Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Việt Nam, Câu Chuyện Của Sự Thay đổi., Từ lý thuyết đến sự kiện đối nội và đối ngoại.

Phó Thường Nhân
post Jun 11 2015, 04:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Những điều mà Sky viết ở trên, ví dụ như sự sắp đặt không sai. Người ta có thể gọi nó là gót chân A xin của hệ thống chính trị kiểu VN. Nhưng Sky đã hiểu sai về « tính đại diện », cũng như cái ông Giang kia hiểu sai về dân chủ. Nếu ông ta là người thật việc thật, thì hoá ra ông ấy là loại mà khi có quyền thì hệ thống ở VN quá tốt, vì quyền trong tay ông ấy, nhưng khi về hưu hay đấu đá quyền lực bị loại, thì lại xoay ra bất mãn, đòi « dân chủ » vì mình phải làm dân. Thế thì chịu. Trong trường hợp này theo dân chủ hay không dân chủ chỉ là một thứ nguỵ biện.
Cái ví dụ qua ông Giang mà Sky đưa ra không phải là vấn đề gì cực kỳ mới mẻ, chính vì có cái « mâu thuẫn » giữa tập trung và dân chủ này, mà mới có chuyện ra đời của các đảng cộng sản. Bởi vì những người nào không đồng ý, thì họ đã ở lại các đảng tư sản kiểu đảng xã hội, vì nó chỉ là nhóm, và cái tập trung của hệ thống đã nằm ở nhà nước. Chính vì không muốn Đảng biến thành cái chợ, mà nó mới có nguyên tắc tập trung, nhưng vẫn có dân chủ vì vẫn có bầu bán.
Hiện nay, vì vào đảng nhiều khi chỉ vì lợi ích cá nhân, với cái thẻ đảng thì nghiễm nhiên được coi có lý lịch tốt, (vấn đề lý lịch bây giờ cũng đỡ hơn trước, và cũng vì không cứ phải làm cho nhà nước người ta mới sống được), có thể leo lên có quan có chức, cho nên người ta coi thường cái tính tập trung của Đảng. Nhưng nếu không có tính tập trung, Đảng chỉ còn là tập hợp của một đám ô hợp, mồm hô dân chủ dân chủ, để qua đó lấy chức quyền, thì nó còn cái gì. Hãy tưởng tượng phải vào sinh ra tử, khó khăn, thì nó tan biến ngay như bọt nước chứ còn gì nữa.
Còn Sky thì hiểu sai về tính đại diện. Cái chữ đại diện thực ra chỉ là một cách chính danh thôi. Chính vì thế ngay ở các nước tư bản phát triển, tổng thống được bầu chắc gì đã đại diện cho tôi. Có điều nó là chính danh. Nó lấy cái chính danh ra ép « đấy mọi người tin tôi đấy. Ông nói gì nữa ». Cái chính danh này cũng là sự thoả thuận của bộ sậu trong hệ thống nhà nước, mà cái này thực ra là quan trọng nhất, vì không chấp nhận chính danh thì sẽ đánh nhau. Tôi lấy ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ bầu cử tổng thống Pháp, tôi thích bầu cho Sarkozy chẳng hạn, vì thấy ông ta « đại diện » cho tôi (thực ra cái này là tâm lý thôi, chứ nó có biết mình là ai đâu), nhưng Holland trúng cử. Nếu hiểu như Sky, thì tôi không có đại diện đúng không ? Nhưng đâu nó có phải thế. Cái quyền lợi của tôi ở Pháp được bảo đảm bởi hệ thống pháp quyền của nó, mà dù ông Holland không muốn đại diện cho tôi cũng không bỏ được, không thể vượt qua. Chính vì thế mà không phải hôm nay, mà từ rất lâu rồi, tôi nói cái quan trọng ở VN là nhà nước Pháp quyền. Nhà nước Pháp quyền là điều quan trọng nhất dựa vào đó người ta , tức là mỗi công dân có thể bảo vệ quyền lợi.
Cũng về cái đại diện này, nếu nhìn theo duy vật biện chứng, thì các bác sẽ thấy nó thú vị nữa. Ví dụ Pháp. Khi các mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, thì chế độ đầu tiên của nó là đại nghị. Lúc ấy chỉ có người có tiền, có tư hữu , không phải là phụ nữ, thì mới được đi bầu. Và tự nhiên, trong quốc hội của nó có đủ các thành phần. Thế rồi các ông nghị ấy tạo phe tạo nhóm, liên minh tạm thời với nhau, tạo ra chính phủ. Lúc cái liên minh ấy tan, thì chính phủ đổ.
Hiện nay nước Pháp không như thế nữa. Trong quốc hội Pháp không có đại diện của tất cả các trào lưu tư tưởng lợi ích của nó. Ngược lại tất cả mọi người không phân biệt trai gái, có của hay không đều được đi bầu.
Thế bác nhìn thế có thể rút ra kết luận gì. Cái kết luận tôi thấy là, cái quốc hội của nó cách đây 100 năm, có tính đại diện (hiểu theo kiểu của Sky) cao hơn, ngược lại cái đế cử tri (tức là những người được quyền đi bầu) lại ít hơn. Nếu vẫn hiểu « tính đại diện » như Sky, thì chẳng nhẽ nước Pháp đi giật lùi à.
Nếu tiếp tục nhìn vào lịch sử Pháp, người ta lại thấy một điều thú vị nữa. Trong cái thời kỳ 100 năm trước, tính đại diện của nó cao thế, nhưng liên tục có cách mạng ở Pháp(1830,1848,1871..), đấu tranh giai cấp sâu sắc. Từ đó nó lại đặt ra câu hỏi tiếp. Nếu nhà nước nó đã đại diện tốt như thế, tại sao lại có bạo loạn, đánh nhau, cách mạng.
Cái câu trả lời của tôi là thế này. Nhà nước Pháp quyền. Quốc hội Pháp hiện tại dù tính đại diện nó ít hơn, nhưng nhà nước Pháp quyền của nó rõ ràng phát triển hơn, hoàn thiện hơn. Như vậy phải phân biệt cái « tính đại diện hình thức », và lợi ích trực tiếp của người dân. Và cái đại diện thực ra chỉ làmột cách thoả thuận trong hệ thống chính trị để chính danh. Tất cả đều công nhận chính danh theo cùng một lô gíc, thì nhà nước nó ổn định phát triển, bất chấp nhân vật đại diện là ai.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 11 2015, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Còn việc hạn chế nhiệm kỳ của VN là rất hay, chứ không phải là dở. Tôi sẽ làm một cái so sánh cho mọi người thấy. Lấy ví dụ ở Pháp, nếu bác nào cũng ở đây, mà để ý thì thấy mặc dù bầu cử « dân chủ », hệ thống hành chính ở Pháp mức địa phương rất ổn định. Dù nhiệm kỳ của nó là 5 năm, nhưng hầu như các thị trưởng đều làm ít nhất 2 nhiệm kỳ. Ở thành phố tôi sống cũ, thị trưởng ở đây liên tục đến 20 năm. Nguyên nhân ? vì nó không có hạn chế nhiệm kỳ. Tại sao lại thế. Nếu như nguyên tắc bầu cử tự do, thì nhân sự nó phải thay đổi liên tục chứ. Trong thực tế, cái lá phiếu bầu của người ta phụ thuộc chủ yếu vào tâm lý, và những gì mà ông Giang kia tố cáo là « không dân chủ », nó cũng tồn tại ở Pháp. Kết quả là các đảng ở Pháp, nó hầu như đều có các vùng bầu cử truyền thống. Vùng nào hay bầu cho đảng xã hội, thì nó luôn bầu cho đảng xã hội. Vùng nào hay bầu cho phái hữu thì luôn là phái hữu. Nó gần như hình thành các dạng cát cứ không thành văn.
Như vậy thực ra, hạn chế nhiệm kỳ ở VN, lại khiến nhân sự thay đổi nhiều hơn. Sự đổi máu của hệ thống chính trị lớn hơn.
Tất nhiên các bác sẽ phản bác tôi, nói rằng dù sao mỗi lần thay nhân sự, thì nó là của một đảng khác, nhân tài bộc lộ hơn. Trong thực tế, nó cũng không hoàn toàn như thế. Tại sao ? bởi vì các đảng của họ không khác nhau, sự khác nhau của chúng rất nhỏ. Đảng nào khác hẳn thì không bao giờ cầm quyền (ví dụ đảng cộng sản), hoặc giả có tham chính được, thì những điều kiện áp đặt của nó đã mài mòn hết cái đặc trưng kia rồi, còn đâu. Vì thế nếu các bác theo dõi các cuộc tranh cử ở phương Tây, sẽ thấy nó nhằm chủ yếu vào tính cách, hay tâm lý của nhân vật, hay đời tư.. chứ làm gì có sự khác nhau về chính sách.
Không kể, lúc bầu cử hứa hươu hứa vượn, nhưng lúc nắm quyền rồi, nhận chức rồi, không làm không thực hiện đâu có chết. Có điều gì bắt buộc đâu. Chính vì thế nó nhiều đảng nhưng chính sách như là một Đảng. Thực ra chỉ là sự thay đổi nhân sự, giống như ở VN hết nhiệm kỳ phải về. Hiệu quả của nó là như nhau. Cũng chính vì thế tôi có công nhận những đảng này là đảng đâu, nó chỉ là nhóm thôi.
Và không phải "đa đảng" là đa chính sách


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2015, 03:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để nói tiếp một tí về cái quan hệ giữa « dân chủ » và « tập trung », tôi kể cho các bác chuyện này, nó là lịch sử cực gần. Ở trên tôi có nói tới việc trong các nước dân chủ tư sản điển hình có hiện trạng cát cứ không thành văn. Vì thế ở Pháp, trong ngôn từ chính trị của nó nhiều khi nó vẫn dùng từ ngữ thời phong kiến. Nó gọi những nhân vật chính trị liên tục được bầu tại một địa phương là « baron » (bá tước), khu vực bầu cử là « fief » (thái ấp). Vấn đề là tại sao nhà nước nó không bị tình trạng địa phương cát cứ. Nó không bị vì hai điều. Điều thứ nhất, là cả nước nó là một thị trường, thống nhất bằng thị trường. Điều thứ nhì là quyền lực nhà nước không phải chỉ do bầu cử mà ra mà còn là chỉ định. Ở Pháp, tại mỗi địa phương nó đều có một nhân vật chính trị của nhà nước trung ương rất lớn gọi là préfet. Không có cái gì ở địa phương không có nó mà làm được. Ông préfet này, là do nhà nước cử xuống, không có bầu bán gì cả. Hình thức nhà nước dân chủ Pháp như vậy có gì đó rất giống cơ cấu hành chính của ..nhà Nguyễn ở VN. Các bác đều biết là thời phong kiến, Lý trưởng đứng dầu làng là do dân làng bầu, nhưng quan huyện là do triều đình cử xuống. Và những ông quan này phải thi tuyển qua các kỳ thi hương, thi hội, thi đình.. kiểu Nho giáo. Ở Pháp, các ông préfet này, phần lớn đều học và được nhà nước tuyển thông qua trường hành chính quản trị (ENA). Như vậy không ở đâu có dạng dân chủ toàn diện, vô chính phủ cả. Cái đấy chỉ tồn tại trong đầu các bác ảo tưởng thật, hay ảo tưởng giả (thực sự là biết, nhưng lờ đi).
Cũng cãi chuyện này, bây giờ ta nói sang Nga. Nước Nga khi Liên Xô tan ra, giới trí thức nắm quyền ở đây đã nặn ra một cái hiến pháp nếu nói về độ « dân chủ » thì còn hơn cả Pháp. Đó là hình thức bầu cử toàn thể. Nhà nước trung ương không thể chỉ định nhân sự. Vì thế nhiều khi tôi cứ chép miệng bảo, đúng là các ông Nga ngố. Nhưng thực ra chỉ có một bộ phận nó ngố thôi, còn các dạng tài phiệt thì nó thấy ngay đó là cơ hội để chiếm đoạt, chứ nó không ngố gì cả. Hậu quả của Nga là gì, với cái hiến pháp « dân chủ tư sản triệt để » ấy (triệt để hơn cả các nước tư sản thật sự), các vị trí thống đốc của các tỉnh ở Nga, hoàn toàn là do địa phương lũng đoạn, và nhưng người này toàn là ..tài phiệt. Tại sao ? hoặc là vì nó có tiền trước. Hoặc vì nó có chức rồi, thì vặn vẹo ăn cơ chế, tư hữu hoá để có tiền. Thành tài phiệt.Trước khi Khodorovsky bị bắt, ông này còn đi vận động các thống đốc địa phương chống chính quyền trung ương.Sự việc chỉ chấm dứt khi chính quyền trung ương Nga, đứng đầu là Putin quyết định chỉ định các thống đốc, chứ không cho bầu nữa. Lúc này thì phương Tây lại rú lên là Nga mất dân chủ. Nhưng những điều nó đòi ông làm, nó có thực hiện ở nước nó đâu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jun 12 2015, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Theo em hiểu thì "tính đại diện" không phải là "đại diện". Một cơ chế chính trị có tính đại diện là cơ chế đảm bảo được quyền chính trị (ứng cử, đề cử, bầu cử) của TẤT CẢ thành viên. Vì đảm bảo cái "quyền" cho nên cơ chế dân chủ phổ quát mới có chính danh.

Trong thể chế dân chủ phương tây thì tính đại diện ở trên là phổ biến dù mức độ cao thấp không đều. Ít ra thì dù chính kiến khác nhau nhưng các đảng phái vẫn được thừa nhận (hợp pháp) kể cả Đảng Cộng sản, không có chuyện ngăn cấm đối lập chính trị hoạt động.

Cốt lõi vấn đề Nhà nước là đi từ cơ chế, từ văn bản tối thượng (Hiến Pháp) mà ảnh hưởng của chúng rất sâu rộng bởi vì từ việc hiểu và giải nghĩa văn bản này sẽ sinh ra "hành lang pháp lý" cho hoạt động của các chủ thể chính trị - kinh tế - xã hội.

Còn luận về "người đại diện" như bác Phó viết trên thì đương nhiên là sự vận động của lợi ích, của thời thế thôi. Ai chẳng có quyền lợi riêng đi kèm với hoàn cảnh riêng, tùy theo văn hóa phong tục mà biến báo nữa chứ. Có một điều mà ai có đầu óc một chút cũng hiểu đó là không thể hy sinh quyền lợi của người khác mà mong đạt được quyền lợi của mình. Do đó, cơ chế tốt nhất mà người ta muốn nương dựa vào để sống, để làm ăn đó là cơ chế đảm bảo được "quyền" và bình đẳng.

Nói trở lại về chính trị VN một chút để bác Phó biết thêm, đó là tâm trạng không phục của khá nhiều người đối với một số cá nhân quan chức. Có lẽ ở Pháp thì các "bá tước" có lịch sử lâu dài về học vấn, về tư cách hơn là các quan cách mạng VN (phần nhiều "xuất thân từ giai cấp vô sản"?). Học vấn và tư cách không phải thứ dễ dàng có được mà có thể cần vài đời người mới tích lũy nên. Tiếc thay, với cơ chế tập quyền thì chúng không phải là ưu tiên, như câu khẩu hiệu dùng người "hồng hơn chuyên" (trung thành với Đảng quan trong hơn năng lực chuyên môn). Khi đất nước hết chiến tranh, đi vào giai đoạn phát triển trong hòa bình và tương đối ổn định thì cơ chế này bộc lộ yếu kém rõ ràng. Nhân sự lãnh đạo bây giờ cũng không thể trưng ra lý lịch bần cố nông nhiều đời được nữa, cho nên để che mắt dư luận thì nảy sinh ra cái "bằng giả". 20 năm trở lại đây VN lạm phát các loại bằng cấp, từ đại học đến tiến sĩ, giáo sư ...vv nhưng toàn loại "tại chức". Hiện tượng này lây lan đến mức người ta nghi ngờ sự trong sạch hiệu quả của hệ thống chính trị, kể cả lãnh đạo cấp TW. Chuyện này khó mà xảy ra nếu như hệ thống có tính đại diện và chính danh.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2015, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Đúng vậy, tôi không thể hiểu tâm lý người ở VN hàng ngày tiếp xúc với hệ thống công quyền VN. Điều đó cũng giúp tôi « khách quan » hơn, vì không bị tác động tâm lý khiến có định kiến với nó. Gọi là định kiến nhưng không có nghĩa là nó sai, mà tôi muốn nói rằng khi con người ta đánh giá một điều gì đó thì nó không chỉ đơn giản là duy lý, đây là điều tôi phân tích, mà nó có cả phần tâm lý, và quyền lợi. Chính vì tôi không có quyền lợi và vấn đề tâm lý, thì tôi phân tích khách quan hơn. Nhưng mọi người có thể thấy có điều gì như là sai, vì tôi không có hai cái vấn đề kia.
Trong thực tế thì tôi cũng thấy điều đó. Vì tôi cũng nói rằng cách thức ứng sử của hệ thống hành chính VN là bị quan lại hoá, giống như thời nhà Nguyễn. Cái này thì tôi nói đã lâu rồi. Và nếu tôi nhớ không nhầm thì khi nói về vụ cây xanh ở HN, tôi có nói là nếu phải tiếp xúc, thì thái độ ứng sử của hệ thống hành chính là chai lì, độc đoán.. hay ít ra là gây cho người ta cảm giác như vậy.
Điều đáng tiếc là cái xu hướng của xã hội đi theo chiều hướng người ta ghét bị áp đặt hơn, bởi vì kinh tế thị trường là tự phát, mạnh ai nấy sống, được đặt cái tên là tự do. Người ta kiếm sống đã hết hơi rồi, cũng không nhờ gì đến ông, nên bản thân người ta sẽ ghét bị đối xử kiểu như quan phụ mẫu với dân. Như vậy xu hướng quan lại hoá của bộ máy hành chính có thái độ ứng xử ngược với chiều hướng xã hội đòi hỏi. Điều này rất là dở.
Nguyên do từ đâu. Theo tôi thì nó có 3 lý do.
1- Lý do lịch sử văn hoá. Cái này là vấn để của tất cả mọi người, bất chấp ông có phải là chính quyền không.
2- Hệ thống hành chính không cắt khúc để chịu trách nhiệm được. Nếu không có trách nhiệm, thì không thể xử phạt, không thể xử phạt thì làm sao trị được hống hách lạm quyền.
3- Hệ thống pháp quyền bị phát triển theo kiểu “hành dân”.
Cái điều 2,3 này liên quan mật thiết với nhau.
Có gì rồi từ từ tôi sẽ diễn giải.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Jun 14 2015, 07:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Nói thật là em hơi buồn cười về lý do cho cái sự "khách quan" của bác Phó. Các cụ có câu "nằm trong chăn mới biết chăn có rận", làm sao mà chỉ nhờ việc sống ở nước ngoài (dù là trong xã hội phương tây tự do thông tin) lại giúp bác khách quan được? Thiếu dữ liệu thì dù có phương pháp luận tốt, người đánh giá vẫn có khả năng rơi cái bẫy định kiến, suy diễn mà không thực chứng! laugh.gif

Nếu bác tự tin vào khả năng quan sát và đánh giá 'từ xa' thì em xin phép nêu 2 câu hỏi:

1. Văn hóa đô thị thời Pháp thuộc có truyền lại tệ thói "lách luật" hay "làm luật" tùy tiện không? Nếu không thì tệ thói này từ đâu ra?

2. Tại sao hệ thống hành chính VN hiện nay không thể 'cắt khúc' trách nhiệm được? Nó có phải kế thừa từ Pháp thuộc hay phong kiến xa xưa hơn nữa không?

Chắc rằng bác Phó không đưa câu trả lời 'đánh bùn sang ao' khủng hoảng xã hội do chiến tranh và cấm vận. sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 15 2015, 05:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Ồ, tôi không có ý định hay quyền lực để “bắt rận” ở VN. Việc đấy là việc của hệ thống chính trị VN và người VN ở trong nước. Tôi nói rõ là người VN ở trong nước, chứ không phải là người VN ở nước ngoài, bất luận chính kiến chính trị của họ ra sao. Ngược lại, nếu nhìn chung toàn cảnh thế giới, thì tôi với mọi người là giống nhau, và VN sống trong thế giới chứ không ở ngoài thế giới.
Khởi điểm, tôi chỉ muốn tìm hiểu tại sao cái hệ thống đa nguyên đa nhóm mà phương Tây tuyên truyền ép buộc coi là một công cụ chính trị không thể hiện được những điều positif mà nó có ở những nước tư bản phát triển. Cái hệ thống kiểu này không chạy ở các nước đang phát triển, cũng như ở các nước XHCN cũ. VN có cả hai điều đó.
Trong nhưng nguyên nhân khiến nó không chạy, có cả lịch sử văn hoá. Vì dân tộc nào cũng kế thừa những truyền thống của mình và truyền thống này không phải chỉ có điều tốt mà có cả điều xấu.
Hai cái câu hỏi kia, với những gì tôi cung cấp về lô gíc đủ giúp sky tự trả lời được. Nó cũng đơn giản thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 17 2015, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Sky,
Ở trên tôi có nói là tự mọi người có thể tìm được câu trả lời, vì cách phân tích tôi đã cung cấp rồi. Tất nhiên nó không ở dạng lý thuyết hoàn chỉnh mà do tôi áp dụng trong các bài viết. Bây giờ lấy ví dụ câu hỏi đầu tiên của Sky, về hệ thống pháp quyền của Pháp thời thuộc địa, và từ đó rút ra xem nó có ưu điểm gì nhược điểm gì thì bác có thể tiếp cận như sau:
1- Hãy xem xét cái khung pháp luật thời đó nó như thế nào, đặc điểm nó ra sao, các đại diện tổ chức của nó ra sao. Cái này là cái khung, mà người ta có thể sử dụng phương pháp Mác-Lê nin. Khi xem xét cái khung như thế, người ta có thể sử dụng duy vật lịch sử, để xem cái khung đó thay đổi thế nào, biến hoá ra sao trong quá trình Pháp xâm lược VN, rồi đến khi nó thống trị (từ năm 1872 khi nó chiếm được Nam kỳ đến lúc Pháp phải đi khỏi VN năm 1954). Bác cũng có thể xem xét nó kiểu chụp ảnh, tức là xét cái khung của nó vào thời điểm đặc trưng nhất, với tôi là vào những năm 30. Vì là nghiên cứu theo kiểu Mác xít, cũng nên để ý các thành phần giai cấp tạo ra cái xã hội ấy, cũng như cái đế kinh tế nó ở đâu. Quan hệ với bên ngoài của Đông dương thế nào.
2- Sau khi đã có nhận thức về cái khung đó rồi, bác có thể nghiên cứu nó từ một giai cấp, hoặc cụ thể hơn là một cá thể nằm trong một giai cấp, ở trong xã hội đó. Xem nó bảo vệ quyền lợi của nó thế nào, tư duy kinh tế văn hoá nó ra sao, nó muốn gì. Cái này thì bác có thể sử dụng tư duy kiểu phương Tây “con người sống vì lợi ích cá nhân”.
3- Với hai cái điều trên, bác sẽ hiểu được, vì chắc chắn khi bác đặt câu hỏi như thế, phần nhiều người ta tìm thấy cái gì đó trên mạng, kiểu “úi giời thời thực dân nó nghiêm minh lắm không như ta bây giờ”, cũng có thể là một kiểu ngược lại. Nhưng tôi không chắc là trong trường hợp đó bác đặt câu hỏi. Và như vậy bác có thể xem cái điều người ta khẳng định thế đúng hay sai, đúng đến đâu, sai đến đâu.
Với câu hỏi thứ 2, bác cũng có thể áp dụng hình phương pháp đó, và vì bác ở trong chăn, nên chắc chắn cái phần số 2 có nhiều điều thú vị. Và từ đó bác có thể xem xét xem cái khung có bị “chọc thủng” không, tại sao. Cũng như cái khung nó ép người ta “bảo vệ quyền lợi cá nhân” như thế nào, chỗ hở của nó, và từ đó nó sẽ giúp bác tìm giải pháp. Hoặc ít ra đánh giá được cái giải pháp mà người ta đưa ra, bác đọc được có khả thi không, có tác dụng không


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC