Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 16 17 18 19 20 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Jan 8 2020, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #171

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong những phân tích ở trên, tôi có nhận xét là I ran sẽ dùng phương pháp « uỷ nhiệm » và bởi các chiến trường uỷ nhiệm đã mãn kỳ, nên việc « trả thù » sẽ diễn ra sau. Trong phân tích ấy, tôi đã không coi trọng tính chất biểu tượng, cũng như tính thời sự của vụ việc. Việc I ran công khai tấn công có lẽ bởi vì Mỹ công khai tấn công, nếu I ran không trả lời trực tiếp thì có lẽ bị coi là ..yếu kém (về mặt biểu tượng, tâm lý, củng cố niềm tin). Đám tang có đông đảo người ủng hộ của tướng Solimani càng khiến cho sự trả đũa ngay tức khắc cần thiết về vấn đề tâm lý. Nó chính là cái lô gíc « mắt trả bằng mắt, răng trả bằng răng » mà tôi nói ở trên.
Ở Pháp có rất nhiều người gốc Hồi giáo Ả rập. Tôi không được biết trực tiếp người I ran, nhưng với những người Ả rập có một điều họ rất coi trọng đó là sự tôn trọng (respect), và do đạo Hồi là một đạo có tâm lý gần giống như đạo tin lành, có lô gíc luật pháp, theo kiểu « có quyền được làm thế này, thế kia », người giỏi là áp dụng được luật có lợi cho mình. Đây là ảnh hưởng của Hồi giáo mà ra. Như vậy việc I ran bắn tên lửa là áp dụng cái lô gíc « luật » này. Nhưng mặc dù vậy, hành động của họ cũng không thể thoát được cái khung tương quan lực lượng.
Về phía Mỹ, ngoài vấn đề tương quan lực lượng, nó còn có một vấn đề có tính kỹ thuật và thời sự nữa. Tính kỹ thuật là mặc dù tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh, nhưng sau đó phải được Hạ viện thông qua. Hiện tại hạ viện Mỹ, đa số là đảng dân chủ, cho nên khả năng hạ viện Mỹ chấp nhận chiến tranh hơi bị khó. Tính thời sự là ở Mỹ bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống vào năm sau, nên khả năng Tổng thống Mỹ muốn làm chuyện đã rồi đề giữ ghế, ép buộc được quốc hội mà đa số là phe đối lập chấp nhận quyết định của mình không đơn giản.
Mặc dù I ran tấn công trực tiếp các căn cứ Mỹ ở I rắc, nhưng trước đó quốc hội I rắc đã bỏ phiếu yêu cầu Mỹ rút quân. Vì thế việc tấn công này khó có thể coi là « phạm luật », vì sự tồn tại của các căn cứ này là không hợp pháp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 8 2020, 10:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #172

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói Mỹ làm « cách mạng mầu » ở I rắc, giờ quốc hội nước này ra luật đuổi Mỹ đi. Nhưng chính quyền nước này hiện tại lại do Mỹ dựng lên. Hãy tưởng tượng Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu đòi đuổi Mỹ đi thì cũng hơi lạ, vậy chuyện gì đã xẩy ra ở đây.
Tin tức thực tế về I rắc, I ran rất ít trên báo chí phương Tây. Nó chỉ nặng về tuyên truyền, tạo dư luận, mặc dù phương Tây hay vỗ ngực đòi « tự do ngôn luận » trên thế giới, nhưng trong thực tế ở chính các nước này, ngôn luận chỉ đa dạng, nhưng nó cũng chỉ một chiều, vì thế trong trường hợp của tôi, là một người bình thường, tìm hiểu được về I ran, I rắc không phải dễ dàng. Thông qua tổng hợp, phân tích bằng phương pháp duy vật lịch sử, trên một thời gian rất dài (tương đương với cuộc chiến và can thiệp của Mỹ ở đây) thì tôi tạm hình dung được thế này.
Khi Mỹ tiến đánh I rắc 2003, sau khi bao vây phong toả nước này một thời gian dài cùng cắt cầu chi viện bên ngoài với nước này để cô lập, Mỹ đã chiến thắng dễ dàng. Chiến tranh thực sự chỉ kéo dài hai tuần, tổng số thương vong, chết của Mỹ không tới 100. Ở đây, sức mạnh quân sự Mỹ đã chứng tỏ sự tối ưu của nó. Nhưng thắng về quân sự là một chuyện, tổ chức kiểm soát được nhà nước là một chuyện khác. Muốn làm được điều này, Mỹ phải có đối tác tay sai. Trong thùng xe quân sự của Mỹ cũng có những hạng này, nhưng số lượng quá nhỏ, và đặc biệt đây là những người Mỹ gốc I rắc, hoàn toàn không có ảnh hưởng gì ở I rắc. Đóng vai trò thông ngôn cho quân đội Mỹ thì được, để kiểm soát lãnh thổ, nhà nước .. thì không được.
Khi nhà nước I rắc tan rã, thì có hai lực lượng xã hội có khả thi làm nhiệm vụ này. Đó là đảng BAAS của chế độ cũ và các giáo phái hồi giáo Chi ít. I rắc thời trước là một nước theo xu hướng XHCN, nhà nước không tôn giáo. Đây là một nhà nước hình thành trên cơ sở dân tộc chủ nghĩa Ả rập, giống như nhà nước Ai cập, Syria. Nhờ có chính sách này, mà nhà nước I rắc cũ phát triển được, vì khởi điểm của nó là chính quyền quân sự, do Anh dựng lên thời thuộc địa. Và cũng giống như bất cứ một đế quốc thực dân cáo già khác, Anh đã xây dựng quân đội thuộc địa I rắc dựa vào thiểu số tôn giáo ở đây, đó là những người hồi giáo dòng Sun nít. Điều tương tự cũng xẩy ra ở Syria, nơi mà Pháp dựng quân đội thuộc địa, dựa trên thiểu số tôn giáo A lao ít. Nhưng cả ở Syria và I rắc, khi quân đội thuộc địa vùng lên chống lại Anh, Pháp, thì họ đã đề cao tư tưởng dân tộc Ả rập, phi tôn giáo, vì thế mà nhất thống được.
Bên cạnh lực lượng xã hội truyền thống này, từ sau cách mạng hồi giáo I ran, thì ảnh hưởng chính trị của hồi giáo Chi ít cũng nổi lên. Hồi giáo Chi ít là nhóm số đông ở I rắc. Nhìn về tổng thể, I rắc có thể chia làm 3 vùng. Vùng tây bắc với trung tâm là Erbil, Kirkut, là nơi sinh sống của người Kurdes. Vùng miền tây, với thủ phủ là Mosul, Falujia là vùng sinh sống, của người Ả rập hồi giáo Sun nít.Vùng miền đông ra tới biển, là vùng người Ả rập hồi giáo Chi ít. Bagdat là thủ đô, nằm trong vùng Sun nít, nhưng đa số dân lại là người hồii giáo Chi ít.
Với chính sách chia để trị, cũng như Mỹ không dùng nhân sự của đảng BAAS, thì hiển nhiên Mỹ muốn sử dụng các lực lượng hồi giáo Chi ít. Không kể, hồi giáo Chi ít đã từng nổi lên chống chính quyền I rắc cũ vào thời điểm cuối chiến tranh I ran – I rắc. Phải nói thêm là, sau đại chiến thế giới II, ở Tây Đức cũ, Mỹ đã sử dụng nhân sự phát xít cũ mà không có vấn đề gì cả, nên đây không phải là vấn đề đạo đức, mà là một định kiến, đánh giá nhầm. Tất nhiên, hiện tại, ta cũng không thể đánh giá được là nếu Mỹ chọn lựa dùng lại bộ máy hành chính cũ của đảng BAAS thì mọi chuyện sẽ ra sao.
Rất nhanh chóng, sau khi Mỹ chiếm I rắc, thì người hồi giáo Sun nít đã bắt đầu phản ứng đánh lại Mỹ. Điển hình nhất là sự nổi dậy của thành phố Faluija. Nếu Mỹ chỉ cần 2 tuần có thể đánh bại quân đội I rắc, thì để chiếm lại Faluija, Mỹ mất hơn một tháng. Điều Mỹ cần là một cuộc chiến tranh chống nổi dậy, cần những lực lượng kiểu an ninh, công an hơn là một quân đội nhà nghề.Và đặc biệt phải biết tiếng, văn hoá..điều mà quân đội Mỹ không thể có.
Lúc này các lực lượng Chi ít I rắc đã giúp Mỹ làm điều này, đồng thời các lực lượng bán quân sự Chi ít được lập ra. Họ lại được đào tạo bởi I ran, do sự gần gũi về tôn giáo, cũng như trái với lô gíc thông thường, I ran đồng ý hợp tác với Mỹ, để tăng cường lực lượng người Chi ít, đồng thời kéo chúng về phía mình. Người được coi là biểu tượng của chính sách này, chính là tướng Solemani. Chính sách này của I ran cũng có thể coi như một cách tạo ra một cái cầu để quan hệ với Mỹ , và từ đó có thể dẫn tới bình thường hoá quan hệ hai bên. Nhưng trong vấn đề này, Mỹ đã đi theo một cái lô gíc, là I ran cúng bao nhiêu cũng không đủ. Mỹ chỉ lấy mà không « lại quả », lợi dụng mà không chia phần.
Khi Mỹ chiếm đóng I rắc, thì Mỹ cũng lập lại quân đội I rắc. Trái với học thuyết của lề trái hay rao giảng về « quân đội trung lập », « quân đội của nhà nước », quân đội I rắc mới không tự đứng được, vì nó làm gì có nhà nước nào để bảo vệ, dù được Mỹ trang bị. Kết quả, trong cuộc chống chiến tranh nổi dậy của người I rắc Sun nít vốn gần gũi với chế độ cũ của Sa đam Hút sen, lực lượng chính là lực lượng giáo phải bán quân sự Chi ít.
Do sự phân liệt xã hội I rắc được phân theo lô gíc tôn giáo, cho nên các lực lượng Sun nít, khởi đầu vốn là hậu duệ đảng BAAS, bắt đầu phất ngọn cờ tôn giáo, mà từ đây IS ra đời. IS về bản chất chính là các lực lượng còn lại của đảng BAAS mà ra.
Bằng cách giúp Mỹ tiêu diệt IS, mà các lực lượng dân quân Chi ít càng mạnh lên. Chính nó trở thành cái nhà nước thâm sâu của I rắc hiện tại. Vì « chính quyền trên đầu súng » (giống như Mao trạch Đông nói), tất nhiên là « đầu súng » thật, chứ không phải là dạng « đầu súng » đểu, còn việc bầu bán đa nguyên đa đảng chỉ là cái vỏ vớ vẩn, vì I rắc cũng như các nước ngoài thế giới phương Tây làm gì có cái cấu trúc kinh tế, văn hoá, giai cấp tư sản dân tộc.. để áp dụng. Và vì các lực lượng này được I ran đào tạo, trang bị .. nên nhà nước I rắc thân I ran. Nhưng cũng đừng nghĩ là họ là tay sai của I ran, mà là vì đồng quyền lợi, đồng văn hoá.
Còn quân đội Mỹ, thì mặc dù chiếm đóng I rắc, do không có tay sai bản địa thân cận để điều khiển, nên chỉ co cụm trong các khu an ninh đặc biệt (được gọi là vùng xanh – green zone), mà hệ quả của nó là ở I rắc không có hiện tượng « má mì, nhà thổ » tràn lan như ở Sài gòn trước năm 1975. Vì lính Mỹ có tự do ra đường được đâu.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 9 2020, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #173

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đòn trả thủ của Iran nhìn chung thông minh và hợp lý, phóng tên lửa, nhưng đã báo trước cho Mỹ thông qua Iraq, đủ để Mỹ rút người ra những nơi an toàn, đòn tấn công thực hiện lúc đêm, khi có ít hoạt động nhất, dẫn đến k có thương vong về người, dù đài truyền hình Iran tuyên bố có người chết và nói rằng việc trả thù đã hoàn thành. Còn phía Mỹ cũng tuyên bố k trả đũa quân sự.

Hôm 8/1, tại Istanbul, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chính thức khánh thành đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Serbia Alexander Vučić và Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov. Tổng thống Nga gọi sự kiện này là quan trọng đối với Moscow, Ankara và cả châu Âu.


RIA Novosti đưa tin, Thành viên Ủy ban Quốc phòng an ninh thuộc Hội đồng Nga Franz Klintsevich tuyên bố rằng, việc khánh thành đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” (TurkStream) là bước đột phá của nền kinh tế và chính sách ngoại giao cũng như thúc đẩy nâng cao uy tín của Nga. Mưu đồ “cản trở” dự án này của Mỹ đã thất bại.
Theo ông Klintsevich, việc ra mắt đường ống có tầm quan trọng to lớn từ quan điểm chính trị, mặc dù dự án hoàn toàn mang tính chất kinh tế.

“TurkStream không phải là đường ống dẫn khí đốt cuối cùng được ra mắt trong năm nay. Tuy nhiên, sẽ còn có “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) và người Mỹ sẽ không thể cản trở được tiến trình này”, ông Klintsevich nói.

Ông Klintsevich lưu ý, trên thực tế Mỹ sẽ không thể thực hiện được bất kỳ điều gì trong ý định “chống lại” nước Nga của họ.


Bổ sung chút là vị trí của ông Klintsevich này ở Nga giống như chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ vậy.
Hiện tòa án tối cao Bulgaria đã cho phép xây đường ổng TurkStream qua lãnh thổ nước này, và dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 6 năm 2020. Sau khi xong thì Serbia cũng đấu nối vào, hiện Serbia về căn bản đã xong gần hết. Như vậy nếu hoàn thành thì Nga sẽ chuyển được khoảng hơn 31 tỷ mét khối khí hàng năm cho Nam Âu và khu vực Ban căng


Nếu hoàn thành được nốt North Stream 2 vào cuối năm nay như dự kiến thì Nga sẽ chuyển thêm được 57 tỷ mét khối khí hàng năm cho Đức và các nước Đông Âu khác


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 9 2020, 06:04 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 10 2020, 10:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #174

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Tổng thống Mỹ đã không đáp trả phi vụ phóng tên lửa, và I ran cũng không có hành động trả đũa tiếp có biểu tượng gắn với vấn đề « trả thù ». Điều này phản ánh rõ tương quan lực lượng hai bên, chứ không phải là vấn đề tâm lý.
Tôi viết tiếp ở đây về I rắc trước khi bàn loạn các chuyện khác.
Vào thời Obama, Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi I rắc. Cách làm của Mỹ có gì đó tương tự như việc Mỹ khôi phục chủ quyền Nhật bản với hiệp định San Francisco 1958. Theo cách thức này Mỹ trả lại chủ quyền chính trị, đổi lại một hiệp định bí mật về liên minh quân sự, cho phép Mỹ đóng quân tiếp tục. Tôi không có nhiều thông tin về thoả thuận I rắc – Mỹ này, vì như tôi đã nói, thông tin công khai trên « báo chí tự do » của nó rất ít. Nhưng theo dõi sự kiện thì thấy khác với Nhật, chính quyền I rắc sử dụng tuyệt đối mọi quyền hạn chính trị của mình để mời Mỹ đi. Và Mỹ đã đi, ngoại trừ ở vùng bán tự trị người Kurdes. Tại sao lại thế ? Bởi các căn cứ của Mỹ ở I rắc (ngoài vùng người Kurdes) đều bị I rắc bất hợp tác, nên không thể phát huy tác dụng. Về mặt quân sự đơn thuần, thì Mỹ đã có các căn cứ quân sự khác ở Koweit, ở Ả rập Sa u đít, không bắt buộc phải đóng quân ở I rắc. Rất gần đây, Trump cũng than phiền rằng, đổ tiền vào I rắc như vậy mà mấy cái giếng dầu cũng không được. Thực tế ra sao, tôi không rõ, nhưng rõ ràng chính quyền I rắc đã dùng mọi cơ sở pháp lý mà Mỹ phải nhượng bộ để gạt Mỹ ra. Và vì Mỹ không còn cái gì để doạ dẫm nữa (đánh nhau đã đánh rồi), cũng như không kiểm soát được « đầu súng » của I rắc, tức là các giáo phái vũ trang Chi ít, nên quyền kiểm soát của Mỹ ở I rắc bị tuột khỏi tay. Khi Mỹ rút quân, thì theo thoả thuận các lực lượng vũ trang giáo phái phải giải tán, nhập vào với quân đội. Theo lệ thường, ngay cả ở chế độ Ngô Đình Diệm hồi trước ở miền Nam, thì sức mạnh quân đội sẽ tăng, giáo phái sẽ tan vỡ (như dạng bình xuyên, hoà hảo, cao đài với quân đội Sài gòn cũ do chủ cũ của các giáo phái này là Pháp rút lui). Nhưng ở I rắc thì ngược lại, giáo phái trở thành linh hồn quân đội I rắc, vì I ran tiếp tục ủng hộ.
Như vậy ở I rắc hiện tại, hạt nhân nhà nước là giáo phái chi ít, và vì họ là đa số dân, lại có lực lượng vũ trang, trong một nhà nước bù nhìn không thực chất, chỉ là cái vỏ, nên nắm cái vỏ, thì không điều khiển được.
Để chống lại, vì thế mà có « cách mạng mầu ». từ cách đây mấy tháng, liên tục có biểu tình chống chính phủ. Nhưng người biểu tình đòi giải tán tất cả hệ thống chính trị ở đây lấy cớ là « tham nhũng, thân I ran », nhưng nó không với tới hạt nhân nhà nước được. Ngược lại,lại có ngọn gió biểu tình ngược nhằm vào đại sứ quán Mỹ.
Cho tới hôm nay, không thấy có tin về biểu tình chống chính phủ nữa, đồng thời cũng không còn biểu tình nhằm vào đại sứ quan Mỹ. Như vậy có nghĩa là hai bên đã cân bằng nhau ? một thứ cân bằng động. Không rõ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 12 2020, 08:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #175

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tổng thống Nga Putin và thủ tướng Đúc Merkel hội đàm 1/2020

Putin: Nga sẽ có thể hoát tất việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc -2 mà không cần thu hút các đối tác nước ngoài, Vấn đề là thời hạn. Đây là câu hỏi duy nhất nảy sinh trong vấn đề này. Tôi hy vọng rằng đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), nối Nga với Đức, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2021, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Merkel: việc xây dựng đường ống phải được hoàn thành. Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, Đức và các nước châu Âu khác được hưởng lợi từ Dòng chảy phương Bắc -2. Tất cả các nước đều quan tâm đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt, mà đây là một dự án rất quan trọng, dự án phải được thực hiện, bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Trước hết, đây là một dự án kinh tế mà chúng tôi coi là đúng đắn. Tôi tin tưởng rằng sau cuộc thảo luận, Dòng chảy phương Bắc -2.vẫn có thể hoàn thành, bất chấp các lệnh trừng phạt. Tổng thống Nga đã nêu thời hạn, có hơi chậm trễ, nhưng thực sự có thể được hoàn thành. Tôi muốn nhắc lại rằng, cùng với tất cả các mâu thuẫn chính trị với Hoa Kỳ, chúng tôi không coi các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là đúng đắn. Do đó chúng tôi ủng hộ dự án này như trước đây, vì thực tế, đây là một dự án kinh tế


Wall Street Journal đưa tin, Mỹ đe dọa sẽ ngăn chặn Iraq truy cập vào tiền bán dầu mỏ ở tài khoản ngân hàng Mỹ, và sẽ dẫn đến sụp đổ hệ thống tài chính Iraq

U.S. Warns Iraq It Risks Losing Access to Key Bank Account if Troops Told to Leave
Loss of access to New York Fed account, where international oil sale revenue is kept, could creating cash crunch in Iraq’s financial system

https://www.wsj.com/articles/u-s-warns-iraq...ave-11578759629

Ukraine, Pháp đồng ý để chuyên gia Pháp giải mã hộp đen chiếc máy bay xấu số
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 11/1 đã nhất trí để các chuyên gia Pháp trợ giúp giải mã hộp đen chiếc máy bay gặp nạn tại Iran hôm 8/1 vừa qua.


Muốn, nhưng có làm nổi k? hehe.gif
Anh muốn bớt lệ thuộc Mỹ hậu Brexit
Bộ trưởng Quốc phòng Anh đề cao trang bị quân sự hậu Brexit tránh lệ thuộc Mỹ.
Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tuyên bố cần tăng cường đầu tư quân sự hậu Brexit là một mục tiêu quan trọng.
Sunday Times dẫn lời ông cho biết, Anh cần phải đầu tư vào khí tài quân sự để giảm phụ thuộc vào sự bảo vệ trên không và máy bay do thám của Mỹ trong các cuộc xung đột trong tương lai.

"Tôi lo ngại nếu Mỹ không còn giữ thế lãnh đạo trên khắp thế giới, điều đó sẽ rất tồi tệ cho thế giới và đối với chúng tôi. Chúng tôi lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất và hy vọng về điều tốt đẹp nhất. Trong năm qua, chúng ta đã thấy Mỹ rút quân khỏi Syria, tuyên bố của ông Donald Trump về Iraq, nơi ông nói NATO cần tiếp quản và làm nhiều hơn ở Trung Đông." - Bộ trưởng Wallace bày tỏ lo ngại trong bài phỏng vấn với Sunday Times.

Theo Bộ trưởng Wallace, ý tưởng Anh sẽ luôn là một phần liên quân Mỹ không còn giá trị và Chính phủ nước này cần lên kế hoạch một cách phù hợp.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, để thực hiện tham vọng "tự chủ" theo ý tưởng của ông Wallace dường như rất khó.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 15 2020, 05:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #176

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Xóa bỏ đồng Franc CFA, châu Phi vẫn phụ thuộc vào Pháp
Sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước châu Phi, đồng Franc CFA được thay thế bằng đồng Eco. Dự án này nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự « bảo hộ tiền tệ » của Pháp.


« Vấn đề đồng Franc CFA đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận và nhiều chỉ trích về cái gọi là vai trò của nước Pháp tại châu Phi. Vậy thì chúng ta hãy cắt đứt giây neo ràng buộc này đi và can đảm tiến lên, nhìn về phía trước và cùng nhau tạo lập một mối quan hệ đối tác không chút mặc cảm nào. Nước Pháp không có gì phải giấu diếm cả. Chính vì thế, tôi muốn đặt lại tất cả các vấn đề để chúng ta có thể cùng nhau viết một trang sử mới, một trang mới trong quan hệ chung của chúng ta, chấm dứt, xóa bỏ những hào nhoáng cũ kỹ, lỗi thời, các hiểu nhầm và đôi khi là cả các biện pháp không còn có ý nghĩa gì cả.

Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với tổng thống Côte d’Ivoire, thông báo một cuộc cải cách lịch sử và quan trọng ».

Ngày 21/12/2019, tại Abijan, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với đồng nhiệm Côte d’Ivoire Alassane Ouattara, thông báo xóa bỏ đồng Franc CFA, sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước châu Phi.

Về mặt chính trị, dự án cải cách đồng Franc CFA là nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự « bảo hộ tiền tệ » của Pháp. Do vậy, nguyên thủ Pháp muốn xóa bỏ những di sản từ thời thực dân.

Tuy nhiên, có một câu hỏi quan trọng được nêu ra : khi xóa bỏ đồng Franc CFA và thay thế bằng đồng Eco, liệu các nước châu Phi có thực sự cắt đứt sợi dây ràng buộc, phụ thuộc vào Pháp hay không ? Hay nhìn dưới góc độ khác, liệu Paris có còn ảnh hưởng đối với châu Phi hay không ? Cuộc tranh luận, vốn kéo dài từ lâu nay, vẫn chưa chấm dứt.

Năm 1945, Pháp lập ra một đồng tiền duy nhất cho các nước Tây Phi, Franc CFA. Ban đầu, đó là đồng Franc của Các thuộc địa Pháp tại châu Phi. Đến năm 1958, đơn vị tiền tệ này được đổi tên thành Franc của Cộng đồng Pháp tại châu Phi. Từ khi giành được độc lập cho đến nay, 14 nước châu Phi, với khoảng 150 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 235 tỷ đô la, vẫn dùng Franc CFA, và bộ Tài Chính Pháp giữ vai trò quyết định, quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính. Đây là trường hợp « độc nhất vô nhị » trên thế giới. Cụ thể, Kho Bạc (Ngân Hàng Trung Ương Pháp) và chính quyền Pháp định ra tỷ giá hối đoái cố định cho đồng Franc CFA so với đồng Euro. Chính vì tỷ giá hối đoái này mà các nước châu Phi phải đặt 50% tổng dự trữ ngoại tệ của mình trong Kho Bạc Pháp và việc điều chỉnh khối lượng dự trữ ngoại tệ này được thực hiện qua một tài khoản « giao dịch » tại Ngân Hàng Trung Ương Pháp. Đồng Franc CFA được thiết kế và in ấn tại Pháp. Chính quyền Pháp có đại diện trong tất cả các định chế ra quyết định của hệ thống đồng Franc CFA.

Nhóm 14 nước châu Phi này chia thành hai cộng đồng tiền tệ tài chính riêng biệt : thứ nhất là Liên Hiệp Kinh Tế Tiền Tệ Tây Phi – UEMOA, với đồng Franc Cộng đồng tài chính châu Phi – mã số XOF – bao gồm 8 quốc gia (Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinée-Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo) ; thứ hai là Cộng Đồng Kinh Tế Tiền Tệ Trung Phi – CEMAC, với đồng Franc Hợp tác tài chính Trung Phi – mã số XAF, có 6 thành viên Trung Phi (Cameroon, Congo, Trung Phi, Gabon, Guinée Xích Đạo, Tchad).

Dự án cải cách đồng Franc CFA đã được thảo luận từ năm 1987. Do các nước không đồng nhất về mức độ phát triển kinh tế và có những tham vọng địa chính trị khác nhau, dự án này bước đầu chỉ liên quan đến nhóm 8 quốc gia Tây Phi thuộc UEMOA.

Ngày 29/06/2019, Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi – CEDEAO – đã quyết định gọi đồng tiền mới là Eco, thay thế cho đồng Franc CFA, đơn vị tiền tệ vẫn được sử dụng tại 8 trong số 15 quốc gia thành viên của CEDEAO.

Tại cuộc họp cuối tháng 12/2019, ở Abidjan, tổng thống Côte d’Ivoire thông báo nội dung cải cách đồng Franc CFA :

« Chúng tôi đã quyết định tiến hành cải cách đồng Franc CFA với ba thay đổi lớn sau đây : Thứ nhất là thay đổi tên gọi đồng tiền, từ France CFA thành đồng Eco. Thứ hai, chấm dứt việc tập trung, đặt 50% tổng dự trữ ngoại hối của các nước châu Phi tại Kho Bạc Pháp và đóng tài khoản giao dịch. Thứ ba, rút các đại diện của Pháp ra khỏi tất cả các cơ quan ra quyết định và quản lý của Liên Hiệp Kinh Tế và Tài Chính Tây Phi – UEMOA ».

Trên đài RFI, kinh tế gia Senegal SARR Abdourahmane, giám đốc cơ quan tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Tài trợ Phát triển Địa phương (CEFDEL), nhận định rằng quyết định cải tổ đồng Franc CFA mang tính lịch sử :

« Cải cách này mang tính lịch sử theo nghĩa đây là một giai đoạn đi đúng hướng. Bởi vì điều này cho phép làm sáng tỏ nội dung các cuộc tranh luận về đồng Franc CFA : Người Pháp không còn hiện diện trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý nữa ; lãnh đạo các nước châu Phi lựa chọn tỷ giá hối đoái cố định, bám theo đồng Euro và đề nghị đích danh nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá này. Như vậy, nội dung các cuộc tranh luận sẽ thay đổi : việc lựa chọn tỷ giá cố định bám theo đồng Euro, việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá… những điều này có lợi hay không cho nền kinh tế các nước châu Phi. Lúc đó, các chuyên gia kinh tế có thể thảo luận và không để cho cuộc tranh luận bị ô nhiễm bởi các câu hỏi mà về thực chất không có gì quan trọng cả.

Việc cải cách này không hề dẫn đến những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngoại trừ một điểm : sự hiện diện của người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý bị coi là một sự can thiệp. Nay không còn người Pháp nữa. Sự nhìn nhận về điểm này thay đổi. »

Trước những lo ngại về việc cải cách tiền tệ có thể làm cho đồng tiền Eco mới mất giá so với đồng Franc CFA, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Lemaire trấn an :

« Không. Tôi xin bảo đảm là giá trị của đồng tiền không thay đổi, bởi vì tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara đã sáng suốt đề nghị các nước thành viên khu vực đồng Franc CFA duy trì cơ chế tỷ giá cố định theo đồng Euro. Đây là một bảo đảm rất vững chắc về giá trị tiền tệ cho những ai vẫn thường xuyên sử dụng đồng tiền France CFA. Đồng tiền ổn định chống được lạm phát và tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng, mang tính quyết định. Cần tránh tình trạng lạm phát tái xuất hiện trong khu vực Tây Phi khi chấm dứt dùng đồng Franc CFA. Và việc các nước trong khu vực đồng Franc CFA quyết định duy trì cơ chế tỷ giá cố định giúp tránh được nguy cơ nói trên ».

Theo giới chuyên gia, việc đồng Eco cũng như đồng Franc CFA trước đây có tỷ giá cố định theo đồng Euro tạo ra một số lợi thế, như ổn định nền kinh tế của các nước thành viên trong khu vực tiền tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước trong cùng khối, giúp khống chế được nợ công, kiểm soát được lạm phát, trong khi một số nước láng giềng, do có đồng tiền riêng như Liberia, Nigeria thường xuyên phải đối mặt với nạn lạm phát thất thường. Tuy nhiên, việc đồng Eco có tỷ giá cố định, bám chặt theo đồng Euro vẫn đẩy các nước châu Phi vào tình trạng phụ thuộc như trước đây.

Cải cách tiền tệ, thay đổi tên gọi đồng tiền, không đặt dự trữ tại Kho Bạc Pháp, …, thế nhưng Paris vẫn đóng vai trò là « người bảo đảm tối hậu » cho giá trị đồng Eco. Chính vì điểm này mà không ít chuyên gia kinh tế châu Phi cho rằng ảnh hưởng, bóng dáng của Pháp vẫn bao trùm hệ thống tiền tệ các nước Tây Phi. Về phần mình, bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Lemaire cố gắng giải thích như sau :

« Đây thực sự là một bảo đảm tối hậu, sau cùng. Trong khi đó, các nước châu Phi thành viên có được hoàn toàn độc lập với quyết định mang tính lịch sử của lãnh đạo các nước trong khu vực. Tôi nhấn mạnh, đó là một sự độc lập hoàn toàn, bởi vì các nước thành viên không bắt buộc phải đặt dự trữ ngoại hối của mình trong kho bạc Pháp nữa, đóng tài khoản giao dịch. Đó là một sự độc lập hoàn toàn bởi vì không còn người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quyết định của hệ thống tiền tệ này nữa. Đây là một sự thay đổi lớn. Giờ đây, các nước thành viên hoàn toàn tự do ra các quyết định.

Việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tối hậu, sau cùng, có nghĩa là nếu xẩy ra một cuộc khủng hoảng về hối đoái, thì nước Pháp sẽ đứng bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ các nước thành viên, bình ổn tình hình. Tôi nhắc lại, Pháp chỉ đóng vai trò bảo đảm tối hậu, sau cùng và chỉ làm việc này nếu xẩy ra khủng hoảng tài chính ».

Một số kinh tế gia châu Phi tỏ thái độ bi quan, tố cáo dự án cải cách đồng Franc CFA chỉ là một một cuộc « cách mạng nửa vời » hoặc một sự « lừa đảo về chính trị ». Thực ra, để lật sang một trang mới trong lĩnh vực tiền tệ, các nước châu Phi phải vững chắc về kinh tế và phải tuân thủ một số tiêu chí hướng tới sự đồng thuận, tương đồng giữa các nền kinh như lạm phát chỉ bằng hoặc dưới 5%, thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội, dự trữ ngoại tệ phải bằng hoặc lớn hơn 3 tháng nhập khẩu…Thế nhưng, cho đến nay, không một quốc gia nào trong số 8 quốc gia thực hiện cải cách, thậm chí cả 14 nước châu Phi sử dụng đồng Franc CFA tuân thủ được các tiêu chí này.

Kinh tế gia Dieudonné Essomba, thuộc bộ Kinh Tế, Kế Hoạch và Quy Hoạch Lãnh Thổ Senegal, được báo Le Monde trích dẫn, nhận định : Các nước châu Phi muốn có các giải pháp chính trị và mang tính tư tưởng trước một vấn đề kỹ thuật. Có thể giải quyết được vấn đề chính trị, tư tưởng và đó là điều người ta đang làm, tức là đuổi nước Pháp (ra khỏi hệ thống tiền tệ). Người ta có lý khi làm như vậy. Thế nhưng, điều này không giúp giải quyết được vấn đề làm sao có được một hệ thống tiền tệ phù hợp với các nền kinh tế châu Phi. Tại một quốc gia không sản xuất được gì cả thì không thể nào có được một đồng tiền độc lập.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200114-x%...3%A0o-ph%C3%A1p


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 16 2020, 05:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #177

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi không có nhiều thời gian để tham gia vào diễn đàn, vì thế tập trung viết ở chủ đề lịch sử văn hoá đang viết dở, chỉ bình luận nóng mấy câu ở đây, rồi sẽ viết tiếp sau.
Đối với một nước xuất khẩu vào châu Phi, thì việc tồn tại đồng franc CFA, hoặc một loại tiền có cơ chế tương tự như vậy sẽ lợi hơn. Bởi đồng tiền này dựa lưng vào Euros (thông qua ngân khố của Pháp), đổi lại nó sẽ bất lợi cho các nước châu Phi và người châu Phi, và có tác dụng « bóp chết » kinh tế nội địa.
Đồng tiền mới (ecu hay eco gì đó) thay thế đồng franc CFA thực ra không có thay đổi gì cơ bản, nhưng hệ quả của nó thì hiện giờ chưa đánh giá được đó là sự rút lui của Pháp, hay là một cách quản lý kiểu khác của Pháp đưa ra để tránh những bất cập mà đồng Franc CFA mang tới cho Pháp. Nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi này có nhiều, từ việc Pháp muốn « tranh mũi dùi dư luận » về vai trò « thực dân mới » của Pháp ở các thuộc địa cũ từ khi các nước này độc lập,đến những yếu tố khác, như quan hệ kinh tế của châu Phi với châu Á (đặc biệt TQ, một phần VN) tăng lên có thể dẫn tới nhập siêu của các nước này, mà Pháp không muốn đóng vai trò « người bảo lãnh trả nợ cuối cùng » khi vỡ nợ. Cũng có vấn đề ảnh hưởng của khối kinh tế châu Phi thuộc Anh cũ, mà đứng đầu là Nigeria, nước mà PNB chiếm hơn một nửa PNB toàn châu Phi tác động. Vấn đề nẩy sinh với việc Pháp là một bộ phận của đồng Euros, nên không thể hành động tự do do việc « góp gạo thổi cơm chung » này. Không kể vai trò chính trị của các cường quốc khác ở đây như Mỹ, gần đây là sự thâm nhập của Nga.
Nga đang có thay đổi chính trị có vẻ lớn, mà ta chưa thể đánh giá tại sao ? thế nào ? hệ quả ?
Sau sự việc Trung quốc đưa tầu vào EEZ Việt nam gần đây, nhân vật cấp cao nhất của VN sang Nga, là chủ tịch quốc hội đã gặp nhân vật cấp cao nhất của Nga (có thể gặp được) đó là thủ tướng Medvedev. Nhưng giờ ông này từ chức rồi. Tất nhiên một nhà nước luôn có sự kế tiếp, nhưng những sự việc bất thường kiểu này, cũng như việc Putin cách chức một loạt các quan chức chính phủ gần đây, với tôi đã chứng tỏ sự bất hợp lý của của hình thức đa nguyên đa đảng áp dụng vào một nước không có cơ cấu xã hội kiểu phương Tây, và cho đến nay cơ chế này vẫn không hợp lý. Cơ chế chính trị kiểu VN có lẽ hợp với nước Nga hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 16 2020, 08:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #178

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm chút thời gian, trong cuộc trả lời tờ báo Die Welt của Đức, thủ tướng Ba Lan mateusz Morawiecki nói rằng lệnh trừng phạt Mỹ không thể ngăn cản hay phá hoại North Stream II nhưng có thể làm trì hoãn. "chỉ làm trì hoãn việc thực hiện dự án chứ không thể khiến nó dừng lại", và nói rằng ở Ba Lan, "ước rằng nó chưa từng được thực hiện"

Ấn Độ sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Iran và tăng cường nhập từ Nga (điệu này chú Iran lại tăng cường bán lậu dầu qua Nga rồi)

Bổ sung thêm chút tin về hợp tác Nga-Trung Quốc.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Esper và Trung tướng John Shenahan, người đứng đầu Trung tâm trí tuệ nhân tạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lo ngại việc Nga và TQ đang hợp tác và tích cực xây dựng tiềm năng sử dụng trí tuệ nhân tạo cho quân đội và Hoa Kỳ không nên tụt hậu so với hai quốc gia này.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói rằng Trung Quốc và Nga có tiềm năng lớn để phát triển hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Ông nhắc lại rằng vào tháng 6 năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố 2020-2021 là những năm chéo hợp tác khoa học, kỹ thuật và đổi mới.

Nga và Trung Quốc thành lập liên doanh để sản xuất thuốc trị ung thư ở Trung Quốc. Nga là nhà cung cấp công nghệ, và chuyển giao cho TQ. Có điều lạ là không hiểu sao Nga không có vẻ gì ngần ngại khi chuyển giao công nghệ cho TQ? Họ tìm được cách chống sao chép rồi, giống như với máy bay chiến đấu (sau vụ bị sao chép Su-27 hồi những năm 90s đã khiến TQ có bước đại nhảy vọt về công nghiệp máy bay)?

Shanghai Pharma and Russia’s Biocad form joint venture to sell cancer and autoimmune drugs in China
Biocad and Shanghai Pharma Holding Announce Joint Venture in China




Tháng 9/2019, Công ty dược phẩm Nga Biocad và tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Shanghai Pharmaceuticals Holding đã chính thức ký hiệp định thành lập xí nghiệp liên doanh ở Trung Quốc để sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Nga sẽ là nhà cung cấp công nghệ. Xí nghiệp liên doanh tương lai sẽ hoàn toàn dựa vào công nghệ của Nga. Toàn bộ quá trình — từ phát triển lâm sàng đến sản xuất và phân phối sản phẩm sẽ diễn ra tại Trung Quốc. Bằng cách như vậy, Biocad đưa vào thị trường Trung Quốc ít nhất 6 loại thuốc dùng để điều trị ung thư và các bệnh như bệnh bạch cầu mãn tính lymphocytic, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, bệnh vẩy nến, và những bệnh khác.


Biocad là công ty công nghệ sinh học Nga tham gia nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối dược phẩm và các sản phẩm dược phẩm sinh học khác. Công ty sử dụng hơn 1000 người, trong đó có hơn 350 nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Công ty đã cung cấp sản phẩm của mình cho các thị trường Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ. Bây giờ Biocad muốn chia sẻ sự phát triển của mình với Trung Quốc. Ông Dmitry Morozov nói.

"Đây là những chế phẩm công nghệ phức tạp để điều trị các bệnh ung thư. Chúng tôi đang tập trung vào việc đăng ký sản phẩm của mình ở Trung Quốc với các đối tác của chúng tôi, tạo ra kênh quảng cáo và tiếp thị. Và tất nhiên, sau đó sẽ mở nhà máy hoàn toàn dựa trên công nghệ của Nga."


Nhiều công ty nước ngoài từ các ngành công nghiệp hoàn toàn khác nhau đến Trung Quốc và lập ra các liên doanh, chuyển giao cho phía Trung Quốc công nghệ của họ. Trên thực tế, khiếu kiện về chuyển giao công nghệ là trung tâm xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, gần đây đang trở nên trầm trọng hơn. Trong những năm gần đây, khá nhiều chuyên gia và cả các quan chức Washington không còn che dấu lý do Mỹ phát động cuộc chiến thương mại: không hẳn là sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, mà còn là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn thực tế chuyển giao công nghệ. Tiện thể nói thêm, dược sinh học nằm trong danh mục các ngành công nghiệp chiến lược «Made in China-2025" đang khiến cho Washington tức giận. Tuy nhiên, công ty Nga không sợ chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Tổng giám đốc Biocad cho biết.

"Chúng tôi không sợ chuyển giao công nghệ. Nếu các vị chỉ có một công nghệ và các vị đứng yên tại chỗ, tất nhiên, các vị sẽ sợ mất nó. Nhưng các đồng nghiệp của chúng tôi biết rằng chúng tôi có một danh mục sản phẩm rất rộng lớn và đầy hứa hẹn trong công ty của chúng tôi. Và sau đó câu hỏi đưa ra là danh mục đầu tư này sẽ có thể nhanh chóng được thực hiện tại các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc hay không" — ông Morozov cho biết.


https://www.bigmoleculewatch.com/2019/10/04...nture-in-china/
http://www.gabionline.net/Pharma-News/Shan...-drugs-in-China


Còn về Nga, tổng thống Putin vừa đọc thông điệp liên bang, cũng chỉ có vài nội dung chú ý:
- ngân sách liên bang tiếp tục thặng dư, đồng thời hoạt động của chính phủ và ngân hàng trung ương đã giúp bình ổn giá, dự kiến lạm phát ở mức thấp. Và nay, dựa vào nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, cần đảm bảo cải thiện đời sống người dân và đây là ưu tiên của chính phủ.

- Tỷ lệ sinh năm 2019 ở mức 1,5 so với mức 1,3 vào năm 1943 và tỷ lệ 1,16 ở giai đoạn thập niên 1990 khó khăn, song tỷ lệ này với nước Nga vẫn là chưa đủ. Theo ông Putin, năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, tuổi thọ của nước này vượt mức 73 tuổi. Điều này có được là do sự cải thiện chung về mức sống và đặc biệt là cải thiện về y tế.

- Nga đã tăng cường an ninh một cách kịp thời và đầy đủ. Đây là lần đầu tiên không nước nào đuổi kịp Nga và nước này đang sở hữu những loại vũ khí mà các quốc gia hàng đầu khác vẫn chưa chế tạo được.
(chắc ý nói đến vũ khí siêu vượt âm)

- Đề xuất sửa hiến pháp, thay đổi cơ cấu quyền lực


Để nói kỹ hơn về sửa đổi hiến pháp, thì hiện giờ quyền lực của tổng thống Nga vô cùng lớn, nắm trong tay nhiều quyền hơn so với tổng thống Pháp và Mỹ:
- Tổng tư lệnh quân đội
- Đề cử thủ tướng và chính phủ
- Giải tán chính phủ
- Cách chức các quan chức chính phủ
- Giải tán quốc hội
- Đề cử thống đốc các thực thể (tương đương thống đốc bang của Mỹ), trước đây gọi là tỉnh trưởng
- Toàn quyền xác định đường lối và các ưu tiên trong đối ngoại, đối nội
- Tự mình ký kết hiệp định với nước ngoài. Với Nga, chỉ cần tổng thống ký là xong. Thượng viện thông qua chỉ là hình thức


Bây giờ, với việc sửa đổi này, thì theo hướng ưu tiên tăng quyền của hạ viện Nga nói riêng và quốc hội nói chung. Hạ viện Nga đề cử thủ tướng và tổng thống buộc phải phê chuẩn (dù vẫn có quyền giải tán chính phủ). Duma cũng có quyền đề cử phó thủ tướng, bộ trưởng
Tổng thống chỉ được giữ tối đa 2 nhiệm kỳ, không cần biết có liên tiếp hay không.
Các ứng viên tổng thống Nga không được có quốc tịch kép và phải sống ở Nga ít nhất 25 năm (chắc để ngăn chặn mấy anh Nga kiều của phương Tây đưa về sau này)

Tổng thống Nga cho rằng đây là một thay đổi « đáng kể » bởi vì nước Nga đã « trưởng thành ».

Theo giới phân tích, Quyền lực của thống đốc khu vực sẽ được nâng cao. Đánh giá đầu tiên, song đa phần là nhất quán trong giới quan sát Nga, là các đề xuất của Tổng thống Putin thực chất là thay đổi cơ cấu nền tảng của chính quyền hành pháp, biến Liên bang Nga từ một nước cộng hòa “siêu tổng thống” từ năm 1993 thành nước cộng hòa tổng thống-nghị viện, với cơ quan lập pháp mang tính đại diện và thực hiện đầy đủ vai trò đại diện, với đội ngũ lãnh đạo địa phương đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, có năng lực quản lý hiện đại, với hai nhánh chính quyền hành pháp và lập pháp có liên hệ chặt chẽ, đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.


Chính phủ của thủ tướng Medvedev từ chức và ông Putin đề cử ông Medvedev vào chức phó chủ tịch hội đồng an ninh.
Mikhail Mishustin, lãnh đạo Cơ quan Thuế vụ Liên bang Nga, đã được đề cử làm thủ tướng và được hạ viện Nga tức Duma phê chuẩn, chỉ có các nghị sĩ đảng cộng sản bỏ phiếu trắng. Ông Gennady Zyuganov, thủ lĩnh Đảng Cộng sản Nga giải thích lý do tại sao phe Cộng Sản của Duma quốc gia không thể bỏ phiếu bầu ông Mikhail Mishustin vào chức vụ Thủ tướng Liên bang Nga.
"Chúng tôi chưa thể bỏ phiếu “thuận” vì chưa rõ thành phần đội hình, cũng như chương trình ông ấy đưa ra, vì rất nhiều điều phụ thuộc vào việc tổng thống sẽ chọn đường hướng nào”,- ông Zyuganov nói với các phóng viên.


Việc đưa một người lãnh đạo cục thuế lên làm thủ tướng, cho thấy tổng thống Putin đang muốn tiếp tục củng cố nền tảng tài chính quốc gia và ngân sách nhà nước, dù đã đạt được khá nhiều thành tựu?

Còn giới phương Tây thì nhận định và giả thuyết thế này, dù họ thừa nhận cần thời gian để giải mã tín hiệu của Putin:

Trả lời nhật báo Pháp Libération, Taniana Stanovaya, thuộc trung tâm nghiên cứu về tình hình chính trị Nga R.Politik nhắc lại, ngay từ ngày đầu tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, vào tháng 5/2018, ông Putin đã nhấn mạnh rằng, đây sẽ là nhiệm kỳ "cuối cùng" của ông và nhiệm kỳ đó sẽ kết thúc vào năm 2024. Điều đó có nghĩa là Matxcơva ngay từ bây giờ đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực theo hai hướng, một là "cân bằng hóa" quyền lực chính trị của các định chế Nhà nước và thứ hai là người thừa kế Vladimir Putin sẽ không thể có quá nhiều quyền lực như cựu lãnh đạo KGB từng có trong suốt 20 năm cầm quyền.

Vậy, một phần quyền hạn đang trong tay tổng thống Nga sẽ được chuyển đến tay ai ? Giới phân tích cho rằng, Vladimir Putin đã phần nào trả lời cho câu hỏi đó khi ông đề cập đến việc "tăng cường vai trò của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, của Hội Đồng Nhà Nước, của lãnh đạo các bang". Cũng chuyên gia Taniana Stanovaya ghi nhận, việc tổng thống Nga ngỏ ý "tăng quyền hạn của Hội Đồng Nhà Nước", đưa định chế mà tới nay rất nhạt mờ và không có thực quyền này vào bản Hiến Pháp để ngỏ khả năng chính ông sẽ trực tiếp điều hành định chế này. Hội Đồng Nhà Nước sẽ là công cụ để Vladimir Putin "đóng vai trò trọng tài ở những tầng lớp quyền lực khác nhau, để ông tiếp tục can thiệp vào các quyết định mang tính chiến lược" của đất nước.

Dấu hiệu thứ nhì cho thấy tổng thống Putin đang dọn đường cho tương lai được thể hiện qua việc thay đổi nhân sự : thủ tướng Medvedev ngay sau khi thông báo từ chức đã được bổ nhiệm vào chức vụ phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga, một chức vụ mà giới phân tích cho rằng được lập ra để dành riêng cho cộng sự thân tín nhất của Vladimir Putin. Chủ tịch hội đồng này không ai khác ngoài Vladimir Putin.

Qua việc tăng quyền cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia hay Hội Đồng Nhà Nước, cũng có thể hiểu rằng, tổng thống Vladimir Putin muốn tiếp tục duy trì hào quang của Liên Bang Nga trên trường quốc tế sau những thắng lợi liên tiếp, từ Syria đến Crimée hay với việc sưởi ấm quan hệ với châu Phi. Cuối cùng cũng trong diễn văn tại Quốc Hội hôm qua, tổng thống Putin đã bắn đi một tín hiệu khác nhắm tới công luận Nga khi thông báo 2020 là năm chính phủ sẽ tăng mạnh ngân sách xã hội.


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 16 2020, 09:43 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 16 2020, 10:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #179

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo quốc tế của VN giới thiệu về tân thủ tướng Nga, được tổng hợp từ nhiều nguồn (cả nguồn phương Tây).
Bây giờ đọc tin thế giới nói chung, tin về Nga, VN, Ấn Độ, TQ hay tổng quát hơn là về những nước ngoài phương Tây, thì báo VN còn đang tin cậy hơn báo Tây, dù trinh độ viết k bằng báo phương Tây


Nga: Thủ tướng mới 'quyết đạt các mục tiêu của Tổng thống Putin' là ai?

Một tiến sĩ kinh tế với niềm đam mê công nghệ và khúc côn cầu. Ông từng nói nếu nước Nga khẳng định "chúng ta là một phần của trật tự cũ, thì thế giới mới này sẽ biến chúng ta thành nạn nhân của nó".

Với 383/424 phiếu ủng hộ, không có phiếu chống và 41 phiếu trắng, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, trong phiên họp toàn thể chiều 16/1 đã thông qua đề xuất của đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất bổ nhiệm Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới của xứ sở bạch dương.

Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới.

Tân Thủ tướng Mishustin cam kết sẽ tập trung vào các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện sống của người dân. Ông nói: "Chúng tôi có tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu do Tổng thống đặt ra".

Theo nhà lãnh đạo 53 tuổi này, Tổng thống Vladimia Putin muốn nội các mới tập trung vào tăng trưởng kinh tế và giúp tạo ra nhiều việc làm mới, trong đó tăng thu nhập được coi là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Việc đa số phiếu của Duma Quốc gia Nga dành cho ông Mishustin không phải là điều bất ngờ khi trước đó, ngày 15/1, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp trực tiếp người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga và đề nghị ông giữ chức Thủ tướng - chiếc ghế đang trống sau khi ông Dmitri Medvedev cùng toàn bộ nội các từ chức trong cùng ngày.

Việc bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm người đứng đầu Chính phủ Nga được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị được Tổng thống Putin thông báo trong diễn văn Thông điệp Liên bang ngày 15/1.

Từ Thông điệp Liên bang của ông Putin đến động thái từ chức của ông Medvedev, và sự xuất hiện của ông Mishustin, có vẻ như đợt "thay máu" nhân sự lớn trong Chính phủ Nga đã được chuẩn bị kỹ từ trước.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là việc ông Putin tiến cử ông Mishustin – một nhân vật không mấy tiếng tăm trên chính trường Nga cũng như diễn đàn thế giới. Tân Thủ tướng sinh ra ở Moscow không được coi là một chính trị gia cao cấp và sự nghiệp của ông tập trung hơn vào kỹ trị.

Ông Mishustin tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư hệ thống của Học viện Máy công cụ Moscow và nhận bằng tiến sĩ kinh tế với luận văn đề tài "Chiến lược hình thành thuế tài sản ở Nga".

Sự nghiệp trong lĩnh vực thuế của ông bắt đầu từ năm 1998, khi ông làm trợ lý cho người đứng đầu Cơ quan Thuế Nhà nước, phụ trách các hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát và nhanh chóng đước cất nhắc vào vị trí Phó Giám đốc.

5 năm sau, ông Mishustin chuyển sang công tác ở Cơ quan Địa chính liên bang với cương vị lãnh đạo. Năm 2007, ông đứng đầu Cơ quan liên bang về quản lý các đặc khu kinh tế, tuy nhiên ông rời khỏi ghế này chỉ sau 1 năm. Năm 2010, Mishustin trở lại bộ máy nhà nước và giữ chức Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga.

Tương tự như người tiền nhiệm Medvedev, ông Mishustin ưu tiên cao trong việc tận dụng công nghệ và ông đã được ghi nhận rộng rãi với việc số hóa hệ thống thuế của Nga. Điều này dẫn đến việc giảm trốn thuế cũng như đưa nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn vào nền kinh tế chính thức.

Năm ngoái, tờ Financial Times còn mô tả ông là "người thuế của tương lai" khi nói về vai trò của ông trong việc tái thiết hệ thống thu thế của Nga trở thành một trong những hệ thống hiệu quả và tiên tiến nhất thế giới.

Phát triển trên tờ báo Kommersant, ông Mishutin từng nhấn mạnh rằng Nga cần nắm lấy trí tuệ nhân tạo và công nghệ kỹ thuật số và rằng "nếu chúng ta không hiểu thế giới này đang phát triển như thế nào và quy tắc của nó là gì, nếu chúng ta khẳng định đất nước chúng ta là một phần của trật tự cũ, thì thế giới mới này sẽ biến chúng ta thành nạn nhân của nó".

Giống như Tổng thống Putin, tân Thủ tướng của nước Nga yêu thích thể thao và có đam mê đặc biệt với môn khúc côn cầu. Ông thường có mặt trên sân đấu với các quan chức an ninh. Theo một nguồn tin năm 2010, vị thành viên của Hội đồng Liên đoàn khúc côn cầu trên băng của Nga "có mối quan hệ tốt trong các cơ quan thực thi pháp luật. Ông thường được nhìn thấy trong các trận đấu khúc côn cầu với các quan chức cấp cao của Tổng cục An ninh Liên bang và Bộ Nội vụ”.

Ông đã kết hôn và có 3 người con.


https://baoquocte.vn/nga-thu-tuong-moi-quye...-ai-107895.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 16 2020, 11:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #180

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Người ta thấy sự xuất hiện của tân thủ tướng Nga có cái gì đó giống Putin năm 2000, là một nhân vật ít được biết đến trước đó và k mấy nổi bật trên chính trường

Mikhail Mishustin ra ở Mockva và tốt nghiệp tại Viện Công cụ máy móc Mockva (nay là Đại học Công nghệ Mockva “Stankin”). Chuyên ngành của ông là kỹ sư hệ thống máy tính. Ông cũng lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại đây. Giai đoạn những năm 1990, Mishustin làm việc tại Câu lạc bộ Máy tính Quốc tế, nơi thu hút công nghệ thông tin cho đất nước. Năm 1996, ông đứng đầu hội đồng quản trị của tổ chức này. Sự nghiệp của Mishustin sang trang khi ông quyết định chuyển tới công tác tại cơ quan nhà nước từ năm 1998 - trong lĩnh vực thuế. Lúc đầu, ông là trợ lý cho người đứng đầu Cơ quan Thuế Nhà nước, phụ trách các hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát, sau đó là Phó Giám đốc. Ông cũng đảm nhiệm vị trí tương tự khi chuyển sang Bộ Thuế và Thu thuế. Ông giữ chức cho đến năm 2004 dưới thời 3 lãnh đạo là George Boos, Alexander Pochik và Gennady Bukaev.


Mikhail Mishustin - người được chọn vì sự thay đổi
Một kịch bản bất ngờ đã tới với chính trường nước Nga ngay những ngày đầu năm mới, khi Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ Chính phủ Nga từ chức. Ngay sau đó, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cử Mikhail Mishustin - một nhân vật bí ẩn với thế giới vào vị trí đứng đầu chính phủ.




Lựa chọn cải cách
Ứng cử viên Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin là một nhân vật khá bí ẩn với báo chí và dư luận. Ông năm nay 53 tuổi và đang là Cục trưởng Cục Thuế Liên bang. Đề cử được Tổng thống Putin đưa ra ngay sau khi đọc Thông điệp Liên bang ngày 15/1, khiến người ta nghĩ rằng đợt “cải tổ” nhân sự lớn trong Chính phủ Nga như đã được chuẩn bị kỹ từ trước. Ngay cả trên chính trường Nga, việc ông Putin tiến cử ông Mishustin cũng là một bất ngờ lớn với nhiều người. Động thái này làm người ta nhớ lại cái ngày mà cố Tổng thống Boris Eltsin đề bạt một người tên Vladimir Putin (khi ấy cũng khá vô danh) lên thay mình cách đây đúng 20 năm, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chính trường Nga, cũng như với chính bản thân ông Putin.



Sự nghiệp của ông bắt đầu cất cánh từ năm 2009 khi Mishustin lọt vào nhóm nhân sự nguồn của Tổng thống Nga. Mishustin được đề bạt làm lãnh đạo cơ quan Thuế Liên bang Nga từ năm 2010 và được tờ Financial Times mệnh danh là “Cán bộ thuế của tương lai”. Người ta ghi nhận những nỗ lực của ông trong việc hợp lý hóa công việc của hệ thống cơ quan thuế trên toàn quốc. Những nỗ lực của ông gần như đã tạo ra cuộc đại cải tổ trong ngành Thuế Nga. Người được hưởng lợi hiển nhiên là người dân Nga khi cải cách này giúp đơn giản hóa thủ tục khai và nộp thuế. Phương pháp của Mishustin được gọi là hệ thống “Một cửa”, cắt giảm giấy tờ bằng cách số hóa nhiều quy trình và xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất vào năm ngoái. Các khoản thu ngân sách của Chính phủ Nga cũng vì thế mà gia tăng nhanh chóng.

“Mishustin hiểu biết về công nghệ hơn bất cứ ai và chính hiểu biết đó giúp ông có thể sử dụng máy móc vào giải quyết các vấn đề” - Vyachslav Fetisov, cựu huyền thoại môn hockey Nga và giờ là một chính trị gia bình luận về tân Thủ tướng nước Nga. Fetisov còn gọi Mishustin là “rất trách nhiệm” và có đầu óc hệ thống, thứ phẩm chất rất quan trọng ngày nay”.

Trước đó, Mikhail Mishustin cũng từng có thời gian công tác ở Cơ quan Địa chính liên bang cũng với vị trí lãnh đạo. Năm 2007, ông đứng đầu Cơ quan liên bang về quản lý các đặc khu kinh tế, tuy nhiên ông rời khỏi ghế này chỉ sau 1 năm. Năm 2008, Mishustin còn rời hẳn khỏi khu vực công để thử sức trong một công ty đầu tư trong 2 năm. Ông được xem là 1 trong 3 quan chức có khối tài sản lớn nhất nước Nga. Tạp chí Forbes ước tính Mishustin kiếm được khoảng 78 triệu rubbes (tương đương hơn 2 triệu USD) với vai trò là Chủ tịch của UFG Capital Partners và là đối tác quản lý của UFG Asset Management.

Cởi mở và năng động
Ngoài thành công trong công việc, Mikhail Mishustin được coi là một lãnh đạo cởi mở và năng động, ngược lại với sự khô khan trong công việc mà ông đảm nhận.

Ông Mishustin rất yêu thích thể thao. Năm 2006, ông tham gia bơi biểu diễn tại lễ khai mạc Giải vô địch bơi lội Nga tại Khu liên hợp thể thao Olimliysky. Các chính trị gia và các vận động viên thi đấu ở thể loại tự do 50 m. Một sở thích khác của Mishustin là khúc côn cầu - đam mê rất giống với Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin. Mishustin đích thân ra sân, và cũng nằm trong hội đồng giám sát của câu lạc bộ khúc côn cầu CSKA. “Ông Mishustin có mối quan hệ tốt trong các cơ quan thực thi pháp luật. Ông thường được nhìn thấy trong các trận đấu khúc côn cầu với các quan chức cấp cao của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Bộ Nội vụ” - một nguồn tin cho biết vào năm 2010. Nhưng cũng có vài điểm khác biệt giữa hai người, trong khi Tổng thống Putin hiếm khi sử dụng công nghệ thì Mishustin cho rằng Nga cần phải thích nghi với thời đại công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau. "Chúng ta đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, đây là một thế giới kỹ thuật số" - ông nói.

Người kế vị?

Mikhail Mishustin đang trở thành tâm điểm chú ý tại Nga khi được Tổng thống Putin đề cử làm thủ tướng mới, người có khả năng cao kế nhiệm Putin. Người ta so sánh cách Mishustin “lộ sáng” gần giống cách Putin rời ghế tổng thống năm 2008 để trở thành thủ tướng dưới thời Medvedev và Medvedev sau đó làm thủ tướng khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba năm 2012.
Tuy nhiên, mọi thứ mới là sự khởi đầu với chuyên gia về công nghệ và nhà cải cách thuế. Chính trường không phải thế giới công nghệ thông tin và càng không phải sân đấu khúc côn cầu. “Mishustin không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị nào, không phải là gương mặt phổ biến với cử tri và cũng không nằm trong nhóm thân tín của Putin” - nhà bình luận Tatiana Stanovaya của Trung tâm Carnegie Mockva nhận xét. Chuyên gia này cho rằng khả năng Mishustin tham gia tranh cử tổng thống năm 2024 rất nhỏ. Thay vào đó, ông sẽ đảm nhận công việc đứng đầu Chính phủ Nga vì ông là một nhà kỹ trị - tức là được chọn vì khả năng chuyên môn nhất là về kinh tế thay vì tính toán chính trị. Ông ấy được chọn làm thủ tướng để tạo ra “giới lãnh đạo tài ba hơn” - Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moskva, viết.

https://baonghean.vn/mikhail-mishustin-nguo...doi-260954.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 16 17 18 19 20 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC