Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Trịnh Công Sơn, cuộc đời và tác phẩm

Hoarkis
post Oct 17 2002, 10:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 225
Tham gia từ: 24-August 02
Thành viên thứ: 243

Tiền mặt hiện có : 726$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



em hòan tòan đồng ý với anh về điểm này ...... sp_ike.gif .nghe TCS thì bổ ích gấp mấy lần đọc sách ấy chứ .... :P


--------------------
Em .....như giọt cà phê
Nhiễu vào hồn ta mỗi tối
Thức trắng một đời ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
FR
post Oct 17 2002, 10:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Unregistered









NH C SĨ TRỊNH CÔNG S N :

"PHẢI BIẾT SỐNG HẾT MÌNH TRONG MỖI SÁT NA CỦA HIỆN T I"


Là nghệ sĩ và là một Phật tử, Trịnh Công Sơn có cách cảm nhận về Phật giáo của riêng mình. Theo cách cảm nhận đó, triết lý đạo Phật đã đi vào thế giới thanh âm và làm nên một trong những nét riêng của "dòng nhạc Trịnh". Nhớ về anh, NS GN xin trích lại những cảm tưởng đối với đạo Phật mà anh đã từng phát biểu.

Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hoá Ðông Tây góp nhặt được, còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.

Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghĩ về Phật giáo như một tôn giáo mang nhiều tính chất hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sốâng hết mình trong mỗi sát na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nằm ngồi. Không làm công việc này mà nghĩ đến công việc khác. Với tôi, đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hàng ngày.

Tôi đang cố gắng quên Phật giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là một thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng được một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi.

Với tôi, Phật giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.

… Tôi không quan niệm tìm đến với Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Ðó là quê hương, là chiếc ngai Phật. Tôi ngồi, Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một cơn lũ dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" mà La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.

Cuối năm 1995, tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Ðó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ : "Gaté Gate. Paragaté. Parasmagaté. Bodhi svaha".

Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.

Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chiùnh bản thân mình.

KHẢI THIÊN (thực hiện)

(Theo Ðạo Phật trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, NSGN số 1, tháng 4-1996).

(Nguyệt-san Giác-Ngộ số 61/2001)



Go to the top of the page
+
Diễm Xưa
post Oct 22 2002, 05:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Unregistered









Phân tích nhạc Trịnh Công Sơn để tìm hiểu về tầm hồn con người họ Trịnh này mới khó làm sao?!

Em nghe nhạc Trịnh từ rất lâu và cứ tự nhiên như thế thôi.
Chẳng hề băn khoăn hay phân tích, chẳng bao giờ tự hỏi là tại sao lại nghe Trịnh?

Em nghe Trịnh đơn giản bởi vì trong mỗi ca từ của Trịnh mang từng mảnh đời phiêu du...

Hãy lắng nghe mà xem trong từng câu chữ hình như đang kể về chính cuộc tình của mình vậy?!



Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 23 2002, 12:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Diễm của những ngày xưa

Trịnh Công Sơn

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.
Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.
Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.
Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.
Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu.
Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Ði để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.
Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm theo hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.
Ðó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.
Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.
Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.
Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.
Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Diễm Xưa
post Oct 24 2002, 04:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Unregistered









Mối tình đầu của nhạc sĩ họ Trịnh này lại là trắc trở giống như biết bao cuộc tình khác trong đời.
Họ Trịnh tương tư nhiều người và cũng để nhiều người con gái đi qua đời mình như thế, chỉ còn lại khúc hát năm xưa là sống mãi với thời gian.

Đọc lại bài viết về Diẽm của Trịnh do bác Milou posted có thể hiểu nhiều điều về cõi linh hồn của nhạc Trịnh lắm.

Họ Trịnh đã từng nói "Cuộc đời là hữu hạn còn tình yêu lại là vô hạn.."
Và như thế thì cho dù những mất mát đi qua thì "ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"! :-X



Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 27 2002, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Unregistered









Điên hết cả người, tìm mp3 cái bài Mưa hồng do Khánh Ly hát mãi mà không thấy. Tìm được hai chỗ có thì một chỗ chắc Server down rồi còn một chỗ thì chả hiểu sao cái Real player của mình không chạy được :'(



Go to the top of the page
+
Lang Tu
post Oct 27 2002, 01:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 127
Tham gia từ: 31-August 02
Thành viên thứ: 308

Tiền mặt hiện có : 627$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ubu có muốn mình gửi Mưa hồng MP3 bằng mail cho không?

???



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
1dc7
post Oct 27 2002, 02:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 138
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 473

Tiền mặt hiện có : 638$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ubu có thể down ở đây:

Khánh Ly - Mưa Hồng

Chú biết tại sao lại là mưa hồng không? sp_ike.gif


--------------------
He did come, he did play...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 27 2002, 05:34 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Unregistered









Cảm ơn bạn Lãng tử và bác 1dc7. sp_ike.gif



Go to the top of the page
+
Diễm Xưa
post Oct 27 2002, 08:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Unregistered









Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết như thế này về nhạc của TCS : « nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯ NG, TÌNH YÊU , và THÂN PHẬN CON NGƯỜI », tưởng không còn có nhận xét nào đầy đủ hơn như thế.

Tình yêu trong nhạc của TCS là những cảm xúc dữ dội, như vết thương mở rộng…
Nếu như trong « Diễm Xưa » ta có thể cảm thấy tiếng hát đứt đoạn của nội tâm về nỗi đau con người trong tình yêu, thấy thêm sự hoang vắng trong tâm hồn thì trong « Mưa Hồng » TCS bị ám ảnh của nỗi buồn trong mưa đến độ nhìn ra cả mầu mưa. Không phải ngẫu nhiên mà Mưa Hồng – màu hồng của máu đào từ trong trái tim. TCS bàng hoàng khi nhìn ra cái chết nằm ngay trong sự sống :

« Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ? »

Nghe Mưa Hồng do Khánh Ly hát như nghe thấy trong từng hạt mưa tiếng kêu đau thương. Giọng hát « ma quái » một thời của KL là dung môi đưa nhạc của TCS đi vào lòng thính giả.



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC