Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Đối Thoại: Niềm Tin Phật Giáo.

NVT2002
post Feb 28 2018, 02:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Loại Sư thứ 1: tự giải thích lời Phật theo ý của họ, và không đem ra cho những đệ tử khác của Phật (bao gồm cả những cư sĩ tại gia) xem xét, thẩm định và phản biện dựa trên những điều mà Phật đã dạy, mà tự khẳng định họ hiểu đúng ý của Phật. Tự cho ý của mình là ý của Phật. Đặc biệt luôn tự đặt mình đứng trên người cư sĩ tại gia. Luôn tự cho mình là thầy của cư sĩ.
Loại Sư thứ 2: giải thích lời Phật theo ý của họ, và đem ra cho những đệ tử khác của Phật (bao gồm cả những cư sĩ tại gia) xem xét, thẩm định và phản biện dựa trên những điều mà Phật đã dạy, và không tự khẳng định họ hiểu đúng ý của Phật, không cho ý của mình là ý của Phật. Đặc biệt không tự đặt mình đứng trên nguười cư sĩ tại gia. Không tự cho mình là thầy của cư sĩ.
---------------------------------------------------
Bạn: Em đang tập thiền Thân Hành Niệm
Quyzen: vậy à
Bạn: tự nhiên Facebook liên tục hiện bài viết của anh Quý
Quyzen: hiii tại mấy bữa có hứng post bài. Mục đích em tập Thân hành niệm là để làm gì?
Bạn: mục đích để đoạn trừ phiền não, bớt khổ như anh viết
Quyzen: Ừ, vậy em tin Phật hay tin Sư? hay là ko tin ai?
Bạn: Chắc là em tin Phật, nhưng em ko chắc là mình hiểu được hết. Tại kinh sách nhiều quá
Quyzen: hic! Em nói vậy chắc là em chưa hiểu rõ ý nghĩa của chữ "tin" theo ý của anh
Bạn: Nếu vậy thì em trả lời là, Em tin vào MÌNH
Quyzen: Ừ, nếu em tin vào mình thì em đọc Kinh để làm gì?
Bạn: Tham khảo và làm rõ hơn những suy nghĩ của mình, có cơ sở, căn cứ, có những cái chưa hiểu thì cứ tạm gác lại.
Quyzen: em tin vào mình sao lại cần phải có cơ sở, căn cứ?
Bạn: những gì mình đọc, mình gặp, có liên quan đế mình. nó trong sách, ko có nghĩa nó ko phải là mình. Vì nếu nó ko có trong mình, mình ko bắt được.
Quyzen: ừ hay đó, nhưng làm sao em biết đâu là đúng đâu là sai?
Bạn: Em thực hành và trải nghiệm
Quyzen: Có những điều hôm nay em thấy nó đúng, ngay mai em lại thấy nó sai? và ngược lại đúng không?
Bạn: dạ đúng
Quyzen: vậy làm sao để em biết 1 điều gì đó là thực sự đúng? và thực sự sai? mà sau đó em sẽ ko thay đổi nữa?
Bạn: Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo, 37 Phẩm Trợ Đạo, Em dựa vô đó
Quyzen: đây là những điều em biết hay em tin?
Bạn: Cả 2,
Quyzen: đó là của Phật thuyết hay là của em?
Bạn: là của em, vì em có biết Phật thuyết sao đâu, chỉ dựa vào đó thôi.
Quyzen: của em phát minh ra nó hả?
Bạn: không phải, hehe
Quyzen: ?
Bạn: ý là, mình biết là mình hiểu do khả năng hiểu của mình tới đó, điều mình hiểu chưa hẳn 100% là lời Phật nói.
Quyzen: có phải em đang nói cái hiểu của em về Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo, 37 Phẩm Trợ Đạo, phải ko?
Bạn: dạ anh nói đúng
Quyzen: vậy em có chắc là cái hiểu của em đó, nó sẽ không thay đổi ko?
Bạn: mọi thứ đều thay đổi, cho đến khi em Giác Ngộ, em nghĩ vậy
Quyzen: vấn đề là em đang dựa trên một nền tảng có thể thay đổi đúng không?
Bạn: Nền tảng ko thay đổi có thể là Nhân Quả, dựa trên Nhân Quả
Quyzen: Nên tảng đó là Nhân quả hay nhận thức của em về Nhân quả?
Bạn: Em mong muốn dựa trên Nhân Quả thật. Nhưng ko thể nói những gì mình hiểu hoàn toàn là tri kiến chuẩn xác.
Quyzen: đúng rồi, vậy tức là em cũng không chắc chắn về nhận thức của mình đúng không?
Bạn: dạ chính xác, em biết chắc chắn là mình biết ko chắc chắn
Quyzen: vậy khi em dựa vào em tức là dựa vàp một cái không chắc chắn đúng không?
Bạn: Không phải, em dựa vào Thiện Nghiệp của mình
Quyzen: em dựa vào thiện nghiệp của em hay dựa vào nhận thức về thiện nghiệp cỉa em?
Bạn: em dựa vào thiện nghiệp của em
Quyzen: em có biết được chắc chắn đâu là thiện nghiệp và đâu là ác nghiệp hay không?
Bạn: Thiện nghiệp trong vô lượng kiếp. Khi thiện nghiệp này đủ lớn em sẽ biết rõ
Quyzen: Vấn đề là em có biết được chắc chắn đâu là thiện nghiệp và đâu là ác nghiệp hay không? vì có nhiều khi em thấy là thiện nghiệp, nhưng nó lại là ác nghiệp thì sao? làm sao em biết được chắc chắn điều đó?
Bạn: dựa trên bát chánh đạo và phẩm trợ đạo, các giới luật, hihi
Quyzen: dựa trên bát chánh đạo và phẩm trợ đạo, các giới luật hay dựa trên nhận thức của em về bát chánh đạo và phẩm trợ đạo, các giới luật?
Bạn: dạ nhận thức, giờ sao anh?
Quyzen: hiii em thấy vấn đề chưa?
Bạn: em thấy lâu rồi, nhưng nó là vậy mà anh? em nghĩ ai cũng vậy mà
Quyzen: ko phải, có cách chứ ko phải ko có cách
Bạn: Anh nói đi anh 😀
Quyzen: hic cách đó là tìm lỗi sai
⎫ sai trong niềm tin
⎫ sai trong nhân thức
⎫ sai trong quan niệm
⎫ sai trong niềm tin
⎫ sai trong cách nhìn
⎫ sai trong thái độ
⎫ sai trong cảm xúc
⎫ và sai trong hành vi
⎫ ...
tìm cái sai chứ không phải tìm cái đúng, đã thấy sai thì phải cương quyết bỏ, ko luyến tiếc, ko dung dưỡng.
Hành trình này là hành trình tìm và bỏ lỗi sai, dựa vào trí tuệ của chính mình, đó là cách của anh
Bạn: dạ, làm sao biết sai mà sửa anh?
Quyzen: khi em biết cái gì sai thì em hãy sửa nó, khi em chưa biết thì hãy đi tìm
Bạn: dạ. Anh thấy Chánh Kiến các Sư dạy thế nào?
Quyzen: "Chánh kiến" đó chính là quan niệm, quan điểm, lâp trường, niềm tin đúng với chân lý.
Chánh kiến có 2 loại: Chánh kiến thế gian và Chánh Kiến Xuất thế gian. Cần phải biết mình luận về Chánh Kiến nào?
Các Sư dạy là dạy cái "Chánh Kiến" của các Sư, không phải "chánh kiến" của Phật.
Bạn: vậy ạ
Quyzen: đúng vậy! Nếu là của Phật thì phải tôn trọng Phật. Còn nếu không tôn trọng Phật thì không thể nói là của Phật được
Bạn: Tôn Trọng Phật là thế nào anh?
Quyzen: cũng giống như khi em đi dạy học, em có những lời giảng đúng không?
Bạn: dạ vâng
Quyzen: và những học viên họ giải thích lời giảng của em theo ý của họ đúng không?
Bạn: dạ
Quyzen: và ở đây có 2 loại học viên.
⎫ Loại học viên thứ nhất, họ tự ý giải thích lời giảng của em, và họ cho là ý của em nhưng họ không tham khảo ý kiến của em, không hỏi lại em xem họ có hiểu đúng ý em ko?
⎫ Loại học viên thứ 2 thì họ cũng giải thích ý của em, nhưng sau đó họ đến gặp em và trình bày với em ý hiểu của họ, để lấy xác nhận của em xem họ hiểu có đúng ý em hay không?
Trong 2 loại học viên đó, em thấy học viên nào tôn trọng em?
Bạn: loại 2, nhưng Phật đã tịch rồi, có gặp được đâu mà hỏi anh?
Quyzen: cũng tương tự như em ko có ở đó nữa. Có hai loại học viên
⎫ Loại học viên 1 tự giải thích theo ý của họ, và không đem ra cho các học viên khác của em xem xét, thẩm định và phản biện dựa trên những điều mà em đã dạy, mà tự khẳng định họ hiểu đúng ý của em.
⎫ Loại học viên 2 cũng giải thích theo ý của họ, rồi sau đó mang ra lấy ý kiến phản biện của các học viên khác, dựa trên những điều mà em đã dạy, thì em thấy ai tôn trọng em?
Bạn: học viên 2. à à! hay hay!
Quyzen: đúng vậy đó. Hiện nay nếu có vị sư nào dám đem hiểu biết của mình về những lời dạy của Phật cho người khác phản biện và tôn trọng sự phản biện đó thì đó là những vị Sư có tôn trọng Phật, còn nếu không là không tôn trọng Phật
Bạn: Hi, cám ơn bài học của anh nhiều
cho em hỏi 1 câu: 9 người 10 ý, sao mà thuyết phục được, khi nào cũng cải lung tung à
Quyzen: vấn đề không phải là thuyết phục, mà vấn đề là để tự phản biện em nhé. Và việc đầu tiên chính là phải dựa vào những lời dạy của Phật để lại. Phải xem xét xem nó có trái với lời Phật dạy không? có thống nhất với lời Phật dạy không? và do vậy bước tiếp theo phải xác định đâu đúng là lời dạy của Phật, đâu không phải lời dạy của Phật.
Bạn: dạ! chí lý
Trong kinh phật ko cấm lấy vợ pk anh? lấy vợ có bị sao ko?
Quyzen: đâu có sao đâu, chỉ khi nào thọ giới Tỳ Kheo, mới không được lấy vợ. Còn nếu không thọ giới thì vô tư.
Bạn: à, mà nếu mình ko thọ giới tỳ kheo mình có được giải thoát ko?
Quyzen: hic! ai cấm mình giải thoát. Chỉ có điều sau khi giải thoát thì sẽ xuất gia. nhưng khi nào giải thoát hoàn toàn. Còn nếu chỉ đắc 3 thánh quả đầu tiên thì vẫn có thể sống đời cư sĩ bình thường
Bạn: Việc có con cái có ảnh hưởng tới vấn đề tu tập của mình nhiều ko anh?
Quyzen: không ảnh hưởng gì cả. Thực ra ảnh hưởng hay không là do mình. Có nhiều khi nó còn giúp tu tập nhanh hơn nữa.
Tóm lại là cứ sĩ có vợ con vẫn có thể giải thoát. Nhưng một khi đã giải thoát thì sẽ xuất gia. Cho nên nếu một người còn hình thức cư sĩ sống cuộc sống gia đình thì tức là chưa giải thoát. Vì nếu giải thoát thì đã xuất gia. Với cư sĩ có thể đạt đến 3 quả vị là: Tu đà Hoàn, Tư đà hàm và A Na Hàm.
Bạn: à dạ hiểu. Giờ em phải đi có việc đã. Có gì xin thỉnh giáo anh thêm nha
Quyzen: OK em
Bạn: chào tạm biệt chúc anh buổi tối vui vẻ


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Feb 28 2018, 02:30 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 28 2018, 05:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Niềm tin Phật giáo ?
Theo như cái đoạn trích của bác Quý ở trên, thì nó là vấn đề nói làm sao cho người ta tin thì đúng hơn là niềm tin.
Vì trong phật giáo không có một sự tổ chức tập trung, kiểu như đạo Thiên chúa, chính vì thế mà niềm tin trong phật giáo cũng đa dạng. Hãy tưởng tượng niềm tin là một bông hoa. Thì niềm tin phật giáo là một bó hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau. Nhưng nó cũng có điểm chung, mà bất cứ niềm tin nào cũng xuất phát từ đó, sự khác nhau chỉ là do nhân duyên giác ngộ mà thôi.
Cái điểm chung này là tiên đề, người ta chấp nhận một cách tự nhiên đó là KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Muốn tin thế nào thì tin, nhưng không có những điều này thì chắc chắn không phải là phật giáo.
Để giải quyết chiêm nghiệm những điều trên, thì có nhiều cách tiếp cận, tuỳ theo nhân duyên (tức là khả năng bị thuyết phục để tin theo tuỳ theo hoàn cảnh, số phận, trải nghiệm cuộc sống, giáo dục của từng người). Tôi kể ra đây một số ví dụ :
1- Quy Y Phật, Pháp, Tăng. Cách này là cách kinh điển nhất, và thực ra phải theo cách này mới chính xác là phật tử.
2- Người ta cũng có thể tu tại gia (thường là cách của tông tịnh độ), và tự quy y phật pháp tăng. Trong trường hợp này thì là cư sĩ.
3- Người ta cũng có thể có niềm tin trong khi tìm hiểu giáo lý phật giáo. Đây là thanh văn.
4- Người ta cũng có thể tự chiêm nghiệm trực tiếp, hoàn toàn không qua sách vở, giáo lý, giác ngộ được thì là Bích chi Phật.
5- Người ta cũng có thể đặt niềm tin vào phật A di đà, vào kinh pháp hoa (tuỳ theo tông phái mình theo).
Chính vì niềm tin phật giáo đa dạng như vậy, nên có một điểm chung là thường có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các niềm tin phật giáo. Và chính vì thế phật giáo không gây ra chiến tranh tôn giáo như trong các tôn giáo khác như Thiên chúa hay Hồi giáo.
Thực ra nếu « đi đến tận cùng » thì trong phật giáo không đặt ra vấn đề niềm tin, ngoại trừ tông tịnh độ. Phật giáo chỉ đưa ra những cách thức để đưa tới giác ngộ. Giác ngộ gì ? giác ngộ 4 điều nói ở trên
KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Mar 27 2018, 05:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 28 2018, 10:43 AM)
Niềm tin Phật giáo ?
Theo như cái đoạn trích của bác Quý ở trên, thì nó là vấn đề nói làm sao cho người ta tin thì đúng hơn là niềm tin.
Vì trong phật giáo không có một sự tổ chức tập trung, kiểu như đạo Thiên chúa, chính vì thế mà niềm tin trong phật giáo cũng đa dạng. Hãy tưởng tượng niềm tin là một bông hoa. Thì niềm tin phật giáo là một bó hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau. Nhưng nó cũng có điểm chung, mà bất cứ niềm tin nào cũng xuất phát từ đó, sự khác nhau chỉ là do nhân duyên giác ngộ mà thôi.
Cái điểm chung này là tiên đề, người ta chấp nhận một cách tự nhiên đó là KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ. Muốn tin thế nào thì tin, nhưng không có những điều này thì chắc chắn không phải là phật giáo.
Để giải quyết chiêm nghiệm những điều trên, thì có nhiều cách tiếp cận, tuỳ theo nhân duyên (tức là khả năng bị thuyết phục để tin theo tuỳ theo hoàn cảnh, số phận, trải nghiệm cuộc sống, giáo dục của từng người). Tôi kể ra đây một số ví dụ :
1- Quy Y Phật, Pháp, Tăng. Cách này là cách kinh điển nhất, và thực ra phải theo cách này mới chính xác là phật tử.
2- Người ta cũng có thể tu tại gia (thường là cách của tông tịnh độ), và tự quy y phật pháp tăng. Trong trường hợp này thì là cư sĩ.
3- Người ta cũng có thể có niềm tin trong khi tìm hiểu giáo lý phật giáo. Đây là thanh văn.
4- Người ta cũng có thể tự chiêm nghiệm trực tiếp, hoàn toàn không qua sách vở, giáo lý, giác ngộ được thì là Bích chi Phật.
5- Người ta cũng có thể đặt niềm tin vào phật A di đà, vào kinh pháp hoa (tuỳ theo tông phái mình theo).
Chính vì niềm tin phật giáo đa dạng như vậy, nên có một điểm chung là thường có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các niềm tin phật giáo. Và chính vì thế phật giáo không gây ra chiến tranh tôn giáo như trong các tôn giáo khác như Thiên chúa hay Hồi giáo.
Thực ra nếu « đi đến tận cùng » thì trong phật giáo không đặt ra vấn đề niềm tin, ngoại trừ tông tịnh độ. Phật giáo chỉ đưa ra những cách thức để đưa tới giác ngộ. Giác ngộ gì ? giác ngộ 4 điều nói ở trên
KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ
*


Bác Phó vốn không có tin Phật, nên bác không hiểu được mấy cái này đâu.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC