Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Về Hệ Phái Nam Tông, Vài điều Chia Sẻ Của Bác Quyzen đầu Năm 2018 (Facebook)

NVT2002
post Feb 23 2018, 04:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đạo Phật có hai hệ phái chính là Hệ Pháp Nam Tông và hệ phái Bắc Tông. Nhưng ngày nay, hầu như các sư của cả hai hệ phái đều không thực sự có ai theo Phật cả. Đối với Bắc Tông thì họ chỉ coi trọng Kinh điển Đại Thừa (thực chất chỉ là các Bộ Luận của Đại Thừa), còn Kinh thực sự của Phật thì họ gọi là Kinh Tiểu Thừa và đem lòng khinh rẻ. Còn các sư Nam Tông thì họ lại chỉ coi trọng Tạng Luận, mà họ gọi là giáo lý cao siệu (vi diệu pháp), còn đối với Kinh của Phật thì họ gọi đó là pháp phổ thông, dành cho giới bình dân, không được họ coi trọng

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Feb 23 2018, 04:30 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 23 2018, 04:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân duyên với vấn đề trọng Luận hơn trọng Kinh của Phật Giáo Nam Truyền (Hệ Phái Nam Tông).
Phật Giáo Nam Truyền tự nhận mình là Phật giáo NguyênThuỷ, nhưng sự thật không phải như vậy. Nếu nói chính xác thì ta có thể nói: Kinh điển của Phật Giáo Nam Truyền là bộ Kinh gần nhất với Kinh điển Nguyên Thuỷ và có thể coi là Kinh điển Nguyên Thuỷ.
Tuy Kinh điển của Phật Giáo Nam Truyền có thể coi là Kinh điển Nguyên Thuỷ, nhưng bản thân Phật Giáo Nam Truyền lại không phải là Phật giáo NguyênThuỷ, bởi vì họ không coi trọng Kinh điển, không lấy Kinh điển là thẩm quyền để phán định giả chân, mà họ coi trọng Luận hơn Kinh, họ lấy Luận làm thẩm quyền để phán định giả chân, để học cách tu.
Năm 1997 - 1999, tôi vào Thiền Viện Thường Chiếu, và tại đây tôi có cơ duyên được đọc hết 4 bộ Kinh Nikaya do HT Châu dịch. Trong quá trình đọc các bộ Kinh này, tôi đã phát hiện ra một số mẫu thuẫn giữa giáo thuyết của Phật Giáo Nam Truyền với những điều được Phật dạy, và được lưu giữ lại trong Kinh điển của chính Phật Giáo Nam Truyền.
Sau đó tôi đã tìm đến nhiều vị Sư thuộc Phật Giáo Nam Truyền để hỏi rõ vấn đề. Khi đó tôi được nhiều vị Sư cho biết: "Kinh chỉ là nhưng bài pháp phổ thông, thuyết cho đại chúng, không phải là giáo lý cao siêu, còn giáo lý cao siêu mà các vị sư học để tu tập là Luận. Các sự học Kinh là học để đi giảng chứ không phải là học để tu". Sau đó tôi đem vấn đề này đi hỏi nhiều Sư khác nữa, thì đều được họ xác nhận điều này.
Sau đó tôi truy lùng lại trong lịch sử, thì phát hiên ra vấn đề Luận hơn trọng Kinh đã xuất hiện từ thời xa xưa, lâu lắm rồi. Sau khi Nhập diệt khoảng hơn 200 năm thì hầu hết các tông phái đều theo Luận, mà không theo Kinh. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện Tông phái: Kinh Lượng bộ với chủ trương coi trọng lại Kinh điển


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 23 2018, 04:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Năm 2003 tôi ra Hà Nội và cũng năm đó Sư Viên Minh và Sư Giới Đức cũng ra Hà Nội truyền Pháp (trước đó tôi có vài lần đến gặp Sư Viên Minh tại Chùa Bửu Long và Thiền Viện Viên Không). Tôi cùng nhóm bạn của mình đã đến gặp Sư Viên Minh tại nhà của một Phật tử. Tại đây, ban đầu chúng tôi vào nghe một Sư nói Pháp (sau đó tôi mới được biết là Sư Giới Đức). Sau khi Sư Giới Đức nói xong thì tôi có đưa một câu hỏi, nội dung câu hỏi là tôi kể lại một chuyện mà tôi đã trải qua. Đó là có một lần tôi bị khó chịu. Sau khi nhận biết được sự khó chịu đó của mình, thì tôi hồi tưởng lại quá trình từ trước khi có sự khó chịu nổi lên để tìm xem đầu mối của sự khó chịu phát sinh từ đâu. Tôi hỏi Sư Giới Đức là cách làm đó của tôi là đúng hay không đúng với Vipassana. Sư Giới Đức nói là sai. Vì theo Sư Giới Đức, khi hành Thiền Vipassana, ta chỉ nhận biết hiện tại, chứ không được hồi tưởng về quá khứ như tôi đã làm. Khi đó tôi mới nói, nếu Vipassana là như vậy thì tôi sẽ không thực hành Vipassana vì tôi thấy rõ cách mà tôi làm đem lại lợi ích cho tôi nhiều hơn. Vì sau đó, khả năng nhận biết sự khó chịu của tôi gia tăng lên đáng kể so với trước. Thay vì bị khó chịu rồi thì mới biết, thì tôi lại có khả năng nhận biết từ trước khi sự khó chịu nổi lên. Hai bên tranh luận một chút, thì Thầy Viên Minh đang ở phòng bên cạnh mới đi qua và nói, cái pháp hành mà tôi nói đó là Tuệ phát sinh một cách tự nhiên chứ không phải cố ý làm như vậy. Tôi mới hỏi thầy Viên Minh: "theo thầy như vậy là đúng hay sai?". Thầy Viên Minh mới nói là đúng. Sau đó Sư Giới Đức mới nói rằng: "Tôi chỉ chuyên về tu Định thôi, còn về tu Tuệ phải hỏi sư Viên Minh". Câu chuyện là như vậy.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 23 2018, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một trong những điểm mà các PG Nam Truyền không đồng ý với giáo lý của PG Bắc Truyền, là lý Duy thức: "Vạn pháp duy thức". Theo các sư thuộc PG Nam Truyền thì Phật không chấp nhận lý "Vạn pháp duy thức" của PG Bắc Truyền.
Một vấn đề được đặt ra là: thực sự có phải Phật không chấp nhận lý "Vạn pháp duy thức" của PG Bắc Truyền như quan điểm của PG Nam Truyền hay không?
Tôi đã tìm thấy đoạn Kinh văn sau đây trong bài Kinh "Kiên cố" (Kevaddha sutta), thuộc trường bộ Kinh, trong đó Phật đã tuyên bố rõ về lý "Vạn pháp duy thức" như sau:

Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau:
"Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?" và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

"Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.

Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.

Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.

Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận".

Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong11.htm

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Feb 23 2018, 04:19 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 23 2018, 05:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một vấn đề thứ 2 mà các PG Nam Truyền không đồng ý với giáo lý của PG Bắc Truyền, là vấn đề không có một "Tự ngã thường hằng" nào cả. Việc PG Bắc Truyền tuyên bố về sự tồn tại của một "Tự ngã thường hằng" là không đúng với lời dạy của Phật.
Tôi cũng đặt ra vấn đề là: thực sự thì Phật có phủ nhận một "Tự ngã thường hằng" hay không?
Sau khi tìm hiểu thì tôi thấy Phật không khẳng định, nhưng cũng không phủ định về sự tồn tại của một "Tự ngã thường hằng". Theo Phật thì nếu nói có "Tự ngã thường hằng"thì là sai, rơi vào thường kiến. Nhưng nếu nói là không có "Tự ngã thường hằng" thì cũng sai, rơi vào đoạn kiến.
Điều này đã được Phật nới tới trong Kinh:
X. Ananda (hay Sự có mặt của ngã) (S.iv,400)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-44.htm
Sau đó tôi tìm thấy bài Kinh sau đây có đề cập tới sự tồn tại của một "Tự ngã thường hằng":
Đó là bài Kinh:
69.VIl. Upasena (S.iv,40)
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35b.htm
Trong bài Kinh này, Tôn giả Tôn giả Upasena và Tôn giả Sàriputta đã nói chuyện với nhau về một cái thân bất diệt, không đổi khác, không biến hoại (tức là một "Tự ngã thường hằng"):
4) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Upasena:

-- Nhưng chúng tôi không thấy thân Tôn giả Upasena đổi khác hay các căn bị biến hoại.

......................

6) Này Hiền giả Sàriputta, đối với ai nghĩ rằng: "Tôi là con mắt", hay: "Con mắt là của tôi"... "Tôi là cái lưỡi", hay: "Cái lưỡi là của tôi"... "Tôi là ý", hay: "Ý là của tôi", thời đối với các người ấy, này Hiền giả Sàriputta, thân có thể bị đổi khác, hay các căn bị biến hoại. Và này Hiền giả Sàriputta, tôi không nghĩ như sau: "Tôi là con mắt", hay: "Con mắt là của tôi"... "Tôi là cái lưỡi", hay: "Cái lưỡi là của tôi"... hay: "Tôi là ý", hay: "Ý là của tôi", thời này Hiền giả Sàriputta, làm sao thân ấy của tôi lại có thể đổi khác, hay các căn có thể biến hoại.



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Feb 23 2018, 05:03 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 26 2018, 10:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tưởng là NVT chỉ học thiền.
Tôi thì không có kiến giải sâu sắc về kinh Nam Tông, nhưng tôi có tìm hiểu Ấn độ giáo (hinduisme), vì tôi cảm tưởng giữa Ấn độ giáo và phật giáo Bắc Tông có liên quan với nhau, cho nên tìm hiểu ấn độ giáo giúp tôi cảm nhận phật giáo Bắc Tông (bao gồm cả Thiền) dễ dàng hơn.Bản thân ngồi Thiền chẳng hạn, thực ra là một phép Yoga. Tất nhiên không phải là cái yoga mà người ta thường tập bây giờ, vì nó chỉ lấy phần uốn dẻo thể dục tay chân, chứ không nói tới nhận thức. Và quả thực nó có liên quan qua hai cái luận điểm mà NVT nói ở trên :

Về « vạn pháp duy thức », NVT phải hiểu xem chữ THỨC đây chỉ cái gì. Theo như cái đoạn kinh mà NVT trích thì THỨC mà Phật nói ở đây là KHÔNG (giống như KHÔNG của thiền tông). Còn cái DUY THỨC trong câu « vạn pháp duy thức » thì thực ra là A lại da thức, tức là thức thứ 8. Theo đó thì con người có 5 giác quan, Thức, mạt na thức (tức là ý đồ) được gọi là thức thứ 7, và A lại da thức. A lại da thức có khi còn được gọi là TÂM. Cái A lại da thức này nó bao trùm tất cả (trong kinh Lăng nghiêm, có một đoạn Phật hỏi ngài A nan da, tâm ở đâu, rôi tìm mãi mà không thấy nó ở trong hay ở ngoài..chính là nói về cái A lại da thức này theo kiểu ..Trung hoa, vì bây giờ có ý kiến cho rằng cái kinh Lăng nghiêm là nguỵ tạo chỉ có ở Trung Hoa).

A lại da thức (tức là thuyết duy thức) được ngài Thế Thân đưa vào phật giáo Bắc Tông, ngài trước vốn là học giả nổi tiếng của Ấn độ giáo. Vì thế duy thức học có thể hiểu (với tôi) là một người Ấn độ giáo giải thích, hiểu Phật giáo thế nào. Và chính sự hiểu kiểu này, đã đưa phật giáo đến chân trời mới (tức là duy tâm). Còn sở dĩ ngài Thế thân hiểu phật giáo thông qua khái niệm A lại da thức, vì trong ấn độ giáo có khái niệm Brahman (tức là chân lý vĩnh hằng bao trùm tất cả không phân biệt). Nhưng bởi trong phật giáo không có khái niệm này, nên ngài đã hiểu Brahman là A lại da thức.

Còn cái « tự ngã thường hằng » thì chuẩn là Ấn độ giáo, người ta gọi là Atman. Mà người ta có thể gọi là hồn, linh hồn. Bản thân phật giáo dù là Bắc Tông hay Nam Tông đều không công nhận khái niệm này. Vì phật giáo vốn quan niệm VÔ NGÃ. Nhưng trong tín ngưỡng tự nhiên của con người, thì điều này lại được chấp nhận tự nhiên, ngay cả với người theo Phật giáo, vì thế nó lẫn vào.
Như vậy Phật giáo Bắc Tông, thực ra là một kiểu hiểu phật giáo nguyên thuỷ theo những khái niệm của Ấn độ giáo. Nhưng cũng chính vì thế mà nó đưa phật giáo tới những chân trời mới, mà trong phật giáo nguyên thuỷ không có.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 27 2018, 10:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài này em đã ghi là copy từ Facebook của bác Quyzen rồi mà bác Phó. Em tìm hiểu về Phật Giáo nói chung, cũng như nhiều lĩnh vực khác như lịch sử, văn hóa, triết học... chứ không chỉ có mỗi Thiền


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 27 2018, 06:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



À, xin lỗi. Tôi không để ý cái tựa đề, nên lại tưởng đây là chiêm nghiệm của NVT. Nhân thể cái câu chuyện này cũng hay hay, nên tôi tán phét thêm một tý.
Khi tìm hiểu các tôn giáo, lịch sử, triết học (tất nhiên là dưới dạng hobby) thế giới hay VN, nó giúp tôi có nhận thức để giải trí nhưng cũng có tác dụng giúp mình tu tập. Ứng dụng theo 4 điều mà tôi đã từng nói : hộ mệnh, an tâm, tu thân, giải thoát. Tất nhiên về cơ bản tôi là người theo đạo Nho, đạo Phật, và đạo ..Lê nin. Tất nhiên, đạo Lê nin thực ra là một chủ nghĩa. Nhưng khi ứng dụng nó vào đời sống cá nhân trở thành nhân sinh quan, thế giới quan của mình thì nó thành đạo. Với tôi ba cái đạo này đỡ lấy nhau, chia thành ba tầng. Tầng thâm sâu nhất, cái đế là Phật giáo. Rồi từ phật giáo tôi đi tới Nho giáo (hiểu như tôi đã nói ở trên, đó là hiểu Nho giáo như một người theo phật giáo, giống như ngài Thế Thân, hay Long Thọ hiểu đạo Phật từ khởi điểm Ấn độ giáo), rồi từ Nho giáo tôi hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin từ cái đế phật giáo, nho giáo. Đây thực ra cũng là con đường đi của tư tưởng VN nói chung, chứ không phải tôi tưởng tượng ra, hay sáng tạo ra. Có điều thường nó ở dạng vô thức, tự nhiên mà thôi. Tất nhiên tôi có thể chồng lên các tầng nữa, nếu thấy cần thiết. Và cũng không nên hiểu là nếu đã là tầng trên thì nó phải hay hơn tầng dưới. Ví dụ, đạo Phật ở tâng dưới thì nó phải « không tiến bộ » bằng đạo Nho, mà vì nó đề cập tới những vấn đề mà đạo phật ít quan tâm hơn, mở ra một hướng mới trong nhận thức (ví dụ ứng xử trong xã hội). Tương tự như vậy, chủ nghĩa Mác-Lê nin quan tâm tới kinh tế, quan hệ của kinh tế tới xã hội, nó cũng giúp tìm hiểu văn hoá phương Tây từ gan ruột của họ, vì nó là một triết học có tính phê phán cao. Những điều mà ta khó tìm thấy trong đạo Phật, đạo Nho.
Tất nhiên tôi còn tìm hiểu các tôn giáo khác nữa (các dạng thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Do thái giáo, Hồi giáo..). ví dụ thiên chúa giáo, giúp tôi hiểu rõ bản chất ngọn nghành của triết học phương Tây hơn. Ấn độ giáo giúp tôi hiểu phật giáo hơn..vì Phật giáo cùng chung với Ấn độ giáo rất nhiều khái niệm cơ bản : luân hồi, kiếp,nghiệp, nhân duyên...
Ở VN cũng có một học giả mà trong tư duy cũng thấy có sự liên hệ giữa Ấn độ giáo và Phật giáo, đó là cụ Nguyễn Đăng Thục.Cụ đã mất. Cụ là học giả của miền Nam cũ, giảng viên của đại học Vạn Hạnh. Cụ có những tác phẩm về phật giáo như « Thiền của Trần Nhân Tông », « Thiền của Vạn Hạnh ». Trong những tác phẩm của mình, cụ Nguyễn Đăng Thục hay trích dẫn các tông phái Ấn độ giáo, như Upanisad. Nhưng với tôi thì cách tiếp cận của cụ hơi lộn xộn, khiến người ta khó hiểu, và dễ khiến người ta lầm Ấn độ giáo với phật giáo.
Còn với tôi, thì tôi đi tìm hiểu Ấn độ giáo trước, rồi sau đó mới đi tìm sự giao thoa của nó với Phật giáo. Và từ sự giao thoa này, mà sẽ cảm nhận phật giáo dễ dàng hơn. Tôi lấy ví dụ. Nếu ai đã từng tìm hiểu Bhagavad-gita (đây là một tác phẩm kinh điển của Ấn độ giáo) thì sẽ thấy nó rất gần với Thiền, đặc biệt là Thiền Tào động (tức là phái thiền mà tôi ứng dụng). Ai tìm hiểu Yoga-sutra của ngài Pantajani thì nó sẽ dẫn thẳng ta tới ..duy thức cuả ngài Thế Thân.
Với tôi, tìm hiểu, tu tập theo một tôn giáo, không dứt khoát chỉ lấy kinh. Trong thực tế, tôi thích tìm hiểu thông qua các luận trước, vì theo cách này, người ta có thể tiếp nhận dễ dàng hơn, do kế thừa sự tu tập của người trước. Một khi đã vững rồi thì mới tiến đến kinh, để xem khởi điểm gốc của nó thế nào, vì thông thường luận là sự phát triển đào sâu của kinh, nhưng nó lại cập nhật hơn.
Trong nhiều trường hợp, kinh nguyên thuỷ lại không quan trọng bằng luận của tổ. Ví dụ. Phật giáo Hoà Hảo là một tông phải của phật giáo, nhưng tín đồ chỉ đọc « kinh » của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ viết ra. Đạo Nho chẳng hạn, dù tứ thư, ngũ kinh là kinh điển, nhưng người theo Nho giáo bắt đầu bằng các tác phẩm của Trình, Chu (Trình Hạo, Chu Hy). Ngay cả các tông phải Thiền, không phải họ nghiền ngẫm tam tạng (kinh luật luận) mà chỉ học qua công án của các tổ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 28 2018, 10:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)

Theo một vài học giả thì Vi Diệu Pháp không phải do chính Ðức Phật thuyết mà là do các vị Sư uyên bác soạn thảo ra sau nầy. Ðại Ðức Nārada, một nhà học Phật lão thành đã viết: "Ðúng theo truyền thống thì chính Ðức Phật đã dạy phần chính yếu của tạng nầy. Những đoạn ấy được gọi là Ðầu đề (Mātikā) hay nồng cốt nguyên thủy của giáo lý như Pháp Thiện (Kusalā Dhammā), hay Pháp Bất Thiện (Akusalā Dhammā), Pháp Vô-Ký (Abyākatā Dhammā)." https://www.budsas.org/uni/u-vdp/vdp-index.htm

Luận tạng gồm có 7 bộ là:

1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī)
2. Bộ Phân Tích (Vibhaṅga)
3. Bộ Chất Ngữ (Dhātukathā)
4. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti)
5. Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu)
6. Bộ Song Đối (Yamaka)
7. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna)

Luận tạng là tạng ghi chép lại những sự giải thích, chú giải, sắp xếp, biên tập của người đời sau, chứ không phải là những lời dạy trực tiếp của Phật.
Ví dụ: Trong bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu), có trình bày lại 1 nội dung mà các phái bấy giờ không thống nhất với nhau. Đó là vấn đề: "Chất bài tiết của Ðức Thế tôn (nói nôm na là cứt của Phật) thù thắng hơn tất cả các mùi vị khác." Đây là quan điểm của 2 phái Andhakas và Uttarāpathakas.
Tất nhiên đây không phải là lời dạy của Phật. Phật không có dạy mấy cái thứ vớ vẩn này.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp5/vdp5-09.htm

Lưu lại mấy cái này để dễ tìm sau này. Bằng chứng cho thấy PG Nam Truyền coi trọng Luận hơn coi trọng Kinh. Và do vậy PG Nam Truyền không phải là Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

Còn đây là chủ thuyết của PG Nam Truyền mà ở đó vai trò của Kinh đã bị hạ thấp xuống vai trò thu hút người đến với Đạo Phật.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp/vdp-index.htm
Tệp ảnh đính kèm
Tệp ảnh đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Feb 28 2018, 10:37 AM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 28 2018, 10:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp)

Có một vấn đề tôi cũng không đồng ý với các Sư thuộc PG Nam Truyền lẫn các Sư thuộc PG Bắc Truyền là sự giải thích về pháp hành Sống trong hiện tại.
Năm 1995, tôi phát sinh có một thắc mắc về việc sống trong hiện tại. Trước đó tôi hiểu về pháp sống trong hiện tại là chỉ nhận biết những gì diễn ra trong hiện tại, quá khứ đã qua rồi, đừng nhớ tới, tương lai thì chưa tới, đừng nghĩ tới. Đây cũng là quan điểm của hẫu hết các sư hiện nay.
Thắc mắc của tôi là: Nếu mình thực hành như vậy thì đâu có thể làm việc được. Vì để làm việc thì ta bắt buộc phải nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai (việc lập kế hoạch cho công việc, cho hành động của mình, chính là phải nghĩ đến tương lai)?
Rôi tôi thấy khi mình ăn cam thì sống trong hiện tại là ăn cam, không nghĩ đến gì khác thù đúng rồi. Nhưng nếu bây giờ tôi không làm gì cả mà tôi chỉ làm một việc là nhớ lại quá khứ, thì hiện tại của tôi chính là sự nhớ lại quá khứ. Hoặc tôi tôi chỉ làm một việc là nghĩ đến tương lai, thì hiện tại của tôi chính là sự nghĩ đến tương lai.
Vậy khi sống trong hiện tại ta vẫn có thể nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai mà, đâu phải ko được.
Vậy tóm lại Nhận thức đó của tôi là đúng hay sai?
Khi tìm hiểu và nghiên cứu 4 bộ Kinh Nikaya thì tôi đã tìm ra được một bài Kinh giải đáp vấn đề này. Đó chính là bài Kinh "Nhất Dạ Hiền Giả" (Bhaddekaratta sutta), thuộc Kinh Trung bộ tập 3
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung131.htm
Nội dung bài kệ trong Kinh này như sau:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Trong Bài Kinh này Phật đã giải thích rất rõ như thế nào là "không truy tìm quá khứ"? và như thế nào là "truy tìm quá khứ"? như thế nào là "không ước vọng tương lai"? và như thế nào là "ước vọng tương lai"?
Theo đó:
Người ta vẫn có thể nhớ về quá khứ, và nếu do sự nhớ về quá khứ đó được thực hiện trong tỉnh giác, không khởi cảm xúc thì đó vẫn là " không truy tìm quá khứ". Chỉ khi nào người ta nhớ về quá khứ, và sự nhớ về quá khứ đó không được thực hiện trong tỉnh giác, làm phát sinh cảm xúc thì đó mới là "truy tìm quá khứ".

Người ta vẫn có thể nghĩ đến tương lai, và nếu do sự nghĩ đến tương lai đó được thực hiện trong tỉnh giác, không khởi cảm xúc thì đó vẫn là " không ước vọng tương lai". Chỉ khi nào người ta nghĩ đến tương lai, và sự nghĩ đến tương lai đó không được thực hiện trong tỉnh giác, làm phát sinh cảm xúc thì đó mới là "ước vọng tương lai"".
Những vấn đề này trong Kinh nói rất rõ, nhưng tại sao các Sư không giải thích đúng ý của Phật?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC