Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 5 6 7 8 > 

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

Phó Thường Nhân
post Apr 8 2020, 11:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thiên chúa giáo (với hình thức cơ đốc giáo) đóng góp vào sự xâm lược ở VN còn có hai điều kiện đặc biệt nữa. Đó là Pháp, cũng như Tây ban Nha, Bồ, .. không giải quyết việc giành độc lập với thần quyền Thiên chúa ở nước mình bằng cách tạo ra các nhành thiên chúa mới, mà “hội nhập”, sử dụng giáo hoàng La Mã cho lợi ích riêng (như tôi đã nói ở trên), vì thế Cơ đốc giáo được sử dụng để xâm lược. Trong khi các nước khác ví dụ Anh, Hà lan, thì việc này không xảy ra. Anh xâm lược Ấn độ, Hà lan xâm lược Indonesia đều không đưa lá cờ tôn giáo ra mà lại dùng lá cờ “thương mại”.
Điều đáng chú ý thứ hai nữa, là do khoảng cách xa xôi, nên nhân sự truyền đạo ít, không có điều kiện truyền giáo theo kiến thức, học hành chủ yếu là mê tín, niềm tin. Từ đó dẫn đến việc khi truyền đạo vào VN, người VN theo công giáo không trở thành chức sắc của đạo này được. Kết quả hệ thống hành chính của đạo thiên chúa (công giáo) ở VN ngay từ khi mở đầu đã là một hình thức hành chính thuộc địa điển hình. Trong đó tất cả các chức sắc của đạo này, từ linh mục đều là người nước ngoài, chủ yếu là nhân sự nước đi xâm lược là Pháp. Còn người công giáo VN cao nhất chỉ là ông “trùm đạo”, điều mà ngay cả trong cơ chế cơ đốc ở mẫu quốc không có. Ta có thể so sánh nó như một tổ chức hành chính địa phương ngày nay (vì giáo hội công giáo đã căn theo quản lý hành chính của đế quốc La Mã ngày xưa mà lập “hành chính song song” về bên đạo), thì có thể nói rằng ông Trùm đạo như ông tổ trưởng, từ cán bộ phường trở lên là người Pháp, hoặc Tây ban Nha, Bồ.
Hình thức hành chính thuộc địa kiểu này trong giáo hội công giáo ở VN còn tới thời Ngô Đình Diệm, rồi ngày càng giảm dần. Và có lẽ ngày nay, ở VN không còn giám mục Tây nữa. Và điều này tương đương với sức mạnh của nhà nước VN. Sức mạnh của nhà nước Vn tăng lên, thì nhân sự cấp cao ở giáo hội cơ đốc càng có cơ hội là người Việt hơn, trong khi chính sách của giáo hội La Mã tới tận những năm 90 vẫn mang mầu sắc thù địch.
Câu chuyện lủng củng này, tôi sẽ nói tiếp sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 9 2020, 10:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tóm lại quần chúng giáo dân cuồng tín, trình độ thấp, lại nằm trong tầng lớp xã hội có tiềm năng chống nhà Nguyễn, có chế độ quản lý hành chính trong đạo tốt, và đặc biệt giáo sĩ nươc ngoài nằm chặt phần quyết định, có quyền sinh quyền sát, đã khiến giáo dân trở thành lực lượng thứ năm làm mục ruỗng chế độ nhà Nguyễn. Và điều này càng ngày càng thể hiện rõ khi nhà Nguyễn gặp khó khăn.
Nhưng thế chưa đủ, mà còn có hai điều quyết định nữa. Đó là giáo lý thiên chúa giáo được các giáo sĩ truyền giảng vào thế kỷ XIX, và quan hệ của nhà Nguyễn với giáo sĩ Pháp. Hai điều này cũng tác động làm mâu thuẫn tăng lên giữa xã hội Vn lúc đó và giáo dân, tạo điều kiện cho thực dân Pháp can thiệp vào VN.
Hiện nay đạo Thiên chúa (đặc biệt là cơ đốc giáo) đã là một bộ phận của xã hội VN. Theo thống kê, thì người theo đạo Thiên chúa cỡ khoảng 7 triệu, tương đương với số lượng người theo đạo Phật. Sự khác nhau chỉ là số lượng người theo đạo Phật thực ra lớn hơn, nhưng là theo đạo Phật về văn hoá, không được tính. Ví dụ, tôi cũng theo đạo Phật, nhưng không nằm trong tổ chức của một chùa nào cả, không “quy y”. Trong trường hợp này tôi không được tính vào. Tất nhiên tôi ở nước ngoài thì điều này là đúng. Nhưng ở VN có rất nhiều người như thế. Ngược lại người theo đạo Thiên chúa được tính tất tần tật, từ tín đồ sùng đạo, tới người ảnh hưởng văn hoá, hay ăn theo truyền thống gia đình. Mặc dù vậy, VN cũng là nước cơ đốc giáo lớn thứ 2 ở châu Á về tín đồ, chỉ thua có Philipine, là nước mà cơ đốc giáo là một dạng quốc đạo. Nếu tính Thiên chúa giáo nói chung (tức là gộp cả cơ đốc, tin lành các kiểu), thì VN là nước đứng thứ 3 sau Hàn Quốc, Philipines.
Khi tôi xuống nam đồng bằng Bắc bộ, đi qua nhiều nơi, có cảm giác như đang đi qua nước Ý được “trồng” trên đồng ruộng VN. Vào mùa giáng sinh, Sài gon, xung quanh các nhà thờ như nhà thờ lớn Hà nội, đèn điện trang hoàng lộng lẫy, không thua gì ở châu Âu. Lế Nô en đã trở thành một hình thức lễ thương mại, và nhiều người VN cũng tham gia. Điều đặc biệt với tôi là nhiều gia đình khá giả ở VN, mà truyền thống tôn giáo không liên quan gì tới Thiên chúa, cũng ăn lễ Nô en, như là một dạng biểu tượng văn minh của xã hội hiện tại, cho “khác người”. Tất nhiên với họ, Nô en không có ý nghĩa Giáng sinh như với người theo đạo thật. Nhưng đạo thiên chúa nói chung, và đạocơ đốc nói riêng, không phải là cái gì xa lạ với xã hội Vn bây giờ.
Nhưng ta không thể ép cái cảm nhận đạo Thiên chúa hiện tại vào tình hình VN thời nhà Nguyễn. Vì đạo Thiên chúa (cơ đốc) được truyền vào VN thời kỳ này khác hoàn toàn. Để so sánh thiên chúa lúc đó ta có thể so sánh với một sự kiện xẩy ra gần đây được đăng trên báo VN.
Đó là việc có một nhóm truyền đạo tin lành, xuất phát từ Hàn quốc. Tên nó tôi quên mất, nhưng khi đọc trên báo VN, nói về tuyên truyền đạo của nó, khiến tôi giật mình vì nó rất gần gũi với tư duy mà các giáo sĩ cơ đốc giáo truyền vào VN từ thế kỷ XVI tới XIX. Điều đầu tiên nó nói đó là việc phải nghi ngờ tất cả những ai không theo đạo, bất kể họ là ai, trong gia đình hay ngoài xã hội. Điều tiếp theo là phải giữ bí mật, chỉ gần gũi người đồng đạo, tiếp theo nữa là chỉ coi có chúa trời là cha của chính mình. Tóm lại, theo đạo Thiên chúa có nghĩa là bỏ hết các văn hoá truyền thống, một sự đảo ngược nhận thức 100%. Nhận thức tôn giáo này, nhiều khi còn được kèm theo những lợi ích kiểu mê tín về lợi lộc, sức khoẻ, kiểu “uống nước thánh chữa bệnh”.
Xa xôi hơn nữa, cũng thời bây giờ, trên Tây Nguyên có đạo “Hà mòn”, cũng là kiểu này. Theo đó, người theo đạo phải nghi ngờ, chối bỏ tất cả xã hội bên ngoài, chỉ nghe “thánh hiển lên” dạy, trốn vào rừng. Đạo Hà mòn này, vì ở trên Tây Nguyên, nên không những nó có mùi vị như nhóm tin lành tôi nói ở trên mà còn có những phức tạp khác liên quan tới sắc tộc.
Tôi cũng phải nói thêm rằng, những hình thái tôi nói ở trên, không chỉ đúng cho đạo Thiên chúa, mà nó là “kỹ thuật” thông dụng trong việc lan truyền các tín ngưỡng.
Ví dụ, đạo Phật “Bảo Sơn Kỳ Hương”, là gốc sơ kỳ của đạo Hoà Hảo hiện tại, Phật Thày Tây An cũng chữa bệnh cho người ta để truyền đạo vào thời ở An giang có dịch tả, Thầy chữa bằng nước tàn hương.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 9 2020, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với những giáo sĩ truyền giáo cơ đốc, thì họ vừa mang theo những điều này, vừa mang theo những kiến thức văn minh phương Tây, ví dụ một ít kiến thứctoán học, vật lý, các sản phẩm công nghệ , ví dụ như gương, thuỷ tinh. Khi chúa Nguyễn Anh liên minh với họ là để tìm mua súng đạn, công nghệ quân sự chứ không phải vì những điều này. Nhưng điều gì cũng có mặt phải và trái.
Ví dụ, khi Chúa Nguyễn Anh liên minh với các giáo sĩ cơ đốc giáo Pháp, đứng đầu là cha Bá đa lộc (tên phiên âm tiếng việt), thì chúa đã gửi Đông cung Thái tử là Hoàng tử Cảnh theo. Với chúa Nguyễn, đây là việc đặt lòng tin, và cũng có thể có ngụ ý là Hoàng Tử Cảnh có thể thay chúa ký kết với các giáo sĩ, vì Đông cung Thái Tử có nghĩa là Hoàng Tử Cảnh sẽ được truyền ngôi về sau khi chúa giành được chính quyền. Sự việc gì đã xẩy ra về sao ? khi chúa Nguyễn trở thành vua Gia Long. Hoàng tử Cảnh khi trở về, đã từ chối bố, vì cải đạo, sau khi được Bá đa Lộc “giáo dục”. Chính vì thế mà khi vuaGia Long mất, thì con thứ của vua là vua Minh Mạng lên nối ngôi. Thời vua Minh Mạng cũng là cực điểm vinh quang của nhà Nguyễn. Đây là điều được ghi trong sử nhà Nguyễn. Như vậy “quy trình” Hoàng tử Cảnh từ chối bố, không khác gì tín đồ nhóm tin lành Hàn quốc kia từ chối bố mẹ, gia đình.
Tât nhiên trong vấn đề Hoàng Tử Cảnh, người ta có thể nghi ngờ là ông Hoàng này bị bôi xấu, vì đây là câu chuyện tranh giành quyền lực trong triều đình nhà Nguyễn, mặc dù điều này không có bằng cớ. Nhưng một câu chuyện thứ hai thú vị không kém, sẽ cho người ta thấy là khả năng Hoàng tử Cảnh chối bỏ bố là có thật.
Đó là sau khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh Đông Nam Bộ (1862), rồi Tây Nam bộ (1872) . Lúc này Pháp muốn tạo ra những lực lượng trí thức làm tay sai cho họ. Và hiển nhiên là Pháp muốn các địa chủ ở trong vùng chiếm đóng này, gửi con đi học trường Pháp. Do lo sợ con cái mình sẽ chối bỏ gia đình, truyền thống, những người này đã lấy con tá điền thế vào. Kết quả nhóm địa chủ theo Pháp về sau ở Nam bộ, phần lớn đều xuất thân từ đám tá điền này. Đây là nguồn gốc chung của các “đại gia đình danh giá”có học vấn quyền lực từ thời Pháp thuộc.
Hiện nay, người Việt có máu mặt, kiếm được ít tiền, thì ước mơ đầu tiên là gửi con đi sang phương Tây học. Hiển nhiên không thể nào hiểu được những vấn đề này. Vì thế tìm hiểu lịch sử phải đặt đúng thời điểm, xem xã hội thế nào, như là nhập vai vào nó. Chứ không thể ép nhận thức đương đại vào, thì sẽ hiểu lầm và phiến diện.
Giáo lý thiên chúa mà các giáo sĩ truyền giảng ở VN vào thế kỷ XIX , là giáo điều có từ thời Trung cổ, là cái cớ để giáo dân có quyền sinh quyền sát với các nhóm người không theo đạo Thiên chúa, biện hộ cho sự cưỡng bức, bóc lột, chiếm đoạt những người không cùng đạo, nhân danh sự đúng duy nhất của nó, do nó tự phong cho mình. Và điều này đúng với mọi tôn giáo nhất thần bao gồm Thiên chúa, đạo Hồi. . Điều này làm nó khác cơ bản với các tôn giáo ở phương Đông như đạo Lão, đạo Phật, đạo Nho. Và hiển nhiên điều này va chạm ngay với truyền thống văn hoá VN, mà điều đầu tiên là thờ cúng tổ tiên.
Trong thơ văn của cụ Đồ Chiểu, có một bài thơ rât hay nói về điều này. Đó là bài “thà đui mà giữ đạo nhà”. Tôi còn nhớ được mấy câu viết ra đây:
“Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Thà đui mà khỏi tanh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”
Đui là mù , tiếng địa phương miền Nam.
Hiện tại, giáo điều của đạo cơ đốc đã mềm đi rất nhiều trong vấn đề này, vì bây giờ giáo hội La Mã nói tới vấn đề “giao lưu các tôn giáo” (eucumenisme), chứ không khăng khăng khẳng định nó là duy nhất đúng nữa. Nhưng điều này chỉ xẩy ra từ sau năm 1962. Mà điều ta đang nói là thế kỷ XIX. Từ khởi nguyên cho tới năm 1962, giáo lý của cơ đốc giáo không thay đổi trong tính chất cực đoan của nó. Hệ quả của cách truyền đạo này là những gì đã diễn ra ở châu Mỹ la tinh với người da đỏ. .
Cũng nên để ý rằng, chính sách tôn giáo của Ngô Đình Diệm cũng là chính sách này, vì khi giáo hội Vatican thay đổi vào năm 1962, thì chế độ Diệm đã đổ vào năm 1963. Chính vì thế thái độ tôn giáo của chính quyền Diệm, phản ánh chân thực thái độ tôn giáo của giáo hội cơ đốc giống như thời kỳ XIX. Hệ quả của nó như ta đã thấy, đó là sự nổi dậy của Phậ t giáo miền Nam. 100 năm sau mà còn thế, thì vào thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX sao lại không có mâu thuẫn quyết liệt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 9 2020, 10:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ đây ta sẽ đi tới thái độ nhà Nguyễn với đạo cơ đốc và vấn đề “bình Tây sát Tả”.
Khi chúa Nguyễn Anh lên ngôi vào năm 1801, với vương hiệu Gia Long, thái độ nhà vua rất mềm mỏng với các giáo sĩ Pháp. Vì vua biết ơn họ đã giúp đưa mình lên ngôi. Nhưng vua cũng không thoả mãn nhu cầu của họ là cho Pháp độc quyền thương mại, cũng như cải đạo theo đạo Thiên chúa. Với yêu cầu độc quyền thương mại thì vua lấy cớ là nếu làm vậy thì không thể từ chối các nước phương Tây khác.Vua cũng không cải đạo, vì chỗ dựa, tầng lớp giúp vua thống nhất đất nước là Nho gia. Đây cũng chính là điều mà Tsuboi phê phán vua, nói là vua bị định mệnh cả với người Pháp và Nho gia. Nhưng điều này với tôi là sai. Chỉ có người đứng hoàn toàn bên ngoài, phê phán hoàn toàn có tính chất học thuật thì mới nói thế. Trong thực tế, chúa Nguyễn không dựa vào Nho gia thì không thống nhất được đất nước. Không phải là vua thì muốn làm gì là làm. Bản thân cuộc đời riêng của Vua Gia Long cũng nói lên điều này. Vua Gia Long đã lấy công chúa Ngọc Hân, là vợ của vua Quang Trung. Tại sao ? thông thường người ta sẽ nghĩ là vua trả thù. Nhưng điều này chỉ là một vế nhỏ, điều quan trọng là để nhà Tây sơn không còn hậu duệ để chính danh. Tương tự như vậy, vua lấy con của Nguyễn Văn Thành, là một tướng của Tây Sơn vầ hàng nhà Nguyễn. Nguyễn Văn Thành có chức là tổng trấn Bắc Thành (tức là toàn bộ ngoài Bắc). Thời vua Gia Long, toàn bộ ngoài Bắc là đất vua Lê và nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ cũ được đặt là một TRẤN, tức là nó độc lập tương đối, không bị triều đình quản lý trực tiếp. TRẤN ở đây nghĩa là trấn áp, bảo hộ.Chỉ tới thời vua Minh Mạng, thì vua mới huỷ bỏ tất cả các cấp hành chính “đặc biệt” này quy thành tỉnh. Nguyễn Văn Thành có con nuôi là Lê Văn Duyêt. Là người được vua Minh Mạng điều vào làm tổng trấn Gia định. Mục đính là “đảo ngói” để không cát cứ được. Chính ở đây Lê Văn Duyệt đã nổi loạn với đồng loã là giáo sĩ thiên chúa giáo, đứng đầu là Cố Du (là người Pháp nhưng có tên VN, tên tây là marchand hay gì đó tôi không nhớ).
Tất nhiên có người hỏi, tại sao các giáo sĩ cứ nhất định muốn người ta cải đạo. Ở đây nó có sự cuồng tín của tôn giáo, nhưng đằng sau đó là mục đích kinh tế. Trong các nước thiên chúa giáo. Giáo dân phải đóng thuế tôn giáo cho tăng lữ. Tiếng pháp gọi là dime. Chính vì thế mà tăng lữ thích cải đạo cả một nhà nước. Còn khi đã xâm lược, thì lãnh chúa phong kiến phương Tây chiếm đất luôn, biến thành lãnh địa của riêng mình. Và cái quyền chính danh cho họ là bởi vì họ theo thiên chúa. Cái lô gíc kinh tế này có từ nguyên thuỷ, ngay từ khi Tây Âu tiến hành thập tự chinh đã như thế.
Như vậy suốt thời vua Gia Long, đạo cơ đốc được tự do truyền đạo ở VN. Tức là tới những năm 20 của thế kỷ 19. Vua Minh Mạng lên thay, do có vụ việc loại bỏ Hoàng Tử Cảnh, và đặc biệt loạn Lê Văn Duyệt ở Gia định, đã khiến vua Minh Mạng quyết định “cắt cầu” với Pháp.Giai đoạn người công giáo VN bị nhà Nguyễn đàn áp nhất là giai đoạn vua Thiệu Trị.Là triều đại kế tiếp vua Minh Mạng. Tại sao ? Vua Minh mạng mất sau năm 1840. Việc nhà Thanh thua liên quân phương Tây trong chiến tranh thuốc phiện (1840)đã lay động cả Đông Á, và hoạ xâm lược phương Tây đã đến trước cửa. Đoán trước điều này, vua Minh Mang đã cử một phái đoàn sang châu Âu tiếp cận Pháp và Anh. Nhưng lúc này Pháp đã quyết định xâm lược, nên lấy cớ vua Minh Mạng đàn áp cơ đốc giáo để từ chối. Hiện nay, tất cả các sách lịch sử “khách quan” của Pháp đều lờ đi vấn đề giáo sĩ Pháp xúi dục nổi loạn này. Ví dụ họ nói cố Du là tình cờ nằm trong thành Gia định 3 năm với Lê Văn Duyệt, chứ không có liên quan, vì phải mất 3 năm quân nhà Nguyễn mới chiếm được thành. .Nhưng điều này là Fake.
Thời gian trị vì của vua Thiệu trị ngắn ngủi (7 năm), và sau đó là vua Tự Đức. Nhưng vua vừa nắm quyền thì đã phải đối phó với sự xâm lược thực sự của thực dân Pháp (1858), và vào năm 1862, nhà Nguyễn đã phải cắt 3 tỉnh miền Đông Nam bộ. Trong những điều khoản mà Pháp ép, có vấn đề tự do truyền đạo Thiên chúa. Chính vì thế mà triều đình Tự Đức có thái độ rất mềm mỏng với giáo dân, và giáo sĩ Pháp không gặp vấn đề gì về truyền đạo. Nhưng sự nhượng bộ này là trên thế yếu. Nó đã khiến cho giáo sĩ pháp và giáo dân muốn làm gì thì làm, bất chấp nhà nước. Bởi vì nếu giáo dân làm láo, thì giáo sĩ can thiệp ngay, với lý do “bảo vệ thiên chúa”.
Trong quyển sách của Tsuboi, thì ông ấy quên đi những điều này, và để giữ thái độ “khách quant rung lập”, ông ấy đã đổ lỗi cho cả Văn Thân (tức là Nho gia) và giáo dân. Tsuboi nói rằng, giáo dân đã tạo ra sự cạnh tranh với Văn Thân, vì Nhà Nho có độc quyền tham gia vào bộ máy hành chính nhà nước, có độc quyền về giáo dục. Nhưng điều này là không đúng.
Thực tế là, giáo dân đã là lớp người có tiềm năng chống đối nhà Nguyễn nhất, họ được tổ chức trong một cơ chế mà giáo sĩ phương Tây nắm cả trái tim và khối óc của họ.Bây giờ nhà Nguyễn ốm yếu, không dám đáp trả Pháp, để Pháp hoành hành thì tại sao họ lại có thể nghe lời nhà Nguyễn được, trong khi quyền lợi của họ gắn với Pháp hoặc có hi vọng nếu Pháp thắng thì họ sẽ là người được lợi. Trong điều ông kể kiện ấy làm sao họ bảo vệ nhà Nguyễn.
Không kể lịch sử nhà Nguyễn là lịch sử “cõng rắn cắn gà nhà”. Nếu Thái tổ nhà Nguyễn là vua Gia Long có thể liên minh với giáo sĩ giành quyền lực, thì làm sao họ lại không. Đặc biệt trong trường hợp nhà Nguyễn đã yếu thế hơn Pháp rõ rệt.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2020, 05:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi nói không rõ ràng vấn đề nhà Nguyễn thời Thiệu Trị đàn áp cơ đốc giáo thế nào. Nên bổ xung ở đây. Vua Minh Mạng mất sau năm 1840, nhưng vẫn kịp thấy nhà Thanh thua liên quân phương Tây, phải mở cửa để cho Anh bán thuốc phiện tự do. Vua tìm cách nối lại quan hệ với Anh và Pháp. Nhưng Pháp cự tuyệt với lý do Vua Minh Mạng đàn áp thiên chúa. Điều này có nghĩa là Pháp sẽ xâm lược VN. Nhưng vua mất ngay sau đó, nên trách nhiệm này được truyền cho vua kế tiếp là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị có chính sách bắt giáo dân từ bỏ đạo Thiên chúa. Cách thức là bắt giáo dân phải bước qua một cái ảnh thánh, hay cây thập tự để dưới đất, tuyên thệ bỏ đạo. Nếu không làm sẽ bị phạt roi, hoặc có hình phạt nặng hơn như đi tù, tịch thu tài sản, thậm chí xử tử. Nói một cách khác theo đạo thiên chúa, trở thành một tội hình sự. Hình thức này, thực ra cũng giống như hình thức mà Mạc phủ ở Nhật thi hành khi cấm đạo Thiên chúa.
Nhưng việc này không được thực hiện lâu dài, vì thời kỳ trị vì của vua Thiệu Trị ngắn ngủi. Có 7 năm, và ngay sau đó đến thời Tự Đức, thì Pháp đã xâm lược như tôi nói ở trên.
Như vậy, nếu nói về chính quyền nhà Nguyễn đơn thuần, thì đỉnh cao đàn áp đạo cơ đốc là vào thời kỳ này. Và nó có duyên cớ lý do chính trị chứ thực ra không liên quan tới vấn đề tôn giáo.
Thế còn “bình Tây sát tả” mà tôi nói ở trên. Bình Tây tức là đánh Tây, sát tả là diệt cơ đốc giáo. Chuyện này lần đầu xẩy ra vào năm 1862, khi Vua Tự Đức phải cắt 3 tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp, và cũng là lúc có nội loạn Lê Duy Phụng ở ngoài Bắc như tôi đã nói. Vì thế “bình Tây sát tả” diễn ra quyết liệt nhất là ở ngoài Bắc, và phong trào này là do các nhà Nho cầm đầu. Tóm lại nó cũng có một cái cớ chính trị, vì loạn Lê Duy Phụng là do Pháp xúi dục tổ chức. Và theo Tsuboi, thì chính quyền nhà Nguyễn đã ngăn cản việc này, theo như hiệp ước đã ký với Pháp. Tóm lại thời Tự Đức, giáo sĩ Pháp được tự do truyền đạo , nhưng không vì thế mà giáo dân sẽ biết ơn hơn, mà lại càng ỷ thế Pháp bất chấp triều đình nhà Nguyễn hơn.
Một chuyện có thể làm ví dụ cho việc này. Đó là câu chuyện của cha Sáu. Gọi là cha, nhưng thực tế ông này chỉ là trùm đạo mà thôi. Cha Sáu sinh ở Hoàng Hoá (Thanh Hoá), nhưng có công lao đóng góp với giáo dân ở Bùi chu – Phát Diệm. Nhà thờ đá hiện tại, rất đặc trưng về giao lưu văn hoá giữa cái đình VN và nhà thờ Thiên chúa, là do cha thiết kế, thi công. Hiện tại, mộ ông ta vẫn còn ở ngay trong sân nhà thờ này. « Cha Sáu » cũng là tác giả của một số bài vè, cao dao có nội dung giáo dục đạo đức, vừa mang tính cách thiên chúa giáo, nhưng cũng có tinh chất phổ thông kiểu Nho giáo được truyền trong giáo dân. Nhưng cũng chính ông này đã mộ lính là người công giáo để đàn áp khởi nghĩa Ba Đình của Phan Đình Phùng về sau. Và theo như Đào Trinh Nhất , là môt tác giả có viết sách về Phan Đình Phùng thời thuộc Pháp, thì « cha Sáu » đã từng bị Phan Đình Phùng bắt phạt đánh đòn khi đi qua cửa công đường mà không chịu cúi đầu chào. Câu chuyện này đã nói lên nhiều thái độ giáo dân với chính quyền Nhà Nguyễn, và ta có thể hiểu là « tự do truyền đạo Thiên chúa » lúc bây giờ không phải là « kinh chúa, yêu nước », « tốt đời, đẹp đạo », mà sử dụng cớ theo đạo, luật của đạo, để không theo luật triều đình, ỷ vào thế lực của giáo sĩ Pháp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2020, 05:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái lô gíc này, thật là tình cờ mà tôi lại là người được chứng kiến, một dạng phiên bản khác của kiểu « tự do đạo tức là chống luật nhà nước này ». Đó là những gì đang xẩy ra ở Pháp, giữa cộng đồng đạo Hồi và nhà nước Pháp. Hiện tại, có nhiều nhóm cực đoan hồi giáo, lấy cớ đạo Hồi bắt phụ nữ trùm khăn, không được sinh hoạt chung, nên không tập thể thao, ăn căng tin ở các trường học phổ thông đòi ăn kiêng không ăn thịt lơn, thức ăn phải có giáo sĩ đạo hồi làm dấu. Trong khi đòi hỏi cho đạo mình như thế, thì vào dịp nô en, nếu thấy có đèn đường treo câu khẩu hiệu « chức mừng nô en (joyeux noel) thì lại tố cáo nhà nước Pháp « thiên vị » thiên chúa giáo. Vì thế hiên nay, vào dịp giang sinh, người ta rất ít thấy nhưng đèn đóm trang hoàng có ý nghĩa thiên chúa giáo, mà nó chỉ còn có một dạng chung chung « ngày lễ vui vẻ » (joyeux Fete).
Và một điều rất thú vị là bản thân chính quyền Pháp cũng rất lúng túng khi sử lý. Hiện nay cũng chưa có một giải pháp nào thật là ổn thoả, và một cuộc bùng nổ xung đột hoàn toàn có thể xẩy ra.
Một điều đáng để ý nữa, đó là khi có một vụ khủng bố, ném bom .. thì nhưng người hồi giáo bình thường, ví dụ những người cùng làm việc với tôi, không người nào lên án nó cả. Họ chỉ sợ bị phân biệt. Điều này cũng nói lên một điều là, giữa tư duy hồi giáo bình thường, và hồi giáo cực đoan, sự khác nhau chỉ là mức độ. Nó không có biên giới giới tuyến.
Câu chuyện này có thể áp dụng vào tâm lý hành xử của người theo đạo Thiên chúa ở VN vào thế kỷ XIX đối với triều đinhg nhà Nguyễn. Nói một cách khác, khi giáo sĩ nước ngoài ra một quyết định gì đó, mà điều đó ngược với luạt pháp hiện hành của nhà Nguyễn, thì giáo dân sẽ bất chấp luật nhà Nguyễn mà làm theo nó. Nếu nhà Nguyễn phản ứng, thì « tự do truyền đạo Thiên chúa » được trưng ra. Người ta cũng không thể phân biệt được giữa giáo dân bình thường và giáo dân cầm súng cho Pháp. Vì ở đây không có biên giới giữa hai thái cực này.
Vấn đề « bình Tây sát Tả » còn được nói đến một lần nữa, vào năm 1872, khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ II, và chính thức bảo hộ trên toàn cõi VN. Lúc này « bình Tây sát tả » gắn với phong trào Cần Vương chống Pháp.
Cho đến hiện nay, từ giáo hội cơ đốc La Mã, đến lề trái có nguồn gốc cơ đốc giáo, đến lịch sử của Pháp viết. Họ luôn nói tới « sát Tả » như là một vấn đề nhà Nguyễn « đàn áp tôn giáo », « chống tự do tôn giáo », với Pháp để biện hộ cho sự xâm lược của Pháp ở VN, với lề trái cơ đốc giáo (dạng các gia đình danh giá kiểu gia đình Ngô Đình Diệm ) là để biện hộ cho việc làm tay sai cho Pháp, còn với giáo hội La Mã, thì đây là là những nạn nhân, và đồng thời cũng là những tấm gương « tử vì đạo ». Vào những năm 90, Toà Thánh La Mã đã phong thánh cho 72 người cơ đốc giáo VN. Nhưng tất cả phần đen tối của vấn đề này thì lại được dấu nhẹm đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2020, 05:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vào thời thuộc Pháp, điều đáng ngạc nhiên là không phải vì thế mà số dân VN cải đạo theo Thiên chúa tăng, vì lúc này với đại đa số người dân VN, theo đạo Thiên chúa có nghĩa là làm tay sai cho Pháp. Nó cũng có một yếu tố nữa đến từ phia thực dân Pháp, đó là mặc dù Pháp tin tưởng vào giáo dân, là chỗ dựa chính trị cho Pháp, thì Pháp không ra mặt ủng hộ giáo dân nữa, mà tìm cách mở rộng sự ủng hộ ra các tầng lớp người VN khác. Điều này cũng dễ hiểu là vì giáo dân là thiểu số, thực dân Pháp không thể xác định quyền thống trị ở VN một cách rẻ nhất để khai thác thuộc địa, mà không mở rộng ra tìm sự ủng hộ trong đa số dân. Một lý do nữa, đó là ở chính quốc, cơ đốc giáo, mặc dù là nét văn hoá đặc trưng của Pháp, cộng hoà Pháp cũng chống tăng lữ. Ở Pháp và o thời này có hai lobbying lớn nhất, đó là nhóm tư sản Pháp có truyền thống là đạo Cơ đốc, nhưng nó cũng có một lobbying có ảnh hưởng tương tự đó là tư sản Pháp gốc Do Thái, gốc tin lành, và các nhóm cộng hoà thường tập trung quanh hộ tam điểm (France Maçon). Trong gần 80 năm thuộc địa Pháp, các toàn quyền Pháp ở Đông dương thường thay đổi theo hai cực này. Và số lượng các toàn quyền ảnh hưởng cơ đốc hay ảnh hưởng hội tam điểm là 50-50. Một lý do nữa, đó là sau khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, rồi bị Pháp bắt ở Sơn phòng Quảng Trị (hay Quản Bình), thì triều đình Nhà Nguyễn đã bị Pháp kiểm soát, trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Chính quân khố xanh của triều đình cũng tham gia vào công cuộc đàn áp phong trào Cần Vương, và cũng có những nhà Nho làm tay sai đắc lực cho Pháp, như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Phạm Quỳnh. Trong điều kiện ấy, thì tất nhiên Pháp không cần phải khuấy lên « chiến tranh tôn giáo » làm gì. Và điều này làm cá c giáo dân « buồn », vì « thất sủng ». Từ đó mới nẩy sinh mâu thuẫn giữa các loại công giáo cuồng tín như Ngô đình Diệm với Pháp, và sau này sự việc này được các loại lề trái đánh giá là « phản ứng dân tộc ». Trong thực tế, nó chỉ là mâu thuẫn giữa tay sai của Pháp bị bỏ rơi mà thôi.Hiểu điều này, thì ta sẽ hiểu được lô gíc của chính quyền Diệm ở miền Nam về sau.
Trong thực tế, Pháp vẫn tin dùng giáo dân nhất, ta có thê nói đây là lực lượng trung thành nhất với Pháp, nhưng Pháp không thể không sử dụng những tầng lớp người khác, vì công giáo là thiểu số. Từ đó dẫn tới việc trong các cơ chế hành chính của nhà Nguyễn, những nhân vật theo công giáo được Pháp tin tưởng nhất. Và ngay cả khi để theo dõi Bảo Đại, là một ông vua bù nhìn, thì Pháp đã tổ chức dàn xếp để Bảo Đại lấy Nam Phương Hoàng Hậu, là một gia đình theo đạo Thiên chúa, ở Nam Bộ, gia đình này « trở thành quý tộc » cũng nhờ thực dân Pháp. Điều này khiến Pháp có thể quản lý Bảo Đại ngay cả trên giường ngủ. Bởi trước đó Pháp đã bị vướng chuyện với vua Duy Tân, mặc dù đã được Pháp kiểm soát, nhưng vẫn xẩy ra vụ vua đòi « độc lập ». Như vậy Bảo Đại, trên giường thì bị Nam Phương hoang hậu quản lý, ra triều đình thì bị Phạm Quỳnh làm chỉ điểm cho Pháp quản lý. Vậy thì làm sao mà không lợi dụng chức vua bù nhìn chơi bời cho sướng.

Chính quyền bù nhìn của Pháp dựng lên sau năm 1945, vào năm 1948, sau khi Pháp thất bại khi đánh lên Việt Bắc vào năm 1947. Lúc này Pháp biết là không thể đánh nhanh thắng nhanh, nên phải dựng lên một chính phủ bù nhìn, vẫn do Bảo Đại đứng đầu. Chính quyền này được dựng lên , cũng vì Pháp cần viên trợ Mỹ, mà Mỹ thì chỉ viện trợ cho một « nhà nước độc lập », chứ không viện trợ cho một thuộc địa. Nhưng cũng nên để ý là, ngay từ năm 1945, Bác Hồ đã tìm cách liên lạc với Mỹ, thông qua hai sĩ quan tình báo Mỹ (OAS)được đồng minh cử vào khu giải phóng Việt Bắc để lấy tin tức về Nhật (1940-1945). Đây có thể là một trong những lý do, mà câu đầu của tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 Bác đã trích từ tuyên ngôn độc lập Mỹ. Tất nhiên ta không thể nhìn điều này như một thủ thuật, mà cũng là nhu cầu của người VN khi muốn danh độc lập. Nhưng Mỹ hoàn toàn không đáp ứng sự độc lập thực sự, mà chỉ muốn một cơ chế độc lập giả tạo, để Mỹ có thể vượt mặt Pháp tham gia, tức là hất cẳng sự độc quyền điều khiển của Thực dân Pháp.
Chính vì thế mà tất cả các nhân vật chủ chốt của chính quyền bù nhìn này, từ năm 1948 đến 1954, đều là những nhân vật thân Pháp có thể tin tưởng 100%, còn như Ngô Đình Diệm thì Pháp không vời đến. Không kể bản thân Ngô Đình Diệm, thông qua Va ti căng đã được Mỹ liên lạc trước, và được Hồng Y giáo chủ của toà thánh La Mã ở Mỹ đỡ đầu. Đây cũng là lý do khiến ta hiểu là mội khi gặp khó khăn, thì anh em nhà Ngô đều chui vào lãnh sự Va ti căng để được che chở.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2020, 05:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi ngâm cứu hai chế độ ở miền Nam trước năm 1975, là chế độ nhà Ngô, và chế độ Thiệu-Kỳ về sau, có một điều tôi đặt câu hỏi đó là tại sao chính quyền Ngô Đinh Diệm lại nâng đỡ giáo dân một cách quá đáng, chèn ép Phật giáo như vậy. Bởi bất cứ một người bình thường tìm hiểu « khoa học chính trị » cũng thấy điều này là một sự tự sát chính trị. Chính quyền nhà Ngô khi ra đời (thực ra nó là kế tục chính quyền bù nhìn Pháp dựng ra năm 1948) bản thân nó đã rất ốm yếu, không được lòng dân. Theo hiệp định Giơ ne vơ, thì năm 1956 phải có tổng tuyển cử để thống nhất cả nước, với những tài liệu mà CIA declasified bây giờ, thì chính quyền miền Nam lúc đó và Mỹ đều biết chắc chắn thua, nếu bầu cử. Chính vì thế mà chính quyền Diệm đơn phương xoá bỏ hiệp định này. Với một vị thế như vậy về chính trị, tại sao chính quyền Diệm lại có những hành động thù địch Phật giáo, là tôn giáo của số đông, trong khi không có một cái đế xã hội nào khác..
Một cách giải thích đó là Mỹ đã dựng lên chuyện này để lật đổ chính quyền Diệm. Và còn có tin đồn rằng, Mỹ àm thế vì chính quyền nhà Ngô tìm cách liên lạc với miền Bắc. Nhưng điều này hoàn toàn không có một cơ sở nào cả. Theo tôi thì điều này chỉ có thể giải thích bằng sự cuồng đạo của anh em nhà này, và một bộ phận của nhân sự ccơ đốc giáo VN. Dường như nó là sự kế tiếp những gì xẩy ra khi Pháp xâm lược VN. Việc Pháp biến VN thành thuộc địa đã làm « đóng băng » hi vọng của các giáo dân muốn « thiên chúa giáo hoá » VN. Và cũng chính vì sự cuồng tín này, mà Pháp phải loại bỏ anh em nhà Ngô thời thuộc địa (được trưng bầy vì lý do « yêu nước »), vì chính sách này sẽ đe doạ chính sự thống trị của thực dân Pháp. 100 năm sau (1963), Mỹ cũng làm tương tự, vì sự cuồng tín của anh em nhà Ngô cũng đe doạ lợi ích của Mỹ.
Sự cuồng đạo này lại được nhân lên gấp bội bởi an hem nhà Ngô còn thừa hưởng tính phong kiến tàn bạo của nhà Nguyễn suy tàn nữa. Tóm lại, họ đã gộp được hai tính chất xấu nhất của giao lưu văn hoá (dưới dạng cưỡng bức) Đông Tây. Họ đã lấy được cái man rợ của thiên chúa giáo trung cổ công với sự man rợ của phong kiến VN. Điều này thể hiện cực rõ qua ví dụ Ngô Đình Cẩn, được coi là bạo chúa Trung Phần. Và sự tàn bạo này được chính báo chí miền Nam đời sau (thời Thiệu) tố cáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2020, 05:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tất nhiên sự cuồng tín của anh em nhà Ngô, và qua họ là nhóm cơ đốc giáo còn có những lý do ta có thể gọi là khách quan nữa.
Lý do đầu tiên là chính Mỹ cũng coi thiên chúa giáo là « con đê ngăn cộng sản ». Cộng sản ở đây phải hiểu không phải là những người đấu tranh giành độc lập thực sự, nhưng lúc này chính sách của Mỹ là ủng hộ tất cả những lực lượng mà Mỹ có thể điều khiển, dạng chế độ thực dân mới, vì thế bất cứ chính sách nào tiến bộ thì thành « cộng sản ».
Khi Mỹ viện trợ cho các nước vào thời kỳ này, trong nhiều trường hợp, nó là những hoạt động thông qua các tổ chức tư nhân (tư nhân thật hoặc trá hình), các tổ chức tư nhân này cũng nhân cơ hội truyền đạo thiên chúa. Điều này đúng với những gì Mỹ làm ở miền Nam, và ở các nước khác ví dụ Đài Loan, Hàn Quốc. Ví dụ ở Đài loan, người dân cải đạo thì nhận được trợ cấp thông qua các tổ chức thiên chúa Mỹ. Bản thân Tưởng giới Thạch cũng theo thiên chúa. Hiện tại, nếu ở Hàn Quốc đạo tin lành phát triển như vậy là theo ảnh hưởng của Mỹ. Lúc sang Hàn quốc du lịch, ngay hiện tại tôi vẫn thấy có các nhóm truyền đạo của mấy người tuổi xồn xồn hát hò rất vui vẻ, còn chăng biểu ngữ, hình ảnh Mỹ giúp Hàn thế nào tỏ lòng biết ơn..
Ở miền Nam vấn đề « viện trợ nhân đạo » này còn vấp phải vấn đề nữa, đó là nhóm người công giáo lũng đoạn chiếm đoạt toàn bộ số hàng hoá này, gây mâu thuẫn. Điều này, chính sách vở của miền Nam cũ nói. Tại sao lại có chuyện này ?
Đây thực ra là vấn đề tâm lý thiểu số. Và điều này đúng ở mọi nơi, chỉ có điều ở miền Nam chế độ Diệm, ví dụ cụ thể là thiên chúa mà thôi. Cái chuyện ấy như thế này. Trong một xã hội có các nhóm thiểu số, thì các nhóm này luôn tự coi mình là nạn nhân( thật hay tưởng tượng). Và đã là thiểu số, thì họ chỉ coi quyền lợi của thiểu số họ thôi, còn bất chấp quyền lợi của số đông. Tâm lý này sẽ trở lên nghiêm trọng, khi thiểu số lên nắm quyền. Vì họ sẽ hành động như một dạng lợi ích nhóm bất chấp quyền lợi của số đông hay của quôc gia.
Hiện nay những điều này tôi cũng chứng kiến ngay ở Pháp giữa những cộng đồng thiểu số ở đây.
Tâm lý cuồng tín, tâm lý thiểu số, tác động bên ngoài đưa đẩy, lại nắm quyền.. quyền lực này không phải do tự mình tạo ra được, mà có mà do « từ trên trời rơi xuống » (do tương quan lưc lượng trên thế giới), do Việt minh đấu tranh chiến đấu đẩy lùi chế độ thực dân mà có, thì làm sao không làm họ có cảm tưởng như « hồng ân thiên chúa » ban cho.
Cái bẫy nó khép lại ở đây, khiến chế độ Diệm không hành động một cách duy lý mà theo một tâm lý cuồng tín. Cơ chế đạo cơ đốc do chế độ thực dân Pháp để lại, đã đóng vai trò lớn tạo nên cái tâm lý cuồng tín này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 13 2020, 05:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #70

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.031
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.066$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay những câu chuyện tôi nói ở trên, chỉ còn là lịch sử. Dù nó vẫn là lịch sử gần. Hiện nay ta không thể nói giáo dân VN là lumpen proletariat (vô sản lưu manh) như thời kỳ thế kỷ XIX, cũng không thể nói các đạo khác ở VN như đạo Phật không thích hợp với văn hoá đô thị, nay đây mai đó. Vì cả Phật giáo, Thiên chúa giáo đều phát triển, thay đổi, không còn như cách đây 150 năm trước nữa.
Hiện nay, khi về VN, thấy cả chùa chiền lẫn nhà thờ đều được tu bổ, sửa sang, làm mới, so với chính nước Pháp mà tôi sinh sống, thì có thể nói ở VN đang có một sức sống tâm linh rất mãnh liệt, không chỉ với đạo Phật mà cả đạo Thiên chúa.
Mặc dù vậy, đạo cơ đốc vẫn có đặc trưng là có một tổ chức toàn cầu, và không phải lúc nào lợi ích của giáo hội LA MÃ làlợi ích của giáo dân VN, nhà nước VN. Nói một cách khác, khả năng « khúc xạ » của cơ đốc giáo đứng trên quyền lợi dân tộc, gặp nhiều khó khăn hơn so với đạo Phật đã được bản địa hoá từ lâu. Nhưng với sự chuyển dịch tâm điểm cơ đốc giáo từ các nước Tây Âu đang ở trong tình trạng « phi thiên chúa giáo mãnh liệt » (deschristianisation intensive), cũng là cơ hội để cộng đồng công giáo VN đóng góp tiếng nói của mình trong giao hội này, cho nó phù hợp với nhu cầu của các nước thế giới thứ 3 hơn. Và biết đâu lại không có một ông giáo hoàng có tên là Pôn Nguyễn gì đó, vì về mặt số lượng, dù chỉ là thiểu số, nước VN cũng là nước đứng thứ nhì ở châu Á trong cơ đốc giáo La Mã, chỉ sau Philipines như tôi nói ở trên.

Ngày mai, thứ 2, cũng là ngày lễ lớn của thiên chúa giáo lễ phục sinh (Pâques). Tình cờ mà tôi lại viết cái chủ đề này đúng lúc này.
Tôikhông rõ cảm nhận của người theo đạo Thiên chúa thế nào, nhưng cảm giác của tôi là ngày lễ phục sinh có lẽ còn quan trong về tâm linh với người theo Thiên chúa giáo hơn cả ngày lễ Giáng Sinh (Nô en). Bởi lễ Giáng Sinh đã trở thành một dạng lễ hội marketting. Có lẽ người ta biết tới nó với biểu tượng ông già Nô en nhiều hơn là một ngày lễ tôn giáo. Nhưng ngày lễ phục sinh thì không phải như vậy. Nó hoàn toàn là một ngày lễ tôn giáo. Nếu người ta không có tâm linh thì chắc không làm.Không kể, ý nghĩa nó rất là hay, và với người giáo dân có lẽ nó là biểu tượng của niềm hi vọng, sinh sôi nẩy nở.Ở châu Âu, người ta hay có tục đi tìm trứng (biểu tượng sinh sôi nẩy nở), giâu ở trong vườn.
Tôi không phải là người theo đạo Thiên chúa, nhưng trong một nhánh đạo Phật của VN, đạo Hoà Hảo, có một câu ca dao tương truyền của Thầy Huỳnh Phú Sổ, có hình ảnh kiểu phục sinh rất đẹp như thế này. Tôi sẽ viết ở đây coi như là kết thúc phần bàn về Thiên chúa giáo. Cũng là nhân dịp lễ phục sinh

« Bao giờ gốc lại ra chồi
Ta vâng sắc lênh tái hồi trần gian »

Câu ca dao này liên quan tới việc một cây đa cổ bị chết (hay bị bão đánh đổ,tôi không nhớ rõ), khiến có câu này, nói về niề m tin tái sinh của thầy.. Đạo Hoà Hảo với tôi là một nhánh đạo Phật, đặc thù VN, mặc dù hình như tôn giáo này không năm trong giáo hội Phật giáo VN mà là một giáo hội riêng biệt.
Đạo Hoà Hảo, cũng như đạo Phật đều nói tới cuộc sống sau thế gian, có niềm tin với cuộc sống sau thế gian. Về cơ bản, nó giống với Phật giáo Tịnh độ, đưa con người đi về hội Liên Hoa, là cách nói khác về cõi tịnh độ. Và con người cũng phải vượt lên « tứ đổ tường » (Sinh, lão, bệnh, tử), tu tập TỨ ÂN (Ấn Phật, Ân tổ tiên, Ân đất nước,Ân đồng bào nhân loại), nhưng do giao lưu văn hoá niềm tin, cũng có quan niệm « phục sinh » như câu ca dao ở trên, có lẽ do ảnh hưởng Thiên chúa giáo, nhưng được thể hiện dưới dạng « văn hoá nông nghiệp ».(cây đâm chồi trở lại, thay vì đi tìm quả trứng ).
Đây là hai câu ca dao mà tôi rất thích, như là hình tượng của một kiểu giải thoát.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 5 6 7 8 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC