Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang « < 4 5 6 7 8 > »  

· [ ] ·

 Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

Phó Thường Nhân
post Jul 10 2017, 10:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tiếp ở đây, nhưng gì đang viết trên kia. Trên kia tôi có nói cái logo Vietnam Airline thời khởi thuỷ là hình tượng Thiền con sếu bay qua mặt trăng. Và tôi có nói đó là hình ảnh hoán dụ được với con nhạn bay qua mặt đầm lạnh của Thiền sư Hương Hải.
Khi nói hình ảnh logo, tôi muốn nói rằng, nếu đã Thiền thì trong việc thường ngày người ta cũng có thể cảm nhận Thiền. Một điều nữa là với người Việt, ta có cái may mắn, như người Nhật, TQ, Triều tiên đó là phật giáo là một bộ phận của văn hoá VN, nhiều khi người ta dùng mà không biết. Nhưng chỉ cần khơi cái mạch là nước nguồn sẽ chẩy mạnh mẽ.
Nhưng còn có điều thứ ba này, mới là quan trọng bậc nhất. Đó là nếu mặt trăng và mặt đầm nước có thể hoán vị cho nhau, như một ví dụ hình ảnh của TÂM, thì chúng cũng khác nhau cơ bản. Mặt trăng là ví dụ tâm của bồ tát, còn mặt đầm là ví dụ tâm của chúng sinh như chúng ta đây. Tại sao lại thế. Trong phật giáo, Bồ tát là những người đã thành phật nhưng tình nguyện ở lại thế gian để dẫn dắt chúng sinh. Đạo phật đại thừa như ta theo là thờ Bồ tát, ngoài việc thờ phật Thích ca. Bồ tát có rất nhiều như Phật Bà Quan Âm, Phổ Hiến , Văn Thù, Địa Tạng, Dược Sư.. Những bồ tát này sự không còn in bóng được trong tâm như con sếu bay qua mặt trăng, mặt trăng có hình con sếu đâu (tất nhiên trăng đây là hình ảnh của phật giáo, chứ không phải là cái hành tinh mà con người đã đổ bộ lên, chỉ có lổn nhổn đất đá không sống được). Một trong những bồ tát này là Quan Âm Thị Kinh mà tất cả mọi người đều biết vì chèo Quan Âm Thị Kinh đã được đưa vào sách giáo khoa văn. Chỉ có điều khi đưa vào đây, người ta chỉ quan tâm tới mặt “chỉ trích xã hội thoái hoá”, chứ không chỉ ra rằng đấy là một tác phẩm nói về lòng từ bi. Quan Âm Thị Kính là hoá thân của Bồ Tát Quan Âm. Sau này từ khi đổi mới với tư duy nói lộn ngược thịnh hành, thì không chỉ nói vấn đề xã hội thoái hoá nữa, mà lại nói tới thị Mầu như một hình mẫu của người phụ nữ “tìm tự do”, tư duy “phồn thực” của văn hoá dân gian. Cả hai điều này đều không sai, nhưng không phải là ý của tác phẩm, nó chỉ là cái nền để từ đó nói lên cái tâm từ bi vô sự bao la của Phật quan âm, cứu nhân độ thế. Cái hình ảnh xã hội càng thoái hoá, tư duy “phồn thực” kiểu thị mầu càng nẩy nở, thì cái từ bi của Bồ tát càng cao. Cái ý của tác phẩm là như thế. Nếu một người bình thường mà hành sử được như Quan âm thị kính, thì cái tâm của người đó như mặt trăng. Nhưng điều này người thường không làm được. Vì thế tâm của ta chỉ như mặt đầm lạnh mà thôi. Tại sao. Vì cũng như mặt đầm lạnh có thể nổi sóng gió, thì tâm con người cũng có thể nổi sóng gió vì Tham , Sân, Si. Cái việc nổi sóng gió này còn được gọi là vọng tưởng. Còn có vọng tưởng là chạy theo bên ngoài, tức là chạy theo SỰ (sự việc bên ngoài như tôi nói ở trên) thì là chúng sinh, người thường, còn nếu SỰ chạy theo tâm, như lời khuyên vua của Thiền sư Hương Hải, hay như câu thơ của Vua Trần Thái Tông thì là MINH TÂM là thành phật. Hay nói một cách khác lúc này ta có thể CHỨNG được, chứng được sự giác ngộ chứ chưa phải giác ngộ. Chính vì thế mà Thiền Tào động mới dám nói HÀNH là CHỨNG. CHỨNG tức là HÀNH.
Ở đây nếu bác nào tinh ý, có kiến thức phật giáo thì có thể vặn vẹo lại tôi như thế này. Trong phật giáo nói, người nào cũng có phật tính, tức tâm thị phật. Nhưng bác lại bảo, tâm chúng sinh như mặt đầm, tâm bồ tát như mặt trăng. Mặt đầm có thật lặng cũng chỉ có bóng trăng, làm sao là ông trăng được. Vậy làm sao nói tâm Bồ tát tâm chúng sinh đều có phật tính.
Đây cũng là ví dụ minh chứng cho vấn đề “bất lập văn tự”. Có nghĩa là cái ví dụ của tôi nó chỉ thể dùng tương đương, để hiểu, nó chỉ phản ánh được một phần thôi, như dạng minh hoạ. Đây là sự hạn chế của văn tự, ngôn ngữ, hình ảnh..khi nói về đạo. Vì thế khi đã cảm nhận được rồi thì vứt nó đi, nếu cứ bám vào thì lại thành chấp. Đây chính là điều tôi đã từng nói với NVT, nói tới Vô chấp.
Đây cũng chính là điều kỳ lạ, là Thiền Tông nói không dùng văn tự, mà văn tự của nó rất nhiều so với các tông phái “văn tự” khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 10 2017, 10:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đến đây tôi dịch ở đây một đoạn văn của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) người Nhật. Nó có thể tổng kết khá đầy đủ ThiềnTào động, đặc biệt là phần tâm linh, vì nếu thiếu nó thì không phải là Thiền nói chung và Tào động nói riêng.
“Học đạo Phật là tự tìm hiểu mình. Tìm hiểu mình có nghĩa là quên mình (vô ngã). Quên mình đi có nghĩa là được chứng ngộ bởi vạn pháp ( vạn pháp =tất cả mọi hiện tượng). Chứng ngộ bởi vạn pháp có nghĩa là quên thân tâm mình thấy chúng như thân tâm của người khác, thấy mất đi tất cả dấu vết của chứng ngộ để liên tục có chứng ngộ không dấu vết”
@ltbk,
Theo quan niệm thông thường thì thiền của Thiền tông (Tào động, Lâm tế, Trúc lâm,..) là Thiền trí tuệ. Bởi vì nó có cả phần Định và Tuệ của Phật giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 10 2017, 10:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 10 2017, 08:48 AM)

@Bác Quý,
Bác nói Thiền tào động “phương tiện là mục đích, mục đích là phương tiện” không sai, nhưng nó hơi hẹp và dễ làm người ta hiểu lầm, vì bác dùng từ mục đích và phương tiện. Thiền Tào động không có mục đích, cũng không có phương tiện.  Chẳng có gì cả.Vì thế tôi mới dùng HÀNH, HỌC, CHỨNG chứ không dùng những từ kia. Và ba cái này là một.HÀNH là HỌC là CHỨNG, CHỨNG LÀ HỌC là HÀNH, HỌC là HÀNH là CHỨNG. Vì HÀNH khác với phương tiện, CHỨNG khác với mục đích. Để chứng tỏ sự thông suốt của ba cái này với nhau, tôi lấy ví dụ HÀNH không chỉ là ngồi thiền mà ăn uống ngủ nghỉ cũng là thiền, hành như thế cũng là HỌC THIỀN trong đời thường. Khi người ta HỌC ví dụ như đọc kinh phật, hay đọc sách cũng là HÀNH, là một kiểu HÀNH, phải coi cái HỌC đấy như là HÀNH. Khi HỌC khi HÀNH phải thấy cái đó là CHỨNG. Chứng có cái chứng được ngay, như ltbk nói, đấy là “mỳ ăn liền”, nhưng cái chứng “minh tâm kiến tính” thì phải lâu dài mới có, và cái chứng ấy thể hiện qua HỌC và HÀNH chứ không tách rời.

Chào Bác Phó.
Bác nói có phần sai và có phần đúng.
Thiền Tào động là một trong Ngũ gia tông phái của Thiền Tông. và do vậy nó không thể đi lạc ra ngòai Tông chỉ của Thiền Tông. Cách hiểu của bác Về Thiền Tào Động thì nó không sai nhưng bị lạc Tông chỉ.
Nếu bác thực sự muốn hiểu được Thiền tào Động thì bác phải đạt đến được "lưu xuất" và phải thoát được lỗi "tự chúng".



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 10 2017, 11:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(langtubachkhoa @ Jul 10 2017, 12:23 PM)
Cảm ơn bác Quý, nhât định tôi sẽ xem các video vê thiên chủ đông của bác. Tôi có cảm giác là chính mình cũng đã vô thưc tâp luyênj nó, khi tôi tâp bơi.
Lúc đó tôi cũng toàn tâm toàn ý hương đên hành đông tâp bơi, vơí quyêt tâm không đê bị chìm và quyet tâm ngoăc đưọc đâù lên đê thơ, tâm thê có phân giông vơi ngưòi tâp trong bài bưng nưóc của bác.

Đúng rồi bác ạ. Nhưng trường hợp bơi của bác là "vô tình", còn Thiền Chủ động là có sự "cố ý", sự khác nhau là ở chỗ đó bác ạ.

QUOTE
Nhưng như tôi thâý, bài bưng nưóc hay bài tâpj thiên chủ đông đòi hỏi phải tâpj trung ngay tưf đâù vào đôí tưọng và mục dích mình muôn làm, như thê có khác gì vơí thiên định, khi tâp trung cao đô vào 1 điêm? (Phai chang tap trung trong thien dinh chi la de tap trung, con tap trung trong thien chu dong de dat muc dich hanh dong?)

Thiền định thì tập trung vào đối tượng bị quan sát và mục đích. Còn Thiền chủ động thì lại tập trung vào sự điều khiển (hay sự chủ động) quá trình hành động.

QUOTE
Bác có nói thiên của tôi thuôcj chánh định, không phải quán tâm thuôc vê chánh niêm. Bác có thê làm ơn giải thích sơ qua ơr đây sư khác biêt hai cái này đưọc k?
Còn chi tiêt tôi sẽ xem thêm, nêú bác giơi thiêụ luôn cả tài liêu đưọc thì tôt

Chánh định là quả, chánh niệm là nhân. Dó nhân mới có quả.
Bác có thể tham khảo thêm ở đây:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm
8.VIII. Phân Tích (S.iv,8)
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

QUOTE
Tôi thâý trong đâù mình có thê nhân biét rõ ràng trạng thái cảm xúc bản thân, cũng như cả nhưng suy nghĩ nôỉ lên hay mât đi, đôi lúc cảm thâý như có 2 luông hoạt đông song song, môt luông là nhưng suy nghĩ hay cảm xúc nôỉ lên, môt luông kia thì quan sát, nhân biêt chúng (nhưng không tác đông diêù khiên gì)
như vâỵ vân chưa phải là quán thọ và quán tâm, mà mơí chỉ là tầm và tứ sao? vâỵ phải thê nào mơí đạt đên quán tâm và quán thọ?

Bác tư duy lộn ngược rồi he he...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 11 2017, 12:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(langtubachkhoa @ Jul 10 2017, 12:29 PM)
Bác Quý đã liêt kê môtj sô loại Thiền, nhưng hình như Thiền tào đông của bác không năm trong đó. Lúc đâù tôi còn nghĩ nó năm trong Thiền văng lăng mà bác Quý nói, nhưng hóa ra không phải


Thiền Chỉ quán đả toạ của Tông Tào Động và Thiền Công án của Tông Lâm Tế đều thuộc về Thiền Đốn Ngộ em đã nói ở trên bác langtubachkhoa nhé.
Mấu chốt của Thiền Đốn Ngộ là phải có Nghi (Nghi tình). Đại Nghi thì Đại Ngộ, còn Tiểu Nghi thì Tiểu Ngộ.
Em xin trích ra đây lời dạy của Thiền Sư Bạch Vân (Yasutani ), thầy của philip kapleau (tác giả cuốn Ba Trụ Thiền) có liên quan đến các yếu tố quan trọng trong Thiền.
https://thuvienhoasen.org/p97a13746/chuong-9


Hôm sau, trong buổi giảng hàng ngày, thiền sư Yasutani đã nói:

- Có ba yếu tố hết sức quan trọng trong việc tu thiền, đó là
+ Đại Tín Căn (Daishinkan) hay lòng tin nhiệt thành, một lòng tin đã cắm rễ rất sâu, không gì có thể lay chuyển được. Đây không phải là lòng tin mù quáng hay mê tín dị đoan nhưng là một lòng tin tưởng chắc chắn vào những điều đức Phật đã chỉ dạy. Phật giáo bắt đầu với sự giác ngộ của đức Phật, do đó niềm tin nhiệt thành của chúng ta là sự chứng ngộ của Phật và bản chất của sự chứng ngộ đó. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành” thì chắc chắn chúng ta sẽ thành Phật vì chúng ta vốn sẵn có khả năng đó. Nếu người nào không tin được điều này thì chắc chắn không thể tiến xa được.
+ Yếu tố quan trọng thứ hai là Đại Nghi Đoàn (Daigidan) hay sự nghi ngờ mãnh liệt, một nỗi nghi khiến chúng ta cảm thấy áy náy, khó chịu không sao tìm được sự giải thích thỏa đáng.
Đây không phải là một mối nghi ngờ tầm thường hay đơn giản nhưng là một mối nghi phát xuất từ cái lòng tin nhiệt thành kia. Nó là cái nghi rằng tại sao thế giới này lại đầy xung đột, mâu thuẫn và đau khổ khi lòng tin nhiệt thành cho rằng chính sự ngược lại như vậy mới đúng.
+ Cái nỗi nghi mãnh liệt này hiện hữu tương xứng với cái lòng tin nhiệt thành kia, do đó mới nảy sinh yếu tố quan trọng thứ ba là Đại Phấn Chí (Daifunshi) hay sự quyết tâm dũng mãnh. Sự quyết tâm này phát xuất một cách tự nhiên từ sự nghi ngờ mãnh liệt kia. Để dẹp tan mối nghi ngờ đó, người ta dốc toàn lực ra để khám phá vì sao lại có sự nghịch lý như vậy, tại sao “bản tánh của chúng ta vốn tự trong sạch, đầy đủ và không sinh diệt” mà thế giới của chúng ta, vốn chỉ là những biểu hiện của nội tâm chúng ta, lại bất toàn, thiếu sót, đầy những khổ đau và luôn luôn thay đổi như vậy?
Chính cái động năng cương quyết tìm câu trả lời này sẽ dẫn người ta đến Ngộ. Giải quyết được mối nghi này là phá vỡ được tất cả những mâu thuẫn nhị nguyên và đó chính là con đường mà các tổ thiền tông đã chỉ dạy “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 11 2017, 12:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 10 2017, 03:43 PM)
Đến đây tôi dịch ở đây một đoạn văn của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) người Nhật. Nó có thể tổng kết khá đầy đủ ThiềnTào động, đặc biệt là phần tâm linh, vì nếu thiếu nó thì không phải là Thiền nói chung và Tào động nói riêng.
“Học đạo Phật là tự tìm hiểu mình. Tìm hiểu mình có nghĩa là quên mình (vô ngã). Quên mình đi có nghĩa là được chứng ngộ bởi vạn pháp ( vạn pháp =tất cả mọi hiện tượng). Chứng ngộ bởi vạn pháp có nghĩa là quên thân tâm mình thấy chúng như thân tâm của người khác, thấy mất đi tất cả dấu vết của chứng ngộ để liên tục có chứng ngộ không dấu vết”
@ltbk,
Theo quan niệm thông thường thì thiền của Thiền tông (Tào động, Lâm tế, Trúc lâm,..) là Thiền trí tuệ. Bởi vì nó có cả phần Định và Tuệ của Phật giáo.
*


Đạo Nguyên nói không sai. Nhưng người học dễ hành sai, Vì cốt lõi của Thiền là phá chấp chứ không phải là tạo lập. Nếu dựa vào câu nói của Đạo Nguyên mà phát sanh hiểu biết (kiến giải) rồi thực hành theo là sai hoàn toàn. Thiền là không hành theo kiến giải. Nếu hành theo kiến giải ắt chẳng phải Thiền.
Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin copy ra đây câu chuyện tìm đạo cuả Đạo Nguyên trong cuốn Ba Trụ Thiền: https://thuvienhoasen.org/images/file/W8deW...mu2-5-5x8-5.pdf

Sinh trong một gia đình quí tộc, ngay từ khi còn rất nhỏ, Đạo Nguyên đã tỏ ra thông minh dĩnh ngộ. Lên bốn tuổi ông đã đọc được thơ Trung hoa, và lên chín tuổi ông đã đọc một bản dịch luận A-tì-đạt-ma (Abhidharma) bằng tiếng Trung hoa. Nỗi đau buồn vì cha mẹ mất sớm - cha mất khi ông lên ba và mẹ mất khi ông lên tám – chắc chắn đã ghi sâu lên tâm hồn nhạy cảm của ông nỗi vô thường của cuộc đời và khiến ông trở thành một tăng nhân. Với sự khởi nhập vào đời sống tăng lữ Phật giáo ở tuổi quá sớm như thế. Ông bắt đầu nếp sống của một tăng nhân tu tập sự ở núi Tỉ duệ (Hiei), một trung tâm Phật học kinh viện ở Nhật bản thời trung cổ, và mấy năm kế tiếp ông nghiên cứu giáo lý Phật giáo của tông Thiên Thai (Tendai-shu) Vào năm mười lăm tuổi, một câu hỏi bừng lửa đã trở thành tâm điểm mà quay quanh nó là những nỗ lực tinh thần cố gắng giải đáp của ông: “Nếu như Kinh nói: Bản tánh của chúng ta vốn là Bồ-đề, tại sao chư Phật phải nỗ lực mới đạt giác ngộ?” Không thỏa mãn với những giải đáp ở núi Tỉ duệ khiến ông bất ngờ đến với Thiền sư Vinh Tây (Eisai), người đã mang giáo lý phái Thiền Lâm Tế từ Trung hoa về Nhật bản. Vinh Tây đáp câu hỏi của Đạo Nguyên: “Không Phật nào biết nó có (nghĩa là, có Yếu tánh), chỉ có mèo trâu [nghĩa là, hạng thô lậu] biết mà thôi.” Nói cách khác, rõ ràng vì là Phật, không còn nghĩ đến có hay không có một
Bản tánh Toàn hảo, chỉ hạng mê hoặc mới nghĩ đến những điều như thế. Nghe những lời ấy, Đạo Nguyên tỉnh ngộ và nghi ngờ tiêu tan. Sự biến đổi xảy ra trong cuộc gặp gỡ chính thức [độc tham] giữa Đạo Nguyên với Vinh Tây tất cả chỉ có thế. Phải biết rằng vấn đề làm cho Đạo Nguyên bối rối, bất an trong một thời gian, và tất cả những gì ông cần là một câu nói của Vinh Tây lẩy cò súng đẩy tâm ông vào trạng thái ngộ. Đạo Nguyên bắt đầu tu tập dưới sự hướng dẫn của Vinh Tây trong một thời gian ngắn, vì Vinh Tây đã qua đời trong vòng năm ấy và đã có Minh Toàn (Myozen), đệ tử lớn của Vinh Tây kế nghiệp. Trong suốt tám năm ở với Minh Toàn, Đạo Nguyên đã vượt qua một số công án đáng kể và cuối cùng ông đã được Minh Toàn ấn chứng.
Mặc dù thành tựu như thế, Đạo Nguyên vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn và mối bất an này khiến ông thực hiện chuyến du hành sang Trung hoa để tìm sự an tâm hoàn toàn. Ông đã dừng chân ở tất cả các tự viện nổi tiếng, tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều bậc thầy, nhưng khát vọng giải thoát hoàn toàn của ông vẫn chưa được thỏa mãn. Cuối cùng tại tự viện Thiên Đồng (T’ien tung), nơi vừa nhận một sư mới, Đạo Nguyên đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, nghĩa là giải thoát cả thân tâm, qua những lời sau đây thốt ra từ miệng thầy ông, sư Như Tịnh (Nyojo): “Các ông phải xả bỏ thân tâm.”
Những lời này Như Tịnh thốt ra lúc bắt đầu thời tọa thiền thường lệ lúc sáng sớm, khi sư đang đánh một vòng giám sát, bắt gặp một ông tăng đang ngủ gật. Như Tịnh trách ông ta không hết lòng cố gắng. Rồi hướng về tất cả tăng nhân, sư tiếp: “Các ông phải tận lực bình sanh, ngay cả hy sinh mạng sống, muốn giác ngộ hoàn toàn, các ông phải xả bỏ thân tâm [nghĩa là trở thành vô niệm].” Khi nghe đến câu cuối này, con mắt Tâm của Đạo Nguyên bỗng mở hoát ra trong một cơn lụt ánh sáng và giác ngộ.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 11 2017, 01:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Để giải thích rõ hơn về Chỉ Quán đả Toạ, em xin phép trích lại lời của bạn học viên trong Topic: "Trải Nghiệm Thiền Chủ động Của Một Học Viên" (@click here) , bài cảm nhận ngày 17/6/2015:
"....mình cảm nhận được khi ngồi không mình đang đóng vai trò là “ông vua”, nhưng ông vua lúc đó không làm gì cả, không hành vi cũng không suy ngĩ, không ra lệnh gì cả, dù tể tướng có giật dây kiểu gì thì ông vua cũng chẳng làm gì cả cứ ngồi không như vậy và tể tướng là một người không bao giờ chịu ngồi yên, hắn làm đủ mọi cách để tác động đến ông vua, nhưng lúc đó lại là lúc mà ông vua có thể nhìn rõ nhất những hành động, động cơ của ông tể tướng."



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 11 2017, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Quý Zen,
Có gì tôi sẽ trả lời. Vì tôi đang viết tiếp cho đúng mạch.

Tôi dịch ở đây mấy bài thơ của Đạo Nguyên, để làm ví dụ cho cái phần tâm linh của Tào động. Đầu tiên tôi định đưa mấy bài thơ của thiền sư Việt nam, có thể coi là Tào động, theo nhận thức của tôi, như thơ của Thiền Sư Hương hải ở trên. Nhưng cuối cùng lại đưa thơ Đạo Nguyên vì có mấy lý do sau. Đó là tên bài thơ cũng đồng thời là tên chủ điểm của Phật giáo của Thiền Tông, nên đọc bài thơ các bác sẽ cảm nhận được ngay và giải mã được nó xem tác giả quan niệm thế nào, và từ đó hiểu thiền Tào động. Nó như công án mà không phải công án, nên không có vấn đề “đại nghi đại ngộ” gì cả. Một điều nữa là thơ Đạo Nguyên tôi đọc bằng tiếng Pháp, vậy nhân thể thử nghiệm dịch nó để sử dụng một thành tựu của thời đổi mới VN, tức là thơ không vần, thơ “cứt đái” mà một thời là sự hiếu kỳ trên văn đàn VN hiện đại lề trái cũng như lề phải. Tất nhiên ở đây là thơ không vần. Mà dịch thơ ra thơ không vần thì dễ hơn là dịch thơ, vì chỉ việc dịch thôi, có phải làm thơ đâu. Nói thế thực ra nó cũng có phần nghệ thuật, đó là dùng cách ngắt câu, để tạo nhịp và dùng từ, dùng nhịp thay cho bắt vần để chuyển cảm giác thẩm mỹ. Vậy giả dụ nó có vần là do vô tình chứ không phải cố ý. Câu thơ của Đạo Nguyên, có lúc tôi để nguyên có lúc xẻ nó ra, tuỳ hứng. Ở đây tôi chỉ để bản dịch còn nguyên bản bằng tiếng Pháp thì tôi sẽ đưa sau, cho ai biết tiếng Pháp muốn so sánh, hay tự dịch để cảm nhận.

1. BẢN LAI DIỆN MỤC
Cây anh đào rộ hoa mùa xuân.
Rúc rích tiếng chim cu mùa hạ.
Vằng vặc trăng thu sáng quá.
Cứng lạnh tuyết trắng mùa đông.

Chú giải: bản lai diện mục ở đây có tích từ một công án nổi tiếng, nếu tôi không nhầm thì nó cũng có trong thiền luận của Suzuki, nó đặt câu hỏi, trước khi cha mẹ sinh ra(bản lai) thì mặt ta (diện mục) thế nào.

2. TỨC TÂM THỊ PHẬT
Sóng trườn trên cát.
Gió dừng xào xạc.
Giữa biển thuyền độc mộc bơ vơ.
Trăng rằm nửa đêm.
Sáng.

Chú giải: Tức tâm thị phật thì tôi giải thích trên kia rôi.

3. NHÂN VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM.
Làm sao chim biển.
Bay đến bay đi.
Không để lại dấu vết.
Trên nước.
Mà.
Vẫn tìm đúng đường ?

Chú giải: Đây là câu trong kinh Kim cương. Tôi biết câu này là nhờ Thiền sư Thích Thanh Từ, một lần đọc sách của ông, trước khi đọc kinh này. Ông nói nhờ câu này mà ông ngộ thiền. Tôi thì nhờ câu này ông dẫn mà nắm được chìa khoá của kinh bát nhã, trước khi tìm được duy thức. Tôi có để cho nvt một công án, trong đó người ta có nói “không còn mảnh đất cắm dùi” cũng là ý này. Vì thế mới được nói là chứng được ngộ của phật. Ý của nó là khi ta không bám vào đâu nữa (tôi gọi là VÔ CHẤP) thì bản tâm hiện ra.
Nếu là tiếng Nhật, thì bài thơ này có lẽ rất hay. Tiếc là tôi không đọc được nguyên bản. Vì nó sẽ rõ nghĩa hơn nữa, và hay hơn nữa do có chữ Nho (Kanji). Ví dụ. Bay đến bay đi chính là NHƯ LAI, một từ dùng để chỉ Phật. Còn đường ở đây là đạo.

4. BẤT LẬP VĂN TỰ
Không thể định nghĩa.
Bất lập văn tự ra sao.
Cây bút lông còn lại.
Không còn một giọt mực.

Cái ý của bất lập văn tự này cũng có nhiều cách nhận thức, nông sâu khác nhau. Ví dụ người ta có thể hiểu là không dùng từ mà chỉ thẳng vào sự vật. Kiểu hỏi cái kéo là gì thi giơ cái kéo lên. Nhưng điều này rất hạn chế, bởi có rất nhiều thứ mà ngôn ngữ nói được, nhưng không chỉ được, ví dụ những ngôn từ trìu tượng. Hiểu kiểu này thì ngôn ngữ lại còn giầu có hơn,trong khi cái ý người ta muốn nói qua cái câu này lại ngược lại. Còn nếu nhầm nó như trong cái công án kiểu “Bồ đề đạt ma sang phương đông làm gì”. Trả lời , chỉ cây xoan ngoài sân, vì có “sự chỉ” ở đây mà coi đó là trực chỉ (chỉ thẳng), thì lại càng sai, vì câu trả lời là dùng để ngắt tư duy, để cho bản tâm trong sáng trở lại. Như vậy cách hiểu chính xác nhất chính là của..Phật, vì nó tương đương với câu chuyện, dùng ngón tay chỉ mặt trăng, thì không được bám vào ngón tay mà Phật nói, tức là cũng VÔ CHẤP. Vì sự hạn chế của ngôn từ, và vì ngôn từ chỉ là công cụ thể hiện nên mới bất lập văn tự. Tức là không được bám vào văn tự, mà phải rõ căn nguyên, cảm nhận căn nguyên. Cái hình ảnh ẩn dụ của Đạo Nguyên ở đây còn hay hơn nữa, vì nó có cả thơ và thẩm mỹ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 12 2017, 05:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



À, theo như bài bác trích, thì có vẻ tôi giống với trạng thái chứng và trú Thiền thứ nhất thì phải?
Bác Quý làm ơn miêu tả trạng thái trú Thiền thứ hai và thứ ba được k? Hình như trạng thái thứ hai là chẳng còn dòng trạng thái, cảm giác, suy nghĩ nào nổi lên trong đầu, mà tĩnh lặng à?

Bác bảo thiền của tôi thuộc về chánh định, và nó là quả, còn chánh niệm là nhân, có nhân mới có quả. Vậy không lẽ tôi đã chánh niệm rồi?
Thực tế thì khi tập thiền, tôi tập các bài thực hành, chỉ mãi đến gần đây, khi đạt đến trạng thái sơ thiền, thì tôi mới bắt đầu đọc sách để hiểu phần triết lý của nó. Vì thế nên khi tập, có thành tựu hay thất bại, thành ở mức nào, bại mức nào cũng k biết rõ, chỉ là cảm thấy trạng thái dễ chịu thì nghĩ chắc là mình tập cũng k sai thôi laugh1.gif

QUOTE(nguyenducquyzen @ Jul 10 2017, 04:45 PM)
QUOTE
Bác có nói thiên của tôi thuôcj chánh định, không phải quán tâm thuôc vê chánh niêm. Bác có thê làm ơn giải thích sơ qua ơr đây sư khác biêt hai cái này đưọc k?
Còn chi tiêt tôi sẽ xem thêm, nêú bác giơi thiêụ luôn cả tài liêu đưọc thì tôt

Chánh định là quả, chánh niệm là nhân. Dó nhân mới có quả.
Bác có thể tham khảo thêm ở đây:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-45a.htm
8.VIII. Phân Tích (S.iv,8)
10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định.

QUOTE
Tôi thâý trong đâù mình có thê nhân biét rõ ràng trạng thái cảm xúc bản thân, cũng như cả nhưng suy nghĩ nôỉ lên hay mât đi, đôi lúc cảm thâý như có 2 luông hoạt đông song song, môt luông là nhưng suy nghĩ hay cảm xúc nôỉ lên, môt luông kia thì quan sát, nhân biêt chúng (nhưng không tác đông diêù khiên gì)
như vâỵ vân chưa phải là quán thọ và quán tâm, mà mơí chỉ là tầm và tứ sao? vâỵ phải thê nào mơí đạt đên quán tâm và quán thọ?

Bác tư duy lộn ngược rồi he he...
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 12 2017, 03:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Kể cũng khó nhỉ. Tôi nói chuyện phật pháp ở đây, cứ nghĩ là mọi người dù sao cũng có kiến thức phổ thông về nó rồi. Chứ thế này thì hơi khó, vì ltbk có lẽ chưa tìm hiểu phật pháp nên không có đế, nên đòi hỏi mâu thuẫn nhau. Nếu ltbk muốn tập thiền định, tức là thiền gắn liền với phật giáo nguyên thuỷ hay đại thừa, thì phải học phật pháp, vì nó là một bộ phận của giáo lý phật giáo. Hiểu tứ diệu đế là thế nào, bát chính đạo là thế nào, khổ, không, vô thường, vô ngã thế nào, tức là phải có kiến thức phổ thông, thì sau đó mới căn cứ vào đó để nói là ở độ nào được, vì người ta dùng những kiến thức ấy định thứ bậc. Cũng bởi vì ở đây ltbk đòi hỏi có mục đích, có lớp lang. Thường thì người ta chia nó làm 10 bậc. Miêu tả nó bằng 10 bức tranh chăn trâu. Thấy lbk hỏi bác Quý như thế, tôi mới thử tìm 10 bức tranh này, để bảo ltbk sử dụng. Nhưng khi đọc qua, thì thấy nó cũng đòi hỏi kiến thức phật giáo hơi nhiều, mà nó lại lẫn lộn giữa thiền, đại thừa, nguyên thuỷ..nên nếu có đưa ra cho ltbk thì chỉ làm rối thêm. Còn cơ bản của nó thì trong kinh thập địa, tức là một chương trong kinh Hoa Nghiêm. Nhưng cái này thì cực kỳ khó. Đại khái ltbk đòi người ta làm tích phân, nhưng lại không biết hàm số là gì

Còn cái Thiền Tào động tôi nói ở đây là Thiền như tông phái thiền, tức là bản thân nó đã đủ như một môn phái phật giáo, mà còn hơn nữa nó là tâm của phật. Nhưng muốn tiếp cận nó thì phải bỏ cái tư duy có mục đích, chánh này chánh kia đi mới được.

Để xem bác Quý hướng dẫn cho ltbk thế nào. Có thể bác ấy có kinh nghiệm giáo dục Thiền hơn. Những cái bác ấy trích trích để trả lời ltbk là phật giáo nguyên thuỷ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang « < 4 5 6 7 8 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC