Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang « < 3 4 5 6 7 > 

· [ ] ·

 Chánh Niệm Không Như Bạn Nghĩ

Skywalker
post Jan 28 2019, 10:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Phó:

Lý và Sự vẫn cùng thuộc về Hữu Vi
Vô Vi / Hữu Vi là cặp đối ngẫu thiên nhiên
Lý khả ngộ Vô Vi
Ngộ Vô Vi là đầu mối Tâm Không
Tâm Không chẳng lìa Hữu Vi, mà làm thay đổi Lý và Sự.


laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 30 2019, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Lâu lắm mới thấy Sky xuất hiện.
Nhưng điều mà Sky viết ở trên đều đúng. Nhưng để dùng được nó thì hơi khó, nếu không tìm hiểu thêm. Cái khó này là do Thiền tự gây ra, nhưng đồng thời nó cũng là điểm thú vị hấp dẫn của pháp môn này, đó là vấn đề « bất lập văn tự », khiến khi người ta bàn tới nó thì lập tức bị coi là « lập văn tự », tức là dùng ngôn ngữ chữ nghĩa. Cũng chính vì thế mà trong các công án. Cái công án khó hiểu một, thì lời bình khó hiểu mười. (Tất nhiên trong nhiêu trường hợp, nó có thể là cách nói « biểu tượng », như tôi đã nói. Có điều, nếu ai nắm chắc kinh phật, thì sự cảm nhận này sẽ lớn hơn, vì thực ra các công án « không văn tự » này là sự minh hoạ triết lý của kinh). Chính vì có sự khó hiểu này, mà người ta dễ rơi vào hư vô, vì không biết nắm bắt vào đâu để sử dụng.
Ở trên, trong chủ đề khi tôi nói tới LÝ và SỰ, thì nó không phải là khái niệm để nắm vào, mà là quá trình học thiền. LÝ là quá trình xuôi, nó kết thúc khi người ta ngộ công án. Nhưng ngộ rồi thì phải dùng, là quá trình ngược. Cái dùng này gọi là SỰ.
Trong một chủ đề khác, tôi có nói tới bài thơ của Thiền sư Hương Hải, trả lời vua Lê (thời Trịnh-Nguyễn). Bài thơ có hai khẩu bốn câu. Khẩu đầu là LÝ, khẩu tiếp là SỰ. LÝ và SỰ không phải là hành động mà là trạng thái. Vì thế không thể quy nó là vô vi hay hữu vi.
Ở trên, những gì Sky nói, với tôi chỉ cần tìm hiểu thêm « vô vi là gì » thì có thể hành động theo Thiền.
Vậy vô vi là gì ? Thông thường người ta hiểu Vô là không, vi là hành động. Không hành động gì cả là vô vi. Nhưng nếu hiểu như thế thì cả đạo Lão (phát xuất của khái niệm VÔ VI), và Thiền (ảnh hưởng của Lão) đều là triết lý hư vô, một loại « trạng lười ». Điều mà thực tế không đúng.
Vô vi ở đây, theo cả đạo Lão và Thiền đều là « HÀNH ĐỘNG THEO TỰ NHIÊN ». Vua Trần Nhân Tông có mấy câu cú (thơ 4 chữ) tôi nhớ láng máng như thế này « Ham chi cầu Phật, Tham chi cầu thiền, Đói thì ăn, mệt ngủ liền » . Trong nhà thiền cũng có câu « sống bình thường là Thiền ». Như vậy thuận theo tự nhiên, là vô vi là HÀNH THIỀN.
Nhưng tự nhiên là gì ? ở đây sẽ có nhiều định nghĩa khác nhau, và tuỳ theo nó hành động cũng khác nhau. Ở trên, trong chủ đề này tôi có dẫn giải một công án để nói lên Thiền của Phật, Thiền của Tổ. Thiền của Phật là VÔ TRỤ là một khía cạnh khác của vô vi, nhưng có Thiền của Tổ là trường hợp hành động tự nhiên này. Vì đó là hành động mà không cần suy tính, gần như bản năng, mà không phải bản năng. Ví dụ như người luyện kiếm, đánh kiếm tới mức thành bản năng không cần suy nghĩ, tính toán..thì cũng gọi được là tự nhiên.
Thế tại sao người ta lại suy tính, suy tính thường là vì Tham (lam), sân (trạng thái tâm lý không cân bằng), Si (không có hiểu biết). Tất cả các hành động có động lực từ những điều này thì được gọi là « Hữu Vi », « tạo tác »..
Khi người ta hành động vì 3 động lực này và những gì tương tự, thì sẽ « động tâm ». Lúc này TÂM và Ý THỨC trùng làm một. Nhắc lại, con người có tất cả 8 thức. bao gồm 5 thức liên quan tới 5 cơ quan cảm giác (mắt, mũi, miệng,..), thức thứ 6 là nhận thức, thức thứ 7 là Ý THỨC (mạt na thức tạo ra ý định hành động tức là đầu mối của tạo tác, của Hữu vi), thức thứ 8 là A lại da thức tức là TÂM. Khi ta hành động « hữu vi » thì thức thứ 7 trùng với thức thứ 8. Thức thứ 8 là TÂM. Và TÂM này là tâm chung của toàn bộ chúng sinh, ai cũng giống ai. Còn nếu hành động Theo tự nhiên, thì không động tâm (đừng nhầm nó với vô cảm). Vì thế vua Trần nhân Tông mới có câu thơ mà tôi dùng để hành Thiền « Đối cảnh tâm không động, tịnh tâm chớ hỏi thiền ».
Muốn cảm nhận cái Tâm này thì nên tập ngồi thiền. Ngồi thiền kiểu Tào Động, như tôi đã nói. Nó là « chỉ quán đả toạ ». Ở trên tôi có lấy ví dụ ngồi quán cà phê, cũng là dạng này. Lúc này con người sẽ cảm nhận bằng năm giác quan, nhưng không nắm bắt nó lại, giữ lấy nó , bám vào nó (CHẤP), thì có nghĩa là nó đi thẳng vào thức thứ 8, vào TÂM,rồi ..đi mất (THÔNG) mà không qua nhận thức hay ý thức.
Nếu không thích ngồi thiền như thế này, mà lại thích kiểu Lâm Tế tán phét công án, ba hoa chích choè, thường được coi là tu theo « Trí huệ », mà thực ra là rơi vào hư vô, thì nên hiểu là phần ứng dụng của cái nhận thức « ngộ hư vô » tránh bị sai lạc trong tu tập chính là TỪ BI trong đời thường.
Tóm lại, khi đã hành động theo tự nhiên, không tạo tác theo Tham, sân, si .. mà lại định được tâm. Thì là ứng dụng Thiền.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 30 2019, 11:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói tới kinh nghiệm cá nhân, sử dụng nguyên tắc « TÂM PHẬT, THÂN NHO » (tâm linh phật giáo, ứng sử nho giáo) như là cách chữa bệnh rơi vào hư vô, ba phải khi học thiền, nhất là trong trường hợp ta không có thầy truyền thừa như Thiền ở VN. Tất nhiên, nó không phải là cách duy nhất để chữa, mà ta có thể kết hợp với phật giáo nguyên thuỷ, hay đại thừa nói chung để tìm ra một ứng dụng đời thường. Trong quan hệ Nho-Phật này tôi cũng không phải là ngừơi có « copy Right » tìm ra điều đó, mà đó là một sự kết hợp rất phổ biến ở Đông Á. Do Phật giáo thịnh hành ở đây tới khoảng thế kỷ XIII-XIV, và sau đó Nho giáo là ý thức hệ chủ yếu tới cuối thế kỷ XIX. Vì thế việc kết hợp Phật-Nho tương đối phổ biến, chứ không phải là điều gì đặc biệt. Võ sĩ đạo ở Nhật có thể coi là điển hình của việc kết hợp Nho-Phật này. Một người võ sĩ đạo Nhật, vừa có tâm linh phật giáo Thiền trong quan niệm đối diện với cái chết (vượt lên sống chết được gọi là « liễu đoạn sinh tử », cảm nhận cuộc đời là vô thường), vừa có quan niệm trung nghĩa,chính trực, dũng cảm của nhà Nho. Đây có lẽ là kết hợp hoàn thiện nhất giữa hai tôn giáo Phật-Nho. Ở VN, TQ thì có quan niệm Nho đi vào Phật. Ở VN Ta gọi là « Cư Nho mộ Thích » (sống trong đạo Nho, hâm mộ đạo Phật), đây là thái độ từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Đạo Nho với Lý học (tức là Nho giáo từ thời nhà Tống, cũng là học phái Nho giáo phổ cập nhất ở VN, nếu không coi nó là duy nhất) rất gần với Phật giáo, đặc biệt là Thiền. Thế kỷ XVIII, Nhà Nho Ngô Thì Nhậm, là quân sư của vua Quang Trung có công trong việc giúp vua Quang Trung đánh bại quân Thanh ờ Thăng long, và sau đó là nối lại quan hệ ngoại giao với TQ, cũng đã lập ra học phái kế thừa Thiền Trúc Lâm của nhà Trần với cuốn « Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh », vì thế ông được coi là tổ thứ 4 (sau vua Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền quang). May mắn là tôi cũng có tác phẩm này của ông, do miền Bắc xuất bản vào năm 1977, cụ Cao xuân Huy dịch. Chỉ riêng nó cũng có thể coi là một cách ứng dụng Thiền cực kỳ thú vị, đặc biệt VN. Lúc nào rảnh tôi sẽ phân tích nó riêng.
Vào cuối thế kỷ XVIII, phật giáo « Kỳ sơn bửu hương » ở Nam bộ với thuyết « tứ ân » (ân Tam bảo, ân tổ tiên, ân đất nước, ân đồng bào nhân loại) cũng có thể coi là sự kết hợp này. Phật giáo « tứ ân » này là tiền thân của đạo Hoà hảo. Trụ sở của nó là chùa Tây An ở châu Đốc.
Ở TQ thì sự kết hợp Nho Phật này thể hiện qua Minh Nho (Nho giáo thời nhà Minh), qua một nhà đại Nho là Vương Dương Minh và trường phái nho giáo ông lập ra. Nhưng ở VN thì chỉ có Tống Nho (cửa Khổng-Sân Trình) mà thôi.
Ở VN ngày nay, mối quan hệ này ít được nói tới, vì nó liên quan tới quá trình chấn hưng phật giáo bắt đầu từ thời thuộc Pháp (quảng những năm 1920). Vào thời điểm đó, Đạo Nho vừa bị giải thể với việc không còn có hệ thống thi cử nữa (khoá thi cuối cùng ở VN là năm 1905, ở TQ 1915), Nhà nho lại là lực lượng đối địch với thực dân Pháp, cho nên không thể có phục hưng Nho giáo được. Phật giáo, với tư duy « xuất thế » được khuyến khích thì không phải là đối trọng với người Pháp, còn với xã hội thuộc địa VN, thì đạo Phật là câu trả lời với đạo Thiên chúa. Đạo thiên chúa như một tấm gương về tổ chức, giáo lý..Chính vì thế mà người ta nâng cao đánh giá thời đại Lý, Trần, vốn là những triều đại Phật giáo tổng thể. Nhưng lịch sử VN đâu chỉ có thế. Trong thực tế, toàn bộ truyền thống Phật giáo mà ta có ở VN hiện nay, là Phật giáo từ thế kỷ XVI (tức là bắt đầu thời nhà Mạc), và được nhà Nguyễn bảo tồn từ thế kỷ XVIII, XIX. Đây là tôi nói tới miền Bắc, chứ miền Nam thì chùa cổ nhất là thế kỷ XVII, ngoại trừ các chùa của đồng bào Khơ me.
Tóm lại hình mẫu Phật giáo hiện tại ở VN là một thứ tái tạo lại truyền thống, chứ không đánh giá kế thừa toàn bộ tư duy của phật giáo VN. Vì muốn kế thừa tổng thể, thì không thể không nói tới sự giao thoa với đạo Nho.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 31 2019, 11:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói để học thiền không bị xa vào hư vô, thì nên kết hợp nó hoặc với phật giáo nguyên thuỷ, hoặc phật giáo đại thừa, hay như với tôi là Nho giáo (nhưng tôi cũng không từ bỏ việc kết hợp nó với phật giáo nguyên thuỷ hay đại thừa, tôi trọng nho giáo ,đơn giản vì Nho giáo gần gũi với nhân duyên riêng của mình). Tại sao lại thế thì ta có thể lấy một ví dụ đơn giản trong ứng dụng. Vấn đề « quản lý cơn giận ».
Có nhiều người đã nói với tôi rằng, bác bảo theo đạo Phật sao lại có thể nổi cáu. Vì bình thường, hình ảnh của một người theo đạo phật là trầm tư tĩnh lặng nhẫn nại. Nhưng điều đó không có nghĩa là người theo đạo phật, đặc biệt là Thiền tông không thể không nổi cáu. Điều quan trọng là cáu vì lý do gì ? tại sao ? nếu là cáu « VÔ VI » thì tại sao không cáu được.
Về mặt tâm lý, nổi cáu cũng là một hình thức giải toả như là khóc, cười, ..Cho nên nếu theo đạo Phật mà lại là Thiền tông, thì những chuyện này cũng giống như ăn cơm uống nước không có gì đặc biệt cả.
Thế nào là cáu « VÔ VI », là cáu không phải từ tham,sân, si phát xuất ra. Và đặc biệt phải không được chạy theo CẢNH, có nghĩa là cáu phải tự biết mình đang cáu, cáu mà tâm không động, không để cái cáu lôi mình đi (tức là chạy theo CẢNH, nói theo ngôn ngữ phật giáo). Giống như một người cáu trên sân khấu kịch nói hay tuồng chèo vậy.
Tất nhiên làm được điều này không dễ. Và trong quan hệ cuộc sống, không phải lúc nào cũng có thể cáu hồn nhiên thế được. Ví dụ trước xếp của mình thì không phải dễ dàng nổi cáu, cũng như trước bố mẹ, ..v..v.. Trong trường hợp này thì phải « quản lý cơn giận » kiểu như thiền nguyên thuỷ satipathana dậy. Đó là tự kiềm chế và tự quán tưởng an ủi bằng cách cảm nhận « cơn giận bản chất là không, không có thực tính » như kinh dậy.
Nói một cách khác, thiền nguyên thuỷ vì nằm ở thức thứ 7 (tức là ý thức, vì nó phải CHÍNH NIỆM) đã dùng ý thức (tức là giáo lý đạo đức phật giáo nguyên thuỷ) để tự ức chế mình, từ đó mà chèn ép cơn giận hạ hoả. Ngược lại Thiền đại thừa, thì vì đi thẳng từ năm thức cảm giác THÔNG tới thức thứ 8, là một phản xạ hồn nhiên vô vi.
Trong quan hệ đời thường nhập thế, cách quản lý bằng ức chế dễ dàng hơn, vì nó là phạm trù đạo đức. Đây cũng là điều có thể dùng giải thích, tại sao ở Đông Á, Đông Nam Á, từ thế kỷ thứ XIII, thì hệ thống ứng sử trong xã hội chuyển từ phật giáo đại thừa sang nguyên thuỷ (Đây là trường hợp Cam pu chia, Thái lan), sang Hồi giáo (Cham pa, Indonesia), sang tổng thể Nho giáo (VN, Hàn quốc, Nhật bản). Bởi những đạo này (Nho giáo, Phật giáo nguyên thuỷ, Hồi giáo) có ràng buộc chặt chẽ về đạo đức hơn là phật giáo đại thừa, vì nó mênh mông quá, ngược lại nó lại là cái thần, là cái tinh, là tự do của tâm hồn, là tâm linh.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 1 2019, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có nói tới việc không phải lúc nào cũng có thể « cáu hồn nhiên » được, và ta phải tự kiềm chế ức chế, vì quan hệ xã hội nó vốn thế. Vì thế mới có câu tục ngữ truyền thống « thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa ». Có thể hiểu theo nghĩa 1 là khó nhất, 3 là dễ nhất. Tại sao ? bởi vì cái điều thứ nhất là « ta đối diện với chính ta », không thể giả dối được và cũng bởi vì tự ta cấm ta thì khó hơn nhiều là cấm người khác. Rồi đến cái khó thứ hai tức là đối diện với người, thì đây chính là vì « con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội ». Điều thứ 3 thì tôi không dám khẳng định là câu tục ngữ đúng, vì tôi chưa bao giờ là sư để thử nghiệm xem đúng là nó có dễ thật không. Và tôi cũng nghĩ rằng sư trong chùa cũng có thế giới của nhà sư, chưa chắc nó đã đơn giản hơn đời thường. Nhưng cả ba phạm trù trên : tự mình (tại gia), quan hệ xã hội (tu chợ), áp dụng giáo lý (tu chùa) đều trong lĩnh vực SỰ (trong cặp đối LÝ/SỰ) mà tôi đã nói và giải thích.
Trong hình thức tự ức chế, thì tôi đã dùng Nho giáo (THÂN NHO). Bởi với tôi trong vấn đề tự ức chế này, Nho giáo có thái độ ứng sử hợp lý nhất. Bởi nó làm cho con người cứng rắn, có nguyên lý với những giá trị NHÂN, TRÍ, DŨNG. Nhà Nho cũng thường tự ví mình như cây tùng cây Bách, cây trúc đứng vững trong gió bão. Trong xã hội thị trường hiện tại, làm sao mình bảo đảm được đặc trưng của mình « đồng nhi bất hoà » (hoà đồng nhưng không mất bản chất) rất quan trọng. Không thể « nhờ nhờ nước hến », ba phải được.
Như tôi đã nói ở trên, trong đạo Phật có khái niệm TỪ BI. Nhưng với tôi nó quá lớn, quá mênh mông, khó định nghĩa, và từ đó người ta khó ứng dụng dễ dẫn tới hư vô.từ đó dễ bị lừa bịp.
Tât nhiên, nếu hàng động ứng xử theo Nho giáo, thì nó có còn là ứng sử « VÔ VI » nữa không ? Với tôi là có. Tại sao ? như tôi đã nói ở trên. Hành xử VÔ VI là khi nó không có động cơ từ THAM, SÂN, SI. Vậy THAM, SÂN, SI từ đâu mà ra. Bởi vì người ta quan niệm có cái tôi, nếu mà hành động VÔ NGÃ , thì điều đó cũng tương tự như hành động VÔ VI. Thế nhà Nho thật sự có VÔ NGÃ không ? có. Đó là câu chuyện « cây trúc » mà tôi đã nói ở trên (dóng thẳng lòng không).
Đến đây thì mọi người có thể giải thích tại sao giá trị đạo đức của xã hội VN lại chuyển từ Phật sang Nho vào thế kỷ XIV (sau khi Lê Lợi thắng quân Minh lập nên nhà Lê). Sự đan xen của chúng với nhau. Điều này không chỉ có ở VN mà ở tất cả các nước Đông Á « đồng chủng đồng văn » với ta (TQ, Nhật, Triều Tiên-Hàn quốc). Nhưng điều đó không có nghĩa là đạo Phật mất, mà nó trở thành cái đế, cái Background để ta tiếp nhận Nho giáo. Ví dụ giá trị của TỪ BI được cụ thể hoá bằng NHÂN, TRÍ, DŨNG chẳng hạn. Chính vì thế đạo thật sự ở VN đúng ra là « tam giáo đồng nguyên ».
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Feb 3 2019, 10:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Phó:

Vài năm xa nghề văn để theo nghề toán, em đã thấy vũ trụ tự nhiên cũng có Vô Vi / Hữu Vi hoặc Hữu Thường / Vô Thường. Hay là ở chỗ Toán học có chứng minh chặt chẽ các cặp phạm trù đó là hình thức "đối tính" (duality, correspondence, isomorphism), nắm vững thì rất thuận tiện cho người tu học. Năm mới sắp đến xin mừng bác mấy câu:

Vô Vi như hạt bụi (*)
Chẳng tiến thoái, sinh vong
Nhưng tạo ra thế giới
Hữu Vi biến hóa rừng

(*) xem thêm Khổ 82 kinh Kim Cương Bát Nhã.




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 7 2019, 11:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chúc mừng năm mới, mọi người vạn sự như ý.Đầu xuân, khai bút bằng nói chuyện Thiền cũng là hợp lý.

@Sky,
Với tôi, vũ trụ tự nhiên thì làm gì có vô vi hay hữu vi. (ở đây hữu vi vẫn là tạo tác, ngược lại vô vi là đối ngược với nó là vô tạo tác, chứ vô vi không phải là làm theo tự nhiên mà tôi nói ở trên). Vô vi hữu vi chỉ là thái độ con người thôi. Nó giống như câu chuyện trong kinh pháp bảo đàn. Lục tổ Huệ Năng lúc « tái xuất giang hồ » khi đến gần một ngôi chùa thấy hai nhà sư đang cãi nhau kịch liệt về chuyện « gió động hay lá cờ động » (về hiện tượng ngọn cờ bay trong gió), đã nói rằng đấy chính là « tâm các ông đang động ». Câu chuyện nghe có vẻ rất duy tâm (idealisme) nhưng là đúng. Khái niệm « động » hay « không động », là nhận thức con người đặt ra theo định nghĩa kiểu có dịch chuyển so với một vị trí hay không mà ra. Chứ tự nhiên với ngọn gió cây cờ thì nó là « Vô » (không) vì nó có khái niệm gì đâu ?
Hiện nay toán học đã ở vào dạng như một loại ngôn ngữ, nếu nó đã là ngôn ngữ thì cái gì nó cũng nói được, nếu đặt ra khái niệm(từ vựng) trước, còn ngữ pháp của nó là lô gíc. Với một khởi đầu phi lô gíc, người ta vẫn có thể suy luận lô gíc. (Mê tín là ở dạng này)
Quan tâm của tôi với tôn giáo, là để sử dụng nó trong các lĩnh vực tâm lý, tâm linh, đạo đức, ứng xử, thẩm mỹ, văn hoá.. Điều mà theo tôi khoa học không nói được. mà nói được nó cũng vô tác dụng.
Lấy một ví dụ dẫn chứng cho vui. Ở trên tôi có nói tới việc có quyển sách « Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh » của nhà Nho Ngô thời Nhậm, có hiệu danh phật giáo là Hải Trừng. Khác với các quyển sách khác như « Khoá hư lục », « Thiền uyển tập anh » mua ở VN, tại chùa Quán Sứ. Quyển này tôi mua được ở Pa ri, nghe rất khó tin. Vậy giải thích làm sao.
Nếu giải thích theo kiểu duy vật biện chứng. Thì ta sẽ thấy thế này. Pháp vốn là nơi sinh sống của rất nhiều thế hệ người Việt, từ thời thuộc Pháp, đã hơn trăm năm nay. Khác với các nước tư bản phát triển khác, cộng đồng người Việt chỉ có từ mấy chục năm trở lại. Một đặc điểm nữa Pháp cũng là nước tư bản duy nhất có quan hệ với chính phủ VN dân chủ cộng hoà. Chính vì thế mà ở Pháp, người ta có thể tìm được rất nhiều sách tiếng việt, trong khi ngay ở VN lúc đó kiếm cũng khó. Vì do công tác ngoại giao,tuyên truyền vận động Việt kiều của nhà nứơc mà ra. Quyển sách tôi có cũng thuộc loại này. Vì nó được xuất bản vào năm 1977, ở vào một lĩnh vực mà trong nước lúc đó chưa quan tâm rộng rãi(do chính trị, do nhận thức tư duy), nhưng với người việt ở nước ngoài thì nó lại hoàn hảo. Tất nhiên tôi cũng không phải là người mua nó đầu tiên. Vì đã có người mua nó, nhưng rồi nó lại được « đưa trở lại thị trường » ở dạng « second hand » (khả năng lớn nhất là người đó qua đời, con cái chẳng biết dùng làm gì, vì không quan tâm và có thể không còn nói được tiếng việt, nên lại bán lại dưới dạng « đồng nát »). Cũng không loại trừ rằng, người đầu tiên mua nó là người việt, ở vào thế hệ « việt kiều yêu nước », và đã mua nó ở VN khi về thăm nhà quãng những năm cuối 70 đầu 80. Vì vào thời gian đó, chỉ có nhưng người được hội Việt kiều ở Pháp chứng nhận, mới có thể về thăm VN.
Nhưng cách giải thích này, nếu mô tả được không gian, điều kiện.. việc xuất hiện quyển sách ở Pa ri, không lý giải được việc tôi có quyển sách. Để lý giải điều này, ta hãy làm tiếp bước thứ hai, đó là dùng ..toán học để tính xác xuất khả năng nó rơi vào tay tôi.
Ở đây ta có thể tính xác xuất kiểu khả năng tôi đi qua tiệm sách, khả năng tôi nhìn thấy quyển sách, khả năng người khác quan tâm không đi qua. Rồi nhân chúng với nhau (theo một cách tính toán học đơn sơ). Thì ta sẽ thấy, xác xuất này gần như bằng không.
Như vậy toán học (toán xác xuất) có thể « lập trình » để tìm ra khả năng bao nhiêu phần trăm quyển sách rơi vào tay tôi. Nhưng không thể xác định kiểu chắc chắn « một đối một ».
Nói một cách khác, toán học có thể tính được một cách khoa học, và không sai nhưng không trả lời được. Rất nhiều trường hợp trong cuộc sống ở dạng này. Ví dụ . bị tai nạn, tại sao tôi lại bị mà không phải người khác..v..v..
Và từ đó mà đưa người ta tới giải thích tâm linh (nhưng không phải là ngược với khoa học). Ví dụ với tôi, việc này với tôi là một nhân duyên khuyến khích mình tìm hiểu thiền hơn nữa.

10- Thiền và y học về thần kinh.
Ở trên vừa nói tới « khoa học » cho nên nó dẫn thẳng tới vấn đề này. Đây cũng chính là cống hiến của Thiền cho y học hiện đại, và chính vì thế mà có « plein conscience ».
Hiện nay ở nhiều nước, người ta đã bắt đầu ứng dụng Thiền (nhưng đã được gạt bỏ phần tâm linh) theo kiểu « plein conscience » để chữa bệnh tâm lý, thần kinh. Ở đây họ dựa vào hai kỹ thuật thiền đó là « CHỈ » và « QUÁN ». CHỈ ở đây là dừng suy nghĩ nhưng không dừng cảm nhận (6 thức đi thẳng và thức thứ 8, không qua thức thứ 7) giống như trong Tào động, cũng giống như Thiền tĩnh lặng đếm hơi thở trong phật giáo nguyên thuỷ. Thế còn « Quán ». Cái quán này chính là sự tưởng tượng, nhận thức được tiến hành đồng thời với CHỈ. Trong một bộ phim tài liệu giới thiệu về chuyện này, tôi thấy họ để cho bệnh nhân ngồi thành vòng tròn, mỗi người cầm trong tay mấy hạt nho khô. Rồi người bác sĩ hướng dẫn thiền, bằng tiếng nói của mình hướng dẫn mỗi người quan sát cái hạt nho ấy : mầu sắc, hình khối, …v..v.. thông qua cảm nhận của mình. Cái này chính là QUÁN
Như vậy (kỹ thuật) Thiền đã được sử dụng như một sự tập thể dục bộ não, hệ thần kinh. Y hệt như tập tạ là thể dục cho bắp thịt. Tại sao ?
Hiện tại, y học về thần kinh (neurologie), đã biết rằng trong bộ não có khoảng hơn 1 tỉ tế bào thần kinh lúc người ta sinh ra, và chúng sẽ rơi rụng dần với tuổi. Để có một suy nghĩ, để nói, để tư duy , các tế bào thần kinh này phải « nối mạng » với nhau, một cách tạm thời, trước khi « cắt mạch » cho một hoạt động tư duy mới. Nếu nhìn theo cơ chế này , thì ta dễ hiểu là bệnh tâm lý (ví dụ như bị hoảng loạn tâm thần ..) là do các tế bào thần kinh này không cắt mạch để nghỉ được. Với đời sống xã hội hiện đại, khả năng cắt mạch lại càng ít hơn, ngắn hơn. Kết quả, bộ não luôn bị hoạt động, như theo quán tính mà không phải là thực, có tác dụng. Bác nào làm việc trong tin học, sẽ thấy rất rõ vấn đề này như khi người ta lập trình tồi, chi phí rất nhiều công sức trong các « if » các « while », « for » quanh quẩn trong đó mà không tính ra cái gì cả trong một program. Với Thiền theo nguyên tắc CHỈ (chữ Nho nghĩa là dừng, stop). Vấn đề này sẽ được giải quyết. Thế còn thiền QUÁN (QUÁN chữ nho có nghĩa nhìn bao quát, nhưng ở đây nghĩa là tưởng, tưởng tượng) có tác dụng gì. Nó cũng có tác dụng « ngắt mạch » nhưng thay thế một thứ « chập mạnh » phức tạp, là bệnh lý, bằng cách « nối mạch » của nó lại là một kiểu thể dục. Và cách nối mạch đơn giản này chính là nội dung của plein conscience.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Feb 8 2019, 08:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@bác Phó:

Tin mới cho bác là vũ trụ tự nhiên có cả vô vi và hữu vi, có cả động và bất động, chúng đều là những thuộc tính khách quan, không phụ thuộc vào "tâm". A. Einstein đã bàn về vấn đề này với R. Tagore nhân fịp nhà thơ đến Berlin 14/7/1930, và ông đề xuất rằng thế giới vật lý luôn luôn chuyển động tuân theo các định luật khoa học, chẳng hạn lực hấp dẫn giữ mặt trăng quay xung quanh trái đất bất chấp việc loài người có hay không tồn tại.

Đối chiếu với câu chuyện gió động, phướn động hay tâm động của Huệ Năng thì quan điểm duy vật không mâu thuẫn với duy tâm, bởi lẽ Lục Tổ không hề đưa ra lập luận bác bỏ sự 'động' của gió và phướn. Ông chỉ nhắc nhở các vị sư đang mải tranh cãi về cái sự 'động' thiết yếu hơn với người tu hành là 'tâm động'.

Nếu bác vẫn ngờ rằng sự 'động' chỉ là việc do tâm tưởng thì có thể kiểm tra các triết lý khác, chẳng hạn Kinh Dịch - một bộ sách chuyên về sự biến động không ngừng nghỉ của vạn vật. Nếu có thời gian đọc Vật lý, thì thuyết tương đối (Relatively Theory) và cơ học lượng tử (Quantum Mechanics) đều là những lý thuyết về vận động. Một cách chính xác thì 'tâm động' là kết quả của 'vật động', con người là sản phẩm của vũ trụ chứ không phải ngược lại. Mọi ngành khoa học đều khách quan, xem 'vật động' là cơ bản thì cũng có ích cho người tu hành ở chỗ thấy cái 'động' xuyên suốt từ vật đến tâm và từ tâm đến vật. "Thiên Nhân hợp nhất" là cái đích vậy.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 12 2019, 11:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Cái câu chuyện « gió động, cờ động » tôi nói cũng có thể coi là một công án. Vậy tôi sẽ giải nó, vì nó là một bài học rất thiền, có thể ứng dụng được trong đời thường, nó cũng nói tới quan hệ giữa khoa học và tâm linh.
« Gió thổi, cờ bay » thì rõ ràng cả hai đều động (chuyển động), và ở đây ta thấy có quan hệ « nhân quả, nhân duyên ». Vì gió thổi thì cờ bay.Nhưng xét về tự nhiên, thì việc bay hay động này của gió và cờ không phải là hữu vi (vì đó là hệ quả của một quá trình vật lý, không có ý thức, không có chủ ý) và cũng không phải vô vi (hiểu là đối ngược của hữu vi theo biện chứng có/không). Nó chỉ là một quá trình tự nhiên. Tìm hiểu cái quá trình tự nhiên này thì là khoa học (vận tốc gió, chiều gió, sự di động của lá cờ, lực của gió đập vào cờ ..v..v..). Nhưng điều này hoàn toàn khách quan (objectif).
Có cách hiểu thứ 2 nữa, đó là gộp cả người quan sát vào nhận thức(trong trường hợp này là hai nhà sư). Thì nó đưa ta đến hai điều mới.

1- Nếu lấy hai nhà sư làm trung tâm, tức là nếu nhà sư nhìn thấy cờ bay, gió thổi, thì ta mới có khái niệm cờ bay gió thổi. (hãy giả dụ như hai nhà sư mù, không nhìn thấy, thì điều này sẽ không tồn tại). Cái này là duy tâm chủ quan. Cờ bay gió thổi như vậycó hay không phụ thuộc vào sự quan sát của hai nhà sư. Trong trường hợp này thì câu chuyện « cờ bay gió thổi » là thành « hữu vi », vì nó phụ thuộc vào sự tạo tác, cảm nhận (có mục đích hay không) của hai ông sư.
2- Nhưng nếu bây giờ ta không để ý tới đối tượng quan sát (cờ, gió), người quan sát được gì (hai ông sư) mà chỉ để ý tới thái độ tiếp cận của họ, thì ta sẽ tiến tới TÂM và tới Thiền.

Như vậy trong Thiền, người ta sẽ tìm cách loại bỏ điều (1) (2) ở trên, thông qua định tâm. Đây cũng chính là nội dung trong câu thơ của vua Trần Thái Tông mà tôi vẫn thường nhắc « Đối CẢNH (ở đây là cờ gió), TÂM(người quan sát, thái độ quan sát) không động. Tịnh TÂM chớ hỏi Thiền »
Cũng vì thế mà tôi mới nói ở trên « vũ trụ tự nhiên thì làm gì có hữu vi hay vô vi » (vì tự nó không có chủ ý. Gió không chủ ý thổi, cờ không chủ ý động).
Ở đây người ta cũng thấy rằng, như vậy Thiền (hay phật giáo) không phải là khoa học, nhưng nó không chống lại khoa học, mà là một khía cạnh khác của đời sống con người (tâm linh, tâm lý).
Ở trên Sky có nói tới TÂM, với tôi TÂM rất quan trọng, vì như tôi đã nói Thiền thực ra là TÂM học.Nhưng TÂMkhông ở trong ta cũng không ở ngoài ta, đừng nhầm nó với quan niệm thông thường chỉ thái độ cảm giác, hay ý định ngấm ngầm. Để tìm hiểu nó người ta chỉ có thể lấy một ví dụ so sánh. Tôi lấy ví dụ ở đây là BIỂN và SÓNG. BIỂN ở đây có thể coi là ẩn dụ của TÂM (như là A lại da thức). Còn nhận thức của ta (từ thức thứ 7 trở xuống) thì có thể coi là SÓNG. SÓNG có chứa BIỂN không ? không. Có bao nhiêu ngọn sóng (rất nhiều) có bao nhiêu BIỂN( có một). SÓNG với BIỂN chung nhau cái gì ? nước (ẩn dụ của phật tính). Thế tại sao lại có sóng ? vì có gió thổi trên mặt biển kéo thành sóng. Thế nếu không có gió ? thì SÓNG trở lại LÀM MỘT với BIỂN (thiền định). Gió ở đây là điều kiện tác động bên ngoài chứ không phải là bộ phận của BIỂN cũng như của SÓNG.
Ứng dụng thế nào cái cảm nhận BIỂN/SÓNG này với hai ông sư trong câu chuyện « gió bay/cờ bay ». Nếu hai ông sư nhận thấy gió bay cờ bay tự nó như thế, quan sát nó với một cảm nhận tĩnh lặng, nhà phât gọi là « như lai » « tự đến tự đi » (tathata) không biến nó thành câu chuyện cãi vã đôi bên.. thì có nghĩa là thiền.
Chính vì thế trong thiền mới có câu nói « trước khi ngộ thì núi vẫn là núi mà sông vẫn là sông. Sau khi ngộ thì núi vẫn là núi sông vẫn là sông ». Tại sao ? Bởi vì trước khi ngộ thì nhìn thấy núi như thể thấy chỗ để đốn gỗ trộm, sông như để hút trộm cát (tức là có ý định , mục đích tạo tác sử dụng) chỉ có cái tên nó là núi , sông thôi. Còn sau khi ngộ, khi không còn có ý định gì, thì sông tức là sông, núi tức là núi. Tức là ngộ.
Với cách hiểu TÂM thế này, thì ta có thể xác định được vị trí của vấn đề « động » trong quan niệm của kinh dịch với nhận thức, cũng như sự vận động của vũ trụ theo khoa học hiện đại (ví dụ theo định luật sức hút của niu tơn( Newton)). Vị trí của nó nếu xét theo quan niệm BIỂN/SÓNG kia thì chính là GIÓ. Nó chính là động lực để tạo tác. Và trong trường hợp này thì nó không phải là nằm trong phạm trù TÂM, mà chỉ là phần thế giới hiện tượng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 13 2019, 07:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



11- NIỆM và QUÁN
Tôi viết tiếp cái mạch ở trên. Ở trên tôi có mô tả phương Tây dùng kỹ thuật thiền (mà nó gọi là pleine consciences) như một phương pháp trị liệu bệnh tâm thần như thế nào. Cơ sở của nó về mặt khoa học thuần tuý, là kỹ thuật để « ngắt mạch » thần kinh. Để tạo nên một suy nghĩ, một tư duy, các nơ rôn thần kinh phải nối với nhau, tạo thành một tư duy. Khi tư duy kết thúc thì nó ngắt mạch, các nơ rôn lại trở về trạng thái độc lập. Bị bệnh tâm lý có nghĩa là các nơ rôn không thể ngắt mạch được, tiếp tục « nối mạng », trong khi hiện tượng dẫn tới tư duy ấy không còn nữa. Ví dụ. một người chứng kiến một tai nạn giao thông ghê rơn, sau đấy luôn bị ám ảnh, có thể tạo nên ác mộng.. Sự ám ảnh này chính là vấn đề các nơ rôn thần kinh không ngắt mạch được, ngay cả khi sự kiện không còn. Kỹ thuật thiền là để dùng ngắt mạch nó. Và cái thiền này chính là THIỀN TỊNH. trong phật giáo nguyên thuỷ ứng với Samatha Thiền, trong đại thừa đó là THIỀN CHỈ (nhằm tới tĩnh lặng dừng tư duy).

Tôi cũng nói rằng, khi trị liệu người hướng dẫn luôn nói, hướng dẫn bệnh nhân làm một cái gì đó, ví dụ quan sát hạt ngô cầm trong tay. Vậy cái điều này tương ứng với cái gì. Nó chính là NIỆM là QUÁN. Nguyên tắc của nó là gì, thực ra nó giống như một kiểu tập thể dục cho nơ rôn thần kinh. Giống như người gẫy chân bị bó bột, sau khi bỏ ra phải tập đi, vì bị teo cơ. Nơ rôn thần kinh để phục hồi cũng cần tập thể dục. Và để thể dục thì nó phải được kích thích hoạt động, sự kích thích này là NIỆM là QUÁN.

Đây chính là kỹ Thiền QUÁN Thiền NIỆM (Ipasana). Còn sở dĩ trong y học nó làm thế mà không hướng người ta tới niệm tứ diệu đế, là bởi vì nó vô tôn giáo. Bệnh nhân của nó có nhiều loại người. Không phải ai cũng chấp nhận Thiền liên quan tới Phật giáo. Nói một cách khác, khi ta thiền niệm tứ diệu đế, hay quán hình ảnh phật.. thì ta đã có thêm một chiều sâu tâm linh ở đây, nhưng bên cạnh đó cũng có ý nghĩa thể dục thần kinh.

Thế nào là NIỆM thế nào là QUÁN. Nó vừa giống nhau vừa khác nhau. Giống nhau vì nó đều là một dạng kỹ thuật Thiền, khác nhau là vì NIỆM không phải là QUÁN. Vì NIỆM được dùng trong thiền nguyên thuỷ, còn QUÁN được dùng trong Thiền Đại thừa, sự khác nhau của nó cũng chính là sự khác nhau của Thiền Đại thừa và Nguyên Thuỷ.

NIỆM là nhớ lại, nhẩm lại các tư duy. Dùng khái niệm. Ví dụ Thiền Tứ niệm xứ (Ipasana), người ngồi Thiền niệm Thân là tứ đại : đất, nước, lửa , khí, là « cái túi da thối chứa đờm giãi, huyết máu », niệm sinh lão bệnh tử là vô thường..v..v.. Đây là những khái niệm cần ghi nhớ, như học bài.
Thế còn QUÁN. QUÁN thực ra là nhìn bao quát. Là một cảm nhận trực giác thông qua tưởng tượng. Vì thế người ta hay dùng từ gộp là QUÁN TƯỞNG. Sự việc hiện lên như một bức tranh, được vẽ lại bằng tư duy , trong trí nhớ thông qua tưởng tượng. Phạm trù QUÁN này rất quan trọng, bởi vì trong phật giáo đại thừa, nó chính là điều chung của mọi tông phái. Từ Thiên Thai, Tịnh độ, Mật tông đến Thiền đều có QUÁN. Chỉ có nội dung QUÁN gì là khác nhau mà thôi. Không chỉ trong phật, mà trong đạo Lão cũng có QUÁN. Khi người ta tập khí công, cũng cần QUÁN (Quán khí đi từ đâu đến đâu, từ huyệt nào đến huyệt nào..)

Khái niệm quán do Trí Khải đại sư (người sáng lập ra pháp môn Thiên Thai) tạo ra. Và từ ông mới có khái niệm CHỈ thay vào Samatha, và QUÁN thay vào Ipasana của phật giáo nguyên thuỷ. Nguyên nhân của nó có lẽ là do chữ viết. Bởi vì phật giáo đại thừa ở Đông Á truyền bằng chữ nho, mà chữ Nho là chữ tượng hình. Mỗi một chữ là một hình ảnh (hay là tập hợp của các hình ảnh mà người ta gọi là bộ, bộ chữ). Một chữ vừa là một hình ảnh vừa là một tư duy. Vì thế QUÁN (nhìn hình ảnh) trùng với NIỆM (tư duy ).

Trong phật giáo nguyên thuỷ, truyền bằng chữ pali hay chữ phạn, thì các chữ là phiên âm. Ở đây không có hình ảnh gắn với khái niệm tư duy.
Hiện nay tiếng việt của ta viết theo ký tự la tinh, vì thế ta cũng mất thói quen QUÁN này, chính vì thế học phật mất đi rất nhiều hương vị.

Với cá nhân tôi, khi tập thiền Tào động, « chỉ quán đả toạ », thời kỳ đầu tôi mới chỉ nhận biết được CHỈ. Nhưng lúc sa vào sai lầm hư vô, như đã kể, tôi đã tìm hiểu tiếp các tông phái khác. Chính khi tìm hiểu ứng dụng Tịnh độ, Thiên Thai, Mật tông.. mà tôi mới thấy QUÁN quan trọng. Ví dụ. một người tập pháp môn tịnh độ, khi đọc kinh Adi đa (kinh nhỏ), trong đó Phật Thích Ca mô tả thế giới cực lạc, thì người ta phải QUÁN được thế giới cực lạc khi đọc kinh, như nhìn thấy một bức tranh tưởng tượng. Tương tự như vậy, khi học mật tông, lúc để tay bắt ấn, niệm chú, ..thì phải QUÁN được vị phật mà mình nhập. Trong Thiền , ký thuật QUÁN này chính là nhìn trực giác, nhìn cái biết ngay..không tư duy (được gọi là Thiền của Tổ)..v..v..
Nhờ có QUÁN mà tôi mới tập khí công (pháp môn đạo lão) vì Khí công thực ra cũng là một loại Thiền.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang « < 3 4 5 6 7 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC