Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

5 Trang « < 3 4 5 

· [ ] ·

 Con Gái Có Thờ Cúng Bố Mẹ được Không ?, Xung đột giữa truyền thống với nhu cầu xã hội hiện

NVT2002
post Mar 5 2024, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ mốt ở VN là hỏa táng, nhưng không phải hỏa táng thành tro, mà là hỏa táng hết phần nhục. Còn phần cốt thì cho vào tiểu sành đem chôn. Vì vậy, vẫn là chế độ mồ mả và cần có người chăm sóc.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 7 2024, 08:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
À như vậy là ở VN hỏa thiêu ở nhiệt độ thấp, không hiểu là do kỹ thuật sử dụng hay là do nhu cầu tang lễ. Ở Pháp nếu hỏa thiêu thì chỉ còn tro, vì toàn bộ áo quan và thân xác đều thành tro hết. Người thân được nhận hộp tro về, và người ta có thể mang về nhà, hoặc để ra hầm mộ, nếu có. Một điểm khác nữa là hầm mộ của một gia đình, và có thể để nhiều áo quan, chứ mộ không đơn lẻ như ở VN.
Vấn đề thờ cũng bố mẹ tổ tiên ở VN còn liên quan tới một tín ngưỡng nữa, không thật phổ cập rộng rãi, đó là phong thủy, tức là vị trí đặt mộ nữa.
Theo nhận xét của tôi, thì tục thờ cúng tổ tiên về mặt rộng rãi phổ cập đó là thờ bố mẹ (cả hai phía nội ngoại, do quan niệm dòng giống theo con trai sẽ giảm dần đi), việc thờ cúng theo họ vẫn còn nhưng không phổ quát rộng rãi mà tùy theo từng họ, cũng như khả năng tổ chức , thực lực kinh tế của các gia đình thành viên.
Người Việt nam nói chung, hiện tại dù ngay ở thành phố cũng thích tụ họp, và vì thế ngoài kiểu gia đình truyền thống tính theo họ hàng, còn có một dạng “gia đình ảo” khác, đó là các hội trường, hội lớp, hội khóa, .. rất phổ cập hiện nay.Nó cũng thể hiện một tâm lý nữa của người VN theo truyền thống Nho giáo, đó là trọng thầy (thầy giáo), mặc dù với kinh tế thị trường thì hình mẫu người thầy như một nhân phẩm đạo đức cũng phai nhạt đi thay vào vai trò người thầy “hợp đồng giảng dậy chuyên môn”.Mặc dù thế truyền thống trọng thày vẫn tiếp tục tồn tại (tât nhiên với người thầy đáng khâm phục thật).
Trong việc tang lễ thì có một tập tục ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ làm tôi rất để ý, đó là việc bốc mộ.
Hiện tại kiểu tang lễ này không phải là duy nhất, mà đã có hỏa táng, hoặc chôn một lần. Việc bốc mộ này rất đặc biệt, có gì tôi sẽ nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 8 2024, 10:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Truyền thống của người VN là rất coi trọng mồ mà. Có câu thành ngữ "Sống về mồ về mà, không ai sống về kẻ cả nồi cơm".

Vì vậy, việc giữ gìn mồ mả và chọn hướng, nơi xây cất rất quan trọng. Nếu dùng quan tài gỗ, thì sau một thời gian chôn cất, gỗ sẽ bị mục nát. Đến lúc cần di chuyển mồ mả là rất khó khăn, có thể bị thất lạc xương cốt một cách dễ dàng. Vì vậy, từ xưa người ta đã nghĩ đến chuyện chờ phần nhục tiêu tan hết, còn lại cốt thì sẽ gom lại và cho vào tiểu sành để lưu trữ muôn đời. Ngày nay thì rất tiện, đó là việc thiêu để lấy cốt, như kiểu nướng sườn BBQ cháy tan ấy. Phần thịt sẽ thành than và rời ra khỏi phần xương. Người ta sẽ dễ dàng thu lấy xương để ngay lập tức cho vào tiểu. Vậy là đỡ được 1 công bốc mộ sau 3 năm.

Tuy nhiên, có một số cụ nhận ra là việc nung xương qua lửa sẽ làm xương rất dễ bị tiêu hủy. Xương lúc đó giòn và không còn cứng chắc như xương bốc mộ ngày xưa. Vì vậy, các cụ dặn lại con cháu phải làm theo kiểu truyền thống để thì mới được một bộ cốt đẹp. Tuy nhiên, loại này là hãn hữu, thường chỉ thấy ở quê Bắc Bộ.

Còn ở Nam Bộ, thành phần chủ yếu là dân ngụ cư tứ xứ tập hợp về, nên không thấy có tục bốc mộ. Chỉ có 1 điểm hơi lạ trong Nam là các khu chung cư hoặc tổ dân phố bao giờ cũng dành ra một chỗ làm nhà quàn cho việc tang lễ. Sống ở đâu thì sẽ có nhà quàn ở đó. Trong khi đó, ở ngoài Bắc thì nhà quàn chỉ có ở các địa điểm tổ chức tang lễ chung, tách biệt hẳn với nơi ở.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2024, 05:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Câu chuyện mộ chí này cũng là điều tôi quan tâm từ lâu (tất nhiên là do sở thích cá nhân tìm hiểu văn hóa), bởi vì tôi vẫn còn có những kỷ niệm tuổi thơ khi chứng kiến ông bà các cậu đi tảo mộ, bốc mộ. Bản thân gia đình hiện tại vẫn giữ tập tục này. Việc bốc mộ này tôi chứng kiến còn là thời chiến tranh, sơ tán, rất nhiều gian khổ. Ngược lại hiện tại, tôi thấy tập tục này cũng giảm đi, do sự đa dạng của cách thức chôn cất, và khi tìm hiểu thì điều đặc trưng của nó là chủ yếu tồn tại ở Bắc Bộ và Bắc trung bộ.
Lúc đầu tôi cũng nghĩ như là nvt, coi rằng việc này có được là do quan niệm quan tài bị mục nát, vì thế phải bốc mộ, cải táng lại.Hay ở miền Nam là vùng đất mới, nên người ta chỉ chôn một lần.
Nhưng có thể ý nghĩa tâm linh và tập quán không đơn giản như thế. Bởi hiện tại, trong khảo cổ học ở VN, người ta vẫn đào được những ngôi mộ có từ thời xưa, được làm trong quan, ngoài quách (tức là quan tài hai lớp), mộ được làm cẩn thận và chỉ chôn có một lần ở ngay đồng bằng bắc bộ. Như vậy việc chôn một lần đồng tồn tại ở Đồng bằng Bắc bộ với việc cải táng. Những ngôi mộ tròn quan ngoài quách này tất nhiên là của nhà giầu, “tầng lớp lãnh đạo”, không ngoại trừ là mộ của “người Tầu”, vì Bắc bộ và Bắc Trung bộ thuộc vào đế quốc Trung Hoa tới thế kỷ thứ X.
Sự khó hiểu này với tôi, đã khiến tôi cảm nhận thấy được rằng đây là một tập tục văn hóa cổ, liên quan tới Đông nam Á, sau khi tình cờ xem phim tài liệu được biết hay cách cải táng có cái gì đó giống như bốc mộ ở Bắc Bộ.
1- Điều thứ nhất đó là cách mai táng của người đảo Ma đa gát xơ ca, đây là một hòn đảo lớn nằm cạnh châu Phi ở nam bán cầu. Sắc tộc người chính ở đây có việc cải táng, tức là khi người mất, thì tang lễ được làm một lần có thể coi như là tạm thời, sau đó với thời gian, khi gia chủ có thể tích lũy được một số tiền lớn, thì một lễ bốc mộ được tổ chức, và đây mới là tang lễ chính thức. Lúc này, xác được lấy ra, tắm rửa sach sẽ (tất nhiên là chỉ còn xương) và được mặc quần áo lại (thay bằng để vào tiểu như ở Băc Bộ), được gói vào qua những lớp vải bọc. Điều đặc biệt nữa, đó là mỗi khi có dịp quan trọng, thì người ta lại đi mở của mộ, như là giao lưu với người đã khuất.
2- Ở Indonessia hiện tại, đảo Su la vê di, có tộc người Torojia. Họ có tập tục là người mất sẽ được giữ trong nhà (tức là không chôn), cho tới khi gia chủ có được một số tiền lớn có thể làm nhà mồ, và lúc đó mới tổ chức tang lễ. Hiện nay, do sự phát triển của y học, xác thường được tiêm phóc môn, như kiểu ướp xác động vật, để chờ tới ngày làm đám. Trong thời gian giữ xác này, người chết được coi như bị ốm, và vẫn là một thành viên của gia đinh, được mời ăn cơm, uống nước bình thường. Tộc người Torojia này hiện tại đã theo đạo thiên chúa, vì thế trong tang lễ linh mục hay trùm đạo là người chủ trì, nhưng tập tục này vẫn được giữ nguyên.
3- Ở Ô ki na oa (Nhật) một điểm khác của người đảo này với người Nhật đó là việc xây các ngôi mộ như một ngôi nhà (giống như nếu ta để chung nhà thờ họ và mộ chí vào cùng địa điểm), và mỗi khi đến giỗ thì cả họ sẽ tập hợp ở mộ để làm giỗ, sinh hoạt. Hình thức nhà mộ này cũng tồn tại ở cộng đồng hoa kiều tại Philipines. Tôi không rõ là ở Đài loan, và trên lục địa TQ có không. Nhưng theo xuy đoán của tôi, thì ở Đài loan và vùng ven biển TQ có lẽ cũng có hình thức giỗ kiểu này. Người Trung quốc có bốc mộ không tôi không rõ.
Một cách mai táng nữa với tôi, cũng có thể coi là có liên quan, đó là việc mai táng truyền thống của người Tây nguyên, khi đám tang được làm hai lần. Lần chôn và lần bỏ mả.

Điểm chung của tập tục này, đó là các sắc dân này đều có yếu tố “đa đảo”, bởi người ở đảo Ma đa gát xơ ca cũng là người đa đảo ở ĐNA di cư sang.
Chính vì thế tôi đoán rằng, tập tục bốc mộ ở Bắc Bộ và Bắc Trung bộ là phần còn lại nguyên thủy của nguồn gốc này. Còn tất nhiên với thời gian, do ảnh hưởng văn hóa, sự phát triển văn hóa khác nhau thì từng tập tục khác nhau.
Có hai điều bất biến trong tập tục này,
1- Đó là không có quan niệm “chết là hết”, mà người đã mất tiếp tục sống với chúng ta ở một thế giới khác, nhưng họ vẫn hiện hữu, tồn tại mà chúng ta có thể liên lạc được.
2- Quan niệm tang lễ không phải là chôn cất, mà là một lễ hội cộng đồng (bộ lạc, hay họ tộc) vì thế người ta sẽ tổ chức lúc điều kiện tốt nhất có thể, hay định kỳ. Như vậy một cái giỗ là một cách sinh hoạt gắn kết cộng đồng cùng gia tộc. Tâm lý cộng động này có thể mở rộng cho các kiểu “gia đình ảo” khác, như hội khóa, hội lớp giống như một sự thích ứng mới trong môi trường đô thị, khi mối dây họ mạc, cùng đồng làng xóm giảm đi do đô thị hóa.

Như vậy người Kinh có gốc gác đa đảo. Với tôi đây là điều chắc chắn. Nhưng không chỉ có thế, mà người Kinh cũng có gốc ở lục địa châu Á. Nói chính xác hơn, người Kinh là người hợp lưu của cả hai dòng này, mà trong truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân coi là “lên rừng xuống biển”. Nên để ý, người Kinh chỉ tồn tại ở trên đất Việt nam, việc người Kinh sinh sống ở nước ngoài là hiện tượng thời hiện đại. Đây là một điều đặc biệt, vì trên thế giới, ít có sắc tộc nào chỉ sống trong một khu vực của một nhà nước duy nhất trong suốt chiều dài lịch sử, và nếu nói một cách vừa hài hước vừa chính xác thì người Kinh chính là sự hợp lưu của 56 sắc tộc VN từ nguồn gốc vô thủy vô chung tạo ra, nên chỉ tồn tại duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

5 Trang « < 3 4 5
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC