Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Câu văn hiện đại của TN.

Webmaster
post Jan 17 2002, 05:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Câu văn Hiện Đại
Một lần cách đây vài năm, tôi nghe một người viết trẻ nói: "Văn chương hiện đại lả câu phải cực ngắn!" Người ấy còn nói:" Thế giới thế! Nguyễn Huy Thiệp thế!"
Chà, nói tới văn chương Việt Nam mà đưa NHT ra thì quả thực là một ví dụ nặng cân của sự hâm mộ rồi!
Theo dõi văn học VN, từ trong nươc ra hải ngoại bấy nay, quả thực truyện ngắn của nhiều ngòi bút trẻ hiện tại- tới 50 , vẫn trẻ!- câu cú rất ngắn. Dường như đấy là mốt chơi văn bây giờ. Để ý xem, khắp các sạp báo, Hoa học Trò, Thanh Niên , Tiền Phong , đôi khi cả Văn Nghệ Trẻ., và truyện in thành sách, nhan nhản các truyện ngắn viết bởi những câu văn, đoạn văn cộc lốc.Chỉ còn lại lớp văn già cũ, hoặc sắp già còn tâm huyết, trung thành với những truyện ngắn với câu phức hợp. Thực ra, văn, từ cụ Nguyễn Công Hoan tới thế hệ sau như Nguyễn Khải, rồi Bão Vũ, Lê Minh Khuê, Vũ Bão, Đoàn Lê v..v..truyện họ cũng có khi văn với câu cực ngắn. Nhưng phải là khi ấy, ở truyện ấy, đoạn ấy không khí cần cái độ ngắn của câu, chứ không phải hiện tượng bội sinh câu văn ngắn ngủn như hôm nay.
Kiên nhẫn mà đọc.Văn chương thời thượng được ngụy biện bởi cuộc sống cuối thập kỷ 20, đầu thế kỷ 21 như con rắn bị chặt ra nhiều khúc; rồi hô lên: làng nước ơi, đây là những con rắn. Rắn mòng, rắn hổ mang chúa, rắn trắng mào đỏ. Tất cả phi nước đại, tốc độ nhanh như máy tính điện tử, phi mã vùn vụt như thông tin hệ số đi ki tan.
Than ôi, cũng chẳng cần thiết cho một văn cảnh mà nhiều câu chẳng có chủ ngữ, bất cần ngữ pháp tiếng việt , bất cần mỗi câu có thể Độc Lập Sống hay không. Đúng là văn nói mà vẫn được các nhà văn tương lai viết ra những đoạn miêu tả, trần thuật, thoại. Những diễn biến của không khí truyện có khi không cần tới tốc độ, chưa đòi hỏi Sự Rơi của truyện đầy ắp tràn ngập Rắn!
Dường như, sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng với những đoản đao câu, cả nước rối lên một làn văn chương thời thượng với văn mà câu cực ngắn, truyện cực ngắn. Mi ni truyện, truyện không cốt chuyện rào rào bay ra như mối sau cơn mưa. Người ta chẳng thèm ngâm nghĩ kỹ một chút để nhận ra, tại sao ở đoạn ấy , truyện ngắn ấy, NHT viết ngắn như vậy trong thoại, trong câu.
Nhà văn Steking, trong những tài liệu nói về nghề viết, đã chỉ ra rằng, đại ý, câu văn dài ngắn không do nhà văn quyết định, nó là sự đòi hỏi khácg quan của văn cảnh. Khi cần tốc độ phát triển nhanh của sự chuyện, những xung đột , sự rơi...thì câu tự nhiên phải ngắn.
Tôi ví sự ngắn cần thiết ấy, như nhũng viên đạn chan chát bắn ra, như nhát đoản đao chém xéo gây cảm xúc mạnh cho người đọc. Còn khi miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp, khi diễn cảm tâm trạng thư thái của nhân vật nào ấy chẳng hạn, thì tại sao phải từ chối câu phức hợp?
Trở lại lời nói của bạn văn tôi ban đầu. Câu ngắn có phải là câu văn hiện đại không? Thưa, chưa! Bởi lối viết ngắn. thậm chí dấu chủ ngữ khi cần thiết, trong Sử Ký Tư Mã Thiên, Liêu Trai Bồ Tùng Linh đã như những mũi tên vun vút bứt ra khỏi cung từ lâu rồi. Thờ cụ Nguyễn công Hoan, văn cụn có đoạn chỉ một từ một. Khái Hưng viết nhẩn nha như thế, mà trong văn ông cũng có nhiều đoạn thoại nhấm nhẳng..ngắn tới lạ thường.
Vậy phải chăng, khái niệm hiện đại của câu văn không nằm trong độ ngắn dài của câu, mà nó nằm ở cái hồn văn được nhà văn chuyên nghiệp viết ra đúng với ngữ cảnh và phản ảnh không khí đời sống thực tại. Dù nó là truyện hoang tưởng hay hiện thực. Nói một cách khoa trương là câu hiện đại có da thịt của cuộc sống thực, co thể nhũn mềm như mỡ đông mà có thể rắn cưng như thạch nhũ.
Mỗi tác phẩm văn chương có đời sông riêng của nó, lại đòi hỏi người sinh thành ra tân theo những quy luật tưởng như là vô thức. Chả thế mà có nhà văn òa ra khóc, khi nhân vật bịa tạc của mình Chết,; chả thế mà có nhà văn hét lên: Tôi cũng yêu cô ấy lắm, nhưng tới đây cô ấy phải chết!
Cái thời Hiện Đại hôm nay , văn chương cũng có cái chết ngay từ trứng. Còn đâu thứ Văn Như Hóa Công để xót xa cho một lớp người đọc khó tính. Còn đau thứ văn mà phải nát óc mới hạ một chữ. Thêm một từ phải đắn đo mãi để sao Nhi Nhiên như cuộc đời thường mà vẫn ẩn tàng một thông điệp nào đó của nhà văn!
Không! Nghệ thuật bao giờ , dù cách tân gì vẫn có những quy luật của nó. Và, theo tôi, sự dài ngắn của câu chẳng thể muốn là được.Nó là sự cần và đủ trong toán học được áp dụng bằng sự cảm xúc từ nhận thức tiến vào cõi vô thức. Nếu không biết chuyên nghiệp hóa một câu văn thì hỡi ôi, làm sao cho cả tác phẩm có thể sống để dẫu chỉ mua vui nửa trống canh mà thôi!
Đông/2001



Go to the top of the page
+
superego
post May 21 2002, 03:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









Hay lắm. Viết văn mà gò ép theo trào lưu thì còn gọi gì là văn nữa. Tôi cho rằng cái sự ngắn(hay dài) của câu văn phải tự nhiên như hơi thở thì mới đích thực khiến độc giả thích thú.



Go to the top of the page
+
Altruist
post Sep 13 2002, 11:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









đã lâu mới thấy người cũ! Còn nhớ tớ không?
dạo truớc có ra HN chơi những mong gặp cậu, nhưng mạng ttvn phò die làm mất cả cơ hội...
nhất quyết tết ra làm chén với cậu!
Không biết bây giờ sống thế nào?



Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 17 2002, 06:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi thấy văn như cụ Nguyễn Công Hoan, hay là lớp nhà văn thời năm 1930 rất giống văn Pháp. Những khái niệm của một câu văn phải đủ các thành phần chủ ngữ , vị ngữ có thể đứng độc lập được rất giống văn chương cổ điển Pháp như Ban dắc chẳng hạn. Văn rất trong sáng.
Cùng thời lại có một kiểu văn nữa, của các cụ đồ nho chuyển sang viết chữ quốc ngữ, ví dụ như Ngô Tất Tố, Phan Khôi. Văn ở đây khô hơn, nghiêm trang hơn , không hiểu do cách dùng từ hay là do các cụ vốn là đồ nho. Kiểu viết này dùng để viết nghị luận thì rất hợp.
Nhưng năm 80, văn bốc thẳng từ tiếng Nga ra, nhất là những chuyện dịch. Đây là thời câu phức hợp, dài ngắn, vòng vèo, câu chính, câu phụ đọc rất rối ,rất mệt. Nhưng nếu muốn dịch lại ra tiếng Slave(Nga , tiệp, Ba lan) thì lại ..dễ dàng.
Còn riêng tôi thì chấm câu lúc nào thấy mệt, cảm thấy đứt hơi thì chấm. Không phân biệt được chấm phẩy... :P :P


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Altruist
post Sep 17 2002, 08:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









kiểu kapka?



Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 17 2002, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác altruist muốn nói tới Kafka, nhà văn người Tiệp phải không ? Tôi chưa đọc ông này bao giờ. Chắc rồi cũng phải đọc thử xem sao.
Còn theo suy nghĩ của tôi, thì chấm câu có thể theo cảm hứng cũng được. Vấn đề không phải là giữ cho câu văn độc lập, vì một câu văn nằm trong một tổng thể của đoạn văn, nên sự độc lập là tương đối. Cái cần là tổng thể đoạn văn rõ ý rõ nghĩa, trong sáng. Không kể trong văn nhiều khi có những câu không có chủ ngữ. Trong tiếng nước ngoài họ thường để dạng bị động, kiểu "quyển sách được đọc bởi tôi" mà không phải "tôi đọc quyển sách". Nhưng tiếng Việt lại không để dạng bị động đó được. Nó làm câu văn lạc lõng. Cái này thì các cụ nhà ta sáng tạo hơn nhiều. Chỉ cần đọc văn chữ Hán là thấy nó có dạng đó. Kiểu như câu "Nhân vô thập toàn". Ở đây chỉ cần rõ được ý mà câu văn không nhất thiết phải tuân luật của ngữ pháp phương Tây. sp_ike.gif sp_ike.gif


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Illustrator
post Sep 19 2002, 12:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









tư duy! và ngôn ngữ là hai phần khác nhau đấy. Cho nên khi thể hiện tư duy bằng ngôn ngữ là một điều bất khả...



Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 19 2002, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tư duy và ngôn ngữ chắc chắn là khác nhau. Vì Ngôn ngữ chỉ là một công cụ để thể hiện tư duy thôi. Nhưng sự thể hiện này không phải ai cũng có tài để chuyển tải nó ra. Có nhiều khi suy nghĩ trong đầu thấy rất hay, rất thú vị nhưng khi viết ra đọc lại thấy rất dở, vì nó không thể hiện được ý mình. Do từ ngữ ?? Do cách lập luận , diễn tả ??
Theo tôi ngườI ta có thể đi đến nhận thức về sự khác nhau giữa tư duy và ngôn ngữ từ 2 phía.
1.   Đi theo Bác Quý Zen, hay là nhà thiền. Trong Thiền tất cả đều là hiện tượng , đều phụ thuộc vào điều kiện khách quan tồn tạI, Phật giáo gọI là nhân duyên. Như vậy Theo Thiền tông, thì mọI khái niệm được chuyển thành từ ngữ đều là tương đối. Ví dụ tạI sao ngườI ta gọI cái bàn là cái bàn mà không phảI là cái ghế. Thực tế nó cũng chỉ là một quy ước. NgườI ta quy ước nó như thế để lập luận. Cho nên không nên chấp vào nó rồI dùng nó làm điều kiện tiên quyết để tư duy, mà phảI vượt lên trên nó. Nếu ta coi việc xây nhà như là tư duy, còn viên gạch chính là từ ngữ, thì ở đây khác nào muốn xây nhà mà không có gạch. Nhưng một khi có viên gạch thì ta lạI bị bó buộc bởI viên gạch đó, vì nó có kích thước, hình chữ nhật, có sức tảI lực nhất định. Không phảI ngẫu nhiên mà các công trình kiến trúc có hình khốI mà không phảI hình tròn. Còn ở Châu Phi, họ không biết đến gạch ngói thì lạI xây nhà hình tròn vì nguyên liệu là bùn trộn rơm. Các công trình hiện đạI sở dĩ muôn hình vạn trạng vì đổ bê tông, nhưng lúc này công trình lạI phụ thuộc vào cách làm khuôn bê tông….
Nhưng làm sao vượt lên trên nó, khi mà chẳng có khái niệm nào là tuyệt đối. Ông Suzuki trong thiền luận đề ra một phương pháp đó là cảm tính (intution). Nhưng đã như thế thì không còn lô gíc, và từ ngữ không chuyển tảI được điều gì nữa, dẫn tớI “bất dùng văn tự”. Nhưng trong thực tế, thì không có ai học Thiền mà không viết. Có khi lạI còn viết rất nhiều như …Bác Quý chẳng hạn. Mâu thuẫn ???
2.   Đi theo Bác Tuệ Trinh, học Wigenstein, ở đây thì ngược lạI W lạI cho là ngôn ngữ không có lô gíc. Cho nên ông định làm trong sạch ngôn ngữ bằng một loạI ngôn ngữ thượng đẳng (Metalanguage), trong đó mọI từ ngữ, cấu trúc câu đều chỉ rõ một sự việc(picture), chỉ có lô gíc nhị nguyên (binary) đúng hoặc sai. Nhưng cuốI cùng ông cũng phảI bỏ ý định này, vì ông nhận thấy ý nghĩa (signification) không chỉ phụ thuộc vào từ ngữ, cấu trúc câu( lô gíc), mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng, cũng như cảm nhận của ngườI đọc. Cái đau của tôi không phảI là cái đâu của ngườI khác là như thế. Điều này tôi đã đề cập tớI trong chủ đề bàn về ngôn ngữ..

Như vậy ngôn ngữ luôn là sự tương đốI, luôn là cảm tính, luôn đa nghĩa. Nó phụ thuộc cả vào ngườI viết và ngườI đọc. Nó thật sự là công cụ của văn học, thi ca. Tóm lại là ta vẫn có thể tiếp tục bình luận về nhà văn , về tác phẩm mà không sợ ngôn ngữ không diẽn tả được tư duy.
:-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Khach
post Sep 20 2002, 02:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









[quote author=Phó Thường Dân link=board=21;threadid=3;start=0#6658 date=1032430754]
Tư duy và ngôn ngữ chắc chắn là khác nhau. Vì Ngôn ngữ chỉ là một công cụ để thể hiện tư duy thôi. Nhưng sự thể hiện này không phải ai cũng có tài để chuyển tải nó ra. Có nhiều khi suy nghĩ trong đầu thấy rất hay, rất thú vị nhưng khi viết ra đọc lại thấy rất dở, vì nó không thể hiện được ý mình. Do từ ngữ ?? Do cách lập luận , diễn tả ??

Như vậy ngôn ngữ luôn là sự tương đốI, luôn là cảm tính, luôn đa nghĩa. Nó phụ thuộc cả vào ngườI viết và ngườI đọc. Nó thật sự là công cụ của văn học, thi ca. Tóm lại là ta vẫn có thể tiếp tục bình luận về nhà văn , về tác phẩm mà không sợ ngôn ngữ không diẽn tả được tư duy.
:-X :-X
[/quote]

Hơ em cũng không thật hiểu lắm cái món rắc rối là ngôn ngữ này. Nhưng bác Phó trình bày thế hình như là đánh đồng ngôn ngữ với cái sự thể hiện ra của tư duy nhở? Nhất là cái sai lầm tai hại coi nó là chữ viết. Em thì em thấy rằng hình như là ngôn ngữ vừa là cái sự biểu đạt của tư duy, đồng thời cũng là cái phương thức tồn tại của chính tư duy. Ngôn ngữ ko đơn thuần chỉ là cái bô lô ba la anh yêu em tiên sư mày nhé ơ ông ăn cơm chưa .v.v. cho nên vd người câm thì không có nghĩa là người không có ngôn ngữ hay tư duy mà mới chỉ bị hạn chế trong việc thể hiện ngôn ngữ hay tư duy mà thôi.

Nói chung theo sự hiểu biết tù mù của em về ngôn ngữ thì hình như là người ta bao giờ cũng phải tư duy bằng một thứ ngôn ngữ nào đấy. Người Pháp chỗ bác Phó thì tư duy bằng ngôn ngữ Pháp mà người An nam chỗ iem thì tư duy bằng ngôn ngữ nhà An nam mà người An nam ở Pháp như bác Phó thì nhiều khi lại có thể tư duy bằng ngôn ngữ Pháp giỏi hơn là ngôn ngữ An nam. Tất cả những gì người ta tiếp nhận được từ thế giới bên ngoài cũng là ngôn ngữ.

Giả sử loại trừ toàn bộ ngôn ngữ ra khỏi bộ não con người, vd một đồng chí lọt lòng mẹ đã câm mù điếc bẩm sinh (lại thêm ngạt mũi tê lưỡi mất cảm giác ngoài da thì tốt) chẳng hạn thì em cũng không biết là đồng chí này có tư duy được không?? Hình như là không.

Theo em trộm nghĩ thì tất cả những gì bác với chúng em và cả các vị Thiền sư nữa có trong đầu ta có thể gọi là tri thức (nghĩa rất rộng) hay gọi là ngôn ngữ cũng được hay sao ý bác ạ. Ngôn ngữ là chất liệu cho tư duy, là phương thức của tư duy và cũng là cách biểu đạt của tư duy. Cái mà nghĩ đến thấy rất "hay" nhưng thể hiện ra lại rất dở đơn giản là vì ngôn ngữ kém hoặc là tư duy về vấn đề ấy chưa rõ ràng.

Cho nên em mới loé lên cái suy nghĩ cũng dại dột là vào thời điểm hiện nay thì ngôn ngữ về cơ bản là không tách rời ra khỏi tư duy. Hay em cứ tạm thời đồng nhất chúng nó với nhau thì có được không bác Phó nhở? Thú thực là vấn đề này em cũng hay thắc mắc lắm, có bác nào có chuyên ngành thì bổ túc kiến thức cho em phát em cám ơn trước nhá. ;)



Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 21 2002, 05:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chuyên ngành về ngôn ngữ trong này chắc có Bác Tuệ Trinh và Bác ThanhDTM thì phải.
Trích dẫn :
" Ngôn ngữ là chất liệu cho tư duy, là phương thức của tư duy và cũng là cách biểu đạt của tư duy. "

to Khach, Bác viết như thế là rõ ràng rồi. Nhưng từ đó đánh đồng tư duy và ngôn ngữ thì có lẽ không chính xác. Vì tư duy có thể biểu hiện cả bằng âm thanh (Nhạc), Mầu sắc hình khối (Tranh, tượng), Các ký hiệu (mã số) không kể phim ảnh là sự tổng hợp của tất cả các hình thức đó.Nếu Bác thử vào xem phim, nhưng bịt mắt lại chỉ nghe, tức là dùng ngôn ngữ thuần tuý, thì tôi chắc dù xem loại phim tình cảm nhiều lời, cũng khó mà hiểu được nội dung. Chỉ cần Bác xem một quyển tạp chí như quyển "Người đẹp" thì Bác sẽ thấy nó rất ít chữ, mà không thiếu tư duy tí nào cả. Còn cách thể hiện tư duy bằng ngôn ngữ đặc trưng nhất có lẽ là tiểu thuyết, thơ, triết học. Chính vì thế mà nhiều khi đi mua tìm sách, vào trong các tiệm, thấy mọi người say mê đọc truyện tranh kiểu "Thuỷ thủ mặt trăng", rồi "Asterix", "tintin" tôi cũng không hiểu họ "đọc" như thế nào.
Như vậy ngôn ngữ chỉ là một trong những công cụ để thể hiện tư duy thôi, nhưng nó lại là một công cụ cơ bản, tất cả mọi người đều chấp nhận(trẻ con học nói từ lúc 2,3 tuổi), nên người ta dễ lầm nó với tư duy là một. Tất nhiên phải công nhận ngôn ngữ là công cụ thể hiện tư duy thuận tiện nhất.

Ở trên tôi có nói đến thơ, văn, triết coi đó là những hình thức thể hiện tư duy bằng ngôn ngữ đặc trưng nhất. Để ngoài thơ, văn là sự biểu đạt tình cảm. Trong triết học , điều quan trọng là đúng , sai, là lô gíc, là phép suy luận,người ta thường coi triết "khô khan" là vì thế. Nhưng bản thân ngôn ngữ có lô gíc không ? theo W thì không, vì nó đa nghĩa. Từ đó mà suy ra là những điều mà triết học muốn tìm hiểu : sự thật tuyệt đối, đúng, sai và nhiều khái niệm triết học khác lại chính là chỗ "hổng" của ngôn ngữ, là giới hạn của ngôn ngữ, nên nó không thể hiện được. Ở đây lại trở lại cái luận điểm "Bất lập văn tự" của Thiền.

Khi nói tư duy bằng ngôn ngữ, từ ngôn ngữ ở đây là một khái niệm chung chung. Trong thực tế có nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới: tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt ... mỗi ngôn ngữ này do từ vựng, ngữ pháp của nó lại bắt ta phải tư duy theo nó. Như vậy ngôn ngữ cũng hạn chế tư duy của con người. Ví dụ, khái niệm "VÔ", rồi "PHÁP" không có từ tương đương trong tiếng Pháp, nên trong cách thức tư duy của họ về đạo đức chẳng hạn lại hoàn toàn khác VN. Tư duy của họ là dẫn theo khái niệm "Chúa"(Dieu), "phục tùng" (obeissance) từ đó dẫn tới việc đòi tự do cho con người (droit de homme), tự hành động (Libre Arbitre)..
v.v...

Tóm lại Tư duy rộng hơn ngôn ngữ, và do ta tư duy bằng ngôn ngữ, tư duy của ta lại bị hạn chế bởi ngôn ngữ ta sử dụng.
:-X :-X :-X


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Văn Học & Ngôn Ngữ · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC