Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

Phó Thường Nhân
post Jan 22 2020, 10:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm qua, nhân có việc phải ở nhà, tôi mới tranh thủ đi tìm cuốn sách của học giả Tsuboi trong đống sách của tôi. Việc này là rất ngại, vì sau khi lôi chúng ra thì phải xếp lại, và xếp lại thì bao giờ cũng .. thừa ra mấy quyển mà không hiểu sao lúc trước mình lại xếp gọn gàng được. Giống như thủa bé, tôi tháo xe đạp ra sửa, lúc lắp lại ..vẫn thừa mấy cái đinh ốc hay bi sắt. Cuối cùng cũng tìm được quyển sách tiếng Pháp (vì tôi có cả bản tiếng Việt nữa). Tôi sẽ làm một cái tóm tắt cách phân tích của tác giả ở đây, vì nó rất thú vị, do học giả là người Nhật, vừa « đồng chủng đồng văn », vừa không có mấy « tiền án tiền sự » trong lịch sử VN hiện đại (trừ thời 1940-1945). Ngẫu nhiên thời Nhật chiếm này cũng là thời có chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim theo Nhật (1943-1945), mà thành quả « nổi tiếng » của nó còn lại là nạn chết đói năm 1945. Gần đây, cũng có người VN sang Nhật làm luận án tiến sĩ về đề tài này với học bổng của Nhật, để thẩm định xem ở VN vẫn nói có 3 triệu người chết đói có đúng không. Tin cuối cùng nhận được, thì không phải là 3 triệu, mà chỉ là mấy trăm ngàn thôi, theo cái luận án này. Hi vọng rằng chuyện này, cũng giúp cho các « chí sĩ yêu nước » có cơ hội phỉ nhổ chính sử để tuyên truyền ngược, để cài cắm cái tư duy « phò nước lạ phương Tây » vào. Tôi chỉ nói ở đây một chi tiết là, sở dĩ Việt Minh có thể huy động quần chúng, bởi vì có chính sách phá kho thóc của Nhật để cứu đói. Lúc đó chính phủ Trần Trọng Kim đã « độc lập » rồi. Hiện cũng có luận án của nghiên cứu sinh VN sang Pháp, với học bổng của Pháp để chứng minh là , thời thuộc địa, Pháp chi trả nhiều hơn cho thuộc địa ở Đông Dương, chứ không phải bóc lột Đông Dương. Vì thế thực dân nó rất tốt, không giống chính sử nói. Hi vọng là « học giả » Khôi Nguyễn lại có thêm bằng chứng nữa để nói rằng VN nên là thuộc địa của Pháp, để ta có thể tiếp tục vinh danh Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu, và các trí thức VN khác kiểu Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Trương Vĩnh Kỹ đã bị chính sử nói xấu vì chỉ vì là « bên không thắng cuộc » như quan niệm của họ. Gần đây, trong cuộc tranh cử tổng thống Pháp gần đây nhất, một ứng cử viên Pháp, ông François Fillon, cũng tuyên bố hùng hồn rằng « xâm lược thuộc địa chính là một cách để tương giao văn hoá ». điều này cũng rất khớp với những người kiểu như Khôi Nguyễn, hay những « chí sĩ » khác nói.
Trở lại với chủ đề. Chính quyền nhà Thanh chỉ đưa quân vào Bắc Kỳ, vào giai đoạn cuối của cuộc xâm lược thuộc địa của thực dân Pháp, lúc mà nhà Nguyễn đã chết lâm sàng, bởi sau khi Tôn Thất Thuyết phát động Cần vương, thì chính quyền nhà Nguyễn còn lại ở Huế chỉ là cái xác chết, mà Pháp giữ lại cho tới năm 1945, để chính danh. Còn cơ cấu của cái « xác chết » này thì phải đến năm 1963 mới tan rữa hoàn toàn, bằng cái chết của anh em Ngô Đình Diệm. Ở ngoài bắc thì cái xác chết này tan rữa sớm hơn, vào năm 1954, chính nhờ vào cải cách ruộng đất.
Nhà Thanh đưa quân vào Lạng sơn không phải là để xâm lược VN, mà để tìm cách hạn chế việc Pháp tiếp cận vào Trung quốc. Quân nhà Thanh đánh nhau với quân Pháp (chứ không đánh quân nhà Nguyễn), và đã đại thắng ở thành Lạng sơn. Nhưng lúc này, Pháp đã quyết định chiếm VN bằng được, nên mặc dù chính phủ của Jules Fery ở Pháp đổ, nghị viện Pháp lại bỏ phiếu tán thành ngân sách chi tiền, tăng viện cho quân Pháp ở Đông Dương. Nhờ có sự tăng viện này, mà Pháp đã có thể dùng tầu chiến đánh phá vùng biển Quảng Đông, Phúc kiến, Đài loan. Trước sự đe doạ của một cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ II này, mà nhà Thanh đã ký hiệp ước Thiên Tân với Pháp. Hiệp ước naỳ không những khẳng định quyền thống trị ở Pháp ở VN, mà còn giúp Pháp thâm nhập TQ. Giúp cho Pháp độc quyền khai thác đường theo sông Hồng vào Vân Nam tới Côn Minh (con đường sắt mà Pháp xây dựng, quản lý, có chủ quyền từ Hà Nội tới Côn Minh xuất xứ từ đây), Pháp cũng có độc quyền thương mại với Quảng tây qua Lạng sơn, đồng thời có một nhượng địa (giống như kiểu Hồng công với Anh) ở Quảng châu văn (là thành phố kiểm soát đường biển vào vịnh bắc bộ từ phía đông bắc, nằm trên bán đảo Hợp phố chĩa vào đảo Hải Nam). Thông qua quản lý biên giới, nhà Thanh cũng cam đoan không để lục địa TQ trở thành nơi ra vào, là căn cứ của người Việt chống Pháp, phải nhận trở lại Lưu Vĩnh Phúc về TQ (dù ông này là quân khởi nghĩa chống chính quyền nhà Thanh). Sự thất bại của nhà Thanh, không bảo đảm được chủ quyền ngay trên nước mình này đã mở đường cho Nhật đánh nhà Thanh ở Triều Tiên mười năm sau (1894-1895), phải nhượng lại Đài Loan cho Nhật.
Sau cách mạng Tân Hợi (1911) ở TQ, nhà Thanh đổ, nhưng hiệp định Pháp-Thanh này vẫn có hiệu lực.
Đến tận năm 1924, khi quốc dân đảng chuẩn bị tiến hành Bắc Phạt (với chính sách « liên Nga liên cộng »), tình hình TQ rối ren, nên việc nhà Thanh cam đoan cấm đoán người Vn yêu nước hoạt động ở TQ trở thành vô hiệu (vì thế Đảng cộng sản Đông Dương mới ra đời ở Quảng Châu-TQ). Còn những chủ quyền khác mà nhà Thanh bị mất, như đường sắt Hà nội- Côn Minh, nhượng điạ ở Quảng châu Văn, thì chính quyền Tưởng đã đổi với thực dân Pháp vào năm 1945. Pháp trả lại chủ quyền cho Tưởng, đổi lại Tưởng rút quân khỏi miền Bắc.
Chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885) này có thể coi như là « tăng hai » của cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840) của liên minh phương Tây đánh nhà Thanh mà Pháp tham gia. Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện này, Pháp đã hưởng lợi ít hơn Anh, nên hậm hực, vì thế trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giành thuộc địa với Anh, Pháp đã quyết tâm chiếm VN bằng được, để có bàn đạp thâm nhập chia xẻ TQ, cho « bằng vai phải lứa » với Anh, điều này đã khiến lịch sử VN khác với lịch sử Thái Lan. Như vậy Pháp xâm lược VN vừa để chiếm thuộc địa, vừa nhằm dùng VN làm bàn đạp vào chia xẻ TQ với các cường quốc phương Tây khác.
Từ khi đổi mới, vào những năm 90, cũng có ý kiến của học giả VN (không phải kiểu Khôi Nguyễn), có giả định rằng, nếu VN mà mở cửa buôn bán với Pháp từ những năm đầu thế kỷ XIX (thời Minh Mạng), thì Pháp sẽ không xâm lược VN, vì Pháp xâm lược do bị cấm buôn bán. Điều này hoàn toàn sai lầm. Pháp quyết định xâm lược VN hay không, chủ yếu phụ thuộc vào cạnh tranh thuộc địa với Anh,mở cửa không thôi không thể chống xâm lược được. Điều này tôi sẽ nói tiếp khi phân tích sâu thêm hai điều mà chính sử VN hiện tại vẫn gán cho nhà Nguyễn , đó là việc « trọng nông ức thương bế quan toả cảng », và nhà Nguyễn hèn nhát không cố kết được lực lượng nhân dân để xem nó có đúng không.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 23 2020, 07:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc đầu tiên là tìm hiểu xem « Trọng nông ức thương, bế quan toả cảng » trong thực tế thời nhà Nguyễn là thế nào. Ở đây có hai vế « Trọng nông ức thương » (chú trọng nông nghiệp, kìm hãm thương nghiệp) và « Bế quan toả cảng » (quan tức là cửa khẩu trên đất liên như kiểu Ải Nam quan, cảng là hải cảng, Bế là bịt, toả là phong toả, bao vây). « Bế quan toả cảng » hiểu theo nghĩa đen là cấm thương mại. Vậy nhà Nguyễn có cấm thương mại không ?

Để tìm hiểu điều này, tôi có mấy tài liệu sau. Một là một quyển sách, rất mỏng, nhưng đầy đủ, tên là « thương mại thời nhà Nguyễn », do nhà xuất bản Đà Nẵng in, vào cỡ năm 1996. Trong quyển sách này, tác giả (xin lỗi là tôi quên mất tên), đã nói đầy đủ từ các dạng đơn vị đo lường thời nhà Nguyễn, tiền tệ, giao thông, đến các thương nhân trúng thầu, họ là ai.. Một quyển khác, mà tôi mua được ở VN gần đây, nói về « thương mại ở Đàng Trong », đây là một luận án tiến sĩ của một học giả người việt ở Pháp, viết bằng tiếng Pháp, và được dịch ra tiếng việt. Tác phẩm này không có tác dụng trực tiếp tìm hiểu thương mại thời nhà Nguyễn, nhưng cho ta biết nguồn gốc tư duy thương mại nhà Nguyễn từ đâu, vì vua Gia Long là hậu duệ của các chúa Nguyễn, chính quyền nhà Nguyễn là sự nối dài của Đàng Trong, mà biểu tượng của nó là Huế vẫn được giữ là thủ đô. Văn minh cung đình nhà Nguyễn là văn minh cung đình Huế của Đàng Trong phát triển thêm. Tất nhiên sau đó là các bộ sử của nhà Nguyễn, tôi có một phần bộ Đại Nam thực lục chính biên, chưa tìm mua được cả bộ. Đại Nam liệt truyện (kể về các anh hùng, liệt sĩ mà nhà Nguyễn tôn vinh), cộng vào các kiến thức lịch sử VN và thế giới mà tôi có.

Trong thực tế, nhà Nguyễn không cấm thương mại, ngược lại thương mại là một bộ phận quan trọng của kinh tế thời nhà Nguyễn. Đặc điểm của nó tương đồng với thương mại có từ thời Đàng Trong, Đàng ngoài, và chính sách của nhà Nguyễn tương đương với chính sách thương mại của chính quyền Mạc Phủ (Shogun) Nhật, trước thời Minh trị. Nó có những đặc điểm sau :

-Nội thương manh mún, vì nền kinh tế là nền kinh tế tiểu nông, tự cấp tự túc. Thị trường nội thương lớn nhất là kinh thành Huế, do nhà Nguyễn phải chuyển tải thóc gạo, vải vóc, các đồ thủ công .. từ ngoài Bắc và miền Nam ra phục vụ cho kinh thành. Vận chuyển chủ yếu bằng đường biển cận bờ. Các thương nhân vận chuyển sẽ được nhà nước trả tiền công, hoặc được trừ vào lao dịch, dịch vụ của triều đình.

-Tiền tệ có 4 loại khác nhau, bao gồm tiền đồng, tiền kẽm, thoi vàng, thoi bạc. Nhưng thị trường tiền tệ không thống nhất. Tiền đồng và tiền kẽm là tiền dùng chủ yếu trong nội thương. Ngược lại vàng và bạc dùng trong ngoại thương. Ta có thể coi tiền đồng và kẽm như là đồng VND hiện tại, còn vàng và bạc giống như Đô la và Euro hiện nay. Tiền đồng và tiền kẽm hoàn toàn được sản xuất ở Bắc Kỳ, nhà Nguyễn giao quyền cho tư nhân đúc tiền. Như vậy trái với thời hiện tại, thời Nguyễn, miền Bắc là « đầu tầu kinh tế ». Vàng , bạc do trao đổi với bên ngoài (ngoại thương) tạo ra. Bạc chủ yếu đến từ Philipine, mà nguồn của nó là các mỏ bạc ở ..Mexico, do Philipine là thuộc địa của Tây ban Nha, tương tự như Mexico. Do thị trường nội thương yếu, lại cách biệt với ngoại thương, nên hầu như không có lạm phạt với tiền đồng, tiền kẽm. Ngược lại có lạm phát với vàng và bạc trong trao đổi với nước ngoài

-Ngoại thương của nhà Nguyễn, hầu như không thay đổi mấy so với thời Đàng trong, xuất khẩu bao gồm gạo, tơ tằm sống (tức là nguyên liệu, chứ không phải là lụa), các đồ thủ công mỹ nghệ, chủ yếu là đồ sứ. Nhập khẩu chủ yếu là các hàng hoá dùng cho quan lại, triều đình.

-Có sự khác nhau giữa ngoại thương với phương Tây và ngoại thương với Trung quốc. Với Trung quốc, Hoa thương là lực lượng chủ đạo trong thương mại thời nhà Nguyễn. Các Hoa thương thường mua thóc gạo, trầm hương mang về TQ, đổi lại họ mang đồ sứ sang. Sứ (porcelaine) TQ vốn nổi tiếng, những đồ này lại được VN xuất cho phương Tây. Hoa thương cũng được tổ chức khai mỏ, buôn bán rộng rãi.
Ngược lại thương nhân phương Tây chỉ được vào buôn bán ở cửa biển Đà nẵng, và nhà nước giữ độc quyền việc buôn bán này. Đồ nhập khẩu là các loại vải vóc, vũ khí (như lưu huỳnh dùng để chế thuốc nổ).
Tình trạng ngoại thương ở VN giống tình trạng ngoại thương ở Xiêm La, trong đó Hoa kiều chiếm phần thượng phong. Ta có thể coi ĐNA (ngay cả Indonesia) nằm trong một khu vực thương mại chung với TQ, như một dạng FTA thô sơ. Trong đó thương nhân TQ mang tới bán đồ sứ, lụa, vải vóc, ngược lại họ nhập thóc gạo, hương liệu (trầm hương, hồ tiêu, sản vật nhiệt đới). Có nhiều trường hợp họ chỉ mua chứ không xuất, ví dụ với Xiêm La, nhưng ngôi chùa Hoa ở Băng cốc, nhiều khi được xây bằng gạch ngói, tượng mà thương nhân Hoa kiều mang sang, mục đích đầu tiên là để thuyền không tròng trành lúc đi, đổi lại họ mua sản vật nông nghiệp về TQ.
Không chỉ có Hoa thương mới như vậy, mà thực dân Pháp thời đầu cũng vậy. Nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Sài gòn, gạch xây là gạch sản xuất ở Tu lông (Toulon, Pháp) mang sang, ngược lại tầu Pháp mang gạo về.

-Nhà Nguyễn cũng có đội tầu buôn nhà nước, vào thời điểm cao nhất (thời Minh Mạng) có khoảng 8,9 chiếc, đóng vỏ sắt (được gọi là tầu đồng) để sang Tân Gia Ba (Singapore), Jakarta , buôn bán. Cao Bá Quát, khi bị nhà Nguyễn « kiểm điểm », cũng đã từng phải làm lính thú, đi phục vụ trên một con tầu kiểu này sang Jakarta, ông có viết một số bài thơ về về chuyến đi này. Tôi đã từng nói ở trong langven.

Như vậy « bế quan toả cảng » thực chất là quản lý thương mại với phương Tây, chứ không phải là cấm thương mại như cái tên của nó, dịch đúng nghĩa mà ra. Như vậy là « chính sử lừa dối », để ta có thể hô hoán lên, như lề trái vẫn hay làm ?? Không phải, thực ra nó chỉ là một cụm từ để chỉ đúng những điều tôi nói ở trên, và xuất phát từ Trung Quốc có từ thời nhà Minh. Ở TQ, nó đúng như nghĩa đen thật, nhưng họ chỉ cấm với phương Tây. Chính vì thế mà Hoa thương mới mang đồ sang ta, và từ đó xuất tiếp sang phương Tây. Khi chính sách này vào Nhật bản, thì chính quyền Mạc phủ (shogun) đã biến báo đi. Nó chỉ còn là quản lý thương mại, chứ không phải là cấm hoàn toàn. Chính sách của Nhật và nhà Nguyễn rất giống nhau. Từ việc hạn chế một cảng duy nhất, tới cấm tư nhân quan hệ với phương Tây, rồi lập đội tầu nhà nước đi buôn. Điều duy nhất Nhật khác VN là ở Nhật không có Hoa thương. Tất cả các loại chính sách này, có một cái tên chung là « Bế quan, toả cảng ».
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 23 2020, 10:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tựu chung lại có hai loại « bế quan toả cảng ». Khởi điểm đầu tiên đó là chính sách của nhà Minh. Vào giai đoạn cuối của triều đại này, nhà Minh khủng hoảng, suy yếu và chính sách làm sống lại con đường tơ lụa không thành (qua những chuyến đi biển của Trịnh Hoà, qua ĐNA đến tận bờ biển Đông Phi), do nhà Minh không tìm được một mô hình kinh tế thương mại để nuôi sống nó, mà chỉ mất tiền oan. Không kể thời cuối triều đại này, cướp biển Nhật bản (được gọi là người Wa) liên tục tấn công vào vùng biển từ Thượng hải đến Sơn Đông, khiến nhà Minh rồi nhà Thanh cho ra đời chính sách này.
Loại thứ hai, được áp dụng ở Nhật bản và Nhà Nguyễn là nhằm vào vấn đề an ninh, do phương Tây đe doạ. Trong trường hợp này thì chỉ có kiểm soát quan hệ với phương Tây. Sở dĩ Nhật và VN có chính sách giống nhau, là bởi mối đe doạ giống nhau. Cả hai bên đều nhằm hạn chế sự lợi dụng Thiên chúa giáo xâm nhập lật đổ. Trong trường hợp của Nhật là nhằm vào Bồ đào Nha và Tây ban Nha, ngược lại nhà Nguyễn nhằm vào Pháp. Pháp, Bồ, Tây ban Nha đều là những nước theo thiên chúa cơ đốc giáo (catholics), và đều dùng chiêu trò này để xâm lược. Ngược lại Anh, Hà lan vì theo đạo tin lành nên lại dùng chính sách « tự do thương mại » để xâm lược, mà điển hình là chiến tranh thuốc phiện với nhà Thanh (1840). Cuộc chiến tranh này nhằm bảo đảm việc buôn thuốc phiện tự do vào TQ. Hệ quả của cuộc chiến tranh này rất lớn với tất cả vùng Đông Á (Nhật, Triều Tiên, TQ, VN). Ta có thể coi cuộc chiến tranh này như khởi đầu của việc xâm lược thuộc địa ở đây (thay bằng việc cưỡng bức thương mại). Tất cả các nước kể trên đều có chính sách nhằm chống lại điều này, nhưng chỉ có ở Nhật là thành công.
Việc thương nhân người Hoa phổ biến ở khắp vùng ĐNA là hệ quả của những điều kiện sau :
- Từ thế kỷ thứ IV đã có thương mại trên biển từ Ấn độ tới TQ, cũng theo con đường này mà Đạo Phật đi vào ĐNA (đúng với cả VN, dù hiện tại đạo Phật ở VN , Nhật, TQ, Triều Tiên giống nhau).
- Các chuyến đi của Trịnh Hoà thời Minh cập nhật thông tin con đường đi từ Quảng Châu xuống ĐNA. Thích Đại Sán, một thiền sư thời nhà Thanh vào Đàng Trong, có để lại quyển « Hải ngoại ký sự » viết về Đàng Trong là đi theo thuyền buôn thời này. Nhưng trang đầu tiên của quyển ký sự (quyển này tôi cũng mua ở VN năm 2019) mô tả rất sinh động chuyến đi biển thế nào.
- Từ thời nhà Thanh, nếu TQ vẫn cấm thông thương trực tiếp từ đất TQ với phương Tây, thì Hoa thương có thể xuống ĐNA thiết lập quan hệ thương mại.
- Cho tới cách mạng tân hợi 1911, với sự thành lập Trung hoa Dân quốc, người Trung quốc không có khái niệm dân tộc như tôi đã nói ở trên, vì thế không có phản ứng từ các nước ĐNA với Hoa Thương, ngay cả khi họ định cư lại. Ví dụ, ở Xiêm La (Thái lan hiện nay), những phản ứng kiểu « dân tộc » của chính quyền Xiêm La với Hoa kiều là sau khi Trung Hoa dân quốc ra đời, đặt ra quốc tịch TQ vào những năm 20,30 của thế kỷ XX.
Như vậy việc Hoa Thương đóng vai trò chủ yếu trong thương mại thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX, nếu nó nói lên sự yếu kém của người Việt trong thương mại thời này, thì điều này không phải là do nhà Nguyễn « thần phục » nhà Thanh mà ra (tôi để chữ thần phục trong nguặc kép, để muốn nói nó không có thật), đây là tình trạng chung của ĐNA, dù là nước theo Nho giáo như VN, theo Phật giáo như Thái, hay Hồi giáo như Indonesia.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 28 2020, 06:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đầu xuân, khai bút bằng viết tiếp chủ đề này.
Hiện nay, nhưng ai chơi đồ cổ, hay nghiên cứu về đồ cổ, đều biết rằng thời nhà Nguyễn có một loại đồ sứ được gọi là « hậu ký » (tức là ký tên vào sau khi sản xuất), những đồ sứ này được sản xuất ở TQ, nhưng theo mẫu mã yêu cầu của tầng lớp giầu có ở Huế (quan lại, hoàng tộc), và sau đó lại gắn mác « sản xuất ở VN » vào. Câu chuyện cũng giống như « Khai Silk » gần đây. Mặc dù vậy, đồ sứ cũng là một sản phẩm xuất khẩu của nhà Nguyễn, với mầu xanh đặc trưng, được người Pháp gọi là « Blue de Hue » (sứ mầu xanh Huế). Những đồ sứ Huế này, hiện còn tìm thấy ở Nhật bản, và được người Nhật coi như sứ TQ. Tại sao đồ sứ Huế lại tìm thấy ở Nhật, trong khi toàn bộ Đông Á (TQ, VN, Nhật) đều ở trong tình trạng « bế quan toả cảng » ?
Để trả lời câu hỏi này, thì phải tìm hiểu xem các nước phương Tây (Pháp, Anh, Hà lan, Bồ, Tây ban Nha) thương mại ở Đông Á, Đông Nam Á theo mô hình nào, và từ đó thấy sự thách thức từ đó dẫn tới « bế quan toả cảng ».
Bắt đầu từ thế kỷ XVI, khi người Bồ tìm được đường biển đi vòng qua mũi Hảo vọng ở châu Phi vào Ấn độ dương rồi ĐNA, Thái bình Dương, thì cách thức thương mại, quan hệ thương mại phương Tây này bắt đầu ảnh hưởng tới lịch sử châu Á. Một con đường thứ hai nữa là của người Tây ban Nha, sử dụng các dòng biển nóng, đi từ Mexico (lúc này là thuộc địa Tây ban Nha) sang. Chính vì thế mà mới có súng hoả mai Bồ, và bạc trắng Mexico. « Đồng bạc trắng hoa xoè », mà nhiều người còn có thể tìm được (rất hiếm hoi bây giờ) ở trên vùng người Hmông, mà ta vẫn dùng để đánh gió lúc cảm cúm, chính là bạc Mexico ra.
Trái với các chuyến đi của Trịnh Hoà, thời nhà Minh TQ, đi thám hiểm, đồng thời tìm cách buôn bán bằng trao đổi hàng hoá thông qua quan niệm « cống vật », theo đó người bản địa « cống » sản phẩm nông nghiệp bản địa, ngược lại TQ « lại quả » đồ sứ, trà, trao đổi hiện vật thô sơ. Phương Tây không thương mại kiểu này. Cách thương mại của phương Tây là « thương mại ăn cướp », « cưỡng bức thương mại ». Thương mại của phương Tây với châu Á bắt đầu từ nhu cầu nội địa của họ. Vì nhu cầu này có từ trước, đó là tơ lụa, gia vị, trà.. sau có thêm đồ sứ TQ. Những sản phẩm này, sau thế kỷ thứ X, là độc quyền của các đế chế Hồi giáo ở Trung Đông, vì thương mại đi theo con đường tơ lụa trên đất liền là chủ yếu, thông qua vùng Trung Á, Tây Á, trước khi Bồ đào Nha tìm được đường biển.
Nên để ý là những sản phẩm này là những sản phẩm để được lâu, bảo quan « vô thời hạn », vì vấn đề giao thông thời đó rất lâu,mất cả năm cho một chuyến đi, không thể trao đổi những sản phẩm dễ hỏng được. Có nhưng sản phẩm như gia vị (hồ tiêu, ngũ vị hương, ..) thì số lượng sử dụng rất nhỏ (không ai ướp thịt mà cho cả ki lô hạt tiêu vào), nhưng giá thành lại cao. Vào thế kỷ XVI, giá trị một gam hạt tiêu tương đương với một gam vàng.
Ngoài giá trị sử dụng, các loại hàng này, đặc biệt là hương liệu, lại có giá trị đầu cơ, vì lúc này ở Hà lan đã bắt đầu hình thành chế độ tư bản. Để hiểu việc đầu cơ này, ta có thể coi nó tương đương như vấn đề « buôn lậu gỗ xưa đỏ » ở VN ngày nay. Người ta buôn gỗ xưa vì giá trị đồn thổi của nó, nhưng người mua không nhằm vào mục đích tiêu dùng, mà coi nó như một thứ sản phẩm có giá trị tích luỹ tiền, để đầu cơ bán lại với giá cao hơn, từ đó tạo thành các « bong bóng tiền tệ ». Gần đây nữa có một sản phẩm nữa là « con trùng Tây tạng », được coi là rất bổ, cũng thuộc loại này.
Như vậy khi phương Tây lập các công ty « Đông Ấn độ » để buôn bán với Đông Á, ĐNA, thì họ đã bước vào kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa, thương mại nhằm mục đích tài chính(đầu cơ, tích luỹ tư bản), tìm thị trường tiêu thụ hàng, chứ không phải là trao đổi hàng hoá kiểu phong kiến, vẫn được gọi là « triều cống ».
Có 3 cách « thương mại » kiểu này, thời đó.
1- Mua hàng hoá. 2- Thương mại tay ba. 3- Trấn cửa thuế quan
Các tầu buôn phương Tây trong thực tế không khác tầu chiến, chúng đều được trang bị đại bác, có hoa lực mạnh. Sự khác nhau giữa tầu chiến và tầu buôn chỉ là tầu buôn có số lượng súng ít hơn.Vì thế, lấy ví dụ Hà lan, hai con tầu đầu tiên của Hà lan sang Jakarta ngày nay « buôn bán », thì việc đầu tiên là nổ súng, chiếm đất đặt thương điếm (nơi đã có chợ sẵn), rồi ép thương nhân bản địa bán hương liệu cho họ. Người Bồ khi lập thương điếm ở Malacca cũng vậy. Nhưng không chỉ thế, người Bồ còn lợi dụng vị thế địa lý của nó để bắt tất cả các thuyền buôn bản địa phải trả thuế khi đi qua. Cách của người Hà lan chính là « mua hàng hoá », cách của người Bồ là « trấn cửa thuế quan ». Người Hà lan cũng làm như vậy với chúa Nguyễn. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tầu buôn Hà lan đã vào Đà nẵng đe doạ chúa Nguyễn đòi thông thương, nhưng hải quân của chúa Nguyễn, dù chỉ có thuyền nhẹ, cũng đuổi nó đi được. Còn thương mại tay ba, là do mua ở nước này, bán đồ ở nước kia, do khả năng hàng hải của các tầu buôn phương Tây này lớn hơn các tầu buôn bản địa, có thể vượt biển xa. Tầu buôn phương Tây thường sang Nhật mua bạc, đổi lại bằng đồ sứ họ mua ở VN, rồi ăn chênh lệch. Vì thế đồ sứ nhà Nguyễn xuất hiện ở Nhật là vì vậy.
Không phải Mạc phủ (Nhật) , nhà Nguyễn (VN) không nhận ra điều này. Vì thế khi Mạc phủ đóng được tầu lớn, thì Nhật « bế quan toả cảng » để nhà nước độc chiếm thương mại. Tương tự như vậy, sau này,muộn hơn Nhật rất nhiều thời Minh Mạng nhà Nguyễn cũng làm như vậy, khi thời này VN đóng được « tầu đồng », như tôi nói ở trên.
Do các nước ở châu Á tương đối mạnh, nên mới không xẩy ra tình trạng « thương mại tay ba » như ở Đại Tây Dương. Ở đây, tầu buôn phương Tây mang hạt thuỷ tinh lấp lánh vào Tây Phi, súng hoả mai .. rồi bán đổi lấy nô lệ. Nô lệ này được mang sang các đảo Ca ra íp bê ở châu Mỹ bán cho chủ nô cũng là người da trắng thực dân ở đây, để làm nô lệ trong các đồn điền trồng mía, sản xuất đường, rồi đường lại được mang về châu Âu.
Nô lệ ở châu Phi có được là do các bộ tộc châu phi đánh nhau mà ra. Và bộ tộc nào khôn khéo mua được súng hoả mai của các tầu buôn phương Tây thì tất nhiên là có thế thượng phong so với các bộ tộc khác, tù binh bắt được, được bán cho thương nhân phương Tây. Nhiều thành phố ở châu Âu, giầu có lên là vì buôn bán nô lệ. Ví dụ thành phố Bóc đô (Bordeaux) ở Pháp. Tất nhiên nhưng điều này không được trưng ra.
Nếu ở Đông Á không có buôn bán nô lệ, thì thương mại ở đây cũng không khác lắm về độ man rợ,khi thuốc phiện được Anh bán vào TQ. Đây chính là nội dung của cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840) giữa nhà Thanh và liên quân phương Tây (Anh, Pháp, ..). Chiến tranh này xẩy ra vì nhà Thanh cấm buôn thuốc phiện, và các ,nước phương Tây đánh nhà Thanh vì « tự do thương mại ». Cái mô hình của nó là như sau. Anh sản xuất thuốc phiện ở Ấn độ (bấy giờ đã là thuộc địa Anh), mang vào TQ bán, đổi lấy bạc. Rồi dùng bạc mua trà, đồ sứ, ..Sau này khi Anh đã lấy trộm được hạt chè, tự sản xuất được, biết được cách làm đồ sứ, .. thì nhà Thanh « chảy máu tiền tệ », vì thuốc phiện gây nghiện, khiến « hàng hoá » này không thể không nhập, nhu cầu vĩnh cữu, không kể làm băng hoại xã hội.
Chế độ thực dân Pháp ở VN cũng độc quyền buôn thuốc phiện, rượu và muối. Từ tiền thuế thu được ở đây mà Pháp xây dựng nhưng công trình còn lại ngày nay ở VN. Thuốc phiện chỉ bị cấm từ sau mồng 2 tháng 9 1945. Và chính phủ bù nhìn của Pháp lập ra vào năm 1948, tiền thân các chế độ Diệm, Thiệu ở miền Nam sau này, cũng không dám lập lại các thứ buôn bán này, vì nó quá nhục nhã.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 5 2020, 10:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ viết tiếp một số điều về những quan niệm của chính sử về nhà Nguyễn, câu chuyện có thể hơi lạc đề so với cái tên của nó cũng như về vấn đề chữ viết. Sở dĩ như vậy, là để mọi người có thể thấy rõ thêm tình trạng nhà Nguyễn vào thời điểm này, xem chính sử có sai không cũng như ta có thể quy lịch sử VN thành dạng « nên theo thực dân », « công lao thực dân » như ông Khôi Nguyễn nào đó nói không. Vì điều này cũng có tính cập nhật trong quan hệ VN-Mỹ, VN-TQ.
Cuối cùng tôi sẽ lạc đề tiếp để nói về quyển sách của học giả Nhật Tsuboi, nó thú vị, vì đây là một học giả nước ngoài không có tiền án tiền sự với VN kiểu như Pháp, Mỹ (thực ra có một tý). Nhật cũng là một nước Nho giáo, đồng chủng đồng văn với VN, và đặc biệt họ cải cách thắng lợi với cải cách Minh trị (1868).
Ở trên có thể coi như tạm xong vấn đề « bế quan toả cảng ». Nếu so những điều tôi viết ở đây, từ những tài liệu lịch sử tôi thu thập, thì có thể nhận thấy là chính sử, hiện được dạy trong chương trình phổ thông không có sai. Khi tìm hiểu thêm, thì ta có thể hiểu rõ xem trong thực tế « bế quan toả cảng » thực chất là thế nào. Ta cũng thấy rõ thêm những vấn đề của thương mại hồi đó đặt ra không chỉ với VN mà với toàn vùng Đông Á, ĐNA. Thấy những chính sách của nhà Nguyễn, và có cảm nhận « thông cảm » hơn với những khó khăn phải đối đầu của triều đại này. Tức là bức tranh mà chính sử dậy ở phổ thông có độ sâu hơn, có sáng có tối, có « không gian 3 chiều », tất nhiên không thể đòi hỏi mang tất cả những điều này vào sách sử phổ thông.
Ở trên tôi có nói quan hệ thương mại với phương Tây ảnh hưởng rất lớn tới các nước trong vùng, đặc biệt là VN. Khi tìm hiểu lịch sử VN, tôi luôn đặt nó trong một mối quan hệ với các nước trong vùng, lịch sử vùng (lịch sử ĐNA, lịch sử Đông á), vì chúng đều có liên quan thông qua các quan hệ kinh tế. Các triều đại VN không chỉ sống với TQ, đối phó với các triều đại TQ mà còn chịu tác động quan hệ với các nước trong vùng, đặc biệt về kinh tế. Ví dụ. Việc vương quốc Cham pa, bị Đại việt hấp thụ, không chỉ đơn giản là Đại Việt quá mạnh tiêu diệt được Cham pa, mà nó còn có một phần thực tế là kinh tế Đại Việt ít phụ thuộc vào ngoại thương bên ngoài (do có đồng bằng Bắc Bộ), điều ngược lại với Cham pa. Các tiểu quốc Cham pa tồn tại từ thế kỷ thứ 4, khi VN còn là Giao chỉ vẫn nội thuộc vào TQ. Các vương triều này ra đời được, tồn tại được do văn hoá Ấn độ cấu trúc nó, dựa trên cái đế kinh tế là con đường thương mại từ Ấn độ sang TQ. Nhưng tới thời nhà Minh (thế kỷ 15) thì con đường này suy tàn do chính sách « bế quan toả cảng » của nhà Minh tôi nói ở trên. Cham Pa sống chủ yếu dựa vào con đường thương mại này, nên đã chết lâm sàng, khiến khi Lê Lợi sau khi kháng chiến chống nhà Minh thắng lợi đã có thể đánh bại Cham Pa dễ dàng, khiến vương quốc này không còn là mối đe doạ với Đại Việt từ phương Nam.
Quan hệ thương mại ĐNA,phương Tây cũng là cứu cánh của chúa Nguyễn về sau. Nhờ có thuế thu từ thương mại ngoại thương mà Đàng Trong đủ sức chống lại Đàng Ngoài, mặc dù đất đai quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng các chúa Nguyễn cũng chết vì điều này, vì khi thương mại suy xụp (thời khởi nghĩa Tây Sơn) thì đổ ngay tức khắc. Nếu so Đàng Trong với Đàng ngoài, thì chính sách thuế khoá của chúa Nguyễn nặng hơn rất nhiều, cộng với việc các đồng bằng miền Trung quá nhỏ, khiến người Việt cứ lần hồi kéo vào khai khẩn đất Nam Bộ, vì họ muốn trốn chính sách thuế khoá nặng nề của chúa Nguyễn, và là vì cư dân nông nghiệp họ cần đất để trồng trọt , để trồng lúa. Nếu đế quốc Phù Nam không sụp đổ, thì họ đã trở thành cư dân Phù Nam. Như vậy công cuộc « Nam tiến », không phải là một chính sách có hệ thống, có tính toán của các chúa Nguyễn mà phần lớn là nhà chúa « đi sau, nhằm đánh thuế thu thuế cho mình ». Công cuộc « Nam tiến » thường được các học giả miền Nam cũ nói năng ồn ào để thoả mãn tâm lý « dân tộc rởm » được Pháp bú mớm cho từ thời thuộc địa thực ra có hai động lực và một điều kiện. Động lực lớn nhất là dân nghèo đi khẩn hoang để trốn thuế, việc này làm được vì có điều kiện là các nhà nước tồn tại ở vùng đất này như Cham pa, Phù Nam đang ở vào dạng tan rã, không quản lý được thành đất tự do, rồi sau cùng mới là sự lợi dụng của chúa Nguyễn đặt ách hành chính để thu thuế. Những điều này giải thích tại sao đất đai của chúa Nguyễn cứ dịch vào trong Nam bộ, đi xa cả hàng trăm cây số (gần tới số nghìn) theo chiều Bắc-Nam, nhưng vùng đất Tây nguyên, như ngọn núi sau nhà cách có mấy chục cây, thì lại không lên.
Khi quân nhà Trịnh đánh vào Phú Xuân (Huế), học giả Lê Quý Đôn có đi theo, và ông rất ngạc nhiên về sự xa hoa của triều đình chúa Nguyễn, dồng thời cũng ngạc nhiên về chế độ thuế hà khắc ở Đàng trong. Sự xa hoa này sở dĩ có được vì quan hệ thương mại với bên ngoài có được các sản phẩm ngoại quốc, còn chế độ thuế hà khắc là để có lực cự với Đàng Ngoài và để trao đổi thương mại.
Câu chuyện này sẽ dẫn tới điều tôi muốn nói tiếp, đó là chính sách « Trọng nông ức thương » của nhà Nguyễn.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 12 2020, 12:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì nhà Nguyễn là một chế độ theo đạo Nho. Đạo Nho cấu trúc xã hội thành 4 loại người « Sĩ, Nông, Công, Thương ». Trong đó « dĩ nông vi bản » (lấy nông nghiệp là gốc), nên được coi là có chính sách « trọng nông, ức thương » (coi trọng nông nghiệp, hạn chế thương nghiệp). Chính sách này, được chính sử coi là một trong những yếu điểm khiến nhà Nguyễn lạc hậu, cổ hủ, vì thế không thể chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Điều này không phải là không có cơ sở, nhưng nếu ta tìm hiểu rộng rãi ra, tức là xem cuộc xâm lược thuộc địa này trên toàn thế giới, rồi sau đó xem những nước nào thoát được ách thực dân, ở Đông Á có hai nước đó là Thái lan và Nhật bản, từ việc so sách tình hình các nước với nhau ta sẽ nhìn sự việc rõ ràng hơn.
Điều đầu tiên đập vào mắt ta, đó là ngay cả những nước có truyền thống thương mại, ví dụ ở Bắc Phi và Tây Á, những nước này vẫn bị xâm lược và biến thành thuộc địa. Lấy ví dụ An giê ri, Pháp đã xâm lược từ năm 1830, với cái cớ là đại sứ của mình bị vua An giê ri tát cho một cái bằng cái quạt xếp. Còn lý do bị tát là vì Pháp đã không chịu trả tiền mua lúa mỳ của nước này. Như vậy rõ ràng là có thương mại, không có vấn đề « trọng nông, ức thương » ở đây, nhưng thương mại dẫn tới xâm lược. (trong trường hợp này là quỵt tiền)
Như vậy mẫu số chung cho nhưng nước đồng cảnh như nhà Nguyễn trong thế giới thứ ba, bị xâm lược không hoàn toàn bởi do không có thương nghiệp, mà là bản chất của cái thường nghiệp đó thế nào, vì thương nghiệp có thể làm cho đất nước mạnh lên, nhưng cũng có thể làm nó yếu đi. Cái yếu điểm của nhà Nguyễn, cũng như nhiều nước thế giới thứ 3 khác bị xâm lược trở thành thuộc địa, là cái vế « thương nghiệp có lợi » không được tạo ra. Chính vì cái điều này không tìm được ra, nên dẫn tới việc « hạn chế thương mại » để bảo vệ an ninh. Như tôi đã nói ở trên, hạn chế thương mại này chỉ nhằm vào phương Tây, vì chính sách thương mại xâm lược của nó. Cái vế để « thương mại có lợi » này là gì nó chính là « công » (trong bộ 4 : Sĩ, nông, công, thương). Nếu công thương cùng phát triển, thì thương mại có lợi. Nếu thương mại bị đẩy vào những sản phẩm « không công nghiệp », thì sẽ thất bại. Điều này hiện nay đối với VN vẫn đúng. Đó là phải có công nghệ, chỉ có phát triển công nghệ, tạo các sản phẩm từ công nghệ để dẫn tới thương mại mới có tác dụng.
Ta hãy so nhà Nguyễn với triều đại Mạc phủ (Shogun) của Nhật thì thấy rõ. Nhà Nguyễn có chính sách phát triển nông nghiệp, không chỉ đơn giản là « dĩ nông vi bản » vì đạo Nho, mà nông nghiệp còn tạo sản phẩm để xuất khẩu trao đổi, nhưng không có bước chuyển biến để có công nghệ. Ngược lại ở Nhật, sau khi cách mạng Minh Trị thắng lợi (1868), Nhật bản tìm cách nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ để tạo dựng công nghiệp : luyện kim, đường sắt, hoá chất. Vốn của họ lấy từ sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ, tơ tằm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật cho tới những năm 20 của thế kỷ XX. Công nghệ đầu tiên ở Nhật nhằm vào nhu cầu quốc phòng. Hầu hết những hãng công nghiệp nặng hiện tại của Nhật bây giờ, nếu đi tìm quá khứ, đều là các công ty nhà nước lập nên do nhu cầu quốc phòng.
Trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn tự chủ, đặc biệt là đỉnh cao vinh quang của nó là thời Minh Mạng. Nếu có thể vẽ một đồ thị, thì chế độ nhà Nguyễn giống như một cái đồ thị pa ra bôn, mà đỉnh (maximum) của nó là vào thời Ming Mạng. Triều đại trước đó (Gia Long) là đi lên dần tới đỉnh đó, còn thời Tự đức là thời đi xuống từ đỉnh đó. Điều đáng chú ý là việc xâm lược của thực dân Pháp đều nằm gọn trong giai đoạn Tự Đức, và giai đoạn này không có những cải cách hay phát triển gì đáng kể của nhà Nguyễn. Tất cả đều đã định hình (ngay cả việc cải cách hành chính) từ thời Minh Mạng. Việc thời vua Gia Long, Minh Mạng mở rộng sản xuất nông nghiệp không phải là sai, mà yếu điểm của nó là không nhẩy vọt được công nghệ. Chính vì điều này, mà chính sách « trọng nông ức thương » thành yếu điểm.
Tiếp theo đây , tôi sẽ nói tới việc về mặt chính trị nhà Nguyễn (đặc biệt thời Tự Đức) là một chính quyền bạc nhược, quân đội yếu kém không có sức chiến đấu, từ đó dẫn tới một điều khác rất quan trọng, là nhược điểm của triều đại này, đó là vấn đề ý thức hệ tư tưởng.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 20 2020, 05:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điều làm tôi để ý tới « vấn đề ý thức hệ tư tưởng » của nhà Nguyễn, là xét tới tinh thần bạc nhược của quân đội nhà Nguyễn, mặc dù vẫn có những viên tướng trung dũng như Hoàng Diệu, Nguyễn Chi Phương. Trong các cuộc giao tranh với thực dân Pháp, tỉ lệ chết thương vong của quân đội nhà Nguyễn cao hơn lực lượng do Pháp chỉ huy, do bất lợi về hỏa lực. Nhưng điều đáng để ý là quân số của Pháp rất ít, tính bằng số trăm, trong khi quân đội nhà Nguyễn tính bằng số nghìn. Như vậy nhà Nguyễn có lợi thế số đông, chiến đấu trên « sân nhà », nếu tính tỉ lệ chết thương vong hai bên, thì thiệt hại của quân đội nhà Nguyễn cũng chỉ tương đương với tỉ lệ này trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Thời chống Mỹ tỉ lệ 1/10. Như vậy nếu có tinh thần, và có cách đánh phù hợp thì vẫn có thể chiến thắng. Điều đặc biệt nữa là các lực lượng vũ trang uỷ nhiệm của nhà Nguyễn, như phong trào « bình Tây » ở Nam bộ, hay quân cờ đen ở Bắc Bộ đều chứng tỏ có thể đánh thắng. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt được tầu chiến Pháp, quân cờ đen đều chém được đầu chỉ huy Pháp. Nếu nhà Nguyễn không giữ được thành, trong một cuộc chiến tranh trận địa chiến, thì quân Pháp không thể kiểm soát được nông thôn, ngay cả nông thôn kề cận thành thị, và trong vận động chiến kiểu « đánh điểm diệt viện », phục kích, quân đội nhà Nguyễn hoàn toàn có khả năng thắng.
Nhưng nhà Nguyễn không làm được điều này vì không động viên được tinh thần người dân. Và sở dĩ không động viên được tinh thần dân vì không có chính danh. Ở VN, các triều đại có chính danh lớn, là những triều đại bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm. Vua Gia long lên cầm quyền khi đánh bại nhà Tây Sơn, mà bản thân nhà Tây Sơn lại là triều đại bảo vệ độc lập dân tộc. Nguy hại hơn nữa, vua Gia Long lại lợi dụng các giáo sĩ Pháp, tự mang « corona virus » vào trong chế độ của mình ủ bệnh. Ở Nam Bộ, nơi vốn được coi là đất phát xuất của nhà Nguyễn (chứ không phải là chúa Nguyễn), Nội loạn Lê văn Duyệt thời đầu Minh Mạng ở Gia định, đã cho thấy triều đại này không vững ở ngay đất phát xuất. Và lực lượng nổi loạn cũng định nhờ cậy giáo sĩ Pháp. Vua Minh Mạng phải bao vây Gia định 3 năm mới đánh được, và trong số tù binh tóm được có giáo sĩ Pháp. Lê Văn Duyệt như vậy chỉ lập lại tấm gương Gia Long. Hiện nay đền thờ Lê văn Duyệt vẫn là điểm tâm linh ở Sài gòn.
Ở ngoài Bắc , thì nhà Nguyễn còn có lực cản gấp đôi. Đó là lòng người hướng về nhà Tây sơn và nhà Lê.
Tới thời Minh Mạng, những yếu điểm trên được hàn gắn lại do triều đại này là triều đại mạnh nhất thời Nguyễn. Nhưng đến Tự Đức, thì bản thân cá nhân nhà vua lại có vấn đề chính danh trong truyền thừa. Và để bù đắp vào điều này, vua Tự Đức đã đề cao hơn nữa Nho giáo, nhưng là Nho giáo nhằm vào chính thống vai trò của vua, chứ không phải để cải cách. Ta có thể so sánh Nho giáo này với Nho giáo thời Minh Trị của Nhật. Cuộc cách mạng Minh Trị (1868) ở Nhật đã giành quyền của Mạc Phủ để chính danh Nhật Hoàng (tức là quan niệm Nho giáo rõ ràng), và chính quyền Minh Trị đã tận dụng sự chính danh của Nhật Hoàng để cải cách. Ngược lại việc bảo tồn Nho giáo của vua Tự Đức, chỉ nhằm vào bảo vệ tính chính thống cho cá nhân nhà vua. Do sự lệch lạc như vậy, nhà Nguyễn đã không có ý thức hệ tư tưởng để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Một sự so sánh với Thái Lan (Xiêm la) càng làm cho ta thấy rõ điều này, vì điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Xiêm giống VN hơn. Vua Chu-a –la-long-còn của Xiêm cũng lên nắm quyền muộn (giống như vua Tự Đức), nhưng ông vua này đã lập ra một tông phái mới của đạo Phật (dòng Mô ni vông), một thứ đạo phật cải cách để làm chỗ dựa cho vương triều. Vì thế thiên chúa không xâm nhập được, không có đạo quân thứ 5. Dòng Mô ni vông hiện nay, vẫn là tông phái phật giáo lớn nhất của Thái lan.
Hiện nay vấn đề ý thức hệ tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trị. Ta chỉ cần tráo đổi đạo Thiên chúa thành « đa nguyên đa đảng » là vấn đề sẽ hiện hình rõ, bởi vì thực chất, mỗi nền văn hoá luôn có sự kế thừa truyền thống một cách tự nhiên. Chủ nghĩa tư bản từ thời thực dân Pháp xâm lược VN đến giờ thực ra không thay đổi, nó chỉ phát triển hơn, mang những mầu sắc mới, nhưng tư duy của nó, cách thức thâm nhập không thay đổi về mặt chính trị. Ngược lại VN đã thay đổi, và sự thay đổi này phải trả giá bằng « máu và nước mắt » trong một cuộc kháng chiến kéo dài hơn 20 năm mà ra (1945-1991), trong quá trình này, nước VN đã tìm được một hệ tư tưởng mới nối tiếp.
Không thể bảo vệ và xây dựng một đất nước mà lại không có hệ tư tưởng của chính mình.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 25 2020, 12:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi tóm tắt tường thuật lại quyển sử của tác giả Nhật Tsuboi, để xem Khôi Nguyễn nhập nhằng nội dung của nó, như kiểu nhà Nguyễn là nạn nhân của tranh giành Pháp-Thanh, và trong cuộc tranh giành này, thì « ta nên theo Pháp », tức là biện hộ cho sự xâm lược thuộc địa của Pháp ở VN thế nào ? có đúng ý của tác giả này định nói không ? tôi tóm tắt lại những ý tôi viết ở trên cho rõ ràng.
- Vào thời điểm Pháp xâm lược VN, ở đây không có vấn đề nhà Thanh định xâm lược VN. Quan hệ nhà Thanh-Nhà Nguyễn là quan hệ hai nước láng giềng. Không có mối đe doạ xâm lược của nhà Thanh với nhà Nguyễn.
- Quan hệ thương mại nhà Nguyễn – Nhà Thanh phát triển (trong khuôn khổ của chế độ phong kiến ở hai nước), có một tầng lớp hoa thương buôn bán ở VN. Việc quan hệ thương mại này, nếu nói lên sự yếu kém của thương nhân VN, thì thương nhân Hoa không phải là mầm mống của sự xâm lược.
- Trái ngược lại, buôn bán với phương Tây là một sự xâm lược trá hình. Chính vì thế mới có chính sách « bế quan toả cảng ». Nhưng không như tên gọi của nó có thể làm người ta hiểu lầm, đây là một chính sách quản lý thương mại, chứ không phải cấm thương mại. Cũng như chính sách « trọng nông ức thương », không phải là cấm thương mại, mà do hạn chế về kỹ thuật, không có công nghệ, nông nghiệp là lực lượng duy nhất tạo ra hàng hoá trao đổi, nên chỉ có cách phát triển nông nghiệp.
- Nhà Nguyễn hèn nhát trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bởi vì không chính danh được, và không có một ý thức hệ tư tưởng để bảo vệ và xây dựng đất nước. Mặc dù vậy, không phải là nhà Nguyễn không làm gì, mà cũng đã sử dụng chính sách « proxy war » (chiến tranh uỷ nhiệm) để chống Pháp, thông qua các phong trào bình Tây ở Nam bộ, và dựa vào quân cờ đen lưu dung ở Bắc bộ. Vì thế không thể nhập nhằng coi quân cờ đen là nhà Thanh xâm lược VN, mà là một bộ phận của quân nhà Nguyễn.
- Pháp xâm lược VN vừa để biến VN thành thuộc địa, vừa để tìm cửa thâm nhập chia sẻ TQ. Cuộc xâm lược thuộc địa của Pháp ở VN có thể coi là tăng hai của cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa phương Tây và nhà Thanh. Như vậy bản thân nhà Thanh cũng là nạn nhân, chứ không phải như Khôi Nguyễn xuyên tạc nó thành Pháp chống nhà Thanh xâm lược VN.
- Thông qua phân tích những câu chuyện lịch sử này, tôi cũng lưu ý người đọc hiện đại phần « tuyên truyền » của các tác phẩm sử học, xã hội thời thực dân hay thời VNCH sau đó. Trần trọng Kim là một tác giả thời thuộc Pháp, không thể coi lịch sử ông này viết là sự thật, mà chỉ có thể thông qua nó lấy dữ liệu. Và cách lấy cũng phải chọn lọc. Điều thú vị có thể có, là qua sách của Trần Trọng Kim, xem thực dân Pháp viết sử VN thế nào, biện hộ thế nào cho sự xâm lược của họ. Cũng như xem sử VNCN, để xem dưới vai trò tay sai, họ biến đổi vai trò của họ thế nào để thành yêu nước.
- Những bài học thời thực dân Pháp xâm lược VN vẫn còn có tính thời sự. Hiện nay, « đại gia VN » phần nhiều dạt sang nông nghiệp « trồng rau nuôi gà », phải chăng nó là « trong nông ức thương » kiểu mới đây ? Việc « đại gia nước ngoài FDI » chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế có cái gì đó giống thương nhân Hoa Kiều thời Nguyễn ? Việc VN chỉ tham gia vào « lấy công làm lãi » ở vào giai đoạn cuối của « chuỗi giá trị », có cái gì đó nói lên sự chênh lệch kỹ thuật giữa VN và nước ngoài ? việc « đa nguyên đa đảng » có gì giống với Thiên chúa giáo thâm nhập thời nhà Nguyễn ??
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 12 2020, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ bình luận ở đây quyển sử của giáo sư Nhật Tsuboi, viết bằng tiếng Pháp, mà ông Khôi Nguyễn có nói ở trên. Như đã nói ở trên, quyển sách này tôi có cả hai bản. bản original bằng tiếng Pháp, và bản dịch tiếng việt. Hiện tại tôi chỉ đọc lại bản tiếng Pháp, nên không thể bình luận gì những điều Khôi Nguyễn nói về phần giới thiệu của bác Trần Văn Giầu. Nhưng nếu Khôi Nguyễn đã bốc phét về nội dung cuốn sách, thì chẳng có lý do gì mà không bốc phét về lời giới thiệu. Còn tại sao tôi nói là bốc phét, vì ai đọc quyển sách thực sự, sẽ thấy tác giả không có nói gì tới việc VN phải chọn lựa giữa Pháp và TQ cả, mà trình bầy một cách tỉ mỉ giai đoạn nhà Nguyễn thời vua Tự Đức, và từ đó rút ra kết luận tại sao VN bị xâm lược. Kết luận của quyển sách tương đồng với đánh giá của chính sử VN về nhà Nguyễn, rằng đó là một triều đại không cải cách được, hèn yếu, cõng rắn cắn gà nhà,.. có điều do viết tỉ mỉ, cảm nhận của người đọc sẽ sâu sắc hơn, và có phần thông cảm hơn với vua Tự Đức. Như vậy nếu nói Tsuboi đặt ra vấn đề chọn lựa giữa Pháp và TQ là bịa đặt, bôc phét .. có thể do chỉ đọc cái tên quyển sách « nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa » rồi bốc phét ra.
Với tôi quyển sách này là một tư liệu rất tốt để tìm hiểu giai đoạn Pháp xâm lược VN, và là một quyển sách thuộc dạng « quý hiếm », bởi lịch sử VN, nếu được viết ở nước ngoài, thì thường là tác giả các nước có tiền án tiền sự với VN, không kể họ có một cái phông văn hoá hoàn toàn khác. Tsuboi là người Nhật, nước Nhật « đồng chủng đồng văn » với VN, vào thời điểm VN bị xâm lược, Nhật bản cũng phải đối diện với các vấn đề tương tự. Tác giả lại có khả năng tiếp xúc với tư liệu sử từ nhiều nguồn, tiếng Pháp, tiếng Trung,.. đây là những lợi thế không nhỏ, để cho tác giả « khách quan » hơn, mặc dù vậy tác giả cũng không thể có được hệ quy chiếu VN, nhưng dù sao sự khác biệt so với một sử gia phương Tây đối với văn hoá VN ít hơn nhiều.
Điều đáng chú ý đầu tiên đó là tác giả đã chọn một cách tiếp cận để viết rất thú vị. Đó là quy ra các chủ điểm theo từng tập thể người (giống như dạng một tầng lớp), để xem vai trò của từng nhóm người này (giống như kiểu lợi ích nhóm) tác động thế nào tới các sự kiện lịch sử đã diễn ra. Trong từng nhóm này, tác giả lại viết về các nhân vật được coi là điển hình của nhóm đó. Ví dụ khi nói về phía Pháp, thì tác giả đã chia ra các nhóm như : Hải quân Pháp, Ngoại giao Pháp, Giới truyền giáo Pháp.. rồi các nhân vật trong các nhóm này đã hành động thế nào. Tương tự như vậy về phía nhà Nguyễn tác giả đã phân tích các nhóm như : Văn thân, Triều đình Huế, Vua Tự Đức.. Ta có thể cảm nhận những nhóm người này, hoặc một nhân vật của nhóm như những diễn viên (actor) trên một sân khấu(mà đây là lịch sử). Sau mỗi một phần tác giả lại rút ra kết luận có tình tổng quát, rút ra từ những sự kiện trên. Vì thế quyển sách minh hoạ được rất rõ ràng, nhưng không bị rơi vào tình trạng « chụp mũ », nhiều vấn đề ví dụ :
- Vai trò của Thiên chúa giáo, người công giáo VN trong việc xâm lược VN của thực dân Pháp
- Vai trò của Văn thân, của triều đình Huế. Quan hệ của hai bên với nhau.
- Các vấn đề nội chính, đối ngoại.
- Đánh giá quan hệ VN-TQ, hiểu thế nào là triều cống.
- Tác giả cũng phát hiện nhiều tình tiết thú vị, làm rõ ràng hơn, tỉ mỉ hơn hoàn cảnh lịch sử cũng như chính sách nhà Nguyễn và đường đi nước bước của thực dân Pháp.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 3 2020, 04:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi viết nốt chủ đề này, thì thấy trên báo VN hôm nay có tin buồn cười là một bộ chữ tiếng việt nữa được đặt ra. Theo như bài báo viết thì ý định của các tác giả chế ra nó là để giảm bộ chữ, không dùng dấu, và để viết nhanh. Ở dưới cũng có một bài thơ được “dịch” ra bộ chữ này.
Tất nhiên, ai có thời gian làm những chuyện này cũng không sao, tôi chỉ thấy hai điều buồn cười ở đây. Buồn cười về tư duy lô gíc.
Điều thứ nhất. Hiện tại với sự phát triển của khoa học công nghệ, thì thông thường nhu cầu văn hoá bắt buộc sáng tạo kỹ thuật để phục vụ cho nó, chứ không phải ngược lại. Ví dụ điển hình, các nước dùng chữ tượng hình (TQ, Nhật) họ đã cải tiến kỹ thuật để các bàn phím hiện đại kiểu phương tây có thể viết được chữ của họ, chứ không phải là ngược lại. Trong nhiều trường hợp nó lại tạo ra các sản phẩm mới, do chính nhu cầu này tạo ra. Ta có thể thấy như việc Nhật sáng tạo ra máy photocopy chẳng hạn. Như vậy, đặc trưng văn hoá, được giải quyết bằng kỹ thuật, sẽ tạo ra nhu cầu, thị trường. Không ai đi làm ngược là ép văn hoá phù hợp với kỹ thuật. Người ta đóng giầy để đi vừa chân, không ai chặt chân để đi vừa giầy, nên cái lý do tạo chữ mới để bỏ dấu để có thể dùng bàn phím Anh – Mỹ với tôi là điều nực cười.
Điều thứ nhì. Nhìn các tác giả tạo ra bộ chữ mới, cái đập vào mắt tôi đầu tiên, đó là nó không phát âm được. Việc các chữ cái, hay tập hợp các chữ cái (ví dụ kh, nh, ..) tương đương với một âm trong tiếng việt là thế mạnh của chứ quốc ngữ,, kết quả chữ quốc ngữ có thể thể hiện tất cả các âm điệu tiếng việt, ngay cả tiếng địa phương. Bộ chữ mới này, so với chữ quốc ngữ là đi giật lùi. Vì nó làm mất đi điều này. Kết quả nó là một dạng hỗn hợp chữ Nôm- chữ quốc ngư, mà chỉ lấy được cái xấu của cả hai.
Như vậy là ý tưởng, tư duy sáng tạo có vấn đề.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC