Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 30 31 32 33 34 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Jun 18 2018, 09:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #311

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy tâm lý « bị đồng hoá », « bị xâm thực » ở đây không có cái đế trong lịch sử. Như tôi đã nói ở trên. Nhưng tâm lý xã hội, tâm lý dân tộc là một phạm trù độc lập, không phụ thuộc vào bằng chứng lịch sử mà phụ thuộc vào cảm nhận của xã hội vào một thời điểm. Ở đây tôi không gọi nó là lòng yêu nước, mà là « tiền tâm lý », từ cái « tiền tâm lý » này nó có thể dẫn tới lòng yêu nước, tâm lý yêu nước. Nhưng nó cũng có thể bị bẻ ngoặt đi theo hướng khác, giống như một dạng kiếm cớ. Muốn biến nó thành lòng yêu nước, thì nó phải có phân biệt đúng sai, nhận thức rõ ràng. Điều mà trong quan hệ VN – TQ nó rất lờ mờ, do TQ đóng nhiều vai một lúc, khiến cái tâm lý này rất dễ bị lợi dụng, và đang bị lợi dụng. Tôi kể ra một số « vai » của TQ như sau trong tâm lý VN như sau :
1- TQ là mối đe doạ với VN. Điều này đúng trong vấn đề biển đảo. Người nào lờ đi điều này thì có thể gọi là hữu khuynh.
2- TQ là con ngáo ộp. Điều này thì không đúng. Bởi nếu TQ là mối đe doạ trong vấn đề biển đảo, thì họ cũng là một nước láng giềng mà VN không thể không quan hệ. Nếu người ta chỉ nhìn thấy TQ là con ngáo ộp thì tức là tả khuynh. Đây chính là cái điều mà lề trái muốn đưa người ta vào.
3- TQ là cái bung xung. Ở đây vấn đề không phải là TQ, mà TQ được mang ra một cách lệch lạc để biện hộ cho một chuyện gì đó, dựa vào tâm lý « chống TQ » tự nhiên của xã hội. Câu chuyện đặc khu có thể xếp vào thể loại này. Nhưng do cả « quân đỏ » ngậm hột thị lúng búng nói năng phản cảm, như che dấu một cái gì đó, rồi « quân xanh » (loại như ông Dương Trung Quốc) lại chuyển tải cái tâm lý này theo chiều lông chân của dư luận mà không làm rõ, khiến cho TQ thành cái bung xung.
4- TQ là cái cớ dân tuý để lấy lòng sự ủng hộ của dư luận xã hội. Đây là điều mà mọi nhân vật chính trị VN rất dễ sử dụng để lấy lòng dư luận, để chạy tội, che dấu một điều gì đó nhất là khi đang đấu đá nhau cần sự ủng hộ.
5- TQ là cái « cửa thoát hiểm » xì hơi của một vấn đề xã hội nào đó, mà người ta bị ức chế không nói ra được. Hành động này nó đi theo cái lô gíc sau. Khi người ta bựctức vì một vấn đề nào đó, do sự phản cảm trong ứng sử giải quyết của chính quyền, nhưng không phản ứng được. Câu chuyện TQ khiến chính quyền mất hẳn chính danh, từ đó trở thành cái cớ để người ta phản ứng. Vấn đề là chuyện A, nhưng cái cớ xì ra, làm nó bùng nổ là chuyện B.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 19 2018, 09:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #312

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau phiên họp quốc hội, từ Tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng đều có cuộc gặp mặt với cử tri, thực ra là một dịp để thông báo, tổng kết, cũng như phản ánh « tâm tư nguyện vọng » của tứ trụ triều đình, và thông qua đó, ví dụ như với tôi, là để tìm hiểu xem họ quan niệm thế nào về những sự việc đã xẩy ra. Ở đây tôi chỉ nói tới hai người, đó là chủ tịch quốc hội và Tổng bí Thư.
Theo như chủ tịch quốc hội, thì việc nhân dân phản ánh và phản đối luật đặc khu thể hiện lòng yêu nước đáng hoan nghênh, nhưng bà cũng khẳng định lại là nhà nước VN vì truyền thống của nó không bao giờ có chuyện bán nước, làm nguy hại tới lợi ích dân tộc. Cách nói như vậy là chuẩn, nhưng lại cần chỉnh. Chỉnh cái gì ? tất nhiên với cương vị là chủ tịch quốc hội, hiển nhiên bà phải thấy hoạt động của quốc hội là để ích nước lợi dân. Nhưng vì bà là chủ tịch quốc hội, thì điều này là hiển nhiên, chẳng nhẽ chủ tịch quốc hội lại nói Quốc hội làm luật bán nước, ngay cả với những quốc hội bù nhìn nó cũng không tự nhìn được nó là bù nhìn, giống như quốc hội Sài gon ngày xưa, giống như một người không thể tự nhìn thấy gáy mà phải dùng gương phản chiếu.
Như vậy cái lý do truyền thống yêu nước, dù đúng (vì quốc hội VN hiện tại không phải quốc hội bù nhìn), nhưng cũng không đủ để đánh tan nhưng nghi ngờ của dư luận. Vì thế cái điều cần chỉnh là nói rõ ràng ra tại sao lại muốn cái điều luật như thế ? ai đưa nó ra ? và nó có lợi ích gì ? Chứ không thể đòi hỏi người ta tin tưởng chung chung. Nếu mà không đi vào cụ thể, thì việc dư luận, xã hội tiếp tục bị lề trái lừa gây rối loạn là hiển nhiên, và sẽ tiếp tục. Phải nói thêm rằng, hiện tại dư luận có xu hướng nghi ngờ là chính (chứ không phải tin tưởng là chính), vì thế phải đi vào cụ thể, đi vào kỹ thuật, có dẫn chứng rõ ràng, chứ không thể nói chung chung được. Tôi gọi là duy vật biện chứng.
Tổng bí thư thì nói rằng, câu chuyện đặc khu này đã có từ lâu, ý tưởng từ thủ tướng Võ Văn Kiệt, và cũng đã được quốc hội chuẩn bị cẩn thận, nhưng việc xẩy ra đã thấy nó không được chuẩn bị cẩn thận, bằng chứng là cả ông bộ trưởng phải bảo vệ nó, đến ông phản biện đều không làm được đầy đủ phận sự của mình. Ông phản biện thì ăn theo tâm lý lề trái, ông bảo vệ thì lúng búng như ngậm hột thị. Đến cả phó thủ tướng cũng không thể chỉ ra lợi hại nó thế nào thì không thể nói là chuẩn bị tốt được.
Cố thủ tướng Võ văn Kiệt, đúng là có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng từ thời kỳ của ông đến nay, nước chẩy bèo trôi đã lâu, những điều bác Kiệt nói không phải là lời của chúa Giê Xu, hay là Phật nên luôn luôn đúng. Ngoài việc hoàn cảnh, tình hình thay đổi, bác Kiệt cũng không còn, cho nên việc mượn cớ bác Kiệt thực ra là không ổn. Nhưng chính vì Tổng Bí Thư nói tới bác Kiệt, nên tôi cũng nhân đây phân tích tư duy kinh tế của bác Kiệt từ đâu mà ra, lợi hại thế nào. Nó cũng chính là bức tranh kinh tế VN.
Từ năm 1975, đất nước thống nhất, mặc dù nó là thắng lợi của cách mạng Việt Nam, bất cứ cuộc thống nhất nào cũng là một sự hợp lưu. Có nghĩa là những nhận thức của hai thể chế chế độ, bất chấp bản chất chính trị của nó là gì, đặc biệt là về kinh tế văn hoá, sẽ đan xen vào nhau, tạo ra cái mới. Như một dạng con lai. Ở VN điều này lại càng rõ rệt hơn, bởi sau đó hệ thống XHCN kiểu cũ mà nước VN là một bộ phận tan rã, kéo theo hình thái kinh tế tập trung của nó thì sự hội nhập trở lại của VN đầu tiên vào vùng ĐNA, rồi châu Á, rồi thế giới, đã đưa cái mô hình kinh tế thị trường trở lại. Nhưng kinh tế thị trường kiểu nào. Chính là kinh tế thị trường kiểu Sài gòn cũ, vì ở VN người ta chỉ biết có nó thôi. Chính bác Kiệt, rồi các bác khác như cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đưa nó vào, với sự đồng thuận của cố Tổng Bí Thư Trường Chinh cũng như kinh nghiệm khoán ở Phú thọ cũ. Như vậy kinh tế thị trường ở VN có ba nguồn dẫn tới.
1) Với bác Trường Chinh, kinh tế thị trường có lý thuyết từ Lê nin (với chính sách kinh tế mới, người ta vẫn gọi là NEP-New economic politics, thời sau nội chiến ở Liên Xô, do Lê nin đưa ra (1922) và bị xoá vào những năm 30) cộng với kinh nghiệm cải cách ở TQ từ khi có Đặng Tiểu Bình lên.
2) Với các bác như Võ Văn Kiệt, Nguyễn văn Linh thì hình mẫu của nó chính là kinh tế thị trường vốn có ở miền Nam, trong vùng quản lý của chính quyền Sài gòn cũ, nơi họ hoạt động và chỉ đạo cách mạng, kháng chiến chống Mỹ.
3) Trước đó vấn đề trì trệ của nông nghiệp tập thể hợp tác xã, đã được ông Ngọc, bí thư tỉnh uỷ Phú thọ giải quyết bằng chính sách khoán sản phẩm. Nhưng do thời cơ chưa tới, lúc đó chưa thực hiện được. Sau này có hẳn phim truyền hình VN về câu chuyện này, nhưng đáng tiếc là tôi không xem được.
Với điều 1) người ta đã giải quyết sự bất cập về mặt nhận thức và lý thuyết, vì cho đến những năm 80, chủ nghĩa xã hội gắn liền với kinh tế bao cấp, tập thể theo mô hình Liên Xô. Vì thế nó chỉ có tác dụng tạo ra sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, chứ giá trị thực sự trong thực tế không nhiều.
Với điều 2) thì khác hẳn, đây chính là hình mẫu kinh tế thị trường được áp dụng ở đô thị trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp.
Với điều 3) thì nó có tác dụng thị trường hoá nông thôn. Thay đổi cách quản lý nông nghiệp. Các hợp tác xã kiểu cũ bị xoá bỏ.
Tôi chỉ tập trung phân tích điều hai, vì nó có tác dụng rất quan trọng tới nhận thức phát triển ở VN, bởi nó tác động tới công nghiệp, thương mại, cách thức quản lý thị trường với tất cả những bất cập của nó. Nó là cái dớp, mà hiện nay VN phải vượt qua, nếu muốn trở thành một nước công nghiệp hoá phát triển.
Như vậy có thể hiểu rằng nhà nước VN thống nhất là đứa con lai, hợp lưu giữa một hệ thống chính trị hành chính ra đời và được tôi luyện trong cách mạng giải phóng dân tộc, và một cách thức làm ăn thị trường theo nhận thức của Sài gòn cũ.
Như vậy, một phần những thành công mà kinh tế VN đạt được từ sau khi thống nhất đến nay, là do đã sử dụng được cái tư duy kinh tế thị trường này nhờ có được một cái khung chính trị ổn định, có chủ quyền. Cho đến nay, lợi thế chính trị này vẫn không bị mất, vì so với các nước đang phát triển, chính sách chính trị ngoại giao của VN vẫn là số một. Ngược lại tác động qua lại giữa hệ thống chính trị này và tư duy thị trường kiểu Sài gòn cũ lại bất cập. Và ở giai đoạn này, nếu không nhận ra những bất cập của nó thì sẽ dẫm chân tại chỗ.
Tôi nói một phần thành công, bởi vì còn có những phần khác nữa. Như, tư duy xã hội chủ nghĩa cũ cũng để lại cho VN những thành quả quan trọng, và vẫn là hạt nhân của nền kinh tế VN. Ví dụ như dầu khí, năng lượng, Thuỷ điện,.. Hiện nay phần kinh tế hạt nhân do nhà nước nắm vẫn tương đương với phần FDI (mỗi bên 20% PNB). Nhưng cái phần này người ta ít nhận ra, vì bằng trực quan, dư luận đánh giá sự thành công của kinh tế qua khả năng họ tiêu thụ, qua điếu thuốc lá, lon bia,..chứ không ai nghĩ tới cấu trúc kinh tế, an ninh năng lượng..v..v... Chính vì thế mà có tư duy gán cho cái tư duy kinh tế thị trường kiểu Sài gòn là duy nhất.
Kinh tế thị trường kiểu Sài gòn là gì ? đó là tư duy kinh tế thị trường đã có từ thời thuộc địa. Nó không phải là tư duy kinh tế thị trường của một nước độc lập, mà là sự méo mó của một nền kinh tế thị trường bị Mẫu Quốc chèn ép. Nó rất năng động, nhưng lại rất cò con. Tư duy chủ yếu là đánh quả (ví dụ để ăn cắp ăn trộm tiền viện trợ Mỹ). Nhằm vào những ngành nghề mà Mẫu quốc bỏ lại, do quá manh mún, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, gia công, ít có chất xám, mang tính dịch vụ lấy công làm lãi. Do không thể tác động tới hệ thống chính trị (của Pháp, rồi Mỹ) để tạo ra một cấu trúc kinh tế hoàn chỉnh (vì đây là phần mà thực dân Pháp, rồi Mỹ nắm), nên nó chỉ có cách là hối lộ hệ thống chính trị. Mà hệ thống chính trị của nó lại là hệ thống chính trị phụ thuộc (huặc chính quyền thực dân Pháp, huặc chính quyền VNCH, mà hạt nhân của nó là ý thức hệ phong kiến rơi rớt lại (Ngô đình Diệm), hay một nhóm quân phiệt tay sai Mỹ (Nguyễn văn Thiệu)). Nhưng chính cái kiểu hoạt động này mà nó lại hợp lưu được với hệ thống chính trị VN hiện tại, thông qua tham nhũng, để hai bên kết hợp được với nhau.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 20 2018, 09:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #313

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi viết tiếp về những cái lởm khởm của dạng « kinh tế thị trường VN » này, tôi sẽ nói một tí về lý thuyết, để mọi người có thể tiếp cận nó dễ dàng hơn. Tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, nên tất nhiên về mặt xã hội, tôi phân tích theo khía cạnh giai cấp, cũng như rất quan tâm tới vấn đề xã hội do kinh tế đưa lại. Như tôi đã nói trong chủ đề « 200 năm sinh nhật Mác », tôi rất quan tâm tới ăng ghen, vì chính ông đã tìm ta mối liên quan tác động của kinh tế lên thể chế xã hội, tác động vào văn hoá, lịch sử. Tác phẩm « nguồn gốc của gia đình tư hữu và nhà nước » của Ăng ghen là điển hình của cách nghiên cứu kinh tế tác động lên hình thái xã hội. Nhưng nếu đã theo duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử dùng làm phương pháp phân tích, thì người ta có thể hiểu dễ dàng rằng quan hệ kinh tế với xã hội tập tục văn hoá không chỉ có một chiều từ kinh tế (kiến trúc hạ tầng) tác động vào xã hội văn hoá(kiến trúc thượng tầng), mà bản thân xã hội văn hoá cũng tác động lại vào kinh tế thông qua cách ứng sử, thái độ làm ăn, quan niệm sinh sống, những mặt mà người ta có thể coi vào phạm trù ethics, esthetics là những giá trị về đạo đức, ứng xử. Người đầu tiên nói tới điều này là Max Weber, người đã nghiên cứu tác động của đạo tin lành có ảnh hưởng đến cách làm ăn kinh tế, mà theo ông ta, chính đạo này đã tạo nên chủ nghĩa tư bản, hình thức kinh tế tư bản chủ nghĩa, giờ được gọi là kinh tế thị trường. Tôi không theo Max Weber tới mức coi chủ nghĩa tư bản là biến thể của đạo tin lành, nhưng tôi chấp nhận giá trị văn hoá đạo đức của một xã hội, sẽ tác động ngược trở lại vào kinh tế. Làm kinh tế, thực ra cũng là một hình thức ứng sử, tính toán để mang lại lợi nhuận. Mà đã nói tới ứng xử tức là nói tới văn hoá. Như vậy nhìn ra sự yếu kém của cách ứng sử này thế nào, tức là cũng tìm ra sự yếu kém của tư duy kinh tế. Hiện nay, tất cả các nước phát triển G7 đều theo chủ nghĩa tư bản, nhưng tư bản từng nước không giống nhau, do ảnh hưởng của tôn giáo, tập quán, nhận thức lịch sử,.. khác nhau.

Bây giờ quay trở lại với « kinh tế thị trường VN ». Từ khi đổi mới, thì hình thái « kinh tế thị trường kiểu Sài gòn » này dần dần lan rộng ra cả nước, và trở thành tư duy kinh tế thị trường ở VN. Tôi gọi là « kinh tế thị trường kiểu Sài gòn » là để tôn trọng sự phát nguyên của nó, chứ bây giờ ở mọi miền tổ quốc, đây là cách ứng xử chủ yếu. Tất nhiên, từ khi đổi mới, thì còn phát sinh ra « tư bản thân hữu », nhưng tư bản thân hữu có nhiều yếu điểm hơn, do thân hữu không có nghĩa là biết làm ăn, còn biết phá thì chắc chắn. Nhưng nó lại là cái cửa để tiếp nhận tham nhũng, từ kinh tế thị trường kiểu Sài gòn. Và nhiều khi nó kết hợp với nhau. Gần đây, trên báo chính thống VN, có đăng chuyện nhà máy tơ sợi ở Hải Dương (cùng trong vụ Đinh La Thăng), và người ta có thể thấy, tư nhân kiểu « thị trường Sài gòn » mua « tư bản thân hữu » bằng cổ phần của hãng cùng nhau lập ra. Hình thức tham nhũng qua biếu cổ phần không hiếm trong kinh tế VN. Vụ AVG (An viên group) đang bị lôi ra lại cho ta thấy một điều nữa. Đó là hãng nhà nước (Mobile phone) mua với giá khống công ti tư nhân (cái kênh An viên giá thật có lẽ chỉ 1,2 ngàn tỉ, sống ngất ngư chẳng biết có sinh lãi không, nhưng nó được mua với giá 8 nghìn tỉ, sự chênh lệch chắc chắn để chia nhau, trước khi nó được đưa ra để cổ phần hoá theo chính sách nhà nước. Như vậy chuyện gì sẽ xẩy ra. Với giá mua ấy, cách làm kinh tế (đểu cố tình) ấy, thì Monbile phone nhất định sẽ càng lỗ, càng lỗ thì giá cổ phần bán ra càng giảm. Đây là một cách để kéo giá xuống, mua với giá hời. Và nếu những kẻ đã quyết định biểu quyết mua AVG kia cũng là những chủ đầu tư mới, thì đây chỉ một cách chuyển hoá tiền nhà nước vào túi tư nhân (tiền họ chia nhau lúc biểu quyết dùng tiền nhà nước mua An Viên, sẽ được dùng để mua lại với giá rẻ do Mobilephone lụn bại bởi chính họ gây ra) . Một chuyện khác có thể xẩy ra, đó là nếu kẻ mua là người nước ngoài (thấy báo nói có hãng Thuỵ điển muốn mua), tất nhiên nó sẽ yêu cầu nhà nước ôm cái phần lỗ, chỉ có phần làm ra lãi, hoặc phần nó quan tâm thì nó mới mua. Trong trường hợp này, tiền chênh lệch các ông chia nhau rồi xù, chính là tiền nhà nước phải chi ra để bù. Hiện nay phi vụ này đã đổ bể, phải hoàn tiền. Nhưng cái cơ chế kiểu này không phải đã bị triệt phá. Ở đây ta lại thấy xuất hiện thêm một hình thức tư bản với một văn hoá mới nữa. Đó là văn hoá đập phá thời Liên Xô cũ ở Nga ở UK mang về, phá được cái gì thì phá, xẻ được cái gì thì xẻ. Mà bố đẻ của nó là những tài phiệt UK đang dẫn nước này tới chỗ suy sụp.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 21 2018, 05:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #314

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì VN đã tạo dựng ra một hệ thống ngân hàng. Và như tôi đã nói. Nền kinh tế chuyển từ hình thái tài chính « tiền tươi, thóc thật » (từ thời embago Mỹ, tức là thời bác Kiệt), thành hệ thống tài chính « tiền nợ ». Trong hệ thống tài chính kiểu này, nợ cũng có nghĩa là giầu (theo định nghĩa kế toán, tài chính) và số tiền trung chuyển trên thị trường thực ra là tiền nợ, chính vì thế mà khi ngân hàng tăng hay giảm lãi xuất nó sẽ có tác dụng điều chỉnh kinh tế vĩ mô, do tác động trực tiếp lên số tiền vay. Như vậy giầu ở trong hệ thống tài chính kiểu này là thế nào ? có nghĩa là người đó có một ít tiền có thể cầm cố, đồng thời có một mối kinh doanh nào đó có thể sinh lãi và từ đó có thể vay. Khi đã vay thì trở thành ..giầu. Chính vì thế mà « danh tiếng cá nhân » cũng trở thành một thương hiệu. Ví dụ tổng thống Mỹ hiện tại chẳng hạn và việc đánh giá mối kinh doanh như thế nào là rất quan trọng. Nhưng ở VN, ngoài năng lực ngân hàng còn chập chững, nó còn chết là cho vay theo kiểu thân hữu nữa.
Gần đây ở VN có phi vụ bán Bia Sài gon (Sabeco) cho tỷ phú Thái. Nhưng ông tỷ phú này không mang tiền tỉ từ Thái sang (theo như cách hiểu của dư luận) mà ông ta vay tiền ở VN để mua, thông qua chi nhánh tài chính lập ở VN. Tiền tỉ phú Thái này vay được tính vào nợ của nhà nước VN. Thế tại sao ông này lại vay được mà không phải là một người VN. Bởi vì với cái danh của ông ta, và tài sản ông ta có, thì người ta sẽ nghĩ ông ta sẽ trả được nợ. Nhưng chuyện gì xẩy ra nếu cái chi nhánh mà ông ta lập ra ở VN phá sản và xù ?? tất nhiên lúc đấy sẽ phải vin vào các hiệp ước tài chính mà cả Thái và VN cùng chấp nhận. Tôi nói ví dụ này để mọi người có thể hình dung tại sao người ta cần cái danh để kinh doanh.
Khi nó áp vào VN, thì cái danh ở VN là gì ? là nhà cao cửa rộng, con cái học nước ngoài chi tiền như nước, đi xe sang.. tức là bề ngoài. Bởi vì không ai biết người ta manh mối làm ăn là gì. Thế thì nếu vay tiền rồi tiêu sài như phá , rồi xù đi đâu có sao. Và trong trường hợp này, thì khác gì tham nhũng. Bởi ở điểm cuối cùng, thì vẫn là nhà nước phải trả.
Như vậy vay được bởi thân hữu, và tạo danh hão bằng tiền vay qua tiêu pha nóng mắt, kích dư luận để ..được vay tiếp chính là vấn nạn ở VN. Chưa hết. Thời ông Dũng, tiền được cho vay ào ạt, ví dụ vào lĩnh vực nuôi cá tra. Nhưng nuôi cá tra để xuất, chứ thị trường nội địa đâu có. Kết quả khi khi Mỹ khép cửa thị trường, ngay cả bằng những duyên cớ vô lý, thì chết hàng loạt. Như vậy việc không tạo ra thị trường nội địa, có tác dụng như chiến khu..cũng là một điểm yếu nữa ở VN.
Chưa hết, trong tình trạng như thế, thì chỉ có FDI là có lợi. Vì nó nắm được thị trường, có công nghệ. Nhưng FDI vào càng nhiều, thì nó càng khôn ra, và sẽ tìm cách áp lương xuống mức thấp nhất có thể, nó cũng tổ chức kế toán tài chính để bảo giờ cũng lỗ giả, nên không bao giờ trả thuế.Tiền lãi thì nó sẽ mang đi và tất nhiên thị trường thì mình mất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 24 2018, 08:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #315

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có cái bài này nói về bản chất của cuộc chiến thương mại hiện nay trên thế giới do Mỹ gây ra

Sau nhiều vòng đàm phán thương mại, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một số nhận thức chung liên quan. Tuy nhiên, vấn đề thâm hụt thương mại chỉ là hiện tượng bên ngoài mà thôi.


Ngay khi dư luận đặt nhiều kỳ vọng vào khả năng cuộc chiến thương mại giữa hai nước sắp tới hồi “thu cờ, rút quân”, Nhà Trắng bất ngờ công bố đánh thuế hải quan 25% đối với 50 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Đằng sau quyết định này là gì?

Trả lời phỏng vấn tờ Đa chiều ngày 17/6, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách ngoại giao-Viện Brookings, Tiến sỹ chính trị học Đại học Harvard Hoàng Tĩnh, cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không liên quan tới kinh tế mà là vấn đề chính trị.

Theo Hoàng Tĩnh, Mỹ muốn tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc không phải nhằm giảm thâm hụt thương mại. Bắc Kinh nói họ có thể xử lý vấn đề 600 tỷ USD thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng về căn bản Mỹ không thể có nhiều hàng để bán cho Trung Quốc.

Hãng Boeing có nỗ lực nữa thì cũng chỉ có thể bán thêm cho Trung Quốc 7 chiếc máy bay. Mỹ có đem hết đậu tương và thịt lợn bán cho Trung Quốc thì cũng chỉ thu về được 120 tỷ USD, vẫn còn cách xa con số thâm hụt thương mại.

Đương nhiên, nếu Mỹ bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 hay F-22 thì vấn đề thâm hụt thương mại có thể giải quyết được, nhưng Mỹ không bán.

Chân tướng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là Mỹ biết nếu tiếp tục theo quy tắc hiện nay, họ không thể chơi tiếp được. Hoàng Tĩnh cho rằng Mỹ có 3 ý đồ lớn trong việc gióng lên "hồi trống "chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Thứ nhất, thông qua chiến tranh thương mại để viết lại luật chơi của kinh tế thế giới, khiến luật chơi này có lợi hơn cho Mỹ và cột Trung Quốc ở tầm thấp trong chuỗi sản xuất. Với luật chơi hiện nay, Mỹ tự cho rằng mình không thể giành chiến thắng trước Trung Quốc, cho nên, Mỹ phải phá vỡ đàm phán đa phương, thực hiện đàm phán song phương.

Ví dụ: Mỹ đàm phán với Đức hoặc Nhật Bản để hình thành luật chơi giữa Mỹ và Đức hoặc giữa Mỹ và Nhật Bản. Đây là lý do giải thích tại sao Mỹ giáng đòn mạnh vào chính đồng minh của mình.

Thứ hai, tái cơ cấu chuỗi sản xuất của thế giới.Tại sao Trung Quốc lại muốn đàm phán đa phương, tiến hành cải cách mở cửa? Đó là do Trung Quốc chiếm ưu thế lớn trong chuỗi sản xuất hiện nay của thế giới, dù sản xuất gì đều có “mắt xích” Trung Quốc.

Ví dụ: Trong xe hơi, máy tính, thậm chí là tên lửa đều có linh kiện do Trung Quốc sản xuất, như trong xe BMW của Đức thì động cơ do Đức chế tạo; bộ li hợp, hộp số do Nhật Bản làm; bảng mạch điều khiển đến từ Hàn Quốc, cửa xe là của Việt Nam còn lốp là của Trung Quốc, sau khi lắp ráp xong thì bán ra toàn thế giới.

Trong khi đó, Mỹ muốn loại bỏ “mắt xích” Trung Quốc, một khi Mỹ-Đức đạt được thỏa thuận thương mại mới, rất có khả năng nhằm bảo vệ thỏa thuận này và nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với luật chơi của Mỹ, Đức sẽ không tiếp tục mua lốp xe do Trung Quốc sản xuất nữa, từ đó thay đổi toàn bộ mô hình chuỗi sản xuất. Đây chính là chiêu “rút củi đáy nồi” của Mỹ nhằm vào Trung Quốc.

Thứ ba, thông qua chiến tranh thương mại, Mỹ muốn chỉnh đốn lại cái gọi là “mặt trận thống nhất” của các nước phương Tây, áp dụng biện pháp khắc nghiệt với Trung Quốc, quốc gia tập quyền bị gắn mác “không có nền kinh tế thị trường”.

Nhằm tổ chức mặt trận thống nhất kiềm chế Trung Quốc, Mỹ đã dấy lên vấn đề hình thái ý thức, cho nên, chiến tranh thương mại mà Mỹ khơi mào không phải là vấn đề kinh tế mà thuộc lĩnh vực chính trị.

Chính vì vậy, theo Hoàng Tĩnh, tại Diễn đàn Bác Ngao mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố để đối phó với chiến tranh thương mại của Mỹ, Trung Quốc có hai biện pháp: Một là kiên trì cải cách mở cửa, thay đổi quan hệ sản xuất lạc hậu, không tiên tiến. Hai là nhất định phải đi theo con đường đa phương, bảo vệ chuỗi sản xuất./.
http://bnews.vn/ba-y-do-cua-my-trong-cuoc-...quoc/88506.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 10 2018, 05:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #316

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Muc tieu cua My la dua luong xuat khau dau cua Iran ve 0. My dua ra han chot den thang 11 de yeu cau cac nuoc ngung mua dau cua Iran, va cho rang My va cac nuoc OPEC, Nga co the tang san luong dau len de bu lai su thieu hut.

Hien mot so cong ty EU, ngay ca cua Phap cung da rut khoi Iran. Du doan la EU kho chiu duoc ap luc cua My, An Do thi se giam luong dau mua cua Iran, nhung se khong tu bo hoan toan. Con Trung Quoc thi hien nay lai dang tang cuong nhap tu Iran.

Iran canh bao Arap Saudi, neu muon chiem thi phan dau cua Iran thi do chinh la chien tranh

Mot so tin khac do cac ban dua len
Dang co tin TQ se nhap đậu nành Nga sẽ thay thế đậu nành nhap từ Mỹ, khong ro dung kk?

Quan doi Syria se som giai phong tinh chien luoc Daraa phia Tay Nam Syria. Truoc do My da de doa, yeu cau Syria khong duoc tan cong tinh nay, doa se tan cong. Khong hieu dan xep hau truong giua Nga va My the nao, My lai khong lam gi. Khong quan Nga ho tro cho quan doi Syria, danh bom phien quan du doi

Tập đoàn Lọc hóa dầu Dongminh thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc vừa quyết định ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Mĩ, thay vào đó họ sẽ nhập từ Iran, Trung Đông và Tây Phi
Trong bối cảnh Mĩ tăng cường cấm vận Iran, cấm chơi với Trung Quốc thì hoạt động giao lưu kinh tế thương mại của các nước Eurasia( Á - Âu) đang gia tăng chóng mặt, Trung quốc đã mở rộng xuất nhập khẩu từ Tây Phi và Trung Đông và ngược lại các nước Á - Phi - Trung Đông đang có một mùa làm ăn khởi sắc khi ký được các hợp đồng lên tới cả tỷ đô
Ngoài ra rào cản thuế quan gần như không phải là ảnh hưởng quá lớn, Trung Quốc cũng dễ chịu hơn trong điều tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nới lỏng nhiều điều kiện nhập khẩu và xuất khẩu. Điều này sẽ là không tưởng với nhiều nước khi chịu mức thuế cao ở Mỹ, bị áp đặt các điều kiện cực kỳ khắt khe đến mức kinh dị khi vào Mỹ nhưng vào được rồi vẫn không yên tâm mà có khi lại bị nhiều cơ quan khác sờ gáy hoặc bị điều tra cáo buộc từ những thông tin vô căn cứ



Tàu Tiến bộ MS-09 bay nhanh kỷ lục lên Trạm vũ trụ quốc tế
Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga ngày 10/7 thông báo tàu chở hàng Tiến bộ MS-09 của Nga chỉ mất 3 giờ 40 phút kể từ khi phóng cho đến khi kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), nhanh hơn gần hai giờ so với thời gian trước đây là 5 giờ 39 phút.
Tàu Tiến bộ MS-09 được phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan bằng tên lửa đẩy Soyuz 2.1 vào lúc 21h51 phút (giờ GMT) ngày 9/7 và kết nối với ISS vào sáng sớm 10/7.

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cho rằng thời gian bay của tàu Tiến bộ MS-09 được rút ngắn là nhờ việc sử dụng hệ thống dẫn đường mới.

Tháng 2/2018, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã phải hủy bỏ việc phóng tàu Tiến bộ MS-07 vào phút chót. Lần này, tàu vũ trụ không người lái của Nga mang theo hơn 2 tấn nhiên liệu, thực phẩm và các nguyên liệu phục vụ thí nghiệm khoa học để cung cấp cho phi hành đoàn hiện đang ở ISS bao gồm 6 người (3 phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - NASA, 1 phi hành gia người Đức của Cơ quan vũ trụ châu Âu và 2 phi hành gia Nga).

https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tau...10164315932.htm


Laptop EU1866 do một công ty con của Rosteh (Nga) chế tạo , được trang bị bộ vi xử lý Elbrus 1S+ với vỏ bằng kim loại nhôm chịu lực có thể chống sock , rung lắc và nhiệt độ dao động -20 độ đến +55 độ cũng như chống nước

http://rostec.ru/upload/iblock/74b/74b2646210d1e801b6a59e6666b4907d.jpg


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 10 2018, 04:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #317

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nga - Trung

Như vậy, sau tín hiệu tích cực của thượng đỉnh Mỹ Nga tại Phần Lan, phe diều hâu Mỹ, đứng đầu là thượng nghĩ sỹ Linsey Graham đang vạn động đưa ra điều luật địa ngục trừng phạt Nga. Hiện một phần đã được thực thi dưới dạng lệnh của Bộ Ngoại Giao Mỹ, ví dụ cấm bán các thiết bị lưỡng dụng và một số linh kiện công nghệ cho Nga, đặc biệt những linh kiện trong ngành dầu mỏ, dưới cái cớ là vụ đầu độc ở Anh. Và đòi Nga phải cam kết k tái phạm và cho phép điều tra "tại hiện trường" để có thể ngăn việc trừng phạt.

Việc này diễn ra, cùng lúc với một số thỏa thuận Trump và Putin, cho thấy phe diều hâu đang muốn gia cố cái lồng nhốt Trump. Ngoài ra, cũng diễn ra cùng lúc với việc quân đội Lybia lần đầu tiên công khai lên tiếng yêu cầu Nga can thiệp chính thức vào Lybia, và phương Tây cũng đang lo ngại việc này. Nó cũng diễn ra cùng lúc với việc, Mỹ lại ký tiếp hợp đồng mua tiếp động cơ tên lừa RD-180 của Nga, cụ thể là công ty United Launch Alliance của Mỹ vừa ký một hợp đồng mới về việc cung cấp 6 động cơ tên lửa RD-180 vào năm 2020, với xí nghiệp khoa học và sản xuất Energomash của Nga.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã thiết lập một chương trình phát triển thiết bị thay thế động cơ RD-180 của Nga. Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện các đơn đặt hàng phóng vệ tinh quân sự của Lầu Năm Góc. Ba công ty hàng không vũ trụ Mỹ SpaceX, ULA, Aerojet Rocketdyne (AR) đã vi phạm tới 181 tiêu chuẩn AS9100 của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, tại các cơ sở sản xuất của các công ty này. Cơ quan thanh tra của Lầu Năm Góc lưu ý rằng, chưa tính đến những vấn đề thuần túy về công nghệ, những vi phạm do chủ quan của con người gây ra làm tăng nguy cơ thất bại trong những vụ phóng thiết bị vũ trụ. Những điều này có thể dẫn đến tăng chi phí của các dự án và làm chậm kỳ hạn của chương trình không gian.

https://sputniknews.com/military/2018073110...rocket-engines/
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ua-kho-3362820/

Như vây, với vòng trừng phạt mới này, những kết quả đạt được giữa hội đàm Trump và Putin đang dần bị vô hiệu hóa và cản trở. Lệnh trừng phạt này cũng gần như đặt dấu chấm hết cho xuất khẩu trực tiếp từ Mỹ sang Nga (tạm chưa tính đến xuất khẩu trung gian), và tìm cách ngăn chặn hãng hàng không Nga Aeroflot bay trên đất Mỹ (dĩ nhiên như vậy thì Aeroflot cũng sẽ cắt giảm việc mua máy bay Boeing của Mỹ). Hiện nội bộ nước Mỹ cũng có lo ngại là có thể phe diều hâu Mỹ đang đi quá xa, vì họ quá quan tâm đến việc trói tổng thống Trump và đấu đá chính trị nội bộ, khi cuộc bầu cử Mỹ đang tới gần, và phe diều hâu đang muốn thúc đẩy chủ đề chiến tranh Nga - Mỹ

____________________________________

Mỹ - Trung


Báo TQ: Mĩ muốn TQ trở thành chư hầu về kinh tế, giống như đã cưỡng ép Nhật Bản phải chấp nhận Hiệp ước Plaza năm xưa
Bài viết đăng trên tờ Thời báo hoàn cầu hôm 5/8 cho biết "những đòi hỏi vô lý từ phía Mỹ thì chiến tranh thương mại là hành động đe dọa chủ quyền kinh tế Trung Quốc, muốn ép Trung Quốc trở thành chư hầu về kinh tế của Mỹ, giống như năm xưa đã cưỡng ép Nhật Bản chấp thuận Hiệp ước Plaza, cho dù Nhật là đồng minh thân thiết của Mỹ". Đây là 1 trong những thảm họa chính khiến Nhật Bản chìm vào 3 thập kỉ mất mát, làm kinh tế Nhật mãi tới giờ vẫn không thể nào gượng dậy nổi.

Bài viết trên tờ Thời báo hoàn cầu còn mạnh mẽ cho rằng "Washington đã mất trí về vấn đề thương mại". Trong khi Mỹ đang cố gắng nhanh chóng kết thúc các xung đột thương mại, Trung Quốc ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng cho "1 cuộc chiến kéo dài" và không sợ phải hi sinh các lợi ích kinh tế ngắn hạn, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

"Washington đã mất trí về vấn đề thương mại", bài báo viết, kèm lưu ý Trung Quốc là "chìa khóa để nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ cũng như người nông dân Mỹ có thể tồn tại".

Tuần trước, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo lên nấc thang mới. Trung Quốc tuyên bố có thể đánh thuế với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ để phản ứng lại với kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD Trung Quốc của Mỹ. Sau đó Mỹ cũng khẳng định sẽ không lùi bước. Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng Larry Kudlow nói rằng "Tôi có thể nghĩ rằng việc áp thuế 60 tỷ đô la là một phản ứng yếu với 200 tỉ đô la của chúng tôi". Ông cũng cảnh báo rằng Trung Quốc "tốt hơn nên coi quyết tâm của Tổng thống Trump một cách nghiêm túc."

Một cuộc chiến thương mại sẽ mang lại nỗi đau tạm thời cho Trung Quốc, và sẽ tạo thêm áp lực cho Bắc Kinh trong vòng tranh chấp đầu tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ thể hiện khả năng phục hồi của nó trong thương mại và gắn kết xã hội bền bỉ. Thay vì cảnh báo Trung Quốc, Kudlow nên cảnh báo chính quyền Trump không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để chiến đấu đến cùng.

Bài xã luận trên tờ Nhân dân nhật báo viết: "Đối mặt với hành động bắt nạt của chính quyền Donald Trump, Bắc Kinh cần phải hết sức bình tĩnh và không bao giờ được để cảm xúc lấn án lý trí khi quyết định nên phản ứng như thế nào". "Với thị trường khổng lồ, lợi thế về hệ thống cho phép tập trung nguồn lực vào các dự án lớn, tinh thần quật cường chịu đựng gian khó của người dân và lòng kiên định theo đuổi các chính sách mở cửa cải cách nền kinh tế, Trung Quốc sẽ sống sót sau cuộc chiến thương mại".

Tờ Thời báo hoàn cầu khẳng định rõ Mỹ muốn buộc Trung Quốc trở thành 1 nước chư hầu về kinh tế của Mỹ, giống như cưỡng ép Nhật Bản đã chấp nhận Hiệp ước Plaza năm xưa. Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không lặp lại sai lầm Hiệp ước Plaza của Nhật Bản. Nhật Bản là đồng minh và chịu sự chi phối chặt chẽ của Mĩ nên không thể chống lại, nhưng Trung Quốc không phải chịu sự chi phối từ bên nào nên sẽ không thể rơi vào tình huống như Nhật.

Hồi thập niên 1970, dòng vốn lớn và sự chuyển đổi sản xuất đã biến Hoa Kỳ thành một quốc gia thâm hụt thương mại. Washington bắt đầu chuyển đổ lỗi cho các nước dư thừa. Cuối những năm 1980 hàng hóa Nhật Bản đang thống trị thị trường toàn cầu, kinh tế Nhật đang tăng trưởng mạnh mẽ, đe dọa ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ, thì Mỹ với mục đích bảo vệ cho các nhà xuất khẩu của mình, đã cáo buộc Nhật Bản là cạnh tranh không lành mạnh.

Mỹ sau đó, đã tung ra những trừng phạt thương mại nghiêm khắc, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản và đã thành công trong việc ép buộc Nhật Bản phải đồng ý để Yên tăng giá so với đồng USD, qua đó tự làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật đặc biệt là so với hàng hóa Mỹ.

Hiệp định Plaza đã được ký kết vào tháng 9 năm 1985 bởi Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức và Nhật Bản trong một động thái để thu hẹp ngân sách và thâm hụt thương mại của Washington. Trước khi thỏa thuận, Nhật Bản đã trở thành nước thặng dư lớn nhất thế giới và là nước chủ nợ. Các sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản được thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, hiệp định ký kết tại New York đã gây tai họa thực sự cho Nhật Bản. Do thiếu thốn tài nguyên nên kinh tế Nhật Bản tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Do đồng Yên tăng giá quá nhanh đã giáng đòn mạnh vào xuất khẩu hàng hóa, làm hàng hóa Nhật trở nên đắt đỏ và kém hấp dẫn, kết quả là trong chưa đầy một năm tăng trưởng kinh tế của đất nước Mặt Trời mọc đã tụt dốc từ 4,4% xuống còn 2,9%.

Thỏa ước này nhằm giúp kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1980 cũng như bảo vệ vị thế thương mại quốc tế của hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ.

Tuy nhiên, đối với kinh tế Nhật Bản lúc đó – nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, việc đồng Yên tăng giá mạnh mẽ so với đồng USD và các đồng tiền khác đã khiến các nhà xuất khẩu Nhật Bản thiệt hại nặng nề, kéo theo kinh tế Nhật Bản lao dốc không phanh. Để kích thích nền kinh tế, cứu vãn tình hình, Nhật Bản đã phải nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất xuống mức thấp.

Các chính sách kích thích kinh tế có hai mặt: thu hút dòng vốn nước ngoài đổ bộ vào Nhật Bản nhưng lại thôi thúc các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài vì yên vẫn không ngừng tăng giá so với USD. Kinh tế Nhật mất đi động lực tăng trưởng cơ bản, trong khi dòng vốn đầu cơ khiến giá các loại tài sản tăng, tạo ra bong bóng tài sản.

Yếu tố dòng vốn đầu cơ thể hiện ở chỗ sau năm 1985 các quỹ đầu tư Mỹ, đi đầu là Solomon Brother và tiếp đó là hàng loạt các quỹ Phòng hộ - Hedge Fund kéo vào Nhật Bản, đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trong số những cái tên nổi bật nhất thì có quỹ Quantum của tỷ phú George Soros. Chỉ sau vài năm, ngay trước khi bong bóng nổ vỡ George Soros và quỹ Quantum đã rút chân nhanh chóng khỏi Nhật Bản.

Đến năm 1990, bong bóng đầu tư trên TTCK Nhật Bản nổ vỡ kéo theo cả bong bóng bất động sản nổ vỡ theo vào năm 1992, đã chính thức kéo Nhật Bản bước vào 2 thập kỷ tăng trưởng trì trệ và giảm phát.

Sau các diễn biến như vậy thì lý do hợp lý nhất để giải thích cho việc tại sao Nhật Bản lại vẫn phải luôn duy trì giá trị của đồng Yên bất chấp việc nền kinh tế trì trệ sau hàng thập kỷ đó là vì Nhật Bản sợ Mỹ trả đũa thương mại nếu như họ phá giá đồng Yên.



Toàn văn thông báo hiệp định Plaza: http://www.g8.utoronto.ca/finance/fm850922.htm
Trong 5 nước ký kết, chỉ có duy nhất Nhật là đồng ý với cam kết can thiệp tỷ giá đồng nội tệ.


http://www.globaltimes.cn/content/1113991.shtml

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 10 2018, 04:28 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 10 2018, 04:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #318

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trung Quốc mua những tinh hoa Liên Xô gì từ Ukraine?
Trung Quốc thành cường quốc quân sự thế giới bằng việc tích cực đẩy mạnh hợp tác với Ukraine, để giành được các công nghệ quân sự từ thời Liên Xô.

Trung Quốc tiếp tục mua tài liệu kỹ thuật, linh kiện, thiết bị Ukraine


Theo trang web tin tức EADaily, vào tháng 4 năm 2017, Tập đoàn Điện tử Tổng hợp Phương Bắc của Trung Quốc đã mua các tài liệu thiết kế của modul máy phát điện RIVK từ Viện nghiên cứu khoa học quốc gia của Ukraine “RI Orion”.

Chi phí của thỏa thuận là khoảng 400.000 USD.

Tập đoàn Điện tử Tổng hợp Phương Bắc (North General Electronics Group) là chi nhánh của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Phương Bắc của Trung quốc (Norinco).

"RI Orion" được các chuyên gia quân sự biết đến rộng rãi bởi vì thiết bị vi sóng của nó đã được sử dụng trong nhiều thiết bị quân sự của Liên Xô, ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-300, hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung Pantsir-S.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991 và Ukraine tuyên bố độc lập, "RI Orion" đã tham gia vào việc phát triển các tàu hộ tống cho Hải quân và hệ thống tên lửa "Sapsan".

Trung Quoc mua nhung tinh hoa Lien Xo gi tu Ukraine?
Ukraine đã giúp Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích hạm J-15, máy bay vận tải siêu nặng và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41

EADaily cũng đã tìm thấy thông qua Importgenius rằng “RI Orion ”đã bán một sản phẩm phát triển khác cho Trung Quốc.

Vào tháng 1 năm 2018, công ty của Ukraine đã bán các tài liệu thiết kế modul vi sóng mang mã hiệu 468 521.005 cho Viện Công nghệ quang điện Huandon, để Trung Quốc sử dụng trong các dự án trong lĩnh vực công nghệ radar và tên lửa, đẩy nhanh tốc độ các chương trình này.

Theo dữ liệu được EADaily tìm thấy thông qua Importgenius, cũng vào tháng 1 và tháng 3 năm 2018, Tập đoàn Ukrspetsexport của Ukraine đã bán cho Norinco của Trung Quốc các danh mục hàng hóa như sau: 3.000 đi-ốt quang điện bằng silic FD-141K và 150 đi-ốt tách sóng quang silic UFUR-01. Chi phí của thỏa thuận là khoảng 860.000 USD.

Cả hai sản phẩm này đều được sử dụng trong các hệ thống điều khiển của các loại đạn dược dẫn đường.

Norinco tham gia vào việc sản xuất và bán một loạt các tên lửa dẫn đường sử dụng trong các thiết bị khác nhau. Một số hệ thống này là bản sao của tên lửa dẫn đường chống tăng TOW do Mỹ chế tạo và tên lửa dẫn đường chống tăng của Milan do Pháp-Đức phát triển.

Norinco là một đối thủ cạnh tranh trên thực tế của Ukrspetsexport trong thị trường vũ khí quốc tế, khi doanh nghiệp Ukraine cũng bán tên lửa và đạn dược dẫn đường.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản giới lãnh đạo Ukraine bán các công nghệ quân sự của mình cho Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang suy sụp một cách thảm hại.

Thậm chí trên trên các trang mạng Ukraine còn có cả các tin quảng cáo bán tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hay máy bay ném bom chiến lược siêu âm ném bom hạt nhân Tu-160 Blackjack hoặc tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55 Raduga, có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Tình trạng nghèo khổ của các chuyên gia khoa học- kỹ thuật ở nước Ukraine độc ​​lập, nạn tham nhũng khổng lồ của các cơ quan an ninh nước này đã giúp Trung Quốc giải quyết các nút thắt về công nghệ quân sự giá tương đối rẻ, rút ngắn vài chục năm nghiên cứu phát triển.

Trung Quốc tiếp nhận loạt công nghệ Liên Xô từ Ukraine

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Liên bang Xô viết tan rã, Ukraine được thừa hưởng hàng loạt phòng thí nghiệm, viện thiết kế và cơ sở sản xuất vũ khí hiện đại. Cùng với đó là hàng loạt loại tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại vũ khí hiện đại nhất.

Ngay từ thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu dùng tiền để sắm vũ khí và mua lại tài liệu kỹ thuật của các vũ khí công nghệ Liên Xô, kể các công nghệ nhạy cảm như công nghệ vũ trụ, động cơ máy bay, vũ khí tên lửa, radar và động cơ cho các chiến hạm hạng nặng và cả tàu dân sự.

Kiev đã lén lút trợ giúp kỹ thuật cho Bắc Kinh vượt qua các hạn chế của Moscow về xuất khẩu các công nghệ quân sự, hoặc chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc ở mức giá thấp hơn nhiều. Điều này càng gia tăng sau khi Ukraine cắt đứt quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Có thể kể đến hàng loạt thương vụ như sau:

Nhà máy đóng tàu Crimea của Ukraine bán tàu sân bay Varyag đã bị bỏ phế từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho Bắc Kinh, “cố vấn” đắc lực cho nước này cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh từ đống sắt vụn; hỗ trợ Trung Quốc chế tạo tiêm kích hạm J-15 trên cơ sở bán 1 nguyên mẫu của Su-33 là T-10K-3, đồng thời giúp Bắc Kinh chế tạo thành công cáp hãm đà cho tiêm kích hạm J-15.

Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” ở Crimea chính là nhà sản xuất 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí “Bò Rừng” Bizon (Project 958), phiên bản Ukraine của tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Pjoject 1232.2, NATO gọi là "Pomornik") của Liên Xô, sau đó bán tài liệu kỹ thuật cho Trung Quốc tự chế tạo 2 chiếc khác.

Kiev cũng giúp đỡ Bắc Kinh rất nhiều trong lĩnh vực động cơ máy bay chiến đấu và máy bay vận tải hạng nặng.

Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc trong công nghệ chế tạo các động cơ máy bay phản lực siêu âm quốc nội WS-10 “Thái Hàng”, WS-13 “Thái Sơn” và WS-15 “Nga Mi” cho các chiến đấu cơ thế hệ 4, 5 của nước này, dần thoát cản phải phục thuộc vào Nga.

Vào tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv đã nói về kế hoạch xây dựng tại Trùng Khánh (Trung Quốc) nhà máy sản xuất động cơ máy bay công nghệ Ukraine.

Thậm chí là có thông tin cho rằng, Trung Quốc đã sở hữu quá nửa số cổ phần của nhà máy sản xuất động cơ máy bay trực thăng Motor Sich của Ukraine.

Năm 2016, công ty hàng không Trung Quốc đã mua máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 Mriya (trong tiếng Ukraine có nghĩa là là “Giấc mơ”), sau khi ký thỏa thuận với Công ty chế tạo hàng không Antonov của Ukraine.

Cùng với đó, việc sở hữu giấy phép sản xuất An-225 cũng giúp cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ chế tạo động cơ máy bay siêu nặng D-18T, hỗ trợ đắc lực cho Quân đội nước này trong việc hoàn thiện, nâng cấp động cơ cho máy bay vận tải Y-20, máy bay ném bom H-6…

Trong lĩnh vực chế tạo tăng-tiết giáp, Viện thiết kế chế tạo máy A.A. Morozv Ukraine là nhà sản xuất động cơ diezel 6TD-2E trên xe tăng xuất khẩu MBT-2000 của Trung Quốc, giúp nước này có thể chế tạo được những loại động cơ xe tăng không kém gì của Nga và Ukraine.

Ngoài ra, Ukraine cũng giúp đỡ Trung Quốc chế tạo các các động cơ tuabin khí giành cho các chiến hạm mặt nước hạng nặng, giúp nước này không phải mua động cơ phương Tây mà vẫn đóng được các khu trục hạng hàng vạn tấn.

Vấn đề lớn nhất là Trung Quốc đã có thể hoàn thiện những loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất, có tầm bắn xa hơn, mang được nhiều đầu đạn con hơn như Đông Phong 31A (DF-31A), DF-41 hay các tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom H-6, tàu khu trục là CJ-10/DH-10, do sự giúp đỡ về công nghệ của xí nghiệp quốc phòng Yuzhmash và phòng thiết kế tên lửa Yuzhnoe của Ukraine.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...kraine-3363341/
(@click here)


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 10 2018, 05:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #319

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài này có lẽ tóm tắt tương đối đầy đủ hơn dự thảo của 6 thượng nghị sỹ (3 của DC, 3 của CH) về dự định trừng phạt Nga. Thế này thì hầu như Trump và tất cả các tổng thống Mỹ sau đó hầu như chẳng còn quyền hay không gian gì nữa. Nhưng nó cũng chứng tỏ các biện pháp của Nga có hiệu quả với những đòn trừng phạt trước đây của Mỹ, khiến Mỹ phải tăng cường.

Hiện Nga cũng đang bắt đầu xem xét các biện pháp đáp trả Mỹ.

Như vậy, kể từ khi lần đầu tiên trừng phạt một nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ đã liên tiếp áp dụng nó với TQ, và cả với EU (bắt đầu bằng đe dọa trừng phạt các công ty EU làm việc với Iran kể từ tháng 11 này, và việc đánh thuế thương mại cũng là 1 dạng khác của trừng phạt). Nó cũng cho thấy, việc EU cho rằng mình sẽ là ngoại lệ với các biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ là ảo tưởng. Mỹ cũng đã lần đầu tiên trừng phạt một đồng minh NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ đồng minh nào của Mỹ cũng có thể bị trừng phạt trong tương lai. Đặc biệt, cái cớ để trừng phạt hoàn toàn gần như vô lý, đó là k cần bằng chứng, Mỹ đã cáo buộc Nga dính đến vụ hóa học ở London hay bầu cử tổng thống Nga 2016, và đặc biệt, còn có cớ cho rằng Nga sẽ tiếp tục can thiệp vào bầu cử Mỹ tháng 11 này baby.gif , buộc người khác vào một tội mà vẫn chưa diễn ra.

Đã có tiền lệ kiểu này rồi, thì sau này ai cũng có thể dính chấu. Hiện bắt đầu có sự lo ngại của một số học giả Mỹ, về việc, các lệnh trừng phạt (dựa trên cơ sở đồng USD là đồng tiền quốc tế) bị lạm dụng sẽ xô đẩy các quốc gia khác tìm cách thoát khỏi đồng USD. Hiện TQ và Iran đang đàm phát thanh toán dầu mỏ Iran bằng nhân dân tệ.

Có lẽ tháng 11 tới, xem các nước có chấm dứt mua dầu của Iran như Mỹ muốn k? (Đưa lượng dầu xuất khẩu Iran về 0). Và nếu không, thì sẽ xem Mỹ có thể trừng phạt các nước khác thế nào? Đó cũng là cơ sở để chúng ta đánh giá tình hình và hiệu quả, cũng như hậu quả của các đòn trừng phạt + đe dọa của Mỹ với các nước khác.

Hiện TQ đã cam kết k tăng lượng dầu mua của Iran, nhưng cũng k chịu giảm lượng dầu như yêu cầu của Mỹ. Còn tổng thống Iran thì cho rằng Mỹ đang chơi trò tâm lý chiến.






Ngày 08/08/2018, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước Mỹ sẽ ban hành lệnh trừng phạt Nga mới vào ngày 22/08. Cơ sở của lệnh trừng phạt mới, là việc cáo buộc Nga đã sử dụng chất độc thần kinh để đầu độc cha con cựu điệp viên Nga Skripal ở Anh.

Nội dung của các biện pháp trừng phạt vẫn chưa được công bố. Nhưng theo dự đoán của truyền thông Mỹ, những biện pháp này liên quan đến việc cấm bán công nghệ quốc phòng cho Nga.

Hiện thời về phía Nga, mới chỉ có phản ứng chính thức của Sứ quán Nga tại Mỹ. Tuyên bố của Sứ quán Nga tại Mỹ khẳng định, là những biện pháp trừng phạt chống Nga mới của Mỹ rất “khắc nghiệt”. Còn lý do để áp lệnh trừng phạt, mà phía Mỹ đưa ra là hoàn toàn suy diễn.
Đại diện Sứ quán Nga cũng lưu ý rằng, khi công bố những biện pháp trừng phạt được áp đặt, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã không cung cấp cho phía Nga bất kỳ bằng chứng hay giải thích nào, vì lý do bảo mật.

Để hiểu rõ thêm những gì sẽ diễn ra trong quan hệ Nga-Mỹ sắp tới. Xin nhắc lại hai sự kiện rất quan trọng diễn ra trong thời gian gần đây. Thứ nhất, đó là tuyên bố của Trung tướng Paul Nakasone người đứng đầu Cơ quan An ninh và Bộ Tư lệnh an ninh mạng quân đội Mỹ.

Ngày 20/07/2018, tại Diễn đàn an ninh Aspen (bang Colorado), Paul Nakasone cho biết, Bộ Tư lệnh an ninh mạng quân đội Mỹ đã thành lập một nhóm làm việc đặc biệt. Chuyên trách phòng chống các cuộc tấn công mạng từ phía Nga. Ông cũng cho biết là người Nga có những khả năng rất lớn trong không gian mạng, tạo những đe dọa tiềm ẩn và “nhất thiết phải chống lại”.

Tuyên bố của Paul Nakasone dựa trên những bằng chứng trực tiếp của phía Mỹ, về các cuộc tấn công mạng từ Nga. Trong hơn một năm, dưới sự lãnh đạo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử ở Mỹ năm 2016, đã được điều tra. Trong số những người bi cáo buộc tham gia tấn công mạng, có cả công dân Nga và Mỹ. Ngày 13/07/2018, danh sách những người bị cáo buộc đã chính thức được công bố. Trong danh sách này, có 12 người là nhân viên chính thức trong biên chế của Cục Tình báo Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Liên Bang Nga.

Thứ hai, đó là việc ngày 03/08/2018, trong số bốn dự luật chống Nga, được đệ trình lên Thượng Viện Mỹ, có một dự luật đặc biệt, được coi là có nhiều khả năng trở thành hiện thực từng phần hơn cả. Đó là dự luật với tên gọi "Về việc bảo vệ an ninh Mỹ khỏi sự tấn công của điện Kremlin cho năm 2018" (DESKAA). Trong nhóm các Thượng nghị sỹ đệ trình dự án này, có ba người thuộc đảng Dân chủ là Robert Menendez, Benjamin Cardin, Jean Shaheen và ba người thuộc đảng Cộng hòa là Lindsey Graham, Cory Gardner và John McCain.

Một trong những tác giả, Thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, đã giải thích sáng kiến bằng cách nói rằng "biện pháp trừng phạt hiện tại không đủ để ngăn cản Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2018 sắp tới” (ngày 06/11/2018, cử tri nước Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu lại 435 ghế dân biểu liên bang và 33 ghế thượng nghị sĩ cấp liên bang).

Dưới đây là một số điều khoản của dự luật này:

1) Áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các giao dịch liên quan đến trái phiếu nhà nước Nga mới sẽ phát hành. Cấm đầu tư vào các dự án năng lượng, do nước Nga tài trợ. Cấm các công dân Mỹ tham gia vào một số dự án dầu khí của Nga.

2) Đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành việc đánh giá sự tương xứng của nước Nga với định nghĩa một quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố.

3) Đánh giá tình trạng và tài sản cá nhân của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

4) Áp đặt trừng phạt chống lại "các chính trị gia, những nhà tài phiệt, họ hàng người thân và những người khác. Những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào các hành vi bất hợp pháp và tham nhũng vì lợi ích của Vladimir Putin".

5) Áp đặt trừng phạt chống lại "bất kỳ người nào ở Nga", có khả năng hỗ trợ những hoạt động độc hại trong lĩnh vực công nghệ máy tính.

6) Tăng cường trừng phạt đối với cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Mỹ, bao gồm lưới điện quốc gia và các đối tượng của hệ thống bầu cử.

7) Thành lập một trung tâm quốc gia, chuyên chống lại các mối đe dọa tổng hợp. Nhằm đối phó với "thông tin giả mạo và các mối đe dọa khác từ Liên bang Nga".

8) Cung ứng trang thiết bị quân sự dư thừa của Mỹ cho các nước thành viên NATO, để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí từ Nga. Cũng việc cấm Mỹ rút khỏi NATO, khi không có sự tán thành của hai phần ba các thượng nghị sĩ.

"Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi hiện trạng và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga cho đến khi Putin ngừng can thiệp vào quá trình bầu cử ở Mỹ; cũng như ngừng các cuộc tấn công mạng vào những cơ sở hạ tầng của Mỹ, rút khỏi Ukraina và ngừng gây hỗn loạn ở Syria"- Ông Lindsey Graham tuyên bố.

Theo ông, các biện pháp trừng phạt được đề xuất sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với Nga, so với các biện pháp trước đây. Để có hiệu lực, dự luật phải được Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội phê chuẩn và được Tổng thống Mỹ ký.

Đồng thời, ngày 02/08/2018 tại một cuộc họp báo ở Washington, các nhà lãnh đạo các cơ quan an ninh Mỹ cũng tuyên bố về việc Nga tiếp tục can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ. Giám đốc FBI Christopher Ray nói rằng Nga "đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử lần trước và tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay", bao gồm cả thông qua việc tác động đến dư luận xã hội.

Còn Giám đốc Tình báo Quốc gia (DENI) Dan Coates thì tuyên bố, là các cơ quan an ninh vẫn tiếp tục quan sát những động thái của Nga nhằm "làm suy yếu và chia rẽ nước Mỹ". Ông Coates nói: "Người Nga đang cố gắng ảnh hưởng đến những cuộc bầu cử ở Mỹ theo nhiều cách khác nhau. Thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, những lực lượng do họ thuê".

Vào giữa tháng 07/2018, tại một cuộc họp báo chung ở Helsinki với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng thống Nga Putin một lần nữa tuyên bố rằng Nga đã không can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ Mỹ, kể cả vào những cuộc bầu cử. Lúc đó, Tổng thống Mỹ tuyên bố, rằng ông tin tưởng cả Putin lẫn các cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc Nga can thiệp. Sau đó, khi trở về Mỹ, ông Trump sửa lại rằng ông chấp nhận những kết luận của các cơ quan an ninh Mỹ.

Theo đánh giá sơ bộ của giới chính trị, giới quan sát chính trị kinh tế và giới kinh doanh Nga, những biện pháp trừng phạt dự kiến từ phía Mỹ, một phần là để chống lại “cách hành xử không hợp pháp nói chung” của Nga. Một phần là thể hiện sự bất bình của giới tinh hoa chính trị Mỹ đối với cá nhân Donald Trump. Người mà theo họ, đã tỏ ra quá “lép vế” trước Putin. Vì vậy, chắc chắn phía Mỹ sẽ áp những lệnh trừng phạt mới. Nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn, so với dự luật do nhóm 6 Thượng nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ đề nghị.

https://viettimes.vn/my-thong-bao-se-cong-b...tin-300668.html


Nga bắt đầu các biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ

Reuters đưa tin, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 9/8 cho biết Moskva đang bắt đầu làm việc về các biện pháp đáp trả sau khi Mỹ công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào nước này.

Phát biểu với báo giới, bà Zakharova khẳng định không có bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho lời cáo buộc Nga và cái cớ cho đợt trừng phạt mới này là bịa đặt.

Trong khi đó cùng ngày, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ các lệnh trừng phạt của nước này nhằm vào Nga sẽ tập trung vào hoạt động xuất khẩu những hàng hóa liên quan tới an ninh quốc gia, trong đó có các lĩnh vực như công nghệ dầu khí chuyên dụng, một số linh kiện điện tử và thiết bị cảm biến.

Khi được hỏi liệu những lệnh trừng phạt có ảnh hưởng trực tiếp tới hãng hàng không lớn nhất của Nga Aeroflot hay không, quan chức này cho biết không ảnh hưởng, nhưng về mặt lý thuyết các lệnh trừng phạt có thể tác động tới hãng này nếu họ tìm cách nhập khẩu những mặt hàng trong diện chịu lệnh trừng phạt./.

https://www.vietnamplus.vn/nga-bat-dau-cac-...a-my/518278.vnp

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 10 2018, 05:17 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 10 2018, 05:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #320

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hien nay noi bo My dang tranh cai ve van de quan he voi Nga. Trong khi phe cua thuong nghi sy Lindsay Graham thi dieu hau, va cho rang voi Nga, chi co 1 bien phap duy nhat la trung phat, thi phe cua thuong nghi si Rand Paul lai cho rang can tang cuong doi thoai voi Nga. Vua roi, Rand Paul da trao buc thu tay cua tong thong Trump cho Putin de nghi hop tac, khi bi chi trich, nha trang noi rang do la thu rieng cua Rand Paul.

Tom lai, khong biet do la thu cua ai, nhung no phan anh noi bo mau thuan cua chinh quyen My. Tren The Hill, gan nhu la 1 trang chinh thuc cua chinh truong My, cung da co nhung bai viet, lo ngai bien phap trung phat moi dang duoc du dinh gay thiet hai cho Nga, nhung cung gay thiet hai nhieu hon cho cong nghiep My (hurt Russia but hurt Amerian industry more), va keu goi can phai thong minh hon. Phia Nga tuyen bo san sang doi dau lau dai voi My. Thu tuong Medvedev noi neu My thong qua trung phat, Nga se chinh thuc coi do la chien tranh thuong mai, con tong thong Nga Putin thi phan ung co phan mem mong hon.

Tom lai, nhom dieu hau o My muon trung phat Nga bat chap ca thiet hai ve phia minh. O day, yeu to dau da chinh tri noi bo da lan vao chinh sach doi ngoai cua nha nuoc rat ro rang

Link tieng Anh va VN o duoi


New sanctions would hurt Russia — but hurt American industry more
http://thehill.com/opinion/international/4...n-industry-more

Congress needs to be smarter on Russia sanctions
http://thehill.com/opinion/international/3...ussia-sanctions


Kinh tế Hoa Kỳ chịu thiệt hại do biện pháp mới trừng phạt chống Nga
Những biện pháp trừng phạt mới của Washington chống Matxcơva sẽ giáng vào nền kinh tế Hoa Kỳ, vì trong đó nhiều công ty Mỹ buộc phải rời khỏi Nga hoặc thôi làm việc với Nga. Đó là nhận định của The Hill.


"Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ "đóng cái nêm" chèn giữa Mỹ và châu Âu khi vừa vô cùng khó khăn đạt đến đồng thuận mong manh về trừng phạt, gây bất ổn thị trường năng lượng và tài chính, còn các công ty Mỹ sẽ bị buộc phải rời khỏi Nga và để thị trường màu mỡ này lại cho các đối thủ của Mỹ từ Trung Quốc và châu Âu", báo phân tích.
Theo ý kiến của tác giả bài viết, nền kinh tế Mỹ sẽ bị chịu tổn hại nghiêm trọng hơn, đặc biệt bởi tác động tiếp nối từ những biện pháp trừng phạt mà Hoa Kỳ áp đặt chống Nga mấy năm qua.

Ngoài ra, chuyên gia phân tích của The Hill cho rằng các công ty Mỹ sẽ bị buộc phải chấm dứt hợp tác với đối tác Nga, còn các công ty Nga sẽ nhận được cơ hội đẩy bật đối thủ cạnh tranh.
"Trừng phạt sẽ cấp cho các công ty năng lượng Nga quyền kiểm soát lớn hơn với các dự án và nhận hỗ trợ từ đòn bẩy chính trị nhiều hơn", chuyên gia giải thích.

Ngày 8/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng ngày 22/8 Washington sẽ ban hành gói đầu tiên của lệnh trừng phạt mới chống Matxcơva trong tương quan với "vụ Salisbury" ở Anh. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Matxcơva đang xem xét những phản ứng đáp trả.

https://baonghean.vn/kinh-te-hoa-ky-chiu-th...nga-209474.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 10 2018, 05:50 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 30 31 32 33 34 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC