cần quan tâm đến sự thật ------> không cần quan tâm đến nhận thức của mình đúng hay sai so với sự thật ------>bảo vệ nhận thức của mình -----> bảo thủ, cố chấp. Đây là ứng dụng sai
*



Như vậy chứng tỏ nền giáo dục phương Tây dạy đúng đấy chứ ạ? Dạy đúng nên anh kia mới hiểu đúng.
Còn anh ta ứng dụng sai là tại anh ta, chứ không phải tại nền giáo dục.

Thế thì kết luận nền giáo dục phương Tây làm con người ta ngu đi thì oan quá!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 2 2013, 08:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(NVT2002 @ Nov 1 2013, 03:33 AM)
QUOTE(nguyenducquyzen @ Oct 30 2013, 09:38 PM)

Cái này không phải là hiểu sai mà là hiểu đúng nhưng ứng dụng sai.

Nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> hãy cảnh giác với chính nhận thức của mình và tìm cách làm sao để phát hiện lỗi và khắc phục nhằm làm giảm bớt sự chủ quan trong nhận thức của mình đi. Đây là ứng dụng đúng.

Còn nếu có nhận thức: "mọi nhận thức của chúng ta đều là chủ quan" ----> chỉ có nhận thức của mình, không có sự thật nên không cần quan tâm đến sự thật ------> không cần quan tâm đến nhận thức của mình đúng hay sai so với sự thật ------>bảo vệ nhận thức của mình -----> bảo thủ, cố chấp. Đây là ứng dụng sai
*



Như vậy chứng tỏ nền giáo dục phương Tây dạy đúng đấy chứ ạ? Dạy đúng nên anh kia mới hiểu đúng.
Còn anh ta ứng dụng sai là tại anh ta, chứ không phải tại nền giáo dục.

Thế thì kết luận nền giáo dục phương Tây làm con người ta ngu đi thì oan quá!
*


Hiii bác NVT nhầm rồi, nền giáo dục phương tây dạy con người ta cách ứng đụng như vậy đó luôn đó bác ạ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 2 2013, 12:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Bác Quý am hiểu về 'nền giáo dục phương tây' quá nhỉ! Em nhớ là phát minh về máy tính điện tử và mạng máy tính đều ở phương tây, vậy thì em hỏi "luận thuyết của bác dẫn tới sự thật khách quan ra sao" có gì là nhiều? laugh.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 3 2013, 11:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Skywalker @ Nov 2 2013, 05:09 AM)
Bác Quý am hiểu về 'nền giáo dục phương tây' quá nhỉ! Em nhớ là phát minh về máy tính điện tử và mạng máy tính đều ở phương tây, vậy thì em hỏi "luận thuyết của bác dẫn tới sự thật khách quan ra sao" có gì là nhiều? laugh.gif sp_ike.gif
*


Bác Sky giống với đám đông ghê. Phát minh về máy tính điện tử và mạng máy tính đều ở phương tây thì sao? chả có liên quan gì tới những điều đang thảo luận cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC