Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang « < 3 4 5 

· [ ] ·

 Câu Chuyện Về Nhận Thức, Có gì khác ngoài những giả thuyết?

Phó Thường Nhân
post Nov 20 2013, 06:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Thực ra là tôi với bác ngày càng đi xa dần cái chủ đề, mà NVT muốn đề cập. Nhưng có thể là do bác dẫn đường, rồi tôi hùa theo. Tôi tạm tổng hợp lại thế này. Khởi đầu tôi chỉ muốn trao đổi trong chủ đề, để nói rằng nhận thức không phải là những giả thiết. Nó có phần cứng, có thể tạm gọi là khách quan, cân đo đong đếm được, Nó có phần mềm là phần nhận thức đánh giá của từng cá nhân. Phần nhận thức đánh giá này được « nhồi sọ » bởi điều kiện hoàn cảnh và giáo dục. Khi dùng từ « nhồi sọ » này tôi muốn nói đến một hiện trạng trên toàn thế giới. Chứ không phải là đặc điểm của một thể chế hay chế độ nào. Thậm chí sự « nhồi sọ » trong một thể chế Âu , Mỹ nó còn ghê hơn ở các nước đang phát triển như VN, vẫn được họ coi là « toàn trị ». Trong đó tôi nhấn mạnh tới giáo dục, hiểu rộng ra các hệ thống tôn giáo. Tôi cũng chỉ ra vai trò quyết định của những cơ chế này trong việc hình thánh nhận thức, với lý do là không có nhận thức chung, thì xã hội, và nhà nước không tồn tại.
Điều tôi còn thiếu, chứa đề cập, là từ khía cạnh cá nhân, và có thể cái khía cạnh cá nhân này là điều mà NVT muốn đề cập tới. Nhưng vì NVT cho rằng , (hay giả định) nhận thức là giả thiết, nên tôi phải nói tới cái khung tạo ra cái phần chung của nhận thức cá nhân.
Đến đây thì bác xoay ra đặt vấn đề về việc tôn giáo khác nhau, văn hoá khác nhau ảnh hưởng tới nhận thức cá nhân như thế nào. Trong khi tôi chỉ muốn nói rằng nếu một cá nhân là một thành viên của cộng đồng, thì họ phải có một nhận thức trung được nhồi vào họ một cách có ý thức hay vô ý thức qua nhà nước và tôn giáo trong một quá trình lịch sử với một hệ quả văn hoá. Có thế thôi. Tất nhiên câu hỏi bác đặt ra cũng thú vị, nên tôi trả lời tiếp là người ta có thể làm điều đó thông qua thống kê và xác xuất. Tôi không thể làm điều đó, vì tôi là một cá nhân bình thường, trong khi cái vấn đề bác đặt ra ít nhất phải có một viện xã hội học, hay một đề tài tiến sĩ nhiều năm, ít ra là phải thu thập được thống kê.
Nhưng tôi cũng nói luôn rằng, ngay cả khi mô hình hoá bằng toán như thế, nó cũng chưa chắc đã chính xác, và cái này tôi đã nói ở đâu đó rồi, khi nói rằng toán chỉ là một loại ngôn ngữ. Như vậy có dùng toán, cũng không thoát được những kết luận đối nghịch. Cái nghịch lý của thế giới hiện tại là danh từ « khoa học », được coi là chuẩn của sự khách quan được dùng tràn lan, thực ra không phải thế, nếu áp dụng cho khoa học xã hội. Còn tại sao lại có quá trình này, vì sự phát triển của ký thuật sử lý thông tin, tin học. nó bắt buộc phải lượng hoá để sử lý thông tin bằng máy, và lập kế hoạch.
Lấy ví dụ thời sự luôn. Hiện tại ở VN đang ồn ào việc « 30% cán bộ thừa », luộn chứng khách quan ở đâu. Tôi thách các bác tìm ra được. Các bác có mời ngay cả ông VN vừa được giải toán quốc tế, cũng không thể tìm ra, tại sao lại 30%. Thế tại sao lại có cái 30% mà không phải là 40%, 50% hay 0%. Thực ra cái con tính nó đơn giản thôi. Nó có thể thế này. Đây là giả thiết của tôi.Do ngân sách eo hẹp, bị thủng X tỉ đồng. Nếu bổ đầu ra thì xa thải 30% cán bộ sẽ làm nó cân bằng trở lại. Vậy thì tìm ra được con số 30%. Cũng có thể chỉ là cảm nhận, nếu giảm đi 30% nhân sự thì không ảnh hưởng tới sự hoat động của cơ quan. Ngược lại nó dựa trên một nhận thức mắt thấy tai nghe, được chấp nhận không cần chứng minh. Đó là bộ máy hành chính cồng cềnh, thừa người.
Lấy một ví dụ khác. Toàn bộ chính sách kinh tế ở Pháp đều phụ thuộc vào con số giới hạn thâm hụt ngân sách ở 3%. Tại sao lại 3 mà không phải là 1 là 2 là 5 là 4. Khi truy ra đến tận cùng, thì đó là một con số mà một công chức của bộ tài chính pháp đưa ra, khi nó cần một con số lượng hoá trong luật tài chính ở EU. Như vậy đâu có phải khách quan. Nhưng nó là cái trụ, người ta bám vào để từ đó mà lấy cớ , để justify cho các chính sách về sau. Trong đó có thể có những chính sách, nhân cái cớ 3% ấy để có một cái lợi khác, không liên quan gì tới nó cả. Kiểu treo đầu dê bán thịt chó.
Với hai ví dụ trên, tôi đã đi xa hơn nữa, để chứng minh cái gọi là khách quan của số liệu (ÁP DỤNG CHO KHOA HỌC XÃ HỘI), và nếu các bác thích tìm hiểu, thì nên tìm hiểu những công thức ấy dựa trên cái gì, hậu quả xã hội của nó là gì, ai là người được lợi. Chứ đừng nghĩ rằng nó khách quan.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 20 2013, 08:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 19 2013, 05:38 PM)

@Bac quy,
hì hì. Tất nhiên là cha mẹ tôi sinh ra tôi. Mà tại sao bác lại mớm cho tôi không có cha mẹ, để hỏi ?
*



Bác có thể trả lời khác đi được không? lý do tại sao?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Nov 21 2013, 11:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 20 2013, 06:48 PM)
@Sky,
Thực ra là tôi với bác ngày càng đi xa dần cái chủ đề, mà NVT muốn đề cập. Nhưng có thể là do bác dẫn đường, rồi tôi hùa theo. Tôi tạm tổng hợp lại thế này. Khởi đầu tôi chỉ muốn trao đổi trong chủ đề, để nói rằng nhận thức không phải là những giả thiết. Nó có phần cứng, có thể tạm gọi là khách quan, cân đo đong đếm được, Nó có phần mềm là phần nhận thức đánh giá của từng cá nhân. Phần nhận thức đánh giá này được « nhồi sọ » bởi điều kiện hoàn cảnh và giáo dục. Khi dùng từ « nhồi sọ » này tôi muốn nói đến một hiện trạng trên toàn thế giới. Chứ không phải là đặc điểm của một thể chế hay chế độ nào. Thậm chí sự « nhồi sọ » trong một thể chế Âu , Mỹ nó còn ghê hơn ở các nước đang phát triển như VN, vẫn được họ coi là « toàn trị ». Trong đó tôi nhấn mạnh tới giáo dục, hiểu rộng ra các hệ thống tôn giáo. Tôi cũng chỉ ra vai trò quyết định của những cơ chế này trong việc hình thánh nhận thức, với lý do là không có nhận thức chung, thì xã hội, và nhà nước không tồn tại.
Điều tôi còn thiếu, chứa đề cập, là từ khía cạnh cá nhân, và có thể cái khía cạnh cá nhân này là điều mà NVT muốn đề cập tới. Nhưng vì NVT cho rằng , (hay giả định) nhận thức là giả thiết, nên tôi phải nói tới cái khung tạo ra cái phần chung của nhận thức cá nhân.
Đến đây thì bác xoay ra đặt vấn đề về việc tôn giáo khác nhau, văn hoá khác nhau ảnh hưởng tới nhận thức cá nhân như thế nào. Trong khi tôi chỉ muốn nói rằng nếu một cá nhân là một thành viên của cộng đồng, thì họ phải có một nhận thức trung được nhồi vào họ một cách có ý thức hay vô ý thức qua nhà nước và tôn giáo trong một quá trình lịch sử với một hệ quả văn hoá. Có thế thôi. Tất nhiên câu hỏi bác đặt ra cũng thú vị, nên tôi trả lời tiếp là người ta có thể làm điều đó thông qua thống kê và xác xuất. Tôi không thể làm điều đó, vì tôi là một cá nhân bình thường, trong khi cái vấn đề bác đặt ra ít nhất phải có một viện xã hội học, hay một đề tài tiến sĩ nhiều năm, ít ra là phải thu thập được thống kê.
*



1. Thực tại khách quan và nhận thức chủ quan không tương tác với nhau như phần cứng và phần mềm của cùng một hệ thống! Đúng ra là thế này: nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.. Khi phân chia ra thực tại khách quan và nhận thức chủ quan như vậy thì có cái gọi là đối đãi nhị nguyên Ta - phi Ta (nhận thức chủ biệt).

2. Vì 'nhận thức' là sự phản ánh với rất nhiều kênh thông tin (Phật liệt kê ra 6 căn, 6 nhập) cho nên bác đề cập tới văn hóa, tôn giáo, giáo dục nhồi sọ etc. em thấy chúng không phải là những nhân tố cơ bản tác động tới nhận thức của cá nhân. Chính xác ra thì văn hóa, tôn giáo, giáo dục cũng phải phản ánh trung thực thế giới khách quan ở mức độ nào đó thì mới 'tương thích' và thấm vào nhận thức cá nhân. Lịch sử của khoa học tự nhiên chính là chuyện này với câu nói của Galileo "dù sao Trái Đất vẫn quay" - tức là sự phản kháng của nhận thức đúng đắn (thuyết nhật tâm) đối với sự áp đặt nhồi sọ của Nhà thờ.

3. Toán học là một ngôn ngữ chính của khoa học tự nhiên, và nó đã giúp chúng ta hiểu biết rất tốt về thế giới khách quan, là là một công cụ tuyệt vời của nhận thức.

Em muốn chỉ ra 3 điểm cơ bản như vậy. Thông qua 3 điểm này rồi thì mới Thiền (nhận thức chủ toàn), Chân lý khoa học (nhận thức đúng đắn) được. laugh.gif




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2013, 06:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Bác Quý,
Trả lời khác đi ? vâng, nếu không có cha mẹ tôi thì không có tôi. Như vậy tôi được thừa hưởng cái quỹ di truyền sinh học (genetic) của cha mẹ mình, và qua đó thừa hưởng cái quỹ đó của nội ngoại, tổ tông không kể những di sản nhận thức văn hóa của gia đình nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Nov 24 2013, 10:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 22 2013, 11:54 AM)
@Bác Quý,
Trả lời khác đi ? vâng, nếu không có cha mẹ tôi thì không có tôi. Như vậy tôi được thừa hưởng cái quỹ di truyền sinh học (genetic) của cha mẹ mình, và qua đó thừa hưởng cái quỹ đó của nội ngoại, tổ tông không kể những di sản nhận thức văn hóa của gia đình nữa.
*


Đó không phải là trả lời khác đi bác Phói ạ. Đó là cách diễn đjat khác cho cùng một câu trả lời. Ở đây em nói là trả lời khác đi cơ.
Bác có thẩ trả lời khác đi được không?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jan 16 2014, 07:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Có bác nào thích đàm luận về Vũ trụ nhất thể, âm dương ngũ hành không? Năm mới xem bói để phát triển nhận thức ạ! sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 16 2016, 05:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trở lại vấn đề đầu tiên, tức là ý kiến của bác Quyzen là toàn bộ nền giáo dục phương Tây làm con người ta ngu đi, thì em vẫn thấy thắc mắc. Bởi vì nếu nền giáo dục của họ sai lầm như thế, thì tại sao họ vẫn có rất nhiều công ty thành công, thí dụ như Google, Apple, Facebook...

Rõ ràng là nhân viên ở những chỗ đó phải đoàn kết, tôn trọng ý kiến của người khác chứ đâu phải chỉ biết mỗi nhận thức chủ quan của mình đâu?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post May 4 2016, 08:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bức thư này của bác Quyzen cũng hay, nên em copy vào đây:
QUOTE
Chào bạn
Tôi gửi bạn mail này để chia sẻ với bạn một số vấn đề. Tôi hiểu có lẽ bạn sẽ cảm thấy thất vọng với cuộc gặp vừa rồi. Bởi vì khi bạn tìm đến với tôi, có lẽ trong bạn là một lòng tin là đang tìm đến một người tốt, sẵn sàng giang tay giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, thực tế thì tôi lại không phải là người tốt như bạn nghĩ, có lẽ bạn thất vọng lắm phải không?
Thực sự tôi không muốn làm người tốt bạn ạ. Tôi làm người tốt để làm gì khi vấn đề của bạn không được giải quyết?
Tôi chỉ muốn bạn làm người tốt thôi, không phải tốt với ai cả mà là tốt với chính mình. Bởi vì vấn đề của bạn chỉ được giải quyết khi bạn là một người tốt với chính mình. Nếu bạn tốt với chính mình thì dù tôi không phải là một người tốt, vấn đề của bạn cũng sẽ được giải quyết. Còn nếu bạn không tốt với chính mình thì dù tôi có là một người tốt, vấn đề của bạn vẫn không được giải quyết. Mà tôi thì muốn vấn đề của bạn được giải quyết, chứ không muốn mình làm người tốt trong con mắt của bạn.
Một người tốt với chính mình sẽ không giao phó, không trông chờ, không dựa dẫm vào lòng tốt của người khác dù mình có gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào đi nữa. Họ chỉ tìm đến những người có thể giúp mình giải quyết được vấn đề, chứ họ không tìm đến những người có lòng tốt.
Tôi mong bạn tìm đến tôi như là một người có thể giúp bạn tự giải quyết vấn đề của mình chứ không phải như là tìm đến một người tốt bụng.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang « < 3 4 5
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC