Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Truyện Ngắn Của Lỗ Tấn

Hoang Yen
post Mar 27 2010, 07:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



LỄ CẦU PHÚC


Cuối năm âm lịch, bao giờ cũng có vẻ đúng là cuối năm, ở nơi thôn quận thì thôi khỏi phải nói, cả ở lưng trời cũng thấy hiển hiện cái cảnh tượng “Tết đến sau lưng”. Giữa những đám mây chiều nặng và xám, chốc chốc lại lóe ra một tia sáng, tiếp theo là những tiếng ống lệnh ỳ ầm tiễn chân ông Táo về trời, những ống lệnh đốt ở nơi tiếp cận nổ dữ dội hơn, tiếng nổ váng tai còn chưa ngừng, mà trong không khí đã âm ỉ, tản mát mùi thơm thuốc pháo. Tôi về tới quê nhà, Lỗ Trấn, đúng vào một đêm như thế. Gọi “quê nhà” là gọi thế thôi, chứ thực ra tôi không còn cửa nhà gì ở đây, bởi vậy cho nên tôi phải đến ở tại nhà ông Tư Lỗ. Ông Tư là người trong họ, đối với tôi là vai trên, đúng ra tôi phải gọi là chú Tư, ông là một viên giám sinh già nghiên về lý học. Người ông trông vẫn không khác xưa mấy, chỉ già hơn đôi chút, nhưng vẫn chưa để râu. Vừa trông thấy tôi, ông vồn vã hàn huyên, hàn huyên xong, ông bảo trông tôi bây giờ béo đẫy, bảo tôi béo đẩy xong ông liền chửi kịch liệt cái tụi Tân Đảng. Nhưng tôi biết không phải ông mượn cớ để chửi cạnh tôi: là vì người ông chửi vẫn là Khang Hữu Vi đấy. Có điều chuyện trò như vậy lỗ mãng và trái cựa quá, cho nên một lát sau, tôi liền một mình lui vào thư phòng.

Sáng hôm sau, tôi dậy rất trễ, cơm trưa xong, tôi đi thăm mấy người bà con và bạn cũ, ngày thứ ba cũng thế. Trông họ cũng không ai khác trước lắm, chỉ già hơn chút ít mà thôi, và nhà nào cũng bận rộn sắm sửa để làm lễ “cầu phúc”. Ở Lỗ Trấn này, lễ ấy là lễ to nhất về dịp cuối năm, lễ làm hết sức linh đình, thành kính để đón Phúc Thần, cầu cho sang năm, cả năm may mắn. Giết gà, mổ ngỗng, mua thịt lợn, cố tâm tắm rửa cho thật kỹ, đàn bà con gái, cánh tay ngâm nước đỏ ửng, có người vẫn còn đeo cả vòng bạc, kéo lối xoắn thừng. Nấu nướng xong, đũa cắm lung tung bên các món ăn, thế là lễ “cầu phúc” rồi đấy, sang canh năm, cỗ bàn bày ra và đèn đốt, nhang dâng để khấn vái “chư vị phúc thần, đồng lai phố hưởng”, chỉ có đàn ông mới được lễ, lễ xong lẽ tự nhiên là lại đốt ống lệnh. Năm nào cũng thế, nhà nào cũng vậy -chỉ cốt mỗi một điều là sửa nổi lễ, mua nổi ống lệnh, thế thôi. Năm nay cố nhiên cũng lại thế. Chiều trời u ám hơn, về chiều lại thêm tuyết xuống, bông tuyết có cái to bằng hoa mai phấp phới bay đầy trời, giữa những đám khói, trong một cảnh tượng tấp nập, làm cho Lỗ Trấn vẩn ngầu như một vùng hèm rượu. Lúc tôi vào thư phòng của chú Tư, thì trên mái ngói đã trắng những tuyết, ánh vào sáng cả căn buồng, làm nổi bật bức chữ thọ to, màu son, rập nét của Trần Đoàn Lão Tổ, treo trên vách, câu đối thì một vế rơi, cuộn lồng bồng để trên một chiếc ghế dài, vế kia vẫn nguyên vị, viết mấy chữ “sự lý thông đạt, tâm lý hòa bình”, tôi lẩn mẩn đến trước cái bàn kê bên cạnh cửa sổ, giở xem thì thấy có chồng sách gì như pho Khang Hy tự điển, chưa chắc đã trọn bộ, một bộ “Cận tư lục tạp chú” và một bộ “Tứ thư Thần”. Tôi định bụng thế nào sáng mai tôi cũng ra đi.

Vả lại cứ nghĩ đến cái chuyện hôm qua gặp chị Tường Lâm là đủ làm cho tôi không thể ở yên được nữa. Lúc đó vào buổi chiều, tôi đi thăm một người bạn ở phía đông Lỗ Trấn về, ra đến bờ sông thì trông thấy chị, và cứ trông cái khóe mắt chị trừng trừng cũng đủ rõ ràng chị tiến lại để gặp tôi. Trong số những người bạn tôi gặp lại lần này ở Lỗ Trấn, thay đổi nhiều nhất có thể nói rằng không ai bằng chị: mái tóc hoa râm năm năm về trước, năm nay đã trắng toát, trông thật chẳng còn vẻ gì là vẻ trên dưới bốn mươi, mặt hốc hác quá, da thì vàng xỉn ngả đen, cả đến cái vẻ rầu rĩ năm xưa, nay cũng mất hết, trông cứ đực như mặt gỗ, chỉ còn mỗi cặp mắt, đôi lúc chuyển động là còn tỏ ra đó là một vật sống. Một tay chị xách chiếc làn tre, trong có cái bát mẻ không đựng gì, tay kia cầm chiếc gậy trúc đầu dưới toét dài hơn cả người chị, chị bây giờ rõ ràng và hoàn toàn là một mụ ăn mày rồi.





User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Mar 27 2010, 07:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi bèn đứng dừng lại, sẵn sàng đợi chị đến xin tiền.
- Thày mới về chơi? Chị hỏi tôi trước như thế.
- Phải.
- Thế thì hay quá. Thày là người có học lại đi nhiều, biết rộng. Tôi đang muốn hỏi thày một việc. Cặp mắt lờ đờ của chị bỗng sáng hẳn lên.
Câu hỏi hết sức bất ngờ của chị làm tôi chưng hửng.
- Nghĩa là…Chị tiến lại gần thêm vài bước, hạ thấp giọng, và vẻ rất bí mật, nói tiếp một cách rất khẩn thiết: Nghĩa là…Con người ta khi chết rồi, linh hồn có còn hay không?

Tôi rợn người, thấy chị nhìn tôi chòng chọc mà có cảm tưởng như lưng bị gai, lòng bối rối hơn cả khi ở nhà trường, lúc bất thình lình phải thi một bài chưa kịp học mà giáo sư lại nhè đứng ngay bên mình. Linh hồn có hay không, chuyện ấy xưa nay chính tôi, tôi chưa hề nghĩ đến tí nào bao giờ, nhưng lúc này phải trả lời chị, thì phải trả lời làm sao cho xuôi đây? Trong giây phút trù trừ, tôi nghĩ bụng: tục vùng này tin ma quỷ, vậy mà chị này lại nghi ngờ, hay là chi bằng ta nói chuyện hy vọng: hy vọng rằng có, lại hy vọng rằng không…Người ta đã đến bước đường cùng rồi, thì còn làm cho họ thêm đau khổ làm gì, thôi thì bất nhược, cứ trả lời rằng có đi.

- Cũng có thể là có. Tôi ậm ừ trả lời
- Nếu như vậy thì cũng có địa ngục?
- Ồ! Địa ngục ấy à? Tôi rất kinh ngạc và đành trả lời ỡm ờ: Địa ngục? Đúng lý ra thì phải có…nhưng mà cũng vị tất…Ai hơi đâu mà để tâm đến những chuyện ấy?
- Thế thì người trong một nhà chết đi đều có thể lại trông thấy mặt nhau?
- Ờ! Thấy được hay không thấy được nhỉ? Lúc đó tôi thấy tôi vẫn chỉ là một người hoàn toàn ngu dốt: đắn đo cái gì, tính toán cái gì mà ba câu hỏi đều không kham nổi cả ba. Nghĩ thế, tôi đâm sợ và muốn lật lại mấy câu trả lời vừa rồi:
- Cái đó…Thật ra, tôi không nói rõ được…Thật ra, rốt cuộc, linh hồn có hay không, tôi cũng không nói rõ được.

Thừa lúc chị không hỏi dồn nữa, tôi liền rảo bước, vội vàng chuồn thẳng về nhà chú Tư, trong lòng rất lấy làm áy náy, tự nghĩ trả lời như thế, e có khi nguy hiểm cho chị. Ý hẳn, trong lúc người ta “cầu phúc”, chị cảm thấy nói mình.
- Thế thì hay quá. Thày là người có học lại đi nhiều, biết quạnh hiu, nhưng biết đâu chị lại chẳng có một ý nghĩ khác, và nhân câu tôi trả lời mà việc xảy ra thì lời nói của tôi thật phải chịu phần nào trách nhiệm…Nghĩ như vậy, nhưng sau lại tự cười mình, cho rằng câu chuyện tình cờ, chẳng có ý nghĩa sâu xa gì mà mình lại cứ cân nhắc tỉ mỉ, chả trách mấy nhà giáo dục, người ta bảo là lẩm cẩm, mắc bệnh thần kinh cũng phải, vả chăng đã nói rõ rằng “tôi không nói rõ được” để lật lại tất cả những câu trả lời trước rồi, thì dù có xảy ra việc gì đi nữa, cũng chẳng mảy may dính dấp đến mình.

“Không nói rõ được” là một câu nói cực kỳ được việc. Những người trẻ tuổi cả gan, việc đời chưa trải, thường mạnh bạo giải quyết những điều thắc mắc hộ người, mách thầy mách thuốc vạn nhất xảy ra điều gì không hay thì ơ đâu chưa thấy, thấy ngay oán đổ trên đầu, nhưng một khi đưa cái câu “không nói rõ được” kia ra mà kết luận, thì mọi việc lại êm ru. Trong giờ phút này, tôi càng cảm thấy chỗ cần thiết của cái câu nói ấy, ngay đến nói chuyện với mụ ăn mày, cũng nhất định không nên trút bớt cái câu ấy đi.

Tuy nhiên, tôi vẫn cứ thấy không yên tâm, qua một đêm rồi mà chốc chốc lại sực nhớ đến câu chuyện và phấp phỏng như thể sắp có việc gì không lành xảy ra, giữa cảnh trời tuyết âm u, trong cái phòng sách buồn dứt, cảm giác thắc mắc áy náy càng thêm mãnh liệt bội phần. Bất nhược đi thôi, sáng mai lên tỉnh. Món vây cá tần của hiệu “Phúc Hưng Lâu” một đồng một mâm lớn, vừa ngon vừa rẻ, chẳng biết bây giờ đã tăng gia chưa? Bè bạn ăn chơi năm trước, bây giờ bốn phương tan tác, nhưng món vây cá thì không ăn không xong, dù cho có phải chỉ ăn một mình…Bất luận thế nào sáng mai cũng nhất định đi.

Nhân đã nghiệm thấy thường thường những việc tôi chỉ muốn đừng xảy ra đúng như tôi đoán, những việc tôi cho rằng vị tất đã xảy ra như tôi đoán thì lại cứ xảy ra đúng phăm phắp, cho nên việc này, tôi rất sợ cũng như thế mất thôi. Thì y như rằng: sự tình đặc biệt đã chớm, bắt đầu. Chập chiều, tôi thấy nhà trong mấy người xúm nhau lại góp chuyện, hình như bàn tán việc gì nhưng một lát sau lại thấy im bặt, chỉ thấy chú Tư vừa đi vừa nói lớn:
- Không sớm, không muộn, nhè đúng lúc này…Đủ biết cái giống nhà nó lẩm cẩm.

Thoạt đầu tôi ngạc nhiên, sau thấy băn khoăn quá, vì câu nói hinh như có dính dấp đến tôi. Nhìn thử ra cửa, thì cửa không có ai. Chờ mãi, đến lúc sắp sửa cơm chiều, đứa đầy tớ mướn tạm đến pha trà, tôi mới có dịp dò hỏi:
- Vừa rồi, ông Tư cáu ai thế?
- Chị Tường Lâm, chứ ai? Đứa đầy tớ trả lời gọn thon lỏn.
- Chị Tường Lâm à? Thế làm sao? Tôi hỏi dồn.
- Cỗi rồi!
- Chết rồi à? Tim tôi bỗng thắt lại, hầu như muốn nhảy lên, mặt chắc cũng biến sắc. Nhưng tại đứa đầy tớ một mực không ngẩng lên, cho nên nó không nhận thấy. Tôi lấy lại bình tĩnh và hỏi tiếp:
- Chết lúc nào?
- Lúc nào? Đêm qua, mà có khi thường sáng nay, tôi không nói rõ được.
- Làm sao mà chết?
- Làm sao mà chết? Nghèo thì chết, chứ còn làm sao? Đứa đầy tớ điềm nhiên trả lời, vẫn không ngẩng đầu nhìn tôi, và cứ thế đi ra.

Tuy vậy, nỗi kinh hoàng của tôi chỉ là chuyện trong chốc lát mà thôi, sau đó, tôi nghĩ: cái việc phải xảy ra bây giờ đã xảy ra rồi, thì thôi chả cần vịn vào cái câu “không nói rõ được” của mình và cái câu “nghèo thì chết” của đứa đầy tớ để tự an ủi, tự tha thứ, lòng tôi cũng đã thấy nhẹ nhõm đi dần dần rồi. Có điều thỉnh thoảng hình như vẫn hơi áy náy.
Cơm chiều dọn ra, chú Tư nghiễm nhiên ngồi tiếp tôi. Ý tôi cũng muốn được nghe ít nhiều câu chuyện chị Tường Lâm, nhưng tôi biết: mặc dầu đã đọc qua câu “quỷ thần giả, nhị khí chi lương năng”, chú Tư vẫn còn kiêng kỵ nhiều thứ lắm, gần lúc làm lễ “cầu phúc” mà đem những chuyện chết chóc, ốm đau ra nói với chú, thì thật là tối ư bất khả. Nếu cực chẳng đã, dễ đành phải dùng những tiếng nói trạnh, nói lóng, nhưng khốn nỗi, tôi lại không biết những tiếng ấy, thành thử mấy lần toan hỏi mà rồi nửa chừng lại thôi. Thấy vẻ mặt lập nghiêm của chú tôi bỗng sinh nghi: Có lẽ chú thấy tôi không sớm, không muộn, nhè đúng hôm nay đến quấy rầy chú thế này, thì chú cũng cho tôi là giống lẩm cẩm, cho nên lập tức, tôi nói cho chú biết rằng sáng mai tôi sẽ rời Lỗ Trấn lên tỉnh, để lòng chú được sớm thoải mái, khỏi bận bịu. Chú không thiết tha nài tôi ở lại. Một bữa cơm ăn tẻ ngắt tẻ ngơ.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Mar 27 2010, 07:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngày đông vốn ngắn, lại thêm tuyết sa, bóng tối chôc đã bao trùm cả thị trấn. Dưới đèn, mọi người bận rộn, nhưng ngoài sông, cảnh vật rất tịch mịch. Hoa tuyết rơi trên thảm tuyết dày, tiếng kêu rào rào khiến người nghe cảm thấy đìu hiu. Một minhf bên ngòn đèn dầu lạc ánh lửa vàng khè, tôi nghĩ đến chị Tường Lâm, con người tứ cố vô thân, con người bị thiên hạ quăng vào giữa đống rác rưởi, cái thứ đồ chơi cũ nát ngấy mắt ấy, trước đây còn phơi tênh nghênh ra giữa đám nhơ nhớp khiến cho những người sống hả hê, có khi phải lấy làm lạ rằng tại sao nó cứ còn mãi đấy, -cái thứ đồ chơi ấy, hiện nay đã được con quỷ Vô Thường hốt đi rồi. Linh hồn có hay không, tôi không biết; nhưng hãy nói ngay đến cái kiếp này; sống mà không thiết sống thì chết quách, dù chỉ là để cho những người chán mình khỏi phải ngứa mắt thấy mình, chết như thế vừa vì người, vừa vì mình, chết như thế vẫn không phải là lầm lẫn. Vừa lắng nghe tiếng hoa tuyết rơi ngoài song xào xạc, vừa ngẫm nghĩ lan man, tôi thấy lòng tôi như dần dần thư thái lại.

Thế nhưng những điều mắt thấy tai nghe về nửa đời chị Tường Lâm, từ trước đến giờ rời rạc, thì đến đây cũng được nối lại thành một miếng liền.

Chị không phải là người Lỗ Trấn. Đầu mùa đông năm nọ, nhà chú Tư cần thay đổi đứa tớ gái, bà lão Vệ, là người dắt mối, liền đưa chị lại làm thay. Chị đầu quấn cái bện vải trắng, mặc quần thâm, áo kép màu lam, áo cánh nguyệt bạch, tuổi trạc hăm sáu hăm bảy, da mặt xanh vàng, nhưng đôi má thì vẫn đỏ. Bà lão Vệ gọi chị là Tường Lâm và nói chị là láng giềng của nhà mẹ mình, vì chồng chết nên mới phải đi làm mướn. Chú Tư cau mày, thím Tư biết ý chồng không thích mướn người góa bụa, nhưng vì thấy cung cách chị đứng đắn, chân tay vạm vỡ, mắt lại chỉ nhìn xuống, chẳng nói một lời, rõ ra vẻ một người biết phận, chịu khó, cho nên chú Tư cau mày thì mặc chú, thím cứ để cho chị ở lại. Trong thời kỳ thử việc, chị làm suốt ngày, hình như ngồi không thì buồn vậy; gia dĩ sức lực chị khỏe, chẳng thua gì đàn ông, cho nên đến ngày thứ ba thì đã đinh xong công xá: mỗi tháng năm trăm đồng tiền.

Ai cũng gọi chị là Tường Lâm, không hỏi chị họ gì, nhưng vì bà lão mối là người Vệ Gia Sơn, mà nói chị là láng giềng với bà lão, cho nên có lẽ chị cũng họ Vệ. Chị rất ít lời, ít điều, có ai hỏi mới nói, không thì thôi, mà trả lời cũng chỉ vắn tắt. Mãi đến mười mấy ngày sau mới vỡ dần ra rằng chị ở nhà còn có một mụ mẹ chồng cay nghiệt, và một thằng em chồng hơn mười tuổi đã đi kiếm được củi, và kém chị mười tuổi, ấy về thân thế chị, người ta chỉ biết có thế thôi.

Tháng ngày đi mau quá, chị không hề trễ nãi công việc, ăn uống thì thế nào xong thôi, và không quản công tiếc sức. Ai cũng bảo: “đầy tớ gái nhà ông Tư chăm chỉ, nhanh nhẹn quá, thật đàn ông không bằng”. Cuối năm, nào quét tước, nào lau chùi, nào giết gà, mỗ ngỗng, suốt đêm nấu cỗ “cầu phúc”, trăm việc một tay chị đảm đương chẳng cần mượn tạm thêm người đỡ đần. Thế mà chị lại lấy làm hả hê, khóe miệng dần dần thoáng một nụ cười và mặt mày đã thấy béo trắng ra.

Vừa sang năm mới, lúc chị đi vo gạo ngoài bờ sông về, mặt chị bỗng thất sắc, nói rằng vừa rồi xa xa nhắc thấy một người đàn ông quanh quẩn phía bên kia sông, coi giống ông bác chồng chị lắm e có khi ông ấy đến cốt tìm chị cũng nên. Thím Tư nghi ngại lắm, hỏi gặng cho rõ ngọn ngành, thì chị lại không nói. Chuyện đến tai chú Tư, chú chau mày bảo:
- Hỏng! Có lẽ của này nó trốn nhà.
Mà quả chị trốn nhà thật. Không bao lâu, lời suy đoán ấy đúng sự thực.
Sau đó chừng mười lăm ngày, câu chuyện dần dần đã lắng đi, thì bỗng thấy bà lão Vệ đưa một người đàn bà trạc ngoài tam tuần đến, bảo đó là mẹ chồng chị Tường Lâm. Người đàn bà tuy có vẻ sơn cước, nhưng trong lúc ứng thủ, tỏ ra rất ung dung, ăn nói cũng thạo, thăm hỏi xong rồi, thị ngỏ lời xin lỗi, nói mình ra đây là chủ ý gọi con dâu về, vì giêng, hai, công việc bận rộn mà nhà thì neo người, chỉ có một trẻ một già, làm không xuể việc.

(còn tiếp)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Hoang Yen: Mar 27 2010, 07:26 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC