Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Xuân Thu Chiến Quốc, Trịnh-nguyễn Phân Tranh, và thời đại Sengaku Nhật bản

Phó Thường Nhân
post Aug 12 2016, 08:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây là một chủ điểm rất hay và thú vị trong lịch sử thế giới. Đặc biệt là lịch sử Đông Á bao gồm các nước trong thế giới Nho giáo (TQ, Vn, bán đảo Triều tiên, Nhật bản). Tôi đặt nó ra nhưng không thể có thời gian tường trình từng thời đại, vì thế tôi chỉ nói những nhận xét của mình và tại sao tôi quan tâm thôi.

Có 3 điều khiến tôi để ý tới nó:
1- Cái lô gíc cạnh tranh đánh nhau giữa những nước trong thời kỳ ấy, rất giống quan hệ quốc tế hiện tại.
2- Cái quy luật quyền lực trong thời kỳ này, rất giống động lực quyền lực của các phe nhóm trong những nước Đông Á hiện tại (dù nó được che phủ bởi hệ thống đa đảng như Mỹ đưa vào ở Nhật, Hàn hay các hệ thống khác ở TQ, VN)
3- So sánh thời Sengaku (Nhật) với thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (VN) có thể giúp người ta hiểu rõ lịch sự, nguồn gốc, sự phân tranh ở Vn thời Trịnh-Nguyễn hơn. Đặc biệt thời kỳ này không được sử chính thống tôn vinh (điều này dễ hiểu, vì lịch sử VN được dạy ở trường học đi theo lô gíc “yêu nước chống ngoại xâm”, và điều này không sai), nhưng nó lại là giai đoạn rất tốt để tìm hiểu người VN, vì nó là giai đoạn mà áp lực nước ngoài không lớn, lịch sử VN lúc đó là do chính người VN tạo ra, có nghĩa là nó là mô hình kín. Điều rất hiếm hoi trong lịch sử VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 19 2016, 04:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Các nước phân tranh là Mỹ, EU, TQ, Nga, Ấn, với các anh khác loi choi bên ngoài là Iran, Arap Saudi, Thổ, Nhật. Thiên tử nhà Châu (hay nhà Lê) là Hội Đồng Bảo Anh LHQ và Luật pháp Quốc tế, chỉ có điều là phe manh Mỹ và EU càng ngày càng tỏ ra bất tuân hiệu lệnh thiên tử ra mặt

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 12 2016, 01:48 PM)
Đây là một chủ điểm rất hay và thú vị trong lịch sử thế giới. Đặc biệt là lịch sử Đông Á bao gồm các nước trong thế giới Nho giáo (TQ, Vn, bán đảo Triều tiên, Nhật bản). Tôi đặt nó ra nhưng không thể có thời gian tường trình từng thời đại, vì thế tôi chỉ nói những nhận xét của mình và tại sao tôi quan tâm thôi.

Có 3 điều khiến tôi để ý tới nó:
1- Cái lô gíc cạnh tranh đánh nhau giữa những nước trong thời kỳ ấy, rất giống quan hệ quốc tế hiện tại.
2- Cái quy luật quyền lực trong thời kỳ này, rất giống động lực quyền lực của các phe nhóm trong những nước Đông Á hiện tại (dù nó được che phủ bởi hệ thống đa đảng như Mỹ đưa vào ở Nhật, Hàn hay các hệ thống khác ở TQ, VN)
3- So sánh thời Sengaku (Nhật) với thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (VN) có thể giúp người ta hiểu rõ lịch sự, nguồn gốc, sự phân tranh ở Vn thời Trịnh-Nguyễn hơn. Đặc biệt thời kỳ này không được sử chính thống tôn vinh (điều này dễ hiểu, vì lịch sử VN được dạy ở trường học đi theo lô gíc “yêu nước chống ngoại xâm”, và điều này không sai), nhưng nó lại là giai đoạn rất tốt để tìm hiểu người VN, vì nó là giai đoạn mà áp lực nước ngoài không lớn, lịch sử VN lúc đó là do chính người VN tạo ra, có nghĩa là nó là mô hình kín. Điều rất hiếm hoi trong lịch sử VN.
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 16 2018, 11:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ đề này đặt ra đã lâu, nhưng chưa có thời gian để nuôi nó. Như đã nói ở trên đầu, với chủ đề này tôi muốn đề cập tới động lực thúc đẩy sự vận động trong một xã hội (nếu xét nó là xã hội kín, không có sự can thiệp của nước ngoài), hay là trong quan hệ quốc tế (nếu coi toàn thế giới là một xã hội kín). Như vậy là nó có hai chủ điểm. Chủ điểm đối ngoại, quan hệ quốc tế, nếu coi toàn bộ thế giới hiện tại với xu thế đa cực là một dạng Xuân Thu – Chiến Quốc. Chủ điểm đối nội (nếu xét trong một nước là sự cạnh tranh của những phe nhóm khác nhau). Những điều tôi viết tiếp đây là cho điều một. Vì với những gì mà chính quyền Mỹ hiện tại làm, cũng như những gì xẩy ra ở Syria, Triều Tiên hay UK .. có thể là những ví dụ tốt minh chứng cho hình thái Xuân Thu – Chiến quốc trên toàn thế giới này.
Trước khi áp cái mô hình Xuân Thu – Chiến quốc này, thì cũng phải phân tích nó về mặt lịch sử một tí. Thời Xuân Thu – Chiến quốc, là một thời kỳ kéo dài ở Trung quốc gần 400 năm. Kết thúc bởi việc Tần Thuỷ Hoàng thống nhất TQ. Việc thống nhất này không chỉ có ý nghĩa về chính trị, mà nó cũng mở đầu một hình thức sản xuất phong kiến kiểu mới, thông qua giai cấp địa chủ. Và vĩnh viễn tiêu diệt giai cấp quý tộc cũng như nô lệ ở Trung quốc. Tính theo Tây lịch là thế kỷ III trước công nguyên. Hình thái sản xuất mới này, ở phương Tây chỉ có được vào hạ kỳ Trung cổ châu Âu(tức là khoảng thế kỷ XVI), và hình thức sản xuất nô lệ vẫn tồn tại tới thế kỷ XVIII song song tồn tại với hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là điểm cơ bản khiến lịch sử VN, TQ, Triều Tiên khác lịch sử phương Tây. Và hình thái phát triển xã hội do Các Mác nói (nô lệ, phong kiến phân quyền, phong kiến tập quyền, tư bản) chỉ tồn tại ở Tây Âu (sang Nga nó đã sai), càng không đúng ở Đông Á.
Khi nói tới Đông chu – Chiến quốc ở TQ cổ đại, người ta thường quan niệm là trước đó đã có nhà Chu thống nhất TQ. Vì thế quá trình Xuân Thu – Chiến quốc là một quá trình tan rã của nhà Chu thành nhiều nước, cạnh tranh và chiến tranh giữa những nước này, và từ đó trở về thống nhất. Khi ta áp dụng cái mô đen này vào thế giới hiện tại, thì phải hiểu thế giới chưa bao giờ thống nhất (vì không tồn tại một dạng nhà Chu có trước). Nhưng có thể trong tương lai sẽ thống nhất. Ít ra đây là điều mà chủ nghĩa Mác tiên đoán. Tất nhiên điều đó chỉ là một khả năng. Những khả năng khác có thể xâỷ ra là sự kiệt quệ về tài nguyên hay chiến tranh huỷ diệt. Hiện tại cả ba điều này đều có những dấu hiệu khởi đầu để có thể xẩy ra. Với bom nguyên tử, thế giới có thể bị huỷ diệt. Với sự khai thác dã man của hình thái tư bản chủ nghĩa, tài nguyên dần kiệt quệ, đồng thời với sự phát triển của internet, các phương tiện giao thông hiện đại (hàng không), sự hình thành các công ty siêu quốc gia..cũng là đầu mối cho việc thống nhất thế giới, do khoảng cách, tâm lý, thời gian giữa các nền văn hoá, các dân tộc đều được rút ngắn lại và có xu thế tương đồng được dựa trên một hình thái kinh tế thị trường.
Thời Senkaku ở Nhật bản xuất hiện muộn hơn, nhưng cũng kéo dài từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI. Về cơ bản nó cũng là sự phân ra của nhà nước phong kiến quý tộc, trước khi được thống nhất lại với dạng nhà nước phong kiến địa chủ. Nhưng khác với TQ, giới quý tộc ở Nhật không bị loại bỏ mà được giữ lại ở dạng symbolique (biểu tượng), còn địa chủ thì lại là tầng lớp võ sĩ đạo. Tầng lớp này không có sở hữu ruộng đất, nhưng có quyền sử dụng ruộng đất. Ta có thể coi thời đại này như thời Xuân Thu chiến quốc.
Ngược lại Trịnh – Nguyễn phân tranh ở VN thì lại khác hẳn, vì sự giao tranh này không dựa trên một sự tan vỡ của một hình thái kinh tế phong kiến. Vào thời điểm này, thì hình thức phong kiến địa chủ ở VN đã được xác lập. Quá trình loại bỏ kinh tế phong kiến quý tộc (ở đây là quý tộc nhà Trần) ..được nhà Minh đảm nhiệm khi xâm lược Đại Việt. Nhà Lê lên , không lập lại hình thái này. Như vậy mâu thuẫn Trịnh- Nguyễn-Mạc là giữa các tập đoàn phong kiến khác nhau, nhưng cùng dựa trên một hình thái sản xuất. Chính vì thế, thời chiến quốc kiểu VN này có thể sử dụng để nghiên cứu cơ chế nội bộ một xã hội, hơn là quan hệ quốc tế. (Tức là điểm 2 mà tôi nói ở trên).
Thế giới đi về đâu, ta không biết. Nhưng rõ ràng nó đang có cơ chế Xuân Thu- Chiến quốc. Mà từ ngữ hiện tại gọi là đa cực. Sự đấu tranh của các cực này với nhau là động lực phát triển thế giới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 23 2018, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lịch sử ở Tây Âu (ngoại trừ Nga, UK, Bạch Nga) cũng là một dạng Xuân Thu – chiến quốc. Khởi điểm của nó là sự tan rã của đế quốc La Mã, nhưng khác với lịch sử TQ, sau đó Tây Âu không thống nhất lại được. Hiện nay EU là lần thử thứ 3 để thống nhất. Lần đầu là qua quý tộc phong kiến (do các gia đình quý tộc vua chúa ở đây liên minh với nhau qua các cuộc dựng vợ gả chồng), lần thứ nhì là của Napleone, dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp 1789. Lần thứ 3 là EU hiện tại, với sự thống nhất bằng các công cụ tài chính, tiền tệ.
Ở các vùng văn hoá khác, như Ấn độ, hay thế giới Hồi giáo cũng có hình thái lịch sử Xuân Thu – Chiến quốc này, nhưng vì chúng không liên quan trực tiếp tới VN, nên ta không để ý.
Sự phát triển lịch sử theo động lực Xuân Thu –Chiến quốc (tức là theo mâu thuẫn của các nước có cùng một hình thái sản xuất, nhưng mâu thuẫn nhau về kinh tế giữa các tập đoàn lãnh đạo khác nhau thông qua các căn nguyên khác biệt văn hoá, tôn giáo) bổ xung cho sự phát triển theo đối lập giai cấp như chủ nghĩa Mác quan niệm.
Chủ nghĩa Mác (bắt đầu từ ăng ghen) quan niệm lịch sử thế giới là đấu tranh giai cấp. Hiện tại lịch sử phát triển đã tiến từ chế độ nô lệ, tới phong kiến (với hai dạng tập trung và phân quyền), rồi tới chế độ tư bản (được chia làm hai : tư bản và đế quốc) sẽ tiến tới chế độ cộng sản (bắt đầu bằng chế độ XHCN).
Sở dĩ đấu tranh giai cấp được coi là động lực, vì theo duy vật biện chứng, học theo lô gíc luận của Hê ghen, coi lô gíc theo kiểu tam đoạn luận : tiên đê, phản đề tạo mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn bị triệt tiêu để thành tiên đề mới, tiên đề này lại làm nẩy sinh mâu thuẫn gây phản đề, rồi chúng lại bị triệt tiêu để tạo ra một cái tiên đề mới. Và cái lô gíc này tiến tới mãi không cùng.
Nếu đưa cái này ứng dụng vào lịch sử, thì giai cấp và giai cấp đối kháng sẽ tạo thành mâu thuẫn như tiên đề và phản đề, và sự đấu tranh của hai giai cấp với nhau sẽ tạo ra một giai cấp mới dựa trên một hình thức sản xuất tiến bộ hơn. Từ đó mà ta có các cặp đối kháng : nô lệ-chủ nô (chế độ nô lệ), quý tộc – nông nô (phong kiến phân quyền), địa chủ-nông dân (phong kiến tập quyền), tư sản-vô sản (chế độ tư sản). Sự đấu tranh giữa các cặp đối kháng này là động lực phát triển xã hội.
Hiện nay, theo các nhà học giả tư sản, thì cái thuyết này không đúng. Tôi không sa vào đây để trình bầy theo họ tại sau nó không đúng, vì nó không thuộc về chủ đề này, cũng như tôi không có quan niệm như thế. Với tôi hiểu lịch sử phát triển của loài người có giai cấp như thế không sai, nhưng nó không đủ. Có thể nó đúng cho một xã hội khép kín, không chịu tác động bên ngoài. (tất nhiên người ta có thể đặt câu hỏi tại sao nhiều xã hội khép kín ví dụ người da đỏ ở rừng A ma giôn, hay thổ dân người Úc,sau hàng vạn năm mà cái mô hình phát triển sản xuất vẫn dẫm chân tại chỗ dừng ở dạng nguyên thuỷ săn bắn hái lượm). Dù sao cái hình thức tiến hoá này có thể thấy được qua lịch sử của Tây Âu. Nhưng đưa ra các vùng văn hoá khác thì nó có vấn đề. Nếu người ta kết hợp cái mô hình đấu tranh giai cấp này,với cái mô hình Xuân Thu – Chiến quốc, thì người ta có thể giải thích sự vận động của lịch sử hợp lý hơn. Lấy ví dụ ngay trong lịch sử VN. Ở VN không tồn tại chế độ nô lệ. Nhà nước Văn Lang của vua Hùng có thể coi là một dạng liên minh bộ lạc, như một dạng liên minh công xã. Tất nhiên nếu cứ để nó tự phát triển, thì đến một lúc nào đó, có thể chế độ nô lệ sẽ thành hình do sự phân liệt giai cấp. Nhưng ở VN câu chuyện đó còn là giả thiết, thì nhà nước phong kiến TQ đã xâm lược VN, và từ đó chế độ phong kiến của TQ được áp dụng vào. Tương tự như vậy, việc chuyển tải từ một nhà nước quý tộc-nông nô (thời Lý, Trần) sang chế độ địa chủ-nông dân (từ thời Lê), cũng bắt đầu băng một cuộc xâm lược. Giai cấp tư sản ở VN lúc hình thành là tư sản mại bản chân rết của thực dân Pháp, hiện tại, họ được tạo dựng bởi chính sách nhà nước qua cơ chế kinh tế thị trường.
Như vậy sự hình thành giai cấp còn chịu sự tác động của hình thái vận động Xuân Thu – Chiến quốc, theo đó một hình thái sản xuất kiểu mới được ép vào do tác động từ bên ngoài, do sự phát triển chênh lệch trên thế giới. Nếu bổ xung sự vận động kiểu Xuân Thu chiến quốc vào lịch sử, thì người ta có thể dễ dàng giải thích các câu hỏi: bản chất của chế độ XHCN ở Liên Xô là gì ? tại sao cách mạng vô sản lại bùng nổ ở một nước lạc hậu là nước Nga ? tại sao chủ nghĩa Mác vốn xuất thân giành cho những nước tư bản phát triển lại nở hoa kết trái ở những nước nửa phong kiến lạc hậu (TQ, VN, Triều tiên, Cu ba) tạo nên những cuộc cách mạng long trời lở đất. Ta cũng có thể giải thích được quan hệ VN-TQ, cuộc chiến tranh biên giới 1979-1991, và đặc biệt có thể ứng dụng vào thế giới ngày nay.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 24 2018, 10:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu xem xét lịch sử tổng thể, thì người ta dễ nhận thấy, hình thái vận động xuân thu – chiến quốc trong lịch sử thế giới là chính, còn vận động lịch sử theo ý thức hệ tư tưởng đấu tranh giai cấp ít hơn. Đơn giản là một khi một hình thái sản xuất đã hình thành, thì nó sẽ tồn tại hàng trăm năm, trước khi có một hình thức sản xuất mới xuất hiện. Lấy ví dụ. Từ khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất TQ, thì chế độ phong kiến tập quyền tồn tại cho đến năm 1911, kéo dài 2000 năm với các giai đoạn hợp rồi tan trong lịch sử TQ, nhưng không đi ra ngoài hình thức sản xuất phong kiến. Ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản xuất hiện với cách mạng Anh, vào thế kỷ thứ 17 và còn tồn tại tới ngày nay, tức là hơn 3 thế kỷ.
Như vậy có cùng một hình thái sản xuất, có cùng một tư tưởng (nói theo kiểu Mác xít là cả kiến trúc hạ tầng và thượng tầng đều giống nhau) không có nghĩa là phải thống nhất. Ví dụ, VN và TQ đều cùng chung ý thức hệ Nho giáo trong truyền thống, nhưng phong kiến VN không phải là phong kiến TQ.
Theo phân tích của tôi. Lịch sử thế giới hiện đại vận động theo hình thái ý thức hệ, bắt đầu bằng cách mạng tháng mười 1917 và kết thúc vào năm 1975, sau khi VN giải phóng miền Nam. Và nó trở lại rõ ràng với hình thái Xuân Thu – Chiến quốc, khi TQ xâm lược VN năm 1979. Hình thái này càng thể hiện rõ ràng hơn khi Liên Xô sụp đổ.
Khi tôi lấy thời điểm vào năm 1975 hay 1979 không phải vì tôi là người VN, nên “bốc thơm” lịch sử của dân tộc mình. Mà bởi vì cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dựa trên cơ chế ý thức hệ tư tưởng “chủ nghĩa xã hội chống chủ nghĩa tư bản”, là sự thể hiện điển hình cuộc chiến cuả hai phe. Điều này không phải là người VN muốn thế, mà là sự đưa đẩy của lịch sử. Chủ yếu là do ý đồ, nhận định của Pháp, rồi Mỹ nhiều hơn là của người VN. Còn tại sao lịch sử thế giới hiện đại thật sự trở lại hình thái Xuân Thu chiến quốc vào năm 1979, bởi vì với việc đánh VN, TQ đã liên minh với Mỹ là một nước có ngược hệ thống tư tưởng. Chấm dứt hoàn toàn giai đoạn lịch sử “ý thức hệ” trong lịch sử thế giới.
Như vậy cuộc kháng chiến của người VN giành độc lập dân tộc (1945-1991) có hai giai đoạn mà bản chất khác nhau. Giai đoạn 1945-1975 là đấu tranh ý thức hệ. Giai đoạn 1979 đến bây giờ (dù chiến tranh chính thức kết thúc vào năm 1991) và còn tiếp là giai đoạn Xuân Thu – chiến Quốc.
Như vậy TQ có cái “vinh dự” là đã tạo lại vận động lịch sử theo hình thái Xuân Thu – chiến quốc. Hình thái này lại càng được khẳng định hơn khi Liên Xô sụp đổ. Và nó lại càng chắc chắn với việc Trump lên nắm quyền ở Mỹ. Tại sao ? vì với việc “gây chiến” với tất cả các đồng mình theo dạng ý thức hệ : EU, Nhật. Mỹ đã khai tử 100% giai đoạn lịch sử “vận động theo ý thức hệ” bắt đầu từ năm 1917 này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 31 2018, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Giai đoạn 1917-1975 không phải là giai đoạn duy nhất trong lịch sử thế giới, bánh xe lịch sử quay theo động lực “Ý thức hệ”. Giai đoạn 1789-1815 ở châu Âu cũng có thể coi là giai đoạn ý thức hệ. Nó bắt đầu bằng cách mạng tư sản Pháp (1789) kết thúc bằng việc Napoleone thất bại ở trận Oa téc lô, và bị đầy ra đảo Xanh Ê len (Saint Helene) (1915). Ý thức hệ ở đây là ý thức hệ tư sản đối với ý thức hệ phong kiến Tây Âu. Phần còn lại của lịch sử thế giới, ngoài các giai đoạn trên được quay theo mô hình Xuân Thu – Chiến quốc. Trong hình thái này, hình thái sản xuất tương đồng nhau, nhưng không phải vì thế mà không có mâu thuẫn. Người ta có thể lấy ví dụ điển hình nhất là hai cuộc đại chiến thế giới. Đặc biệt là thế chiến I, Khi tư bản Anh-Pháp-Nga đánh nhau với tư bản Đức-Áo Hung. Ở đây về hình thái sản xuất hoàn toàn giống nhau (tư bản chủ nghĩa), nhưng sự mâu thuẫn giữa các nhóm tư bản này dẫn tới đại chiến.

Hiện nay, bánh xe lịch sử được quay bằng động lực “Xuân Thu – Chiến quốc” là chính, nhưng điều đó không có nghiã là không còn đấu tranh giai cấp. Và tác động giai cấp vẫn rất lớn. Ví dụ, việc Obamacare bị thất bại ở Mỹ có thể coi là điển hình của một cuộc đấu tranh giai cấp mà giai cấp tư sản Mỹ, ở dạng phản tiến bộ nhất chiến thắng. Kế hoạch của Obama định thiết lập bảo hiểm y tế cho người lao động thất bại, vì bị các nhóm lợi ích tài chính (các dạng bảo hiểm tư) đánh bại. Trong khi sự bất cập của nó rõ ràng. Với bảo hiểm tư, các nhà bảo hiểm kiểu này chỉ nhận bảo hiểm cho người nào còn khoẻ mạnh, chứ người ốm thì họ không nhân bảo hiểm. Trong khi nhu cầu xã hội thì người ốm mới cần bảo hiểm, chứ người khoẻ thì cần gì. Như vậy ở đây lợi nhuận có lô gíc ngược với nhu cầu. Và đây cũng là điểm yếu của thế chế tư bản.

Nói điều này ra với người VN ở vN hiện tại, có khi người ta lại ủng hộ việc ..không có bảo hiểm. Gần đây nhất có việc công nhân phản đối vì đóng bảo hiểm hưu trí. Như vậy điều này chứng tỏ tư duy kiểu Obama sai ? ý tưởng CNXH sai ?. Thực ra là không phải. Bởi vì ở VN, bảo hiểm không làm đủ nghĩa vụ của bảo hiểm, có bảo hiểm cũng như không, vì cơ sở vật chất ý tế quá yếu, không trả thêm tiền không chữa được bệnh. Chính vì cái thực tế ấy mà người lao động phản đối. Cũng giống như việc bảo hiểm hưu trí, người dân nghi ngờ đóng góp thì bắt buộc, nhưng quyền lợi chưa chắc đã được bảo đảm, nên họ mới muốn cầm luôn “tiền tươi thóc thật” của họ trong tay, rồi tự bươn chải, vì họ nghi rằng sự đóng góp chỉ là cái cớ để làm béo những người quản lý những quỹ đó, giống như người ta nghi ngờ hệ thống ngân hàng cướp tiền người gửi. Và điều này không phải không có lý. Thực tế, sự yếu kém của những cơ chế đó đã khiến người dân lao động phản đối, chứ không phải là ý tưởng XHCN.

Hiện tại trên báo ở VN cũng đang ồn ã chuyện “học phí”, cũng có thể coi là vấn đề đấu trang giai cấp. Vì ở đây có hai quan niệm. Hoặc học tập là cái quyền của con người, đã được cách mạng tháng 8 mang lại. Trong trường hợp ấy, đi học đóng học phí. Đây là tư duy XHCN. Ngược lại nếu coi học vấn là dịch vụ để kiếm tiền, thì đó lại là cách sinh hoạt tư bản chủ nghĩa. Tất nhiên sự việc nó phức tạp hơn, không phải chỉ vì cái tên gọi, mà là bản chất. Bởi vì các trường ở đây là trường nhà nước, vậy dịch vụ kiếm tiền mà người ta lập lờ muốn lập ra để có lợi cho ai ? cho nhà nước, cho chất lượng học sinh, chất lượng bài giảng ? chưa chắc, bởi vì ở VN có dạng “tư bản mượn”. Vì sao ? muốn là tư bản, như cái tên của nó là phải có tiền, có tích luỹ, có vốn.. cái này tạo thành tư bản. Rồi với cái vốn tư bản ấy, nhà tư bản hoạt dộng kinh doanh, và từ đó có lãi (hay lỗ). Tư bản mượn là thế nào. Đó là ông dùng vốn của nhà nước như là của ông , hoạt động gây lãi để cho ông (bất chấp nó có hại hay có lợi cho nhà nước), và tất nhiên khi thua lỗ thì là lỗ nhà nước, có khi món lỗ đó lại chính là lãi vào túi ông. Trong trường hợp này thì đây là một dạng trộm cắp, được che dấu dưới dạng kinh doanh. Trường hợp này chính là tư bản mượn.
Hiện tại, từ thời mở cửa 1986, dẫn đến việc đại học tư lập đầu tiên của bà Hoàng Xuân Sính ra đời, đại học tư lập ở VN nhiều như cỏ mọc sau trận mưa rào, nhưng có đại học nào có chất lượng danh tiếng như một số đại học quốc gia (Kinh tế quốc dân, Bách Khoa, ..). điều này cũng chứng tỏ không phải cứ cái gì tư đã là chất lượng. Như vậy đại học quốc gia đã có một cái vốn rất tốt, khiến người ta thèm muốn và muốn đục khoét từ đây. Như vậy với việc chuyển đổi học phí thành giá cả tự do, những người có quyền quản lý trở thành “tư bản mượn”. Họ mượn vốn nhà nước, cơ sở vật chất nhà nước, mượn tiếng tăm của nó..để có lãi riêng, nhân danh quản lý. Nhưng nó cũng có thể là một cách để có thêm điều kiện vật chất phát triển.
Vấn đề là làm sao phân biệt được giữa ý định tốt và ý định xấu, vì nó chỉ cách nhau bằng một biên giới mảnh như giấy pơ lua mà thôi.

Chủ đề này không phải để nói về những chuyện này, nhưng tôi chỉ lấy nó như ví dụ, để thấy quan niệm giai cấp, nhiều khi dưới dạng vô thức, thể hiện như thế nào. Vì thế ngay trong một thế giới mà quan hệ “Xuân Thu – Chiến quốc” là chủ yếu như bây giờ, đấu trang giai cấp vẫn tồn tại. Và xã hội nào dung hoà được nó tốt nhất, để xã hội phát triển hài hoà, sẽ tạo ra sức mạnh để giành được vị trí tốt hơn trong cuộc đấu “Xuân Thu – Chiến Quốc” trên toàn thế giới.

Khi tôi nói tới cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ có động lực là ý thức hệ, điều đó có nghĩa là cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc giành chủ quyền sử dụng động cơ ý thức hệ, vốn là động lực lúc đó trong lịch sử thế giới. Chứ không thể hiểu là “đánh thuê cho ý thức hệ tư tưởng”, cuộc kháng chiến ở VN là vì độc lập dân tộc. Cũng như từ năm 1979 trở đi, động lực thế giới là “Xuân Thu chiến quốc”, thì phải dùng nó tốt nhất để bảo vệ độc lập dân tộc, để phát triển chứ không phải đi làm con tốt thí.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 11 2018, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp theo đáng lẽ tôi sẽ phân tich tiếp về theo vận động của lịch sử thế giới, để thấy cái thời đại xuân thu chiến quốc hiện tại ra đời như thế nào, nhưng để cập nhật thời sự, do có cuộc họp thượng đỉnh của NATO, mà tiêu điểm của nó chính là tư duy Xuân thu – Chiến quốc, nên tôi sẽ nói rút gọn, rồi sau đó có thời gian thì phân tích sau.
Nếu thời điểm 1975-1979 là thời điểm mà TQ thể hiện hình mẫu Xuân thu – chiến quốc trong chính trị bằng cách liên minh với Mỹ đánh VN để chống Liên Xô, dù hai bên Xô – Trung có hệ tư tưởng tương đồng. Thì thời điểm 1989-1991, tức là thời điểm Liên Xô tan rã có thể coi là thời điểm Liên Xô cũng đi theo mô hình này. Sự đi theo mô hinh Xuân Thu – chiến quốc này đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, vì nhà nước liên bang này dựa trên cái đế của chủ nghĩa cộng sản. Nước Nga ngày nay, mặc dù giới thượng lưu chính trị của nó (ví dụ Putin) vẫn có những ảnh hưởng văn hoá nhất định từ thời Liên Xô, do tính kế thừa, hình mẫu đối ngoại của Nga cũng là Xuân Thu – Chiến quốc. Đây là điều người VN phải hiểu, chứ đừng mơ màng nghĩ rằng Nga là Liên Xô. Nước Nga ngày nay, nếu giới chính trị của nó nuối tiếc Liên Xô, thì họ nuối tiếc sức mạnh của Liên Xô được đánh đồng với ước mơ sức mạnh Nga, chứ không phải vì CNXH.
Và phải đến thời hiện tại, có thể tính vào lúc Trump đắc cử tổng thống Mỹ (2017), thì Mỹ cũng đi theo mô hình này 100%. Sở dĩ có sự lệch pha về thời gian như thế so với TQ và Nga, bởi hình thái ý thức hệ tư tưởng có lợi cho Mỹ. Vì núp dưới bóng cờ “dân chủ đa đảng”, giống như ngày xưa dưới bóng cờ tự do truyền đạo thiên chúa thời thế kỷ XIX để xâm thực thuộc địa.
Sở dĩ nước Mỹ đổi mầu như thế, bởi vì
1) Hiện nay trên thế giới thực ra không còn có đối đầu hệ tư tưởng, do cái đế kinh tế chung đều là kinh tế thị trường.
2) Nếu đấu tranh giai cấp, sự phân liệt giai cấp vẫn là một hiện thực xã hội, thì khả năng giai cấp công nhân Mỹ phất cờ đấu tranh đòi một xã hội bình đẳng hơn hiện tại không có.
3) Chính trị theo ý thức hệ tư tưởng có thể nói là “khế ước xã hội”, là hợp đồng chính trị giữa Mỹ -Eu, Mỹ -Nhật từ sau năm 1945. Nhưng trong điều kiện hiện nay, Mỹ thấy không được “lại quả hợp lý” , không kể điều này lại ràng buộc Mỹ vào những cuộc đối đầu mà Mỹ phải bảo vệ “chư hầu” mà không có sự chọn lựa.
Để đánh giá nguyên nhân tại sao Mỹ lại như thế, thì người ta vào thời điểm hiện tại chưa thể đánh giá được là bởi Mỹ yếu đi, hay là Mỹ mạnh lên. Vì thế phải chờ một thời gian nữa khi hiệu quả của những chính sách của Mỹ đưa ra đem lại lợi ích gì cho Mỹ, bị phản ứng thế nào, thì ta mới có thể nói được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC