Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

51 Trang « < 48 49 50 51 > 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iii (tiếp), Lấy cớ nói phét cho vui

Phó Thường Nhân
post Jan 16 2017, 11:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #491

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, hay ở chủ đề bên cạnh, tôi có nói tới những lý do mà theo tôi,khiến cho quan hệ Mỹ-Nga không thể tốt được. Đó là dự đoán của tôi. Nhưng người ta cũng có thể phân tích, nếu Mỹ Nga thoả thuận được, thì nó phải trên cơ sở nào. Hai bên phải nhân nhượng nhau những gì. Như vậy bức tranh nó sẽ tổng quát hơn.
Một điều mà Mỹ và Nga có thể thoả thuận được, và có thể là cơ sở cho quan hệ hai bên là dầu mỏ khí đốt. Khi Liên Xô tan vỡ, dưới thời Elsine, chỉ thêm một chút nữa thì Nga bị hố to, đó là lúc tài phiệt Khodorovsky định bán hãng Yukos cho Exxon Mobile. Nhưng ông này đã bị tóm cổ, hãng Yukos bị chia xẻ. Đó là công rất lớn của Poutin. Để phá được cái hãng này (Yukos), Poutin đã phải vận động cả công lực vũ khí hạt nhân, gân lên thì mới dành được thắng lợi. Hãng Yukos tiêu tan, đồng thời với nó là tiêu tan ý định chia năm xẻ bẩy Nga lúc đó(giống như đế quốc Thổ bị chia xẻ sau đại chiến thứ nhất), và nhờ vào giá dầu mỏ lên, mà Nga hồi phục lại được như bây giờ.
Trong suốt nhiệm kỳ Obama, đặc biệt vào nhiệm kỳ II, giá dầu mỏ xuống liên tục. Nó xuống vừa là do khủng hoảng kinh tế, đồng thời cũng là toan tính chính trị của chính quyền này trong cuộc đấu thế giới với Nga, với Ả rập Sa U đít trong những toan tính của Mỹ ở Trung đông, …Công nghiệp dầu mỏ Mỹ không phải là thế lực có ảnh hưởng lớn tới chính quyền Obama. Chính quyền này liên quan tới các lobbying tài chính nhiều hơn.
Như tôi đã phân tích TRUMP, việc ông này lên làm tổng thống, chứng tỏ Mỹ không thể không quan tâm tới công nghiệp nội địa, vì nó là cái giá đỡ cho sức mạnh tài chính, vì sức mạnh tài chính dựa vào đồng đô, nhưng đồng đô có mạnh thì sức mạnh tài chính mới vững, mặc dù Mỹ có thế thượng phong là đồng đô đươc coi là đồng tiên dự trữ của thế giới.
Tính toán của chính quyền Obama là dìm giá dầu để giết các đối thủ, nhưng đồng thời cũng tác động tới công nghiệp dầu mỏ Mỹ. Giá dầu giảm thì những nước tiêu thụ dầu có lợi, vì thế EU ủng hộ chính sách này. Không kể EU phụ thuộc vào dầu mỏ Nga. Giá dầu giảm thì ảnh hưởng của Nga cũng giảm.
Với Donald TRUMP thì tính toán của Mỹ lại khác. Mỹ đã nhận thấy rõ nguy hiểm của các lực lượng hồi giáo cực đoan mà các đồng minh của Mỹ đang ngầm nuôi dưỡng, nhằm phá chính sách chia xẻ lại Trung Đông từ thời chính quyền Bush (bố rồi con) của Mỹ, mà đâu tiên Mỹ “ngây thơ” ủng hộ, vì tưởng kiểm soát được. Và để triệt điều này, Mỹ (ít ra là TRUMP) sẵn sàng dùng Nga, và Israel. Bài tính cũng không phải là không khôn ngoan. Mỹ biết là không thể hạ thủ được Nga dễ dàng, vì Nga là một cường quốc, và nhằm hạ thủ Nga thì lại đẩy nước này liên minh với TQ. Ngược lại để trị các “đồng minh” dầu mỏ, dạng Ả rập SA u đít thì cơ hội chiến thắng nhiều hơn, đồng thời khôi phục được thế cũ của Mỹ, cũng đông thời giữ được giá dầu cao. (Vì mỗi khi Trung đông có chuyện, thì giá dầu lại lên). Cũng vì lẽ đó , mà TRUMP không muốn hoà với I ran, vì hoà với I ran đồng nghĩa là đẩy giá dầu xuống thấp (do phải tiêu thụ dầu do nước này tung ra, và I ran sẵn sàng tung giá thấp vì họ cần tiền). Việc TRUMP ủng hộ Israel cũng nằm trong chính sách đó. Như vậy Mỹ sẵn sàng giành cho Nga một vai trò lớn hơn trên thế giới, và điêù này không phải là không khôn ngoan. Tại sao ? Vì dù là cường quốc, Nga không có tiềm lực để thành cường quốc số một. Ngược lại TQ và EU thì có thể làm điều đó. Chính vì thế mà TRUMP ủng hộ Brexit.
Hiện tại media ở EU rất chống TRUMP, vì những tính toán của ông này (và những người có đồng ý tưởng như thế) làm hại tới EU. Nó cũng ló ra một khía cạnh nữa là chính EU cũng muốn chống Nga, có điều nó núp dưới bóng Mỹ thôi; Tại sao lại thế ? bởi vì EU phụ thuộc vào dầu mỏ Nga. Và trong cái quan hệ này, Nga phải yếu, thì EU mới giữ Nga trong một mối quan hệ kiểu thuộc điạ cung cấp tài nguyên thiên nhiên được. Nói là EU, nhưng chủ yếu là Đức. Vì nước này có quan hệ với Nga nhiều nhất, và phụ thuộc vào dầu mỏ Nga nhất. Cũng chính vì thế mà Angela Merkel “ra mặt” chống TRUMP.
Nhưng mặc dù thế, Nga có sẵn sàng chấp nhận cuộc chơi này không, vì nó cũng có thể chỉ là một bước đi “chiến thuật” cuả Mỹ, vì như tôi đã phân tích, hai nền kinh tế Mỹ-Nga không bổ xung cho nhau mà đối đầu nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 19 2017, 06:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #492

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có cái bài này cũng khá lạ. Việc VN dừng điện hạt nhân không hiểu có lý do chính trị gì k, e là k phải chỉ là lý do kinh tế hay kỹ thuật thuần túy. Phương Tây cũng nhân việc này kiếm cớ gây chuyện k cung cấp cho Nga một số linh kiện dùng trong phát triển tuabin gió, kiểu cạnh tranh không lành mạnh, nhưng lại là cơ hội để Nga tự phát triển bộ phận thay thế, biến Nga thành luốn đối thủ cạnh tranh thay vì khách hàng

Nguồn năng lượng hoặc vũ khí phá hủy hệ thần kinh?

Sau khi từ bỏ dự án hạt nhân, Việt Nam gửi gắm kỳ vọng vào việc phát triển năng lượng tái tạo (điện gió). Cụ thể, Tập đoàn năng lượng gió và điện mặt trời Mainstream Renewable Power của Ailen có kế hoạch xây dựng ba nhà máy điện gió ở Việt Nam với tổng công suất 940 MW.

Thông báo này đã gây ra mối băn khoăn lớn của cơ sở sản xuất tuabin gió lớn nhất của Nga — công ty "Các hệ thống ứng dụng" tại thành phố Voronezh, thủ phủ lớn gần thủ đô Matxcơva. Bà Elena Tikhonova, Tổng giám đốc công ty "Các hệ thống ứng dụng", nói:

"Trong những năm hợp tác, mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam đã trở thành thân thiết như gia đình, và chúng tôi cho rằng, không được gây hại cho người dân của nước này. Mà tuabin gió ba cánh gây ra một loạt hạ âm nguy hiểm cho sức khỏe con người, đây là một loại vũ khí phá hủy hệ thần kinh. Ngoài ra, với tuabin gió ba cánh sẽ không bao giờ thu hồi vốn đầu tư, dự án này chỉ gây lãng phí tiền tỷ".

Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, tuabin ba cánh phổ biến nhất trên thế giới. Trong tất cả các tuabin gió ba cánh, khi cánh khổng lồ vượt qua tháp, không khí bị nén và giải nén. Gợn sóng đó gây ra một loạt hạ âm nguy hiểm cho sức khỏe con người. Hạ âm giống như bức xạ: nó tích luỹ bên trong cơ thể và gây ra các hiệu ứng nguy hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể con người.

Các chuyên gia Voronezh đã thiết kế tuabin gió thế hệ mới: nó có mười cánh chứ không phải ba cánh. Đường kính của chúng nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn nên quay nhanh hơn. Thiết bị của Voronezh có 5 cánh nhỏ quay ở tốc độ cao theo chiều kim đồng hồ, 5 cánh khác quay theo chiều ngược lại. Gợn không khí nhanh hơn nhiều và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và tiếng ồn có tần số tương tự như tiếng xào xạc của lá khi có gió, không gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, các tuabin gió sản xuất ở nước ngoài chỉ có ba cánh và do đó có hiệu suất hoạt động không cao, không quá 30%, chúng được thiết kế cho tốc độ gió từ 14 đến 16 m/s.

Trên trái đất không có nhiều nơi mà những cơn gió mạnh thổi liên tục. Còn các chuyên gia Voronezh đã thiết kế tuabin gió thế hệ mới cho tốc độ gió từ 8 đến 10 m/s. Ở Việt Nam, đó là tốc độ gió trung bình ở độ cao 50-70 mét. Và hiệu xuất của tuabin 10 cánh là 80%, chứ không phải 30% như các tuabin gió ba cánh. Nếu được lắp đặt trong điều kiện như nhau, thiết bị của Voronezh cho lượng điện cao gấp 2,5 lần. Hơn nữa, với tuabin gió của Voronezh không cần phải xây dựng trạm biến áp rất đắt tiền thường được xây dựng cho tuabin ba cánh.

Các chuyên gia tại Mỹ và Trung Quốc đã kiểm tra kỹ lưỡng phát minh này của công ty Voronezh. Và cả hai nước bày tỏ ý muốn mua giấy phép sản xuất từ Voronezh hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh. Các công ty liên doanh đang hoạt động ở Mông Cổ và Bulgaria. Và Hy Lạp, Đức, Kazakhstan, Nigeria, Ai Cập cũng thể hiện sự quan tâm đến tuabin gió sản xuất ở Voronezh. Tuy nhiên, các chuyên gia Việt Nam đã là những người đầu tiên tin vào sản phẩm này của công ty Voronezh: đó là công ty «SNC» và Cục ứng dụng của thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, công ty Voronezh có thêm hai đối tác mới ở miền trung và miền nam của đất nước, họ đã đặt mua 200 tuabin gió, mỗi tuabin công suất 1MW. Và công ty liên doanh đầu tiên cũng đã được thành lập tại Việt Nam: công ty phụ trách xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phụ trợ, xây dựng nền móng và các tháp bằng kim loại sản xuất trong nước.

"Thật đáng tiếc, — bà Elena Tikhonova ghi chú — trong năm 2016 chúng tôi không thể thực hiện kế hoạch ban đầu cung cấp cho Việt Nam lô hàng đầu tiên tuabin gió. Và các đối tác Việt Nam cũng không kịp thực hiện phần công việc của mình do các vấn đề tài chính. Do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, công ty của chúng tôi đã phải tự phát triển và sản xuất các bộ phận mà chúng tôi từng mua ở nước ngoài. Song, chúng tôi đã giải quyết thành công các vấn đề đó. Hy vọng rằng, trong 8 năm tới chúng tôi sẽ cung cấp cho Việt Nam tuabin gió cho một ngàn nhà máy điện".

Cuối cùng, bà Elena Tikhonova nói lên thông tin mà chắc chắn sẽ gây ra sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng tại Việt Nam. Dự án sản xuất tuabin gió ở Voronezh dành cho Việt Nam đã được đưa vào danh sách các dự án liên bang ưu tiên. Các tổ chức tài chính của Nga sẵn sàng cấp tín dụng với lãi suất cho vay 2-6 % cho các khách hàng tiềm năng.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...uon-nang-luong/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 19 2017, 06:53 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 19 2017, 10:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #493

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi tiếp cái phân tích của tôi về Nga-Mỹ một tí.
Bây giờ hãy thử đặt giả thiết, cái pact dầu mỏ Mỹ - Nga thành công được, thì tình hình thế giới sẽ ra sao. Cái pact dầu mỏ này có thể thành hiện thực được không, và có đủ béo bở để cả Mỹ và Nga đều chấp nhận được liên minh này không ? Hiện tại tôi không đủ data để khẳng định nó, nhưng nó có nhiều yếu tố nói lên rằng điều đó có thể là hiện thực.
Tại sao ?
Với Nga, nước Nga không còn là Liên Xô, tính cả về dân số, tiềm lực, Nga không thể một mình vươn lên vị trí đầu tiên được. Nhưng Nga ở vào vị trí có thể chọc ngoáy để bổ xung cho một nước khác đứng vào vị trí làm vua. Nước này là TQ. Nhưng TQ lên làm vua không phải là điều thuận lợi cho Nga, do vị trí địa lý, do chênh lệch dân số, do chênh lệch đất đai tài nguyên. Không kể, Nga, Elite Nga luôn tự họ coi là người da trắng. Dù có 70 năm giáo dục của chủ nghĩa cộng sản, người Nga hiện nay không phải như thế. Sự uất ức của họ với phương Tây là bị coi thường, bỏ rẻ, và bị đe doạ. Chứ chính sách, tư duy của Poutin cũng là chính sách, tư duy của một bộ phận người phương Tây.
Dầu mỏ với Nga là yếu tố quan trọng, và nó là cái đế của kinh tế Nga. Nga có lợi ích là làm sao giữ được giá dầu cao.
Với Mỹ dầu mỏ cũng là một yếu tố quan trọng của sức mạnh Mỹ, nhưng khác với Nga, Mỹ không có dầu mỏ đến mức có thể dùng tài nguyên thiên nhiên của chính nước mình, giống như Nga làm đòn bẩy sức mạnh. Vì thế, điều quan trọng với Mỹ là kiểm soát được nguồn dầu lửa. Và do một điều rất tình cờ của địa chất, nguồn dầu mỏ này nằm chủ yếu ở Trung Đông. Kiểm soát dầu mỏ với Mỹ không hoàn toàn đồng nghĩa với việc nắm giữ sản xuất, mà điều quan trọng là buôn bán dầu mỏ phải dùng đồng đô Mỹ. Do tất cả các nước không ít thì nhiều đều phải nhập dầu, hay sản phẩm hóa dầu mà việc các nước sản xuất dầu mỏ phải dùng đồng đô, đã mặc nhiên biến Đô la thành đồng tiền dự trữ của toàn thế giới.
Cho tới thời Bush con, thì Mỹ kiểm soát được dầu mỏ thông qua các “đồng minh”, đặc biệt là Ả rập Sa u đít, rồi I ran (cho đến năm 1979). Nhưng với cách mạng hồi giáo I ran, rồi sau đó cuộc xâm lược của Mỹ ở I rắc, cũng như toan tính của Mỹ định vẽ lại bản đồ vùng này, đã khiến các đồng mình của Mỹ thành đối tượng tiềm năng cho việc xâm thực của Mỹ. “đồng minh”, “tay sai” trở thành kẻ thù tiềm ẩn. Khi Liên Xô tan rã, Mỹ cũng đã định xông vào chia xẻ Nga, nhưng việc đó đã thất bại. Và như vậy Mỹ đứng trước bài toán hiểm hóc là không thể đối đầu đồng thời với Hồi giáo và Nga. Nhưng hồi giáo là một đống các nước, tiềm lực ít hơn. Nếu không ngoạm được cả hai (Nga và thế giới Hồi giáo-I ran), thì phải hoà với một bên, để kiềm chế bên kia. Suốt nhiệm kỳ Obama, chính sách của Mỹ là dựa vào dầu đá phiến trong nước để hạ thủ cả Nga và thế giới Hồi giáo, trong đó nhằm vào Nga là chính. Chính vì thế mà Mỹ tìm cách hoà với I ran. Chính sách này là vừa đánh vừa hoà. Mỹ đánh nhau với Nga ở UK, và đánh nhau với I ran ở Syria. Nhưng chính sách này thất bại, vì Mỹ vừa thiệt hại trong công nghiệp dầu mỏ, cũng không kiềm chế được I ran hay Nga. Như vậy còn có một con bài nữa là hoà với Nga để cùng nhau kìm thế giới Hồi giáo. Nếu Mỹ hoà được với Nga, thì cả I ran và TQ đều mất chỗ dựa. Với dầu mỏ của Nga, mà Nga lại không nằm trong OPEP, Hai nước Mỹ và Nga có thể thống trị thế giới. Nga có vị trí thứ nhì bình ổn, còn Mỹ thì giữ được vị trí số một.
Muốn làm được điều này, thì Mỹ phải làm sao cho Nga “tin tưởng” mình. Muốn Nga tin tưởng mình thì như TRUMP nói là “xoá bỏ NATO”. Ngược lại Nga cũng phải làm Mỹ tin tưởng, bằng cách cam đoan sử dụng đô làm đồng tiền quốc tế, tức là nằm trong hệ thống tiền tệ do Mỹ cầm đầu.
Nhưng điều nói ở trên rất khó thực hiện, vì thế tôi vẫn thiên về dự đoán “Mỹ - Nga đối đầu tiềm năng” như đã nói trong các poste trước. Nhưng việc “xoá bỏ NATO” này, không phải là một con bài dở, nhìn từ phía Mỹ. Tại sao ?
Vì EU cũng là một đối thủ tiềm năng nguy hiểm của Mỹ. Nói là EU , nhưng thực ra là Đức. EU có hai điều nguy hiểm với Mỹ đó là :
1- Có một đồng tiền khả dĩ cạnh tranh với Đô để thành đồng tiền dự trữ quốc tế.
2- PNB của EU ngang ngửa Mỹ, trinh độ kỹ thuật cũng không kém hơn.
Như vậy phải ngăn chặn EU thành một nước, và với Brexit, Mỹ không còn có tay chân trong EU đủ nặng ký nữa.Còn tại sao Brexit, bởi vào giai đoạn cuối, dù Anh ở trong EU, nhưng cũng không đủ sức ngăn cản EU đi theo ý mình. Suốt thời kỳ Obama, đồng euro không bị sụp đổ mà còn mạnh lên.
Như vậy nếu Mỹ-Nga liên minh thành công thì đối thủ của họ sẽ là TQ và EU. Trong đó Nga vẫn có quan hệ « thân thiện hơn » với TQ, và Mỹ có quan hệ « thân thiện hơn » với EU.
Xoá bỏ NATO, sẽ giúp Mỹ đứng ngoài « toạ sơn quan hổ đấu », xem các nước EU có thống nhất được hay không, rồi từ đó mà can thiệp. Việc này cũng khiến mâu thuẫn nội bộ EU, chủ yếu là Đức và các nước gần Đức nhất như Hà lan, đối mặt với các nước còn lại, và điều này có thể dẫn tới sự tan rã của EU. Tôi sẽ phân tích EU riêng về sau.
Như vậy nếu đi tới tận cùng của cái pact dầu mỏ, thì Mỹ và Nga có thể thống trị thế giới. Nhưng con đường để dẫn tới nó vào thời điểm hiện tại thì hơi khó thực hiện. Nhưng những phát ngôn của TRUMP đều có vẻ đi theo ý này, ví dụ như bài trả lời phỏng vấn TRUMP vừa được báo BILD của Đức đưa lên, và nó cũng không phải là kiến giải của một kẻ không biết gì, « tự dưng » thành tổng thống Mỹ mà là một xu hướng trong chính trường Mỹ, và xu hướng ấy sẽ nắm quyền trong vài ngày tới.
Tại sao lại thế, vì quan hệ quốc tế hiện nay là mô hình « đa quốc tranh hùng », giống như thời xuân thu chiến quốc, Tam quốc trong lịch sử TQ, hay thời chiến quốc Nhật bản( Senkaku). Đã lâu tôi lập ra một chủ đề xuân thu chiến quốc này nhưng không có thời gian để nuôi nó, tôi lập ra để tìm một mô hình lý thuyết cho quan hệ quốc tế hiện tại. Và những gì TRUMP nói, tuyên bố càng làm tôi thấy cảm nhận của mình là đúng. Thời đại kiểu này thì không còn cạnh tranh lý tưởng, mà là cạnh tranh quyền lợi. Và vì thế các liên minh không vững bền, sớm nắng chiều mưa. Như vậy phải luôn tỉnh táo, xem cái lợi ích khách quan giữa hai nước ở đâu khi xét một mối quan hệ, trong điều kiện nào, lúc nào điều kiện đó bị xoá bỏ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2017, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #494

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ đây bắt qua VN, TRUMP có lợi cho VN hay không ? Với tôi thì lợi. Tại sao ?
1- Thứ nhất là nó bỏ TPP. Một thứ hiệp ước lợi ít hại nhiều.
2- Thứ hai là về khách quan, VN mạnh lên là có lợi cho Mỹ, chỉ cần VN không là tay chân TQ, chỉ cần trung lập là lợi (lợi nhất, tốt nhất), còn theo Mỹ thì lại thành con tốt.
3- Dù Mỹ muốn bảo hộ mậu dịch, nhưng kinh tế Mỹ lớn tới mức nó không thể không đầu tư ở nước ngoài, và nó vẫn cần sức lao động. VN xét về tất cả các điểm là điểm sáng, với điều kiện là hệ thống chính trị phải ổn định.
4- Trong tất cả các hướng xung đột có thể với TQ, Biển Đông, ĐNA là chỗ yếu nhất của Mỹ. Như vậy nó phải trọng ASEAN để giữ chỗ. VN do vị trí địa lý, nhân lực, là vị trí then chốt ở ASEAN.
5- VN có thành rồng thành hổ, thì cũng không bao giờ có tiềm năng để đe doạ được Mỹ, chiếm chỗ của nó. Thế thì việc gì nó phải sợ hay đề phòng.
Trong trường hợp Mỹ chống cả TQ lẫn Nga, đây là khả năng tồi nhất cho VN, vì VN là nằm giữa quan hệ Nga-Mỹ, rồi TQ-Mỹ, thì vị trí địa lý, vai trò của VN ở ĐNA vẫn nguyên. Vì nó là điều kiện khách quan.
Trong trường hợp Mỹ - Nga thoả thuận được với nhau, thì tất nhiên VN cũng lợi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 21 2017, 05:43 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #495

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài dịch của bạn Thái Kỳ trên báo Ukraine


Bỏ chế độ trả thuế đơn giản và thống nhất, tăng tuổi hưu trí, cho phép bán đất nông nghiệp- các yêu cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với Ukraine để tiếp tục chương trình hợp tác.
Như chúng ta đã biết, mấy năm nay IMF thỉnh thoảng "nhỏ" cho Ukraine một lượng tiền cho vay ít ỏi, đổi lấy Ukraine phải thực hiện hàng loạt các điều kiện, đa số đổ lên đầu người dân thường.
*Trước hết, tiền của IMF là cho vay, phải trả cộng với % chứ không phải là "trợ cấp". Và rất ít ỏi (năm 2016 vẻn vẹn 1 tỷ$) so với thiệt hại mà Ukraine phải chịu vì đi theo con đường như hiện nay (riêng do cắt buôn bán với Nga - 15 tỷ $ mỗi năm, cộng với hàng loạt các thiệt hại khác).
*Theo yêu cầu của IMF thì Ukraine phải thực hiện hàng loạt điều kiện, ví dụ giá điện, khí đốt đối với người tiêu dùng đã bị tăng nhiều lần, kéo theo là giá cả hàng loạt các dịch vụ khác cũng tăng theo. Trong khi đó thì lương tăng không đáng kể làm cuộc sống dân chúng ngày càng cùng cực.
*Càng ngày các điều kiện càng bất lợi cho đại đa số nhân dân. Hệ thống trả thuế đơn giản, thống nhất được Tổng thống Ukraine Kuchma cho phép áp dụng từ năm 1999. Thực tế cho thấy thích hợp với điều kiện của Ukraine. Những người kinh doanh nhỏ không phải không muốn trả thuế, họ sẵn sàng trả nhưng không phải làm các thủ tục, báo cáo lằng nhằng, mất thời gian hoặc phải thuê kế toán riêng.
Hàng triệu người dân đã chọn hình thức này. Từ đó đến nay chế độ đó đã có nhiều thay đổi, không "đơn giản" và "thống nhất" như trước nữa. Ví dụ ngoài tiền thuế thống nhất người kinh doanh hiện nay phải trả thêm tiền bảo hiểm xã hội hay vào quỹ lương hưu. Và mức các loại thuế đó đã tăng liên lục, đặc biệt mấy năm cuối. Và từ 1-3-2017 tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên tới 704 gr, và cả những người tạm thời không làm việc, hay không có lợi nhuận đều phải nộp,
*Nhưng bây giờ cả những thứ ít ỏi đó cũng sẽ bị tước mất. Một trong các điều kiện của IMF- bỏ chế độ trả thuế đơn giản. Không hiểu điều đó có lợi cho ai? Hiển nhiên là không phải hàng triệu người dân.
Các quan chức nói: ở châu Âu không có chế độ như vậy. Xin thưa: Ukraine còn xa châu Âu. Điều kiện làm việc, các thủ tục thuế má,vv làm cho người doanh nghiệp nếu phải nộp thuế theo chế độ chung thì chỉ có đóng cửa, vì không có thời gian, trình độ hoặc chi phí thuê kế toán.
*Tiếp theo- tăng dần tuổi hưu trí tới 63 tuổi. Với cuộc sống và y tế như hiện nay thì chỉ có một số ít sống tới tuổi để được hưởng lương hưu (và rất ít ỏi).
*Mở cửa thị trường đất nông nghiệp. Với tình hình như hiện nay thì người dân, các tập đoàn trong nước chẳng ai có tiền và nhu cầu mua. Mặc dù giá rất rẻ. Rõ ràng là mở đường cho nước ngoài mua rẻ rúng đất nông nghiệp vốn rất mầu mỡ của Ukraine.
*Từ thực tế các nước khác trên thế giới cho thấy thì sự hợp tác với IMF chỉ có hại cho sự phát triển kinh tế. Chẳng có nước nào tăng trưởng mà ngày càng tàn lụi và phụ thuộc. Hơn nữa là đối với một nước tham nhũng ngày càng nặng như Ukraine.
*Còn chính quyền thì sao? Điều đó rất có lợi cho họ. ai cũng biết tiền vay được tiêu đi đâu, sau đó cả tiền vay với % thì hiển nhiên từ túi dân mà ra.
Tổng thống và các quan chức thì mỗi lần nói đến đợt tín dụng thì coi đó là một "thắng lợi", đó là "Mỹ và UE giúp nhân dân Ukraine''.

http://biz.censor.net.ua/news/3018737/mvf_...melnuyu_reformy


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 24 2017, 08:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #496

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



TRUMP đã ký sắc lệnh rút khỏi TPP. Như vậy TPP trong hình hài hiện tại, không còn tồn tại nữa. Do Nhật, rồi Úc đã thông qua hoàn toàn hiệp định này, và một TPP nhỏ đã tồn tại bao gồm VN, Chi lê, Peru, Singapure từ trước. Như vậy TPP vẫn có thể tồn tại được với cái hình hài kiểu mới không có Mỹ, và điều này phụ thuộc vào 11 nước con lại, có thông qua không.
Với TRUMP là tổng thống, thì mô hình kinh tế sẽ chủ yếu là « tự do trong chủ quyền của đất nước », và điều đó phù hợp hơn với cái mô hình « tự do vượt chủ quyền đất nước » vốn được rao giảng từ trước tới nay.
Ở trên, tôi có nói kinh tế Mỹ quá lớn để nó không đầu tư ở nước ngoài, vì cần sức lao động. Vậy tại sao Mỹ lại muốn gây sự với Mexico, một nước có sức lao động dồi dào , lại ở sát nách Mỹ. Tại vì ở đây nó thò ra một vấn đề nữa là vấn đề văn hoá, ngôn ngữ. Nước Mỹ hiện này, tiếng là hợp chủng quốc, nhưng văn hoá chủ đạo của nó vẫn là WASP (White Anglo-Saxon Protestant) tức là da trắng văn hoá Anh, theo đạo tin lành. Trong khi người Mễ nói tiếng Tây ban Nha, da mầu, theo đạo cơ đốc. Do sự chênh lệch về tăng trưởng dân số, giữa các nhóm sắc dân ở nội tại Mỹ, đồng thời do nhập cư của người Mễ, nên nếu tiếp tục thế này, thì trong vòng 100 năm nữa, tiếng nói chủ yếu ở Mỹ sẽ là tiếng Tây ban Nha, và người da mầu, điều mà dân WASP khó có thể chấp nhận. Dù là hợp chủng quốc, văn hoá chủ đạo của nó vẫn phải có.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2017, 10:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #497

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chỉ mới cầm quyền được một tuần, mà Donald Trump đã có nhiều quyết định khiến người ta có thể thấy rõ cách ứng sử của nó. Cách của TRUMP là chiếm lĩnh trận địa trước, sử dụng triệt để tương quan lực lượng để ép đối thủ. Ví dụ, cuối tuần này TRUMP sẽ hội kiến với tổng thống Mexico. Nhưng hôm qua, TRUMP đã ký sắc lệnh xây dựng hàng rào biên giới, đồng thời tăng cường luật để đuổi người Mễ nhập cư lậu về. Điều này đặt đặt tổng thống Mexico vào thế khó sử, và hạn chế sự thương lượng giữa hai bên, vì không còn có thể đặt lên bàn cân thương lượng, những gì mà Donald Trump đã ký. Đây chính là thủ thuật chiếm lĩnh trận địa trước, bóp cổ đối phương trước. Như vậy nếu tổng thống Mexico đi gặp Trump thì cũng nhục mặt đặc biệt với dư luận người Mễ, mà nếu không đi thì Trump có thể nhân cơ hội ép thêm. Cách ép đó là thương lượng lại thoả thuận Free Trade giữa Mễ, Canada, Mỹ (NAFTA). Nếu Mexico không nhượng bộ, thì Trump có thể lấy cớ rút khỏi NAFTA, mà lỗi sẽ vào tay tổng thống Mễ. Đồng thời Trump cũng có con bài để ép một số hãng Mỹ muốn đầu tư bên ngoài.
Như vậy muốn hiểu rõ ngọn ngành các mối quan hệ quốc tế, thì không thể chỉ đánh giá cái tổng sản phẩm quốc dân (PNB), mà phải đánh giá sự các yếu tố khác, tiềm ẩn. Ví dụ như sự phát triển của thị trường trong nước, sự phụ thuộc vào công nghệ, tỉ lệ công nghệ nguồn chất lượng cao trong công nghiệp, sự độc lập về hệ thống tài chính, quyền kiểm soát tài nguyên, năng lượng. Đó chính là những thứ tạo nên sức mạnh thật sự của một nước. Chính vì thế mà ví dụ nước Nga mạnh hơn nước Pháp, dù PNB của Nga ít hơn Pháp. Vì độ phụ thuộc của Nga vào bên ngoài (đặc biệt là Mỹ) ít hơn.
Để xem TRUMP áp dụng thế nào vào quan hệ với TQ. Và lúc này người ta mới có thể thấy bên nào là phụ thuộc, vì cái phát triển « xổi » nó bị xịt đi, và sức mạnh thực sự của các bên lòi ra. Đúng như nhà tài phiệt Mỹ (mà tôi quên mất tên) nói. « Lúc thuỷ triều rút thì mới biết ai đang bơi mà không có quần đùi ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2017, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #498

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhìn cách ứng sử của TRUMP với Mexico, người ta cũng có thể dự đoán được cách ứng sử của Mỹ với TQ. Đó là nó đánh thẳng vào những tự ái chính danh của ông, để rồi từ đó ép. Cái tự ái chính danh của TQ là Đài loan. Về mặt chính trị nhà nước TQ luôn luôn tuyên bố và ép buộc các nước khác phải công nhận 1 nước TQ. Đã công nhận TQ thì không được công nhận Đài loan. Cái tự ái chính danh này của ông có to hơn lợi ích chơi với Mỹ không. Trước đây Đặng Tiểu Bình đã phải nhún mình chơi với Mỹ, bằng cách bỏ qua vấn đề Đài loan, bằng cách về mặt ngoại giao, Mỹ không có quan hệ nhà nước với nhà nước với Đài loan. Nhưng đổi lại nó vẫn có bộ luật « Đài loan Act », cam đoan bảo vệ hòn đảo này , nếu bị xâm lược. Đài loan trong quan hệ Mỹ- Trung, cũng giống như vấn đề nhập cư trong quan hệ Mễ-Mỹ. Bây giờ nếu Mỹ thúc Đài độc lập, thì về thực tế, nếu TQ nhịn vẫn có lợi hơn. Nhưng ông có thể nhịn được không, vì nó dính tới chính danh. Như vậy đây sẽ là cái cớ gây sự. Vậy phải phản ứng, phản ứng thế nào đây. Từ đây nó mới hiện rõ, ai là người cởi chuồng (khi nước triều xuống) trong hai bên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 3 2017, 11:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #499

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bộ trưởng ngoại giao mới của Mỹ đã được Thượng viện Mỹ chuẩn y.Nhưng chính sách ngoại giao của Mỹ đang bị thách thức. Sự thách thức ấy đang xẩy ra với I ran, vì nước này vừa thử tên lửa đạn đạo. Sự thách thức ấy cũng đến từ UK, khi chiến sự bùng nổ trở lại ở miền Đông. Việc I ran thử tên lửa là một sự thách thức với Mỹ, để xem Mỹ định « cứng rắn » đến mức độ nào, trong khi Mỹ vẫn cần tới I ran để giải quyết IS ở I rắc, cũng như I ran là một đối tác ngầm không thể thiếu ở Syria.
Tương tự như vậy, chiến sự bùng nổ ở UK trở lại, có thể đến từ hai phía. Từ phía chính phủ UK, để xem Mỹ phản ứng hỗ trợ thế nào. Cũng có thể từ phía du kích, để xem Mỹ sẵn sàng nhượng bộ tới đâu với Nga.
Ở châu Á, hai đồng minh của Mỹ là Hàn quốc và Nhật đều tha thiết liên minh với Mỹ. Nhưng Nhật chưa chắc đã muốn tăng đóng góp cho quân đội Mỹ đóng ở Nhật, cũng như Hàn quốc không hẳn muốn Mỹ đặt hệ thống tên lửa THAAD. Và chuyển lủng củng dưới vỏ bọc « tham nhũng » bắt buộc tổng thống Hàn vưà phải từ chức có thể liên quan tới vấn đề này.
Cùng lúc như thế, thì thái độ của TRUMP với Mexico rồi Úc lại mở thêm những .. mặt trận ngoại giao mới cho Mỹ. Vì thói thường, mỗi câu nói của tổng thống Mỹ thường phải có sức nặng, có củ cà rốt hay cây gậy đi kèm, nhưng trong trường hợp của TRUMP thì không biết phải đánh giá thế nào.
Tất nhiên hiện còn quá sớm để đánh giá sự « thống nhất » của chính sách ngoại giao Mỹ sắp tới. Nhưng rất có thể nó sẽ có khoảng cách rất lớn giữa Tweeter của Trump và chính sách thực sự. Vì chính sách thực sự phụ thuộc vào tương quan lực lượng đôi bên, cũng như thuận lợi khó khăn và cái giá phải trả. Có thể Mỹ sẽ rất to mồm doạ, nhưng sau đó mọi chuyện ra sao ..thì chưa biết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 3 2017, 11:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #500

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách doạ rồi làm gì chưa biết cũng là một thủ thuật thương lượng trong thương mại, lấy cách áp đảo tinh thần đối phương trước. Nhưng điều này chỉ có tác dụng với các đối tác không có phương án B. Có phương án B hay không lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng đôi bên.
Lấy ví dụ. Khi Hi lạp bầu chính phủ mới do Alexis Tsipras đứng đầu, chính phủ này muốn đấu quyết liệt với EU để đòi giảm nợ. Nhưng EU biết thóp là Hi lạp không dám bỏ EU, tức là không có phương án B, thì nó sợ gì. Còn tại sao Hi lạp không có phương án B thì vì tương quan lực lượng. Đã bị nó trói
Một nước như Vn phải luôn luôn có phương án B, và chỉ có cách giữ thể trung lập chủ động, tất cả chính sách nhằm vào tăng thực lực thực tế, thì mới có tác dụng, còn trông chờ vào một đối tác chống lưng, thì luôn gửi trứng cho ác. Trung lập chủ động là đối sách ngoại giao tốt nhất của VN trong thời đại này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

51 Trang « < 48 49 50 51 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC