Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 6 7 8 

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

Phó Thường Nhân
post Jun 16 2020, 10:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề này nói về phần Alexandre de Rhode đã hết, nhưng tình cờ hôm nay lên mạng lại thấy một bài báo, viết từ cuối năm ngoái, tháng 12, nói về chuyện con đường Alexandre de Rhode ở Sài gòn, nên nói thêm vài điều, không phải vì Alexandre de Rhode mà vì cái câu chuyện xẩy ra. Theo như bài báo viết, thì trước đây đã có đường Alexandre de Rhode ở Sài gòn, điều này không có gì lạ, vì thời thuộc pháp các con đường đều mang tên tây, giống như ở Hà nội trước năm 1954, và tên các con đường này mang danh các nhân vật có công lao trong cuộc xâm lược thuộc địa hay vinh danh « văn minh phương Tây ». Đến thời miền Nam cộng hoà, vì chế độ này được Pháp để lại, trước sức mạnh kháng chiến của người VN, như tôi đã giải thích ở trên, một chế độ như thế không thể đặt tên đường bằng các người kháng chiến, và sẽ bảo lưu tên thời thuộc pháp, như một sự tri ân của tay sai với chủ cũ.
Sau năm 1975, con đường đã được đổi tên, thành đường Thái văn Lung, nhưng vào năm 1993, sau khi ông Võ Văn Kiệt đi Pháp, theo lời khuyên của ông Hoàng Xuân Hãn, và có lẽ để chứng tỏ sự « đổi mới, mở cửa » nên ông muốn đổi tên con đường này theo tên cũ.
Điều đáng nói là ông đã làm theo kiểu « xé rào », tức là cứ bảo thay bừa biển đi, rồi sau đó tính sau. Và để « chính danh » cho việc thay tên đã rồi này, một hội thảo được tổ chức ở Sài gòn, để vinh danh công lao Alexandre de Rhode, minh chứng cho việc « xé rào » này là đúng.
Điều tôi thấy khó chịu trong câu chuyện này không phải là việc con đường mang tên Alexandre de Rhode, như tôi đã nói ở trên mà là cái cách làm. Ông Võ Văn Kiệt xé rào để đặt một cái tên đường, hậu quả không lớn, có khi bây giờ còn được vinh danh là tài giỏi, rộng lượng, nhưng ở VN có bao nhiêu kiểu xé rào như thế này để mang lại lợi ích cho con trai, con gái, con dâu, con rể, hay những người trong gia đình. Theo như tôi hiểu, thì việc chống tham nhũng ở VN , sờ đến đâu cũng có người ..phạm tội, dính tội chính là từ cái tư duy xé rào này mà ra. Làm như ông Kiệt, thì có nghĩa là không bao giờ có nhà nước pháp quyền, và hậu quả của nó là chỉ có thể tạo ra được những dạng « tư bản thân hữu », khi còn ô dù thì « xé rào » thả dàn, vênh vênh vác vác coi trời bằng vung,, khi ô mất thì ..mất hết, hay phải tìm cách hạ cánh an toàn ở nước ngoài. Cả hai trường hợp (mất hết, hay hạ cách an toàn) đều có hại cho VN. Bởi vì hạ cánh an toàn là châỷ máu tiền tệ, và các nước phương Tây sẽ quá sung sướng đón nhận dòng tiền này, không kể nó còn được sử dụng như con tin, để ép lại những nhân vật gửi tiền này. Ngày xưa nhà nước phong kiến bắt chư hầu địa phương gửi con về kinh làm con tin, giờ các ông gửi tiền, thì cũng như vậy.
Còn trong trường hợp mất hết, thì điều đó có nghĩa là không thể tích tụ được tư bản, có tư bản dân tộc, có đế để phát triển. Mà cũng không phải là tư bản luôn, vì lớp người này chỉ là một dạng mafia không có tài cán gì. (Như Trịnh Xuân Thanh)
Tôi cũng hiểu là khi người ta tôn vinh việc xé rào này, một phần cũng do nạn quan liêu mà ra. Nhưng nó không phải là tất cả. Hiện nay, đổi mới đã đi vào lịch sử, như một giai đoạn đã qua, điều quan trọng hiện nay, quyết định Vn có thành hổ thành rồng không, chính là một nhà nước pháp quyền, chứ không phải là các dạng « xé rào » kiểu này, dù có là của ông Kiệt đi nữa.
Nếu không xây dựng nhà nước pháp quyền, mà cứ tiếp tục tung hô « xé rào » rồi cộng với « đa nguyên đảng » thì sẽ thành cái món thuốc chết người, không bao giờ phát triển được. Hệ quả của nó, sự tàn phá của nó có lẽ con hơn cả quả bom nguyên tử.
Điều khó chịu nữa trong câu chuyện này đó là lịch sử đã bị bóp méo, vì một cái vision chính trị cá nhân của ông Kiệt. Ở đây không có chuyện đánh giá đúng sai lịch sử, mà việc sử dụng nó trong chính trị. Ông Kiệt thấy đây là việc có thể « thu hút được lực lượng », thì tạo ra nó, chứ ở đây không có một nhận thức lịch sử đúng đắn. Hội thảo khoa học để làm điều này, thì khác gì trong tranh thời phục hưng phương Tây lấy cái lá nho che cái dương vật trong tranh thánh.
Một điều khó chịu nữa, đó là cách nhìn lịch sử thiển cận của ông Kiệt, đổi mới không có nghĩa là lặp lại những gì chính quyền Sài gòn cũ cho là đúng. Đây là điều Vn từ khi mở cửa gặp phải, đó là cứ tiến bộ thì phải nói ngược lại, đã tiến bộ thì phải mang nhận thức thời thực dân, hay thời Sài gòn cũ (vì nó là cái đuôi từ đây mà ra) tung hô mà không biết nó cũng một chiều, tai hại
Viết những dòng này, trong khi vụ việc « Tôi không thở được” đang lan tràn ở nước Mỹ, lan sang cả châu Âu, và một bộ phận dân ở đây (chủ yếu là gốc nước ngoài), đang tìm cách « viết lại lịch sử », loại bỏ các nhân vật có chiến tích thực dân như dạng Alexandre de Rhode, lại đọc cái bài báo ca ngợi « Bác Kiệt phá rào » này không khỏi muốn phì cười vì nghịch cảnh của nó


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 18 2020, 10:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 16 2019, 06:54 PM)
.  Ở trung tâm thành phố, nơi là đại học y khoa cũ thời Pháp, còn có tượng người lính thực dân che đầu một em bé thuộc địa. Ngoại trừ bức tượng này bị đập đổ vào thời cách mạng tháng 8, các tên phố kia còn được giữ tới năm 1954, tới khi giải phóng thủ đô.
Như vậy tên Alexandre de Rhode có gì đặc biệt so với những tên đường phố kia ???
*



Bức tượng này cũng tương tự bức tượng mà bác Phó đề cập

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Nov 18 2020, 10:46 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #73

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em trở lại chủ đề này là bởi vì tình cờ đọc được thông tin về "Lăng Cha Cả" - tức ông Bá Đa Lộc. Hóa ra lăng của ông này đã bị san bằng từ năm 1980, tro cốt thì trao trả cho Pháp, đem về cố quốc trưng bày. Ông cũng có công xuất bản một cuốn tự điển Tiếng Việt, nhưng tội của ông là giúp Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn. Cùng số phận là nhân vật lịch sử Hoàng Cao Khải, với khu lăng mộ nổi tiếng được xếp hạng di tích từ 1962. Nhưng vì tội của ông lúc sinh thời nên lăng mộ không được bố trí bảo tồn, để cho nhân dân xâm hại đến tận 2020. Em có nhà người quen ở ngay cửa lăng, nên rất rõ thực trạng này. https://laodong.vn/photo/hut-hoi-chay-theo-...khai-848045.ldo


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 18 2020, 11:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #74

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cái tượng ở Hà nội thế nào, thì tôi cũng không được nhìn thấy (ngay cả ảnh). Theo mô tả, thì đó là tượng một người lính thuộc địa Pháp che đầu một người VN ( tượng trưng cho Bảo hộ). Cái ảnh mà nvt đưa lên không phải, theo chữ đề trên tấm ảnh(tiếng Pháp nên tôi đọc được), đây chính là tượng của Bá đa lộc và dựng ở Sài gòn.
Khu lăng mộ của Hoàng Cao Khải ở Hà nội, tôi cũng biết, vì lúc bé tôi vẫn chạy ra đấy chơi. Lúc đó khu này còn có một cái sân rộng, với các tượng đứng thành hai hàng, giống như các lăng mộ ở Lam sơn Lam Kinh (Thanh Hóa), hay lăng mộ triều Nguyễn ở Huế.
Với tôi, mặc dù tôi không phải là chuyên gia khảo cổ, thì lăng Hoàng Cao Khải không có gì là đặc biệt để có thể coi là di tích văn hóa cần bảo tồn. Nếu muốn giữ di tích, thì người ta có thể gỡ các tượng, phù điêu mang về bảo tàng,chứ không cần giữ nó như một công trình làm gì.
Về mặt văn hóa, đây cũng là một công trình của thế kỷ XIX, không phải là cổ xưa gì lắm, cũng không có gì là đặc trưng (chỉ cần so nó với lăng tẩm ở Huế thì thấy rõ). Ngày trước, toàn bộ khu Thái Hà là đất riêng của Hoàng Cao Khải nên mới gọi là Thái Hà ấp, bây giờ chuyện đó đâu còn. Lăng mộ ở châu Á, đẹp còn là vì có cảnh quan, điều mà phần còn lại của lăng này không còn nữa. Giá trị văn hóa không lớn, nhân vật lịch sử phản động (điều này chỉ là phụ trong việc đánh giá, chủ yếu đánh giá giá trị thẩm mỹ), .. chẳng có điều gì mà phải nuối tiếc nó cả.
Điều mà người ta có thể « nuối tiếc » có thể có những lý do sau.
1- Lợi ích nhóm : lăng Hoàng Cao Khải nằm ở vị trí đẹp trong thủ đô, là đất vàng như thuật ngữ ngày nay ở VN, nâng cấp nó lên thành « di tích lịch sử đã được xếp hạng » sẽ giúp « lợi ích nhóm » chiếm lại đất để làm việc khác.
2- Tư duy đổi mới « đểu » : đổi mới kiểu, cái gì đen thì thành trắng, tuyên truyền của thực dân thành tư duy mới. Thường thường nó sẽ đi cùng với một hình thức lợi dụng chính trị, để đánh bóng sự « cởi mở », nhưng điều này thực ra là không nên.
Ngay ở trên tôi cũng nói tới vấn đề ông Võ Văn Kiệt đổi tên đường, lấy lại tên đường Alexandre de Rhode ở Sài gòn. Theo như bài báo trong báo chính thống ở VN nói về chuyện này, thì ông ấy viện cớ là ông Hoàng Xuân Hãn nói với ông ấy về chuyện đó. Nhưng ông Hoàng Xuân Hãn chỉ là một trí thức nghiên cứu văn hóa, ông Kiệt là thủ tướng. Nếu thế thì sao không gọi ông Hãn về làm thủ tướng cho rồi. Với vai trò thủ tướng, ông ấy phải đánh giá ý nghĩa chính trị của việc này, chứ không phải là đơn thuần văn hóa. Cách lợi dụng văn hóa để làm chính trị như vậy không hay. Nếu về chính trị, ông ấy muốn tăng cường quan hệ với Pháp, thì có thể đặt tên một đường phố ở VN với tên một nhân vật nổi tiếng của Pháp, cần gì lôi Alexandre de Rhode ra. Làm thế nó còn có ý nghĩa hơn.
Bá đa Lộc là một nhân vật phản động thật sự, là người thiết kế cho sự xâm lược của thực dân Pháp ở VN núp dưới bóng tôn giáo, vì thế vấn đề không phải là do Bá đa Lộc giúp nhà Nguyễn mà có chuyện, mà là âm mưu xâm lược.
Tác động của Bá đa lộc vào nhà Nguyễn cũng có tai hai. Đó là ông này đã cải đạo Hoàng tử Cảnh, con đầu của vua Gia Long, và vì thế khi vua Gia Long mất, thì người con thứ là vua Minh Mạng lên nối ngôi, và điều này gây chia rẽ trong triều đình nhà Nguyễn. Mặc dù vậy, vua Minh Mạng vẫn là vị vua tài năng nhất triều Nguyễn. Nếu triều đại nhà Nguyễn có thể vẽ kiểu như đồ thị Pa ra bôn, thì đỉnh cao (maximum) là thời Minh Mạng, minimum là thời Bảo Đại.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 20 2020, 06:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #75

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái này có thể viết vào chủ đề này cũng được, vì nó có liên quan, mà viết vào chủ đề các bài của Facebook cũng được, vì nó cũng liên quan, nhưng tôi viết ở đây vì phần liên quan có lẽ nhiều hơn. Đó là vấn đề đánh giá di sản của thực dân Pháp để lại, và cũng để trả lời rõ hơn câu hỏi mà ta có thể đặt ra về vai trò Phạm Quỳnh, Nguyễn văn Vĩnh, rồi tại sao thực dân Pháp vẫn cho phép ta nói về truyền thống lịch sử dân tộc. Tôi đã giải thích là có hai kiểu truyền thống. Truyền thống phát huy (dòng sông chẩy ra biển), và truyền thống « ao tù nước đọng » do thực dân Pháp khuyến khích. Tôi cũng nói trong chủ đề bên kia, đó là Pháp kể công « giải phóng VN khỏi TQ » để biện hộ cho chế độ thực dân bảo hộ của nó.
Tôi là người sưu tầm sách cũ, của cả hai miền Nam-Bắc. Khi sưu tập sách miền Nam (trước năm 75), tôi tò mò muốn xem sinh hoạt trí thức của vùng Sài gòn-Chợ lớn ra sao, họ tiếp nhận văn hóa phương Tây thế nào, bởi vì họ không biết tới chủ nghĩa Mác -Lê nin, không tham gia cách mạng,, và cuộc sống học thuật vẫn là cái đuôi của phương Tây (Pháp, Mỹ) như thời thuộc địa, cho đến nay văn hóa lề trái trên mạng vẫn là sự kế tục con đường này. Cũng có những kiến thức mà ta vẫn có thể dùng được, ví dụ về đạo phật, và các phong trào yêu nước thời thuộc Pháp, hay chế độ thực dân Pháp. Sở dĩ có điều kỳ lạ như vậy, vì mặc dù chế độ miền Nam là sự nối tiếp của chế độ thuộc địa cũ, nó vẫn phải chính danh bằng chống thực dân Pháp, khi Pháp không còn đó nữa, nhưng phải lờ tịt Việt Minh, là lực lượng chống Pháp thật đi. Tất nhiên sự chính danh này là Fake, vì nó không phải là bản chất của chế độ trong Nam.
Điều naỳ thể hiện tương đối rõ qua một quyển sách của Nguyễn Văn Trung, có tên là « chủ nghĩa thực dân huyền thoại và sự thật ». Quyển này tôi kiếm được trên mạng, không phải mua. Trong quyển sách, được viết vào năm 1963, tức là cuối chế độ Diệm, tác giả đã phân tích được khá tỉ mỉ, chính sách của thực dân Pháp qua các thời toàn quyền ở VN. Tác giả cũng vạch ra được các tư tưởng mỵ dân (tức là huyền thoại) mà chế độ thực dân đặt ra từ việc « khai hóa văn minh », rồi « pháp việt đề huề » (tức là Pháp Việt hợp tác), ..mà thực chất của nó là một sự bóc lột thông qua bạo lực. Ưu điểm của quyển sách là đã trích dẫn được khá nhiều các sách mà các đời toàn quyền Pháp viết về Đông Dương để lại từ Paul Bert tới Lanessan, rồi Albert Saraut, ..có cả trích dẫn sách của trùm mật thám Pháp Marty (có thể coi là hình tượng trùm mật thám Pháp trong phim Đông Dương mà tôi nói tới).
Đặc biệt các đánh giá của Marty với phong trào yêu nước cộng sản, được coi là nguy hiểm nhất(và cũng đúng như thế trong thực tế), rất đáng chú ý.
Trong điều kiện không thể đọc được các quyển sách kia, vì chúng xuất bản vào những năm 20,30 ở Pháp, thì các trích đoạn của Nguyễn Văn Trung, cách ông ta phân tích rất là tốt. Người ta có thể dùng được, và từ đó hiểu tại sao lại có các nhà văn hóa kiểu Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh thời này, vì họ là bộ phận của chính sách tuyên truyền của thực dân.. Sách của Phạm Quỳnh có được in lại ở VN bây giờ (tôi cũng có) và như vậy có thể khiến người đọc, nếu không có một nhận thức lịch sử, cộng với sự « đánh bóng mạ kền » của lề trái mắc phải, dễ hiểu nhầm về những nhân vật này, cũng như chính sách văn hóa thời thực dân.
Nếu phần viết về thực dân rất tốt, thì phần viết về các phong trào yêu nước, về chủ nghĩa cộng sản, hay troskisme lại rất tệ. Vì nó cũng chính là những gì thực dân Pháp tuyên truyền. Như vậy đọc phần này, thì có thể hiểu thực dân Pháp tuyên truyền thế nào. Và tất nhiên nó là FAKE.
Ví dụ khi nói tới Staline, tác giả đã không nhìn thấy tinh thần quốc tế vô sản của nhà nước Xô Viết, mà chỉ nhìn nhận Liên Xô như một dạng đế quốc, cùng bản chất với Pháp, Mỹ. Điều này hoàn toàn sai. Nhưng đây là tuyên truyền của Pháp.
Như vậy tác giả đã có nhận thức đúng về tuyên truyền của thực dân Pháp biện minh cho chế độ thuộc địa ở VN, nhưng lại mắc phải tuyên truyền của thực dân Pháp về các vấn đề thế giới, cũng như về các phong trào yêu nước VN.
Khi đọc quyển sách này, mà tôi tình cờ sưu tập được trên mạng, tôi có cảm giác tác giả là một người có hiểu biết, có kiến thức uyên bác về văn minh phương Tây, triết học phương Tây (qua văn hóa Pháp) nên tôi cũng tò mò muốn tìm hiểu thêm về tác giả, vì không hiểu ông này thuộc dạng gì.
Chẳng nhẽ lại thuộc « thành phần thứ 3 » ở SG trước. Thành phần thứ 3 là nói theo hiệp định Paris, trong hiệp định có công nhận « hai vùng kiểm soát, 3 lực lượng chính trị » ở miền Nam vào năm 1973 khi hiệp định Paris được ký. Hai vùng kiểm soát là vùng giải phóng và vùng chính quyền SG kiểm soát. 3 lực lượng chính trị là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, chính quyền Sài gòn, và lực lượng trung lập thứ 3 ở Sài gòn. Lực lượng này chán ghét chế độ tay sai của Mỹ ở miền Nam, nhưng lại không đủ dũng cảm đi theo cách mạng, nên họ « trung lập ». Đây cũng là thái độ của nhiều trí thức miền Nam cũ.
Vì thế tôi mới tìm trên mạng qua chú gúc, và nhờ chú Gúc mới được biết tác giả là giáo sư triết học ở miền Nam cũ, cũng có tên tuổi, và được coi là người truyền chủ nghĩa hiện sịnh vào miền Nam. Đặc biệt tôi rơi vào một bài phỏng vấn tác giả, giờ đã định cư ở Canada. Bài phỏng vấn của lề trái, thực hiện năm 2016, tức là rất gần đây.
Trong bài phỏng vấn, tác giả có tham vọng phê phán được chủ nghĩa Mác-Lê nin, mà tác giả coi là một tôn giáo. Điều này khiến tôi phì cười, vì nhận xét này của tác giả không có gì mới, đã tồn tại ở Pháp vào thập niên 50, sau khi Staline mất. Tìm lại được điều « nhai lại tuyên truyền của phương Tây » cách đây gần 60 năm qua miệng một ông học giả miền Nam, càng làm cho tôi thấy sự nô lệ về tinh thần của họ. Điều đáng chú ý là tác giả cũng đi học ở Pháp vào thời gian này, trước khi về SG dậy học. Theo như lời người phỏng vấn, thời trước năm 75, ông này còn được coi là Mác xít (nhưng trong phỏng vấn này thì ông chối bỏ). Điều này càng làm tôi hiểu được nhận thức của ông ta hơn, vì đó chính là nhận thức của trí thức Pháp thời những năm 50,60 và cả những người sang Pháp học vào giai đoạn này, mà Pôn pốt là một ví dụ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 20 2020, 06:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #76

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trở lại câu chuyện chủ nghĩa cộng sản là một tôn giáo, đây là nhận xét của các tri thức tư sản Pháp sau khi gia nhập đảng cộng sản Pháp vào năm 1945, khi nước Pháp vừa được giải phóng khỏi chế độ phát xít, nhưng họ đã ly khai đảng cộng sản Pháp sau khi Staline mất, khi mà Khơ rút xốp tố cáo Staline. Khi ly khai thì họ nói như thế.
Điều nhận xét này về chủ nghĩa Mác-Lê nin có đúng không ? không đúng, thực ra nó chỉ nói lên nhận thức của một trí thức văn hóa Pháp với chủ nghĩa Mác Lê nin mà thôi. Tại sao ? bởi vì chủ nghĩa Mác-Lê nin, thường được coi là sự kết hợp của « kinh tế chính trị học Anh, triết học Đức, chủ nghĩa xã hội Pháp ». Tại sao lại là chủ nghĩa xã hội Pháp, bởi vì sau khi cách mạng tư sản Pháp thành công (1789), đứng trước những bất công mà xã hội tư bản Pháp tạo ra, có một dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng hình thành ở Pháp. Như Pru đông (Prudhon), Phu ri ê (Fourrier). Tư tưởng xã hội chủ nghĩa này lại bắt nguồn tư truyền thống cơ đốc giáo. Xã hội Pháp là xã hội cơ đốc giáo. Như vậy, với một người theo chủ nghĩa cộng sản gốc văn hóa Pháp, nhất là trí thức tư sản Pháp, thì việc thấy lý tưởng XHCN có mùi vị tôn giáo là tất nhiên (vì cội nguồn của nó là chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp có nguồn gốc từ cơ đốc giáo, là cội nguồn văn hóa của họ).
Nhưng ở VN, chủ nghĩa Mác Lê nin nhập vào có phải là tôn giáo không ? tất nhiên là không. Chủ nghĩ Mác – Lê nin ở VN đóng vai trò kim chỉ nam về nhận thức, là phương pháp luận. Nó như một công cụ nhận thức để tìm hiểu thế giới, để tìm hiểu xã hội phương Tây, và từ đó giải phóng dân tộc, công nghiệp hóa đất nước. Chủ nghĩa Mác – Lê nin giúp người ta tiếp cận văn hóa phương Tây với cái nhìn phê phán, đi vào gan ruột của nó chứ không bị nó ngộ nhận tuyên truyền. Có nghĩa là ta học Tây bằng cách phê phán nó.
Còn nếu nói chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN chịu ảnh hưởng từ cái gì, thì điều đập vào mắt ta lại là đạo Nho và đạo Phật. Đặc biệt đạo Nho rất compactible với chủ nghĩa Mác-Lê nin. Ví dụ đạo Nho không công nhận có ông thượng đế quyền sinh quyền sát như trong thiên chúa giáo, đạo Nho cũng công nhận có quy luật xã hội (thiên lý), đạo Nho là một chủ nghĩa cộng đồng , đạo Nho luận chứng bằng lịch sử (nên ta tiếp cận duy vật lịch sử rất dễ dàng). Vì thế với Background của đạo Nho trong văn hóa VN, người ta có thể chấp nhận và bị thuyết phục bởi chủ nghĩa Mác-Lê nin rất dễ dàng.
Chính vì thế mà tôi mới nói, chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN là chủ nghĩa Mác – Lê nin nho giáo, vì ta tiếp cận nó từ văn hóa nho giáo, theo cơ chế tư duy Nho giáo.
Kết quả chủ nghĩa Mác-Lê nin là công cụ rất tốt để người VN vừa có nhận thức về thế giới (vì nó là tinh hoa của văn hóa phương Tây), vừa kế thừa truyền thống (vì nó compactible với văn hóa VN)
Đạo Nho không phải là tôn giáo, hiểu theo kiểu phương Tây, mà là một lối sống, một chuẩn mực ứng sử, một cách nhìn thế giới. Điều mà chủ nghĩa Mác – Lê nin vào VN cũng làm những điều đó.
Cuối cùng sau khi tìm hiểu, với nhận xét của tôi, thì ông Nguyễn Văn Trung là một học giả chuẩn mực của chế độ Ngô Đình Diệm. Và vì chế độ này phê phán thực dân Pháp, để đánh bóng mạ kền chính danh cho nó, nên phần phê phán chủ nghĩa thực dân pháp của ông ta thì ta có thể dùng được, thậm chí rất thú vị. Ngược lại, phần nhận xét về chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô,phong trào yêu nước ở VN thì lại ngây ngô,ngớ ngẩn như những luận điệu của phương Tây hay thực dân Pháp mà ông ta nhai lại.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Sep 27 2021, 01:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #77

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 5 2021, 11:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #78

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề này, tôi viết cũng đã đủ phần mình định nói, nhưng cái bài báo tư liệu của NVT poste lên hay quá, nên binh luận thêm mấy ý cho vui.
Bài báo là tư liệu nói lên việc xây dựng bia tưởng niệm Alexandre de Rhode ở chốn Hà thành thế nào.Điều đập vào mắt người ta đầu tiên đó là ý tưởng của thực dân pháp, chứ không phhair tự người VN nghĩ ra hô hào, cổ động. Ngay cả kiếm người kiến trúc sư để làm nó cũng trầy trật. Điều này nói nhiều tới thái độ người miền Bắc với Alexandre de Rhode, trong đó có cả người công giáo.
Khi lập quỹ để xây, hiển nhiên người việt phải đóng tiền vào đấy, theo như bài báo là công chức làm cho thực dân pháp. Vì thế có thể hiểu họ bị ép buộc phải đóng góp, chứ không phải thích thú gì. Nhìn số tiền, người ta có thể cảm nhận là nó nhỏ, nhưng thực tế, nếu tính ra hối đoái hiện tại, nó phải lên cỡ mấy trăm ngàn đô, bởi thời buổi đó lương rất thấp, do chỉ số tiêu dùng khác bây giờ. Lấy ví dụ, một biệt thự ở Pháp, vùng Paris, vào hồi đầu thế kỷ 20, giá bán khoảng 1000 quan pháp, hiện tại một ngôi nhà tương tự cỡ 400000 euro.
Đồng tiền đông dương thời thuộc Pháp còn có giá trị cao hơn cả đồng quan Pháp ở chính quốc (vì đây là cách Pháp làm cho hàng hóa sản xuất ở thuộc địa không thể cạch tranh với chính quốc, mà chỉ có thể bán nguyên liệu), vì thế số tiền quyên góp không nhỏ. Chẳng hiểu thời gian dài đóng băng trong ngân hàng pháp như vậy, nó mang về bao nhiêu lãi, và ai được hưởng.
Cuối cùng cái bia tưởng niệm cũng được dựng lên vào năm 1941, do một kiến trúc sư Pháp thiết kế, và toàn quyền Đơ Cu khai chương. Điều này cũng chứng tỏ, trong trường hợp không có đại chiến II, thì cái bia có lẽ vẫn nằm ở dạng « tài khoản gửi ngân hàng ». Tại sao ?
Bởi năm 1940, Pháp đã thua trận phải đầu hàng phát xít đức. Chính quyền bù nhìn của Đức dựng lên ở Pháp do thống chế Pê tanh đứng đầu từ tháng 6 năm 1940.Thực dân Pháp ở Đông dương vẫn theo chính quyền Pê tanh. Do là bù nhìn của Đức, mà Đức với Nhật lại liên minh với nhau, cho nên thực dân Pháp ở Đông dương phải nghe lời Nhật. Đấy chính là lý do tại sao, khi Nhật tiến xuống ĐNA đều lật đổ các chế độ thuộc địa của Anh, Mỹ, Hà lan .. nhưng vẫn giữ nguyên chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Mặc dù thế, thực dân Pháp ở Đông Dương thân cô, thế cô nên mới phải tìm cách lấy lòng người Việt, giơ cao chiêu bài đóng góp « khai hóa văn minh » cho VN, và có nhân vật nào tốt hơn là Alexandre de Rhode.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ giữa việc Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng vào đầu tháng 12 năm 1941, và việc bia tưởng niệm được khánh thành cũng tháng này khoảng 1 tuần sau. Nhưng khả năng việc này là nguyên nhân của việc kia lại không phải, vì bia phải được bắt đầu xây trước đó. Nhưng chắc chắn duyên cớ của nó liên quan tới vấn đề thực dân pháp ở Đông Dương thân cô thế cô, không thể trông chờ vào chính quốc.
Sự việc còn phức tạp hơn, bởi sau khi Pháp hàng Đức, thì có một lực lượng kháng chiến Pháp theo Đờ Gôn. Lực lượng này cho tới năm 1941, đẫ giành được quyền kiểm soát phần lớn các thuộc địa của Pháp ở châu Phi.Đông Dương là trường hợp đặc biệt là thực dân Pháp ở đây vẫn trung thành với chính phủ bù nhìn ở chính quốc.
Chỉ tới năm 1945, khi việc Nhật thua chỉ còn là vấn đề thời gian, đồng thời chính quốc Pháp đã được giải phóng, thì chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương mới quay sang Đờ gôn, dẫn tới việc Nhật đảo chính lật đổ thực dân Pháp, đưa chính quyền Trần Trọng Kim lên.
Một điều thú vị nữa là vai trò của cụ Nguyễn Văn Tố. Theo như bài báo, cụ là 1 trong hai người VN có mặt và có diễn văn ở lễ khánh thành thứ tượng đài thực dân này. Khác với nhân vật VN còn lại kia, cụ Tố sau lại trở thành chủ tịch quốc hội đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hòa. Cụ cũng bị thực dân Pháp bắt vào năm 1947 khi tấn công lên Việt Bắc , và bị Pháp giết chết, không xét sử. Trong việc này, không thể nói là thực dân Pháp không biết cụ là ai Như vậy việc cụ xuất hiện ở lễ khánh thành văn bia kỷ niệm Alexandre de Rhode có thể coi là một bằng chứng để Alexandre de Rhode phải được vinh danh như một nhà văn hóa VN không ? Theo tôi là không, bởi sự xuất hiện của cụ là bắt buộc, do vị thế đứng đầu hội truyền bá quốc ngữ. Cũng như đoạn diễn văn mà bài báo ghi lại, ở đây cụ nhắc tới cả Hàn Thuyên, là người viết chữ Nôm đầu, như là một cách làm loãng đi vai trò của nhân vật Alexandre de Rhode. Thời thực dân, cụ là nhân viên của hội viễn đông bác cổ, do cụ biết cả chữ Nho lẫn chữ Pháp, nên rất cần cho các nhà nghiên cứu người Pháp giúp dịch thuật các tác phẩm chữ Nho ra tiếng việt, để rồi các nhà nghiên cứu văn hóa Pháp chỉ có việc suy diễn từ đó ra, làm méo mó di sản văn hóa VN đi, hướng nó theo chiều thực dân Pháp muốn.
Những vẫn đề liên quan tới chữ quốc ngữ, tôi đã viết ở trên, nên không nhắc lại. Với tôi Alexandre de Rhode có vai trò liên quan tới lịch sử ra đời chữ quốc ngữ, nhưng không phải ai liên quan tới vấn đề này cũng phải vinh danh như việc thông qua việc đặt tên đường. Trong trường hợp Alexandre de Rhode thì không nên vinh danh, vì sẽ khiến người ta lầm lẫn vai trò thực sự của nhân vật này, gán cho ông ta những vai trò quá lớn lao dễ gây nhầm lẫn lộn xộn trong lịch sử.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 6 2021, 09:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #79

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó có biết vườn hoa con cóc ở HN không? Em đoán là có, và một điều ít biết là ở đó vẫn còn sừng sững di hài của một viên quan Pháp từng cai trị ở Đông Dương. Nếu căm ghét thực dân Pháp, sao người ta không đem vứt cái tiểu sành đựng tro cốt đó đi?

https://laodongthudo.vn/chuyen-it-biet-ve-v...u-do-84399.html
QUOTE
Thời Pháp thuộc, vườn hoa có tên là quảng trường Chavassieux (square Chavassieux). Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành Diên Hồng.

Trên trụ đá hình vuông là tiểu sành đựng di hài của Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 - 1895), quan cai trị Pháp ở Đông Dương. Ông này vào năm 1887 được Thống đốc Nam Kỳ cử làm Chủ tỉnh Tây Ninh ở Nam Kỳ, rồi cùng năm 1887 (có lẽ là cuối năm 1887) được cử làm Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ (27/10/1891 - 20/7/1893) và Quyền Toàn quyền Đông Dương từ tháng 3 đến tháng 10/1894. Chết năm 1895.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 7 2021, 08:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #80

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Định viết tiếp chủ đề về bác Thảo, nhưng tự nhiên nvt đưa cái tư liệu này lên cũng thú vị, nên lại lai rai viết tiếp, rồi quay ra nói chuyện với Thiên lang sau.
Cái vườn hoa này tôi biết chứ, tôi cũng gọi nó là vườn hoa con cóc, nhưng không biết là nơi đựng tro cốt của ông tây thực dân kia. Về cảnh quan đô thị, thì ở quận Hoàn Kiếm rất đẹp. Khi đi vào đó, người ta có cảm tưởng như đi vào một khu phố Tây. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì nơi đây là trung tâm văn hóa chính trị thời thuộc địa cũ. Hà nội là thủ phủ chính trị của xứ Đông Dương thuộc Pháp bao gồm cả VN-Lào-Cam pu chia.
Cảnh quan đô thị này là cảnh quản đô thị thế kỷ XIX, vì thế ngay ở châu Âu hiện tại, hay Pháp, nếu quy hoạch đô thị thì nó cũng làm khác, giống như phần thủ đô mới, ví dụ chỗ đường Lê Văn Lương, hay Lê văn Lương kéo dài. Hiện tại, có một xu hướng hoài cổ, và cũng do có nhiều vấn đề phức tạp trong việc quản lý những chung cư lớn, nhiều tầng, mà ở Pháp có xu hướng tái tạo lại kiểu cảnh quan này. Ở Hà nội, cũng có khu kiểu thế, ví dụ như quanh khu chung cư « bắt chiếc Tây », tôi không nhớ tên vì chỉ đi qua, là nơi có căn hộ của ông Đinh La Thăng (trước khi đi tù).
Để trả lời câu hỏi của nvt ở trên về việc tại sao không thể đặt tên đường mới là Alexandre de Rhode, trong khi công viên này vẫn được bảo tồn không khó. Nó đã nằm hết trong những gì tôi viết trong chủ đề này. Nhưng có thể nó loãng vì tôi nhìn vấn đề nhiều chiều nên tôi sẽ tổng kết ở đây.
Nếu theo một lô gic hoàn hảo, thì điều nên làm ở vườn hoa con cóc là mang hài cốt của đi chôn ở chỗ khác. Đầu tiên có thể tìm xem gia đình ông tây kia còn không, và có muốn mang tro cốt của người thân về Pháp không. Trong trường hợp không có được, thì mang nó đi chôn ở một nghĩa trang, và cũng không nên hẹp hòi gì không cho người ta một miếng đất, dù ở VN hiện tại, giá đất phần mộ cũng đắt như vàng. Điều này làm tương đối dễ dàng, vì theo như tôi hiểu theo cái ảnh, thì cái hộp trên chóp tượng đài chính là nó, nên mang nó đi không ảnh hưởng gì tới phần còn lại của tượng đài. Không ảnh hưởng tới vòi phun nước, không ảnh hưởng tới cấu trúc còn lại. Thay vào đó, ta có thể đặt một bức tượng, vì dụ tượng bà mẹ VN, tượng phật bà quan âm, .. nhưng phải là một cái tượng theo style phương Tây cổ điển, giống như kiểu tượng Hi lạp (tất nhiên là không phải bà mẹ VN cởi chuồng, kiểu tượng thiếu nữ phương Tây Hi lạp), hay là các kiểu tượng phật Style Ăng co, để bảo đảm cho cảnh quan tổng thể. Và bức tượng cũng phải nhỏ. Người ta cũng có thể đặt một bước tượng kiểu trìu tượng. Trong trường hợp này thì thẩm mỹ lại tạo ra không phải do sự hòa hợp mà là sự đối nghịch tương phản. Với tôi cách làm này là tối ưu, và hợp với truyền thống VN. Vì với quan niệm truyền thống, không ai mang mộ của một người ra để ở giữa đường nơi công cộng. Quan niệm này là quan niệm của phương Tây, và cũng không phải là truyền thống của nó theo Thiên chúa giáo. Nhân vật thực dân Pháp này, quả cũng có một cái gu kỳ quặc, quái đản.
Cách làm thứ 2 là như hiện nay. Tức là bảo tồn nguyên hiện trạng, ở đây vấn đề lịch sử không quan trọng, nếu nó không bị lợi dụng, mà nguyên tắc của nó là bảo vệ cảnh quan đô thị, bảo tồn. Điều thú vị là người ta có thể đặt câu hỏi, tại sao vào thời điểm cao trào cách mạng vào những thời điểm lịch sử như năm 1945, 1954, .. tượng đài này không bị dỡ bỏ, như cái bia của Alexandre de Rhode, hay bức tượng người lính thuộc địa che đầu một người VN. Cách giải thích của tôi là ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất tượng đài này không đập vào mắt người ta, như trêu ngươi, phản cảm, gợi nhớ một thời thực dân. Style của nó, với các hình rồng phượng lại có cái gì đó truyền thống, mặc dù nó là một style thuộc địa mà ta gọi là Style đông dương. Một điều nữa là theo truyền thống VN, ta không thích động đến mồ mả. Như vậy sau khi công viên đã được đổi tên, người ta chỉ còn thấy ở đây một địa điểm đẹp, hòa hợp với cảnh quan đô thị, như một đặc trưng kiến trúc ở Hà nội. Trong trường hợp ấy, thì việc bảo tồn nó như một công trình đô thị là đúng.
Cả hai cách làm trên đều có thể chấp nhận.
Việc này khác với việc đặt tên đường Alexandre de Rhode. Theo như tôi hiểu, vấn đề này được đặt ra khi thành phố Đà nẵng định đưa ra một danh sách những tên để đặt cho đường phố trong tương lai. Như vậy là sai, vì ở đây không phải là vấn đề bảo tồn, mà là vấn đề vinh danh. Điều nguy hiểm hơn nữa, đó là việc đưa tên Alexandre de Rhode vào đây, là do có hành động « phá rào cải cách » của ông Sáu Dân, tức là ông Võ Văn Kiệt, khi ông ấy bằng một hing thức võ đoán đổi tên con đường Thái văn Lung thành Alexandre de Rhode. Cũng phải nói thêm là trước đó, thời miền Nam cũ, tên con đường đã là Alexandre de Rhode. Hành động này của ông Sáu Dân là sai. Lằng nhằng hơn nữa, cái này tôi là thầy bói đoán mò, nên độ chính xác không rõ, dù sao nó cũng là một giả thiết, nên tôi vẫn nói, đó là vấn đề chống tham nhũng hiện tại có thể liên quan tới những « hậu duệ chính trị » của bác Sáu Dân, đánh bóng mạ kền bác Sáu Dân, cũng là cách củng cố lực lượng. Cuối cùng cũng nên nói tới lề trái, vốn là lực lượng ủng hộ nhiệt thành « thành quả thời thực dân khai hóa văn minh VN » xông vào nữa. Để cho tiện thì tôi sẽ chia thành từng trường hợp, rồi nói đúng sai và giải thích theo tôi là tại sao.
1- Vào năm 1975, việc đổi tên đường từ Alexandre de Rhode thành Thái văn Lung là đúng hay sai ? Đúng. Bởi đây là hệ quả của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong cái khí thế ấy. Đổi tên đường không có gì sai.
2- Vào thời năm 1993, ông Sáu Dân sau khi đi Pháp về, viện cớ ông Hoàng Xuân Hãn « thầy dùi » và có thể để chứng tỏ sự « cởi mở » của Vn với Pháp lại đổi ngược lại con đường trở về tên cũ. Đúng hai sai ? Sai. Tại sao ? Bởi vì làm như thế, thì khác nào bảo việc đổi tiên đường vào năm 1975 là sai. Trong khi nó đúng. Nguy hiểm hơn nữa, đổi mới phá rào sẽ được đánh đồng với « phò Tây » hay không phò Tây. Cải cách đổi mới không phải là phò Tây. Bằng việc làm này ông Sáu Dân đã làm 2 cái sai. Đưa ra hai ngộ nhận « chết người », còn nếu để tỏ thịnh tình với quan hệ Pháp-Việt, thì thiếu gì danh nhân Pháp VN có thể dùng để đặt tên đường.
3- Sau năm 1975, ở nhiều thành phố trong miền Nam vẫn có những con phố mang tên Alexandre de Rhode. Vậy có nên đổi tên chúng không ? không. Tại sao ? Trong thực tế, Alexandre de Rhode là một nhân vật vô thưởng vô phạt với lịch sử VN. Ông ấy tạo ra chữ quốc ngữ không phải để giúp văn hóa VN mà để truyền đạo, mục đích nó đã không hay. Không những thế việc truyền đạo này đã trở thành cái cớ để Pháp xâm lược VN, chia rẽ người dân VN, sử dụng giáo dân làm tay sai cho công cuộc xâm lược của mình. Chứ quốc ngữ trở thành ký tự hiện đại của VN nằm ngoài ý tưởng, nhận thức, chủ ý của Alexandre de Rhode, nhưng chính ông ấy không « nhúng tay vào máu ». Tương tự như vậy, nếu không có chữ quốc ngữ, nước VN vẫn có thể phát triển. Như vậy vai trò của Alexandre de Rhode với lịch sử Vn là vô thưởng vô phạt. Chính vì thế, nếu tên đường cũ vẫn mang tên ông này thì cũng không có sao, vì nó là một dấu ấn của thời cũ. Điều quan trọng là không biến nó thành một vấn đề vinh danh chế độ thực dân. Điều mà lề trái muốn làm,thực dân pháp muốn làm(như việc đặt bia ở Hà nội), và hành động của ông Sáu Dân khiến sự ngộ nhận tăng lên.
4- Hiện nay, con đường mang tên Alexandre de Rhode mà ông Kiệt đổi (tức là ông Sáu Dân), có nên đổi lại nó thành Thái văn Lung không ? không. Tại sao. Bởi vì ở VN, đổi mới đi liên với thiết lập xã hội pháp quyền. Một thể chế pháp quyền điểm mạnh của nó là rõ ràng, không « sớm nắng chiều mưa ». Nếu Vn chưa làm được như thế, thì phải dần dần tiến tới cái đó. Trong thể chế pháp quyền việc gì đã làm rồi, không bao giờ quay lại tung sới nó lên, ngoại trừ những trường hợp có tác động cực lớn tới xã hội như kiểu « tham nhũng hạ cánh an toàn » bắt buộc phải đưa ra. Vì thế trong câu chuyện đổi tên đường này, chỉ cần xã hội hiểu, và không lặp lại nó là được.
5- Như vậy việc thành phố Đà nẵng đưa tên Alexandre de Rhode vào đặt tên đường để đặt tên cho các con đường mới trong tương lai là sai vì việc này bản chất của nó là vinh danh, và VN không thể vinh danh Alexandre de Rhode, vì đóng góp của ông này vô thưởng vô phạt với VN. Alexandre de Rhode có thể là « anh hùng văn hóa » của Pháp, nhưng không phải anh hùng văn hóa VN.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 6 7 8
Topic Options
4 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (4 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC